You are on page 1of 291

TS.

PHẠM VĂN TỈNH (Chủ biên)


ThS. PHẠM MINH VIỆT, ThS. LÊ THỊ HUỆ
KS. ĐẶNG THỊ HỒNG

THñY V¡N
C¤NG TR×NH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017


TS. PHẠM VĂN TỈNH (Chủ biên)
THS. PHẠM MINH VIỆT, THS. LÊ THỊ HUỆ, KS. ĐẶNG THỊ HỒNG

BÀI GIẢNG
THỦY VĂN CÔNG TRÌNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017

1
2
LỜI NÓI ĐẦU

Thuỷ văn công trình là môn học cơ sở ngành quan trọng đối với sinh viên
các ngành học liên quan đến tài nguyên nước nói chung và đối với sinh viên
ngành Kỹ thuật công trình xây dựng - Trường Đại học Lâm nghiệp nói riêng.
Nhiệm vụ của môn học là cung cấp những kiến thức cơ bản về sự hình thành
dòng chảy sông ngòi, các phương pháp tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế
phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế, thi công, quản lý và vận hành hệ thống
công trình thủy lợi - thủy điện, giao thông và các công trình xây dựng khác.
Bài giảng “Thuỷ văn công trình” được biên soạn dựa trên các tài liệu tham
khảo trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực thủy văn - tài nguyên nước và
tiếp cận những phương pháp tính toán hiện đại trên thế giới trong lĩnh vực tính
toán thuỷ văn. Nội dung bài giảng gồm hai phần chính:
(1) Thủy văn đại cương: gồm các chương từ Mở đầu đến chương 4. Phần
này chủ yếu trình bày những kiến thức cơ bản của thủy văn và các phương pháp
tính toán các yếu tố dòng chảy.
(2) Thủy văn công trình: từ chương 5 đến chương 7. Nội dung các chương
này nhằm ứng dụng các phương pháp tính toán thủy văn phục vụ công tác quy
hoạch, thiết kế và thi công các công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông, xây
dựng dân dụng và công nghiệp, cấp thoát nước...
Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn Bộ môn Kỹ thuật công trình, Hội
đồng khoa học khoa Cơ điện và Công trình - Trường Đại học Lâm nghiệp, các
nhà khoa học đã có ý kiến phản biện cho nội dung bài giảng.
Mặc dù nhóm tác giả đã cố gắng chọn lọc những nội dung cơ bản, các
phương pháp tính toán hiện đại, thực tế đang được áp dụng trong tính toán thủy
văn phục vụ xây dựng các công trình có liên quan đến nước nhưng chắc chắn
không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy, cô đồng nghiệp và các em sinh viên để cuốn bài giảng được hoàn
thiện hơn trong lần xuất bản sau. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Bộ môn Kỹ
thuật công trình - Khoa Cơ điện và Công trình - Trường Đại học Lâm nghiệp.
Nhóm tác giả

3
4
Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học


1.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Thủy văn là một nhánh của khoa học trái đất, nghiên cứu về các dạng tồn
tại, vòng tuần hoàn và phân bổ của tài nguyên nước trong tự nhiên. Thủy văn
công trình là một bộ phận trong khoa học thủy văn, nghiên cứu nguồn nước và
dòng chảy, điều tra, đo đạc, thu thập, phân tích xử lý số liệu và cung cấp các
phương pháp tính toán nguồn nước - dòng chảy để phục vụ công tác quy hoạch,
thiết kế, xây dựng, quản lý, khai thác vận hành các công trình giao thông, thủy
lợi, thủy điện, xây dựng, các công trình chính trị sông, gia cố và bảo vệ bờ và
các công trình có liên quan đến nước khác.
Nước trong tự nhiên là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và có hạn.
Nước chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người, là yếu tố quyết
định đến sự tồn tại và phát triển môi trường sống. Các nền văn minh sớm nhất
của loài người được phát triển dọc theo các con sông có nguồn nước ổn định và
phong phú như: nền văn minh Ai Cập bên dòng sông Nile, nền văn minh Lưỡng
Hà gắn với hai dòng sông Euphrates và Tigris, nền văn minh Ấn Độ phát triển
dọc theo sông Ấn và sông Hằng, nền văn minh Trung Quốc được hình thành
trên lưu vực sông Trường Giang và Hoàng Hà... Ở Việt Nam, nền văn minh
sông Hồng là nền văn minh lúa nước lâu đời, có văn hóa đặc sắc hình thành và
phát triển trên lưu vực sông Hồng. Ngày nay, nước được sử dụng rộng rãi trong
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, chăn nuôi,
thuỷ sản... Ở những vùng sa mạc và bán sa mạc, nước còn có chức năng xã hội,
sự thiếu hụt nguồn nước là nhân tố hạn chế đến sự phát triển kinh tế và xã hội.
Bởi vậy, tài nguyên nước được coi là một loại hàng hoá đặc biệt.
Trên hành tinh chúng ta, nước tồn tại dưới ba dạng cơ bản như: dạng lỏng,
dạng rắn và hơi nước. Nước trên trái đất phân bố ở các đại dương, biển, sông,
suối, ao, hồ, đầm lầy, nước ngầm, trong không khí, băng tuyết và các dạng liên
kết khác. Theo số liệu ước tính của UNESCO (1978), tổng lượng nước trên trái
đất khoảng 1.385.984.610 km3.Trong đó, nước mặn tồn tại trong các biển và đại

5
dương xấp xỉ 1.344.405.000 km3 (chiếm 97%). Nước ngọt trên trái đất chiếm tỷ lệ
rất nhỏ chỉ vào khoảng 3%. Nước ngọt tồn tại ở dạng: nước ngầm, nước mặt,
dạng băng tuyết và các dạng khác. Lượng nước ở dạng băng, tuyết chiếm tỷ lệ cao
nhất (xấp xỉ 68,7%), nước ngọt ở các tầng ngầm dưới đất chiếm tỷ lệ vào khoảng
30,1%, trong khi đó nước trong hệ thống sông suối chỉ chiếm khoảng 0,006%
tổng lượng nước ngọt trên trái đất, một tỷ lệ rất nhỏ (bảng 1.1 và hình 1.1).
Bảng 1.1. Ước lượng nước trên trái đất
Tổng
Tổng
lượng
Diện tích Thể tích lượng
Hạng mục nước
(106 Km2) (Km3) nước
ngọt
(%)
(%)
1. Đại dương 361,3 1.344.405.000 97,0
2. Nước ngầm
- Nuớc ngọt 134,8 10.530.000 0,76 30,1
- Nước nhiễm mặn 134,8 12.870.000 0,53
- Lượng ẩm trong đất 82,0 16.500 0,0012 0,05
3. Băng tuyết
- Băng ở các cực 16,0 24.023.500 1,7 68,6
- Các loại băng tuyết khác 0,3 340.600 0,025 1,0
4. Hồ, đầm
- Nước ngọt 1,2 91.000 0,007 0,26
- Nhiễm mặn 0,8 85.400 0,006
- Đầm lầy 2,7 11.470 0,0008 0,03
5. Sông ngòi 148,8 2.120 0,0002 0,006
6. Nước sinh học 510,0 1.120 0,0001 0,003
7. Nước trong khí quyển 510,0 12.900 0,001 0,04
Tổng cộng 510,0 1.385.984.610 100
Nước ngọt 148,8 41.579.000 3,0 100

6
Hình 1.1. Phân bố nguồn nước trên trái đất
Sự phân bố tài nguyên nước rất không đều theo không gian. Trên trái đất có
vùng có lượng mưa khá phong phú, nhưng lại có những vùng khô hạn. Các vùng
nhiều mưa (lượng mưa > 2000 mm trong năm) trên thế giới phân bố như sau: vùng
Nam Mỹ (trừ vùng giáp Thái Bình Dương); vùng núi Anpơ, Nauy ở châu Âu; vùng
Tây Phi; Philipin, Nhật Bản, Malayxia, Campuchia, Việt Nam ở châu Á.
Đồng thời tài nguyên nước phân bố cũng rất không đều theo thời gian.
Trong thời gian một năm, có thời kỳ nhiều nước (mùa mưa) và có thời kỳ ít
nước (mùa khô). Sự phân bố nguồn nước theo thời gian phụ thuộc chủ yếu vào
yếu tố địa lý.
1.1.2. Chu trình thủy văn
Các dạng tài nguyên nước (nước mặt, nước ngầm, nước trên đại dương,
nước trong khí quyển) thay đổi theo không gian và thời gian và nằm trong chu
trình tuần hoàn nước toàn cầu (hình 1.2). Khoảng không gian của chu trình đó
gọi là thuỷ quyển.
Nước bốc hơi từ các đại dương và lục địa trở thành một bộ phận của khí
quyển. Hơi nước được vận chuyển vào bầu không khí, bốc lên cao cho đến khi
chúng ngưng kết và rơi trở lại mặt đất hoặc mặt biển. Lượng nước rơi xuống mặt
đất một phần bị giữ lại bởi cây cối, chảy tràn trên mặt đất thành dòng chảy trên
sườn dốc, thấm xuống đất, chảy trong đất thành dòng chảy sát mặt đất và chảy
vào các dòng sông thành dòng chảy mặt. Phần lớn lượng nước bị giữ lại bởi
thảm phủ thực vật và dòng chảy mặt sẽ quay trở lại bầu khí quyển qua con
đường bốc hơi và thoát hơi thực vật. Lượng nước ngấm trong đất có thể thấm

7
sâu hơn xuống những lớp đất bên dưới để cấp nước cho các tầng nước ngầm và
sau đó xuất lộ thành các dòng suối hoặc chảy dần vào sông ngòi thành dòng
chảy mặt và cuối cùng đổ ra biển hoặc bốc hơi vào khí quyển.

Hình 1.2. Vòng tuần hoàn nước và cân bằng nước toàn cầu
với 100 đơn vị mưa trên lục địa
(Tương ứng với 100 đơn vị mưa trên lục địa có 38 đơn vị chảy dòng chảy mặt ra
biển; 1 đơn vị chảy ngầm ra biển; 61 đơn vị bốc hơi từ lục địa; tương ứng có 424
đơn vị bốc hơi từ đại dương và 385 đơn vị mưa xuống đại dương).
1.1.3. Các thuộc tính và đặc trưng biểu thị nguồn nước
Nước có hai thuộc tính cơ bản là có lợi và gây hại. Nước là động lực cho
các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người, song nó cũng gây ra
những hiểm họa ghê gớm cho con người. Những trận lũ lớn, lũ quét, bão có thể
gây ra thiệt hại cực kỳ nghiêm trọng về người và tài sản, có thể tàn phá các vùng
dân cư, phá hủy cân bằng sinh thái ở những vùng mà nó đi qua.
Một trong những đặc thù quan trọng nữa của nguồn nước đó là có trữ lượng
hàng năm không phải là vô tận, sự biến đổi của nó không vượt qua một giới hạn
nào đó và không phụ thuộc vào mong muốn của con người.
Tài nguyên nước được đánh giá bởi ba đặc trưng quan trọng: lượng, chất
lượng và động thái của nó:
 Lượng nước: Tổng lượng nước sinh ra trong một khoảng thời gian một

8
năm hoặc một thời kỳ nào đó trong năm. Nó biểu thị mức độ phong phú của tài
nguyên nước trên một vùng lãnh thổ.
 Chất lượng nước: Bao gồm các đặc trưng về hàm lượng của các chất
hoà tan và không hoà tan trong nước (có lợi hoặc có hại theo tiêu chuẩn sử dụng
của đối tượng sử dụng nước).
 Động thái của nước được đánh giá bởi sự thay đổi của các đặc trưng
dòng chảy theo thời gian, sự trao đổi nước giữa các khu vực chứa nước, sự vận
chuyển và quy luật chuyển động của nước trong sông, sự chuyển động của nước
ngầm, các quá trình trao đổi chất hoà tan, truyền mặn.
Nguồn nước trên trái đất là rất lớn nhưng chỉ nước ngọt mới là yêu cầu cơ
bản cho hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Khi sự phát triển dân sinh
kinh tế còn ở mức thấp, nước chỉ mới được coi là môi trường cần thiết cho sự
sống của con người. Trong quá trình phát triển, càng ngày càng có sự mất cân
đối giữa nhu cầu dùng nước và nguồn nước. Các hoạt động kinh tế - xã hội của
con người càng phát triển, nguồn nước ngày càng có nguy cơ bị cạn kiêt, suy
thoái. Khi đó nước được coi là một loại tài nguyên quý cần được bảo vệ và quản
lý. Các luật về nước ra đời và cùng với nó ở mỗi quốc gia đều có một tổ chức để
quản lý nghiêm ngặt loại tài nguyên này.
Trong quy hoạch sử dụng khai thác nguồn nước, tài nguyên nước được
kiểm kê đánh giá theo các đặc trưng trên.
1.2. Nội dung và nhiệm vụ của môn học thủy văn công trình
Khoa học thủy văn được chia ra nhiều chuyên ngành chuyên sâu theo phạm
vi nghiên cứu và ứng dụng như: Khí tượng học, Thủy văn đất liền, Thủy văn
biển và đại dương, Địa chất thủy văn, Thủy văn nông nghiệp, Thủy văn công
trình...
Để thuận tiện cho việc hệ thống kiến thức và ứng dụng vào phạm vi nghiên
cứu, nội dung môn học Thủy văn công trình được chia thành hai phần chính:
 Thủy văn đại cương: Cung cấp những kiến thức cơ bản về tổng quan tài
nguyên nước, đặc điểm các yếu tố khí tượng thủy văn, quá trình mưa và sự hình
thành dòng chảy trên lưu vực và tính quy luật của dòng chảy sông ngòi, các
phương pháp đo đạc, tính toán và thu thập tài liệu khí tượng thủy văn.
 Thủy văn công trình: Cung cấp các phương pháp ứng dụng những kiến
thức của thủy văn đại cương và các phương pháp tính toán hiện đại để tính toán
các đặc trưng thủy văn phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế và thi công các

9
công trình có liên quan đến nước như: công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện,
xây dựng dân dụng và công nghiệp... Các đặc trưng thủy văn cần phải xác định
làm cơ sở quy hoạch và thiết kế công trình gọi là các đặc trưng thủy văn thiết kế.
Nhiệm vụ và yêu cầu tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế tùy thuộc nhiệm
vụ quy hoạch và thiết kế công trình.
1.3. Đặc điểm của hiện tượng thủy văn và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Đặc điểm của hiện tượng thủy văn
Các hiện tượng thủy văn là kết quả sự tác động của nhiều nhân tố tự nhiên.
Dòng chảy sinh ra trên mặt đất phụ thuộc vào mưa, điều kiện địa hình địa chất,
thảm phủ thực vật, thổ nhưỡng, độ nhám bề mặt lưu vực... Đó là một quá trình
tự nhiên với đầy đủ tính chất vật lý của nó, biểu hiện phạm trù nguyên nhân và
hậu quả. Nếu biểu diễn một cách hình thức quan hệ của dòng chảy sông ngòi với
nhân tố tự nhiên tác động lên nó dưới dạng:
Y  f ( X ,Z ) (1.1)
Trong đó:
X là tập hợp các yếu tố khí tượng, khí hậu tham gia vào sự hình thành dòng
chảy sông ngòi, được biểu thị dưới dạng vectơ như sau:
X = (x1, x2, ..., xi, ..., xn) (1.2)
với x1, x2, ..., xi, ..., xn là các đặc trưng khí tượng, khí hậu như: mưa, bốc
hơi, gió, nhiệt độ, áp suất không khí...
Z là tập hợp các đặc trưng mặt đệm tác động lên sự hình thành dòng chảy
sông ngòi, được biểu thị dưới dạng vectơ như sau:
Z = (z1, z2, ..., zi, ..., zm) (1.3)
với z1, z2, ..., zi, ..., zm là các đặc trưng mặt đệm như: diện tích lưu vực, độ
dốc lưu vực, điều kiện địa hình, địa chất, lớp phủ thực vật...
Nhóm các yếu tố khí tượng, khí hậu X biến động lớn theo thời gian, thường
gọi là nhóm biến đổi nhanh. Sự biến đổi của các yếu tố trong này vừa mang tính
chu kỳ, vừa mang tính ngẫu nhiên. Tính chu kỳ phản ảnh quy luật thay đổi của xu
thế bình quân theo thời gian, tính ngẫu nhiên thể hiện ở sự xuất hiện một giá trị cụ
thể tại thời điểm nào đó của chu kỳ và sự lệch của nó so với giá trị bình quân.
Nhóm các nhân tố mặt đệm Z biến đổi chậm theo thời gian, thường gọi là
nhóm biến đổi chậm. Tổ hợp của hai nhóm nhân tố tham gia vào các quá trình
dòng chảy theo quan hệ (1.1) quyết định tính chất của hiện tượng thủy văn, do
đó hiện tượng thủy văn vừa mang tính tất định, vừa mang tính ngẫu nhiên.

10
 Tính chất tất định của hiện tượng thủy văn thể hiện ở các mặt sau:
- Sự thay đổi có chu kỳ của các xu thế bình quân theo thời gian: chu kỳ một
năm (mùa lũ, mùa kiệt); chu kỳ nhiều năm (nhóm năm ít nước, nhóm năm nhiều
nước, nhóm năm có lượng nước trung bình).
- Tính quy luật biểu thị mối quan hệ vật lý của các nhân tố ảnh hưởng (X,
Z) đến các đặc trưng dòng chảy Y. Mối quan hệ giữa các đặc trưng dòng chảy và
các nhân tố ảnh hưởng trong nhiều trường hợp có thể biểu diễn bằng mô hình
toán học dưới dạng các biểu thức toán học hoặc đồ thị.
- Sự biến đổi có quy luật theo không gian do bị chi phối bởi tính địa đới
của các hiện tượng khí hậu, khí tượng tổ hợp với những hình thế mặt đệm tương
đối ổn định của từng khu vực trên lãnh thổ. Nhờ đó, có thể tiến hành xây dựng
các bản đồ phân vùng hoặc các bản đồ đẳng trị các yếu tố khí tượng, thủy văn.
 Tính ngẫu nhiên:
Tính ngẫu nhiên của hiện tượng thủy văn phụ thuộc chủ yếu vào sự biến
đổi ngẫu nhiên của nhóm nhân tố khí hậu, khí tượng do đó các hiện tượng thủy
văn không lặp lại y nguyên về độ lớn cũng như về thời gian.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Sự phát triển của các phương pháp tính toán thủy văn có quan hệ với những
tiến bộ khoa học khác như toán học ứng dụng, phương pháp tính và công cụ tính
toán, đặc biệt là sự phát triển của máy tính điện tử. Cùng với đó, hiện nay, quan
điểm hệ thống với sự ứng dụng lý thuyết phân tích hệ thống đã được áp dụng
rộng rãi trong tính toán thủy văn. Bởi vì sự hình thành và phát triển của hiện
tượng thủy văn nằm trong mối quan hệ tương tác giữa nó với những tác động
của con người ngày càng sâu vào trạng thái tự nhiên của nguồn nước.
Các phương pháp nghiên cứu và tính toán thủy văn có thể chia làm các
phương pháp sau:
1.3.2.1. Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành
Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành là phương pháp được xây
dựng dựa vào tính tất định của hiện tượng thủy văn. Phương pháp phân tích
nguyên nhân hình thành có thể chia thành các loại như sau:
(1) Phương pháp phân tích căn nguyên
Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành các quá trình
dòng chảy theo biểu thức (1.1), người ta thiết lập các mối quan hệ toán học giữa
các đặc trưng thủy văn với các đặc trưng biểu thị nhân tố ảnh hưởng; hoặc bằng

11
các biểu thức toán học, hoặc bằng các đồ thị, cao hơn nữa là các mô hình toán và
mô hình mô phỏng hệ thống. Các mô hình mô phỏng hệ thống hiện nay được sử
dụng rộng rãi trong tính toán thủy văn công trình.
(2) Phương pháp tổng hợp địa lý
Hiện tượng thủy văn mang tính địa đới, tính khu vực và biến đổi nhịp
nhàng theo không gian. Bởi vậy, có thể xây dựng các bản đồ phân vùng, bản đồ
đẳng trị các đặc trưng hoặc các tham số thủy văn. Bằng các bản đồ này có thể
nội suy, ngoại suy các đặc trưng cần xác định trong tính toán các yếu tố thủy
văn.
(3) Phương pháp lưu vực tương tự
Phương pháp lưu vực tương tự được sử dụng rộng rãi trong tính toán thủy
văn trong trường hợp tại khu vực cần nghiên cứu, tính toán không có tài liệu đo
đạc thủy văn.
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là: Các tham số và đặc trưng thủy
văn của lưu vực không có tài liệu quan trắc được suy ra từ lưu vực khác, có tài
liệu đo đạc thủy văn và có điều kiện hình thành dòng chảy tương tự như lưu vực
cần phải tính toán. Lưu vực có đủ tài liệu thủy văn, có thể sử dụng cho lưu vực
cần nghiên cứu, tính toán gọi là lưu vực tương tự. Hai lưu vực được gọi là tương
tự nếu như các điều kiện về mặt đệm, khí tượng, khí hậu tương tự nhau và tác
động của các nhân tố đó đến tham số hoặc đặc trưng thủy văn đang xem xét là
cũng tương tự nhau.
Gọi YA là tham số hoặc đặc trưng thủy văn cần tính toán đối với lưu vực A,
YB là tham số hoặc đặc trưng thủy văn cùng loại đối với lưu vực B.
YA = f1(X1, Z1)
YB = f2(X2, Z2)
Hai lưu vực được coi là tương tự nếu như mỗi phần tử tương ứng của X1 có
giá trị xấp xỉ với X2 và cũng như vậy đối với Z1 và Z2.
Trong trường hợp như vậy, YA có thể suy ra từ YB theo biểu thức (1.4) như
sau:
YA = YB hoặc YA = K.YB (1.4)
Trong đó K là hằng số, được sử dụng như một hệ số hiệu chỉnh.
1.3.2.2. Phương pháp thống kê xác suất
Hiện tượng thủy văn mang tính ngẫu nhiên, do đó có thể coi các đại lượng
đặc trưng là các đại lượng ngẫu nhiên và có thể áp dụng lý thuyết thống kê xác

12
suất để từ đó xác định các đặc trưng thủy văn thiết kế theo một tần suất thiết kế
đã được quy định theo quy phạm tùy theo cấp công trình.
1.3.2.3. Phương pháp viễn thám (Remote Sensing)
Trong thời gian gần đây phương pháp viễn thám được sử dụng nhiều
trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật trong đó có khoa học về trái đất. Viễn
thám là kỹ thuật và phương pháp thu nhận và phân tích thông tin từ một khoảng
cách nhất định mà không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu. Các thông
tin thu nhận là kết quả của việc giải mã hoặc đo đạc những biến đổi mà đối
tượng tác động đến môi trường xung quanh như trường điện từ, trường âm thanh
hoặc hấp dẫn. Tuy vậy kỹ thuật viễn thám thường được hiểu từ góc độ của kỹ
thuật điện tử, bao trùm mọi giải phổ của sóng điện từ; từ sóng radio tần số thấp
đến sóng siêu cao tần, sóng hồng ngoại, sóng nhìn thấy, tia cực tím, tia X và tia
Gama. Một số ứng dụng kỹ thuật viễn thám trong lĩnh vực thuỷ văn như sau:
- Nghiên cứu tổng hợp lượng dòng chảy;
- Nghiên cứu đặc trưng hình thái lưu vực sông;
- Nghiên cứu cân bằng nước lưu vực;
- Tính toán dòng chảy bùn cát.
1.3.2.4. Công nghệ hệ thông tin địa lý (Geographic Infomation System - GIS)
Hệ thông tin địa lý (GIS) có thể được định nghĩa như là “một hệ thống các
phần cứng, phần mềm, các quá trình để lưu trữ, quản lý, thao tác, phân tích, mô
hình hoá, thể hiện và hiển thị các dữ liệu địa lý nhằm mục đích giải quyết các
vấn đề phức tạp liên quan đến quy hoạch và quản lý tài nguyên”.
GIS có chức năng quản lý dữ liệu thông tin thuộc dạng bản đồ, được chia
thành các lớp, cho phép chồng chập lên nhau để có một bức tranh mới về vùng
nghiên cứu, tính toán trên các thông tin có tính địa lý như: chiều dài, chu vi, diện
tích, mật độ sông suối… Việc truy xuất thông tin theo không gian hay thời gian
thực hiện trên GIS rất dễ dàng, tiện lợi. Phép chồng chập các lớp thông tin cho
phép mở rộng khả năng phân vùng theo điều kiện và kiểm tra tính đúng đắn giữa
các bản đồ.
Trong thực tế có thể phải sử dụng kết hợp các phương pháp trên đây. Mục
đích cuối cùng của tính toán thủy văn là xác định các đặc trưng thiết kế tương
ứng với tần suất đã quy định. Các đặc trưng đó có thể xác định trực tiếp bằng

13
phương pháp thống kê xác suất, hoặc xác định gián tiếp theo phương pháp phân
tích nguyên nhân hình thành kết hợp với phương pháp viễn thám hoặc GIS.
1.4. Sơ lược về lịch sử phát triển của thủy văn học
1.4.1. Lịch sử phát triển của thủy văn học trên thế giới
Thủy văn học có nguồn gốc lịch sử từ thời cổ xa xưa và có thể phân quá
trình phát triển thành một số giai đoạn.
1.4.1.1. Thời kỳ cổ đại
Từ khoảng 4000 năm trước người Ai Cập đã tiến hành quan trắc mực nước
sông Nile để phòng chống lũ. Các vùng thị trấn Lưỡng Hà (vùng nằm giữa hai
con sông Tigris và Euphrates, bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, Đông Syria, Đông
Nam Thổ Nhĩ Kỳ, và Tây Nam Iran) đã được bảo vệ khỏi lũ lụt bằng các tường
đất cao. Các ống dẫn nước được Hy Lạp và La Mã xây dựng ở thời kỳ này.
Người Sri Lanka cổ đã sử dụng thủy văn học để xây dựng các công trình tưới
tiêu của Sri Lanka cổ đại. Ở châu Á, người Trung quốc đã biết ghi chép quan
trắc về mưa, mưa tuyết, tuyết và gió trên các quẻ âm dương ngay từ năm 1200
trước công nguyên và xây dựng các công trình dẫn nước, kiểm soát lũ lụt.
1.4.1.2. Giai đoạn trước thế kỷ 18
Ngay trước thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, Marcus Vitruvius, một kỹ
sư, kiến trúc sư người Ý đã mô tả lý thuyết về chu trình thủy văn, trong đó mưa
rơi xuống vùng núi sẽ thấm xuống bề mặt trái đất và tạo ra các dòng chảy tới các
vùng đất thấp.
Trong giai đoạn này, việc quan trắc chủ yếu là tài liệu mực nước và việc
phân tích số liệu chủ yếu mang tính chất định tính, chưa có tính hệ thống. Đến
thời kỳ Phục hưng, Leonardo da Vinci và Bernard Palissy đã đưa ra khái niệm
chu trình nước và chế tạo được máy đo lưu tốc và xác định lưu lượng dòng chảy
trong các sông suối vào thế kỷ 15.
1.4.1.3. Giai đoạn từ thế kỷ 18 đến 1960
Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ và quan trọng nhất của ngành thủy văn
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống công trình giao thông và thủy lợi.
- Đi tiên phong trong khoa học thủy văn hiện đại phải kể đến Pierre
Perrault (Pháp) đã có công trình nghiên cứu về các quan hệ mưa rào - dòng chảy

14
trên sông Seine bằng cách đo lượng mưa, dòng chảy mặt và diện tích lưu vực.
Marriotte kết hợp các phép đo về vận tốc và mặt cắt ngang sông để thu được
dòng xả của sông Seine.
- Ở Mỹ, Humphrey và Abbott đã tiến hành quan trắc và phân tích chế độ
thủy lực trên sông Missisippi.
- Ở Ý, Montanari đã nghiên cứu về chế độ thủy văn của sông Tiber.
- Ở Áo, vào cuối thế kỷ 19 đã có công trình nghiên cứu của Penk về cân
bằng nước và chế độ dòng chảy của sông Danube.
- Ở Nga, vào những năm 1865 - 1900 đã xây dựng hàng loạt các trạm quan
trắc thủy văn để nghiên cứu diễn biến sông ngòi, phục vụ cho giao thông vận tải.
Các công trình quan trọng là “vấn đề chuyển động nước trong sông và sự hình
thành dòng chảy sông ngòi” của J. S. Leliaski (1983) và “cơ cấu dòng sông” của
V. M. Loochin (1897).
- Trên cơ sở tài liệu thu thập được, cuối thế kỷ 19, A. J. Vaiaykop đã nêu
nhận xét nổi tiếng “Sông ngòi là sản phẩm của khí hậu” để nêu mối quan hệ khí
hậu và dòng chảy sông ngòi.
- Đầu thế kỷ 20, ở châu Âu đã công bố các công thức kinh nghiệm trong
nghiên cứu, tính toán thủy văn của Sraibơ, Penk, Kenlơ; ở Nga có các công thức
của N. Dolgov, I. Langơ, D. J. Koserin. Ở Mỹ, Niuel đã lập ra đường đẳng trị
dòng chảy thuộc lãnh thổ Hoa kỳ. Các phương pháp chủ yếu dùng trong giai
đoạn này là phương pháp nghiên cứu tổng hợp địa lý.
Việc áp dụng các kết quả nghiên cứu thủy văn cho tính toán thiết kế các
công trình thủy lợi còn nhiều hạn chế. Cho đến năm 1925 - 1930 ở Nga D.J
Koserin mới bắt đầu tổng hợp một cách hệ thống các tài liệu thủy văn và đưa ra
một số phương pháp tính toán thủy văn phục vụ cho công tác thiết kế công trình.
Đến những năm từ 1930 - 1960, thủy văn học đã phát triển mạnh mẽ thành
một môn khoa học độc lập. Nhiều nhà khoa học ở các nước Nga, Mỹ, các nước
châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản... đã đề xuất các phương pháp tính toán
hợp lý các đặc trưng thủy văn để dùng trong quy hoạch, thiết kế, thi công xây
dựng các công trình thủy lợi, giao thông. Phương pháp thống kê xác suất đã
được ứng dụng trong thủy văn do D. L. Chokolopski đề nghị, sau đó được các

15
nhà khoa học N. S. Kritski và M. F. Menken; G.N. Alexayev; G. G. Svaritze...
phát triển. Các mô hình tính toán được thiết lập và ứng dụng trong tính toán thủy
văn, phân tích diễn biến lòng sông và công tác dự báo.
1.4.1.4. Giai đoạn từ 1960 đến nay
Đây là giai đoạn phát triển hiện đại của thủy văn học. Nhờ sự phát triển
mạnh mẽ của máy tính điện tử và phương pháp tính, việc ứng dụng các mô hình
toán học trong thủy văn được khai thác một cách triệt để. Sự phức tạp của hiện
tượng thủy văn được giải quyết và ứng dụng một cách có hiệu quả trong thực tế
sản xuất.
Xuất phát từ quan điểm hệ thống, các phương pháp tính toán thủy văn hiện
đại cũng phát triển mạnh. Các phương pháp đó được xây dựng trong mối quan
hệ tương tác giữa dòng chảy và các biện pháp công trình, các yêu cầu về nước
của con người. Từ đó, các mô hình mô phỏng hệ thống đối với hệ thống nguồn
nước phức tạp. Lý thuyết phân tích hệ thống được áp dụng để phân tích và tính
toán các đặc trưng thủy văn trong quy hoạch và thiết kế hệ thống nguồn nước.
Xu thế hiện đại của việc xây dựng các mô hình hệ thống là sự kết hợp giữa mô
hình thủy văn, thủy lực, mô hình quản lý chất lượng nước...
Sự phát triển của phương pháp tính, các thiết bị quan trắc cũng được hiện
đại hoá. Các thiết bị tự động trong đo đạc, kỹ thuật viễn thám... được ứng dụng
rộng rãi.
1.4.2. Một số nét về lịch sử phát triển của thủy văn học Việt nam
Ở nước ta, trước thế kỷ 20 không thấy có những tư liệu nghiên cứu về thủy
văn học. Tuy nhiên, những quan trắc và phân tích định tính có thể đã có từ lâu.
Từ 3000 năm về trước, từ đời Lã Vọng đã có bài ca về con nước rất có tác động
đối với sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp. Không thể không có những quan
trắc dù chỉ là rất thô sơ và những phân tích về thủy triều khi Ngô Quyền ở thế kỷ
thứ 10 đã sử dụng quy luật thủy triều để đánh quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng. Các hệ thống đê điều đã được hình thành từ nhiều thế kỷ nay. Các sông
đào như sông Đuống, sông Luộc, kênh nhà Lê không thể thực hiện được nếu

16
không có quan trắc và phân tích quy luật dòng chảy sông ngòi.
Tuy nhiên, chỉ đến đầu thế kỷ 20, khi người Pháp cai trị nước ta, hệ thống
quan trắc khí tượng thủy văn mới được hình thành và có tài liệu ghi chép lại.
Tài liệu sớm nhất được quan trắc vào năm 1902. Từ năm 1910 đến năm 1954
hệ thống quan trắc được mở rộng trên các hệ thống sông lớn và chủ yếu là đo
mực nước.
Từ năm 1959 cho đến nay, hệ thống các trạm đo đạc thủy văn đã được mở
rộng trên một quy mô lớn và hệ thống tổ chức quan trắc được coi là có hệ thống
và đầy đủ nhất.
Cùng với sự phát triển của hệ thống các trạm quan trắc, đội ngũ cán bộ
nghiên cứu thủy văn được đào tạo và lớn mạnh, các cơ quan quản lý và nghiên
cứu được hình thành. Hiện nay, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngành thủy
văn Việt Nam đã lớn mạnh và có khả năng tiếp cận được với những tiến độ khoa
học kỹ thuật thủy văn, thủy lợi trên thế giới.

17
Chương 2
DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI

2.1. Hệ thống sông ngòi - Lưu vực sông


2.1.1. Hệ thống sông ngòi
Nước mưa rơi xuống đất, một phần bị tổn thất do bốc hơi, đọng vào các chỗ
trũng và ngấm xuống đất, một phần dưới tác dụng của trọng lực, chảy dọc theo
sườn dốc, tập trung tạo thành các lạch nước, rồi sau đó tạo thành các khe suối và
chảy xuôi về hạ lưu tạo thành sông. Các sông, suối hợp lưu với nhau tạo thành hệ
thống sông ngòi. Có thể nói sông ngòi, trước hết, là sản phẩm của khí hậu.
Trong một hệ thống sông ngòi thường chia ra sông chính và các sông
nhánh. Sông chính trực tiếp chảy ra biển hoặc vào các hồ lớn trong nội địa. Các
sông đổ vào sông chính gọi là sông nhánh cấp I, các sông đổ vào sông nhánh cấp
I gọi là sông nhánh cấp II, cứ như thế mà suy ra các sông nhánh cấp tiếp theo.
Tên của hệ thống sông thường lấy theo tên của sông chính, ví dụ như hệ thống
sông Hồng gồm sông Hồng và các sông nhánh là: sông Đà, sông Thao, sông Lô
- Gâm...; hệ thống sông Thái bình gồm sông Thái bình, sông Cầu, sông Thương,
sông Lục Nam; hệ thông sông Mã gồm sông Mã, sông Chu, sông Âm, sông
Bưởi; hệ thống sông Mê Kông gồm sông Tiền, sông Hậu, sông Tông Lê Sáp,
biển Hồ… Sự phân bố của các sông nhánh dọc theo sông chính ảnh hưởng quyết
định sự hình thành dòng chảy trên hệ thống sông.
Theo hình dạng hệ thống sông có thể phân ra các loại: Sông nhánh phân bố
theo hình nan quạt, trong đó các cửa sông nhánh lớn ở gần nhau (hình 2.1a),
sông dạng hình lông chim có các sông nhánh phân bố tương đối đều đặn dọc
theo sông chính (hình 2.1b), sông nhánh phân bố theo hình cành cây (hình 2.1c),
sông nhánh phân bố song song (hình 2.1d)... Nói chung, hệ thống sông lớn
thường có sự phân bố các sông nhánh dạng hỗn hợp giữa hai hoặc ba hình thức
trên. Chẳng hạn như hệ thống sông Hồng có sự phân bố sông nhánh dạng song
song, nhưng trên các sông nhánh lại có kiểu phân bố dạng cành cây, nan quạt
hoặc lông chim.

18
Hình 2.1a. Sông hình nan quạt Hình 2.1b. Sông hình lông
chim

Hình 2.1c. Sông hình cành cây

Hình 2.1d. Sông hình song song

* Theo đặc điểm địa hình, địa chất và vị trí mà một con sông có thể phân
chia thành 3 đoạn có tính chất khác nhau: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu sông.
- Thượng lưu: Thường nằm ở vùng núi, lòng sông hẹp, độ dốc lòng sông
lớn, dòng nước chảy xiết do đó đáy sông dễ bị xói và hạ thấp dần độ cao.
- Trung lưu: Ở đoạn sông này độ dốc lòng sông nhỏ hơn vùng thượng lưu,
sông rộng hơn. Lòng sông thường không xảy ra hiện tượng bồi và xói, phù sa từ
vùng thượng lưu về được vận chuyển xuống hạ lưu.
- Hạ lưu: Lòng sông mở rộng, độ dốc đáy sông tương đối nhỏ, vận tốc dòng

19
chảy nhỏ do đó thường xảy ra hiện tượng bồi lắng

Thượng lưu

Trung lưu

i1 Hạ lưu

i2 <i1
i3 <i2
Hình 2.2. Phân chia sông theo chiều dài sông
* Theo hình dạng trên bình đồ có thể chia thành sông thẳng, sông quanh co
và sông di động.

(a) (b)

(c)
Hình 2.3. Hình dạng sông theo bình đồ: a) Sông thẳng; b) Sông quanh co và
c) Sông phân dòng.
2.1.2. Lưu vực sông và các đặc trưng hình thái
2.1.2.1. Lưu vực sông và tuyến khống chế
Lưu vực của một con sông (gọi tắt lưu vực sông) là phần mặt đất mà nước
trên đó sẽ chảy ra sông (kể cả nước mặt và nước ngầm). Nói cách khác, lưu vực
sông là khu vực tập trung nước của con sông.
Nước trên lưu vực chảy theo hệ thống sông suối tập trung vào lòng chính,
mặt cắt sông tại đó nước trên lưu vực chảy qua nó để tập trung về hạ lưu gọi là
tuyến khống chế, còn gọi mặt cắt cửa ra (mặt cắt khống chế) của lưu vực. Tại

20
mặt cắt cửa ra, nếu tiến hành đo đạc các yếu tố thủy văn sẽ thu được lượng dòng
chảy của lưu vực sông.
2.1.2.2. Đường phân nước của lưu vực sông
Đường phân nước của lưu vực sông là đường nối các điểm cao nhất xung
quanh lưu vực và ngăn cách nó với các lưu vực khác ở bên cạnh, nước ở hai
phía của đường này sẽ chảy về các lưu vực sông khác nhau.
Muốn xác định đường phân lưu phải căn cứ vào bản đồ địa hình có vẽ các
đường đồng mức cao độ (xem hình 2.4).

Hình 2.4. Đường phân nước của lưu vực


Có hai loại đường phân nước: đường phân nước mặt và đường phân nước
ngầm. Đường phân nước mặt là đường nối các điểm địa hình cao nhất trên mặt
đất xung quanh lưu vực, nước mưa rơi xuống hai phía của nó sẽ chảy tràn theo
sườn dốc tập trung cho hai lưu vực khác nhau (Đường đứt đoạn trên hình 2.4).
Đường phân nước ngầm phân chia sự tập trung nước ngầm giữa các lưu
vực. Thường thì đường phân nước mặt và đường phân nước ngầm của một lưu
vực không trùng nhau (hình 2.5).
Trong thực tế việc xác định đường phân nước ngầm là rất khó khăn, bởi
vậy thường lấy đường phân nước mặt làm đường phân nước của lưu vực sông và
gọi tắt là đường phân lưu.

21
Đường phân nước mặt

Đường phân nước ngầm

Sông

Tầng không thấm

Hình 2.5. Đường phân nước mặt và nước ngầm của một lưu vực
2.1.2.3. Các đặc trưng hình thái của lưu vực sông
a) Diện tích lưu vực
Diện tích khu vực được khống chế bởi đường phân lưu gọi là diện tích lưu
vực sông, thường ký hiệu là F và đơn vị dùng là km2. Sau khi định được đường
phân lưu, diện tích lưu vực xác định được bằng máy đo diện tích hoặc bằng một
số phương pháp khác, chẳng hạn như đếm ô vuông trên bản đồ có tỷ lệ định sẵn,
các phần mềm.
Để xác định chính xác diện tích lưu vực, cần sử dụng các bản đồ có tỷ lệ
thích hợp. Thường trong thực tế, người ta sử dụng các loại bản đồ tỷ lệ 1/2000,
1/10000, 1/25000, 1/50000…
b) Chiều dài sông và chiều dài lưu vực
- Chiều dài sông (thường ký hiệu Ls) là chiều dài đường nước chảy trên
dòng chính tính từ nguồn đến mặt cắt cửa ra của lưu vực.
- Chiều dài lưu vực Llv là chiều dài đường gấp khúc nối từ cửa ra qua các
điểm giữa của các đoạn thẳng cắt ngang lưu vực (vuông góc với trục sông chính)
cho đến điểm xa nhất của lưu vực. Trong thực tế, thường lấy chiều dài sông làm
chiều dài lưu vực. Đơn vị đo chiều dài sông Ls và chiều dài lưu vực Llv thường
tính bằng km.
c) Chiều rộng bình quân của lưu vực
Chiều rộng bình quân của lưu vực B (đơn vị tính là km) bằng tỷ số giữa
diện tích lưu vực và chiều dài lưu vực.
F
B (2.1)
L
lv

22
d) Độ cao bình quân lưu vực
Độ cao bình quân của lưu vực Htb (đơn vị m) có thể tính theo công thức:
n H H
 i 1 i f
i
2
Ηtb  i 1 n (2.2)
(  fi F)
i 1
Ở đây: Hi - Cao trình của đường đẳng cao thứ i.
fi - Diện tích bộ phận của lưu vực nằm giữa hai đường đẳng cao liên
tiếp thứ i và i -1;
F - Diện tích toàn bộ lưu vực;
n - Số mảnh diện tích bộ phận giữa các đường đẳng cao (đồng mức
về cao độ) của lưu vực.
e) Độ dốc lòng sông và độ dốc bình quân của lưu vực
- Độ dốc trung bình của con sông tính theo lòng sông chính có thể dùng
công thức sau:
Js = 2/L2 (2.3)
Trong đó:  - Tổng diện tích nằm phía dưới đường điểm cao theo trắc đồ
dọc sông,  = 1+2+...+n
Z Z
Ωi  i  1 il (2.4)
2 i
Zi-1,Zi : Cao độ của hai đường đẳng cao liền kề đã trừ đi cao độ tại vị trí tính
toán (điểm cuối cùng của đoạn sông tính toán) Zo;
li: Khoảng cách tính theo lòng sông giữa hai đường đẳng cao liền kề.
- Độ dốc bình quân lưu vực có thể tính theo công thức:
n li  1  li
 Δhi
i  1 2
Jlv  n (2.5)
(  fi F)
i 1
Ở đây: hi: Chênh lệch cao độ giữa hai đường đẳng cao;
li: Chiều dài của đường đẳng cao thứ i trong phạm vi lưu vực.
f) Mật độ lưới sông
Mật độ lưới sông D (đơn vị km/km2) là tỷ số giữa tổng chiều dài của tất cả
các sông suối trên lưu vực (L) chia cho diện tích lưu vực của nó (F).

23
L
D (2.6)
F
Sông suối càng dày mật độ lưới sông càng lớn. Những vùng có nguồn nước
phong phú thì D có giá trị lớn. Mật độ sông suối trên toàn miền Bắc nước ta
tương đối dày (khoảng 0,63 km/km2).
g) Mặt cắt sông
Mặt cắt sông gồm có: mặt cắt ngang và mặt cắt dọc.
- Mặt cắt ngang của sông tại một vị trí trên sông là mặt cắt vuông góc với
hướng nước chảy tại vị trí đó. Mặt cắt ngang thay đổi theo tình hình mực nước.
Bộ phận mặt cắt có nước chảy thường xuyên (về mùa kiệt) gọi là lòng sông,
phần mặt cắt ngang chỉ ngập lụt về mùa lũ được gọi là bãi sông. Mặt cắt ngang
sông có cả lòng sông và bãi sông chỉ có nước chảy qua về mùa lũ được coi là
mặt cắt lớn (hình 2.6a).
- Mặt cắt dọc sông là mặt cắt qua trục lòng sông (đường nối các điểm thấp
nhất của các mặt cắt ngang dọc theo con sông). Muốn xác định mặt cắt dọc của
một con sông, ta đo cao trình các điểm sâu nhất của lòng sông tại những nơi địa
hình thay đổi rõ rệt. Sau đó lấy chiều dài sông làm hoành độ và cao trình của các
điểm tương ứng làm tung độ rồi nối các điểm đó trên hệ tọa độ vuông góc ta
được biểu đồ mặt cắt dọc sông (hình 2.6b).
Biểu đồ mặt cắt dọc cho biết tình hình phân bố độ dốc lòng sông và chênh
lệch mực nước giữa các vị trí trên sông. Mặt cắt dọc sông là căn cứ chủ yếu để
nghiên cứu đặc tính của dòng nước và ước tính năng lượng tiềm tàng của sông.
Z (m) Z (m)

Lòng sông Bãi sông


Z0
Z1
Z2
Zi
Zn

0 b1 b2 0 l1 l2 li ln

(a) (b)
Hình 2.6. Mặt cắt ngang sông (a) và mặt cắt dọc sông (b)

24
h) Một số đặc trưng khác
- Hệ số hình dạng của lưu vực Kd biểu thị hình dạng của lưu vực sông. Hệ
số Kd được tính bằng công thức:
F Llv B B
d   2  (2.7)
L2lv Llv Llv
Thông thường thì hệ số Kd  1. Lưu vực có Kd càng lớn thì khả năng tập
trung dòng chảy càng nhanh.
- Hệ số phát triển đường phân nước Kc của lưu vực.
Hệ số Kc được tính theo công thức:
P
 c  0.282 (2.8)
F
Trong đó: P - Chu vi đường phân nước của lưu vực (km);
F - Diện tích của lưu vực (km2).
- Hệ số uốn khúc của dòng sông Ku được tính theo công thức:
Ls
u  (2.9)
Ln
Trong đó: Ls- Chiều dài sông chính (km);
Ln - Khoảng cách từ nguồn đến cửa ra của lưu vực theo đường
thẳng (km).
- Hệ số không đối xứng của lưu vực Kp có thể được tính theo công thức:
Ft  Fp
p  (2.10)
F
Ft,Fp - Phần diện tích thuộc phía trái và phía phải của sông chính (km2).
2.2. Các đặc trưng biểu thị dòng chảy sông ngòi
2.2.1. Sơ lược về sự hình thành dòng chảy sông ngòi
2.2.1.1. Khái niệm về dòng chảy sông ngòi
Thuật ngữ “dòng chảy” trong thuỷ văn được dùng để chỉ khả năng cung
cấp nước của một lưu vực sông nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo nguồn gốc của dòng chảy, người ta chia ra dòng chảy mặt và dòng chảy
ngầm. Dòng chảy mặt hình thành trên bề mặt lưu vực sinh ra do mưa hoặc tuyết
tan và tập trung về tuyến cửa ra. Dòng chảy ngầm do nước dưới đất cung cấp.
Dòng chảy mặt chỉ hình thành trong thời gian có mưa, còn dòng chảy ngầm hình
thành cả trong thời kỳ có mưa và suốt thời kỳ không mưa. Khái niệm về dòng
chảy thường gắn liền với khoảng thời gian tính toán lượng dòng chảy: dòng

25
chảy năm, dòng chảy lũ (mùa lũ, trận lũ...), dòng chảy kiệt (mùa kiệt, tháng kiệt,
ngày kiệt...).
2.2.1.2. Sự hình thành dòng chảy sông ngòi
Dòng chảy sông ngòi ở nước ta đều do mưa trên lưu vực tạo thành. Khi
mưa rơi xuống bề mặt lưu vực một phần tạo thành dòng chảy mặt, phần còn lại
ngấm xuống đất tạo thành dòng chảy ngầm. Một phần đáng kể dòng chảy ngầm
là nguồn cung cấp nuớc cho cho hệ thống sông trong thời gian không có mưa.
Các quá trình sản sinh dòng chảy trên lưu vực do mưa có thể mô tả khái quát
trên hình 2.7.
a) Tổn thất ban đầu
Xảy ra ở giai đoạn đầu của một trận mưa. Mưa rơi xuống bề mặt lưu vực
trong giai đoạn này chưa thể sản sinh dòng chảy. Lượng mưa bị tổn thất hoàn
toàn do điền vào những chỗ trũng trên lưu vực, bị giữ lại trên lá cây và thấm
xuống đất. Cường độ mưa trong giai đoạn này nhỏ hơn cường độ thấm tiềm
năng của đất.
b) Quá trình tổn thất do bốc hơi
Hiện tượng bốc hơi xảy ra trong suốt thời gian hình thành dòng chảy bao
gồm: bốc hơi qua lá và bốc hơi của lượng nước bị giữ lại trên lá cây; bốc hơi
mặt nước; bốc hơi từ mặt đất.

70
Cường độ mưa hoặc thấm (mm/h)

60 Đường quá trình sinh dòng chảy


50
Đường quá trình thấm
40 Tổn thất ban đầu

30 Tổn thất trong quá trình


sinhdòng chảy
20

10

0 1 2 3 4 5 6 7

Thời gian (h)

Hình 2.7. Quá trình thay đổi cường độ mưa, tổn thất thấm ban đầu
và tổn thất thấm trong quá trình sản sinh dòng chảy của một trận mưa

26
c) Quá trình tổn thất do thấm
Tổn thất thấm xảy ra trong suốt thời gian mưa và cả sau khi mưa khi trên sườn
dốc vẫn còn dòng chảy mặt. Đường cong thấm biểu thị khả năng thấm trên bề mặt
lưu vực và phụ thuộc vào loại đất và độ ẩm của đất. Khi độ ẩm đất đạt trạng thái
bão hòa thì cường độ thấm đạt giá trị ổn định gọi là cường độ thấm ổn định.
d) Quá trình chảy tràn trên sườn dốc
Hiện tượng chảy tràn trên sườn dốc chỉ bắt đầu khi đã xuất hiện lượng
mưa vượt thấm. Khi nước mưa chảy thành từng lớp trên mặt sườn dốc của lưu
vực gọi là chảy tràn trên sườn dốc. Thời điểm bắt đầu xuất hiện hiện tượng chảy
tràn trên sườn dốc ở mỗi nơi mỗi khác. Những chỗ mặt đất ít ngấm nước (như
mặt đường, núi đá...) và những nơi mặt đất dốc nhiều thì chảy tràn xuất hiện
sớm hơn. Sau đó, cường độ mưa mỗi lúc một tăng, phạm vi chảy tràn không
ngừng phát triển và mở rộng đến toàn bộ diện tích có mưa trên lưu vực.
Trong quá trình chảy tràn, nước không ngừng bị tổn thất vì ngấm và bốc
hơi, nhưng đồng thời mưa vẫn rơi, bổ sung cho lớp nước chảy tràn. Lớp nước
chảy tràn dày hay mỏng, tốc độ chảy tràn mạnh hay yếu, hiện tượng chảy tràn
duy trì lâu hay chóng, chủ yếu do tương quan so sánh giữa cường độ mưa và
cường độ ngấm quyết định, còn lượng bốc hơi không đáng kể. Nếu cường độ
mưa lớn hơn cường độ ngấm nhiều, lượng mưa quá thấm sẽ lớn thì độ sâu lớp
nước chảy tràn cao và tốc độ chảy tràn cũng lớn. Ngược lại khi cường độ mưa
nhỏ hơn cường độ ngấm, độ sâu lớp nước chảy tràn giảm dần, lúc này nếu
không có nước ở nơi khác đến bổ sung, thì hiện tượng chảy tràn chấm dứt.
e) Sự hình thành dòng chảy ngầm
Nước mưa thấm xuống đất được phân chia ra thành các thành phần sau:
- Một phần bị giữ lại ở tầng đất mặt rồi dần dần bốc hơi qua đất hoặc qua
thực vật.
- Một phần tạo thành dòng sát mặt và chảy vào hệ thống sông ngay trong
thời gian đang có mưa và lũ. Dòng chảy sát mặt sau khi xuất lộ tập trung nhanh
vào hệ thống sông và tham gia vào sự hình thành lũ.
- Một phần nước ngấm sâu xuống tầng đất bão hoà nước làm cho mực
nước ngầm dâng lên. Nước ngầm qua một thời gian khá dài dần dần thấm
ngang qua các lớp đất chuyển động đến sông hình thành dòng chảy ngầm. Đây
là thành phần chủ yếu của dòng chảy bổ sung cho hệ thống sông trong thời
gian mùa kiệt.

27
Sơ đồ hình thành dòng chảy mặt, dòng chảy sát mặt và dòng chảy ngầm
được mô tả trên hình 2.8.

Mưa
Lớp dòng chảy
trên mặt đất

Dòng chảy mặt


Mực nước Thấm
ngầm
Dòng chảy sát mặt ra sông
Dòng chảy ngầm Sông
Dòng chảy ngầm ra sông

Hình 2.8. Sơ đồ sự hình thành dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm
Những sông lớn thường có đáy sông thấp hơn nhiều so với mực nước ngầm
nên nước ngầm thường xuyên cung cấp nước cho sông. Bởi vậy, sau khi tạnh
mưa rất lâu trong sông vẫn có lượng dòng chảy khá lớn, đặc biệt trong mùa khô,
nước ngầm là nguồn bổ sung chủ yếu cho dòng chảy trong sông. Những sông
suối nhỏ, lòng sông nông, đáy sông thường cao hơn mực nước ngầm nên không
được nước ngầm bổ sung thường xuyên. Sau khi mưa tạnh một thời gian, nước
sông cạn đi rất nhanh và nếu gặp nắng hạn thì sông hết nước.
Hướng chảy tràn trên sườn dốc (hình 2.8) thường theo hướng độ dốc mặt
đất lớn nhất. Tốc độ chảy tràn lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào sự thay đổi của độ sâu
lớp nước chảy tràn, vào độ dốc mặt đất và độ nhám của mặt dốc.
f) Quá trình tập trung dòng chảy trong sông
Nước chảy tràn trên sườn dốc rồi đổ vào sông, sau đó lại tiếp tục chảy
trong lòng sông đến cửa ra của lưu vực. Giai đoạn chảy trong sông này gọi là
quá trình tập trung dòng chảy trong sông. Nói chung đoạn đường tập trung dòng
chảy trong sông lớn hơn chiều dài chảy tràn trên sườn dốc rất nhiều, nó có thể
dài tới hàng chục, hàng trăm thậm chí tới hàng nghìn km. Quá trình tập trung
dòng chảy ở sông bắt đầu từ lúc nước trên sườn dốc tập trung trong các khe lạch
nhập vào trong sông cho tới lúc lượng nước cuối cùng dồn vào sông chảy hết
qua mặt cắt cửa ra lưu vực.
Về bản chất, quá trình tập trung dòng chảy trong sông là một quá trình thuỷ
lực rất phức tạp. Nó có liên quan mật thiết với hình dạng hình học (như hình

28
dạng mặt cắt ngang của sông và sự thay đổi của nó dọc theo chiều dài sông, độ
uốn khúc của sông...) và độ ngấm của lòng sông... Các quá trình mưa, ngấm,
chảy tràn trên sườn dốc và tập trung nước trong sông có thể diễn ra đồng thời,
không phải quá trình này kết thúc thì quá trình kia mới xuất hiện. Có thể trên
cùng một lưu vực, một quá trình nào đó có nơi phát sinh sớm, có nơi phát sinh
muộn, thậm chí có nơi không hình thành.
2.2.2. Các đại lượng biểu thị dòng chảy sông ngòi
2.2.2.1. Lưu lượng nước
Q (m3/s): Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang nào đó của sông trong
thời gian 1 giây.
Lưu lượng nước tại một thời điểm t bất kỳ gọi là lưu lượng tức thời Q(t).
Quá trình thay đổi lưu lượng nước theo thời gian tại một tuyến mặt cắt nào đó
gọi là quá trình lưu lượng nước, ký hiệu Q ~ t. Đồ thị của quá trình lưu lượng
nước được gọi là đường quá trình lưu lượng nước (xem hình 2.9).
Lưu lượng nước bình quân Q trong khoảng thời gian T là giá trị trung bình
của lưu lượng nước trong khoảng thời gian đó, được tính theo công thức 2.11:
1T
Q  Q(t)dt (2.11)
T0
Hoặc được viết dưới dạng sai phân:
n
 Qi
Q  i 1 (2.12)
n
Trong đó: Qi - Lưu lượng bình quân của thời đoạn tính toán thứ i; n là số
thời đoạn tính toán trong khoảng thời gian T.

Hình 2.9. Đường quá trình lưu lượng cho một trận lũ

29
2.2.2.2. Tổng lượng dòng chảy W (m3)
Tổng lượng dòng chảy W (m3) là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông
trong một khoảng thời gian T nào đó từ thơi điểm t1 đến thời điểm t2 (T = t2 - t1).
Tổng lượng dòng chảy W được tính theo công thức sau:
t2
W   Q( t )dt   Q( t )dt (2.13)
T t1

Hoặc: W  Q ( t2  t1 ) (2.14)
Trong đó: Q - Lưu lượng trung bình trong khoảng thời gian T tính từ thời
điểm t1 đến t2.
2.2.2.3. Độ sâu dòng chảy Y (mm)
Độ sâu dòng chảy Y (mm) còn gọi là lớp dòng chảy: Giả sử đem tổng
lượng nước chảy qua mặt cắt cửa ra của lưu vực trong một khoảng thời gian nào
đó trải đều trên toàn bộ diện tích lưu vực, ta được một lớp nước có chiều dày Y
gọi là độ sâu dòng chảy (lớp dòng chảy). Công thức tính Y như sau:
W 3 W
Y  10  (mm) (2.15)
106  F 10 3  F
Trong đó:
W- Tổng lượng dòng chảy trong khoảng thời gian T, tính bằng m3;
F - Diện tích lưu vực tính bằng km2;
T - Khoảng thời gian tính toán tính bằng giây.
2.2.2.4. Mô đun dòng chảy M (l/s-km2)
Mô đun dòng chảy M (l/s-km2) là trị số lưu lượng trên một đơn vị diện tích
lưu vực là 1 km2.
10 3  Q
M (l/s-km2) (2.16)
F
Trong đó: Q - Lưu lượng tính bằng m3/s;
F - Diện tích lưu vực, tính bằng km2.
Như vậy, mô đun dòng chảy biểu thị mức độ sản sinh dòng chảy của một
đơn vị diện tích (1 km2) trong một đơn vị thời gian 1 giây, được tính trung bình
trong khoảng thời gian T nào đó. Nếu thời gian T là thời đoạn năm ta có M là mô
dun dòng chảy năm.
Từ các công thức trên có các dạng công thức biến đổi sau:
W= 103YF (2.17)
Y= MT/106 (2.18)

30
Độ sâu dòng chảy và mô đun dòng chảy loại trừ đặc trưng lưu vực trong
công thức tính toán, là các đại lượng phản ánh mức độ phong phú của dòng chảy
trên lưu vực. Bởi vậy, các đại lượng này được sử dụng để so sánh mức độ phong
phú của dòng chảy của các lưu vực khác nhau.
2.2.2.4. Hệ số dòng chảy 
Hệ số dòng chảy  được tính bằng tỷ số giữa độ sâu dòng chảy Y và lượng
mưa tương ứng X sinh ra độ sâu dòng chảy đó.
Y
 (2.19)
X
 là hệ số không thứ nguyên. Vì 0  Y  X nên 0    1. Hệ số  càng lớn,
tổn thất dòng chảy càng bé và ngược lại. Hệ số này phản ánh mức độ tổn thất
dòng chảy trên lưu vực.
2.3. Phương trình cân bằng nước
Phương trình cân bằng nước là một công cụ được sử dụng để đánh giá động
lực của quá trình hình thành dòng chảy và tính toán dòng chảy sông ngòi.
Nguyên lý cân bằng nước được phát biểu như sau: “Hiệu số của lượng
nước đến và lượng nước đi khỏi một khu vực trong thời đoạn tính toán bất kỳ
bằng sự thay đổi trữ lượng nước chứa trong khu vực ấy, ở trong thời đoạn
đó”. Phương trình cân bằng nước là sự thể hiện toán học của nguyên lý cân
bằng nước.
2.3.1. Phương trình cân bằng nước tổng quát
Ta lấy một khu vực bất kỳ trên mặt đất, thí dụ giới hạn của một lưu vực
sông chẳng hạn. Giả thiết có một mặt trụ thẳng đứng bao bọc quanh chu vi khu
đất đó tới giới hạn tầng đất không thấm nước (hình 2.10). Xét trong một thời
đoạn t bất kỳ ta có:
Phần nước đến bao gồm:
X: Lượng mưa bình quân rơi trên khu vực ta xét;
Z1: Lượng nước ngưng tụ trên bề mặt khu vực;
Y1: Lượng dòng chảy mặt chảy đến;
W1: Lượng dòng chảy ngầm chảy đến;
U1-: Lượng nước trữ trong khu vực đầu thời đoạn t.
Phần nước đi bao gồm:
Z2: Lượng nước bốc hơi trên bề mặt khu vực;

31
Y2: Lượng dòng chảy mặt chảy đi;
W2: Lượng dòng chảy ngầm chảy đi;
U2: Lượng nước trữ trong khu vực cuối thời đoạn t.
X
Y1 Z2

W1

Z1

Y2

W2

Hình 2.10. Sơ đồ các thành cân bằng nước của một khu vực giới hạn
Phương trình cân bằng nước tổng quát viết cho một khu vực trên trong một
thời đoạn bất kỳ có dạng như sau:
X+ Z1+ Y1+ W1- (Z2+ Y2+ W2) = U2 - U1 (2.20)
Hoặc: X+ (Y1-Y2) + (Z1- Z2) + (W1-W2) = U (2.21)
Trong đó: U = U2 - U1, biểu thị chênh lệch lượng nước trữ trong lưu vực
đầu và cuối thời đoạn t có thể nhận giá trị âm, dương hoặc bằng không.
Thời đoạn t có thể chọn giá trị bất kỳ, chẳng hạn nếu chọn t bằng một
năm ta có phương trình cân bằng nước viết cho thời đoạn một năm.
2.3.2. Phương trình cân bằng nước của lưu vực sông viết cho thời đoạn bất kỳ
2.3.2.1. Đối với lưu vực kín
Lưu vực kín là lưu vực có đường phân chia nước mặt trùng với đường phân
chia nước ngầm, khi đó không có nước mặt và nước ngầm từ lưu vực khác chảy
đến, tức là Y1 = 0 và W1 = 0. Đối với lưu vực kín, lượng nước chảy qua mặt cắt
cửa ra của lưu vực ký hiệu là Y chính là lượng dòng chảy ra khỏi lưu vực, tức là
Y = Y2 + W2. Đặt Z = Z2 - Z1 biểu thị hiệu số lượng bốc hơi trừ đi lượng ngưng
tụ trên lưu vực cũng là một thành phần nước ra khỏi lưu vực. Từ phương trình
2.21 ta có phương trình cân bằng nước viết cho một lưu vực kín trong thời đoạn

32
t bất kỳ như sau:
X = Y + Z U (2.22)
2.3.2.2. Đối với lưu vực hở
Đối với lưu vực hở có sự trao đổi nước ngầm với lưu vực lân cận, sẽ có
lượng dòng chảy ngầm từ lưu vực khác chảy vào hoặc ngược lại, khi đó phương
trình cân bằng nước trong thời đoạn t bất kỳ có dạng (2.23):
X = Y + Z W U (2.23)
Trong đó W = W2 - W1 và Y = Y2; Giá trị W có thể nhận giá trị âm
hoặc dương.
2.3.3. Phương trình cân bằng nước của lưu vực trong thời kỳ nhiều năm
Phương trình cân bằng nước dạng (2.22) và (2.23) được viết cho một thời
đoạn t bất kỳ, có thể với t = 1 năm, 1 tháng, 1 ngày hoặc nhỏ hơn. Bằng cách
lấy bình quân hai vế của phương trình cân bằng nước (2.22) và (2.23) cho thời
kỳ nhiều năm với thời đoạn tính toán bằng 1 năm ta được phương trình cân bằng
nước viết cho thời kỳ nhiều năm.
2.3.3.1. Đối với lưu vực kín
Đối với lưu vực kín, từ phương trình (2.22) xét trong n năm ta có:
n n
 Xi  (Yi  Z i  ΔU i )
i 1
 i 1 (2.24)
n n
Hoặc:
n n n n
 Xi  Yi  Zi  ΔU i
i 1 i 1
  i 1  i 1 (2.25)
n n n n
Trong đó Xi, Yi, Zi và Ui tương ứng là tổng lượng mưa năm, lượng dòng
chảy năm, lượng bốc hơi năm và chênh lệch lượng nước trữ trong lưu vực đầu
và cuối năm của năm thứ i.
n
Giá trị của tổng  Ui đạt giá trị xấp xỉ bằng 0 với n càng lớn, do có sự
i 1

xen kẽ của những năm nhiều nước và ít nước (Ui có các trị âm và dương xen
kẽ nhau), phương trình (2.25) trở thành (2.26):
X0 = Y0 + Z0 (2.26)

33
1 n 1 n 1 n
Trong đó: X 0   X i , Y0   Yi , Z0   Zi là các giá trị bình quân
n i 1 n i 1 n i 1
nhiều năm của lượng mưa năm, lượng dòng chảy năm và lượng bốc hơi năm.
Nếu n đủ lớn thì X0, Y0, Z0 gọi là chuẩn mưa năm, chuẩn lớp dòng chảy năm,
chuẩn bốc hơi năm.
Phương trình (2.26) gọi là phương trình cân bằng nước của lưu vực kín
trong thời kỳ nhiều năm.
2.3.3.2. Đối với lưu vực hở
Từ phương trình (2.23) với cách làm tương tự nhận được phương trình cân
bằng nước trong thời kỳ nhiều năm cho lưu vực hở (2.27) như sau:
X0 = Y0 + Z0W0 (2.27)
1 n
Trong trường hợp lưu vực hở, giá trị W0   Wi không tiến tới 0 được,
n i1
bởi vì sự trao đổi nước ngầm giữa các lưu vực thường không cân bằng, phần lớn
chỉ xảy ra theo một chiều.
2.3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi thông qua
phương trình cân bằng nước
Từ các phương trình cân bằng nước có thể rút ra sự phụ thuộc giữa dòng
chảy sông ngòi với các thành phần hình thành của nó theo dạng tổng quát (2.28)
như sau:
Y = f (X,Z, W,U) (2.28)
Rõ ràng, dòng chảy sông ngòi phụ thuộc vào nhiều nhân tố, mà sự phản
ánh của nó thông qua các biến nằm ở vế phải phương trình (2.28). Các nhân tố
đó có thể chia làm hai nhóm: nhân tố khí hậu và nhân tố mặt đệm.
Nhân tố khí hậu thể hiện qua hai đặc trưng chính là mưa (X) và bốc hơi (Z),
mà lượng và sự biến đổi của nó lại phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu khác như
nhiệt độ, độ ẩm, gió... Ngoài ra mưa và bốc hơi còn phụ thuộc vào nhân tố mặt
đệm như đặc điểm địa hình, lớp thảm phủ thực vật, các yếu tố thổ nhưỡng, địa
chất, tình trạng canh tác và khai thác của con người. Mặt khác, mặt đệm cũng
ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt, gió, ẩm... Bởi vậy, có thể nói mưa và bốc
hơi là sự phản ánh tổng hợp những ảnh hưởng của nhân tố khí hậu và mặt đệm
đến dòng chảy sông ngòi.
Thành phần W chủ yếu phản ánh điều kiện địa chất của lưu vực ảnh

34
hưởng đến sự hình hành dòng chảy sông ngòi. Đối với các lưu vực kín, thường
là các lưu vực không có hiện tượng kastơ, hoặc là các lưu vực lớn (có độ sâu cắt
nước ngầm lớn) thì W = 0. Đối với các lưu vực nhỏ hoặc các lưu vực có hiện
tượng kastơ thuộc loại lưu vực hở sẽ có W  0.
Thành phần U phản ánh mức độ điều tiết của lưu vực đến dòng chảy, tức
là khả năng trữ nước của lưu vực trong một thời đoạn nhất định và khả năng
cung cấp lượng nước được trữ lại cho những thời đoạn tiếp theo. Khả năng điều
tiết của lưu vực phụ thuộc vào điều kiện địa chất, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật,
hồ, ao, đầm lầy và những tác động của con người. Diện tích lưu vực càng lớn thì
khả năng điều tiết càng lớn do những lý do sau:
- Do thời gian tập trung nước ở các vị trí khác nhau ra tuyến cửa ra có sự
chênh lệch lớn;
- Do nước mặt và các tầng nước ngầm có thời gian tập trung nước không
đồng đều;
- Do diện tích lưu vực lớn, độ cắt sâu của lòng sông lớn nên lượng trữ
nước ngầm của lưu vực cũng lớn.
Trong mọi trường hợp, lớp phủ thực vật luôn làm giảm tổng lượng dòng
chảy. Một phần đáng kể lượng mưa rơi xuống bị đọng trên mặt lá, cành, thân
cây và trở lại bầu khí quyển nhờ quá trình bốc hơi vật lý. Mặt khác, bằng thân,
rễ, cành, lá mục, các hang hốc, ao, hồ... có khả năng trữ nước và làm chậm sự
vận chuyển của nước mặt ra tuyến cửa ra, chuyển nước mặt thành nước ngầm.
Một phần trong số này lại được thực vật hút và thoát hơi trở lại khí quyển. Chính
vì vậy, không chỉ lượng dòng chảy bị thay đổi mà còn làm thay đổi đặc tính
dòng chảy như tính biến động, tỷ lệ bùn cát và chất lượng nước nói chung. Còn
điều kiện địa chất, thổ nhưỡng sẽ ảnh hưởng đến tương tác giữa nước mặt và
nước ngầm. Các hoạt động kinh tế của con người như làm hồ nhân tạo, phá
rừng, tập quán và phương thức canh tác có thể làm tăng hoặc giảm khả năng
điều tiết dòng chảy của lưu vực.
Do mưa thường xảy ra trong một thời đoạn ngắn mà dòng chảy tập trung
về tuyến cửa ra sau một thời gian dài, bởi vậy sự thay đổi trữ lượng U so với
dòng chảy Y trong thời đoạn ngắn và dài cũng khác nhau. Đối với thời đoạn
ngắn thì lượng trữ U chiếm tỷ trọng lớn so với Y, vì khi đó lượng mưa sinh ra
dòng chảy chưa tập trung hết ra tuyến cửa ra, còn đối với thời đoạn dài thì sẽ có

35
bức tranh ngược lại. Nếu thời đoạn là một số năm thì ảnh hưởng của U sẽ
không còn nữa.
Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố mặt đệm và khí hậu đến dòng chảy
sông ngòi đặc biệt có ý nghĩa khi lựa chọn phương pháp tính toán các đặc trưng
thuỷ văn cho lưu vực ít và không có tài liệu quan trắc (được trình bày trong các
chương sau).
2.4. Các nhân tố khí hậu, khí tượng
Chế độ thuỷ văn của một vùng phụ thuộc chủ yếu khí hậu, sau đó là địa
hình, địa chất. Các nhân tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chảy là mưa và
bốc hơi. Mưa là nguyên nhân sinh ra dòng chảy, bốc hơi làm giảm lượng dòng
chảy. Nhưng mưa và bốc hơi lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khí tượng khác như
nhiệt độ, bức xạ, độ ẩm, áp suất không khí, gió... Do vậy, trước khi phân tích
mưa và bốc hơi cần đề cập một số khái niệm cơ bản về các yếu tố này.
2.4.1. Nhiệt độ mặt đệm và không khí
Hầu hết các quá trình thời tiết như mây, mưa, gió, bão... cũng như các yếu
tố khí tượng khác thay đổi đều trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến những
thay đổi của nhiệt độ mà trước tiên là nhiệt độ của mặt đệm (mặt đất và mặt
nước). Do quả đất chuyển động quanh mặt trời và tự quay quanh trục của nó làm
cho khoảng cách từ mặt đất đến mặt trời luôn thay đổi, diện tích hấp thụ ánh
sáng mặt trời giữa các nơi cũng khác nhau. Ngoài ra mặt đất lại có nhiều màu
sắc và độ gồ ghề khác nhau nên mức độ hấp thụ năng lượng mặt trời của mặt
đệm thay đổi theo không gian và thời gian, do đó nhiệt độ mặt đệm cũng thay
đổi theo.
2.4.1.1. Nhiệt độ mặt đất
Do bức xạ mặt trời nên ban ngày nhiệt độ mặt đất tăng lên, ban đêm nó toả
nhiệt nên nhiệt độ lại hạ xuống. Biên độ thay đổi nhiệt độ của mặt đất tương đối
lớn. Nước ta biên độ thay đổi nhiệt độ trong ngày khoảng trên dưới 100C. Nhiệt
độ cao nhất trong ngày xảy ra lúc 13  14 giờ, thấp nhất xuất hiện trước lúc mặt
trời mọc 1  2 giờ.
Đất dẫn nhiệt kém nên sự trao đổi nhiệt giữa mặt đất với tầng đất dưới rất
ít, dưới mặt đất 4m thay đổi nhiệt độ ít hơn trên mặt đất, ở độ sâu 15  20 m thì
nhiệt độ hầu như không đổi. Song dưới sâu hơn nữa thì nhiệt độ lại tăng theo
chiều sâu do ảnh hưởng của nguồn nội nhiệt trong lòng quả đất.

36
2.4.1.2. Nhiệt độ mặt nước
Sự thay đổi nhiệt độ của mặt nước chậm hơn so với đất, biên độ của nó
cũng nhỏ hơn nhiều, do nhiệt dung của nước lớn hơn 2  3 lần so với đất.
Hàng ngày nhiệt độ cực đại vào lúc 15  16 giờ, còn cực tiểu vào lúc 2  3
giờ sau khi mặt trời mọc. Biên độ thay đổi trong ngày của nhiệt độ nước trên
mặt biển chỉ 0,10C ở những vĩ độ cao và 0,50C ở vùng nhiệt đới, còn ở trên mặt
các nội địa thì cao hơn. Hàng năm nhiệt độ trung bình của tháng lớn nhất và nhỏ
nhất xuất hiện chậm hơn mặt đất khoảng một tháng, biên độ thay đổi trong năm
trên mặt hồ khoảng 15  200C, ở đại dương vùng nhiệt đới khoảng 5  80C. Mặt
khác, do hiện tượng đối lưu nên sự biến thiên nhiệt độ truyền xuống rất sâu
trong nước, hàng ngày ảnh hưởng tới độ sâu 15  20 m và hàng năm tới 200 
300 m.
2.4.1.3. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trên mặt đất theo quy định là nhiệt độ đo ở chỗ không
có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, không khí lưu thông dễ dàng, không có
gió và ở độ cao 2 m trên mặt đất.
Không khí nóng lên hay lạnh đi không phải dưới ảnh hưởng trực tiếp của
bức xạ mặt trời mà chủ yếu là nguồn nhiệt ở mặt đất, cho nên sự thay đổi của
nhiệt độ không khí theo thời gian cũng có tính chu kỳ như nhiệt độ mặt đất, song
biên độ thay đổi nhỏ hơn và thời gian xảy ra điểm cực đại và cực tiểu cũng chậm
hơn. Càng lên cao sự sai kém nói trên càng lớn. Ở Việt Nam, phần lớn các nơi
đều có nhiệt độ trung bình năm trên 200C, biên độ thay đổi của nhiệt độ không
khí trong ngày từ 4  80C, trong năm khoảng 15  200C.
Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo độ cao, ở tầng đối lưu của khí quyển
càng lên cao nhiệt độ hạ thấp đi. Song độ giảm đó thường không cố định, biến
đổi theo mùa và theo vùng.
2.4.2. Áp suất không khí (Khí áp)
Không khí có trọng lượng và không ngừng chuyển động, do đó nó gây ra
áp suất tác dụng lên mặt đất và các vật trên mặt đất. Theo quy ước, áp suất của
không khí tĩnh ở một vị trí nào đó là trọng lượng của cột không khí thẳng đứng
(tính đến giới hạn trên của khí quyển) có tiết diện bằng một đơn vị diện tích.
Đơn vị đo khí áp là mi-li-mét thuỷ ngân (viết tắt là mm Hg) hoặc milibar
(viết tắt là mb), 1mb = 0,75 mmHg =100 N/m2

37
Càng lên cao áp suất không khí càng giảm. Áp suất không khí luôn thay đổi
theo không gian. Nơi nhiệt độ cao, mật độ không khí giảm, do đó áp suất nhỏ.
Ngược lại, nơi nào có nhiệt độ thấp áp suất không khí lớn. Tại một địa phương
nào đó áp suất khí quyển cũng thay đổi theo thời tiết nóng lạnh.
2.4.3. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là chỉ mật độ hơi nước có trong không khí. Có nhiều đại
lượng biểu thị độ ẩm của không khí, dưới đây giới thiệu một số đại lượng
thường dùng.
2.4.3.1. Độ ẩm tuyệt đối
Độ ẩm tuyệt đối (hay còn gọi mật độ hơi nước, kí hiệu a) là lượng hơi
nước có trong một đơn vị thể tích không khí, đơn vị thường dùng là g/m3 hay
g/cm3. Trong thực tế ít dùng độ ẩm tuyệt đối vì rất khó xác định lượng hơi nước
trong không khí.
Mật độ hơi nước có trong không khí càng lớn thì áp suất do hơi nước sinh
ra càng lớn. Bởi vậy, trong thực tế người ta cũng dùng đặc trưng áp suất hơi
nước để biểu thị độ ẩm của hơi nước.
Áp suất hơi nước (kí hiệu e) là áp lực do hơi nước trong không khí gây ra
tác dụng lên một đơn vị diện tích. Áp suất hơi nước là một phần của áp suất
không khí nên cũng dùng đơn vị là mmHg hay mb.
Ở một nhiệt độ t0 nào đó, áp suất hơi nước trong không khí có một giới hạn
tối đa E tương ứng với trạng thái bão hòa hơi nước trong không khí, vượt quá
giới hạn này hơi nước sẽ chuyển sang thể lỏng. Người ta gọi E là áp suất hơi
nước bão hoà của không khí ở nhiệt độ t0.
2.4.3.2. Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối (R) là tỷ số giữa áp suất hơi nước thực tế (e) với áp suất
hơi nước bão hòa (E) trong cùng một nhiệt độ, thường tính theo %:
e
R  100 (2.29)
E
Độ ẩm tương đối cho ta biết mức độ bão hoà hơi nước trong không khí, khi
không khí chưa đạt đến trạng thái bão hoà thì R < 100(%). Giá trị của R càng
lớn thì không khí càng ẩm ướt. Ở nước ta các tỉnh phía Bắc thường có độ ẩm
tương đối rất lớn. Theo tài liệu thống kê, độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm
tại Hà Nội là 85%, giá trị lớn nhất có thể trên 90% vào các tháng mưa phùn.

