You are on page 1of 2

QUY TẮC NẮM TAY PHẢI

A. LÍ THUYẾT
- Đường sức từ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua là những đường cong khép kín, bên trong lòng ống
dây đường sức từ là những đường thẳng song song, cách đều nhau.
- Ống dây có dòng điện chạy qua được xem như là một nam châm. Hai đầu của nó cũng là hai cực từ: Đầu ống
dây có các đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu có các đường sức từ đi vào là cực Nam.

- Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua
các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP


Ví dụ 1: Liên thực hành một thí nghiệm về từ trường. Thí nghiệm mà Liên thực hiện được mô tả như hình vẽ.
Khi cho một dòng điện một chiều chạy qua ống dây, bạn Liên thấy kim nam châm bị đẩy ra xa B. Dòng điện đi
qua ống dây có chiều như thế nào?

Ví dụ 2: Trong hình vẽ sau, cực nào của kim nam châm hướng về đầu B của cuộn dây?
Ví dụ 3: Hai ống dây có dòng điện chạy qua được treo cạnh nhau như hình vẽ. Hai đầu A và B của hai ống dây
hút nhau hay đẩy nhau?

Ví dụ 4: Khi K mở kim nam châm thử định hướng như hình vẽ. Khi K đóng kim nam châm sẽ như thế nào?
Minh họa bằng hình vẽ.

Ví dụ 5: Trong hình vẽ sau có một kim nam châm bị vẽ sai chiều. Hãy chỉ ra đó là kim nam châm nào và vẽ lại
cho đúng. Dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.

Ví dụ 6: Dùng quy tắc nắm tay phải xác định tên các cực từ của ống dây trong hình vẽ sau:

You might also like