You are on page 1of 19

LỜI MỞ ĐẦU

“Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về quê hương”. Quả thật, đối với
chúng tôi, ai đã từng sinh ra và lớn lên ở Bình Định thì không thể nào quên
được tình yêu dành cho vùng đất võ này - một tình yêu không dễ để gọi tên,
chỉ biết ngắm nhìn, trân trọng và nâng niu. Và trong Bình Định yêu dấu ấy ,
có một nơi mà tại đó chúng tôi đã được chôn rau cắt rốn thuở nhỏ, đó là xã
NHƠN THỌ. Cuốn sách “Nhơn Thọ - quê hương tôi” chính là nhịp cầu mà
qua đó giúp ta hiểu hơn về Nhơn Thọ, hiểu thêm về những nét đẹp của vùng
quê nghe có vẻ như xa lạ đối với bạn đọc này.

0
Nhơn Thọ - quê hương tôi ||

Phần 1. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

1. Hành chính.
Vùng: Duyên hải Nam Trung Bộ.
Tỉnh: Bình Định.
Thị xã: An Nhơn.

2. Vị trí địa lí.


— Phía Đông giáp Nhơn Hòa, Phước An (Tuy Phước).
— Phía Tây giáp Nhơn Tân.
— Phía Nam và Đông Nam giáp Canh Vinh 2 (Vân Canh), Phước Thành (Tuy
Phước).
— Phía Bắc giáp Nhơn Lộc.
Tọa độ: 13°49′B 109°3′Đ.

Bản đồ xã Nhơn Thọ.


Vị trí địa lí này có ý nghĩa rất quan trọng:
— Xã Nhơn Thọ giáp với các xã Nhơn Tân, Nhơn Lộc và Nhơn Hoà nên rất
thuận lợi trong việc giao lưu buôn bán, giao lưu văn hoá.

1
— Có Quốc Lộ 19 đi ngang qua tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển
hàng hoá từ nơi này đến nơi khác.
— Giáp với xã Nhơn Hoà và Nhơn Tân - nơi có khu công nghiệp và các công
ty khá phát triển nên tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người dân trong xã.
— Là cầu nối giữa xã Nhơn Tân - nơi có nguồn lâm sản dồi dào và xã Nhơn
Hoà nên thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi chế biến.

3. Dân số (năm 1999).


Tổng cộng: 8.923 người
Mật độ: 277 người/ km2 , thấp hơn mật độ dân số cả nước (360 người/ km2)
◦ Dân cư đông mang đến nhiều thuận lợi như có lực lượng lao động dồi dào, thúc
đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển, đặc biệt là tiêu dùng, thị trường tiêu thụ rộng
lớn,… Bên cạnh đó cũng có nhiều bất lợi như gây áp lực lên môi trường, y tế, giáo
dục, nhà ở,… thất nghiệp và tệ nạn xã hội cũng gia tăng.
◦ Tỉ lệ người biết chữ rất cao, chiếm trên 98%. Từ đây đánh giá được trình độ học
vấn và năng lực của người dân phù hợp với nhiều công việc. Cũng như trình độ
dân trí được nâng lên, giảm thiểu các tình trạng tệ nạn xã hội…

4. Diện tích, địa hình.


• Diện tích: 32,16 km²
Đứng thứ 2 (sau xã Nhơn Tân), chiếm 13,25% diện tích cả thị xã. Đất đai rộng
lớn tạo điều kiện phát triển kinh tế của vùng.

Bản đồ vệ tinh xã Nhơn Thọ.

2
Nhơn Thọ - quê hương tôi ||

• Địa hình: chủ yếu là đồng bằng bằng phẳng, phía Tây Nam có dạng đồi núi
thấp.
— Thuận lợi:
+ Phát triển giao thông vận tải đường bộ (Quốc Lộ 19).
+ Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông
sản, mà nông sản chính là lúa gạo.
+ Tạo điều kiện cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà máy
phục vụ cho ngành công nghiệp.
+ Dân cư dễ dàng sinh sống, dân cư đông, lao động dồi dào, thị trường
rộng lớn, trao đổi buôn bán dễ dàng, ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế.
— Khó khăn:
+ Lũ lụt xảy ra hằng năm gây ra tổn thất về vật chất lẫn tinh thần cho
người dân.
+ Dân cư khai thác quá mức, tạo sức ép lên tài nguyên thiên nhiên.

