You are on page 1of 17

Bài tập ôn tập môn Địa lý vận tải

CHƯƠNG 1: CÁC HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT, CÁC YẾU TỐ KHÍ


TƯỢNG, THỦY VĂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Sự biểu hiện của tập hợp các yếu tố khí tượng tại một thời điểm nào đó hay trong
một khoảng thời gian ngắn nhất định của một khu vực địa lý nhất định là:
A. Khí hậu
B. Thủy văn
C. Hải văn
D. Thời tiết
Câu 2: Loại sương mù được tạo ra do luồng không khí lạnh đi trên nước ấm hơn là:
A. Sương mù gió
B. Sương mù hơi
C. Sương mù bức xạ
D. Sương mù đối lưu
Câu 3: Khi tầm nhìn xa trong sương mù khoảng 30m-50m, tầm xa của radar có thể giảm
bao nhiêu với bước sóng 3,2 cm:
A. 10%-15%
B. 20%-25%
C. 30%-45%
D. 50%-60%
Câu 4: Sương mù ở vùng biển Việt Nam bắt đầu hình thành ở độ ẩm tương đối đạt
khoảng 90-95% tại nhiệt độ bao nhiêu độ C?
A. 25
B. 30
C. 20
D. 10
Câu 5: Vòi rồng xuất hiện ở hướng nào của đám mây giông?
A. Tây Bắc
B. Đông Nam
C. Tây Nam
D. Đông Bắc

