You are on page 1of 25

CHƯƠNG IV – TỪ TRƯỜNG

Bài 19: TỪ TRƯỜNG


A- LÝ THUYẾT
I. NAM CHÂM
• Một loại quặng sắt có khả năng hút được sắt vụn  Được gọi là nam châm.

• Một số vật liệu làm nam châm: sắt, niken, côban, mangan, gađôlinium, … hay các hợp chất của chúng.
❖ Đặc điểm:
o Trên nam châm có những miền hút sắt mạnh nhất đó là các cực của nam
châm. Mỗi nam châm có hai cực riêng biệt.

o Một kim nam châm (KNC) nhỏ đặt tự do và có thể quay xung quanh trục của nó,
nếu không có một nam châm khác, hay dòng điện khác đặt gần thì ta thấy nó luôn
nằm theo hướng Nam- Bắc. Do vậy, hai cực của nam châm được đặt tên là cực
Bắc và cực Nam, kí hiệu là S và N.

II. TƯƠNG TÁC TỪ


❖ Thực nghiệm chứng tỏ:
a. Nam châm  Nam châm

o Hai cực của hai nam châm đặt gần nhau: hút khi chúng khác tên và đẩy nhau khi chúng cùng tên.
o Lực tương tác giữa hai nam châm được gọi là lực từ  Các nam châm được gọi là có từ tính.
o b. Dòng điện  Nam châm

o Dòng điện tác dụng lên nam châm và nam châm cũng có thể tác dụng ngược trở lại dòng điện.

pg. 1
o Lực tương tác giữa nam châm và dòng điện cũng là lực từ => Dòng điện cũng có từ tính.
c. Dòng điện  Dòng điện

o Hai dòng điện cùng chiều đặt gần nhau sẽ hút nhau, còn ngược chiều sẽ đẩy nhau.
o Lực tương tác giữa hai dòng điện cũng được gọi là lực từ.
III. TỪ TRƯỜNG
▪ Các nam châm hoặc dòng điện, dù chúng không chạm vào nhau nhưng vẫn tương tác từ với nhau, xung
quanh chúng chắc chắn phải tồn tại một môi trường tương tác. Người ta gọi môi trường tương tác đó là từ
trường.
 Định nghĩa: Từ trường là một môi trường tương tác (hay một dạng vật chất) mà ở đó xuất hiện lực từ tác
dụng lên một NC hay một dòng điện đặt trong khoảng không gian có từ trường.
 Cách xác định từ trường: Để phát hiện ra sự tồn tại của từ trường trong một khoảng không gian nào đó,
người ta sử dụng một KNC nhỏ, đặt tại những vị trí bất kì trong không gian ấy.
o Nếu không có tác dụng của trường của một dòng điện hay một
NC thì KNC luôn chỉ hướng Nam – Bắc của Trái Đất.
o Khi có tác dụng của từ trường của một NC hay dòng điện thì KNC
sẽ quay đến vị trí cân bằng xác định.

❖ Quy ước về hướng của từ trường:


▪ Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam-Bắc của KNC nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
IV. ĐƯỜNG SỨC TỪ
❖ Vai trò: Để biểu diễn về mặt hình học sự tồn tại của từ trường.
❖ Định nghĩa: Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ
trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có phương trùng với phương của
từ trường tại điểm đó.
❖ Các tính chất của đường sức từ:

• Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được 1 đường sức từ.

pg. 2
• Các đường sức từ là các đường cong kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

• Chiều của từ trường được xác định tuân theo các quy tắc (vào Nam - ra Bắc, hoặc Nắm bàn tay phải).
• Nơi nào có từ trường mạnh thì vẽ các đường sức từ dày hơn, nơi nào có từ trường yếu thì đường sức từ ở
đó vẽ thưa hơn.

V. TỪ TRƯỜNG CỦA TRÁI ĐẤT


o Kim nam châm là bộ phận chính của la bàn.
o Sở dĩ người ta dùng la bàn để dò tìm phương hướng là bởi kim nam châm luôn chịu tác dụng của từ
trường Trái Đất (còn gọi là địa từ trường).

B - VẬN DỤNG
Câu 1. Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?
A. Sắt và hợp chất của sắt; B. Niken và hợp chất của niken;
C. Cô ban và hợp chất của cô ban; D. Nhôm và hợp chất của nhôm.
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm?
A. Mọi nam châm khi nằm cân bằng thì trục đều trùng theo phương bắc nam;
B. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau;
C. Mọi nam châm đều hút được sắt;
D. Mọi nam châm bao giờ cũng có hai cực.
Câu 3. Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy
qua thì 2 dây dẫn
A. hút nhau. D. đẩy nhau. C. không tương tác. D. đều dao động.
Câu 4. Lực nào sau đây không phải lực từ?
A. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng;
B. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương bắc nam;
C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện;
D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.
Câu 5. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và
A. tác dụng lực hút lên các vật.
B. tác dụng lực điện lên điện tích.
C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện.
D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.
pg. 3
Câu 6. Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho
A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không phải của các đường sức từ biểu diễn từ trường sinh bởi dòng điện
chạy trong dây dẫn thẳng dài?
A. Các đường sức là các đường tròn;
B. Mặt phẳng chứa các đường sức thì vuông góc với dây dẫn;
C. Chiều các đường sức được xác định bởi quy tắc bàn tay trái;
D. Chiều các đường sức không phụ thuộc chiều dòng dòng điện.
Câu 8. Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?
A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức;
B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu;
C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường;
D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.
Câu 9. Một kim nam châm ở trạng thái tự do, không đặt gần các nam châm và dòng điện. Nó có thề
nằm cân bằng theo bất cứ phương nào. Kim nam châm này đang nắm tại
A. địa cực từ. B. xích đạo. C. chí tuyến bắc. D. chí tuyến nam.
Câu 10. Nhận xét nào sau đây không đúng về từ trường Trái Đất?
A. Từ trường Trái Đất làm trục các nam châm thử ở trạng thái tự do định vị theo phương Bắc Nam.
B. Cực từ của Trái Đất trùng với địa cực của Trái Đất.
C. Bắc cực từ gần địa cực Nam.
D. Nam cực từ gần địa cực Bắc.
HƯỚNG DẪN
1. Đáp án D. Nhôm và hợp chất của nhom không có từ tính.
2. Đáp án A. Điều này chỉ đúng khi nao châm nằm cân bằng ở trạng thái tự do.
3. Đáp án A. Theo kết quả thí nghiệm nêu trong SGK (ta có thể giải thích được điều này trong bài
sau).
4. Đáp án A. Vì nó có bản chất là lực hấp dẫn.
5. Đáp án C. Xem định nghĩa trong SGK.
6. Đáp án B. Xem định nghĩa đường sức từ.
7. Đáp án D. Vì chiều của đường sức từ sinh bởi dòng điện thì có phụ thuộc vào chiều dòng điện.
8. Đáp án D. Vì nếu các đường sức cắt nhau thì nghĩa là qua giao điểm của 2 đường sức có thể vẽ
được 2 đường sức.
9. Đáp án A. Tại đó các lực từ sẽ vuông góc với trực của nam châm.
10. Đáp án B. Địa cực từ không trùng với địa cực của Trái Đất.

pg. 4
Bài 20: LỰC TỪ - CẢM ỨNG TỪ
A – LÝ THUYẾT
I. Từ trường đều
* Khái niệm:
Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm. Các đường sức từ là những đường
thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau.
* Hình ảnh:

II. Cảm ứng từ


❖ Khái niệm: Cảm ứng từ (B) tại một điểm trong từ trường là đại lượng đặc trưng
cho tác dụng của từ trường tại điểm đó.
❖ Véc-tơ cảm ứng từ (𝑩 ⃗⃗ )
Gốc: tại điểm ta xét.
Hướng: là hướng của từ trường tại điểm xét.
Độ lớn: tỉ lệ với độ mạnh-yếu của từ trường.
Đơn vị: Tesla -T (trong hệ đơn vị SI)

III. Lực từ 𝐹 tác dụng lên phần tử dòng điện ⃗⃗⃗⃗⃗


𝐼. ℓ đặt trong từ trường đều có véc-tơ cảm ứng từ ⃗𝑩
⃗.

❖ Đặc điểm:
Điểm đặt: tại trung điểm của ℓ.
Phương: vuông góc với ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗.
𝐼. ℓ và 𝐵
Chiều: tuân theo quy tắc bàn tay trái.
▪ Ngón giữa chỉ chiều dòng điện.
▪ Lòng bàn tay hứng véc-tơ cảm ứng từ 𝐵 ⃗
▪ Ngón cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực từ 𝐹
Độ lớn: 𝐹 = B. I. ℓ. sin α

Lưu ý: Đối với một véc-tơ bất kì, đôi khi người ta kí hiệu

: phương vuông góc với mặt phẳng biểu diễn, chiều đi ra.

x : phương vuông góc với mặt phẳng biểu diễn, chiều đi vào.
+
x
B – VẬN DỤNG

• CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường


A. thẳng. B. song song.
C. thẳng song song. D. thẳng song song và cách đều nhau.
Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng về cảm ứng từ?
A. Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ;
B. Phụ thuộc vào chiều dài đoạn dây dẫn mang dòng điện;
C. Trùng với hướng của từ trường;
D. Có đơn vị là Tesla.

pg. 5
Câu 3. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào
A. độ lớn cảm ứng từ. B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.
C. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện. C. điện trở dây dẫn.