5. Sông ngòi.
◦ Chảy quanh xã Nhơn Thọ là một dòng sông nhỏ và tốc độ dòng chảy thấp. Dòng
sông bắt nguồn từ Hồ Núi Một, chảy ngang xã Nhơn Thọ cho đến đoạn cầu Đen
thuộc Quốc lộ 19.
◦ Con sông này kết hợp với các con suối, mương, rạch nhỏ khác cung cấp nước
cho canh tác nông nghiệp đồng thời phục vụ cho đời sống của nhân dân trong xã,
tạo điều kiện thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi. Hệ thống đê điều, kênh rạch, công
trình thủy lợi,… tại đây trải dài và tương đối dày đặc, cung cấp nước cho các ruộng
trồng cây lúa nước, cũng như điều hòa lượng nước, giữ nước trong mùa khô và
thoát nước trong mùa mưa tránh gây hại đến cây trồng.
◦ Hằng năm, thời điểm tháng 10-12 là thời điểm nhiều mưa và bão lũ, công tác xả
hồ để tránh vỡ hồ do áp lực nước lớn đã gây ngập lụt cho xã, gây thiệt hại lớn về
đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân.
◦ Trong tương lai, hệ thống đê điều, các công trình thủy lợi này nên được chú ý
đến hơn nhằm hạn chế tổn thất vật chất do thiên tai gây ra.

6. Đất đai.
Lãnh thổ của xã Nhơn Thọ được bao phủ bởi 2 loại đất chính: đất phù sa và đất
xám bạc màu.
3
• Hầu hết diện tích đất của xã được bao phủ bởi đất phù sa (loại đất được
hình thành và tiến hóa chậm do sự phong hóa của đá và phân hủy của xác
động, thực vật dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường). Đất phù sa là
tư liệu sản xuất của các loại cây chủ yếu ở Nhơn Thọ như cây lương thực
(lúa,…), cây họ đậu và cây công nghiệp (mía,…).
Nhờ hệ thống sông ngòi, kênh rạch, thủy lợi của các hồ trữ nước phục vụ
nông nghiệp như hồ Núi Một của xã Nhơn Tân,… và hiện tượng lũ lụt, đất
phù sa được bồi đắp một lượng phù sa màu mỡ hằng năm.
Tuy nhiên, hiện tượng lũ lụt ở các tỉnh miền Trung như Bình Định đang
diễn ra theo chiều hướng tiêu cực gây hại cho đất đai. Tận dụng tiềm năng
đất phù sa màu mỡ, Ủy ban Nhân dân xã đã tăng cường công tác quản lý,
định hướng cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp,…
• Ngoài đất phù sa, tại khu vực chân núi và đồi núi ở phía Nam Nhơn Thọ
còn có đất xám bạc màu. Loại đất này được hình thành ở địa hình dốc thoải,
dễ thoát nước, thành phần cơ giới nhẹ, dễ cày bừa nên phù hợp với nhiều
loại cây trồng cạn.
Tuy nhiên, loại đất này thường nghèo dinh dưỡng, khô hạn. Để khắc phục
những nhược điểm đó, chính quyền địa phương đã khai thác, tận dụng để
phát triển công nghiệp. Ví dụ điển hình là cho xây dựng thêm một phần của
Khu công nghiệp Nhơn Hòa (đã hoàn thành và đi vào hoạt động) và dự án
cụm công nghiệp An Mơ (đang triển khai),…

Đất phù sa và đất xám bạc màu ở xã Nhơn Thọ.


Như vậy, nhân tố thổ nhưỡng ở đã góp phần tạo điều kiện cho kinh tế của xã
Nhơn Thọ phát triển khá toàn diện.

4
Nhơn Thọ - quê hương tôi ||

7. Khí hậu.
◦ Khí hậu xã Nhơn Thọ có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Do sự phức tạp của địa
hình nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều.
◦ Nhiệt độ không khí trung bình năm là 26,8°C.
◦ Nhơn Thọ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô
từ tháng 1 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió Tây và gió Tây Nam. Từ tháng 5
đến tháng 8 có gió Nam khô, nóng. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc. Hằng năm, thường có mưa nhiều vào tháng 10,
tháng 11. Tổng số ngày mưa trung bình trong 1 năm là 130 ngày, độ ẩm tương đối
trung bình 81%.
◦ Nhơn Thọ thuộc tỉnh Bình Định, nằm ở miền Duyên hải Nam Trung Bộ, đây là
miền thường có bão đổ bộ vào đất liền. Những năm gần đây, hầu như năm nào
cũng có 1-2 cơn bão lớn đi qua xã. Thường xuất hiện vào các tháng 10-12.

