You are on page 1of 4

UBND QUẬN HOÀNG MAI NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

TRƯỜNG THCS TÂN ĐỊNH MÔN: VẬT LÍ 9


Năm học: 2022 – 2023
***
I. LÍ THUYẾT
1. Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ.
2. Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng? Các cách tạo ra dòng điện cảm ứng? Chiều của dòng
điện cảm ứng có đặc điểm gì?
3. Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
4. Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
5. Viết công thức tính công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện? Các cách làm giảm hao phí
do tỏa nhiệt trên đường dây? Vì sao có sự hao phí điện năng?
5. Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế? Có mấy loại máy biến thế? Chỉ ra chỗ
giống và khác nhau của mỗi loại máy biến thế đó? Nêu được tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của
máy biến thế?
6. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? So sánh góc khúc xạ với góc tới trong hai trường hợp:
a/ Tia sáng đi từ không khí vào nước.
b/ Tia sáng đi từ nước vào không khí.
7. Nêu mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ.
8. Nêu cách nhận biết thấu kính hội tụ và đặc điểm ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Nêu đặc
điểm đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.
II. BÀI TẬP THAM KHẢO
1.Bài tập trắc nghiệm: Tham khảo bài tập trắc nghiệm trong SBT VL9 của các bài đã học.
2.Bài tập tự luận tham khảo:
Dạng 1: Bài tập truyền tải điện năng đi xa
Dạng 2: Bài tập máy biến thế
Dạng 3: Bài tập giải thích hiện tượng khúc xạ ánh sáng
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 70% TRẮC NGHIỆM + 30 % TỰ LUẬN.
PHIẾU BÀI TẬP THAM KHẢO ÔN TẬP GIỮA HKII – VẬT LÝ 9
A. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Cấu tạo của đinamô ở xe đạp có thiết bị nào dưới đây?
A. Hộp số. B. Lõi đồng C. Lõi sắt non. D. Pin .
Câu 2. Dòng điện cảm ứng là dòng điện xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?
A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.
B. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm
Câu 3. Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi
A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.
B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.
C. từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.
D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.
Câu 4. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên
qua tiết diện S của cuộn dây
A. luân phiên tăng giảm. B. luôn tăng. C. luôn giảm. D. Không thay đổi
Câu 5. Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa vào hiện tượng
A. hưởng ứng điện. B. tự cảm. C. cảm ứng điện từ. D. nhiễm điện.
Câu 6. Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính để tạo ra dòng điện là
A. cuộn dây dẫn và nam châm.
B. nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực nam châm.
C. nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.
D. cuộn dây dẫn và lõi nhôm.
Câu 7. Dùng vôn kế xoay chiều có thể đo được
A. giá trị cực đại của hiệu điện thế một chiều
B. giá trị cực đại của hiệu điện thế xoay chiều
C. giá trị cực tiểu của hiệu điện thế xoay chiều
D. giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều
Câu 8. Trong công thức tính công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện, U là biểu thị đại
lượng nào sau đây?
A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây nơi truyền đến.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây nơi truyền đi
C. Hiệu điện thế giữa hai cực của máy phát điện xoay chiều.
D. Một đại lượng bất kì.
Câu 9. Khi truyền tải điện năng đi xa, hao phí trên đường dây truyền tải chủ yếu do điện năng
chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?
A. Nhiệt năng. B. Hóa năng. C. Quang năng. D. Năng lượng điện trường.
Câu 10: Các bộ phận chính của máy biến thế gồm:
A. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và nam châm điện.
B. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và một lõi sắt.
C. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm vĩnh cửu.
D. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm điện.
Câu 11: Chọn phát biểu đúng
A. Khi một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì ở cuộn
dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.
B. Máy biến thế có thể chạy bằng dòng điện một chiều.
C. Không thể dùng dòng điện xoay chiều để chạy máy biến thế mà dùng dòng điện một chiều để
chạy máy biến thế.
D. Máy biến thế gồm một cuộn dây và một lõi sắt.
Câu 12. Máy biến thế chỉ hoạt động được khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là
A. có giá trị rất lớn. B. có giá trị rất nhỏ.
C. hiệu điện thế xoay chiều. D. hiệu điện thế một chiều.
Câu 13. Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì tia khúc xạ nằm trong
A. mặt phẳng tới. B. mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng tới.
C. mặt phẳng song song với mặt phẳng tới. D. mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 14. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ là góc tạo bởi
A. tia khúc xạ và tia tới.
B. tia khúc xạ và đường pháp tuyến tại điểm tới
C. tia khúc xạ và mặt phân cách giữa hai môi trường.
D. tia khúc xạ và mặt phẳng tới.
Câu 15. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng pháp tuyến là đường thẳng
A. vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường tại điểm tới.
B. tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.
C. tạo với mặt phẳng tới một góc vuông tại điểm tới.
D. nằm song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 16. Yếu tố gây ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là?
A. Từ trường biến thiên. B. Cuộn dây. C. Thanh nam châm. D. Từ phổ.
Câu 17. Câu nào sau đây là không đúng khi nói về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng?
A. Dùng nam châm vĩnh cửu hay nam châm điện đều có thể tạo ra dòng điện cảm ứng.
B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây
không thể xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín đặt trong từ trường của một nam châm khi
số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng hoặc giảm.
D. Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín.
Câu 18. Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
A. Mắc cuộn dây nối tiếp với một chiếc pin.
B. Đặt ở đầu cuộn dây một nam châm vĩnh cửu.
C. Đặt một cực của nam châm chạm vào cuộn dây
D. Đưa một thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.
Câu 19. Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong ống dây dẫn kín đổi chiều?
A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại
B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.
C. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luôn giảm.
D. Khi tiết diện của ống dây không đổi để cho số đường sức từ xuyên qua đó không thay đổi.
Câu 20. Máy phát điện xoay chiều là thiết bị điện dùng để
A. biến đổi nhiệt năng thành điện năng. B. biến đổi quang năng thành điện năng.
C. biến đổi cơ năng thành điện năng. D. biến đổi điện năng thành cơ năng.
Câu 21: Biểu thức tính công suất hao phí (công suất tỏa nhiệt):