Câu 4. Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện không có đặc điểm nào sau đây?
A. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện;
B. Vuông góc với véc tơ cảm ứng từ;
C. Vuông góc với mặt phẳng chứa véc tờ cảm ứng từ và dòng điện;
D. Song song với các đường sức từ.
Câu 5. Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ
dưới lên thì lực từ có chiều
A. từ trái sang phải. B. từ trên xuống dưới.
C. từ trong ra ngoài. D. từ ngoài vào trong.
Câu 6. Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ trong ra ngoài.
Nếu dây dẫn chịu lực từ tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới thì cảm ứng từ có chiều
A. từ phải sang trái. B. từ phải sang trái.
C. từ trên xuống dưới. D. từ dưới lên trên.
Câu 7. Nếu lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại vị
trí đặt đoạn dây đó
A. vẫn không đổi. B. tăng 2 lần. C. tăng 2 lần. D. giảm 2 lần.
Câu 8. Khi độ lớn cảm ứng từ và cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng 2 lần thì độ lớn lực từ tác dụng
lên dây dẫn
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần.
Câu 9. Một đoạn dây dẫn dài 1,5 m mang dòng điện 10 A, đặt vuông góc trong một từ trường đều có
độ lớn cảm ứng từ 1,2 T. Nó chịu một lực từ tác dụng là
A. 18 N. B. 1,8 N. C. 1800 N. D. 0 N.
Câu 10. Đặt một đoạn dây dẫn thẳng dài 120 cm song song với từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ
0,8 T. Dòng điện trong dây dẫn là 20 A thì lực từ có độ lớn là
A. 19,2 N. B. 1920 N. C. 1,92 N. D. 0 N.
Câu 11. Một đoạn dây dẫn thẳng dài 1 m mang dòng điện 10 A, dặt trong một từ trường đều 0,1 T thì
chịu một lực 0,5 N. Góc lệch giữa cảm ứng từ và chiều dòng điện trong dây dẫn là
A. 0,50. B. 300. C. 450. D. 600.
Câu 12. Một đoạn dây dẫn mang dòng điện 2 A đặt trong một từ trường đều thì chịu một lực điện 8 N.
Nếu dòng điện qua dây dẫn là 0,5 A thì nó chịu một lực từ có độ lớn là
A. 0,5 N. B. 2 N. C. 4 N. D. 32 N.
Câu 13. Một đoạn dây dẫn mang dòng điện 1,5 A chịu một lực từ 5 N. Sau đó cường độ dòng điện
thay đổi thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 20 N. Cường độ dòng điện đã
A. tăng thêm 4,5 A. B. tăng thêm 6 A. C. giảm bớt 4,5 A. D. giảm bớt 6 A.

HƯỚNG DẪN GIẢI

1. Đáp án D. Vì độ lớn và chiều của cảm ứng từ như nhau tại mọi điểm.
2. Đáp án B. Độ lớn cảm ứng từ chỉ đặc trưng riêng cho từ trường nên không phụ thuộc vào yếu
tố chiều dài dây.
3. Đáp án D. Vì F = B.I.l.sinα.
4. Đáp án D. Theo đặc điểm của lực từ.
5. Đáp án C. Áp dụng quy tắc bàn tay trái.
6. Đáp án A. Áp dụng quy tắc bàn tay trái.

pg. 6
7. Đáp án A. Vì độ lớn cảm ứng tự tại một điểm không phụ thuộc cường độ dòng điện trong dây
chịu tác dụng của lực từ của từ trường đó.
8. Đáp án B. Vì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn tỉ lệ thuận với độ lớn cảm ứng từ và cường độ
dòng điện chạy qua dây.
9. Đáp án A. Áp dụng công thức F = B.I.l.sinα = 1,2.10.1,5.sin 900 = 18 N.
10. Đáp án D. Vì α = 0, sinα = 0. Nên độ lớn lực từ bằng 0.
11. Đáp án B. Ta có F = B.I.l.sinα nên sinα = F/BIl = 0,5/10.0,1.1 = 0,5 do đó α = 300.
12. Đáp án B. Vì lực từ tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện trong dây dẫn. Nếu cường độ dòng điện
giảm 4 lần thì độ lớn lực từ cũng giảm 4 lần.
13. Đáp án A. Vì lực từ tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện trong dây dẫn. Muốn lực từ tăng 4 lần
thì cường độ dòng điện cũng phải tăng 4 lần bằng 4.1,5 = 6 A. Vì vậy cường độ dòng điện phải
tăng thêm 1 lượng 6 – 1,5 = 4,5 A.

• BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1. Hãy áp dụng quy tắc bàn tay trái để xác định
chiều của một trong ba đại lượng còn thiếu trong
các hình vẽ sau đây

Bài 2. Xác định phương, chiều của lực từ

pg. 7
Bài 3. Một dây dẫn có chiều dài 10 m được đặt trong từ trường đều có B = 5.10-2 T. Cho dòng điện có cường
độ 10 A chạy qua dây dẫn.

a) Xác định lực từ tác dụng lên dây dẫn khi dây dẫn đặt vuông góc với 𝐵
⃗ và chiều dòng điện.
b) Nếu lực từ tác dụng có độ lớn bằng 2,5√3 N. Hãy xác định góc giữa 𝐵
Bài 4. Cho đoạn dây MN có khối lượng m, mang dòng điện I có chiều như hình, được
đặt vào trong từ trường đều có vectơ 𝐵⃗ như hình vẽ. Biểu diễn các lực tác dụng lên
đoạn dây MN (bỏ qua khối lượng dây treo).

Bài 5. Treo đoạn dây dẫn MN có chiều dài l = 25 cm, khối lượng của một đơn vị
chiều dài là 0,04 kg/m bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang. Biết cảm
ứng từ có chiều như hình vẽ, có độ lớn B = 0,04 T. Cho g = 10 m/s2.

a) Xác định chiều và độ lớn của I để lực căng dây bằng 0.

b) Cho I = 16 A có chiều từ M đến N. Tính lực căng mỗi dây?

Bài 6. Dòng điện cường độ 10 A chạy qua khung dây dẫn tam giác vuông MNP theo
chiều MNPM như hình vẽ. Biết MN =30 cm; NP = 40 cm. Từ trường đều B = 0,01T
vuông góc với mặt phẳng khung dây. Tính lực từ tác dụng lên các cạnh của khung
dây, vẽ hình minh họa.

MỞ RỘNG:
1. Lực từ tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song là lực hút nếu dòng điện cùng chiều, là lực
II
đẩy nếu hai dòng điện ngược chiều. Lực tác dụng lên mỗi dây có độ lớn là: F = 2.10–7. 1 2 ℓ. Trong đó,
r
r là khoảng cách giữa hai dòng điện, ℓ là chiều dài đoạn dây có dòng điện.
2. Mômen ngẫu lực từ
Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây có dòng điện: M = IBS sin α
Trong đó S là diện tích phần mặt phẳng giới hạn bởi khung, α là góc hợp bởi vectơ pháp tuyến của
khung và vectơ cảm ứng từ.
Bài 7: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 cm trong không khí, cường độ dòng điện chạy trên dây
thứ nhất là I1 = 5 A, cường độ dòng điện chạy trên dây thứ hai là I2. Điểm M nằm trong mặt phẳng hai dòng
điện, ngoài khoảng hai dòng điện và cách dòng I2 một đoạn 8 cm. Để cảm ứng từ tại M bằng không thì dòng
điện I2 có chiều và độ lớn như thế nào?
ĐS: cường độ I2 = 1 A và ngược chiều với I1.
Bài 8: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau cách nhau 40 cm. Trong hai dây có hai dòng điện cùng
cường độ I1 = I2 = 10 A, cùng chiều chạy qua. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M nằm trong
mặt phẳng hai dây, cách dòng I1 một đoạn 10 cm, cách dòng I2 một đoạn 30 cm có độ lớn là bao nhiêu?
ĐS: 24.10–6 T.
Bài 10: Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 10 cm trong không khí, dòng điện chạy trong hai dây có
cùng cường độ 5 A ngược chiều nhau. Tính cảm ứng từ tại điểm M cách đều hai dòng điện một khoảng 10 cm.
ĐS: 10–5 T
Bài 11: Hai dây dẫn thẳng, dài song song và cách nhau 10 cm trong chân không, dòng điện trong hai dây cùng
chiều có cường độ I1 = 2 A và I2 = 5 A. Tính lực từ tác dụng lên 20 cm chiều dài của mỗi dây. ĐS: 4.10–6 N
Bài 12: Hai dây dẫn thẳng, dài song song đặt trong không khí. Dòng điện chạy trong hai dây có cùng cường
độ I1 = I2 = 1 A. Lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài của mỗi dây có độ lớn là 10–6 N. Tính khoảng cách
giữa hai dây. ĐS: 20 cm

pg. 8
Bài 13: Khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 20 cm gồm có 10 vòng dây, dòng điện chạy trong mỗi vòng dây
có cường độ I = 2 A. Khung dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T, mặt phẳng khung dây chứa
các đường cảm ứng từ. Tính mômen lực từ tác dụng lên khung dây. ĐS: 0,16 Nm
Bài 19: Một khung dây dẫn hình chữ nhật ABCD đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10–2 T. Cạnh
AB của khung dài 3 cm, cạnh BC dài 5 cm. Dòng điện trong khung dây có cường độ I = 5 A. Giá trị lớn nhất
của mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây có độ lớn là bao nhiêu? ĐS: 3,75.10–4 Nm

Bài 21: TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN QUA CÁC DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT

A – Lý thuyết cơ bản
1. Từ trường của dòng điện thẳng dài
- Dạng của các đường sức từ:
Các đường sức từ của dòng điện thẳng dài là các đường tròn đồng tâm nằm trong
mặt phẳng vuông góc với dòng điện. Tâm của các đường sức từ là giao điểm của mặt
phẳng và dây dẫn.
- Chiều của các đường sức từ:
Được xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải: "Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn
và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của các đường sức từ".
* Véctơ cảm ứng từ 𝐵⃗ do dòng điện thẳng rất dài gây ra tại điểm M có:

Điểm đặt: tại M


Phương: tiếp tuyến với đường tròn (O, r) tại M.
Chiều: là chiều của từ trường tại điểm M. Được xác định theo quy tắc nắm bàn
tay phải.
𝐼
Độ lớn: 𝐵𝑀 = 2.10−7 . 𝑟 (r là khoảng cách từ M tới dây dẫn, đơn vị: m)

2. Từ trường của dòng điện tròn


- Dạng của các đường sức từ:
Các đường sức từ của dòng điện tròn là những đường cong có chiều đi vào mặt
Nam, đi ra ở mặt Bắc của dòng điện tròn ấy (hình vẽ bên). Trong số đó, có đường
sức từ đi qua tâm O là đường thẳng vô hạn ở hai đầu.

- Chiều của các đường sức từ:


Được xác định bởi quy tắc nắm tay phải: “Khum bàn tay phải theo vòng dây của khung dây sao cho
chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện trong khung; ngón cái choãi ra chỉ chiều các
đường sức từ xuyên qua mặt phẳng dòng điện”
* Véctơ cảm ứng từ 𝐵⃗ tại tâm O của vòng dây có:
Điểm đặt: tại tâm O của vòng dây.
Phương: vuông góc với mặt phẳng vòng dây.
Chiều: là chiều của từ trường tại tâm vòng dây. Được xác định theo quy tắc nắm bàn
tay phải.
𝑁𝐼
Độ lớn: 𝐵 = 2𝜋. 10−7 . 𝑟 (N là số vòng dây; r là bán kính vòng dây).