Hậu quả của bão năm 2020 ở xã Nhơn Thọ.


◦ Vì xã Nhơn Thọ thuộc khí hậu nhiệt đới nên có những thuận lợi và khó khăn đối
với sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân ta:
— Thuận lợi:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao trên 20°C và nắng quanh năm làm cho cây
trồng, vật nuôi phát triển khá ổn định quanh năm.

5
+ Lượng mưa quanh năm cao nên cung cấp đủ nguồn nước để sản xuất và
phục vụ đời sống.
+ Lượng nhiệt quanh năm cao nên cung cấp đủ sức sưởi ấm và được sử
dụng để phát triển ngành năng lượng mặt trời.
+ Sự phân mùa khí hậu làm cho sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
— Khó khăn:
+ Nhiệt độ và độ ẩm này thuận lợi cho sự phát triển của nhiều sinh vật gây
bệnh phá hoại mùa màng và vật nuôi.
+ Lượng mưa tập trung vào một mùa dẫn đến bão, lũ lụt, hạn hán gây tổn
thất lớn về người và của. Một mùa ít mưa dẫn đến khô hạn, gây thiệt hại cho sản
xuất nông nghiệp.
+ Lượng mưa lớn trong điều kiện rừng cây bị phá trụi ở miền núi làm đất
đai bị xói mòn. Khô hạn trong mùa khô làm mở rộng hoang mạc hóa đất đai.

Phần 2. KINH TẾ

1. Điều kiện và nguồn nhân lực phát triển.


• Điều kiện tự nhiên: như đã đề cập ở trên, có thể nói điều kiện tự nhiên ở
xã Nhơn Thọ khá thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế của xã.
• Lao động: Lao động ở Nhơn Thọ chủ yếu là nông dân, ngoài ra còn có một
số công nhân làm việc tại các xã lân cận như Nhơn Hòa (Khu công nghiệp
Nhơn Hòa), Nhơn Tân (Công ty Cổ phần chế biến Đá Việt),… Mặc dù
không có số liệu cụ thể nhưng tỉ lệ lao động là nông dân chiếm hơn một nửa.
Người dân nơi đây rất chịu khó, cần cù, chăm chỉ. Nhưng thu nhập không
cao bởi kinh tế gắn liền với nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa, đậu,
mía,…
Muốn đuổi kịp với những khu vực lân cận, chúng ta cần đẩy mạnh phát
triển kinh tế ở những lĩnh vực khác đặc biệt là công nghiệp như các xã Nhơn
Hòa, Nhơn Tân,…

6
Nhơn Thọ - quê hương tôi ||

Nông dân đang thu hoạch đậu phộng.


2. Công nghiệp.
Ngành công nghiệp giúp thu hút nguồn vốn đầu tư vào khu vực. Lao động có hiệu
quả, năng suất lao động tăng qua từng năm.
• Công nghiệp nặng: không được chú trọng vào nhiều, do trình độ chuyên
môn chưa cao, hầu hết tập trung vào canh tác nông nghiệp là chính.
• Công nghiệp nhẹ: phổ biến, phân bố quanh các khu dân cư, ven đường
quốc lộ và các khu công nghiệp của các khu vực lân cận (khu công nghiệp
Nhơn Hòa, khu công nghiệp Phú Tài,…)
Ví dụ: hàn sắt thép; làm đồ mĩ nghệ bằng gỗ, mây, tre,…

Làm đồ mĩ nghệ bằng gỗ. Hàn sắt thép.


Hiện nay, nhờ vào những chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế của các kĩ sư
công nghiệp, chính vì thế mà ngành công nghiệp ngày càng góp phần quan trọng vào
sự phát triển của nền kinh tế ở xã Nhơn Thọ.

