You are on page 1of 6

Chuyên đề 5: Từ trường – Lực từ

Câu 1.Nam châm không hút được vật làm bằng chất nào sau đây?
A. Sắt B. Côban. C. Thép. D. Đồng
Câu 2. Chọn câu đúng.
A. Tất cả các vật làm bằng vật liệu từ đều là nam châm.
B. Đặc tính quan trọng của nam châm là có thể hút được các vật nhẹ.
C. Với một nam châm, hai từ cực của nam châm luôn tồn tại và không thể tách rời nhau.
D. Nam châm có thể hút hoặc đẩy các vật làm bằng sắt hoặc thép.
Câu 3. Cho hình dưới đây là thanh nam châm N-S đang hút thanh
kim loại AB. Khả năng nào sau đây không thể xảy ra?
A. AB là nam châm, đầu A là cực Bắc.
B. AB là nam châm, đầu A là cực Nam.
C. AB là nam châm, đầu B là cực Bắc.
D. AB là thanh kim loại làm bằng vật liệu từ.
Câu 4. Người ta dùng la bàn để xác định phương hướng vì:
A. Từ cực Nam của Trái Đất gần với cực Bắc địa lí nên nó hút cực Bắc của kim nam châm của
la bàn về phía đó.
B. Xung quanh la bàn có từ trường rất mạnh.
C. Kim nam châm của la bàn rất nhẹ.
D. Trái Đất có hai cực địa lí là cực Bắc và cực Nam.
Câu 5. Đưa hai thanh kim loại lại gần nhau thấy chúng đẩy nhau. Thông tin nào sau đây là đúng?
A. Hai thanh đều không có từ tính.
B. Hai thanh đều là nam châm, các cực cùng tên ở gần nhau.
C. Hai thanh đều là nam châm, các cực khác tên ở gần nhau.
D. Một trong hai thanh không phải là nam châm.
Câu 6. Một thanh nam châm thẳng được cưa ra làm nhiều đoạn ngắn. Chúng sẽ trở thành
A. những nam châm nhỏ, mỗi nam châm nhỏ chỉ có một từ cực .
B. những thanh nam châm nhỏ, mỗi nam châm nhỏ có đầy đủ hai từ cực .
C. những thanh kim loại nhỏ không có từ tính.
D. những thanh hợp kim nhỏ không có từ tính.
Câu 7. Chọn câu đúng.
A. Hai nam châm đặt gần nhau thì tương tác từ với nhau: các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác
tên thì hút nhau
B. Khi đặt gần nhau, hai nam châm chỉ có thể hút nhau.
C. Khi đặt gần nhau, hai nam châm chỉ có thể đẩy nhau.
D. Các vật không làm từ các vật liệu từ thì chỉ bị nam châm tác dụng lực hút mà không bị nam
châm tác dụng lực đẩy.
Câu 8. Chọn câu đúng.
A. Nam châm nào cũng có hai cực: cực dương và cực âm.
B. Khi đặt các cực cùng tên của hai nam châm gần nhau thì chúng đẩy nhau.
C. Ta có thế tách hai cực của nam châm ra khỏi nhau bằng cách cưa nam châm làm đôi.
D. Nam châm có thê hút tất cả các vật bằng kim loại.
Câu 9. Đặt một số kim nam châm tự do trên một đường sức từ của một thanh nam châm thẳng. Các
kim nam châm sẽ định hướng sao cho:
A. Chúng nằm song song nhau.
B. Chúng nằm song song với thanh nam châm.
C. Trục của các kim nam châm tiếp xúc với đường sức từ tại điểm đặt của nam châm.
D. Cực Bắc luôn chr về hướng Bắc địa lí
Câu 10. Cho hình dưới đây là một thanh nam châm và các điểm
(1), (2), (3) và (4). Lực hút của thanh nam châm lên chiếc đinh sắt
sẽ mạnh nhất nếu đặt đinh sắt tại:
A.Vị trí (1). B.Vị trí (2) và (3).
C.Vị trí (4). D.Vị trí (1), (2) và (3).
Câu 11. Chọn câu đúng.
A. Từ trường có ở xung quanh nam châm, xung quanh dây dẫn có dòng điện và xung quanh
Trái Đất.