3. Từ trường của dòng điện trong ống dây


- Dạng các đường sức từ:
o Bên trong ống dây: các đường sức từ gần như song song với trục ống dây và
cách đều nhau.
o Bên ngoài ống dây: dạng các đường sức giống như ở một nam châm thẳng.
- Chiều của đường sức từ:

pg. 9
Được xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải: “Khum bàn tay phải sau cho chiều từ cổ tay đến các ngón
tay trùng với chiều dòng điện trong ống dây, ngón cái choãi ra chì chiều các đường sức từ trong ống dây ".
* Véctơ cảm ứng từ 𝐵 ⃗ trong lòng ống dây có:
Điểm đặt: tại điểm ta xét.
Phương: song song với trục của ống dây.
Chiều: là chiều của từ trường tại điểm ta xét. Được xác định theo
quy tắc nắm tay phải hoặc vào Nam ra Bắc.
𝑁
Độ lớn: 𝐵 = 4𝜋. 10−7 . ℓ . 𝐼 = 4𝜋. 10−7 . 𝑛. 𝐼
(N là số vòng dây, ℓ là chiều dài ống dây, đơn vị: m)
𝑁
(𝑛 = ℓ là số vòng trên 1 mét chiều dài ống dây).

4. Nguyên lý chồng chất từ trường


Cảm ứng từ tổng hợp do nhiều dòng diện hay nhiều nam châm gây ra tại một điểm M bằng tổng các vectơ
cảm ứng từ thành phần của các dòng điện hoặc các nam châm đó gây ra tại M.
⃗⃗⃗⃗⃗𝑀 = 𝐵
𝐵 ⃗1+𝐵
⃗ 2 + ...+ 𝐵
⃗𝑛
❖ Từ trường tổng hợp tại một điểm do hai dòng điện hoặc nam châm gây ra được viết dưới dạng véc-tơ:
⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵 ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗
12 = 𝐵1 + 𝐵2

a. 𝐵1𝐵
⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗2  𝐵12 = 𝐵1 + 𝐵2 𝐵1  ⃗⃗⃗⃗⃗
b. ⃗⃗⃗⃗ 𝐵2  𝐵12 = |𝐵1 − 𝐵2 |

c. 𝐵1⊥𝐵
⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗2  𝐵12 = √𝐵12 + 𝐵22 ⃗⃗⃗⃗̂
d. (𝐵 1 . 𝐵2 )= 𝛼  𝐵12 = √𝐵1 + 𝐵2 + 2. 𝐵1 . 𝐵2 . 𝑐𝑜𝑠 𝛼
⃗⃗⃗⃗ 2 2

B – VẬN DỤNG
• CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng về cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng
dài?
A. phụ thuộc bản chất dây dẫn; B. phụ thuộc môi trường xung quanh;
C. phụ thuộc hình dạng dây dẫn; D. phụ thuộc độ lớn dòng điện.
Câu 2. Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào sau đây?
A. vuông góc với dây dẫn;
B. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện;
C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn;
D. tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn.
Câu 3. Cho dây dẫn thẳng dài mang dòng điện. Khi điểm ta xét gần dây hơn 2 lần và cường độ dòng điện
tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ
A. tăng 4 lần. B. không đổi. C. tăng 2 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 4. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn tròn mang dòng điện không phụ thuộc
A. bán kính dây. B. bán kính vòng dây.
C. cường độ dòng điện chạy trong dây. C. môi trường xung quanh.

pg. 10
Câu 5. Nếu cường độ dòng điện trong dây tròn tăng 2 lần và đường kính dây tăng 2 lần thì cảm ứng từ tại
tâm vòng dây
A. không đổi. B. tăng 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 2 lần.
Câu 6. Độ lớn cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây tròn phụ thuộc
A. chiều dài ống dây. B. số vòng dây của ống.
C. đường kính ống. D. số vòng dây trên một mét chiều dài ống.
Câu 7. Khi cường độ dòng điện giảm 2 lần và đường kính ống dây tăng 2 lần nhưng số vòng dây và chiều
dài ống không đổi thì cảm ứng từ sinh bởi dòng điện trong ống dây
A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. tăng 4 lần.
Câu 8. Khi cho hai dây dẫn song song dài vô hạn cách nhau a, mang hai dòng điện cùng độ lớn I nhưng
cùng chiều thì cảm ứng từ tại các điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách đều hai dây thì có giá trị
A. 0. B. 10-7I/a. C. 10-7I/4a. D. 10-7I/ 2a.
Câu 9. Khi cho hai dây dẫn song song dài vô hạn cánh nhau a, mang hai dòng điện cùng độ lớn I và ngược
chiều thì cảm ứng từ tại các điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách đều hai dây thì có giá trị
A. 0. B. 2.10-7.I/a. C. 4.10-7I/a. D. 8.10-7I/ a.
Câu 10. Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có độ lớn 10 A đặt trong chân không sinh ra
một từ trường có độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 50 cm
A. 4.10-6 T. B. 2.10-7/5 T. C. 5.10-7 T. D. 3.10-7 T.
Câu 11. Một điểm cách một dây dẫn dài vô hạn mang dòng điện 20 cm thì có độ lớn cảm ứng từ 1,2 μT.
Một điểm cách dây dẫn đó 60 cm thì có độ lớn cảm ứng từ là
A. 0,4 μT. B. 0,2 μT. C. 3,6 μT. D. 4,8 μT.
Câu 12. Tại một điểm cách một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện 5 A thì có cảm ứng từ 0,4 μT.
Nếu cường độ dòng điện trong dây dẫn tăng thêm 10 A thì cảm ứng từ tại điểm đó có giá trị là
A. 0,8 μT. B. 1,2 μT. D. 0,2 μT. D. 1,6 μT.
Câu 13. Một dòng điện chạy trong một dây tròn 20 vòng đường kính 20 cm với cường độ 10 A thì cảm
ứng từ tại tâm các vòng dây là
A. 0,2π mT. B. 0,02π mT. C. 20π μT. D. 0,2 mT.
Câu 14. Một dây dẫn tròn mang dòng điện 20 A thì tâm vòng dây có cảm ứng từ 0,4π μT. Nếu dòng điện
qua giảm 5 A so với ban đầu thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây là
A. 0,3π μT. B. 0,5π μT. C. 0,2π μT. D. 0,6π μT.
Câu 15. Một ống dây dài 50 cm có 1000 vòng dây mang một dòng điện là 5 A. Độ lớn cảm ứng từ trong
lòng ống là
A. 8 π mT. B. 4 π mT. C. 8 mT. D. 4 mT.
Câu 16. Một ống dây có dòng điện 10 A chạy qua thì cảm ứng từ trong lòng ống là 0,2 T. Nếu dòng điện
trong ống là 20 A thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống là
A. 0,4 T. B. 0,8 T. C. 1,2 T. D. 0,1 T.
Câu 17. Một ống dây có dòng điện 4 A chạy qua thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống là 0,04 T. Để độ lớn
cảm ứng từ trong lòng ống tăng thêm 0,06 T thì dòng điện trong ống phải là
A. 10 A. B. 6 A. C. 1 A. D. 0,06 A.
Câu 18. Một ống dây được cuốn bằng loại dây tiết diện có bán kính 0,5 mm sao cho các vòng sát nhau. Số
vòng dây trên một mét chiều dài ống là
A. 1000. B. 2000. C. 5000. D. chưa đủ dữ kiện.
Câu 19. Một ống dây được cuốn bằng loại dây mà tiết diện có bán kính 0,5 mm sao cho các vòng sát nhau.
Khi có dòng điện 20 A chạy qua thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây là
A. 4 mT. B. 8 mT. C. 8 π mT. D. 4 π mT.
Câu 20. Hai ống dây dài bằng nhau và có cùng số vòng dây, nhưng đường kính ống một gấp đôi đường
kính ống hai. Khi ống dây một có dòng điện 10 A thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống một là 0,2 T. Nếu
dòng điện trong ống hai là 5 A thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống hai là
A. 0,1 T. B. 0,2 T. C. 0,05 T. D. 0,4 T.

