You are on page 1of 22

1

ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐỊA LÍ 9


BÀI 31 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
1. Dựa vào hình 31.1, hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đông
Nam Bộ.
* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ:
-  Phía Đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía
Nam giáp biển Đông, phía Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long.
- Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn kim 2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
* Ý nghĩa vị trí địa lí:
- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn:
+ Phía Đông giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nguồn nguyên liệu về
các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào.
+ Phía Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước.
-> là nguồn cung cấp nguyên liệu và đồng thời là những thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông
Nam Bộ.
- Phía Nam giáp biển Đông: vùng biển giàu tiềm năng về thủy sản, dầu khí, giao thông vận tải
biển, du lịch biển — đảo, có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu
phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới.
- Phía Bắc giáp Campuchia thuận lợi để mở rộng, giao lưu và buôn bán với Campuchia thông
qua các cửa khẩu.
2. Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1, hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên
đất liền của vùng Đông Nam Bộ.

* Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ:
- Địa hình thoải thuận lợi để xây dựng các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, nhà máy…
- Đất ba dan, đất xám với diện tích khá lớn giúp phát triển cây công nghiệp.
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thuận lợi để phát triển các loại cây trồng của miền nhiệt đới: cà
phê, cao su, hồ tiêu, ...
- Nguồn sinh thủy tốt.
3. Vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?
Vì Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển:
- Các vũng vịnh nước sâu thuận lợi để xây dựng cảng biển (cảng Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh),
vùng biển gần các đường hàng hải quốc tế ⟶ phát triển giao thông vận tải biển.
2

- Có các bãi tắm đẹp (Vũng Tàu, Long Hải), các đảo ven bờ (Côn Đảo) phát triển du lịch biển -
đảo.
- Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu), có các bãi tôm bãi cá,
các vùng nước mặn nước lợ, rừng ngập mặn ven biển... thuân lợi cho phát triển đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản.
- Giàu tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa phía nam, là tài nguyên khoáng sản vô cùng quan trọng
của vùng, phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (các mỏ dầu Hồng Ngọc, Rạng
Đông, Bạch Hổ, Đại Hùng; mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ).
4. Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng
sông ở Đông Nam Bộ?
* Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn ở Đông Nam Bộ vì:
- ĐNB có diện tích rừng ít, độ che phủ thấp trong khi địa hình thoải, liền kề với T.Ng có địa
hình cao, tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng sẽ làm tăng cường hậu quả đối với hoạt động
sản xuất kinh tế cả vùng
- Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ góp phần:
+ Duy trì nguồn nước ngầm, đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và cho sinh
hoạt dân cư.
+ Điều tiết chế độ nước các con sông (sông Bé, sông Sài Gòn) vào mùa mưa - khô, góp phần
hạn chế thiên tai như lũ quét, sạt lở xói mòn...vào mùa mưa, đồng thời đảm bảo đủ nguồn nước
cung cấp cho sản xuất công - nông nghiệp, sinh hoạt của dân cư vào mùa khô.
+ Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ duy trì nguồn sinh thủy của vùng, góp phần bảo vệ và
cân bằng môi trường sinh thái của Đông Nam Bộ.
* Phải hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì: 
Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh, tập trung nhiều khu
công nghiệp, tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông do các chất thải có xu hướng tăng trong các
năm qua, tác dộng tiêu cực đến sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá), sinh hoạt dân cư
và du lịch.
5. Căn cứ vào bảng 31.2, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở vùng Đông Nam Bô so
với cả nước.
Bảng 31.2. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ và cả nước, năm 1999
Tiêu chí Đơn vị tính Đông Nam Bộ Cả nước

Mật độ dân số Người/km2 434 233

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số % 1,4 1,4


3

Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị % 6,5 7,4

Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn % 24,8 26,5

Thu nhập bình quân đầu người một tháng Nghìn đồng 527,8 295,0

Tỉ lệ người lớn biết chữ % 92,1 90,3

Tuổi thọ trung bình Năm 72,9 70,9

Tỉ lệ dân số thành thị % 55,5 23,6

Tình hình dân cư, xã hội ở vùng Đông Nam Bộ so với cả nước:
- Dân cư:
+ Đông Nam Bộ là vùng đông dân DC, lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề.
+ Mật độ dân số cao (434 người/km2 gấp 1,86 lần cả nước).
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của vùng bằng cả nước (1,4% năm 1999).
+ Tỉ lệ dân thành thị khá lớn (55,5%, gấp 2,35 lần cả nước)
- Xã hội:
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị và thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước
(6,5% < 7,4% và 24,8% <26,5% năm 1999).
+ Đời sống dân cư khá ổn định, thu nhập bình quân đầu người cao gấp 1,5 lần cả nước (với
527,8 nghìn đồng, cả nước là 295 nghìn đồng).
+ Trình độ dân trí cao, tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước (92,1 %> 90,3%).
+ Tuổi thọ trung bình cao hơn cả nước (của vùng là 72,9 tuổi, cả nước là 70,9 tuổi).
-> Đông Nam Bộ là vùng có trình độ dân cư - xã hội ở mức cao trong cả nước, thuận lợi cho sự
pt kinh tế.
6. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển
kinh tế ở Đông Nam Bộ
* Thuận lợi:
- Địa hình: Địa hình đất liền tương đối bằng phẳng, bờ biển có nhiều cửa sông, bãi tắm, rừng
ngập mặn, thềm lục địa rộng và thỏai-> Mặt bằng xây dựng tốt, thuận lợi cho giao thông, cơ
giới hóa sản xuất nông nghiệp, có điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển
- Đất trồng: diện tích lớn đất ba dan (chiếm 40% diện tích của vùng) và đất xam, phân bố tập
trung thành vùng lớn trên địa hình tương đối bằng phẳng => cd csvc, hạ tầng, thu hút đầu tư…
- Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động, ít thiên tai => sx NN có nhiều thuận lợi, NS cao,
du lịch tắm biển hoạt động quanh năm
4