3. Nông nghiệp.

7
Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực quan trọng ở xã Nhơn Thọ, có vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế. Nông nghiệp chiếm diện tích khá lớn trên địa
bàn. Quy mô nông nghiệp chủ yếu theo hộ gia đình với quy mô nhỏ. Nông nghiệp
khá phát triển về cả trồng trọt và chăn nuôi.
• Về trồng trọt, phần lớn đất nông nghiệp được sử dụng cho ngành nông
nghiệp trồng lúa nước.
Hầu hết các hộ dân trên địa bàn đều phụ thuộc chính vào ngành này. Ngoài
ra các hộ dân còn trồng thêm một số loại cây khác như khoai mì, mía, đậu,
… và nhiều loại cây ăn quả khác như dưa hấu, mít, quýt, … với quy mô
cũng lớn không kém nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội xã và ngoại xã.
Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng an toàn, các Hợp Tác Xã ở
Nhơn Thọ còn khuyến khích sản suất rau sạch theo hướng VietGAP được rất
nhiều bà con nông dân ủng hộ, tiêu biểu là dự án RAT. Hiện nay, Hợp Tác
Xã nông nghiệp Nhơn Thọ không ngừng đẩy mạnh sản xuất, thử nghiệm
giống cây trồng mới đưa vào sản xuất để giúp đỡ bà con, góp phần phát triển
nông nghiệp ở địa phương.

Trồng dưa lưới theo dự án RAT. Trồng và thử nghiệm giống lúa mới.
• Về chăn nuôi, người dân chăn nuôi gia súc và gia cầm mục đích chính là để
trang trải thêm cho kinh tế gia đình. Các loại gia súc, gia cầm được chăn
nuôi phổ biến là gà, vịt, bò, lợn,…
Việc chăn nuôi bò đặc biệt là bò lai phát triển mạnh. Việc chăn nuôi lợn
cũng ngày càng phát triển, mở rộng cả về quy mô và số lượng.

8
Nhơn Thọ - quê hương tôi ||

Chăn nuôi bò lai và heo khá phát triển ở Nhơn Thọ.


Không chỉ bò, lợn mà chăn nuôi gà, vịt cũng rất có tiềm năng ở địa phương
với số lượng khá lớn. Có thể kể đến một số trang trại nổi tiếng như trang trại
vịt của ông Võ Văn Thoại ở Thôn Thọ Lộc 1, trang trại gà của ông Nguyễn
Văn Nam ở Thôn Đông Bình.
Mặc dù khá phát triển nhưng chăn nuôi vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát và không có
trang trại lớn, chủ yếu là tận dụng vườn, ao gia đình.

Trại gà của ông Nguyễn Văn Nam. Trại vịt của ông Võ Văn Thoại.
Ngoài ra một số hộ dân còn nuôi thêm cá và chim bồ câu. Tuy không nhiều
nhưng cũng góp phần trang trải cuộc sống của các hộ dân.
• Hệ thống kênh mương, đường giao thông nội đồng đã được bê tông hóa,
thiết bị phục vụ trồng trọt và chăn nuôi ngày càng đổi mới và cải tiến theo
hướng hiện đại hóa, trồng trọt và chăn nuôi phát triển đã có tác dụng tái cơ
cấu ngành nông nghiệp ở Nhơn Thọ, góp phần tăng tỉ trọng lĩnh vực nông
nghiệp ở địa phương.

9
Kênh mương được bê tông hóa. Máy gặt liên hợp và máy cuốn rơm.
Nhìn chung, nền nông nghiệp ở Nhơn Thọ đang ngày càng đi lên góp phần nâng
cao kinh tế xã nói chung và cuộc sống của người dân nói riêng. Đây có thể nói là
bước đệm để Nhơn Thọ phát triển đi lên xây dựng nông thôn mới, đô thị mới.