1
Câu 6: Mây chuyển động xoáy sau thời gian bao lâu thì xuất hiện mắt đẻ phát triển thành
vòi rồng?
A. 30 phút
B. 13-15 phút
C. 6-10 phút
D. 60 phút
Câu 7: Theo thang độ Fujita, vận tốc gió từ 181 đến 253 km/h được chia vào cấp độ nào?
A. F0
B. F1
C. F2
D. F3
Câu 8: Vận tốc của dòng không khí chuyển động trong lốc là?
A. 200-300 m/s
B. 200-300 m/h
C. 100-200 m/h
D. 500-700 m/s
Câu 9: Các ổ giông trên thế giới thường tập trung ở đâu?
A. Vùng ôn đới
B. Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
C. Vùng cực Bắc
D. Vùng vĩ độ cao
Câu 10: Đặc điểm của gió là:
A. Gió thổi song song với đường đẳng áp
B. Gió thổi trực tiếp thẳng từ nơi áp cao về nơi áp thấp
C. Hướng gió vuông góc với đường đẳng áp
D. Cả đáp án A và B đều đúng
Câu 11: Ở Nam bán cầu ba đại dương thông nhau, loại gió nào thổi rất mạnh gây nên
hiện tượng biển động thường xuyên tạo thành khu vực bão bao quanh trái đất:
A. Gió mùa
B. Gió cố định
C. Gió Tây
D. Cả 3 loại gió trên
Câu 12: Loại gió có hướng gió là 35 độ N – 60 độ N và 40 độ S – 60 độ S là:
2
A. Gió chí tuyến
B. Gió Tây cố định
C. Gió địa phương
D. Gió Phơn
Câu 13: Gió Sumatras hoạt động ở đâu?
A. Eo biển Hormuz
B. Eo biển Bê ring
C. Eo biển Đan Mạch
D. Eo biển Malakca
Câu 14: Cơ sở của thang sức gió Beaufort là?
A. Chủ yếu dựa trên trạng thái của mặt biển hay các trạng thái sóng
B. Đo bằng cường độ của gió
C. Đo bằng thiết bị thủy văn
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 15: Khi tàu chạy từ một cảng ở vùng nóng đến vùng có nhiệt độ lạnh hơn, thì nhiệt
độ bên ngoài tàu dần dần giảm xuống làm cho nhiệt độ của thành, vách hầm hàng cũng
giảm dần cho đến khi thấp hơn nhiệt độ điểm sương của không khí trong hầm hàng thì sẽ
làm phát sinh các giọt nước bám trên thành, vách hầm hàng gọi là hiện tượng:
A. Đổ mồ hôi hàng hóa
B. Đổ mồ hôi thân tàu
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 16: Hiện tượng nước biển dâng cao và hạ xuống một cách có quy luật là?
A. Hiện tượng thủy triều
B. Hiện tượng hải lưu
C. Hiện tượng giáng thủy
D. Hiện tượng lũ lụt
Câu 17: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng thì:
A. Không xảy ra hiện tượng thủy triều
B. Dao động thủy triều nhỏ nhất
C. Dao động thủy triều lớn nhất
D. Dao động thủy triều ổn định nhất
Câu 18: Thủy triều trùng phương kết hợp với gió lớn sẽ xảy ra hiện tượng gì?
A. Ngập lụt
3
B. Nhiệt độ tăng
C. Nhiệt độ giảm
D. Bão nhiệt đới
Câu 19: Thủy triều được sinh ra khi lực hấp dẫn của mặt trăng và mặt trời đối với trái đất
có phương vuông góc với nhau là:
A. Nhật triều
B. Bán nhật triều
C. Thủy triều trùng phương
D. Thủy triều nghịch phương
Câu 20: Hiện tượng thủy triều hạ xuống thấp nhất trong một chu kỳ dâng lên hạ xuống là:
A. Nước lớn
B. Nước ròng
C. Số 0 hải đồ
D. Biên độ triều
Câu 21: Vào những ngày mùng 8 và 23 âm lịch, thủy triều dâng và hạ với biên độ nhỏ
nhất gọi là:
A. Triều cường
B. Triều kiệt
C. Triều dâng
D. Triều rút
Câu 22: Chế độ thủy triều mà trong một ngày có hai lần nước lớn và hai lần nước ròng là:
A. Bán nhật triều
B. Nhật triều
C. Nhật triều đều
D. Nhật triều không đều
Câu 23: Nếu biên độ triều là b thì độ lớn thủy triều là
A. 2b
B. b
C. b/2
D. b/4
Câu 24: Hoạt động của các cần trục trong cảng sẽ gặp khó khăn và công tác xếp dỡ có thể
bị ngừng trệ khi độ lớn thủy triều:
a. >=4
b. >=5
4
c. >=10
d. >=1
Câu 25: Nhóm hàng ngũ cốc được vận chuyển dạng đóng bao có thể kể đến như lúa
nước, lúa mì, ngô, đỗ,… có tính chất nào dưới đây:
A. Góc nghỉ
B. Tính tự nóng
C. Tính giãn nở
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 26: Eo biển Bab-el-Mandeb nằm ở:
A. Nối liền giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nằm giữa bán đảo Mã Lai
và đảo Sumatra
B. Nằm trên bờ biển phía bắc là Iran và trên bờ biển phía nam là Các Tiểu vương
quốc Ả Rập Thống nhất và Musandam
C. Nằm trên lãnh thổ Ai Cập, nối Địa Trung Hải với biển Đỏ
D. Eo biển chia cắt châu Á với châu Phi, và nối Hồng Hải vào vịnh Aden của Ấn Độ
Dương
Câu 27: Vị trí của mũi Hảo Vọng:
A. Cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương
B. Nối liền Địa Trung Hải với Đại Tây Dương
C. Nằm ở bờ biển Đại Tây Dương của bán đảo Cape, Nam Phi
D. Nối giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
Câu 28: Tuyến đường vận tải container truyền thống hoạt động qua lại giữa 2 cảng là:
A. Tuyến nọ đầu kia
B. Tuyến vòng lặp
C. Tuyến quả lắc
D. Tuyến quả lắc mở rộng
Câu 29: Nguyên nhân của hải lưu là:
A. Sóng
B. Gió
C. Băng
D. Địa chất
Câu 30: Tại nơi giao lưu của hải lưu nóng và lạnh xảy ra hiện tượng:
A. Sóng
B. Gió
5
C. Tố
D. Sương mù
Câu 31: : Sóng xuất hiện bất ngờ trong khi thời tiết yên tĩnh là:
A. Sóng chết
B. Sóng hồi
C. Sóng lừng
D. Sóng thần
Câu 32: Nhiệt độ nước biển phải lớn hơn bao nhiêu độ C để hình thành bão:
A. 10 – 12 độ C
B. 15 – 20 độ C
C. 26 – 27 độ C
D. Trên 40 độ C
Câu 33: Nguyên nhân của hiện tượng thời tiết sương mù:
A. Sự chuyển động của các khối không khí theo dạng xoáy thuận.
B. Sự ngưng tụ của hơi nước trong lớp khí quyển tiếp xúc với mặt đất có nhiệt độ thấp
hơn nhiệt độ điểm sương của không khí.
C. Sự xuất hiện những đám mây đen khổng lồ phát triển mạnh.
D. Một vùng nào đó hấp thu nhiệt thuận lợi làm không khí bị đốt nóng và bốc lên cao,
áp suất vùng này giảm xuống.
Câu 34: Tại nơi giao lưu của hải lưu nóng và hải lưu lạnh thường xảy ra hiện tượng gì?
A. Sương mù dày đặc
B. Mưa to
C. Tuyết
D. Sóng thần
Câu 35: Phân tử nước chuyển động theo quỹ đạo vòng dưới tác động của các lực khác
nhau. Chuyển động đó được gọi là:
A. Thủy triều
B. Sóng
C. Bão
D. Lốc xoáy
Câu 36: Gió mùa là loại gió hình thành do thay đổi giữa đất liền và biển về:
A.Nhiệt độ

