You are on page 1of 2

NAM CHÂM

Câu 1: Chọn các phát biểu sai.

a) Nam châm hình trụ chỉ có một cực. b) Các cực cùng tên thì đẩy nhau.

c) Thanh nam châm khi để tự do luôn chỉ hướng bắc – nam. d) Cao su là vật liệu có từ tính.

e) Kim la bàn luôn chỉ hướng Mặt Trời mọc và lặn.

Câu 2: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

a) Nam châm có nhiều dạng khác nhau nhưng mỗi nam châm đều có (1) … cực.

b) Vật liệu có tương tác từ với nam châm được gọi là vật liệu có (2) …

c) Cao su, giấy, vải là các vật liệu (3) … từ tính.

d) Sắt, thép, cobalt, nickel là các vật liệu (4) … từ tính.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?

A. Mọi nam châm luôn có hai cực. B. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực.

C. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.

D.Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn cực Nam nên kim nam châm luôn chỉ hướng bắc.

Câu 4: Khi đưa nam châm lại gần một chiếc áo, ta thấy chiếc áo bị hút. Hãy chỉ ra các chi tiết nào trên áo có thể
có tương tác với nam châm.

Câu 5: Hãy nêu hai tính chất đặc trưng của một thanh nam châm.

Câu 6: Hai thanh A, B gồm một thanh nam châm và một thanh sắt có hình dạng giống nhau. Thanh nam châm
có cực từ ở hai đầu thanh. Khi đặt A và B ở các vị trí như Hình a thì chúng không hút nhau còn khi đặt như
Hình b thì chúng hút nhau. Hãy cho biết thanh nào là thanh nam châm và giải thích vì sao.
Câu 7: Cho các vật làm bằng các vật liệu khác nhau trong bảng dưới đây. Khi đưa một thanh nam châm lại gần
thì vật nào bị nam châm hút?

Câu 8: Một thanh nam châm cũ, bị tróc hết lớp vỏ sơn nên bị mất dấu các cực. Làm thế nào xác định các từ cực
của thanh nam châm này?

Câu 9: Để nam châm giữ được từ tính lâu dài, chúng ta phải bảo quản nam châm như thế nào?

Câu 10: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì

A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam. B. cả hai nửa đều mất từ tính.

C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam.

D. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên.

Câu 11: Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì

A. Trái Đất hút mọi vật về phía nó. B. kim của la bàn đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam.

C. Trái Đất có Bắc cực và Nam cực. D. ở Trái Đất có nhiều quặng sắt.

Câu 12: Trên hình có vẽ hai từ cực A, B của hai nam châm thẳng và các đường sức từ
của chúng. A là cực Bắc của thanh nam châm bên trái. Hãy cho biết B là cực nào của
thanh nam châm bên phải? Hãy vẽ các mũi tên chỉ chiều của các đường sức từ.

Câu 13: Hình vẽ cho biết một số đường sức từ của thanh nam châm thẳng. Hãy dùng
mũi tên chỉ chiều đường sức từ tại các điểm C, D, E và ghi tên các cực từ của nam châm.

You might also like