Phần 3. LỊCH SỬ

◦ Xã Nhơn Thọ vốn là khu vực nằm trên lãnh thổ Việt Thường từ thời Tam
Hoàng-Ngũ Đế của Trung Hoa. Vào đời Tần thuộc Tượng quận. Đời Hán thuộc
huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam. Đời Tuỳ thuộc quận Lâm Ấp.
◦ Năm 803, khu vực Nhơn Thọ ngày nay thuộc đất của hai thành Chà Bàn và Thị
Nại thuộc nước Chiêm Thành.
◦ Năm 938 - 1470, nơi đây là vùng đất của Vương quốc Chăm Pa.
Năm 1471, tháng 4 vua Lê Thánh Tông chiếm thành Đồ Bàn, tháng 7 lập phủ
Hoài Nhơn. Phủ Hoài Nhơn khi đó có ba huyện: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn.
Khu vực này thời đó thuộc huyện Tuy Viễn.
◦ Năm 1778, Khu vực này trở thành một phần của trung tâm chính trị của nhà
Tây Sơn khi vua Thái Đức- Nguyễn Nhạc xây dựng thành Hoàng Đế.
◦ Sau năm 1954, dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm, xã Nhơn Thọ là một
trong mười ba đơn vị hành chính thuộc quận An Nhơn.
◦ Sau năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có quyết định số 15-
HĐBT, sáp nhập một phần Nhơn Thọ vào Nhơn Tân. Hiện nay, xã Nhơn Thọ là 1
trong 15 đơn vị hành chính trực thuộc thuộc thị xã An Nhơn.
❖ Xã Nhơn Thọ đã phải trải qua dòng lịch sử hào hùng, cường tráng, chứng kiến
nhiều người cống hiến hết mình phục vụ cho hòa bình của đất nước. Tại Nghĩa
trang liệt sĩ xã Nhơn Thọ có 30 ngôi mộ của các chiến sĩ, bộ đội từng tham gia
chiến tranh, kháng chiến chống Pháp, Mĩ, quân tình nguyện cho các chiến dịch

10
Nhơn Thọ - quê hương tôi ||

biên giới Tây Nam,… Tất cả đã nói lên tinh thần chống giặc cũng như mong
muốn bình yên của nhân dân nơi đây.

Nghĩa trang liệt sĩ xã Nhơn Thọ.

Phần 4. VĂN HÓA – XÃ HỘI

1. Dịch vụ.
• Giao thông vận tải: Có tuyến đường Quốc Lộ 19 nối liền thành phố Quy
Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên và là tuyến đường huyết mạch đi qua Nhơn
Thọ, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu, buôn bán, vận chuyển hàng hóa,…
với các tỉnh lân cận.
• Du lịch: là điểm hạn chế của xã vì không có nhiều địa điểm tham quan, du
lịch, khám phá cho du khách .
• Dịch vụ công: nhiều công trình trực thuộc nhà nước được xây dựng, nhiều
camera được lắp đặt để giám sát đảm bảo an ninh, áp dụng nhiều thành tựu
khoa học vào cuộc sống của nhân dân, hiện đại hóa máy móc, công cụ, thực
hiện các chính sách nông thôn mới nhằm phát triển kinh tế của xã, nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhân dân.
• Dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể thao): ngày càng được cải thiện.
Trạm y tế xã được xây mới. Giáo dục ngày càng được quan tâm, nhiều công
trình giáo dục, trường học được xây mới, nâng cấp. Thể thao cũng được chú
ý đến thông qua xây dựng sân vận động, các sân chơi bóng đá, bóng
chuyền,… rộng rãi, thoáng mát.

11
Trường THCS Nhơn Thọ được xây dựng rộng rãi, thoáng mát.
• Dịch vụ thương mại: ngày càng cải thiện và phát triển, nhiều trung tâm
thương mại được thành lập, xây dựng như siêu thị UT Mart,… Có nhiều cửa
hàng buôn bán hàng hóa, các tạp hóa, chợ Đồn,… giúp thúc đẩy sản xuất,
mua bán, trao đổi vật chất, tạo công ăn việc làm cho người dân địa
phương,…

Phiên chợ Đồn ở xã Nhơn Thọ.

12
Nhơn Thọ - quê hương tôi ||

• Ngoài ra, trong xã còn có các tiệm sửa chữa dụng cụ như các phương tiện
xe máy, đồ điện tử,… nhằm phục vụ cho nhu cầu của người dân, giúp cải
thiện đời sống vật chất.

Tiệm sửa chữa xe gắn máy ở xã Nhơn Thọ.

2. Văn hóa.
Bà con xã Nhơn Thọ có văn hóa họp chợ từ xa xưa. Điển hình là chợ Đồn và chợ
Cây Gai. Mặc dù ngày nay ở xã đã mọc lên nhiều siêu thị (UT Mart,…) nhưng họ
vẫn luôn giữ gìn nét văn hóa đặc sắc này.
• Chợ Đồn:
Trước kia chợ Đồn nằm phía trong Quốc Lộ 19 (xóm Thọ Phú, thôn Thọ
Lộc 1). Sau đó được chuyển dời và thi công xây dựng lại nằm ở phía ngoài
Quốc Lộ 19 (cũng thuộc xóm Thọ Phú, thôn Thọ Lộc 1).
Chợ được xây dựng lại rất khang trang và sạch sẽ. Đồng thời cũng được
mở rộng hơn giúp cho các hoạt động buôn bán hàng hoá trở nên đa dạng
hơn. Bên cạnh đó, ban quản lí của xã cũng quyết định hỗ trợ xây dựng quầy
bán rau sạch, an toàn ngay trước cổng chợ nhằm đáp ứng nhu cầu của người
dân về vấn đề rau sạch ngày càng cao, nhờ đó mà bà con cũng ăn tâm về bữa
ăn của mình.
Các phiên chợ được quy định tổ chức vào các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26 (âm
lịch) vào mỗi tháng trong năm.
• Chợ Cây Gai:

