You are on page 1of 8

BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG 8. TỪ TRƯỜNG TĨNH


® ®
Câu 1: Gọi n là vector pháp tuyến đơn vị của yếu tố diện tích dS, B là vector cảm ứng từ tại đó, a là
® ®
góc giữa n và B . Biểu thức nào sau đây tính từ thông gửi qua yếu tố diện tích dS ?
A. dF m = B.dS
B. dF m = B.dS.sin a
® ®
C. dF m = B.dS. n
D. Fm = 0
Câu 2: Đại lượng nào sau đây có đơn vị là Webe (ký hiệu Wb)?
A. Từ thông
B. Cảm ứng từ
C. Cường độ từ trường
D. Điện thông
Câu 3: Đơn vị tesla (T) tương đương với
A. kg.m.s-1.C-1
B. kg.s-1.C-1
C. kg.s-1.m-1.C-1
D. kg.m-1.s.C-1
® ®
Câu 4: Vector cảm ứng từ B và vector cường độ từ trường H có mối quan hệ nào sau đây?
® ®
A. H = µµ 0 B
®
® B
B. H=
µµ 0
® ® 1
C. B.H =
µµ o
® ®
D. B.H = µµ 0
Câu 5: Trong hệ SI, đơn vị đo cường độ từ trường là:
A. Ampe trên mét vuông (A/m2)
B. Ampe trên mét (A/m)
C. Tesla (T)
D. Henry trêm mét (H/m)
Câu 6: Phát biểu nào sau đây SAI? Từ trường có ở xung quanh
A. các dòng điện.
B. các nam châm.
C. các điện tích điểm đứng yên.
D. các vật bị nhiễm từ.
Câu 7: Cho hai dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau, khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua
thì chúng sẽ
A. hút nhau.
B. đẩy nhau.
C. hút nhau rồi đẩy nhau.
D. dao động tự do.
Câu 8: Cho hai dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau, khi có hai dòng điện ngược chiều chạy qua
thì chúng sẽ
A. hút nhau.
B. đẩy nhau.
C. hút nhau rồi đẩy nhau.
D. dao động tự do.
Câu 9: Từ trường đều có các đường sức từ là các đường
A. thẳng.
B. tròn.
C. thẳng song song với nhau.
D. thẳng song song và cách đều nhau.
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây đúng về vector cảm ứng từ?
A. Vector cảm ứng từ vuông góc với đường sức từ.
B. Vector cảm ứng từ nằm theo hướng của đường sức từ.
C. Vector cảm ứng từ nằm theo hướng của lực từ.
D. Vector cảm ứng từ không có hướng xác định.
Câu 11: Chọn phát biểu SAI:
A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức.
B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường.
D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không phải của các đường sức từ biểu diễn từ trường sinh ra bởi dòng
điện chạy trong dây dẫn thẳng dài?
A. Các đường sức từ là các đường tròn đồng tâm.
B. Chiều các đường sức từ được xác định bởi quy tắc nắm bàn tay phải.
C. Mặt phẳng chứa các đường sức từ vuông góc với dây dẫn.
D. Chiều các đường sức từ không phụ thuộc chiều dòng điện.
Câu 13: Lực Lorentz là lực từ do từ trường tác dụng lên
A. đoạn dây dẫn mang dòng điện.
B. hạt mang điện chuyển động.
C. hạt mang điện đứng yên trong từ trường.
D. nam châm.
Câu 14: Tính chất cơ bản của từ trường là
A. tác dụng lực đẩy lên hạt mang điện đứng yên trong nó.
B. tác dụng lực từ lên hạt mang điện chuyển động trong nó.
C. làm biến đổi vật chất tồn tại xung quanh nó.
D. làm ion hóa môi trường và làm phát quang một số chất.
Câu 15: Một dây dẫn uốn thành đường tròn có dòng điện chạy qua, tại tâm đường tròn cảm ứng từ sẽ
giảm nếu:
A. Cường độ dòng điện tăng lên
B. Số vòng dây quấn tăng lên
C. Cường độ dòng điện giảm đi
D. Đường kính vòng dây giảm đi
Câu 16: Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn tròn mang dòng điện không phụ thuộc vào
A. bán kính dây dẫn.
B. bán kính vòng dây.
C. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.