- Nguồn sinh thủy tốt => Thích hợp phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới trên quy
mô lớn
- Khoáng sản: Có các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục dịa, sét xây dựng và cao lanh ở Đồng Nai,
Bình Dương
- Tiềm năng thủy điện lớn của hệ thống sông Đồng Nai => Có điều kiện phát triển công nghiệp
khai thác, lọc hóa dầu, công nghiệp điện lực, công nghiệp vật liệu xây dựng
- Lâm sản, thủy sản: Diện tích rừng tuy không lớn nhưng là nguồn cung cấp nguyên liệu giấy
cho Liên hiệp giấy Đồng Nai, gỗ củi cho dân dụng. Rừng ngập mặn ven biển có ý nghĩa lớn về
phòng hộ, nuôi trồng thủy sản, pt du lịch
– Biển: Vùng biển có nhiều thủy sản, gần các ngư trường Ninh Thuận- Bình Thuận, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang => pt khai thác thủy sản
- Tài nguyên du lịch khá đa dạng: Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), vườn quốc gia Côn Đảo
(Bà Rịa – Vũng Tàu), khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), nước khoáng Bình
Châu, các bãi tắm Vũng Tàu, Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu) => Có điều kiện phát triển du lịch
sinh thái, du lịch biển – đảo
* Khó khăn:
+ Mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng, thường xảy ra thiếu nước cho sinh hoạt dân cư, cho sản xuất
công nghiệp và nông nghiệp, xâm nhập mặn ở vùng ven biển
+ Nạn triều cường gây nhiều trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt dân cư ở các vùng thấp của Thành
phố Hồ Chí Minh
+ Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị suy thoái do tốc độ công nghiệp hóa nhanh, chưa xử lí tốt
các nguồn chất thải.
 7. Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước. Vì:
+ Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyên dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ
cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao động
tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước
+ Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư
của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay
nghề giỏi
+ Nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động, đặc biệt là lao
động có chuyên môn kĩ thuật cao.
8 Căn cứ vào bảng 31.3 Hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở
Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm. Nhận xét (hoặc vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện tỉ lệ
dân thành thị và tỉ lệ dân nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm)
5

* Vẽ biểu đồ: cột chồng


* Nhận xét:
Trong thời kì 1995 – 2002, ở Thành phố Hồ Chí Minh:
– Tổng số dân tăng thêm 838,6 nghìn người.
– Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn giảm.
-> Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, từ 74,69 % năm 1995 lên 83,82 % năm 2000, 84,38 % năm
2002, cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ công nghiệp hóa nhanh.
Tiết 38 BÀI 32 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (TIẾP THEO)
1. Căn cứ vào bảng 32.1, nhận xét tỉ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế
của vùng Đông Nam Bộ và của cả nước.
Bảng 32.1. Cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ và cả nước, năm 2002 (%)
Khu vực Nông, lâm, ngư Công nghiệp – xây Dịch vụ
Vùng nghiệp dựng
Đông Nam Bộ 6,2 59,3 34,5
Cả nước 23,0 38,5 38,5
Công nghiệp – xây dựng của Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất với 59,3 % (năm 2002)
trong cơ cấu kinh tế của vùng.
Trong cơ cấu kinh tế cả nước, công nghiệp xây - dựng chiếm tỉ trọng cao bằng dịch vụ với
38,5% năm 2002.
-> Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng của Đông Nam Bộ cao hơn nhiều so với cả nước.
2. Dựa vào hình 32.2, hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
Nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ:
- Sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam lãnh thổ.
- Ba trung tâm công nghiệp lớn nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
+  Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn, cơ cấu ngành đa dạng
nhất.
+ Biên Hòa và Vũng Tàu là hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu ngành khá đa
dạng, Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
+ Các trung tâm công nghiệp còn lại có quy mô vừa hoặc nhỏ, quan trọng nhất là Thủ Dầu Một.
3. Dựa vào bảng 32.2, nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam
Bộ. Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này?
Bảng 32.2. Một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ, năm 2002
Cây công nghiệp Diện tích Địa bàn phân bố chủ yếu
(nghìn ha)
6

Cao su 281,3 Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

Cà phê 53,6 Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu

Hồ tiêu 27,8 Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.

