You are on page 1of 3

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – SỐ 3

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nam châm vĩnh cửu?
A. Nam châm có khả năng hút được sắt, niken.
B. Mỗi nam châm luôn có 2 từ cực là cực Bắc và cực Nam.
C. Mọi vị trí trên nam châm đều hút sắt mạnh như nhau.
D. Khi bẻ đôi một thanh nam châm, ta được hai nam châm mới.
Câu 2: Hai thanh nam châm hút nhau khi
A. để hai cực Bắc gần nhau. B. để hai cực khác tên gần nhau.
C. để hai cực Nam gần nhau. D. cọ sát hai cực cùng tên vào nhau.
Câu 3: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?
A. Dùng kim nam châm có trục quay. B. Dùng vônkế.
C. Dùng ampe kế. D. Dùng áp kế.
Câu 4: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên
kim nam châm đặt gần nó. Lực này là
A. lực hấp dẫn. B. lực điện từ.
C. lực từ. D. lực đàn hồi.
Câu 5: Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp như thế nào?
A. Mạt sắt được sắp xếp thành những đường gấp khúc nối từ cực này sang cực kia của nam
châm.
B. Mạt sắt được sắp xếp một cách hỗn độn xung quanh nam châm.
C. Mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong xung quanh nam châm.
D. Mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm.

Câu 6: Ở bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ là những đường cong có chiều:
A. đi vào ở cực Bắc. B. đi ra ở cực Nam.
C. không xác định. D. đi ra ở cực Bắc.
Câu 7: Các đường sức từ bên trong lòng ống dây dẫn kín có dòng điện chạy qua là:
A. các đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống
dây.
B. các vòng tròn song song với các vòng dây của ống dây.
C. các đường thẳng trùng với nhau và trùng với trục của ống dây.
D. các đường thẳng song song, cách đều nhau và vuông góc với trục của ống dây.
Câu 8: Trong quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy
qua, chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay chỉ:
A. chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
B. chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.
C. chiều của lực điện từ tác dụng lên ống dây.
D. chiều từ cực Bắc của ống dây.
Câu 9: Người ta sử dụng lõi kim loại nào để chế tạo ra nam châm điện?
A. lõi sắt non. B. lõi đồng. C. lõi thép. D. lõi nhôm
Câu 10: Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng
điện một chiều chạy qua?
A. Thanh thép bị nóng lên
B. Thanh thép phát sáng
C. Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây
D. Thanh thép trở thành một nam châm
Câu 11: Có cách nào để tăng lực từ của một nam châm điên ?
A. Dùng dây dẫn to quấn ít vòng
B. Dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng
C. Tăng số vòng dân dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đồng ống dây
D. Tăng đường kính và chiều dài của ống dây.
Câu 12: Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra chỉ
A. chiều của đường sức từ.
B. chiều cực Bắc của kim nam châm đứng cân bằng trong từ trường.
C. chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua.
D. chiều dòng điện chạy qua dây dẫn.
Câu 13: Theo qui tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay ngón tay giữa hướng theo
A. chiều dòng điện. B. chiều đường sức từ.
C. chiều của lực điện từ. D. chiều của cực Nam, Bắc địa lý.
Câu 14: Qui tắc bàn tay trái dùng để xác định:
A. chiều dòng điện chạy trong ống dây.
B. chiều đường sức từ của thanh nam châm.
C. chiều đường sức từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng.
D. chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường.
Câu 15: Hình vẽ nào sau đây là đúng về từ trường của thanh nam châm?

A. B.

C. D.

Câu 16: Bên trong lòng nam châm chữ U, ở gần các cực, các đường sức từ
A. vuông góc với nhau. B. hướng từ cực Nam đến cực Bắc của nam châm.
C. song song với nhau. D. là những đường cong.
Câu 17: Ống dây có dòng điện chạy qua có chiều như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. A từ cực Nam của ống dây. B. A là từ cực Bắc của ống dây.
C. A và B đều là từ cực Bắc của ống dây. D. A và B đều là từ cực Nam của ống dây.
Câu 18: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?
A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên.
B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.
C. Đặt ở nơi đó các vụn giấy thì chúng hút về hướng Bắc Nam.
D. Đặt ở nơi đó kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc Nam.
Câu 19: Để chế tạo một nam châm điện mạnh ta cần điều kiện
A. cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non.
B. cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép.
C. cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng, lõi bằng sắt non.
D. cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây có ít vòng, lõi bằng thép.
Câu 20: Vì sao sau khi chạm mũi kéo vào thanh nam châm, mũi kéo lại hút được các vụn sắt?
A. Vì mũi kéo làm bằng thép mà thép có khả năng hút các vụn sắt.
B. Vì mũi kéo trở thành một phần của nam châm nên có khả năng hút các vụn sắt.

C. Vì kéo được làm bằng sắt nên khi chạm vào nam châm nó đã hút hết từ tính của nam châm
do đó có thể hút được các vụn sắt.
D. Vì kéo làm bằng thép nên khi chạm vào nam châm kéo bị nhiễm từ, khi lấy ra khỏi nam
châm vẫn còn giữ được từ tính.

You might also like