You are on page 1of 9

Ôn tập Vật Lí 9

ÔN TẬP
MÔN: VẬT LÍ 9- HỌC KÌ I

CHƯƠNG II : ĐIỆN TỪ HỌC


1- Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.
a. Từ phổ, Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua:
- Từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh NC là giống
nhau
- Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với
nhau.
b. Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo
chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của ĐST
trong lòng ống dây.
2- Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện.
a. Sự nhiễm từ của sắt thép:
* Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.
* Sau khi đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được
từ tính lâu dài
b. Nam châm điện:
- Cấu tạo: Cuộn dây dẫn, lõi sắt non
- Các cách làm tăng lực từ của nam châm điện:
+ Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây
+ Tăng số vòng dây của cuộn dây
3- Lực điện từ.
a. .Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện:
- Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với ĐST thì chịu
tác dụng của lực điện từ
b. Quy tắc bàn tay trái
- Đặt bàn tay trái sao cho các ĐST hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa
hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
4- Hiện tượng cảm ứng điện từ:
a. Cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp
- Cấu tao: Nam châm và cuộn dây dẫn
- Hoạt động: Khi núm quay thì nam châm quay theo, xuất hiện dòng điện trong cuộn
dây làm đèn sáng
b. Dùng NC để tạo ra dòng điện:
- Dùng NC vĩnh cửu: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực
của nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại
- Dùng NC điện: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng hoặc
ngắt mạch điện của NC điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của NC điện biến
thiên.
c. Hiện tượng cảm ứng điện từ:
Năm học 2019-2020 1
Ôn tập Vật Lí 9
- Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây
xuất hiện dòng điện. Dòng điện đó gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện
dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
- Có thể dùng 2 đèn LED mắc song song ngược chiều vào 2 đầu cuộn dây để phát hiện
sự đổi chiều của dòng điện cảm ứng, vì đèn LED chỉ sáng khi dòng điện chạy qua đèn
theo 2 chiều xác định.
5. Dòng điện xoay chiều
- Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua
tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm
chuyển sang tăng. Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều.
- Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm
quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều
6. Máy phát điện xoay chiều
- Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một
trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto.
- Có hai loại máy phát điện xoay chiều:
 Loại 1: Khung dây quay (Rôto) thì có thêm bộ góp (hai vành khuyên nối với hai
đầu dây, hai vành khuyên tì lên hai thanh quét, khi khung dây quay thì vành
khuyên quay còn thanh quét đứng yên). Loại này chỉ khác động cơ điện một chiều
ở bộ góp (cổ góp). Ở máy phát điện một chiều là hai bán khuyên tì lên hai thanh
quét.
 Loại 2: Nam châm quay (nam châm này là nam châm điện)_Rôto
- Khi rôto của máy phát điện xoay chiều quay được 1vòng thì dòng điện do máy sinh ra
đổi chiều 2 lần. Dòng điện không thay đổi khi đổi chiều quay của rôto.
- Máy phát điện quay càng nhanh thì HĐT ở 2 đầu cuộn dây của máy càng lớn. Tần số
quay của máy phát điện ở nước ta là 50Hz.
7. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế
xoay chiều.
- Dòng điện xoay chiều có tác dụng như dòng điện một chiều: tác dụng nhiệt, tác dụng
phát sáng, tác dụng từ …
- Lực điện từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
- Dùng ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~) để đo giá trị hiệu dụng của
CĐDĐ và HĐT xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện
xoay chiều không cần phân biệt chốt (+) hay (-)..
- Các công thức của dòng điện một chiều có thể áp dụng cho các giá trị hiệu dụng của
cường độ và HĐT của dòng điện xoay chiều
8. Truyền tải điện năng đi xa
- Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí
do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
- Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu
điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

Năm học 2019-2020 2


Ôn tập Vật Lí 9

- Để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện năng đi xa ta có các phương án sau:
+ Tăng tiết diện dây dẫn (tốn kém)
+ Chọn dây có điện trở suất nhỏ (tốn kém)
+ Tăng hiệu điện thế (thường dùng)
- Khi truyền tải điện năng đi xa phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là tăng hiệu
điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bằng các máy biến thế.
9. Máy biến thế
- Cấu tạo: gồm hai phần là lõi thép và các cuôn dây quấn. Cuôn nối với nguồn là
cuộn sơ cấp, cuộn còn lại là cuộn thứ cấp.
- Hoạt động: Khi nối hai đầu cuộn sơ cấp với nguồn điện xoay chiều có hiệu điện
thế thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế xoay chiều

