You are on page 1of 11

Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Tổ Vật lý

ÔN TẬP VẬT LÝ 9 HỌC KỲ II


Năm học: 2020 - 2021
Câu 1. Nêu cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp. Có mấy cách dùng NC để tạo ra dòng
điện:
- Cấu tao: Nam châm và cuộn dây dẫn
- Hoạt động: Khi núm vặn quay thì nam châm quay theo, xuất hiện dòng điện cảm ứng trong
cuộn dây làm đèn sáng
Có 2 cách dùng NC để tạo ra dòng điện
- Dùng NC vĩnh cửu: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực của nam
châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại
- Dùng NC điện: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng hoặc ngắt mạch
điện của NC điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của NC điện biến thiên.
Câu 2. Thế nào là dòng điện cảm ứng ?hiện tượng cảm ứng điện từ. Làm thế nào để phát hiện
sự đổi chiều của dòng điện cảm ứng ?:
- Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín biến thiên, trong cuộn dây
xuất hiện dòng điện. Dòng điện đó gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện
cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
- Có thể dùng 2 đèn LED mắc song song ngược chiều vào 2 đầu cuộn dây để phát hiện sự đổi
chiều của dòng điện cảm ứng, vì đèn LED chỉ sáng khi dòng điện chạy qua đèn theo 1 chiều
xác định.
Câu 3: Hãy nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Cho 2 ví dụ mỗi tác dụng. Tác dụng
nào của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào chiều dòng điện?
- Dòng điện xoay chiều có 4 tác dụng:
+ Tác dụng từ: nam châm điện, rơ le điện…
+ Tác dụng nhiệt: bàn ủi, nồi cơm điện…
+ Tác dụng quang (phát sáng): đèn huỳnh quang, đèn khí…
+ Tác dụng sinh lí: sốc điện, giật điện…
- Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào chiều dòng điện.
Câu 4. Máy phát điện xoay chiều: Cấu tạo , Phân loại
- Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ
phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto.
- Có hai loại máy phát điện xoay chiều:
 Loại 1: Cuộn dây quay (Rôto) , Nam Châm đứng yên (stato).
 Loại 2: Nam châm quay (Rôto) , Cuộn dây đứng yên ( stato )
Câu 5.Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay
chiều.
- Dòng điện xoay chiều có các tác dụng : tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ và tác
dụng sinh lý
- Lực điện từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
- Dùng ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~) để đo giá trị hiệu dụng của CĐDĐ
và HĐT xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không
cần phân biệt chốt (+) hay (-)..
- Các công thức của dòng điện một chiều có thể áp dụng cho các giá trị hiệu dụng của cường độ
và HĐT của dòng điện xoay chiều

Câu 6: Mô tả cấu tạo của máy biến thế? Nguyên lí hoạt động của máy biến thế dựa trên hiện
tượng nào? Vì sao khi truyền điện năng đi xa bằng dây dẫn người ta phải dùng máy biến thế ?
Viết công thức máy biến thế. Nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức?
- Máy biến thế gồm hai cuộn dây dẫn có số vòng n 1 và n2 khác nhau, đặt cách điện nhau, quấn
quanh lõi sắt có pha Silic.
- Nguyên lí hoạt động của máy biến thế dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Khi truyền tải điện năng đi xa sẽ gây ra công suất hao phí lớn . Để giảm công suất hao phí thì
cần phải tăng HĐT ở 2 đầu đường dây bằng cách dùng máy biến thế (loại tăng thế ) .

U 1 / U 2 = n 1 / n2
với: n1 , n2: số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp (vòng)
U1 , U2: Hiệu điện thế giữa 2 đầu dây cuộn sơ cấp và thứ cấp (V)

Câu 7: Khi nào một máy biến thế được gọi là máy tăng thế, máy hạ thế? Sử dụng máy biến thế
như thế nào để tăng hoặc giảm hiệu điện thế lấy từ nguồn điện xoay chiều? Máy biến thế
được lắp đặt như thế nào trên đường dây tải điện?
- Máy tăng thế khi: n1 < n2 hoặc U1 < U2
- Máy hạ thế khi: n1 > n2 hoặc U1 > U2
- Máy tăng thế: đặt ở đầu đường dây tải điện, có tác dụng làm tăng HĐT, để giảm công suất hao
phí trên đường dây.
- Máy hạ thế: đặt cuối đường dây tải điện, có tác dụng làm giảm HĐT, để HĐT phù hợp với nơi
tiêu thụ.