6
B.Khí áp
C.Độ ẩm
D.Bão
Câu 37: Tàu thuyền đi trong sương mù dễ đâm va do bị hạn chế bởi:
A. Tốc độ
B. Tầm nhìn xa
C. Khả năng quay trở
D. Khả năng dừng
Câu 38: Điều nào sau đây không phải đặc điểm của mây báo hiệu tố?
A. Rải rác
B. Hạ thấp xuống
C. Chói sáng
D. Thay đổi hình dạng
Câu 39: Hiệu ứng Phơn (bên nắng đốt, bên mưa quay) ở dãy núi Trường Sơn là do yếu tố
nào gây nên:
A. Nhiệt độ thấp (lạnh) và khô, áp suất cao
B. Gió Tây khô nóng
C. Khí hậu nóng ẩm ở phía Tây
D. Chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông
Câu 40: Khi tâm bão tới gần, diễn biến của khí áp là:
A. Tăng rất nhanh rồi giảm đột ngột
B. Giảm từ từ rồi giảm đột ngột
C. Giảm từ từ rồi tăng đột ngột
D. Tăng rất nhanh rồi tăng từ từ
Câu 41: Ở cấp gió Beaufort nào thì độ cao sóng từ 0,5 đến 1,25m:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 42: Tình trạng mặt biển như thế nào ở cấp gió Beaufor 11:
A. Sóng cao bất thường, mặt biển phủ từng mảng bọt trắng, tầm nhìn xa giảm mạnh
B. Sóng cao, cuồn cuộn bọt tung thành vệt dày đặc, bụi nước làm giảm tầm nhìn (9)
C. Các con sóng khổng lồ, biển gào thét dữ dội, không gian trên mặt biển đầy bọt
trắng, biển trắng xóa một màu, tầm nhìn xa giảm hẳn. (12)
7
D. Sóng rất cao với đỉnh chồm lên, bọt trắng thổi tung tóe dày đặc phủ khắp mặt biển,
biển cuồn cuộn, tầm nhìn giảm hẳn. (10)
Câu 43: Thời kỳ gió mùa Đông Bắc suy yếu là:
A. Tháng 1
B. Tháng 2
C. Tháng 3
D. Tháng 4
Câu 44: Khi gió cao đến 5-6m, mất mát tốc độ tàu đạt:
A. 30%
B. 40%
C. 50%
D. 60%
Câu 45: Tàu có hệ số béo thể tích như thế nào thì tốc độc do sóng gây ra tăng tương
đối chậm?
A. Nhỏ hơn 1
B. Lớn hơn hoặc bằng 1
C. Nhỏ hơn hoặc bằng 0,7
D. Lớn hơn 0,7
Câu 46: Khi tầm nhìn xa trong sương mù là 30-50 m thì tầm nhìn xa của radar giảm đi
bao nhiêu % vơi bước sóng dài 10 cm:
A. 30-45%
B. 20-30%
C. 10-15%
D. 5-10%
Câu 47: Khí đoàn ấm có đặc điểm:
A. Thời tiết khắc nghiệt
B. Có kèm sấm chớp
C. Có kèm mưa đá
D. Thời tiết ổn định
Câu 48: Tốc độ gió hải lục là:
A. 5-6 m/s
B. 10-20 m/s
C. Trên 30 m/s
D. Trên 40 m/s
8
Câu 49: Vùng có sóng lớn nhất là vùng nằm bên nào đường di chuyển của bão?
A. Bên trái
B. Bên phải
C. Bên trên
D. Bên dưới
(phía sau tâm bão chừng 25-50 HL)
Câu 50: Loại sóng nào là một loạt các đợt sóng được hình thành khi một khối lượng
nước lớn bị dịch chuyển nhanh chóng trên một quy mô lớn?
A. Sóng chết
B. Sóng hồi
C. Sóng lừng
D. Sóng thần
Câu 51: Theo QĐ số 1579/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống
cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống cảng biển Việt
Nam được chia thành mấy nhóm?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