B. Từ trường của Trái Đất chỉ có thể tác dụng lên kim nam châm mà không tác dụng được lên
thanh nam châm vì thanh nam châm nặng hơn rất nhiều so với kim nam châm.
C. Dạng từ phổ của nam châm hình chữ U và dạng từ phổ của ống dây có dòng điện là hoàn
toàn giống nhau.
D. Theo quy ước thì chỗ nào đường sức từ vẽ đậm thì chỗ đó có từ trường mạnh
Câu 12. Khi đặt trong từ trường, những vật nào sau đây có khả năng bị nhiễm từ mạnh?
A. Tất cả mọi vật.
B. Chỉ các vật làm từ sắt và thép.
C. Các vật làm từ vật liệu từ như sắt, thép, niken, côban ...
D. Các vật làm bằng kim loại.
Câu 13. Đưa một kim nam châm (đặt tự do trên trục thẳng đứng) đến các vị trí khác nhau xung quanh
ống dây có dòng điện chạy qua thì kim nam châm sẽ:
A. Luôn chỉ hướng Bắc - Nam.
B. Luôn nằm ở vị trí song song với trục ống dây dẫn.
C. Nằm ở vị trí sao cho đường sức từ của ống dây đi qua kim nam châm có hướng đi ra từ cực
Bắc của kim nam châm.
D. Luôn hướng cực Bắc vào đầu ống dây phía gần nó.
Câu 14. Trong các câu sau đây, câu nào sai?
A.Xung quanh nam châm và xung quanh các dây dẫn có dòng điện luôn có từ trường.
B. Nhờ có từ trường mà các nam châm tương tác được với nhau.
C. Từ trường có thể tác dụng lên các vật bằng kim loại.
D. Sở dĩ xung quanh Trái Đất có từ trường là do Trái Đất có hai từ cực Bắc và Nam.
Câu 15. Khi đặt trong từ trường, đoạn dây dẫn chỉ chịu tác dụng của lực từ nếu:
A. Các hạt mang điện trong dây dẫn là các electron tự do.
B. Trong dây dẫn có dòng điện chạy qua và dây dẫn không song song với các đường sức từ.
C. Dây dẫn đó có điện trở rất nhỏ.
D. Dây dẫn đó nằm song song với các đường sức từ.
Câu 16. Nam châm có thể tác dụng lực từ lên dây dẫn có dòng điện chạy qua trong trường hợp nào
sau đây?
A. Dây dẫn có dạng thẳng.
B. Dày dẫn uốn thành hình chữ nhật,
C. Dây dẫn uốn thành ống dây.
D. Cả ba trường hợp A, B và C.
Câu 17. Một kim nam châm được đặt tự do trên trục thẳng đứng. Đưa nó đến các vị trí khác nhau
xung quanh dây dẫn có dòng điện. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm.
A. Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc.
B. Kim nam châm luôn chỉ hướng Nam- Bắc.
C. Kim nam châm không thay đổi hướng.
D. Kim nam châm mất từ tính.
Câu 18. Nếu có một kim nam châm và một trục nhọn thẳng đứng, thì em làm cách nào để phát hiện
ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không? Chọn phương án đúng trong các phương án sau.
A. Đưa kim nam châm lên trục nhọn rồi đặt ra xa dây dẫn AB.
B. Đưa kim nam châm đặt trên trục nhọn rồi đặt lại gần dây dẫn AB xem nó có bị lệch khỏi
hướng ban đầu không.
C. Đặt dây dẫn vuông góc với kim nam châm xem kim nam châm có bị lệch không.
D. Chỉ đưa trục nhọn đến gần dây dẫn xem trục nhọn có bị phóng điện không.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện gây ra từ trường.
B. Các hạt mang điện tích tạo ra từ trường.
C. Các vật nhiễm điện tạo ra từ trường.
D. Các dây dẫn tạo ra từ trường.
Câu 21. Trong các câu sau đây, câu nào sai?
A. Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.
B. Các nam châm có hình dạng khác nhau thì hình ảnh từ phổ của chúng cũng khác nhau.
C. Hình ảnh của từ phổ của một nam châm cho ta biết dạng của đường sức từ của nam châm
đó.
