You are on page 1of 3

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Điểm

Môn: ĐỊALÍ 10
ĐỀ 1

Họ tên học sinh: …………………………………………… Lớp: ……


PHIẾU TRẢ LỜI: Học sinh dùng bút chì tô vào đáp án đúng, không khoanh vào đề
Câu A B C D Câu A B C D Câu A B C D
1     9     17    
2     10     18    
3     11     19    
4     12     20    
5     13     21    
6     14     22    
7     15     23    
8     16     24    

I . PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 6 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: : Khối khí có đặc điểm rất nóng là:
A. Khối khí cực. B. Khối khí ôn đới
C. Khối khí chí tuyến. D. Khối khí xích đạo.
Câu 2: Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí:
A. Chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo. B. Cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo.
C. Xích đạo, chí tuyến ,ôn đới, cực. D. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
Câu 3: :Frông khí quyển là
A. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
B. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
C. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.
D. bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành..
Câu 4: : Các dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau nên ảnh hưởng trực tiếp đến
yếu tố nào dưới đây?
A. Thảm thực vật. B. Chế độ gió.
C. Nhiệt độ không khí. D. Tài nguyên hải sản.
Câu 5 Khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất không phải ở Xích đạo mà ở vùng
chí tuyến bán cầu Bắc chủ yếu do
A. tỉ lệ diện tích lục địa ở khu vực xích đạo nhỏ, mưa nhiều.
B. khu vực xích đạo có tầng đối lưu dày.
C. Xích đạo là vùng có nhiều rừng.
D. Xích đạo quanh năm có góc nhập xạ lớn.
Câu 6: Do sự tiếp xúc của khối khí Xích đạo hải dương bán cầu Bắc và xích đạo hải dương bán cầu
Nam nên ở nước ta có mưa rất lớn vào mùa nào dưới đây?
A. Mùa xuân. B. Mùa hạ.
C. Mùa thu. D.Mùa đông
Câu 7: Câu 15: Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt trái đất , lớn nhất ở:
A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Vòng cực. D. Cực.
Câu 8: Biển Hồ ở Campuchia có ảnh hưởng đến chế độ nước của sông nào dưới đây?
A. Sông Đồng Nai. B. Sông Bé.
C. Sông Cửu Long. D. Sông Hồng.
Câu 9: Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước
rồi đổ ra đại dương, hiện tượng đó là
A. Vòng tuần hoàn. B. Vòng tuần hoàn nhỏ của nước.
C. Vòng tuần hoàn lớn của nước. D. Vòng tuần hoàn của nước.
Câu 10: Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriolit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành
A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam)
B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam)
C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc)
D. Gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc)
Câu 11: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "sông có lũ vào mùa xuân" ?
A. Khí hậu ôn đới lục địa. B. Khí hậu cận nhiệt lục địa.
C. Khí hậu nhiệt đới lục địa. D. Khí hậu nhiệt đới lục địa.
Câu 12: Hoạt động kinh tế - xã hội có tác động rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông Hồng là:
A. Sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Tây Bắc. B. Xây dựng hệ thống thủy điện trên sông Đà.
C. Khai thác rừng ở vùng thượng lưu sông. D. Khai thác cát ở lòng sông.
Câu 13. Ở miền ôn đới lạnh nguồn cung cấp nước cho sống chủ yếu là do
A. Mưa. B. Băng tuyết.
C. Nước ngầm. D. Nước ao, hồ.
Câu 14: Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì
A. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.
B. bề mặt các lục địa ngồi lên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.
C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.
D. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.
Câu 15: Ở nước ta, nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông là
A. Chế độ mưa. B. Địa hình.
C. Thực vật. D. Hồ, đầm.
Câu 16: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn tới hậu quả
A. Mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.
B. Mực nước sông quanh năm cao, sông chảy siết.
C. Mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn mực nước cạn kiệt.
D. Sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc.
Câu 17: Các nhân tố nào sau đây có vai trò điều hòa chế độ nước sông?
A. Nước ngầm, thực vật và hồ, đầm.
B. Thực vật, các dòng biển, bồ và đầm.
C. Các dòng biển, nước ngầm, thực vật.
D. Thực vật, hồ, đầm và dòng biển.
Câu 18: Do sự tiếp xúc của khối khí Xích đạo hải dương bán cầu Bắc và xích đạo hải dương bán cầu
Nam nên ở nước ta có mưa rất lớn vào mùa nào dưới đây?
A. Mùa xuân. B. Mùa hạ.
C. Mùa thu. D. Mùa đông.
Câu 19: Khối khí ôn đới lục địa thổi vào nước ta vào thời gian nào?
A. Đầu mùa xuân. B. Đầu mùa hạ.
C. Đầu mùa thu. D. Đầu mùa đông.
Câu 20. Hiện tượng mưa ngâu ở nước ta có liên quan đến sự xuất hiện
A. Frông cực. B. Frông nóng.
C. Frông lạnh . D. Dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 21: Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt Trái Đất biến thiên theo chiều hướng
A. tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến, sau đó giảm dần từ chí tuyến lên cực.
B. tăng dần từ xích đạo lên cực.
C. giảm dần từ xích đạo đến chí tuyến sau đó tăng dần từ chí tuyến lên cực.
D. giảm dần từ xích đạo lên cực.
Câu 22: Gió Mậu Dịch có đặc điểm là
A. Chủ yếu thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa
B. Chủ yếu thổi vào mùa đông, lạnh, khô, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa
C. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tinh chất chung là ẩm ướt.
D. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tinh chất chung là khô.
Câu 23: Gió phơn ảnh hưởng mạnh nhất đến vùng nào ở nước ta?
A. Đông Bắc. B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Bắc. D. Tây Nguyên.
Câu 24. : Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "sông có lũ lớn vào mùa mưa và cạn vào mùa
khô "?
A. Khí hậu xích đạo. B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
C. Khí hậu ôn đới lục địa. D. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
II. TỰ LUẬN (4 điểm): Học sinh làm vào giấy kiểm tra
Cho bảng số liệu sau:
Dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn 2010 – 2018
Năm 2010 2015 2016 2017 2018
Dân số (nghìn người) 86947,4 91709,8 92692,2 93677,6 94666,0
Sản lượng lương thực có hạt
44632,2 50379,5 48416,2 47852,2 48888,4
(nghìn tấn)
Sản lượng lương thực bình
quân đầu người(kg/người)
a. Tính sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta qua các năm.
b. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản
lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 2010 - 2018. (lấy năm
2010 = 100%).
c. Từ bảng số liệu và biểu đồ rút ra nhận xét.

You might also like