You are on page 1of 2

Ý thứ 3

-Hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng ở Việt Nam: Nạn chặt phá rừng bừa bãi
không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Diện tích rừng xanh ngày càng bị thu
hẹp, kéo theo đói là những hậu quả nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu Hậu quả của việc suy
giảm tài nguyên rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm
dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém… Đồng thời, phá rừng
gây mất cân bằng sinh thái, khí hậu thất thường, phát sinh nhiều dịch bệnh. Thiếu nước
Theo ước tính, với tình trạng suy giảm tài nguyên rừng như hiện nay đến năm 2050, có
đến 20% dân số trên thế giới bị thiếu nước. Đa số người phải chịu cảnh thiếu nước sống
ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, có thể có nguy cơ gây nạn đó. Bởi do thiếu
nước trong sản xuất nông nghiệp gây khan hiếm lương thực, thực phẩm. Mưa bão, sạt lở
đất, lũ quét Hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng là xảy ra tình trạng mưa bão, sạt
lở đất, lũ quét. Mưa bao nhiêu sẽ đổ dồn hết về vùng thấp trũng, trên đường đi sẽ cuốn
theo cây gỗ, đất đá. Suy giảm tài nguyên rừng khiến cho thảm thực vật trên lưu vực bị suy
giảm nghiêm trọng. Kéo theo đó là làm giảm khả năng cản dòng chảy, lũ lụt đi nhanh
hơn, nước dâng cao nhanh chóng. Theo các nhà khoa học, diện tích rừng phòng hộ, rừng
đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa
lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, tình
trạng sạt lở đất, lũ quét xuất hiện bất ngờ gây ra những hậu quả thiệt hại nặng nề về
người và của. Nếu rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng
lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn. Còn khi có rừng, các loại cây cũng sẽ phát huy hiệu quả
trong việc chắn gió, cản sức nước và suy yếu sức mạnh của gió tại các vùng mà bão đi
qua. Thêm nữa rễ của cây cũng sẽ hút nước lũ. Cũng theo đánh giá của nhiều nhà khoa
học, hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng đã khiến diện tích rừng phòng hộ, đầu
nguồn tại các tỉnh thành tại miền Trung đang bị san bằng để làm thủy điện. Đây là một
trong những khó khăn khiến cho việc điều tiết nước ở khu vực thượng nguồn bị ảnh
hưởng khi mưa lớn.
Hậu quả , mức độ thiệt hại của việc suy giảm tài nguyên rừng trên thế giới : Tại khu vực
Đông Nam Á, những nguyên nhân dẫn đến suy giảm tài nguyên rừng bao gồm việc khai
thác gỗ không bền vững (bao gồm hợp pháp và bất hợp pháp), canh tác nương rẫy, lấn
chiếm rừng, thu gom củi, khai thác gỗ để sản xuất than, cháy rừng và thậm chí do thay
đổi chế độ nước tự nhiên. Trong vòng 15 năm qua, khu vực Đông Nam Á đã mất đi 14,5%
diện tích rừng và có thể mất hơn 50% độ che phủ rừng nguyên sinh. Một số khu vực, bao
gồm nhiều diện tích thuộc Indonesia được dự báo sẽ mất đi 98% diện tích rừng vào năm
2022. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất rừng là do chuyển đổi mục đích sử
dụng đất sang sản xuất nông nghiệp. Tốc độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ không
chậm lại trong tương lai gần, thậm chí, tổng diện tích dành cho các đồn điền cao su còn
dự kiến sẽ mở rộng thêm khoảng 4,3-8,5 triệu ha cho đến năm 2024 nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng. Bên cạnh đó, kế hoạch xây dựng các công trình thủy điện của các
nước Đông Nam Á trong những năm tới sẽ càng làm thu hẹp môi trường sống. Trong khi
đó, hơn một nửa rừng của châu Âu đã biến mất do nhu cầu về đất nông nghiệp ngày
càng tăng và việc sử dụng gỗ làm nguồn nhiên liệu. Hơn hai phần ba diện tích miền
Trung và Bắc Âu trước đây được che phủ bởi cây rừng. Hiện nay, diện tích rừng giảm
xuống còn khoảng một phần ba ở một số khu vực phía Tây và duyên hải, bao gồm cả
Anh và Cộng hòa Ireland; ở một số khu vực, diện tích rừng bị giảm xuống dưới 10%. Theo
một nghiên cứu mới, khả năng hấp thu carbon của các khu rừng già cỗi ở châu Âu đang
tiến dần tới điểm bão hòa, đe dọa một trong những hàng rào phòng hộ quan trọng
chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu. Các chuyên gia cảnh báo, các khu rừng từ Tây Ban
Nha đến Thụy Điển đang trở nên già cỗi, với số ít cây làm tốt khả năng lưu giữ khí thải
được cho là do nhiệt độ thế giới tăng lên, nước biển dâng và số lượng các đợt sóng nhiệt
và lũ lụt tăng lên.  Tại châu Phi, các hệ sinh thái rừng suy giảm nhanh chóng do các tác
động xấu của khí hậu, sức ép dân số và đô thị hóa có thể cản trở tiến trình phát triển ít
carbon tại châu lục lớn thứ hai thế giới này.  Sa mạc hóa đang tàn phá khu vực Mỹ Latinh
khiến cho tình trạng suy thoái rừng cũng đang trở thành vấn đề nghiêm trọng ở một loạt
nước như Brazil, Bolivia, Chile, Cuba, Colombia, Ecuado, Guatemala, Peru, Uruguay,
Jamaica, Haiti, và nhiều đảo ở vùng Caribe.  Tại đất nước Bắc Mỹ, Canada, chỉ trong tháng
8 vừa qua, cháy rừng đã ở mức không thể kiểm soát. Ngày 15/8, tỉnh British Columbia,
miền Tây Canada đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp vì cháy rừng lan rộng với hơn 560
vụ cháy lớn nhỏ trên toàn tỉnh.

You might also like