Câu 8: Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Nêu và giải thích 1 hiện tượng tự nhiên
được tạo ra do hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
- Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy
khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- VD: Khi người nhìn thấy cá trong hồ, tia sáng đã đi từ cá (môi trường nước) đến mắt (sang môi
trường không khí). Đây là hai môi trường trong suốt khác nhau, tia sáng bị khúc xạ nên vị trí của
cá được nâng lên gần mặt nước hơn so với vị trí thật của cá
-VD tự chọn: ( HS tự chọn và tự vẽ hình để giải thích hiện tượng )

Câu 9: Nêu mối liên quan giữa góc tới và góc khúc xạ khi tia sáng truyền từ nước qua không
khí. Hãy vẽ đường truyền của ánh sáng từ nước qua không khí? (có chú thích).
- Khi tia sáng truyền từ nước qua không khí: góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

HS tự chú thích H
R

I
S
K

Câu 11: Nêu đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.
(1) Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
(2) Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm của TK ( hoặc tiêu điểm ảnh
chính F’ của TK ).
(3) Tia tới qua tiêu điểm ( hoặc tiêu điểm vật F ) thì tia ló song song với trục chính của TK
.
Câu 12: Sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ không khí sang nước và ngược lại khi truyền từ
nước sang không khí (vẽ hình).
Trả lời:
Sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ không khí sang nước:
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
- Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới (r < i).
Sự khúc xạ của tia sáng khi truyền được từ nước sang không khí:
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
- Góc khúc xạ lớn hơn góc tới (r > i).
Câu 13: Nêu đặc điểm ảnh của một vật đặt trước thấu kính hội tụ trong các trường hợp:
- Vật đặt trong khoảng tiêu cự.
- Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự.
- Vật đặt rất xa thấu kính.
Trả lời:
Đối với thấu kính hội tụ thì:
- Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.
- Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
- Vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP ÔN THI HKII – LÝ 9 – NĂM HỌC 2020-2021

