You are on page 1of 3

 / Trang 1/3

MỘT SỐ CÂU TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT


CHƯƠNG IV-V
Câu 1. Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường
A vuông góc với đường sức từ. B nằm theo hướng của đường sức từ.
C không có hướng xác định. D nằm theo hướng của lực từ.
Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là sai? Lực từ là lực tương tác
A giữa hai dòng điện. B giữa hai điện tích đứng yên.
C giữa hai nam châm. D giữa một nam châm và một dòng điện.
Câu 3. Nguồn gốc của từ trường:
A Nam châm tự nhiên. B Các hạt mang điện đứng yên.
C Nam châm điện. D Các hạt mang điện chuyển động.
Câu 4. Cảm ứng từ tại một điểm bên trong ống dây điện không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A Số vòng dây. B Bán kính mỗi vòng dây.
C Môi trường bên trong ống dây. D Chiều dài ống dây.
Câu 5. Cảm ứng từ trong lòng ống dây điện hình trụ
A là đồng đều. B luôn bằng 0.
C tỉ lệ với chiều dài ống dây. D tỉ lệ nghịch với bán kính ống dây.
Câu 6. Chọn câu đúng. Đặt bàn tay trái cho đường sức từ xuyên vào lòng bàn tay, ngón tay cái
choãi ra 90o chỉ chiều dòng điện thì chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện
A cùng chiều với ngón tay cái choãi ra. B ngược chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay.
C ngược chiều với ngón cái choãi ra. D Theo chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay.
Câu 7. Khi độ lớn cảm ứng từ và cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng 2 lần thì độ lớn lực từ
tác dụng lên dây dẫn
A giảm 2 lần. B tăng 2 lần. C tăng 4 lần. D không đổi.
Câu 8. Độ lớn của lực Lorentz tác dụng lên một điện tích q chuyển động với vận tốc v trong từ

trường đều B : f = q.v.B đúng khi vector vận tốc của hạt và vector cảm ứng từ B
A vuông góc nhau. B cùng phương cùng chiều.
C cùng phương ngược chiều. D làm thành góc α.
Câu 9. Một nam chẩm thẳng N-S đặt gần khung dây tròn, trục của nam châm vuông góc với
mặt phẳng khung dây. Giữ cho khung dây đứng yên. Lần lượt làm nam châm chuyển động như
sau:

(I) Tịnh tiến theo trục của nó

(II) Quay nam châm quanh trục của nó

(III) Quay nam châm quanh một trục nằm ngang và vuông góc với trục của nó

Ở trường hợp nào có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây?
A II; III. B I; III.
C I; II. D Cả ba trường hợp trên.

 GV: Nguyễn Nhật Trường ™ THPT chuyên Quang Trung


 / Trang 2/3

Câu 10. Phát biểu nào dưới đây là sai? Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi
A dòng điện có giá trị lớn. B dòng điện tăng nhanh.
C dòng điện giảm nhanh. D dòng điện biến thiên nhanh.
Câu 11. Một vòng dây kín đặt trong từ trường đều, dòng điện cảm ứng sẽ xuất hiện trong vòng
dây khi xảy ra các trường hợp nào sau đây là sai:
A không xuất hiện dòng điện.
B bán kính vòng dây thay đổi.
C đường sức từ xuyên qua vòng dây biến đổi.

D góc α tạo bởi #»
n và B thay đổi.
Câu 12. Độ tự cảm của cuộn dây phụ thuộc vào
A dòng điện qua cuộn dây.
B các đặc điểm hình học của cuộn dây: kích thước, hình dạng, số vòng dây.
C Suất điện động đặt vào cuộn dây.
D Từ thông qua cuộn dây.
Câu 13. Đơn vị tự cảm là henri (H), với 1 H bằng:
A 1V /A. B 1V.A. C 1J.A2 . D 1J/A2 .
Câu 14. Công thức nào sau đây dùng để tính năng lượng từ trường của ống dây?
1 1 1
A W = 2LI 2 . B W = L2 I. C W = LI 2 . D W = LI.
2 2 2
Câu 15. Phương án nào sau đây là sai?
A Đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song cách đều.
B Đối với nam châm, các đường sức từ xuất phát từ cực bắc, tận cùng ở cực Nam.
C Qua một điểm trong từ trường có thể vẽ đường nhiều đường sức.
D Từ trường đều là từ trường mà vector cảm ứng từ bằng nhau tại mọi điểm.
Câu 16. Chọn phương án đúng. Hai điểm M, N gần dòng điện thẳng dài mà khoảng cách từ M
đến dòng điện lớn gấp 2 lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Nếu gọi cảm ứng từ gây ra bởi
dọng điện đó tại M là BM , tại N là BN thì:
1 1
A BM = 2BN . B BM = BN . C BM = BN . D BM = 4BN .
2 4
Câu 17. Một vòng dây hình tròn bán kính R có dòng điện I chạy qua. Nếu cường độ dòng điện
trong vòng dây giảm đi 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây sẽ
√ √
A tăng 2 lần. B giảm 2 lần. C tăng 2 lần. D giảm 2 lần.
Câu 18. Chọn câu sai. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây có dòng điện đặt trong từ trường đều
tỉ lệ với
A chiều dài đoạn dây. B cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.
C cường độ dòng điện trong đoạn dây. D góc hợp bởi đoạn dây và đường sức.
Câu 19. Từ trường không tương tác với
A các điện tích đứng yên. B các điện tích chuyển động.
C nam châm đứng yên. D nam châm chuyển động.

 GV: Nguyễn Nhật Trường ™ THPT chuyên Quang Trung


 / Trang 3/3

Câu 20. Cho hai dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều
chạy qua thì hai dây dẫn
A hút nhau. B không tương tác. C đẩy nhau. D đều dao động.
Câu 21. Phát biểu nào dưới dây sai? Lực Lorentz
A không phụ thuộc vào hướng của từ trường.
B vuông góc với từ trường.
C vuông góc với vận tốc.
D phụ thuộc vào dấu của điện tích.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm
ứng.
B Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên
nhân đã sinh ra nó.
C Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện, thì trong mạch xuất hiện
suất điện động cảm ứng. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
D Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều với chiều từ
trường đã sinh ra nó.
Câu 23. Suất điện động cảm ứng là suất điện động
A sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
B sinh ra dòng điện trong mạch kín.
C được sinh ra bởi nguồn điện hoá học.
D được sinh ra bởi dòng điện cảm ứng.
Câu 24. Định luật Lenz là hệ quả của định luật bảo toàn
A động năng. B điện tích. C động lượng. D năng lượng.
Câu 25. Ứng dụng nào sau đây không phải liên quan đến dòng Fucô?
A Phanh điện từ.
B Lõi máy biến thế được ghép từ các là thép mỏng cách điện với nhau.
C Nấu chảy kim loại bằng cách để nó trong từ trường biến thiên.
D Đèn hình TV.
Câu 26. Dòn điện cảm ứng điện từ xuất hiện trong ống dây kín là do sự thay đổi
A chiều dài của ống dây. B từ thông qua ống dây.
C khối lượng của ống dây. D cả ba yếu tố trên.
Câu 27. Một mạch kín (C) không biến dạng đặt trong từ trường đều, trong trường hợp nào thì
trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng:
A Mạch chuyển động tịnh tiến.
B Mạch quay xung quanh trục vuông góc mặt phẳng (C).
C Mạch chuyển động trong mặt phẳng vuông góc với từ trường.
D Mạch chuyển động quay quanh trục nằm trong mặt phẳng (C).

 GV: Nguyễn Nhật Trường ™ THPT chuyên Quang Trung

You might also like