- Khi đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế xoay chiều thì ở hai đầu
của cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều .
- Không thể dùng dòng điện một chiều không đổi (dòng điện một chiều) để chạy máy
biến thế được. vì dòng điện một chiều không tạo ra từ trường biến thiên
- Tỉ số hiệu điện thế ở hai đầu các cuộn dây của máy biến thế bằng tỉ số giữa số vòng
của các cuộn dây đó.
- Nếu số vòng dây ở cuộn sơ cấp (đầu vào) lớn hơn số vòng dây ở cuộn thứ cấp (đầu ra.
máy gọi là máy hạ thế.
- Nếu số vòng dây ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn số vòng dây ở cuộn thứ cấp thì gọi là máy
tăng thế.
- Ở 2 đầu đường dây tải điện về phía nhà máy điện đặt máy tăng thế để giảm hao phí về
nhiệt trên đường dây tải, ở nơi tiêu thụ đặt máy hạ thế xuống bằng HĐT định mức của
các dụng cụ tiệu thụ điện

Năm học 2019-2020 3


Ôn tập Vật Lí 9
II. CÂU HỎI – BÀI TẬP
A. Trắc Nghiệm
Câu 10. Dòng điện chạy qua dây dẫn có hình dạng như thế nào thì có tác dụng từ?
A. Chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây mới có tác dụng từ.
B. Chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây quấn quanh một lõi sắt mới có tác dụng từ.
C. Chỉ có dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng mới có tác dụng từ.
D. Dòng điện chạy qua dây dẫn có hình dạng bất kỳ đều có tác dụng từ.
Câu 11Khi ta dặt các kim nam châm thử nối tiếp nhau trên một đường sức từ của thanh
nam châm thì:
A. Các kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.
B. Mỗi kim nam châm đều chỉ một hướng khác nhau.
C. Các kim nam châm đều chỉ các hướng khác nhau, nhưng hai kim nam châm đặt ở
hai đầu thanh thì cùng chỉ hướng Nam - Bắc.
D. Các kim nam châm đều chỉ các hướng khác nhau, nhưng hai kim nam châm đặt ở
hai đầu thanh thì cùng chỉ một hướng.
Câu 12.Ở đâu có từ trường?
A. Xung quanh vật nhiễm điện.
B. Xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện, xung quanh Trái Đất.
C. Chỉ ở những nơi có hai nam châm tương tác với nhau.
D. Chỉ ở những nơi có sự tương tác giữa nam châm với dòng điện.
Câu 13. Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất?
A. Phần giữa của thanh. B. Chỉ có từ cực Bắc.
C. Cả hai từ cực. D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.
Câu 14. Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí
như thế nào?
A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì.
B. Song song với kim nam châm.
C. Vuông góc với kim nam châm.
D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.
Câu 15. Từ trường không tồn tại ở đâu?
A. Xung quanh nam châm. B. Xung quanh dòng điện.
C. Xung quanh điện tích đứng yên. D. Xung quanh trái đất.
Câu 16.Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo qui ước sao cho:
A. Có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc ở bên ngoài thanh nam châm.
B. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
C. Có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm.
D. Có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên trong thanh nam châm.
Câu 17.Muốn cho một cái đinh thép trở thành một nam châm, ta làm như sau:
A. Hơ đinh lên lửa.
B. Dùng len cọ xát mạnh, nhiều lần vào định.
C. Lấy búa đập mạnh một nhát vào đinh.
D. Quệt mạnh một đầu đinh vào một cực nam châm.
Năm học 2019-2020 4
Ôn tập Vật Lí 9
Câu 18.Theo qui tắc nắm tay phải thì bốn ngón tay hướng theo:
A. Chiều dòng điện chạy qua các vòng dây. B. Chiều đường sức từ.
C. Chiều của lực điện từ. D. Không hướng theo chiều nào.
Câu 19.Theo qui tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay ngón tay giữa hướng theo:
A. Chiều đường sức từ. B. Chiều dòng điện.
C. Chiều của lực điện từ. D. Chiều của cực Nam, Bắc địa lý.