* MÁY BIẾN THẾ


1. Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Đặt vào hai đầu
cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn dây thứ cấp có hiệu điện thế là
bao nhiêu và máy trên là máy tăng thế hay hạ thế?
2. Một máy biến thế có số vòng dây của cuộn sơ cấp là 1200 vòng. Hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp là
240V thì HĐT giữa hai đầu cuộn thứ cấp là 12V. Số vòng dây của cuộn thứ cấp của máy biến thế
này là bao nhiêu?
3. Máy biến thế có cuộn sơ cấp gồm 2000 vòng được nối với hiệu điện thế xoay chiều 240V.
a/ Tính số vòng của cuộn thứ cấp để khi nối cuộn thứ cấp với bóng đèn 12V thì đèn sáng bình
thường?
b/ Máy biến thế này có tác dụng tăng thế hay hạ thế? Vì sao?
4. Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là 1200 vòng và 3000 vòng.
a. Đây là máy tăng thế hay hạ thế? Vì sao?
b. Nếu máy này nhận HĐT xoay chiều 120V thì HĐT giữa hai đầu dây cuộn thứ cấp là bao
nhiêu?
5. Một máy biến thế có số vòng ở hai cuộn dây là 500 vòng và 3000 vòng, được dùng dưới dạng
máy hạ thế và đang được mắc vào nguồn điện xoay chiều 220 V.
a/ Cuộn nối với tải tiêu thụ có bao nhiêu vòng dây ? Giải thích
b/ HĐT giữa hai đầu dây điện vào và giữa hai đầu dây điện ra của máy chênh lệch nhau bao
nhiêu?
6. Máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp 500 vòng, cuộn thứ cấp 5000 vòng. Người ta đặt vào
hai đầu dây cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 4000V, truyền đi một công suất là
20000W. Biết điện trở tổng cộng của dây dẫn là 200Ω.
a. Máy biến thế loại gì? Vì sao?
b. Tính hiệu điện thế cuộn thứ cấp?
c. Tính công suất hao phí?
7. Máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp 50000 vòng, cuộn thứ cấp 500 vòng. Người ta đặt
vào hai đầu dây cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 2000V, truyền một công suất 1000KW,
biết điện trở tổng cộng của đường dây tải điện là 200Ω.
a/ Máy này là máy loại gì? Vì sao?
b/ Tính hiệu điện thế thu được ở cuộn thứ cấp?
c/ Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải?
8. Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp 500 vòng, cuộn thứ cấp 40000 vòng.
a) Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp hiệu điện thế 400V. Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp.
b) Điện trở tổng cộng của đường dây tải là 80Ω, công suất truyền đi là 2000 KW. Tính công suất
hao phí trên đường dây tải điện.
c) Muốn công suất hao phí giảm đi một nửa thì phải tăng hiệu điện thế lên bao nhiêu?
9. Một nhà máy điện phát ra công suất điện P = 100MW. Hiệu điện thế ở đầu đường dây dẫn điện
là U = 25000V. Điện trở tổng cộng của đường dây dẫn điện là 5Ω.
a. Tính công suất hao phí trên đường dây dẫn?
b. Tính tỉ số Php / P?
10. Một máy biến thế có số vòng của hai cuộn dây lần lượt là 1000 vòng và 20000 vòng. Nếu sử
dụng máy này làm máy hạ thế thì có thể giảm hiệu điện thế 220 V xuống còn bao nhiêu? Nếu sử
dụng máy biến thế này lắp đặt đầu đường dây tải điện để giảm bớt hao phí điện năng do tỏa nhiệt
trên đường dây khi truyền tải điện đi xa thì có thể giảm được bao nhiêu lần điện năng hao phí?
* QUANG HÌNH HỌC
11. Tại sao trong lúc đốt lửa trại, khi ta nhìn qua đống lửa, ta sẽ nhìn thấy hình ảnh của những
người phía bên kia đống lửa bị rung rinh, biến dạng chứ không được thật nét như nhìn những
người khác khi không thông qua đống lửa?
 THẤU KÍNH
12. Cho vật sau khi qua thấu kính cho ảnh như hình sau: S
a/ Thấu kính đã cho là thấu kính gì? Tại sao? S’
b/ Bằng cách vẽ hình, hãy xác định quang tâm O,
hai tiêu điểm F, F’ của thấu kính đã cho. B A’

A
B’ B
A
A’ B’
13. Vật sáng AB cao 2 cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10
cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O của thấu kính 12 cm.
a. Dựng ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính (tỉ xích tùy chọn)? Nêu tính chất ảnh A’B’?
b. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh A’B’?
14. Vật sáng AB đặt trước một thấu kính hội tụ, vuông góc với trục chính. Khoảng cách từ AB
đến thấu kính d=30 cm, tiêu cự của kính f = 20 cm.
a. Dựng ảnh A’B’ của AB theo đúng tỉ lệ. Ta thu đựợc ảnh có đặc điểm gì?
b. Ảnh cách thấu kính một khoảng d’ bằng bao nhiêu?
15. Đặt vật AB cao 3 cm ở trước 1 thấu kính hội tụ, có tiêu cự 15cm, sao cho A nằm trên trục
chính, AB vuông góc với trục chính và cách thấu kính 25cm.
a/ Vẽ hình và nhận xét tính chất của ảnh A’B’
b/ Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
c/ Ảnh cao bao nhiêu mm?
16. Một vật sáng AB hình mũi tên cao 3cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có
tiêu cự là 12cm, A nằm trên trục chính và cách thấu kính 20cm.
a) Dựng ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính (lấy tỉ lệ tùy chọn).
b) Nhận xét đặc điểm ảnh A’B’ (về chiều và độ lớn).
c) Tính khoảng cách từ ảnh đến vật và chiều cao của ảnh.
17. Vật sáng AB hình mũi tên cao 1,5 cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì
có tiêu cự là 20 cm. A nằm trên trục chính, cách thấu kính một khoảng đúng bằng tiêu cự, cho
ảnh là A’B’.
a/ Dựng ảnh A’B’.
b/ Nêu đặc điểm của ảnh A’B’ (Ảnh thật hay ảo? Chiều và kính thước so với vật AB ? Vị trí ?)
c/ Dùng kiến thức hình học để tính chiều cao của ảnh A’B’ và khoảng cách từ ảnh đến vật.
18. Một vật sáng AB cao 10 cm đặt vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) của một
thấu kính hội tụ
có tiêu cự 30 cm, vật cách thấu kính 40 cm.
a/ Hãy dựng ảnh của AB theo đúng tỉ lệ.
b/ Tính chiều cao ảnh, khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
c/ Khi dịch chuyển vật lại gần thấu kính một đoạn 20 cm. Hãy nêu đặc điểm tính chất ảnh tạo bởi
thấu kính lúc này. (không vẽ hình)
19. Một vật sáng AB đặt vuông góc trục chính (A nằm trên trục chính) của một thấu kính hội tụ
có tiêu cự là 10 cm, vật cách thấu kính 15 cm.
a/ Hãy dựng ảnh A’B’ của AB và nêu tính chất ảnh.
b/ Tính khoảng cách từ vật tới ảnh?
c/ Khi vật dịch chuyển lại gần thấu kính một đoạn là 7 cm thì ảnh lúc này thì ảnh của vật có
đặc điểm gì?
20. Một vật sáng AB cao 6cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ (điểm A nằm
trên trục chính). Thấu kính hội tụ có tiêu cự 15cm và vật cách thấu kính 25cm.
a) Dựng ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính (Tỉ xích tùy chọn)?
b) Nhận xét đặc điểm ảnh A’B’?
c) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh A’B’?
CÁC ĐỀ THAM KHẢO
TRÍCH (1 PHẦN) ĐỀ HK2 CÁC QUẬN (HUYỆN) TP HCM