38
Bảng 2.1. Độ ẩm tương đối R(%) của không khí bình quân tháng một số trạm
Tháng
Trạm Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Lạng Sơn 78 81 84 83 81 82 84 83 84 80 78 78 82

Đình Lập 78 82 85 85 83 86 86 88 85 80 78 77 83

2.4.3.3. Độ thiếu hụt bão hoà


Độ thiếu hụt bão hoà (d) được tính bằng d = E - e, đơn vị cũng dùng là
mmHg hoặc mb. Độ thiếu hụt bão hoà cũng là một đại lượng biểu thị mức độ
bão hoà hơi nước trong không khí. Độ thiếu hụt bão hoà lớn thì độ ẩm tương đối
của không khí nhỏ và ngược lại.
Trong ngày độ ẩm tuyệt đối lớn nhất xuất hiện vào lúc hoàng hôn hoặc 34
giờ chiều, nhỏ nhất vào lúc bình minh. Độ ẩm tương đối thì biến thiên ngược lại.
2.4.4. Gió
Gió là sự chuyển động của không khí theo chiều nằm ngang. Gió là nhân tố
ảnh hưởng nhiều nhất tới mưa và bốc hơi. Gió vận chuyển hơi nước từ nơi này
đến nơi khác làm tăng khả năng bốc hơi và làm thay đổi độ ẩm không khí, gây
các nhiễu động và là nguyên nhân của mưa.
Hai đặc trưng quan trọng của gió là tốc độ gió và hướng gió.
Tốc độ gió tính theo đơn vị m/s và hiện nay được chia ra làm 17 cấp (bảng
2.3). Tốc độ gió được đo bằng các thiết bị đo như cột đo gió (còn được dùng để
đo hướng gió), máy đo gió kiểu cốc quay...
Bảng 2.2. Hướng gió thịnh hành và tốc độ gió trung bình trong các tháng
tại Hà nội
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Hướng
ĐB ĐB ĐN ĐN ĐN ĐN ĐN ĐN TB TB BĐB B ---
gió
Tốc độ
2,8 2,9 2,8 3,0 3,0 2,6 2,3 2,3 2,4 2,2 2,4 2,4 2,6
gió (m/s)

Hướng gió phân ra làm 16 hướng chính, kí hiệu bằng các chữ cái đầu tên
phương hướng: B (Bắc), N (Nam), Đ (Đông), T (Tây), ĐB (Đông Bắc), ĐN

39
(Đông Nam), ĐĐB (Đông Đông Bắc)...
Khi thiết kế công trình thuỷ lợi người ta quan tâm đến hướng gió thịnh
hành và tốc độ gió lớn nhất của hướng gió thịnh hành đó. Hướng thịnh hành của
gió trong một khoảng thời gian nào đó là hướng mà tổng số ngày gió của hướng
đó lớn hơn so với những hướng còn lại.
Việt nam nằm trong khu vực gió mùa. Mùa Xuân, Hạ gió hướng Đông
Nam (ĐN); mùa Thu hướng gió không nhất định, Đông Bắc (ĐB), Tây Bắc
(TB), Đông Nam đều có; mùa Đông gió hướng Đông Bắc là chính.
Bảng 2.3. Bảng cấp gió Bô-pho (Beaufort-Scale, năm 1805)

Vận tốc gió ở 10 Độ


Cấp m trên mực cao Tình trạng Tình trạng
Mô tả
Beaufort nước biển (hải sóng mặt biển đất liền
lý /km/h / mph) (m)
Mặt đất êm
nhỏ hơn 1 / nhỏ
0 Êm đềm 0 Phẳng lặng đềm, hầu
hơn 1 / 1
như lặng gió.
Chuyển động
Sóng lăn tăn,
Gió rất của gió thấy
1 2 / 1-5 / 2 0,1 không có
nhẹ được trong
ngọn.
khói.
Cảm thấy gió
Gió thổi
trên da trần.
2 5 / 6-11 / 6 nhẹ vừa 0,2 Sóng lăn tăn.
Tiếng lá xào
phải
xạc.
Lá và cọng
Gió nhẹ Sóng lăn tăn nhỏ chuyển
3 9 / 12-19 / 11 0,6
nhàng lớn. động theo
gió.
Bụi và giấy
rời bay lên.
Gió vừa
4 13 / 20-28 / 15 1 Sóng nhỏ. Những cành
phải
cây nhỏ
chuyển động.
5 19 / 29-38 / 22 Gió mạnh 2 Sóng dài vừa Cây nhỏ đu

40
vừa phải phải (1,2 m). đưa.
Có một chút
bọt và bụi
nước.
Cành lớn
Sóng lớn với
chuyển động.
6 24 / 39-49 / 27 Gió mạnh 3 chỏm bọt và
Sử dụng ô
bụi nước.
khó khăn.
Cây to
Biển cuộn chuyển động.
7 30 / 50-61 / 35 Gió mạnh 4 sóng và bọt bắt Phải có sự
đầu có vệt. gắng sức khi
đi ngược gió.
Sóng cao vừa
phải với ngọn
Gió mạnh Cành nhỏ
8 37 / 62-74 / 42 5,5 sóng gãy tạo ra
hơn gãy khỏi cây.
nhiều bụi. Các
vệt bọt nước.
Sóng cao (2,75
m) với nhiều Một số công
Gió rất bọt hơn. Ngọn trình xây
9 44 / 75-88 / 50 7
mạnh sóng bắt đầu dựng bị hư
cuộn lại. Nhiều hại nhỏ.
bụi nước.
Sóng rất cao.
Mặt biển trắng Cây bật gốc.
xóa và xô Một số công
10 52 / 89-102 / 60 Gió bão 9 mạnh vào bờ. trình xây
Tầm nhìn bị dựng hư hại
giảm. vừa phải.

Nhiều công
trình xây
Gió bão
11 60 / 103-117 / 69 11,5 Sóng cực cao. dựng hư
dữ dội
hỏng.

41
Các con sóng
khổng lồ.
Không gian bị
bao phủ bởi Nhiều công
64 / 118-133 / 73 Gió bão
12 14+ bọt và bụi trình hư
và cao hơn cực mạnh
nước. Biển hỏng nặng.
hoàn toàn
trắng với các
bụi nước.
Sóng biển cực
kỳ mạnh. Đánh
Gió bão Sức phá hoại
13* 76 / 134-149 / 88 14+ đắm tàu biển
cực mạnh cực kỳ lớn.
có trọng tải
lớn.
Sóng biển cực
kỳ mạnh. Đánh
Gió bão Sức phá hoại
14* 85 / 150-166 / 98 14+ đắm tàu biển
cực mạnh cực kỳ lớn.
có trọng tải
lớn.
Sóng biển cực
kỳ mạnh. Đánh
94 / 167-183 / Gió bão Sức phá hoại
15* 14+ đắm tàu biển
109 cực mạnh cực kỳ lớn.
có trọng tải
lớn.
Sóng biển cực
kỳ mạnh. Đánh
104 / 184-201 / Gió bão Sức phá hoại
16* 14+ đắm tàu biển
120 cực mạnh cực kỳ lớn.
có trọng tải
lớn.
Sóng biển cực
kỳ mạnh. Đánh
114 / 202-220 / Gió bão Sức phá hoại
17* 14+ đắm tàu biển
131 cực mạnh cực kỳ lớn.
có trọng tải
lớn.
Sóng biển vô
Gió bão cùng mạnh. Sức phá hoại
>119 / >221 /
> 18+ cực kỳ 14+ Đánh đắm tàu cực kỳ tàn
>137
mạnh biển có trọng bạo.
tải rất lớn.

42
2.4.5. Bão
Bão là khu vực gió xoáy rất mạnh bao trùm trên một vùng rộng lớn, ở trung
tâm bão (còn gọi mắt bão) khí áp thấp, vành ngoài khí áp cao. Građien khí áp ở
trung tâm đặc biệt lớn, làm cho không khí từ vành ngoài chuyển vào trung tâm
rất mạnh hình thành xoáy trôn ốc đi lên. Tốc độ gió có thể đạt đến cấp 12 hoặc
trên cấp 12, ở vùng trung tâm bão có tốc độ gió rất nhỏ có thể chỉ cấp 0.
Bão là một hình thế thời tiết hiểm hoạ, gió bão có sức tàn phá rất ghê gớm.
Bão thường xảy ra ở vùng biển nhiệt đới hơi nước phong phú, gây ra những trận
mưa rất lớn, với lượng mưa đạt từ vài trăm đến hàng nghìn mm, là nguyên nhân
gây ra những trận lũ lớn trên các lưu vực sông. Bão thường đổ bộ vào nước ta
rải rác từ tháng 7 đến tháng 11, có năm đến 13 trận bão. Hơn một nửa số cơn
bão xảy ra ở nước ta đổ bộ vào vùng Bắc Bộ.
Tốc độ gió bão lớn, phá huỷ nhiều công trình dân sinh kinh tế trong đó có
các công trình thuỷ lợi. Do đó tốc độ gió bão cũng là tiêu chuẩn được lựa chọn
tính sóng trong hồ chứa và các vùng có đê.
2.4.6. Mưa
Mưa là nhân tố quan trọng nhất của sự hình thành dòng chảy sông ngòi. Ở
nước ta, dòng chảy sông ngòi do mưa là chủ yếu, bởi vậy việc quan trắc thu thập
tài liệu mưa đặc biệt được chú ý.
2.4.6.1. Khái niệm về mưa
Mưa là hiện tượng nước ở thể lỏng hoặc thể rắn từ các tầng khí quyển rơi
xuống bề mặt đất. Mưa chính là hiện tượng không khí ẩm vì một nguyên nhân
nào đó mà lạnh đi xuống dưới điểm sương (Điểm sương là nhiệt độ lúc hơi nước
trong không khí đạt tới trạng thái bão hoà) và nhờ các hạt bụi trong không khí
tạo điều kiện cho phần hơi nước quá bão hoà mau chóng ngưng kết lại thành hạt,
các hạt đó không ngừng lớn dần lên đến khi trọng lượng của nó thắng được lực
ma sát của tầng khí quyển và tốc độ các luồng không khí đi lên mà rơi xuống
thành mưa. Mưa được hình thành từng đợt tách biệt, mỗi đợt được coi là một
trận mưa.

43
Nguyên nhân làm khối không khí lạnh đi xuống dưới điểm sương có thể là:
- Do khối không khí ẩm và nóng đi qua mặt đệm lạnh;
- Do không khí bức xạ mà mất nhiệt;
- Do sự xáo trộn hai khối không khí đã bão hoà hoặc gần bão hoà có nhiệt
độ khác nhau;
- Nhưng quan trọng nhất là khi khối không khí thăng lên cao do áp suất
xung quanh giảm đi rất nhanh theo chiều cao làm cho thể tích khối không khí đó
nở ra và sinh công. Năng lượng sản ra công đó lấy ngay trong bản thân khối
không khí. Vì vậy, mà nhiệt độ nó giảm đi, ta gọi trường hợp này là lạnh đi vì
động lực...
2.4.6.2. Phân loại mưa
Có nhiều cách phân loại mưa, theo tính chất mưa có các loại: mưa rào,
mưa dầm, mưa phùn. Căn cứ vào nguyên nhân làm khối không khí thăng lên cao
ta có thể chia làm các loại sau đây:
Mưa đối lưu: Về mùa hè mặt đệm bị nung nóng, lớp không khí ẩm sát mặt
đất nóng, bốc lên cao, làm thành một luồng khí đối lưu với lớp không khí trên
cao, gây ra hiện tượng mất nhiệt, hơi nước ngưng tụ gây mưa (hình 2.11a), đồng
thời kèm theo hiện tượng sấm sét. Mưa đối lưu thường lớn, nhưng phạm vi
không rộng và thời gian không dài lắm.
Mưa địa hình: Khối không khí ẩm trên đường di chuyển gặp núi cao, sẽ
bốc lên theo sườn núi gây nên hiện tượng lạnh đi vì động lực, hơi nước ngưng
kết lại tạo thành mưa (hình 2.11b). Loại này cho mưa lớn tập trung ở sườn đón
gió, phía núi khuất gió thường khô vì không còn hơi nước và có thể bị nóng lên
do ma sát. Mưa theo mùa ở hai phía dãy Trường Sơn giữa biên giới Việt - Lào là
một điển hình của loại mưa này.

44
Khối khí nóng ẩm Khối khí nóng ẩm
(
a) (b)

(c)

(d)

(e)
Hình 2.11. Các loại mưa: a) Mưa đối lưu; b) Mưa địa hình;
c) Mưa frông nóng; d) Mưa frông lạnh và e) Mưa bão.

45
Mưa gió xoáy: Mưa gió xoáy là loại mưa có kèm theo hiện tượng gió
xoáy. Loại này có lượng mưa lớn, phạm vi rộng, thời gian mưa dài. Mưa gió
xoáy bao gồm 3 loại: mưa gió xoáy frông lạnh, mưa gió xoáy frông nóng và
mưa bão. Khi hai khí đoàn (khối không khí rất lớn có nhiệt độ và các yếu tố khí
tượng khác tương đối đồng nhất) nóng và lạnh gặp nhau, không hoà hợp ngay
mà tiếp xúc với nhau bằng một mặt không liên tục, tại đó nhiệt độ và độ ẩm thay
đổi lớn gọi là mặt frông.
- Mưa frông nóng: Khi một khí đoàn nóng ẩm di chuyển gặp khí đoàn
lạnh đứng yên hoặc đang di chuyển chậm tạo nên frông nóng, khí đoàn nóng sẽ
bốc lên cao, hơi nước ngưng tụ rơi xuống tạo thành mưa được gọi mưa frông
nóng (hình 2.11c).
- Mưa frông lạnh: Khi một khí đoàn lạnh khô chuyển động tới gặp khí
đoàn nóng ẩm tạo nên frông lạnh, không khí nóng ở mặt tiếp xúc sẽ bị đẩy lên
cao sinh ra hiện tượng lạnh đi vì động lực, hơi nước ngưng tụ gây mưa được gọi
mưa frông lạnh (hình 2.11d). Ở nước ta, mưa frông lạnh thường xảy ra khi có
gió mùa Đông Bắc ở đầu và cuối mùa khô.
- Mưa bão: Khi bão di chuyển với gió xoáy rất mạnh, hất không khí ẩm
lên cao sẽ lạnh đi gây mưa lớn gọi là mưa bão (hình 2.11e). Bão đổ bộ vào đất
liền thường kèm theo mưa rất lớn, kéo dài ngày, gây ra lũ lụt. Ở nước ta vào
mùa hè và mùa thu thường hay gặp mưa bão. Tỷ trọng lượng mưa bão trong
tổng lượng mưa mùa ở Vinh lên tới 48%, Hà Nội 31% và Lạng Sơn 26%.
2.4.6.3. Lượng mưa và cường độ mưa
a) Lượng mưa
Lượng mưa là lớp nước mưa rơi trong một thời đoạn nào đó, đơn vị là
mm. Lượng mưa quan trắc được trong một trận gọi là lượng mưa trận, trong một
ngày đêm gọi là lượng mưa ngày, nếu thời đoạn tính toán là một tháng, một năm
ta có tương ứng lượng mưa tháng, lượng mưa năm. Thí dụ lượng mưa một năm
nào đó tại một trạm quan trắc là 1500 mm có nghĩa là, tại vị trí đó trong năm đó
mưa rơi xuống xếp được thành một lớp dày 1500 mm.
b) Cường độ mưa
Cường độ mưa là lượng mưa rơi trong một đơn vị thời gian, đơn vị tính
thường dùng là mm/phút hoặc mm/h.
Lượng mưa và cường độ mưa được đo đạc tại các trạm khí tượng, thủy
văn. Để đo lượng mưa và cường độ mưa người ta thường dùng thùng đo mưa để

46
đọc trực tiếp lượng mưa trong một thời đoạn nào đó hoặc máy đo mưa tự ghi để
ghi lại quá trình lượng mưa theo thời gian.
2.4.6.4. Mưa rào và các chỉ tiêu mưa rào
Mưa rào là loại mưa có cường độ lớn tập trung trong thời gian ngắn có diện
tích mưa không rộng. Mưa rào - mưa dầm thường có thời gian mưa rất dài, cường
độ mưa tương đối lớn, diện tích mưa cũng khá rộng và có thể tồn tại những
khoảng thời gian trong đó cường độ mưa rất lớn, hay gây ra lũ nguy hiểm.
Đặc điểm của mưa rào là cường độ thay đổi lớn theo thời gian. Trong một
trận mưa rào, giai đoạn đầu cường độ mưa không lớn, lượng mưa chủ yếu làm
ướt mặt đất và cây cối mà không sinh dòng chảy. Giai đoạn cuối của trận mưa
rào, cường độ mưa cũng không lớn, chỉ làm kéo dài thời gian rút nước lũ mà
không tham gia vào việc tạo nên đỉnh lũ. Thời gian có cường độ mưa lớn so với
toàn trận không dài song có tác dụng quyết định trong việc hình thành con lũ,
lượng mưa trong thời gian này thường chiếm 80  90% lượng mưa cả trận.
Tiêu chuẩn mưa rào có thể được xác định theo các phương pháp khác
nhau. Tiêu chuẩn mưa rào do Becgơ đề xuất năm 1905. Becgơ lấy lượng mưa
thời đoạn làm chỉ tiêu đánh giá (xem bảng 2.4a). Ở Việt Nam, năm 1960 Nha
khí tượng đã đưa ra tiêu chuẩn mưa rào, có dạng tương tự như Becgơ, nhưng chỉ
sử dụng cho miền Bắc nước ta (bảng 2.4b).
Khi lượng mưa tương ứng với các thời đoạn vượt quá các giá trị lượng
mưa ghi trong các bảng 2.4 được coi là mưa rào.
Bảng 2.4a. Tiêu chuẩn mưa rào của Becgơ
Thời đoạn Lượng mưa Thời đoạn
Lượng mưa (mm)
(phút) (mm) (phút)
5 2,5 50 11,0
10 3,8 60 12,0
15 5,0 120 18,0
20 6,0 180 22,25
25 7,0 240 27,0
30 8,0 360 33,0
40 9,6 720 45,0
45 10,25 1440 60,0

47
Bảng 2.4b. Tiêu chuẩn mưa rào Việt Nam (Nha Khí tượng, 1960)
Thời đoạn (phút) 5 10 30 60 240 1440
Lượng mưa (mm) 4,0 6,5 11,0 14,0 20,0 50,6
Cường độ mưa
0,80 0,66 0,35 0,23 0,08 0,035
(mm/phút)

2.4.6.5. Chế độ mưa và nhân tố ảnh hưởng đến chế độ mưa


a) Chế độ mưa
Chế độ mưa có thể được hiểu là sự thay đổi có quy luật của mưa theo thời
gian. Phân tích chế độ mưa bao gồm phân tích chế độ mưa nhiều năm, chế độ
mưa năm và chế độ mưa gây lũ là rất cần thiết trong tính toán thuỷ văn.
- Khi phân tích chế độ nhiều năm của mưa, cần khảo sát sự thay đổi của
lượng mưa theo thời gian trong nhiều năm (Xt~t), trong đó Xt là lượng mưa của
một năm tại năm thứ t; phân tích tính chu kỳ của sự thay đổi mưa trong thời kỳ
nhiều năm: những năm liên tục mưa nhiều, những năm mưa ít liên tục cùng với
các đặc trưng cực trị: lượng mưa năm lớn nhất Xmax, lượng mưa năm nhỏ nhất
Xmin, lượng mưa năm bình quân nhiều năm X0. Lượng mưa năm bình quân nhiều
năm X0 có thể tính theo công thức:
1 n
0  i (2.30)
n i 1
Trong đó: Xi là lượng mưa năm của năm thứ i, n là số năm tính toán.
- Khi nghiên cứu đặc điểm chế độ mưa trong một năm cần phân thời gian
trong năm ra mùa mưa (các tháng mưa nhiều) và mùa khô (các tháng ít mưa), sự
chênh lệch lượng mưa giữa hai mùa. Ngoài ra cần phân tích sự phân phối mưa
theo thời gian trong một năm với thời đoạn tính toán ngày hoặc tháng. Quá trình
thay đổi lượng mưa các thời đoạn theo thời gian trong một năm gọi là phân phối
mưa trong năm. Bảng 2.5 biểu thị phân phối mưa năm dưới dạng thời đoạn tháng.
- Phân tích chế độ mưa thời đoạn ngắn thực chất là phân tích đặc điểm của
đường quá trình mưa trong một trận mưa và tìm ra những dạng đặc trưng của
quá trình mưa. Đối với bài toán tiêu úng hoặc khi tính lũ cho lưu vực lớn thường
chọn thời đoạn bằng một ngày và phân tích quá trình thay đổi lượng mưa theo
thời gian với thời đoạn ngày (bảng 2.6). Khi tính cho các lưu vực nhỏ, thường
quá trình mưa được nghiên cứu với thời đoạn ngắn hơn, thời đoạn tính toán có
thể bằng 1 giờ hoặc nhỏ hơn.

48
Bảng 2.5. Phân phối mưa trong năm tại một vị trí quan trắc
Tháng I II II V V I II III IX X XI XII Năm
Lượng
mưa 56,2 40,6 41,7 53,9 112,5 88,5 77,1 165,6 436,6 675,1 345,8 124,4 2218
(mm)

Bảng 2.6. Quá trình lượng mưa ngày của một trận mưa 5 ngày
Thứ tự ngày trong 5 ngày mưa
Thời gian (ngày) Tổng cộng
1 2 3 4 5
Lượng mưa (mm) 120,0 70,0 101,0 50,0 20,0 361,0

Quá trình biến đổi lượng mưa hoặc cường độ mưa trong một trận mưa còn
được gọi là mô hình mưa của một trận mưa, nó đặc trưng cho dạng mưa và tính
chất mưa của một trận mưa. Mô hình phân phối mưa của các trận mưa khác
nhau thường khác nhau. Một trận mưa có thể có một đỉnh hoặc nhiều đỉnh. Phân
tích chế độ mưa thời đoạn ngắn đặc biệt quan trọng trong tính toán lũ và tính
toán tiêu úng.
b) Nhân tố ảnh hưởng đến chế độ mưa
Chế độ mưa bị chi phối bởi chế độ khí hậu và đặc điểm mặt đệm. Trong
các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến mưa thì chế độ gió đóng vai trò quan trọng
nhất. Ở nước ta, về mùa đông gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh và khô từ
lục địa phía Bắc xuống, lượng mưa do đó rất ít và cường độ mưa nhỏ. Mùa Hạ
các khí đoàn nóng ẩm ngự trị, thêm vào đó là các hình thế thời tiết gây mưa như
bão, frông, dải hội tụ nhiệt đới... thường gây mưa lớn, đặc biệt là các tỉnh phía
Bắc và miền Trung.
Trong các yếu tố về mặt đệm thì điều kiện địa hình có ảnh hưởng trội nhất
đối với mưa. Ở những vùng núi thì các thung lũng và khu vực khuất gió có
lượng mưa nhỏ hơn so với vùng núi cao có sườn đón gió gây mưa. Độ cao của
núi cũng ảnh hưởng đến chế độ mưa cũng như lượng mưa. Nhiều kết quả nghiên
cứu cho thấy khi độ cao tăng thì lượng mưa cũng tăng, đến một mức nào đó có
thể lượng mưa giảm xuống hoặc ít giảm. Do ảnh hưởng của địa hình trong một
vùng có điều kiện khí hậu tương đối đồng nhất có thể tồn tại những vùng mưa
lớn thường gọi những tâm mưa. Ở nước ta có những trung tâm mưa lớn: Đông
Triều, Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn, Tam Đảo, Bà Nà (Đà Nẵng), Trà Mi

49
(Quảng Nam)... Lượng mưa năm bình quân nhiều năm tại các trung tâm mưa
này rất lớn, có thể đạt trên 3000 mm thậm chí đạt trên 5000 mm (Bà Nà). Song,
ngược lại, có vùng mưa rất ít: vùng Mường Xén ở thung lũng thượng nguồn
sông Cả, khu vực tỉnh Ninh Thuận. Lượng mưa năm bình quân nhiều năm tại
khu vực này chỉ đạt trên dưới 1000 mm, đặc biệt khu vực tỉnh Ninh Thuận chỉ
đạt khoảng 800 mm.
2.4.6.6. Phương pháp tính lượng mưa bình quân lưu vực
Tài liệu đo được ở trạm đo mưa chỉ cho ta biết được lượng mưa ở một
điểm. Trên những lưu vực nhỏ, trạm quan trắc đặt tại địa điểm thích hợp có thể
coi lượng mưa trạm đo này đại biểu cho lượng mưa bình quân toàn lưu vực. Ở
lưu vực tương đối lớn thì lượng mưa đo được ở các trạm thường khác nhau, lúc
đó muốn tính lượng mưa bình quân toàn lưu vực có thể dựa vào tài liệu quan
trắc mưa của các trạm đo mưa trên lưu vực (kể cả các trạm đo nằm sát lưu vực
nghiên cứu). Sau đây là một số phương pháp thường dùng để tính lượng mưa
bình quân toàn lưu vực.
a) Phương pháp bình quân số học
Theo phương pháp này, lượng mưa bình quân trên lưu vực được tính theo
công thức:
1 n
Χ   Χi (2.31)
n i 1
Trong đó: Xi là lượng mưa của trạm thứ i; n là số trạm đo mưa tính toán.
Phương pháp này thích hợp đối với những lưu vực có nhiều trạm đo mưa
và được bố trí ở những vị trí đặc trưng. Nếu các trạm đo mưa phân bố tương đối
đều trên toàn lưu vực thì kết quả tính theo công thức này khá chính xác.
b) Phương pháp đa giác Thái Sơn (Thiessen)
Cơ sở của phương pháp là coi lượng mưa đo được ở một vị trí nào đó trên
lưu vực chỉ đại diện cho lượng mưa của một khu vực nhất định quanh nó. Diện
tích của khu vực đó được khống chế bởi các đường trung trực của các đoạn
thẳng nối liền các trạm với nhau.
Cách làm cụ thể như sau: Nối các trạm đo mưa trên bản đồ thành những
tam giác sao cho các cạnh của các tam giác đó không cắt nhau. Sau đó vẽ đường
trung trực của các tam giác đó tạo thành những đa giác (hình 2.12). Lượng mưa
của trạm đo nằm trong mỗi đa giác là lượng mưa bình quân của phần diện tích
thuộc đa giác đó. Khi đó lượng mưa bình quân toàn lưu vực  được tính theo

50
công thức:
n
 fi X i
Χ  i 1 (2.32)
n
(  fi  F )
i 1

Trong đó: Xi là lượng mưa của trạm đo thứ i, đại diện cho lượng mưa bình
quân của đa giác có diện tích fi; F là diện tích của toàn bộ lưu vực; Xi tính bằng
mm, fi và F tính bằng km2; n là số trạm đo mưa.

f1
2

f2
f4 f3
4

Điểm đo mưa Cạnh tam giác nối các điểm đo mưa

Đường phân lưu Các đuờng trung trực

Hình 2.12. Sơ đồ tính mưa bình quân lưu vực theo phương pháp đa giác
Thái Sơn với 4 điểm đo mưa 1, 2, 3, 4
Phương pháp này chỉ ứng dụng được khi số trạm đo mưa dùng để tính cho
lưu vực n  3. Mặt khác, các trạm đo mưa cũng cần phân bố đều trên lưu vực thì
lượng mưa bình quân tính toán mới có độ chính xác cao. Chú ý rằng, các trạm
đo mưa được chọn để lập các tam giác có thể nằm ngoài lưu vực nhưng phải là
các trạm đo nằm ở vị trí không xa so với đường phân lưu của lưu vực.
c) Phương pháp đường đẳng trị
Đường đẳng trị mưa là đường cong nối liền các điểm trên bản đồ có lượng
mưa bằng nhau. Các đường đẳng trị mưa được vẽ trên một vùng lãnh thổ rộng
lớn trên cơ sở các tài liệu đo mưa trên toàn lãnh thổ, trong đó có chứa lưu vực
nghiên cứu (hình 2.13). Lượng mưa bình quân lưu vực  được tính theo công
thức 2.33:

51
n Χ  Χ i 1
 fi ( i )
2
i 1
Χ n
(2.33)
(  fi  F )
i 1

2200
2100
1950 2000
1975 1900

1800

1700

1600

Hình 2.13. Sơ đồ đường đẳng trị mưa

Trong đó: Xi là giá trị lượng mưa của đường đẳng trị thứ i trong phạm vi
lưu vực, tính bằng mm; F là diện tích của toàn bộ lưu vực; fi là diện tích bộ phận
của lưu vực nằm giữa hai đường đẳng trị liên tiếp thứ i và i+1; fi và F tính bằng
km2; n là số mảnh diện tích bộ phận của lưu vực.
Kết quả tính theo phương pháp này có nhiều ưu điểm so với các phương
pháp trên do khắc phục được những trường hợp mà sự phân bố của các trạm đo
mưa trên lưu vực nghiên cứu phân bố không đều và không đặc trưng, đặc biệt là
những trường hợp mà trên lưu vực nghiên cứu không có trạm đo mưa. Tuy
nhiên, do phải xây dựng bản đồ đẳng trị mưa nên khối lượng tính toán lớn.
Các phương pháp tính lượng mưa bình quân lưu vực được sử dụng trong
tính toán lượng mưa thời đoạn, mưa trận, mưa các thời đoạn ngày, vài ngày,
tháng, mùa, năm và lượng mưa trung bình nhiều năm.
2.4.7. Bốc hơi
2.4.7.1. Khái niệm về bốc hơi
Bốc hơi là hiện tượng bốc thoát hơi nước từ mặt nước, mặt đất hoặc từ lá
cây. Đại lượng biểu thị bốc hơi thường dùng là lượng bốc hơi ký hiệu là Z, được
tính bằng bề dày lớp nước bị bốc thoát trong thời đoạn nào đó, đơn vị là mm.
Thời đoạn tính toán bốc hơi có thể là một ngày, tháng, năm, tương ứng ta có
lượng bốc hơi ngày, lượng bốc hơi tháng, lượng bốc hơi năm.
Quy luật về sự thay đổi của lượng bốc hơi theo thời gian được gọi là chế độ

52
bốc hơi. Phân tích chế độ bốc hơi ngày, tháng, năm hoặc trong nhiều năm...
cũng tương tự như phân tích chế độ mưa.
2.4.7.2. Các loại bốc hơi
Hiện tượng bốc hơi thường xảy ra ở những nơi có nước như biển, sông, hồ
ao, đồng ruộng... ở các tầng đất ẩm ướt và ở mặt ngoài các thực vật bao phủ
quanh quả đất. Vì vậy, bốc hơi có thể chia làm 3 loại: bốc hơi mặt nước, bốc hơi
mặt đất và bốc hơi qua lá cây.
a) Bốc hơi mặt nước
Bốc hơi mặt nước là bốc hơi trực tiếp từ mặt thoáng của nước. Bốc hơi mặt
nước chịu ảnh hưởng của nhiều loại nhân tố khác nhau, nhưng chủ yếu là các
nhân tố khí tượng như: độ thiếu hụt bão hoà, nhiệt độ, tốc độ gió... Nhiệt độ mặt
nước càng cao bốc hơi càng nhiều, gió thổi làm tăng độ thiếu hụt bão hoà do đó
làm tăng khả năng bốc hơi. Ngoài các nhân tố trên, bốc hơi mặt nước còn phụ
thuộc vào chất nước (tốc độ bốc hơi của nước mặn nhỏ hơn nước ngọt...), diện
tích mặt bốc hơi...
b) Bốc hơi mặt đất
Bốc hơi mặt đất là bốc hơi trực tiếp từ mặt đất. Hiện tượng bốc hơi mặt đất
diễn ra phức tạp hơn nhiều so với bốc hơi mặt nước. Ngoài các yếu tố khí tượng
(nhiệt độ, độ thiếu hụt bão hoà, gió) các yếu tố khác như: tính chất vật lý của
đất, trạng thái mặt đất, địa hình... cũng đều ảnh hưởng tới quá trình bốc hơi mặt
đất. Đất bụi, đất chắc có mao quản nhỏ bốc hơi lớn hơn đất tơi hay đất cục có
mao quản to. Vùng có mực nước ngầm cao, mặt đất ẩm ướt làm tăng tốc độ bốc
hơi mặt đất, ngược lại lớp phủ thực vật làm giảm sự bốc hơi mặt đất. Bốc hơi
trên bề mặt ghồ ghề sẽ lớn hơn. Địa hình núi cao có sự trao đổi loạn lưu mạnh,
tốc độ bốc hơi lớn hơn ở thung lũng và đồng bằng.
c) Bốc hơi qua lá cây
Thực vật trong quá trình dinh dưỡng hút nước từ dưới đất lên, một phần
tham gia vào việc tạo thành các tế bào thực vật, một phần sẽ bốc hơi qua các khí
khổng rất nhỏ trên mặt lá cây, nên còn gọi là thoát hơi thực vật. Các nhân tố
chính ảnh hưởng đến bốc hơi lá cây: nhiệt độ, ánh sáng, loài thực vật và độ ẩm
của đất. Nhiệt độ là yếu tố chủ yếu tác động đến bốc hơi qua lá, nhiệt độ tăng lên
100C thì tốc độ bốc hơi sẽ tăng lên 1 lần.
Quá trình bốc hơi từ mặt đất và thoát hơi thực vật được gọi gộp chung là
quá trình bốc thoát hơi. Lượng bốc thoát hơi được đo đạc bởi thùng đo bốc hơi

53
của đất. Đây là một loại thùng chứa đất nguyên khối, trên đó có cả lớp phủ thực
vật giống như môi trường đất tại vị trí cần quan trắc. Lượng bốc thoát hơi từ
thùng đất này được xác định thông qua tính toán cân bằng nước của tất cả lượng
ẩm đi vào và đi ra mẫu đất đang xét. Lượng mưa rơi trên thùng bốc hơi, lượng
nước thoát đi qua đáy và lượng biến đổi độ ẩm của đất bên trong thùng đều được
đo đạc. Lượng bốc thoát hơi chính là lượng nước cần thiết để hoàn chỉnh cho
cân bằng nước này.
d) Bốc hơi lưu vực
Lượng bốc hơi trên lưu vực là lượng bốc hơi tổng hợp trên bề mặt lưu vực
bao gồm lượng bốc hơi từ hồ ao, đầm lầy, bốc hơi mặt đất và bốc hơi qua lá.
Trong thực tế, không thể đo được lượng bốc hơi lưu vực mà chỉ có thể tính được
thông qua phương trình cân bằng nước.
Nghiên cứu quá trình bốc hơi không những có ý nghĩa quan trọng đối với
việc tìm hiểu sự cân bằng nước mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong tính
toán hồ chứa, quy hoạch khu tưới và các vấn đề khác của nền kinh tế quốc dân.

54
BÀI TẬP CHƯƠNG 2

1. Tính lưu lượng dòng chảy năm trung bình Q0, biết lượng mưa năm trung
bình X0 = 2400 (mm), diện tích của lưu vực F = 2000 (km2) và hệ số dòng chảy
0 = 0,5.
2. Tính hệ số dòng chảy 0, biết lượng mưa chuẩn năm X0 = 2000 (mm),
lưu lượng Q0 = 45 (m3/s) và diện tích lưu vực F = 3000 (km2).
3. Tính tổng lượng dòng chảy chuẩn năm W0, biết modul dòng chảy chuẩn
M0 = 3000 (l/s.km2); diện tích lưu vực F = 300 (km2).
4. Tính độ sâu lớp dòng chảy Y0, biết lưu lượng dòng chảy trung bình
nhiều năm Q0 = 60 (m3/s); diện tích lưu vực F = 4500 (km2).
5. Tính modul dòng chảy chuẩn M0, biết lượng mưa trung bình nhiều năm
X0 = 2000 (mm); hệ số dòng chảy 0 = 0,45.
6. Tính lượng bốc hơi chuẩn Z0, biết lượng mưa trung bình nhiều năm
X0 = 2500 (mm); lưu lượng dòng chảy Q0 = 70 (m3/s) và diện tích của lưu vực F
= 3500 (km2).
7. Cho diện tích lưu vực F = 1168 (km2), chiều dài lưu vực Llv= 99,1(km),
chiều dài sông chính Lsc = 98,3(km) và tổng chiều dài sông nhánh Lsn= 135,3
(km), tính bề rộng lưu vực B, hệ số hình dạng lưu vực Kd và mật độ lưới sông
của lưu vực D?
8. Trên lưu vực có 4 trạm mưa, mỗi trạm khống chế diện tích là: f1 = 160
km2 , f2 = 310 km2, f3 = 270 km2, f4 = 260 km2. Lượng mưa đại diện cho 4 mảnh
diện tích tương ứng là: X1 = 210mm, X2 = 250 mm, X3 = 310 mm, X4 = 320 mm.
Tính lượng mưa bình quân lưu vực theo phương pháp đa giác Thesien (phương
pháp bình quân gia quyền)?
9. Lưu vực sông có diện tích lưu vực F = 1000 km2. Trên lưu vực có 5 trạm
đo mưa, mỗi trạm đo có lượng mưa tương ứng X1 = 210 mm, X2 = 250 mm,
X3 = 310 mm, X4 = 320 mm, X5 = 260 mm. Tính lượng mưa bình quân lưu vực
theo phương pháp bình quân số học?

55
10. Lưu vực sông được chia bởi các đường đẳng trị mưa X1 = 1600 mm,
X2 = 1700 mm, X3 = 1800 mm, X4 = 1900 mm, X5 = 2000 mm, X6 = 2100 mm,
X7 = 2200 mm. Tương ứng với các phần diện tích giới hạn bởi các đường đẳng
trị mưa là f1 = 150 km2, f2 = 410 km2, f3 = 300 km2, f4 = 250km2, f5 = 250 km2,
f6 = 100 km2. Tính lượng mưa bình quân lưu vực theo phương pháp đường đẳng
trị mưa?
11. Cho biết diện tích lưu vực X tính đến trạm thuỷ văn A là F = 210 km2,
tài liệu đo đạc lưu lượng trung bình tháng của trạm thủy văn A như sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Q(m3/s) 10,2 6,34 4,53 2,80 5,20 15,4 30,6 36,2 32,0 26,3 20,0 17,2

Yêu cầu: Xác định các đặc trưng: tổng lượng dòng chảy W, lưu lượng
bình quân năm Qn, modul dòng chảy M và độ sâu dòng chảy Y trong năm 1980
của lưu vực A.

56
Chương 3
ĐO ĐẠC VÀ XUẤT BẢN SỐ LIỆU THỦY VĂN
Việc thu thập số liệu quan trắc các đặc trưng khí tượng và thủy văn là điều
kiện tiên quyết khi lập các quy hoạch sử dụng nguồn nước và thiết kế công trình
xây dựng. Mức độ quan trắc và chất lượng tài liệu khí tượng thủy văn sẽ quyết
định chất lượng của các phương án quy hoạch và độ tin cậy khi lựa chọn quy mô
kích thước các công trình trong công tác thiết kế.
Để có các số liệu khí tượng thuỷ văn cần thiết lập hệ thống các trạm đo
(trạm quan trắc) gọi là mạng lưới trạm khí tượng và thuỷ văn.
3.1. Phân loại trạm quan trắc
3.1.1. Trạm quan trắc các yếu tố khí tượng
Các trạm quan trắc các yếu tố khí tượng được chia ra như sau
* Trạm khí tượng: Là loại trạm chỉ đo một số yếu tố khí tượng chính: mưa,
gió, bốc hơi, nhiệt độ không khí... Các yếu tố khí tượng tại trạm khí tượng
thường được quan trắc với thời đoạn quan trắc dài (thường là thời đoạn ngày).
* Trạm khí hậu: Là loại trạm đo tương đối đầy đủ các yếu tố khí tượng cả
về số lượng các yếu tố được quan trắc và mức độ chi tiết của các yếu tố này. Các
yếu tố được quan trắc nhiều hơn trạm khí tượng và bao gồm mưa, gió (tốc độ
gió và hướng gió), nhiệt độ không khí, bốc hơi mặt nước, bốc hơi mặt đất, độ ẩm
không khí, độ ẩm đất, nhiệt độ điểm sương... Một số yếu tố khí tượng chính
được đo với thời đoạn ngắn (phút, giờ hoặc 3 giờ...). Kinh phí cho việc đo đạc
các yếu tố khí tượng rất tốn kém nên số trạm khí hậu không nhiều và được bố trí
sao cho phản ánh được tính “vùng” của khí hậu.
Ngoài ra, các yếu tố khí tượng trên cao (gió, mây, nhiệt độ...) được quan
trắc ở một số trạm lớn với các thiết bị hiện đại như ra đa, bóng thám không và
các vệ tinh địa tĩnh.
3.1 2. Trạm quan trắc các yếu tố thủy văn
Trạm thủy văn là trạm đo các yếu tố thủy văn: Mực nước, lưu lượng nước,
tốc độ dòng chảy và hướng chảy, lưu lượng bùn cát và lượng ngậm cát, nhiệt độ
nước, thành phần hoá học của nước. Ngoài ra tại các trạm thủy văn có kết hợp
đo một số yếu tố khí tượng chính như mưa, tốc độ gió, nhiệt độ không khí.
3.1.2.1. Phân loại trạm thủy văn
Tùy theo mục đích quan trắc, số yếu tố quan trắc, mức độ chi tiết của các
yếu tố quan trắc người ta phân loại các trạm quan trắc thủy văn như sau:

57
- Trạm Thuỷ văn cơ bản: Trạm cơ bản có nhiệm vụ đo đạc thường xuyên
và liên tục trong nhiều năm. Hệ thống các trạm thủy văn cơ bản được quy hoạch
sao cho phản ánh qui luật hình thành dòng chảy của hệ thống sông và phản ánh
tính chất “vùng” của dòng chảy sông ngòi. Tài liệu đo đạc của các trạm thủy văn
cơ bản phục vụ cho mục đích nghiên cứu lâu dài chế độ thủy văn trên các hệ
thống sông, bởi vậy nó không hạn chế thời gian quan trắc nếu điều kiện kinh tế
cho phép.
- Trạm Thuỷ văn chuyên dùng: Trạm chuyên dùng (còn gọi là trạm dùng
riêng) được thành lập để đo đạc các yếu tố thuỷ văn nhằm phục vụ nhu cầu riêng
trong quy hoạch hoặc thiết kế các công trình thủy lợi, giao thông... mà số liệu
của các trạm cơ bản không đáp ứng các yêu cầu tính toán các đặc trưng thủy văn
thiết kế. Hầu hết các trạm dùng riêng chỉ được quan trắc trong một số năm nhất
định trước khi các phương án quy hoạch hoặc thiết kế được thực thi.
- Trạm Thuỷ văn thực nghiệm: Loại trạm này xây dựng nhằm mục đích
nghiên cứu chuyên sâu (nghiên cứu qui luật chảy tràn trên sườn dốc, sự hình
thành dòng chảy do mưa rào gây ra trên lưu vực nhỏ, nghiên cứu qui luật phân
bố tốc độ và phân bố bùn cát trên mặt cắt sông...). Thời gian quan trắc của loại
trạm này tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu cụ thể.
Ngoài ra, còn chia ra loại trạm thủy văn vùng không ảnh hưởng triều và
trạm thủy văn vùng sông ảnh hưởng triều.
Trạm thuỷ văn không ảnh hưởng triều: Là trạm đo mà các yếu tố thủy văn
tại tuyến đo chỉ phụ thuộc vào dòng chảy sản sinh trên lưu vực tập trung nước.
Trạm thuỷ văn ảnh hưởng triều: Là trạm đo mà tại đó các yếu tố thủy văn
không chỉ phụ thuộc vào dòng chảy trên lưu vực mà còn bị tác động mạnh của
thủy triều từ biển truyền vào.
3.1.2.2. Phân cấp trạm thuỷ văn
Tùy theo mục đích quan trắc mà mỗi trạm đo có mức độ và chế độ đo khác
nhau. Dựa vào đó người ta chia trạm thủy văn thành 3 cấp: cấp I, cấp II và cấp III.
+ Trạm thuỷ văn cấp I: Là trạm có đo đạc nhiều yếu tố thuỷ văn như: mực
nước, lưu lượng, bùn cát, nhiệt độ nước, độ mặn (trạm vùng triều). Các yếu tố
trên được đo đạc trong suốt thời gian trong năm.
+ Trạm thuỷ văn cấp II: Là trạm chủ yếu chỉ đo đạc mực nước, còn các
yếu tố khác như bùn cát, lưu lượng... chỉ đo một số thời kỳ trong năm theo qui
định riêng.

58
+ Trạm thuỷ văn cấp III: Là trạm chỉ có nhiệm vụ đo mực nước. Chẳng hạn
trạm thuỷ văn Việt Trì đặt tại ngã ba sông Hồng và sông Lô là loại trạm cơ bản
cấp III thuộc vùng sông không ảnh hưởng triều, trạm này thành lập từ năm 1905
đến nay và chỉ đo mực nước sông.
Trên hình 3.1 trích dẫn bản đồ lưới trạm thủy văn trên một số sông suối hệ
thống sông Hồng và sông Thái Bình.

Hình 3.1. Hệ thống trạm quan trắc khí tượng thủy văn
Chú thích:  Trạm khí tượng; ∆ Trạm thủy văn

3.2. Phương pháp đo và tính số liệu mực nước


Mực nước là cao trình mặt nước so với mặt chuẩn qui ước (cao trình 0-0),
mặt chuẩn này thường được qui định chung cho từng lãnh thổ. Miền Bắc Việt
Nam lấy chuẩn là mực nước trung bình nhiều năm của Hòn Dấu, miền Nam lấy
qui chuẩn theo mực nước trung bình nhiều năm vùng biển Hà Tiên. Ký hiệu biểu
thị mực nước là H hoặc Z. Thứ nguyên dùng để đo mực nước thường dùng là
cen-ti-met (cm) hoặc mét (m).

59
3.2.1. Tuyến đo mực nước và phân loại
Tuyến đo mực nước trên sông là tuyến trùng với mặt cắt ngang sông và
có phương vuông góc với trục của lòng sông mà tại đó bố trí các thiết bị đo
mực nước.
Theo mục đích đo mực nước tuyến mực nước được phân loại như sau:
1) Tuyến đo cơ bản: Là tuyến đo mực nước dùng để đo mực nước hàng
ngày. Từ mực nước đo được tra ra lưu lượng tương ứng theo đường quan hệ
mực nước H và lưu lượng nước Q (đường quan hệ H ~ Q) đã được lập sẵn.
Tại các trạm thuỷ văn, mực nước sông được đo hàng ngày theo quy định,
còn lưu lượng nước chỉ đo một số lần trong năm theo các cấp mực nước khác
nhau. Từ các tài liệu đo mực nước và lưu lượng tại cùng thời điểm, người ta lập
quan hệ H ~ Q và sử dụng đường quan hệ này để tra ra lưu lượng tương ứng với
số liệu đo mực nước hàng ngày.
2) Tuyến đo mực nước tại tuyến đo lưu lượng: Là tuyến đo mực nước được
bố trí tại tuyến đo lưu lượng để đo mực nước tại thời điểm đo lưu lượng. Tuyến
đo lưu lượng có thể trùng với tuyến đo cơ bản. Trong trường hợp tuyến cơ bản
cách xa tuyến đo lưu lượng cần đối chiếu hiệu chỉnh số liệu đo mực nước tại
tuyến lưu lượng về tuyến cơ bản.
3) Tuyến đo tham khảo: Là tuyến đo mực nước đặt bên cạnh máy tự ghi
mực nước. Số liệu đo mực nước tại tuyến tham khảo được sử dụng để hiệu chỉnh
các kết quả được khai toán từ máy đo tự ghi mực nước.
4) Tuyến đo độ dốc mực nước: Là tuyến đo để xác định độ dốc mực nước
tại trạm đo. Để tính độ dốc mực nước thường bố trí 1 hoặc 2 tuyến phụ đo mực
nước ở phía thượng lưu hoặc hạ lưu tuyến đo cơ bản (xem hình 3.2).

Lòng sông và hướng chảy


III
II
I

Hình 3.2. Sơ hoạ bố trí mặt bằng các tuyến đo mực nước
I, III - Tuyến phụ; II - Tuyến đo cơ bản.

60
5) Tuyến đo chuyên dùng: Là tuyến đo trên các công trình cầu, cống, hồ
chứa, bến cảng... Tài liệu quan trắc mực nước phục vụ công tác quản lý các công
trình trên.
3.2.2. Thiết bị đo mực nước
Mực nước tại các trạm thuỷ văn đo theo phương pháp trực tiếp hoặc gián
tiếp. Phương pháp đo trực tiếp được thực hiện nhờ các hệ thống thước nước
(thuỷ trí, hệ thống cọc đo mực nước), phương pháp đo gián tiếp bao gồm các
máy tự ghi mực nước và các thiết bị điện tử đo mực nước.
3.2.2.1. Thước nước
Thước nước có hai loại: thuỷ chí và tuyến cọc đo mực nước.
a) Thuỷ chí
Cấu tạo thuỷ chí là một thước đo tương tự như thước đo vẽ địa hình, đặt cố
định trên mặt cắt ngang sông tại tuyến cần đo mực nước. Thước được chôn
thẳng đứng có độ cao thước vượt quá mực nước cao nhất có thể xảy ra. Trên mặt
thuỷ chí có đánh dấu vạch chia độ cao, lớn là dm, nhỏ là cm để người đo có thể
đọc trực tiếp bằng mắt ngấn nước ngập trên thuỷ chí (xem hình 3.3) .
Phương pháp đo: Đọc trực tiếp số đo trên thuỷ chí tại nơi ngấn nước trung
bình (loại bỏ dao động sóng mặt nước), đó chính là mực nước tại thời điểm đo.

#
Số đọc trên thuỷ chí
#
#
#
#

#
#
#
# #

Hình 3.3. Thuỷ chí


b) Hệ thống cọc đo mực nước
Hệ thống cọc đo mực nước được bố trí cố định trên tuyến mặt cắt đo mực
nước trên hệ thống bậc lên xuống. Hệ thống cọc được đánh số thứ tự, cao trình
các đầu cọc đã được xác định trước. Để đo mực nước người ta dùng một thước
đo chiều dài (gọi là thước cầm tay). Thước cầm tay là một chiếc gậy có đường

61
kính 3 cm hình lục lăng một đầu vuốt nhọn bịt bằng sắt chống mòn. Người đo có
thể cầm thước đi theo khi di chuyển. Trên mặt thước cầm tay có đánh dấu vạch
chia độ dài, lớn là dm, nhỏ là cm tính từ đỉnh nhọn của thước để người đo có thể
đọc trực tiếp bằng mắt ngấn nước ngập sâu trên thước khi cắm thước vào đầu
các cọc đo (hình 3.4)

Thước đo cầm tay

Mực nước lớn nhất

Mực nước hiện tại

Mực nước nhỏ nhất Hệ thống cọc đo

Hình 3.4. Hệ thống cọc đo mực nước

Phương pháp đo: Cắm thẳng đứng thước cầm tay lên đầu cọc mốc ngập
trong nước gần nhất. Đọc trực tiếp số đo trên thước cầm tay tại nơi ngấn nước
trung bình (loại bỏ dao động sóng mặt nước), số đo trên thước chính là độ sâu từ
mặt nước đến đầu cọc hd. Cao trình mực nước sẽ là:
Ht = Zi + hđ (3.1)
Ht là mực nước mặt cắt sông tại thời điểm đo t; Zi là cao trình đầu cọc thứ i
(cọc đo mực nước tại thời điểm đó), hđ là số đọc trên thước nước cầm tay.
3.2.2.2. Thiết bị đo gián tiếp mực nước
a) Máy tự ghi mực nước
Máy đo mực nước tự ghi đặt cố định tại một vị trí trên tuyến đo. Máy bao
gồm một hệ thống phao nổi để định vị mực nước, một hệ thống truyền dao động
của phao lên kim ghi, một hệ thống ghi gồm một đồng hồ gắn với một ống trụ
tròn để gắn giấy đo xem sơ họa hình 3.5.
Khi mực nước thay đổi phao nổi theo mặt nước và dây đo sẽ truyền dao
động lên kim ghi vẽ lên giấy quá trình dao động của kim, kết hợp với trục quay
có đồng hồ đo thời gian làm thay đổi hoành độ giấy vẽ nên tạo thành một đường

62
cong thể hiện sự dao động của mực nước quanh ống trụ tròn gắn với đồng hồ.
Khai toán tài liệu ghi trên giấy sẽ được quá trình mực nước thực đo.

Hình 3.5. Máy tự ghi mực nước


Đo mực nước bằng máy tự ghi thì kết quả trên băng giấy sẽ được lưu trữ
làm số liệu đo hàng ngày và phải thay giấy vào lúc 7 giờ.
b) Đo mực nước bằng máy có sử dụng thiết bị điện tử
Hiện nay, để đo mực nước sông hoặc hồ người ta đã sử dụng các thiết bị
điện tử. Máy đo gồm một thiết bị đo điện tử gọi là “đầu đo” gắn với hệ thống
cáp truyền thông tin về thiết bị hiển thị và ghi tín hiệu (bảng điện tử hoặc máy
tính điện tử). Các tín hiệu của sự thay đổi mực nước sẽ được đầu đo cảm nhận
và truyền thông tin qua thiết bị gọi là “bộ xử lý dữ liệu” sẽ hiển thị và ghi kết
quả thay đổi mực nước trên bảng điện tử hoặc máy tính điện tử.
3.2.3. Chế độ đo mực nước
Theo qui phạm đo đạc thuỷ văn có năm chế độ đo mực nước như sau:
- Đo 2 lần mỗi ngày vào thời điểm 7 và 19 giờ;
- Đo 4 lần mỗi ngày vào các giờ 1, 7, 13, 19 hàng ngày;
- Đo 8 lần mỗi ngày vào các giờ 1, 4, 7, 10, 13, 16, 19, 22 hàng ngày;
- Đo 12 lần mỗi ngày vào các giờ 1, 3, 5, 7, ... , 19, 21, 23 hàng ngày;
- Đo 24 lần mỗi ngày vào 1, 2, 3, 4, ... , 22, 23, 24 trong ngày.
Tuỳ theo mức độ thay đổi mực nước và vai trò của số liệu mực nước mà
thay đổi cho phù hợp.

63
3.2.3. Chỉnh lý và xuất bản tài liệu đo mực nước
3.2.3.1. Sai số mực nước và cách kiểm tra
Sai số mực nước được tính bằng sai số tuyệt đối (cm, m) không xét sai số
tương đối (%) vì không có nghĩa do cách chọn mặt chuẩn khác nhau.
Nguyên nhân sinh ra sai số được chia làm hai loại: chủ quan và khách
quan:
- Sai số chủ quan bao gồm đo sai (kể cả thời tiết, sóng gió...) tính sai, sao
chép sai, dẫn độ cao sai, nhầm lẫn số liệu thước nước;
- Sai số khách quan là do công trình đo không đạt yêu cầu kỹ thuật (chẳng
hạn chữ số bị mờ, khoảng cách chia vạch lớn phải nội suy), công trình đo bị lún
hoặc máy tự ghi hỏng.
Phương pháp kiểm tra sai số thường dùng nhất là vẽ và so sánh đường quá
trình mực nước H = H(t) của trạm đo đó hoặc so sánh với đường quá trình mực
nước của các trạm đo trên cùng hệ thống sông. Thông qua đối chiếu so sánh
mực nước của các trạm trên từng đoạn sông với qui luật truyền lũ, sóng triều để
phát hiện sai số. Nhìn chung phương pháp này chỉ phát hiện những sai số tương
đối lớn, những sai số nhỏ khó có thể phát hiện ra.
3.2.3.2. Tính toán các mực nước đặc trưng
a) Mực nước tức thời
H(m) H(m)

t t

Hình 3.6a. Quá trình mực nước Hình 3.6b. Quá trình mực nước
tức thời bình quân thời đoạn

Mực nước tức thời là mực nước tại một thời điểm nào đó. Đường cong biểu
thị mực nước tức thời biến đổi theo thời gian gọi là quá trình mực nước, dạng
đường quá trình mực nước là một đường liên tục được biểu thị trên hình 3.6.

64
b) Mực nước trung bình thời đoạn: là trị số mực nước trung bình trong thời
đoạn tính toán. Nếu Ht là quá trình mực nước thì mực nước trung bình trong thời
đoạn từ t đến t+t là:
1 t  t
H t   H dt (3.2)
t t t
1n
hay H t   Hi (3.3)
n i
Trong đó n là số thời đoạn tính toán, các thời đoạn tính bình quân thường là
ngày, tháng, mùa, năm, nhiều năm.
Mực nước bình quân ngày là trung bình cộng các mực nước đo tại các thời
điểm cách đều trong ngày:
1 n
H ngay   Hi (3.4)
n i 1
Trong đó: Hngày là mực nước trung bình ngày;
n là số lần đo mực nước trong ngày;
Hi là mực nước lần đo thứ i.
Nếu các lần đo không cách đều phải tiến hành nội suy để có các giá trị mực
nước tại thời điểm ấn định sao cho thời gian giữa các điểm ấn định bằng nhau.
Mức nước bình quân tháng, mùa, năm được tính theo bình quân số học mực
nước trung bình ngày.
c) Biên độ mực nước
Biên độ mực nước là chênh lệch giữa mực nước lớn nhất và nhỏ nhất đạt
được trong khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn biên độ lũ là chênh lệch mực
nước giữa chân và đỉnh lũ của một trận lũ, biên độ triều là chênh lệch giữa mực
nước giữa chân và đỉnh triều trong một chu kỳ triều.
3.2.3.3. Lưu trữ và xuất bản số liệu
Sau mỗi năm đo đạc, số liệu mực nước được chỉnh lý và sao chép thành
nhiều bản được lưu giữ tại trạm đo và các cơ quan quản lý các trạm đo.
Số liệu mực nước bình quân ngày, tháng, năm, mực nước thấp nhất, cao
nhất (tức thời) trong từng tháng được xuất bản theo dạng bảng 3.1.

65
Bảng 3.1. Mực nước bình quân ngày trạm Xuân Mai năm 1981

Ngày/tháng I II III IV V VI VII IIX IX X XI XII

1 300 280 321 512 760 498


298 350 803 520
2 310 278 329 533 768 500
278 300 401 785 384
3 311 275 325 520 780 637 497
290 312 412 799 460
4 312 277 379 510 814 640 496
291 301 399 827 498
5 309 270 359 508 800 622 493
295 315 379 815 537
6 308 269 362 521 778 599 492
303 367 400 815 584
7 308 267 360 549 807 615 490
315 400 418 831 614
8 307 277 358 600 853 632 479
320 349 520 846 602
9 305 285 379 590 915 641 476
238 370 478 848 597
10 303 297 392 581 927 649 473
330 390 468 851 583
11 300 288 396 670 963 601 470
326 410 499 813 595
12 298 280 398 699 988 573 459
220 412 512 785 608
13 297 287 412 718 1008 564 416
321 409 607 746 589
14 295 300 403 790 976 587 460
321 440 712 692 601
15 296 315 390 792 952 593 453
318 437 875 653 612
16 295 376 380 800 900 600 451
309 428 958 611 618
17 293 390 398 803 877 584 448
306 400 950 622 619
18 290 408 399 805 892 563 444
310 397 899 603 611
19 290 410 408 809 915 557 437
307 390 876 601 588
20 289 400 415 789 957 540 428
306 386 869 600 572
21 289 390 428 758 912 571 425
305 369 820 598 590
22 287 381 420 732 892 602 418
301 350 710 617 610
23 286 372 439 711 876 590 410
300 310 638 652 586
24 285 350 458 687 895 577 412
297 300 598 703 572
25 284 301 408 680 930 563 408
293 298 540 692 562
26 283 287 382 692 899 559 400
290 297 501 666 561
27 282 276 368 697 870 550 397
288 300 480 653 557
28 281 269 342 688 861 547 392
285 301 460 627 548
29 280 262 329 680 843 542 389
283 298 431 620 537
30 279 260 320 679 827 390
299 409 618 518
31 279 259 325 678 812 391

- B.quân 296 20 305 344 360 408 550 959 607 546 500 433
- Max 315 339 488 447 467 969 812 1021 860 652 632 502
- Ngày 4 9 18 14 24 16 19 13 10 8 17 2
- Min 278 276 258 299 318 344 505 753 594 536 458 383
- Ngày 31 1 31 26 30 1 5 1 1 18 3 29

Trị số
đặc Mực nước cao nhất 1021 cm 13-IIX Mực nước thấp nhất 258 cm, 31-III
trưng

Mực nước bình quân 465 Mực nước giữa 468 Biên độ mực nước 763

66
3.3. Phương pháp đo và tính lưu lượng nước
Trong chương II đã nêu khái niệm lưu lượng: Là lượng nước đi qua mặt cắt
ngang trong một đơn vị thời gian, đơn vị là m3/s hoặc lít/s, ký hiệu thường dùng
trong thuỷ văn là Q.
Lưu lượng nước được đo đạc bằng các phương pháp khác nhau: đo trực
tiếp, đo yếu tố và đo gián tiếp.
* Phương pháp đo trực tiếp
Phương pháp này thường sử dụng cho những dòng nước nhỏ. Để đo lưu
lượng nước người ta dùng thùng để xác định lượng nước chảy vào thùng trong
một khoảng thời gian nhất định, từ đó xác định ra lưu lượng nước được tính
bằng tỷ số giữa lượng nước chảy vào thùng W và khoảng thời gian nước chảy
W
t: Q 
t
* Phương pháp đo yếu tố
Phương pháp này không đo trực tiếp lưu lượng nước mà đo các yếu tố để
tính lưu lượng. Chẳng hạn khi đo lưu lượng nước trong sông người ta tiến hành
đo vận tốc dòng nước và đo diện tích mặt cắt ướt, từ đó tính ra lưu lượng nước
theo công thức Q = V  . Đây là phương pháp chủ yếu áp dụng cho đo đạc
dòng chảy các dòng sông thiên nhiên.
* Phương pháp đo gián tiếp
Là hình thức đo các yếu tố thuỷ lực khác từ đó tính ra lưu lượng. Chẳng
hạn khi đo lưu lượng nước chảy qua máng thí nghiệm, người ta đặt một tấm
chắn bằng thép mỏng ở cuối máng có thiết diện mặt cắt tháo nước hình tam giác
ngược. Từ mực nước trong máng tính ra lưu lượng theo công thức thuỷ lực.
3.3.1. Đo lưu lượng nước trong sông
3.3.1.1. Nguyên lý đo
Trong đo đạc thuỷ văn thực hành thường sử dụng phương pháp đo yếu tố,
tức đo lưu lượng nước thông qua đo tốc độ và đo vẽ mặt cắt ngang. Hiện nay
thường dùng lưu tốc kế để đo tốc độ nước. Bởi vậy, trong chương trình môn học
thuỷ văn công trình chỉ giới thiệu phương pháp đo đạc lưu lượng nước bằng lưu
tốc kế. Cơ sở của phương pháp được trình bày dưới đây. Gọi Q là lưu lượng
nước đi qua mặt cắt có diện tích ướt là , d là vi phân diện tích thuộc , v là
tốc độ tức thời của dòng nước tại d. Khi đó ta có lưu lượng nước đi qua vi
phân diện tích là dQ = v.d.

67
Từ đó lưu lượng đi qua mặt cắt được tính theo công thức:
Q   v.d (3.5)

Hoặc viết dưới dạng sai phân khi chia diện tích ướt  thành n phần diện
tích bộ phận:
n
Q   i .vi (3.6)
i 1

v1 v2 … vi … vn-1 vn

Hình 3.7. Phân chia các diện tích bộ phận khi đo tốc độ dòng chảy

Trong đó i là diện tích mảnh thứ i, vi là tốc độ trung bình trên mảnh thứ i
đó (hình 3.7). Trên hình 3.7 ta chia mặt cắt ngang sông ra làm n diện tích bộ
phận bởi các thuỷ trực 1, 2, 3... n, tốc độ trung bình các phần diện tích bộ phận
là v1,v2, ..., vn, các diện tích bộ phận tương ứng là 1, 2, ..., n. Để xác
định được lưu lượng Q cần thiết phải xác định được tốc độ và diện tích của các
mảnh diện tích bộ phận.
3.3.1.2. Đo sâu và đo mặt cắt
Để tính diện tích cắc mặt cắt thành phần cần thiết phải đo sâu trên mặt cắt
đo lưu lượng. Tại các tuyến đo lưu lượng người ta xác định các vị trí trên mặt
cắt ngang mà độ sâu theo chiều thẳng đứng sẽ phân chia mặt cắt ngang sông ra
các diện tích thành phần (hình 3.7), các vị trí đó được gọi là thuỷ trực. Tại trạm
thuỷ văn, các thuỷ trực trên mặt cắt đo lưu lượng thường được chọn cố định.
Tốc độ dòng chảy và số đo diện tích của các diện tích bộ phận (nằm giữa các
đường thuỷ trực) được xác định trên cơ sở đo tốc độ dòng chảy và độ sâu nước
tại các đường thuỷ trực trên. Khoảng cách giữa các đường thuỷ trực có thể đều

68
hoặc không đều tuỳ thuộc vào địa hình đáy sông. Số lượng các thuỷ trực trên
một mặt cắt tuỳ thuộc vào chiều rộng sông lớn hay bé, có thể tham khảo theo
bảng 3.2.
Bảng 3.2. Phân bố thuỷ trực theo chiều rộng sông
Chiều rộng sông (m) < 100 100  200 200  500 500  1000
Số thuỷ trực đo sâu 20 20  30 30  40 40  50

Độ sâu nước có thể đo trực tiếp bằng các thiết bị thông thường: đo bằng sào
hoặc đo bằng tời bằng cách thả dây cáp buộc một vật nặng như quả chì, cá sắt
(hình 3.8). Cá sắt làm bằng sắt có trọng lượng từ 5  10 kg có hình khí động học
tương tự như hình con cá nên gọi là cá sắt. Độ sâu nước cũng có thể đo gián
tiếp bằng máy siêu âm. Các phương tiện hỗ trợ gồm có cầu treo, giây cáp căng
ngang sông, thuyền, ca nô, phương tiện định vị và cố định điểm đo.
Bằng các dụng cụ và phương tiện nêu trên tiến hành đo sâu tại các thuỷ
trực và khoảng cách giữa chúng.
Với giả thiết rằng địa hình đáy sông giữa các thuỷ trực đo sâu thay đổi đều,
do đó diện tích bộ phận đo sâu được tính theo diện tích tam giác hoặc hình
thang, theo công thức (3.7):
hi 1  hi
i  .bi (3.7)
2
Diện tích mặt cắt ngang sông sẽ là tổng diện tích các mảnh bộ phận.
3.3.1.3. Đo và tính vận tốc dòng chảy
a) Đo vận tốc dòng chảy bằng lưu tốc kế
Thiết bị để đo vận tốc dòng chảy thông dụng hiện nay là lưu tốc kế, đồng
hồ bấm giây, ngoài ra cần có các phương tiện hỗ trợ như thuyền, ca nô, tời tải
trọng... (tương tự các phương tiện đo sâu) (hình 3.8).
Để đo vận tốc tại một vị trí nào đó thì đặt máy lưu tốc kế đúng vị trí đó,
dòng nước chảy sẽ đẩy cánh quạt của lưu tốc kế quay, sau N vòng quay mạch
điện đóng làm chuông điện reo, căn cứ vào số vòng quay của cánh quạt và thời
gian đo sẽ xác định được vận tốc dòng chảy tại vị trí đo theo công thức (3.8).
N
V  K.C (3.8)
T
Trong đó: V: Vận tốc dòng chảy tại vị trí đặt máy đo, là giá trị vận tốc

69
trung bình trong thời gian đo;
N: Số vòng quay cánh quạt trong khoảng thời gian đo;
K: Bước nhảy thủy lực;
T: Khung thời gian thực hiên một lần đo, theo quy phạm đo đạc
thủy văn thời gian T = 100s;
C: Hệ số lưu tốc kế.
Việc đo tốc độ thường được tiến hành đồng thời với việc đo sâu và thực
hiện đo lần lượt từng điểm trên thuỷ trực. Đối với vùng sông ảnh hưởng thuỷ
triều tốc độ thay đổi nhanh theo thời gian. Vì vậy, cần dùng nhiều máy để đo tốc
độ đồng thời trên nhiều thuỷ trực khác nhau của mặt cắt.

Lưu tốc kế

Cá sắt

Hình 3.8. Lưu tốc kế đo vận tốc dòng chảy

b) Số điểm đo tốc độ trên thuỷ trực


Tốc độ dòng chảy tại mỗi điểm đo trên mặt cắt ngang khác nhau. Theo
chiều sâu, tốc độ trên mặt nước là lớn nhất và giảm dần theo độ sâu. Theo chiều
ngang của mặt cắt, những điểm sát bờ có tốc độ nhỏ và càng xa bờ tốc độ càng
tăng. Bởi vậy, để xác định tốc độ dòng chảy bình quân của từng diện tích bộ
phận và diện tích bình quân toàn mặt cắt cần đo tốc độ ở nhiều thuỷ trực khác
nhau và ở mỗi thuỷ trực cũng cần đo tốc độ nước ở những độ sâu khác nhau.
Theo quy phạm đo đạc thuỷ văn, số điểm đo tốc độ trên thuỷ trực quy định
như sau:
+ Với độ sâu thuỷ trực h > 3 m đo 5 điểm tại các vị trí: mặt nước; 0,2h;
0,6h; 0,8h và đáy sông;

70
+ Với độ sâu h = 2  3 m đo 3 điểm tại các vị trí 0,2h; 0,6h; 0,8h;
+ Độ sâu h = 1  2 m đo 2 điểm tại các vị trí: 0,2h; 0,8h;
+ Độ sâu h < 1 m đo 1 điểm tại vị trí 0,6h.
Vị trí điểm đo tính theo độ sâu tương đối kể từ mặt nước trở xuống. Đối với
các trạm thuỷ văn ở vùng sông ảnh hưởng triều thường đo 6 điểm tại các vị trí:
mặt nước; 0,2h; 0,4h; 0,6h; 0,8h và đáy sông.
Với độ sâu h < 3 m có thể đo 2 hoặc 3 điểm và không áp dụng đo 1 điểm
với vùng triều.
c) Tính tốc độ bình quân thuỷ trực
Tốc độ bình quân thuỷ trực được tính theo tốc độ các điểm đo theo công
thức từ (3.9) đến (3.13).
1
Đo 5 điểm, Vt  ( Vm  3.V0 ,2  3.V0 ,6  2.V0 ,8  Vd ) (3.9)
10
1
Đo 3 điểm, V t  ( V0 ,2  2.V0 ,6  V0 ,8 ) (3.10)
4
1
Đo 2 điểm, V t  ( V0 ,2  V0 ,8 ) (3.11)
2
Đo 1 điểm, V t  V0 ,6 (3.12)
Đo 6 điểm trên vùng sông ảnh hưởng triều
1
Vt  ( Vm  2.V0 ,2  2.V0 ,4  2.V0 ,6  2.V0 ,8  Vd ) (3.13)
10
Trong đó V t là vận tốc bình quân thuỷ trực, được coi như giá trị vận tốc
bình quân của mảnh diện tích bộ phận.
Vm, V0,2, V0,4, V0,6, V0,8, Vđ là vận tốc của dòng chảy tại các điểm mặt
nước và các điểm ở độ sâu 0,2h; 0,4h; 0,6h; 0,8h và điểm đáy sông. Theo quy
luật chung tốc độ bình quân thuỷ trực giảm dần từ giữa dòng ra phía hai bờ.
Lưu lượng nước toàn mặt cắt là tổng lưu lượng của các bộ phận, được
xác định theo (3.6).
3.3.1.4. Chế độ đo lưu lượng
Công việc đo vận tốc dòng chảy và đo sâu khá vất vả và tốn kém, vì vậy
không thể đo hàng giờ, hàng ngày như đo mực nước.

71
Số lần đo tốc độ để tính lưu lượng tuỳ thuộc vào quan hệ lưu lượng mực
nước của từng trạm đo.
Nếu quan hệ giữa lưu lượng và mực nước Q = f(H) tương đối ổn định có
thể phân bố lần đo lưu lượng theo cấp mực nước trong năm từ thấp nhất đến
cao nhất. Mỗi trạm thuỷ văn có thể đo 30  50 lần trong một năm.
Nếu quan hệ Q = f(H) không ổn định (do bồi xói mặt cắt, ảnh hưởng
nước vật, ảnh hưởng lũ...) số lần đo sẽ tăng lên.
3.3.2. Chỉnh lý số liệu lưu lượng nước
Như phần trên đã nêu, vì điều kiện kinh tế và kỹ thuật không cho phép
đo lưu lượng nước hàng giờ trong suốt cả năm. Vì vậy, với số lượng 50  60
lần đo trong một năm không thể biểu thị được quá trình lưu lượng nước hàng
giờ, hàng ngày và không thể tính được lưu lượng bình quân ngày, tháng, năm
và các số liệu khác về dòng chảy năm.
Do đó, người ta dùng số liệu lưu lượng và mực nước của các lần đo để
tiến hành tính toán bổ sung sao cho đủ lưu lượng nước các giờ đo mực nước
trong năm. Phương pháp tính là sử dụng quan hệ mực nước ~ lưu lượng
Q = f(H).
3.3.2.1. Vẽ quan hệ mực nước với lưu lượng Q = f(H)
Quan hệ Q = f(H) là quan hệ tương quan được vẽ trên giấy kẻ li theo tỷ
lệ hợp lý. Số liệu dùng cho vẽ quan hệ Q = f(H) là lưu lượng và mực nước
tương ứng của các lần đo được vẽ riêng rẽ cho từng năm và đồng thời cũng
chỉ để sử dụng tính toán riêng cho năm đó.
a) Quan hệ Q = f(H) tương đối ổn định
Theo tài liệu thực đo vẽ quan hệ Q và H lên biểu đồ. Nếu các điểm tương
quan phân bố có tính ngẫu nhiên và hình thành nên băng điểm hẹp, ứng với
từng cấp mực nước lưu lượng thực đo sai lệch không quá 10% lưu lượng
trung bình của cấp mực nước đó thì được coi quan hệ Q = f(H) ổn định.
Trong trường hợp này có thể vẽ đường cong trơn đi qua trung tâm băng điểm
từ mực nước thấp nhất đến mực nước cao nhất. Đường cong này gọi là đường
quan hệ Q = f(H) ổn định, sai số được tính theo sai số quân phương.

72
b) Quan hệ Q = f(H) không ổn định
Q=f(H) Q=f(H)
H=f(t) æn ®Þnh kh«ng æn ®Þnh

Nh¸nh lò lªn
Nh¸nh lò xuèng

Hình 3.9. Quan hệ Q = f(H)


Quan hệ Q = f(H) được coi là không ổn định khi các điểm tương quan Q ~
H có hai đặc điểm như sau:
+ Ứng với từng cấp mực nước, lưu lượng thực đo dao động thiên lớn hoặc
thiên nhỏ vượt quá 10% lưu lượng trung bình của cấp nước đó;
+ Lưu lượng thực đo dao động thiên lớn hoặc thiên nhỏ theo một quy luật
nhất định, chẳng hạn như quy luật xói hoặc bồi của mặt cắt đo, theo quy luật
tăng giảm độ dốc mặt nước khi ảnh hưởng lũ hoặc ảnh hưởng thuỷ triều, nước
vật dồn từ hạ lưu lên (nước dồn, nước ứ).
Trong trường hợp này phải vẽ thêm quan hệ diện tích ~ mực nước  = f(H)
và quan hệ độ dốc ~ mực nước H = f(H) để phân tích.
Nếu quan hệ Q = f(H) không ổn định do nguyên nhân xói hoặc bồi mặt cắt
thì vẽ nhiều đường cong Q = f(H) tương ứng với từng thời đoạn bồi xói trong
năm.
Nếu quan hệ Q = f(H) không ổn định do ảnh hưởng lũ làm thay đổi độ dốc
mặt nước thì vẽ đường cong Q = f(H) tương ứng với nhánh lũ lên (độ dốc lớn)
và nhánh lũ xuống (độ dốc nhỏ) của từng trận lũ xem hình 3.9. Tất nhiên đường
Q = f(H) của trận lũ nào chỉ dùng cho trận lũ đó vì quy luật thay đổi độ dốc của
từng trận lũ khác nhau.
3.3.2.2. Kéo dài quan hệ Q = f(H)
Trong công tác đo đạc thuỷ văn có thể xảy ra những trường hợp không đo
được lưu lượng ứng với mực nước cao nhất hoặc thấp nhất trong năm. Nguyên
nhân do phương tiện, máy đo hỏng hóc, công trình không an toàn khi lũ cao...

73
Do đó, khi xây dựng quan hệ Q = f(H) sẽ không có điểm tương quan Q ~ H
ứng với mực nước cao nhất hoặc thấp nhất, do vậy không có căn cứ vẽ đường
cong Q = f(H) tới mực nước cao nhất hoặc thấp nhất. Trong trường hợp này phải
dùng các phương pháp kéo dài ngoại suy đường Q = f(H) để bổ sung số liệu.
Gọi Hk là biên độ mực nước phần không có điểm tương quan Q ~ H, H
là biên độ mực nước ở phần có điểm tương quan Q ~ H, thì phần biên độ được
kéo dài Hk cho phép bằng 20% H (đối với phần mực nước cao) và 5% đối với
phần mực nước thấp.
Với những trận lũ đặc biệt lớn, hoặc những thời kỳ cạn kiệt nghiêm trọng
(xảy ra trong quá khứ) nếu điều tra xác minh được, cao trình mực nước lớn nhất
hoặc mực nước kiệt nhất, người ta dùng phương pháp kéo dài Q = f(H) để xác
định lưu lượng lũ đặc biệt lớn hoặc lưu lượng kiệt đặc biệt nhỏ.
Trên đây giới thiệu sơ lược về công tác chỉnh biên số liệu. Nội dung chi tiết
về chỉnh biên số liệu có thể tham khảo trong các tài liệu chuyên dùng.
3.3.2.3. Xác định lưu lượng theo tài liệu đo mực nước
Căn cứ số liệu nước tức thời đo hàng ngày H = f(t) tra các đường quan hệ
Q = f(H) xác định được số liệu lưu lượng nước tương ứng Q = f(t) tại các thời
điểm đo mực nước.
Với quan hệ Q = f(H) tương đối ổn định, ứng với mỗi cao trình mực nước
chỉ cho một giá trị lưu lượng, mực nước cao nhất, thấp nhất tương ứng với lưu
lượng lớn nhất và nhỏ nhất (Hmax  Qmax , Hmin Qmin).
3.3.2.4. Tính lưu lượng bình quân ngày và các đặc trưng dòng chảy năm
Lưu lượng bình quân ngày bằng trung bình cộng của các lưu lượng tức thời
trong ngày (nếu cách đều giờ).
n
 Qi
i 1
Qngay  (3.14)
n
Trong đó: Qi: Lưu lượng tức thời ứng với giờ đo mực nước thứ i;
n: Số lần tính lưu lượng tức thời trong ngày.
Nếu lưu lượng tức thời không cách đều giờ phải nội suy sao cho đủ số liệu
cách đều giờ và tính theo công thức trên.
- Lưu lượng bình quân tháng là trị trung bình cộng của tất cả các ngày
trong tháng.
- Lưu lượng trung bình năm là trị trung bình cộng của 12 tháng trong năm

74
hoặc trị trung bình của 365 hoặc 366 ngày trong năm.
- Tổng lượng nước ngày: Wngày = Qngay .Tngay (3.15)
- Tổng lượng nước tháng: Wtháng = Qthang .Tthang (3.16)
- Tổng lượng nước năm : Wnăm = Qnam .Tnam (3.17)
Trong đó Tngày, Ttháng, Tnăm là số đo thời gian (thường là giây) của ngày,
tháng, năm.
Wnam
- Độ sâu dòng chảy năm Ynam  ,(mm) (3.18)
10 3 .F
10 3 Q nam
- Mô duyn dòng chảy năm M nam  (l/s/km2) (3.19)
F
Ynam
- Độ sâu dòng chảy năm  nam  ,(mm) (3.20)
X nam
Xnăm là lượng mưa bình quân năm trên lưu vực, F là diện tích lưu vực.
Đối với trạm đo vùng sông ảnh hưởng triều có dòng chảy theo hai hướng
(dòng chảy từ nguồn về và chảy ngược từ biển lên) thì tại đó lưu lượng dao động
rất lớn (vì Qmin = 0) và biến nhanh theo thời gian cũng như không gian (trên
từng bô phận của mặt cắt). Vì vậy, không thể dùng Q = f(H) và cách tính lưu
lượng tức thời như đã giới thiệu ở phần trên. Vùng này có các phương pháp
chỉnh lý riêng chỉ dùng cho chuyên ngành đo đạc thuỷ văn.
3.3.3. Lưu trữ và xuất bản lưu lượng nước
Sau khi đã tiến hành chỉnh lý và kiểm tra mức độ hợp lý của tài liệu đo
đạc về: đo sâu, đo tốc độ, biểu đồ quan hệ Q = f(H), lưu lượng tức thời, lưu
lượng bình quân ngày và các đặc trưng dòng chảy khác trong năm, các loại số
liệu trên được sao chép lưu trữ và xuất bản. Số liệu lưu lượng bình quân ngày,
tháng, năm kèm theo lưu lượng lớn nhất, nhỏ nhất (tức thời) của từng tháng
và các đặc trưng dòng chảy năm như modul dòng chảy, độ sâu dòng chảy...
được xuất bản theo dạng bảng 3.3. Số liệu lưu lượng tức thời tương ứng với
mực nước đo hàng giờ cũng được xuất bản nhưng chỉ chọn một số trận lũ lớn
hoặc tương đối lớn trong năm bảng 3.4. Số liêụ đo sâu và đo tốc độ kế (để
tính lưu lượng nước) không xuất bản. Khi cần tới số liệu này phải đến cơ
quan lưu trữ để được cấp.