Câu 20.Ta nói rằng tại một điểm F trong không gian có từ trường khi:
A. Một vật nhẹ để gần F bị hút về phía F.
B. Một thanh đồng để gần F bị đẩy ra xa F.
C. Một kim nam châm đặt tại F bị quay lệch khỏi hướng Nam - Bắc.
D. Một kim nam châm đặt tại F bị nóng lên.
Câu 21.Điều nào sau đây là đúng khi nói về từ trường?
A. Xung quanh nam châm luôn có từ trường.
B. Từ trường có thể tác dụng lực lên nam châm thử đặt trong nó.
C. Xung quanh Trái Đất cũng luôn có từ trường.
D. Các phát biểu A, Bvà C đều đúng.
Câu 22.Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đường sức từ của dòng điện trong ống
dây?
A. Dạng đường sức từ giống dạng đường sức từ của nam châm thẳng.
B. Chiều của đường sức từ bên trong ống dây xác định theo qui tắc nắm tay phải.
C. Các đường sức từ không bao giờ cắt nhau.
D. Các phát biẻu A, B và C đều đúng.
Câu 23.Điều nào sau đây là sai khi nói về sự nhiễm từ của sắt và thép?
A. Lõi sắt, lõi thép khi đặt trong từ trường thì chúng đều bị nhiễm từ.
B. Trong cùng điều kiện như nhau , sắt nhiễm từ mạnh hơn thép.
C. Trong cùng điều kiện như nhau, sắt nhiễm từ yếu hơn thép.
D. Sắt bị khử từ nhanh hơn thép.
Câu 24.Hãy chọn câu phát biểu sai trong các câu sau:
A. Đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực
từ tác dụng lên nó
B. Qui tắc bàn tay trái dùng để xác định chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn
có dòng điện đặt trong từ trường.
C. Khung dây có dòng điện sẽ quay trong từ trường khi mặt phẳng khung đặt vuông
góc với các đường sức từ
D. Khung dây có dòng điện sẽ quay trong từ trường khi mặt phẳng khung đặt không
vuông góc với các đường sức từ.
Câu 25.Điều nào sau đây là đúng khi nói về các cực từ của ống dây có dòng điện chạy
qua?
A. Đầu có dòng điện đi ra là cực Nam, đầu còn lại là cực Bắc.
B. Đầu có dòng điện đi vào là cực Nam, đầu còn lại là cực Bắc.
C. Đầu có đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam.
D. Đầu có đường sức từ đi vào là cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam.
Năm học 2019-2020 5
Ôn tập Vật Lí 9
Câu 26.Lõi sắt trong nam châm điện thường làm bằng chất :
A. Nhôm. B. Thép. C. Sắt non. D. Đồng.
Câu 27.Qui tắc bàn tay trái dùng để xác định:
A. Chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ
trường.
B. Chiều dòng điện chạy trong ống dây.
C. Chiều đường sức từ của thanh nam châm.
D.Chiều đường sức từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng.
Câu 28.Muốn nam châm điện có từ trường mạnh ta phải:
A. Tăng cường độ dòng điện qua ống dây đến mức cho phép.
B. Tăng số vòng của ống dây.
C. Tăng thời gian dòng điện chạy qua ống dây.
D. Kết hợp cả 3 cách trên.
Câu 29.Khi nói về tác dụng của lực từ lên khung dây dẫn có dòng điện. Lực từ sẽ làm
cho khung dây quay khi:
A. Mặt phẳng khung đặt vuông góc với các đường sức từ.
B. Mặt phẳng khung đặt không song song với các đường sức từ.
C. Mặt phẳng khung đặt không vuông góc với các đường sức từ.
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 30.Có thể dùng qui tắc nắm tay phải để xác định chiều:
A. Đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện.
B. Hai cực của ống dây khi biết chiều dòng điện.
C. Dòng điện trong ống dây khi biết chiều đường sức từ.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 31.Vì sao khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn, ta phải dùng nam châm điện
để tạo ra từ trường?
A. Vì nam châm điện rất dễ chế tạo.
B. Vì nam châm điện tạo ra được từ trường mạnh.
C. Vì nam châm điện gọn nhẹ.
D. Một câu trả lời khác.
Câu 32.Treo một kim nam châm thử gần ống dây có dòng điện chạy qua ( hình dưới ).
Quan sát hiện tượng và chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

