You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ, NĂM HỌC 2021- 2022

A- Lí thuyết:
Nội dung 1: Thổ nhưỡng quyển, sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và
phân bố sinh vật, sự phân bố đất và SV trên Trái Đất.
Câu 1: Sự phân bố các thảm thực vật phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố
A. khí hậu. B. độ cao. C. sông ngòi. D. địa hình.
Câu 2: Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ các quyển nào sau đây?
A. Thủy quyển và thổ nhưỡng quyển. B. Thủy quyển và thạch quyển.
C. Khí quyển và thủy quyển. D. Thạch quyển và thổ nhưỡng quyển.
Câu 3: Trên cùng một diện tích có tính đồng nhất nhất định, các loài thực vật thường
A. sống chung với nhau. B. tận diệt lẫn nhau.
C. tách rời nhau. D. đấu tranh với nhau.
Câu 4: Nhận xét nào không đúng về kiểu thảm thực vật xa van?
A. Nằm ở vùng có kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa.
B. Phát triển trên đất đỏ, nâu đỏ.
C. Là những dạng cây bụi.
D. Nằm ở vùng có kiểu ôn đới lục địa.
Câu 5: Nhân tố quyết định đến sự phát triển, phân bố của sinh vật là
A. khí hậu. B. đất. C. địa hình. D. nguồn nước.
Câu 6: Kiểu thảm thực vật đài nguyên được phân bố ở kiểu khí hậu
A. cận cực. B. cận cực lục địa.
C. ôn đới ẩm. D. ôn đới khô.
Câu 7: Khí hậu ôn đới lục địa lạnh có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào?
A. Xavan, đất đỏ nâu. B. Rừng cận nhiệt ẩm, đất đỏ vàng.
C. Rừng lá kim, đất pốt dôn. D. Thảo nguyên, đất đen.
Câu 8: Ở lục địa, giới hạn phía dưới của sinh quyển xuống tới đáy của
A. lớp vỏ lục địa. B. lớp dưới của đá gốc.
C. lớp phủ thổ nhưỡng. D. lớp vỏ phong hoá.
Câu 9: Khí hậu nhiệt đới lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào?
A. Xavan và đất đỏ, nâu đỏ
B. Thảo nguyên và đất đen.
C. Rừng lá kim và đất pôtdôn.
D. Rừng cận nhiệt đới và đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
Câu 10: Nhân tố quyết định đến sự phân bố của các vành đai thực vật theo độ cao là
A. khí hậu. B. Nguồn nước. C. con người. D. đất.
Câu 11: Thảm thực vật chính phát triển trên kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là
A. rừng lá kim. B. rừng xích đạo
C. rừng nhiệt đới ẩm. D. rừng lá rộng.
Câu 12: Giới hạn của sinh quyển bao gồm:
A. phần trên thủy quyển, phần thấp của khí quyển và lớp phủ thổ nhưỡng.
B. toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá.
C. phần trên thủy quyển và toàn bộ khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá và phần
trên của đá gốc.
D. toàn bộ thủy quyển và khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá và phần trên của đá
gốc.
Câu 13: Ở khu vực Bắc Mĩ, kiểu thảm thực vật có diện tích lớn nhất là
A. rừng lá kim. B. rừng cật nhiệt. C. đài nguyên. D. rừng lá rộng.
Câu 14: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật là
A. khí hậu, thủy quyển, đất, con người, địa hình.
B. khí hậu, đất, địa hình, sinh vật, con người.
C. khí hậu, đất, khí áp, sinh vật, con người.
D. khí hậu, đất, dòng biển, sinh vật, động vật.
Câu 15: Tác động chủ yếu của con người đối với sự phân bố sinh vật là
A. tạo ra một số loài động, thực vật mới trong quá trình lai tạo.
B. thu hẹp diện tích rừng trên bề mặt Trái Đất.
C. làm tuyệt chủng một số loài động vật, thực vật hoang dã.
D. thay đổi phạm vi phân bố của cây trồng, vật nuôi.
Câu 16: Sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất thay đổi chủ yếu theo
A. độ cao và hướng sườn của địa hình.
B. vĩ độ và độ cao địa hình.
C. các dạng địa hình (đồi núi, cao nguyên, ...).
D. vị trí gần hay xa đại dương.
Câu 17: Ý nào sau đây đúng nhất khi nói về giới hạn dưới của sinh quyển?