75
Bảng 3.3. Lưu lượng bình quân ngày trạm Chiêm Hoá năm 2002
Trạm: Chiêm Hoá Kinh độ: 105o16'
Sông: Gâm, lưu lượng nước trung bình ngày Vĩ độ: 22o05'
Năm: 2002 Đơn vị: m3/s
Ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
1 108 94,0 85,0 312 170 543 1840 4570 556 250 304 144
2 108 100 82,0 220 183 539 1320 3520 523 240 262 144
3 107 97,0 83,5 177 146 510 953 2270 517 237 240 141
4 105 97,0 85,0 144 128 435 784 1880 525 232 223 139
5 103 94,0 88,0 125 152 468 1000 1540 503 275 208 137
6 103 91,0 88,0 110 190 416 1490 1270 468 293 202 130
7 102 88,0 85,0 100 146 400 1370 1120 442 275 192 128
8 102 88,0 83.5 94,0 154 595 1040 1050 425 252 186 127
9 100 88,0 83,5 88,0 156 581 892 963 403 227 181 123
10 98,6 89,5 83,5 85,0 444 869 730 1250 375 220 175 120
11 98,6 88,0 83,5 88,0 631 1330 627 2360 369 213 170 122
12 108 88,0 82,0 94,0 360 1580 569 2230 355 208 168 123
13 123 86,5 82,0 94,0 272 2490 528 2240 360 204 164 120
14 116 88,0 82,0 91,0 2670 2420 576 1910 358 199 164 116
15 111 89,5 82,0 85,0 1690 1960 640 1620 366 192 160 116
16 103 89,5 79,2 82,0 841 2160 623 1800 337 192 156 120
17 102 88,0 76,4 79,2 578 3020 543 2470 323 186 152 116
18 100 86,5 91,0 207 461 2070 481 2130 307 183 148 118
19 97,0 85,0 122 127 393 1690 596 1820 315 183 146 120
20 97,0 82,0 122 107 400 1390 1470 1570 310 190 144 120
21 94,0 100 116 100 366 1030 2370 1300 304 240 144 118
22 91,0 148 103 97,0 335 1030 2050 1290 312 291 144 116
23 91,0 137 95,5 94,0 397 938 1710 1180 307 272 141 113
24 92,5 122 91,0 97,0 692 848 1460 994 296 250 141 111
25 95,5 103 88,0 160 1230 828 1880 872 280 218 141 110
26 100 97,0 85,0 130 721 770 1550 858 265 211 137 181
27 102 92,5 88,0 103 521 794 1140 918 257 202 144 335
28 102 88,0 85,0 251 435 839 974 828 252 202 156 369
29 98,6 82,0 265 435 974 845 760 247 276 158 252
30 94,0 80,6 204 381 1270 750 681 254 561 152 218
31 94,0 231 525 2130 612 416 195
Tổng 3147 2685 2894 4010 16203 34787 34931 49876 10911 7590 5203 4642
Tbình 102 95,9 93,4 133,7 522,7 1160 1127 1608,9 363,7 244,8 173 149,7
Max 125 154 468 363 3990 3300 2610 4710 576 627 318 422
Ngày 13 22 31 28 14 17 21 1 1 30 1 28
Min 91 82 76,4 77,8 125 375 458 588 244 181 137 110
Ngày 22 20 17 17 5 5 19 31 29 19 26 25
3
Trung bình năm : 484,6 m /s
Đặc trưng
năm Lớn nhất : 4710 m3/s Ngày: 1 Tháng VIII
3
Nhỏ nhất : 76,4 m /s Ngày: 17 Tháng III

76
Bảng 3.4. Bảng trích mực nước, lưu lượng mùa lũ trạm Chiêm Hoá
(bảng mẫu)
Trạm: Chiêm Hoá
Sông: Gâm
Trích mực nước, lưu lượng nước giờ mùa lũ
Năm: 2001
H Q QTB H Q QTB QTB
Tháng Ngày Giờ Tháng Ngày Giờ
(cm) (m3/s) (m3/s) (cm) (m3/s) (m3/s) (m3/s)

5 5 0 3197 143 5 13 3264 297


1 3198 144 19 3283 353 305
7 3227 202 25 0 3296 394
10 3251 261 1 3298 401
13 3286 363 7 3288 369
15 3330 509 9 3308 440
17 3366 650 11 3372 716
19 3363 637 13 3443 1070
21 3349 581 15 3492 1320
23 3329 506 17 3512 1380 1190
24 3319 471 372 19 3519 1390
22 0 3183 118 21 3524 1380
1 3183 118 23 3525 1370
7 3188 127 24 3524 1340 883
9 3236 203 26 1 3523 1320
11 3263 294 3 3514 1250
13 3266 302 5 3502 1190
16 3254 269 7 3490 1150
19 3253 266 9 3479 1130
22 3253 266 11 3472 1150
24 3251 261 221 13 3490 1290
23 1 3251 261 15 3505 1360 744
7 3248 253 17 3510 1370
13 3240 233 19 3520 1420
19 3258 280 257 21 3541 1470
24 1 3259 282 23 3555 1490 1300
7 3261 288

3.4. Phương pháp đo và tính lưu lượng bùn cát


Bùn cát chuyển động trong dòng chảy sông ngòi được chia làm hai loại:

77
bùn cát lơ lửng và bùn cát đáy. Bùn cát lơ lửng gồm những hạt bùn cát nổi lơ
lửng và chuyển động theo dòng nước. Bùn cát đáy là loại bùn cát chuyển động
theo dòng nước ở đáy sông với hình thức nhảy, trượt hoặc lăn.
- Độ đục bùn cát: Độ đục bùn cát (thường ký hiệu là ) là lượng bùn cát lơ
lửng có trong 1 m3 nước. Độ đục bùn cát  có đơn vị tính là g/m3 hoặc là kg/m3
còn gọi là mật độ bùn cát hoặc lượng ngậm cát.
- Lưu lượng bùn cát (thường ký hiệu là R): Là lượng bùn cát chuyển qua mặt
cắt trong một đơn vị thời gian. Đơn vị thường dùng là gam/giây (g/s) hoặc (kg/s).
3.4.1. Đo và tính bùn cát lơ lửng
Việc đo bùn cát được tiến hành cùng một lúc với đo sâu và đo tốc độ. Do
đó những phương tiện hỗ trợ đo sâu, đo tốc độ thuyền, ca nô, tời, cáp căng
ngang sông, cầu treo... cũng đồng thời là phương tiện hỗ trợ đo bùn cát. Về dụng
cụ gồm có:
- Dụng cụ lấy mẫu nước;
- Dụng cụ lọc bùn cát, sấy khô và dụng cụ cân chính xác.
3.4.1.1. Đo bùn cát theo kiểu tích điểm
Trên mỗi thuỷ trực, đã đo tốc độ tại điểm nào thì cũng đo bùn cát tại điểm
đó. Lần lượt dùng phương tiện thích hợp đưa dụng cụ tới điểm đo tiến hành lấy
mẫu nước tại từng điểm với dung tích D (cm3). Bùn cát trong từng mẫu nước
được lọc bằng giấy lọc, sau đó sấy khô và dùng loại cân chính xác 1/100 gam để
đo trong lượng bùn cát P (gam).
Độ đục tại điểm đo đ tính như sau:
P P
 đ  106 g / m3 hoặc  đ  h 10 3 ( kg / m 3 ) (3.21)
D Dh
Độ đục là chỉ trọng lượng bùn cát khô chứa trong một đơn vị thể tích nước.
Độ đục bình quân thuỷ trực t được tính bởi độ đục nhiều điểm trên
thuỷ trực.
 V  3 0 ,2 .V0 ,2  3 0 ,6 .V0 ,6  3 0 ,8 .V0 ,8   d .Vd
Nếu đo 5 điểm  t  m m (3.22)
10Vtb
1
Nếu đo 3 điểm t  (  0 ,2 .V0 ,2  2  0 ,6 .V0 ,6   0 ,8 .V0 ,8 ) (3.23)
3Vtb
1
Nếu đo 2 điểm t  (  0 ,2 .V0 ,2   0 ,8 .V0 ,8 ) (3.24)
2Vtb
Nếu đo 1 điểm t = 0,6 (3.25)
Trong đó:

78
m, 0,2, 6, 0,8, đ: Là độ đục ứng với độ sâu từ mặt nước; 0,2h; 0,6h; 0,8h
và đáy sông;
Vm, V0,2, V0,8, Vđ: Là vận tốc tương ứng tại các điểm đo;
Vtb: Là lưu lượng bình quân thuỷ trực...
Nói chung độ đục từng điểm trên thuỷ trực tăng dần từ mặt nước xuống đáy
sông, độ đục bình quân thuỷ trực giảm dần từ giữa dòng ra hai bờ. Căn cứ quy
luật đó có thể sơ kiểm tra kết quả đo đạc và tính toán.
3.4.1.2. Đo bùn cát theo kiểu tích phân
Kiểu đo tích phân không lấy mẫu nước tại từng điểm đo mà trên mỗi thuỷ
trực chỉ lấy một mẫu nước hỗn hợp bao gồm thành phần nước của mỗi độ sâu từ
mặt nước tới sát đáy sông. Bùn cát trong mẫu nước hỗn hợp được lọc, sấy khô
và xác định trọng lượng bằng loại cân chính xác.
Độ đục bình quân thuỷ trực t bằng:
Ph Ph
 10 6 ( g / m 3 ) ;  10 3 ( kg / m 3 ) (3.26)
Dh Dh
Trong đó: Dt là dung tích mẫu nước hỗn hợp cm3;
Ph trọng lượng bùn cát sấy khô của mẫu nước hỗn hợp (gam).
Phương pháp đo kiểu tích phân đơn giản hơn phương pháp tích điểm nhưng
không cho biết quy luật thay đổi độ đục theo chiều sâu, quy luật này rất cần thiết
khi nghiên cứu về bồi lắng trong sông, hồ chứa...
3.4.1.3. Tính độ đục bình quân bộ phận
Đối với những bộ phận diện tích giới hạn bởi hai đường thuỷ trực thì độ
đục bình quân bộ phận bằng độ đục trung bình cộng của độ đục hai thuỷ trực đó.
Độ đục bình quân của bộ phận sát bờ bằng độ đục bình quân của thuỷ trực
sát bờ.
3.4.1.4. Tính lưu lượng của bùn cát thực đo
Lưu lượng đi qua từng bộ phận diện tích bằng tích của độ đục bình quân bộ
phận với lưu lượng nước bộ phận. Lưu lượng bùn cát toàn mặt cắt bằng tổng lưu
lượng bùn cát của các bộ phận.
Theo kết quả đo có thể tính lưu lượng bùn cát thực đo của mặt cắt theo
công thức (3.27).
 t1   t 2
R   t 1 .q1  q2   t 2 .q3 (3.27)
2
Trong đó:
R là lưu lượng bùn cát tính theo gam/giây (g/s) hoặc (kg/s);

79
3 3
 t1 ,  t 2 là độ đục trung bình thuỷ trực 1, 2,... tính bằng g/m hoặc kg/m ;
q1, q2, q3 là lưu lượng nước đi qua từng bộ phận diện tích 1, 2, 3... tính
bằng m3/s.
Độ đục bình quân trên toàn mặt cắt theo công thức (3.28).
R R
 mc   (3.28)
q1  q 2  q 3 Q
Với Q: Lưu lượng nước đi qua toàn mặt cắt ngang.
Lưu lượng bùn cát R và độ đục bình quân mặt cắt  mc tính được qua mỗi
lần đo được coi là lưu lượng bùn cát tức thời và độ đục tức thời tương ứng với
thời điểm giữa của lần đo.
3.4.1.5. Chế độ đo bùn cát lơ lửng và cách xác định độ đục bình quân mặt cắt
Việc đo bùn cát khá tốn kém vì phải qua nhiều giai đoạn: lấy mẫu nước, lọc
bùn cát, sấy khô, cân đo... Để giảm nhẹ khối lượng và kinh phí, theo quy phạm
đo đạc cho phép đo bùn cát như sau:
- Đo bùn cát trên toàn mặt cắt từ 30  50 lần trong một năm đối với trạm
thuỷ văn cấp I. Phân phối các lần đo tập trung chủ yếu vào các tháng thời kỳ
mưa lũ.
- Trạm thuỷ văn cấp II đo khoảng 20  30 lần trong một năm.
Có hai chế độ đo độ đục bùn cát: Đo đầy đủ ở tất cả các thuỷ trực và đo ở
một thuỷ trực nhất định (gọi là thuỷ trực đại biểu). Khi ở một lần đo nào đó nếu
độ đục được đo ở tất cả các thuỷ trực của mặt cắt thì độ đục bình quân mặt cắt
được tính trực tiếp bằng công thức (3.28). Tuy nhiên, trong thực tế nếu đo độ
đục ở tất cả các thuỷ trực sẽ mất nhiều thời gian và rất tốn kém nên người ta chỉ
đo như vậy ở một số lần đo. Phần lớn các lần đo còn lại sẽ được tiến hành theo
cách đo thứ hai (đo tại thuỷ trục đại biểu), sau đó sử dụng quan hệ giữa độ đục
của thuỷ trực đại biểu với độ đục bình quân bùn mặt cắt để xác định độ đục bình
quân của mặt cắt của lần đo đó.
Phương pháp xác định độ đục bình quân mặt cắt theo độ đục đo tại thuỷ
trực đại biểu được tiến hành theo các bước như sau:
- Xây dựng quan hệ mc~ t : Theo số liệu các lần đo bùn cát đầy đủ để
người ta lập quan hệ giữa độ đục bình quân mặt cắt (  mc ) và độ đục bình quân
của thuỷ trực đại biểu (t) của mỗi lần đo  mc ~ t , nói chung quan hệ này có
dạng đường thẳng đi qua gốc toạ độ (hình 3.10);
- Từ độ đục bình quân tại thuỷ trực đại biểu là t tra quan hệ (hình 3.10)

80
được độ đục trung bình của toàn mặt cắt mc.
t(g/m3)

 mc (g/m3)

Hình 3.10. Quan hệ  mc ~ t


3.4.2. Đo bùn cát đáy
Hiện nay có nhiều loại dụng cụ đo bùn cát đáy nhưng chưa qua thử nghiệm,
chưa có loại nào đạt độ chính xác cần thiết, vì thế các trạm đo bùn cát di đáy
thường rất ít.
Trường hợp không đo được bùn cát đáy thì lưu lượng bùn cát đáy được tính
theo một tỷ lệ nào đó của bùn cát lơ lửng.
Rđáy = K. Rlơ lửng
Hệ số K thường biến đổi theo các vùng khác nhau và thường từ 0  0,3 ở
nước ta thường lấy gần đúng bằng 0,2.
Môn học thuỷ văn công trình chỉ giới thiệu một cách sơ lược về phương
pháp đo bùn cát đáy, chi tiết có thể tham khảo giáo trình đo đạc thuỷ văn dùng
cho sinh viên chuyên ngành thuỷ văn.
3.4.3. Chỉnh lý bùn cát lơ lửng
Với số lượng vài chục lần đo bùn cát toàn mặt cắt người ta tiến hành công
tác chỉnh biên để xác định độ đục bình quân từng ngày trong năm và tính lượng
bùn cát và lưu lượng bùn cát bình quân năm.
* Tính lưu lượng bùn cát bình quân ngày Rngày, tháng, năm
+ Lưu lượng bùn cát bình quân ngày bằng tích của độ đục bình quân ngày
 ngày với lưu lượng nước bình quân ngày Q ngày .
Rngay   ngay .Qngay (3.29)
Trong đó: ngày tính bằng g/m3 hoặc kg/m3;
Qngày tính bằng m3/s;
Rngày tính bằng g/s hoặc kg/s.

81
+ Lưu lượng bùn cát bình quân tháng, năm tính theo trung bình cộng của
lưu lượng bùn cát các ngày trong tháng, trong năm.
 Rngay
Rthang  (3.30)
n
12
 ( Rthang i )
i 1
Rnam  (3.31)
12
+ Tổng lượng bùn cát chuyển qua mặt cắt trong ngày, tháng, năm sẽ là:
Gngày = Rngày Tngày = ngày Wngày (3.32)
Gtháng = Rtháng Ttháng = tháng Wtháng (3.33)
Gnăm = Rnăm Tnăm = năm Wnăm (3.34)
Trong đó:
Gngày, Gtháng, Gnăm là tổng lượng bùn cát ngày tháng năm tính bằng kg (hoặc tấn).
Tngày, Ttháng, Tnăm là số đo thời gian của ngày, tháng, năm tính bằng giây.
Wngày, Wtháng, Wnăm là tổng lượng nước đi qua mặt cắt trong ngày, tháng, năm.
3.4.4. Lưu trữ và xuất bản số liệu bùn cát
Tương tự như số liệu mực nước và lưu lượng nước, số liệu bùn cát cũng
được lưu trữ tại trạm đo, Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh và Cục lưu trữ Bộ Tài
nguyên môi trường.
Số liệu lưu lượng bùn cát bình quân tháng Rtháng kèm theo độ đục bình quân
tháng, độ đục lớn nhất max,nhỏ nhất min trong từng tháng và tổng lượng bùn cát
trong năm được xuất bản theo dạng bảng 3.5.
Bảng 3.5. Bùn cát thực đo trạm X
Ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
1
2
.
.
31
Tổng
Tbình
Max
Ngày
Min
Ngày
Trung bình năm :
Đặc trưng
Lớn nhất: Ngày: Tháng
năm
Nhỏ nhất: Ngày: Tháng

82
Chương 4
PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ XÁC SUẤT TRONG THỦY VĂN

Các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên có thể chia làm hai loại: hiện tượng
tất nhiên và hiện tượng ngẫu nhiên.
- Các hiện tượng tất nhiên là những hiện tượng mà trong một điều kiện nhất
định nó phải xảy ra theo những quy luật nhất định, nhờ đó ta có thể biết trước
được quá trình phát triển và tính chất của nó.
- Các hiện tượng ngẫu nhiên là hiện tượng mà trong những điều kiện nhất
định nó có thể xảy ra theo những xu hướng khác nhau, thậm chí có thể không
xảy ra. Đối với những hiện tượng ngẫu nhiên, ta không thể khẳng định được khả
năng xuất hiện cũng như quá trình diễn biễn của nó.
Khi quan sát hiện tượng ngẫu nhiên một số ít lần thì không thấy chúng tuân
theo một quy luật nào cả, nhưng quan sát nhiều lần ta sẽ thấy một quy luật nhất
định, người ta gọi là quy luật đám đông.
Công cụ toán học để nghiên cứu hiện tượng ngẫu nhiên là lý thuyết xác
suất, nhưng lý thuyết xác suất nghiên cứu những hiện tượng ngẫu nhiên lý tưởng
như tung đồng tiền, con xúc xắc... là những vật thể đồng đều và cân đối. Trong
thiên nhiên các hiện tượng ngẫu nhiên lại muôn màu, muôn vẻ. Vì vậy, muốn
ứng dụng lý thuyết xác suất vào thực tế người ta phải sử dụng lý thuyết thống
kê, ta gọi chung là thống kê xác suất.
Hiện thượng thuỷ văn là vừa mang tính tất nhiên vừa mang tính ngẫu
nhiên. Bởi vậy, trong nghiên cứu tính toán thủy văn cần kết hợp hai phương
pháp: phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành và phương pháp thống kê
xác suất.
4.1. Một số kiến thức cơ bản về lý thuyết xác suất
4.1.1. Biến cố ngẫu nhiên và phân loại
4.1.1.1. Khái niệm về phép thử và biến cố
- Phép thử: Trong lý thuyết xác suất, khái thiệm “phép thử” được hiểu là
các thử nghiệm hoặc các quan sát được thực hiện với số lần có độ lớn tuỳ ý đối
với một hiện tượng ngẫu nhiên nào đó. Các thử nghiệm và quan sát đó phải
được thực hiện trong cùng một điều kiện nhất định. Thí dụ, việc gieo con xúc

83
xắc để xác định sự xuất hiện một mặt nào đó được coi là phép thử, mỗi lần gieo
con xúc xắc được gọi là “thực hiện” phép thử đó; sự quan trắc giá trị lưu lượng
lớn nhất xuất hiện hàng năm là phép thử, việc tìm giá trị lớn nhất của lưu lượng
được gọi là “ thực hiện” phép thử đó. Như vậy, sự xuất hiện một mặt nào đó của
con xúc xắc phụ thuộc vào đặc điểm của con xúc xắc, sự xuất hiện lưu lượng lớn
nhất trong năm hoặc giá trị lưu lượng bình quân năm phụ thuộc vào điều kiện
khí hậu và điều kiện mặt đệm của lưu vực sông. Do vậy, một cách khái quát có
thể coi “phép thử” là tập hợp một nhóm các điều kiện nhất định để xuất hiện một
hiện tượng ngẫu nhiên nào đó.
- Biến cố: Kết quả của phép thử ngẫu nhiên gọi là biến cố ngẫu nhiên, hoặc
nói ngắn gọn gọi là biến cố.
4.1.1.2. Phân loại biến cố
1. Biến cố chắc chắn (E): Là biến cố nhất định phải xuất hiện trong một
phép thử.
2. Biến cố không thể có (): Là biến cố không thể xuất hiện trong một
phép thử.
3. Biến cố độc lập và biến cố phụ thuộc
- Biến cố độc lập: Là biến cố mà sự xuất hiện của nó không phụ thuộc vào
sự xuất hiện của các biến cố khác.
- Biến cố phụ thuộc: Là biến cố mà sự xuất hiện của nó phụ thuộc vào sự
xuất hiện của biến cố khác. Nếu sự xuất hiện của biến cố A phụ thuộc vào sự
xuất hiện của biến cố B thì sự xuất hiện của biến cố A được gọi là có điều kiện.
Một thí dụ về hiện tượng thủy văn: Xem xét sự xuất hiện lưu lượng lớn
nhất (Qmax) của 2 lưu vực sông nào đó: gọi A là biến cố xuất hiện giá trị Qmax của
sông thứ nhất, B là biến cố xuất hiện Qmax của sông thứ hai. Nếu sự xuất hiện giá
trị Qmax của sông này phụ thuộc sự xuất hiện giá trị Qmax của sông kia thì hai biến
cố A và B được gọi là biến cố phụ thuộc, trong trường hợp ngược lại gọi là biến
cố độc lập.
4. Biến cố không trùng lặp và có trùng lặp
- Hai biến cố A và B được gọi hai biến cố không trùng lặp nếu trong một
phép thử hai biến cố A và B không cùng đồng thời xảy ra.

84
- Hai biến cố A và B được gọi là biến cố có trùng lặp nếu trong một phép
thử có hiện tượng cùng xuất hiện cả hai biến cố khi thực hiện phép thử đó.
Trên hình 4.1 mô tả hai biến cố trùng lặp và hai biến cố không trùng lặp.

B A B
A

a) b)

Hình 4.1. Mô tả biến cố không trùng lặp (a) và trùng lặp (b)

Thí dụ: Khi gieo con xúc xắc, gọi A là biến cố xuất hiện mặt lớn hơn 3; B là
biến cố xuất hiện mặt nhỏ hơn 5. Nếu con xúc xắc xuất hiện mặt 4 thì biến cố A
và B cùng xuất hiện. Ta gọi A và B là biến cố trùng lặp. Nếu A là biến cố xuất
hiện mặt lớn hơn 4 và B là biến cố xuất hiện mặt nhỏ hơn 3 thì hai biến cố A và
B trong trường hợp này là hai biến cố không trùng lặp.
5. Biến cố xung khắc: Hai biến cố A và B được gọi là hai biến cố xung khắc
nếu chúng không cùng xuất hiện trong một phép thử. Các biến cố A1, A2, A3, ... ,
Ai, ... , An được gọi là các biến cố xung khắc từng đôi một nếu hai biến cố bất kỳ
trong số các biến cố trên không cùng xuất hiện trong cùng một phép thử.
6. Biến cố đối lập: Ađược gọi là đối lập với biến cố A nếu biến cố A và
biến cố A không xảy ra trong thí nghiệm nhưng một trong hai biến cố chắc chắn
phải xuất hiện. Thí dụ: Gọi A là biến cố xuất hiện mặt ngửa khi tung đồng xu thì
A là biến cố xuất hiện mặt sấp là biến cố đối lập của biến cố A.
7. Biến cố tổng: Biến cố C được gọi là biến cố tổng của hai biến cố A và B
(quy ước viết C = A + B), nếu hoặc A xuất hiện, hoặc B xuất hiện, hoặc cả A và
B cùng xuất hiện đều dẫn đến sự xuất hiện của biến cố C.
Thí dụ: Gọi e1, e2, e3, e4, e5, e6 tương ứng là biến cố xuất hiện các mặt từ 1
đến 6 của con xúc xắc; gọi C là biến cố xuất hiện mặt có số lớn hơn 4. Ta có: C
= e5 + e6 là biến cố tổng của hai biến cố e5 và e6.
8. Biến cố tích: D được gọi là biến cố tích của hai biến cố A và B
(D = A.B), nếu biến cố D xuất hiện là do biến cố A và B cùng xuất hiện tạo nên.
Trên hình 4.2 mô tả hình học về biến cố tổng và biến cố tích, trong đó các
miền gạch chéo mô tả miền của các loại biến cố.

85
B
AB B A AB B AB A AB B
A A

a) b) c) d)

A B C= A+B D = A.B

Hình 4.2. Sơ đồ mô tả biến cố tổng và biến cố tích


a) Biến cố A; b) Biến cố B; c) Biến cố tổng; d) Biến cố tích;
Vùng giao của hai biến cố A và B là vùng trùng lặp của hai biến cố.
4.1.1.4. Khái niệm về biến cố cơ bản và không gian biến cố
Trong lý thuyết xác suất có một khái niệm được thừa nhận nhưng không
được định nghĩa, đó là khái niệm ban đầu được sử dụng để định nghĩa các khái
niệm khác: khái niệm về biến cố cơ bản và không gian các biến cố.
Biến cố cơ bản (còn gọi là biến cố sơ cấp) là biến cố mà sự xuất hiện của
nó không do sự tổ hợp của các biến cố khác hợp thành. Tập hợp tất cả các biến
cố cơ bản có thể xuất hiện trong một phép thử được gọi là không gian biến cố.
Một nhóm biến cố cơ bản A1, A2, A3, ..., An lập nên không gian các biến cố
cơ bản (sơ cấp), nếu chúng có 3 tính chất sau đây :
1. A1 + A2 + ... + An = E (E là biến cố chắc chắn)
Có nghĩa là tổng của chúng là một biến cố chắc chắn.
Nếu nhóm biến cố mà tổng của chúng là một biến cố chắc chắn thì ta gọi
đó là nhóm đầy đủ các biến cố.
2. A1, A2, ... , An là những biến cố không trùng lặp từng đôi một.
3. A1, A2, ... , An là những biến cố đồng khả năng.
Thí dụ: Một con xúc xắc có 6 mặt, mỗi mặt có khắc điểm từ 1 đến 6. Khi
gieo con xúc xắc thì một mặt nào đó sẽ xuất hiện, mỗi mặt của con xúc xắc được
coi là một biến cố cơ bản. Có 6 biến cố cơ bản và do đó không gian biến cố của
hiện tượng gieo con xúc xắc gồm 6 biến cố cơ bản.
4.1.2. Xác suất và các định lý cơ bản về xác suất
Xác suất của biến cố A là số đo khả năng xuất hiện của một biến cố đó
trong một phép thử ngẫu nhiên và thường ký hiệu P(A).
4.1.2.1. Định nghĩa xác suất
Trên đây chỉ là khái niệm về xác suất, trong lý thuyết xác suất người ta đưa

86
ra các định nghĩa để tính xác suất xuất hiện của một biến cố nào đó. Có hai định
nghĩa về xác suất: định nghĩa cổ điển của xác suất và định nghĩa xác suất theo
tần số.
a) Công thức xác suất cổ điển
Xác suất của biến cố A nào đó là tỷ số giữa số biến cố sơ cấp (trường hợp)
thuận lợi cho biến cố A xuất hiện với tổng số biến cố sơ cấp (hay tổng số trường
hợp đồng khả năng).
m
P( A )  .100% (4.1)
n
Trong đó: n - là tổng số các trường hợp có thể xảy ra trong phép thử;
m - là số các trường hợp thuận lợi cho biến cố A xuất hiện.
0  P(A)  1
Nếu P(A) = 1 thì A được gọi là biến cố chắc chắn;
Nếu P(A) = 0 thì được gọi là biến cố không;
Nếu 0 < P(A) < 1 thì A được gọi là biến cố ngẫu nhiên.
Ví dụ: Trong một hộp đựng 3 bi màu và 5 bi trắng (các bi đều nhau). Hỏi
xác suất lấy ngẫu nhiên đúng 1 bi màu P(A) là bao nhiêu?
Trả lời: Số biến cố sơ cấp ở đây là 3 + 5 = 8; trong đó số biến cố sơ cấp
thuận lợi cho sự xuất hiện biến cố A là 3; vì vậy:
3
P( A) 
8
b) Công thức thống kê
Công thức xác suất cổ điển chỉ phù hợp khi các biến cố xuất hiện là đồng
khả năng (con xúc xắc đồng nhất, cân đối; các hòn bi đều nhau,...), từ tính đồng
khả năng có thể suy ra được sự xuất hiện của chúng (biết trước). Nhưng trong tự
nhiên, trong kỹ thuật, trong các quan sát thí nghiệm... ta không thể dự đoán được
sự xuất hiện của một biến cố nào đó, do đó cần phải có cách tính khác mới phù
hợp đó là cách thống kê. Thống kê các kết quả quan sát thí nghiệm ta thường
dùng khái niệm tần suất, cũng được ký hiệu là P(A).
m
P( A )  .100% (4.2)
n
Trong đó: m - là số lần xuất hiện biến cố cần quan tâm,
n - số lấn thí nghiệm.
Khi số lần thí nghiệm tăng lên vô hạn (n ) thì tần suất tiến dần tới xác suất.

87
Ví dụ: Gieo đồng tiền của các nhà khoa học:
Người thí nghiệm Số lần gieo Số lần sấp Tần suất
Buffon 4040 2048 0,5080
Pearson 12000 6019 0,5016
Pearson 2400 12012 0,5005

4.1.2.2. Các định lý cơ bản về xác suất


- Định lý cộng xác suất:
Xác xuất của tổng hai biến cố (có trùng lặp hoặc không trùng lặp) bằng
tổng xác suất xuất hiện của từng biến cố trừ đi xác suất xuất hiện của vùng trùng
lặp. Gọi C là biến cố tổng của hai biến cố A và B, ta có:
P(C) = P(A) + P(B) - P(AB) (4.3)
Trong đó: P(C) là xác xuất xuất hiện biến cố tổng; P(A) là xác suất xuất
hiện biến cố A; P(B) là xác suất xuất hiện biến cố B; P(AB) là xác suất xuất hiện
biến cố trùng lặp.
Nếu A và B là hai biến cố xung khắc thì biến cố (AB) là biến cố không thể
có và do đó:
P(C) = P(A) + P(B)
Xác suất tổng của các biến cố xung khắc từng đôi một bằng tổng xác suất
xuất hiện của từng biến cố:
P(A1+A2+,....,+An) = P(A1) + P(A2) + ....+ P(An)
Trong đó: A1, A2, A3,...., Ai,.... , An là các biến cố xung khắc với nhau từng
đôi một.
Ví dụ: Xét 15 biến cố sơ cấp là 15 mực nước lớn nhất trong năm tại một
trạm thuỷ văn và các tần suất tương ứng của chúng như sau:
Mực nước
14,5 14,3 14,0 14,8 14,5 14,2 11,9 11,5 11,2 10,5 10,2 10,0 9,8 9,5 9,0
H (m)

Tần suất
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
P 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15

- Định lý nhân xác suất: Xác suất của tích hai biến cố bằng xác suất của
biến cố thứ nhất nhân với xác suất điều kiện của biến cố thứ hai.
P(A.B) = P(A) . P(B/A) (4.4)
Trong đó: P(B/A) là xác suất điều kiện, xác suất của biến cố B tính trong

88
điều kiện biến cố A đã xảy ra.
Nếu biến cố A và biến cố B độc lập nhau thì P(B/A) = P(B), do đó:
P(A.B) = P(A) . P(B) (4.5)
Ví dụ: Bước đầu nghiên cứu quan hệ mưa rào và dòng chảy lũ của lưu vực
A người ta chia dòng chảy lũ thành 3 cấp lũ lớn A1, lũ trung bình A2, lũ nhỏ A3
và mưa lớn B1, mưa trung bình B2, mưa nhỏ B3. Thống kê 100 con lũ ta thấy số
lần xuất hiện các con lũ lớn, nhỏ ứng với lượng mưa như bảng sau:
Biến cố A1 A2 A3 Tổng cộng
B1 15 8 0 23
B2 4 49 4 57
B3 0 6 14 20
Tổng cộng 19 63 18 100

Từ bảng trên ta thấy:


- Xác suất xuất hiện mưa lớn dưới điều kiện lũ lớn:
15
P ( B1 / A1 )   0.7895
19
- Xác suất xuất hiện lũ lớn cùng với mưa lớn (trong 100 con lũ):
15
P ( A1 .B1 )   0.15
100
- Xác xuất xuất hiện lũ lớn:
19
P ( A1 )   0,19
100
Dễ dàng thấy rằng:
19.15
P ( A1 .B1 )  P ( A1) .P ( B1 / A1 )   0.15
100.19
Nếu biến cố A và B độc lập nhau thì P(B/A) = P(B) do đó:
P(A.B) = P(A).P(B)
Ví dụ: Một trạm bơm tưới có 2 máy làm việc độc lập nhau. Tỷ lệ sự cố
ngừng hoạt động (vì hỏng hóc, vì điện...) của mỗi máy là 0,1. Tìm xác suất cả
hai máy cùng ngừng hoạt động.
Đặt A1 là biến cố máy thứ nhất ngừng hoạt động, A2 là máy thứ 2. Xác suất
để 2 máy cùng ngừng hoạt động là:
P(A1.A2) = P(A1).P(A2) = 0,1.0,1 = 0,01.

89
Các định lý cộng và nhân xác suất thường dùng trong nghiên cứu tính toán
thuỷ văn.
4.2. Đại lượng ngẫu nhiên và luật phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên
4.2.1. Khái niệm và phân loại
4.2.1.1. Khái niệm
Khi thực hiện một phép thử đối với một hiện tượng ngẫu nhiên được mô tả
bằng một đại lượng, có thể nhận được các giá trị khác nhau trong mỗi một lần
thực hiện phép thử. Chúng ta không thể đoán trước được giá trị của đại lượng
đó, nó có thể nhận giá trị này hoặc giá trị kia. Tuy nhiên, khi số lần thực hiện
phép thử là vô cùng thì mỗi giá trị của đại lượng đó sẽ xuất hiện với một xác
suất nhất định.
Do đại lượng ngẫu nhiên có thể nhận những giá trị khác nhau khi thực hiện
phép thử, nên giá trị này được gọi là giá trị có thể của đại lượng ngẫu nhiên.
Khái niệm: Đại lượng ngẫu nhiên là một đại lượng mà trong một phép thử
nó nhận một giá trị có thể với xác xuất tương ứng của nó.
Trong lý thuyết xác suất, khi nghiên cứu một đại lượng ngẫu nhiên nào đó,
người ta thường dùng chữ cái lớn “X” để ký hiệu cho đại lượng ngẫu nhiên đang
xét và chữ cái nhỏ “x” để chỉ những giá trị số có thể của đại lượng ngẫu nhiên
đó; X = { x1, x2, ..., xn } ta hiểu đại lượng ngẫu nhiên X gồm n trị số có thể. Thí
dụ tung xúc xắc ta có X = {1, 2, 3, 4, 5, 6 }.
4.2.1.2. Phân loại
Đại lượng ngẫu nhiên được chia làm hai loại: đại lượng ngẫu nhiên liên tục
và đại lượng ngẫu nhiên rời rạc.
- Đại lượng ngẫu nhiên được gọi là liên tục nếu trong khoảng [a, b] đại
lượng đó nhận vô cùng nhiều trị số, trong đó a, b là hai giá trị bất kỳ trong miền
giới hạn của biến ngẫu nhiên đó.
- Đại lượng ngẫu nhiên được gọi là rời rạc nếu trong khoảng [a, b] nó nhận
một số đếm được các trị số.
Đại lượng ngẫu nhiên biểu thị mực nước, lưu lượng có thể coi là đại lượng

90
ngẫu nhiên liên tục, đại lượng ngẫu nhiên biểu thị việc tung xúc xắc, đồng tiền...
là đại lượng ngẫu nhiên rời rạc. Tuy vậy, trong thuỷ văn các trị số đặc trưng lưu
lượng thường được biểu thị bằng các trị số trung bình như: lưu lượng bình quân
ngày, lưu lượng bình quân năm... nên cũng có thể coi là đại lượng ngẫu nhiên
rời rạc.
4.2.2. Luật phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên
Một đại lượng ngẫu nhiên rời rạc X nào đó thì mỗi giá trị có thể của nó x1,
x2, ..., xn là một biến cố ngẫu nhiên với xác suất xuất hiện tương ứng với tổng
xác suất bằng 1.
Rõ ràng với mỗi xi (với i = 1, 2,..,n) sẽ có một xác suất P(xi) tương ứng.
Quan hệ P(xi) ~ xi (i = 1,...) biểu thị sự quy luật phân phối giá trị xác suất giữa
các giá trị riêng biệt của X sao cho tổng các xác suất của chúng bằng 1. Bởi vậy,
quan hệ P(xi) ~ xi của đại lượng ngẫu nhiên X là luật phân phối xác suất.
Luật phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên là quy luật liên hệ
những giá trị có thể của đại lượng ngẫu nhiên với những xác suất tương ứng
của chúng.
Mỗi một đại lượng ngẫu nhiên đều có một luật phân phối của nó, luật phân
phối này phụ thuộc vào bản chất của đại lượng ngẫu nhiên. Luật phân phối của
đại lượng ngẫu nhiên được biểu thị dưới dạng bảng hoặc dạng đồ thị (xem bảng
4.1 và hình 4.1).
Bảng 4.1. Bảng phân phối xác suất với đại lượng ngẫu nhiên là số đọc trên
mặt con xúc xắc
xi 1 2 3 4 5 6
Pi 1/6 1/6 1/6 1/6 1/6 1/6

Hình 4.1 là sự biểu thị luật phân phối xác suất của một đại lượng ngẫu
nhiên rời rạc với 6 giá trị có thể x1, x2,..., x6. Trên trục hoành đặt những giá trị có
thể của đại lượng ngẫu nhiên, trên trục tung đặt những giá trị xác suất tương ứng
của nó, sau đó nối các điểm lại với nhau theo đường thẳng tạo thành hình có
dạng đa giác được gọi là đa giác phân phối.

91
Pi
P3
P2 P4
P1
P5

P6

x1 x2x3x4x5x6 X

Hình 4.1. Biểu thị luật phân phối xác xuất


của đại lượng ngẫu nhiên rời rạc dưới dạng đồ thị
Việc biểu thị luật phân phối xác suất dưới dạng bảng phân phối hoặc đa
giác phân phối chỉ thực hiện được đối với đại lượng ngẫu nhiên rời rạc. Đối với
đại lượng ngẫu nhiên liên tục thì cách biểu thị này không thể sử dụng được vì
hai lý do sau đây:
1) Đại lượng ngẫu nhiên liên tục có thể nhận bất kỳ một giá trị nào trên
khoảng xác định của nó, do đó tổng số các giá trị có thể của nó là vô hạn. Vì vậy
việc lập bảng phân phối hoặc vẽ đa giác phân phối không thể thực hiện được.
2) Vì số giá trị của đại lượng ngẫu nhiên là vô cùng lớn nên không thể xác
định được xác suất để đại lượng X nhận đúng một giá trị xi nào đó P(X = xi), vì:
1
P(X  xi )  0 (4.6)

Theo công thức (4.6), xác suất để đại lượng ngẫu nhiên X nhận đúng một
giá trị cụ thể nào đó bằng “0”. Điều này thực ra là không đúng và không có
nghĩa.
Trong lý thuyết xác suất, luật phân phối xác suất được biểu thị bằng một
dạng hàm được gọi là hàm phân phối xác suất. Hàm phân phối xác suất có thể
dùng để biểu thị luật phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên liên tục hoặc
đại lượng ngẫu nhiên rời rạc.
4.2.3. Hàm phân phối xác suất của hiện tượng thuỷ văn
Trong thuỷ văn, hàm phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên được
biểu thị khác so với trong lý thuyết xác suất thuần tuý toán, song chúng có quan
hệ với nhau theo xác suất của biến cố đối, để đơn giản bài giảng chỉ trình bày

92
hàm phân phối xác suất của hiện tượng thuỷ văn.
Giả sử có biến ngẫu nhiên liên tục: X và x là một giá trị có thể có tuỳ ý
nào đó. Xét biến cố x nhận các giá trị nhỏ hơn hoặc bằng X tức là biến cố X  x
thì sẽ xuất hiện một xác suất tương ứng nào đó: P(X  x). Ta gọi hàm F(x) =
P(X x) là hàm phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên X.
Hàm phân phối xác suất là hàm không thứ nguyên. Đối với biến ngẫu
nhiên rời rạc, hàm phân phối xác suất có thể viết dưới dạng:
n
F(x  a)   Pi (4.7)
i a

Ví dụ: Cho đại lượng ngẫu nhiên rời rạc X theo luật phân phối xác suất sau:
xi 1 2 3 4
1 1 1 1
Pi
6 3 3 6

Hãy xác định hàm phân phối xác suất của X.


Theo công thức (4.7) ta lần lượt xác định được các giá trị của hàm F(x) khi
x lần lượt nhận các giá trị 1, 2, 3, 4 và ta có:
xi 1 2 3 4
5 1 1
F(x) 1
6 2 6

Đồ thị biểu diễn hàm F(x) theo X có dạng bậc thang, không tăng, đơn điệu.
F(x)

0.5

x
1 2 3 4

* Hàm phân phối xác suất F(x) có các tính chất sau:
F(-) = 1; F() = 0 (có thể thay +; - bằng cận dưới hoặc cận trên của X);
Hàm F(x) là một hàm không tăng, đơn điệu, nghĩa là nếu: x1< x2 thì

93
F(x1)  F(x2);
Hàm F(x) là một hàm liên tục bên phải. Có nghĩa F(x) = F(x+0).
Quan hệ giữa xác suất và hàm phân phối xác suất như sau:
Cho  > X   thì: P( X <) = F() - F ( ) (4.8)
= P(X   ) - P(X   )
Như vậy, ta thấy xác suất rơi trong miền ( ,  ) bằng hiệu của hàm phân
phối xác suất của  và .
Ví dụ: Xác định xác suất rơi trong miền (2  X  4) theo hàm phân phối
xác suất đã cho ở ví dụ trên:
5 1 2
P( 2  X  4 )  F ( 2 )  F ( 4 )   
6 6 3
4.2.4. Hàm mật độ xác suất
Xét biến cố: x  X  x + x sẽ có xác suất tương ứng là: P(x  X  x + x)
P( x  X  x  x )
Ta xét tỷ số: khi x  0,
x
P( x  X  x  x )
ta có: lim , nếu tồn tại ta ký hiệu là f(x)
x  0 x
P( x  X  x   x ) F ( x )  F ( x  x )
f ( x )  lim  lim (4.9)
x  0 x x  0 x
thì f(x) được gọi là hàm mật độ xác suất.
Quan hệ giữa hàm phân phối xác suất và hàm mật độ xác suất như sau:

F ( x )   F ( x )dx (4.10)
x

Như vậy, nếu ta biết hàm mật độ xác suất thì ta cũng sẽ xác định được hàm
phân phối xác suất.
Hàm mật độ xác suất cũng là một cách để biểu diễn luật phân phối xác suất
của đại lượng ngẫu nhiên.
Hàm mật độ xác suất chỉ dùng cho đại lượng ngẫu nhiên liên tục, còn đối
với đại lượng ngẫu nhiên rời rạc thì khái niệm về mật độ xác suất không có
nghĩa, vì đối với đại lượng ngẫu nhiên rời rạc, biến cố để cho đại lượng ngẫu
nhiên rơi vào một khoảng nào đó là khái niệm không có nghĩa.
Hàm mật độ xác suất có các tính chất sau:

94
1. Từ công thức định nghĩa (4.10) cho ta hàm mật độ xác suất là đạo hàm
của hàm phân phối xác suất. Tức là:
dF(x)
f(x)  (4.11)
dx
x
Từ (4.11) suy ra: F(x)   f(x)dx (4.12)


Hàm phân phối xác suất là hàm tích phân của hàm mật độ xác suất.
2. Hàm f(x) là xác suất nên luôn luôn dương và biến đổi từ 0 đến 1:
0  f (x)  1 (4.13)
 
3. Tính Fa   f(x)dx  F( ) - F (- ) = 1 - 0 = 1 , tức là:  f(x)dx  1 (4.14)
 

Đồ thị của hàm mật độ xác suất:


Từ những tính chất nêu ở trên, đồ thị của hàm mật độ xác suất có những
tính chất sau:
- Hoàn toàn nằm phía trên trục hoành (rút ra từ tính chất 2);
- Diện tích giới hạn bởi đồ thị của nó với trục hoành có giá trị bằng 1 (từ
tính chất 3);
- Hàm mật độ xác suất nhận trục 0x làm tiệm cận ngang;
- Có ít nhất một giá trị cực đại.
f(x)

Hình 4.2. Đồ thị của hàm mật độ xác suất

4.3. Ứng dụng lý thuyết thống kê xác suất trong tính toán thuỷ văn
4.3.1. Tần suất tích luỹ (Tần suất cộng dồn)
Tần suất tích luỹ là tỷ số giữa số lần xuất hiện một trị số nào đó bằng hoặc
lớn hơn trị số đã cho với tổng số lần thí nghiệm hay đo đạc.
m
P .100% (4.15)
n

95
m
Trong các phần tiếp theo nếu không nói gì thêm thì khi viết P  .100%
n
hoặc viết gọn tần suất cần hiểu là tần suất tích luỹ.
4.3.2. Tổng thể và mẫu
Nội dung chính của thống kê thuỷ văn là xây dựng hàm phân phối xác
suất F(x) (Quan hệ X ~ P(X  x)) trên cơ sở các số liệu quan sát đo đạc.
Các số liệu quan sát đo đạc được chẳng qua chỉ là một phần của các giá trị
của biến ngẫu nhiên mà chúng ta nhận được thông qua quan sát đo đạc. Khái
niệm một phần và toàn bộ giá trị của biến ngẫu nhiên trong toán học gọi là mẫu
và tổng thể.
a) Tổng thể: Tổng thể là tập hợp tất cả các giá trị mà đại lượng ngẫu nhiên
X có thể nhận được. Số lượng tất cả các giá trị đó gọi là dung lượng của tổng
thể, ký hiệu là N. Dung lượng của tổng thể có thể là vô hạn hoặc hữu hạn.
b) Mẫu: Mẫu là một bộ phận của tổng thể, một phần rất nhỏ của tổng thể
mà ta chọn ra hay thông qua quan sát đo đạc mà có được. Số lượng các giá trị
của mẫu gọi là dung lượng mẫu, ký hiệu là n.
Ví dụ: Có liệt lưu lượng bình quân năm của một con sông là: Q1, Q2, Q3,...,
QN, nếu N đủ lớn ta có thể coi liệt số thống kê này là tổng thể.
Nếu có Q1, Q2, Q3,..., Qn; với n - số năm thực đo, n thua rất nhiều so với N
(n << N) thì liệt số thống kê này là một mẫu.
c) Các yêu cầu của một mẫu thống kê thuỷ văn.
Mục đích của chúng ta là tìm hàm phân phối xác suất F(x) của tổng thể,
nhưng trong tay chúng ta chỉ có một mẫu nhỏ: x1, x2,..., xn, do đó chúng ta chỉ có
thể xác định được hàm phân phối xác suất của mẫu Fn(x), song chúng ta mong
rằng hàm phân phối xác suất của mẫu Fn(x) gần với hàm phân phối xác suất của
tổng thể F(x). Vì vậy, phải có những yêu cầu nhất định đối với mẫu. Qua thống
kê toán cho thấy mẫu cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tính đồng nhất: Mẫu phải đảm bảo tính đồng nhất, các số liệu trong một
mẫu phải được lấy từ cùng một tổng thể. Trên thực tế tính đồng nhất của chuỗi
số liệu thuỷ văn khó đảm bảo. Vì rằng, với lũ, các trận lũ khi có cùng một
nguyên nhân và yêu cầu tính toán thực tế thường lại chỉ quan tâm về lượng, với
dòng chảy năm thì thời khoảng khống chế một năm tính toán và một năm thực
không đồng nhất, với dòng chảy nhỏ nhất thì ảnh hưởng của mặt đệm, con người
đến số trị thực đo càng phức tạp hơn... Đó là chưa nói tới những thời kỳ quan

96
trắc trước và sau khi có hồ chứa nước lớn hoạt động ở thượng nguồn, hay trước
và sau một thời kỳ phá rừng nghiêm trọng, trước và sau thời kỳ dùng phương
pháp, dụng cụ, chế độ quan trắc khác nhau... tạo nên các chuỗi dòng chảy không
thuần nhất.
- Tính ngẫu nhiên độc lập: Các số liệu trong mẫu phải được chọn một
cách ngẫu nhiên và độc lập nhau.
Ví dụ: Nếu ta thống kê nhiều đỉnh lũ trong một năm thì có thể đỉnh lũ sau
bị ảnh hưởng của đỉnh lũ trước, vì hai con lũ xuất hiện liên tiếp nhau, con lũ
trước chưa rút hết đã tiếp con lũ sau.
- Tính đại biểu: Trong thực tế tính toán, chuỗi quan trắc thuỷ văn dù có
dài bao nhiêu, nó cũng chỉ là một mẫu so với tổng thể của chúng. Vì vậy, muốn
mẫu đó phản ánh tình hình phân bố của tổng thể thì chúng phải có tính đại biểu,
nghĩa là trong chuỗi quan trắc phải bao gồm những năm nhiều nước, những năm
ít nước, năm nước trung bình (hay bao gồm những giá trịcủa lũ đặc biệt lớn, lũ
lớn, lũ bé, lũ trung bình). Do đó, yêu cầu chuỗi quan trắc phải dài. Hiện nay sự
hoạt động kinh tế của con người ảnh hưởng ngày một rõ rệt đến chế độ dòng
chảy sông ngòi nên chuỗi quan trắc dài quá sẽ gặp trường hợp không thuần nhất.
(ví dụ: chuỗi đo đạc thuỷ văn trước và sau khi xây hồ chứa, trước và sau một
thời gian phá rừng nặng nề...). Song chuỗi quan trắc ngắn quá lại không đảm bảo
tính đại biểu và có trường hợp lại không độc lập.
4.3.3. Các tham số thống kê (trị số đặc trưng thống kê)
Các trị số đặc trưng thống kê có ý nghĩa quan trọng trong lý thuyết xác
suất, nhờ các số đặc trưng đó mà có khi giảm nhẹ nhiều khâu tính toán, đồng
thời thông qua các trị số đặc trưng thống kê ta dễ dàng nhận biết được những
đặc điểm của hàm phân phối xác suất (như tính chất, hình dạng hàm phân phối
xác suất).
Các trị số đặc trưng thống kê thường sử dụng trong thuỷ văn có thể chia
thành trị số đặc trưng thống kê biểu thị mức độ tập trung của đại lượng ngẫu
nhiên và trị số đặc trưng thống kê biểu thị mức độ phân tán của đại lượng ngẫu
nhiên.
4.3.3.1. Trị số thống kê biểu thị mức độ tập trung
a) Số bình quân ( X ).

97
Giả sử có chuỗi quan trắc x1, x2, ...., xn thì:
x1  x2  ...  xn 1 n
X   xi (4.16)
n n i 1
Nếu tần số của xi là fi thì:
x1 f1  x2 f 2  ...  xn f n 1 n
X   xi . f i (4.17)
f1  f 2  ...  f n n i 1
n fi n
hay: X   xi    xi . pi
i 1 n i 1
Qua công thức (4.17) cho thấy số bình quân còn là kỳ vọng toán học của
đại lượng ngẫu nhiên. Vậy có thể định nghĩa kỳ vọng toán học của đại lượng ngẫu
nhiên X là tổng của tích tất cả các trị số có thể với xác suất tương ứng của nó.
Số bình quân là trị số đại biểu chung cho chuỗi số, được dùng nhiều trong
tính toán thuỷ văn như đánh giá nguồn nước mưa, nguồn nước mặt của một
vùng lãnh thổ hay tại một điểm đo một lưu vực ... song nó bị ảnh hưởng lớn bởi
các giá trị cực đoan, nhất là khi mẫu thống kê ngắn.
b) Số đông (Xd): Là số xuất hiện nhiều nhất trong chuỗi số.
Ví dụ: Có chuỗi số quan trắc ghi được như sau: 3, 5, 7, 2, 9, 5, 4, 3, 6, 6, 8,
7, 6, 5, 5, 4, 9, 8, 5, 4, 5, 6, 7.
=>Xđ = 5
- Nếu số liệu được phân nhóm và vẽ thành biểu đồ tần số thì số đông có thể
tìm được theo biểu thức:
 l  (4.18)
X d  L1    .C
 l  u 
Trong đó:
Xđ : Số đông đối với số liệu phân nhóm;
L1: Giới hạn thấp của cấp chứa số đông;
l: Chênh lệch của tần số của cấp chứa số đông so với tần số của cấp
thấp hơn;
u: Chênh lệch của tần số của cấp chứa số đông so với tần số của cấp
cao hơn;
C: Độ rộng của khoảng cấp.
Ví dụ: Cho 84 số liệu Qmax của trạm Sơn Tây (sông Hồng)

98
STT Cấp Qmax Tần số Tần suất Tần suất tích luỹ
(1) (2) (3) (4) (5)
1 39000 - 36000 1 1,19 1,19
2 36000 - 33000 0 0 1,19
3 33000 - 30000 1 1,19 2,38
4 30000 - 27000 1 1,19 3,57
5 27000 - 24000 3 3,57 7,14
6 24000 - 21000 5 5,95 13,09
7 21000 - 18000 10 11,9 25,00
8 18000 - 15000 24 28,57 53,56
9 15000 - 12000 34 40,48 94,04
10 12000 - 9000 5 5,95 100,00

- Áp dụng công thức (4.2) và (4.15) ta tính được tần suất và tần suất tích
luỹ. Kết quả được ghi trong cột (4) và (5)
- Tính Xđ : Theo công thức (4.18) ta có:
L1= 12000, l = 34 - 5 = 29, u = 34 - 24 = 10, C = 3000
Vậy:  29  3
X d  12000   .3000  14231( m / s )
 29  10 
Vẽ biểu đồ Qmax:
f
35

30

25

20

15

10

5 103.Qmax
(m3/s)

9 Hình
12 154.3:
18Biểu
21 đồ
24 tần
27suất
30 lưu
33 lượng Qmax
36 39

99
4.3.3.2. Biểu thị xu thế tách rời
a) Khoảng lệch
i  X i  X (4.19)
Khoảng lệch phản ánh được sự phân tán của từng số hạng so với số trung
bình nhưng không đánh giá được độ phân tán của toàn bộ chuỗi số.
b) Khoảng biến thiên
R = Xmax - Xmin
Nó biểu thị độ phân tán lớn nhất của toàn bộ chuỗi số nhưng không phản
ánh được mức độ phân tán của từng số hạng trong chuỗi số đó, các số khác nhau
cho khoảng biến thiên (hay biên độ dao động) khác nhau.
Khoảng biến thiên tương đối:

Rr 
 X max  xmin   R
(4.20)
X X
Nửa tổng các biên trị của biến ngẫu nhiên (Rm)
1
Rm   X max  X min  (4.21)
2
Đôi khi nó được dùng như một tham số của xu thế tập trung.
c) Khoảng lệch trung bình: D
1 n
D  Xi  X (4.22)
n i 1
d) Phương sai và khoảng lệch quân phương (  x )
* Phương sai: Phương sai của đại lượng ngẫu nhiên X có kỳ vọng Mx là
kỳ vọng toán học của đại lượng ngẫu nhiên (X - Mx)2. Phương sai là một đặc
trưng quan trọng của đại lượng ngẫu nhiên, dùng để đánh giá mức độ phân tán
của đại lượng ngẫu nhiên so với kỳ vọng của nó.
- Với đại lượng ngẫu nhiên gián đoạn:
- Với đại lượng ngẫu nhiên liên tục:
Phương sai có thứ nguyên là bình phương thứ nguyên của đại lượng X, vì
vậy người ta còn dùng một đại lượng khác là khoảng lệch quân phương.
Khoảng lệch quân phương biểu thị mức độ phân tán của đại lượng ngẫu
nhiên so với trị số bình quân của chuỗi số.
1 n 1 n 2
x  
 Xi  X
n i 1
2   i
n i 1
(4.23)

Rõ ràng  càng lớn thì độ phân tán của chuỗi số càng lớn,  càng bé thì

100
độ phân tán của chuỗi số càng bé.
Tuy vậy, vì  là một số có thứ nguyên (cùng thứ nguyên với đại lượng
ngẫu nhiên) nên không thể dùng để so sánh mức độ phân tán giữa các chuỗi số
có thứ nguyên khác nhau.
Mặt khác với hai chuỗi số có X khác nhau lớn cũng không dùng để so
sánh mức độ phân tán được.
Ví dụ: Cho 2 chuỗi số A và B, lần lượt tính A và B như sau:
XA 5 10 15 20 25 30 35
i -15 -10 -5 0 5 10 15
 i2 225 100 25 0 25 100 225
A = 10
XB 1005 1010 1015 1020 1025 1030 1035
i -15 -10 -5 0 5 10 15
 i2 225 100 25 0 25 100 225
B = 10 = A
Nhưng thực tế qua hai chuỗi số liệu ta thấy mật độ phân tán của chuỗi số
A hoàn toàn khác hẳn mật độ phân tán của chuỗi số B.
Để khắc phục nhược điểm này của khoảng lệch quân phương, người ta sử
dụng hệ số biến sai Cv.
e) Hệ số biến sai Cv (hệ số biến đổi hay hệ số phân tán)

Cv  x (4.24)
X
Đối với đại lượng ngẫu nhiên, rời rạc, đồng khả năng thì:
n

 Xi  X 2 1 n 2
Cv  i 1
  K i  1 (4.25)
n. X n i 1
Xi
Trong đó: K i  được gọi là hệ số biến suất hay hệ số modul.
X
Theo ví dụ trên:
Chuỗi số A cho: A 10
CvA    0 ,5
XA 20
B 10
Chuỗi số B cho: CvB    0 ,0098
XB 1020
Ta thấy chuỗi số A có mức độ phân tán hơn chuỗi số B.

101
f) Hệ số không đối xứng Cs (hệ số thiên lệch)
Cs được tính theo công thức sau:
n n

 X   K
3 3
i X i  1
i 1 i 1
Cs  3
 (4.26)
3
n.C . X n.C v3
v

Hệ số thiên lệch Csbiểu thị độ lệch của hình mật độ tần suất. Cs là số không
n 3 n
thứ nguyên, Cs< 0 hoặc Cs> 0 phụ thuộc vào tử số:   X i  X    3i .
i 1 i 1

n
- Nếu  3i  0 thì Cs> 0, đường phân bố lệch dương hay số bình quân
i 1

lêch sang phải số đông. Số số hạng có trị số lớn hơn số trung bình ít hơn số số
hạng có trị số bé hơn số trung bình nhưng khoảng lệch tương ứng về dương lớn
hơn về âm tính theo giá trị tuyệt đối.
Ví dụ chuỗi số: 10, 11, 12, 13, 14, 15, 20, 25 có X = 15; Cs> 0
n
3
- Nếu  i  0 thì Cs< 0, đường phân bố lệch âm hay số bình quân lệch
i 1

sang trái số đông. Số số hạng có trị số lớn hơn số trung bình nhiều hơn số số
hạng có trị số bé hơn số trung bình, nhưng khoảng lệch tương ứng về âm lớn
hơn về dương tính theo giá trị tuyệt đối.
Ví dụ chuỗi số: 5, 10, 15, 16, 17, 18 , 19 , 20 có X = 15; Cs< 0

Cs > 0 Cs = 0 Cs< 0

Xđ X X

Hình 4.4. Hình dạng đường mật độ tần suất phụ thuộc vào hệ số thiên lệch
n
- Nếu  3i  0 thì C = 0, đường phân bố đối xứng. Số số hạng có trị số
i 1

102
lớn hơn số trung bình bằng số số hạng bé hơn số trung bình và khoảng lệch
tương ứng về dương và về âm bằng nhau nhưng ngược dấu.
Ví dụ chuỗi số: 5 , 10 , 15 , 20 , 25 có X = 15; Cs = 0.
Trong các số đặc trưng thống kê trên đây, ba thông số X , Cv, Cs là đặc biệt
thông dụng trong tính toán thuỷ văn. Các công thức tính , Cv , Cs là viết cho
một tổng thể hay một mẫu n rất lớn. Còn đối với một mẫu n ngắn, chỉ là một
phần rất nhỏ của tổng thể nên các đặc trưng thống kê của mẫu không bằng các
đặc trưng thống kê của tổng thể, nó có một sai số nhất định, người ta gọi là sai
số lấy mẫu.
Muốn các đặc trưng thống kê của mẫu gần với các đặc trưng thống kê của
tổng thể ta phải hiệu chỉnh các đặc trưng thống kê đó. Trong thống kê toán ta đã
chứng minh theo mức bình quân của nhiều mẫu thì các đặc trưng thống kê của
mẫu phải tính như sau:
n
 X i  X 
2

i 1
 (4.27)
n 1
Đối với một mẫu n số hạng được phân nhóm thì:
k
 X j  X  . f j
2

j 1
 (4.28)
n 1
n
 K i  12
i 1
Cv  (4.29)
n 1
n
 Ki  13
i 1
Cs  (4.30)
(n  3).Cv3
Đối với số liệu phân nhóm, Karl Pearson đã định nghĩa hệ số không đối
xứng của một mẫu bằng biểu thức quan hệ kinh nghiệm:
X  Xd
Cs  (4.31)

4.3.4. Sai số lấy mẫu
Các tham số thống kê xác định từ mẫu tất nhiên là có sai số so với tổng thể
gọi là sai số lấy mẫu. Vấn đề là ở chỗ, các sai số đó có nằm trong giới hạn cho

103
phép hay không.
Trong lý thuyết thống kê toán học, người ta đã tìm ra các công thức để tính
sai số. Dưới đây là các công thức thường dùng trong tính toán thủy văn.
* Đối với trị số bình quân X :
σx
- Sai số tuyệt đối: σX  (4.32)
n
100Cv
- Sai số tương đối (%): σ'  (%) (4.33)
X n
* Đối với hệ số phân tán Cv:
Cv
- Sai số tuyệt đối: σCv  1  Cv2 (4.34)
2n
100
- Sai số tương đối (%): σ 'Cv  1  Cv 2 (%) (4.58)
2n
* Đối với hệ số thiên lệch Cs:
6
- Sai số tuyệt đối: σ Cs  (1  6Cv 2  5Cv 4 ) (4.35)
n
6
- Sai số tương đối (%): σ 'Cs  (1  6Cv2  5Cv4 ) (%) (4.36)
n
Trong các công thức trên, các hệ số X , Cv, Cs xác định từ mẫu. Ứng dụng
các công thức tính sai số trên đây cho phép đánh giá tính đại biểu của mẫu. Khi
sai số tương đối của giá trị bình quân nhỏ hơn sai số cho phép thì mẫu được coi
là đại biểu. Sai số của hệ số phân tán và hệ số thiên lệch sẽ có sai số cho phép
lớn hơn tuỳ thuộc vào tài liệu quan trắc (mẫu số liệu) dài hay ngắn mà các quy
phạm sẽ quy định cụ thể.
4.3.5. Chu kỳ lặp lại
- Định nghĩa: Chu kỳ lặp lại là khoảng thời gian tính bằng năm xuất hiện
lặp lại một biến số nào đó có trị số so với trị số đã cho.
Nếu P > 50 % thì trị số đó nhỏ hơn trị số đã cho;
Nếu P < 50 % thì trị số đó bằng hoặc lớn hơn trị số đã cho.
- Công thức tính N:
100
Với P < 50 %: N (năm) (4.37)
P
100
Với P > 50 %: N (năm) (4.38)
100  P

104
Ví dụ: Cho một chuỗi quan trắc được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ và
tần suất tích luỹ tương ứng như bảng sau:
m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q(m3/s) 1000 930 880 790 750 740 690 680 670 650
m
P .100% 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
n

1. Xác định chu kỳ lặp lại N của lượng dòng chảy có Q = 930 m3/s.
100
Với Q = 930 m3/s có tương ứng P = 20% < 50% nên N   5 (năm);
20
nghĩa là trung bình 5 năm xuất hiện lặp lại một năm có lượng dòng chảy bằng
hoặc lớn hơn 930 m3/s.
2. Xác định chu kỳ lặp lại N của lượng dòng chảy có Q = 670 m3/s, P =
90 %.
100
Theo công thức (4.38) ta có: N   10 (năm)
100  90
Nghĩa là trung bình 10 năm xuất hiện một năm có lượng dòng chảy bé hơn
670 m3/s.
4.3.6. Bài toán cơ bản của thống kê thuỷ văn
Bài toán thống kê thuỷ văn thường gồm các bước sau đây:
- Thu thập các số liệu đo đạc và thí nghiệm thuỷ văn phù hợp với yêu cầu
của một bài toán thống kê (yêu cầu của một mẫu);
- Sắp xếp số liệu, tính toán các đặc trưng thống kê;
- Chọn một mô hình xác suất phù hợp (chọn hàm F(x)) và kiểm tra sự phù
hợp giữa mô hình xác suất vừa chọn với số liệu quan sát thí nghiệm;
- Sử dụng mô hình đó để tính toán các đặc trưng thiết kế.
Như trên đã nói phân phối xác suất của hiện tượng thuỷ văn là hàm

F ( x)  P ( X  x)   f ( x).dx và đồ thị của nó là đường tần suất. Vậy bài toán trên


có thể phát biểu cụ thể hơn như sau: Chọn mẫu và từ mẫu vẽ được đường tần
suất của hiện tượng thuỷ văn cần xét.

105
4.4. Các phương pháp vẽ đường tần suất trong thuỷ văn
4.4.1. Đường tần suất kinh nghiệm
Trong thuỷ văn đường tần suất kinh nghiệm là đường tần suất được vẽ từ
liệt số thống kê thuỷ văn.
4.4.1.1. Cách vẽ
Giả sử có liệt số thống kê thuỷ văn của hiện tượng thuỷ văn X là x1, x2,...,
xn để vẽ đường tần suất kinh nghiệm người ta làm như sau:
Bước 1: Sắp xếp các trị số theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: xmax,..., xmin
Bước 2: Tính tần suất kinh nghiệm của từng trị số (theo thứ tự đã sắp xếp ở
trên) theo công thức tính tần suất kinh nghiệm.
Trong thuỷ văn để tính tần suất kinh nghiệm người ta không sử dụng công
m
thức P  .100%, bởi vì nếu tính theo công thức này thì giá trị nhỏ nhất của
n
chuỗi số sẽ có xác suất P = 100% (khi m = n) tức là biến cố chắc chắn. Nếu
trong tương lai có trị số nhỏ hơn xuất hiện thì không thể là biến cố chắc chắn
được. Để tránh điều đó, các nhà thuỷ văn đã xây dựng các công thức kinh
nghiệm để tính tần suất sao cho kết quả tính tần suất của giá trị nhỏ nhất trong
chuỗi số không xuất hiện với xác suất 100%.
Công thức kinh nghiệm thường có dạng:
ma
P .100% (4.39)
nb
- Công thức số trung bình (Hazen) có a = 0,5; b = 0.
m  0,5
P .100% (4.40)
n
- Công thức số giữa (Chegodaev) có a = 0,3; b = 0,4:
m  0,3
P  .100% (4.41)
n  0,4
- Công thức số kỳ vọng (công thức Kritski-Menken) có a = 0; b = 1:
m
P  .100% (4.42)
n1
Giả sử có chuỗi số liệu của đại lượng ngẫu nhiên X thu thập được trong 100
năm (n = 100), để so sánh 3 công thức ta lập bảng 4.2

106
Bảng 4.2. Tần suất kinh nghiệm của đại lượng ngẫu nhiên X
Công thức Công thức Công thức K-M
m X Hazen Chegodaev (P3)
(P1) (P2)
1 X1 0,5 0,7 1,0
2 X2 1,5 1,7 2,0
... ...
49 X49 48,5 48,5 48,5
50 X50 49,5 49,5 49,5
... ...
99 X99 98,5 98,3 98,0
100 X100 99,5 99,3 99,0

Từ bảng 4.2 ta thấy:


- Với P < 50 % (các năm nhiều nước) cùng một giá trị X cho P3> P2> P1 và
do đó P3 an toàn hơn P2 , P1.
- Với P > 50% (các năm ít nước) cùng một giá trị X cho P3< P2< P1 và do
đó P3 an toàn hơn P2, P1.
Ở Việt Nam, khi tính dòng chảy năm hoặc dòng chảy mùa dùng công thức
(4.41). Còn khi tính dòng chảy cực đoan (dòng chảy lũ hoặc kiệt) thường dùng
công thức (4.42) vì tính an toàn, tính toán đơn giản hơn và có cơ sở lý luận.
Bước 3: Chấm các điểm tần suất kinh nghiệm lên giấy tần suất. Nối các
điểm đó sẽ cho ta một đường cong xu thế hai chiều.
4.4.1.2. Vấn đề ngoại suy đường tần suất kinh nghiệm
Trong tính toán các đặc trưng cực trị thiết kế như lưu lượng lớn nhất thiết
kế (Qmax P), lưu lượng nhỏ nhất thiết kế (Qmin P) thì tần suất quy định thường vượt
ra khỏi phạm vi khống chế của chuỗi quan trắc (P < 10% , P > 90%), trong khi
đó đường tần suất kinh nghiệm lại là đường cong hai chiều nên rất khó ngoại
suy tin cậy. Vì vậy, trong thuỷ văn người ta tìm ra một đường cong toán học mô
phỏng phù hợp dạng đường cong kinh nghiệm đã cho gọi là đường tần suất lý
luận. Đó cũng là một dạng mô hình hoá toán học nhằm tổng hợp quá trình hay
đặc trưng thuỷ văn theo khu vực.

107
4.4.2. Đường tần suất lý luận
Đường tần suất kinh nghiệm chỉ phản ánh được qui luật phân phối xác suất
của hiện tượng thuỷ văn trong phạm vi các giá trị thực nghiệm (trong khoảng từ
xmin đến xmax của số liệu mẫu). Đối với các hiện tượng tự nhiên, trong đó có hiện
tượng thủy văn thường có số liệu mẫu không lớn nên việc xác định tần suất xuất
hiện các giá trị ở khu vực có giá trị lớn và khu vực có giá trị nhỏ của đại lượng
ngẫu nhiên không thể thực hiện. Những giá trị này chỉ có thể xác định bằng cách
kéo dài (ngoại suy) đường tần suất kinh nghiệm. Các giá trị cần ngoại suy lại rất
cần thiết trong thiết kế và quy hoạch các công trình giao thông, thuỷ lợi. Vì vậy,
để có cơ sở ngoại suy đường tần suất, người ta phải sử dụng hàm phân phối xác
suất lý thuyết. Đồ thị của hàm phân phối xác suất lý thuyết gọi là “đường tần
suất lý luận”.
Để vẽ đường tần suất thì người ta phải xác định được hàm phân phối xác
suất của hiện tượng thuỷ văn cần xét F(x) (hoặc hàm mật độ xác suất f(x)). Cách
làm hiện nay là chọn một hàm phân phối xác suất nào đó có trong lý thuyết xác
suất để mô tả hiện tượng thuỷ văn cần xét. Trong lý thuyết xác suất có rất nhiều
hàm phân phối xác suất, vấn đề là chọn được hàm phân phối xác suất nào phù
hợp với hiện tượng thuỷ văn cần xét.
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và đa số
các tác giả đã kiến nghị sử dụng hai dạng đường tần suất là:
1. Đường Pearson III (PIII);
2. Đường tần suất Kritski - Menken (M - K).
4.4.2.1. Mô hình phân phối xác suất Pearson III (hoặc đường tần suất P III)
* Phương trình hàm mật độ xác suất:
a
 x d x
d
y  y 0  1   e (4.43)
 a
Trong đó:
a: Khoảng cách từ khởi điểm của đường cong (tức là trị số nhỏ nhất a0)
đến số đông Xđ;
d: Khoảng cách từ Xđ đến X ;
y0: Tung độ đường mật độ xác suất ở vị trí số đông;
e: Cơ số loga tự nhiên.

108
y

y0 a d

Xđ X X

Hình 4.5. Mô hình phân phối xác suất Pearson III


* Đặc điểm:
- Đầu dưới hữu hạn, đầu trên vô hạn: a0< x < +;
- Có một số đông (Xđ);
- Hàm mật độ xác suất khối đối xứng, với bán kính lệch bằng d.
* Tính chất:
- Quan hệ giữa Cv, Cs và X như sau;
 2C 
a0  X .1  v  (4.44)
 Cs 
2Cv a0
Hay: K0  1 với K 0  (4.45)
Cs X
Trong đó: a0 - là giới hạn dưới của tổng thể X.
Từ công thức cơ bản suy ra:
+ Khi Cs = 2Cv  a0 = 0, tức giới hạn dưới của đường tần suất ở vị trí số 0;
+ Khi Cs < 2Cv  a0 < 0, giới hạn dưới của đường tần suất là số âm;
+ Khi Cs > 2Cv  a0 > 0.
Do đó muốn X phù hợp với ý nghĩa vật lý của hiện tượng thuỷ văn thì phải
có Cs  2Cv.
- Bởi mẫu thuỷ văn thu được chỉ là một phần nhỏ của tổng thể nên trị số
nhỏ nhất của mẫu amin phải lớn hơn trị số nhỏ nhất của tổng thể, do đó:
amin  a0 Kmin  K0
2Cv
Vì vậy: K min  1 
Cs

109
2Cv
Hay: Cs 
1  K min
* Tính XP:
XP là giá trị của đại lượng ngẫu nhiên ứng với xác suất P cho trước, P
thường là tần suất thiết kế của công trình. XP là trị số quan trọng khi thiết kế các
công trình. Muốn tính XP phải tích phân hàm mật độ xác suất, đó là một công
việc phức tạp, để đơn giản người ta lập sẵn quan hệ:
XP  X KP  1
   f ( Cs , P ) (4.46)
 Cv
 là hàm số chỉ phụ thuộc vào Cs và P, đó là bảng Foster - Ribkin. Có ta
sẽ tính được XP. (phụ lục 4.1)
X P   .  X  ( .Cv  1 ).X (4.47)
Ví dụ: Từ một chuỗi số thuỷ văn tính ra được Cv = 0,5, Cs = 1. Từ bảng
Foster-Ribkin tra ra: 1% = 3,02; 75% = -0,74.
Vây KP ứng với hai tần suất đó là: K1% = 3,02 . 0,5 + 1 = 2,51
K75% = 0,5 . (-0,73) + 1 = 0,634
Có trị số KP ứng với các P khác nhau ta sẽ tính được các trị số XP:
XP = KP . X = X .(P. Cv + 1) = X +P.
Nếu cần vẽ toàn bộ đường tần suất Xp ~ P, ta cho thay đổi các giá trị P và
tương ứng sẽ tính được XP theo bảng 4.3:
Bảng 4.3. Bảng tính tung độ đường tần suất PIII
theo bảng tra Foster - Ribkin
P(%) 0,01 0,1 0,5 1 5 ... 50 .... .. 75 85 90 95

(Cs, P) - - - Các giá trị tương ứng - - - - - -

KP = .CV +1 - - - Các giá trị tương ứng - - - - - -

XP = KP. X - - - Các giá trị tương ứng - - - - - -

Đem các cặp trị số KP và P (hoặc XP và P) vẽ lên giấy tần suất ta được
đường tần suất lý luận Pearson III của chuỗi số liệu đã cho.
* Một số điểm cần chú ý khi ứng dụng đường Pearson III.
- Khi Cs< 0 vẫn dùng bảng Foster - Ribkin nhưng phải biến đổi như sau:
 P ( Cs  0 )  100 P ( Cs  0 ) (4.48)

110
Ví dụ: Tìm  ứng với P = 1% khi Cv = 0,5 và Cs = -1. Theo công thức
(2.44) ta có:
 1%( Cs  1 )  1001( Cs  1 )   99%( Cs  1 )
Tra bảng Foster-Ribkin với P = 99% và Cs = 1, ta được:
99% = -1,59
Do đó: 1%(Cs = -1) = +1,59
- Khi dùng đường PIII cần chú ý đến giới hạn thay đổi của Cs như sau:
2Cv
2Cv  C s  (4.49)
1  K min

Vì khi Cs< 2Cv thì đường phân bố Pearson III xuất hiện trị số âm, không
phù hợp với bản chất vật lý của hiện tượng thuỷ văn. Tuy vậy, nếu đường tần
suất lý luận phù hợp với các điểm thực đo thì đường cong đó vẫn được chấp
nhận và phần giá trị âm sẽ không xét tới.
4.4.2.2. Mô hình phân phối xác suất Kritski - Menken (K - M)
Xuất phát từ nhược điểm của của mô hình xác suất PIII khi Cs< 2Cv thì đại
lượng X xuất hiện trị số âm, không phù hợp với ý nghĩa của hiện tượng thuỷ văn.
Hai ông Kritski - Menken đưa ra ba điều kiện để xây dựng dạng mô hình phân
phối xác suất mới:
- Mô hình phân phối xác suất chỉ có 3 thông số, trong đó chủ yếu là X và
Cv, còn Cs vì trong quá trình tính toán có nhiều sai số nên lấy Cs = m. Cv theo
quy luật của từng sông.
- Hình dạng hàm mật độ xác suất là dạng quả chuông, chỉ có một số đông.
- Đại lượng X bị chặn một đầu, một đầu không có giới hạn.
0  X  +
Do đường phân bố PIII khi Cs = 2Cv thoả mãn 3 điều kiện trên nên hai ông
Kritski - Menken dùng nó làm cơ sở, dùng phép thay đổi biến số để được mô
hình phân phối xác suất mới đó là mô hình xác suất Kritski - Menken hay gama
ba thông số có dạng:

111
1
   x b
 1   
y  f ( x)  
.x b .e  a  (4.50)
 b .b.( )
Với 0  x < +
Trong đó: a, b - là các hằng số
1
 (4.51)
Cv2
 - hàm Gama
Mô hình xác suất Kritski - Menken có đặc điểm là giá trị nhỏ nhất của X
luôn ở số 0 với tỷ số C v C bất kỳ.
s

Để tính XP, Kritski - Menken đã lập bảng tra sẵn KP với 7 trường hợp: Cs
= 1Cv, 2Cv, 3Cv, 4Cv, 5Cv , 6Cv , 7Cv (phụ lục 4.2) và giá trị X ứng với tần suất P
được xác định theo công thức:
X P  X .K P
4.4.3. Ảnh hưởng của các tham số thống kê đối với đường tần suất
Nhằm dễ dàng xử lý trong khi vẽ đường tần suất lý luận sao cho phù hợp
với đường tần suất kinh nghiệm, ta cần biết ảnh hưởng của các tham số thống kê
để hiệu chỉnh thích ứng.
a) Ảnh hưởng của X : Nếu Cv , Cs không đổi, khi thay đổi giá trị X sẽ cho
ta các đường tần suất song song với nhau.