B. C. D.
Câu 22. Trong những trường hợp nào sau đây, trong cuộn dây dẫn kín không xuất hiện dòng điện
cảm ứng xoay chiều
A. Cho cuộn dây chuyển động dọc theo đường sức từ của nam châm chữ U.
B. Cho cuộn dây chuyển động trong từ trường của nam châm.
C. Cho nam châm chuyển động ra vào bên trong cuộn dây.
D. Cho nam châm quay trước cuộn dây.
Câu 23. Lắp một bóng đèn LED vào hai cực của một máy phát điện xoay chiều. Khi máy quay, bóng
đèn nhấp nháy (luân phiên sáng, tối). Vì sao?
A. do máy phát điện tạo ra dòng điện xoay chiều (đổi chiều liên tục)
B. Do máy phát điện hoạt động chập chờn.
C. Do Roto của máy phát điện quay không đều.
D. Do máy phát điện bị hòng.
Câu 24: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi
A. góc tới bằng 0.
B. góc tới bằng góc khúc xạ.
C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Câu 25: Trong thí nghiệm như hình sau, dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:
A. Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ.
B. Nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ.
C. Nam châm và cuộn dây chuyển động thẳng cùng chiều
với cùng vận tốc.
D. Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB.
Câu 26: Một người nhìn thấy viên sỏi dưới đáy một chậu chứa đầy nước. Thông tin nào sau đây là
sai?
A. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường gấp khúc.
B. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường thẳng.
C. Ảnh của viên sỏi nằm trên vị trí thực của viên sỏi.
D. Tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt có góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Câu 27. Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có
A. phần rìa dày hơn phần giữa. B. phần rìa mỏng hơn phần giữa
C. phần rìa và phần giữa bằng nhau. D. hình dạng bất kì.
Câu 28. Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. truyền thẳng theo phương của tia tới. B. đi qua tiêu điểm.
C. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. D. song song với trục chính.
Câu 29. Chiếu chùm tia sáng đi qua tiêu điểm chính F của thấu kính hội tụ thì thu được chùm tia ló là
A. chùm sáng phân kì. B. chùm sáng hội tụ tại tiêu điểm F’ của thấu kính.
C. chùm sáng bất kì. D. chùm sáng song song với trục chính của thấu kính.
Câu 30. Ampe kế xoay chiều chỉ giá trị nào của cường độ dòng điện xoay chiều?
A. Giá trị hiệu dụng. B. Giá trị cực đại. C. Giá trị cực tiểu. D. Giá trị trung bình.

B. TỰ LUẬN:
BT1 : Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây có điện trở tổng cộng 5Ω
thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải là 0,5kW. Xác định hiệu điện thế giữa hai đầu đường
dây khi truyền tải điện.
BT2: a) Trong phòng thí nghiệm của trường THCS, một nhóm học sinh cần sử dụng một nguồn điện
an toàn để làm thí nghiệm trong giờ thực hành vật lí 9, thầy giáo cho các học sinh sử dụng máy hạ
thế để hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 8V, biết rằng cuộn sơ cấp có 8250 vòng. Xác định số
vòng dây thứ cấp của máy hạ thế thầy giáo đã dùng.
b) Đặt vào hai đầu cuộn dây thứ nhất của máy biến thế một hiệu điện thế U1 = 220V. Biết số vòng
của cuộn dây thứ nhất lớn gấp 4 lần số vòng của cuộn dây thứ hai. Hãy tính hiệu điện thế lấy ra ở
cuộn thứ 2.
BT3. Hiện điện thế giữa hai đầu cực của một máy phát điện là 20kV.
a) Muốn làm giảm hao phí 25 lần thì phải tăng hiệu điện thế lên bao nhiêu?
b) Phải dùng máy biến thế có các cuộn dây có số vòng dây theo tỉ lệ nào? Cuộn dây nào mắc vào hai
đầu máy phát điện ?
BT4. a) Một ống hút được nhúng vào một cốc nước. Nhìn qua cốc nước thấy ống hút như bị gấp
khúc. Hãy giải thích hiện tượng trên?
b) Một con cá đang bơi trong một bể cá cảnh có thành bằng thủy tinh trong suốt. Một người ngắm
con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?

You might also like