You are on page 1of 8

LƯU Ý

Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ Tổ Lý Hóa 1) Tiết đầu tiên tuần sau trả bài câu
1,2,3,4 và kiểm tra bài tập 1,2 trang 4, 5.
2) Tiết thứ 2 tuần sau kiểm tra 1 tiết nội
Họ và tên:………………………………………… Lớp:……… dung trên.
3) Đây là đề cương ôn thi HK2 nên HS

NỘI DUNG ÔN TẬP HKII – VẬT LÝ 9 có thể ôn tập HK2 ngay từ bây giờ.

1. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín? Cấu tạo và hoạt động của máy
phát điện xoay chiều? Cách làm quay máy phát điện xoay chiều?
 Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện
cuộn dây dẫn kín thay đổi (tăng hoặc giảm).
 Cấu tạo máy phát điện: Gồm 2 bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong 2 bộ phận này
quay gọi là rôto, bộ phận đứng yên gọi là stato.
 Hoạt động máy phát điện: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi cho nam châm hoặc cuộn dây quay
thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây dẫn kín thay đổi nên xuất hiện dòng điện xoay chiều
trong cuộn dây dẫn kín.
 Cách làm quay máy phát điện: dùng tua-bin nước (thủy điện), dùng cách quạt gió (phong điện), dùng
động cơ nổ (nhiệt điện), …
2. Kể tên các tác dụng của dòng điện xoay chiều và ứng dụng của chúng. Tác dụng nào phụ thuộc
vào chiều dòng điện?
 Dòng điện xoay chiều có các tác dụng nhiệt ( làm nóng bàn ủi, nồi cơm điện…), tác dụng quang ( làm
sáng đèn LED, đèn huỳnh quang…), tác dụng từ (chuông báo động, rơle điện từ…), tác dụng sinh lý
(sốc điện khi cấp cứu, châm cứu điện…)
 Tác dụng từ phụ thuộc vào chiều dòng điện: Lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
3. Vì sao cần phải truyền tải điện năng đi xa? Truyền tải điện năng đi xa lại bị hao phí năng lượng do
hiện tượng gì? Viết công thức tính công suất hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt. Cách để làm giảm
hao phí trên đường dây tải điện?
 Vì các nhà máy điện thường ở xa nơi tiêu thụ nên cần phải truyền tải điện năng đi xa đến nơi tiêu thụ.
Tuy nhiên khi truyền tải điện năng đi xa sẽ có 1 phần năng lượng bị hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên
dây dẫn.
 Công thức:
Php: công suất hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt (đơn vị W)
R: điện trở dây tải điện (Ω)
P: công suất điện cần truyền tải (W)
U: hiệu điện thế hai đầu dây tải điện (V)
 Có 2 cách làm giảm hao phí do tỏa nhiệt:
Cách 1: Giảm điện trở R của dây tải điện bằng cách tăng tiết diện S của dây => Cách này tốn kém nên
không khả thi.
Cách 2: Tăng hiệu điện thế U ở đầu đường dây tải điện bằng máy tăng thế => Đây là cách tốt nhất. Ví
dụ: tăng hiệu điện thế U lên 5 lần thì U2 tăng 52=25 lần, công suất hao phí Php giảm 25 lần.
4. Nêu cấu tạo và hoạt động của máy biến thế. Viết công thức máy biến thế. Lắp đặt máy biến thế
trên đường dây tải điện như thế nào?
Đặt hiệu điện thế một chiều vào hai đầu cuộn sơ cấp thì giữa hai đầu cuộn thứ cấp có xuất hiện
hiệu điện thế không? (Có thể dùng hiệu điện thế một chiều để vận hành máy biến thế hay không?)

1
 Cấu tạo máy biến thế: gồm hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau. Một lõi sắt
có pha silic chung cho cả hai cuộn dây. Cuộn dây mắc với nguồn điện xoay chiều là cuộn sơ cấp. Cuộn
dây mắc với thiết bị tiêu thụ điện là cuộn thứ cấp.
 Hoạt động máy biếnTrênthế: Dựa
bước trên thành
đường hiện tượng cảm ứng
công không điện
có dấu từ. của
chân Khikẻđặt một
lười hiệu điện thế xoay chiều vào
biếng.
2 đầu cuộn sơ cấp thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây thứ cấp thay đổi nên xuất hiện một
hiệu điện thế xoay chiều ở 2 đầu cuộn dây thứ cấp.