Điều 158,2 Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương


* Tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ:
- Cây công nghiệp lâu năm phân bố ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, trong đó tập
trung nhiều nhất ở 3 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai.
- Bao gồm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.
+ Cao su là cây trồng quan trọng và chiếm diện tích lớn nhất. Phân bố chủ yếu ở Bình Dương,
Bình Phước, Đồng Nai.
+ Tiếp đến là cây điều, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương.
+ Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Hồ tiêu: Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai.
* Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này vì:
-  Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên
địa hình thoải. 
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh thích hợp với điều kiện sinh
thái của cây cao su.
+ Nguồn nước: thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước
ta).
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su.
+ Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Cây cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước,
nước ngoài)
+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.
4. Quan sát hình 32.2, xác định vị trí hồ Dầu Tiếng, hồ thủy điện Trị An.
Nêu vai trò của hai hồ chứa này đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam
Bộ.
Vị trí hồ Dầu Tiếng, hồ thủy điện Trị An.
* Các hồ chứa nước:
- Hồ Dầu Tiếng nằm ở thượng nguồn sông Sài Gòn, thuộc tỉnh Tây Ninh.
7

- Hồ Trị An nằm trên hệ thống sông Đồng Nai, thuộc tỉnh Đồng Nai.
* Vai trò của hai hồ chứa này đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ:
- Hồ Dầu Tiếng:
+ Là hồ thủy lợi xây dựng trên sông Sài Gòn, thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh rộng 270 km 2, chứa
1,5 tỉ m3 nước, lớn nhất ở nước ta hiện nay.
+ Vai trò: Đảm bảo nước tưới vào mùa khô cho hơn 170 nghìn ha đất nông nghiệp của tỉnh Tây
Ninh và huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Hồ Trị An:
+ Hồ thủy điện xây dựng trên sông Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai), vai trò chính là cung cấp nước
cho nhà máy thủy điện Trị An.
+ Góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai, điều tiết chế độ nước
sông Đồng Nai, giảm bớt ngập úng vào mùa mưa, xâm nhập mặn vào mùa khô ở phía hạ lưu
sông Đồng Nai, giúp cho sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn.
5. Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp ở ĐNB
– Giá trị công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của
vùng.
– Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng.
– Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển: dầu khí, điện, cơ
khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất
vật liệu xây dựng…
- Hình thành nhiều TTCN thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
- Phân bố:
+ Là vùng có mức độ tập trung CN cao nhất cả nước.
+ Trong vùng phân bố k đều chủ yếu ở khu vực phía Nam lãnh thổ.
– Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường
đang bị suy giảm.
6. Nêu tình hình phát triển ngành nông nghiệp của ĐNB. Tại sao thủy lợi lại có tầm quan
trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp?
* Tình hình phát triển ngành nông nghiệp của ĐNB
– Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.
– Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.
+ Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: cao su, cà phê, tiêu, điều…
+ Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá, …
+ Cây ăn qủa cũng là thế mạnh của vùng.
8

– Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp
chăn nuôi công nghiệp.
- Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ và đánh bắt thủy sản đem lại những nguồn lợi lớn
* Thủy lợi lại có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp ở
ĐNB vì vùng có một mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến năng suất
cây trồng và giá trị nông sản.
7.Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất
nước thống nhất.
+ Trước khi đất nước thống nhất:
– Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm. Sản xuất
phụ thuộc nước ngoài.
– Phân bố chủ yếu ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
+ Từ sau khi đất nước thống nhất:
– Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh
tế của vùng, hiện nay chiếm hơn 1/2 giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
– Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến
lương thực, thực phẩm. Đã hình thành và phát triển nhanh nhiều ngành công nghiệp hiện đại
như: hóa dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hóa dược….
– Đã đáp ứng nhiều mặt hàng tiêu dùng cho nhu cầu trong nước và tạo ra ngày càng nhiều sản
phẩm xuất khẩu như: dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử ….
– Tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước, là một trong hai vùng phát triển công nghiệp
mạnh nhất nước (Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng).
– Phân bố công nghiệp ngày càng hợp lí hơn. Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng là Thành
phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. Thủ Dầu Một (Bình Dương) là trung tâm công nghiệp
có sự phát triển mạnh mẽ trong các năm gần đây.
8. Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công
nghiệp lớn của cả nước.
+ Đất: loại đât feralit, bazan, đất xám phù sa cổ phù hợp ; Quỹ đất còn rất rộng, mặt bằng đất
san san bát úp; Khí hậu phân biệt hai mùa khô và mưa rõ rệt. 
+ Dân cư ở đây rất năng động và có kinh nghiệm làm rừng và phát triển cây công nghiệp, nơi có
nhiều người lao động ở vùng khác di cư đến : nhất là ở miền Trung và miền Bắc (đây là lực
lượng rất chăm chỉ và cần cù, sáng tạo)…
+ Có lịch sử là vùng phát triển cây công nghiệp khá lâu đời, có nhiều nhà máy chế biến sản
phẩm cây công nghiệp; Thị trường tiêu thụ rộng rộng lớn trong và ngoài nước.
9

+ Vùng được Nhà nước quy hoạch chú trọng phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn
của cả nước…