pg. 11
HƯỚNG DẪN GIẢI
1. Đáp án A. Bản chất dây dẫn không ảnh hưởng đến hướng cảm ứng từ và bản chất dây dẫn cũng
không ảnh hưởng đến cảm ứng từ cho dòng điện sinh ra. (Các dây dẫn thẳng dài làm từ các vật
liệu khác nhau miễn là có cùng cường độ dòng điện thì trong cùng điều kiện sẽ sinh ra từ trường
giống nhau).
2. Đáp án D. Trong biểu thức tính cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài
không có mặt chiều dài dây.
3. Đáp án A. Vì B = 2.10-7I/r nên khi I tăng 2 lần, r giảm 2 lần thì B tăng 4 lần.
4. Đáp án A. Bán kính dây dẫn không ảnh hưởng đến cảm ứng từ sinh bởi dòng điện trong dây tại
vị trí tâm vòng dây ( không nhầm với bán kính vòng dây).
5. Đáp án A. Vì cảm ứng từ tại tâm vòng dây tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện và tỉ lệ nghịch
với bán kính vòng dây. Nếu cường độ dòng điện và đường kính dây đều tăng 2 lần thì cảm ứng
tự tại tâm vòng dây là không đổi.
6. Đáp án D. Theo công thức B = 4π.10-7 In. Trong đó n là số vòng dây trên 1 m chiều dài ống.
7. Đáp án A. Vì cảm ứng từ trong lòng ống tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện và không phụ thuộc
đường kính ống nên khi cường độ dòng điện giảm 2 lần và đường kính ống giảm 2 lần thì cảm
ứng từ trong lòng ống chỉ giảm 2 lần.
8. Đáp án A. Vì tại đường thẳng đó, hai cảm ứng từ thành phần có độ lớn băng nhau nhưng ngược
chiều.
9. Đáp án D. Tại đường thẳng nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách đều 2 dây cách hai dây
là a/2, mỗi cảm ửng từ thành phần B = 2.10-7I/ (a/2) = 4.10-7I/a. Hai cảm ứng từ thành phần tại
đó có cùng chiều nên BTH = 2B = 8.10-7I/a.
10. Đáp án A. Ta có B = 2.10-7I/ a = 2.10-7.10/0,5 = 4.10-6 T.
11. Đáp án A. Cảm ứng từ sinh bởi dòng điên chạy trong dây dẫn thẳng dài tỉ lệ nghịch với khoảng
cách từ điểm đang xét đến dây dẫn. Khoảng cách tăng 3 lần nên độ lớn cảm ứng từ giảm 3 lần
( 1,2/3 = 0,4 μT).
12. Đáp án B. Cảm ứng từ sinh bởi dòng điên chạy trong dây dẫn thẳng dài tỉ lệ thuận với cường
độ dòng điện trong dây. Cường độ dòng điện tăng thêm 10 A tức là tăng 3 lần. Vì vậy cảm ứng
từ tăng 3 lần ( = 3.0,4 = 1,2 μT).
13. Đáp án A. Áp dụng công thức B = N.2π.10-7I/r = 20.2π.10-7.10/0,2 = 2π.10-4 T = 0,2π mT.
14. Đáp án A. Cảm ứng từ sinh bởi dòng điên chạy trong dây dẫn thẳng dài tỉ lệ thuận với cường
độ dòng điện trong dây. Dòng điện lúc sau bằng ¾ dòng điện lúc trước nên cảm ứng từ cũng
giảm ¾ lần ( =0,4π.3/4 = 0,3π μT).
15. Đáp án B. Ta có B = 4π.10-7IN/l = 4π.10-7.5.1000/0,5 = 4π.10-3 T = 4π mT.
16. Đáp án A. độ lớn cảm ứng từ tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, nên I tăng 2 lần thì B tăng 2
lần.
17. Đáp án A.Để B tăng thêm 0,06 T tức là tăng thành 0,1 T ( bằng 2,5 lần so với khi trước) vì vậy
cường độ dòng điện cũng phải tăng 2,5 lần.
18. Đáp án A. Mỗi vòng cuốn lên ống mất chiều dài ống là bằng đường kính dây (1 mm) do đó khi
số vòng dây trên mỗi mét chiều dài là 1000 mm/1 mm = 1000 vòng.
19. Đáp án C. n = 1000 vòng; B = 4π.10-7In = B = 4π.10-7.20.1000 = 8π.10-3 T = 8π mT.
20. Đáp án A. Cảm ứng từ trong lòng ống không phụ thuộc đường kính ống nên nếu cường độ dòng
điện qua ống hai nhỏ hơn so với ở ống một 2 lần thì cảm ứng từ trong lòng nó cũng nhỏ hơn 2
lần.

pg. 12
• BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1. Hãy xác định hướng của từ trường tại các điểm C, D, E, O, M, N, P

⚫ N
D



⚫ M D C
O


⚫ P E

a. b. c.

Bài 2. Trong miền nào cảm ứng từ của hai dòng điện I1, I2 cùng hướng?
a b
a b

d c
c
d

Hình 1
Hình 2

Bài 3. Ống dây điện bị hút về phía thanh nam châm như hình. Hãy chỉ rõ cực của thanh nam châm.

I M
Bài 4. Một dòng điện có cường độ I = 5 A chạy trong một dây dẫn thẳng dài. Xác định
cảm ứng từ tại hai điểm M,N. Cho biết M, N và dòng điện nằm trên mặt phẳng hình vẽ
và M,N cách dòng điện một đoạn d = 4 cm. I

ĐS: 2,5.10-5 T

Bài 5. Cảm ứng từ của một dòng điện thẳng tại điểm N cách dòng điện 2,5 cm bằng 1,8.10-5T. Tính cường độ
dòng điện.
ĐS: 2,25 A
Bài 6. Cho dòng điện có cường độ I = 0,15A chạy qua các vòng dây của một ống dây thì cảm ứng từ bên trong
ống dây B = 35.10-5T. Ống dây dài 50 cm. Tính số vòng dây của ống dây.
ĐS: 929 vòng
Bài 7. Một khung dây tròn bán kính R= 4 cm gồm 10 vòng dây. Dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường
độ I = 0,3 A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung.
ĐS: 4,7.10-5 T
Bài 8. Dùng một dây đồng có phủ lớp sơn cách điện mỏng, quấn quanh một hình trụ dài 50 cm, đường kính 4
cm để làm một ống dây. Hỏi cho dòng điện có cường độ I = 0,1A vào ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây
bằng bao nhiêu? Biết sợi dây dùng làm ống dây dài l = 63 m và các vòng dây quấn sát nhau.
ĐS: 0,126.10-3T

pg. 13
Bài 9. Dùng loại dây đồng đường kính 0,5mm, bên ngoài có phủ một lớp sơn cách điện mỏng quấn quanh một
hình trụ để tạo thành một ống dây. Các vòng dây được quấn sít nhau. hỏi nếu cho dòng điện có cường độ 0,1A
chạy qua các vòng dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây bằng bao nhiêu?
ĐS: 25.10-5T
Bài 10. Hai dây dẫn thẳng, dài, song song cách nhau một khoảng cố định 42 cm. Trong dây thứ nhất có dòng
điện cường độ I1 = 3 A, dây thứ hai có dòng điện cường độ I2 = 1,5 A. Hãy tìm những điểm mà tại đó cảm ứng
từ bằng không. Xét hai trường hợp:
a. Hai dòng điện cùng chiều.
b. Hai dòng điện ngược chiều.
Bài 11. Có hai dây dẫn dài, song song mang hai dòng điện cùng cường độ 5 A đi qua hai điểm A, B cách nhau
8 cm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn. Xác định véc-tơ cảm ứng từ tại điểm M nằm tại trung điểm
của AB trong hai trường hợp:
a. Hai dòng điện chạy cùng chiều.
b. Hai dòng điện chạy ngược chiều.
Bài 12. Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn có hai dòng điện I1 = I2 = 3 A chạy ngược chiều nhau. Hai dây này cách
nhau 6 cm. hãy xác định véc-tơ cảm ứng từ tại điểm:
a. N cách dây 1 đoạn 2cm và cách dây 2 đoạn 8cm.
b. M là trung điểm của đoạn thẳng vuông góc với hai dây.
Bài 13. Hai dòng điện cường độ I1 = 6 A, I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn, có chiều
ngược nhau được đặt trong chân không, cách nhau một khoảng a = 10 cm. Tìm quỹ tích những điểm có 𝐵 ⃗ = ⃗0.
ĐS: quỹ tích là đường thẳng song song với hai dòng điện, cách I1 20 cm, cách I2 30 cm
Bài 14. Cho hai dòng điện cùng cường độ I1 = I2 = 8 A chạy trong hai dây dẫn thẳng dài vô hạn, chéo nhau và
vuông góc nhau, đặt trong chân không; đoạn vuông góc chung có chiều dài 8 cm. Xác định cảm ứng từ tại trung
điểm M của đoạn vuông góc chung ấy.
ĐS: 𝐵 = √2𝐵1 = 4√2. 10−5 𝑇
Bài 15. Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp hai lần khoảng
cách từ N đến dòng điện. Biết cảm ứng từ tại M có độ lớn là BM = 2.10–5 T. Tính độ lớn của cảm ứng từ tại N.
ĐS: BN = 4.10–5 T.
Bài 16. Dòng điện I = 1 A chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 cm có độ lớn
bằng bao nhiêu? ĐS: 2.10–6 T.
Bài 17. Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 A cảm ứng từ đo được là 31,4.10–6 T. Tính đường kính của
vòng dây có dòng điện đó. ĐS: 20 cm.
Bài 18. Một dòng điện có cường độ I = 5 A chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này
gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10–5 T. Điểm M cách dây một khoảng bao nhiêu? ĐS: 2,5 cm.
Bài 19. Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài. Tại điểm A cách dây 10 cm cảm ứng từ do dòng điện gây
ra có độ lớn 2.10–5 T. Tính cường độ dòng điện chạy trên dây. ĐS: 10 A.
Bài 20. Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 cm trong không khí, cường độ dòng điện chạy trên dây
thứ nhất là I1 = 5 A, cường độ dòng điện chạy trên dây thứ hai là I2. Điểm M nằm trong mặt phẳng hai dòng
điện, ngoài khoảng hai dòng điện và cách dòng I2 một đoạn 8 cm. Để cảm ứng từ tại M bằng không thì dòng
điện I2 có chiều và độ lớn như thế nào?
ĐS: cường độ I2 = 1 A và ngược chiều với I1.
Bài 21. Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau cách nhau 40 cm. Trong hai dây có hai dòng điện cùng
cường độ I1 = I2 = 10 A, cùng chiều chạy qua. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M nằm trong
mặt phẳng hai dây, cách dòng I1 một đoạn 10 cm, cách dòng I2 một đoạn 30 cm có độ lớn là bao nhiêu?
ĐS: 24.10–6 T.
Bài 22. Một ống dây dài 50 cm, cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2 A. Cảm ứng từ bên trong ống
dây có độ lớn B = 2,5 mT. Tính số vòng dây của ống dây. ĐS: 497
Bài 23. Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 mm, điện trở R = 1,1 Ω, lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng.
Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài l = 40 cm. Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên trong
ống dây có độ lớn B = 6,28.10–3 T. Hiệu điện thế ở hai đầu ống dây là bao nhiêu? ĐS: 4,4 V

pg. 14
Bài 24. Một dây dẫn rất dài thẳng, đặt gần một vòng dây tròn tròn bán kính R = 6 cm
như hình vẽ. Dòng điện chạy trên dây dẫn thẳng và vòng dây tròn cùng có cường độ
4 A. Tính độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại tâm O của vòng dây tròn biết O cách dây I1 I2
dẫn thẳng một đoạn d = 10 cm. d
ĐS: 3,39.10–5 T

Bài 25: Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 10 cm trong không khí, dòng điện chạy trong hai dây có
cùng cường độ 5 A ngược chiều nhau. Tính cảm ứng từ tại điểm M cách đều hai dòng điện một khoảng 10 cm.
ĐS: 10–5 T
Bài 26: Cho 4 dòng điện cùng cường độ I1 = I2 = I3 = I4 = I = 2 A song song nhau, I1 I2
cùng vuông góc mặt phẳng hình vẽ, đi qua 4 đỉnh của một hình vuông cạnh a = 20
cm và có chiều như hình vẽ. Hãy xác định véctơ cảm ứng từ tại tâm của hình
vuông. O
–6
ĐS: 8.10 T
I3 I4