D. Để thu được hình ảnh của từ phổ, người ta dùng phương pháp chụp ảnh bằng máy ảnh.
Câu 22. Chọn câu đúng.
A. Để thu được từ phổ của một nam châm, người ta rắc mạt sắt lên một tấm nhựa trong, phẳng
rồi đặt lên trên thanh nam châm sau đó gõ nhẹ tấm bìa cho các mạt sắt tự sắp xếp hình dạng
của nó.
B. Từ phổ không chỉ cho biết dạng của các đường sức từ mà còn cho biết cả chiều của các
đường sức từ.
C. Từ phổ của thanh nam châm thẳng và nam châm hình chữ U có dạng giống hệt nhau.
D. Các câu A, B và C đều đúng.
Câu 23. Quy ước nào sau đây là sai khi nói về đường sức từ của một từ trường?
A. Các đường sức từ phải song song và có cùng một chiều nhất định.
B. Nơi nào từ trường mạnh thì vẽ đường sức từ dày, còn nơi nào từ trường yếu thì vẽ đường
sức từ thưa hơn.
C. Các đường sức từ không cắt nhau.
D. Các đường sức từ phải có mũi tên chí hướng kèm theo.
Câu 24. Đối với từ trường của thanh nam châm thẳng, các đường sức từ có đặc điểm nào sau đây?
A. Không cắt nhau.
B. Có phương song song với thanh nam châm và chiều hướng từ cực Bắc đến cực Nam.
C. Có phương song song và cách đều nhau.
D. Có chiều đi ra từ cực Nam và đi vào cực Bắc của nam châm.
Câu 25. Cho hình dưới đây là một kim nam châm thử định hướng
trong từ trường của thanh nam châm N-S. Thông tin nào sau đây là
sai?
A. Đầu a của kim nam châm là cực Bắc.
B. Đầu b của kim nam châm là cực Bắc.
C. Đường sức từ của nam châm N-S qua kim nam châm có
chiều đi ra từ cực Bắc của kim nam châm.
D. Các đường sức từ của nam châm N-S đều đi vào cực Nam
của nam châm này.
Câu 26. Đặt một ống dây có dòng điện chạy qua gần một nam châm
như hình hình dưới đây thì thấy nam châm bị hút về phía ống dây.
Thông tin nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện trong ống dây chạy từ A sang B.
B. Dòng điện trong ống dây chạy từ B sang A.
C. Mặt ống dây gần với nam châm tương ứng với từ cực Nam
D. Trong lòng ống dây, các đường sức từ có chiều hướng từ
trái sang phải.

Câu 27. Quan sát hình bên dưới. Khi đóng công tắc K để dòng điện
chạy qua ống dây thì:
A. Đầu A của ống dây là cực Bắc.
B. Các đường sức từ ở bên ngoài ống dây có chiều đi vào đầu
B của ống dây.
C. Nam châm sẽ bị ống dây đẩy ra xa.
D. Đường sức từ trong lòng ống dây có chiều từ A sang B.
Câu 28. Trên hình bên dưới có vẽ một số nam châm định hướng
trong từ trường của một ống dây có dòng điện chạy qua. Cách vẽ sự
định hướng của nam châm nào là sai?
A. Chỉ (3) và (4). B. Chỉ (1) và (2).
C. (1), (2), (5) và (6). D. Chỉ (1), (2) và (6).
Câu 29. Khi đặt hai từ cực cùng tên của hai nam châm lại gần nhau thì các đường sức từ sẽ có thay
đổi gì?
A. Các đường sức từ của một trong hai nam châm bị biến dạng.
B. Các đường sức từ của cả hai từ cực này vẫn bình thường.
C. Các đường sức từ của hai từ cực này đi vào nhau.
D. Các đường sức từ của hai từ cực này bị biến dạng không phụ thuộc vào từng loại nam châm.
Câu 30. Khi để hai từ cực khác tên của hai nam châm lại gần nhau thì các đường sức từ sẽ có thay
đổi gì?