 9. Phân tích những điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
- ĐH: thấp, thoải, tương đối bằng phẳng => vùng chuyên canh cây công nghiệp với qui mô lớn.
Địa hình khuất gió rất thích hợp cho cây cao su phát triển.
- Đất: Chủ yếu là đât feralit badan => cây công nghiệp lâu năm phát triển, diện tích đất xám
phù sa cổ lớn nhất cả nước => cây cao su và các cây CN hàng năm phát triển.
- Khí hậu cận xích đạo, phân biệt hai mùa khô và mưa rõ rệt thích hợp với các cây CN có
nguồn gốc nhiệt đới. 
- Nước dồi dào trên các hệ thống sông lớn (Đ Nai, Vàm Cỏ), các hồ thủy lợi và nguồn nước
ngầm đảm bảo nước tưới cho cay Cn nhất là trong mùa khô.
- Dân cư ở đây rất năng động và có kinh nghiệm làm rừng và phát triển cây công nghiệp, nơi có
nhiều người lao động ở vùng khác di cư đến: nhất là ở miền Trung và miền Bắc (đây là lực
lượng rất chăm chỉ và cần cù, sáng tạo) …
- Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước, đặc biệt là sự xuất hiện các nhà máy, cơ
sở chế biến, hệ thống GTVT … tạo điều kiện thuận lợi cho cây CN phát triển.
- Chính sách: Vùng được Nhà nước quy hoạch chú trọng phát triển vùng chuyên canh cây công
nghiệp lớn của cả nước…
- Điều kiện khác: vùng có lịch sử là phát triển cây công nghiệp khá lâu đời, thị trường tiêu thụ
rộng rộng lớn trong và ngoài nước.

Tiết 39 BÀI 33 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (TIẾP THEO)


1. Trình bày tình hình hoat động dịch vụ của ĐNB.
* Tình hình phát triển:
– Cơ cấu rất đa dạng, bao gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vạn tải, bưu chính viễn
thông…, có một số chỉ tiêu dịch vụ đứng đầu cả nước.
+ GTVT: có đủ các loại hình vận tải (DC), Tp. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng
hàng đầu cả nước
+ Là vùng có sức hút đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước.
+ Dẫn đầu cả nước về hoạt động xuất- nhập khẩu, trong đó Tp HCM luôn dẫn đầu cả vùng.
+ DL: Tp HCM là TTDL lớn nhất cả nước.
2. Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ.
+ Vị trí địa lí – điều kiện tự nhiên:
10

* Vị trí địa lí:


– Cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long – Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, giữa đất
liền của phần nam bán đảo Đông Dương với Biển Đông.
– Ở vị trí trung chuyển của nhiều tuyến đường không quốc tế, gần các tuyến đường biển quốc
tế, trên tuyến đường xuyên Á.
– Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
* Điều kiện tự nhiên:
– Bờ biển và hệ thống sông có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng biển.
– Tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng, gồm các vườn quốc gia (Cát Tiên, Côn Đảo, Bù Gia
Mập), khu dự trữ sinh quyển cần Giờ, bãi tắm Vũng Tàu, Long Hải, suối khoáng Bình Châu. 
– Thời tiết ổn định ít xảy ra thiên tai. 
+ Điều kiện kinh tế – xã hội:
– Là vùng kinh tế năng động, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa,
nhu cầu về dịch vụ sản xuất rất lớn.
– Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ, có TP. Hồ Chí Minh:
đầu mối giao thông lớn hàng đầu của cả nước, có thể đi đến nhiều thành phố trong và ngoài
nước bằng nhiều loại hình giao thông.
– Là địa bàn thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp, nhiều
trang trại nông nghiệp. 
– Số dân đông, mức sống tương đối cao so mặt bằng cả-nước. Có các thành phố đông dân, nổi
bật là Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất nước.
– Tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú (nhà tù Côn Đảo, địa đạo Củ Chi, Bến Nhà Rồng,
các lễ hội, đình, chùa, chợ …).
3. Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút
mạnh đầu tư nước ngoài?
Đông Nam Bộ thu hút mạnh đầu tư nước ngoài do:
- Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với nước ngoài bằng nhiều loại hình
giao thông.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi:
+ Địa hình thoải, đất xám, đất badan. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt. ->
Mặt bằng xây dựng tốt. Phát triển các cây công nghiệp.
+ Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú. Giàu tiềm năng dầu khí. -> Khai thác dầu khí
trên thềm lục địa, đánh bắt hải sản. Giao thông và du lịch biển phát triển.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Số dân đông, năng động, tập trung nhiều lao động có tay nghề, có chuyên môn kĩ thuật.
11

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.
- Đông Nam Bộ có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Tỉ trọng ngành
dịch vụ và công nghiệp - xây dựng chiếm tới 93,8% (2007).
4. Hoạt động xuất khẩu của TP. Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì?
Hoạt động xuất khẩu của TP. Hồ Chí Minh có những thuận lợi là:
- Vị trí địa lí tiếp giáp với vùng biển rộng lớn phía Đông, có cảng biển lớn TP. Hồ Chí Minh,
nằm gần các tuyến đường hàng không, hàng hải quốc tế.
- Là trung tâm kinh tế lớn của Đông Nam Bộ - vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả
nước, đặc biệt là công nghiệp và là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn (nguồn nông sản dồi
dào) ⟶ cung cấp nguồn hàng hóa lớn cho hoạt động xuất khẩu.
- TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất khu vực phía Nam với cơ sở hạ tầng
hiện đại, hội tụ đầy đủ các phương tiện giao thông quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu:
+ Có cảng TP. Hồ Chí Minh với năng suất bốc dỡ lớn, gần các tuyến hàng hải quốc tế, thuận lợi
để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
+ Vận tải hàng không có sân bay Tân Sơn Nhất - sân bay quốc tế lớn của nước ta.
+ Các tuyến quốc lộ lớn được xây dựng hiện đại, đồng bộ, thông ra cảng biển lớn.
- Chính sách mở cửa, đẩy mạnh giao lưu kinh tế của Nhà nước.
5.Tại sao tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu
quanh năm hoạt động nhộn nhịp
Tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu hoạt động nhộn
nhịp quanh năm do có nhiều đk để pt du lịch quanh năm:
+ Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân (hơn 7 triệu dân), mức sống tương đối cao, số
người làm dịch vụ và công nghiệp đông, nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái lớn.
+ ĐKTN thuận lợi, có thể pt du lịch quanh năm
+ Hệ thống giao thông thuận tiện: Từ Thành phố Hồ Chí Minh đi đến các trung tâm du lịch trên
bằng đường bộ (quốc lộ 1, 51, 20), đường biển (đến Vũng Tàu, Nha Trang), đường không (đến
Nha Trang, Đà Lạt), đường sắt (đến Nha Trang) rất thuận lợi. 
+ Trên tuyến du lịch này có nhiều tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch hoạt động hiệu quả.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn, dịch vụ du lịch được tổ chức tốt, có nhiều
công ty du lịch lớn.
 6. Dựa vào bảng 33.3 (trang 123 SGK Địa lý 9), hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích,
dân số, GDP của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm
của cả nước và rút ra nhận xét.
12