Bài 22: LỰC LO-REN-XƠ


A- LÝ THUYẾT
⃗ tác dụng lên điện tích q đang chuyển động với vận tốc 𝑣:
1. Lực Lo-ren-xơ (lực từ) do từ trường đều 𝐵

Điểm đặt: tại điện tích q


Phương: vuông góc với 𝐵 ⃗ và 𝑣.
Chiều: được xác định theo quy tắc bàn tay trái.
Nội dung quy tắc bàn tay trái:
“Đặt bàn tay trái mở rộng để các véctơ 𝐵⃗ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là
chiều của 𝑣, khi đó ngón cái choãi ra 90° chỉ:
▪ Chiều của lực Lo-ren-xơ nếu hạt mang điện dương (Hình 1)
▪ Ngược chiều của lực Lo-ren-xơ nếu hạt mang điện âm (Hình 2)

(Hình 1) (Hình 2)

Độ lớn: 𝑓𝐿 = |𝑞|. 𝑣. 𝐵. 𝑠𝑖𝑛 𝛼 ⃗ , 𝑣)


với 𝛼 = (𝐵

pg. 15
2. Chuyển động của hạt điện tích trong điện trường đều
▪ Nếu một hạt mang điện tích qo bay vào trong từ trường đều 𝐵 ⃗ với vận
tốc ban đầu ⃗⃗⃗⃗
𝑣𝑜 (𝑣 ⃗ ) và coi như qo chỉ chịu tác dụng duy nhất của từ trường
⃗⃗⃗⃗𝑜 ⊥ 𝐵
đó (lực Lo-ren-xơ) thì hạt này sẽ chuyển động tròn đều trong mặt phẳng
vuông góc với từ trường.
➢ Như vậy, lực Lo-ren-xơ đóng vai trò là lực hướng tâm: ⃗⃗⃗ 𝑓𝐿 = ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐹ℎ𝑡

𝑣2 2𝜋 2
Suy ra: |𝑞|. 𝑣. 𝐵 = 𝑚. 𝑎ℎ𝑡 = 𝑚. 𝑅 = 𝑚. 𝜔2 . 𝑅 = 𝑚. ( 𝑇 ) . 𝑅 = 𝑚. (2𝜋𝑓)2 . 𝑅

B - VẬN DỤNG
• CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Lực Lo–ren–xơ là
A. lực Trái Đất tác dụng lên vật. B. lực điện tác dụng lên điện tích.
C. lực từ tác dụng lên dòng điện. D. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.
Câu 2. Phương của lực Lo–ren–xơ không có đực điểm
A. vuông góc với véc tơ vận tốc của điện tích.
B. vuông góc với véc tơ cảm ứng từ.
C. vuông góc với mặt phẳng chứa véc tơ vận tốc và véc tơ cảm ứng từ.
D. vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng.
Câu 3. Độ lớn của lực Lo–ren–xơ không phụ thuộc vào
A. giá trị của điện tích. B. độ lớn vận tốc của điện tích.
C. độ lớn cảm ứng từ. D. khối lượng của điện tích.
Câu 4. Trong một từ trường có chiều từ trong ra ngoài, một điện tích âm chuyển đồng theo phương ngang
chiều từ trái sang phải. Nó chịu lực Lo – ren – xơ có chiều
A. từ dưới lên trên. B. từ trên xuống dưới.
C. từ trong ra ngoài. D. từ trái sang phải.
Câu 5. Khi độ lớn của cảm ứng từ và độ lớn của vận tốc điện tích cùng tăng 2 lần thì độ lớn lực Lo–ren –xơ
A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần.
Câu 6. Một điện tích chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực Lo – ren – xơ, bán kính quỹ đạo của điện
tích không phụ thuộc vào
A. khối lượng của điện tích. B. vận tốc của điện tích.
C. giá trị độ lớn của điện tích. D. kích thước của điện tích.
Câu 7. Một điện tích chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực Lo – ren – xơ, khi vận tốc của điện tích và
độ lớn cảm ứng từ cùng tăng 2 lần thì bán kính quỹ đạo của điện tích
A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần.
Câu 8. Một điện tích có độ lớn 10 μC bay với vận tốc 10 m/s vuông góc với các đường sức vào một từ
5

trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 1 T. Độ lớn lực Lo – ren – xơ tác dụng lên điện tích là
A. 1 N. B. 104 N. C. 0,1 N. D. 0 N.
Câu 9. Một electron bay vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều độ lớn 100 mT thì chịu một
lực Lo – ren – xơ có độ lớn 1,6.10-12 N. Vận tốc của electron là
A. 109 m/s. B. 106 m/s. C. 1,6.106 m/s. D. 1,6.109 m/s.
Câu 10. Một điện tích 10-6 C bay với vận tốc 104 m/s xiên góc 300 so với các đường sức từ vào một từ
trường đều có độ lớn 0,5 T. Độ lớn lực Lo – ren – xơ tác dụng lên điện tích là
A. 2,5 mN. B. 25 2 mN. C. 25 N. D. 2,5 N.
Câu 11. Hai điện tích q1 = 10μC và điện tích q2 bay cùng hướng, cùng vận tốc vào một từ trường đều. Lực
Lo – ren – xơ tác dụng lần lượt lên q1 và q2 là 2.10-8 N và 5.10-8 N. Độ lớn của điện tích q2 là
A. 25 μC. B. 2,5 μC. C. 4 μC. D. 10 μC.

pg. 16
Câu 12. Một điện tích bay vào một từ trường đều với vận tốc 2.105 m/s thì chịu một lực Lo – ren – xơ có độ
lớn là 10 mN. Nếu điện tích đó giữ nguyên hướng và bay với vận tốc 5.105 m/s vào thì độ lớn lực Lo – ren –
xơ tác dụng lên điện tích là
A. 25 mN. B. 4 mN. C. 5 mN. D. 10 mN.
Câu 13. Một điện tích 1 mC có khối lượng 10 mg bay với vận tốc 1200 m/s vuông góc với các đường sức từ
vào một từ trường đều có độ lớn 1,2 T, bỏ qua trọng lực tác dụng lên điện tích. Bán kính quỹ đạo của nó là
A. 0,5 m. B. 1 m. C. 10 m. D 0,1 mm.
Câu 14. Hai điện tích q1 = 8 μC và q2 = - 2 μC có cùng khối lượng và ban đầu chúng bay cùng hướng cùng
vận tốc vào một từ trường đều. Điện tích q1 chuyển động cùng chiều kim đồng hồ với bán kính quỹ đạo 4
cm. Điện tích q2 chuyển động
A. ngược chiều kim đồng hồ với bán kính 16 cm.
B. cùng chiều kim đồng hồ với bán kính 16 cm.
C. ngược chiều kim đồng hồ với bán kính 8 cm.
D. cùng chiều kim đồng hồ với bán kính 8 cm.
Câu 15. Hai điện tích độ lớn, cùng khối lượng bay vuông với các đường cảm ứng vào cùng một từ trường
đều. Bỏ qua độ lớn của trọng lực. Điện tích một bay với vận tốc 1000 m/s thì có bán kính quỹ đạo 20 cm.
Điện tích 2 bay với vận tốc 1200 m/s thì có bán kính quỹ đạo
A. 20 cm. B. 21 cm. C. 22 cm. D. 200/11 cm.
Câu 16. Người ta cho một electron có vận tốc 3,2.10 m/s bay vuông góc với các đường sức từ vào một từ
6

trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,91 mT thì bán kính quỹ đạo của nó là 2 cm. Biết độ lớn điện tích của
electron là 1,6.10-19 C. Khối lượng của electron là
A. 9,1.10-31 kg. B. 9,1.10-29 kg. C. 10-31 kg. D. 10 – 29 kg.

HƯỚNG DẪN GIẢI


1. Đáp án D. Theo khái niệm lực Lo–ren–xơ.
2. Đáp án D. So sánh với đặc điểm về phương của lực Lo – ren – xơ thì nó không có đặc điểm này.
3. Đáp án D. f = ‫׀‬q‫׀‬vBsinα không phụ thuộc khối lượng điện tích.
4. Đáp án A. Vận dụng quy tắc bàn tay trái.
5. Đáp án A. f = ‫׀‬q‫׀‬vBsinα, lực Lo – ren – xơ tỉ lệ thuận với vận tốc và cảm ứng từ nên khi hai đại
lượng trên cùng tăng 2 lần thì f tăng 4 lần.
6. Đáp án D. Lực Lo – ren – xơ đóng vai trò lực hướng tâm, theo định luật II Newton có
f = ma vậy ‫׀‬q‫׀‬vBsinα = mv2/r, do đó r = mv/qBsinα. Vậy bán kính quỹ đạo không phụ thuộc kích
thước điện tích.
7. Đáp án C. Vì r = mv/qBsinα; r tỉ lệ thuận với vận tốc của điện tích và tỉ lệ nghịch với độ lớn cảm
ứng từ lên khi v và B cùng tăng 2 lần thì r không đổi.
8. Đáp án A. Ta có f = ‫׀‬q‫׀‬vBsinα = 10.10-6.105.1.sin900 = 1 N.
9. Đáp án B. Ta có f = ‫׀‬q‫׀‬vBsinα nên v = f/‫ ׀‬q‫׀‬Bsinα = 1,6.10-12/(1,6.10-19.0,01.sin900) = 105 m/s.
10. Đáp án A. f = ‫׀‬q‫׀‬vBsinα = 10-6.104.0,5.sin 300 = 2,5.10-3 T = 2,5 mT.
11. Đáp án A. Lực Lo – ren – xơ tỉ lệ thuận với với độ lớn điện tích. Nếu lực tăng 2,5 lần thì độ lớn điện
tích cũng tăng 2,5 lần ( = 2,5.10 = 25 μC).
12. Đáp án A. Lực Lo – ren – xơ tỉ lệ thuận với độ lớn vận tốc, khi vận tốc tăng 2,5 lần thì độ lớn lực
Lo – ren – xơ cũng tăng 2,5 lần. ( 2,5.10 = 25 mN).
13. Đáp án B. Như câu 6 ta có r = mv/qBsinα = 10-6.1200/10-3.1,2 = 1 m.
14. Đáp án A. Lực điện tác dụng lên hai điện tích ngược chiều vì chúng trái dấu. Và độ lớn bán kính tỉ
lệ nghịch với độ lớn điện tích. Giá trị dộ lớn điện tích giảm 4 lần nên bán kính tăng 4 lần ( 4.4 = 16
cm).
15. Đáp án B. Tương tự câu trên.
pg. 17
16. Đáp án A. Ta có ‫׀‬q‫׀‬vBsinα = mv2/r nên m = r q Bsin  /v = 9,1.10-31 kg.