9
Câu 52: Theo QĐ số 1579/QĐ-TTg, nhóm cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, cảng biển
Đồng Nai, cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu, cảng biển Bình Dương và cảng biển Long An
thuộc nhóm cảng biển số mấy?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 53: Theo QĐ số 1579/QĐ-TTg, theo quy mô, chức năng, hệ thống cảng biển Việt
Nam gồm mấy loại?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 54: Yêu cầu về vị trí của ICD là:
A. Gắn với các hành lang vận tải chính
B. Kết nối trực tiếp với cảng biển
C. Kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông vận tải khác
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 55: Hoạt động sản xuất nào của cảng biển mà ICD không thực hiện được?
A. Thông quan hàng hóa
B. Lưu kho/bãi hàng hóa
C. Sửa chữa container
D. Xếp dỡ hàng hóa từ/đến tàu
Câu 56: ICD đóng vai trò rất quan trọng với loại hàng nào?
A. Hàng xá
B. Hàng siêu trường, siêu trọng
C. Hàng container
D. Hàng dầu/khí
Câu 57: ICD xa cảng biển có đặc điểm?
A. Nằm cách xa cảng biển trên 300 km
B. Nằm trong bán kính 100km so với cảng biển
C. Là ICD xa nhất trong thành phố cảng

10
D. Là ICD gần nhất thuộc tỉnh lận cận thành phố cảng
Câu 58: ICD có chức năng cơ bản với công tác quá cảnh hàng hóa là loại ICD nào?
A. ICD ở nước không có biển
B. ICD gần cảng biển
C. ICD xa cảng biển
D. ICD quá cảnh
Câu 59: ICD là viết tắt của:
A. Inland Container Depot
B. Inland Clearance Depot
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
Câu 60: Theo bộ Luật Hàng hải 2015 định nghĩa cảng biển là:
A. Nơi tránh gió to, bão lớn của các loại tàu bè.
B. Khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ
tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả
hành khách và thực hiện dịch vụ khác.
C. Nơi ra, vào, neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hóa chuyên chở trên
tàu, với nhiệm vụ chính là cung cấp các phương tiện và dịch vụ cần thiết cho việc
dịch chuyển hàng hóa.
D. Cảng biển còn là trung tâm phân phối, trung tâm công nghiệp, trung tâm thương
mại, trung tâm dịch vụ, trung tâm cư dân của cả một vùng, địa phương.
Câu 61: Cảng tổng hợp là gì?
A. Cảng biển đặc biệt quan trọng có quy mô lớn, phục vụ cho việc phát triển kinh tế -
xã hội của cả nước hoặc liên vùng.
B. Cảng biển làm nhiều chức năng khác nhau
C. Cảng biển quan trọng, có qui mô vừa, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội
của vùng và địa phương.
D. Cảng thương mại giao nhận nhiều loại hàng hoá.
Câu 62: Những cảng chuyên làm nhiệm vụ chuyển tàu hoặc trung chuyển hàng quốc
tế và một phần nhỏ lượng hàng giao nhận nội địa là?
A. Cảng chuyên dụng
B. Cảng trung chuyển quốc tế
C. Cảng OD