X2
X 2  X  X1
X1
x

0,1 50 99,9 P%

Hình 4.6a. Ảnh hưởng giá trị trung bình tới đường tần suất
b) Ảnh hưởng của Cv: Nếu X , Cs không thay đổi thì khi Cv càng lớn đường
tần suất càng dốc.

112
K Cv1> Cv2
Cv1
X = const
Cs = const Cv = 0
Cv2

50

Hình 4.6b. Ảnh hưởng của hệ số biến sai tới đường tần suất
c) Ảnh hưởng của Cs:

K
Cs < 0
X = const
Cv = const
Cs = 0

Cs > 0

Hình 4.6c. Ảnh hưởng của hệ số thiên lệch tới đường tần suất
Nếu X , Cv không đổi, Cs > 0 thì đường tần suất lõm xuống; Cs< 0 thì
đường tần suất lồi lên; Cs = 0 thì đường tần suất thẳng (vẽ trên giấy tần suất
Hazen). Khi Cs tăng lên thì phía tần suất bé, đường tần suất càng dốc; phía tần
suất lớn, đường tần suất càng thoải dần.
Điều chỉnh cả 3 đường vẫn không được chứng tỏ dạng đường ta chọn
không mô tả được bản chất vật lý của hiện tượng ta xét. Cần chọn loại
đường khác.
4.4.4. Các phương pháp vẽ đường tần suất
4.4.4.1. Phương pháp moment
Cơ sở của phương pháp này cho rằng các đặc trưng thống kê:
1 n
X   xi
n i 1

113
n
 K i  12
i 1
Cv 
n 1
n 3
 Ki  1
Cs  i  1
(n  3).Cv3
Tính được từ chuỗi số liệu thực đo x1 , x2 ,..., xn bằng các đặc trưng tương
ứng của tổng thể. Sau đó ta giả thiết một mô hình xác suất thường dùng nào đấy.
Kiểm tra sự phù hợp giữa mô hình xác suất giả thiết với chuỗi số liệu thực đo,
theo phương pháp thống kê, nếu đạt yêu cầu ta có thể sử dụng mô hình đó để
tính XP.
Phương pháp moment cho kết quả tính toán khách quan song gặp trường
hợp có điểm đột xuất không xử lý đượcvà thường cho kết quả thiên nhỏ khi tính
toán các số đặc trưng thống kê (do sai số của phép  thay cho tích phân).
Phương pháp kiểm tra sự phù hợp của mô hình xác suất giả thiết với chuỗi số
liệu thực đo bằng phương pháp thống kê thường không đủ nhạy để phản ánh đầy
đủ sự khác nhau giữa mô hình giả thiết và mô hình thực tế.
4.4.4.2. Phương pháp đường thích hợp
Do Cs phải dùng đến moment bậc 3, sai số lớn, đường tần suất lý luận vẽ
theo phương pháp moment thường nằm cách xa điểm tần suất kinh nghiệm. Hai
tham số X và Cv tuy có sai số nhưng thường nằm trong phạm vi sai số cho phép.
Vì thế người ta cho rằng có thể thay đổi các số đặc trưng thống kê trong chừng
mực nhất định sao cho mô hình xác suất giả thiết (đường tần suất lý luận) thích
hợp nhất với chuỗi số liệu thực đo, đó là phương pháp đường thích hợp. Trình tự
tính toán tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Vẽ đường tần suất kinh nghiệm.
Bước 2: Tính X , Cv theo công thức (4.16), (4.27) có xét tới sai số tính
toán. Còn Cs lấy theo quan hệ: Cs = m. Cv; m - là số tự cho.
Bước 3: Từ các giá trị X , Cs, Cv ta tiến hành vẽ đường tần suất lý luận
theo mô hình phân phối xác suất PIII hoặc Kritski - Menken.
Bước 4: Đánh giá kết quả.
- Nếu đường tần suất lý luận trùng đường tần suất kinh nghiệm thì các đặc
trưng thống kê X , Cv, Cs và đường tần suất ở trên đã được xác định.

114
- Nếu đường tần suất lý luận chưa trùng đường tần suất kinh nghiệm thì ta
giả thiết lại m bằng cách tăng hay giảm để sao cho hai đường trùng nhau. Nếu
xét thấy do ảnh hưởng của hai tham số X và Cv thì cũng có thể hiệu chỉnh.
Trong điều kiện Việt Nam, nhiều tác giả đã đề nghị sử dụng giá trị m
như sau:
+ Tính toán dòng chảy năm: Cs = (2  3)Cv
+ Tính toán dòng chảy lũ: Cs = (4  5)Cv
Một số điểm cần chú ý khi vẽ đường tần suất lý luận:
- Đường tần suất phải cong trơn theo một chiều và không tồn tại những
điểm gẫy.
- Các giá trị của tham số thống kê chỉ được hiệu chỉnh trong phạm vi sai số
của nó, tức là các giá trị này sẽ nằm trong khoảng thay đổi của nó như sau:
Đối với trị số bình quân:
1 n
X   xi   σ X (4.52)
n i 1
Trong đó: X là giá trị bình quân tính từ mẫu;  X là sai số lấy mẫu tuyệt đối
của giá trị bình quân
Đối với hệ số phân tán Cv:
1 n 2
Cv   (Ki  1) σ Cv (4.53)
n 1 1
 Cv là sai số tuyết đối của hệ số Cv.
Đối với hệ số thiên lệch Cs:
n
3
 (Ki  1)
Cs  1  σ Cs (4.54)
(n  3) Cv 3
Sai số tuyệt đối của hệ số Cs là σCs
Ví dụ:
Giả sử cần vẽ đường tần suất đặc trưng lưu lượng dòng chảy năm (Q) tại
mặt cắt cửa ra của lưu vực A (bảng 4.4). Chuỗi tài liệu đo đạc từ năm 1981 đến
năm 2000 gồm 20 trị số lưu lượng bình quân. Như vậy, mỗi năm ta có một giá
trị lưu lượng bình quân và phải sau 20 năm đo đạc lưu lượng chúng ta mới có
được chuỗi số liệu này.

115
Bảng 4.4. Tính tham số thống kê lưu lượng bình quân năm
Qnăm Q
TT Năm Ki Ki-1 (Ki-1)2 (Ki-1)3 P%
(m3/s) (m3/s)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
1 1981 570 592 1,49 0,49 0,242 0,119 4,8
2 1982 503 570 1,44 0,44 0,191 0,083 9,5
3 1983 513 503 1,27 0,27 0,072 0,019 14,3
4 1984 485 496 1,25 0,25 0,063 0,016 19,0
5 1985 460 485 1,22 0,22 0,049 0,011 24,8
6 1986 592 463 1,17 0,17 0,028 0,005 28,6
7 1987 215 460 1,16 0,16 0,025 0,004 34,3
8 1988 346 446 1,12 0,12 0,015 0,002 38,1
9 1989 333 445 1,12 0,12 0,015 0,002 42,9
10 1990 411 411 1,04 0,04 0,001 0,000 47,6
11 1991 263 399 1,01 0,01 0,000 0,000 52,4
12 1992 446 346 0,87 -0,13 0,016 -0,002 57,1
13 1993 445 342 0,86 -0,14 0,019 -0,003 61,9
14 1994 342 333 0,84 -0,16 0,026 -0,004 66,7
15 1995 274 313 0,79 -0,21 0,045 -0,009 71,4
16 1996 496 306 0,77 -0,23 0,052 -0,012 76,2
17 1997 399 274 0,69 -0,31 0,096 -0,030 81,0
18 1998 463 273 0,69 -0,31 0,097 -0,030 85,7
19 1999 273 263 0,66 -0,34 0,114 -0,038 90,5
20 2000 306 215 0,54 -0,46 0,210 -0,096 95,2
Tổng cộng 7935 20,02 0,02 1,371 0,041

Ta sắp xếp số liệu theo thứ tự từ lớn đến bé, sau đó tính các giá trị: hệ số
mô đun Ki (cột 5); (Ki – 1) (cột 6); (Ki-1)2 (cột 7) và (Ki-1)3(cột 8); tần suất P
(cột 9). Tần suất P được tính theo công thức dạng:
m
P  100(%)
n1
Theo số liệu thống kê và tính toán tại bảng (4.4), tính được các tham số
thống kê như sau:
- Lưu lượng bình quân nhiều năm: Q  396,9 (m3/s)
20
2
 (ki  1)
i 1 1,371
- Hệ số phân tán: Cv    0.27
n 1 19
20
3
 (ki  1)
1 0.041
- Hệ số thiên lệch: Cs    0.12
(n  3)Cv3 17  0.273
σQ Cv  Q
- Sai số (tuyệt đối) trị số bình quân: σQ    22 (m3/s)
n 20

116
- Sai số (tuyệt đối) hệ số phân tán:
Cv 0,27
σ Cv  (1  Cv 2 )  (1  0,27 2 )  0,04
2n 2  20
- Sai số (tương đối) hệ số thiên lệch khá lớn:
100 6 100 6
σCs  (1  6Cv 2  5Cv 4 )  (1  6  0,27 2  5  0,27 4 )
Cs n 0,12 20
 280%
Các tham số thống kê lưu lượng bình quân Q và hệ số Cv sẽ thay đổi trong
giới hạn như sau:
Q  396,9  22,0 (m3/s)
Cv  0,27  0,04
Hệ số Cs có giá trị sai số lớn nhất: Sai số tương đối đến 280%. Sau khi tính
các tham số thống kê theo công thức moment, dùng bảng tra K - M vẽ được
đường tần suất lý luận. Đường tần suất vẽ lần đầu không phù hợp với các điểm
kinh nghiệm nên phải thay đổi tham số thống kê. Do Cs có sai số lớn nhất nên
đã thay đổi tham số này và thấy rằng không cần thay đổi giá trị bình quân và hệ số
Cv. Sau nhiều lần thay đổi giá trị Cs được đường tần suất lý luận phù hợp với điểm
kinh nghiệm khi giá trị Q  396,9 (m3/s); Cv = 0,27 còn Cs = 0,54 (hình 4.7).

Q  396,9m3/s
Cv  0,27
Cs  2Cv

CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA A


Người vẽ: Nguyễn Văn A Ng. kiểm tra: Nguyễn văn B

Hình 4.7. Đường tần suất lý luận

117
4.4.4.3. Phương pháp 3 điểm
Để tránh việc tính X , Cv và nhất là phải thử dần giá trị Cs mất nhiều thời
gian, G.A. Alecxayev đề nghị dùng phương pháp 3 điểm để vẽ đường tần suất
nhanh hơn.
Trước hết trên đường tần suất kinh nghiệm được coi là thích hợp lấy 3
điểm (XP1, P1), (XP2 , P2) , (XP3 , P3) ta viết thành hệ 3 phương trình sau:
X P1  X   . ( P1 ,Cs ) (4.55a)
X P2  X   . ( P2 ,Cs ) (4.55b)
X P3  X   . ( P3 ,Cs ) (4.55c)
Trong đó: x ,  ,  là 3 ẩn số,  là hàm của P, Cs. Có thể trực tiếp giải hệ
phương trình trên để tìm ra tham số thống kê dễ dàng, nhưng vẫn mất nhiều thời
gian. Để tiện lợi hơn người ta lập bảng tra sẵn, phương pháp như sau:
xP1  xP3  2xP2
Ta đặt: S(P,Cs ) 
xP1  xP3
 ( P1 ,Cs )   ( P3 ,C s )  2 ( P2 ,Cs )
 (4.56)
 ( P1 ,Cs )   ( P3 ,Cs )
S(P, Cs) gọi là hệ số lệch.
Trong thực tế thường lấy P1, P2, P3 theo các cặp sau đây: 1% - 50% -
99%; 3% - 50% - 97%; 5% - 50% - 95%; 10% - 50% - 90% sao cho bao quát
được đầu mút của đường tần suất kinh nghiệm. Dựa vào bảng Foster - Ribkin có
thể xác định được quan hệ S = f(Cs) và lập thành phụ lục (4.3). Với XP1 , XP2 ,
XP3 đã xác định, thay vào (4.56) tính được S, rồi tra ra Cs.
Từ (4.55a) và (4.55c) rút ra:
X P1  X P 3 X P1  X P 3
  (4.57)
 ( P1 ,Cs )   ( P3 ,C s )  ( P1 )   ( P3 )
và từ (4.55b) ta có:
X  X P2   .( P2 ,Cs )  X P2   .( P2 ) (4.58)
Trong đó: (P1),  (P2), (P3) là khoảng lệch tung độ ứng với tần suất P1,
P2 , P3.
Từ giá trị Cs ta tra phụ lục (4.3) tìm được [(P1) - (P3)] và (P2), thay

vào (4.57) và (4.58) ta tính được  và X . Còn Cv  .
X

118
Từ những biến đổi toán học trên đây, Alecxayev đưa ra lược đồ xác định
các tham số thống kê và vẽ đường tần suất theo các bước như sau:
1. Lập bảng tính tần suất kinh nghiệm và chấm điểm kinh nghiệm lên giấy
tần suất.
2. Vẽ một đường cong trơn (cong một chiều và không gấp khúc) đi qua băng
điểm kinh nghiệm và giả thiết rằng đường đó là đường tần suất lý luận cần vẽ.
3. Chọn 3 điểm có toạ độ (X1, P1); (X2,P2); (X3, P3), với các tần suất P1, P2,
P3 tương ứng là một trong các bộ giá trị sau: (1% - 50% - 99%); (3% - 50% -
97%); (5% - 50% - 95%) và (10% - 50% - 90%).
4. Tính giá trị S theo công thức (4.56), từ đó tra bảng S = f(Cs) của bảng
tra sẵn (phụ lục 4.3), xác định được giá trị Cs.
5. Xác định giá trị (P2,Cs) (với P2 = 50%) và hiệu [(p1,Cs) - (p3,Cs)]
theo bảng tra sẵn (phụ lục 4.3).
6. Tính  x , X và Cv .

7. Vẽ lại đường tần suất theo 3 tham số thống kê X , Cv và Cs. Nếu đường
tần suất vừa vẽ lại phù hợp với các điểm kinh nghiệm thì đường tần suất đó là
đường tần suất lý luận cần vẽ và các tham số thống kê tính được là các tham số
cần tìm. Trong trường hợp ngược lại ta lại bắt đầu từ bước thứ 2.
Phương pháp 3 điểm có ưu điểm là tính toán nhanh các tham số được dùng
để xác định XP. Nhưng khi sử dụng để tìm các tham số thống kê nhằm phân tích
quy luật của chúng, do hiệu chỉnh tổng hợp hoá theo chủ quan người vẽ nên các
giá trị tính toán ra không những khác với kết quả tính toán theo công thức
moment mà còn có sự khác nhau lớn giữa các người tính toán nhất là khi chuỗi
số ngắn và có sự phân bố không xác định được một quy luật rõ rệt.
Phương pháp 3 điểm thường áp dụng cho dạng phân phối PIII, còn phương
pháp thích hợp áp dụng cho dạng phân phối xác suất Kritski - Menken sẽ hiệu
quả hơn.

119
X3=X5%=611

X2 = X50%= 385

X3= X95%= 222

Hình 4.8. Đường tần suất Q trạm thủy văn A vẽ bằng phương pháp 3 điểm
Ví dụ: Lấy ví dụ vẽ đường tần suất theo tài liệu ở bảng (4.4). Vẽ quan hệ Q
ở cột (4) với P ở cột (9), sau đó vẽ đường tần suất kinh nghiệm đi qua nhóm
điểm kinh nghiệm. Trên đường đó ta chọn 3 điểm ứng với các tần suất 5%, 50%
và 90% sẽ có tương ứng 3 giá trị lưu lượng bình quân ứng với các tần suất trên
là: Q5% = 611 m3/s; Q50% = 385 m3/s; Q95% = 222 m3/s. Tính được trị số của S là:
Q  Q95%  2Q50% 611  222  2  385
S  1%   0,162
Q1%  Q95% 611  222
Với S = 0,162 tra bảng quan hệ Cs ~ S (phụ lục 4.3) được Cs = 0,6. Có Cs
tra bảng (phụ lục 4.4) được các giá trị: 50% = -0,1; 5% - 95% = 3,259. Tính
được Q :
Q  Q95% 611  222
σ Q  5%   119,4
φ5%  φ95% 3,259
Và trị số bình quân nhiều năm của lưu lượng bình:
3
Q = Q50% -  Q  50 % = 385 + 119,40,1 = 396,9 m /s;
σQ 119,4
Hệ số Cv: Cv    0,3
Q 396,9
Theo kết quả tính toán Q = 396,9 m3/s; Cv = 0,3; Cs = 0,6. Sử dụng bảng Foster
- Ribkin (phụ lục 4.1) tính được các giá trị đường tần suất QP ghi trong bảng (4.5).

120
Theo kết quả tính toán ở bảng (4.5), vẽ lại đường tần suất lý luận lên giấy
tần suất, nếu thấy phù hợp với điểm kinh nghiệm thì đường được vẽ là đường
tần suất lý luận cần tìm. Nếu chưa phù hợp thì vẽ lại đường cong mới và lại làm
lại từ đầu.
Bảng 4.5. Bảng tính tung độ đường tần suất lý luận QP ~ P
P(%) 0,1 1 2 5 10 20 50 75 90 95 99
(Cs,P) 3,96 2,75 2,35 1,80 1,33 0,80 -0,1 -0,72 -1,2 -1,45 -1,88
KP=.CV +1 2,19 1,83 1,70 1,54 1,40 1,20 1,00 0,78 0,600 0,57 0,44
QP = KP. Q 868 724 677 611 555 492 385 311 254 224 173

Hiện nay, với sự phát triển của máy tính cá nhân nên phương pháp này
không còn là phương pháp thường dùng. Các phần mềm vẽ đường tần suất như
FFC, TSTV… hỗ trợ rất hữu ích trong việc vẽ đường tần suất.

Hình 4.9. Đường tần suất Qmax trạm Bản Đôn vẽ bằng đường tần suất FFC

4.5. Phân tích tương quan


Khi nghiên cứu và tính toán thuỷ các hiện tượng thủy văn theo phương
pháp thống kê toán học thường gặp những trường hợp mà tài liệu thu thập được
không dài. Đây là hiện tượng rất phổ biến và trong trường hợp như vậy cần thiết
phải bổ sung số liệu để tăng tính đại biểu cho tổng thể của mẫu tài liệu quan
trắc. Công cụ phân tích tương quan là công cụ hữu hiệu và cần thiết khi thực
hiện các nghiên cứu thống kê đối với hiện tượng thuỷ văn.
Trong lý thuyết thống kê khi phân tích quan hệ về số lượng của biến cố này
với biến cố khác gọi là phân tích tương quan.

121
Nói chung, quan hệ giữa các biến số có thể chia ra ba trường sau đây:
1. Không có quan hệ: Hai đại lượng X và Y được gọi là không có quan hệ
với nhau nếu giữa chúng không thể tìm được mối quan hệ nào cả. Đồ thị giữa
hai biến X và Y không có quy luật (hình 4.10b).
2. Quan hệ hàm số: Hai đại lượng X và Y được gọi là có quan hệ hàm số
nếu với mỗi giá trị của biến X sẽ có tương ứng những giá trị xác định của biến số
Y và ngược lại (hình 4.10a).
3. Quan hệ tương quan: Hai đại lượng X và Y được gọi là có quan hệ tương
quan thống kê nếu với mỗi trị số của X, đại lượng Y có thể nhận các giá trị khác
nhau một cách ngẫu nhiên. Ngược lại, với mỗi một giá trị của Y thì X cũng có
thể nhận các giá trị khác nhau một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên, nếu tập hợp
nhiều tài liệu thống kê thì quan hệ giữa X và Y có tính quy luật và tạo thành một
xu thế nào đó. Chẳng hạn các điểm quan hệ X và Y tạo thành băng điểm có xu
thế của quan hệ hàm số mũ (4.10c) hoặc theo xu thế đường thẳng (4.10d).
Y Y

(a) (b)
Y Y
X X

(c) (d)
X X

Hình 4.10. Quan hệ biến số


(a) không có quan hệ; (b) Quan hệ hàm số; (c) quan hệ dạng hàm mũ
và (d) quan hệ có dạng đường thẳng.

122
Các hiện tượng tự nhiên, trong đó có hiện tượng thủy văn, trong quá trình
hình thành và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên khác. Mối quan hệ
này rất phức tạp và bị chi phối bởi nhiều tác động ngẫu nhiên. Tuy nhiên, sẽ có
một số yếu tố có mức độ quan hệ trội hơn, những yếu tố còn lại sẽ quan hệ yếu.
Bởi vậy, người ta có thể loại bỏ một số yếu tố trong quá trình phân tích mỗi
quan hệ giữa chúng. Chẳng hạn, có đại lượng Y phụ thuộc vào các đại lượng
khác là x1, x2, x3, tức là Y = f(x1, x2, x3), ta có thể loại bỏ yếu tố x3 vì ít ảnh hưởng
đến đại lượng Y. Việc loại bỏ những yếu tố có ảnh hưởng nhỏ đến hiện tượng
nghiên cứu là nguyên nhân để Y không phải là quan hệ hàm số của các yếu tố
ảnh hưởng.
Thông thường khi thiết lập các quan hệ thống kê từ các số liệu thí nghiệm
hoặc quan trắc cần thực hiện các bước sau:
 Phân tích định tính các số liệu thực đo;
 Chọn dạng mô hình toán mô phỏng các quan hệ thống kê giữa các đại
lượng thực đo (tương quan tuyến tính hoặc tương quan phi tuyến tính);
 Xác định các tham số của mô hình;
 Kiểm tra sự có nghĩa của việc chọn mô hình theo các tiêu chuẩn thống kê;
 Kiểm tra sự có nghĩa của các tham số chọn theo các tiêu chuẩn thống kê.
Trong thực tế, dạng tương quan tuyến tính hoặc có thể tuyến tính hoá được
sử dụng rất phổ biến đặc biệt là các đối tượng nghiên cứu có quan hệ toán học
phức tạp, mà với nó khó có thể phân tích định tính dạng của các quan hệ đó. Để
xác định tương quan tuyến tính có thể dùng phương pháp giải tích (Đường hồi
quy) hoặc bằng phương pháp đồ giải (Đường thẳng tương quan).
4.5.1. Tương quan giải tích (Phương pháp đường hồi quy)
4.5.1.1. Khái niệm
Đặt tương ứng mỗi giá trị của đại lượng này với giá trị trung bình của các
giá trị tương ứng của đại lượng kia ta được hàm hồi quy. Đường phối hợp tốt
nhất biểu thị hàm hồi quy của tổng thể gọi là đường hồi quy. Sự tương quan giữa
các đại lượng x và y được gọi là tuyến tính nếu cả hai hàm hồi quy đều là tuyến

123
tính. Lúc đó các đường hồi quy trở thành đường thẳng hồi quy.
x = f2(y)
y
y = f1(x)

y
yxi
yi

xi x
Hình 4.11. Đường hồi quy của y theo x và của x theo y

Đường hồi quy có y là biến số phụ thuộc, x là biến số độc lập gọi là đường
hồi quy của y theo x, y = f1(x). Ngược lại, nếu y là biến số độc lập, x là biến số
phụ thuộc ta sẽ có dạng đường hồi quy của x theo y, x = f2(y).
4.5.1.2. Phương trình của đường hồi quy
Xét tương quan giữa 2 biến ngẫu nhiên X và Y:
X: x1 , x2 ,..., xn
Y: y1 , y2 ,..., yn
Giả sử đã xác định được tương quan của Y đối với X là:
y  a.x  b (4.59)
Với xi ta có độ lệch của y khi tính theo phương trình là:
yi  yi  y xi  yi  a.xi  b  (4.60)
Theo nguyên lý bình phương nhỏ nhất, muốn cho đường thẳng phối hợp tốt
nhất thì tổng bình phương của các khoảng lệch phải nhỏ nhất, nghĩa là:
n n
 yi 2   yi  (a.xi  b)2  min (4.61)
i 1 i 1

Trị số nhỏ nhất đó lớn hay bé là do hai tham số a, b quyết định. Muốn vậy:

124
n
  yi2
i 1
0 (4.62)
a
n
  yi2
i 1
0
b
Sau khi giải hệ phương trình (4.62) ta tìm được các hệ số của phương
trình (4.62) như sau:
n
 x i  x . y i  y 
i 1
a n
 x i  x 
2

i 1
n
 x i  x . y i  y 
i 1
b y n
x
 x i  x 
2

i 1

Thay giá trị a, b vào phương trình (4.59) và rút gọn ta có:
n
 xi  x . yi  y 
yy i 1
n

 xi  x  (4.59')
 xi  x 
2

i 1

Phương trình (4.59') được gọi là phương trình đường thẳng hồi quy của y
đối với x.
Trong đó: - xi, yi là giá trị thực đo;
- x , y là số trung bình;
- y là số trung bình có điều kiện ứng với một giá trị xinào đó.
Tương tự như thế ta có phương trình hồi quy của x đối với y là:
n
 xi  x . yi  y 
xx i 1
n

 yi  y  (4.59'')
  yi  y 
2

i 1

4.5.1.3. Hệ số tương quan


Đường thẳng hồi quy có thể biểu thị quan hệ tương quan giữa hai biến số
nhưng không thể đánh giá được mức độ chặt chẽ của tương quan. Giả sử cho hai
phương trình của hai đường thẳng hồi quy:

125
y  a.x  b đồ thị là đường số (1)
x  a1. y  b1 đồ thị là đường số (2)
Hệ số góc của đường (1) là a  tg và hệ số góc của đường (2) là
a1  tgβ (hình 4.12).

y
2

1
 

M

x
Hình 4.12. Mối liên hệ giữa hai đường hồi quy
Góc kẹp giữa hai đường là góc . Nhờ góc  mà ta có thể phán đoán về
mức độ chặt chẽ giữa hai biến lượng x và y. Nếu góc  càng lớn thì quan hệ
càng kém và ngược lại góc  giảm dần tới 0 thì quan hệ tiến tới quan hệ hàm.
- Khi hai đường thẳng trùng nhau,  = 0 ta có  = (900 - ) nên
1
tg  tg (900   )  cot g 
tg
 tg .tg  1
 a.a1  1
 a.a1  1
Khi   0 thì x và y sẽ có quan hệ tương quan.
a.a1  1

Do vậy, đặt    a.a1 để biểu thị mức độ tương quan tuyến tính giữa các
đại lượng x và y.  được gọi là hệ số tương quan:
 =  a.a1 (4.63)
“Hệ số tương quan là đại lượng trung bình nhân của hai hệ số hồi quy”.
Nếu  > 0 thì hai đường thẳng hồi quy y theo x và x theo y đi qua tâm phân
phối M( x , y ) tạo thành góc nhọn với hướng dương của trục x và y, gọi là tương
quan dương, nghĩa là với sự tăng lên của đại lượng này thì cũng sẽ tăng lên một

126
cách tương ứng giá trị trung bình điều kiện của đại lượng kia.
Nếu  = 0, quan hệ giữa x và y là độc lập, đường thẳng hồi quy y theo x
song song với trục x; đường thẳng hồi quy x theo y song song với trục y và góc
( - 900).
Nếu  < 0, tương quan âm, các đường thẳng hồi quy đi qua M( x , y ) và
tạo nên những góc tù so với hướng dương của các trục toạ độ.
Nếu  = -1, hai đường thẳng hồi quy trùng làm một, cho ta quan hệ hàm
nghịch biến.
Vậy hệ số tương quan là một đại lượng không thứ nguyên và biến đổi
trong phạm vi -1    1 hay |  |  1
Thay các giá trị của a, a1 vào công thức  =  a.a1 và rút gọn ta có:
n n n
 xi  x . y i  y   xi  x . y i  y .  y i  y 
2

i 1 i 1 i 1
a n

n n
 xi  x 
2
 xi  x  .  y i  y 
2 2

i 1 i 1 i 1
n n
 y i  y 
2
 xi  x . y i  y 
i 1 i 1
a  (4.64)
n n n
 xi  x   xi  x  . y i  y 
2 2 2

i 1 i 1 i 1
y
a .  a y
x x

Tương tự có:

a1  x    a1 x (4.65)
y y

Phương trình đường thẳng hồi quy của y theo x và của x theo y có thể viết:
y
y y    x  x  (4.66)
x
x
xx   y  y  (4.67)
y
Trong tính toán thuỷ văn thường dùng hai phương trình trên để kéo dài và
bổ sung tài liệu. Nhưng cần chú ý rằng kết quả bổ sung do hai phương trình đem
lại sẽ không đồng nhất.
Trong thực tế, do yêu cầu đơn giản hoá việc tính toán người ta biến đổi

127
hàng loạt các công thức hệ số tương quan biểu thị qua đại lượng trung bình x và
y và khoảng lệch quân phương x , y chẳng hạn:
x. y  x. y
ay  (4.68)
x x2  x  2
x. y  x. y
a1 y  (4.69)
x 2
y  y  2

Và các phương sai:


 2
Dx   x2  x 2  x (4.70)

Dy   y2  y 2  y 
2
(4.71)
Lúc đó:
x. y  x. y
  (4.72)
 x . y

 
 ( xi  x )( y i  y )
2
 ( xi  x ) . ( yi  y ) 2
Công thức (4.72) cho ta thấy rằng tương quan giữa các đại lượng không
phụ thuộc sẽ không tồn tại vì đối với chúng sẽ cho đẳng thức: x. y  x. y
Trong thuỷ văn thường coi rằng các đại lượng quan hệ chặt chẽ nếu  0,8.
Song có thể khi  < 0,8 cũng có thể coi là quan hệ chặt chẽ nếu quan hệ đó có
thể giải thích bằng nguyên nhân vật lý.
4.5.1.4. Sai số phân tích tương quan
Sai số phân tích tương quan được đánh giá bằng các sai số của đường hồi
quy và sai số của hệ số tương quan.
(1) Sai số của đường hồi quy: Được biểu thị bằng giá trị bình quân của
khoảng lệch bình phương giữa điểm thực đo tương ứng với đường hồi quy gọi là
sai số chuẩn. Vì đường thằng hồi quy phải qua điểm trọng tâm ( x , y ) cho nên
chỉ cần xác định được một trong hai tham số a và b là đủ. Do vậy số ràng buộc
thực tế còn lại là 2 và số bậc tự do:   n  2 . Sai số chuẩn của đường hồi quy y
theo x là:
n n n
 yi  y   a. xi  x yi  y 
2
  y i  y 2
i 1 i 1 i 1
S yx   (4.73)
n2 n2

128
Sai số chuẩn của đường hồi quy x theo y là:
n n n
 xi  x   a1. xi  x yi  y 
2
  x i  x 2
i 1 i 1 i 1
S xy   (4.74)
n2 n2
Quan hệ sai số chuẩn Syx, Sxy với khoảng lệch quân phương tương ứng theo
lý thuyết thống kê có thể tìm thấy:
S yx   y . 1   2 (4.75)

S xy   x . 1   2 (4.76)
(2) Sai số của các tham số a, b của phương trình hồi quy được xác định
theo:
S yx  y. 1 2
b   (4.77)
n n

 b  y 1 2
a    (4.78)
x x n
4.5.2. Tương quan giải tích (Đường tương quan)
Dùng đường hồi quy để bổ sung, kéo dài tài liệu cho kết quả ít bị phụ
thuộc vào chủ quan của người tính song do tồn tại hai đường hồi quy mà kết quả
cho thiếu đồng nhất. Mặt khác, chúng ta cũng không loại trừ được những điểm
quá tản mạn, thực tế thiếu hợp lý. Để khắc phục các hạn chế nói trên, đồng thời
có thể cho phép phân tích, đánh giá bằng mắt về vai trò các nhân tố ảnh hưởng
đối với dòng chảy sông ngòi một cách khá tin cậy, ta dùng phương pháp đồ giải
để xác lập đường tương quan. Nó là đường duy nhất đi qua trọng tâm của tập
hợp điểm quan hệ, là đường trung bình giữa haiđường hồi quy (hình 4.13).
Phương trình đường tương quan có dạng:
Y  a. X  b (4.79)
Trong đó: a là tang của góc tạo thành bởi đường tương quan với trục
hoành, b là khoảng cách từ gốc toạ độ đến điểm đường tương quan cắt trục tung.
Các bước tiến hành:
- Chấm quan hệ (xi, yi) lên hệ trục toạ độ;
- Xử lý điểm đột xuất nếu có;
- Vẽ đường trung bình;
- Lấy 2 điểm (x1, y1) và (x2, y2) trên đường trung bình (2 điểm cách xa

129
nhau), tính các hệ số a, b theo:
y 2  y1
a (4.80)
x2  x1
b = y1 – a.x1 = y2 – a.x2 (4.81)
Nhận xét: Phương pháp này tuy loại bỏ được các điểm đột xuất nhưng khi
vẽ đường trung bình phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của người vẽ.
Y

y2

y1

x1 x2 X

Hình 4.13. Đường tương quan giải tích


Ví dụ: Phân tích tương quan lưu lượng tháng 8 của trạm X và trạm Y và bổ
sung số liệu cho các năm còn thiếu.
Qtháng 8 (m3/s)
Thứ tự Năm
Trạm X Trạm Y
1 1990 5580 ---
2 1991 5680 ---
3 1992 4610 ---
4 1993 6520 5600
5 1994 4490 3770
6 1995 3820 1290
7 1996 4130 3650
8 1997 3380 3150
9 1998 4950 4470
10 1999 5040 4340
11 2000 4460 2830
12 2001 7570 7090
13 2002 4240 3570
14 2003 8430 7960

130
Qtháng 8 (m3/s)
Thứ tự Năm
Trạm X Trạm Y
15 2004 3850 3120
16 2005 4880 3970
17 2006 4040 3540
18 2007 2770 2210
19 2008 5120 4790
20 2009 4020 3770
21 2010 3670 3190
22 2011 4320 4050
23 2012 4000 2750

- Lập bảng tính hệ số tương quan và các hệ số của phương trình tương quan
theo các năm có số liệu cùng quan trắc được:
( xi  x )
TT Năm xi yi xi  x yi  y ( xi  x )2 ( yi  y )2
( yi  y )
4 1993 6520 5600 1835 1645 3367225 2704380 3017658
5 1994 4490 3770 -195 -186 38025 34410 36173
6 1995 3820 1290 -865 -2666 748225 7104890 2305658
7 1996 4130 3650 -555 -306 308025 93330 169553
8 1997 3380 3150 -1305 -806 1703025 648830 1051178
9 1998 4950 4470 265 515 70225 264710 136343
10 1999 5040 4340 355 385 126025 147840 136498
11 2000 4460 2830 -225 -1126 50625 1266750 253238
12 2001 7570 7090 2885 3135 8323225 9825090 9043033
13 2002 4240 3570 -445 -386 198025 148610 171548
14 2003 8430 7960 3745 4005 14025025 16036020 14996853
15 2004 3850 3120 -835 -836 697225 698060 697643
16 2005 4880 3970 195 15 38025 210 2828
17 2006 4040 3540 -645 -416 416025 172640 267998
18 2007 2770 2210 -1915 -1746 3667225 3046770 3342633
19 2008 5120 4790 435 835 189225 696390 363008
20 2009 4020 3770 -665 -186 442225 34410 123358
21 2010 3670 3190 -1015 -766 1030225 585990 776983
22 2011 4320 4050 -365 95 133225 8930 -34493
23 2012 4000 2750 -685 -1206 469225 1453230 825768
Trung
4685 3956
bình

Tổng 36040300 44971495 37683450


Xác định x, y, và  theo (4.28 và 4.72) được:
x = 1377

131
y = 1538
 = 0.936
Áp dụng (4.66) thiết lập được phương trình tương quan:
y - 3956 = 0.936 * 1538/1377 (x - 4685)
Hay: y = 1.045x - 942
Thay vào ta được số liệu lưu lượng tháng 8 trạm Y như bảng sau:
Qthang8 (m3/s)
Thứ tự Năm
Trạm X Trạm Y
1 1990 5580 4890
2 1991 5680 4995
3 1992 4610 3876

Đồ thị quan hệ hai đại lượng trên mô tả trên hình (4.14)

Hình 4.14. Quan hệ tương quan lưu lượng tháng 8 trạm X và trạm Y

132
BÀI TẬP CHƯƠNG 4

1. Vẽ đường tần suất lý luận theo PIII , K-M và tìm Q1% biết:
CV = 0.5, CS = 3CV, Q = 1000 m3/s
Đánh giá kết quả nhận được từ 2 phương pháp.
2. Trên đường tần suất kinh nghiệm ta có:
Q5% = 597 m3/s, Q50% = 390 m3/s, Q95% = 238 m3/s
Tính QTB, CV, CS và vẽ đường tần suất lý luận để từ đó tìm lưu lượng thiết
kế ứng với tần suất 1%.
3. Chọn 1 trong 3 đề A, B, C
Cho tài liệu đo đạc lưu lượng bình quân năm trong 19 năm tại trạm thuỷ
văn A, B, C như sau:
TT Năm QA (m3/s) QB (m3/s) QC (m3/s)
1 1957 122 3.36 204
2 1958 77.4 2.04 104
3 1959 64.5 1.75 148
4 1960 111 3.86 136
5 1961 109 2.71 240
6 1962 100 2.53 210
7 1963 106 3.22 245
8 1964 79.0 1.75 173
9 1965 82.7 1.64 262
10 1966 79 2.38 160
11 1967 66.5 2.01 165
12 1968 88.4 1.45 140
13 1969 136 2.74 268
14 1970 72.9 1.25 220
15 1971 142 4.05 221
16 1972 93.2 1.84 320
17 1973 75.5 2.33 178
18 1974 69 1.98 196
19 1975 98.3 2.77 180
Yêu cầu:
a) Xác định các đặc trưng: QTB, Cv, Cs;
b) Vẽ đường tần suất lưu lượng bình quân năm của các trạm A, B, C
theo phương pháp thích hợp;
c) Vẽ đường tần suất lưu lượng bình quân năm của các trạm A, B, C;

133
theo phương pháp ba điểm
d) Tính lớp dòng chảy, tổng lượng dòng chảy và mô đung dòng chảy
năm thiết kế ứng với tần suất P = 80%. Cho biết FA = 3120km2, FB = 80km2, FC
= 6300km2.
4. Chọn 1 trong 2 đề
Lưu vực A có tài liệu đo lưu lượng trong 13 năm, lưu vực B có tài liệu đo
lưu lượng trong 19 năm:
Đề 1 Đề 2
3 3 QA QB (m3/s)
Năm QA (m /s) QB (m /s) Năm
(m3/s)
1957 21,7 1957 76
1958 30,4 1958 19,5
1959 32,4 1959 40,2
1960 20 1960 37,5
1961 18,8 1961 42
1962 24,7 33,5 1962 11,9 16,8
1963 20,9 25,8 1963 52,5 26
1964 11,8 17 1964 19,7 24,2
1965 13,4 19,8 1965 29,2 34,2
1966 16,3 1966 30,2 40,2
1967 19,6 30 1967 39 50,5
1968 18 22,7 1968 40
1969 18,3 24 1969 69,3 83,4
1970 165 22,3 1970 58,6 72,8
1971 18,3 23,2 1971 36,2 44,7
1972 13,6 13,9 1972 54,5 63
1973 17,7 24,8 1973 42,9 51,8
1974 13,2 21,9 1974 23,3 27,2
1975 20,8 27,7 1975 16,2 21,5

Yêu cầu:
a) Bổ sung tài liệu dòng chảy năm của lưu vực A theo khu vực B
bằng cả hai phương pháp tương quan đồ giải và tương quan giải tích.
b) Tính lưu lượng dòng chảy năm thiết kế của lưu vực A ứng với tần
suất P = 75%.

134
Chương 5
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THUỶ VĂN THIẾT KẾ

5.1. Khái niệm các đặc trưng thuỷ văn thiết kế


Để phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế, thi công và quản lý vận hành
các công trình thuỷ lợi (hồ chứa nước, nhà máy thuỷ điện, đê, kè, cống lấy
nước...), các công trình giao thông (cầu, cống, đường tràn, cảng...) và các công
trình kinh tế quốc dân khác có liên quan đến nước cần phải tính toán các tài liệu
khí tượng, thuỷ văn, có liên quan và tác động đến công trình.
Các yếu tố khí tượng (lượng mưa, cường độ mưa, lượng bốc hơi...) và các
đặc trưng thuỷ văn (lưu lượng trung bình, lưu lượng lớn nhất, lưu lượng nhỏ
nhất, quá trình trận lũ, mực nước cao nhất - thấp nhất trong sông...) được chọn
để làm căn cứ xác định quy mô kích thước công trình, xác định tiến độ và biện
pháp thi công (dẫn dòng, chặn dòng), phương thức điều khiển công trình gọi là
các đặc trưng thuỷ văn thiết kế (ĐTTVTK).
Nội dung và mức độ chi tiết khi xác định ĐTTVTK do yêu cầu tính toán
quy định. Yêu cầu này phụ thuộc vào loại công trình, giai đoạn thiết kế, lượng
thông tin và mức độ nghiên cứu thuỷ văn, chế độ thuỷ văn của sông, phương
tiện và công cụ tính toán, mức độ khai thác nguồn nước.
Các ĐTTVTK được chọn sẽ là cơ sở để xác định quy mô, kích thước công
trình, việc lựa chọn hợp lý các trị số đó sẽ mang lại hiệu quả về kinh tế, mức độ
an toàn của công trình. ĐTTVTK thiên lớn, quy mô kích thước công trình đầu tư
lớn sẽ gây lãng phí, ngược lại sẽ không bảo đảm an toàn, công trình đổ vỡ sẽ
gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Sự hài hoà về yêu cầu an toàn của công trình
và giá thành của nó được xét chung vào tiêu chuẩn thiết kế của công trình, tuỳ
theo cấp công trình và mức độ quan trọng của nó sẽ tương ứng với các tiêu
chuẩn thiết kế khác nhau. Hiện nay, tiêu chuẩn thiết kế công trình đều đánh giá
trên cơ sở tần suất thiết kế. Vì vậy, việc xác định các ĐTTVTK chính là xác
định các đặc trưng thuỷ văn ứng với một tần suất thiết kế nào đó.
Trong tính toán thủy văn, các đặc trưng thủy văn thường được tập hợp dưới
dạng quá trình dòng chảy đến gắn với điều kiện thời gian và không gian nhất
định. Quá trình dòng chảy thường được coi là một quá trình ngẫu nhiên. Vì vậy,
việc chọn lựa quá trình dòng chảy cho thiết kế công trình là một vấn đề khá
phực tạp, để đơn giản hoá người ta thường chọn ra các đặc trưng thiết kế riêng

135
biệt như đỉnh, lượng và quá trình, sau đó tổng hợp lại thành quá trình thiết kế.
Tuỳ theo yêu cầu tính toán khác nhau mà người ta quan tâm quá trình dòng chảy
đến của các thời đoạn khác nhau: dòng chảy thời đoạn nhiều năm, thời đoạn
năm và thời đoạn ngắn.
5.1.1. Thời đoạn nhiều năm
Trị số dòng chảy trung bình nhiều năm thường dùng để đánh giá nguồn tài
nguyên nước, đánh giá khả năng cung cấp nguồn nước. Trị số dòng chảy trung
bình nhiều năm khi đạt đến mức độ ổn định gọi là dòng chảy chuẩn.
5.1.2. Thời đoạn năm
Do tính chu kỳ của khí hậu và sự phân chia các mùa trong năm mà người ta
chú ý xem xét sự biến động của lượng dòng chảy hàng năm, sự phân mùa và
lượng dòng chảy các mùa (mùa lũ - mùa kiệt), sự phân bố của lượng dòng chảy
theo các thời đoạn trong năm (gọi là phân phối dòng chảy năm).
5.1.3. Thời đoạn ngắn
Các trị số cực đoan của dòng chảy được đặc biệt quan tâm như trị số lớn
nhất (dòng chảy lũ), trị số nhỏ nhất (dòng chảy kiệt). Đương nhiên tuỳ theo loại
công trình và mức độ phức tạp của vấn đề nghiên cứu mà thường phải xem xét
cả quá trình dòng chảy tạo ra trị số cực đoan này, tức là cả một trận lũ (bao gồm
đỉnh lũ, lượng lũ và hình dạng của đường quá trình) hoặc một hiện tượng kỳ kiệt
tương ứng với lúc cấp nước căng thẳng nhất. Để phục vụ cho việc tính toán
dòng chảy lũ từ mưa rào cần tính toán lượng mưa các thời đoạn ngắn (như
cường độ mưa thiết kế, lượng mưa và quá trình mưa lớn nhất của 1 ngày, 3
ngày, 5 ngày...).
Nội dung chương 5 sẽ trình bày phương pháp tính toán dòng chảy năm thiết
kế và dòng chảy lũ thiết kế.
5.2. Tính toán dòng chảy năm thiết kế
Dòng chảy gắn liền với thời đoạn một năm gọi là dòng chảy năm. Để
phục vụ cho việc thiết kế và vận hành các công trình liên quan đến nước, thời
đoạn năm thường được tính theo năm thuỷ văn hoặc năm thuỷ lợi.
* Năm thuỷ văn: Là năm có thời gian bắt đầu mùa lũ và kết thúc vào cuối
mùa cạn, đầu mùa lũ năm kế tiếp. Như vậy với năm thuỷ văn, lượng dòng chảy
sinh ra sẽ chảy hết qua mặt cắt cửa ra năm đó. Do sự dao động của thời điểm bắt
đầu mùa lũ hàng năm thay đổi nên năm thuỷ văn sẽ không ổn định. Trên thực tế
người ta lấy năm thuỷ văn thống nhất cho tất cả các năm và được xác định như sau:

136
- Mùa lũ bao gồm các tháng liên tục có lượng dòng chảy vượt 8,3% lượng
dòng chảy năm (có nghĩa là lưu lượng bình quân tháng lớn hơn lưu lượng bình
quân năm) với xác suất xuất hiện vượt 50%.
- Mùa cạn bao gồm những tháng còn lại trong năm.
* Năm thuỷ lợi: Là năm có thời gian bắt đầu khi lượng nước đến lớn hơn
lượng nước yêu cầu (lượng nước dùng).
Qua thực tế thấy rằng năm thuỷ lợi hầu như là trùng với năm thuỷ văn.
Các đặc trưng của dòng chảy năm (lượng và phân phối dòng chảy năm)
tương ứng với tần suất thiết kế P gọi là các đặc trưng dòng chảy năm thiết kế.
Dòng chảy năm thiết kế là căn cứ để hoạch định phương án quy hoạch và quy
mô kích thước của công trình. Trong thực tế tính toán dòng chảy năm thiết kế có
ba trường hợp tính toán như sau:
1. Có nhiều tài liệu đo đạc thuỷ văn: Là trường hợp mà tại tuyến xây dựng
công trình có tài liệu quan trắc lưu lượng nước, có số năm quan trắc dài đủ để vẽ
đường tần suất đại lượng dòng chảy năm.
2. Có ít tài liệu đo đạc thuỷ văn: Là trường hợp mà tại tuyến xây dựng công
trình có tài liệu quan trắc lưu lượng nước, nhưng số năm quan trắc không dài,
không thể vẽ được đường tần suất của đại lượng dòng chảy năm.
3. Không có tài liệu đo đạc thủy văn: Là trường hợp tại tuyến xây dựng
công trình hoàn toàn không có số liệu đo đạc lưu lượng nước.
Cần chú ý là, tại tuyến công trình có thể không có hoặc có ít tài liệu đo đạc
thủy văn, nhưng có thể lại có nhiều tài liệu đo đạc các yếu tố khí tượng, đặc biệt
là tài liệu đo mưa. Trong tính toán thủy văn, tài liệu đo mưa là loại tài liệu đuợc
sử dụng phổ biến trong tính toán vì việc bố trí các trạm đo mưa đơn giản hơn
việc xây dựng trạm đo đạc thủy văn.
Tương ứng với ba trường hợp về tình hình tài liệu sẽ có các phương án tính
toán khác nhau.
5.2.1. Xác định lượng dòng chảy năm thiết kế (DCNTK)
5.2.1.1. Trường hợp có nhiều tài liệu đo đạc thủy văn
Khi vị trí trạm thuỷ văn (có đo lưu lượng) trùng với tuyến công trình hoặc
không trùng với tuyến công trình nhưng diện tích lưu vực không chênh lệch
nhau quá 5% thì có thể sử dụng trực tiếp tài liệu đo đạc của trạm thuỷ văn để
tính toán cho tuyến công trình và gọi là trạm tính toán. Trường hợp ngược lại sẽ
phải hiệu chỉnh bằng phương pháp nội suy địa lý (như trường hợp không có tài

137
liệu) và lúc này lưu vực tương ứng với tuyến trạm thuỷ văn đóng vai trò là lưu
vực tương tự (LVTT).
Nếu trạm tính toán có tài liệu dòng chảy đo đạc tương đối dài và đủ tính
đại biểu thì việc xác định lượng DCNTK theo đúng trình tự bài toán cơ bản
trong thống kê thuỷ văn là:
- Chọn mẫu;
- Vẽ đường tần suất;
- Xác định trị số các đặc trưng thủy văn ứng với tần suất thiết kế.
5.2.1.2. Trường hợp có ít tài liệu đo đạc thuỷ văn
Khi công trình được xây dựng tại nơi có trạm thuỷ văn nhưng số năm đo đạc
tương đối ít, không thể vẽ được đường tần suất do chuỗi tài liệu quan trắc không
thoả mãn yêu cầu về tính đại biểu của mẫu. Trong trường hợp này cần tiến hành
kéo dài tài liệu bằng phương pháp phân tích tương quan để xác định các tham số
thống kê của đường tần suất. Việc kéo dài tài liệu có thể được tiến hành theo hai
phương pháp: kéo dài trực tiếp và kéo dài gián tiếp. Phương pháp kéo dài trực tiếp
là phương pháp sử dụng quan hệ tương quan để trực tiếp xác định các tham số
thống kê dòng chảy năm. Phương pháp kéo dài gián tiếp là phương pháp sử dụng
quan hệ tương quan để bổ sung những số liệu còn thiếu, sau đó tiến hành vẽ
đường tần suất để xác định các tham số thống kê dòng chảy năm.
Để kéo dài tài liệu cần xây dựng quan hệ tương quan. Có hai loại tương
quan thường được sử dụng trong tính toán kéo dài tài liệu, đó là:
1) Quan hệ tương quan giữa lượng dòng chảy năm của lưu vực nghiên cứu
(lưu vực cần tính toán các đặc trưng dòng chảy năm thiết kế) với lượng dòng
chảy năm của lưu vực tương tự. Lưu vực tương tự là lưu vực có nhiều tài liệu và
có điều kiện hình thành dòng chảy tương tự như lưu vực nghiên cứu. Lưu vực
tương tự phải có những điều kiện sau đây:
- Là lưu vực có cùng điều kiện khí hậu của lưu vực tính toán;
- Điều kiện địa hình, địa chất và thổ nhưỡng, mức độ che phủ của rừng
tương tự như lưu vực nghiên cứu;
- Diện tích lưu vực tương tự không chênh quá nhiều so với lưu vực nghiên
cứu. Trong thực tế tính toán nên chọn lưu vực tương tự có diện tích chênh lệch
không quá 10 lần so với lưu vực nghiên cứu;
- Chất lượng tài liệu tốt và có tài liệu dài, đủ để xác định chính xác các
tham số thống kê của đường tần suất dòng chảy năm;

138
- Có tài liệu quan trắc cùng thời gian với lưu vực nghiên cứu, quan hệ
tương quan tuyến tính giữa lượng dòng chảy năm hai lưu vực chặt chẽ.
2) Quan hệ mưa năm và lớp dòng chảy năm của lưu vực nghiên cứu.
Thường thì tài liệu đo mưa nhiều hơn nhiều so với tài liệu dòng chảy. Bởi vậy,
có thể sử dụng quan hệ tương quan giữa hai đại lượng mưa năm và lượng dòng
chảy năm để kéo dài tài liệu. Tương quan giữa mưa và dòng chảy phải chặt chẽ
(hệ số tương quan lớn hơn 0,8).
a) Phương pháp kéo dài trực tiếp các tham số thống kê dòng chảy năm
Như đã trình bày ở chương 4, nếu các tham số thống kê dòng chảy năm là
Q0 (hoặc M0, W0, Y0), hệ số Cv và Cs được xác định thì đường tần suất lượng
dòng chảy năm cũng được xác định. Từ đó, có thể tính được các đặc trưng lượng
dòng chảy năm thiết kế. Bởi vậy phương pháp trực tiếp không vẽ đường tần suất
theo tài liệu thực đo của lưu vực nghiên cứu mà trực tiếp xác định các tham số
thống kê của đường tần suất theo phương pháp lưu vực tương tự hoặc phân tích
tương quan giữa mưa và dòng chảy.
 Xác định dòng chảy chuẩn
* Theo phương pháp lưu vực tương tự:
Giả sử lưu lượng bình quân năm (hoặc mô đun dòng chảy năm) giữa lưu
vực tương tự và lưu vực nghiên cứu có quan hệ tương quan bậc nhất, bằng
phương pháp giải tích hoặc phương pháp đồ giải tìm được phương trình tương
quan có dạng:
Q = KQa+B (5.1)
M =KmMa+Bm (5.2)
Trong đó: Q, M tương ứng là lưu lượng bình quân và mô đun dòng chảy
năm của lưu vực nghiên cứu; Qa , Ma tương ứng là lưu lượng bình quân và mô
đun dòng chảy năm của lưu vực tương tự; K, Km, B, Bm là các hằng số và là hệ số
của phương trình tương quan.
Lưu vực tương tự có nhiều tài liệu thực đo nên xác định được các tham số
thống kê Q0a, M0a, Cva và Csa. Thay giá trị Q0a hoặc M0a vào phương trình (5.1)
hoặc (5.2) tính được dòng chảy chuẩn của lưu vực nghiên cứu là Q0 và M0:
Q0 = KQ0a+B;
M0 =KmM0a+Bm
Ví dụ: Tính chuẩn dòng chảy năm cho lưu vực X nào đó có tài liệu từ năm 1978
đến năm 2000. Trong khu vực có trạm thuỷ văn A có tài liệu từ năm 1958 đến

139
năm 2000, có thể coi là có nhiều tài liệu quan trắc dòng chảy, mô đun bình quân
nhiều năm tính được là Ma= 5,44 l/s.km2. Giả sử theo tài liệu cùng kỳ từ năm 1978
đến năm 2000 của hai trạm đo lập được quan hệ tương quan có phương trình tương
quan là M = 1,3965Ma - 0,2724 (hình 5.1). Theo phương trình trên tính được:
M0 = 1,3965.M0a - 0,2724 = 1,39655,44 - 0,2724 = 7,325 l/s.km2.

11
M« ®un dßng ch¶y n¨m tr¹m nghiªn cøu M (l/s-km2)

10
M = 1.3965Ma - 0.2724

tg=1,396
8
 5
7,325
7

4
5,44
3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5
M« ®un dßng ch¶y n¨m tr¹m t­¬ng tù Ma (l/s-km2)

Hình 5.1. Quan hệ tương quan mô đun dòng chảy năm hai lưu vực
* Theo quan hệ tương quan mưa dòng chảy:
Nếu quan hệ giữa lượng mưa năm và lớp dòng chảy năm có quan hệ chặt
chẽ thì có thể lập quan hệ tương quan bậc nhất giữa chúng và được phương trình
tương quan có dạng:
Y = aX + b (5.3)
Trong đó: Y là lớp dòng chảy năm; X là lượng mưa năm bình quân của lưu
vực tính toán; a, b là các hằng số.
Tài liệu lượng mưa năm đủ dài có thể xác định được chuẩn lượng mưa năm X0:
n
 Xi
X 0  i 1 (5.4)
n
Với Xi là lượng mưa của năm thứ i; n là số năm quan trắc lượng mưa năm.
Có X0 thay vào công thức (5.3) tính được lớp dòng chảy năm bình quân nhiều
năm là:

140
Y0 = aX0 + b
 Xác định hệ số phân tán Cv và hệ số thiên lệch Cs
Hệ số phân tán Cv cũng được xác định trực tiếp trên cơ sở lập quan hệ
tương quan giữa đặc trưng lượng dòng chảy năm giữa lưu vực nghiên cứu với
lưu vực tương tự. Có thể tính toán hệ số phân tán theo một trong hai phương
pháp sau đây.
* Phương pháp Kritski-Men ken:
Trong trường hợp quan hệ tương quan giữa lưu lượng hoặc mô đun dòng
chảy năm của hai lưu vực có hệ số tương quan tương đối lớn (  0,8), Kritski -
Menken đề nghị tính toán hệ số phân tán theo công thức sau:
σn
σN  (5.5)
2
 σ 
1 - γ 2  1  na 
 σ Na 

σN
Cv N  (5.6)
Qo
Trong đó:
- σ na là khoảng lệch quân phương của chuỗi lưu lượng bình quân năm lưu
vực tương tự tính cho thời kỳ có thời gian đo đạc song song (n năm) với lưu vực
nghiên cứu; σ aN là khoảng lệch quân phương của chuỗi lưu lượng bình quân
năm lưu vực tương tự tính cho thời kỳ có tài liệu đo đạc N năm N > n;
- σ n là khoảng lệch quân phương của chuỗi lưu lượng bình quân năm lưu

vực nghiên cứu trong thời kỳ có thời gian đo đạc (n năm); σ N là khoảng lệch
quân phương của chuỗi lưu lượng bình quân năm lưu vực nghiên cứu tính cho
cho thời kỳ N năm; CvN là hệ số phân tán của chuỗi lưu lượng bình quân năm
lưu vực nghiên cứu được kéo dài đến thời kỳ N năm; Q0 là lưu lượng dòng chảy
chuẩn.
* Phương pháp của Viện thuỷ năng Moscow:
Viện tính toán thuỷ năng Moscow đã đề nghị công thức tính đơn giản
có dạng:

141
M 0a
Cv  Cva tgα (5.7)
M0
Trong đó: M0a và Cva tương ứng là mô đun dòng chảy chuẩn và hệ số phân
tán của lưu vực tương tự; M0 và Cv tương ứng là mô đun dòng chảy chuẩn và hệ
số phân tán của lưu vực nghiên cứu; tg là hệ số góc của đường hồi quy, như
trên hình 5.1 có tg = 1,3695.
Hệ số thiên lệch Cs được tính toán theo biểu thức Cs = m.Cv, trong đó m
lấy theo lưu vực tương tự: m = Csa/Cva.
Với các tham số dòng chảy chuẩn, hệ số Cv và Cs đã xác định có thể tính
được các đặc trung dòng chảy năm thiết kế của lưu vực nghiên cứu, chẳng hạn
đối với lưu lượng bình quân năm thiết kế ta có:
QP = KP.Q0 (5.8)
b) Phương pháp gián tiếp
Phương pháp gián tiếp không trực tiếp xác định các tham số thống kê mà
thông qua việc bổ sung chuỗi tài liệu còn thiếu của lưu vực nghiên cứu, sau đó
vẽ đường tần suất đối với chuỗi tài liệu đã được bổ sung để xác định các tham số
thống kê. Việc bổ sung tài liệu lượng dòng chảy năm cho lưu vực nghiên cứu
được thực hiện bằng cách sử dụng quan hệ tương quan hoặc sử dụng các mô
hình toán thuỷ văn.
* Kéo dài tài liệu theo bằng phương pháp lưu vực tương tự:
Trước tiên phải xây dựng quan hệ tương quan giữa lượng dòng chảy năm
của lưu vực nghiên cứu và lưu vực tương tự. Giả sử lưu vực tương tự có đủ tài
liệu và có thời gian quan trắc N, trong đó có n năm có tài liệu quan trắc song
song với lưu vực nghiên cứu. Quan hệ tương quan giữa lưu lượng bình quân
năm hai lưu vực xác định theo tài liệu n năm quan trắc song song có dạng tuyến
tính:
Q = aQa +b (5.9)

142
20.0

L­u l­îng b×nh qu©n n¨m l­u vùc nghiªn cøu Q(m3/s)
18.0
Q = 0.6082Qa + 0.189
16.0 g=0,982

14.0

12.0

10.0

8.0

6.0

4.0

2.0

0.0
0 5 10 15 20 25 30 35
L­u l­îng b×nh qu©n n¨m l­u vùc t­¬ng tù Qa (m3/s)

Hình 5.2. Quan hệ tương quan lưu lượng bình quân năm hai lưu vực
Trong đó Qa là lưu lượng bình quân năm của lưu vực tương tự; Q là lưu
lượng bình quân năm của lưu vực nghiên cứu. Khi đó, sử dụng phương trình
(5.9) có thể bổ sung những năm không có tài liệu quan trắc của trạm nghiên cứu
tạo thành chuỗi tài liệu N năm. Với tài liệu được bổ sung đến N năm, tiến hành
vẽ đường tần suất cho đại lượng dòng chảy năm tương tự như trường hợp có đủ
tài liệu và xác định được các đặc trưng Q0, Cv, Cs. Từ đó tính được các đặc
trưng lượng dòng chảy năm thiết kế.
Ví dụ: Cần tính toán lượng dòng chảy năm thiết kế cho lưu vực X có tài
liệu đo đạc từ năm 1978 đến năm 2000. Tại khu vực nghiên cứu có trạm thuỷ
văn A có tài liệu dài, quan trắc từ năm 1970 đến năm 2000 và được chọn làm
lưu vực tương tự của lưu vực X. Tài liệu lưu lượng dòng chảy bình quân năm
thống kê trong bảng (5.1). Quan hệ tương quan lưu lượng dòng chảy bình quân
năm giữa hai lưu vực khá chặt (hệ số tương quan  = 0,982), được mô tả trên
hình (5.2).
Phân tích tương quan lượng dòng chảy năm giữa hai lưu vực trong thời kỳ
đo đạc từ năm 1978 đến năm 2000 cho phương trình hồi quy có dạng:
Q = 0,6082Qa + 0,189 (5.10)
Sử dụng phương trình (5.10) bổ sung được tài liệu những năm còn thiếu

143
của lưu vực X từ năm 1970 đến 1977 (cột 5 bảng 5.1). Với tài liệu đã kéo dài có
thể vẽ đường tần suất lý luận lưu lượng dòng chảy bình quân năm của lưu vực X
để xác định đặc trưng lưu lượng bình quân năm thiết kế.
Các số liệu được bổ sung thêm theo quan hệ tương quan được coi là hàm số
của đại lượng đo đạc của lưu vực tương tự, vì vậy tính ngẫu nhiên không còn
nữa dẫn đến kết quả tính Cv thiên nhỏ. Bởi vậy, nếu số liệu cần kéo dài vượt quá
1/3 số năm cần tính toán (N) người ta thường không dùng phương pháp này mà
kéo dài trực tiếp các tham số thống kê như đã trình bày ở trên.
Bảng 5.1. Tài liệu đo lưu lượng bình quân năm lưu vực X
và lưu vực tương tự A
Q (m3/s) Q (m3/s)
Nă Qa Qa
TT Thực Kéo TT Năm Thực Kéo
m (m3/s) (m3/s)
đo dài đo dài
(1) (2) (3) (4) (5) (1) (2) (3) (4) (5)
1 1970 21,2 12,7 16 1985 20,3 12,9
2 1971 12,9 7,7 17 1986 25,8 15,5
3 1972 22,2 13,3 18 1987 23,8 15,9
4 1973 25,5 15,7 19 1988 11,2 7,8
5 1974 10,7 6,3 20 1989 16,3 8,0
6 1975 22,4 13,4 21 1990 7,1 5,5
7 1976 22,3 13,4 22 1991 21,4 13,1
8 1977 27,3 16,4 23 1992 13,6 8,5
9 1978 20,8 13,2 24 1993 18,1 10,9
10 1979 19,3 11,1 25 1994 23,3 13,2
11 1980 11,7 8,5 26 1995 15,2 9,5
12 1981 20,2 13,6 27 1996 28,9 17,8
13 1982 22,3 15,0 28 1997 29,2 18,0
14 1983 9,7 5,1 29 1998 15,7 9,1
15 1984 20,4 12,8 30 1999 27,5 17,0
31 2000 22,9 15,1

* Kéo dài tài liệu theo quan hệ tương quan giữa mưa năm và lớp dòng
chảy năm:
Trong trường hợp trên lưu vực nghiên cứu có nhiều tài liệu đo mưa, nếu
quan hệ giữa lượng mưa năm có quan hệ chặt chẽ, có thể lập quan hệ tương
quan giữa lượng mưa năm và lớp dòng chảy năm để thiết lập phương trình hồi

144
quy dạng (5.3). Tiến hành bổ sung những số liệu còn thiếu theo phương trình
trên, sau đó vẽ đường tần suất cho chuỗi tài liệu dòng chảy năm sau khi đã kéo
dài bổ sung số liệu.
* Sử dụng mô hình toán thuỷ văn:
Căn cứ vào tài liệu mưa, bốc hơi và điều kiện địa hình địa chất lưu vực nghiên
cứu, sử dụng mô hình toán để bổ sung số liệu dòng từ mưa. Phương pháp này rất
hiệu quả và áp dụng được cho cả những trường hợp mà tài liệu đo đạc tại lưu vực
nghiên cứu không dài. Hiện nay, ở nước ta thường sử dụng mô hình MONTE -
CARLO, TANK, NAM, HEC - HMS… để bổ sung số liệu dòng chảy năm.
5.2.1.3. Tính toán dòng chảy năm thiết kế khi không có tài liệu đo đạc thuỷ văn
Trong trường hợp hoàn toàn không có tài liệu đo đạc thủy văn, cần áp dụng
phương pháp lưu vực tương tự và phương pháp tổng hợp địa lý để xác định
lượng dòng chảy năm thiết kế. Trước tiên cần xác định các tham số thống kê
lượng dòng chảy năm, sau đó xác định lượng dòng chảy năm thiết kế.
a) Xác định dòng chảy chuẩn
* Phương pháp lưu vực tương tự:
Dòng chảy chuẩn có thể được xác định theo hai cách sau đây:
i) Tính theo lượng mưa năm: Lớp dòng chảy chuẩn Y0 được tính theo công thức:
Y0 = 0 X0 (5.11)
Trong đó: X0 là lượng mưa chuẩn của lưu vực nghiên cứu;
0 hệ số dòng chảy chuẩn, lấy theo lưu vực tương tự: 0 = 0a;
0a là hệ số dòng chảy chuẩn của lưu vực tương tự:
Y0a
α0a  (5.12)
X 0a
Y0a và X0a tương ứng là lớp dòng chảy chuẩn (trị số bình quân nhiều năm)
và lượng mưa bình quân nhiều năm (chuẩn mưa năm) của lưu vực tương tự.
ii) Mượn mô đun dòng chảy chuẩn của lưu vực tương tự: Mô đun dòng
chảy chuẩn M0 được xác định bằng cách mượn trị số mô đun dòng chảy chuẩn
của lưu vực tương tự:
M0 = K M0a (5.13)
Trong đó: - M0 là mô đun dòng chảy chuẩn lưu vực nghiên cứu;
- M0a là mô dun dòng chảy chuẩn lưu vực tương tự;
- K là hệ số hiệu chỉnh: nếu K =1 có nghĩa là mượn trị số mô đun

145
mà không hiệu chỉnh; K 1 là mượn có hiệu chỉnh.
Nếu có sự khác biệt về lượng mưa trung bình nhiều năm X0 và lượng bốc
hơi năm trung bình nhiều năm Z0 thì hệ số K có thể được hiệu chỉnh theo công
thức:
X 0 - Z0
K (5.14)
X 0a  Z0a
Trong đó: X0 và Z0 là lượng mưa năm và bốc hơi năm trung bình nhiều năm
của lưu vực nghiên cứu; X0a và Z0a là lượng mưa năm và bốc hơi năm trung bình
nhiều năm của lưu vực tương tự.
Hoặc K có thể được xác định theo (5.15) khi diện tích lưu vực nghiên cứu
nhỏ hơn 100 km2, nếu lưu vực nghiên cứu và lưu vực có cùng vùng khí hậu thì
hệ số hiệu chỉnh được tính theo công thức:
n
F 
K    (5.15)
 Fa 
Trong đó: F và Fa tương ứng là diện tích lưu vực nghiên cứu và lưu vực
tương tự; n là hệ số mũ có thể chọn trong khoảng từ 0,2 đến 0,25.
* Phương pháp tổng hợp địa lý:
Dòng chảy chuẩn là một yếu tố mang tính chất địa đới, bởi vậy người ta có
thể nghiên cứu lập các bản đồ phân vùng hoặc đường đẳng trị mô đun dòng chảy
trên vùng lãnh thổ rộng lớn. Khi tính toán dòng chảy năm có thể căn cứ vào vị
trí lưu vực để định ra chuẩn dòng chảy cho lưu vực.
- Dựa vào bản đồ đẳng trị mô đun dòng chảy để xác định dòng chảy chuẩn:
Khi có các bản đồ đẳng trị M0 được lập sẵn (hình 5.3), trong đó các đường đẳng
trị cắt ngang lưu vực có thể xác định mô đun dòng chảy chuẩn theo công thức
sau (5.16):

 M i  Fi
M0  (5.16)
F
Trong đó: M i là mô đun trung bình của mảnh diện tích thứ i được xác định
theo công thức tính trung bình (5.17); Fi là diện tích lưu vực giữa đường đẳng trị
thứ (i-1) và thứ i.
M i 1  M i
Mi  (5.17)
2

146
Hình 5.3. Bản đồ đẳng trị mô đun dòng chảy chuẩn
Trường hợp lưu vực không có đường đẳng trị đi qua, lấy mô đun dòng chảy
chuẩn của lưu vực bằng mô đun trọng tâm lưu vực có giá trị được nội suy giữa 2
đường đẳng trị gần nhất.
Các bản đồ đẳng trị mô đun dòng chảy chuẩn hiện có được xây dựng từ các
lưu vực có tài liệu thực đo dòng chảy, thường có diện tích lưu vực lớn (F > 100
km2). Do đó khi sử dụng cần phải hiệu chỉnh theo công thức (5.18).
n
 F  (5.18)
M0  M 0 Bd  
 100 
Trong đó: M0Bd là trị số trực tiếp tính từ bản đồ đẳng trị M0, n là số mũ được
quy định trong các quy phạm tính toán thuỷ văn hoặc tham khảo theo công thức
(5.15): n = 0,2  0,25.
Cũng có thể xác định M0 bằng các bản đồ phân vùng mô đun dòng chảy
chuẩn M0, lưu vực thuộc vùng nào thì lấy theo vùng đó.
b) Xác định hệ số phân tán Cv
Trong tính toán hiện nay thường sử dụng các công thức kinh nghiệm để xác
định hệ số phân tán dòng chảy năm Cv. Một số công thức thường ứng dụng đã
được quy định trong Quy phạm Việt Nam (Ví dụ: QPTL-C6-77).
* Công thức Sokoloski:
Với giả thiết cho rằng, diện tích lưu vực là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự
thay đổi của hệ số phân tán dòng chảy năm, Sokoloski đề nghị công thức có dạng:
Cv  a  0,063lg(F  1) (5.19)
Trong đó: F là diện tích lưu vực; a là thông số phản ánh điều kiện địa lý khí
hậu của lưu vực.

147
Trong tính toán a được lấy theo lưu vực tương tự. Đối với lưu vực tương tự
có nhiều tài liệu đã xác định được hệ số phân tán Cva từ đó tính được thông số a
của lưu vực tương tự:
a  Cv  0,063 lg(F  1) (5.20)
a a
Thế a ở công thức (5.20) vào công thức (5.19) và viết gọn lại ta được:
F 1
Cv  Cv a  0,063lg( ) (5.21)
Fa  1
Trong đó Cva và Fa tương ứng là hệ số phân tán và diện tích lưu vực của
lưu vực tương tự.
* Công thức Vakrexenski:
Ngoài nhân tố diện tích chi phối lớn đến sự biến đổi của dòng chảy
Vakrexenski còn cho rằng trị số dòng chảy chuẩn cũng ảnh hưởng không nhỏ,
bởi vậy ông đã nghiên cứu đề nghị công thức sau:
A
Cv  (5.22)
M 00,4 .(F 1)0,08
Trong đó: A là thông số phản ánh điều kiện đia lý khí hậu của lưu vực, phụ
thuộc vào từng vùng khác nhau gọi là tham số địa lý khí hậu.
Nếu chọn được lưu vực tương tự thì thông số A có thể lấy theo lưu vực
tương tự:
A  M 0.4 (Fa  1)0.08 (5.23)
Trong trường hợp không có lưu vực tương tự thì thông số A được lấy theo
bản đồ phân vùng. Từ những nghiên cứu đối với các vùng miền thuộc các tỉnh
phía Bắc Quy phạm tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế QPTL-C6-77 của
Việt Nam đã đề nghị chọn A theo vùng lãnh thổ được thống kê trong bảng (5.3).
Bảng 5.3. Giá trị thông số A theo một số vùng lãnh thổ của Việt Nam
Ký hiệu Khu vực A
I Bắc Tây Bắc 1,10
II Mộc Châu (Sơn La), hữu ngạn sông Hồng 1,30
III Việt Bắc 1,60
IV Đông Bắc, Tây Thanh - Nghệ 2,00
V Trường Sơn Bắc 2,20
VI Quảng Ninh, Tây Hà Tĩnh 2,60

148
* Công thức Chebotariev:
Dòng chảy luôn phụ thuộc vào mưa, nên hệ số phân tán dòng chảy năm
cũng phụ thuộc vào hệ số phân tán của mưa năm Cv. Theo Chebotariev biểu thị
mối quan hệ này theo công thức:
Cv x
Cv  (5.24)
α0m
Trong đó: Cv, Cvx là hệ số phân tán dòng chảy năm và mưa năm; 0 là hệ
số dòng chảy năm; m là các thông số có thể xác định theo lưu vực tương tự,
thống số này thường có giá trị m = 0,5.
Viện Nghiên cứu Thủy lợi Bắc Kinh đề nghị công thức tương tự:
1,08Cvx
Cv  (5.25)
(α0  0,1)m
c) Hệ số thiên lệch Cs
Hệ số thiên lệch Cs được xác định theo công thức Cs = mCv, trong đó m
được lấy theo lưu vực tương tự. Trong trường hợp không chọn được lưu vực
tương tự có thể lấy Cs = 2Cv.
5.2.2. Xác định phân phối dòng chảy năm thiết kế
Phân phối dòng chảy năm thiết kế là sự phân phối dòng chảy năm tương
ứng với tần suất thiết kế. Nói cách khác, với lượng dòng chảy năm thiết kế WP,
cần xác định sự phân bố tổng lượng đó theo thời gian trong năm như thế nào.
5.2.2.1. Trường hợp có nhiều tài liệu đo đạc thuỷ văn
Trường hợp có nhiều tài liệu đo đạc thuỷ văn sử dụng phương pháp năm
điển hình. Theo phương pháp này người ta chọn ra một năm điển hình có phân
phối bất lợi để thu phóng thành phân phối dòng chảy năm thiết kế. Phân phối
dòng chảy năm thường được xác định theo thời đoạn tháng của năm thủy văn.
Việc thu phóng phân phối dòng chảy năm điển hình thành phân phối dòng
chảy năm thiết kế được tiến hành theo một trong hai phương pháp: cùng tỷ số
hoặc hai tỷ số.
* Phương pháp thu phóng cùng tỷ số:
Phương pháp này sử dụng một tỷ số để thu phóng quá trình năm điển hình
thành quá trình dòng chảy năm thiết kế. Các bước xác định phân phối dòng chảy
năm thiết kế như sau:
+ Chọn năm điển hình: năm điển hình được chọn theo các nguyên tắc sau:

149
- Năm điển hình phải là năm có tài liệu tin cậy, có lượng dòng chảy năm
xấp xỉ lượng dòng chảy năm thiết kế.
- Năm điển hình có phân phối bất lợi: mùa kiệt kéo dài, tỷ lệ lượng dòng
chảy mùa kiệt so với lượng dòng chảy cả năm nhỏ.
+ Tính hệ số thu phóng theo công thức:
Qp WP
kp   (5.26)
Q dh Wdh
+ Xác định quá trình phân phối dòng chảy năm thiết kế:
Qi P  k p .Qidh (5.27a)
Wi P  k p .Wi dh (5.27b)
Trong đó: kP là hệ số thu phóng; QP và Qđh tương ứng là lưu lượng bình
quân năm của năm thiết kế và năm điển hình; Wp và Wđh tương ứng là tổng
lượng dòng chảy năm của năm thiết kế và năm điển hình; Qip và Qiđh tương ứng
là lưu lượng bình quân tháng thứ i của năm thiết kế và năm điển hình; Wip và
Wiđh tương ứng là tổng lượng dòng chảy tháng thứ i của năm thiết kế và năm
điển hình.
Phân phối dòng chảy năm thiết kế có tổng lượng dòng chảy năm bằng tổng
lượng dòng chảy năm thiết kế.
* Phương pháp thu phóng hai tỷ số:
Theo phương pháp này, phân phối dòng chảy năm thiết kế được thu phóng
từ phân phối dòng chảy năm điển hình theo hai tỷ số thu phóng: hệ số thu phóng
thời kỳ mùa kiệt và hệ số thu phóng thời kỳ mùa lũ. Các bước tính toán được
tiến hành như sau:
+ Phân chia mùa lũ và mùa kiệt, sau đó vẽ đường tần suất lượng dòng chảy
mùa kiệt, từ đó xác định được tổng lượng dòng chảy mùa kiệt Wkp tương ứng với
tần suất thiết kế P.
+ Chọn năm điển hình: năm điển hình được chọn theo nguyên tắc sau:
- Năm điển hình phải là năm có tài liệu tin cậy, có lượng dòng chảy mùa
kiệt xấp xỉ lượng dòng chảy mùa kiệt thiết kế.
- Năm điển hình có phân phối bất lợi: mùa kiệt kéo dài, tỷ lệ lượng dòng
chảy mùa kiệt so với lượng dòng chảy cả năm nhỏ.
+ Xác định hệ số thu phóng:
- Hệ số thu phóng thời kỳ mùa kiệt xác định theo công thức:

150
WkP Qkp
K1   (5.28)
Wkdh Qkdh
- Hệ số thu phóng thời kỳ mùa lũ xác định theo công thức:
WP  WKP
K2  (5.29)
Wdh - WK dh
12.QP  Tk .QkP
K2  (5.30)
12.Qn dh  Tk .Qkdh
Trong đó: WkP, Wkđh: tương ứng là lượng dòng chảy mùa kiệt thiết kế và
năm điển hình;
WP, Wđh: tương ứng là lượng dòng chảy năm thiết kế và năm điển hình;
QkP, Qkđh: lưu lượng dòng chảy bình quân mùa kiệt năm thiết kế và năm
điển hình;
QP, Qđh: lưu lượng dòng chảy bình quân năm thiết kế và năm điển hình;
Tk là số tháng mùa kiệt.
+ Xác định phân phối dòng chảy năm thiết kế.
- Đối với các tháng mùa kiệt thu phóng theo hệ số K1:
Qi P = K1Qi đh hoặc Wi P = K1Wi đh (5.31)
- Các tháng còn trong năm lại thu phóng theo kệ số K2:
Qi P = K2Qi đh hoặc Wi P = K2Wi đh (5.32)
Phương pháp thu phóng hai tỷ số tạo ra một mô hình phân phối dòng chảy
năm thiết kế vừa có dòng chảy mùa kiệt bằng mùa kiệt thiết kế đồng thời dòng
chảy năm cũng bằng dòng chảy năm thiết kế. Khi thiết kế các công trình hồ chứa
thì quy mô công trình và tần suất đảm bảo cấp nước phụ thuộc chủ yếu vào dòng
chảy mùa kiệt. Phương pháp hai tỷ số khống chế được lượng dòng chảy mùa
kiệt bằng lượng dòng chảy kiệt thiết kế do vậy tăng mức an toàn và phù hợp với
yêu cầu tính toán thiết kế.
5.2.2.2. Phân phối dòng chảy năm thiết kế khi không có tài liệu đo đạc
Khi không có tài liệu quan trắc về lưu lượng phân phối dòng chảy năm
được xác định bằng cách mượn dạng phân phối của lưu vực tương tự. Các bước
tính toán như sau:
Bước 1: Chọn lưu vực tương tự: Là lưu vực có điều kiện khí hậu và mặt
đệm tương tự lưu vực cần tính toán và có đủ tài liệu quan trắc lưu lượng.