* Xử lí số liệu:
Bảng: Tỉ trong diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng
kinh tế trọng điểm của cả nước, năm 2002
Vùng Diện tích (%) Dân số (%) GDP (%)

Vùng KT trọng điểm phía


Nam 39,3 39,3 65,0

Ba vùng KT trọng điểm 100,0 100,0 100,0


* Vẽ: Cột chồng
* Nhận xét.
– Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chỉ chiếm 39,3% diện tích, 39,3% dân số, nhưng đã đóng
góp đến 65% GDP của cả ba vùng kinh tế trọng điểm -> Cho thấy: đây là vùng có tiềm lực kinh
tế manh và kinh tế phát triển mạnh nhất trong ba vùng kinh tế trọng điềm ở nước ta.

Bài 34. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
Ở ĐÔNG NAM BỘ.
1. Dựa vào bảng 34.1, vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của
ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước.
Bảng 34.1. Tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông
Nam Bộ so với cả nước, năm 2001 (cả nước = 100%)
Các ngành công nghiệp Sản phẩm tiêu biểu
trọng điểm
Tên sản phẩm Tỉ trọng so với cả nước
(%)

Khai thác nhiên liệu Dầu thô 100,0

Điện Điện sản xuất 47,3

Cơ khí – điện tử Đông cơ đi ê 77,8


den

Hóa chất Sơn hóa học 78,1

Vật liệu xây dựng Xi măng 17,6

Dệt may Quần áo 47,5


13

Chế biến lương thực thực Bia 39,8


phẩm
- Vẽ biểu đồ cột đơn
2. Căn cứ vào biểu đồ đã vẽ và các bài 31,32,33, hãy cho biết:
a) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng?
b) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nhiều lao động?
c) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đòi hỏi kĩ thuật cao?
d) Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước?
Hướng dẫn:
a) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng là: Khai
thác nhiên liệu, điện, chế biến lương thực thực phẩm.
b) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động: Công nghiệp dệt may, chế
biến lương thực thực phẩm.
c) Những ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi kĩ thuật cao: Cơ khí -điện tử, khai thác nhiên
liệu, hóa chất.
d) Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước: 
- Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng công nghiệp cao nhất so với các vùng trong cả nước, góp phần
thúc đẩy phát triển công nghiệp của cả nước, tăng trưởng GDP các ngành kinh tế.
- Nhiều ngành công nghiệp trọng điểm chiếm tỉ trọng cao so với cả nước: Dầu thô (100%), động
cơ điêden (77,8%), điện sản xuất (47,3%), quần áo (47,5%) ,...
- Cung cấp phần lớn nguồn hàng tiêu dùng và xuất khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ lớn.
- Sự phát triển công nghiệp của vùng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển công nghiệp của cả
nước
- Thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước (vùng chiếm trên 50% vốn đầu tư
nước ngoài của cả nước).
⟹ Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta.

BÀI 35 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.


1. Dựa vào hình 35.1, hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long.
* Phạm vi lãnh thổ của Đồng bằng sông Cửu Long: nằm ở phía Nam lãnh thổ nước ta
- Phía đông bắc giáp Đông Nam Bộ, phía tây bắc giáp Campuchia, phía đông nam giáp Biển
Đông, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan (một bộ phận của Biển Đông).
* Ý nghĩa vị trí địa lí của Đồng bằng sông Cửu Long:
14