11
D. Cảng đầu mối
Câu 63: Cầu cảng thuộc?
A. Hệ thống giao thông cảng
B. Luồng hàng hải
C. Vùng nước cảng
D. Vùng đất cảng
Câu 64: Vùng quay trở thuộc?
A. Vùng nước cảng
B. Vùng đất cảng
C. Khu neo đậu
D. Khu trách bão
Câu 65: Cẩu Liebherr làm hàng siêu trường siêu trọng ở cầu tầu thuộc tuyến xếp dỡ
nào?
A. Liên tục
B. Không liên tục
C. Tiền phương
D. Hậu phương
Câu 66: Các nhóm yếu tố địa lý ảnh hưởng đến việc xây dựng cảng biển là?
A. Vị trí của cảng về mặt điều kiện tự nhiên của bờ biển và hệ thống giao thông vùng
vào cảng.
B. Vùng tiền phương của cảng
C. Vùng hậu phương của cảng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 67: Chi phí nhân công thuộc nhân tố nào trong tiền đề kinh tế xây dựng cảng
biển?
A. Nhân tố vận tải
B. Nhân tố lao động
C. Nhân tố tập trung hóa
D. Nhân tố kết tụ hóa
Câu 68: Quy luật: tăng quy mô phục vụ của cảng biển trong phạm vi năng lực
thông qua về mặt kỹ thuật của cảng sẽ làm giảm chi phí cố định cho một đơn vị
sản phẩm tại cảng tạo ra nhân tố nào trong tiền đề kinh tế xây dựng cảng biển?
A. Nhân tố kết tụ hóa

12
B. Nhân tố lao động
C. Nhân tố quy mô
D. Nhân tố đất đai
Câu 69: Vùng tiền phương của Cảng là?
A. Các công trình, thiết bị chỉ dẫn hành hải, bao gồm các báo hiệu nhận biết bằng
hình ảnh, ánh sáng, âm thanh và tín hiệu vô tuyến điện tử, được thiết lập và vận
hành để chỉ dẫn cho tàu thuyền hành hải an toàn.
B. Vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình
phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương
tiện thủy khác.
C. Một vùng đất nằm “trước” cảng về phía biển, bị ngăn cách với cảng bởi một
không gian biển cả và thông với cảng bằng các phương tiện vận tải biển.
D. Hệ thống đường giao thông trong phạm vi cảng và cách kết nối với hệ thống
vận tải nội địa để vận chuyển hàng hóa từ cảng vào miền hậu phương và ngược
lại.
Câu 70: Khu vực có quan hệ với 1 cảng xác định nằm trong phạm vi của 1 quốc gia là?
A. Tiền phương gần
B. Tiền phương khu vực
C. Tiền phương tỉnh
D. Tiền phương cụm
Câu 71: Khi hàng ở miền Nam xuất từ cảng Sài Gòn ra Hải Phòng qua cảng Hải
Phòng, câu nào sau đây đúng?
A. Cảng Hải Phòng là tiền phương nhập của cảng Sài Gòn
B. Cảng Hải Phòng là tiền phương xuất của cảng Sài Gòn
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
Câu 72: Hậu phương cảng là
A. Địa phận bên ngoài nơi mà tàu xuất phát đến cảng nhất định (phía bên kia bờ
biền), từ đó hàng hóa được thu hút tới cảng trong một thời gian nhất định thông qua
vận tải đường biển

13
B. Vùng được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch
vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và
lắp đặt trang thiết bị phục vụ xếp dỡ, bảo quản hàng hóa .
C. Vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu
tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, luồng hàng hải và xây dựng các
công trình phụ trợ khác
D. Vùng lãnh thổ rộng lớn xung quanh cảng bao gồm thành phố cảng, các thành phố
lân cận và đôi khi có những quốc gia lân cận không có biển
Câu 73: Miền hậu phương độc quyền là?
A. Địa phận riêng của cảng và thành phố cảng, giới hạn của miền này có bán kính
trên dưới 100km
B. Địa phận riêng của cảng và thành phố cảng, giới hạn của miền này có bán kính
trên dưới 300km
C. Vùng nằm gần nhất cảng biển
D. Vùng nằm xung quanh cảng biển
Câu 74: Miền hậu phương nào của các cảng có thể trùng lên nhau:
A. Miền hậu phương chính
B. Miền hậu phương độc quyền
C. Miền hậu phương cạnh tranh
D. Miền hậu phương phụ
Câu 75: Vùng hậu phương có lượng hàng hóa quá ít qua cảng gọi là:
A. Vùng tranh chấp
B. Vùng không tranh chấp
C. Vùng phụ
D. Vùng chết
Câu 76: Các cảng biển nằm trong một khu vực biển nào đó có quan hệ với các cảng
biển của một quốc gia cụ thể được xếp vào loại miền:
A. Tiền phương nước ngoài
B. Tiền phương khu vực
C. Hậu phương
D. Tiền phương xuất nhập khẩu

