You are on page 1of 3

Đề cương giữa kì I môn Địa lý 10

II. Tự luận ( Câu 1 – 5 )


Câu 1. Phân biệt tác động của nội lực và ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
a. Tác động của nội lực: Tạo ra các vận động kiến tạo, làm biến dạng vỏ Trái Đất, tạo nên sự thay đổi địa hình.
- Hiện tượng uốn nếp:
+ Nơi thường xảy ra: khu vực đá mềm
+ Tác động đến địa hình: nếu cường độ mạnh tạo thành các vùng núi uốn nếp
+ Ví dụ: Hi-ma-lay-a, An-đét, Cooc-đi-e, ….
- Hiện tượng đứt gãy
+ Nơi thường xảy ra: Khu vực đá cứng
+ Tác động đến địa hình: Có bộ phận nâng lên (khối núi, đỉnh núi), bộ phận hạ xuống (thung lũng)
+ Ví dụ: Biển đỏ, các hồ phía Đông lục địa châu Phi
- Hoạt động núi lửa
+ Nơi thường xảy ra: nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo
+ Tác động đến địa hình: hoạt động phun trào và đông cứng macma làm thay đổi địa hình
+ Ví dụ: Cao nguyên Ba – dan ở Tây Nguyên
b. Tác động của ngoại lực: Tác động đến bề mặt địa hình Trái Đất qua các quá trình
* Quá trình phong hóa: là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của các nhân
tố ngoại lực. Quá trình phong hóa chia làm ba loại:
- Lí học
+ Đặc điểm: Không thay đổi thành phần và tính chất
+ Tác nhân: Thay đổi nhiệt
+ Nơi diễn ra: Khô, dao động nhiệt lớn
+ Kết quả: Đá bị vỡ
- Hóa học
+ Đặc điểm: Biến đổi thành phần tính chất
+ Tác nhân: Nước, nhiệt độ và các chất hòa tan trong nước
+ Nơi diễn ra: Nóng ẩm, đá dễ hòa tan
+ Kết quả: Đại hình caxtơ
- Sinh học
+ Đặc điểm: Biến đổi thành phần, tính chất
+ Tác nhân: Thực vật, vi khuẩn, nấm
+ Nơi diễn ra: Sinh vật
+ Kết quả: Đá bị vỡ
* Quá trình bóc mòn: là quá trình các nhân tố ngoại lực (nước chảy, gió, sóng biển, băng hà) làm dời chuyển
các sản phẩm đã bị phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu. Theo tác nhân, chia ra các dạng
Tác nhân Nơi diễn ra Tạo thành địa hình
Xâm thực Dòng chảy nước Mưa nhiều Khe rãnh, mương xá,
thung lũng sông
Thổi mòn Gió thổi Nhiều gió, khô và nóng Nấm đá, rảnh thổi mòn,
hoang mạc đá
Mài mòn Sóng biển Bờ biển Vách biển, hàm ếch, nền
mài mòn,….
Nạo mòn Băng hà Khí hậu lạnh Mảng băng, phi-ô, đá
trán cừu