N S

A B
A. Bên trái ống dây là cực từ Bắc, bên phải ống dây là cực từ Nam.
B. Đường sức từ trong lòng ống dây có chiều đi từ phải sang trái.
C. Chốt B là cực dương, chốt A là cực âm.
Năm học 2019-2020 6
Ôn tập Vật Lí 9
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 33.Ống dây MN có lõi sắt, có dòng điện chạy qua ( hình dưới ).Phát biểu nào sau
đây là đúng?

M N

K _
+
A B

A. Chiều dòng điện đi từ B qua ống dây , đến K về A .


B. Đầu M là cực từ Nam, đầu N là cực từ Bắc.
C. Đầu M là cực từ Bắc, đầu N là cực từ Nam.
D. Cả 3 phát biểu trên đều sai.
Câu 34.Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có
dòng điện chạy qua (hình dưới) có chiều:
I
S + N

A. Từ phải sang trái. B. Từ trái sang phải.


C. Từ trên xuống dưới. D. Từ dưới lên trên.
Câu 35.Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định chiều dòng điện trong dây dẫn ( hình
dưới ) có chiều:
F

S N

A. Từ phải sang trái. B. Từ trái sang phải.


C. Từ trước ra sau. D. Từ sau đến trước
Câu 36.Treo một kim nam châm thử gần ống dây ( hình bên ). Hiện tượng gì sẽ xảy ra
khi ta đóng khoá K?

Năm học 2019-2020 7


Ôn tập Vật Lí 9

N S

K _
+

A. Kim nam châm bị ống dây hút.


B. Kim nam châm bị ống dây đẩy.
C. Kim nam châm vẫn đứng yên.
D. Kim nam châm lúc đầu bị ống dây đẩy ra, sau đó quay 180o , cuối cùng bị ống dây
hút.
Câu 37.Hình bên mô tả khung dây dẫn có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường,
trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Ở
vị trí này của khung dây, ý kiến nào dưới đây là đúng?
O’
I

S N
I
O

A. Khung không chịu tác dụng của lực điện từ.


B. Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay.
C. Khung tiếp tục quay do tác dụng của lực điện từ lên khung.
D. Khung quay tiếp một chút nữa nhưng không phải do tác dụng của lực điện từ mà
do quán tính.
Câu 38. Một ống dây có dòng điện chạy qua được đặt gần một kim nam châm ( hình
bên ). Người ta thấy kim nam châm đứng yên. Nếu đặt vào trong lòng ống dây một lõi
sắt non thì:

_ +

A. Kim nam châm vẫn đứng yên.


B. Kim nam châm quay theo chiều kim đồng hồ rồi
dừng lại khi trục của nó nằm dọc theo trục của ống dây.
C. Kim nam châm quay ngược chiều kim đồng hồ rồi dừng lại khi trục của nó nằm
dọc theo trục của ống dây.

Năm học 2019-2020 8


Ôn tập Vật Lí 9
D. Kim nam châm quay theo chiều kim đồng hồ nhưng không dừng lại khi trục của
nó nằm dọc theo trục của ống dây.
Câu 10. Vì sao khi muốn truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn người ta lại phải dùng
hai máy biến thế đặt ở hai đầu đường dây tải điện?
Câu 11. Một máy tăng thé gồm cuộn sơ cấp có 500 vòng, cuộn thứ cấp có 50000 vòng
đặt ở đầu một đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện nhất định, hiệu điện
thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là 2000V.
a, Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp.
b, Nếu sử dụng máy tăng thế khác để tăng hiệu điện thế lên 500000V thì công suất
hao phí trên đường dây tải điện sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 12. Chiều đường sức từ của nam châm được cho trên hình vẽ . Nhìn hình vẽ hãy
cho biết tên các từ cực của nam châm.

Năm học 2019-2020 9

You might also like