D. môi trường xung quanh.
Câu 17: Lực tương tác nào sau đây không phải là lực từ?
A. Lực tương tác giữa một nam châm và một dòng điện
B. Lực tương tác giữa hai nam châm
C. Lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên
D. Lực tương tác giữa hai dòng điện
Câu 18: Độ lớn cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây thẳng dài không phụ thuộc vào
A. chiều dài ống dây.
B. đường kính ống.
C. số vòng của ống dây .
D. số vòng dây trên 1 mét chiều dài ống.
Câu 19: Cảm ứng từ bên trong một ống dây điện hình trụ, có độ lớn tăng lên khi
A. chiều dài hình trụ tăng lên.
B. đường kính hình trụ giảm đi.
C. số vòng dây quấn trên một đơn vị chiều dài (mật độ vòng dây) tăng lên.
D cường độ dòng điện giảm đi.
Câu 20: Chọn phát biểu đúng: Cảm ứng từ của một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài tại một điểm
M có độ lớn tăng lên khi:
A. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và ra xa dây
B. M dịch chuyển theo một đường sức từ
C. M dịch chuyển theo đường thẳng song song với dây
D. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và lại gần dây
®
Câu 21: Cường độ từ trường H trong lòng ống dây thẳng dài (soneloid) có đặc điểm nào sau đây?
A. Có phương vuông góc với trục ống dây
B. Thay đổi theo khoảng cách từ điểm khảo sát tới trục ống dây
C. Tỉ lệ nghịch với mật độ vòng dây
®
D. Là từ trường đều ( H không đổi về hướng và độ lớn)
Câu 22: Một electron bay vào từ trường đều theo hướng vuông góc với các đường cảm ứng từ. Bỏ qua
ảnh hưởng của trọng lực, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Quỹ đạo của electron là đường tròn.
B. Quỹ đạo của electron là đường xoắn ốc.
C. Động năng của electron tăng dần.
D. Vận tốc của electron tăng dần. ! !
!
Câu 23:! Trong 3 vector: Vận tốc hạt mang điện v , cảm ứng từ B , lực Lorentz F thì:
!
A. F! và v có thể kết hợp với nhau thành một góc tùy ý
!
B. B! và v! luôn vuông góc với nhau
C. B! và F luôn
! vuông góc với nhau
!
D. F , v và B luôn vuông góc với nhau từng đôi một.
Câu 24: Trong một từ trường đều có chiều từ trong ra ngoài, một điện tích dương chịu tác dụng lực
Lorentz có chiều từ trên xuống dưới. Điện tích sẽ chuyển động theo chiều
A. từ trong ra ngoài.
B. từ trên xuống dưới.
C. từ dưới lên trên.
D. từ trái qua phải.
Câu 25: Một điện tích chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực Lorentz, bán kính quỹ đạo của điện
tích không phụ thuộc vào
A. kích thước của điện tích.
B. vận tốc của điện tích.
C. khối lượng của điện tích.
D. độ lớn của điện tích.
Câu 26: Một điện tích q bay trong mặt phẳng vuông góc với các đường sức của một từ trường đều thì
A. động lượng của hạt được bảo toàn.
B. động năng của hạt được bảo toàn.
C. gia tốc của hạt được bảo toàn.
D. vận tốc của hạt được bảo toàn.
Câu 27: Chọn phát biểu đúng: Độ lớn cảm ứng từ tại tâm một dòng điện tròn
A. tỉ lệ với chiều dài đường tròn.
B. tỉ lệ với cường độ dòng điện.
C. tỉ lệ nghịch với diện tích hình tròn.
D. tỉ lệ với diện tích hình tròn.
Câu 28: Một electron bay vào trong từ trường đều, bỏ qua ảnh hưởng của trọng lực. Phát biểu nào sau
đây là đúng?