* Quá trình vận chuyển và bồi tụ


- Vận chuyển là quá trình vật liệu di chuyển
+ Phân loại: làn chảy, cuốn theo ngoại lực
+ Tác nhân: Nước chảy, gió, băng hà
+ Tác động đến địa hình: cung cấp vật liệu cho bồi tụ
- Bồi tụ là quá trình tích tụ vật liệu
+ Phân loại: các dạng tích tụ
+ Tác nhân: nước chảy, gió, băng hà, kết tủa
+ Các dạng địa hình bồi tụ: ( tác động đến địa hình )
Câu 2. Trình bày sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.
a. Theo vĩ độ địa lý
* Biểu hiện:
- Nhiệt độ trung bình năm cao ở khu vực xích đạo và chí tuyến, giảm dần về cực
- Biên độ nhiệt thấp ở xích đạo và tăng dân về cực
* Nguyên nhân
- Do góc nhập xạ nhỏ dần từ xích đạo về phía cực
- Vĩ độ àng cao thì chênh lệch về góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng theo mùa càng lớn
b. Theo lục địa và đại dương
- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa
- Biên độ nhiệt ở đại dương nhỏ, ở lục địa lớn
=> Do đại hương hấp thụ nhiệt chậm, bức xạ nhiệt cũng chậm hơn lục địa nên nhiệt độ ổn định hơn lục địa
- Nhiệt độ không khí thay đổi giữa bờ tây và bơ đông của lục địa
=> Do ảnh hưởng của các dòng biển
c. Theo địa hình
- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm (giảm 0,6° C/100m)
=> Càng lên cao, không khí càng loãng, bức xạ nhiệt của mặt đất càng mạnh
- Nhiệt độ ở sườn phơi năng cao hơn sườn khuất nắng
=> Do nhận được bức xạ Mặt Trời lớn hơn
- Biên độ nhiệt độ ngày đêm ở địa hình cao, thoáng gió nhỏ hơn so với địa hình thấp trũng, khuất gió
=> Do nhiệt độ có sự cân bằng hơn
Câu 3. Các đai khí áp trên Trái Đất được hình thành như thế nào? Nguyên nhân của sự thay đổi khí áp?
* Nguyên nhân hình thành các đai khí áp:
- Nhiệt lực:
+ Xích đạo nóng ( không khí nở ra ) => áp thấp (-)
+ Cực lạnh ( không khí co lại ) => áp cao (+)
- Động lực
+ Áp cao cận chí tuyến: không khí từ áp cao chí tuyến thăng lên ở xích đạo về chí tuyến giáng xuống -> Khí áp
tăng
+ Áp thấp ôn đới: không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới -> thăng lên -> khí áp
giảm
* Nguyên nhân thay đổi
- Sự thay đổi khí áp chịu tác động của độ cao, nhiệt độ và độ ẩm không khí
- Càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén của không khí càng giảm nên khí áp càng nhỏ
- Nhiệt đô tăng làm không khí nở ra, tỉ trọng của không khí giảm đi nên khí áp giảm
- Không khí có độ ẩm cao thì khí áp giảm. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều chiếm dần chỗ của không
khí khô làm cho khí áp giảm

Câu 4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất?
Nhân tố Ảnh hưởng
Khí áp - Áp thấp mưa nhiều do khối khí thăng lên, hơi nước bốc lên mạnh
- Áp cao mưa ít do không khí nén xuống, hơi nước không bốc lên được
Gió - Gió Tây ôn đới mưa nhiều vì thổi từ chí tuyến nóng về ôn đới lạnh
- Gió mùa mưa nhiều theo mùa do mùa thổi từ biển vào thì có mưa
- Gió mậu dịch mưa ít vì thổi từ chí tuyến nóng về xích đạo nóng
Frông - Frông mưa nhiều ( mưa Frông ) nơi tiếp xúc của hai khối khí nóng lạnh
- Dải hội tụ nhiệt đới thường có mưa lớn vì nóng, khi thăng hơi nước bốc lên mạnh
Dòng biển - Dòng biển nóng chảy qua mưa nhiều vì nước bốc hơi mạnh
- Dòng biển lạnh chảy qua mưa ít nước bốc hơi ít
Địa hình - Càng lên cao mưa càng nhiều, đến độ cao nhất định lại khô
- Sườn đón gió mưa nhiều vì khi thăng lên gặp lạnh, hơi nước ngưng kết
- Sườn khuốt gió mưa ít khi đi xuống, nóng lên không ngừng kết được hạt nước
Câu 5. Trình bày thời gian hoạt động, nguồn gốc hình thành, hướng và tính chất của gió mùa.
- Thời gian hoạt động: theo mùa.
- Nguồn gốc hình thành: do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.
- Hướng gió: hướng ngược nhau giữa lục địa và đại dương:
+ Mùa đông: gió thổi từ lục địa ra đại đương.
+ Mùa hạ: gió thổi từ đại đương ra lục địa.
- Tính chất: 
+ Mùa đông, có tính chất khô.
+ Mùa hạ: có tính chất nóng ẩm.

You might also like