- Liền kề với Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, là thị trường tiêu
thụ nhiều sản phẩm của Đồng bằng sông Cửu Long (nông sản, thủy sản) và sử dụng nhiều lao
động của đồng bằng. Đồng thời, đồng bằng sông Cửu Long có thể học hỏi khoa học, kinh
nghiệm sản xuất của Đông Nam Bộ.
- Giáp Campuchia với đường biên giới dài và giao lưu rất thuận lợi (cả đường bộ và đường
sông), Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế để phát triển các mối quan hệ hợp tác với các nước
Tiểu vùng sông Mê công.
- Giáp Biển Đông với bờ biển dài và các vùng biển rộng lớn thuận lợi cho đồng bằng sông Cửu
Long phát triển nền kinh tế mở và phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Ở cực nam của đất nước, gần xích đạo, khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long có tính chất
cận xích đạo rõ rệt, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, thời tiết ít biến động, ít thiên tai. Đồng bằng sông
Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới quanh năm, đặc biệt là
trồng lúa nước và các cây ăn quả nhiệt đới.
2. Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế-xã hội ở Đồng
bằng sông Cửu Long.
– Vị trí địa lí : (nêu tiếp giáp), thuận lợi cho việc phát triển KT, nhất là đối với ĐNB.
– Lãnh thổ và Địa hình: Đây là đồng bằng châu thổ lớn nhất, thuận lợi cho hình thành những
vùng chuyên canh cây lương thực cây ăn quả.
– Đất đai: có 3 nhóm chính:
+ Nhóm đất phù sa ngọt: diện tích 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30% diện tích tự nhiên của đồng
bằng), màu mỡ nhất, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu. Là loại đất tốt thuận lợi cho
nhiều loại cây trồng, đặc biệt là trồng lúa.
+ Nhóm đất phèn, đất mặn khoảng 2,5 tr ha, trong đó diện tích đất phèn khoảng 1,6 triệu ha
(41% diện tích tự nhiên của đồng bằng), tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác long xuyên, Hà
Tiên, vùng trũng ở Cà Mau, đất mặn gần 75 vạn ha (19% diện tích tự nhiên của đồng bằng)
phân bố thành vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan. Hai loại đất này nếu cải tạo tốt có thể
trồng lúa và các cây hoa màu, ăn quả.
+ Đất khác: khoảng 40 vạn ha (10%), phân bố rải rác khắp đồng bằng, thích hợp với cây công
nghiệp ngắn ngày.
– Khí hậu: tính chất cận xích đạo có 2 mùa mưa khô rõ rệt. Thời tiết ít biến động, hầu như
không có bão, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp quanh năm, thuận lợi cho việc thâm canh,
tăng vụ, luân canh, xen canh…
– Nước: tài nguyên nước dồi dào trên hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển giao thông vận tải đường sông, du lịch sinh thái, cung cấp nước tưới cho
15

ngành trồng trọt, khai thác và nuôi trồng thủy sản, cải tạo đất mặn đất phèn, bồi đắp phù sa và
cung cấp nước cho sinh hoạt của người dân.
– Rừng:
+ Diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nước, thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản.
+ Vùng có nhiều vườn quốc gia, trong rừng có nhiều chim thú có giá trị, thuận lợi cho phát triển
di lịch sinh thái
– Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm (chiếm hơn 1/2 trữ lượng cả
nước), ngư trường cá lớn và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (khoảng 68,6 triệu
ha, năm 2005).
– Khoáng sản chủ yếu là đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương) và than bùn (nhiều nhất cả nước), đất
sét (nhiều nơi) và dầu khí ở vùng biển Cà Mau.
3. Dựa vào hình 35.2, nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu
Long để sản xuất lương thực, thực phẩm.
Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực
phẩm:
- Đất : là tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha. Đây là loại đất tốt nhất, độ phì tương đối cao, thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biết là trồng lúa nước.
+ Đất phèn được cải tạo để phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả.
+ Đất mặn thích hợp để phát triển rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản.
- Địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô
lớn.
- Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm thời tiết ít biến động, thuận lợi cho việc đẩy mạnh
thâm canh, tăng vụ.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt: nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc
tưới tiêu.
- Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm tạo điều kiện phát triển khai thác
thủy hải sản.
4. Dựa vào hình 35.1, hãy cho biết các loại đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long và sự
phân bố của chúng.
Có ba loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
- Đất phù sa ngọt (1,2 tr ha): phân bố thành một dải dọc sông Tiền và sông Hậu.
- Đất phèn (1,6 tr ha): tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trung tâm
bán đảo Cà Mau.
- Đất mặn (75 vạn ha): phân bố thành một dải ven Biển Đông và ven vịnh Thái Lan.
16

5 (trang 126 SGK Địa lý 9) Hãy nêu ý nghĩa và các biện pháp của việc cải tạo đất phèn,
đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long:
– Hai loại đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn khoảng 60 % diện tích tự nhiên của Đồng bằng
sông Cửu Long. Hai loại đất này có giá trị trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện phải được
cải tạo.
– Đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào
việc phát triển kinh tế – xã hội, chẳng những ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn cho cả nước
(tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo
thêm nguồn hàng xuất khẩu)
+ Các biện pháp cải tạo:
– Phát triển thủy lợi để thau chua, rửa mặn.
– Sử dụng các loại phân bón thích hợp để cải tạo đất.
– Lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp.
– Bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn (ven biển) và rừng tràm (vùng trũng phèn).
6. Nêu một số khó khăn chính về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Điều kiện tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có một số khó khăn:
- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khoảng 60 % diện tích của đồng bằng), phải đầu tư lớn
và mất nhiều thời gian để cải tạo.
- Mùa khô sâu sắc và kéo dài (từ tháng XI đến tháng IV), thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh
hoạt, cháy rừng, nạn xâm nhập mặn gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản xuất ở các vùng
ven biển.
- Lũ lụt hàng năm diễn ra trên diện rộng gây ra nhiều thiệt hại.
- Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thoái.
- Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế.
7. Trình bày những phương hướng để khắc phục khó khăn do thiên nhiên gây ra ở
ĐBSCL.
- Đầu tư cho các dự án thoát lũ.
- Cải tạo đất mặn đất phèn
- Cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô.
- Chủ động sống chung với lũ
- Khai thác các lợi thế do chính lũ đem lại
8.  Hãy nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại
sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển
đô thị ở đồng bằng này.
17