A. Quỹ đạo của electron luôn là đường tròn
B. Quỹ đạo của electron luôn là đường xoắn ốc
C. Động năng của electron sẽ tăng dần
D. Tốc độ của electron không đổi
Câu 29: Bắn một điện tích dọc theo chiều đường sức từ của từ trường đều thì
A. lực Lorentz khác 0 có chiều phụ thuộc vào .
B. lực Lorentz khác 0 và có chiều phụ thuộc vào dấu q.
C. lực Lorentz vuông góc cảm ứng từ .
D. lực Lorentz luôn bằng 0 dù điện tích dương hay âm.
Câu 30: Một điện tích chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực Lorentz, khi vận tốc của điện tích và
độ lớn cảm ứng từ cùng tăng 2 lần thì bán kính quỹ đạo của điện tích
A. tăng 4 lần.
B. tăng 2 lần.
C. không đổi.
D. giảm 2 lần.
Câu 31: Dòng điện thẳng dài có cường độ I = 0,5 A đặt trong không khí. Cảm ứng từ tại điểm N có độ
lớn B = 10-6 T. Khoảng cách từ N đến dòng điện là
A. 5 cm
B. 10 cm
C. 15 cm
D. 20 cm
Câu 32: Một điểm cách dây dẫn dài vô hạn mang dòng điện một đoạn 20 cm thì cảm ứng từ có độ lớn
1,2 µT. Tại điểm cách dây dẫn đó 60 cm thì cảm ứng từ có độ lớn là
A. 0,2 µT
B. 3,6 µT
C. 0,4 µT
D. 4,8 µT
Câu 33: Cảm ứng từ tại điểm cách một dòng điện thẳng dài vô hạn một đoạn 2 cm là 10-6 T . Dòng điện
trong dây dẫn có cường độ là
A. 0,01 A
B. 0,1 A
C. 1A
D. 10 A
Câu 34: Một dây dẫn thẳng dài đặt trong môi trường đồng chất, khi dòng điện qua dây có cường độ 10
A thì cảm ứng từ tại M là 0,04 T. Nếu cuờng độ dòng điện giảm còn 4 A thì cảm ứng từ tại điểm đó có
độ lớn là
A. 16 mT.
B. 1,6 T.
C. 1,6 mT.
D. 0,1 T.
Câu 35: Tại một điểm cách một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện 5 A có cảm ứng từ 0,4 µT.
Nếu cường độ dòng điện trong dây dẫn tăng thêm 10 A nữa thì cảm ứng từ tại điểm đó có giá trị là
A. 0,8 µT.
B. 1,2 µT.
C. 0,2 µT.
D. 1,6 µT.
Câu 36: Một khung dây tròn bán kính 10 cm, đặt trong không khí, trên đó quấn 100 vòng dây mảnh.
Cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là 1 A, cảm ứng từ tại tâm khung dây là
A. 6,28.10 – 4 T.
B. 500 T.
C. 5 T.
D. 2.10 – 4 T.
Câu 37: Một dây dẫn được uốn thành vòng tròn có bán kính 30 cm. Dòng điện chạy trong dây dẫn có
cường độ 3 A, cường độ từ trường tại tâm vòng dây có độ lớn bằng
A. 2 A/m.
B. 5 A/m.
C. 1 A/m.
D. 1,5 A/m.
Câu 38: Một dây dẫn tròn mang dòng điện 20 A, tâm vòng dây có cảm ứng từ 0,4π µT. Nếu dòng điện
qua vòng dây giảm 5 A so với ban đầu thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây là
A. 0,3π µT.
B. 0,5π µT.
C. 0,2π µT.
D. 0,6π µT.
Câu 39: Một ống dây dài 20 cm, có 1200 vòng được đặt trong không khí. Cảm ứng từ bên trong ống dây