A. Giới hạn dưới của vỏ lục địa.
B. Giới hạn dưới của lớp vỏ Trái đất.
C. Giới hạn dưới xuống tận đáy đại dương và đáy của lớp vỏ phong hoá.
D. Giới hạn dưới xuống độ sâu 11km ở đáy đại dương.
Câu 18: Khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua các yếu tố
A. nhiệt độ, nước, khí áp, ánh sáng.
B. nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất.
C. nhiệt độ, không khí, độ ẩm, ánh sáng.
D. nhiệt độ, nước, độ ẩm, ánh sáng.
Câu 19: Rừng lá kim thường phân bố tương ứng với kiểu khí hậu nào sau đây?
A. Ôn đới lục địa nửa khô hạn. B. Ôn đới lục địa lạnh.
C. Ôn đới hải dương. D. Ôn đới lục địa khô.
Câu 20: Đất chịu tác động mạnh mẽ nhất của các điều kiện
A. khí hậu và sông ngòi. B. khí hậu và độ cao.
C. khí hậu và sinh vật. D. địa hình.
Câu 21: Thổ nhưỡng là
A. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa.
B. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa - nơi con người sinh sống.
C. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
D. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa và đại dương.
Câu 22: Khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải thuộc môi trường địa lí nào?
A. Đới ôn hòa. B. Đới lạnh. C. Đới nóng. D. Nhiệt đới.
Câu 23: Ở khu vực Bắc Mĩ, nhóm đất có diện tích lớn nhất là
A. đất đen. B. đất nâu. C. đất đài nguyên. D. đất pôt dôn.
Câu 24: Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở đâu?
A. Nhiệt đới, xích đạo. B. Cận nhiệt, ôn đới.
C. Nhiệt đới, cận nhiệt. D. Ôn đới, nhiệt đới.
Câu 25: Nguyên nhân thảm thực vật thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình là
A. chế độ nhiệt, ẩm thay đổi theo vĩ độ và độ cao.
B. gió thay đổi.
C. lượng mưa thay đổi.
D. lượng ánh sáng thay đổi.
Câu 26: Độ phì của đất là
A. độ tơi xốp của đất, trên đó thực vật có thể sinh trưởng và phát triển.
B. khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật sinh trưởng và phát
triển.
C. lượng chất hữu cơ trong đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật sinh trưởng và phát
triển.
D. lượng chất vi sinh, thành phần hóa học trong đất.
Câu 27: Ý nào sau đây là ảnh hưởng của hướng sườn trong địa hình đến sự phát triển và phân bố
sinh vật?
A. Ảnh hưởng đến độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai thực vật
B. Đa dạng sinh vật giảm dần theo độ cao
C. Hình thành các vành đai thực vật theo độ cao
D. Hình thành các vành đai sinh vật theo độ cao
Câu 28: Thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật chủ yếu do
A. thực vật là nơi cư trú cho nhiều loại đông vật.
B. sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật.
C. sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật.
D. thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loại đông vật.
Câu 29: Rừng lá kim thường phân bố tương ứng với kiểu khí hậu
A. ôn đới lục địa khô. B. ôn đới hải dương.
C. ôn đới lục địa mưa khô hạn. D. ôn đới lục địa lạnh.
Câu 30: Động, thực vật ở vùng cực nghèo nàn là do
A. khí hậu quá lạnh. B. thiếu ánh sáng.
C. lượng mưa quá ít. D. độ ẩm không khí cao.

Nội dung 2: Các qui luật của lớp vỏ Địa lí


Câu 1: Nhiệt độ tháng nóng nhất của hai vòng đai ôn hòa dao động trong khoảng:
A. từ 10oC đến 20oC B. từ 5oC đến 15oC
C. từ 0oC đến 10oC D. từ 15oC đến 25oC
Câu 2: Nguyên nhân tạo nên các đai cao của các thành phần tự nhiên ở miền núi là sự thay đổi về
A. mật độ không khí theo độ cao.
B. nhiệt độ, khí áp theo độ cao.
C. bức xạ mặt trời theo độ cao.
D. nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa theo độ cao.
Câu 3: Nguyên nhân nào sau đây tạo nên quy luật phi địa đới?
A. Dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời.
B. Nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.
C. Sự vận động tự quay của Trái Đất.
D. Các tác nhân ngoại lực như gió, mưa.
Câu 4: Theo quy luật thống nhât và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, muốn đưa bất kì lãnh thổ nào sử
dụng vào mục đích kinh tế, cần phải
A. nghiên cứu kĩ khí hậu, đất đai trước khi sử dụng.
B. nghiên cứu toàn diện tất cả các điều kiện địa lí trước khi sử dụng.
C. nghiên cứu địa chất, địa hình khi sử dụng.
D. nghiên cứu khí hậu, đất đai, địa hình khi sử dụng.
Câu 5: Từ cực về Xích đạo, lần lượt các đới đất có sự phân bố như thế nào?
A. Đài nguyên, pốt dôn, hoang mạc, thảo nguyên, đỏ vàng cận nhiệt và feralit.
B. Đài nguyên, pốt dôn, thảo nguyên, hoang mạc, đỏ vàng cận nhiệt và feralit.
C. Pốt dôn đài nguyên, thảo nguyên, hoang mạc, đỏ vàng cận nhiệt và feralit.
D. Pốt dôn, đài nguyên, thảo nguyên, hoang mạc, đỏ vàng cận nhiệt và feralit.
Câu 6: Biểu hiện rõ nhất của quy luật địa ô là
A. sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ.
B. sự thay đổi các nhóm đất theo kinh độ.
C. sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
D. sự thay đổi lượng mưa theo kinh độ.
Câu 7: Nhiệt độ tháng nóng nhất của hai vòng đai lạnh dao động trong khoảng:
A. từ 0oC đến 10oC B. từ 10oC đến 20oC
C. dưới 0 C
o
D. từ 5oC đến 15oC
Câu 8: Trong một lãnh thổ, nếu một thành phần tự nhiên thay đổi thì
A. sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ đó.
B. sẽ không ảnh hưởng gì lớn đến các thành phần tự nhiên khác.
C. sẽ kéo theo sự thay đổi của tất cả các thành phần tự nhiên còn lại.
D. sẽ kéo theo sự thay đổi của một vài thành phần tự nhiên khác.
Câu 9: Các đới khí hậu trên Trái Đất từ xích đạo về cực được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?
A. Nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo, ôn đới, cận cực, cực
B. Xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.
C. Cận xích đạo, xích đạo, cận nhiệt, nhiệt đới, ôn đới, cận cực, cực
D. Xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt, nhiệt đới, ôn đới, cực, cận cực
Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới là
A. Sự thay đổi theo mùa của lượng bức xạ mặt trời.
B. Sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời.
C. Trái Đất hình cầu, lượng bức xạ mặt trời giảm dần từ Xích đạo về hai cực.
D. Sự phân phối không đều của lượng bức xạ mặt trời trên Trái Đất.
Câu 11: Ý nào sau đây là nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô?
A. Hoạt động của các đới gió thổi thường xuyên trên Trái Đất
B. Ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.
C. Sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời theo vĩ độ.
D. Do sự phân bố đất liền và biển, đại dương.
Câu 12: Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa
lí?
A. Mùa lũ của sông diễn ra trùng với mùa mưa.
B. Những trận động đất lớn trên lục địa gây ra hiện tượng sóng thần.
C. Lượng CO2 trong khí quyển tăng lên, kéo theo nhiệt độ Trái Đất nóng lên.
D. Rừng đầu nguồn bị mất làm chế độ nước sông trở nên thất thường.
Câu 13: Trên bề mặt Trái Đất, ở mỗi bán cầu, từ Cực về Xích đạo có các loại gió được phân bố
theo thứ tự như thế nào?