151
Bước 2: Xác định phân phối dòng chảy năm thiết kế của lưu vực tương tự
bằng một trong những phương pháp đã trình bày ở trên.
Bước 3: Tính tỷ số phân phối dòng chảy năm thiết kế của lưu vực tương
tự i:
 W tt 
γi   iPtt  (5.33)
 WP 
Với WiPtt , W Ptt tương ứng là tổng lượng dòng chảy tháng thứ i và dòng
chảy năm thiết kế của lưu vực tương tự (xem bảng 5.4)
Bước 4: Xác định phân phối dòng chảy năm thiết kế của lưu vực tính toán
theo công thức:
WiP = i WP (5.34)
Wi, WP tương ứng là tổng lượng dòng chảy tháng i và tổng lượng dòng chảy
năm thiết kế của lưu vực cần tính toán.
Bảng 5.4. Bảng phân phối dòng chảy năm
và tỷ số phân phối gi của lưu vực tương tự
Tháng VIII IX X XI XII I II III IV V VI VII Năm
Q(m3/s) 38,5 24,8 31,5 20,6 9,70 3,70 0,80 0,50 0,40 3,50 3,40 5,40 11,70
W(106m3) 103 59,2 84,4 53,0 26,0 10,0 4,0 1,3 1,0 9,4 8,8 14,5 372,6
 (%) 27,6 15,9 24,6 14,3 6,97 4,7 0,54 0,35 0,26 4,52 4,38 3,88 100

5.3. Tính toán dòng chảy lũ thiết kế


Khi có mưa lớn, dòng chảy trong sông có sự thay đổi đột biến so với bình
thường, mực nước và lưu lượng nước tăng nhanh cho đến khi đạt giá trị lớn nhất
sau đó lại giảm nhanh về trạng thái bình thường. Quá trình thay đổi mực nước
và lưu lượng từ trạng thái bình thường cho đến khi đạt giá trị lớn nhất rồi lại trở
về trạng thái bình thường là một trận lũ (hình 5.4).
Các đặc trưng lũ của một trận lũ bao gồm:
* Đường quá trình lũ là sự thay đổi của lưu lượng theo thời gian của một
trận lũ (Q ~ t), bao gồm nhánh nước lên và nhánh nước xuống. Tương ứng với
quá trình thay đổi lưu lượng là quá trình thay đổi mực nước trong sông (H ~ t).
* Đỉnh lũ ký hiệu là Qmax: Là giá trị lớn nhất của một trận lũ.
* Tổng lượng lũ, ký hiệu là Wm

152
* Thời gian lũ ký hiệu T (giờ, ngày): Là khoảng thời gian kể từ thời điểm
bắt đầu có lũ t1 đến khi kết thúc lũ t2. Thời gian lũ lên (Tl) là thời gian kể từ khi
bắt đầu của lũ đến thời điểm xuất hiện đỉnh lũ Qm. Thời gian lũ xuống (Tx) là
khoảng thời gian kể từ thời điểm xuất hiện đỉnh lũ Qm đến khi kết thúc lũ. Do đó
T = Tl + Tx. Đường quá trình của giai đoạn lũ lên gọi là nhánh lũ lên, còn đường
quá trình của giai đoạn lũ xuống gọi là nhánh lũ xuống.

7800
Q(m3/s) Qmax
6800

5800

4800

3800

2800

1800

800

t(h)
TL TX
T

Hình 5.4. Đường quá trình lũ (Q ~ t)


Do ảnh hưởng điều tiết của lưu vực và lòng sông, nên thời gian lũ xuống
thường lớn hơn thời gian lũ lên, bởi vậy đường quá trình lũ có dạng không đối
xứng. Sự bất đối xứng của quá trình lũ có thể mô tả bằng hệ số không đối xứng
i, biểu thị bởi tỷ lệ giữa thời gian lũ xuống và thời gian lũ lên.
T
 x (5.35)
TL
5.3.1. Sự hình thành dòng chảy lũ
Khi mưa rơi xuống lưu vực, ban đầu nước mưa đọng trên các lá cây, thảm
phủ thực vật, trữ vào trong các khe rỗng và chỗ trũng, một phần lượng nước bốc
hơi trở lại khí quyển, đại bộ phận thấm xuống đất và chưa sinh dòng chảy trên
mặt đất, giai đoạn này là giai đoạn tổn thất hoàn toàn. Nếu mưa vẫn tiếp tục, khi
cường độ mưa vượt quá cường độ tổn thất (at  Kt), tại những nơi này trên mặt
đất bắt đầu sinh dòng chảy mặt. Dưới tác động của trọng lực, nước sẽ chảy theo
sườn dốc vào lòng sông và tập trung về tuyến cửa ra. Trong quá trình tập trung

153
nước, dòng chảy vẫn tiếp tục bị tổn thất thấm và bốc hơi. Một lượng dòng chảy
ngấm xuống tầng đất sát mặt sẽ tập trung vào lòng sông ngay trong thời gian có
mưa và sau khi lũ rút và bổ sung vào phần cuối của quá trình lũ. Lượng nước
còn lại sẽ vận chuyển xuống tầng đất sâu hơn và cung cấp cho các tầng nước
ngầm. Như vậy, quá trình hình thành một trận lũ phụ thuộc vào quá trình mưa,
quá trình tổn thất và quá trình tập trung nước về tuyến cửa ra.
Đối với một trận mưa lũ, tổn thất điền trũng thường nhỏ chỉ xảy ra ở giai
đoạn đầu nên tổn thất dòng chảy lũ do ngấm là chủ yếu. Quá trình hình thành
dòng chảy lũ trên lưu vực sông có thể được mô tả trên sơ đồ hình vẽ 5.5, phần
gạch đứng là lớp nước tổn thất ban đầu không sinh dòng chảy (H0), phần gạch
chéo biểu thị lớp cấp nước (Ycn), có giá trị xấp xỉ với lớp dòng chảy của toàn
trận lũ Y. Vì chưa kể đến tổn thất trong quá trình tập trung nước nên Ycn > Y.
Trên hình 5.5, đường quá trình Kt ~ t gọi là đường cong thấm, at ~ t là quá
trình mưa, trong đó Kt, at tương ứng là cường độ thấm và cường độ mưa tại thời
điểm t bất kỳ. Thời điểm t1 là thời điểm bắt đầu sinh dòng chảy mặt, t2 là thời
điểm kết thúc dòng chảy mặt. Thời gian từ t1 đến t2 gọi là thời gian cấp nước Tcn
(Tcn= t2 - t1), có cường độ mưa lớn hơn cường độ thấm (at  Kt). Hiệu số giữa
cường độ mưa và cường độ thấm gọi là cường độ mưa vượt thấm ht (còn gọi là
cường độ cấp nước) hoặc cường độ mưa hiệu quả. Cường độ mưa ướt thấm ht
thay đổi theo thời gian. Quá trình ht ~ t được gọi là quá trình mưa vượt thấm.
ht = at - Kt với t1 t  t2 (5.36)
Khi đó lớp cấp nước có thể tính được theo công thức sau:
t2 t2
Ycn   ht dt   ( at  K t )dt (5.37)
t1 t1

Thời gian từ t1 đến t3 là thời gian lũ T = t3-t1.


Trên đây là sự khái quát về quá trình hình thành dòng chảy lũ từ mưa.
Trong thực tế, quá trình hình thành lũ là rất phức tạp, đặc biệt là khó phân tách
các giai đoạn hình thành lũ và các quá trình tập trung nước trên sườn dốc và
lòng sông.

154
Q (m3/s) H0

Kt~t
YCN

at~t
Q~t
at, Kt (mm/ph)

t1 t2 t3
TCN T-TCN

Hình 5.5. Sơ đồ về sự hình thành quá trình lũ

5.3.2. Công thức căn nguyên dòng chảy và sự hình thành đỉnh lũ
5.3.2.1. Công thức căn nguyên dòng chảy
Công thức căn nguyên dòng chảy do các nhà bác học Nga (Dolgov,
Velikanov, Protodyakanov) đề xướng. Công thức căn nguyên dòng chảy là công
thức được thiết lập nhằm khái quát hoá và tính toán quá trình lưu lượng ở tuyến
cửa ra của lưu vực trên cơ sở lý thuyết về đường đẳng thời.
Đường đẳng thời là đường cong nối tất cả các điểm trên lưu vực có cùng
thời gian tập trung dòng chảy về tuyến cửa ra.
Với thời gian tập trung nước khác nhau 1, 2, 3... sẽ có tương ứng các
đường đẳng thời khác nhau, tạo thành hệ thống các đường đẳng thời trên lưu vực
(xem hình 5.6), trong đó các ký hiệu f1, f2, f3... là diện tích tập trung nước giữa
các đường đẳng thời.

155
h(mm/ph) f7
h3> h2>h4> h1>h5
f6
f5
f4 f5
f3
f4
f2 f3
f1 f3
f1 f2 f2
t f1

f (Km2) f (Km2) f (Km2) f4


f4
f5
f2 f3 f6
f5 f3
f3 f2
f7
f1 f2
f1
f1

  
f2>f3>f1 f4>f3>f5>f2>f1 f4>f5>f6>f3>f7>f2>f1

Hình 5.6. a) Quá trình mưa hiệu quả; b) Sơ đồ đường đẳng thời;
c) Phân bố diện tích giữa các đường đẳng thời theo thời gian tập trung dòng chảy

Xét ba lưu vực, được chia ra thành những phần nhỏ bởi các đường đẳng
thời. Giả sử có một trận mưa với thời gian mưa sinh dòng chảy (thời gian cấp
nước) kéo dài 5 thời đoạn với lượng mưa quá thấm tương ứng là h1, h2, h3, h4, h5.
Như vậy, trong trường hợp này Tcn = 5 đơn vị thời gian. Sự hình thành lưu lượng
lũ ở tuyến cửa ra phụ thuộc vào tương tác giữa thời gian cấp nước Tcn và thời
gian tập trung nước của lưu vực . Trong ví dụ này ta xét 3 trường hợp đặc trưng
là  = 3;  = 5;  = 7 đơn vị thời gian.
Sau đây xét sự thay đổi lưu lượng ở tuyến cửa ra cho các trường hợp trên.
* Trường hợp thứ nhất < Tcn( = 3; Tcn = 5)
Đây là trường hợp thời gian tập trung dòng chảy của lưu vực nhỏ hơn thời
gian cấp nước Tcn.
Cuối thời đoạn thứ nhất, lượng mưa vượt thấm rơi trên phần diện tích f1 đã
tập trung về tuyến cửa ra. Lưu lượng ở tuyến cửa ra Q1 sẽ là:
Q1 = h1f1
Cuối thời đoạn thứ hai lượng mưa h1 trên phần diện tích f2 đã kịp chảy về

156
tuyến cửa ra kết hợp với lượng mưa trong thời đoạn thứ hai h2 trên phần diện
tích f1. Lưu lượng cuối thời đoạn này Q2 sẽ là:
Q2 = h1f2 + h2f1
Một cách tương tự lưu lượng nước ở cuối các thời đoạn tiếp theo sẽ là:
Q1 = h1f1
Q2 = h1f2 + h2f1
Q3 = h1f3 + h2f2 + h3f1
Q4 = h2f3 + h3f2 + h4f1
Q5 = h3f3 + h4f2 + h5f1
Q6 = h4f3 + h5f2
Q7 = h5f3
Q8 = 0
Trường hợp này có 3 thời đoạn do toàn bộ diện tích lưu vực tham gia vào
sự hình thành lưu lượng ở tuyến cửa ra (Q3, Q4, Q5).
* Trường hợp thứ hai  = Tcn ( = 5; Tcn = 5)
Lập luận tương tự như trên ta có quá trình lưu lượng dòng chảy tại tuyến
cửa ra như sau:
Q1 = h1f1
Q2 = h1f2 + h2f1
Q3 = h1f3 + h2f2 + h3f1
Q4 = h1f4 + h2f3 + h3f2 + h4f1
Q5 = h1f5 + h2f4 + h3f3 + h4f2 + h5f1
Q6 = h2f5 + h3f4 + h4f3 + h5f2
Q7 = h3f5 + h4f4 + h5f3
Q8 = h4f5 + h5f4
Q9 = h5f5
Q10= 0
Nếu trong trường hợp thứ nhất ( < Tcn) có ba thời đoạn do toàn bộ lưu vực
tham gia vào hình thành dòng chảy ở tuyến cửa ra (Q3, Q4, Q5), thì trong trường
hợp thứ hai này ( = Tcn) chỉ có một thời đoạn có diện tích toàn bộ lưu vực tham
gia vào hình thành lưu lượng ở tuyến cửa ra (Q5). Lưu lượng của thời đoạn này
cũng do toàn bộ lượng mưa của trận mưa tham gia vào sự hình thành giá trị của
nó. Trong trường hợp này Qmax = Q5.

157
* Trường hợp thứ ba  > Tcn ( = 7; Tcn= 7)
Cũng như hai trường hợp trên, quá trình lưu lượng ở tuyến cửa ra của lưu
vực viết được như sau:
Q1 = h1f1
Q2 = h1f2 + h2f1
Q3 = h1f3 + h2f2 + h3f1
Q4 = h1f4 + h2f3 + h3f2 + h4f1
Q5 = h1f5 + h2f4 + h3f3 + h4f2 + h5f1
Q6 = h1f6 + h2f5 + h3f4 + h4f3 + h5f2
Q7 = h1f7 + h2f6 + h3f5 + h4f4 + h5f3
Q8 = h2f7 + h3f6 + h4f5 + h5f4
Q9 = h3f7 + h4f6 + h5f5
Q10= h4f7 + h5f6
Q11= h5f7
Q12= 0
Khác với hai trường hợp trên, trường hợp thứ ba với thời gian tập trung
dòng chảy trên lưu vực  lớn hơn thời gian cấp nước Tcn, không có thời đoạn nào
có lưu lượng được hình thành bởi dòng chảy của toàn bộ diện tích lưu vực. Tuy
nhiên có ba thời đoạn có lưu lượng ở tuyến cửa ra do lượng mưa của cả trận (của
toàn bộ thời gian cấp nước) hình thành (Q5, Q6, Q7). Trong khi đó, đối với thứ
hai có một thời đoạn, còn trường hợp đầu tiên không xảy ra hiện tượng này.
Hai trường hợp đầu với thời gian cấp nước lớn hơn hoặc bằng thời gian tập
trung dòng chảy (Tcn  ), tồn tại những thời đoạn mà toàn bộ diện tích lưu vực
tham gia vào sự hình thành lưu lượng dòng chảy tại tuyến cửa ra, gọi là trường
hợp sinh dòng chảy hoàn toàn.
Trường hợp thứ ba với thời gian cấp nước nhỏ hơn thời gian tập trung nước
của lưu vực (Tcn < ) không có thời đoạn nào mà toàn bộ diện tích của lưu vực
tham gia vào sự hình thành lưu lượng dòng chảy tại tuyến cửa ra, gọi là trường
hợp sinh dòng chảy không hoàn toàn.
Từ ví dụ trên đây, lưu lượng nước tại thời điểm i bất kỳ, có thể viết dưới
dạng tổng quát như sau:
im
Qi   hk .f i  k  1 (5.38)
k 1

158
Với k  m và i-k  n.
Trong đó m là số thời đoạn của quá trình mưa vượt thấm, n là số mảnh diện
tích chảy đồng thời của lưu vực được chia bởi các đường đẳng thời.
Nếu thời đoạn tính toán chọn thật nhỏ và tiến tới “0”, phương trình (5.38)
chuyển thành dạng tích phân:
t
Qt   ht  τ F(τ(τ) (5.39)
0

Qt là lưu lượng nước tại thời điểm t bất kỳ, F() là hàm tập trung nước phụ
thuộc vào thời gian tập trung nước , với  là biến số.
Các công thức (5.49), (5.50) gọi là công thức căn nguyên dòng chảy.
5.3.2.2. Phân tích sự hình thành lưu lượng đỉnh lũ
Lưu lượng đỉnh lũ là trị số lớn nhất trong số các giá trị lưu lượng có trong
công thức (5.38) tức là:
im
Qmax  max  hk .f i  k  1
k 1

Ta lần lượt lựa chọn giá trị Qmax với 3 trường hợp hình thành dòng chảy lũ
đã trình bày ở ví dụ trên.
Trường hợp thứ nhất  < Tcn ( = 3, Tcn = 5), giá trị Qmax chỉ có thể là một
trong ba trị số Q3, Q4, Q5. Vì khi đó toàn bộ diện tích lưu vực F (với F = f1 + f2 +
f3) tham gia hình thành các giá trị lưu lượng ở tuyến cửa ra và số thời đoạn mưa
tạo các lưu lượng đó nhiều nhất (3 thời đoạn). Số thời đoạn mưa để tạo ra các
giá trị lưu lượng lớn nhất đúng bằng thời gian tập trung dòng chảy trên lưu vực
. Nếu thay các giá trị h1, h2, h3 trong Q3 bằng một trị số bình quân h3 , thay h2,
h3, h4 trong Q4 bằng h4 , và h3, h4, h5 trong Q5 bằng h5 .Do đó, có thể viết lại biểu
thức Qi cho các thời đoạn trên như sau:
Q3  h3  F , Q4  h4  F , Q5  h5  F
Theo giả thiết, rõ ràng h4 có giá trị lớn hơn cả, do đó Qmax= Q4. Từ đây ta
có thể rút ra công thức tổng quát:
Qmax  h  F (5.40)
Giá trị h được coi là cường độ mưa vượt thấm bình quân lớn nhất trong
thời gian tập trung dòng chảy . Khoảng thời gian  được chọn trên đường quá
trình mưa sao cho cường độ mưa trong khoảng thời gian đó là lớn nhất.

159
Trường hợp Tcn =  = 5, lưu lượng lớn nhất sẽ chỉ là một trị số Qmax = Q5,
do không những toàn bộ diện tích mà còn toàn bộ lượng mưa hiệu quả của cả
trận mưa tham gia hình thành đỉnh lũ và cũng có thể biểu thị Qmax theo công
thức 5.40.
Do Qmax, h, F thường không cùng hệ đơn vị tính toán nên trong công thức
(5.40) cần đưa thêm hệ số chuyển đổi đơn vị K. Còn cường độ mưa vượt thấm
bình quân lớn nhất h có thể tính theo công thức:
h =  a
Khi đó công thức (5.41) sẽ có dạng sau:
Qmax  K.ατ .aτ .F (5.41)
Trong đó Qmax có đơn vị là (m3/s), F có đơn vị tính là (km2); nếu a tính
bằng (mm/phút) thì K =16,67; nếu a tính bằng (mm/giờ) thì hệ số K = 0,278.
Từ công thức (5.41) ta có:
Qmax (5.42)
qmax   K.ατ .aτ
F
Trong đó qmax (m3/s.km2) là mô đun dòng chảy đỉnh lũ.
Cường độ mưa bình quân lớn nhất a bị giảm xuống theo quy luật triết
giảm cường độ mưa (xem quan hệ aT ~ T). Bởi vậy, từ công thức (5.42) có thể
nhận thấy, đối với trường hợp dòng chảy hoàn toàn, khi F càng lớn thì  càng
lớn, giá trị a sẽ giảm và mô đun đỉnh lũ cũng giảm theo.
Dạng công thức (5.41) được gọi là công thức tính lưu lượng đỉnh lũ theo
cường độ mưa bình quân lớn nhất giới hạn trong khoảng thời gian tập trung
dòng chảy , và thường được gọi tắt là “công thức cường độ giới hạn”.
Đối với trường hợp dòng chảy không hoàn toàn (trường hợp 3), nếu coi
cường độ mưa vượt thấm của mỗi thời đoạn như nhau và bằng cường độ mưa
vượt thấm trung bình hTcn, tương tự trên ta có thể viết được:
Qmax  hTcn  Fhq (5.43)
hoặc:
Qmax  K.αTnc .aTcn .Fhq (5.44)
Trong đó: Tcn là hệ số dòng chảy lũ trong thời đoạn Tcn.
Chia hai vế công thức (5.44) cho diện tích lưu vực F, ta sẽ được mô đun
đỉnh lũ:

160
Qmax Fhq
qmax   K.αTnc .aTcn . (5.45)
F F
Từ công thức (5.45) có nhận xét là, mô đun đỉnh lũ qmax bị giảm thấp không
những chỉ theo quy luật triết giảm của cường độ mưa trong thời gian Tcn mà còn
phụ thuộc tỷ lệ phần diện tích hiệu quả tham gia hình thành đỉnh lũ so với diện
tích toàn lưu vực (Fhq/F).
5.3.3. Xác định dòng chảy lũ thiết kế khi có nhiều tài liệu thực đo
5.3.3.1. Xác định đỉnh lũ thiết kế QmaxP
Do ở nước ta lũ thiết kế được chọn theo tiêu chuẩn tần suất nên chủ yếu
nghiên cứu phương pháp tính toán lũ thiết kế theo tiêu chuẩn tần suất với sự ứng
dụng lý thuyết xác suất thống kê.
Khi có nhiều tài liệu thực đo, có thể trực tiếp vẽ đường tần suất đối với các
đặc trưng đỉnh lũ và tổng lượng lũ để xác định trị số thiết kế của nó. Tuy nhiên,
khi ứng dụng phương pháp thống kê phải chú ý những đặc điểm chính của các
đặc trưng lũ, cụ thể như sau:
- Sự phức tạp về nguyên nhân hình thành, chủ yếu là do nguồn gốc của
mưa gây lũ;
- Tần suất thiết kế lũ được tính theo tần suất năm, theo cách hiểu đó thì mỗi
năm chúng ta chọn một trận lũ lớn nhất cho liệt thống kê. Tuy nhiên, trong một
năm có thể có nhiều trận lũ lớn, trong đó trận lũ nhỏ của năm này có thể lớn hơn
nhiều trận lũ lớn nhất của những năm khác nên vấn đề chọn mẫu cần được xem
xét.
- Hệ số phân tán của dòng chảy lũ lớn hơn hệ số phân tán dòng chảy năm,
tỷ số giữa hệ số Cs và Cv (m = Cs/Cv) cũng lớn hơn đại lượng dòng chảy năm.
Bởi vậy, mẫu thống kê cần phải dài, việc lựa chọn hàm phân bố xác suất phù
hợp cho hiện tượng lũ cũng cần được xem xét.
- Tồn tại những trận lũ đặc biệt lớn, những trận lũ này có chu kỳ xuất hiện
lại N khá dài. Nếu số năm quan trắc ngắn thì số năm quan trắc thường nhỏ hơn
nhiều so với chu kỳ xuất hiện lại của lũ đặc biệt lớn. Bởi vậy, rất khó xác định
chính xác tần suất kinh nghiệm của lũ đặc biệt lớn, dẫn đến sai số của đường tần
suất lý luận.
Do những đặc điểm trên, khi áp dụng phương pháp thống kê tính toán lũ
cần phải giải quyết 3 vấn đề sau:
- Vấn đề chọn mẫu thống kê;

161
- Vấn đề xử lý lũ đặc biệt lớn;
- Vấn đề chọn dạng hàm phân bố xác suất;
a) Vấn đề chọn mẫu
Trong điều kiện lũ do mưa rào gây ra như ở nước ta, nhất là đối với các lưu
vực vừa và nhỏ, trong một mùa lũ thường có nhiều trận lũ. Bởi vậy, khi thống kê
lũ đã đề nghị những cách chọn mẫu sau:
i) Phương pháp mỗi năm chọn một trị số lớn nhất
Phương pháp này cho phép mỗi năm chọn lấy một trị số đỉnh lũ lớn nhất.
Như vậy, có bao nhiêu năm đo đạc có tài liệu đầy đủ sẽ chọn được bấy nhiêu
đỉnh lũ. Bằng cách đó ta tạo được mẫu thống kê có dung lượng bằng số năm có
tài liệu đo đạc n.
Phương pháp này đơn giản, bảo đảm tính độc lập, tần suất xuất hiện là tần
suất năm. Nhưng có nhược điểm là không khai thác triệt để lượng thông tin về lũ
đã đo đạc được (nhiều trận lũ lớn đã không được đưa vào liệt thống kê).
ii) Phương pháp mỗi năm chọn nhiều trị số
Phương pháp này cho phép chọn mỗi năm một số trị số đỉnh lũ để thống kê
vẽ đường tần suất. Việc chọn mỗi năm một số trị số đỉnh lũ được tiến hành theo
2 cách như sau:
* Mỗi năm chọn một số trị số cố định
Phương pháp cho phép người tính qui định chọn lấy mỗi năm một số trị số
cố định, thí dụ mỗi năm chọn 2 trị số đỉnh lũ (tương đương với 2 trận lũ). Gọi m
là số trận lũ được chọn mỗi năm (m  2) gồm trị lớn nhất, trị lớn thứ hai... trị lớn
thứ m. Như vậy nếu có n năm đo đạc thì cho phép ta chọn được một mẫu có
dung lượng n  m.
Phương pháp này có ưu điểm là đã khai thác thêm lượng thông tin số liệu
thực đo. Tuy nhiên, cần chú ý khi chọn các trận lũ liên tiếp phải tách biệt nhau
để đảm bảo tính độc lập giữa các trận lũ.
Có những trường hợp mà một năm nào đó có ít trận lũ, khi đó nếu số trận
chọn trong một năm là m lớn hơn số trận lũ thực tế thì phải chọn cả những đỉnh
rất nhỏ để đủ số lượng qui định. Điều đó dẫn đến tính đồng nhất trong chọn mẫu
dễ bị vi phạm. Đó cũng chính là nhược điểm của phương pháp.
* Phương pháp chọn theo giới hạn dưới
Phương pháp này cho phép người tính định ra một giới hạn nhỏ nhất Qgh
(giới hạn dưới). Những đỉnh lũ lớn hơn trị số giới hạn dưới đều là những đỉnh lũ

162
được chọn để lập mẫu thống kê. Như vậy, mỗi năm có thể chọn được một số
trận lũ tuỳ thuộc vào đỉnh lũ thực tế trong năm có lớn hơn trị giới hạn hay
không. Do đó có năm nhiều, có năm ít thậm chí có năm có thể không chọn được
trị số nào. Nếu chọn tri số Qgh lớn thì số trận lũ chọn được sẽ ít. Ngược lại, nếu
Qgh bé thì số đỉnh lũ chọn được sẽ nhiều hơn. Có hai cách chọn giá trị lưu lượng
giới hạn Qgh:
- Chọn Qgh = Qmaxmin, trong đó Qmaxmin là lưu lượng Qmax nhỏ nhất trong số n
năm quan trắc nếu mỗi năm chọn 1 giá trị lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất. Giả sử có
30 năm quan trắc, mỗi năm chọn được 1 giá trị đỉnh lũ lớn nhát Qmax1, Qmax2,
Qmax3, ...., Qmaxi,...., Qmax30. Giả sử chọn được Qmax10 (lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất
của năm thứ 10) là giá trị nhỏ nhất trong số 30 giá trị đã chọn. Khi đó ta chọn tất
cả những trận lũ có Qmax  Qmax10 (không phân biệt xuất hiện vào năm nào) để vẽ
đường tần suất.
- Chọn những trận lũ có giá trị Qmax bằng hoặc lớn hơn từ 3  5 lần trị số
dòng chảy chuẩn (Q0).
Ưu điểm của phương pháp chọn mỗi năm nhiều trị số: Cho phép tăng thêm
dung lượng mẫu tính toán nên tính đại biểu mẫu thống kê được gia tăng.
Nhược điểm:
- Khi chọn các trận lũ liên tiếp nhau phải chú ý chọn những trận lũ tách rời
nhau nếu không lượng nước trận lũ trước góp phần hình thành trận lũ sau làm
mất tính độc lập giữa các trận lũ chọn.
- Có thể có những năm không chọn được trận lũ nào và như vậy không
phản ánh tính đồng khả năng của mẫu được chọn.
Khi chọn mẫu theo phương pháp giới hạn dưới thì số trận lũ được chọn lớn
hơn số năm quan trắc, tần suất tính toán là tần suất lần vì thế phải đổi sang tần
suất năm theo công thức sau:
P  1  ( 1  PL )s (5.46)
Trong đó: - P là tần suất năm tính theo %;
- PL là tần suất lần tính theo số trị số được chọn;
- s số trận lũ trung bình được chọn trong một năm.
Tần suất kinh nghiệm (tần suất lần) tính theo công thức:
m
PL  100% (5.47)
NT  1

163
Với s là số trận lũ được chọn bình quân trong một năm.
NT
s
n
Trong đó: NT là tổng số trận lũ chọn được; n là số năm có tài liệu đo đạc; m
là thứ tự các trận lũ được sắp xếp từ lớn đến nhỏ.
b) Xử lý lũ đặc biệt lớn
Lũ đặc biệt lớn là trận lũ có trị số rất lớn ít xảy ra trong thực tế, do tổ hợp
loại hình thời tiết gây mưa lớn trên lưu vực sinh ra.
Chu kỳ lặp lại của lũ đặc biệt lớn là số năm trung bình để xảy xa trận lũ lớn
hơn hoặc bằng trận lũ đặc biệt lớn có giá trị lớn nhất (trong số các trận lũ đặc
biệt lớn). Chu kỳ lặp lại của lũ đặc biệt lớn thường ký hiệu là N. Số năm có tài
liệu quan trắc dòng chảy lũ thường không dài nên chu kỳ lặp lại N của lũ đặc
biệt lớn thường lớn hơn nhiều so với số năm quan trắc. Khi đó, nếu tần suất kinh
nghiệm của lũ đặc biệt lớn tính theo mẫu tài liệu với dung lượng của mẫu bằng
số năm quan trắc thì giá trị của các tần suất này thường thiên lớn. Vì thế vẽ
đường tần suất lý luận của đặc trưng đỉnh lũ sẽ gặp khó khăn và không chính
xác. Do tần suất thiết kế dòng chảy lũ P thường rất nhỏ, nên càng đòi hỏi cách
vẽ phải khách quan và có độ chính xác cao, trong khi đó tài liệu thực đo về lũ
nói chung không dài lắm. Hầu hết các trạm đo đạc thuỷ văn ở nước ta chỉ có số
liệu chưa đến 100 năm.
Xử lý lũ đặc biệt lớn khi vẽ đường tần suất gồm hai nội dung sau: Tính tần
suất kinh nghiệm của lũ đặc biệt lớn và xác định các thông số thống kê khi có xử
lý lũ đặc biệt lớn.
i) Xác định thời kỳ xuất hiện lại N của lũ đặc biệt lớn
Xác định thời kỳ xuất hiện lại của lũ đặc biệt lớn là nhằm kéo dài các tham
số thống kê của mẫu, bởi vậy thường chỉ xác định thời kỳ xuất hiện lại N của lũ
lớn nhất. Giá trị của N rất khó xác định chính xác và thường căn cứ vào tài liệu
điều tra lũ lịch sử: theo sử sách ghi lại hoặc theo điều tra tại hiện trường. Chu kỳ
xuất hiện lại N thường lấy bằng thời gian giữa hai lần xuất hiện lũ lịch sử.
Ví dụ, ở sông X nào đó năm 1971 xuất hiện một trận lũ rất lớn và theo tài
liệu điều tra thì từ năm 1890 đến thời điểm điều tra (giả sử vào năm 2015) chưa
có trận lũ nào lớn như vậy. Thời kỳ xuất hiện lại của trận lũ đặc biệt lớn đó được
ước tính là N = 2015 - 1890 = 125 năm.
Ở một con sông khác, năm 1978 xuất hiện trận lũ đặc biệt lớn. Qua điều tra

164
thấy năm 1900 cũng đã xuất hiện một trận lũ lớn tương tự như thế như, thời kỳ
xuất hiện lại của trận lũ 1971 là N = 2015 - 1900 = 115 năm.
Trường hợp thứ ba, trên con sông nào đó qua điều tra năm 1921 xảy ra một
trận lũ đặc biệt lớn kể từ đó tới nay không có trận lũ nào tương tự, lúc đó thời kỳ
xuất hiện lại của trận lũ đó là N = 2015 - 1921 = 94 năm.
Việc xác định N mang tính chất gần đúng, song thời gian điều tra lớn hơn
rất nhiều so với thời gian đo đạc nên việc xử lý lũ đặc biệt lớn vẫn làm tăng độ
chính xác của kết quả tính toán.
ii) Tần suất kinh nghiệm của lũ đặc biệt lớn
Đối với trị đặc biệt lớn tần suất kinh nghiệm đỉnh lũ xác định theo công
thức:
M
P 100% (5.48)
N 1
Trong đó: M là số thứ tự của lũ đặc biệt lớn được xếp từ lớn đến nhỏ; N là
thời kỳ xuất hiện lại của lũ đặc biệt lớn nhất.
Đối với các đỉnh lũ thường vẫn tính theo công thức sau:
m
P 100% (5.49)
n1
Trong đó: m là số thứ tự của lũ thường xếp từ lớn đến nhỏ; n số trận lũ
thường.
iii) Xác định các thông số thống kê khi xử lý lũ đặc biệt lớn
* Trường hợp lũ đặc biệt lớn nằm ngoài chuỗi tài liệu thực đo
Kritski và Menken đã giả thiết rằng, nếu bỏ qua các trận lũ đặc biệt lớn thì
trị số trung bình và khoảng lệch quân phương đặc trưng đỉnh lũ của thời kỳ N - a
năm và thời kỳ n năm không thay đổi. Giả sử ta có a trận lũ đặc biệt lớn nằm
ngoài chuỗi tài liệu thực đo, khi đó theo giả thiết trên ta có:
QN  a  Qn (5.50)
σ N a  σn (5.51)
Từ công thức (5.50) ta có:
N a n
 Qi  Qi
i 1
 i 1 (5.52)
N a n
Từ (5.52) suy ra :

165
N a N a n
 Qi   Qi (5.53)
i 1 n i 1
Trị số trung bình của chuỗi N năm là:
1 N 1 a N a
QN   Q j  (  Q j   Qi ) (5.54)
N j 1 N j 1 i 1

Thay (5.53) vào vế phải của (5.54) ta sẽ tính được giá trị bình quân của
chuỗi lưu lượng đỉnh lũ trong N năm:
1 a N a n
QN  (  Qj   Qi ) (5.55)
N j 1 n i 1
Từ công thức (5.52) ta có:
N a n
2 2
 (Qi  QN )  (Qi  Q )
i 1 i 1
 (5.56)
N a n
Lấy bình phương hai vế phương trình (5.56) và biến đổi được:
N a N a n
2 2
 (Qi  Q )   (Qi  Q ) (5.57)
i 1 n i 1
Khoảng lệch quân phương tính trong N năm theo công thức định nghĩa
được viết như sau:
1  a 2
n-a
2
σN  (  (Q j  Q )   (Qi  Q )  (5.58)
N - 1  j 1 i 1 
Thay (5.56) vào (5.58) rồi chia cho trị số bình quân Q ta được công thức
tính CvN có dạng:
1  a N a n 2
CvN  (  (K j  1)2   (Ki  1 )  (5.59)
N - 1  j 1 n i 1 
Qj Qi
Trong đó: Kj  ; Ki  ; Qj là đỉnh lũ đặc biệt lớn thứ j; Qi là
QN QN
đỉnh lũ thường thứ i; CvN là hệ số biến thiên tính theo thời đoạn N năm.
Hệ số CsN được lấy theo CsN = m CvN ; m được lựa chọn sao cho đường tần
suất lý luận phù hợp với tần suất kinh nghiệm.
* Trường hợp lũ đặc biệt lớn nằm trong chuỗi tài liệu thực đo
Giả sử ta có a trận lũ đặc biệt lớn nằm trong chuỗi tài liệu thực đo, cũng
giải thiết tương tự như trên có thể xác định được trị số bình quân và hệ số CvN
theo các công thức sau:

166
1 a N a n
QN  (  Qj   Qi ) (5.60)
N j 1 n - a i 1

1  a 2 N a n 2
Và CvN  (  j (K  1)   (Ki  1 )  (5.61)
N - 1  j 1 n - a i 1 
iv) Vẽ đường tần suất
Đường tần suất lý luận đối với các đặc trưng lũ được vẽ theo phương pháp
thích hợp.
Cách vẽ đường tần suất được tiến hành theo các bước như sau:
- Chấm điểm tần suất kinh nghiệm lên giấy tần suất. Đối với các lũ thường
tần suất kinh nghiệm tính theo công thức (5.49), đối với các trận lũ đặc biệt lớn
tính theo công thức (5.48).
- Đã có các giá trị Q tính theo công thức (5.55) hoặc (5.60), có giá trị CvN
tính theo công thức (5.59) hoặc (5.61), giả thiết hệ số thiên lệch CsN = m.CvN sử
dụng bảng tần suất Kritski - Menken (phụ lục 4.4) vẽ được đường tần suất lý
luận.
- Nếu đường tần suất lý luận vẽ được phù hợp với điểm tần suất kinh
nghiệm thì đường tần suất đó là đường tần suất cần tìm. Trong trường hợp
ngược lại cần dựa vào quy luật về sự ảnh hưởng của các tham số thống kê để
hiệu chỉnh các tham số thống kê cho đến khi đường tần suất lý luận phù hợp với
các điểm kinh nghiệm. Trong số các tham số thống kê thì hệ số Cs có sai số lớn
nhất, sau đó là hệ số Cv. Bởi vậy, khi điều chỉnh các tham số thống kê cũng bắt
đầu từ việc điều chỉnh Cs sau đó là hệ số Cv.
c) Vấn đề chọn hàm phân bố xác suất
Các đặc trưng lũ có sự biến động lớn nên hệ số Cv thường có giá trị lớn
hơn so với các đặc trưng dòng chảy năm và dòng chảy kiệt. Nếu như dòng chảy
năm thường có Cs = 2Cv nên rất phù hợp với luật Pearson III, thì dòng lũ lại có
giá trị m = Cs/Cv lớn hơn so với dòng chảy năm, thông thường thì m = 3 – 4,
thậm chí bằng 6. Bởi vậy, đối với các đặc trưng lũ không nên sử dụng hàm phân
bố xác suất PIII. Hiện nay, hàm phân bố xác suất Kritski - Menken thường được
sử dụng phổ biến nhất. Ngoài ra, còn một số hàm phân bố khác, chẳng hạn như
hàm phân bố Gumbel cũng được nghiên cứu ứng dụng, ở Việt Nam, thường
dùng hàm phân bố PIII đối với chuỗi dòng chảy năm và dòng chảy kiệt còn hàm
phân bố Kritski - Menken được chọn khi thống kê các đặc trưng dòng chảy lũ.

167
d) Vấn đề hệ số an toàn
Do việc vẽ đường tần suất dòng chảy lũ thường mắc sai số tương đối lớn
nên đối với các công trình quan trọng người ta thường cộng thêm vào trị số thiết
kế đỉnh lũ QmaxP một trị số Q gọi là hệ số an toàn. Hệ số an toàn Q được chọn
tuỳ thuộc vào hệ số phân tán Cv, tần suất thiết kế P và số năm quan trắc đặc
trưng lũ là n. Công thức tính Q được đề nghị như sau:
a.E P
ΔQ  .QmaxP (5.62)
n
Trong đó: a là hệ số phụ thuộc vào mức độ tin cậy của tài liệu thuỷ văn ở lưu
vực nghiên cứu: a = 0,7 với các lưu vực đã được nghiên cứu đầy đủ; a = 1,5 với
các lưu vực ít nghiên cứu. EP là sai số quân phương của đường tần suất, phụ thuộc
vào Cv và P được tra trên biểu đồ (hình 5.7) hoặc bảng tra sẵn (xem bảng 5. 5).

Bảng 5.5. Quan hệ Ep = f(Cv) với P = 0,01%


Cv 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4
0,2 0,4 0,6 0,8 0,9 1,1 1,2 1,4 1,5 1,7 1,8 2,0 2,2 2,4
EP
5 5 4 0 7 2 6 0 6 1 9 6 2 0

1.8

1.6

1.4

1.2

0.8

0.6

0.4

0.2

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TÇn suÊt P(%)

Hình 5.7. Quan hệ EP ~ P ~ Cv

168
5.3.3.2. Xác định tổng lượng lũ thiết kế WmP
Tổng lượng lũ thiết kế là lượng dòng chảy đi qua mặt cắt tính toán của cả
trận lũ có tần suất xuất hiện bằng tần suất thiết kế, ký hiệu WmP. Trên hình 5.8 là
diện tích phía dưới đường quá trình lũ thiết kế kể từ chân lũ trước t1 đến chân lũ
sau t2 (kể cả phần nước gốc).
Khi có nhiều tài liệu đo đạc, việc xác định WmP hoàn toàn tương tự như xác
định QmaxP.
Q
QmaxP

QP(t) ~ t

WmP

t
t1 t2
Tlũ

Hình 5.8. Tổng lượng lũ của trận lũ

5.3.3.3. Xác định quá trình lũ thiết kế QP(t) ~ tP


Quá trình lũ thiết kế là quá trình thay đổi lưu lượng theo thời gian của trận
lũ có tần suất xuất hiện bằng tần suất thiết kế. Trong thực tế tính toán thường
khống chế sao cho đỉnh lũ và lượng lũ bằng đỉnh và lượng lũ thiết kế. Được
dùng làm cơ sở cho việc thiết kế xây dựng công trình phòng chống lũ.
Quá trình lũ hình thành trên lưu vực phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác
nhau, như cường độ mưa và sự phân bố của mưa theo thời gian không gian... đặc
điểm địa hình, địa mạo, như diện tích tập trung nước, hình dạng, lưới sông của
lưu vực, độ dốc, thảm phủ thực vật lưu vực... Ảnh hưởng tổ hợp của các yếu tố
trên làm cho quá trình lũ biến đổi rất phức tạp. Để xác định quá trình lũ thiết kế,
hiện nay thường chọn một trận lũ lớn đã xảy ra trong thực tế gọi là lũ điển hình,
tiến hành thu phóng quá trình lũ điển hình được quá trình lũ thiết kế. Lũ điển

169
hình được chọn theo nguyên tắc như sau:
- Lũ điển hình có lưu lượng đỉnh lũ xấp xỉ với lưu lượng đỉnh lũ thiết kế
Qmax đh  QmaxP hoặc là trận lũ có giá trị đỉnh lũ Qmaxdh gần nhất với đỉnh lũ thiết
kế QmaxP.
- Có dạng quá trình lũ bất lợi đối với công trình: Là trận lũ mà khi thiết kế
công trình chống lũ sẽ có quy mô công trình lớn hơn so với các dạng lũ khác có
cùng giá trị Qmax.
Sau đây là 2 phương pháp thu phóng từ quá trình lũ điển hình thành quá
trình lũ thiết kế:
a) Phương pháp thu phóng cùng tỷ số
Theo phương pháp này tất cả tung độ của quá trình lũ thiết kế (trục lưu
lượng) được xác định bằng cách nhân tung độ của lũ điển hình với cùng một hệ
số (gọi là hệ số thu phóng):
QP(t) = K  Qđh(t) (5.63)
Trong đó K có thể là hệ số đỉnh lũ hoặc hệ số lượng lũ:
Qmax P
K  KQ  (5.64a)
Qmax dh
Wmax P
hoặc là K  KW  (5.64b)
Wmax dh
Hình 5.9 thể hiện quá trình lũ thiết kế được thu phóng từ lũ điển hình theo
phương pháp thu phóng cùng tỷ số.
Thu phóng theo phương pháp cùng tỷ số cho quá trình lũ thiết kế có đỉnh
bằng đỉnh lũ thiết kế và thời gian lũ thiết kế cũng bằng thời gian lũ điển hình.
Q
Quá trình lũ thiết kế

Quá trình lũ điển hình

Hình 5.9. Thu phóng lũ theo phương pháp cùng tỷ số


b) Phương pháp O-ghi-ép-ki
Theo O-ghi-ép-ki thì quá trình lũ thiết kế phải là một quá trình có đỉnh

170
bằng đỉnh thiết kế, đồng thời có lượng bằng lượng thiết kế. Để đảm bảo được
yêu cầu đó O-ghi-ép-ki đề xuất sử dụng 2 tỷ số để thu phóng. Mỗi điểm trên
đường quá trình lũ thiết kế QP(t) ~ tP được xác định bằng tung độ (lưu lượng) và
hoành độ (thời gian) như sau:
QP(t) = kQ.Qđh(t) (5.65)
tP = kt.tđh (5.66)
Trong đó: tđh là thời gian lấy trên quá trình lũ điển hình tương ứng với
Qđh(t); tP là thời gian tương ứng với lưu lượng QP(t) của đường quá trình lũ thiết
kế; kQ và kT tương ứng là hệ số thu phóng theo trục tung (lưu lượng) và trục
hoành (thời gian).
kQ là hệ số thu phóng lưu lượng xác định theo công thức:
Q
kQ  maxP (5.67)
Qmax dh
kT là hệ số thu phóng thời gian, xác định theo công thức:
k
kT  W (5.68)
kQ
kW là hệ số thu phóng tổng lượng:
W
kW  lu P (5.69)
Wlu dh
Quá trình lũ thiết kế sẽ là QP(tP) ~ tP (hình 5.10)
O-ghi-ép-ki là phương pháp cho kết quả trận lũ thiết kế có đỉnh bằng đỉnh
lũ thiết kế, có lượng lũ bằng lượng lũ thiết kế thoả mãn yêu cầu của quá trình lũ
thiết kế.

Hình 5.10. Thu phóng lũ theo phương pháp O-ghi-ép-ki

171
5.3.4. Xác định dòng chảy lũ thiết kế khi không có tài liệu thực đo
Các trạm thuỷ văn thường chỉ được xây dựng tại một số vị trí nhất định vì
chi phí đo đạc rất lớn, trong khi đó yêu cầu xây dựng công trình đặt ra khá nhiều
nơi kể cả những vị trí không thu thập số liệu thuỷ văn. Bởi vậy, nghiên cứu tính
dòng chảy lũ thiết kế khi không có tài liệu là rất quan trọng trong nghiên cứu
dòng chảy lũ thiết kế.
5.3.4.1. Tính đỉnh lũ thiết kế
Xác định đỉnh lũ thiết kế khi không có tài liệu thực đo hiện nay có nhiều
phương thức khác nhau: mô hình toán trong thuỷ văn, tổng hợp đường đơn vị,
các công thức...
Các công thức tính đỉnh lũ thiết kế có thể phân chia thành 3 loại:
- Công thức lý luận: Là loại dựa vào phân tích sự hình thành dòng chảy trên
lưu vực xây dựng nên công thức căn nguyên dòng chảy, từ đó đặc trưng hoá
công thức cho trường hợp riêng là đỉnh lũ.
- Công thức kinh nghiệm: Là loại công thức đã hoàn toàn dựa trên cơ sở
tổng hợp tài liệu thực đo về lũ nhằm xác định mối quan hệ giữa đỉnh lũ với các
nhân tố ảnh hưởng, từ đó dùng một công thức toán học thể hiện mối quan hệ đó.
- Công thức bán kinh nghiệm: Đây là loại công thức trung gian của 2 loại
trên, nghĩa là vừa phân tích sự hình thành dòng chảy đồng thời cũng dùng cả
thuật mô phỏng để tạo ra công thức tính toán hợp lý.
Lưu ý rằng công thức tính đỉnh lũ dù có xây dựng chặt chẽ đến mấy, thì độ
chính xác của việc tính toán cũng không thể bằng được tính lũ khi có tài liệu
thực đo dòng chảy.
a) Công thức cường độ giới hạn (áp dụng cho lưu vực có F < 100 km2)
i)Dạng công thức
Công thức cường độ giới hạn là công thức viết dưới dạng (5.39). Tương
ứng với tần suất P, được viết lại dưới dạng sau:
QmaxP  K.ατ .aτP .F (5.70)
Trong đó:
- QmaxP có đơn vị là (m3/s) là lưu lượng đỉnh lũ thiết kế với tần suất thiết kế P;
- F có đơn vị tính là (km2);
- aP tính bằng (mm/phút) là cường độ mưa bình quân lớn nhất thời đoạn
tương ứng với tần suất thiết kế P (gọi tắt là cường độ mưa thiết kế) với thời đoạn

172
tính toán bằng thời gian tập trung dòng chảy trên lưu vực ();
- ατ là hệ số dòng chảy đỉnh lũ trong thời gian tập trung nước . Đối với
những vùng mưa nhiều, những trận mưa lớn thường được hình thành khi trên bề
mặt lưu vực đã bão hòa về độ ẩm. Do vậy, ατ thường lấy bằng hệ số dòng chảy
trận lũ được viết lại như sau:
Y
ατ  α 
X
- K là hệ số đổi đơn vị K =16,67.
Cường độ mưa bình quân thời đoạn lớn nhất theo phương pháp tính mưa
rào bằng đường cong triết giảm mưa:
aτP  ψ(ττ.HnP (5.71)
HnP là lượng mưa ngày lớn nhất tương ứng với tần suất thiết kế P có thứ
nguyên là mm. Từ đó công thức (5.70) được viết lại dưới dạng:
QmaxP  16,67ψ (  ) .H nP . .F

Đặt AP  16,67ψ(  ) và đưa thêm hệ số hiệu chỉnh do hồ, ao, rừng ta được
công thức:
QmaxP =AP..HnP.F. 1.2 (5.72)
Trong đó:
- AP là thông số địa lý khí hậu lưu vực;
- 1 là hệ số triết giảm đỉnh lũ do hồ ao gây ra.
1
1 
1  ca f a
Fa
fa là diện tích tương đối của hồ, ao trong lưu vực f a 
F
Fa là diện tích hồ ao của lưu vực, F diện tích lưu vực.
Ca hệ số phản ảnh khả năng triết giảm đỉnh lũ.
- 2 là hệ số triết giảm đỉnh lũ do rừng gây ra:
1
2 
1  cr f r
Fr
fr là diện tích tương đối rừng so với diện tích lưu vực f r 
F
Fr là diện tích rừng của lưu vực, F diện tích lưu vực;

173
Cr hệ số phản ảnh khả năng triết giảm đỉnh lũ của rừng.
1 1 và 2 1
Công thức cường độ giới hạn được áp dụng với lưu vực nhỏ nên ảnh hưởng
điều tiết của rừng và ao hồ không lớn nên thường chọn 1= 2 = 1.
ii) Các biểu đồ phụ trợ và bảng tra sẵn
Trong công thức (5.72), để tính QmaxP cần phải biết giá trị của các tham số ở
vế phải. Việc các xác định tham số ở vế phải (AP và ) thường không đơn giản.
Do vậy, trong thực tế người ta lập sẵn các bảng tra hoặc các biểu đồ để tiện sử
dụng trong tính toán. Dưới đây là các biểu đồ và bảng tra sẵn được sử dụng để
tính toán giá trị QmaxP theo công thức cường độ giới hạn.
*Các bảng tra hệ số dòng chảy :
Hệ số dòng chảy lũ  có thể lấy theo bản đồ phân vùng hoặc bảng tra sẵn
phụ thuộc vào loại đất. Để xác định loại đất trên lưu vực có thể căn cứ vào hàm
lượng cát trong mẫu đất (kích thước hạt cát từ 0,05  3 mm), loại cấp đất tổng
hợp lại trong 6 loại (bảng 5.6). Hệ số dòng chảy còn phụ thuộc vào thời gian duy
trì nước mặt trên bề mặt lưu vực thông qua diện tích lưu vực và còn phụ thuộc
vào lớp nước mưa thông qua lượng mưa ngày thiết kế HnP
 = f(loại đất, F, HnP) (5.73)
Mối quan hệ (5.73) được nghiên cứu và tổng hợp dưới dạng bảng. Muốn
xác định hệ số dòng chảy lũ  ta sử dụng hai bảng (5. 6) và (5. 7).
Bảng 5.6. Phân cấp đất theo cường độ hút nước và hàm lượng cát
Hàm Hệ số hút
TT Tên loại đất lượng nước Cấp đất
cát (mm/ph)
At phan, đất không thấm, nham
1 0  0,10 I
thạch không nứt
Đất sét, sét màu, đất sét cát khi ẩm có 2 0,10 I
2
thể vê thành sợi, uốn cong không đứt 10 0,30 II
3 Đất hoá tro, hoá tro mạnh 10 0,30 II
15 0,60 II
Đất cho chất sét (khi ẩm có thể vê
4 14 0,50 III
thành sợi uốn cong có vết rạn)
15 0,60 III

174
Đất sét cát đen, đất rừng màu tro
nguyên thổ, rừng có cỏ, đất hoá tro
5 30 0,85 III
vừa (khi ẩm có thể vê thành sợi uốn
cong có vết rạn)
14 0,05 III
6 Đất đen màu mỡ tầng đất dầy
30 0,85 III
15 0,60 III
7 Đất đen thường
30 0,85 III
17 0,70 III
8 Đất màu lê, màu lê nhạt
30 0,90 III
Đất can-xi-um đen (ở những cánh
đồng có hạt đất có màu tro đen chưa 17 0,70 III
9 nhiều chất mục thực vật. Nếu lớp 60 0,90 IV
thực vật trên mặt mỏng thì xếp vào 60 1,20 IV
loại IV, nếu dày thì xếp vào loại III
Đất cát sét, đất đen cát sét, đất rừng, 45 1,00 IV
10 đất đồng cỏ (khi ướt có thể vê thành 60 1,25 IV
sợi) 70 1,50 V
Đất cát không bay được (không vê 80 2,00 V
11
thành sợi được). 90 2,50 VI
Cát thô và cát có thể bay được (khi
sờ tay vào có cảm giác nhắm mắt có 95 3,00 VI
12
thể phân biệt được hạt cát, không vê 100 5,00 VI
thành sợi được.

175
Bảng 5.7. Bảng tra hệ số dòng chảy  theo cấp đất
Đất Lượng Hệ số dùng cho các diện tích F(km2)
Cấp mưa ngày
Tên thường gọi <0,1 0,11 110 10100 >100
đất HnP
Nhựa đường, bê tông,
I 1 1 1 1 1
đá không nứt
<150 0,95 0,85 0,80 0,80 0,80
Đất sét, đất sét nặng 150  200 0,95 0,90 0,90 0,90 0,80
II
>200 0,95 0,95 0,95 0,90 0,90
Đất thịt, đất Pôtdôn, <150 0,85 0,80 0,75 0,85 0,65
III đất thịt màu xám trông 150  200 0,85 0,85 0,80 0,70 0,70
rừng, đất vùng đầm lầy >200 0,90 0,90 0,80 0,75 0,50
Đất các-bon-nít, đất <150 0,65 0,63 0,56 0,45 0,30
đồi đỏ, đất rừng màu 150  200 0,75 0,70 0,65 0,55 0,40
IV
gụ, đất xói bồi >200 0,80 0,75 0,70 0,65 0,50
<150 0,45 0,35 0,25 0,25 0,20
Đất cát dính, đất cát có
V 150  200 0,55 0,45 0,40 0,35 0,30
cỏ mọc
>200 0,60 0,55 0,50 0,45 0,40
VI Cát thô, đất đá xếp 0,25 0,20 0,15 0,10 0,10

* Thông số tập trung nước trên sườn dốc và lòng sông:


Thông số tập trung nước trên sườn dốc (ký hiệu là md) là thông số biểu thị
ảnh hưởng sức cản của bề mặt sườn dốc đến tốc độ tập trung dòng chảy trên
sườn dốc. Hệ số này phụ thuộc vào đặc điểm bề mặt sườn dốc (mức độ bằng
phẳng và thảm thực vật trên sườn dốc) được mô tả trong bảng 5.8.
Thông số tập trung nước trong lòng sông (ký hiệu là ms) là thông số biểu
thị ảnh hưởng sức cản của lòng sông đến tốc độ tập trung dòng chảy trong sông.
Hệ số này phụ thuộc vào đặc điểm của lòng sông được mô tả trong bảng 5.9.

176
Bảng 5.8. Thông số tập trung nước trên sườn dốc md

Hệ số md trong
trường hợp
TT Đặc điểm sườn dốc lưu vực
Cỏ Trung Cỏ
thưa bình dày
1 Sườn dốc bằng phẳng (bê tông, nhựa đường) 0,50

Đất đồng bằng loại ta cua (hay nứt nẻ) mặt


2 0,49 0,3 0,25
đất san phẳng đầm chặt.

Mặt đất thu dọn sạch không có gốc cây,


3 không bị cầy xới, vùng dân cư nhà cửa không 0,30 0,25 0,20
quá 20%, mặt đất xốp

Mặt đất bị cầy xới, nhiều gốc bụi, vùng dân


4 0,20 0,15 0,10
cư có nhà cửa trên 20%

Bảng 5.9. Thông số tập trung nước trong sông ms

TT Đặc điểm lòng sông từ thượng nguồn ra đến cửa ra Hệ số ms


Sông đồng bằng ổn định, lòng sông khá sạch, suối
1 không có nước thường xuyên, chảy trong điều kiện 11
tương đối thuận

Sông lớn và trung bình quanh co, bị tắc nghẽn, lòng


sông cỏ mọc, có đá, chảy không lặng, suối không có
2 9
nước thường xuyên, mùa lũ dòng nước cuốn theo nhiều
sỏi cuội, bùn cát.

Sông vùng núi, lòng sông nhiều đá, mặt nước không
3 phẳng, suối chảy không thường xuyên, quanh co, lòng 7
sông tắc nghẽn

* Hệ số thủy địa mạo sườn dốc (d) và quan hệ d ~ d


Hệ số thủy địa mạo sườn dốc d phản ảnh chế độ dòng chảy sườn dốc và
tốc độ tập trung dòng chảy trên sườn dốc. Vì vậy, hệ số này được sử dụng để

177
xác định thời gian tập trung nước trên sườn dốc d. Trên cơ sở giải bài toán thủy
lực sườn dốc Bê-phan đã xác định được quan hệ như sau:
 d =d[  (d)] 0,4 (5.74)
Trong đó: d là thời gian tập trung nước trên sườn dốc;  (d) là tung độ
đường cong triết giảm mưa phụ thuộc vào vùng mưa. Đối với vùng mưa, bằng
cách giả định các giá trị d sẽ xác định được  (d) từ đó xây dựng được quan hệ
d ~ d dưới dạng biểu đồ (hình 5.11) hoặc dưới dạng bảng (phụ lục 5.1).
Đồng thời với một lưu vực cụ thể hệ số d được xác định theo quan hệ của
nó với các tham số mưa và địa mạo sườn dốc:
( 1000.Ld )0 ,6
d  (5.75)
md .J d 0 ,3 (  .H np )0 ,4
Tra bảng quan hệ d ~ d (bảng 5.10) sẽ được thời gian tập trung dòng
chảy trên sườn dốc d.

Hình 5.11. Quan hệ d ~ d

Trong công thức (5.75):


- Ld chiều dài sườn dốc bình quân của lưu vực (km) tính theo công thức:
F
Ld  (5.76a)
1,8( L   Li )
Với L và Li là chiều dài sông chính và tổng chiều dài các sông nhánh

178
(km). Nếu lưu vực chỉ có 1 sườn dốc thì:
F
Ld  (5.76b)
0,9( L   Li )
- Jd là độ dốc sườn dốc, tính theo 0/00 (tức m/km);
- md là thông số tập trung dòng chảy trên sườn dốc, phụ thuộc vào tình hình
bề mặt sườn dốc lưu vực lấy theo bảng 5.8.
* Hệ số thủy địa mạo lòng sông (s) và quan hệ AP ~ (s,d)
Hệ số thủy địa mạo lòng sông s phản ảnh chế độ dòng chảy trong sông và
tốc độ tập trung dòng chảy trong sông, có thể xác định theo công thức kinh
nghiệm sau:
1 1000.Ls
 s .AP 4 s (5.77)
m s .J s 1 / 3 (  .H np .F )1 / 4
Trong đó:
- Tham số AP tính theo công thức:
AP = 16,67.  () (5.78)
Với  là thời gian tập trung nước trên lưu vực được Alexayev đề nghị tính
theo công thức:
  1,15 s1,10   d (5.79)
- ms là thông số tập trung nước trong sông phụ thuộc vào tình hình sông
suối của lưu vực, lấy theo bảng 5.9;
- Ls là chiều dài sông (km);
- Js là độ dốc lòng sông (0/00);
- HnP là lượng mưa ngày lớn nhất thiết kế.
Phương trình (5.77) có thể viết tách riêng thành 2 phương trình:
s = s.AP1/4 (5.80)
1000.Ls
và: s  1/ 3 (5.81)
ms .J s (  .H np .F )1 / 4
Sử dụng công thức tính (5.78), (5.80) và (5.81) và bảng tra tung độ đường
cong triết giảm mưa (phụ lục 5.3) có thể vẽ được quan hệ AP ~ (s,d) cho từng
vùng mưa hoặc khai triển thành các bảng tra sẵn (phụ lục 5.2) để sử dụng tính
toán Qmax thiết kế. Với lưu vực cụ thể theo công thức (5.81) hệ số s đã xác
định, tra phụ lục 5.2 xác định được AP.

179
iii) Trình tự tính toán xác định lưu lượng đỉnh lũ thiết kế
Tính toán xác định lưu lượng đỉnh lũ theo công thức (5.50) được tiến hành
theo những buớc sau đây:
Bước 1: Với bản đồ lưu vực cần xác định các đặc trưng về địa hình của lưu
vực bao gồm: diện tích, chiều dài sông chính, chiều dài bình quân lưu vực, độ
dốc bình quân của sườn dốc và lòng sông chính;
Bước 2: Thống kê lượng mưa ngày lớn nhất, vẽ đường tần suất xác định
lượng mưa ngày thiết kế HnP;
Bước 3: Tính giá trị d theo công thức (5.75), tra quan hệ d ~ d (phụ lục
5.1) xác định được d;
Bước 4: Tính giá trị s theo công thức (5.81), có d xác định ở bước 3, tra
quan hệ AP~(s,d) (phụ lục 5.2) xác định được AP;
Bước 5: Thay các tham số đã xác định vào công thức (5.72) tính được
QmaxP.
b) Công thức triết giảm (áp dụng cho lưu vực F > 100 Km2)
i) Dạng công thức
Phân tích kết quả tính toán lũ trên vùng lãnh thổ có thể thấy rằng, trong
điều kiện mưa và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tập trung dòng chảy như: độ
dốc, địa hình, địa mạo, ... như nhau thì mô đun đỉnh lũ phụ thuộc vào diện tích
lưu vực là chính. Khi diện tích tăng thì mô đun đỉnh lũ giảm, ngược lại diện tích
lưu vực giảm nhỏ thì mô đun đỉnh lũ lại gia tăng. Mô tả mối quan hệ đó thường
dùng hàm toán học có dạng:
AP
qmax P  (5.82)
Fn
Qmax P
Trong đó: q max P  (m3/s.km2) là mô đun đỉnh lũ.
F
n là hệ số triết giảm có thể xác định theo tài liệu khu vực.
Lấy lôgarít 2 vế công thức (5.82) được:
lg qmax P= lgAP - n.lgF (5.83)
n chính là hệ số góc của quan hệ lg(qmaxP) ~ lg(F)

180
Hình 5.12. Triết giảm đỉnh lũ lg(q) ~ lg(F)
Hệ số triết giảm n được tổng hợp từ tài liệu thực đo lũ và được phân
vùng theo lãnh thổ. Trên hình 5.13 là bản đồ phân vùng trị số n các tỉnh phía
Bắc Việt Nam.

Hình 5.13. Phân vùng hệ số triết giảm n các tỉnh phía Bắc Việt Nam
AP là thông số địa lý khí hậu phản ánh khả năng cấp nước lớn nhất của lưu
vực phụ thuộc vào tần suất tính toán.

181
ii) Tính toán xác định các thông số của công thức
Để áp dụng công thức triết giảm mô đun đỉnh lũ trong tính toán thực tế cần
xác định hai trị số n và AP.
- Hệ số triết giảm n: Có thể dùng tài liệu phân vùng hệ số triết giảm n hình
5.14.
- Thông số địa lý khí hậu AP: Hệ số AP có thể xác định theo bản đồ phân
vùng hoặc xác định theo lưu vực tương tự.
AP  APtt  qmaxtt  Ftt (5.84)
Thay AP theo (5.84) vào công thức (5.82) và biến đổi được công thức
(5.85):
1 n
F 
Qmax P  Qmax Ptt . tt  (5.85)
 F 
Trong đó: APtt , qmaxtt, Ftt, QmaxPtt tương ứng là tham số địa lý khí hậu, mô
đun đỉnh lũ, diện tích lưu vực và lưu lượng đỉnh lũ thiết kế của lưu vực tương tự.
iii) Xác định lưu lượng đỉnh lũ theo mô đun lưu vực chuẩn
Mô đun đỉnh lũ lưu vực chuẩn là trị số mô đun đỉnh lũ lưu vực có diện tích
tương ứng 100 km2 với tần suất xuất hiện P = 10%. Theo công thức triết giảm áp
dụng cho mô đun lưu vực chuẩn có:
100 A10%
q10%  (5.86)
100 n
100
Trị số q10% là trị số qui chuẩn diện tích và tần suất nên chỉ phụ thuộc vào
điều kiện địa lý của lưu vực nên được xây dựng thành bản đồ đẳng trị cho vùng
lãnh thổ. Thực hiện chia hai vế công thức (5.82) cho công thức (5.86) và rút gọn
lại ta có.
n
 100  AP
qmaxP  q100
10%   . (5.87)
 F  A10%
AP
Đặt   P là đại lượng trong từng khu vực chỉ phụ thuộc vào tần suất
A10%

gọi là hệ số chuyển tần suất. Hệ số p được lấy theo vùng (phụ lục 5.6). Khi đó
công thức triết giảm mô đun đỉnh lũ có dạng thức mới:

182
n
 100

q maxp  q100
10%   .λP (5.88)
 F 
Trong đó:
qmaxP: Mô đun đỉnh lũ ứng với tần suất P lưu vực tính toán;
q 100 2
10% : Mô đun đỉnh lũ lưu vực có diện tích 100 km , tần suất 10%;

F : Diện tích lưu vực tính toán;


P: Thông số chuyển đổi tần suất;
n: Hệ số triết giảm mô đun đỉnh lũ theo diện tích.
c) Công thức Nguyễn Xuân Trục (áp dụng cho lưu vực nhỏ, F < 30 Km2)
Tác giả Nguyễn Xuân Trục đã đề nghị công thức tính lưu lượng đỉnh lũ
cho lưu vực nhỏ dựa vào cường độ mưa có thời gian mưa tính toán ngắn nhưng
cường độ mưa lớn, công thức có dạng sau:
QP  16 ,67.aP .F . . . (5.89)
Trong công thức trên,  là hệ số xác định theo bảng:
Bảng 5.10. Bảng xác định hệ số  trong công thức Nguyễn Xuân Trục
F, km2  F, km2  F, km2  F, km2 
0,0001 0,98 0,1 0,69 2,0 0,50 10 0,33
0,001 0,91 0,3 0,66 3,0 0,47 15 0,31
0,005 0,86 0,5 0,63 5,0 0,44 30 0,27
0,01 0,81 0,6 0,62 5,0 0,42 50 0,24
0,05 0,75 1,0 0,53 6,0 0,40 60 0,22
aP: cường độ mưa tính toán (mm/ph), xác định ứng với thời gian hình thành
dòng chảy tC theo công thức sau:
0 ,4
18 ,6.bsd
tc  0 ,4
(5.90)
f .( J sd ).( 100 .m sd )0 ,4
18 ,6
Đại lượng 0 ,4
xác định theo bảng 5.11:
f .( J sd )
Bảng 5.11. Xác định tham số trong công thức Nguyễn Xuân Trục
Jsd (%) 2 5 10 30 60 80 100 400 800
18 ,6
0 ,4 15,4 15,2 15,7 13,3 12 11,4 10,8 8,2 7,6
f .( J sd )

183
Từ đó xác định cường độ mưa tính toán ứng với thời gian hình thành dòng
chảy như sau:
Ψ.H p
ap  (5.91)
tc
HP: Lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất P%;
: Toạ độ đường cong mưa.
d) Công thức đơn giản của Viện thiết kế giao thông Việt Nam (dạng công
thức cân bằng nước)
Q  A.F n K (5.92)
Trong đó:
A: Hệ số phụ thuộc địa hình, địa mạo. Đối với vùng đồng bằng A = 18;
vùng đồi trọc A = 26; vùng núi cao rừng rậm A = 22;
K: Hệ số xét tới ảnh hưởng của khí hậu, chu kỳ lũ tính toán và độ dốc
lòng suối, xác định theo công thức:
K = K1.K2.K3
S
K1: Hệ số khí hậu, K1  100 ; trị số S100 tra phụ lục 5.7
28
K2: Hệ số phụ thuộc chu kỳ lũ tính toán,
nếu N = 100 năm thì K2 = 1;
nếu N = 50 năm thì K2 = 0,80;
nếu N = 25 năm thì K2 = 0,65.
K3: Hệ số xét ảnh hưởng của độ dốc lòng suối, lấy theo bảng 5.12.
Bảng 5.12. Hệ số xét ảnh hưởng của độ dốc lòng suối K3
is 1 2 3 4 5 7 10 15 20 25 30 40
K3 0,65 0,70 0,75 0,80 0,85 0,95 1,00 1,10 1,15 1,18 1,20 1,25
n: Hệ số, xác định theo bảng 5.13
Bảng 5.13. Bảng xác định giá trị hệ số n
F, km2 3 15 100
n 0,80 0,70 0,65
e) Xác định lưu lượng theo công thức Chezy
Nội dung phương pháp này là phân trắc ngang sông thành dòng chủ và bãi
sông và lưu lượng xác định theo công thức Chezy (5.93):

184
Q  chu .Cchu . hchu .J   bai .Cbai . hbai .J
(5.93)
chu, bai: Tiết diện dòng chảy của dòng chủ và bãi sông;
i
hchu, hbai: Chiều sâu mực nước trung bình của dòng chủ và bãi sông; hi 
Bi
C: Hệ số Chezy;
87
+ C tính theo Badanh: C

1
h
1 16
+ C tính theo Maning: C h
n
J: Độ dốc dọc mặt nước sông;
, n: Hệ số nhám tính theo Badnh hay Maning. Việc xác định hệ số này phụ
thuộc vào chủ quan người thiết kế, vì vậy trong mọi trường hợp phải cố gắng
xác định nó dựa theo tài liệu thực đo.
* Điều kiện áp dụng công thức Chezy:
- Khi có số liệu quan trắc mực nước trong nhiều năm hoặc bằng phương
pháp nào đó đã tìm được mực nước tính toán theo tần suất thiết kế.
- Nếu sông hẹp có chiều rộng sông bé hơn 10 lần chiều sâu trung bình thì

trong công thức tính lưu lượng phải thay đổi đại lượng h bằng trị số R 

- Công thức Sêdi chỉ đúng trong trường hợp dòng chảy ổn định nên không
thể dùng nó để tính lưu lượng ở những đoạn sông bị ảnh hưởng của nước dềnh,
của đập thuỷ lợi và của thuỷ triều
5.3.4.2. Xác định lượng lũ thiết kế WmP
Trong trường hợp không có tài liệu quan trắc tổng lượng lũ được xác định
từ mưa lũ thiết kế.
Công thức tổng quát để tính WmP là:
WmP =103.yP..F (5.94)
yP là lớp nước lũ thiết kế (mm), xác định theo công thức:
yP = .(Tb). HnP (5.95)
Trong đó: Tb thời gian mưa hiệu quả;  là hệ số dòng chảy trận lũ; HnP là
lượng mưa ngày thiết kế.
Đối với lưu vực nhỏ F < 1 km2 thì tổng lượng lũ tính theo lượng mưa lớn
nhất trong thời đoạn 150 phút;

185
WmP = 103..(150).HnP.F (5.96)
(150): Toạ độ đường cong triết giảm mưa ứng với t = 150 phút.
Đối với lưu vực có diện tích từ 1 km2 đến 50 km2 mưa trận thường tương
đương với mưa ngày nên thường lấy mưa ngày để tính toán:
yP = . HnP
5.3.4.3. Xác định quá trình lũ thiết kế QP(t)  t
Trong trường hợp không có tài liệu đo lũ, đường quá trình lũ được khái
quát hóa bằng một mô hình hình học.
a) Đường quá trình lũ dạng tam giác
Đối với lưu vực nhỏ, lũ lên nhanh xuống nhanh nên nhánh lên và nhánh
xuống của đường quá trình lũ có thể coi là những đoạn thẳng và do đó đường
quá trình lũ được khái quát hóa theo dạng hình tam giác.

Hình 5.14. Quá trình lũ dạng tam giác


Từ QmaxP và WmP đã biết dễ dàng tính được thời gian trận lũ - Tlũ (cạnh đáy
của hình tam giác);
2.Wmp
Tlu  (5.97)
Qmp
Vị trí đỉnh lũ xuất hiện cuối thời gian lũ lên, đầu thời gian lũ xuống mà
Tx
Tlũ = Tl + TX = Tl (1  ) = Tl (1+)
Tl
Tx
Trong đó: γ
Tl
Hệ số  phụ thuộc vào diện tích lưu vực F và các nhân tố điều tiết của lưu vực.
- Đối với lưu vực nhỏ ít điều tiết  = 1,5  2,

186
- Đối với lưu vực điều tiết nhiều  = 2,5  3,5 hoặc có thể lấy theo lưu vực
tương tự.
b) Dạng đường quá trình hình thang
Đối với lưu vực nhỏ, trong trường hợp mưa lũ kéo dài dẫn đến thời gian
duy trì đỉnh lũ kéo dài nên có thể dùng hình thang để biểu thị quá trình lũ thiết
kế (hình 5.15).
Tổng lượng lũ là diện tích phía dưới quá trình hay chính là diện tích hình
thang nên:
Tlu  Td
WmP  Qmax P (5.98)
2
Q

Qmax

Wm

Tl Tx

Hình 5.15. Quá trình lũ dạng hình thang


Td
(1  )
Tlu
Wlu  Tlu QmaxP
2
2.WluP
Tlu 
T
(1  d )QmaxP
Tlu
Td
Trong tính toán thuỷ văn nước ta 1   1,1
Tlu
2.Wmp
Nên có: Tlu 
1,1.Qmp
Tx
Tỷ số   được xác định tương tự trường hợp dạng tam giác.
Tl

187
BÀI TẬP CHƯƠNG 5

1. Để thiết kế công trình X cần xác định tổng lượng dòng chảy năm thiết kế
của lưu vực B, cho biết:
- Lưu vực B chỉ có ít tài liệu đo đạc. Qua khảo sát đã chọn lưu vực tương tự
A và có phương trình tương quan dòng chảy năm giữa A và B là:
MB = 1,2.MA – 4 (l/s.km2)
- Dòng chảy hàng năm của lưu vực A có: M0A = 28 (l/s.km2); Cv = 0,35; Cs
= 0,70;
- Diện tích lưu vực B là 120 km2;
- Tần suất bảo đảm cấp nước của công trình X là 75%.
2. Tính lưu lượng dòng chảy năm thiết kế cho lưu vực B, biết:
- Lưu vực B có F = 94 km2, không có trạm đo đạc thuỷ văn, có lượng mưa
bình quân nhiều năm trên lưu vực là XB = 2950 mm.
- Ngay gần đó có lưu vực A có nhiều tài liệu đo đạc và xác định được:
FA = 189 km2, M0A = 52 l/s.km2, CVA= 0.4, CS = 2CV, X0A = 2720 mm
- Tần suất thiết kế P = 75%.
3. Lưu vực A có các thông số sau:
- Diện tích lưu vực F = 72 km2;
- Chiều dài sông chính LS = 10,5 km;
- Tổng chiều dài sông nhánh Ln = 30km;
- Độ dốc sông chính Js = 3,62 0/00; độ dốc bình quân sườn dốc Jd =263 0/00;
- Thông số tập trung nước sường dốc md = 0,25; thông số tập trung nước
trong sông ms = 9;
- Lượng mưa một ngày lớn nhất ứng với tần suất thiết kế H1% = 538 mm;
phân khu mưa rào: khu X;
- Bỏ qua sự ảnh hưởng của ao hồ, rừng và điền trũng…
Yêu cầu: Tính lưu lượng đỉnh lũ ứng với tần suất thiết kế P = 1% theo công
thức cường độ giới hạn.
4. Một lưu vực có F = 150 km2, q100 = 16 m3/s.km2; n = 0,64; 1% = 1,417.
Tính Qmax1% nếu tổng diện tích ao hồ trên lưu vực là 5 km2.

188
5. Đường quá trình lũ thực đo trên sông X (từ 7h ngày 23/7/2009 đến 13h
ngày 28/7/2009).
Thời
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
đoạn
Q
16 131 266 529 720 437 240 205 170 137 110 83.8
(m3/s)
Thời
13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Ghi chú
đoạn
Q
69 59 52 44 42 38 34 33 32 33 t =6 giờ
(m3/s)

- Giả sử, xem đường quá trình lũ thực đo là đường quá trình lũ đại biểu;
- Ứng với tần suất thiết kế P = 1% ta có QmaxP = 3777,5 (m3/s) và
WmaxP =180,72.106(m3).
Yêu cầu: Xây dựng đường quá trình lũ thiết kế (Q~t)P.