Những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long:
* Những đặc điểm chủ yếu về dân cư:
– Số dân đông, hơn 17,4 triệu người (2006), (chiếm 20,7% dân số cả nước), xếp thứ hai sau
vùng Đồng bằng sông Hồng).
– Mật độ dân số cao, năm 2006 là 429 người/km2 (gấp gần 1,7 lần mật độ dân số của cả nước),
phân bố dân cư chênh lệch lớn giữa thành thị – nông thôn và giữa các địa phương (khoảng 80%
dân số sống ở nông thôn, mật độ dân số của vùng đất phù sa ngọt cao hơn nhiều các vùng đất
phèn và đất mặn).
– Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số tương đương với mức trung bình của cả nước, tuổi thọ trung
bình cao hơn tuổi thọ trung bình của cả nước.
– Về thành phần dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ – me, người “Chăm, người Hoa.
* Những đặc điểm chủ yếu về xã hội:
So với mức chung của cả nước
– GDP / người thấp hơn nhưng tỉ lệ hộ nghèo ít hơn
– Trình độ đô thị hóa thấp hơn.
– Mặt bằng dân trí còn thấp, tỉ lệ người lớn biết chữ thấp hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long,
phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị vì:
– Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu lao
động có chuyên môn k! thuật, làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển
kinh tế.
– Tỉ lệ dân đô thị còn thấp cho thấy trình độ công nghiệp hóa ở đồng bằng còn thấp, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm
* Phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị sẽ:
– Thu hút mạnh hơn đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài, từ đó phát huy tốt
hơn các thế mạnh về tự nhiên và lao động của vùng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
– Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
BÀI 36 ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (TIẾP THEO)
1. Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng này.
* Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng
như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.
- Cung cấp mặt hàng lúa gạo xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ (Việt Nam là nước xuất
khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là vùng xuất khẩu chủ lực).
- Cung cấp nguồn phụ phẩm cho ngành chăn nuôi, thúc đẩy ngành này phát triển.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực
18

- Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
- Phát huy hiệu quả những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và dân cư của vùng, góp phần sử
dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên (thau chua, rửa mặn).
2. Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp của vùng DBSCL (thành tựu).
* Trồng trọt:
– Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước:
+ Chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước.
+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 14500 kg, gấp 2,6 lần trung bình cả nước (năm
2014).
+ Là vùng xuất khẩu lúa gạo chủ lực của cả nước (80%)
+ Lúa được trồng khắp các tỉnh trong vùng, trồng nhiều ở Kiêng Giang, An Giang, Long An,
Đồng Tháp, Sóc trăng…
– Là vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất cả nước: xoài, dừa, cam, bưởi … 
* Chăn nuôi.
– Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh.
– Nghề khai thác thủy sản phát triển nhất cả nước:
+ Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước.
+ Nghề nuôi tôm, cá nước ngọt xuất khẩu phát triển mạnh.
* Nghề rừng được đầu tư, phát triển, mở rộng diện tích rừng ngập mặn ven biển.
3. Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản?
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau -
Kiên Giang.
+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc
nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích
hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.
+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.
+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.
+ Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.
+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng,
đánh bắt, chế biến thủy sản.
4. Trình bày tình hình phát triển công nghiệp của ĐBSCL.
–Tỉ trọng sx công nghiệp còn thấp (24,2% cơ cấu GDP của vùng).
19

- Cơ cấu ngành đa dạng nhưng nổi bật là các ngành: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ
trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.
- Phân bố: hầu hết tập trung tại các thành phố, thị xã, đặc biết là tp. Cần Thơ
4. Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy
sản?
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau -
Kiên Giang.
+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc
nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích
hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.
+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.
+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.
+ Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết...
+ Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.
+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng,
đánh bắt, chế biến thủy sản
5. Trình bày hoạt động dịch vụ của ĐBSCL.
– Bắt đầu phát triển.
– Các hoạt động chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thủy và du lịch.
+ Xuất khẩu: gạo = 80%, thủy sản đông lạnh = 50%, hoa quả = 60% cả nước.
+ Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc (dl sông nước, miệt vườn, biển đảo).
+ Vận tải thủy phát triển nhất cả nước (4500km)

6. Nêu ý nghĩa của vận tải thủy trong sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng Đồng
bằng sông Cửu Long.
Ý nghĩa của vận tải thủy đối với sản xuất và đời sống nhân dân vùng Đồng bằng sông Cửu
Long:
- Mạng lưới giao thông đường bộ ở nhiều vùng nông thôn còn kém phát triển, hoạt động vận tải
còn hạn chế, nhất là vào mùa mưa, nên giao thông vận tải thủy có vai trò hàng đầu trong gắn kết
các địa phương ở đồng bằng với nhau.
- Vai trò quan trọng trong giao lưu giữa đồng bằng với các vùng khác và với cả nước ngoài.
Giúp vận tải hàng hóa và phục vụ nhu cầu đi lại của con người.
7. Thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn
nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
20

+ Vị trí địa lí: ở trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, giao lưu thuận lợi với các địa
phương khác trong đồng bằng, với các vùng trong nước và với nước ngoài (qua cảng Cần Thơ,
sân bay Trà Nóc).