Công thức: U1: hiệu điện thế 2 đầu cuộn sơ cấp (đơn vị: V)
U2: hiệu điện thế 2 đầu cuộn thứ cấp (đơn vị: V)
n1: Số vòng dây của cuộn dây sơ cấp (đơn vị: vòng)
n2: Số vòng dây của cuộn dây thứ cấp (đơn vị: vòng)
Khi U2 > U1 ( hay n2 > n1) : Máy tăng thế.
Khi U2 < U1 ( hay n2 < n1) : Máy hạ thế.
 Cách lắp đặt máy biến thế trên đường dây tải điện: lắp máy tăng thế ở nhà máy điện và lắp máy giảm thế
ở nơi tiêu thụ.
 Không thể dùng hiệu điện thế một chiều để vận hành máy biến thế được vì khi đặt hiệu điện thế một
chiều vào hai đầu cuộn sơ cấp thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây thứ cấp không thay đổi
nên không xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều ở 2 đầu cuộn dây thứ cấp.
5. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ trong trường hợp
tia sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại (vẽ hình minh họa)
 Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại

N S N
S
Không Nước, thủy
khí tinh, dầu,….

i i
P Q P Q
I I
r r
l
l
Không
Nước, thủy khí
tinh, dầu,….
K
N’ K N’
Hình 5a Hình 5b

mặt phân cách giữa 2 môi trường gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
 Khi tia sáng truyền từ không khí sang môi trường trong suốt khác (nước, thủy tinh, …) thì tia khúc xạ
nằm trong mặt phẳng tới và góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i. (hình 5a)

 Khi tia sáng truyền từ môi trường trong suốt khác (nước, thủy tinh, …) sang không khí thì thì tia khúc xạ
nằm trong mặt phẳng tới và góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i. (hình 5b)
6. Hình dạng của thấu kính hội tụ? Nêu đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ
(Vẽ hình minh họa)
 Hình dạng: Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa. S (2)

(1) F’
 3 tia sáng đặc biệt của TKHT:
∆ F (3) O
2 S’
Tia tới (1) qua quang tâm O thì tia ló tiếp tục truyền thẳng.
Tia tới (2) song song trục chính ∆ thì tia ló đi qua tiêu điểm F’.
Tia tới (3) đi qua tiêu điểm F thì tia ló song song trục chính ∆.

7. Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ (Vẽ hình minh họa). Nêu các ứng dụng của
nó. Đường tuy gần không đi không bao giờ đến, việc tuy nhỏ không làm chẳng bao giờ nên (Tuân Tử)
 Vật đặt ngoài tiêu cự OF của TKHT (OA>OF): cho ảnh thật, ngược chiều với vật (Hình 7a).

I I

∆ ∆ ’
F ’ F

Hình 7a Hình 7b
 Vật đặt trong tiêu cự OF của TKHT: cho ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn
vật (Hình 7b).
 Ứng dụng: TKHT dùng làm kính lúp, kính lão, vật kính máy ảnh…
S
F
8. Nêu hình dạng của thấu kính phân kỳ. Nêu đường truyền của 2 tia 
F’ O
sáng đặc biệt qua thấu kính phân kỳ (Vẽ hình minh họa).
Hình dạng: Thấu kính phân kỳ có phần rìa dày hơn phần giữa.
 Tia tới (1) quang tâm O thì tia ló tiếp tục truyền thẳng.
Tia tới (2) song song trục chính ∆ thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F’.
9. Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ (Vẽ hình minh họa). Nêu ứng dụng của
thấu kính phân kỳ. Cách nhận biết TKHT, TKPK?
 Vật sáng đặt tại mọi vị trí trước thấu kính phân kỳ đều cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. Ảnh này
luôn nằm trong khoảng tiêu cự OF’ của thấu kính.
Ứng dụng: dùng làm kính cận. B
 Cách nhận biết loại thấu kính: B’ I
Dựa vào hình dạng: Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
Dựa vào tính chất ảnh:
Ảnh thật ngược chiều với vật => TKHT (hình 7a câu 7)  F’ A A’ O F
hoặc ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật => TKHT (hình 7b câu 7)
Dựa vào hình dạng: Thấu kính phân kỳ có phần rìa dày hơn phần giữa.
Dựa vào tính chất ảnh: ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật => TKPK (hình câu 9) Hình 8
10. Nêu cấu tạo của máy ảnh. Trình bày đặc điểm của ảnh tạo bởi máy ảnh.
 Cấu tạo: Gồm vật kính và phim. Vật kính là thấu kính hội tụ dùng để tạo ảnh, phim dùng để hứng ảnh.
 Ảnh trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
11. Nêu cấu tạo của mắt. So sánh cấu tạo của mắt và máy ảnh. Sự điều tiết của mắt là gì? Điểm cực
cận và điểm cực viễn của mắt là gì?
 Cấu tạo: Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ và màng lưới. Thể thủy tinh là thấu kính hội tụ dùng để
tạo ảnh, màng lưới dùng để hứng ảnh.
3
 Thể thủy tinh tương tự như vật kính máy ảnh, đều là TKHT dùng để tạo ảnh. Màng lưới tương tự như
phim, đều dùng để hứng ảnh.
 Khi quan sát các vật ở gần và ở xa thì cơ vòng đỡ thể tinh phải co hoặc dãn giúp ảnh hiện rõ trên màng
lưới, quá trình này gọi là sự điều tiết của mắt.
 Điểm cực cận Cc là điểm gần mắt nhất mà khi có một vật đặt ở đó, mắt có thể nhìn rõ được. Mắt người
bình thường có điểm cực cận Cc cách mắt 25cm.
Bộ lông làm đẹp con công , học vấn làm đẹp con người (Ngạn ngữ Nga)
Điểm cực viễn CV là điểm xa mắt nhất mà khi có một vật đặt ở đó, mắt có thể nhìn rõ được. Mắt người
bình thường có điểm cực viễn CV ở xa vô cùng.