189
Chương 6
TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT DÒNG CHẢY CHO HỒ CHỨA

6.1. Hồ chứa và điều tiết dòng chảy bằng hồ chứa


6.1.1. Hồ chứa và các công trình chủ yếu của hồ chứa
Sự phát triển của xã hội loài người gây ra hiện tượng mất cân bằng về trạng
thái tự nhiên của dòng chảy sông ngòi. Các trạng thái tự nhiên của dòng chảy
sông ngòi không đáp ứng được các yêu cầu về nước, và con người đã tìm biện
pháp làm thay đổi trạng thái tự nhiên của nó cho phù hợp với yêu cầu mà họ cần
có. Một trong những biện pháp đó là tạo ra các hồ chứa nhằm khống chế sự thay
đổi tự nhiên của dòng chảy sông ngòi. Hồ chứa thường được xây dựng ngay trên
các khe suối, sông bằng các đập chắn ngang sông, suối. Hồ thường có kích
thước rất lớn. Ví dụ hồ chứa Hoà Bình có tổng dung tích 9,5 tỉ m3.
Một số công trình chủ yếu của hồ chứa như hình 6.1:
 Đập chắn: Được xây dựng ngang sông, suối nhằm tích nước vào hồ.
 Công trình lấy nước: Là các cống lấy nước được xây dựng với mục đích
lấy nước vào kênh dẫn đến các vùng cần cấp nước như các vùng nông nghiệp,
các khu dân cư, các khu công nghiệp... Cống lấy nước thường được xây dựng
ngay trong thân đập theo hình thức chảy có áp hay không áp.
 Công trình tháo lũ: Công trình tháo lũ có nhiệm vụ xả thừa lượng nước
trong mùa lũ đảm bảo an toàn cho công trình hoặc điều tiết phòng lũ cho vùng
hạ du công trình. Đối với hồ chứa không có nhiệm vụ phòng lũ cho hạ lưu, công
trình tháo lũ có nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho bản thân công trình khỏi bị phá
huỷ khi có lũ lớn. Nếu hồ chứa có nhiệm vụ phòng lũ cho hạ lưu, công trình tháo
lũ sẽ điều tiết quá trình lưu lượng xả xuống hạ lưu để đảm bảo hạ du không bị
ngập lụt khi xảy ra lũ lớn. Công trình tháo lũ có nhiều loại: loại đập tràn chảy tự
do, loại cống ngầm, xi phông hoặc hình thức kết hợp. Các công trình tháo lũ có
hai hình thức: loại có cửa đóng mở hoặc loại không có cửa đóng mở.

190
Hình 6.1. Hồ chứa phát điện
(1) Đập đất; (2) Đập tràn bê tông; (3) Các trụ pin; (4) Hạ lưu đập; (5) Nhà
máy thủy điện; (6) Đường dẫn nước qua các tổ máy; (7) Tuabin; (8) Máy phát;
(9) Cầu trục; (10) thượng lưu; (11) Các cửa van xả lũ; (12) Cầu công tác.
6.1.2. Đặc trưng địa hình hồ chứa
Các đặc trưng địa hình của hồ chứa là quan hệ giữa diện tích mặt hồ (F),
dung tích hồ chứa (V) và chiều sâu bình quân của nước trong hồ (h) với cao trình
mực nước trong hồ Z. Mực nước mặt hồ Z là cao trình mực nước hồ so với mặt
chuẩn quy ước. Cần phân biệt đặc trưng mực nước Z với độ sâu h của hồ chứa.
Độ sâu của mực nước hồ là khoảng cách từ mặt nước đến cao trình đáy hồ:
h = Z - Zd (6.1)
Trong đó Zd là cao trình của đáy hồ so với mặt chuẩn quy ước. Để xây
dựng các quan hệ trên dưới dạng bảng hoặc đồ thị (hình 6.2) từ các bản đồ địa
hình lòng hồ với tỷ lệ thích hợp.
Dựa vào bản đồ địa hình, diện tích mặt hồ tương ứng với các mức
nước khác nhau được xác định bằng các phương pháp đo về diện tích trên
bản đồ. Dung tích khống chế giữa hai đường đồng mức kề nhau được tính
theo công thức:
1
V  ( Fi  Fi  1 ) H (6.2a)
2

191
1
hoặc V  ( Fi  Fi Fi  1  Fi  1 )H (6.2b)
3
Trong đó H là chênh lệch cao độ giữa hai đường đồng mức i và i+1.

Hình 6.2. Các đường quan hệ địa hình lòng hồ


Bảng 6.1. Các đường đặc trưng địa hình của hồ chứa
Fi  Fi  1
Zm F (km2) V (km3) V (Km3) h(m)
2
0 0 --- --- 0 0
1 F1 Fbq(0 – 1) V (0 – 1) V1 h1
2 F2 Fbq(1 – 2) V (1 – 2) V h2
3 F8 Fbq(2 – 3) V (2 – 3) V3 h3
4 F4 Fbq(3 – 4) V (3 – 4) V4 h4

6.1.3. Điều tiết dòng chảy bằng hồ chứa


Điều tiết dòng chảy là sự khống chế sự thay đổi tự nhiên của dòng chảy
sông ngòi cho phù hợp với các yêu cầu về nước của con người. Hồ chứa là biện
pháp quan trọng nhất trong hệ thống các công trình điều tiết, nó có khả năng làm
thay đổi sâu sắc về nước theo thời gian và không gian. Ngoài ra hồ chứa còn làm
thay đổi thế năng và động năng ở những vị trí cục bộ. Sự tích luỹ năng lượng
bằng hồ chứa để chuyển thành năng lượng điện do động năng sinh ra là nguyên
lý cơ bản cho việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện.
Dựa vào chu kỳ, mục đích điều tiết, mức độ sử dụng dòng chảy... người ta
phân loại điều tiết như sau:

192
6.1.3.1. Phân cấp theo mục đích điều tiết
 Điều tiết phục vụ tưới ruộng
Điều tiết phục vụ tưới ruộng nhằm thoả mãn yêu cầu tưới của cây trồng
trong thời kỳ thiếu nước. Yêu cầu về nước bao gồm biểu đồ lượng nước cần cho
tưới theo thời gian trong năm, chất lượng nước và đầu nước cần thiết cho tưới.
Hồ chứa điều tiết phục vụ tưới gọi là hồ chứa điều tiết cho tưới.
 Điều tiết phục vụ phát điện
Nhiệm vụ của điều tiết phục vụ phát điện là tạo đầu nước cần thiết cho phát
điện và điều hoà lượng dòng chảy vào nhà máy thuỷ điện. Hiệu ích mang lại cho
nhà máy thuỷ điện là công suất phát ra của nhà máy và điện năng thu được. Hồ
chứa điều tiết phục vụ phát điện gọi là hồ chứa điều tiết phát điện.
 Điều tiết cấp nước (không kể cấp nước tưới)
Điều tiết cấp nước là điều tiết nhằm thoả mãn yêu cầu về nước cho các
ngành kinh tế quốc dân bao gồm công nghiệp chế biến, các nhà máy, các khu
công nghiệp, các khu dân cư, các trại chăn nuôi...
 Điều tiết phục vụ vận tải thuỷ
Nhiệm vụ của điều tiết loại này nhằm tăng độ sâu nước ở thượng lưu và
hạ lưu công trình nhằm thoả mãn yêu cầu giao thông thuỷ.
 Điều tiết phòng lũ nhằm làm giảm mức nước lũ ở vùng hạ du bảo
đảm an toàn cho các khu kinh tế và dân sinh khi gặp lũ lớn. Hồ chứa điều tiết
loại này gọi là hồ chứa điều tiết phòng lũ.
 Hồ chứa điều tiết lợi dụng tổng hợp
Hồ chứa lợi dụng tổng hợp là hồ chứa điều tiết phục vụ nhiều yêu cầu về
nước. Nguyên tắc lợi dụng tổng hợp là nguyên tắc cao nhất khi lập các quy
hoạch khai thác nguồn nước.
 Các loại điều tiết khác
Ngoài các loại điều tiết trên, còn có những loại điều tiết khác nữa, chẳng
hạn như điều tiết dẫn dòng thi công, các hồ chứa điều tiết cho tiêu úng...
Hồ chứa điều tiết dẫn dòng thi công có nhiệm vụ điều tiết nước qua công
trình dẫn dòng nhằm đảm bảo an toàn cho các yêu cầu và tiến độ thi công các
công trình đầu mối.
Hồ chứa điều tiết cho tiêu có nhiệm vụ tích nước khi có mưa lớn nhằm
giảm nhỏ quy mô kích thước của các công trình tiêu úng.

193
6.1.3.2. Phân loại theo chu kỳ điều tiết
Chu kỳ điều tiết bao gồm hai thời kỳ:
+ Thời kỳ tích nước là thời kỳ nước đến lớn hơn lượng nước dùng nước
được tích vào hồ
+ Thời kỳ cấp nước, là thời kỳ lấy nước từ hồ chứa bù cho lượng nước
thiếu của thời kỳ thiếu nước. Dựa vào chu kỳ điều tiết, có thể chia thành các
hình thức sau đây:
 Điều tiết ngày là loại điều tiết mà chu kỳ của nó bằng một ngày.
Loại này thường phục vụ nước cho sinh hoạt, phát điện khi mà yêu cầu về nước
cho một ngày không đồng đều. Hồ chứa có hình thức điều tiết ngày gọi là hồ
chứa điều tiết ngày.
 Điều tiết tuần nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước trong những
ngày nghỉ trong tuần, chu kỳ điều tiết bằng một tuần.
 Điều tiết năm (còn gọi là điều tiết mùa)
Điều tiết năm là loại điều tiết có chu kỳ bằng một năm. Mục đích điều tiết
năm là trữ lại lượng nước thừa trong mùa lũ để cung cấp cho thời kỳ mùa kiệt.
 Hồ chứa điều tiết nhiều năm
Điều tiết nhiều năm có chu kỳ điều tiết bằng một số năm. Điều tiết nhiều
năm nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước trong thời kỳ nhiều năm của các hộ
dùng nước có mức sử dụng nước rất lớn so với trạng thái tự nhiên của dòng chảy
sông ngòi.
Một hồ chứa có thể làm việc với nhiều chu kỳ điều tiết khác nhau. Tên gọi
của hồ chứa loại này lấy theo chu kỳ lớn nhất của điều tiết. Ví dụ hồ chứa điều
tiết nhiều năm vừa có nhiệm vụ điều tiết nhiều năm, vừa có nhiệm vụ điều tiết
năm.
6.1.4. Các thành phần của hồ chứa và nguyên tắc lựa chọn
6.1.4.1. Dung tích chết và mực nước chết
Dung tích chết thường ký hiệu là Vc, là phần dung tích không tham gia vào
quá trình điều tiết dòng chảy, là phần dung tích nằm ở dưới cùng của hồ chứa
gọi là dung tích lót đáy.
Mực nước chết ký hiệu là Hc, là mực nước tương ứng với dung tích chết Vc
(hình 6.3). Mực nước chết và dung tích chết có quan hệ với nhau theo đường
quan hệ địa hình hồ chứa Z ~ V.
* Nguyên tắc lựa chọn dung tích chết và mực nước chết

194
Dung tích chết và mực nước chết có những nhiệm vụ chính sau đây :
Phải chứa được hết phần bùn cát lắng đọng trong hồ chứa trong thời gian
hoạt động của công trình, tức là :
V0 Vb.T (6.3)
Trong đó Vb là thể tích bồi lắng hàng năm của bùn cát, T là số năm hoạt
động theo thiết kế của công trình (tuổi thọ của công trình)
Đối với hồ chứa có nhiệm vụ tưới tự chảy, mực nước chết không được nhỏ
hơn cao trình mực nước tối thiểu để có thể đảm bảo được tưới tự chảy.
H0 Zmin (6.4)
Đối với các nhà máy thuỷ điện, mực nước chết và dung tích chết phải được
lựa chọn sao cho hoặc là công suất đảm bảo của nhà máy là lớn nhất, hoặc là
đảm bảo cột nước tối thiểu cho việc phát điện.
Đối với giao thông thuỷ ở thượng lưu, mực nước chết phải là mực nước tối
thiểu cho phép tàu bè đi lại bình thường.
Đối với thuỷ sản, dung tích chết và mực nước chết phải đảm bảo có quy mô
cần thiết cho nuôi cá và thuỷ sản khác, ngoài ra diện tích mặt thoáng của nước
cũng cần chọn sao cho đáp ứng yêu cầu phát triển thủy sản.
Đối với yêu cầu về du lịch và bảo vệ môi trường, mực nước chết và dung
tích chết đảm bảo yêu cầu tối thiểu cho du lịch và yêu cầu vệ sinh thượng và hạ
lưu hồ chứa.
Trong các nhiệm vụ trên đây, thì nhiệm vụ đầu tiên là yêu cầu tiên quyết
khi lựa chọn dung tích chết. Trong trường hợp có nhiều yêu cầu cần phải đáp
ứng, việc lựa chọn dung tích chết phải thông qua phân tích hiệu quả kinh tế, kỹ
thuật để lựa chọn cho hợp lý.
Thực tế ở nước ta việc xác định mực nước chết cho các hồ vừa và nhỏ chủ
yếu theo điều kiện bồi lắng và điều kiện dẫn nước tưới ruộng.
6.1.4.2. Dung tích hiệu dụng và mực nước dâng bình thường
Dung tích hiệu dụng thường ký hiệu là Vh, là phần dung tích nằm trên phần
dung tích chết. Dung tích hiệu dụng có nhiệm vụ điều tiết cấp nước cho các đối
tượng dùng nước. Đối với hồ chứa phát điện dung tích hiệu dụng vừa có nhiệm
vụ điều tiết vừa tạo đầu nước phát điện.
Về mùa lũ, nước được tích vào phần dung tích Vh để bổ sung nước dùng
cho thời kỳ mùa kiệt khi nước đến không đủ cấp cho các yêu cầu dùng nước.
Mực nước dâng bình thường (Hbt) là mực nước trong hồ chứa khống chế

195
phần dung tích chết và dung tích hiệu dụng VBT.
VBT = Vc + Vh (6.3)
Mực nước dâng bình thường được ký hiệu là Hbt. Giá trị của Hbt được suy
ra trên đường cong Z ~ V khi biết giá trị VBT.
* Nguyên tắc lựa chọn dung tích hiệu dụng và mực nước dâng bình thường
Khi lựa chọn dung tích hiệu dụng và mực nước dâng bình thường phải xuất
phát từ những điều kiện ràng buộc về địa hình và điều kiện ngập lụt thượng lưu
hồ. Ngoài ra cần phân tích các chỉ tiêu kinh tế và các ràng buộc về môi trường,
các vấn đề xã hội, chính trị... Dung tích hồ chứa không thể vượt quá giới hạn
cho phép do có yêu cầu về ngập lụt thượng lưu hoặc điều kiện địa chất công
trình.
Cần phân tích các yêu cầu về nước và chi phí cho xây dựng công trình để
chọn thông số mực nước dâng bình thường. Các chi phí bao gồm chi phí cho xây
dựng công trình, chi phí vận hành, thiệt hại do thượng lưu bị ngập lụt và những
thiệt hại do không đảm bảo các yêu cầu về nước ... Như vậy, việc lựa chọn Hbt
và Vh là sự kết hợp các điều kiện kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của công trình.
6.1.4.3. Dung tích siêu cao và mực nước siêu cao
Dung tích siêu cao là phần dung tích nằm phía trên phần dung tích hiệu
dụng. Dung tích siêu cao có nhiệm vụ tích một phần nước lũ khi có lũ để giảm
lưu lượng tháo xuống hạ lưu nhằm giảm quy mô kích thước của công trình tháo
lũ. Đối với hồ chứa có nhiệm vụ phòng lũ, phần dung tích này có nhiệm vụ làm
giảm mực nước sông vùng hạ du. Dung tích siêu cao chỉ tích nước tạm thời khi
có lũ, lượng nước này phải được tháo hết khi lũ chấm dứt.
Mực nước siêu cao thường ký hiệu Hsc, là mực nước khống chế toàn bộ
phần dung tích hồ chứa bao gồm dung tích chết, dung tích hiệu dụng và dung
tích siêu cao. Hsc có thể suy ra từ quan hệ Z ~ V của hồ chứa khi đã biết Vsc,
V0, Vh.
Hsc = Z( Vo + Vh + Vsc) (6.4)
* Nguyên tắc lựa chọn dung tích siêu cao và mực nước siêu cao
Trong trường hợp không có yêu cầu phòng lũ cho hạ lưu, việc lựa chọn Hsc
và Vsc liên quan đến các điều kiện sau đây :
- Điều kiện cho phép về ngập lụt ở thượng lưu.
Hsc  [ Z] ( 6.5)
Trong đó: [Z] là giá trị lớn nhất cho phép của mực nước siêu cao;

196
- Chỉ tiêu về chi phí cho xây dựng công trình tháo lũ.
Trong trường hợp có nhiệm vụ phòng lũ cho hạ du, cần phân tích thêm
những lợi ích mà nó mang lại cho vùng hạ du. Đối với hồ chứa lợi dụng tổng
hợp, cần phải đồng thời phân tích hiệu ích kinh tế mang lại và những thiệt hại do
xây dựng hồ chứa khi lựa chọn cả ba loại đặc trưng V0, Vh và Vsc.

HSC

HBT

Bùn cát bồi lắng


HC

Hình 6.3. Các thành phần của hồ chứa


6.2. Tính toán dung tích chết
6.2.1. Tính toán dung tích chết theo lượng bùn cát bồi lắng.
Sau khi xây dựng hồ chứa do tốc độ dòng chảy vùng hồ giảm đáng kể gây
ra hiện tượng bồi lắng bùn cát trong hồ. Thời gian đầu, bùn cát bồi lắng ở khu
vực thượng lưu hồ và tạo thành những sóng cát di chuyển dần về phía đập và bồi
lấp vào phần dung tích chết của hồ (hình 6.3). Gọi T là thời gian phục vụ của
công trình (gọi là tuổi thọ của công trình), trong giai đoạn thiết kế phải tính toán
lượng bùn cát bồi lắng trong thời gian T làm cơ sở cho việc lựa chọn dung tích
chết và mực nước chết của hồ chứa. Ngoài ra, cần phải tính toán diễn biến bồi
lắng hồ chứa theo thời gian để phân tích hiệu quả cấp nước của hồ chứa. Quá
trình bồi lắng hồ chứa có quan hệ chặt chẽ với chế độ dòng chảy, chế độ bùn cát
và quy luật vận chuyển bùn cát trong sông.
Công thức tổng quát tính toán dung tích bồi lắng trong hồ chứa có dạng
sau:
V = Vll + Vdđ + Vsl + Vlq (6.6)
Trong đó:
1. Vll: Dung tích bùn cát lơ lửng có trong sông suối chảy vào và bồi lắng

197
xuống hồ, tính theo công thức:
R0 .T
Vll  K BL . 31 .5  10 3 ( m 3 ) (6.7)
 bc
- KBL là hệ số phản ảnh khả năng bồi lắng lượng bùn cát lơ lửng đến hồ.
KBL phụ thuộc vào đặc điểm bùn cát lơ lửng, đặc điểm làm việc và hình dạng
của hồ. Thông thường trong tính toán lấy KBL = 0.7  0.8;
- bc là dung trọng riêng của bùn cát, những năm đầu sau khi hồ đưa vào
hoạt động do cát bùn chưa chặt có thể lấy  = 0,5  0,7 T/m3, những năm tiếp
theo  = 1,0  1,5 T/m3;
- T là tuổi thọ của hồ, tính bằng năm;
- R0: Lưu lượng bùn cát bình quân (kg/s) là khối lượng bùn cát bình quân
chuyển qua một mặt cắt sông nào đó trong một đơn vị thời gian.
R0  0 .Q0
0: Lượng ngậm bùn cát bình quân (g/m3);
Q0: Lưu lượng dòng chảy chuẩn.
* Xác định R0:
+ Khi có nhiều tài liệu đo đạc bùn cát:
n
 Ri
1
R0  (kg/s) (6.8)
n
+ Khi có ít tài liệu đo đạc bùn cát:
Q0
R0  Rn (6.9)
Qn

Q n và R n là lưu lượng dòng chảy và bùn cát bình quân trong n năm đo đạc
+ Khi không có tài liệu đo đạc bùn cát:
- Dùng bản đồ đẳng trị;
- Dùng phương pháp lưu vực tương tự;
- Dùng công thức kinh nghiệm.
Có thể dùng công thức kinh nghiệm do Pôliakốp kiến nghị (6.9) để xác
định lượng ngậm cát:
0 = 104 .  . J .K (6.10)
Trong đó:
-  là hệ số xâm thực:
+ Với vùng xói mòn mạnh  = 8  6;

198
+ Với vùng xói mòn vừa  = 6  4;
+ Với vùng xói mòn ít  = 2  1.
- J là độ dốc bình quân của lòng sông.
- K là hệ số hiệu chỉnh: K = K1 . K2 . K3
+ K1 là hệ số hiệu chỉnh theo hình dạng mặt cắt lưu vực:
Mặt cắt sườn dốc hình lõm K1 = 0,5;
Mặt cắt sườn dốc phẳng K1 = 1,0;
Mặt cắt sườn dốc lồi K1 = 1,5.
+ K2 là hệ số hiệu chỉnh lớp phủ thực vật:
Đồng cỏ hai bên sông K2 = 0,5;
Rừng rậm hai bên sông K2 = 0,7;
Lưu vực có ít rừng K2 = 1,4 - 1,8;
Lưu vực không có cây cỏ K2 = 2,5.
+ K3 là hệ số hiệu chỉnh nham thạch:
Đá K3 = 0,5;
Sét pha đá K3 = 1,0;
Đất vàng K3 = 1,5.
Hoặc có thể xác định lưu lượng bùn cát bình quân theo công thức kinh
nghiệm:
a) Các lưu vực ở miền Bắc với F > 100 Km2:
R0 = 0,037 . Q01,37 (6.11a)
b) Các lưu vực ở miền Bắc với F < 100 Km2:
R0 = 0,105 . Q01,37 (6.11b)
c) Các lưu vực ở miền Nam với F > 100 Km2:
R0 = 0,014 . Q1,37 (6.11c)
2. Vdđ: Là thể tích bùn cát di đẩy lắng xuống hồ, có thể xác định theo tỷ lệ
so với bùn cát lơ lửng như sau:
Vdđ = Kdđ. Vll (6.12)
Thông thường Kdđ = 0.2  0.3. Đối với các hồ ở miền núi có độ dốc lưu
vực lớn, có thể lấy Kdđ = 0.5  0.6
3. Vsl: Là thể tích đất đá bồi lấp do sạt lở bờ, đây thành phần rất khó xác
định vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm địa hình, địa chất lưu vực,

199
độ sâu tích nước và diện tích mặt thoảng của hồ... Trong tính toán có thể ước
tính theo tỷ lệ phần trăm lượng bùn cát lơ lửng và di đẩy:
Vsl = Ksl . (Vll + Vdđ) (6.13)
Thường lấy Ksl = 0.1
4. Vlq: Dung tích bồi lấp do lũ quét mang bùn cát sạt lở trên lưu vực vào hồ.
Vlq = Klq . Vh (6.14)
Vh: Dung tích hữu ích của hồ
Vùng thường xảy ra lũ quét và lở đất thì Klq = 0.15  0.25.
6.2.2. Tính toán dung tích chết theo điều kiện tưới tự chảy.
Hệ thống thuỷ lợi có hồ chứa phục vụ tưới thường là hệ thống thuỷ nông
tự chảy. Để đảm bảo yêu cầu cấp nước thì Hc được xác định như sau:
Hc  A0 + hi + Z (6.15)
Trong đó:
A0 là cao trình khống chế tưới thiết kế;
hi là tổng tổn thất cột nước khi dẫn nước từ hồ chứa tới khu tưới thiết
kế (bao gồm các tổn thất dọc đường theo chiều dài kênh mương và tổn thất cục
bộ qua các công trình thuỷ lợi trên kênh);
Z là gia số an toàn về đầu nước tưới tự chảy.
6.3. Tính toán dung tích hiệu dụng
6.3.1. Giới hạn và cơ sở của các phương pháp tính toán
6.3.1.1. Giới hạn
Hồ chứa điều tiết dài hạn gồm hồ chứa điều tiết năm và hồ chứa điều tiết
nhiều năm, đó là hai loại rất thường gặp trong thực tế. Ở chương này chỉ xem
xét các hồ chứa độc lập làm nhiệm vụ cấp nước. Đồng thời cũng chỉ xem xét bài
toán thiết kế (xác định các thông số cơ bản của hồ chứa) với yêu cầu cấp nước
cố định (không thay đổi từ năm này qua năm khác)
6.3.1.2. Cơ sở của các phương pháp tính toán
Trong giai đoạn quy hoạch hoặc thiết kế, tính toán điều tiết hồ chứa là
nhằm xác định mối quan hệ giữa ba đại lượng dung tích hiệu dụng Vh, yêu cầu
dùng nước q và tần suất thiết kế P. Trong thực tế có ba bài toán cơ bản sau đây:
1) Tìm dung tích hiệu dụng của hồ chứa khi yêu cầu dùng nước và tần suất
đảm bảo cấp nước đã xác định:
Vh = F1 (q, P) (6.16a)

200
2) Tìm khả năng cung cấp nước của hồ chứa khi dung tích hiệu dụng và tần
suất cấp nước P đã xác định:
q = F2 (Vh, P) (6.16b)
3) Tìm tần suất đảm bảo cấp nước P của hồ chứa khi dung tích hiệu dụng
Vh đã xác định với yêu cầu cấp nước q:
P = F3 (Vh, q) (6.16c)
Do sự hạn chế về mặt số liệu quan trắc dòng chảy, do tính chất phức tạp
của vấn đề điều tiết dài hạn (đặc biệt là điều tiết nhiều năm) mà đã hình thành
hàng loạt các phương pháp khác nhau khi giải ba bài toán cơ bản trên. Để thấy
rõ cơ sở của từng phương pháp tính toán điều tiết kho nước hãy xét sơ đồ sau
(hình 6.4).
Phân tích sơ đồ trên thấy rằng: Tài liệu đo đạc dòng chảy (đường liền nét
Q1, Q2,..., Q11 trên hình 6.4) thuộc thời gian quá khứ, còn công trình làm việc
thuộc thời gian tương lai. Do đó, để thiết kế công trình thì về nguyên tắc phải sử
dụng quá trình dòng chảy đến trong tương lai. Như đã biết, quá trình này chưa
thể biết được. Tuỳ thuộc vào cách đánh giá dòng chảy đến trong tương lai mà
người ta đã phân thành hai phương pháp tính toán điều tiết dòng chảy là:
phương pháp trình tự thời gian và phương pháp thống kê.

Q (m3/s)

Quá khứ Tương lai t (năm)


(Tài liệu đo đạc dòng chảy) (Thời điểm công trình bắt đầu hoạt động)

Hình 6.4. Mô tả ý nghĩa về mặt thời gian của việc đo đạc


và đánh giá nguồn nước đến công trình
a) Phương pháp trình tự thời gian
Phương pháp này đã giả thiết dòng chảy đến trong tương lai lặp lại hoàn
toàn như quá khứ (cả về lượng và thứ tự sắp xếp - đường đứt nét trên hình 6.4)
từ đó so sánh với biểu đồ nước dùng để tính toán điều tiết. Tuỳ theo cách diễn

201
toán khi tính cân bằng nước lại chia ra phương pháp lập bảng và phương pháp
đồ giải.
b) Phương pháp thống kê
Phương pháp này đã giả thiết dòng chảy đến trong tương lai là một đại
lượng ngẫu nhiên cùng nằm trong một tổng thể với dòng chảy trong quá khứ.
Điều đó có nghĩa là các đặc trưng thống kê của cả tổng thể (Q0, CV, CS) có thể
tính từ tài liệu dòng chảy quan trắc trong quá khứ. Theo cách xác định này
không thể biết được một trị số lưu lượng (thí dụ Q4) sẽ xuất hiện tại thời điểm
nào trong tương lai, nhưng biết được nó sẽ xuất hiện với xác suất bằng bao
nhiêu. Như vậy, các trị số lưu lượng đã được quan trắc trong quá khứ (Q1, Q2,...,
Q11) có thể chiếm một vị trí bất kỳ trên trục thời gian tương lai, tạo nên vô vàn
những tổ hợp dòng chảy khác nhau, trong đó có cả những tổ hợp bất lợi nhất (thí
dụ các năm ít nước nhất đứng cạnh nhau như Q2, Q6 và Q11 đứng cạnh nhau).
Những tổ hợp này đều ứng với những xác suất nhất định do luật phân phối xác
suất đã biết qui định. Từ đó so sánh với yêu cầu dùng nước sẽ tính toán ra dung
tích hiệu dụng ứng với mức đảm bảo cấp nước P. Phương pháp thống kê được
sử dụng chủ yếu cho các kho nước điều tiết nhiều năm.
6.3.2. Tính toán điều tiết theo phương pháp lập bảng
Đây là phương pháp xuất hiện sớm nhất và cách giải theo đúng nguyên lý
cân bằng nước. Với hồ chứa điều tiết dài hạn (điều tiết năm và nhiều năm) và
thời đoạn tính toán i đủ lớn sẽ có phương trình cân bằng nước đưa về dạng sai
phân như sau:
Qi . i - qi . i = Vi - Vi -1 (6.17)
Trong đó:
+ Vi -1 là dung tích kho ở thời điểm ti -1, đây là đầu thời đoạn tính toán nên
Vi-1 là trị số đã biết.
+ Vi là dung tích kho ở thời điểm ti, đây là cuối thời đoạn tính toán nên Vi
sẽ là trị số cần tìm.
+ i = ti - ti-1 là thời đoạn tính cân bằng thứ i, thường lấy cố định là một
tháng hoặc một tuần thuỷ văn (10 ngày), vì thời đoạn đó đủ để xét sự thay đổi
dòng chảy hàng năm và cả trong từng năm, đồng thời cũng đáp ứng mức độ
chính xác cho phép.
+ qi là lưu lượng nước chảy từ kho ra bình quân trong thời đoạn i, nó bao
gồm lượng nước yêu cầu của toàn hệ thống (qyi), tổn thất bốc hơi (qbi), tổn thất

202
do thấm và rò rỉ qua công trình (qti) và lượng nước xả thừa (qxi):
qi = qyi + qbi + qti + qxi (6.18)
Trong biểu thức (6.18) thì:
- qyi là đại lượng đã biết (theo kế hoạch dùng nước);
- qbi phụ thuộc vào chênh lệnh bốc hơi từ mặt nước so với bốc hơi từ bề
mặt lưu vực Zi và diện tích mặt hồ Fhi. Ở đây Fhi được tính tương ứng với dung
tích trung bình:
Vi 1  Vi
V (6.19)
2
Do Vi là trị số cần tìm nên việc xác định qbi phải qua tính thử.
- qti phụ thuộc vào địa chất lòng hồ, hình dạng bờ, loại công trình ngăn
nước và lượng trữ nước ở trong kho... Xác định chính xác qti là một vấn đề khó
khăn. Theo đề nghị của M.V. Pôtapốp có thể xác định gần đúng qti theo phần
trăm lượng nước chứa bình quân trong hồ hoặc lớp thấm tính theo mặt hồ bình
quân (bảng 6.2). Như vậy thì việc xác định qti cũng phải qua tính thử.
Bảng 6.2. Tiêu chuẩn thấm trong kho nước
Điều kiện Lượng thấm tính theo Lớp thấm tính theo diện
địa chất lượng nước bình quân tích bình quân
lòng hồ Năm (%) Tháng (%) Năm (m) Ngày đêm (mm)
Tốt 5 ÷ 10 0,5 ÷ 1 < 0,5 1÷2
Bình quân 10 ÷ 20 1 ÷ 1,5 0,5 ÷ 1 2÷3
Xấu 20 ÷ 30 1,5 ÷ 3 1÷2 3÷4
- qxi phụ thuộc vào quá trình nước đến, quá trình nước cần và phương thức
vận hành kho nước (có thể trữ sớm, trữ muộn hoặc theo các ràng buộc về yêu
cầu phòng chống lũ...). Với các công trình hồ chứa làm nhiệm vụ cấp nước thì
công trình xả lũ thường là tràn không có cửa van khống chế và khả năng dự báo
thuỷ văn cũng còn rất hạn chế, nên thường điều hành theo phương thức trữ sớm
nhất (thừa bao nhiêu trữ bấy nhiêu, khi nào hồ đầy thì mới xả thừa qua tràn).
- Qi là lưu lượng dòng chảy đến kho nước trung bình trong thời đoạn i, nó
được xác định từ đường quá trình dòng chảy của lưu vực nghiên cứu (Q ~ t).
Vấn đề cần bàn là chọn năm nào hoặc thời đoạn nào để tính toán điều tiết.
Việc giải bài toán 1 là quá trình lập bảng để thiết lập sự cân bằng theo biểu
thức (6.17) tương ứng với quá trình nước đến là dòng chảy năm thiết kế. Xin

203
trình bày cách làm qua một ví dụ và từ đó sẽ đưa ra những nhận xét cần thiết.
Ví dụ: Thiết kế hồ chứa nước Sông Rác (Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
1) Các tài liệu cần thiết cho tính toán điều tiết:
a) Đặc trưng địa hình của hồ chứa (bảng (6.3)).
b) Dòng chảy năm thiết kế:
Có Q0 = 6,4 m3/s, Cv = 0,39, Cs = 2Cv. Với P = 75%, có QP = 4,5 m3/s.
Phân phối dòng chảy năm thiết kế (Q ~ t)TK trong bảng (6.4).
c) Lượng bốc hơi ở hồ chứa:
Lượng nước bốc hơi chênh lệch cả năm là Z = 521 (mm).
Phân phối bốc hơi thiết kế (Z ~ t)TK cho trong bảng (6.4).
Bảng 6.3. Quan hệ Z ~ F ~ V của hồ Sông Rác
Z (m) F (106 m2) V (106 m3)
0 0 0
10 1,11 3,70
11 1,69 5,08
12 2,47 7,14
13 3,40 10,07
14 4,18 13,85
15 5,13 18,50
16 6,19 24,15
17 7,11 30,80
18 8,05 38,37
19 9,03 46,91
20 10,20 56,52
21 11,35 67,30
22 12,26 79,10
23 13,01 91,74
24 13,72 105,1
25 14,69 119,3
26 15,59 134,4

Bảng 6.5. (Q ~ t)TK và (Z ~ t)TK của hồ Sông Rác

Tháng IX X XI XII I II III IV V VI VII VIII

Qi (m3/s) 9,4 19,2 6,5 4,18 3,67 3,37 2,59 1,92 1,47 0,97 0,54 1,25

Zi
52,4 37 44,2 16,3 24,8 14,3 16,1 31,4 40,4 82 86,1 76
(mm)

204
d) Yêu cầu cấp nước:
Diện tích khu tưới 7990 ha, mức bảo đảm cấp nước (tần suất thiết kế) là
75%, lượng nước cần tưới cho từng tháng ghi ở cột (4) bảng (6.6a). Lượng nước
yêu cầu này nhỏ hơn lượng nước dòng chảy năm thiết kế, vậy hồ chứa Sông Rác
cần thiết kế là kho nước điều tiết năm.
e) Mực nước chết và dung tích chết:
Theo yêu cầu dẫn nước tưới tự chảy của hệ thống đã tính được Hc =
12,30 m, tương ứng có Vc = 8,0.106 m3.
2) Tính dung tích hiệu dụng Vh chưa kể tổn thất như trong bảng 6.6a:
Bảng 6.6a. Tính điều tiết chưa kể tổn thất
Lượng Lượng
Tháng  ti WQi Wqi V+ V- nước tích nước xả
(ngày) (106 m3) (106 m3) (106 m3) (106 m3) vào hồ thừa
(106 m3) (106 m3)
1 2 3 4 5 6 7 8

IX 30 24,300 12,348 11,952


X 31 51,250 7,097 51,105
XI 30 16,770 0 72,875
XII 31 11,180 0 11,952 83,465
I 31 9,830 1,973 44,153 83,465
II 28 8,140 4,254 16,770 83,465
III 31 6,940 15,713 11,180 8,773 74,692 0,590
IV 30 4,970 20,488 7,857 15,518 59,174 7,857
V 31 3,940 11,259 3,886 7,319 51,855 3,886
VI 30 2,510 8,043 5,533 46,322
VII 31 1,440 28,203 26,763 19,559
VIII 31 3,330 22,889 19,559 0

Cộng 144,600 132,267 95,798 83,465 12,333

Trong bảng (6.6a):


- Cột (1): Thứ tự các tháng xếp theo năm thuỷ lợi (cũng trùng với năm
thuỷ văn).
- Cột (2): Số ngày của từng tháng.
- Cột (3): Tổng lượng nước đến của từng tháng.
WQi = Qi . ti (6.20)
Trong đó: - Qi lấy ở bảng (6.5);
- i: Thời gian của 1 tháng (giây).

205
- Cột (5): Lượng nước thừa (khi WQi > Wqi )
Cột (5) = Cột (3) - Cột (4)
- Cột (6): Lượng nước thiếu (khi WQi < Wqi)
Cột (6) = Cột (4) - Cột (3)
Tổng cộng cột (6) sẽ có dung tích nước cần trữ vào kho để điều tiết nước
nhằm đảm bảo yêu cầu cấp nước theo thiết kế và đó chính là dung tích hiệu
dụng chưa kể tổn thất: Vh’ = 83,465.106(m3).
- Cột (7): Khi tích nước thì luỹ tích cột (5) nhưng chú ý không để vượt
quá trị số Vh’, phần xả thừa này ghi vào cột (8). Khi cấp nước thì lấy lượng nước
trữ ở kho trừ đi lượng nước cần cấp ở cột (6).
3) Tính tổn thất trong kho nước như trong bảng 6.6b:
Bảng 6.6b. Tính tổn thất trong kho nước
Vi Vtbi Fh Wb Wt Wtt
Tháng
(106 m3) (106 m3) (106 m3) (106 m3) (106 m3) (106 m3)
1 2 3 4 5 6 7

8,000
IX 19,952 13,976 4,075 0,214 0,140 0,354
X 64,105 42,028 8,200 0,304 0,420 0,724
XI 80,875 72,494 11,688 0,516 0,725 1,241
XII 91,645 86,170 12,687 0,207 0,862 1,069
I 91,465 91,465 13,000 0,323 0,915 1,238
II 91,465 91,465 13,000 0,186 0,915 1,101
III 82,692 87,077 12,750 0,205 0,871 1,076
IV 67,174 74,933 12,075 0,379 0,749 1,128
V 59,855 63,515 11,075 0,447 0,635 1,082
VI 54,322 57,088 10,175 0,835 0,571 1,406
VII 27,559 40,940 8,225 0,708 0,409 1,117
VIII 8,000 17,780 4,700 0,357 0,178 0,535

Cộng 4,681 7,390 12,071

Trong bảng 6.6b:


- Cột (2) là cột (7) ở bảng (6.6a) cộng với dung tích chết Vc (trong ví dụ

206
này Vc = ?, vậy Vi là dung tích của kho nước ở cuối mỗi thời đoạn tính toán ti.
Khi kho bắt đầu tích nước, trong thiết kế thường giả thiết trước đó kho nước đã
tháo cạn đến Hc (trong bảng là đầu tháng IX có dung tích kho tương ứng là Vc).
- Cột (3): Vtbi là dung tích bình quân trong hồ chứa, xác định theo (6.19).
- Cột (4): Fhi là diện tích mặt hồ tương ứng với Vtbi (tra từ quan hệ địa
hình cho ở bảng 6.4).
- Cột (5): Wbi là lượng tổn thất do bốc hơi.
Wbi = Zi . Fhi (6.21)
Trong đó: - Zi là lượng bốc hơi chênh lệch cho ở bảng (6.5).
Zi = Zn - Zlv
- Fhi đã xác định ở cột (4) (tra quan hệ Z ~ F ~ V tương ứng với Vtbi).
- Cột (6): Wti là lượng tổn thất do thấm
Wti = K . Vtbi (6.22)
Trong đó :
- Vtbi đã xác định ở cột (3);
- K là tiêu chuẩn thấm trong kho nước, lòng hồ sông Rác có điều kiện địa
chất bình thường, tra bảng 6.4 đã chọn K = 1% lượng nước bình quân.
- Cột (7): Wtti là lượng tổn thất tổng cộng
Wtti = Wbi + Wti (6.23)
4) Tính Vh có kể tổn thất:
Lập bảng tính giống như bảng (6.6a), nhưng lúc này lượng nước yêu cầu ở
cột (4) là lượng nước yêu cầu cộng với lượng nước tổn thất vừa tính ở bảng
6.6b.
Trong ví dụ này có kết quả Vh = 89,809.106 m3 và sử dụng nó để thiết kế hồ
chứa nước sông Rác.
Qua kết quả tính toán xin lưu ý một số điểm sau:
i) Nếu muốn tăng mức độ chính xác của kết quả tính tổn thất thì sử dụng số
liệu vừa tính để lập bảng 6.6b và xác định lại Vh. Có thể lập bảng lặp lại nhiều
lần và cách làm như vậy gọi là nguyên lý tính đúng dần, nhưng thực tế cho thấy
kết quả thay đổi rất ít nên thường chỉ tính một lần như trên là đủ.
ii) Nếu trong một năm có nhiều thời kỳ thừa nước và nhiều thời kỳ thiếu
nước thì khi xác định Vh cần phải lưu ý. Xin dẫn ra 2 trường hợp để minh hoạ
(hình 6.5):

207
Q q
(Q~t) Q q
(Q~t) V2+
(q~t) (q~t)
+ + +
V1 V2 V1
-
V1
V1- V2-
V2-
t t
1 năm 1 năm
(a) (b)
Hình 6.5. Trường hợp có nhiều thời kỳ thừa nước và thiếu nước
trong một năm
- Trường hợp 1 (hình 6.5a): Trong một năm có hai lần trữ và 2 lần cấp
nước, lượng nước thừa và thiếu tương ứng là: V1  V1 và V2  V2 , lúc đó xác

định Vh = V max = V1 .
- Trường hợp 2 (hình 6.5b): Ở đây có: V1  V1 và V2  V2 lúc đó xác
định Vh  V1  (V2  V2 ) . Nhưng chú ý so sánh Vh với V2 , nếu Vh < V2 thì phải lấy
Vh  V2 mới đảm bảo việc cấp nước.
Nhận xét: Trị số Vh vừa tìm được ở trên là đáp số của bài toán 1, như vậy
đã thừa nhận tần suất tính toán nước đến là tần suất đảm bảo cấp nước. Điều đó
chỉ đúng với 2 điều kiện sau đây:
- Lượng dòng chảy hàng năm thay đổi nhưng hình dạng phân phối dòng
chảy trong từng năm phải hoàn toàn như nhau (các quá trình (K ~ t) trùng hoàn
toàn với (K ~ t)TK).
- Lượng nước đến của năm thiết kế được sử dụng toàn bộ, có nghĩa rằng
hồ chứa được thiết kế là kho nước điều tiết năm hoàn toàn.
Cũng cần khẳng định rằng, tính toán điều tiết năm theo năm thiết kế bằng
phương pháp lập bảng như trên rất thường gặp trong thực tế và trong nhiều
trường hợp đó là cách làm duy nhất.
Nếu gặp bài toán 2 thì đưa về bài toán 1 bằng cách giả thiết nước dùng sao
cho trị số Vh tìm được chính là dung tích hiệu dụng của kho nước.
6.4. Tính toán điều tiết lũ
Điều tiết lũ có nhiệm vụ cơ bản là nghiên cứu cách hạ thấp lưu lượng lũ,
nhằm đáp ứng các yêu cầu phòng chống lũ cho các công trình ven sông và khu
vực hạ lưu. Mục đích của nghiên cứu điều tiết lũ là thông qua tính toán tìm ra
các biện pháp phòng chống lũ thích hợp và có hiệu quả nhất. Trong phần này

208
cung cấp cho chúng ta những khái niệm cơ bản về điều tiết lũ, các bài toán điều
tiết lũ trong thực tế và một số phương pháp tính toán thường dùng trong điều tiết
lũ bằng hồ chứa.
6.4.1. Các biện pháp phòng chống lũ và tiêu chuẩn phòng lũ
6.4.1.1. Biện pháp phòng chống lũ
Dòng chảy lũ được coi là đặc trưng nhất của chế độ dòng chảy trong sông.
Điều này được thể hiện qua tính chất phức tạp và những tác hại do nó gây ra.
Dòng chảy lũ biến đổi rất lớn theo thời gian với lưu lượng và năng lượng vượt
quá rất nhiều những yêu cầu khai thác và khả năng tải nước của sông. Để hạn
chế những tác hại do lũ gây ra, từ ngàn xưa đến nay con người đã không ngừng
đấu tranh nhằm phòng, tránh và chế ngự dòng chảy lũ.
Các biện pháp phòng chống lũ có thể chia ra làm 2 loại sau: biện pháp công
trình và biện pháp phi công trình.
a) Các biện pháp công trình
Các biện pháp công trình được áp dụng tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể phụ
thuộc vào đặc điểm sự hình thành lũ, đặc điểm địa hình và hiện trạng hệ thống
vùng phòng lũ. Các biện pháp công trình được áp dụng trong quy hoạch phòng
chống lũ có các loại như sau.
i) Đắp đê
Hệ thống đê có nhiệm vụ ngăn lũ không chảy vào vùng phòng lũ theo tiêu
chuẩn thiết kế quy định. Hệ thống đê bao gồm đê sông, đê biển và hệ thống đê
bao.
ii) Xây dựng hồ chứa phòng lũ
Nếu điều kiện địa hình cho phép xây dựng hồ chứa thì biện pháp xây dựng
các hồ chứa phòng lũ là biện pháp hiệu quả nhất về mặt phòng lũ. Hồ chứa xây
dựng trên thượng nguồn có khả năng giảm mực nước vùng hạ du trên một vùng
rộng lớn nên kinh phí đắp đê và chi phí hàng năm cho việc chống lũ vùng hạ du
sẽ giảm đáng kể.
iii) Công trình phân lũ
Công trình phân lũ được sử dụng chuyển dòng chảy lũ sang một lưu vực
khác nhằm giảm nhẹ thiệt hại cho vùng phòng lũ. Các công trình phân lũ sẽ
giảm nhẹ thiệt hại và đảm bảo an toàn cho vùng phòng lũ nhưng có thể gây thiệt
hại cho một vùng khác có yêu cầu phòng lũ thấp hơn.
iv) Hình thành các khu chậm lũ

209
Các khu phân chậm lũ có tác dụng điều tiết làm giảm mực nước vùng
phòng lũ. Cũng tương tự như biện pháp phân lũ, biện pháp này có thể gây thiệt
hại cho một số vùng có yêu cầu phòng lũ thấp hơn.
v) Hệ thống công trình thoát lũ
Hệ thống công trình thoát lũ được thiết kế với mục đích tiêu thoát lũ nhanh
nhằm làm giảm mực nước cho vùng ngập lũ.
vi) Cải tạo lòng sông
Lòng sông được nạo vét và mở rộng nhằm tăng khả năng thoát lũ nhanh.
Biện pháp này trong một số trường hợp có hiệu quả thấp do hiện tượng bồi lắng
phát triển nhanh hoặc có thể lòng sông bị diễn biến phức tạp gây hậu quả xấu
hơn.
Các biện pháp công trình hỗn hợp có thể cùng được áp dụng khi lập quy
hoạch phòng lũ.
b) Biện pháp phi công trình
Biện pháp phi công trình là biện pháp hỗ trợ tích cực cho biện pháp công
trình hoặc được áp dụng đối với các vùng mà biện pháp công trình không thể
thực hiện được. Các biện pháp phi công trình được phân loại như sau:
i) Biện pháp bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn
Đây là biện pháp phòng lũ tích cực nhất, nó không những làm giảm sự
khốc liệt của lũ mà còn là biện pháp chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước không
bị cạn kiệt và đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
ii) Phòng tránh lũ
Là biện pháp được áp dụng đối với các vùng phòng lũ khi các biện pháp
công trình không áp dụng được hoặc hiệu quả chống lũ thấp. Biện pháp phòng
tránh lũ được áp dụng theo các hình thức sau:
- Quy hoạch các khu dân cư và khu vực sản xuất đảm bảo an toàn khi có lũ
- Tăng cường công tác dự báo và cảnh báo lũ để khắc phục hậu quả do lũ
gây ra.
iii) Chung sống với lũ
Là biện pháp được áp dụng đối với các vùng phòng lũ khi các biện pháp
công trình không áp dụng được hoặc hiệu quả chống lũ thấp. Biện pháp chung
sống với lũ phải đảm bảo phát triển kinh tế vùng, cải thiện và nâng cao mức
sống cộng đồng của nhân dân vùng ngập lũ.
Quy hoạch chung sống với lũ bao gồm những nội dung sau:

210
Quy hoạch hợp lý các vùng dân cư và các khu công nghiệp.
Quy hoạch sản xuất nông nghiệp và khai thác hợp lý nguồn lợi do lũ mang
lại phù hợp với đặc điểm của vùng ngập lũ.
Xây dựng các cơ sở hạ tầng, các biện pháp bảo vệ môi trường, sức khoẻ
cộng đồng phù hợp với đặc điểm vùng lũ.
Thiết lập hệ thống cảnh báo và dự báo lũ phục vụ công tác phòng tránh lũ.
6.4.1.2. Tiêu chuẩn phòng lũ
* Khái niệm về chống lũ và phòng lũ.
Thuật ngữ “chống lũ” và “phòng lũ” được dùng khá phổ biến trong quy
hoạch và thiết kế hệ thống hồ chứa.
Nhiệm vụ chống lũ: Là nhiệm vụ được đặt ra theo đó cần đảm bảo an toàn
cho hệ thống công trình (hồ chứa, hệ thống đê...) khi xảy ra trận lũ thiết kế tại
tuyến công trình.
Nhiệm vụ phòng lũ: Là nhiệm vụ được đặt ra theo đó cần đảm bảo an toàn
cho vùng phòng lũ khi xảy ra trận lũ thiết kế ở vùng phòng lũ.
Như vậy, khi nói “nhiệm vụ chống lũ” được hiểu là chống lũ cho bản thân
công trình, còn khi nói “nhiệm vụ phòng lũ” có nghĩa là phòng lũ cho hạ du.
* Tiêu chuẩn chống lũ cho công trình
Khi thiết kế công trình hồ chứa, đê điều... dung tích phòng lũ và các thông
số thiết kế của công trình được xác định với quy mô của một trận lũ nào đó xảy
ra tại tuyến công trình, được gọi là lũ thiết kế. Lũ thiết kế phải được xác định
theo một tiêu chuẩn nào đó được gọi là tiêu chuẩn chống lũ.
Tiêu chuẩn chống lũ cho công trình là tiêu chuẩn chọn trận lũ thiết kế tại
tuyến công trình, làm cơ sở cho việc xác định quy mô dung tích phòng lũ và các
thông số của công trình tháo lũ và các hạng mục công trình khác (đê sông, đê
biển...) đảm bảo an toàn cho bản thân công trình khi xảy ra trận lũ bằng hoặc
nhỏ hơn trận lũ đã chọn.
Hiện nay tồn tại ba loại tiêu chuẩn chọn lũ thiết kế:
- Lựa chọn theo tần suất: Theo tiêu chuẩn này, lũ thiết kế được chọn tương
ứng một với tần suất nào đó, phụ thuộc vào cấp bậc của công trình. Tần suất
được chọn theo quy định được gọi là tần suất thiết kế lũ.
- Lựa chọn theo tiêu chuẩn lũ cực hạn: Là trận lũ lớn nhất có khả năng xảy ra.
- Lựa chọn theo lũ thực đo: Theo tiêu chuẩn này, người ta chọn một trận lũ
lớn đã xảy ra trong thực tế làm tiêu chuẩn thiết kế công trình. Tiêu chuẩn này

211
thường chỉ áp dụng đối với những loại công trình có quy mô không lớn, mà trận
lũ được chọn thường lớn hơn trận lũ chọn theo tiêu chuẩn tần suất.
* Tiêu chuẩn phòng lũ
+ Tiêu chuẩn phòng lũ: Tiêu chuẩn phòng lũ là tiêu chuẩn chọn trận lũ thiết
kế tại tuyến phòng lũ ở hạ du công trình, theo đó cần áp dụng các biện pháp
phòng chống lũ để đảm bảo an toàn cho vùng phòng lũ.
Hiện nay tồn tại hai cách chọn tiêu chuẩn phòng lũ:
- Cách thứ nhất: Lũ thiết kế tại tuyến phòng lũ được chọn theo tần suất nào
đó, tuỳ thuộc mức quan trọng của vùng phòng lũ và khả năng có thể chống được
đối với lũ đó.
- Theo cách thứ hai: Lũ thiết kế được chọn từ một trận lũ lớn đã xảy ra
trong thực tế. Trận lũ được chọn thường là những trận lũ lớn có tần suất xuất
hiện xấp xỉ tần suất thiết kế phòng lũ.
Khi các công trình bị sự cố do lũ vượt thiết kế gây ra thiệt hại rất lớn cho
vùng hạ du. Bởi vậy, tiêu chuẩn chống lũ cho công trình thường cao hơn tiêu
chuẩn phòng lũ cho hạ du. Chẳng hạn, nếu chọn các tiêu chuẩn theo chỉ tiêu tần
suất thì tần suất chống lũ cho công trình sẽ cao hơn tần suất phòng lũ cho hạ du.
+ Mực nước khống chế và lưu lượng an toàn:
Tại tuyến phòng lũ, khi xảy ra trận lũ nhỏ hơn hoặc bằng trận lũ thiết kế
(theo tiêu chuẩn phòng lũ), để đảm bảo an toàn cho vùng phòng lũ, mực nước
trong sông không được vượt quá một giá trị cho phép nào đó. Mực nước đó
được gọi là mực nước khống chế (HKC). Lưu lượng trong sông tại tuyến phòng
lũ tương ứng với mực nước khống chế gọi là lưu lượng an toàn (qat).
Các biện pháp phòng, chống lũ (trong đó có các hồ chứa ở thượng lưu), có
nhiệm vụ khống chế lũ đảm bảo mực nước trong sông không lớn hơn mực nước
khống chế khi xảy ra các trận lũ nhỏ hơn hoặc bằng trận lũ thiết kế, tức là:
H(t)  HKC hoặc Q(t)  qat
Ví dụ: Khi thiết kế hồ Hoà bình có nhiệm vụ phòng lũ cho Hà Nội đã
chọn trận lũ tương đương với trận lũ lớn nhất đo được tại Hà Nội tháng 8/1971
làm tiêu chuẩn thiết kế phòng lũ. Với trận lũ đó mực nước khống chế tại Hà Nội
không được vượt quá cao trình 13,1 m (HKC  13,1 m). Như vậy, trong trường
hợp này đã chọn trận lũ lớn nhất đã xẩy ra trong thực tế làm tiêu chuẩn phòng lũ
cho hệ thống công trình phòng lũ.
Sau khi có thêm hồ Na Hang (Thuỷ điện Tuyên Quang) tiêu chuẩn phòng

212
lũ cho hạ du với lũ tần suất 0,4% tại Hà Nội với mức an toàn cho đồng bằng
tương ứng với mực nước tại Hà Nội bằng 13,1 m và mức an toàn cho Hà Nội
tương ứng mực nước 13,40 m tại Hà Nội.
Sau khi có thêm hồ Sơn La, tiêu chuẩn phòng lũ cho hạ du với lũ tần suất
0,4% tại Hà Nội với mức an toàn cho đồng bằng tương ứng với mực nước tại Hà
nội bằng 13,1 m và mức an toàn cho Hà Nội tương ứng mực nước 13,40 m tại
Hà Nội.
6.4.2. Nguyên lý tính toán điều tiết lũ
Tính toán điều tiết lũ dựa trên nguyên lý cân bằng nước và phương trình
biểu thị lưu lượng qua công trình xả lũ. Khi đó, nguyên lý tính toán điều tiết lũ
là sự hợp giải hệ hai phương trình cơ bản đó là phương trình cân bằng nước và
phương trình động lực cùng với các biểu đồ phụ trợ:
- Phương trình cân bằng nước:
dV
 Q  qr (6.24)
dt
- Phương trình động lực cho các công trình xả lũ có dạng tổng quát là hàm
của 3 tham số:
qx = f [A, Z, Zh] (6.25)
- Các quan hệ phụ trợ:
+ Đường quan hệ mực nước dung tích: Z ~V (6.26)
+ Đường quan hệ mực nước và lưu lượng hạ lưu: H ~ Q (6.27)
Trong đó:
- Q là quá trình lũ đến;

- qr là qúa trình lưu lượng ra khỏi hồ bao gồm lưu lượng xả qx qua công
trình xả lũ, lưu lượng qua công trình lấy nước qC và lưu lượng tổn thất.
Lưu lượng tổn thất rất nhỏ so với lưu lượng xả nên trong tính toán điều tiết
thường bỏ qua. Lưu lượng cấp nước trong nhiều trường hợp cũng bỏ qua nếu nó
chiếm tỷ lệ nhỏ so với lưu lượng xả. Khi đó phương trình (6.24) có dạng:
dV
 Q  qx (6.28)
dt
- Z là mực nước thượng lưu (mực nước hồ);
- Zh là mực nước hạ lưu tại cửa xả thứ i; với số cửa xả là n;
- A là thông số hình thức mô tả loại và quy mô công trình xả lũ thứ i;
- V là dung tích hồ chứa tại thời điểm t;

213
dV
- là sự thay đổi dung tích hồ chứa theo thời gian t.
dt
Phương trình động lực mô tả khả năng chuyển nước qua các công trình lấy
nước và công trình xả lũ. Trong trường hợp mực nước hạ lưu không ảnh hưởng
đến lưu lượng lũ xả qua các công trình tháo lũ thì đường quan hệ H ~ Q không
cần thiết đưa vào hệ phương trình trên.
Hợp giải hệ phương trình (6.24) và (6.25) cùng với các biểu đồ phụ trợ
(6.26), (6.27) xác định được đường quá trình lưu lượng xả qx(t), đồng thời xác
định được sự thay đổi mực nước và dung tích của hồ chứa.
Ta có thể viết lại phương trình cân bằng nước dưới dạng sai phân:
(Q  q )t  V2  V1 (6.29)
- Q và q là lưu lượng lũ đến và lưu lượng xả trung bình trong thời đoạn t,
q là lưu lượng xả qua công trình tính theo công thức thuỷ lực tại thời điểm tính
toán t.
Q = 0.5(Q1 + Q2) (6.30)
q = 0.5(q1 + q2) (6.31)
Với Q1, Q2 là lưu lượng lũ đầu và cuối thời đoạn, các giá trị này đã biết; q1
là lưu lượng xả đầu thời đoạn đã xác định do biết trước mực nước; q2 là lưu
lượng xả cuối thời đoạn cần phải xác định.
V1, V2 tương ứng là dung tích đầu và cuối thời đoạn tính toán.
Phương trình (6.25) sẽ có dạng cụ thể tuỳ theo hình thức công trình xả lũ,
cụ thể là:
1) Đối với đập tràn chảy tự do:
3
q  mB 2gh 2 (6.32)
2) Đối với đập tràn chảy ngập:
q  mB 2gh3 / 2 (6.33)
3) Đối với lỗ chảy tự do:
q   2 gh (6.34)
4) Đối với lỗ chảy ngập:
q   2g( Zt  Zh ) (6.35)

214
6.4.3. Phương pháp đồ giải của Potapov
Khi ứng dụng phương pháp đồ giải do Potapov cần lưu ý điều kiện ứng
dụng của nó như sau:
- Phương pháp đồ giải của Potapov chỉ ứng dụng được trong trường hợp
công trình xả lũ không có cửa đóng mở chảy tràn tự do.
- Thời đoạn tính toán t được chọn cố định cho tất cả các thời đoạn tính
toán.
6.4.3.1. Nguyên lý tính toán điều tiết lũ
Cũng xuất phát từ nguyên lý chung, phương pháp đồ giải của Potapov cũng
được thực hiện trên cơ sở giải hệ phương trình hai phương trình (6.21), (6.22)
được viết lại theo dạng sau:
V2 V
(  0.5 q2 )  Q  ( 1  0.5 q1 ) (6.33)
t t
Các giá trị q1, V1 trong phương trình (6.33) ở đầu mỗi thời đoạn t đều đã
biết, ngoài ra giá trị lưu lượng nước đến trung bình Q ở mỗi thời đoạn đều đã
biết, do đó vế phải của phương trình (6.33) đã xác định. Các giá trị q2, V2 trong
phương trình (6.33) là những giá trị cần xác định. Tuy nhiên vì vế phải của
phương trình trên đã biết nên vế trái cũng được xác định, các giá trị q2, V2 sẽ
được xác định trên cơ sở sử dụng phương trình (6.22) và các biểu đồ phụ trợ
(6.23) và (6.24).
V V
Các giá trị (  0,5q) và (  0,5q) đều là hàm số của lưu lượng xả q,
t t
bởi vậy ta có thể xây dựng biểu đồ phụ trợ dạng (6.34) để sử dụng trong tính
toán điều tiết bằng phương pháp đồ giải. Biểu đồ gồm 2 đường cong:
V V
q  f1 (  0,5q) và q  f 2 (  0,5q ) (6.34)
t t
6.4.3.2. Xây dựng biểu đồ phụ trợ
Biểu đồ phụ trợ được xây dựng theo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn bước thời gian tính toán t, được chọn cố định cho một
thời đoạn tính toán. Thời đoạn tính toán t có thể chọn bất kỳ (1h, 2h, 6h...) tùy
thuộc vào sự thay đổi của quá trình lũ đến Q ~ t. Giá trị t chọn càng nhỏ kết
quả tính toán càng chính xác.
Bước 2: Giả định một số giá trị mực nước, từ đó tính được cột nước h trên
đỉnh tràn hoặc chênh lệch mực nước so với tâm cống ngầm chảy tự do (xem cột

215
(2) và (3) trong bảng 6.6.
Bước 3: Tính lưu lượng xả qua công trình xả lũ theo các công thức đối với
đập tràn chảy tự do hoặc đối với cống ngầm chảy tự do (cột 4 bảng 6.6).
Bảng 6.6. Bảng tính các giá trị đặc trưng của biểu đồ phụ trợ
Z h q V V V
TT (  0,5q) (  0,5q)
(m) (m) (m3/s) (m3/s) t t

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)


1 40,0 0 0 0 0 0
2 40,4 0,4 8,79 0,740 98,385 102,978
3 40,8 0,8 24,85 1,480 193,131 205,956
4 41,2 1,2 45,65 2,340 302,175 325,600
5 41,6 1,6 70,28 3,320 425,970 461,911
6 42,0 2,0 98,22 4,300 548,111 598,222
7 42,4 2,4 129,12 5,380 682,664 748,422
8 42,8 2,8 162,71 6,460 815,869 898,622
9 43,2 3,2 198,79 7,560 950,606 1051,600
10 43,6 3,6 237,20 8,680 1086,954 1207,356

Bước 4: Ứng với các mực nước giả thiết, tra quan hệ Z ~ V tìm được giá trị
dung tích hồ tương ứng là V (cột 5 bảng 6.6). Dung tích V có thể là tổng dung
tích hồ hoặc chỉ là phần dung tích kể từ ngưỡng tràn của công trình xả lũ. Trong
bảng 6.6 dung tích V là phần dung tích hồ kể từ ngưỡng tràn của công trình xả
lũ, tương ứng với cao trình ngưỡng tràn có dung tích V = 0.
V V
Bước 5: Tính giá trị (  0,5q) và (  0,5q) (cột 6 và cột 7 của bảng
t t
6.6).
V
Bước 6: Vẽ quan hệ q  f1 (  0,5q) (cột 4 với cột 6) và quan
t
V
hệ q  f2 (  0,5q) (cột 4 với cột 7 của bảng 6.6).
t
Hai đường cong này vẽ trên cùng một đồ thị chính là biểu đồ phụ trợ cần
xác định (xem hình 6.8).

216
q 250

200 V q
q ~ f2 =(  )
t 2

150
V q
q ~ f1=(  )
t 2
q2 E D
100

A B Q
q1 C
50

0
0 200 400 600 800 1000 1200 1400
V1 q1
V2 q 2

V q V q
 t 2
f2 =  và f1= 
t 2 t 2 t 2
Hình 6.8. Biểu đồ phụ trợ f1 và f2

6.4.3.3. Tính toán điều tiết lũ


Tính toán điều tiết lũ xác định quá trình xả lũ, dung tích siêu cao và mức
nước siêu cao của hồ chứa theo phương pháp Potapov được thực hiện theo các
bước sau đây:
Bước 1: Với mỗi thời đoạn t, tính Q = 0,5(Q1 + Q2)
Bước 2: Từ q1 đã biết tra trên biểu đồ phụ trợ theo quan hệ
V V
q  f1 (  0, 5q ) xác định được giá trị ( 1  0, 5 q1 ) - đoạn AB trên hình 6.8.
t t
Bước 3: Từ điểm B đặt một đoạn thẳng nằm ngang BC có giá trị bằng Q ta
V2
có giá trị (  0,5 q2 ) - đoạn AC trên hình 6.8. Từ C dóng theo trục tung cắt
t
V
đường quan hệ q  f 2 (  0, 5q ) tại điểm D, tung độ điểm D là giá trị q2 chính là
t
lưu lượng xả cuối thời đoạn t và cũng chính là giá trị q1 của thời đoạn tiếp theo.

217
Lấy giá trị q2 của thời đoạn trước làm giá trị q1 của thời đoạn tiếp theo và
tiếp tục thực hiện một cách tương tự cho tất cả các thời đoạn sẽ được quá trình
xả lũ q ~ t.
Ví dụ
Tính điều tiết lũ theo phương pháp Potapov cho hồ chứa A với các tài liệu
cho như sau:
- Quá trình lũ đến thiết kế thời đoạn 2h cho ở cột 3 của bảng 6.8.
- Đặc trưng địa hình hồ chứa (bảng 6.7).
- Công trình xả lũ là tràn chảy tự do, cao trình ngưỡng tràn bằng 40,0 m, bề
rộng tràn B = 16 m, hệ số lưu lượng của tràn xả lũ m = 0,49. Mực nước trong hồ
khi xả lũ ngang với ngưỡng tràn.
Yêu cầu xác định quá trình xả lũ qua đập tràn, mực nước cao nhất (Hsc) và
dung tích siêu cao của hồ chứa.
Bảng 6.7. Quan hệ địa hình của hồ chứa A
Z (m) 39 34 35 36 37 38
V (106m3) 11,00 2,10 3,40 5,10 7,20 9,00

Z (m) 45 40 41 42 43 44
V (106m3) 26,20 13,20 15,05 17,50 20,20 23,00

Xây dựng biểu đồ phụ trợ


Các tham số của biểu đồ phụ trợ với thời gian tính toán t = 2h được xác
định và ghi trong bảng 6.6. Các cột của bảng 6.6 được giải thích như sau:
- Cột (2): Các mực nước giả thiết của hồ chứa;
- Cột (3): Cột nước trên ngưỡng tràn h = Z - Ztràn với Ztràn là cao trình
ngưỡng tràn;
- Cột (4): Lưu lượng xả qua tràn tính theo công thức q  mB 2g h 3 / 2 ;
- Cột (5): V là dung tích hồ chứa trên ngưỡng tràn;
- Vẽ quan hệ cột (4) với cột (6) và (7) sẽ được biểu đồ phụ trợ (xem hình 6.8);
- Xác định quá trình xả lũ q ~ t theo các bước tính toán ở mục (b). Kết quả
tính toán được ghi trong bảng (6.8), trong đó cột (7) là dung tích hồ chứa trên
ngưỡng tràn và cột (8) là dung tích toàn bộ của hồ tính đến mực nước tính toán ở
cột (9).

218
Bảng 6.8. Kết quả tính toán điều tiết lũ
V2 q 2
 =
V1 q1 t 2
T Q qx  V Vk Z
TT t 2
(h) (m3/s) (m3/s)
Q + V1  q1 (106 m3) (106 m3) (m)
(m3/s) t 2
(m3/s)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
1 0,0 12,0 0,0 0,00 0,00 0,0 13,200 40,00
2 2,0 20,0 0,85 0,00 16,00 0,112 13,312 40,05
3 8,0 38,0 2,24 15,15 42,15 0,295 13,495 40,14
4 6,0 52,0 5,43 39,91 82,91 0,577 13,777 40,28
5 8,0 70,0 11,24 77,49 138,49 4,957 18,157 40,47
6 8,0 98,0 20,45 127,12 209,25 5,433 18,633 40,70
7 12,0 122,0 33,88 188,80 296,80 2,015 15,215 40,98
8 18,0 175,0 52,67 262,92 411,42 2,773 15,973 41,32
9 16,0 222,0 79,66 358,74 557,24 3,725 16,925 41,74
10 18,0 215,0 107,02 477,59 696,09 4,627 17,827 42,12
11 20,0 208,0 126,75 589,07 798,57 5,293 18,493 42,37
12 22,0 188,0 140,29 671,81 865,81 5,729 18,929 42,54
13 28,0 162,0 146,96 725,52 898,52 5,940 19,140 42,62
14 26,0 140,0 147,81 751,56 902,56 5,966 19,166 42,63
15 28,0 122,0 148,33 758,75 885,75 5,858 19,058 42,58
16 30,0 106,0 138,18 741,42 855,42 5,662 18,862 42,51
17 32,0 97,0 130,75 717,24 818,74 5,424 18,624 42,42
18 38,0 88,0 122,84 687,99 778,49 5,163 18,363 42,32
19 36,0 42,0 118,09 655,65 733,65 4,872 18,072 42,21
20 38,0 68,0 105,80 619,57 689,57 4,584 17,784 42,10
21 40,0 62,0 98,15 583,77 648,77 4,318 17,518 42,00
22 42,0 55,0 90,05 550,62 609,12 4,061 17,261 41,89
23 48,0 50,0 82,44 519,07 571,57 3,819 17,019 41,78
24 46,0 48,0 75,55 489,13 536,13 3,588 16,788 41,68
25 48,0 40,0 69,10 460,58 502,68 3,370 16,570 41,58

219
V2 q 2
 =
V1 q1 t 2
T Q qx  V Vk Z
TT t 2
(h) (m3/s) (m3/s)
Q + V1  q1 (106 m3) (106 m3) (m)
(m3/s) t 2
(m3/s)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
26 50,0 35,0 63,29 433,48 470,98 3,163 16,363 41,49
27 52,0 28,0 57,45 407,69 439,19 2,955 16,155 41,40
28 58,0 20,0 51,70 381,73 405,73 2,735 15,935 41,30
29 56,0 18,0 45,72 358,04 371,04 2,507 15,707 41,20

Kết quả mực nước cao nhất trong hồ Hsc= Zmax = 42,63 m, lưu lượng xả lớn
nhất qmax = 148,33 m3/s. Dung tích siêu cao ứng với mực nước Hsc là VSC =
5,966 (106 m3) (xem bảng 6.8).
6.4.4. Phương pháp giản hóa của Kocherin
Phương pháp giản hóa của Kocherin thường được ứng dụng đối với các hồ
chứa nhỏ, có diện tích lưu vực tính đến tuyến công trình không lớn và công trình
xả lũ là loại đập tràn chảy tự do.
Đối với các hồ chứa nhỏ, lưu vực tập trung nước không lớn, đường quá
trình lũ đến và quá trình xả lũ có nhánh lên và nhánh xuống rất dốc và có thể coi
là những đoạn thẳng nối tiếp nhau. Bởi vậy, Kocherin đã khái quát hóa quá trình
lũ đến có dạng tam giác hoặc hình thang còn lũ xả trong hai trường hợp đều có
dạng hình tam giác (xem hình 6.9 và hình 6.10), mực nước trước khi lũ về ngang
với ngưỡng tràn.

B Q~t

B’
q~t
Qm Vm
q
m
H C
A t2 D
tl
T tx

Hình 6.9. Quá trình lũ hình tam giác

220
Q~t
B Tđ E
B’ q~t
Qm
Vm
q
H C
A D
t1 T tx
Hình 6.10. Quá trình lũ hình thang

6.4.4.1. Nguyên lý tính toán điều tiết lũ


Cũng xuất phát từ nguyên lý chung, phương pháp giản hóa của Kocherin
cũng được thực hiện trên cơ sở giải hệ hai phương trình (6.21), (6.22) với các
biểu đồ phụ trợ (6.23) và (6.24). Ta viết lại phương trình cân bằng nước có
dạng:
t2
dV
 Q  q . Từ đó ta có dung tích điều tiết lũ của hồ chứa là: Vm=  (Q  q) dt ,
dt t1

trong đó t1 và t2 là thời điểm đầu và thời điểm cuối của thời kỳ tích nước. Dung
tích Vm là phần diện tích có gạch đậm trên hình 6.9 và hình 6.10, được xác định
cụ thể cho từng trường hợp. Nếu quá trình lũ đến Q ~ t là quá trình lũ thiết kế thì
giá trị Vm chính là dung tích siêu cao của hồ chứa Vsc = Vm.
 Truờng hợp lũ có dạng tam giác
Trong trường hợp lũ đến là dạng tam giác (hình 6.9), theo nguyên lý cân
bằng nước dung tích điều tiết lũ Vm chính là phần diện tích ABB’. Phần diện tích
này bằng hiệu hai diện tích tam giác ABC và tam giác AB’C.
1 1 1 q
Vm = Qmax T- qmax T = Qmax T(1- m ) (6.35)
2 2 2 Qm
Trong đó: T là thời gian lũ; qm là lưu lượng đỉnh lũ xả; Qm là đỉnh lũ đến.
Ta có:
1
Wm = Qmax T
2
Trong đó Wm là tổng lượng lũ đến (là phần diện tích ABC) nên rút ra công
thức:

221
q max
Vm = Wm (1 - ) (6.36)
Qmax
Vm
và công thức: qmax = Qmax(1 - ) (6.37)
Wm
 Truờng hợp lũ có dạng hình thang
Trường hợp lũ đến dạng hình thang (hình 6.10) dung tích điều tiết lũ Vm
chính là diện tích hình thang ABEB’. Diễn toán tương tự như trường hợp lũ đến
dạng tam giác, ta có:
q max
Vm = Wm (1 -  . ) (6.38)
Qmax
Qmax Vm
q max  (1  ) (6.39)
 Wm
T
Trong đó  (6.40)
T1  T
Trong các công thức (6.36) hoặc (6.37) đối với quá trình lũ đến có dạng
hình chữ nhật và công thức (6.38) hoặc (6.39) đối với quá trình lũ đến có dạng
hình thang chứa hai ẩn số là Vm và qm. Hơn nữa giá trị hai ẩn số này lại có quan
hệ với nhau thông qua cột nước lớn nhất hm trên ngưỡng tràn (tương ứng với
dung tích lớn nhất Vm và mực nước lớn nhất Zm. Bởi vậy, để xác định hai yếu ẩn
số này cần thêm 1 phương trình nữa, đó là phương trình động lực dạng (6.29).
Các phương trình này được tính đối với cột nước lớn nhất trên tràn hm:
qmax  mB 2g hm 3 / 2 (6.41)
Như vậy, nguyên lý tính toán điều tiết lũ theo phương pháp Kocherin là sự
kết hợp giải hệ phương trình cân bằng nước được viết dưới dạng (6.36) hoặc
(6.38) và phương trình động lực (6.41) cùng các quan hệ phù trợ.
6.4.4.2. Phương pháp tính toán điều tiết
Với nguyên lý đã được trình bày trên đây, việc xác định dung tích điều tiết
lũ Vm và giá trị lưu lượng xả lớn nhất qm cần được tiến hành theo phương pháp
đúng dần. Các bước tính toán được thực hiện như sau:
Bước 1: Giả định giá trị lưu lượng xả lớn nhất qmax, thay vào công thức
(6.36) (đối với lũ có đường quá trình dạng tam giác) hoặc (6.38) (đối với lũ có
đường quá trình dạng thang) tính được giá trị Vm.
Bước 2: Theo giá trị Vm đã xác định ở bước 1 sử dụng quan hệ Z ~ V xác

222
định được cột nước lớn nhất trên đỉnh tràn hm. Thay hm vào công thức (6.41) tính
T
được giá trị lưu lượng xả lớn nhất qmax .
Bước 3: Kiểm tra điều kiện sai số theo biểu thức (6.42):
T
qmax  qmax  q (6.42)
với  q là số dương, là sai số chọn trước.
- Nếu điều kiện (6.42) được thỏa mãn thì qmax giả thiết ở bước 1 là giá trị
cần tìm, tương ứng sẽ là Vm cần tìm.
- Nếu điều kiện (6.42) không thỏa mãn, cần giả định lại giá trị qmax như sau:
(n) T
( n 1 ) q max  q max
qmax  (6.43)
2
( n 1 )
và bắt đầu tính lại từ bước 2. Trong công thức (6.43) qmax là lưu lượng xả lớn
(n)
nhất giả thiết lại ở bước tiếp theo còn qmax là giá trị giả thiết ở bước hiện tại.
Để tránh phải thử dần có thể tiến hành theo cách khác như sau:
(1) Giả thiết một số trị số lưu lượng xả qmax1, qmax2 , ...,qmaxi ,...,qmaxn, tương
ứng với các giá trị đã giả thiết tính được các giá trị Vmax1, Vmax2 , ...,Vmaxi ,...,Vmaxn
theo công thức (6.36) và tìm được các cột nước lớn nhất hmax1, hmax2 , ...,hmaxi
,...,hmaxn.
(2) Thay các giá trị cột nước lớn nhất vào công thức (6.41) tính được các
T T T T
giá trị qmax 1 , q max 2 ,..., qmaxi ,..., q max n .
(3) Vẽ quan hệ qmaxi giả thiết ở bước (1) với các giá trị Vmi và quan hệ giữa
T
các lưu lượng xả qmax i tính được ở bước (2) trên cùng biểu đồ, giao điểm của hai
đường cong là giá trị cần tìm (xem hình 6.11).

qmaxi, q max
T
i

qmax~Vm

T
q maxi ~Vm
qmax

Vm Vmi

T
Hình 6.11. Quan hệ qmax ~ Vm và qmax i ~ Vm

223
6.5. Tài liệu cơ bản dùng trong tính toán hồ chứa
Trong tính toán điều tiết dòng chảy cho hồ chứa nước, tuỳ thuộc vào nhiệm
vụ và mức độ chi tiết của tính toán, cần phải sử dụng các tài liệu ở mức độ khác
nhau về thuỷ văn, địa hình, dân sinh kinh tế và các tài liệu có liên quan khác.
Có thể chia các loại tài liệu cơ bản thành ba loại: tài liệu thuỷ văn, tài liệu
địa hình, tài liệu dân sinh kinh tế xã hội.
6.5.1. Tài liệu khí tượng thuỷ văn
Tài liệu khí tượng thuỷ văn cần thiết cho phân tích đặc điểm của lưu vực để
định hướng khai thác và sử dụng trong tính toán điều tiết dòng chảy.
Đối với mỗi loại tài liệu, cần phân tích những đặc điểm, tính chất của nó
ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng nước, quy mô kích thước của công trình hồ
chứa nước và phương thức khai thác thích hợp. Những tài liệu khí tượng thuỷ
văn có thể liệt kê theo các mục dưới đây.
1) Tình hình địa lý, chế độ khí tượng thuỷ văn
Trong phần này nêu rõ tình hình lưu vực sông ngòi, đặc điểm về nguồn
nước, các chế độ khí hậu: gió, nhiệt độ, mưa bốc hơi... và những đặc điểm của
nó khi quy hoạch, thiết kế hồ chứa nước và hệ thống hồ chứa nước.
2) Dòng chảy sông ngòi
Trong phần này, cần phân tích chế độ dòng chảy và các đặc trưng thuỷ văn
thiết kế, đã được tính toán trong phần tính toán thuỷ văn đó là:
Chế độ dòng chảy năm và các đặc trưng thiết kế về lượng và phân phối
dòng chảy trong năm.
Chế độ lũ và các tính toán lũ thiết kế.
Chế độ kiệt và tính toán kiệt thiết kế.
Dòng chảy bùn cát và những tính toán về bùn cát bị bồi lắng trong hồ
chứa nước.
Bốc hơi và các đặc trưng thiết kế về bốc hơi.
6.5.2. Tài liệu dân sinh kinh tế
Các tài liệu về dân sinh kinh tế sẽ được sử dụng trong khi phân tích các yêu
cầu về cấp nước, bảo vệ môi trường, phòng chống ngập lụt cho vùng thượng hạ
lưu công trình và cũng là cơ sở cho phân tích kinh tế khi thiết kế hồ chứa. Các
loại tài liệu cơ bản về dân sinh kinh tế bao gồm:
Dân cư và phân bố dân cư ở hạ lưu và thượng lưu hồ, phân bố các vùng dân
sinh theo độ cao.

