You are on page 1of 6

Nguyễn Thị Lan Anh- NĐĐ

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VẬT LÝ 9 GIỮA KÌ 2 - NĂM HỌC 2021-2022


A. LÝ THUYẾT
PHẦN I. ĐIỆN TỪ HỌC
I. CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
- Dòng điện xoay chiều cũng có các tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ.
VD:
+ Tác dụng nhiệt: Tác dụng nhiệt của bóng đèn sợi đốt, bàn là,…
+ Tác dụng quang: Bóng đèn bút thử điện
+ Tác dụng từ: Nam châm điện (hút đinh sắt)
- Một điểm khác với dòng điện một chiều là đối với dòng điện xoay chiều, khi dòng điện đổi
chiều thì lực từ tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.
- Để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều người ta dùng vôn
kế và ampe kế có kí hiệu là AC hay (∼)
Đặc điểm:
+ Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt của phích cắm vào ổ lấy điện.
+ Khi đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều, giá trị đo chỉ giá trị hiệu dụng
của cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.
II. CHỦ ĐỀ: TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA- MÁY BIẾN THẾ:
1. Truyền tải điện năng đi xa:
a. Hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện
- Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do
hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
    Gọi P là công suất điện cần truyền đi.
    U là hiệu điện thế hai đầu đường dây truyền tải điện.
    I là cường độ dòng điện trên đường dây tải điện.
    R là điện trở của đường dây tải điện.
    + Công suất điện cần truyền đi: P = U.I
    + Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn: Php = I2.R

- Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện
thế đặt vào hai đầu đường dây dẫn.
b. Biện pháp làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện
    Để giảm hao phí trên đường dây tải điện, cách tốt nhất đang được áp dụng hiện nay là
tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
2. Máy biến thế:
- Cấu tạo: Gồm hai phần
+ Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau. Cuộn thứ nhất mắc
vào mạng điện xoay chiều gọi là cuộn sơ cấp (có N1 vòng dây), cuộn thứ hai mắc vào vật
tiêu thụ điện gọi là cuộn thứ cấp ( có N2 vòng dây).
+ Một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho hai cuộn dây.
- Hoạt động : Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay
chiều (U1) , thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều (U 2) .
- Tỉ số giữa hiệu điện thế ở hai đầu các cuộn dây của máy biến thế bằng tỉ số giữa số vòng
dây ở các cuộn dây tương ứng.

1
Nguyễn Thị Lan Anh- NĐĐ

- Lắp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây tải điện
Ở đầu đường dây tải điện về phía nhà máy điện, phải đặt máy tăng thế ( để giảm hao phí), ở
nơi tiêu thụ đặt máy hạ thế.
PHẦN II: QUANG HỌC
I. CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG- QUAN HỆ GIỮA GÓC TỚI VÀ
GÓC KHÚC XẠ (Bài 40, Bài 41)
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt
khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc
xạ ánh sáng.
- Theo hình vẽ, ánh sáng truyền từ môi trường (1)
sang môi trường (2)
Quy ước:
+ SI là tia tới.
+ IK là tia khúc xạ.
+ I là điểm tới.
+ NN’ là pháp tuyến, vuông góc với mặt phân cách
PQ giữa 2 môi trường tại điểm tới I.
+ Góc SIN là góc tới, kí hiệu là i.
+ Góc KIN' là góc khúc xạ, kí hiệu là r.
- Mặt phẳng chứa tia tới SI và pháp tuyến NN’ là mặt
phẳng tới.
2. Sự khúc xạ của tia sáng
- Khi tia sáng truyền từ không khí sang
nước:
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
+ Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

- Khi tia sáng truyền từ nước sang không


khí:
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
+ Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

3. Liên hệ thực tế
Vị trí thật của những vật ở trong
nước thấp hơn vị trí mà mắt ta nhìn
thấy.
VD: Nhìn xuống cốc nước, ta thấy
ống hút như bị gãy khúc tại mặt
nước và đáy cốc dường như cao
lên,..

2
Nguyễn Thị Lan Anh- NĐĐ

4. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ


- Khi tia sáng đi từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc
khúc xạ nhỏ hơn góc tới và ngược lại.
- Khi góc tới tăng (hoặc giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm) theo.
- Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền
thẳng qua hai môi trường.
II. THẤU KÍNH HỘI TỤ
1. Đặc điểm của thấu kính hội tụ
- Thấu kính hội tụ được làm
bằng vật liệu trong suốt, thường
có phần rìa ngoài mỏng hơn
phần giữa.

Kí hiệu:

- Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự.
Trên hình vẽ ta quy ước gọi:
    (Δ) là trục chính
    O là quang tâm
    F và F’ lần lượt là tiêu điểm vật và tiêu
điểm ảnh
    Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự
của thấu kính.

2. Ảnh của vật tạo bởi TKHT


Khoảng cách từ vật tới Đặc điểm của ảnh
TK (d)
1. Vật ở rất xa TK Ảnh thật Ngược chiều Nhỏ hơn vật
2. Vật ở ngoài tiêu cự (d>f) Ảnh thật Ngược chiều Nhỏ hơn vật
3. f<d<2f Ảnh thật Ngược chiều Lớn hơn vật
4. Vật ở trong tiêu cự (d<f) Ảnh ảo Cùng chiều Lớn hơn vật

3. Đường đi của các tia sáng đặc biệt qua TKHT


- Tia tới song song với trục chính thì cho tia ló đi qua tiêu điểm.
- Tia tới đi qua quang tâm O thì cho tia ló truyền thẳng.
- Tia tới đi qua tiêu điểm thì cho tia ló song song với trục chính.
4. Cách dựng ảnh của vật qua TKHT:
Sử dụng 2 trong 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT để dựng ảnh.   
III. THẤU KÍNH PHÂN KÌ
1. Đặc điểm của thấu kính phân kì
- Thấu kính phân kì được làm
bằng vật liệu trong suốt, thường
có phần rìa ngoài dày hơn phần
giữa.