A. Không có thay đổi gì so với bình thường.
B. Các đường sức từ tuân theo vào nam - ra bắc, tạo thành một cặp từ cực mới .
C. Các đường sức từ tác dụng lên nhau làm chúng tẽ ra các hướng khác.
D. Các đường sức từ có thay đổi hình dạng hay không phụ thuộc vào các nam châm khác nhau.
Câu 31. Từ phổ ở bên ngoài ống dây có dạng giống với từ phổ của
A. Thanh nam châm thẳng.
B. Hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau.
C. Nam châm hình chữ U.
D. Hai nam châm hình chữ U đặt gần nhau.

Câu 33. Với một ống dây có chiều dài đủ lớn, khi có dòng điện chạy qua thì các đường sức từ trong
lòng ống dây có dạng là:
A. Những vòng tròn cách đều nhau.
B. Những đường thẳng song song với trục ống dây và cách đều nhau.
C. Những đường cong giống như đường sức từ bên ngoài thanh nam châm thẳng.
D. Những đường thẳng song song và vuông góc với trục ống dây.
Câu 34. Khi sử dụng qui tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong ống dây, thì chiều
của đường sức từ là chiều
A. xuyên vào lòng bàn tay.
B. từ cổ tay đến ngón tay.
C. của ngón tay cái.
D. của 4 ngón tay.
Câu 35. Quan sát hình bên dưới. Khi đóng công tắc K để dòng điện
chạy qua ống dây thì:
A. Đầu A của ống dây là cực Bắc.
B. Các đường sức từ ở bên ngoài ống dây có chiều đi vào đầu
B của ống dây.
C. Nam châm sẽ bị ống dây đẩy ra xa.
D. Đường sức từ trong lòng ống dây có chiều từ A sang B.
Câu 36. Nam châm điện có đặc điểm nào sau đây?
A. Có thể tăng từ tính bằng cách tăng cường độ dòng điện qua cuộn dây của nam châm điện.
B. Có thể thay đổi tên từ cực bằng cách đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây.
C. Có thể làm mất từ tính bằng cách ngắt dòng điện trong cuộn dây của nam châm.
D. Các đặc điểm A, B và C đều đúng.
Câu 37. Đối với từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua, các đường sức từ có đặc điểm nào sau
đây?
A. Không cắt nhau.
B. Có phương song song với trục ống dây.
C. Luôn cách đều nhau.
D. Trong lòng ống dây chỉ có một đường sức từ đi qua.\
Câu 38. Hình bên vẽ một thanh nam châm thẳng treo gần một ống dây có
dòng điện. Khi đóng khóa K hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Nam châm bị lệch sang trái.
B. Nam châm bị lệch sang phải.
C. Lò xo bị nén lại.
D. Lò xo bị dãn ra.

Câu 39. Quấn hai ống dây (1) và (2) trên cùng một lõi như hình minh
họa bên dưới, ở giữa có treo một thanh nam châm thẳng. Khi cho dòng
điện chạy qua hai ống dây theo chiều từ A đến B thì:
A. Đầu A và đầu E của các ống dây (1) và (2) là các từ cực Bắc
B. Đầu D và đầu F của các ống dây (1) và (2) là các từ cực Nam.
C. Thanh nam châm nằm vuông góc với trục của ống dây như
vị trí trên hình vẽ.
D. Thanh nam châm nằm dọc theo trục của ống dây, cực Nam
quay về phía đầu C.
Câu 40. Đặt hai ống dây gần nhau như hình dưới đây. Khi đóng cả hai
khóa K1 và K2 thì:
A. Hai ống dây sẽ đẩy nhau.
B. Đường sức từ trong lòng hai ống dây ngược chiều nhau.
C. Đầu A và đầu D đều là cực Nam của các ống dây.
D. Đầu B của ống dây thứ nhất là cực Bắc, đầu C của ống dây
thứ hai là cực Nam.

Câu 41. Nam châm điện không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có thể tăng từ tính bằng cách tăng cường độ dòng điện qua cuộn dây của nam châm điện.