1. Quận Gò Vấp
Câu 1:
Trong phòng thực hành lý của lớp 9 có rất nhiều dụng cụ để làm thí nghiệm về cách tạo ra
dòng điện cảm ứng xoay chiều, trong đó có hai dụng cụ là nam châm và cuộn dây dẫn kín.
a) Em hãy nêu hai cách tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều từ nam châm và cuộn dây
dẫn kín.
b) Khi làm thí nghiệm về cách tạo ra dòng điện xoay chiều, em hãy nhận xét dòng điện
xoay chiều được tạo ra ở dụng cụ nào?
Câu 2:
a) Dòng điện xoay chiều có những tác dụng nào? Kể tên những tác dụng đó.
b) Dòng điện xoay chiều đi qua bếp điện, bóng đèn compact gây ra hiện tượng và tác dụng
gì?

Câu 3:
1) Khi truyền tải điện năng đi xa, có một phần điện năng bị hao phí. Hãy nêu các cách làm
giảm sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện.
2) Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 100 vòng, cuộn thứ cấp có 5500 vòng. Đặt vào
hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220 V.
a) Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp.
b) Đây là máy tăng thế hay giảm thế và máy này đặt ở đâu khi truyền tải điện năng đi xa?

Câu 5:
Trên hình 1 có A’B’ là ảnh của vật sáng AB tạo B
bởi một thấu kính. B’
a) Dựa trên đặc điểm tạo ảnh của một vật qua thấu kính,
hãy cho biết thấu kính tạo ảnh A’B’ là hội tụ hay phân kì? Vì sao? A A’
b) Nêu một ứng dụng của thấu kính hội tụ và một ứng dụng
của thấu kính phân kì?
Hình 1