14
Câu 77: Tàu đến lấy hàng ở cảng biển Việt Nam vào thời gian từ ngày 1 tháng 5 đến
20 tháng 6 sẽ được xếp đầy hàng theo vạch nào của dấu chuyên chở?
A. T
B. S
C. W
D. WNA
Câu 78: Để an toàn cho người và hàng hóa, thiết bị, cảng phải ngừng làm việc khi?
A. Smooth Sea
B. Continent Wind
C. Strong wind of level 7
D. North- East monsoon
Câu 79: Sự cạnh tranh xảy ra ở:
A. Cảng được xây dựng phục vụ cho lợi ích công cộng
B. Cảng dược xây dựng phục vụ cho nhà máy
C. Cảng được xây dựng phục vụ cho Khu công nghiệp
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 80: Quan điểm quy hoạch cảng biển:
A. Khảo sát tại khu vực dự định xây cảng (chú trọng địa điểm cụ thể để tiết kiệm chi
phí)
B. Khảo sát trên một khu vực rộng lớn mới có thể đưa ra quyết định sau cùng
C. Khảo sát các vùng nước từ đó mới tìm vùng đất lân cận phù hợp
D. Chọn vùng đất phù hợp, luồng tàu có thể tiến hành nạo vét sau
I. Tự luận
Bài 1: Một tàu Loại 4 đến phao “0” của cảng hồi 8h00 ngày 12 tháng 2 với mớn nước
10,00m. Hãy xác định thời điểm tàu có thể vào cảng theo 2 phương án : chuyển tải và
không chuyển tải hàng hóa? Biết:
- Độ sâu luồng tính tới “0 hải đồ” là: –8,50m;
- Độ sâu đệm nước dự trữ an toàn dưới đáy tàu là: 0,50m;
- Độ sâu dự trữ do nạo vét luồng không phẳng là: 0,30m
- Độ sâu dự trữ do luồng có sóng là: 0,30m;
- Thời gian làm thủ tục để chuyển tải cho tàu là: 2 giờ

15
Bài 2: Một tàu Loại 1 đến phao “0” của cảng hồi 03h00 ngày 03 tháng 01 với mớn
nước 10,50 m. Hãy xác định thời điểm tàu có thể vào cảng theo 2 phương án : chuyển
tải và không chuyển tải hàng hóa? Biết:
- Độ sâu luồng tính tới “0 hải đồ” là: –9,00m;
- Độ sâu đệm nước dự trữ an toàn dưới đáy tàu là: 0,50m;
- Độ sâu dự trữ do nạo vét luồng không phẳng là: 0,30m
- Độ sâu dự trữ do luồng có sóng là: 0,30m;
- Thời gian làm thủ tục để chuyển tải cho tàu là: 2 giờ
Bài 3: Một con tàu chuẩn bị chui qua cầu đường bộ với các thông số như sau:
Chiều cao lớn nhất của tàu là 46,00 m; mớn nước 12,60 .
Chiều cao tĩnh không lớn nhất của cầu là 34,70 m tại mực nước cao nhất 4,3m.
Chiều cao tĩnh không dự trữ an toàn của cầu là 1,5m.
Độ sâu đệm nước dự trữ an toàn dưới đáy tàu là 0,50m;
Độ sâu dự trữ do nạo vét luồng không phẳng là 0,30m
Độ sâu dự trữ do luồng có sóng là 0,30m;
Chiều sâu luồng tính tới số 0 hải đồ là -10,50 m
Hãy xác định những khoảng thời gian tàu có thể chui qua cầu trong ngày 06 và ngày
07 tháng 01.
Bài 4: : Một con tàu loại 3 đến phao số “0” lúc 2 giờ 00 ngày 17 tháng 02 (dương
lịch). Với mớn nước tàu -9,8 m.
Cho biết:
- Chiều sâu luồng: -10,3 m
- Biết chiều cao tĩnh không của cầu là 36 m và chiều cao tĩnh không an toàn của cầu là
1,5m, Hmax = 45 m, a max = 4 m và các đại lượng Hđt = 0,5 m, Hs = 0,3 m, Hnv =
0,3 m
- Biết thời gian làm thủ tục tại phao cho tàu là 2 giờ.

16
Bằng cách sử dụng bảng thủy triều, xác định những khoảng thời gian tàu có thể vào
được cảng (biết tàu hành trình vào cảng phải chui qua cầu) bằng PP không chuyển tải
trong ngày 17/02?

17

You might also like