có độ lớn B = 7,5.10-3 T. Cường độ dòng điện trong ống dây là
A. 1 A.
B. 2 A.
C. 0,5 A.
D. 1,5 A.
Câu 40: Một ống dây thẳng dài (solenoid) gồm N vòng, chiều dài 20 mm có dòng điện 10 A chạy qua,
cảm ứng từ trong lòng ống dây có độ lớn π/5 T. Số vòng dây N là
A. 1000 vòng.
B. 100 vòng.
C. 50 vòng.
D. 800 vòng.
Câu 41: Một dòng điện chạy trong ống dây dài có mật độ vòng dây là 4000 vòng/mét. Cường độ từ
tường tại một điểm trong lòng ống dây là 3200 A/m. Cường độ dòng điện qua ống dây có giá trị là
A. 0,4 A.
B. 0,8 A.
C. 1,0 A.
D. 1,2 A.
Câu 42: Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn, đặt cách nhau một khoảng a = 0,2 m, có 2 dòng điện
cùng chiều cường độ lần lượt là I1 = 5 A, I2 = 10 A chạy qua. Một đoạn dây có chiều dài l = 0,5 m của
dòng điện I2 sẽ chịu một lực từ có độ lớn bằng
A. 2,5.10-6 N.
B. 5.10-6 N.
C. 12,5.10-6 N.
D. 25.10-6 N.
Câu 43: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn, đặt cách nhau một khoảng 10 cm trong không khí, có dòng điện
I1 = I2 = 5 A cùng chiều chạy qua. Cường độ từ trường tại điểm M cách đều hai dây một đoạn 5 cm là
A. 0 A/m.
B. 31,8 A/m.
C. 3,18 A/m.
D. 200 A/m.
Câu 44: Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I = 20 A, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B =
5.10-3 T. Dây đặt vuông góc với vector cảm ứng từ và chịu lực từ là 10-3 N. Chiều dài đoạn dây dẫn là:
A. ! = 1 cm
B. ! =1m
C. ! = 10 cm
D. ! = 10 m
Câu 45: Đoạn dây dẫn thẳng dài 5 cm, được đặt trong từ trường đều B = 10-2 T theo phương hợp với
đường sức một góc 135o, có dòng I = 2 A chạy qua, sẽ chịu tác dụng một lực từ
A. F = 10-3 N.
B. F = 10-4 N.
C. F = 8,86.10-3 N.
D. F = 7,07.10-4 N.
Câu 46: Một đoạn dây dẫn thẳng dài 1 m mang dòng điện 10 A, đặt trong từ trường đều B = 0,1 T thì
chịu một lực từ 0,5 N. Góc lệch giữa cảm ứng từ và chiều dòng điện trong dây dẫn là
A. 900
B. 450
C. 600
D. 300
Câu 47: Một điện tích q = 10-6 C bay với vận tốc 104 m/s vào từ trường đều có độ lớn 0,5 T, theo phương
xiên một góc 30o so với các đường sức từ. Lực Lorentz tác dụng lên điện tích có độ lớn
A. 25 N.
B. 2,5 N.
C. 5 N.
D. 2,5 mN.
Câu 48: Một hạt mang điện tích 3,2.10-19 C bay vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với
!
cảm ứng B có độ lớn B = 0,5 T. Lúc lọt vào trong từ trường vận tốc của hạt là 106 m/s. Tính lực Lorentz
tác dụng lên hạt.
A. F = 3,2.10-13 N
B. F = 1,6.10-10 N
C. F = 1,6.10-13 N
D. F = 0,8.10-13 N
Câu 49: Một electron bay vào từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-3 T, theo phương vuông góc với đường
sức từ, bán kính quỹ đạo của electron là 0,4 m. (Biết me = 9,1.10-31 kg). Vận tốc của electron là
A. V =4.107 m/s.
B. V =7.107 m/s.
C. V =7.105 m/s.
D. V =4.105 m/s.
Câu 50: Một điện tích q = 3,2.10-19 C có khối lượng 2.10-27 kg bay vào trong từ trường đều có cường độ
B = 0,04 T với vận tốc v = 2.106 m/s theo phương vuông góc với từ trường. Đường kính quĩ đạo của điện
