You are on page 1of 3

A.

Khí quyển
Khí quyển, các yếu tố hình thành khí hậu
1. Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất, một số loại gió địa
phương (nhận biết + thông hiểu)
a. Một số loại gió chính trên Trái Đất (Tự luận)
- Gió Mậu dịch (Tín phong)
+ Thời gian hoạt động: gần như quanh năm
+ Nguồn gốc hình thành: sự chênh lệch giữa áp cao cận nhiệt và áp thấp xích
đạo
+ Phạm vi hoạt động: Từ xích đạo đến vĩ độ 30 o ở cả hai bán cầu (bán cầu Bắc
và bán cầu Nam)
+ Hướng gió: Đông Bắc ở bán cầu Bắc, Đông Nam ở bán cầu Nam
+ Tính chất: khô, ít mưa
- Gió Tây ôn đới
+ Thời gian hoạt động: quanh năm
+ Nguồn gốc hình thành: sự chênh lệch giữa áp cao cận nhiệt và áp thấp ôn đới
+ Phạm vi hoạt động: từ vĩ độ 30 o đến vĩ độ 60o ở cả hai bán cầu (bán cầu Bắc
và bán cầu Nam)
+ Hướng gió: Tây là chủ yếu (bán cầu Bắc: Tây Nam; bán cầu Nam: Tây Bắc)
+ Tính chất: ẩm cao, đem mưa nhiều
B. Thuỷ quyển
I. Thuỷ quyển, nước trên lục địa
1. Nêu được khái niệm thuỷ quyển (nhận biết)
- Thuỷ quyển là toàn bộ nước trên Trái Đất ở các trạng thái khác nhau (lỏng,
rắn, hơi), bao gồm nước trong các biển, đại dương, trên các lục địa và trong khí
quyển, trong đó 2,8% là nước ngọt, còn lại là nước mặn.
2. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông (thông hiểu)
- Chế độ mưa: Quy định chế độ dòng chảy sông
- Băng tuyết tan: Làm tăng lưu lượng dòng chảy vào mùa xuân khi băng tuyết
tan nhanh
- Hồ, đầm: Điều tiết chế độ dòng chảy nước sông
- Địa hình: Độ dốc địa hình càng lớn, thời gian tập trung nước và thoát nước
trên sông càng nhanh
- Đặc điểm đất, đá và thực vật: Các khu vực đất, đá dễ thấm nước, vỏ phong
hoá dày, có nhiều thực vật che phủ thường có nguồn nước phong phú, dòng chảy
điều hoà
- Con người: Điều tiết chế độ dòng chảy sông thông qua việc xây dựng các hồ
chứa thuỷ điện, các công trình thuỷ lợi, trồng và bảo vệ rừng
3. Trình bày được đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm
(nhận biết)
- Nước băng tuyết:
+ Trạng thái: rắn.
+ Bao phủ gần 11% diện tích các lục địa với thể tích hơn 24 triệu km3.
+ Nguồn gốc hình thành: do tuyết rơi trong điều kiện nhiệt độ thấp, được tích
tụ, nén chặt trong thời gian dài.
+ Vai trò: cung cấp nguồn nước cho sông khi nước băng tan và tạo thành các
dạng địa hình băng hà ở vùng khí hậu lạnh.
- Nước ngầm:
+ Nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng đất, đá thấm nước của vỏ Trái Đất.
Phía dưới tầng nước ngầm là tầng đất, đá không thấm nước.
+ Nguồn gốc của nước ngầm chủ yếu là do nước trên mặt đất thấm xuống.
+ Mực nước ngầm luôn thay đổi phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: nguồn cung
cấp; đặc điểm địa hình, khả năng thấm nước của đất, đá, mức độ bốc hơi, lớp
phủ thực vật và con người.
+ Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào đặc điểm đất, đá.
Nếu nước ngầm có chứa một lượng lớn khoáng chất hoặc khí hoà tan thì được
gọi là nước khoáng.
+ Nước ngầm là một trong những nguồn cung cấp nước cho các hệ thống sông
trên Trái Đất và là kho nước ngọt có trữ lượng lớn phục vụ cho sinh hoạt, sản
xuất của con người.
4. Nêu được các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt (thông hiểu)
- Giữ sạch nguồn nước
- Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong sử dụng và bảo vệ nguồn
nước
- Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn
II. Nước biển và đại dương
1. Trình bày được tính chất của nước biển và đại dương (nhận biết)
- Độ muối:
+ Phụ thuộc vào lượng mưa, nước sông và lượng bốc hơi và độ sâu của nước
biển và đại dương
+ Nước biển có độ muối trung bình là 35‰
+ Độ muối ở các vùng vĩ độ khác nhau: Vùng Xích đạo (34,5‰), vùng chí
tuyến (36,8‰), vùng gần cực (34‰).
- Nhiệt độ
+ Nhiệt độ trung bình đại dương thế giới: 17oC.
+ Giảm dần theo độ sâu và giảm từ Xích đạo về 2 cực: Đới nóng (27 – 28 oC),
vùng cận nhiệt và ôn đới (20 – 10oC), vùng cận cực (dưới 5oC).
2. Phân tích được vai trò của biển và đại dương trong đời sống (vận dụng
cao)
- Biển và đại dương là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển. Hơi
nước sinh ra mây và mưa để duy trì cuộc sống của con người và tất cả các loài
sinh vật
- Cung cấp tài nguyên sinh vật (hải sản, rong biển, ...)
- Cung cấp tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, khí đốt, muối biển, ...)
- Cung cấp năng lượng (sóng biển, thủy triều, ...)
- Phát triển các ngành kinh tế biển (giao thông vận tải đường biển, du lịch
biển, ...)

You might also like