+ Có sở hạ tầng phát triển nhất so với các thành phố khác trong vùng, với khu công nghiệp Trà
Nóc lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ: trung tâm đào tạo và nghiên cứu
lớn nhất vùng, sân bay quốc tế Trà Nóc ….
+ Có quy mô dân số lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung nhiều lao động có tay
nghề, có chuyên môn kĩ thuật.
+ Là thành phố trực thuộc Trung ương, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước từ nông
nghiệp và thủy sản.
-Các điều kiện xã hội thuận lợi…
8.  Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất
lương thực lớn nhất của cả nước.
+ Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khỏang 3 triệu ha, chiếm
gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước.
+ Đất nhìn chung màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thích
hợp cho việc trồng lúa với quy mô lớn.
+ Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, tạo điều kiện cây sinh
trưởng nhanh quanh năm, thâm canh, tăng năng suất.
+ Nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ lúa.
+ Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhạy bén trong việc tiếp thu kĩ thuật và công nghệ
mới về trồng lúa.
+ Được Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật (thủy lợi, trạm, trại giống)
+ Nhu cầu lớn của thị trường trong nước và xuất khẩu.
 9.  Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào
đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất
nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:
– Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu.
– Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.
BÀI 37. THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THUỶ SẢN
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
21

1 Căn cứ vào biểu đồ và các bài 35, 36, hãy cho biết:
a) Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản? (về điều kiện
tự nhiên, nguồn lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ…)
b) Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu?
c) Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Nêu
một số biện pháp khắc phục.
Hướng dẫn
a) Những thế mạnh để phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Về tự nhiên:
- Giáp vùng biển có ngư trường lớn Cà Mau - Kiên Giang, vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá
với trữ lượng lớn (chiếm hơn 1/2 trữ lượng hải sản của cả nước). Nội địa có nguồn lợi thủy sản
phong phú của mạng lưới sông rạch dày đặc
- Có diện tích mặt nước thích hợp để nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước (hơn 50 vạn ha):
• Ven biển có nhiều bãi triều, rừng ngập mặn, vùng cửa sông thích hợp cho việc nuôi trồng thủy
sản nước lợ, nước mặn (tôm sú, cua biển, sò huyết ....)
• Nội địa có nhiều diện tích mặt nước của sông rạch, ao hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước
ngọt (cá ba sa, cá tra, tôm càng xanh ...)
- Thời tiết tương đối ổn định, ít xảy ra tai biến thiên nhiên
- Có nhiều nguồn gien thủy sản với nhiều loại thủy sản có giá trị cao (tôm càng xanh, cá tra)
+ Về kinh tế — xã hội:
- Nguồn lao động có truyền thống, nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đông
đảo, năng động, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường.
- Có nhiều cơ sở sản xuất giống và chế biến thủy sản.
- Có đội tàu thuyền đánh bắt thủy sản rất lớn.
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn trong nước (tại chỗ của hơn 17 triệu dân, Đông Nam Bộ) và
nước ngoài (các thị trường EU, Bắc Mĩ, Nhật Bản ....)
- Được sự khuyến khích và chú trọng đầu tư của Nhà nước.
b) Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm và nuôi cá tra, cá
ba sa xuất khẩu vì:
+ Môi trường tự nhiên có nhiều lợi thế hơn các vùng khác trong nước: 
- Diện tích mặt nước có thể sử dụng để nuôi tôm lớn nhất cả nước (cả ở ven biển, ven đảo và
nội địa).
- Nắng ấm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít thiên tai.
+ Nguồn lao động đông, có truyền thống và có nhiều kinh nghiệm nuôi thủy sản, thích ứng linh
hoạt với nền kinh tế thị trường.
22

+ Có nhiều cơ sở chế biến với quy mô lớn, trang thiết bị tương đối hiện đại.
+ Đã tạo ra các sản phẩm xuất khẩu được nhiều thị trường khó tính và có khả năng tiêu thụ lớn
chấp nhận (thị trường EU, Bắc Mĩ, Nhật Bản).
c) Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Nguồn lợi thủy sản giảm sút (thủy sản trong sông rạch, thủy sản ven bờ).
+ Kĩ thuật nuôi trồng thủy sản còn hạn chế (hình thức nuôi quảng canh còn phổ biến) và mang
tính tự phát, ô nhiễm môi trường nước ở nhiều địa phương có xu hướng tăng, cùng với sự bất
thường của thời tiết trong các năm gần đây đã ảnh hưởng tới hiệu quả của nghề nuôi thủy sản,
chất lượng thương phẩm chưa ổn định.
+ Rào cản của thị trường xuất khẩu, sự cạnh tranh của các nước khác về các mặt hàng thủy sản
xuất khẩu (Ấn Độ, Thái Lan).
+ Thiếu vốn đầu tư để phát triển nghề nuôi thủy sản, cơ sở tàu thuyền đánh bắt xa bờ.
+ Chưa chủ động nguồn thức ăn cho con nuôi và nguồn giống sạch bệnh.
d) Một số biện pháp khắc phục:
+ Hiện đại hóa trang bị và nâng cao công suất tàụ thuyền đánh bắt, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
+ Nâng cao chất lượng con giống, chú trọng việc tạo nguồn thức ăn thủy sản ổn định.
+ Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho
sản phẩm.
+ Quy hoạch vùng nuôi thủy sản và mở rộng diện tích nuôi thủy sản hợp lí, đảm bảo tốt về môi
trường.
+ Đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy.

You might also like