A. Gió Đông cực, gió Tây ôn đới, gió Mậu Dịch.
B. Gió Đông cực, gió Tây khô nóng, gió Tín phong.
C. Gió Mậu Dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực
D. Gió Đông cực, gió Tây ôn đới, gió mùa nhiệt đới.
Câu 14: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa
lí theo
A. vĩ độ. B. vị trí gần hay xa đại dương.
C. độ cao địa hình. D. kinh độ.
Câu 15: Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật,
thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật nào?
A. Địa đới. B. Đai cao.
C. Thống nhất và hoàn chỉnh. D. Địa ô.
Câu 16: Biểu hiện nào là rõ nhất của quy luật đai cao?
A. Sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao.
B. Sự phân bố các vành đai nhiệt theo độ cao.
C. Sự phân bố các vành đai khí hậu theo độ cao.
D. Sự phân bố các vành đai khí áp theo độ cao.
Câu 17: Sự phân bố nhiệt trên Trái Đất được phân biệt theo các đường đẳng nhiệt. Theo thứ tự từ
Xích đạo về hai cực lần lượt là:
A. Vòng đai nóng, vòng đai ôn hòa, vòng đai lạnh, hai vòng đai băng giá.
B. Hai vòng đai nóng, vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh., hai vòng đai băng giá.
C. Vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh, hai vòng đai băng giá.
D. Hai vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh, vòng đai băng giá.
Câu 18: Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí
theo
A. địa hình. B. độ cao. C. kinh độ. D. vĩ độ.

Nội dung 3: Chủ đề Địa lí dân cư

Câu 1: Nhân tố nào sau đây ít tác động đến tỉ suất sinh?
A. Phong tục tập quán và tâm lí xã hội.
B. Thiên tai (động đất, núi lửa, lũ lụt…).
C. Chính sách phát triển dân số.
D. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 2: Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với
A. số trẻ em và người già cùng thời điểm.
B. dân số trung bình ở cùng một thời điểm.
C. số người có nguy cơ tử vong cao cùng thời điểm.
D. số người thuộc nhóm dân số già cùng thời điểm.
Câu 3: Tỉ suất tử thô 9 0/00 có nghĩa là
A. trung bình 1000 dân có 9 người chết.
B. trung bình 1000 dân có 9 người cao tuổi.
C. trung bình 1000 dân có 9 trẻ em có nguy cơ tử vong.
D. trung bình 1000 dân có 9 trẻ em chết.
Câu 4: Tỉ suất sinh thô 24 0/00 có nghĩa là
A. trung bình 1000 dân có 24 trẻ em được sinh ra.
B. trung bình 1000 dân có 24 trẻ em dưới 5 tuổi.
C. trung bình 1000 dân có 24 phụ nữ mang thai.
D. trung bình 1000 dân có 24 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Câu 5: Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa
A. giới nữ so với số dân trung bình ở cùng thời điểm
B. số trẻ em nam và nữ sinh ra so với tổng số dân
C. giới nam so với số dân trung bình ở cùng thời điểm
D. giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân
Câu 6: Chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô được gọi là
A. gia tăng cơ học.
B. số dân trung bình ở thời điểm đó.
C. nhóm dân số trẻ.
D. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
Câu 7: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là
A. quy mô dân số. B. gia tăng dân số.
C. gia tăng tự nhiên. D. gia tăng cơ học.
Câu 8: Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh
A. đời sống văn hóa và trình độ dân trí của dân cư
B. số năm đến trường trung bình của dân cư
C. tỉ lệ người biết chữ trong xã hội
D. trình độ dân trí và học vấn của dân cư
Câu 9: Nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm?
A. Thu nhập được cải thiện.
B. Hòa bình trên thế giới được đảm bảo.
C. Sự phát triển kinh tế.
D. Tiến bộ về y tế và khoa học kĩ thuật.
Câu 10: Cơ cấu dân số theo tuổi là
A. sự tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
B. sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những trình độ nhất định.
C. sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
D. sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những vùng nhất định.
Câu 11: Quá trình đô thị hóa làm cho lối sống của dân cư nông thôn có xu hướng nhích lại gần
A. sản xuất công nghiệp. B. hoạt động thuần nông.
C. lối sống thành thị. D. lối sống làng xã.
Câu 12: Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với
A. dân số nữ so với tổng số dân cùng thời điểm.
B. số người trong độ tuổi sinh đẻ cùng thời điểm.
C. dân số trung bình ở cùng thời điểm.
D. số nữ trong độ tuổi từ 18 - 40 cùng thời điểm.
Câu 13: Yếu tố nào sau đây không tác động đến tỉ suất tử thô?