• BÀI TẬP TỰ LUẬN


Bài 1. Một chùm hạt α có vận tốc ban đầu không đáng kể được tăng tốc bởi hiệu điện thế U = 106 V. Sau
khi tăng tốc, chùm hạt bay vào từ trường đều cảm ứng từ B = 1,8 T. Phương bay của chùm hạt vuông góc
với đường cảm ứng từ.
a. Tìm vận tốc của hạt α khi nó bắt đầu bay vào từ trường. Cho m = 6,67.10-27 kg; q = 3,2.10-19 C.
b. Tìm độ lớn lực Lorentz tác dụng lên hạt.
ĐS: a. v = 0,98.107 m/s ; b. f = 5,64.10-12 N.
Bài 2. Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T với vận tốc ban đầu v0 =

2.105 m/s vuông góc với 𝐵 . Tính lực Lo-ren-xơ tác dụng vào electron.
ĐS: f = 6,4.10-15 N.
Bài 3. Một hạt proton chuyển động với vận tốc 2.106 m/s vào vùng không gian có từ trường đều B = 0,02 T
theo hướng hợp với véctơ cảm ứng từ một góc 300. Biết điện tích của hạt proton là 1,6.10-19 C.
Tính lực Lo-ren-xơ tác dụng lên proton.
ĐS: f = 3,2.10-15 N.
Bài 4. Một điện tích chuyển động trong từ trường đều. Mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường cảm
ứng từ. Nếu điện tích chuyển động với vận tốc v1 = 106 m/s lực Lorentz tác dụng lên điện tích là f1 = 3.10-6 N.
Hỏi nếu điện tích chuyển động với vận tốc v2 = 2,5.106 m/s thì lực f2 tác dụng lên điện tích là bao nhiêu?
ĐS: f2 = 2,5.10-6 N.
Bài 5. Một electron chuyển động thẳng đều trong một miền có từ trường đều 𝐵 ⃗ và điện trường đều 𝐸⃗ như
hình.
a. Xác định chiều của đường sức điện và cường độ điện trường E.
Áp dụng với số liệu: v = 2.106 m/s; B = 0,004T.
b. Nếu cho proton có cùng vận tốc 𝑣 như trong câu a) bay vào miền có từ trường đều và
điện trường đều nói trên thì proton có chuyển động thẳng đều không? Vì sao? Bỏ qua khối lượng
của electron và proton.

ĐS: a. E = 8000 V/m; b. chuyển động thẳng đều.


Bài 6. Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T với vận tốc ban đầu vo =
2.105 m/s vuông góc với đường sưc từ. Tính lực Lorenxơ tác dụng vào electron.
ĐS: 6,4.10–15 N
Bài 7. Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 10–4 T với vận tốc ban đầu vo
= 3,2.106 m/s vuông góc với cảm ứng từ, khối lượng của electron là 9,1.10–31 kg. Tính bán kính quỹ đạo
của electron trong từ trường.
ĐS: 18,2 cm
Bài 8. Hai hạt bay vào trong từ trường đều với cùng vận tốc. Hạt thứ nhất có khối lượng m1= 1,66.10–27 kg,
điện tích q1 = –1,6.10–19 C. Hạt thứ hai có khối lượng m2 = 6,65.10–27 kg, điện tích q2 = 3,2.10–19 C. Bán
kính quỹ đạo của hạt thứ nhất là R1 = 7,5 cm thì bán kính quỹ đạo của hạt thứ hai là bao nhiêu?
ĐS: R2 = 15 cm.
–10
Bài 9. Một hạt mang điện tích q = 4.10 C chuyển động với vận tốc v = 2.10 m/s trong từ trường đều.
5

Mặt phẳng quĩ đạo của hạt vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Lực Lorentz tác dụng lên hạt đó có giá trị 4.10–
5
N. Tính cảm ứng từ B của từ trường.
ĐS: 0,5 T
Bài 10. Hai hạt mang điện m = 1,67.10 kg; q = 1,6.10 C và m’ = 1,67.10 kg; q’ = 3,2.10–19 C bay
–27 –19 –17

vào từ trường đều B = 0,4T với cùng vận tốc có phương vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Bán kính quỹ đạo
của m là 7,5 cm. Tìm bán kính quỹ đạo của m’.
ĐS: 7,5.10–10 cm.

pg. 18
TRẮC NGHIỆM TỪ TRƯỜNG (Tổng ôn tập chương IV)
4.1 Phát biểu nào sau đây SAI? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì
A. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó.
B. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó.
C. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.
D. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.
4.2 Tính chất cơ bản của từ trường là
A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
4.3 Từ phổ là
A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.
B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.
4.4 Phát biểu nào sau đây SAI?
A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.
B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.
C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ.
D. Các đường sức từ là những đường cong kín.
4.5 Phát biểu nào sau đây SAI? Từ trường đều là từ trường có
A. các đường sức song song và cách đều nhau.
B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.
C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.
D. các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B.
4.6 Phát biểu nào sau đây SAI?
A. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ.
B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ.
C. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường.
D. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ.
4.7 Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các đường mạt sắt của từ phổ chính là các đường sức từ.
B. Các đường sức từ của từ trường đều có thể là những đường cong cách đều nhau.
C. Các đường sức từ luôn là những đường cong kín.
D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo chuyển động của hạt
chính là một đường sức từ.
4.8 Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với
A. các điện tích đang chuyển động. B. nam châm đứng yên.
C. các điện tích đứng yên. D. nam châm đang chuyển động.
4.9 Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện
sẽ không thay đổi khi
A. đổi chiều dòng điện ngược lại.
B. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại.
C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ.
D. quay dòng điện một góc 90° xung quanh đường sức từ.
4.10 Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc
A. vặn đinh ốc 1. B. vặn đinh ốc 2. C. bàn tay trái. D. bàn tay phải.

pg. 19
4.11 Một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có các đường sức từ thẳng đứng hướng từ
trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có chiều I
A. thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới. B. thẳng đứng hướng từ dưới lên.
C. nằm ngang hướng từ trái sang phải. D. nằm ngang hướng từ phải sang trái. 𝐵⃗
4.12 Phương của lực từ tác dụng lên dòng điện không vuông góc với
A. dòng điện.
B. phương của cảm ứng từ.
C. mặt phẳng song song với dòng điện và cảm ứng từ.
D. mặt phẳng vuông góc với cảm ứng từ.
4.13 Phát biểu nào sau đây SAI?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều của dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều cảm ứng từ.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi thay đổi cường độ dòng điện.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi cùng đổi chiều dòng điện và chiều cảm ứng từ.
4.14 Phát biểu nào sau đây SAI?
A. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực
B. Thực hiện thí nghiệm đo độ lớn của cảm ứng từ B = F/(Iℓ sin α) chứng tỏ B phụ thuộc vào cường độ I
và chiều dài ℓ.
C. Thực hiện thí nghiệm đo độ lớn của cảm ứng từ B = F/(Iℓ sin α) chứng tỏ B không phụ thuộc vào cường
độ I và chiều dài ℓ.
D. Cảm ứng từ là đại lượng vectơ.
4.15 Chọn câu SAI. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với
A. cường độ dòng điện trong đoạn dây. B. chiều dài của đoạn dây.
C. góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ. D. cảm ứng từ tại mỗi điểm của đoạn dây.
4.16 Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược
chiều với chiều của đường sức từ. Khi đó lực từ
A. luôn bằng không khi thay đổi cường độ đòng điện.
B. giảm khi giảm cường độ dòng điện.
C. có độ lớn thay đổi khi đảo chiều dòng điện.
D. có độ lớn phụ thuộc vào cường độ dòng điện.
4.17 Một đoạn dây dẫn dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy
qua dây có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10–2 N. Cảm ứng từ của từ trường đó có
độ lớn là
A. 0,4 T. B. 0,8 T. C. 1,0 T. D. 1,2 T.
4.18 Phát biểu nào sau đây SAI? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì
A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây.
B. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây.
C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ.
D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây.
4.19 Một đoạn dây dẫn MN dài 6 cm có dòng điện I = 5 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T.
Lực từ tác dụng lên đoạn dây MN có độ lớn F = 7,5.10–2 N. Góc α hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là
A. 5° B. 30° C. 60° D. 90°
4.20 Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong một từ trường đều như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có
A. phương ngang, chiều hướng sang trái.
B. phương ngang, chiều hướng sang phải. I
C. phương thẳng đứng, chiều hướng lên.
D. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. ⃗
𝐵
4.21 Đường sức từ của từ trường tạo ra bởi dòng điện
A. thẳng dài là các đường thẳng song song với dòng điện
B. tròn là các đường tròn đồng tâm có tâm trùng với tâm của dòng điện tròn
pg. 20
C. tròn là các đường thẳng song song và cách đều nhau
D. thẳng dài là các đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn
4.22 Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp hai lần khoảng
cách từ N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N lần lượt là B1 và B2 thì
A. B1 = 2B2 B. B1 = 4B2 C. B2 = 2B1 D. B2 = 4B1.
4.23 Dòng điện I = 1,0 A chạy trong dây dẫn thẳng dài. Độ lớn của cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 10 cm
có độ lớn là
A. 2.10–8 T B. 4.10–6 T C. 2.10–6 T D. 4.10–7 T
4.24 Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 A cảm ứng từ đo được là 31,4.10–6 T. Đường kính của dòng
điện đó là
A. 10 cm B. 20 cm C. 22 cm D. 26 cm
4.25 Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa
dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Cảm ứng từ tại M và N giống nhau. B. M và N nằm trên một đường sức từ.
C. Cảm ứng từ tại M và N ngược chiều. D. Cảm ứng từ tại M và N cùng độ lớn.
4.26 Một dòng điện có cường độ I = 5 A chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này
gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10–5 T. Điểm M cách dây một khoảng
A. 25 (cm) B. 10 (cm) C. 5 (cm) D. 2,5 (cm)
4.27 Một dòng điện thẳng, dài có cường độ 20 A, cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện 5 cm có độ lớn là
A. 8.10–5 T B. 8π.10–5 T C. 4.10–6 T D. 4π.10–6 T
4.28 Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài. Tại điểm cách dây 10 cm cảm ứng từ do dòng điện gây
ra có độ lớn 2.10–5 T. Cường độ dòng điện chạy trên dây là
A. 10 (A) B. 20 (A) C. 30 (A) D. 50 (A)
4.29 Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 cm trong không khí, cường độ dòng điện chạy trên dây
thứ nhất là I1 = 5 A, trên dây thứ hai là I2. Điểm M nằm trong mặt phẳng 2 dòng điện, ngoài khoảng 2 dòng
điện và cách dòng I2 một khoảng 8 cm. Để cảm ứng từ tại M bằng không thì dòng điện I2 có
A. cường độ 2,0 A và cùng chiều với I1. B. cường độ 2,0 A và ngược chiều với I1.
C. cường độ 1,0 A và cùng chiều với I1. D. cường độ 1,0 A và ngược chiều với I1.
4.30 Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 cm trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5
A, dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 A ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của hai dây và
cách đều hai dây. Cảm ứng từ tại M có độ lớn là
A. 5,0.10–6 T B. 7,5.10–6 T C. 5,0.10–7 T D. 7,5.10–7 T
4.31 Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 cm trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5
A, dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 A ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của 2 dòng điện
ngoài khoảng hai dòng điện và cách dòng điện I1 một khoảng 8 cm. Cảm ứng từ tại M có độ lớn là
A. 1,0.10–5 T B. 1,1.10–5 T C. 1,2.10–5 T D. 1,3.10–5 T
4.32 Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 4 cm. Trong hai dây có hai dòng điện cùng cường độ 6 A,
cùng chiều chạy qua. Cảm ứng từ do hai dòng điện gây ra tại điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây,
cách dòng I1 một khoảng 1,6 cm, cách dòng I2 một khoảng 2,4 cm có độ lớn là
A. 1,5.10–4 T B. 2,0.10–4 T C. 2,5.10–5 T D. 3,5.10–5 T
4.33 Một ống dây dài 50 cm, cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2 A. cảm ứng từ bên trong ống
dây có độ lớn B = 25.10–4 T. Số vòng dây của ống dây là
A. 250 B. 320 C. 418 D. 497
4.34 Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 mm, lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để
quấn một ống dây có dài l = 40 cm. Số vòng dây trên mỗi mét chiều dài của ống dây là
A. 936 B. 1125 C. 1250 D. 1379
4.35 Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 mm, điện trở R = 1,1 Ω, lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng.
Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài l = 40 cm. Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên
trong ống dây có độ lớn B = 6,28.10–3 T. Hiệu điện thế ở hai đầu ống dây là
A. 6,3 (V) B. 4,4 (V) C. 2,8 (V) D. 1,1 (V)

