You are on page 1of 9

Hướng dẫn tự học tuần 2

BÀI 1: GÌN GIỮ SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Mục tiêu bài học Tiêu chí đánh giá

1. Chỉ ra được trong sáng là một yêu 1. Học sinh liệt kê được các biểu hiện trong
cầu, một phẩm chất của ngôn ngữ nói sáng của tiếng Việt: tính chuẩn mực, có quy
chung, của tiếng Việt nói riêng và nó tắc; sự không lai căng, pha tạp và tính lịch sự,
được biểu hiện ở nhiều phương diện văn hóa trong lời nói,…
khác nhau.

2. Hiểu được trách nhiệm bản thân 2. Học sinh thực hành luyện tập phân tích việc
trong việc giữ gìn sự trong sáng của sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng trong
tiếng Việt khi nói, khi viết. giao tiếp và tạo lập văn bản nghệ thuật.

II/ NỘI DUNG CẦN TÌM HIỂU

1. Sự trong sáng của Tiếng Việt

- Học sinh xem sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 trang 30 đến 33 và tóm tắt nội dung
chính vào vở ghi. Trả lời câu hỏi: Sự trong sáng của Tiếng Việt được biểu hiện qua những
phương diện nào?

- Học sinh tham khảo video qua 2 link sau:

+ Link 1:
https://youtu.be/crrK0bj9hYc (https://youtu.be/crrK0bj9hYc)

(https://youtu.be/crrK0bj9hYc)

+ Link 2:
:
https://youtu.be/YcJPAm7HtMw (https://youtu.be/YcJPAm7HtMw)

(https://youtu.be/YcJPAm7HtMw)

Trả lời câu hỏi: Qua 2 video được theo dõi, chỉ rõ những yêu cầu về việc sử dụng ngôn
ngữ theo chuẩn Tiếng Việt để giữ gìn sự trong sáng?

2. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Học sinh đọc sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 trang 43, 44 và trả lời câu hỏi: Để giữ gìn
sự trong sáng của Tiếng Việt, chúng ta cần thể hiện trách nhiệm như thế nào?

BÀI 2: BÀI VIẾT SỐ 1 (LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Mục tiêu bài học Tiêu chí đánh giá

1. Học sinh ghi lại được đầy đủ các bước làm


1. Nhớ được các bước triển khai bài
bài NLXH: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị
văn nghị luận xã hội theo yêu cầu.
luận về một hiện tượng đời sống.

2. Học sinh thực hành luyện tập phân tích đề,


lập dàn ý và tạo lập được hoàn chỉnh một bài
2. Vận dụng lí thuyết thực hành viết bài
văn nghị luận xã hội theo yêu cầu đề ra (có thể
văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh.
là nghị luận về một tư tưởng đạo lí hoặc nghị
luận về một hiện tượng đời sống).

II/ NỘI DUNG CẦN TÌM HIỂU

- Học sinh ôn lại cách làm bài nghị luận xã hội và các thao tác lập luận.

- Học sinh tìm kiếm thông tin về người thật, việc thật…để minh chứng cho các vấn đề sẽ
triển khai trong bài làm văn số 1.

BÀI 3: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC – PHẠM
VĂN ĐỒNG

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ


:
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Mục tiêu bài học Tiêu chí đánh giá

1. Nhớ được những thông tin cơ bản


về tác giả bài viết, hoàn cảnh ra đời 1. Học sinh trình bày được những thông tin cơ
của văn bản. bản về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Phạm
Văn Đồng và hoàn cảnh ra đời văn bản.

2. Hiểu được một cách đúng đắn, sâu


2. Học sinh tìm và phân tích những luận điểm,
sắc những giá trị lớn lao của thơ văn
luận cứ mà Phạm Văn Đồng viết về Nguyễn Đình
Nguyễn Đình Chiểu đối với thời đại bấy
Chiểu để hiểu những giá trị lớn lao của thơ văn
giờ và đối với ngày nay để càng thêm
Nguyễn Đình Chiểu đối với thời đại bấy giờ và đối
yêu quý con người và tác phẩm của
với ngày nay.
Nguyễn Đình Chiểu.

II/ NỘI DUNG CẦN TÌM HIỂU

1/ Tìm hiểu chung

a/ Tác giả Phạm Văn Đồng

Học sinh đọc sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng
trong bầu trời văn nghệ dân tộc , từ trang 47 đến trang 54 và xem video tại link:
https://www.youtube.com/watch?v=YSd41IeSMx0 (https://www.youtube.com/watch?
v=YSd41IeSMx0)

(https://www.youtube.com/watch?v=YSd41IeSMx0)
từ 0:54 đến 1:41 và trả lời câu hỏi:

- Em nhớ những thông tin cơ bản nào về tác giả Phạm Văn Đồng?