A. Phong tục tập quán. B. Các thiên tai
C. Chiến tranh. D. Kinh tế.
Câu 14: Loại cơ cấu dân số nào thể hiện được tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số
và nguồn lao động của một quốc gia?
A. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.
B. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
C. Cơ cấu dân số theo lao động.
D. Cơ cấu dân số theo giới.
Câu 15: Cơ cấu sinh học của dân số gồm cơ cấu theo
A. tuổi và theo trình độ. B. lao động và theo giới.
C. lao động và theo tuổi. D. tuổi và theo giới.
Câu 16: Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa?
A. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch. B. Giảm nguồn lao động nông thôn.
C. Kinh tế tăng trưởng nhanh. D. Thay đổi quá trình sinh, tử.
Câu 17: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm đô thị hóa trên thế giới?
A. Dân cư tâp trung vào các thành lớn và cực lớn
B. Tỷ lệ dân thành thị tăng.
C. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
D. Tỷ lệ dân nông thôn tăng.
Câu 18: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến phân bố dân cư là
A. điều kiện tự nhiên.
B. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
C. chuyển cư.
D. lịch sử khai thác lãnh thổ.
Câu 19: Tỷ lệ dân thành thị có xu hướng tăng nhanh là biểu hiện rõ nét của quá trình
A. thương mại hoá. B. đô thị hóa.
C. hiện đại hóa. D. công nghiệp hóa.
Câu 20: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi là dưới 25 % , nhóm tuổi 60 trở lên là trên 15%
thì được xếp là nước có
A. Dân số trung bình. B. Dân số già.
C. Dân số trẻ. D. Dân số cao.
Câu 21: Yếu tố nào hiện nay giữ vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định tỉ suất sinh?
A. Phong tục tập quán. B. Trình độ phát triển kinh tế.
C. Chính sách dân số. D. Tự nhiên - sinh học.
Câu 22: Tiêu chí nào sau đây được sử dụng để thể hiện tình hình phân bố dân cư?
A. Cơ cấu dân số B. Mật độ dân số. C. Quy mô dân số D. Loại quần cư.
Câu 23: Sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với
điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội gọi là
A. mật độ dân số. B. quần cư.
C. sự phân bố dân cư. D. đô thị hóa.
Câu 24: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi là trên 35%, nhóm tuổi 60 tuổi trở lên là dưới
10% thì được xếp là nước có
A. dân số trẻ. B. dân số cao.
C. dân số trung bình. D. dân số già.
Câu 25: Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng nhiều đến
A. trình độ phát triển kinh tế.
B. phân bố sản xuất.
C. chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
D. tổ chức đời sống xã hội.
Câu 26: Đâu là động lực phát triển dân số thế giới?
A. Tỉ suất sinh thô.
B. Gia tăng dân số tự nhiên và cơ học.
C. Gia tăng cơ học.
D. Gia tăng dân số tự nhiên.
Câu 27: Loại cơ cấu dân số nào sau đây không thuộc nhóm cơ cấu xã hội?
A. Cơ cấu dân số theo dân tộc
B. Cơ cấu dân số theo ngôn ngữ, tôn giáo
C. Cơ cấu dân số theo lao động
D. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
Câu 28: Bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động được gọi là
A. những người có nhu cầu về việc làm.
B. lao động đang hoạt động kinh tế.
C. lao động có việc làm.
D. nguồn lao động.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm của phân bố dân cư?
A. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn, cực lớn.
B. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh.
C. Phân bố dân cư không đều trong không gian.
D. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu 30: Nhận định nào sau đây không phải ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa?
A. Môi trường bị ô nhiễm. B. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
C. Thiếu việc làm. D. Nông thôn mất đi nguồn nhân lực.
Câu 31: Nhân tố nào quyết định sự biến động dân số trên thế giới?