B. Có thể duy trì từ tính của lõi sắt khi dòng điện bị ngắt đi.
C. Có thể thay đổi tên từ cực bằng cách đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây.
D. Có thể giảm từ tính bằng cách giảm số vòng của cuộn dây.
Câu 42. Để tăng từ tính của một nam châm điện, ta thường dùng biện pháp:
A. Thay lõi sắt bằng một lõi thép.
B. Thay lõi sắt bằng một nam châm vĩnh cửu.
C. Tăng cường độ dòng điện chạy qua nam châm điện
D. Làm lõi sắt từ những lá thép có pha silic rồi ghép lại với nhau.
Câu 43. Một nam châm điện được sử dụng với dòng điện xoay chiều như hình dưới đây. Thông tin
nào sau đây là sai?
A. Các cực của nam châm điện luân phiên thay đổi tên (Nam - Bắc).
B. Đinh sắt luân phiên bị hút và đẩy.
C. Dòng điện chạy qua cuộn dây của nam châm luân phiên đổi chiều.
D. Dòng diện qua cuộn dây của nam châm điện gây ra tác dụng từ.
Câu 44. Dựa vào quy tắc bàn tay trái, có thể kết luận khi một đoạn dây dẫn mang dòng điện chịu tác
dụng của lực từ thì:
A. Lực từ luôn vuông góc với đoạn dây dẫn đó.
B. Lực từ luôn vuông góc với đường sức từ.
C. Dây dẫn phải vuông góc với các đường sức từ.
D. Lực từ, phương dây dẫn và phương của đường sức từ luôn vuông góc nhau từng đôi một.
Câu 45. Lõi của nam châm điện thường được làm bằng:
A. Sắt non. B. Thép. C. Đồng. D. Chì.
Câu 46. Trong thí nghiệm tạo từ phổ của thanh nam châm thẳng, các mạt sắt không bị hút dính vào
nam châm là do:
A. Các mạt sắt có khối lượng rất nhỏ.
B. Các mạt sắt bị nhiễm từ và trở thành những nam châm nhỏ.
C. Các mạt sắt bị nhiễm từ rất yếu.
D. Các mạt sắt không bị nhiễm từ.
Câu 47. Để thay đổi các từ cực của một nam châm điện, ta chỉ cần thay đổi:
A. Chiều dòng điện qua cuộn dây. B. Cường độ dòng điện qua cuộn dây.
C. Chiều của lõi sắt bên trong cuộn dây. D. Kích thước của cuộn dây.
Câu 48. Đặc điểm nào sau đây đúng với sự nhiễm từ của thép khi đặt lõi thép trong lòng ống dây có
dòng điện chạy qua?
A. Mất từ tính nhanh ngay sau khi đưa ra khỏi ông dây.
B. Hầu như bị nhiễm từ rất ít.
C. Duy trì được từ tính rất lâu sau khi đưa ra khỏi ống dây.
D. Chỉ bị nhiễm từ ở hai đầu.
Câu 49. Đặc điểm nào sau đây đúng với sự nhiễm từ của lõi sắt non đặt trong lòng ống dây có dòng
điện chạy qua?
A. Nhiễm từ mạnh, nhưng không duy trì được từ tính sau khi đưa ra khỏi ống dây.
B. Nhiễm từ yếu, nhưng duy trì được từ tính rất lâu sau khi đưa ra khỏi ống dây.
C. Chỉ bị nhiễm từ mạnh ở hai đầu của lõi.
D. Chỉ bị nhiễm từ mạnh ở phần giữa của lõi
Câu 50. Bốn nam châm điện cùng kích thước, có số vòng dây n và cường độ dòng điện I chạy qua
ống dây có độ lớn:
Nam châm I: n = 500vòng, I = 2A Nam châm II: n = 200vòng, I = 2.5A.
Nam châm III: n = 500vòng, I = 4A. Nam châm IV: n = 400vòng, I = 2,5A.
Nam châm điện có lực từ mạnh nhất là
A. nam châm I. B. nam châm II. C. nam châm III. D. nam châm IV.
Câu 51.Trong loa điện, khi cường độ dòng điện chạy qua ống dây thay đổi, ống dây sẽ
A. quay theo khe hở giữa hai từ cực của nam châm.
B. dao động dọc theo khe hở giữa hai từ cực của nam châm.
C. chuyển động thẳng đều giữa hai từ cực của nam châm.
D. đứng yên trong khe hở giữa hai từ cực của nam châm.

You might also like