13
Trước kia nằm phía trong Quốc Lộ 19 (thuộc thôn Đông Viên). Sau đó
được góp chung vào chợ Đồn nhưng được tổ chức khác phiên vào các ngày
3, 8, 13, 18, 23, 28 (âm lịch) vào mỗi tháng trong năm.

Cơ sở Chợ Đồn của xã Nhơn Thọ.


Xã hội nông thôn ngày nay đã có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó có cả
những nét văn hóa này. Nó đã đáp ứng được phần lớn các nhu cầu về đời sống
hàng ngày của người dân. Đồng thời đóng vai trò thúc đẩy xã Nhơn Thọ trở thành
một xã đạt nông thôn mới.

14
Nhơn Thọ - quê hương tôi ||

LỜI KẾT

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên nơi đây đã giúp cho nông nghiệp phát
triển mạnh mẽ nhất. Cùng với sự phát triển của xã hội thì nền kinh tế của
khu vực đang trên đà đi lên. Các khu công nghiệp, xí nghiệp đang được thi
công trên địa bàn xã và ở các khu vực lân cận, đặc biệt là tuyến đường
Quốc Lộ 19 ngang qua xã Nhơn Thọ đã thúc đẩy thương mại của xã với các
xã khác. Mặc dù không có khoáng sản, kinh tế thì không phát triển bằng
những vùng lân cận, nhưng với sự nỗ lực, cố gắng hết mình của người dân
nơi đây thì các điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống vật chất của người dân
trong những năm gần đây cũng đã cải thiện hơn trước kia. Du lịch là điểm
hạn chế của vùng nên hi vọng trong tương lai gần sẽ có nhiều khu du lịch
được xây dựng để khai thác được hết tiềm năng có lợi của xã Nhơn Thọ.

Mong các bạn hãy một lần ghé thăm đến quê hương của tôi, để cảm nhận
rõ hơn về con người và hoàn cảnh sống nơi đây.

15
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.......…………………………………………………………..0

Phần 1. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN………………………………………………...1

1. Hành chính………………………………………………………….…..1

2. Vị trí địa lí…………………………………………………….….……...1

3. Dân số……………………………………...…………….……………....2

4. Diện tích, địa hình………………………….…………………………...2

5. Sông ngòi…………….…………………………………………………..3

6. Đất đai……….…………………………………………………………..3

7. Khí hậu……………………….…………………………………………5

Phần 2. KINH TẾ…………………………………………………………...6

1. Điều kiện và nguồn nhân lực phát triển………...…………………….6

2. Công nghiệp……………………….…………………………………….7

3. Nông nghiệp…………….……………………………………………….7

Phần 3. LỊCH SỬ…………………………………………………………..10

Phần 4. VĂN HÓA – XÃ HỘI…………………………………………….11

1. Dịch vụ………….……………………………………………………...11

2. Văn hóa………….……………………………………………………..13

LỜI KẾT …………………………………………………………………...15

16
Nhơn Thọ - quê hương tôi ||

CÁC TÁC GIẢ

1. Phạm Quang Chiến


2. Cao Trọng Thùy Dương
3. Nguyễn Quang Giỏi
4. Nguyễn Gia Huy
5. Trần Quỳnh Lưu
6. Trần Thị Hồng Nhung
7. Hồ Anh Quốc
8. Lưu Quốc Thắng
9. Trần Đào Uyên Thư
10. Trương Thanh Thuận
11. Phạm Ngọc Toán
12. Hồ Thị Ngọc Trâm
13. Tạ Thị Thùy Trang
14. Nguyễn Thị Ánh Tuyết
15. Đỗ Đình Văn
16. Lê Gia Văn

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Nguyễn Mai Nương

17

You might also like