A. Sinh đẻ và tử vong. B. Số trẻ tử vong hằng năm.
C. Số người xuất cư. D. Số người nhập cư.
Câu 32: Nhận định nào sau đây không phải là hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở các nước
đang phát triển?
A. Nguồn lao động dồi dào, thị trường lớn.
B. Tài nguyên môi trường bị ô nhiễm, suy giảm.
C. Kìm hãm sự phát triển kinh tế -xã hội.
D. Chất lượng cuộc sống của người dân thấp.

Nội dung 4: Cơ cấu nền kinh tế


Câu 1: Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân chia thành nguồn lực trong nước và ngoài nước?
A. Thời gian. B. Mức độ ảnh hưởng.
C. Phạm vi lãnh thổ. D. Nguồn gốc.
Câu 2: Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành
A. vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.
B. điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế.
C. vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
D. điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp.
Câu 3: Nguồn lực có thể được khai thác nhằm phục vụ cho
A. phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
B. sự tiến bộ xã hội của một lãnh thổ nhất định.
C. việc đảm bảo kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
D. nâng cao cuộc sống của một lãnh thổ nhất định.
Câu 4: Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu nền kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội
và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
A. cơ cấu ngành kinh tế. B. cơ cấu thành phần kinh tế.
C. cơ cấu lao động. D. cơ cấu lãnh thổ.
Câu 5: Cơ cấu ngành kinh tế ở các nước phát triển đang có sự chuyển dịch theo hướng:
A. giảm tỉ trọng nông-lâm- ngư nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng công nghiệp- xây dựng
B. giảm tỉ trọng nông-lâm- ngư nghiệp và công nghiệp- xây dựng, tăng tỉ trọng dịch vụ
C. giảm tỉ trọng dịch vụ, tăng tỉ trọng công nghiệp- xây dựng và nông-lâm- ngư nghiệp
D. giảm tỉ trọng nông-lâm- ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ
Câu 6: Trong các căn cứ sau đây, những căn cứ nào để phân loại nguồn lực?
A. Thời gian và công dụng. B. Vai trò và thuộc tính.
C. Mức độ ảnh hưởng. D. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
Câu 7: Cơ cấu ngành kinh tế ở các nước đang phát triển đang có sự chuyển dịch theo hướng:
A. giảm tỉ trọng dịch vụ, tăng tỉ trọng công nghiệp- xây dựng và nông-lâm- ngư nghiệp
B. giảm tỉ trọng nông-lâm- ngư nghiệp và công nghiệp- xây dựng, tăng tỉ trọng dịch vụ
C. giảm tỉ trọng nông-lâm- ngư nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng công nghiệp- xây dựng
D. giảm tỉ trọng nông-lâm- ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ
Câu 8: Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng
tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là
A. nguồn lực từ bên ngoài. B. nguồn lực tự nhiên - xã hội.
C. nguồn lực tự nhiên. D. nguồn lực từ bên trong.
Câu 9: Cơ cấu nền kinh tế bao gồm
A. cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
B. khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
C. nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.
D. toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.
Câu 10: Tất cả các yếu tố ở bên trong của một nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội ở nước đó, được gọi là
A. nguồn lực bên trong. B. nguồn lực bên ngoài.
C. nguồn lực kinh tế - xã hội. D. nguồn lực tự nhiên.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng về nguồn lực?
A. Là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác để phục vụ cho sự
phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
B. Là hệ thống vốn và thị trường có thể được khai thác nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế
của một lãnh thổ nhất định.
C. Là hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách có thể được khai thác
nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
D. Là tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có thể được khai thác và không có sức ảnh hưởng
đến sự phát triển của một lãnh thổ nhất định.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu lãnh thổ?
A. Là sự phân hóa về điều kiện tự nhiên theo lãnh thổ.
B. Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.
C. Là khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.
D. Là sự phân bố dân cư theo lãnh thổ.
B- Kĩ năng
Ôn tập các kĩ năng liên quan đến biểu đồ và bảng số liệu
- Xử lí số liệu
- Nhận dạng biểu đồ
- Nhận xét biểu đồ và bảng số liệu
- Lựa chọn nội dung thể hiện của biểu đồ.

You might also like