You are on page 1of 4

Đặc điểm huyện Tịnh Biên

1. Địa hình, địa mạo


Với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá phức tạp, vừa có đồi núi vừa có đồng bằng,
mang sắc thái đặc biệt. Phân theo hình thái, địa hình của huyện Tịnh Biên có 03 dạng sau:
- Địa hình đồng bằng phù sa: Vùng này có tổng diện tích khoảng 20.260 ha chiếm tỷ
lệ 57% diện tích, phân bố khu vực phía Đông tỉnh lộ 948 và phía Bắc kênh Vĩnh Tế. Địa
hình mang nét đặt trưng chung của vùng đồng bằng Tây Nam Bộ với cao trình từ 4 m trở
xuống (trung bình từ 2 – 3 m), nền thổ nhưỡng phù sa sông được bồi đắp từ sông Hậu.
Vùng này thuận lợi trồng lúa, nuôi trồng thủy sản và rừng ngập nước (trồng tràm).
- Địa hình đồi núi thấp: Vùng này có tổng diện tích khoảng 6.330 ha, chiếm 17,81%
diện tích tự nhiên của toàn huyện ,phân bố ở các xã, thị trấn: An Phú, Nhơn Hưng, Thới
Sơn, thị trấn Nhà Bàng, An Cư, An Hảo, Tân Lợi, Núi Voi. Độ cao địa hình >+30 m so
với mực nước biển, trong đó, ngọn núi cao nhất là núi Cấm với đỉnh cao khoảng 710 m.
Các ngọn núi khác phân bố rãi rác giống như dạng đồi độc lập với độ cao trung bình
khoảng 100 m. Thành phần của các ngọn núi này chủ yếu là đá có lẫn cát. Vùng này có
tiềm năng khoáng sản, vật liệu xây dựng, phù hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng với nhiều đồi núi, danh thắng đẹp.
- Địa hình đồng bằng nghiêng ven chân núi: Tổng diện tích vùng này khoảng 8.953
ha, chiếm khoảng 25,19% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã, thị trấn: Văn Giáo, Vĩnh
Trung, An Cư, thị trấn Chi Lăng. Được hình thành từ quá trình rửa trôi đất cát trên núi, có
cao trình từ 5 – 30 m so với mực nước biển và nghiêng dần ra xung quanh (từ vài trăm
mét đến vài cây số). Trừ một số nơi ven chân núi có dạng đồi lượn sóng, độ dốc bình
quân từ 30 - 80, còn phần lớn đã được san bằng để canh tác lúa nương. Vùng này có khả
năng trồng cây ăn trái, trồng lúa đặc sản và phát triển trang trại chăn nuôi đàn gia súc.
Đất phù sa đang phát triển, glây, dinh dưỡng kém (Gleyi Dystric Fluvisols, ký hiệu
trên bản đồ FLdg)
Đây là loại đất có hàm lượng carbon hữu cơ giảm bất thường theo chiều sâu, có vật
liệu phù sa bồi hàng năm. Bề mặt có độ pH > 5, càng xuống sâu pH càng giảm. Do phân
bố ở địa hình khá cao nên sa cấu từ thịt đến cát pha. Loại đất này tuy được phù sa bồi đắp
hàng năm nhưng hàm lượng dinh dưỡng hình thành trong đất khá thấp, khi bố trí cây
trồng cần bổ sung nhiều phân bón.
Loại đất này có diện tích khá rộng với 5.819 ha, chiếm 16,40% diện tích tự nhiên của
toàn huyện và phân bố trải dài dọc theo hai bên kênh Vĩnh Tế từ xã Nhơn Hưng, An Phú,
thị trấn Tịnh Biên, An Nông và dọc theo bờ Tây của kênh Trà Sư từ xã Nhơn Hưng đến
Vĩnh Trung. Bên cạnh đó, loại đất này còn tập trung một phần ở xã An Hảo, Tân Lập và
Tân Lợi. Kiểu sử dụng đất chủ yếu trên nền thổ nhưỡng này là hai vụ lúa. 
2. Khí hậu, thời tiết
Huyện Tịnh Biên nằm trong vùng có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa
rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, có nền nhiệt cao và ổn định, lượng mưa nhiều và phân bổ
theo mùa.
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao và ổn định khoảng 27,50C. Biên độ nhiệt giữa
các tháng nóng nhất và lạnh nhất từ 2 – 30C. Nhìn chung không có sự khác biệt lớn so
với những nơi khác trong tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một điều
kiện khá thuận lợi để huyện phát triển nông nghiệp.
- Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm (khoảng tháng 4) là 28,30C.
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm (khoảng tháng 1) là 25,50C.
b. Lượng mưa
Tổng số ngày mưa nhiều trung bình trong năm khoảng 128 ngày với lượng mưa bình
quân 1.478 mm nhưng phân bố không đều, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa
khô.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm khoảng 90% so với
tổng lượng mưa của năm. Các tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 – 8 – 9 (lượng
mưa chiếm hơn 1/3 tổng lượng mưa cả năm). Mùa mưa thường trùng với mùa nước nổi
hàng năm nên khu vực đồng bằng của huyện thường bị ngập lụt.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chiếm
khoảng 10% so với tổng lượng mưa của năm. Các tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng
1 – 2 – 3 với lượng mưa chiếm khoảng 1% (hầu như không có mưa). Đây là đặc điểm
điển hình cho tính khô hạn của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
c. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí bình quân hàng năm khá cao, khoảng 83% và thay đổi theo chế độ
mùa. Tuy nhiên không có sự chênh lệch lớn giữa các tháng mùa khô và mùa mưa nên khá
thuận lợi cho sản xuất.
d. Số giờ nắng
Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm tương đối cao với 2.420 giờ. Số giờ nắng thấp
nhất của tháng là 153 giờ (thường vào tháng 9), số giờ nắng cao nhất của tháng là 283 giờ
(thường vào tháng 3). Mùa khô có số giờ nắng trung bình 8 giờ/ngày, mùa mưa có số giờ
nắng trung bình 6 giờ/ngày.
e. Sự bốc hơi
Huyện nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nên lượng
bốc hơi bình quân tương đối lớn khoảng 1.017 mm. Lượng bốc hơi lớn diễn ra trong mùa
khô, tập trung nhiều vào tháng 3, tháng 4. Trong mùa mưa lượng bốc hơi không cao,
lượng bốc hơi ít nhất diễn ra trong tháng 9, bình quân khoảng 63 mm. Mặc dù lượng bốc
hơi bình quân nhỏ hơn tổng lượng mưa trong năm nhưng lại tập trung vào những tháng
mùa khô nên thường gây ra tình trạng hạn hán.
g. Gió
Chế độ gió cũng mang tính khu vực và khá thuần nhất. Hàng năm có hai hướng gió
chính, từ tháng 5 đến tháng 10 thịnh hành gió mùa Tây Nam, từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau thịnh hành gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió thay đổi theo mùa, tốc độ gió bình
quân trong năm 10,64 m/s, tốc độ gió bình quân lớn nhất trong năm khoảng 15,20 m/s
(theo tài liệu tại trạm Châu Đốc).
3. Thủy văn, thủy triều
Chế độ thủy văn của huyện Tịnh Biên chịu ảnh hưởng chủ yếu từ chế độ bán nhật
triều của sông Hậu. Nguồn nước mặt được đưa từ sông Hậu vào địa bàn huyện thông qua
các tuyến kênh Cấp I chạy ngang địa bàn như kênh Vĩnh Tế, kênh Trà Sư, … và phân
phối lại cho các tuyến kênh cấp II, cấp III, kênh mương nội đồng, phục nhu cầu sinh hoạt
và sản xuất của nhân dân ở các xã thuộc khu vực đồng bằng.
Hàng năm vào mùa mưa, lượng nước từ trên núi chảy xuống, kết hợp với lượng nước
từ thượng nguồn sông Mêkông đổ về gây ngập tràn phần lớn diện tích đồng bằng của
huyện từ tháng 8 đến tháng 10, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân
dân. Tuy nhiên, mùa nước nổi cũng có mặt tích cực, mùa nước đã mang lại nguồn phù sa
và vệ sinh đồng ruộng, cải thiện chất lượng đất, mang lại nguồn lợi thủy sản và tạo công
ăn việc làm cho một bộ phận nông dân trong mùa nước nổi.

You might also like