224
Các tài nguyên thiên nhiên: rừng, khoáng sản, các tài nguyên khác nằm
trong vùng ảnh hưởng của hồ khi bị ngập lụt ở thượng lưu hồ.
Các yêu cầu về nước bao gồm yêu cầu cấp nước, thuỷ năng, giao thông
thuỷ, phòng lũ...
Các hoạt động kinh tế ở vùng bị ảnh hưởng khi xây dựng hồ chứa, các yêu
cầu về bảo vệ môi trường, các vấn đề chính trị, xã hội và dân tộc.
Mức độ chi tiết của các loại tài liệu này tuỳ thuộc vào tính chất và quy mô
của hệ thống công trình.
6.5.3. Tài liệu địa hình hồ chứa
Tài liệu địa hình hồ chứa được sử dụng trong tính toán điều tiết để xác định
các thành phần dung tích và các mực nước đặc trưng của hồ chứa. Các bản đồ
địa hình được khảo sát và xây dựng với tỷ lệ thích hợp và từ đó xây dựng các
đường quan hệ Z ~ V, Z ~ F, Z ~ h.

225
BÀI TẬP CHƯƠNG 6

Tính toán điều tiết cấp nước và điều tiết lũ hồ chứa nước
1. Tài liệu cho trước:
1.1. Dòng chảy hàng năm đến tuyến công trình:
Q0(m3/s) Cv Cs
36,8 0,20 2 Cv

1.2. Phân phối dòng chảy năm thiết kế của lưu vực tương tự.
Tháng 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 Cả năm
Ki (%) 17,4 39,8 12,1 10,9 3,5 2,8 3,2 2,3 1,5 3,6 1,2 1,7 100

1.3. Dòng chảy bùn cát đến công trình có 0 = 190 g/m3 ,  = 1,5 tấn/m3 , tỷ
số bùn cát có khả năng bồi lắng xuống lòng hồ là 0,7.
1.4. Tài liệu bốc hơi:
- Lượng bốc hơi mặt nước và lưu vực:
Zn (mm) Zlv (mm)
1352 982
- Phân phối bốc hơi của năm điển hình:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm
Z(mm) 107 84,5 77 81,5 120 120 101 89 99 96 98 99 1172

1.5. Đặc trưng địa hình của hồ chứa:


Z (m) 95 98 100 102 104 106 108 110 112 114
6 2
F (10 m ) 0 0,6 3,2 7 12 18,5 25 32 38 44
6 3
V (10 .m ) 0 0,6 4,4 14,6 33,6 64,1 107,6 164,6 234,6 316,8

1.6. Điều kiện địa chất của lòng hồ tương đối tốt:
1.7. Tài liệu về yêu cầu dùng nước và thiết kế công trình:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Q
33,1 33,1 22,3 17,1 17,5 18 17,9 16,2 18,7 23,2 21,6 23,4
(m3/s)

1.8. Tài liệu tính toán điều tiết trận lũ 4%:


Đập tràn xả lũ được thiết kế gồm 2 khoang, chiều rộng mỗi khoang b = 6m.

226
Cao trình ngưỡng tràn bằng cao trình mực nước dâng bình thường. Mực nước
trong hồ trước khi lũ về ở mực nước dâng bình thường. Quá trình lũ dạng tam
giác, thời đoạn tính toán t, hệ số , ms, md tự chọn. Js = 330/00, Jd = 1250/00; H4%
= 175 mm, cấp đất III, vùng mưa: III. Bỏ qua sự điều tiết của thảm phủ và ao hồ
trên lưu vực.
F (Km2) L (Km) li (Km)

25 13 1,0

1.9. Các tài liệu khác:


- Tần suất bảo đảm cấp nước: P = 90%.
- Tuổi thọ của công trình: T = 100 năm.
- Tổn thất cột nước dọc kênh mương và qua các công trình lấy nước là 3,5 m.
- Độ cao an toàn lấy nước ở cống qua đập là: 0,5 m.
- Cao trình khống chế tưới tự chảy thiết kế là: +97.
2. Yêu cầu tính toán:
1. Tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế.
2. Xác định dung tích chết và mực nước chết của hồ chứa.
3. Xác định dung tích hiệu dụng và mực nước dâng bình thường.
4. Tính toán điều tiết lũ theo phương pháp Potapov.

227
Chương 7
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG TÍNH TOÁN THỦY VĂN
CÔNG TRÌNH VƯỢT DÒNG VÀ VÙNG CỬA SÔNG ẢNH HƯỞNG
THỦY TRIỀU

7.1. Tính toán thủy văn công trình vượt dòng


7.1.1. Phân loại công trình vượt dòng
Công trình vượt dòng chảy gồm một số loại sau:
(i) Cầu: Cầu vượt sông bao gồm tổng hợp những công trình như hình 7.1,
thường dùng khi lưu lượng lớn hơn 25 - 30 m3/s. Có thể phân loại như sau:
* Theo khẩu độ tĩnh không thoát nước của cầu (LC), chia thành cầu lớn (LC
 100 m), cầu trung (25  LC  100 m) và cầu nhỏ (LC < 25 m).
* Theo phương tiện vận tải: cầu ô tô, cầu đường sắt, cầu hỗn hợp dùng cho
ô tô và đường sắt.
* Theo điều kiện ngập cầu: cầu về mùa mưa lũ không bị ngập và cho phép
bị ngập. Cầu đường sắt và cầu đường bộ cao tốc, cấp I - II quy định dùng loại
cầu không bị ngập về mùa mưa lũ. Trên các tuyến đường ô tô cấp thấp, ít xe
chạy (IV-VI) cho phép thiết kế để toàn bộ chiều dài cầu hay một phần bị ngập
về mùa mưa lũ nếu dự án được phê duyệt.
* Theo loại sông ngòi: Cầu qua sông đồng bằng, qua sông vùng trung du,
qua vùng núi, qua hồ, đầm lầy… Mỗi loại trên làm việc theo chế độ dòng chảy
khác nhau. Cầu qua sông vùng đồng bằng thường gồm hai phần: phần qua bãi
sông và phần qua dòng chủ.
(ii) Cống:
Cống là công trình thoát nước chính trên đường. Cống có nhiều loại: cống
tròn, cống vuông, cống vòm. Khẩu độ cống có thể từ 0,5 - 6,0 m. Số ống cống
có thể rất nhiều và thường bị chiều cao cho phép của nền đường và địa hình lòng
suối khống chế.
(iii) Các loại công trình khác:
Các công trình vượt dòng khác có thể kể đến như cống thấm, ống xi
phông, đường tràn, đường ngầm…

228
Hình 7.1. Sơ đồ công trình cầu vượt qua sông

7.1.2. Nhiệm vụ tính toán thuỷ văn công trình vượt dòng
- Phải xác định được lưu lượng tính toán từ lưu vực chảy về công trình.
Tùy theo giai đoạn thiết kế sơ bộ hay kỹ thuật, lưu lượng và khẩu độ cầu cần
được xác định theo các công thức kinh nghiệm gần đúng hay các công thức
chính xác hơn.
- Sau khi đã xác định được lưu lượng, trên cơ sở tính toán thủy lực ta được
một số phương án khẩu độ công trình vượt dòng khác nhau và ứng với mỗi
phương án có các trị số chiều cao nước dâng, vận tốc nước chảy ở thượng và hạ
lưu công trình khác nhau. Từ đó đề xuất các phương án thiết kế cao độ nền
đường phải đắp tối thiểu, biện pháp gia cố thượng, hạ lưu công trình. So sánh
các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của các phương án để chọn phương án tối ưu.
- Trong tính toán thiết kế cần phải sử dụng triệt để nguồn tài liệu hiện có:
+ Tài liệu điều tra khảo sát thủy văn vùng xây dựng công trình;
+ Tài liệu tổng hợp các đặc điểm thủy văn của từng địa phương để chọn
các phương pháp tính toán thích hợp.
- Diện tích tụ nước, các đặc trưng thủy văn, địa mạo và địa hình nói chung
được xác định theo các tài liệu bản đồ. Theo quy định thì diện tích lưu vực phải
được xác định trên bản đồ có tỷ lệ như thế nào để diện tích lưu vực thể hiện trên

229
bản đồ không được nhỏ hơn 5 cm2 khi thiết kế kỹ thuật và 1 cm2 khi làm nhiệm
vụ thiết kế sơ bộ. Trong trường hợp thiếu hoặc không có tài liệu thì cần thiết tổ
chức đo và khảo sát tại thực địa các tham số: diện tích tụ nước, chiều dài suối,
cao độ mặt cắt đầu nguồn và mặt cắt tính toán, tính chất của địa hình, địa chất,
thổ nhưỡng trên lưu vực (đồng bằng, đồi hay núi), độ dốc lòng suối, độ dốc sườn
dốc lưu vực, loại đất, thảm phủ thực vật, vị trí và tỷ lệ ao hồ đầm lầy…
- Trong trường hợp không có trạm quan trắc khí tượng thủy văn gần tuyến
thiết kế công trình, có thể sử dụng tài liệu tương ứng của trạm thủy văn gần nhất
trên sông tương tự và cần đảm bảo các điều kiện của một lưu vực tương tự.
7.1.3. Tần suất thiết kế cầu, cống
Để đảm bảo cầu và cống làm việc bình thường trong suốt thời gian khai
thác, cần thiết kế cầu, cống và các công trình tại cầu theo một tần suất lũ được
quy định tùy theo tầm quan trọng của công trình và cấp đường.
Ở Việt Nam, tần suất lũ tính toán đối với công trình cầu đường được quy
định trong các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn thiết kế (22 TCN 18 – 79, TCVN
4054–1998, TCVN 5729 – 1997, 22 TCN 272 – 01, 22 TCN 273 – 01, TCVN
4054 – 2005, Quy phạm thiết kế kỹ thuật đường sắt…). Việc xác định tần suất lũ
tính toán tuỳ thuộc vào quy trình, tiêu chuẩn áp dụng.
Bảng 7.1. Tần suất thiết kế (%) theo TCVN 4054 - 2005
Cấp thiết kế của đường
Tên công trình
Cao tốc Cấp I, II Cấp III đến VI
Nền đường, kè Theo tần suất tính toán cầu hoặc cống
Cầu lớn, cầu trung 1 1 1
Cầu nhỏ, cống 1 2 4
Rãnh đỉnh, rảnh biên 4 4 4

Bảng 7.2. Tần suất thiết kế (%) theo 22 TCN 273-05


Cấp đường
Loại công trình
Cao tốc, cấp I Cấp II, III Cấp IV
Nền đường Như đối với cầu nhỏ hoặc cống
Cầu lớn, cầu trung 1 1 2
Cầu nhỏ, cống 1 2 4
Rãnh đỉnh, rảnh biên 4 4 4

230
Ghi chú:
(1) Đối với các cầu có khẩu độ Lc ≥ 10 m và các kết cấu vĩnh cửu thì tần
suất lũ tính toán lấy bằng 1%, và không phụ thuộc vào cấp đường.
(2) Đối với đường nâng cấp cải tạo nếu có khó khăn lớn về kỹ thuật hoặc
phát sinh khối lượng lớn thì cho phép hạ tiêu chuẩn về tần suất lũ tính toán nếu
được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
(3) Đối với các cầu lớn, để đảm bảo mố, trụ không bị xói, cần phải tính
toán kiểm tra xói trên cơ sở lũ 500 năm (trừ khi chủ đầu tư đưa ra tiêu chí khác)
Ngoài ra, có thể tham khảo tần suất thiết kế trong một số TCVN, TCN.
* TCVN 4054 - 1998: Đường ôtô - Yêu cầu thiết kế: Tần suất tính toán
thuỷ văn cho các công trình trên đường:
+ Cầu nhỏ và cống: Như quy định đối với nền đường:
Vtt ≥ 80 km/h tần suất là 2%;
Vtt ≤ 60 km/h tần suất là 4%;
Khi Vtt từ 20 km/h đến 40 km/h xét từng trường hợp cụ thể, thông thường
tần suất là 4% và có luận chứng kinh tế kỹ thuật.
+ Cầu trung và cầu lớn là 1%.
+ Các cầu lớn có thể có các quy định đặc biệt.
* Tần suất lũ thiết kế đối với đường sắt trong các quy trình, tiêu chuẩn thiết
kế hiện hành được quy định như sau:
+ Cao độ vai đường:
Cao độ vai đường của đường đắp dẫn vào cầu lớn, cầu trung và cao độ đỉnh
vật kiến trúc điều chỉnh dòng nước cao hơn mặt nước ở vùng bị nước ngập phải
xác định theo mực nước lũ tính toán. Mực nước tính toán ở đường chủ yếu theo
lưu lượng nước lũ tần suất 1%, ở đường thứ yếu theo tần suất 2%, mặt khác mực
nước tính toán dùng để thiết kế còn xét đến mức nước quan trắc cao nhất (kể cả
mực nước lũ lịch sử cao nhất điều tra được một cách tin cậy).
Cao độ vai đường tối thiểu phải cao hơn mực nước kể trên cộng với chiều
cao sóng vỗ và chiều cao nước dềnh là 0,5 m; cao độ mặt đỉnh các kiến trúc điều
chỉnh dòng nước phải cao hơn 0,25 m.
Cao độ vai đường của đường đắp gần cầu nhỏ và cống trên đường sắt chủ
yếu tính theo lưu lượng nước lũ tần suất 1%, trên đường thứ yếu tính theo tần
suất 2%. Cao độ vai đường phải cao hơn mực nước tính theo lưu lượng nói trên
tối thiểu là 0,50 m và phải xét tới cao độ nước dềnh.

231
Cao độ vai đường phải cao hơn mực nước ngầm cao nhất hoặc cao hơn
mực nước tích tụ lâu (quá 20 ngày) trên mặt đất. Mức độ nâng cao phải xác định
theo chiều cao nước mao dẫn trong đất có thể dâng lên.
+ Cầu và cống:
Cầu và cống đều phải thiết kế theo lưu lượng tính toán và mực nước tính
toán. Tần suất lưu lượng tính toán và mực nước tính toán tương ứng của cầu trên
đường sắt chủ yếu là 1%, của cầu trên đường sắt thứ yếu là 2%, đồng thời có xét
đến mức nước cao nhất điều tra được.
Cầu đặc biệt lớn, cầu lớn kỹ thuật phức tạp và tu sửa khó khăn, ngoài việc
thiết kế theo lưu lượng, mực nước tính toán ra còn phải kiểm toán với lưu lượng
và mực nước tần suất 0,33% đối với đường chủ yếu và tần suất 1% đối với
đường thứ yếu, làm sao cho khi công trình kiến trúc gặp phải nước lũ tần suất
này vẫn có thể bảo đảm được an toàn.
Khi tính toán xác định các đặc trưng lũ thiết kế cũng chia ra ba trường hợp:
có nhiều tài liệu, ít tài liệu và không có tài liệu thực đo.
Đối với trường hợp có nhiều tài liệu thực đo có thể trực tiếp ứng dụng
phương pháp thống kê vẽ đường tần suất theo chuỗi tài liệu đo đạc và tính toán
các đặc trưng dòng chảy lũ.
Trong trường hợp có ít hoặc không có tài liệu đo đạc dòng chảy lũ thì lũ
thiết kế thường được tính toán từ mưa bằng các công thức kinh nghiệm như đã
trình bày trong chương 5 hoặc bằng các ứng dụng các mô hình toán trong thuỷ
văn.
7.1.4. Quy luật dòng chảy ở khu vực sông thẳng, sông cong và sông phân
dòng
7.1.4.1. Quy luật dòng chảy ở khu vực sông thẳng
Thực tế không có đoạn sông thẳng tuyệt đối, chỉ có những đoạn sông hơi
cong nhưng trong phạm vi nhất định và căn cứ vào những đặc điểm của dòng
chảy thì có thể coi một số đoạn sông là thẳng (hình 2.3a).
Đặc điểm của loại sông này có hình dạng là lòng sông một dòng, có nhiều
lạch sâu, ngắn, ghềnh con nối tiếp nhau. Lòng sông có những bãi cát so le ở hai
bờ và di chuyển chậm chạp theo dòng chảy về hạ lưu.
Nói chung điều kiện chủ yếu để hình thành loại sông thẳng là bờ sông khó
xói lở, không có dòng chảy vòng, phương của dòng chảy trên dòng chính và bãi
sông gần song song với nhau.

232
7.1.4.2. Quy luật dòng chảy ở khu vực sông cong
Tùy theo mức độ cong và đặc điểm địa lý người ta chia sông cong thành
hai loại:
- Sông cong có dạng “vai trâu”: Có độ cong nhỏ, sông bị ràng buộc bởi
hai bờ sông có địa chất tương đối tốt. Loại này ít bị biến dạng theo mặt bằng.
- Sông cong gấp khúc (hình 2.3b): Hình dạng cong queo, gấp khúc, thường
xuất hiện ở vùng đồng bằng dễ bị xói lở, luôn tồn tại dòng chảy vòng, dòng sông
sẽ tiếp tục phát triển không ngừng nên tiếp tục cong mãi. Bờ lõm của sông cong
luôn luôn bị xói, bờ lồi luôn được bồi do sự vận chuyển không ngừng của bùn
cát theo phương ngang làm cho mặt bằng của sông luôn thay đổi. Trong trường
hợp phát triển tự do, bán kính cong ngày càng nhỏ dần, dần dần phát triển thành
đoạn sông cong gấp, thường có những eo đất. Thường trên những eo đất hình
thành những rãnh nước, khi gặp lũ lớn và các điều kiện có lợi khác thì các rãnh
đó phát triển thành dòng rẽ của sông và hình thành hiện tượng cắt dòng tự nhiên.
Ở những đoạn sông cong cũ vì có độ dốc nhỏ, lưu tốc nhỏ, sức tải cát của
dòng nước cũng nhỏ lại thêm dòng nước chảy vào mang nhiều phù sa nên bị bồi
rất mạnh, mặt cắt giảm đi rất nhanh. Đoạn sông cũ thoái hóa dần hình thành
đoạn sông chết. Sau khi sông cũ hoàn toàn ngừng chảy thì sông mới phát triển
thành đoạn sông đơn nhất có thể cho toàn bộ lưu lượng của sông chảy qua. Đoạn
sông cũ bị lấp hẳn thường là đoạn sông thượng lưu, đoạn hạ lưu chưa bị bồi, dần
dần biến thành hồ cách ly với sông.
Nhận xét: Ở sông cong có ưu điểm là vị trí xói lở bờ đều tương đối ổn
định, chiều sâu nước tương đối lớn, có lợi cho vận tải thủy, có thể lợi dụng để
làm công trình lấy nước và kè đê chống lụt. Tuy nhiên có nhược điểm là hình
dạng mặt bằng luôn thay đổi, xói lở bờ đôi khi rất nghiêm trọng, khi phát triển
đến mức độ quá cong sẽ gây khó khăn cho vận tải thủy, đồng thời phát sinh sức
cản lớn đối với dòng chảy ảnh hưởng đến thoát lũ, cần phải chỉnh trị.
7.1.4.3. Quy luật dòng chảy ở khu vực sông phân dòng
Hầu hết các sông thiên nhiên đều có hiện tượng phân dòng, thường có các
đảo, bãi giữa, các nhánh rẽ (hình 2.3c). Những đoạn sông có nhiều nhánh rẽ
thường gây sạt lở bờ sông, không có lợi cho phòng chống lũ, ảnh hưởng đến
việc lấy nước phục vụ cho nông nghiệp, sinh hoạt, gây trở ngại cho vận tải
thủy… Tìm hiểu quy luật dòng chảy ở đoạn sông phân dòng có ý nghĩa đặc biệt.

233
a) Điều kiện hình thành
- Điều kiện về địa chất, địa mạo: Bờ sông cấu tạo bởi lớp đất mềm, dễ xói.
Nếu sông rộng càng dễ phát triển rộng thêm. Ở nơi đoạn sông rộng - hẹp xen kẽ
nhau, dòng chảy sau khi ra khỏi nơi co hẹp, đột nhiên mở rộng, lưu tốc giảm đột
ngột, bùn cát dễ bồi lắng ngay giữa lòng sông rộng tạo thành bãi giữa hoặc bồi
lắng thành bãi bên.
- Điều kiện dòng chảy: Trục dòng chảy trong mùa lũ và mùa kiệt không
trùng nhau nên trong mùa lũ thì một lòng sông bị xói sâu, còn mùa kiệt thì lòng
khác bị xói. Kết quả hình thành hai dòng khác nhau, giữa hai dòng này lưu tốc
bé, bùn cát bồi lắng thành bãi giữa.
b) Chế độ thủy lực, thủy văn nơi phân dòng
Chế độ thủy văn, thủy lực là nhân tố chủ yếu gây ra sự diễn biến dòng
sông nơi phân dòng:
- Trong một năm, điều kiện thủy văn, thủy lực của hai thời kỳ lũ và kiệt
khác nhau rất xa, tình hình thoát nước của hai nhánh cũng khác nhau đưa đến sự
thay đổi lòng sông, sự thay đổi điều kiện vận chuyển bùn cát.
- Nếu xét trong nhiều năm, điều kiện thủy lực, thủy văn của năm ít nước,
năm nhiều nước và năm nước trung bình cũng khác nhau do đó ảnh hưởng đến
trạng thái thoát nước của các nhánh. Ví dụ năm nước lớn, bùn cát nhiều có tính
chất quyết định rất lớn đối với sự phát triển và thoái hóa của dòng rẽ, phá hoại
trạng thái cân bằng của dòng sông.
7.1.5. Một số lưu ý trong công tác tính toán thuỷ văn cầu đường
Qua thực tiễn cho thấy, không thể khống chế hoàn toàn lũ lụt, nhưng có thể
khống chế thiệt hại của nó bằng những biện pháp khác nhau nhằm làm cho lũ lụt
khi xảy ra không đưa đến thiệt hại hoặc ít nhất cũng hạn chế được thiệt hại đó.
Vấn đề này chỉ có thể thực hiện được nếu các phương án đề xuất dựa trên cơ sở
sự hiểu biết đầy đủ về nguyên nhân gây lũ và các nguy cơ do nó gây nên.
Việc xác định các thông số thuỷ văn, thuỷ lực phục vụ thiết kế các công
trình giao thông phải dựa trên các tài liệu về địa hình, khí tượng thuỷ văn cùng
với các công tác khảo sát tại thực địa. Dựa trên các số liệu liên quan hiện có kết
hợp với tài liệu khảo sát, tiến hành chỉnh lý và xác định phương pháp tính toán
thích hợp. Một số lưu ý về công tác tính toán thuỷ văn phục vụ cho công tác
thiết kế cầu đường trong các vùng ở nước ta có thể sơ lược như sau:
* Đối với vùng núi

234
Hiện tượng lũ quét thường xuất hiện ở các lưu vực nhỏ có độ dốc lớn, xảy
ra khi có bão, mưa lớn tập trung nhanh sinh ra lũ trên các sườn dốc, sóng lũ có
thể truyền rất nhanh gây ra những tàn phá bất ngờ và nghiêm trọng. Mưa to còn
làm xói mòn đất, gây trượt đất nghiêm trọng trên các sườn dốc, thậm chí gây ra
dòng chảy có bùn đá. Dòng bùn đất này hầu như không cảnh báo được và có rất
ít thời gian để phòng tránh và chúng chôn vùi nhà cửa, công trình hạ tầng cơ sở
trong đất đá. Công tác điều tra thuỷ văn đối với các công trình ở vùng núi gặp
rất nhiều khó khăn nên phương pháp tính toán thuỷ văn đối với các lưu vực ở
vùng núi chủ yếu dựa vào quan hệ mưa rào – dòng chảy. Đối với các khu vực có
nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét cần xem xét thêm ảnh hưởng của dòng bùn đá khi
tính toán và thiết kế công trình. Do điều kiện địa hình, các tuyến đường thường
đi dọc theo thung lũng sông nên cần chú ý đến ảnh hưởng nước dềnh do lũ của
sông lớn gây ra. Cũng cần chú ý tới các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện hiện tại
cũng như quy hoạch để hoạch định vị trí và cao độ của công trình. Đối với công
trình bảo vệ mái dốc, cần chú ý đến công tác tính toán thuỷ văn, thuỷ lực hệ
thống thu nước và hệ thống thoát nước.
* Đối với vùng đồng bằng có hệ thống đê điều bao quanh (Đồng bằng sông
Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả…)
Dọc theo các sông là hệ thống đê ngăn lũ và chính hệ thống đê này đã tạo
thành hai loại sông có chế độ thuỷ văn khác nhau.
+ Sông trong đồng: Các sông này nằm trong phạm vi từng ô riêng biệt và bị
đê ngăn, không liên quan đến chế độ thủy văn các sông lớn. Các con sông nội
đồng thường liên hệ với sông lớn bằng những cống nhỏ hoặc trạm bơm động lực
ở ven đê. Chế độ thuỷ văn của các sông nội đồng hoàn toàn phụ thuộc vào chế
độ mưa ở đồng bằng. Vào mùa mưa cũng là lúc sông chính đang ở vào giai đoạn
lũ cường, các sông nội đồng không tiêu được nước, mưa gây ra úng lụt làm hư
hại mùa màng. Mực nước cao nhất của các sông nội đồng là mực nước úng
trong các ô. Việc tính toán thuỷ văn chủ yếu dựa vào các số liệu điều tra về ngập
lụt kết hợp với tính toán về mưa và tiêu thoát nước để xác định mực nước ứng
với các tần suất thiết kế. Khẩu độ công trình thoát nước ở trong khu vực nội
đồng được tính toán theo yêu cầu tưới tiêu và phải được sự thoả thuận của các

235
cơ quan quản lý hữu quan.
+ Đối với các con sông chính: Trong mùa lũ những con lũ lớn không hoàn
toàn trùng với các trận mưa lớn ở đồng bằng. Nhiều năm trên ruộng đồng bị hạn
nhưng ngoài đê có thể bị lũ và ngược lại. Hiện tượng độ dốc lòng sông giảm đột
ngột, chiều rộng sông tăng, lưu lượng phù sa lớn là nguyên nhân hình thành các
bãi bồi không ổn định, luôn luôn di chuyển và chia dòng chảy thành nhiều dòng.
Vì vậy, khi thiết kế cầu vượt sông ở khu vực đồng bằng cần phải xét đến sự di
chuyển của lạch sâu nhất tới bất cứ vị trí nào trên sông khi tính toán xói lở và bố
trí nhịp thông thuyền. Chiều dài cầu nên vượt qua hai đê để không gây ảnh
hưởng bất lợi cho thoát lũ và dâng nước ở thượng lưu công trình.
* Đối với vùng đồng bằng miền Trung
Nguyên nhân gây ngập lụt chủ yếu là do nước lũ tràn bờ làm ngập các bãi
sông. Nguyên nhân gây ngập lụt ở vùng này còn là nước dâng do bão và lũ kết
hợp. Một đặc điểm nữa là do các cồn cát dọc bờ biển tiến dần vào bờ, sông ngòi
chảy quanh co theo hướng các dải cồn cát để tìm lối thoát ra biển làm cho nước
ứ dềnh rút chậm. Phương pháp tính toán thuỷ văn đối với vùng này có thể dựa
trên cơ sở tính toán cân bằng thuỷ văn và thuỷ lực kết hợp với tính toán nước
dâng thiết kế. Vấn đề cần lưu ý đối với khu vực đồng bằng miền Trung là lượng
nước chảy tràn rất lớn, nếu không bố trí đủ công trình thoát nước sẽ gây ra ngập
lụt nặng nề hơn ở thượng lưu công trình, ảnh hưởng đến môi sinh và kinh tế.
Ngoài ra, do khu vực miền Trung hẹp, lòng sông dốc và ngắn nên lũ tập trung
nhanh, khi đổ xuống đồng bằng năng lượng của dòng nước rất lớn, gây hiện
tượng cướp dòng và xói lở mãnh liệt, tạo ra các hố “vực Trời” tại vị trí các công
trình thoát nước. Do nước ngập lụt tràn lan, phân lưu không rõ rệt nên trong tính
toán cũng cần phải xét đến hiện tượng trao đổi nước giữa các lưu vực lân cận.
* Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long
Lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào lũ ở thượng nguồn, sự
điều tiết của Biển Hồ, các vùng ngập trên lãnh thổ Campuchia, chế độ thuỷ triều,
chế độ mưa nội đồng, đặc điểm địa hình, địa mạo trong vùng ngập lụt và tác
động của con người trên toàn lưu vực. Tính toán thuỷ văn đối với vùng Đồng
bằng sông Cửu Long có thể dựa trên phương pháp tính toán cân bằng nước, các

236
mô hình thủy văn châu thổ. Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giao thông và
thuỷ lợi trong các dự án xây dựng để định hướng thoát lũ, điều tiết lũ và bố trí
các công trình thoát nước khi đắp đường vượt mức nước lũ, đặc biệt là đối với
các đoạn tuyến cắt ngang hướng thoát lũ. Nếu hệ thống kênh mương thuỷ lợi có
một tác động quan trọng trong việc đưa lũ đến và thoát lũ ở các mức nước thấp
thì hệ thống các đường giao thông và công trình thoát nước trên tuyến lại có một
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều tiết lũ, thoát lũ ở mức nước cao. Ở
ngã ba của các sông thường hình thành các hố xói khá lớn và các hố xói này có
xu hướng di chuyển về phía hạ lưu. Cần lưu ý đến đặc điểm này trong việc bố
trí, tính toán bảo vệ các trụ cầu, nhất là đối với các cầu đặc biệt lớn.
* Đối với vùng ven biển
Quá trình truyền triều vào vùng cửa sông của đồng bằng Việt Nam thực ra
không đơn thuần chỉ bao gồm sóng triều từ biển vào, tuân theo các quy luật chặt
chẽ của lực hấp dẫn gây nên thuỷ triều. Trong thực tế luôn có sự kết hợp và
tương tác giữa thủy triều - lũ - nước dâng ở vùng ven biển. Những công trình
nghiên cứu về sự tương tác phức tạp này ở nước ta còn rất ít. Trong mùa lũ, dao
động triều ở vùng cửa sông bị biến dạng đáng kể. Trong thời kỳ này, sóng lũ
truyền trên sông chịu ảnh hưởng của thuỷ triều dưới hai hình thức: dao động
mực nước triều và dao động tuần hoàn của dòng triều vừa chảy ngược, vừa chảy
xuôi.
Đáng chú ý là tổ hợp của lũ và triều có cường độ khác nhau có thể dẫn đến
các hệ quả khác nhau. Khi chảy xuôi, dòng triều góp phần làm cho lũ thoát
nhanh hơn và trái lại, khi chảy ngược nó làm cho nước bị dồn ứ, thời gian lũ và
ngập lụt bị kéo dài. Khi có bão, vấn đề trở lên phức tạp hơn. Với một cơn bão
bình thường, mực nước có thể dâng cao hơn thường lệ tới 1,0 - 2,0 m và khi bão
lớn có thể đạt tới 2,0 - 3,0 m. Việc tính toán thuỷ văn, thuỷ lực cho công trình
cầu đường ở vùng ven biển hiện nay ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn và cần
có sự phối hợp của các cơ quan nghiên cứu. Số liệu quan trọng cần thu thập để
phục vụ cho tính toán là các tài liệu điều tra khảo sát hiện trường. Cần lưu ý
rằng việc điều tra và đo đạc mực nước phải được thực hiện ở nơi ít ảnh hưởng
nhất của sóng, gió.

237
7.2. Đặc điểm thủy văn vùng cửa sông ảnh hưởng triều
7.2.1. Cửa sông
Cửa sông là khu quá độ giữa sông và biển, một cách sơ bộ, có thể chia làm
3 đoạn: vùng ven biển ngoài cửa sông, đoạn cửa sông và đoạn trên cửa sông.
i) Vùng ven biển ngoài cửa sông
Là vùng biển trước cửa sông, vùng này chứa các vật trầm tích sông, dần
dần bồi đọng thành bãi cạn và nước biển bị nhạt rõ rệt so với ngoài biển. Dòng
chảy vùng này chịu sự ảnh hưởng của biển là chủ yếu

Hệ thống sông

Biển
Đoạn trên cửa sông Đoạn cửa sông
Đoạn cửa sông bị xâm nhập mặn

Vùng sông ảnh hưởng triều Vùng biển ngoài cửa sông

Hình 7.2. Khu vực cửa sông bị ảnh hưởng triều


ii) Đoạn cửa sông
Đoạn cửa sông còn gọi là tam giác châu, là phần giữa của khu cửa sông từ
mép biển cho tới chỗ sông phân nhánh. Ở đây, dòng chảy chịu chi phối bởi ảnh
hưởng của cả biển và dòng sông.
iii) Đoạn trên cửa sông
Là phần trên của khu vực cửa sông, bắt đầu từ đỉnh tam giác châu (chỗ
sông phân nhánh) lên đến chỗ giới hạn thủy triều lớn nhất trong mùa kiệt, dòng
chảy đoạn này chịu chi phối của sông là chủ yếu.
7.2.2. Thủy triều
7.2.2.1. Khái niệm về thủy triều
Thuỷ triều là hiện tượng sóng của nước biển dưới tác động của các lực
gây ra bởi Mặt trăng, Mặt trời và các hành tinh khác lên các chất điểm nước trên
đại dương. Dưới tác động của các lực trên, nước trên đại dương dâng lên tạo
thành các sóng nước di chuyển trên đại dương tạo thành sự chuyển động tương

238
đối giữa Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời và các hành tinh khác. Sự chuyển động
của Mặt trăng xung quanh Trái đất và của hệ thống Mặt trăng - Trái đất xung
quanh Mặt trời có tính chu kỳ, kéo theo sự xuất hiện có chu kỳ của sóng nước
trên đại dương. Các sóng nước tạo ra do hiện tượng trên được gọi là sóng triều.
Sự di chuyển có chu kỳ của các sóng triều gây ra hiện tượng lên xuống có
chu kỳ của mực nước biển tại một vị trí quan trắc. Bởi vậy, có thể coi thuỷ triều
là hiện tượng dao động có chu kỳ của mực nước biển tại vị trí quan trắc.
Đối với mỗi con triều, khi mực nước triều lên gọi là triều dâng, dâng đến
mức cao nhất gọi là đỉnh triều. Khi mực nước triều xuống gọi là triều rút, rút đến
mức thấp nhất gọi là chân triều
Chênh lệch mực nước giữa đỉnh triều và chân triều kế tiếp gọi là biên độ
triều. Trong một tháng có hai thời kỳ triều lớn, mỗi thời kỳ từ 3 - 5 ngày, triều
lên xuống rất mạnh gọi là kỳ triều cường và 2 thời kỳ triều bé, lên xuống rất yếu
gọi là kỳ triều kém.
7.2.2.2. Các đặc trưng cơ bản của thủy triều
* Mực nước triều: Là cao trình mực nước biển hoặc sông có ảnh hưởng
thuỷ triều so với mặt chuẩn tại một vị trí quan trắc nào đó, thường được ký
hiệu là Z.
* Quá trình mực nước triều: Là đồ thị của quá trình thay đổi mực nước
triều theo thời gian t, được ký hiệu là Z(t). Như vậy, mực nước triều là hàm của
thời gian, được biểu thị bằng đường cong Z = Z(t).
Trên đường quá trình mực nước triều có các pha triều lên (còn gọi là triều
dâng), triều xuống (triều rút), cùng các đặc trưng đỉnh và chân triều.
Thời kỳ liên tục trong đó dZ/dt > 0 gọi là pha triều lên, ngược lại là pha
triều xuống. Đỉnh triều là điểm chuyển tiếp giữa pha triều lên và pha triều
xuống, còn chân triều là điểm chuyển tiếp giữa pha triều xuống và pha triều lên.
Tại các đỉnh và chân triều có dZ/dt = 0.
* Mực nước đỉnh triều và chân triều: Là mực nước tương ứng với đỉnh và
chân triều. Nếu trong một ngày đêm có một lần triều lên, một lần triều xuống sẽ
tương ứng có một mực nước đỉnh triều và một mực nước chân triều. Nếu trong
một ngày đêm có hai lần triều lên, hai lần triều xuống, sẽ tồn tại trên đường quá

239
trình triều hai đỉnh và hai chân triều. Trong trường hợp một ngày đêm có hai
đỉnh và hai chân triều, sẽ có một đỉnh triều cao và một đỉnh triều thấp, một chân
triều cao và một chân triều thấp (xem hình 7.3).

Chu kỳ triều

Mực nước Z (m)


Mực nước Z (m)

Chu kỳ triều
Đỉnh triều cao
Đỉnh triều
Đỉnh triều thấp

Thời gian
Thời gian
Chân triều cao
Chân triều Chân triều thấp

a) Nhật triều b) Bán nhật triều

Hình 7.3. Đường quá trình mực nước triều Z ~ t trong 1 ngày đêm

* Biên độ triều và chu kỳ triều


Biên độ mực nước triều là chênh lệch mực nước giữa đỉnh triều so với chân
triều kế tiếp, thường ký hiệu là AP. Chu kỳ triều là khoảng thời gian giữa hai
đỉnh triều đặc trưng kế tiếp nhau, thường ký hiệu là T. Có nhiều loại chu kỳ
khác nhau.
- Trong một ngày đêm có chu kỳ nửa ngày đối với loại chế độ bán nhật
triều, tức là trong một ngày đêm có hai lần triều lên và hai lần triều xuống với
chu kỳ xấp xỉ 12 giờ 25 phút.
- Trong một ngày đêm có chu kỳ ngày, là khoảng thời gian giữa hai đỉnh
triều hoặc hai chân triều kế tiếp đối với chế độ nhật triều, hoặc là khoảng thời
gian giữa hai đỉnh triều cao (hoặc thấp), chân triều cao (hoặc thấp) trong trường
hợp bán nhật triều.
- Nếu ta vẽ đường bao chân triều và đỉnh triều (hình 7.4), sẽ tồn tại các chu
kỳ triều nửa tháng, một tháng, tức là khoảng cách giữa hai lần triều cường hoặc
kém kế tiếp nhau.
Ngoài ra còn tồn tại các loại chu kỳ lớn hơn, chẳng hạn chu kỳ 4 tháng, chu
kỳ năm, chu kỳ 4 năm...

240
200

150

100
Mực nước (cm)

50

-50

-100
11/10/01
11/11/01
11/13/01
11/14/01
11/15/01
11/16/01
11/17/01
11/19/01
11/20/01
11/21/01
11/22/01
11/24/01
11/25/01
11/26/01
11/27/01
11/28/01
11/30/01
11/1/01
11/2/01
11/3/01
11/4/01
11/5/01
11/7/01
11/8/01
11/9/01

Ngày, tháng

Hình 7.4. Đường quá trình triều trong một tháng (từ ngày 130/11/2001)
tại Cửa Ba Lạt
* Triều cường, triều kém: Trong một tháng thường có hai thời kỳ triều hoạt
động mạnh đó là thời kỳ triều cường (còn gọi là thời kỳ nước lớn), khi đó biên
độ triều lớn đỉnh triều cao hơn còn chân triều lại thấp hơn những ngày khác. Xen
kẽ với hai thời kỳ triều cường có hai thời kỳ triều hoạt động yếu gọi là thời kỳ
triều kém (thời kỳ nước ròng), khi đó biên độ triều nhỏ, đỉnh triều thấp, còn
chân triều lại cao so với những ngày khác.
7.2.2.3. Phân loại thuỷ triều
Chu kỳ triều trong một ngày đêm đặc trưng cho chế độ triều tại một vị trí
quan trắc. Bởi vậy người ta phân loại thuỷ triều theo chu kỳ triều trong một ngày
đêm. Có các loại chế độ triều sau đây:
i) Chế độ bán nhật triều đều: Là hiện tượng xảy ra trong một ngày mặt
trăng (24 giờ 50 phút) có hai lần triều lên và hai lần triều xuống, đỉnh và chân
triều của hai lần đó xấp xỉ bằng nhau, chu kỳ triều gần bằng 12 giờ 25 phút.
ii) Nhât triều đều: Là hiện tượng xảy ra trong một ngày mặt trăng có một
lần triều lên một lần triều xuống, chu kỳ triều xấp xỉ 24 giờ 50 phút.

241
iii) Bán nhật triều không đều: Là hiện tượng xảy ra tương tự như (i), song
đỉnh và chân triều trong hai lần triều liên tiếp có sự chênh lệch khá lớn.
iv) Nhật triều không đều: Là hiện tượng mà trong chu kỳ nửa tháng, số
ngày nhật triều không quá 7 ngày, những ngày còn lại là bán nhật triều.
Chế độ thủy triều ở một số vùng biển chính của Việt Nam được thể hiện
trong bảng 7.3.
Bảng 7.3. Chế độ thuỷ triều một số vùng biển Việt Nam
Biên độ triều
TT Vùng biển Chế độ thuỷ triều
cường (m)
Từ Quảng Ninh - Thanh
1 Nhật triều đều 3,2  2,6
Hoá
2 Nghệ An - Quảng Bình Nhật triều không đều 2,5  1,2
Nam Quảng Bình - Thuận
3 Bán nhật triều không đều 1,1  0,6
An
Cửa Thuận An và vùng phụ
4 Nhật triều không đều 0,4  0,5
cận
Nam Thừa Thiên đến
5 Bán nhật triều không đều 0,8  1,2
Quảng Nam
6 Quảng Nam - Hàm Tân Nhật triều không đều 1,2  2,0
7 Hàm Tân - Cà Mau Bán nhật triều không đều 2,0  3,5
Nhật triều đều hoặc
8 Cà Mau - Hà Tiên < 1,0
không đều

7.2.2.4. Đặc tính thủy văn ở vùng cửa sông có thủy triều
i) Hiện tượng thủy triều ở cửa sông
- Trong thời gian triều bắt đầu lên, tốc độ nước sông tương đối mạnh hơn
tốc độ dòng triều cho nên đỉnh sóng triều không thể tiến ngay vào trong sông
nhưng nước sông cũng không đủ mạnh để đẩy dòng triều ra ngoài xa.
- Triều lên đến lúc tốc độ dòng triều lớn hơn tốc độ dòng sông, đỉnh sóng
triều mới dần dần truyền vào sông, nước biển cũng chảy vào sông. Trong quá
trình truyền vào sông, do đáy sông cao dần, do sự cản trở của dòng chảy trong

242
sông mà năng lượng của dòng triều bị tiêu hao, tốc độ giảm dần, biên độ triều
cũng bé dần.
- Khi triều tiến sâu vào trong sông, ngoài cửa sông bắt đầu thời kỳ triều
xuống, mực nước triều hạ dần, nước triều chảy trở lại biển cho nên dòng triều
đang tiến vào sông yếu đi. Đến một điểm nào đó tốc độ dòng triều triệt tiêu với
tốc độ dòng nước trong sông, nước biển sẽ ngừng chảy ngược lên trên. Nơi đó
được gọi là giới hạn dòng triều. Phía trên giới hạn này sóng biển vẫn còn tiếp
tục đi thêm một khoảng nữa, nhưng biên độ triều giảm đi rất nhanh. Đến lúc
biên độ triều bằng 0, lúc đó sóng triều tiến đến điểm giới hạn gọi là giới hạn
thủy triều.
Đoạn sông từ cửa sông đến giới hạn thủy triều gọi là đoạn sông chịu ảnh
hưởng thủy triều. Vị trí giới hạn này luôn thay đổi theo mùa lũ hay mùa kiệt của
dòng chảy trong sông.
ii) Mực nước cửa sông chịu ảnh hưởng triều
Mực nước cửa sông chịu ảnh hưởng triều không những quan hệ với lưu
lượng chảy trong sông mà còn quan hệ với sự thay đổi thủy triều, tốc độ và
hướng gió, sự thay đổi địa hình và đáy sông, …
Khi quy hoạch, thiết kế công trình ở cửa sông có thủy triều, thường dùng
các mực nước đặc trưng sau:
* Mực nước triều bình quân
Là trị số bình quân của mực nước triều đo từng giờ hoặc nửa giờ của một
con triều hay một thời kỳ triều nào đó.
* Mực nước triều giữa
Là trị số bình quân giữa đỉnh và chân của một con triều hay một kỳ triều
nào đó. Nếu con triều có dạng hình sin đều thì mực nước triều giữa và mực nước
triều bình quân có trị số giống nhau. Trong thực tế sóng triều thường có biến
dạng nên 2 trị số trên có chênh lệch nhau.
* Mực nước đỉnh triều
Là mực nước cao nhất của một con triều, nó bị ảnh hưởng bởi lượng nước

243
triều, lượng nước trong sông và gió. Nếu ở một trạm đo mực nước nào đó, đỉnh
lũ xuất hiện đúng vào lúc đỉnh của con triều cường thì mực nước khi đó là mực
nước lũ cao nhất trong giai đoạn quan trắc.
* Mực nước chân triều
Có thể phân ra các trị số mực nước chân triều cường bình quân, mực nước
chân triều kém bình quân, mực nước chân triều bình quân và mực nước chân
triều thấp nhất.
iii) Lưu lượng ở cửa sông chịu ảnh hưởng triều
Lưu lượng ở cửa sông chịu ảnh hưởng thủy triều có thể từ sông chảy ra
biển hoặc có thể từ biển chảy vào sông. Lưu lượng bình quân khi triều rút sẽ lớn
hơn lưu lượng bình quân khi triều dâng. Trong trường hợp bình thường, nếu
không xét đến ảnh hưởng của các nhân tố khác thì theo nguyên lý cân bằng
nước, lượng nước chảy vào cửa sông là Q1 phải cân bằng lượng nước chảy ra
biển Q2. Nhưng khi triều dâng, mực nước biển tăng cao lên Z tương ứng với
lượng nước tăng Q, ta có:
Q2 = Q1 - Q (7.1)
Hoặc khi triều rút:
Q2 = Q1 + Q (7.2)
7.2.3. Tính toán mực nước triều thiết kế và chọn dạng triều thiết kế
Mực nước triều thiết kế là mực nước triều ứng với tần suất thiết kế công
trình. Tùy theo yêu cầu thiết kế mà xác định mực nước nào cần tính toán. Đối
với công trình tưới, chọn mực nước chân triều thiết kế, công trình tiêu nước cần
tính mực nước đỉnh triều hoặc chân triều thiết kế, công trình vượt dòng cần tính
mực nước đỉnh triều thiết kế.
7.2.3.1. Tính toán mực nước triều thiết kế
a) Trường hợp có đủ tài liệu thực đo
Chọn mỗi năm 1 mẫu rồi thực hiện đúng quy trình bài toán thống kê xác
suất trong thủy văn. Ngoài ra cần chú ý đến ảnh hưởng của mốc cơ bản đối với
các tham số thống kê đường tần suất mực nước.

244
Từ các công thức tính tham số thống kê, ta có thể chứng minh được khi
thay đổi mốc cơ bản thì trị số bình quân Z thay đổi, dẫn đến Cv thay đổi theo,
còn khoảng lệch quân phương  và hệ số thiên lệch Cs không ảnh hưởng gì.
Giả sử ta thêm một trị số a nào đó vào mỗi số hạng của liệt mực nước tính
toán (tức hạ thấp mốc cơ bản xuống một đoạn là a).
Chỉ số 1: khi chưa đổi mốc
Chỉ số 2: sau khi đổi mốc
Ta có: Z2 = Z1 + a (7.3)
n n n n
 Z2  Z1  a   Z1 a
Z2  1  1  1  1  Z1  a (7.4)
n n n n
Tức trị số bình quân tăng thêm một lượng là a.

Do: Z2  Z 2 n  Z1  a  Z1  an  Z1  Z 1 n (7.5)


2 2
1n 1n
Nên: 1  
 Z1  Z 1
n1
  
 Z2  Z 2
n1
 2 (7.6)

Tức khoảng lệch quân phương không thay đổi.


1 2
Do: Cv1  ; Cv2  và 1 = 2 (7.7)
Z1 Z1  a
Z1
Nên: Cv2  Cv1 . (7.8)
Z1  a
Tức hệ số biến động thay đổi.
n n 3 n 3

 Z1  Z 1
3
 
 Z1  Z 1  
 Z2  Z 2 
Cs1  1  1  1  Cs2
Do: 3
(7.9)
n.Cv13 .Z 1 n. 13 n. 23

Tức hệ số thiên lệch không đổi khi thay đổi mốc


Cuối cùng ta có:
 Z1 

Z 2 P  Z 2 .K 2 P  Z 1  a .  .Cv1 .
Z1  a

 1  (7.10)
 
Z 2 P   .Cv1 .Z 1  Z 1  a  Z 1 . .Cv1  1  a (7.11)

245
Z2P = Z1P + a (7.12)
Đối với kết quả tính toán ta thấy Z2P chỉ sai khác đi một hằng số đổi mốc
a. Do vậy cho phép ta có thể đổi mốc cơ bản sao cho việc tính toán đường tần
suất mực nước được thuận tiện và chính xác.
- Nếu chọn mốc quá thấp, trị số Z sẽ lớn, Cv sẽ nhỏ, sai số tương đối của
Cv tăng và Cs lớn gấp chục lần Cv dẫn đến việc xây dựng đường tần suất sẽ gặp
nhiều khó khăn, khó chính xác.
- Nếu mốc quá cao dẫn đến trong liệt số liệu có nhiều trị số âm, tính toán
thêm phiền phức.
- Thường người ta lấy giá trị bé nhất trong liệt thực đo để làm mốc cơ bản
để tính tần suất. Sau đó dùng công thức Z2P = Z1P + a để chuyển mốc cho thống
nhất với các trạm.
b) Trường hợp tài liệu thực đo không đủ
Phương pháp chung là bổ sung kéo dài tài liệu bằng các phương pháp
phân tích tương quan hoặc chọn mỗi năm nhiều trị số như đã trình bày trong
chương 5.
7.2.3.2. Xác định dạng triều thiết kế
Dạng triều thiết kế là đường quá trình mực nước triều được chọn để làm
căn cứ tính ra quy mô kích thước công trình có liên quan, đảm bảo được tính
hợp lý nhất về mặt an toàn và kinh tế. Phương pháp chung thường xác định
giống như đối với đường quá trình lũ thiết kế. Các bước tiến hành như sau:
1) Xác định thời gian tính toán.
2) Tính tần suất mực nước triều khống chế.
3) Chọn dạng triều điển hình:
- Đã từng xảy ra và có tính đại biểu nhất;
- Mực nước triều khống chế điển hình tiếp cận mực nước triều khống chế
thiết kế;
- Bất lợi đối với công trình.

246
4) Thu phóng đường quá trình điển hình.
Hệ số thu phóng:
ZP
K (7.13)
Z dh
Quá trình mực nước triều thiết kế xác định theo:
ZtP = K.Ztdh (7.14)
Trong đó:
ZP, ZtP: Là mực nước triều bình quân và mực nước triều tại thời điểm t của
quá trình triều thiết kế;
Zdh, Ztdh: Là mực nước triều bình quân và mực nước triều tại thời điểm t của
quá trình triều điển hình.

247
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Thủy văn công trình - ĐH Thủy lợi, Hà Nội (2008). Giáo trình
Thủy văn công trình. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). QCVN 47: 2012/BTNMT, Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc thủy văn.
3. Trần Đình Nghiên, Nguyễn Đình Vĩnh và Phạm Văn Vĩnh (2007). Thủy
văn công trình. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
4. Lê Văn Nghinh (2000). Tính toán thủy văn thiết kế. Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
5. Quy phạm thủy lợi C6.77 - Quy phạm tính toán các đặc trưng thủy
văn thiết kế.
6. TCVN 9845 - 2013 - Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ.
7. TCVN 10778:2015 - Hồ chứa - Xác định các mực nước đặc trưng.
8. Nguyễn Xuân Trục (2003). Thiết kế đường ô tô - Công trình vượt sông
(Tập 3). Tái bản lần 3. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
9. Ngô Đình Tuấn (1998). Phân tích thống kê trong thủy văn. Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội.
10. V. Techow, D. R. Maidment, L. W. Mays (1994). Thủy văn ứng dụng
(Đỗ Hữu Thành, Đỗ Văn Toản dịch). Nhà xuât bản Giáo dục, Hà Nội.

248
MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................5
1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học ..............................................................5
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................5
1.1.2. Chu trình thủy văn ......................................................................................7
1.1.3. Các thuộc tính và đặc trưng biểu thị nguồn nước .....................................8
1.2. Nội dung và nhiệm vụ của môn học thủy văn công trình .............................9
1.3. Đặc điểm của hiện tượng thủy văn và phương pháp nghiên cứu............... 10
1.3.1. Đặc điểm của hiện tượng thủy văn ......................................................... 10
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 11
1.4. Sơ lược về lịch sử phát triển của thủy văn học .......................................... 14
1.4.1. Lịch sử phát triển của thủy văn học trên thế giới ................................... 14
1.4.2. Một số nét về lịch sử phát triển của thủy văn học Việt Nam .................. 16
Chương 2: DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI .......................................................... 18
2.1. Hệ thống sông ngòi – Lưu vực sông .......................................................... 18
2.1. Hệ thống sông ngòi .................................................................................... 18
2.1.2. Lưu vực sông và các đặc trưng hình thái. ............................................... 20
2.2. Các đặc trưng biểu thị dòng chảy sông ngòi .............................................. 25
2.2.1. Sơ lược về sự hình thành dòng chảy sông ngòi....................................... 25
2.2.2. Các đại lượng biểu thị dòng chảy sông ngòi .......................................... 29
2.3. Phương trình cân bằng nước. ..................................................................... 31
2.3.1. Phương trình cân bằng nước tổng quát .................................................. 31
2.3.2. Phương trình cân bằng nước của lưu vực sông viết cho thời đoạn bất kỳ...32
2.3.3. Phương trình cân bằng nước của lưu vực trong thời kỳ nhiều năm ....... 33
2.3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi thông qua
phương trình cân bằng nước ............................................................................. 34
2.4. Các nhân tố khí hậu, khí tượng .................................................................. 36
2.4.1. Nhiệt độ mặt đệm và không khí ............................................................... 36
2.4.2. Áp suất không khí (Khí áp)...................................................................... 37
2.4.3. Độ ẩm không khí. .................................................................................... 38
2.4.4. Gió ........................................................................................................... 39
2.4.5. Bão........................................................................................................... 43
2.4.6. Mưa ......................................................................................................... 43

249
2.4.7. Bốc hơi..................................................................................................... 52
BÀI TẬP CHƯƠNG 2………………………………………………………...55
Chương 3: ĐO ĐẠC VÀ XUẤT BẢN SỐ LIỆU THỦY VĂN ....................... 57
3.1. Phân loại trạm quan trắc ............................................................................. 57
3.1.1. Trạm quan trắc các yếu tố khí tượng ...................................................... 57
3.1 2. Trạm quan trắc các yếu tố thủy văn ........................................................ 57
3.2. Phương pháp đo và tính số liệu mực nước ................................................. 59
3.2.1. Tuyến đo mực nước và phân loại ............................................................ 60
3.2.2. Thiết bị đo mực nước ............................................................................... 61
3.2.3. Chế độ đo mực nước................................................................................ 63
3.2.3. Chỉnh lý và xuất bản tài liệu đo mực nước ............................................. 64
3.3. Phương pháp đo và tính lưu lượng nước .................................................... 67
3.3.1. Đo lưu lượng nước trong sông ................................................................ 67
3.3.2. Chỉnh lý số liệu lưu lượng nước .............................................................. 72
3.3.3. Lưu trữ và xuất bản lưu lượng nước ....................................................... 75
3.4. Phương pháp đo và tính lưu lượng bùn cát ................................................ 77
3.4.1. Đo và tính bùn cát lơ lửng....................................................................... 78
3.4.2. Đo bùn cát đáy ........................................................................................ 81
3.4.3. Chỉnh lý bùn cát lơ lửng .......................................................................... 81
3.4.4. Lưu trữ và xuất bản số liệu bùn cát ........................................................ 82
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ XÁC SUẤT TRONG THỦY VĂN83
4.1. Một số kiến thức cơ bản về lý thuyết xác suất ........................................... 83
4.1.1. Biến cố ngẫu nhiên và phân loại ............................................................. 83
4.1.2. Xác suất và các định lý cơ bản về xác suất ............................................. 86
4.2. Đại lượng ngẫu nhiên và luật phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên.. 90
4.2.1. Khái niệm và phân loại ........................................................................... 90
4.2.2. Luật phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên ................................ 91
4.2.3. Hàm phân phối xác suất của hiện tượng thuỷ văn .................................. 92
4.2.4. Hàm mật độ xác suất. .............................................................................. 94
4.3. Ứng dụng lý thuyết thống kê xác suất trong tính toán thuỷ văn ................ 95
4.3.1. Tần suất tích luỹ (Tần suất cộng dồn) ..................................................... 95
4.3.2. Tổng thể và mẫu. ..................................................................................... 96
4.3.3. Các tham số thống kê (trị số đặc trưng thống kê). .................................. 97
4.3.4. Sai số lấy mẫu........................................................................................ 103

250
4.3.5. Chu kỳ lặp lại ........................................................................................ 104
4.3.6. Bài toán cơ bản của thống kê thuỷ văn. ................................................ 105
4.4. Các phương pháp vẽ đường tần suất trong thuỷ văn................................ 106
4.4.1. Đường tần suất kinh nghiệm. ................................................................ 106
4.4.2. Đường tần suất lý luận. ......................................................................... 108
4.4.3. Ảnh hưởng của các tham số thống kê đối với đường tần suất. ............. 112
4.4.4. Các phương pháp vẽ đường tần suất. ................................................... 113
4.5. Phân tích tương quan................................................................................ 121
4.5.1. Tương quan giải tích (Phương pháp đường hồi quy) ........................... 123
4.5.2. Tương quan giải tích (Đường tương quan)........................................... 129
BÀI TẬP CHƯƠNG 4 .................................................................................... 133
Chương 5: TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THUỶ VĂN THIẾT KẾ ...... 135
5.1. Khái niệm các đặc trưng thuỷ văn thiết kế............................................... 135
5.2. Tính toán dòng chảy năm thiết kế ............................................................ 136
5.2.1. Xác định lượng dòng chảy năm thiết kế (DCNTK) ............................... 137
5.2.2. Xác định phân phối dòng chảy năm thiết kế ......................................... 149
5.3. Tính toán dòng chảy lũ thiết kế ................................................................ 152
5.3.1. Sự hình thành dòng chảy lũ ................................................................... 153
5.3.2. Công thức căn nguyên dòng chảy và sự hình thành đỉnh lũ ................. 155
5.3.3. Xác định dòng chảy lũ thiết kế khi có nhiều tài liệu thực đo ................ 161
5.3.4. Xác định dòng chảy lũ thiết kế khi không có tài liệu thực đo .............. 172
BÀI TẬP CHƯƠNG 5……………………………………………………….195
Chương 6: TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT DÒNG CHẢY CHO HỒ CHỨA ....... 190
6.1. Hồ chứa và điều tiết dòng chảy bằng hồ chứa ......................................... 190
6.1.1. Hồ chứa và các công trình chủ yếu của hồ chứa .................................. 190
6.1.2. Đặc trưng địa hình hồ chứa .................................................................. 191
6.1.3. Điều tiết dòng chảy bằng hồ chứa ........................................................ 192
6.1.4. Các thành phần của hồ chứa và nguyên tắc lựa chọn .......................... 194
6.2. Tính toán dung tích chết ........................................................................... 197
6.2.1. Tính toán dung tích chết theo lượng bùn cát bồi lắng. ......................... 197
6.2.2. Tính toán dung tích chết theo điều kiện tưới tự chảy............................ 200
6.3. Tính toán dung tích hiệu dụng ................................................................. 200
6.3.1. Giới hạn và cơ sở của các phương pháp tính toán ............................... 200
6.3.2. Tính toán điều tiết theo phương pháp lập bảng: .................................. 202

251
6.4. Tính toán điều tiết lũ ................................................................................ 208
6.4.1. Các biện pháp phòng chống lũ và tiêu chuẩn phòng lũ ........................ 209
6.4.2. Nguyên lý tính toán điều tiết lũ ............................................................. 213
6.4.3. Phương pháp đồ giải của Potapov ........................................................ 215
6.4.4. Phương pháp giản hóa của Kocherin ................................................... 220
6.5. Tài liệu cơ bản dùng trong tính toán hồ chứa .......................................... 224
6.5.1. Tài liệu khí tượng thuỷ văn.................................................................... 224
6.5.2. Tài liệu dân sinh kinh tế ........................................................................ 224
6.5.3. Tài liệu địa hình hồ chứa ...................................................................... 225
BÀI TẬP CHƯƠNG 6……………………………………………………….234
Chương 7: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG TÍNH TOÁN THỦY VĂN CÔNG
TRÌNH VƯỢT DÒNG VÀ VÙNG CỬA SÔNG ẢNH HƯỞNG THỦY TRIỀU.228
7.1. Tính toán thủy văn công trình vượt dòng ................................................. 228
7.1.1. Phân loại công trình vượt dòng ............................................................ 228
7.1.2. Nhiệm vụ tính toán thuỷ văn công trình vượt dòng ............................... 229
7.1.3. Tần suất thiết kế cầu, cống .................................................................... 230
7.1.4. Quy luật dòng chảy ở khu vực sông thẳng, sông cong và sông phân dòng ..232
7.1.5. Một số lưu ý trong công tác tính toán thuỷ văn cầu đường .................. 234
7.2. Đặc điểm thủy văn vùng cửa sông ảnh hưởng triều ................................. 238
7.2.1. Cửa sông ................................................................................................ 238
7.2.2. Thủy triều............................................................................................... 238
7.2.3. Tính toán mực nước triều thiết kế và chọn dạng triều thiết kế ............. 244
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….…248
PHỤ LỤC ……………………………………………………………… ..…253

252
PHỤ LỤC

253
Phụ lục 4.1a. Bảng Foster-Ribkin tra khoảng lệch tung độ  của đường tần suất Pearson III
(Tần suất P từ 0.001% đến 40%)
P(%)
0.001 0.01 0.1 0.2 0.333 0.5 1.00 2 3 5 10 20 25 30 40
Cs
0.0 4.26 3.72 3.09 2.88 2.71 2.58 2.33 2.05 1.88 1.64 1.28 0.84 0.67 0.52 0.25
0.1 4.56 3.94 3.23 3.00 2.82 2.67 2.40 2.11 1.92 1.67 1.29 0.84 0.66 0.51 0.24
0.2 4.86 4.16 3.38 3.12 2.92 2.76 2.47 2.16 1.96 1.70 1.30 0.83 0.65 0.50 0.22
0.3 5.16 4.38 3.52 3.24 3.03 2.86 2.54 2.21 2.00 1.73 1.31 0.82 0.64 0.48 0.20
0.4 5.47 4.61 3.67 3.36 3.14 2.95 2.62 2.26 2.04 1.75 1.32 0.82 0.63 0.47 0.19
0.5 5.78 4.83 3.81 3.48 3.25 3.04 2.68 2.31 2.08 1.77 1.32 0.81 0.62 0.46 0.17
0.6 6.09 5.05 3.96 3.60 3.35 3.13 2.75 2.35 2.12 1.80 1.33 0.80 0.61 0.44 0.16
0.7 6.40 5.28 4.10 3.72 3.45 3.22 2.82 2.40 2.15 1.82 1.33 0.79 0.59 0.43 0.14
0.8 6.71 5.50 4.24 3.85 3.55 3.31 2.89 2.45 2.18 1.84 1.34 0.78 0.58 0.41 0.12
0.9 7.02 5.73 4.39 3.97 3.65 3.40 2.96 2.50 2.22 1.86 1.34 0.77 0.57 0.40 0.11
254

1.0 7.33 5.96 4.53 4.09 3.76 3.49 3.02 2.54 2.25 1.88 1.34 0.76 0.55 0.38 0.09
1.1 7.65 6.18 4.60 4.20 3.86 3.58 3.09 2.58 2.28 1.89 1.34 0.74 0.54 0.36 0.07
1.2 7.97 6.41 4.81 4.32 3.95 3.66 3.15 2.62 2.31 1.91 1.34 0.73 0.52 0.35 0.05
1.3 8.29 6.64 4.95 4.44 4.05 3.74 3.21 2.67 2.34 1.92 1.34 0.72 0.51 0.33 0.04
1.4 8.61 6.87 5.09 4.56 4.15 3.83 3.27 2.71 2.37 1.94 1.33 0.71 0.49 0.31 0.02
1.5 8.93 7.09 5.23 4.68 4.24 3.91 3.33 2.74 2.39 1.95 1.33 0.69 0.47 0.30 0.00
1.6 9.25 7.31 5.37 4.80 4.34 3.99 3.39 2.78 2.42 1.96 1.33 0.68 0.46 0.28 -0.02
1.7 9.57 7.54 5.50 4.91 4.43 4.07 3.44 2.82 2.44 1.97 1.32 0.66 0.44 0.26 -0.03
1.8 9.89 7.76 5.64 5.01 4.52 4.15 3.50 2.85 2.46 1.98 1.32 0.64 0.42 0.24 -0.05
1.9 10.20 7.98 5.77 5.12 4.61 4.23 3.55 2.88 2.49 1.99 1.31 0.63 0.40 0.22 -0.07
2.0 10.51 8.21 5.91 35.22 4.70 4.30 3.61 2.91 2.51 2.00 1.30 0.61 0.39 0.20 -0.08
2.1 10.83 8.43 6.04 5.33 4.79 4.37 3.66 2.93 2.53 2.00 1.29 0.59 0.37 0.19 -0.10

254
Phụ lục 4.1a. Bảng Foster-Ribkin tra khoảng lệch tung độ  của đường tần suất Pearson III
(Tần suất P từ 0.001% đến 40%)
P(%)
0.001 0.01 0.1 0.2 0.333 0.5 1.00 2 3 5 10 20 25 30 40
Cs
2.2 11.14 8.65 6.17 5.43 4.88 4.44 3.71 2.96 2.55 2.00 1.28 0.57 0.35 0.17 -0.11
2.3 11.45 8.87 6.30 5.53 4.97 4.51 3.76 2.99 2.56 2.00 1.27 0.55 0.33 0.15 -0.13
2.4 11.76 9.08 6.42 5.63 5.05 4.58 3.81 3.02 2.57 2.01 1.26 0.54 0.31 0.13 -0.15
2.5 12.07 9.30 6.55 5.73 5.13 4.65 3.85 3.04 2.59 2.01 1.25 0.52 0.29 0.11 -0.16
2.6 12.38 9.51 6.67 5.82 5.20 4.72 3.89 3.06 2.60 2.01 1.23 0.50 0.27 0.09 -0.17
2.7 12.69 9.72 6.79 5.92 5.28 4.78 3.93 3.09 2.61 2.01 1.22 0.48 0.25 0.08 -0.18
2.8 13.00 9.93 6.91 6.01 5.36 4.84 3.97 3.11 2.62 2.01 1.21 0.46 0.23 0.06 -0.20
2.9 13.31 10.14 7.03 6.10 5.44 4.90 4.01 3.13 2.63 2.01 1.20 0.44 0.21 0.04 -0.21
3.0 13.61 10.35 9.99 6.20 5.51 4.96 4.05 3.15 2.64 2.00 1.18 0.42 0.19 0.03 -0.23
3.1 13.92 10.56 7.26 6.30 5.59 5.02 4.08 3.17 2.64 2.00 1.16 0.40 0.17 0.01 -0.24
3.2 14.22 10.77 7.38 6.39 5.66 5.08 4.12 3.19 2.65 2.00 1.14 0.38 0.15 -0.01 -0.25
255

3.3 14.52 10.97 7.49 6.48 5.74 5.14 4.15 3.21 2.65 2 1.12 0.36 0.14 -0.20 -0.26
3.4 14.81 11.17 7.60 6.56 5.80 5.20 4.18 3.22 2.65 1.98 1.11 0.34 0.12 -0.04 -0.27
3.5 15.11 11.37 7.72 6.65 5.86 5.25 4.22 3.23 2.65 1.97 1.09 0.32 0.10 -0.06 -0.28
3.6 15.41 11.57 7.83 6.73 5.93 5.30 4.25 3.24 2.66 1.96 1.08 0.30 0.09 -0.07 -0.29
3.7 15.70 11.77 7.94 6.81 5.99 5.35 4.28 3.25 2.66 1.95 1.06 0.28 0.07 -0.09 -0.29
3.8 16.00 11.97 8.05 6.89 6.05 5.40 4.31 3.26 2.66 1.94 1.04 0.26 0.06 -0.10 -0.30
3.9 16.20 12.16 8.15 6.97 6.11 5.45 4.34 3.27 2.66 1.93 1.02 0.24 0.04 -0.11 -0.30
4.0 16.58 12.36 8.25 7.05 6.18 5.50 4.37 3.28 2.66 1.92 1.00 0.23 0.02 -0.13 -0.31
4.1 16.87 12.55 8.35 7.13 6.24 5.54 4.39 3.29 2.66 1.91 0.98 0.21 0.00 -0.14 -0.32
4.2 17.16 12.74 8.45 7.21 6.30 5.59 4.41 3.29 2.65 1.90 0.96 0.19 -0.02 -0.15 -0.32
4.3 17.44 12.93 8.55 7.29 6.36 5.63 4.44 3.30 2.65 1.88 0.94 0.17 -0.03 -0.16 -0.33
4.4 17.72 13.12 8.60 7.36 6.41 5.68 4.46 3.30 2.65 1.87 0.92 0.16 -0.04 -0.17 -0.33
4.5 18.01 13.20 8.75 7.43 6.46 5.72 4.48 3.30 2.64 1.85 0.90 0.14 -0.05 -0.18 -0.33

255
Phụ lục 4.1a. Bảng Foster-Ribkin tra khoảng lệch tung độ  của đường tần suất Pearson III
(Tần suất P từ 0.001% đến 40%)

P(%)
0.001 0.01 0.1 0.2 0.333 0.5 1.00 2 3 5 10 20 25 30 40
Cs

4.7 18.57 13.67 8.95 7.56 6.57 5.80 4.52 3.30 2.62 1.82 0.86 0.11 -0.07 -0.19 -0.33
4.8 18.85 13.83 9.04 7.63 6.63 5.84 4.54 3.30 2.61 1.80 0.84 0.09 -0.08 -0.20 -0.33
4.9 19.13 14.04 9.13 7.70 6.68 5.88 4.55 3.30 2.60 1.78 0.82 0.08 -0.10 -0.21 -0.33
5.0 19.41 14.22 9.22 7.77 6.73 5.92 4.57 3.30 2.60 1.77 0.80 0.06 -0.11 -0.22 -0.33
5.1 19.80 14.40 9.31 7.84 6.78 5.95 4.58 3.30 2.59 1.75 0.78 0.05 -0.12 -0.22 -0.32
5.2 19.95 14.57 9.40 7.90 6.83 5.99 4.59 3.30 2.58 1.73 0.76 0.03 -0.13 -0.22 -0.32
5.3 20.22 14.75 9.49 7.96 6.87 6.02 4.60 3.30 2.57 1.72 0.74 0.02 -0.14 -0.22 -0.32
5.4 20.46 14.92 9.57 8.02 6.91 6.05 4.62 3.29 2.56 1.70 0.72 0.00 -0.14 -0.23 -0.32
256

5.5 20.76 15.10 9.66 8.08 6.96 6.08 4.63 3.28 2.55 1.68 0.70 -0.01 -0.15 -0.23 -0.32
5.6 21.03 15.27 9.74 8.14 7.00 6.11 4.64 3.28 2.53 1.66 0.67 -0.03 -0.16 -0.24 -0.32
5.7 21.31 15.45 9.82 8.21 7.04 6.14 4.65 3.27 2.52 1.65 0.65 -0.04 -0.17 -0.24 -0.32
5.8 21.58 15.62 9.91 8.27 7.08 6.17 4.66 3.27 2.51 1.63 0.63 -0.05 -0.18 -0.25 -0.32
6.0 22.10 15.94 10.07 8.38 7.15 6.23 4.68 3.25 2.48 1.90 0.59 -0.07 -0.19 -0.25 -0.31
6.1 22.37 16.11 10.15 8.43 7.19 6.26 4.69 3.24 2.46 1.57 0.57 -0.08 -0.19 -0.26 -0.31
6.2 22.63 16.28 10.22 8.49 7.23 6.28 4.70 3.23 2.45 1.55 0.55 -0.09 -0.20 -0.26 -0.30
6.3 22.89 16.45 10.30 8.54 7.26 6.30 4.70 3.22 2.43 1.53 0.53 -0.10 -0.20 -0.26 -0.30
6.4 23.15 16.61 10.38 8.60 7.30 6.32 4.71 3.21 2.41 1.51 0.51 -0.11 -0.21 -0.26 -0.30

256
Phụ lục 4.1b. Bảng Foster-Ribkin tra khoảng lệch tung độ  của đường tần suất Pearson III
(Tần suất P từ 50% đến 100%)
P(%)
50 60 70 75 80 85 90 95 97 99 99.9 100
Cs
0.0 0.00 -0.25 -0.52 0.67 -0.84 -1.04 -1.28 -1.64 -1.88 -2.33 -3.09 ---
0.1 -0.02 -0.27 -0.53 -0.68 -0.85 -1.04 -1.27 -1.62 -1.84 -2.25 -2.95 -20.00
0.2 -0.03 -0.28 -0.55 -0.69 -0.85 -1.03 -1.26 -1.59 -1.79 -2.18 -2.81 -10.00
0.3 -0.05 -0.30 -0.56 -0.70 -0.85 -1.03 -1.24 -1.55 -1.75 -2.10 -2.67 -6.67
0.4 -0.07 -0.31 -0.57 -0.71 -0.85 -1.03 -1.23 -1.52 -1.70 -2.03 -2.54 -5.00
0.5 -0.08 -0.33 -0.58 -0.71 -0.85 -1.02 -1.22 -1.49 -1.66 -1.96 -2.40 -4.00
0.6 -0.10 -0.34 -0.59 -0.72 -0.85 -1.02 -1.20 -1.45 -1.61 -1.88 -2.27 -3.33
0.7 -0.12 -0.36 -0.60 -0.72 -0.85 -1.00 -1.18 -1.42 -1.57 -1.81 -2.14 -2.86
257

0.8 -0.13 -0.37 -0.60 -0.73 -0.85 -0.99 -1.17 -1.38 -1.52 -1.74 -2.02 -2.50
0.9 -0.15 -0.38 -0.61 -0.73 -0.85 -0.80 -1.15 -1.35 -1.47 -1.66 -1.90 -2.22
1.0 -0.16 -0.39 -0.62 -0.73 -0.85 -0.97 -1.13 -1.32 -1.42 -1.59 -1.79 -2.00
1.1 -0.18 -0.41 -0.62 -0.74 -0.85 -0.96 -1.10 -1.28 -1.38 -1.52 -1.68 -1.82
1.2 -0.19 -0.42 -0.63 -0.74 -0.84 -0.95 -1.08 -1.24 -1.33 -1.45 -1.58 -1.67
1.3 -0.21 -0.30 -0.63 -0.74 -0.84 -0.93 -1.06 -1.20 -1.28 -1.38 -1.48 -1.54
1.4 -0.22 -0.44 -0.64 -0.73 -0.83 -0.92 -1.04 -1.17 -1.23 -1.32 -1.39 -1.43
1.5 -0.24 -0.45 -0.64 -0.73 -0.82 -0.90 -1.02 -1.13 -1.19 -1.26 -1.31 -1.33
1.6 -0.25 -0.46 -0.64 -0.73 -0.81 -0.89 -0.99 -1.10 -1.14 -1.20 -1.24 -1.25
1.7 -0.27 -0.47 -0.64 -0.72 -0.81 -0.87 -0.97 -1.06 -1.10 -1.14 -1.17 -1.18
1.8 -0.28 -0.48 -0.64 -0.72 -0.80 -0.85 -0.94 -1.02 -1.06 -1.09 -1.11 -1.11
1.9 -0.29 -0.48 -0.64 -0.72 -0.79 -0.84 -0.92 -0.98 -1.01 -1.04 -1.05 -1.05
2.0 -0.31 -0.49 -0.64 -0.71 -0.78 -0.82 -0.895 -0.949 -0.970 -0.989 -1.00 -1.00

257
Phụ lục 4.1b. Bảng Foster-Ribkin tra khoảng lệch tung độ  của đường tần suất Pearson III
(Tần suất P từ 50% đến 100%)
P(%)
50 60 70 75 80 85 90 95 97 99 99.9 100
Cs
2.1 -0.32 -0.49 -0.64 -0.71 -0.76 -0.80 -0.869 -0.914 -0.94 -0.945 -0.952 -0.952
2.2 -0.33 -0.50 -0.64 -0.70 -0.75 -0.78 -0.844 -0.879 -0.900 -0.905 -0.909 -0.909
2.3 -0.34 -0.50 -0.64 -0.69 -0.74 -0.77 -0.820 -0.849 -0.865 -0.867 -0.870 -0.870
2.4 -0.35 -0.51 -0.63 -0.68 -0.72 -0.75 -0.795 -0.820 -0.830 -0.831 -0.833 -0.833
2.5 -0.36 -0.51 -0.63 -0.67 -0.71 -0.73 -0.772 -0.791 -0.800 -0.800 -0.800 -0.800
2.6 -0.37 -0.51 -0.62 -0.60 -0.70 -0.71 0.748 -0.764 -0.769 -0.769 -0.769 -0.769
2.7 -0.37 -0.51 -0.61 -0.65 -0.68 -0.69 -0.726 -0.736 -0.740 -0.740 -0.740 -0.740
2.8 -0.38 -0.51 -0.61 -0.64 0.67 -0.67 -0.702 -0.710 -0.714 -0.714 -0.714 -0.714
2.9 -0.39 -0.51 -0.60 -0.63 -0.66 -0.65 -0.680 -0.687 -0.690 -0.690 -0.690 -0.690
3.0 -0.39 -0.51 -0.59 -0.62 -0.64 -0.63 -0.658 -0.665 -0.667 -0.667 -0.667 -0.667
3.1 -0.40 -0.51 -0.58 -0.60 -0.62 -0.62 -0.639 -0.644 -0.645 -0.645 -0.645 -0.645
258

3.2 -0.40 -0.51 -0.57 -0.59 -0.61 -0.60 -0.621 -0.625 -0.625 -0.625 -0.625 -0.625
3.3 -0.40 -0.50 -0.56 -0.58 -0.59 -0.58 -0.604 -0.606 -0.606 -0.606 -0.606 -0.606
3.4 -0.41 -0.50 -0.55 -0.57 -0.58 -0.56 -0.587 -0.588 -0.588 -0.588 -0.588 -0.588
3.5 -0.41 -0.50 -0.54 -0.55 -0.56 -0.552 -0.570 -0.571 -0.571 -0.571 -0.571 -0.571
3.6 -0.41 -0.49 -0.53 -0.54 -0.55 -0.537 -0.555 -0.556 -0.556 -0.556 -0.556 -0.556
3.7 -0.42 -0.48 -0.52 -0.53 -0.535 -0.524 -0.540 -0.541 -0.541 -0.541 -0.541 -0.541
3.8 -0.42 -0.48 -0.51 -0.52 -0.522 -0.511 -0.525 -0.526 -0.526 -0.526 -0.526 -0.526
3.9 -0.41 -0.47 -0.50 -0.506 -0.510 -0.499 -0.512 -0.513 -0.513 -0.513 -0.513 -0.513
4.0 -0.41 -0.46 -0.49 -0.495 -0.498 -0.487 -0.500 -0.500 -0.500 -0.500 -0.500 -0.500
4.1 -0.41 -0.46 -0.48 -0.484 -0.486 -0.475 -0.488 -0.488 -0.488 -0.488 -0.488 -0.488