tích là
A. 31 mm.
B. 31 m.
C. 29 cm.
D. 31 cm.
Câu 51: Dòng điện 5 A chạy trong dây dẫn đặt trong từ trường có cảm ứng từ 10 T. Góc tạo bởi chiều
của dòng điện và chiều của từ trường bằng 60o . Nếu từ trường tác dụng lên dây dẫn một lực 20 N, thì
chiều dài của dây dẫn là
A. 0,52 m.
B. 0,64 m.
C. 0,46 m.
D. 0,82 m.
Câu 52: Một dây dẫn thẳng dài 20 cm có dòng điện 3 A chạy qua, chuyển động với vận tốc không đổi
10cm/s trong một từ trường đều với B = 1 T, theo phương vuông góc với đường sức từ trường. Tính công
của lực từ sau 15s. Biết rằng lực từ hướng theo chiều chuyển động.
A. 9J
B. -9 J
C. 0,9 J
D. -0,9 J
Câu 53: Khi hai dây dẫn song song dài vô hạn đặt cách nhau đoạn a, mang hai dòng điện cùng độ lớn I
và cùng chiều thì cảm ứng từ tại các điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách đều hai dây có
giá trị là
A. 0.
B. l0-7I/a.
C. 10-7I/4a.
D. 10-7I/2a.
Câu 54: Cho dòng điện I = 10 A chạy qua dây dẫn được uốn như
hình vẽ. Biết bán kính vòng tròn là 2 cm và hệ thống đặt trong không
khí. Cảm ứng từ tại tâm O của vòng tròn là
A. 2,14.10 – 4 T.
B. 3,14.10 – 4 T. I
–4
C. 10 T.
D. 4,14.10 – 4 T.
Câu 55: Một ống dây được cuốn bằng loại dây mà tiết diện có bán kính 0,5 mm sao cho các vòng dây
sát nhau. Khi có dòng điện 20 A chạy qua thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây là
A. 4 mT.
B. 8 mT.
C. 8π mT.
D. 4π mT.
Câu 56: Một sợi dây dẫn mảnh được gấp thành hình vuông, cạnh a = 4 cm, đặt trong chân không. Cho
dòng điện I = 10 A chạy qua sợi dây. Cảm ứng từ tại tâm hình vuông là
A. 0 T.
B. 2.10 – 4 T.
C. 2,83.10 – 4 T.
D. 11,3.10 – 4 T.
Câu 57: Hai dây dẫn dài song song cách nhau 20 cm, lực từ tác dụng lên 1 m chiều dài mỗi dây là 0,04
N. Tìm cường độ dòng điện qua mỗi dây, biết rằng I1 = 2I2.
A. I1 = 200 2A; I 2 = 100 2A
B. I1 = 30 5A; I 2 = 15 5A
C. I1 = 400 3A; I 2 = 200 3A
D. I1 = 40 5A; I 2 = 20 5A
Câu 58: Một điện tích bay vào một từ trường đều với vận tốc 2.105 m/s thì chịu một lực Lorentz có độ
lớn là 10 mN. Nếu điện tích đó giữ nguyên hướng và bay với vận tốc 5.105 m/s vào thì độ lớn lực Lorentz
tác dụng lên điện tích là
A. 25 mN.
B. 4 mN.
C. 5 mN.
D. 10 mN.
Câu 59: Một proton (m = 1,67.10 – 27 kg) bay vào từ trường đều B = 10 – 4 T, theo hướng vuông góc với
các đường sức từ. Nó vạch ra một đường tròn, bán kính 167 cm. Động năng của proton bằng
A. 4.10 – 16 J.
B. 8.10 – 16 J.
C. 16.10 – 16 J.
D. 2,14.10 – 19 J.
Câu 60: Một điểm cách dây dẫn dài vô hạn mang dòng điện một đoạn 30 cm thì cảm ứng từ có độ lớn
1,2 µT. Tại điểm cách dây dẫn đó một khoảng bao nhiêu thì cảm ứng từ có độ lớn là 3,6 µT?
A. 90 cm
B. 10 cm
C. 60 cm
D. 20 cm

…………………………………………………..@@@.............................................................................

You might also like