pg. 21
4.36 Một dây dẫn rất dài căng thẳng, ở giữa dây được uốn thành vòng tròn bán kính R = 6 (cm), tại
chỗ chéo nhau dây dẫn được cách điện. Dòng điện chạy trên dây có cường độ 4 (A). Cảm ứng từ tại
tâm vòng tròn do dòng điện gây ra có độ lớn là
A. 7,3.10–5 T B. 6,6.10–5 T C. 5,5.10–5 T D. 4,5.10–5 T
4.37 Hai dòng điện có cường độ I1 = 6 A và I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau
10 cm trong chân không I1 ngược chiều I2. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M cách I1 một
khoảng 6 cm và cách I2 một khoảng 8 cm có độ lớn là
A. 2,0.10–5 T B. 2,2.10–5 T C. 3,0.10–5 T D. 3,6.10–5 T
4.38 Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 10 cm trong không khí, dòng điện chạy trong hai dây có
cùng cường độ 5 A ngược chiều nhau. Cảm ứng từ tại điểm M cách đều hai dòng điện một khoảng 10 cm có
độ lớn là
A. 10–5 T B. 2.10–5 T C. 1,5.10–5 T D. 3.10–5 T
4.39 Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có phương vuông góc với hai dòng điện.
B. Hai dòng điện thẳng song song cùng chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau.
C. Hai dòng điện thẳnh song song ngược chiều hút nhau, cùng chiều đẩy nhau.
D. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song tỉ lệ thuận với tích của hai cường độ dòng điện.
4.40 Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn thẳng song song lên 3 lần thì lực từ tác
dụng lên một đơn vị dài của mỗi dây sẽ tăng lên
A. 3 lần B. 6 lần C. 9 lần D. 12 lần
4.41 Hai dây dẫn thẳng, dài song song và cách nhau 10 cm trong chân không, dòng điện trong hai dây cùng
chiều có cường độ I1 = 2 A và I2 = 5 A. Lực từ tác dụng lên 20 cm chiều dài của mỗi dây là
A. lực hút có độ lớn 4.10–6 (N) B. lực hút có độ lớn 4.10–7 (N)
C. lực đẩy có độ lớn 4.10–7 (N) D. lực đẩy có độ lớn 4.10–6 (N)
4.42 Hai dây dẫn thẳng, dài song song đặt trong không khí. Dòng điện chạy trong hai dây có cùng cường độ
1 A. Lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài của mỗi dây có độ lớn là 10–6 N. Khoảng cách giữa hai dây đó là
A. 10 cm B. 12 cm C. 15 cm D. 20 cm
4.43 Hai dây dẫn thẳng song song mang dòng điện I1 và I2 đặt cách nhau một khoảng r trong không khí. Trên
mỗi đơn vị dài của mỗi dây chịu tác dụng của lực từ có độ lớn là
II II II II
A. F = 2.10–7. 1 22 B. F = 2π.10–7. 1 22 C. F = 2.10–7. 1 2 D. F = F = 2π.10–7. 1 2
r r r r
4.44 Hai vòng dây tròn cùng bán kính R = 10 cm đồng trục và cách nhau 1 cm. Dòng điện chạy trong hai
vòng dây cùng chiều, cùng cường độ I1 = I2 = 5 A. Lực tương tác giữa hai vòng dây có độ lớn là
A. 1,57.10–4 (N) B. 3,14.10–4 (N) C. 4.93.10–4 (N) D. 9.87.10–4 (N)
4.45 Lực Lorenxơ là
A. lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường.
B. lực từ tác dụng lên dòng điện.
C. lực từ tác dụng lên hạt mang điện đặt đứng yên trong từ trường.
D. lực từ do dòng điện này tác dụng lên dòng điện kia.
4.46 Chiều của lực Lorenxơ được xác định bằng
A. Quy tắc bàn tay trái. B. Quy tắc bàn tay phải.
C. Quy tắc đinh ốc. D. Quy tắc vặn nút chai.
4.47 Chiều của lực Lorenxơ phụ thuộc vào
A. Chiều chuyển động của hạt mang điện. B. Chiều của đường sức từ.
C. Điện tích của hạt mang điện. D. Cả 3 yếu tố trên
4.48 Độ lớn của lực Lorenxơ được tính theo công thức
A. f = |q|vB B. f = |q|vB sin α. C. f = qvB tan α D. f = |q|vB cos α
4.49 Phương của lực Lorentz
A. Trùng với phương của vectơ cảm ứng từ.
B. Trùng với phương của vectơ vận tốc của hạt mang điện.
pg. 22
C. Vuông góc với mặt phẳng hợp bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ.
D. Trùng với mặt phẳng tạo bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ.
4.50 Chiều của lực Lorenxơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động tròn trong từ trường
A. Trùng với chiều chuyển động của hạt trên đường tròn.
B. Hướng về tâm của quỹ đạo khi hạt tích điện dương.
C. Hướng về tâm của quỹ đạo khi hạt tích điện âm.
D. Luôn hướng về tâm quỹ đạo không phụ thuộc điện tích âm hay dương.
4.51. Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T với vận tốc ban đầu vo =
2.105 m/s vuông góc với cảm ứng từ. Lực Lorenxơ tác dụng vào electron có độ lớn là
A. 3,2.10–14 (N) B. 6,4.10–14 (N) C. 3,2.10–15 (N) D. 6,4.10–15 (N)
4.52. Một electron bay vào từ trường đều có cảm ứng từ B = 10–4 (T) với vận tốc ban đầu vo = 3,2.106 m/s
vuông góc với cảm ứng từ, khối lượng của electron là 9,1.10–31 kg. Bán kính quỹ đạo của electron trong từ
trường là
A. 16,0 cm B. 18,2 cm C. 20,4 cm D. 27,3 cm
4.53 Một hạt prôtôn chuyển động với vận tốc 2.10 (m/s) vào vùng không gian có từ trường đều B = 0,02 (T)
6