- Điều ấn tượng nhất của em về tác giả Phạm Văn Đồng?

b/ Văn bản

Học sinh tiếp tục đọc sách giáo khoa và xem video từ 1:49 đến 4:08 trả lời câu hỏi:
:
- Văn bản sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nhằm mục đích gì?

- Theo em, bố cục của văn bản được viết theo mạch lập luận như thế nào?

- Hãy nêu chủ đề khái quát của văn bản?

2/ Đọc hiểu văn bản

2.1. Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Học sinh đọc sách văn bản trong giáo khoa và trả lời câu hỏi:

- Ở đoạn văn đầu tiên em hãy tìm những cặp từ tương ứng. Phân tích cách vào đề của tác
giả?

- Thử đánh giá cách so sánh của người viết và cách so sánh ấy có ý nghĩa gì?

2.2. Con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương yêu nước, phản chiếu những
đạo lý cao đẹp

a/ Quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

- Tác giả đã gợi lại hoàn cảnh đất nước thời Nguyễn Đình Chiểu như thế nào?

- Những điều vừa gợi lại đã giúp em hiểu gì về con người và quan điểm sáng tác của Cụ
Đồ Chiểu?

b/ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phản chiếu phong trào kháng Pháp của nhân
dân Nam Bộ một cách oanh liệt, bền bỉ.

- Căn cứ vào đâu mà người viết khẳng định thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu: “ca
ngợi những người anh hùng…. trọn nghĩa với dân?”

- Tại sao người viết lại so sánh bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với Bình Ngô đại cáo?

c/ Tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu nêu cao đạo lý làm người và gần gũi với
tâm hồn Nam Bộ

- Theo Phạm Văn Đồng đâu là nguyên nhân chủ yếu khiến cho Lục Vân Tiên trở thành tác
phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu?

- Tác giả đã bàn luận như thế nào về hạn chế của Lục Vân Tiên?

2.3. Nguyễn Đình Chiểu là người chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn

Hãy đọc phần kết, chọn - phân tích ý nghĩa của đoạn văn chủ đạo. Và cho biết cách lập
luận ở phần này có gì khác với cách lập luận ở phần 2 của văn bản?
:
BÀI 4: ĐỌC THÊM: MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ (NGUYỄN ĐÌNH THI)

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Mục tiêu bài học Tiêu chí đánh giá

1. Nhớ được những thông tin cơ bản về 1. Học sinh trình bày được những thông tin cơ
tác giả Nguyễn Đình Thi. bản về tác giả Nguyễn Đình Thi.

2. Học sinh tìm và phân tích những luận điểm,


2. Nhắc lại được quan niệm về thơ của
luận cứ trong bài viết để thấy được quan niệm
Nguyễn Đình Thi.
về thơ của Nguyễn Đình Thi .

II/ NỘI DUNG CẦN TÌM HIỂU

1/ Tìm hiểu chung

a/ Tác giả Nguyễn Đình Thi

Học sinh đọc sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, bài Mấy ý nghĩ về thơ, từ trang 55 đến
trang 60 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Đình Thi?

b/ Văn bản

Học sinh tiếp tục đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:

- Văn bản sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nhằm mục đích gì?

- Hãy nêu chủ đề khái quát của văn bản?

2/ Đọc hiểu văn bản

Học sinh trả lời câu hỏi theo phần Hướng dẫn đọc bài trong sách giáo khoa trang 60.

BÀI 5: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Mục tiêu bài học Tiêu chí đánh giá

1. Học sinh giải thích được đúng khái niệm


1. Lí giải được khái niệm văn bản khoa
văn bản khoa học, phong cách ngôn ngữ khoa
học, phong cách ngôn ngữ khoa học.
học.
:
học, phong cách ngôn ngữ khoa học.
học.

2. Học sinh phân tích đầy đủ được các đặc


2. Phân tích được các đặc trưng của trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học.
phong cách ngôn ngữ khoa học.

3. Áp dụng được lí thuyết vào nhận diện 3. Học sinh áp dụng thành thạo được lí thuyết
và phân tích các đặc trưng của phong vào nhận diện và phân tích các đặc trưng của
cách ngôn ngữ khoa học ở văn bản cụ phong cách ngôn ngữ khoa học ở văn bản cụ
thể. thể.