258
Phụ lục 4.1b. Bảng Foster-Ribkin tra khoảng lệch tung độ  của đường tần suất Pearson III
(Tần suất P từ 50% đến 100%)
P(%)
50 60 70 75 80 85 90 95 97 99 99.9 100
Cs
4.2 -0.41 -0.45 -0.47 -0.473 -0.475 -0.464 -0.476 -0.476 -0.476 -0.476 -0.476 -0.476
4.3 -0.41 -0.44 -0.46 -0.462 -0.464 -0.454 -0.465 -0.465 -0.465 -0.465 -0.465 -0.465
4.4 -0.40 -0.44 -0.45 -0.453 -0.454 -0.444 -0.455 -0.455 -0.455 -0.455 -0.455 -0.455
4.5 -0.40 -0.43 -0.44 -0.444 -0.444 -0.435 -0.444 -0.444 -0.444 -0.444 -0.444 -0.444
4.6 -0.40 -0.42 -0.43 -0.435 -0.435 -0.426 -0.435 -0.435 -0.435 -0.435 -0.435 -0.435
4.7 -0.39 -0.42 -0.42 -0.426 -0.426 -0.417 -0.426 -0.426 -0.426 -0.426 -0.426 -0.426
4.8 -0.39 -0.41 -0.41 -0.417 -0.417 -0.408 -0.417 -0.417 -0.417 -0.417 -0.417 -0.417
4.9 -0.38 -0.40 -0.40 -0.408 -0.408 -0.400 -0.408 -0.408 -0.408 -0.408 -0.408 -0.408
5.0 -0.379 -0.395 -0.399 -0.400 -0.400 -0.400 -0.400 -0.400 -0.400 -0.400 -0.400 -0.400
5.1 -0.374 -0.387 -0.310 -0.392 -0.392 -0.392 -0.392 -0.392 -0.392 -0.392 -0.392 -0.392
259

5.2 -0.369 -0.380 -0.384 -0.385 -0.385 -0.385 -0.385 -0.385 -0.385 -0.385 -0.385 -0.385
5.3 -0.363 -0.373 -0.376 -0.377 -0.377 -0.377 -0.377 -0.377 -0.377 -0.377 -0.377 -0.377
5.4 -0.358 -0.366 -0.369 -0.370 -0.370 -0.370 -0.370 -0.370 -0.370 -0.370 -0.370 -0.370
5.5 -0.353 -0.360 -0.363 -0.364 -0.364 -0.364 -0.364 -0.364 -0.364 -0.364 -0.364 -0.364
5.6 -0.349 -0.355 -0.356 -0.357 -0.357 -0.357 -0.357 -0.357 -0.357 -0.357 -0.357 -0.357
5.7 -0.344 -0.349 -0.350 -0.351 -0.351 -0.351 -0.351 -0.351 -0.351 -0.351 -0.351 -0.351
5.8 -0.339 -0.344 -0.345 -0.345 -0.345 -0.345 -0.345 -0.345 -0.345 -0.345 -0.345 -0.345
5.9 -0.334 -0.338 -0.339 -0.339 -0.339 -0.339 -0.339 -0.339 -0.339 -0.339 -0.339 -0.339
6.0 -0.329 -0.333 -0.333 -0.333 -0.333 -0.333 -0.333 -0.333 -0.333 -0.333 -0.333 -0.333
6.1 -0.325 -0.328 -0.328 -0.328 -0.328 -0.328 -0.328 -0.328 -0.328 -0.328 -0.328 -0.328
6.2 -0.320 -0.322 -0.323 -0.323 -0.323 -0.323 -0.323 -0.323 -0.323 -0.323 -0.323 -0.323
6.3 -0.315 -0.317 -0.317 -0.317 -0.317 -0.317 -0.317 -0.317 -0.317 -0.317 -0.317 -0.317
6.4 -0.311 -0.312 -0.313 -0.313 -0.313 -0.313 -0.313 -0.313 -0.313 -0.313 -0.313 -0.313

259
Phụ lục 4.2. Bảng tra hệ số Kp của đường tần suất Kritski – Menken
(1) Cs = Cv
P(%)
0.001 0.010 0.03 0.05 0.1 0.3 0.5 1 3 5 10 20 25 30 40 50 60 70 75 80 90 95 97 99 99.5 99.7 99.9
Cv

0.1 1.44 1.40 1.36 1.34 1.32 1.29 1.27 1.24 1.19 1.17 1.13 1.08 1.06 1.05 1.02 1.00 0.97 0.95 0.93 0.91 0.88 0.84 0.82 0.78 0.76 0.74 0.70
0.2 1.94 1.81 1.74 1.71 1.67 1.59 1.55 1.49 1.39 1.34 1.26 1.17 1.13 1.10 1.04 0.99 0.94 0.89 0.85 0.83 0.75 0.68 0.64 0.57 0.53 0.50 0.45
0.3 2.46 2.25 2.15 2.11 2.03 1.90 1.84 1.75 1.59 1.52 1.39 1.25 1.19 1.15 1.06 0.99 0.90 0.83 0.78 0.74 0.63 0.53 0.48 0.38 0.34 0.31 0.25
0.4 2.97 2.70 2.56 2.49 2.39 2.23 2.15 2.03 1.81 1.70 1.53 1.34 1.26 1.20 1.08 0.97 0.87 0.77 0.71 0.65 0.50 0.38 0.33 0.23 0.18 0.15 0.11
0.5 3.47 3.15 2.97 2.89 2.77 2.55 2.45 2.31 2.03 1.90 1.68 1.42 1.33 1.24 1.09 0.96 0.83 0.70 0.62 0.55 0.38 0.26 0.21 0.12 0.09 0.07 0.04
0.6 3.95 3.57 3.37 3.27 3.14 2.89 2.76 2.59 2.27 2.10 1.83 1.51 1.41 1.29 1.10 0.93 0.79 0.62 0.53 0.45 0.26 0.15 0.11 0.05 0.03 0.02 0.01
0.7 4.35 3.94 3.74 3.62 3.48 3.21 3.06 2.87 2.51 2.31 1.99 1.59 1.47 1.34 1.10 0.89 0.71 0.51 0.42 0.35 0.17 0.08 0.05 0.01 0.00 0.00 0.00
0.8 4.72 4.31 4.11 3.98 3.82 3.53 3.37 3.15 2.75 2.52 2.16 1.69 1.52 1.38 1.10 0.83 0.61 0.41 0.31 0.24 0.09 0.04 0.02 0.00 0.00 0.00 0.00
0.9 5.02 4.63 4.44 4.30 4.13 3.85 3.68 3.45 3.02 2.76 2.35 1.78 1.58 1.40 1.05 0.76 0.51 0.30 0.21 0.15 0.04 0.01 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
1.0 5.30 4.91 4.72 4.60 4.44 4.17 4.00 3.78 3.32 3.04 2.57 1.88 1.62 1.39 0.99 0.67 0.40 0.21 0.14 0.09 0.02 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
(2) Cs = 1.5Cv
P(%)
260

0.001 0.01 0.03 0.05 0.1 0.3 0.5 1 3 5 10 20 25 30 40 50 60 70 75 80 90 95 97 99 99.5 99.7 99.9
Cv
0.1 1.41 1.39 1.36 1.35 1.33 1.28 1.27 1.24 1.19 1.17 1.13 1.10 1.07 1.05 1.03 1.00 0.97 0.95 0.93 0.91 0.87 0.84 0.82 0.78 0.76 0.74 0.72
0.2 2.01 1.86 1.79 1.75 1.70 1.61 1.57 1.51 1.40 1.34 1.26 1.17 1.13 1.10 1.04 0.99 0.94 0.89 0.86 0.83 0.75 0.69 0.65 0.58 0.55 0.52 0.47
0.3 2.63 2.39 2.25 2.19 2.11 1.96 1.90 1.79 1.62 1.53 1.40 1.25 1.19 1.14 1.07 0.98 0.90 0.83 0.78 0.74 0.63 0.55 0.50 0.41 0.36 0.33 0.28
0.4 3.30 2.94 2.75 2.67 2.54 2.34 2.24 2.09 1.85 1.72 1.54 1.32 1.25 1.18 1.06 0.96 0.86 0.76 0.71 0.65 0.52 0.42 0.36 0.27 0.22 0.20 0.15
0.5 4.02 3.55 3.31 3.17 3.02 2.74 2.60 2.41 2.10 1.92 1.69 1.41 1.30 1.20 1.06 0.93 0.81 0.69 0.63 0.57 0.41 0.31 0.25 0.16 0.12 0.11 0.07
0.6 4.82 4.20 3.89 3.74 3.53 3.17 3.00 2.76 2.34 2.13 1.82 1.48 1.35 1.24 1.06 0.96 0.76 0.62 0.55 0.47 0.31 0.21 0.15 0.08 0.06 0.04 0.02
0.7 5.62 4.87 4.52 4.32 4.05 3.62 3.42 3.11 2.61 2.35 1.96 1.55 1.40 1.26 1.05 0.86 0.70 0.55 0.46 0.39 0.22 0.14 0.09 0.04 0.02 0.02 0.00
0.8 6.46 5.59 5.14 4.93 4.60 4.08 3.85 3.49 2.87 2.56 2.11 1.61 1.43 1.28 1.03 0.81 0.63 0.46 0.38 0.31 0.15 0.08 0.04 0.02 0.01 0.00 0.00
0.9 7.38 6.37 5.83 5.58 5.21 4.61 4.32 3.90 3.17 2.80 2.27 1.67 1.46 1.30 1.00 0.76 0.56 0.38 0.30 0.23 0.09 0.04 0.02 0.00 0.00 0.00 0.00
1.0 8.37 7.19 6.54 6.25 5.82 5.15 4.79 4.31 3.47 3.05 2.42 1.72 1.49 1.29 0.95 0.70 0.48 0.30 0.22 0.16 0.05 0.02 0.01 0.00 0.00 0.00 0.00
1.1 9.32 8.01 7.32 6.95 6.58 5.70 5.30 4.73 3.80 3.28 2.56 1.75 1.48 1.26 0.90 0.62 0.40 0.23 0.16 0.11 0.03 0.01 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

260
(3) Cs = 2Cv
P(%)
0.001 0.01 0.03 0.05 0.1 0.3 0.5 1 3 5 10 20 25 30 40 50 60 70 75 80 90 95 97 99 99.5 99.7 99.9
Cv
0.1 1.49 1.42 1.38 1.36 1.34 1.30 1.28 1.25 1.20 1.17 1.13 1.08 1.07 1.05 1.02 1.00 0.97 0.95 0.93 0.92 0.87 0.84 0.82 0.78 0.76 0.75 0.72
0.2 2.09 1.92 1.83 1.79 1.73 1.64 1.59 1.52 1.41 1.35 1.26 1.16 1.13 1.09 1.04 0.99 0.94 0.89 0.86 0.83 0.75 0.70 0.66 0.59 0.56 0.54 0.49
0.3 2.82 2.54 2.36 2.29 2.19 2.02 1.94 1.81 1.64 1.54 1.40 1.24 1.18 1.13 1.05 0.97 0.90 0.82 0.78 0.75 0.64 0.56 0.52 0.44 0.40 0.37 0.32
0.4 3.68 3.20 2.96 2.85 2.70 2.45 2.33 2.16 1.88 1.74 1.53 1.31 1.23 1.17 1.05 0.95 0.85 0.76 0.71 0.66 0.53 0.45 0.39 0.31 0.27 0.24 0.19
0.5 4.67 3.98 3.64 3.48 3.27 2.91 2.74 2.51 2.13 1.94 1.67 1.38 1.28 1.19 1.04 0.92 0.80 0.69 0.63 0.57 0.44 0.34 0.29 0.21 0.17 0.15 0.11
0.6 5.78 4.85 4.39 4.18 3.89 3.42 3.20 2.89 2.39 2.15 1.81 1.44 1.31 1.21 1.03 0.88 0.75 0.62 0.56 0.49 0.35 0.25 0.20 0.13 0.10 0.08 0.05
0.7 7.03 5.81 5.22 4.95 4.57 3.96 3.68 3.29 2.66 2.36 1.94 1.49 1.34 1.22 1.01 0.84 0.69 0.55 0.49 0.42 0.27 0.18 0.14 0.08 0.05 0.04 0.02
0.8 8.40 6.85 6.11 5.77 5.30 4.55 4.19 3.71 2.94 2.57 2.06 1.54 1.37 1.22 0.99 0.80 0.63 0.49 0.42 0.35 0.21 0.13 0.09 0.04 0.03 0.02 0.01
0.9 9.89 7.89 7.08 6.66 6.08 5.16 4.73 4.15 3.22 2.78 2.19 1.58 1.38 1.22 0.96 0.75 0.57 0.42 0.35 0.28 0.15 0.08 0.05 0.02 0.01 0.01 0.00
1.0 11.51 9.21 8.11 7.60 6.91 5.81 5.30 4.61 3.51 3.00 2.30 1.61 1.39 1.20 0.92 0.69 0.51 0.36 0.29 0.22 0.11 0.05 0.03 0.01 0.01 0.00 0.00
1.1 13.23 10.48 9.17 8.61 7.76 6.47 5.88 5.06 3.79 3.21 2.41 1.62 1.37 1.18 0.87 0.64 0.45 0.31 0.24 0.17 0.07 0.03 0.02 0.00 0.00 0.00 0.00
1.2 15.10 11.80 10.26 9.65 8.65 7.10 6.50 5.50 4.05 3.45 2.50 1.62 1.34 1.13 0.81 0.58 0.40 0.26 0.19 0.13 0.05 0.02 0.01 0.00 0.00 0.00 0.00
(4) Cs = 3Cv
P(%)
261

0.001 0.01 0.03 0.05 0.1 0.3 0.5 1 3 5 10 20 25 30 40 50 60 70 75 80 90 95 97 99 99.5 99.7 99.9
Cv
0.1 1.50 1.42 1.39 1.36 1.35 1.31 1.29 1.25 1.21 1.17 1.14 1.09 1.07 1.05 1.02 0.99 0.97 0.94 0.93 0.91 0.87 0.84 0.83 0.79 0.77 0.76 0.73
0.2 2.28 2.06 1.99 1.88 1.80 1.69 1.63 1.55 1.42 1.36 1.26 1.16 1.12 1.09 1.03 0.98 0.93 0.88 0.86 0.83 0.76 0.71 0.68 0.62 0.59 0.57 0.53
0.3 3.35 2.86 2.62 2.50 2.36 2.12 2.02 1.88 1.67 1.54 1.39 1.23 1.17 1.12 1.03 0.96 0.89 0.82 0.79 0.75 0.66 0.59 0.55 0.48 0.45 0.43 0.38
0.4 4.69 3.78 3.41 3.23 3.00 2.64 2.48 2.25 1.91 1.75 1.52 1.29 1.21 1.14 1.03 0.93 0.84 0.76 0.72 0.67 0.57 0.49 0.45 0.37 0.34 0.31 0.27
0.5 6.30 5.00 4.31 4.10 3.75 3.22 3.00 2.66 2.17 1.94 1.63 1.33 1.23 1.15 1.01 0.90 0.79 0.70 0.65 0.60 0.48 0.41 0.36 0.29 0.25 0.23 0.19
0.6 8.21 6.28 5.48 5.06 4.58 3.82 3.50 3.07 2.42 2.14 1.76 1.38 1.26 1.15 1.00 0.86 0.74 0.64 0.58 0.53 0.41 0.33 0.28 0.21 0.18 0.16 0.13
0.7 10.42 7.70 6.59 6.07 5.43 4.44 4.00 3.49 2.70 2.35 1.87 1.42 1.27 1.16 0.97 0.82 0.69 0.58 0.52 0.47 0.34 0.26 0.22 0.16 0.12 0.12 0.09
0.8 12.86 9.21 7.74 7.11 6.31 5.11 4.58 3.92 2.94 2.51 1.97 1.45 1.29 1.15 0.95 0.78 0.65 0.53 0.47 0.41 0.29 0.21 0.17 0.12 0.09 0.08 0.06
0.9 15.52 11.00 9.14 8.32 7.33 5.84 5.21 4.40 3.22 2.70 2.09 1.47 1.28 1.14 0.91 0.74 0.60 0.47 0.41 0.36 0.24 0.17 0.13 0.08 0.06 0.05 0.03
1.0 18.28 12.89 10.64 9.66 8.43 6.62 5.85 4.80 3.47 2.89 2.15 1.49 1.28 1.13 0.88 0.70 0.55 0.42 0.36 0.31 0.19 0.13 0.10 0.06 0.04 0.03 0.02
1.1 21.30 14.85 12.24 11.02 9.54 7.40 6.50 5.37 3.74 3.05 2.24 1.49 1.27 1.11 0.85 0.66 0.50 0.37 0.31 0.26 0.16 0.10 0.07 0.04 0.03 0.02 0.01
1.2 24.60 16.86 13.83 12.43 10.68 8.21 7.16 5.85 3.99 3.23 2.31 1.50 1.27 1.08 0.81 0.61 0.46 0.33 0.27 0.22 0.12 0.07 0.05 0.03 0.02 0.01 0.01

261
(5) Cs = 4Cv
P(%)
0.001 0.01 0.03 0.05 0.1 0.3 0.5 1 3 5 10 20 25 30 40 50 60 70 75 80 90 95 97 99 99.5 99.7 99.9
Cv
0.1 1.58 1.51 1.45 1.40 1.38 1.34 1.30 1.25 1.19 1.17 1.11 1.08 1.06 1.05 1.02 0.99 0.97 0.94 0.93 0.91 0.88 0.85 0.83 0.80 0.78 0.77 0.75
0.2 2.50 2.20 2.05 1.97 1.87 1.73 1.67 1.58 1.43 1.36 1.26 1.15 1.11 1.08 1.03 0.98 0.93 0.88 0.86 0.83 0.77 0.72 0.69 0.64 0.61 0.60 0.56
0.3 3.82 3.15 2.87 2.72 2.53 2.23 2.10 1.94 1.67 1.55 1.38 1.21 1.15 1.10 1.02 0.95 0.89 0.82 0.79 0.75 0.67 0.61 0.58 0.52 0.49 0.47 0.43
0.4 5.60 4.35 3.85 3.60 3.29 2.81 2.60 2.34 1.92 1.75 1.51 1.26 1.19 1.12 1.01 0.92 0.84 0.76 0.72 0.68 0.59 0.52 0.48 0.42 0.39 0.37 0.33
0.5 8.10 5.90 5.05 4.70 4.20 3.45 3.13 2.77 2.18 1.93 1.61 1.31 1.21 1.13 0.99 0.89 0.79 0.71 0.66 0.61 0.51 0.44 0.40 0.34 0.30 0.29 0.25
0.6 11.00 7.70 6.35 5.75 5.07 4.09 3.69 3.17 2.44 2.11 1.72 1.34 1.23 1.13 0.97 0.85 0.75 0.65 0.60 0.55 0.44 0.37 0.33 0.27 0.24 0.22 0.19
0.7 14.20 9.57 7.81 7.00 6.05 4.76 4.25 3.59 2.67 2.28 1.82 1.37 1.23 1.12 0.95 0.82 0.70 0.60 0.55 0.50 0.38 0.32 0.27 0.22 0.19 0.17 0.14
0.8 17.50 11.40 9.15 8.20 7.02 5.46 4.81 4.01 2.90 2.45 1.90 1.40 1.24 1.12 0.93 0.78 0.66 0.55 0.50 0.45 0.33 0.26 0.23 0.17 0.15 0.13 0.10
0.9 20.60 13.55 10.70 9.46 8.12 6.18 5.38 4.43 3.12 2.60 2.00 1.41 1.25 1.10 0.90 0.75 0.62 0.50 0.45 0.40 0.29 0.22 0.18 0.14 0.11 0.10 0.08
1.0 24.00 15.60 12.25 10.90 9.25 6.94 6.02 4.90 3.35 2.77 2.05 1.42 1.24 1.09 0.87 0.71 0.57 0.46 0.40 0.36 0.25 0.18 0.15 0.11 0.08 0.07 0.05
1.1 27.50 17.65 13.70 12.10 10.42 7.71 6.65 5.35 3.60 2.92 2.12 1.43 1.24 1.07 0.85 0.67 0.53 0.42 0.37 0.31 0.21 0.15 0.12 0.08 0.06 0.05 0.04
1.2 32.90 20.71 15.99 13.99 11.65 8.53 7.31 5.82 3.84 3.07 2.18 1.43 1.22 1.06 0.81 0.63 0.49 0.38 0.32 0.27 0.18 0.12 0.10 0.06 0.05 0.04 0.03
(6) Cs = 5Cv
P(%)
262

0.001 0.01 0.03 0.05 0.1 0.3 0.5 1 3 5 10 20 25 30 40 50 60 70 75 80 90 95 97 99 99.5 99.7 99.9
Cv
0.1 1.67 1.54 1.47 1.43 1.40 1.34 1.31 1.27 1.20 1.17 1.13 1.08 1.06 1.05 1.02 0.99 0.97 0.94 0.93 0.91 0.88 0.84 0.82 0.78 0.76 0.75 0.73
0.2 2.75 2.34 2.15 2.06 1.95 1.78 1.70 1.61 1.44 1.36 1.26 1.15 1.11 1.08 1.02 0.97 0.93 0.88 0.86 0.83 0.77 0.73 0.70 0.66 0.63 0.62 0.59
0.3 4.38 3.43 3.07 2.87 2.66 2.31 2.16 1.98 1.67 1.55 1.37 1.21 1.15 1.09 1.01 0.94 0.88 0.82 0.79 0.75 0.68 0.63 0.60 0.55 0.52 0.51 0.47
0.4 6.87 4.91 4.23 3.90 3.51 2.92 2.69 2.38 1.93 1.74 1.49 1.25 1.17 1.10 1.00 0.92 0.84 0.77 0.73 0.69 0.61 0.55 0.51 0.45 0.42 0.41 0.37
0.5 9.90 6.65 5.50 5.05 4.44 3.52 3.21 2.79 2.17 1.90 1.60 1.30 1.20 1.10 0.98 0.88 0.79 0.71 0.67 0.63 0.53 0.47 0.43 0.37 0.34 0.32 0.29
0.6 13.35 8.70 6.95 6.24 5.40 4.22 3.77 3.21 2.42 2.08 1.70 1.32 1.20 1.11 0.97 0.85 0.75 0.66 0.62 0.57 0.47 0.40 0.36 0.31 0.28 0.26 0.23
0.7 17.05 10.70 8.43 7.51 6.43 4.91 4.34 3.65 2.62 2.22 1.79 1.34 1.20 1.10 0.94 0.82 0.71 0.61 0.56 0.52 0.41 0.34 0.31 0.25 0.23 0.21 0.18
0.8 21.15 12.71 9.96 8.82 7.54 5.69 4.93 4.06 2.88 2.41 1.86 1.36 1.22 1.10 0.92 0.78 0.67 0.56 0.51 0.47 0.36 0.29 0.26 0.20 0.18 0.16 0.14
0.9 25.30 15.05 11.60 10.25 8.64 6.41 5.52 4.50 3.10 2.54 1.94 1.36 1.22 1.09 0.90 0.75 0.63 0.52 0.47 0.42 0.32 0.25 0.22 0.16 0.14 0.12 0.10
1.0 28.50 17.41 13.34 11.71 9.83 7.15 6.17 4.94 3.33 2.71 2.00 1.39 1.22 1.08 0.87 0.71 0.58 0.48 0.42 0.37 0.27 0.21 0.18 0.13 0.11 0.10 0.08
1.1 33.80 20.00 15.20 13.25 10.96 7.90 6.85 5.33 3.52 2.85 2.05 1.40 1.20 1.06 0.84 0.68 0.55 0.44 0.39 0.34 0.24 0.18 0.15 0.10 0.09 0.08 0.06
1.2 38.20 22.71 17.17 14.81 12.14 8.63 7.35 5.75 3.75 2.98 2.11 1.41 1.20 1.04 0.81 0.65 0.51 0.41 0.36 0.31 0.21 0.15 0.12 0.08 0.07 0.06 0.01

262
(7) Cs = 6Cv
P(%)
0.001 0.01 0.03 0.05 0.1 0.3 0.5 1 3 5 10 20 25 30 40 50 60 70 75 80 90 95 97 99 99.5 99.7 99.9
Cv
0.1 1.80 1.60 1.52 1.47 1.41 1.35 1.32 1.29 1.21 1.18 1.14 1.08 1.07 1.04 1.02 0.99 0.96 0.94 0.93 0.91 0.88 0.85 0.83 0.80 0.78 0.76 0.75
0.2 3.02 2.48 2.25 2.15 2.02 1.83 1.74 1.63 1.45 1.37 1.26 1.14 1.10 1.07 1.02 0.97 0.92 0.88 0.86 0.84 0.78 0.74 0.72 0.67 0.65 0.61 0.61
0.3 5.20 3.75 3.25 3.05 2.80 2.38 2.22 2.01 1.68 1.55 1.37 1.19 1.13 1.08 1.01 0.94 0.88 0.83 0.80 0.77 0.70 0.65 0.62 0.57 0.55 0.53 0.50
0.4 8.10 5.48 4.54 4.15 3.68 2.98 2.73 2.40 1.92 1.73 1.47 1.23 1.16 1.10 0.99 0.91 0.84 0.77 0.74 0.70 0.62 0.56 0.53 0.48 0.45 0.43 0.40
0.5 11.50 7.30 5.90 5.25 4.58 3.64 3.26 2.81 2.14 1.89 1.56 1.27 1.18 1.10 0.98 0.88 0.80 0.72 0.68 0.64 0.55 0.49 0.46 0.40 0.37 0.36 0.33
0.6 15.30 9.39 7.37 6.57 5.54 4.31 3.82 3.22 2.38 2.05 1.66 1.30 1.19 1.10 0.96 0.85 0.76 0.67 0.63 0.58 0.49 0.43 0.39 0.33 0.34 0.29 0.26
0.7 19.30 11.50 8.90 7.85 6.57 5.00 4.38 3.63 2.60 2.20 1.73 1.32 1.20 1.10 0.94 0.82 0.72 0.63 0.58 0.53 0.43 0.37 0.33 0.28 0.25 0.24 0.21
0.8 23.80 13.80 10.53 9.26 7.63 5.66 4.93 4.03 2.82 2.36 1.82 1.34 1.21 1.09 0.92 0.79 0.68 0.58 0.53 0.48 0.38 0.32 0.28 0.23 0.20 0.19 0.16
0.9 28.00 16.40 12.30 10.70 8.79 6.38 5.51 4.44 3.04 2.81 1.90 1.36 1.20 1.08 0.89 0.75 0.64 0.54 0.49 0.44 0.33 0.27 0.24 0.19 0.17 0.15 0.12
1.0 32.20 18.90 14.10 12.10 10.00 7.16 6.11 4.86 3.26 2.66 1.96 1.37 1.20 1.07 0.87 0.72 0.60 0.49 0.44 0.39 0.29 0.23 0.20 0.15 0.13 0.12 0.09
1.1 36.70 21.50 16.00 13.70 11.18 7.91 6.71 5.27 3.46 2.80 2.03 1.37 1.20 1.05 0.85 0.68 0.56 0.45 0.40 0.35 0.26 0.20 0.17 0.12 0.10 0.09 0.08
1.2 41.50 24.00 17.80 15.40 12.39 8.67 7.31 5.69 3.67 2.90 2.08 1.38 1.19 1.04 0.82 0.66 0.53 0.42 0.37 0.32 0.22 0.17 0.14 0.10 0.08 0.07 0.06
263

263
Phụ lục 4.3. Bảng tra quan hệ S ~ Cs trong phương pháp 3 điểm
(1) P = 1 – 50 – 99%
S 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
0 0.00 0.03 0.05 0.07 0.10 0.12 0.15 0.17 0.20 0.23
0.1 0.26 0.28 0.31 0.34 0.36 0.39 0.41 0.44 0.47 0.49
0.2 0.52 0.54 0.57 0.59 0.62 0.65 0.67 0.70 0.73 0.76
0.3 0.78 0.81 0.84 0.86 0.89 0.92 0.94 0.97 1.00 1.02
0.4 1.05 1.08 1.10 1.13 1.16 1.18 1.21 1.24 1.27 1.30
0.5 1.32 1.36 1.39 1.42 1.45 1.40 1.51 1.55 1.58 1.61
0.6 1.64 1.68 1.71 1.74 1.78 1.81 1.84 1.88 1.92 1.95
0.7 1.99 2.03 2.07 2.11 2.16 2.20 2.25 2.30 2.40 2.39
0.8 2.44 2.50 2.55 2.61 2.67 2.74 2.81 2.89 2.97 3.05
0.9 3.14 3.22 3.33 3.46 3.59 3.73 3.92 4.14 4.44 4.90
(2) P = 3 – 50 – 97%
S 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
264

0 0.00 0.04 0.08 0.11 0.14 0.17 0.20 0.23 0.26 0.29
0.1 0.32 0.35 0.38 0.42 0.45 0.48 0.51 0.54 0.57 0.60
0.2 0.63 0.66 0.70 0.73 0.76 0.79 0.82 0.86 0.89 0.92
0.3 0.95 0.98 1.01 1.04 1.08 1.11 1.14 1.17 1.20 1.24
0.4 1.27 1.30 1.33 1.36 1.40 1.43 1.46 1.49 1.52 1.56
0.5 1.59 1.63 1.66 1.70 1.73 1.76 1.8 1.83 1.87 1.90
0.6 1.94 1.97 2.00 2.04 2.08 2.12 2.16 2.20 2.23 2.27
0.7 2.31 2.36 2.40 2.44 2.49 2.54 2.58 2.63 2.68 2.74
0.8 2.79 2.85 2.90 2.96 3.02 3.09 3.15 3.22 3.29 3.37
0.9 3.46 3.55 3.67 3.79 3.92 4.08 4.26 4.50 4.75 5.21

264
(3) P = 5 – 50 – 95%
S 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
0 0.00 0.04 0.08 0.12 0.16 0.20 0.24 0.27 0.10 0.35
0.1 0.38 0.41 0.45 0.48 0.52 0.55 0.59 0.63 0.66 0.70
0.2 0.73 0.76 0.80 0.84 0.87 0.90 0.94 0.98 1,01 1.04
0.3 1.08 1.11 1.14 1.18 1.21 1.25 1.28 1.31 1.35 1.38
0.4 1.42 1.46 1.49 1.52 1.56 1.59 1.63 1.66 1.70 1.74
0.5 1.78 1.81 1.85 1.88 1.92 1.95 1.99 2.03 2.06 2.10
0.6 2.13 2.17 2.20 2.24 2.28 2.32 2.36 2.40 2.44 2.48
0.7 2.53 2.57 2.62 2.66 2.70 2.76 2.81 2.86 2.91 2.97
0.8 3.02 3.07 3.13 3.19 3.25 3.30 3.38 3.46 3.52 3.60
0.9 3.70 3.80 3.91 4.03 4.17 4.32 4.49 4.72 4.94 5.43

(4) P = 10 – 50 – 90%
S 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
265

0 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.24 0.29 0.34 0.38 0.43
0.1 0.47 0.52 0.56 0.60 0.65 0.69 0.74 0.78 0.83 0.87
0.2 0.92 0.96 1.00 1.04 0.08 1.13 1.17 1.22 1.26 1.30
0.3 1.34 1.38 1.43 1.47 1.51 1.55 1.59 1.63 1.67 1.71
0.4 1.75 1.79 1.83 1.87 1.91 1.95 1.99 2.02 2.06 2.10
0.5 2.14 2.18 2.22 2.26 2.30 2.34 2.38 2.42 2.46 2.50
0.6 2.54 2.58 2.62 2.66 2.70 2.74 2.78 2.82 2.86 2.90
0.7 2.95 3.00 3.04 3.08 3.13 3.18 3.24 3.28 3.33 3.38
0.8 3.44 3.50 3.55 3.61 3.67 3.74 3.80 3.87 3.94 4.02
0.9 4.11 4.20 4.32 4.45 4.59 4.75 4.96 5.20 5.60 6.00

265
Phụ lục 4.4. Bảng tra quan hệ S và  trong phương pháp 3 điểm
Cs Φ 50% Φ 1% - Φ 99% Φ 3% - Φ 97% Φ 5% - Φ 95% Φ 10% - Φ 90%
0 0.000 4.652 3.762 3.290 2.564
0.1 -0.017 4.648 3.756 3.287 2.560
0.2 -0.233 4.645 3.750 3.284 2.557
0.3 -0.055 4.641 3.743 3.278 2.550
0.4 -0.680 6.637 3.736 3.273 2.543
0.5 -0.081 4.633 3.732 3.266 2.532
0.6 -0.100 4.629 3.727 3.259 2.522
0.7 -0.116 4.624 3.718 3.246 2.510
0.8 -0.132 4.620 3.709 3.233 2.498
0.9 -0.148 4.615 3.602 3.218 2.483
266

1.0 -0.164 4.611 3.674 3.204 2.468


1.1 -0.179 4.606 3.656 3.185 2.448
1.2 -0.194 4.601 3.638 3.167 2.427
1.3 -0.208 4.595 3.620 4.144 2.404
1.4 -0.223 4.590 3.601 3.120 2.380
1.5 -0.238 4.586 3.582 3.090 2.353
1.6 -0.253 4.586 3.562 3.062 2.326
1.7 -0.267 4.587 3.541 3.032 2.296
1.8 -0.272 4.588 3.520 3.002 2.265
1.9 -0.294 4.591 3.499 2.974 2.232
2.0 -0.307 4.594 3.477 2.945 2.198

266
Phụ lục 4.4 (tiếp theo). Bảng tra quan hệ S và  trong phương pháp 3 điểm
Cs Φ 50% Φ 1% - Φ 99% Φ 3% - Φ 97% Φ 5% - Φ 95% Φ 10% - Φ 90%
2.1 -0.319 4.603 3.460 2.918 2.164
2.2 -0.330 4.613 3.440 2.890 2.130
2.3 -0.340 4.625 3.421 2.862 2.095
2.4 -0.350 4.636 3.403 2.833 2.060
2.5 -0.359 4.648 3.385 2.806 2.024
2.6 -0.367 4.660 3.367 2.778 1.987
2.7 -0.370 4.674 3.350 2.749 1.949
2.8 -0.383 4.687 3.333 2.720 1.911
2.9 -0.389 4.701 3.318 2.695 1.876
3.0 -0.395 4.716 3.303 2.670 1.840
3.1 -0.399 4.732 3.288 2.645 1.806
267

3.2 -0.404 4.748 3.273 2.619 1.772


3.3 -0.407 4.765 3.259 2.594 1.738
3.4 -0.410 4.781 3.245 2.568 1.705
3.5 -0.412 4.796 3.225 2.543 1.670
3.6 -0.414 4.810 3.216 2.518 1.635
3.7 -0.415 4.824 3.203 2.494 1.600
3.8 -0.416 4.837 3.180 2.470 1.570
3.9 -0.415 4.850 3.175 2.446 1.536
4.0 -0.414 4.863 3.160 2.422 1.502

267
Phụ lục 4.4 (tiếp theo). Bảng tra quan hệ S và  trong phương pháp 3 điểm
Cs Φ 50% Φ 1% - Φ 99% Φ 3% - Φ 97% Φ 5% - Φ 95% Φ 10% - Φ 90%
4.1 -0.412 4.876 3.145 2.396 1.471
4.2 -0.410 4.888 3.130 2.372 1.440
4.3 -0.407 4.901 3.115 2.348 1.408
4.4 -0.404 4.914 3.100 2.325 1.376
4.5 -0.400 4.924 3.084 2.300 1.345
4.6 -0.396 4.934 3.067 2.276 1.315
4.7 -0.392 4.942 3.050 2.251 1.286
4.8
268

-0.388 4.949 3.034 2.226 1.257


4.9 -0.384 4.955 3.016 2.200 1.229
5.0 -0.379 4.961 2.997 2.174 1.200
5.1 -0.374 2.978 2.248 1.173
5.2 -0.370 3.960 2.123 1.145
5.3 -0.365 2.098 1.118
5.4 0.360 2.072 1.090

268
Phụ lục 5.1. Bảng thời gian nước chảy trên sườn dốc d tra theo hệ số địa mạo thủy văn sườn dốc
và vùng mưa
Vùng mưa
d
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII XIII XIV XV XVI XVII XVIII
1,0 9,6 9,7 9,7 9 9,6 9,6 16 8,4 9,7 9,8 9,5 10 9,8 8,7 8,5 8,7 9,3 9,2
1,5 10 10 10 9 10 10 18 8,5 10 10 10 13 10 9 8,7 9 9,4 9,3
2,0 17 15 17 9,5 14 10 25 9 13 15 20 20 15 9,3 9,3 9,5 9,7 9,5
2,5 24 22 20 10 20 15 32 10 15 18 28 23 20 9,5 9,5 9,6 10 9,7
3,0 35 28 25 18 30 22 37 20 18 25 35 30 25 11 10 12 20 12
4,0 40 37 32 22 35 30 42 30 25 40 55 35 30 20 20 20 25 20
5,0 53 45 50 30 44 38 50 40 30 45 65 50 40 30 25 30 35 23
269

6,0 62 60 60 45 60 50 55 55 40 60 72 60 55 35 32 37 40 30
7,0 70 70 72 60 75 70 65 65 65 75 80 75 65 50 50 50 60 40
8,0 75 78 80 68 85 78 75 70 70 85 90 80 70 70 65 65 70 60
9,0 80 87 90 80 90 82 85 80 80 90 95 87 82 80 70 78 80 70
10 90 95 100 86 95 88 90 90 95 95 110 105 90 85 80 80 90 80
12 100 115 120 95 100 93 100 115 115 110 130 120 100 90 90 90 97 83
15 130 150 150 120 120 120 125 135 135 135 160 150 125 115 125 115 120 100
17 160 165 180 165 170 150 165 190 170 170 200 190 160 160 150 140 145 130
20 200 220 230 200 200 185 205 235 220 220 230 235 200 200 190 175 190 165
25 260 280 265 235 260 230 250 305 290 265 300 300 250 250 250 225 240 230
30 325 360 365 320 320 310 320 370 370 335 400 380 330 320 320 285 320 300
35 370 430 435 400 370 370 400 480 430 345 470 450 400 400 400 355 380 370
40 470 530 520 470 480 470 570 495 520 410 560 540 510 480 490 425 465

269
Phụ lục 5.2. Bảng mô đun tương đối Ap% theo d, vùng mưa và thời gian nước chảy trên sườn dốc

Vùng s
d
mưa 0 1 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 150 200 220

I 20 0,2800 0,2600 0,2180 0,1520 0,1120 0,0920 0,0760 0,0640 0,0540 0,0470 0,0400 0,0350 0,0300 0,0180 0,0150 0,0130

30 0,2100 0,1900 0,1600 0,1360 0,1040 0,0850 0,0720 0,0610 0,0520 0,0450 0,0380 0,0330 0,0290 0,0170 0,0140 0,0125

60 0,1500 0,1430 0,1250 0,1110 0,0910 0,0760 0,0650 0,0550 0,0470 0,0400 0,0340 0,0300 0,0260 0,0160 0,0130 0,0120

90 0,1140 0,1120 0,1020 0,0930 0,0170 0,0650 0,0560 0,0480 0,0410 0,0350 0,0310 0,0270 0,0240 0,0150 0,0120 0,0115

180 0,0720 0,0710 0,0570 0,0630 0,0550 0,0480 0,0430 0,0370 0,0330 0,0290 0,0250 0,0220 0,0210 0,0140 0,0115 0,0110
270

20 0,1170 0,1140 0,1040 0,0930 0,0870 0,0650 0,0550 0,0470 0,0400 0,0340 0,0300 0,0260 0,0240 0,0180 0,0150 0,0140

30 0,1000 0,0980 0,0910 0,0830 0,0700 0,0600 0,0520 0,0440 0,0380 0,0330 0,0280 0,0250 0,0230 0,0175 0,0140 0,0130

II 60 0,0820 0,0810 0,0760 0,0700 0,0600 0,0520 0,0450 0,0390 0,0340 0,0300 0,0270 0,0240 0,0220 0,0160 0,0130 0,0125

90 0,0670 0,0660 0,0630 0,0590 0,0520 0,0460 0,0400 0,0350 0,0310 0,0270 0,0250 0,0220 0,0200 0,0150 0,0120 0,0120

180 0,0520 0,0510 0,0480 0,0460 0,0410 0,0360 0,0320 0,0280 0,0250 0,0220 0,0200 0,0180 0,0170 0,0140 0,0110 0,0110

20 0,1590 0,1530 0,1370 0,1120 0,0985 0,0831 0,0708 0,0618 0,0544 0,0492 0,0450 0,0410 0,0378 0,0281 0,0218 0,0183

III 30 0,1320 0,1290 0,1160 0,1040 0,0866 0,0740 0,0650 0,0573 0,0507 0,0462 0,0420 0,0390 0,0358 0,0272 0,0211 0,0180

60 0,0950 0,0920 0,0870 0,0790 0,0695 0,0611 0,0530 0,0497 0,0447 0,0410 0,0380 0,0350 0,0325 0,0252 0,0197 0,0170

270
Vùng s
d
mưa 0 1 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 150 200 220

90 0,0730 0,0680 0,0659 0,0612 0,0549 0,0500 0,0443 0,0414 0,0384 0,0355 0,0330 0,0307 0,0292 0,0228 0,0185 0,0160

180 0,0580 0,0540 0,0517 0,0490 0,0450 0,0420 0,0383 0,0360 0,0330 0,0303 0,0300 0,0268 0,0256 0,0205 0,0165 0,0150

IV 20 0,2730 0,2140 0,1880 0,1630 0,1280 0,1040 0,0865 0,0743 0,0654 0,0565 0,0499 0,0448 0,0408 0,0279 0,0216 0,0184

30 0,2000 0,1840 0,1630 0,1420 0,1153 0,0950 0,8160 0,0703 0,0615 0,0545 0,0479 0,0429 0,0390 0,0269 0,0212 0,0182

60 0,1290 0,1240 0,1170 0,1070 0,0903 0,0790 0,0688 0,0593 0,0553 0,0473 0,0427 0,0382 0,0351 0,0256 0,0200 0,0174
271

90 0,1020 0,0930 0,0890 0,0840 0,0735 0,0645 0,0579 0,0508 0,0460 0,0410 0,0370 0,0340 0,0315 0,0230 0,0189 0,0164

180 0,0720 0,0710 0,0670 0,0630 0,0555 0,0503 0,0456 0,0413 0,0378 0,0328 0,0315 0,0310 0,0275 0,0210 0,0178 0,0155

20 0,1200 0,1185 0,1115 0,1087 0,0940 0,0786 0,0690 0,0630 0,0525 0,0457 0,0397 0,0347 0,0304 0,0195 0,0140 0,0130

30 0,1120 0,1100 0,1035 0,0965 0,0840 0,0733 0,0638 0,0560 0,0485 0,0423 0,0370 0,0320 0,0280 0,0169 0,0133 0,0124

V 60 0,0980 0,0965 0,0855 0,0815 0,0748 0,0655 0,0577 0,0506 0,0445 0,0393 0,0345 0,0304 0,0268 0,0163 0,0126 0,0119

90 0,0830 0,0817 0,0775 0,0726 0,0642 0,0565 0,0500 0,0443 0,0390 0,0345 0,0310 0,0276 0,0247 0,0152 0,0118 0,0114

180 0,0595 0,0587 0,0560 0,0583 0,0480 0,0430 0,0390 0,0350 0,0317 0,0285 0,0263 0,0240 0,0223 0,0148 0,0110 0,0108

20 0,1215 0,1195 0,1130 0,1053 0,0916 0,0803 0,0703 0,0617 0,0543 0,0478 0,0417 0,0377 0,0324 0,0195 0,0150 0,0140
VI
30 0,1135 0,1117 0,1060 0,0870 0,0865 0,0757 0,0666 0,0585 0,0515 0,0452 0,0397 0,0350 0,0310 0,0189 0,0145 0,0135

271
Vùng s
d
mưa 0 1 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 150 200 220

60 0,1050 0,0995 0,0944 0,0860 0,0798 0,0686 0,0606 0,0536 0,0474 0,0420 0,0373 0,0333 0,0295 0,0183 0,0140 0,0129

90 0,0863 0,0858 0,0816 0,0770 0,0690 0,0617 0,0553 0,0490 0,0440 0,0390 0,0350 0,0310 0,0278 0,0172 0,0135 0,0124

180 0,0645 0,0637 0,0610 0,0580 0,0513 0,0457 0,0407 0,0363 0,0323 0,0292 0,0265 0,0242 0,0222 0,0167 0,0130 0,0120

VII 20 0,1060 0,1050 0,1000 0,0934 0,0817 0,0716 0,0633 0,0555 0,0490 0,0430 0,0382 0,0337 0,0300 0,0190 0,0150 0,0133

30 0,0970 0,0960 0,0910 0,0786 0,0763 0,0677 0,0603 0,0534 0,0474 0,0417 0,0370 0,0327 0,0290 0,0181 0,0142 0,0129
272

60 0,0850 0,0840 0,0800 0,0757 0,0676 0,0606 0,0540 0,0482 0,0430 0,0380 0,0340 0,0303 0,0272 0,0175 0,0135 0,0125

90 0,0710 0,0700 0,0670 0,0632 0,0565 0,0506 0,0455 0,0407 0,0400 0,0330 0,0298 0,0271 0,0247 0,0168 0,0127 0,0117

180 0,0570 0,0560 0,0540 0,0510 0,0460 0,0408 0,0365 0,0326 0,0293 0,0265 0,0238 0,0218 0,0200 0,0160 0,0121 0,0110

20 0,1620 0,1560 0,1360 0,1210 0,0963 0,0805 0,0676 0,0572 0,0483 0,0422 0,0375 0,0334 0,0298 0,0240 0,0170 0,0160

30 0,1460 0,1420 0,1270 0,1120 0,0905 0,0760 0,0645 0,0550 0,0477 0,0416 0,0366 0,0327 0,0292 0,0225 0,0160 0,0150

VIII 60 0,1190 0,1160 0,1040 0,0933 0,0773 0,0656 0,0560 0,0486 0,0435 0,0386 0,0345 0,0309 0,0280 0,0210 0,0150 0,0140

90 0,1010 0,0987 0,0910 0,0824 0,0693 0,0593 0,0513 0,0445 0,0394 0,0352 0,0320 0,0293 0,0265 0,0190 0,0140 0,0130

180 0,0620 0,0615 0,0587 0,0550 0,0500 0,0450 0,0403 0,0365 0,0330 0,0300 0,0275 0,0253 0,0235 0,0173 0,0130 0,0120

IX 20 0,1923 0,1825 0,1570 0,1430 0,1152 0,0956 0,0810 0,0705 0,0616 0,0549 0,0489 0,0443 0,0407 0,0290 0,0220 0,0200

272
Vùng s
d
mưa 0 1 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 150 200 220

30 0,1912 0,1555 0,1395 0,1233 0,1030 0,0868 0,0762 0,0663 0,0587 0,0527 0,0469 0,0425 0,0390 0,0279 0,0210 0,0190

60 0,1095 0,1050 0,1015 0,0931 0,0811 0,0724 0,0642 0,0563 0,0534 0,0463 0,0425 0,0385 0,0355 0,0262 0,0200 0,0178

90 0,0905 0,0820 0,0800 0,0756 0,0740 0,0607 0,0553 0,0493 0,0452 0,0407 0,0372 0,0345 0,0322 0,0233 0,0190 0,0165

180 0,0640 0,0635 0,0610 0,0572 0,0510 0,0468 0,0433 0,0396 0,0367 0,0336 0,0317 0,0300 0,0280 0,0220 0,0178 0,0155

X 20 0,0946 0,0932 0,0887 0,0833 0,0733 0,0645 0,0568 0,0500 0,0443 0,0388 0,0345 0,0305 0,0277 0,0200 0,0150 0,0130
273

30 0,0893 0,0880 0,0836 0,0788 0,0690 0,0608 0,0537 0,0473 0,0417 0,0370 0,0330 0,0293 0,0263 0,0192 0,0145 0,0128

60 0,0806 0,0796 0,0757 0,0710 0,0628 0,0555 0,0487 0,0433 0,0383 0,0340 0,0303 0,0270 0,0246 0,0183 0,0140 0,0125

90 0,0717 0,0707 0,0670 0,0635 0,0557 0,0495 0,0437 0,0387 0,0346 0,0307 0,0277 0,0253 0,0230 0,0179 0,0135 0,0122

180 0,0525 0,0520 0,0500 0,0472 0,0425 0,0382 0,0435 0,0313 0,0283 0,0262 0,0243 0,0242 0,0216 0,0173 0,0130 0,0115

20 0,0888 0,0862 0,0800 0,0714 0,0607 0,0524 0,4610 0,0406 0,0364 0,0330 0,0304 0,0280 0,0267 0,0216 0,0182 0,0161

30 0,0712 0,0696 0,0667 0,0612 0,0541 0,0478 0,0430 0,0385 0,0348 0,0317 0,0294 0,0273 0,0258 0,0211 0,0176 0,0157

XI 60 0,0631 0,0615 0,0582 0,0542 0,0480 0,0431 0,0388 0,0360 0,0315 0,0286 0,0268 0,0251 0,0234 0,0196 0,0164 0,0149

90 0,0518 0,0508 0,0479 0,0459 0,0403 0,0364 0,0327 0,0304 0,0283 0,0261 0,0255 0,0233 0,0222 0,0185 0,0157 0,0143

180 0,0431 0,0420 0,0398 0,0375 0,0339 0,0316 0,0286 0,0264 0,0245 0,0230 0,0218 0,0210 0,0204 0,0172 0,0148 0,0136

273
Vùng s
d
mưa 0 1 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 150 200 220

XII 20 0,0900 0,0880 0,0807 0,0727 0,0600 0,0503 0,0423 0,0360 0,0307 0,0270 0,0242 0,0225 0,0218 0,0185 0,0150 0,0138

30 0,0790 0,0755 0,0705 0,0647 0,0550 0,0466 0,0397 0,0344 0,0297 0,0260 0,0237 0,0220 0,0213 0,0175 0,0142 0,0134

60 0,0614 0,0604 0,0567 0,0527 0,0455 0,0396 0,0345 0,0303 0,0270 0,0244 0,0224 0,0214 0,0208 0,0170 0,0138 0,0129

90 0,0520 0,0510 0,0487 0,0460 0,0406 0,0357 0,0317 0,0283 0,0253 0,0232 0,0217 0,0205 0,0197 0,0165 0,0130 0,0122

180 0,0410 0,0404 0,0387 0,0365 0,0327 0,0295 0,0265 0,0243 0,0222 0,0207 0,0197 0,0188 0,0185 0,0153 0,0120 0,0115
274

20 0,1540 0,0149 0,1390 0,1050 0,0901 0,0763 0,0658 0,0570 0,0506 0,0449 0,0403 0,0366 0,0334 0,0253 0,0208 0,0183

30 0,1290 0,1260 0,1120 0,0990 0,0834 0,0713 0,0624 0,0539 0,0476 0,0428 0,0382 0,0350 0,0319 0,0241 0,0198 0,0177

XIII 60 0,0975 0,0954 0,0878 0,0808 0,0694 0,0611 0,0534 0,0477 0,0427 0,0383 0,0315 0,0319 0,0294 0,0227 0,0185 0,0168

90 0,0756 0,0740 0,0684 0,0648 0,0542 0,0515 0,0478 0,0417 0,0375 0,0345 0,0317 0,0296 0,0268 0,0214 0,0184 0,0160

180 0,0543 0,0530 0,0513 0,0491 0,0448 0,0415 0,0378 0,0315 0,0320 0,0297 0,0278 0,0257 0,0246 0,0200 0,0175 0,0152

20 0,2300 0,2150 0,2070 0,1750 0,1190 0,0937 0,0756 0,0622 0,0517 0,0435 0,0370 0,0315 0,0273 0,0185 0,0140 0,0120

30 0,1780 0,1710 0,1500 0,1310 0,1050 0,0855 0,0703 0,0585 0,0493 0,0415 0,0353 0,0303 0,0263 0,0178 0,0132 0,0112
XIV
60 0,1370 0,1340 0,1220 0,1100 0,0920 0,0757 0,0633 0,0533 0,0437 0,0383 0,0326 0,0284 0,0250 0,0170 0,0125 0,0103

90 0,1100 0,1070 0,0970 0,0900 0,0760 0,0646 0,0552 0,0467 0,0405 0,0350 0,0305 0,0266 0,0236 0,0160 0,0118 0,0095

274
Vùng s
d
mưa 0 1 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 150 200 220

180 0,0860 0,0660 0,0630 0,0510 0,0530 0,0464 0,0410 0,0363 0,0317 0,0280 0,0247 0,0220 0,0197 0,0140 0,0100 0,0085

XV 20 0,2610 0,2510 0,2330 0,2100 0,1530 0,1210 0,0965 0,0786 0,0719 0,0630 0,0508 0,0440 0,0375 0,0259 0,0211 0,0191

30 0,2250 0,2200 0,1910 0,1660 0,1330 0,1060 0,0875 0,0730 0,0632 0,0590 0,0478 0,0420 0,0370 0,0252 0,0206 0,0189

60 0,1580 0,1170 0,1360 0,1100 0,0990 0,0840 0,0723 0,0620 0,0548 0,0485 0,0430 0,0390 0,0354 0,0234 0,0195 0,0181

90 0,1050 0,1030 0,0940 0,0870 0,0755 0,0660 0,0590 0,0520 0,0463 0,0418 0,0383 0,0345 0,0313 0,0215 0,0185 0,0166
275

180 0,0740 0,0730 0,0687 0,0640 0,0570 0,0514 0,0463 0,0421 0,0386 0,0350 0,0321 0,0295 0,0274 0,0202 0,0172 0,0155

20 0,3000 0,2900 0,2490 0,2290 0,1840 0,1550 0,1290 0,0106 0,0900 0,0768 0,0674 0,0593 0,0530 0,0403 0,0298 0,0231

30 0,2520 0,2430 0,2150 0,2000 0,1660 0,1380 0,1140 0,0960 0,0820 0,0717 0,0627 0,0555 0,0507 0,0368 0,0287 0,0227

XVI 60 0,1940 0,1890 0,1730 0,1550 0,1300 0,1100 0,0920 0,0790 0,0692 0,0617 0,0552 0,0493 0,0445 0,0324 0,0270 0,0218

90 0,1480 0,1430 0,1300 0,1190 0,0990 0,0870 0,0740 0,0660 0,0590 0,0530 0,0469 0,0428 0,0392 0,0290 0,0242 0,0205

180 0,0940 0,0920 0,0890 0,0810 0,0710 0,0630 0,0570 0,0520 0,0473 0,0433 0,0397 0,0357 0,0330 0,0265 0,0228 0,0193

20 0,2000 0,1900 0,1660 0,1460 0,1170 0,0960 0,0800 0,0680 0,0575 0,0490 0,0420 0,0360 0,0305 0,0160 0,0140 0,0125

XVII 30 0,1800 0,1720 0,1540 0,1370 0,1120 0,0920 0,0770 0,0650 0,0560 0,0470 0,0400 0,0345 0,0295 0,0155 0,0135 0,0122

60 0,1500 0,1470 0,1340 0,1210 0,1000 0,0840 0,0700 0,0539 0,0500 0,0430 0,0370 0,0315 0,0270 0,0150 0,0130 0,0118

275
Vùng s
d
mưa 0 1 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 150 200 220

90 0,1300 0,1280 0,1270 0,1050 0,0860 0,0780 0,0620 0,0530 0,0455 0,0387 0,0335 0,0295 0,0250 0,0145 0,0125 0,0115

180 0,0850 0,0840 0,0780 0,0720 0,0600 0,0510 0,0440 0,0375 0,0325 0,0290 0,0262 0,0235 0,0210 0,0140 0,0120 0,0110

20 0,3020 0,2760 0,2360 0,2210 0,0167 0,0139 0,0114 0,9630 0,0819 0,0707 0,0615 0,0543 0,0478 0,0329 0,0254 0,0223

30 0,2360 0,2290 0,2020 0,1810 0,0150 0,0125 0,0105 0,0978 0,0765 0,0660 0,0580 0,0513 0,0433 0,0312 0,0246 0,0213

XVIII 60 0,1840 0,1790 0,1380 0,1420 0,0118 0,0100 0,0857 0,0746 0,0647 0,0567 0,0505 0,0541 0,0409 0,0285 0,0228 0,0200

90 0,1290 0,1260 0,1140 0,0980 0,0880 0,0770 0,0670 0,0596 0,0534 0,0477 0,0431 0,0396 0,0357 0,0264 0,0213 0,0182

180 0,0920 0,0890 0,0820 0,0750 0,0652 0,0580 0,0513 0,0467 0,0428 0,0390 0,0357 0,0326 0,303 0,0232 0,0190 0,0172
276

276
Phụ lục 5.3. Tọa độ đường cong mưa của các phân vùng mưa rào Việt Nam
Vùng Ranh giới Đặc Thời đoạn
mưa vùng mưa trưng 10 15 20 30 45 60 90 120 240 480 540 720 1080 1440

Lưu vực
thượng
nguồn các  0,180 0,220 0,260 0,340 0,430 0,490 0,610 0,660 0,800 0,940 0,950 0,960 0,980 1,07
I
sông Mã, 16,67 0,300 0,244 0,2167 0,189 0,1539 0,136 0,113 0,0917 0,0556 0,0326 0,0293 0,0222 0,0151 0,0124
sông Chu,
277

sông Cả

II Vùng
thượng
nguồn sông  0,130 0,180 0,220 0,250 0,330 0,350 0,400 0,440 0,580 0,770 0,790 0,880 0,900 1,09
Đà từ biên 16,67 0,2167 0,200 0,1834 0,1389 0,1222 0,0972 0,0741 0,0815 0,0403 0,0267 0,0244 0,0204 0,0139 0,0126
giới đến
Nghĩa Lộ

Tâm mưa 0,200


Hoàng Liên
 0,070 0,090 0,120 0,140 0,0741 0,220 0,270 0,300 0,440 0,630 0,680 0,780 0,830 1,07
III Sơn hữu
16,67 0,1167 0,1005 0,097 0,0778 0,0611 0,0500 0,0417 0,0305 0,0218 0,0210 0,0181 0,0128 0,0124
ngạn sông
Thao, từ

277
biên giới đến
Ngòi Hút

IV Vùng lưu
vực sông
Kỳ Cùng,
sông Bằng  0,150 0,210 0,240 0,320 0,380 0,470 0,550 0,600 0,920 0,820 0,830 0,880 0,930 1,06
Giang, 16,67 0,250 0,2334 0,200 0,1778 0,141 0,1306 0,1018 0,0834 0,050 0,0285 0,0256 0,0104 0,0144 0,0123
thượng
nguồn sông
Hồng
278

Lưu vực
sông Gâm,  0,1005 0,120 0,150 0,226 0,300 0,378 0,460 0,537 0,700 0,924 0,935 0,952 0,985 1,055
V
tả ngạn 16,67 0,1675 0,1334 0,125 0,1256 0,111 0,105 0,0852 0,0746 0,0486 0,032 0,0288 0,022 0,0152 0,122
sông Lô

Thung lũng
sông Thao,
 0,120 0,140 0,180 0,260 0,300 0,380 0,470 0,590 0,780 0,920 0,950 0,990 1,030 1,20
VI sông Chảy,
16,67 0,200 0,155 0,152 0,1445 0,112 0,1056 0,0871 0,082 0,0542 0,03195 0,0293 0,0229 0,0159 0,0139
hạ lưu sông
Lô - Gâm

Các lưu vực  0,098 0,110 0,176 0,214 0,240 0,322 0,419 0,508 0,682 0,857 0,890 0,912 0,950 1,11
VII
bắt nguồn 16,67 0,1634 0,122 0,120 0,1189 0,090 0,0895 0,0776 0,0706 0,0474 0,0297 0,0275 0,0211 0,0147 0,0128

278
từ dãy Yên
Tử đổ ra
biển

Vùng ven
biển từ Hải  0,125 0,160 0,200 0,268 0,320 0,408 0,504 0,594 0,734 0,890 0,920 0,994 1,040 1,16
VIII
Phòng đến 16,67 0,2084 0,1778 0,1667 0,1484 0,1185 0,1134 0,0933 0,0825 0,0516 0,0309 0,0284 0,0230 0,0160 0,0134
Thanh Hóa

IX Các lưu vực


phần trung
du sông  0,100 0,120 0,150 0,220 0,250 0,320 0,390 0,460 0,590 0,810 0,830 0,890 0,930 1,05
Mã, sông 16,67 0,1667 0,1334 0,125 0,1224 0,0926 0,0889 0,0722 0,0639 0,0410 0,0281 0,0256 0,0206 0,0143 0,0122
279

Chu ra đến
biển

Vùng ven
biển từ
 0,080 0,110 0,130 0,190 0,230 0,300 0,380 0,460 0,640 0,820 0,835 0,900 0,965 1,16
X Thanh Hóa
16,67 0,1334 0,122 0,108 0,1056 0,0852 0,08335 0,0704 0,0639 0,0445 0,0285 0,0257 0,0208 0,0149 0,0134
đến Đồng
Hới

Vùng ven 0,170


 0,060 0,080 0,102 0,130 0,187 0,260 0,305 0,415 0,617 0,670 0,827 0,935 1,04
XI biển từ 0,0629
16,67 0,100 0,0889 0,085 0,0922 0,0519 0,0481 0,0424 0,0288 0,0214 0,0206 0,01915 0,0144 0,01204
Đồng Hới

279
đến Đà
Nẵng

Vùng ven
biển từ Đà  0,078 0,102 0,118 0,115 0,2054 0,240 0,3025 0,335 0,500 0,660 0,710 0,825 1.,060 1,095
XII
Nẵng đến 16,67 0,130 0,1134 0,0984 0,0639 0,0759 0,0667 0,0560 0,0465 0,0347 0,0229 0,0219 0,0190 0,0164 0,0127
Quảng Ngãi

XIII Vùng ven


biển từ
 0,098 0,28 0,1450 0,795 0,245 0,302 0,380 0,440 0,630 0,770 0,830 0,870 0,970 1,09
Quảng Ngãi
16,67 0,1634 0,1423 0,121 0,108 0,0908 0,0839 0,0704 0,0611 0,0437 0,0267 0,0256 0,0201 0,01497 0,0126
đến Phan
280

Rang

Các lưu vực


sông ở Bắc  0,160 0,232 0,295 0,360 0,420 0,590 0,665 0,680 0,790 0,890 0,960 0,940 0,965 1,005
XIV
Tây 16,67 0,2667 0,257 0,2459 0,200 0,156 0,164 0,1232 0,0945 0,0549 0,0309 0,0302 0,0217 0,0149 0,01163
Nguyên

Các lưu vực


sông ở Nam  0,255 0,310 0,463 0,510 0,570 0,610 0,690 0,766 0,820 0,840 0,905 0,960 1,02
XV 0,540
Tây 16,67 0,425 0,3445 0,386 0,2834 0,1584 0,113 0,0958 0,0530 0,0285 0,0259 0,0209 0,0148 0,0118
0,200
Nguyên

280
Các lưu vực
sông từ Ban  0,230 0,320 0,417 0,530 0,700 0,780 0,830 0,850 0,870 0,950 0,965 0,980 0,990 1,030
XVI
Mê Thuột 16,67 0,3834 0,3556 0,3475 0,2945 0,2593 0,2167 0,154 0,118 0,0604 0,033 0,0298 0,0227 0,0153 0,0119
tới Bảo Lộc

Vùng ven
biển từ
 0,205 0,220 0,250 0,330 0,380 0,480 0,580 0,660 0,730 0,890 0,910 1,035 1,045 1,050
XVII Phan Rang
16,67 0,342 0,2445 0,2084 0,1834 0,141 0,1334 0,107 0,0917 0,0507 0,0309 0,0281 0,0239 0,01613 0,0121
tới Vũng
Tàu

XVIII Vùng đồng


 0,190 0,285 0,330 0,430 0,520 0,610 0,715 0,935 0,780 0,880 0,900 0,980 1,030 1,15
281

bằng Nam
16,67 0,3167 0,315 0,275 0,239 0,193 0,1695 0,1324 0,102 0,054 0,0306 0,0278 0,0227 0,0159 0,0133
Bộ

281
Phụ lục 5.4. Bảng phân vùng mưa rào Việt Nam
Vùng mưa Ranh giới phân vùng mưa rào
I Lưu vực thượng nguồn sông Mã, sông Chu, sông Cả.
II Vùng thượng nguồn sông Đà từ biên giới đến Nghĩa Lộ.
Tâm mưa Hoàng Liên Sơn hữu ngạn sông Thao, từ biên giới đến
III
Ngòi Bút.

Vùng lưu vực sông Kỳ Cùng, sông Bằng Giang, thượng nguồn sông
IV
Hồng.
V Lưu vực sông Gâm, tả ngạn sông Lô.
VI Thung lũng sông Thao, sông Chảy, hạ lưu sông Lô Gâm.
VII Các lưu vực bắt nguồn từ dãy Yên Tử đổ ra biển.
VIII Vùng biển từ Hải Phòng đến Thanh Hóa.
IX Các lưu vực phần trung du sông Mã, sông Chu ra đến biển.
X Vùng ven biển từ Thanh Hóa đến Đồng Hới.
XI Vùng ven biển từ Đồng Hới đến Đà Nẵng
XII Vùng ven biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi
XIII Vùng ven biển từ Quảng Ngãi đến Phan Rang
XIV Các lưu vực sông phía bắc Tây Nguyên.
XV Các lưu vực sông phía nam Tây Nguyên.
XVI Các lưu vực sông từ Ban Mê Thuột tới Bảo Lộc.
XVII Vùng ven biển từ Phan Rang đến Vũng Tàu.
XVIII Vùng đồng bằng Nam Bộ.

282
Phụ lục 5.5. Bản đồ phân khu mưa rào Việt Nam (phần trong đất liền)

283
Phụ lục 5.6. Hệ số chuyển tần suất p, trị số q100 và hệ số mũ n trong công
thức triết giảm tại vị trí các trạm quan trắc trên các sông suối ở Việt Nam
Lưu vực Hệ số p ứng với các tần suất Trị số q100
TT Trạm Số mũ n
sông 1% 5% 10% 25% (m3/s/km2)
1 Kỳ Cùng Lạng Sơn 1,375 1,130 1 0,793 152,0 1,67
2 Bắc Giang Văn Mịch 1,687 1,215 1 0,682 91,0 1,46
3 Bằng Giang Cao Bằng 1,725 1,202 1 0,752 53,13 1,37
4 Bắc Vọng Bản Co 1,598 1,189 1 0,723 89,0 2,58
5 Quang Sơn Bản Giốc 1,498 1,153 1 0,781 56,0 1,64
6 Tiên Yên Bình Liêu 1,744 1,216 1 0,717 652,0 2,85
7 Cầu Thác Riềng 1,627 1,189 1 0,754 101,0 2,35
8 Cầu Thác Bưởi 1,863 1,256 1 0,676 98,7 1,48
9 Đa Gia Tiên 1,728 1,197 1 0,753 86,0 4,43
10 Công Tân Cương 1,330 1,115 1 0,804 141,0 2,74
11 Thương Chi Lăng 1,890 1,258 1 0,662 188,2 5,10
12 Thương Cầu Sơn 1,279 1,100 1 0,836 244,2 2,03
13 Trung Hữu Lũng 1,503 1,160 1 0,765 63,0 1,84
14 Cẩm Đàn Cảm Đàn 1,616 1,188 1 0,707 206,0 2,42
15 Lục Nam Chũ 1,468 1,151 1 0,779 152,15 1,52
16 Hồng Yên Bái 1,482 1,142 1 0,804 14,5 0,75
17 Hồng Sơn Tây 1,417 1,122 1 0,839 16,0 0,64
18 Ngòi Bo Tà Thàng 1,768 1,190 1 0,727 464,5 2,79
19 Ngòi Thia Ngòi Thia 1,350 1,282 1 0,633 287,0 1,69
20 Bứa Thanh Sơn 1,634 1,190 1 0,756 172,3 1,86
21 Đà Tạ Bú 1,451 1,135 1 0,842 29,0 0,75
22 Nậm Bum Nà Hừ 1,640 1,190 1 0,746 47,0 7,05
23 Nậm Po Nậm Pô 1,653 1,206 1 0,706 158,0 2,96

284
Lưu vực Hệ số p ứng với các tần suất Trị số q100
TT Trạm Số mũ n
sông 1% 5% 10% 25% (m3/s/km2)
24 Nậm Mức Nậm Mức 1,551 1,173 1 0,750 73,0 1,40
25 Nậm Mạ Pa Há 1,211 1,073 1 0,878 184,0 3,19
26 Nậm Mú Bản Củng 1,374 1,122 1 0,814 126,0 1,41
27 Nậm Chiến Nậm Chiến 1,227 1,080 1 0,867 194,2 4,05
28 Nậm Bú Thác Vai 1,534 1,172 1 0,754 35,0 1,77
29 Nậm Sập Thác Mộc 1,611 1,191 1 0,723 81,2 3,90
30 Suối Sập Phiềng Hiêng 1,237 1,082 1 0,861 117,0 4,65
31 Lô Đạo Đức 1,534 1,161 1 0,789 370,0 1,64
32 Lô Vụ Quang 1,267 1,090 1 0,865 18,1 0,78
33 Ngòi Sảo Ngòi Sảo 1,737 1,216 1 0,717 219,0 4,62
34 Gâm Bảo Lạc 1,631 1,193 1 0,754 237,5 1,71
35 Năng Đầu Đẳng 1,744 1,215 1 0,715 30,0 1,57
36 Ngòi Quảng Thác Hốc 1,492 1,150 1 0,796 132,0 2,43
37 Chảy Cốc Ly 1,442 1,131 1 0,819 70,0 1,30
38 Nghĩa Đô Vĩnh Yên 1,439 1,136 1 0,812 208,0 14,28
39 Phó Đáy Quảng Cư 1,449 1,139 1 0,808 48,0 1,86
40 Mã Xã Là 1,604 1,194 1 0,728 270,0 1,54
41 Nậm Ty Nậm Ty 1,939 1,236 1 0,715 29,0 2,30
42 Bưởi Vụ Bản 1,602 1,194 1 0,728 215,0 2,11
43 Âm Lang Chánh 1,909 1,209 1 0,673 332,3 3,85
44 Cả Cửa Rào 1,915 1,250 1 0,673 37,0 0,95
45 Nậm Mô Mường Xén 1,551 1,168 1 0,772 41,0 1,41
46 Khe Choang Cốc Nà 1,868 1,253 1 0,684 222,0 3,22
47 Hiếu Quỳ Châu 1,459 1,147 1 0,786 150,0 1,70
48 Hiếu Nghĩa Khánh 1,593 1,186 1 0,731 109,0 1,25
49 Ngàn Sâu Hòa Duyệt 1,488 1,153 1 0,798 153,0 1,57

285
Lưu vực Hệ số p ứng với các tần suất Trị số q100
TT Trạm Số mũ n
sông 1% 5% 10% 25% (m3/s/km2)
50 Ngàn Trưới Hương Đại 1,438 1,143 1 0,771 515,0 3,27
51 Ngàn Phố Sơn Diệm 1,470 1,144 1 0, 796 299,0 2,23
52 Rào Cái Kẻ Gỗ 1,298 1,106 1 0,830 616,0 5,56
53 Gianh Đồng Tâm 1,563 1,178 1 0,740 416,0 1,88
54 Rào Trổ Tân Lâm 1,743 1,216 1 0,760 899,0 2,88
55 Đại Giang Tám Lưu 1,555 1,177 1 0,745 466,0 1,90
56 Kiến Giang Kiến Giang 1,324 1,104 1 0,830 567,0 3,95
57 Bến Hải Gia Vòng 1,840 1,250 1 0,661 727,0 4,69
58 Cái Thành Mỹ 1,726 1,220 1 0,700 303,0 1,58
59 Trà Khúc Sơn Giang 1,455 1,146 1 0,776 19,35 0,41
60 Vệ An Chỉ 1,501 1,169 1 0,782 23,25 0,81
61 Côn Cây Muồng 1,644 1,202 1 0,712 336,0 1,70
62 La Ngà Tà Pao 1,430 1,132 1 0,821 236,0 2,07
63 Bé Phước Long 1,440 1,138 1 0,798 186,0 1,87
64 Bến Đá Cần Đăng 1,790 1,235 1 0,704 583,0 4,47
65 Krông Ana Giang Sơn 1,571 1,178 1 0,741 23,6 1,33
66 Krông Ana Krôngbuk 1,351 1,119 1 0,820 86,0 2,94

286
Phụ lục 5.7. Vũ suất (sức mưa) của một số trạm khí tượng
với chu kỳ 25, 50 và 100 năm
TT Tên Trạm S25 S50 S100 TT Tên Trạm S25 S50 S100
1 Lào Cai 13.83 14.90 15.90 31 Na Rì 19.84 23.40 26.40

2 Phố Mới 14.10 15.70 16.90 32 Tuyên Quang 14.48 15.90 17.15

3 Bát Sát 16.40 18.60 20.30 33 Na Biền 21.00 23.70 26.25

4 Sa Pa 24.40 27.90 31.30 34 Yên Bái 15.10 16.90 18.60

5 Bắc Hà 15.10 17.10 18.90 35 Bảo Hà 20.74 21.90 24.70

Mường
6 13.55 15.20 16.75 36 Lục An Châu 20.74 22.90 24.70
Khương

7 Phong Thổ 9.66 10.80 11.90 37 Việt Trì 14.37 15.70 16.70

8 Hà Giang 19.80 22.20 24.50 38 Thanh Ba 25.30 26.90 30.60

9 Yên Ninh 19.40 21.60 23.80 39 La Phổ 17.70 19.50 21.10

10 Vĩnh Tuy 15.70 17.20 18.60 40 Phú Hộ 15.96 17.60 18.90

11 Lai Châu 14.70 16.16 17.40 41 Thái Nguyên 23.20 25.80 28.00

12 Nghĩa Lộ 15.20 16.50 17.70 42 Làng Mít 15.85 17.10 18.30

13 Mường Tè 16.70 18.20 19.20 43 Phấn Mễ 28.10 33.40 38.76

14 Đ.B. Phủ 16.86 18.80 20.75 44 Chợ Chu 22.20 25.40 28.73

Phủ Lạng
15 Sơn La 11.85 13.05 14.13 45 17.00 19.00 20.76
Thương

16 Mộc Châu 12.50 13.60 14.60 46 An Châu 20.28 22.38 24.20

17 Vạn Yên 14.94 16.50 17.90 47 Cầu Sơn 17.30 17.03 18.65

18 Cao Bằng 13.80 15.30 16.74 48 Lục Nam 22.70 26.35 29.90

19 Trùng Khánh 15.80 17.75 19.60 49 Bắc Ninh 16.38 18.40 20.20

20 Bảo Lạc 9.85 10.70 11.40 50 Vĩnh Yên 15.40 17.04 18.50

21 Lạng Sơn 14.90 16.20 17.40 51 Phúc Yên 15.40 16.60 17.60

287
TT Tên Trạm S25 S50 S100 TT Tên Trạm S25 S50 S100
22 Thất Khê 14.00 15.48 16.90 52 Tam Đảo 21.98 23.70 25.30

23 Lộc Bình 10.17 10.80 11.35 53 Liễn Sơn 17.05 18.70 20.20

24 Thanh Mai 13.93 15.30 16.57 54 Hoà Bình 17.03 19.40 20.20

25 Na Sầm 10.57 11.45 12.25 55 Chợ Bò 13.40 14.40 15.25

26 Bình Gia 14.38 15.80 17.00 56 Hưng Yên 20.30 22.40 24.20

27 Bắc Kạn 15.10 17.00 18.60 57 Bần 16.90 17.80 19.10

28 Chợ Mới 16.00 17.80 18.50 58 Phú Thị 16.45 17.90 19.20

29 Chợ Rã 13.20 14.55 15.60 59 Phủ Lý 18.40 20.60 23.70

30 Ngân Sơn 12.20 13.30 14.17 60 Thái Bình 20.20 22.30 24.40

61 Nam Định 24.30 28.20 31.90 91 Đô Lương 15.90 17.13 18.14

62 Văn Lý 20.10 22.20 24.10 92 Vạn Phúc 18.06 19.90 21.60

63 Ninh Bình 24.40 25.40 28.60 93 Phú Diễn 21.80 24.00 26.10

64 Nho Quan 23.40 28.10 28.80 94 Thanh Sơn 16.60 18.00 19.20

65 Phát Diệm 22.00 24.30 26.50 95 Kẻ Ben 13.60 15.35 16.95

66 Hà Nội 19.20 21.10 22.80 96 Cửa Rào 12.30 13.67 14.71

67 Gia Lâm 18.30 20.20 22.10 97 Thanh Hoá 26.60 29.80 32.90

68 Sơn Tây 17.20 18.90 20.40 98 Hồi Xuân 20.60 23.60 26.40

69 Mỹ Khê 22.20 23.80 25.40 99 Bỉm Sơn 18.70 21.00 23.20

70 Mỏ Chén 18.50 22.00 21.60 100 Phong Y 14.50 15.60 16.60

71 Móng Cái 28.40 31.20 33.30 101 Cẩm Hoàng 7.14 31.20 35.00

72 Hà Cối 29.10 33.00 36.60 102 Bái Thượng 21.40 21.80 28.10

73 Mũi Ngọc 29.30 31.30 33.90 103 Yên Mỹ 31.20 39.40 44.40

74 Cô Tô 25.50 28.90 32.10 104 Lạch Trường 27.40 31.40 35.40

75 Ba Chẽ 27.64 27.42 34.80 105 Đu Độ 18.60 20.00 21.80

76 Quảng Yên 19.41 21.50 28.20 106 Hà Tĩnh 38.00 43.50 48.60

288
TT Tên Trạm S25 S50 S100 TT Tên Trạm S25 S50 S100
77 Hòn Gai 28.10 31.90 35.30 107 Tiên Tri 30.80 34.10 37.10

78 Cát Bà 26.45 30.65 34.80 108 Kỳ Anh 32.07 35.60 39.00

79 Mạo Khê 27.10 31.82 36.50 109 Phổ Châu 25.00 27.90 30.70

80 Mỏ Clotide 22.00 24.60 26.85 110 Hổ Độ 30.80 34.50 37.90

81 Cẩm Phả 35.10 41.00 47.00 111 Kẻ Gỗ 39.60 44.70 49.50

82 Port Wallut 33.60 38.26 42.50 112 Chu Lễ 29.40 31.10 34.08

83 Uông Bí 23.75 26.62 29.34 113 Cẩm Tràng 28.80 33.00 37.20

84 Hải Dương 21.67 24.50 27.20 114 Đồng Hới 34.50 39.30 44.10

85 Ninh Giang 19.20 21.20 23.10 115 Lệ Thuỷ 29.20 32.10 34.90

86 Phả Lại 15.70 17.04 18.23 116 La Trọng 31.40 35.40 39.20

87 Vinh 28.40 32.80 37.60 117 Ròn 27.90 31.00 34.00

88 Thường Xá 28.70 32.35 35.90 118 Cửa Tùng 31.10 34.20 37.00

89 Phú Nghĩa 17.70 18.12 20.42 119 Hải Phòng 20.55 27.80 25.00

90 Phủ Quỳ 18.60 21.10 23.40 120 Phủ Liễn 27.20 34.20 36.90

289
Phụ lục 5.9. Bản đồ phân vùng phân phối dòng chảy mùa lũ - mùa kiệt

290

You might also like