theo hướng hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 300. Biết điện tích của hạt prôtôn là 1,6.10–19 (C). Lực Lorenxơ
tác dụng lên hạt có độ lớn là
A. 3,2.10–14 (N) B. 6,4.10–14 (N) C. 3,2.10–15 (N) D. 6,4.10–15 (N)
4.54 Một electron bay vào không gian có từ trường đều B với vận tốc ban đầu vo vuông góc cảm ứng từ. Quỹ
đạo của electron trong từ trường là một đường tròn có bán kính R. Khi tăng độ lớn của cảm ứng từ lên gấp
đôi thì bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường
A. tăng lên gấp đôi B. giảm đi một nửa C. tăng lên 4 lần D. giảm đi 4 lần
4.55 Một khung dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều. Kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Luôn có lực từ tác dụng lên tất cả các cạnh của khung
B. Lực từ tác dụng lên các cạnh của khung khi mặt phẳng khung không song song với đường sức từ
C. Khi mặt phẳng khung dây vuông góc với vectơ cảm ứng từ thì khung dây ở trạng thái cân bằng
D. Mômen ngẫu lực từ có tác dụng làm quay khung dây về trạng thái cân bằng bền
4.56 Một khung dây dẫn phẳng, diện tích S, mang dòng điện I đặt trong từ trường đều B, mặt phẳng khung
dây song song với các đường sức từ. Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây là
A. M = 0 B. M = IBS C. M = IB/S D. M = IS/B
4.57 Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây vuông
góc với đường cảm ứng từ. Kết luận nào sau đây là đúng về lực từ tác dụng lên các cạnh của I
khung dây
A. bằng không B
B. có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây ⃗𝐵
C. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và kéo dãn khung
D. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng nén khung
4.58 Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường cảm
ứng từ, khung có thể quay xung quanh một trục OO’ nằm trong mặt phẳng khung vuông góc với đường sức
từ. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. lực từ tác dụng lên các cạnh đều bằng không
B. lực từ tác dụng lên cạnh NP & QM bằng không
C. lực từ tác dụng lên các cạnh triệt tiêu nhau làm cho khung dây đứng cân bằng
D. lực từ gây ra mômen có tác dụng làm cho khung dây quay quanh trục OO’.
4.59 Khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 20 cm gồm có 10 vòng dây, dòng điện chạy trong mỗi vòng dây
có cường độ I = 2 A. Khung dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T, mặt phẳng khung dây
chứa các đường cảm ứng từ. Mômen lực từ tác dụng lên khung dây có độ lớn là
A. 0 Nm B. 0,016 Nm C. 0,16 Nm D. 1,6 Nm
4.60 Chọn câu SAI. Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên một khung dây có dòng điện đặt trong từ trường đều
A. tỉ lệ thuận với diện tích của khung.
B. có giá trị lớn nhất khi mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ.
pg. 23
C. có giá trị lớn nhất khi mặt phẳng khung song song với đường sức từ.
D. phụ thuộc vào cường độ dòng điện trong khung.
4.61 Một khung dây phẳng nằm trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường sức từ. Khi giảm
cường độ dòng điện đi 2 lần và tăng cảm ừng từ lên 4 lần thì mômen lực từ tác dụng lên khung dây sẽ
A. không đổi B. tăng 2 lần C. tăng 4 lần D. giảm 2 lần
4.62 Một khung dây dẫn hình chữ nhật ABCD đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10–2 T. Cạnh AB
của khung dài 3 cm, cạnh BC dài 5 cm. Dòng điện trong khung dây có cường độ I = 5 A. Giá trị lớn nhất của
mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây có độ lớn là
A. 3,75.10–4 (Nm) B. 7,5.10–3 (Nm) C. 2,55 (Nm) D. 3,75 (Nm)
4.63 Một khung dây hình chữ nhật có kích thước 2 cm × 3 cm đặt trong từ trường đều. Khung có 200 vòng
dây. Khi cho dòng điện có cường độ 0,2 A đi vào khung thì mômen ngẫu lực từ tác dụng vào khung có giá
trị lớn nhất là 24.10–4 Nm. Cảm ứng từ của từ trường có độ lớn là
A. 0,05 (T) B. 0,10 (T) C. 0,40 (T) D. 0,75 (T)
4.64 Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất thuận từ là chất bị nhiễm từ rất mạnh, chất nghịch từ là chất không bị nhiễm từ
B. Chất thuận từ và chất nghịch từ đều bị từ hóa khi đặt trong từ trường và bị mất từ tính khi từ trường
ngoài mất đi.
C. Các nam châm là các chất thuận từ.
D. Sắt và các hợp chất của sắt là các chất thuận từ.
4.65 Các chất sắt từ bị nhiễm từ rất mạnh là do
A. trong chất sắt từ có các miền nhiễm từ tự nhiên giống như các kim nam châm nhỏ
B. trong chất sắt từ có các dòng điện phân tử gây ra từ trường
C. chất sắt từ là chất thuận từ
D. chất sắt từ là chất nghịch từ
4.66 Chọn câu phát biểu đúng?
A. Từ tính của nam châm vĩnh cửu là không đổi, không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài
B. Nam châm điện là một ống dây có lõi sắt, khi có dòng điện chạy qua ống dây lõi sắt bị nhiễm từ, khi
ngắt dòng điện qua ống dây từ tính của lõi sắt không bị mất đi
C. Nam châm điện là một ống dây có lõi sắt, khi có dòng điện chạy qua ống dây lõi sắt bị nhiễm từ rất
mạnh, khi ngắt dòng điện qua ống dây từ tính của lõi sắt bị mất đi
D. Nam châm vĩnh cửu là các nam châm có trong tự nhiên, con người không tạo ra được
4.67 Phát biểu nào sau đây SAI?
A. Các chất sắt từ được ứng dụng để chế tạo ra các nam châm điện và nam châm vĩnh cửu.
B. Các chất sắt từ được ứng dụng để chế tạo lõi thép của các động cơ, máy biến thế.
C. Các chất sắt từ được ứng dụng để chế tạo băng từ để ghi âm, ghi hình.
D. Các chất sắt từ được ứng dụng để chế tạo ra các dụng cụ đo lường không bị ảnh hưởng bởi từ trường
bên ngoài.
4.68. Hạt α có khối lượng m = 6,67.10–27 kg, điện tích q = 3,2.10–19 C. Xét một hạt α có vận tốc ban đầu
không đáng kể được tăng tốc bởi một hiệu điện thế U = 106 V. Sau khi được tăng tốc hạt bay vào vùng không
gian có từ trường đều B = 1,8 T theo hướng vuông góc với đường sức từ. Vận tốc của hạt α trong từ trường
và lực Lorent tác dụng lên hạt có độ lớn là
A. v = 4,9.106 m/s và f = 2,82.10–12 N B. v = 9,8.106 m/s và f = 5,64.10–12 N
C. v = 4,9.106 m/s và f = 1,88.10–12 N D. v = 9,8.106 m/s và f = 2,82.10–12 N
4.69. Độ từ thiên dương ứng với trường hợp cực bắc của kim la bàn lệch về
A. phía đông B. phía tây C. phía bắc D. phía nam
4.70. Một hạt tích điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường
sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,8.106 m/s thì lực Loren tác dụng lên hạt có giá trị 2.10–6 N,
nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4,5.107 m/s thì lực Loren tác dụng lên hạt có giá trị là
A. f2 = 1,0.10–5 N B. f2 = 4,5.10–5 N C. f2 = 5.10–5 N D. f2 = 6,8.10–5 N

pg. 24
4.71. Hai hạt bay vào trong từ trường đều với cùng vận tốc. Hạt thứ nhất có khối lượng m1 = 1,66.10–27 kg,
điện tích q1 = –1,6.10–19 C. Hạt thứ hai có khối lượng m2 = 6,65.10–27 kg, điện tích q2 = 3,2.10–19 C. Nếu bán
kính quỹ đạo của hạt thứ nhất là R1 = 7,5 cm thì bán kính quỹ đạo của hạt thứ hai là
A. 10 cm B. 12 cm C. 15 cm D. 18 cm
4.72. Một khung dây tròn bán kính R = 10 cm, gồm 50 vòng dây có dòng điện 10 A chạy qua, đặt trong
không khí. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm khung dây là
A. B = 2.10–3 T B. B = 3,14.10–3 T C. B = 1,256.10–4 T D. B = 6,28.10–3 T
4.73. Hiện nay cực từ bắc và cực từ nam của Trái Đất lần lượt nằm tại
A. bắc cực và nam cực. B. nam cực và bắc cực.
C. nơi gần bắc cực và nơi gần nam cực D. nơi gần nam cực và nơi gần bắc cực
4.74. Từ trường tại điểm M do dòng điện thứ nhất gây ra có vectơ cảm ứng từ B1, do dòng điện thứ hai gây
ra có vectơ cảm ứng từ B2, hai vectơ đó có hướng vuông góc với nhau. Độ lớn cảm ứng từ tổng hợp được
xác định theo công thức
A. B = B1 + B2. B. B = B1 – B2.
C. B = B2 – B1. D. B = B12 + B22 M
4.75 Một khung dây có dạng tam giác vuông cân MNP. Cạnh MN = NP = 10 cm.

𝐵
Đặt khung dây vào từ trường đều B = 10–2 T có chiều như hình vẽ. Cho dòng điện
I = 10 A chạy vào khung dây theo chiều MNP. Lực từ tác dụng vào các cạnh MN,
NP, PM lần lượt là N P
A. 0,01 N; 0,01 N; 0,01 N B. 0,01 N; 0; 0,01 N
C. 0; 0,01 N; 0,01 N D. 0,001 N; 0; 0,001 N M
4.76 Một dây dẫn được gập thành khung dây có dạng tam giác vuông MNP. Cạnh
MN = 30 cm, NP = 40 cm. Đặt khung dây vào trong từ trường đều B = 10–2 T vuông
góc với mặt phẳng khung dây có chiều như hình vẽ. Cho dòng điện I có cường độ 10 ⃗
𝐵
A vào khung dây theo chiều MNPM. Lực từ tác dụng vào các cạnh MN, NP, PM lần N P
lượt là
A. 0,03 N, 0,04 N, 0,05 N. Lực từ có tác dụng nén khung.
B. 0,03 N, 0,04 N, 0,05 N. Lực từ có tác dụng dãn khung.
C. 0,003 N, 0,004 N, 0,007 N. Lực từ có tác dụng nén khung.
D. 0,003 N, 0,004 N, 0,007 N. Lực từ có tác dụng dãn khung.
4.77 Thanh MN dài l = 20 cm có khối lượng 5 g treo nằm ngang bằng hai
C D
sợi chỉ mảnh CM và DN. Thanh nằm trong từ trường đều có cảm ứng từ B
= 0,3 (T) nằm ngang vuông góc với thanh có chiều như hình vẽ. Mỗi sợi chỉ
treo thanh có thể chịu được lực kéo tối đa là 0,04 (N). Dòng điện chạy qua ⃗
𝐵
thanh MN có cường độ nhỏ nhất là bao nhiêu thì một trong hai sợi chỉ treo
M N
thanh bị đứt. Cho gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s².
A. I = 0,36 (A) và có chiều từ M đến N B. I = 0,36 (A) và có chiều từ N đến M
C. I = 0,52 (A) và có chiều từ M đến N D. I = 0,52 (A) và có chiều từ N đến M

ĐÁP ÁN THAM KHẢO:


1D 2A 3A 4B 5C 6C 7C 8C 9C 10D 11D 12D 13C
14B 15C 16A 17B 18B 19B 20C 21D 22C 23C 24B 25A 26D
27A 28A 29D 30B 31C 32C 33D 34C 35B 36C 37C 38A 39C
40C 41A 42D 43C 44B 45A 46A 47D 48B 49C 50D 51D 52B
53C 54B 55A 56B 57C 58D 59C 60B 61B 62A 63B 64B 65A
66C 67D 68B 69A 70C 71C 72D 73D 74D 75B 76A 77D

pg. 25

You might also like