II/ NỘI DUNG CẦN TÌM HIỂU

1. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học

Học sinh đọc sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, bài Phong cách ngôn ngữ khoa học, từ
trang 71 đến trang 73 và trả lời câu hỏi:

- Văn bản khoa học gồm những loại nào? Kể tên và nêu ví dụ cụ thể từng loại

- Trình bày các dạng tồn tại của ngôn ngữ khoa họ.

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

Học sinh xem video


https://www.youtube.com/watch?v=eeHDpKUXB4g (https://www.youtube.com/watch?
v=eeHDpKUXB4g)

(https://www.youtube.com/watch?v=eeHDpKUXB4g)
từ 39:55 đến 44:00

Kết hợp xem sách giáo khoa trang 73 đến 75 và trả lời câu hỏi:

- Phong cách ngôn ngữ khoa học có mấy đặc trưng? Kể tên các đặc trưng cụ thể.

- Ở tính khái quát và trừu tượng, phong cách ngôn ngữ khoa học chủ yếu sử dụng lớp từ
ngữ như thế nào? Kết cấu trình bày có đặc điểm gì?

- Tính lí trí, lô gic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện đặc điểm thế nào về từ
:
- Tính lí trí, lô gic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện đặc điểm thế nào về từ
ngữ, câu văn, đoạn văn, văn bản?

- Điều gì cần lưu ý ở tính khách quan, phi cá thể của phong cách ngôn ngữ khoa học?

BÀI 6: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Mục tiêu bài học Tiêu chí đánh giá

1. Học sinh trình bày được chính xác các


1. Nhớ được cách làm kiểu bài nghị luận về
bước làm kiểu bài nghị luận về một hiện
một hiện tượng đời sống.
tượng đời sống.

2. Đánh giá được những quan niệm đúng 2. Học sinh đưa ra được quan điểm để
đắn và phê phán những quan niệm sai lầm đánh giá đúng/sai về các hiện tượng đời
về hiện tượng đời sống. sống.

II/ NỘI DUNG CẦN TÌM HIỂU

1/ Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Học sinh đọc sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, bài Nghị luận về một hiện tượng đời
sống, từ trang 66 đến trang 70 và trả lời câu hỏi trong sách theo phần 1. Tìm hiểu đề và
lập dàn ý.

2/ Cách làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

Học sinh xem video


https://www.youtube.com/watch?v=C2FI4BLqVDY (https://www.youtube.com/watch?
v=C2FI4BLqVDY)

(https://www.youtube.com/watch?v=C2FI4BLqVDY)
từ 3:08 đến 11:57 và trả lời câu hỏi:

- Thế nào là bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống?

- Có mấy bước để làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống? Nêu cụ thể
:
cách làm từng bước?

BÀI 7: THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1 – 12 – 2003 (CÔ –
PHI AN – NAN)

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Mục tiêu bài học Tiêu chí đánh giá

1. Nhớ được những thông tin cơ bản về 1. Học sinh trình bày được những thông tin cơ
tác giả bài viết. bản về tác giả bài viết.

2. Học sinh tìm và phân tích những luận điểm,


2. Hiểu được tầm quan trọng và sự
luận cứ của bài viết để thấy được tầm quan
bức thiết của công cuộc phòng chống
trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng
HIV/AIDS đối với toàn nhân loại và đối
chống HIV/AIDS đối với toàn nhân loại và đối
với mỗi cá nhân.
với mỗi cá nhân.

3. Phân tích được sức mạnh thuyết 3. Học sinh tìm và phân tích được sức mạnh
phục to lớn của bài văn. thuyết phục to lớn của bài văn.

II/ NỘI DUNG CẦN TÌM HIỂU

1. Tìm hiểu chung

Học sinh xem video


https://www.youtube.com/watch?v=htnIjx-OC44 (https://www.youtube.com/watch?
v=htnIjx-OC44)

(https://www.youtube.com/watch?v=htnIjx-OC44)
từ 1:24 đến 12:58 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày những nét cơ bản về tác giả Co – phi An – nan.

- Văn bản được viết trong hoàn cảnh nào?

- Nêu thể loại và bố cục của văn bản


:
2. Đọc hiểu văn bản

Học sinh đọc sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng
chống AIDS, 1 – 12 – 2003, từ trang 80 đến trang 83 và trả lời câu hỏi theo phần Hướng
dẫn học bài câu 1,2,3,4,
:

You might also like