Câu 6:
Vật sáng AB đặt trước một thấu kính hội tụ vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên
trục chính. Chiều cao của vật là 3 cm. Tiêu cự của thấu kính là 10 cm. Khoảng cách từ vật AB
đến thấu kính là 15 cm.
a) Hãy dựng ảnh A’B’ của AB và nêu đặc điểm của ảnh A’B’.
b) Tính chiều cao ảnh A’B’ và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
2. Quận Phú Nhuận
Câu 1:
a. Máy phát điện xoay chiều được cấu tạo như thế nào? Hoạt động dựa trên hiện tượng vật lý
nào? Cho ví dụ một thiết bị cũng hoạt động dựa trên hiện tượng vật lý đó.
b. Một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp là 400 vòng, cuộn thứ cấp là 50 vòng. Mắc bóng
đèn dây tóc có hiệu điện thế định mức 12 V vào cuộn thứ cấp. Hỏi hiệu điện thế xoay
chiều ở cuộn sơ cấp là bao nhiêu để đèn sáng bình thường?
Câu 2: P
a. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? K
b. Tia sáng truyền từ môi trường (1) sang môi trường (2) và
bị gãy khúc tại mặt phân cách PQ (như hình vẽ). Hỏi I
môi trường nào là không khí? Môi trường nào là thủy
tinh? Giải thích. S 1 2
Q
Câu 4:
Vật sáng hình mũi tên AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tạo
ra ảnh thật A’B’ cao gấp 1,5 lần vật AB.
a. Dựng ảnh A’B’ của vật AB theo đúng tỉ lệ. Xác định quang tâm O và tiêu điểm F, F’.
b. Khoảng cách từ vật AB đến thấu kính là 10 cm. Tính tiêu cự của thấu kính trên?
c. Nếu thay thấu kính trên bằng thấu kính phân kỳ có cùng tiêu cự thì có thể thu được ảnh
trên màn không? Vì sao?
Câu 5:
Vì sao khi truyền tải điện năng đi xa, dòng điện xoay chiều có ưu điểm hơn hẳn so với
dòng điện không đổi (dòng điện một chiều)?
3. Quận 1
Câu 1:
a) Nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
b) Em hãy cho biết nhà máy thủy điện Trị An sử dụng nước từ con sông nào để làm quay roto
của máy phát điện.

Câu 2:
Máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp 250 vòng, cuộn thứ cấp 50 000 vòng. Người ta
đặt vào hai đầu dây cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 2500 V, truyền một công suất 500
KW từ nhà máy đến nơi tiêu thụ, biết điện trở tổng cộng của đường dây tải điện là 340 Ω.
a) Máy biến thế này là máy biến thế loại gì? Vì sao
b) Tính hiệu điện thế thu được ở cuộn thứ cấp.
c) Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải.
3. Quận 3
Câu 1. a) Nêu cách tạo ra dòng điện xoay chiều trong máy phát điện xoay chiều.
b) Dòng điện xoay chiều trong mạng điện gia đình ở nước ta có tần số bao nhiêu? Trong
thời gian 1 phút, dòng điện này đổi chiều bao nhiêu lần?

Câu 2. Máy biến thế được dùng để biến đổi hiệu điện thế xoay chiều từ 240 V xuống 12 V.
Biết cuộn sơ cấp có 500 vòng. Hãy tính số vòng dây cuộn thứ cấp.

Câu 4.
a) Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
b) Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt (1) sang môi
trường trong suốt (2), PQ là mặt phân cách giữa hai môi trường.
Trong hai môi trường này có một môi trường là không khí. Dựa vào
hình vẽ hãy cho biết:
- Số đo góc tới, số đo góc khúc xạ.
- Môi trường nào là không khí? Giải thích.

Câu 6. Vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ, vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính
của thấu kính. Thấu kính có tiêu cự 10 cm, vật đặt cách thấu kính 30 cm.
a) Vẽ ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính theo tỉ lệ tự chọn.
b) Xác định vị trí ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính.

4. Quận 11
Câu 2
Một máy biến thế, cuộn sơ cấp có 2000 vòng được nối với hiệu điện thế xoay chiều 240 V.
a) Tính số vòng dây của cuộn thứ cấp để khi nối cuộn thứ cấp với bóng đèn 12 V thì đèn này
sáng bình thường.
b) Nếu cuộn sơ cấp của máy biến thế được nối với một nguồn điện không đổi thì có xuất
hiện một hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp hay không? Tại sao?

Câu 4
Cho vật AB cao 3 cm đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự 12 cm, vật cách thấu kính 8 cm.
a) Dựng ảnh A'B'.
b) Nêu tính chất ảnh. 
c) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.