Kí hiệu:

3
Nguyễn Thị Lan Anh- NĐĐ

- Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự.
Trên hình vẽ ta quy ước gọi:
    (Δ) là trục chính
    O là quang tâm
    F và F’ lần lượt là tiêu điểm vật và tiêu
điểm ảnh
    Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự
của thấu kính.

2. Ảnh của vật tạo bởi TKPK


- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước TKPK luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
- Vật đặt ở rất xa TK, ảnh ảo của vật cách TK một khoảng bằng tiêu cự (d’=f)
3. Đường đi của các tia sáng đặc biệt qua TKPK
- Tia tới song song với trục chính thì cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
- Tia tới đi qua quang tâm O thì cho tia ló truyền thẳng.
- Tia tới đi qua tiêu điểm thì cho tia ló song song với trục chính.
4. Cách dựng ảnh của vật qua TKPK:
Sử dụng 2 trong 3 tia sáng đặc biệt qua TKPK để dựng ảnh.
B. BÀI TẬP
A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Để giảm hao phí vì tỏa nhiệt trên dây tải điện, chọn cách nào trong các cách dưới
đây ? 
A. Giảm điện trở dây dẫn và giảm cường độ dòng điện trên đường dây dẫn.
B. Giảm hiệu điện thế trên hai đầu dây tải điện.
C. Tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây tải điện.
D. Vừa giảm điện trở vừa giảm hiệu điện thế ở hai đầu dây tải điện.
Câu 2: Có hai đường dây tải điện tải đi cùng một công suất điện với dây dẫn cùng tiết diện,
làm bằng cùng một chất. Đường dây thứ nhất có chiều dài 100km và hiệu điện thế ở hai
đầu dây là 100000kV, đường dây thứ 2 có chiều dài 200km và hiệu điện thế 200000kV. So
sánh công suất hao phí vì tỏa nhiệt P1 và P2 của hai đường dây.
A. P1 = P2
B. P1 = 2P2
C. P1 = 4P2
D. P1 = P2/2
Câu 3: Trên cùng một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới 1 hiệu điện thế
xác định, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi 1 nửa thì công suất hao phí vì
tỏa nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?
A. tăng lên 2 lần
B. tăng lên 4 lần
C. Giảm đi 2 lần
D. Giảm đi 4 lần
Câu 4: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Khi
đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu dây của cuộn
thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu?
Câu 5: Đặt một vật trước thấu kính phân kì, ta sẽ thu được:
a. Một ảnh ảo lớn hơn vật b. Một ảnh ảo nhỏ hơn vật
c. Một ảnh thật lớn hơn vật d. Một ảnh thật lớn hơn vật
Câu 6: Một vật nằm trong tiêu cự của thấu kính hội tụ luôn cho:
4
Nguyễn Thị Lan Anh- NĐĐ
A. ảnh ảo, cùng chiều với vật. B. ảnh ảo, ngược chiều với vật.
C. ảnh thật, cùng chiều với vật. D. ảnh thật, ngược chiều với vật.
Câu 7: Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì:
a. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
b. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
c. Góc tới bằng góc khúc xạ.
d. Không có góc khúc xạ.
Câu 8: Khi tia sáng truyền từ không khí sang không nước thì:
a. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
b. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
c. Góc tới bằng góc khúc xạ.
d. Không có góc khúc xạ.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Bài 1: Cho một điểm sáng S trước thấu kính hội tụ
như hình vẽ. Bằng phương pháp hình học hãy dựng S
ảnh qua thấu kính? 
O F’
F

S
Bài 2: Cho một điểm sáng S trước thấu kính phân kì 
như hình vẽ. Bằng phương pháp hình học hãy dựng O
ảnh qua thấu kính?
F’ F

Bài 3: Trong các hình dưới xx’ là trục chính của thấu kính, S là điểm vật, S’ là điểm ảnh.
Hăy trả lời các câu hỏi sau cho mỗi hình:
a) S’ là ảnh gì? Tại sao?
b) Thấu kính đã cho là thấu kính gì?
c) Bằng phép vẽ xác định quang tâm O, tiêu điểm F và F’ của thấu kính.

Bài 4. Trong các hình dưới AB là vật sáng, A’B’ là ảnh. Hãy trả lời các câu hỏi sau cho mỗi
hình:
a) A’B’ là ảnh gì? Tại sao?
b) Thấu kính đã cho là thấu kính gì?
c) Bằng phép vẽ xác định quang tâm O, tiêu điểm F và F’ của thấu kính.

5
Nguyễn Thị Lan Anh- NĐĐ

Bài 5: Hãy xác định loại thấu kính, quang tâm O và các tiêu điểm chính của thấu kính?

x y
x y
Bài 6: Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12 cm, một vật AB dạng mũi tên cao 1cm vuông
góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính 24 cm. Hãy dựng ảnh và tính chiều
cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính?
Bài 7: Vật sáng AB đặt trước một thấu kính và cách thấu kính 25cm, cho ảnh A’B’ là ảnh
ảo và lớn gấp 4 lần vật.
a) Thấu kính trên là thấu kính hội tụ hay phân kỳ ? Giải thích ?
b) Vận dụng kiến thức hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính và
xác định tiêu cự của thấu kính ?
Bài 8: Cho một thấu kính phân kì có tiêu cự 8 cm, một vật AB dạng mũi tên cao 1cm vuông
góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính 16 cm.. Hãy dựng ảnh và tính chiều
cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính?

--- HẾT ---

You might also like