You are on page 1of 2

II.

Phần tự luận: Hãy trải lời các câu hỏi sau câu hỏi sau:
Câu 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa?
Gợi ý:
Khí áp:
+ Các khu áp thấp: không khí bị hút vào giữa và đẩy lên cao ngưng tụ tạo thành mây, gây mưa.
Ví dụ: Ở xích đạo và ôn đới là những nơi có áp thấp nên mưa nhiều.
+ Các khu áp cao: chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến nên mưa rất ít hoặc không có mưa.
Ví dụ: Ở cực và chí tuyến đều là những nơi có áp cao nên mưa ít.
Gió:
+ Những nơi có gió biển thổi vào hoặc có hoạt động của gió mùa (gió mùa mùa hạ) thường có
mưa lớn.
+ Những nơi chịu ảnh hưởng của Tín phong thường mưa ít.
Frông:
+ Dọc các frông nóng/lạnh, không khí nóng bị đẩy lên cao tạo thành mây và gây mưa (mưa
frông).
+ Các khối khí nóng ẩm trong vùng nội chí tuyến tiếp xúc với nhau tạo thành dải hội tụ nhiệt đới
=> mưa lớn (mưa dải hội tụ).
Dòng biển:
+ Nơi có dòng biển nóng chảy qua có mưa nhiều (vì phía trên dòng biển nóng không khí thường
chứa nhiều hơi nước).
+ Nơi có dòng biển lạnh chảy qua có mưa ít (vì phía trên dòng biển lạnh, không khí lạnh nên hơi
nước không bốc lên được).
Địa hình:
+ Vùng nhiệt đới và ôn đới: càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều; đến 1 độ cao nhất
định sẽ ít mưa do độ ẩm không khí giảm.
+ Cùng 1 dãy núi nhưng lượng mưa khác nhau giữa sườn đón gió ẩm và sườn khuất gió (sườn
đón gió ẩm mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít)

Câu 2: Hãy nêu những giải pháp chủ yếu hiện nay để bảo vệ nguồn nước ngọt?
Gợi ý:
Bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách hiện nay của tất cả các quốc gia trên thế giới. Các
giải pháp chủ yếu để bảo vệ nguồn nước ngọt gồm:
- Giữ sạch nguồn nước (Không xả thải bừa bãi ra môi trường, cần tuân thủ các quy tắc khi xả
thải, Hạn chế sử dụng dụng các loại thuốc hóa học độc hại trong sản xuất và phải có quy trình xử
lí dụng cụ đúng….)
- Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước (Thường
xuyên tuyên truyền và vận động người dân có ý thức trong gìn giữ môi trường, bảo vệ nguồn
nước…)
- Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn (Tích cực phủ xanh đất trống, đồi trọc; giáo dục ý thức
bảo vệ rừng đối với người dân, kịp thời báo cáo các hành vi xâm phạm rừng trái phép….)
Câu 3: Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông?
Gợi ý:
Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông:
- Chế độ mưa: quy định chế độ dòng chảy của sông.
Ví dụ: Sông có nguồn cấp nước chủ yếu là nước mưa thì mùa lũ trùng với mùa khô, mùa cạn
trùng với mùa khô. Nước mưa nhiều thì sông đầy, mưa ít thì nước sông cạn.
- Băng tuyết tan: Làm tăng lưu lượng dòng chảy vào mùa xuân khi băng tuyết tan nhanh (ở miền
ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao)
- Hồ, đầm: Điều tiết chế độ dòng chảy của sông.
VD: Biển Hồ ở Campuchia điều tiết chế độ dòng chảy của sông Mêkong
- Địa hình: Độ dốc càng lớn, thời gian tập trung nước và thoát nước trên sông càng nhanh.
VD: Sông miền núi chảy nhanh hơn ở đồng bằng do có độ dốc lớn. Sông ở Vùng Bắc Trung Bộ
của Việt Nam do ngắn, dốc nên nước lũ lên nhanh…
- Đặc điểm đất, đá và thực vật: Các khu vực đất, đá dễ thấm nước, vỏ phong hóa dày, có nhiều
thực vật che phủ thường có nguồn nước phong phú, dòng chảy điều hòa, giảm lũ lụt.
- Con người: Điều tiết chế độ dòng chảy sông thông qua việc xây dựng các hồ chứa thủy điện,
các công trình thủy lợi, trồng và bảo vệ rừng,...

You might also like