Câu 5
Với một chiếc chai nhựa đựng một lít nước và thuốc tẩy, bạn có thể thắp sáng tương đương
với bóng đèn sợi đốt công suất 60 W. Chỉ cần khoét một lỗ vừa với chiếc chai trên mái nhà rồi
đặt cố định chai nước vào khít vị
trí đó theo tư thế một nửa nằm ở
khoảng không trong nhà, một nửa
nằm ở trên mái nhà.  Nếu trên
trần chỉ có một lỗ, ánh sáng sẽ chỉ
chiếu thẳng theo góc độ chiếu sáng của mặt trời, khi đó căn nhà sẽ không thể được chiếu sáng
hết các phía. Nhưng khi lắp đặt chai nước như trên thì khi đi qua nước, ánh sáng sẽ tỏa rộng
nhiều phía, thắp sáng tới các khoảng không phía dưới nhà. Như vậy, vấn đề thiếu ánh sáng trong
nhà ban ngày đã được giải quyết khá dễ dàng và chi phí cực rẻ. Ngay tại một nước Đông Nam Á
không xa Việt Nam là Philippine, đã có một dự án mang tên “Một lít ánh sáng” đã được triển
khai dựa trên ý tưởng sáng tạo “Chai ánh sáng mặt trời” này, nhằm mục đích mang lại nguồn
năng lượng bền vững cho cộng đồng nghèo, góp phần mang ánh sáng đến và xua đi những bóng
tối ảm đạm bao phủ những căn nhà tồi tàn trong các khu ổ chuột ở Manila và các tỉnh lân cận. 
- Dựa vào các thông tin trên, em hãy cho biết ý tưởng sáng tạo “Chai ánh sáng mặt trời” trên đã
vận dụng hiện tượng vật lý nào mà em đã học ở chương trình vật lý 9, và nêu nội dung hiện tượng
đó.

5. Quận Tân Bình

Câu 1:
Máy phát điện xoay chiều là một thiết bị chuyển đổi năng lượng cơ học thành điện
năng dưới dạng của điện xoay chiều. Máy phát điện trong công nghiệp có thể cho dòng
điện có cường độ rất lớn. Hầu hết các máy phát điện trong công nghiệp sử dụng từ trường
quay là một thiết bị cố định.
Hình 1 là sơ đồ cấu tạo của một loại máy phát điện
xoay chiều, em hãy quan sát hình và cho biết:
a. Tên hai bộ phận chính của máy phát điện xoay
chiều trong hình? Bộ phận nào là stato? Bộ phận nào là
roto?
b. Dòng điện xoay chiều được tạo ra trong bộ phận
nào? Nêu các cách làm quay rôto của máy phát điện?
Hình 1

Câu 2:

Hình 2

Bốn thế kỷ trước Công nguyên, Euclid (Ơclit – Nhà Toán học lỗi lạc thời Hy Lạp cổ) đã biết
định luật phản xạ ánh sáng trên mặt phẳng: góc của tia phản xạ tạo với pháp tuyến của mặt phẳng
bằng góc của tia tới với chính pháp tuyến đó.
Sau đó trong nhiều thế kỉ, người ta đã lưu ý tới một sự thật khá kì quặc, nhưng lại hiển nhiên.
Đặt một thanh que thẳng vào trong ly nước thì nhìn thấy thanh này dường như không còn là một
vật nguyên vẹn nữa, mà trông như bị gãy làm đôi.
a. Em hãy cho biết hình 2 mô tả hiện tượng nào? Trình bày nội dung hiện tượng đó.
b. Vẽ hình minh họa đường đi của tia sáng khi truyền từ môi trường không khí sang môi
trường nước (chú thích đầy đủ các yếu tố trên hình).

Câu 4:
Một vật AB dạng mũi tên cao 6 cm, đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính có tiêu cự
12cm, A nằm trên trục chính và cách thấu kính 18 cm. Vật AB cho ảnh ngược chiều.
a. Em hãy cho biết thấu kính trên là thấu kính gì? Vì sao?
b. Vẽ ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính đó (tỉ xích tùy chọn).
c. Vận dụng kiến thức hình học tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ cao ảnh tạo bởi
vật AB?

Câu 5:
Dòng điện trong nhà là dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế
lớn (220V), trong khi pin điện thoại di động cần nạp điện bằng
hiệu điện thế một chiều có giá trị nhỏ (5V). Do vậy, chúng ta
dùng một cái sạc điện thoại để nạp điện cho pin từ ổ điện trong
nhà. Bên trong sạc có bộ phận chỉnh lưu để biến đổi dòng 5V
xoay chiều thành dòng 5V một chiều. Ngoài bộ phận chỉnh lưu
trên, em hãy dự đoán một trong những bộ phận chính còn lại của
sạc điện thoại là gì? Hãy nêu cấu tạo của bộ phận ấy. Hình 3

-HẾT-

You might also like