OCv: Khoảng cực viễn


Cv Cc O: Mắt

CcCV Khoảng nhìn rõ OCc Khoảng cực cận

12. Nêu đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách khắc phục. Nêu một số biện pháp để hạn chế mắt bị tật
khúc xạ.
 Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. (Đọc sách phải đặt sách sát mắt,
nhìn lên bảng thấy mờ, nhìn không rõ những vật ở ngoài sân…) Điểm cực viễn C v của mắt cận gần mắt
hơn so với người bình thường.
 Cách khắc phục: Đeo kính cận là thấu kính phân kỳ để có thể nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận thích
hợp có tiêu điểm F’ trùng với điểm cực viễn (F’ ≡ Cv) của mắt.
 Mắt lão là mắt của người già. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần (Đọc
sách phải đặt sách xa mắt). Điểm cực cận Cc của mắt lão nằm xa mắt hơn mắt bình thường.
 Cách khắc phục: Đeo kính lão là thấu kính hội tụ để có thể nhìn rõ những vật ở gần.
 Một số biện pháp để hạn chế mắt bị tật khúc xạ: Không đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng và khi
nằm, khi đi tàu xe. Khi xem TV, chơi điện tử không ngồi quá gần và không quá 60 phút mỗi lần. Khi học
bài phải ngồi đúng tư thế, cứ 1giờ phải nghỉ ngơi 10 phút…
13. Kính lúp là gì? Số bội giác là gì? Viết công thức tính số bội giác? Ý nghĩa số bội giác? Cách quan
sát một vật bằng kính lúp?
 Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ.
 Số bội giác của kính lúp cho ta biết ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lúp lớn gấp bao nhiêu lần so với
ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp.
 Công thức : G : số bội giác (x)
f : tiêu cự của kính lúp (cm)

 Kính lúp có tiêu cự f càng ngắn thì số bội giác G càng lớn và ảnh quan sát được càng lớn.
 Để quan sát một vật bằng kính lúp ta đặt vật trong khoảng tiêu cự OF của kính để thu được ảnh ảo, cùng
chiều và lớn hơn vật (hình b câu 7).
14. Nêu kết luận khi chiếu ánh sáng qua tấm lọc màu. Nêu cách phân tích ánh sáng trắng?
 Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu nào ta sẽ thu được ánh sáng có màu đó.
Chiếu ánh sáng trắng màu qua tấm lọc cùng màu ta sẽ thu được ánh sáng vẫn có màu ban đầu.
Chiếu ánh sáng màu này qua tấm lọc màu khác ta sẽ thu được ánh sáng có màu khác (hoặc thấy tối). Ví
dụ: Chiếu ánh sáng xanh lục qua tấm lọc màu đỏ thì ở sau tấm lọc ta thấy tối.

4
BÀI TẬP
Bài 1: Một máy biến thế dùng trong nhà cần biến đổi hiệu điện thế của nguồn điện xoay chiều 220V thành
5V. Cuộn sơ cấp có 4000 vòng.
a. Đây là máy biến thế loại nào? Tính số vòng của cuộn dây thứ cấp.
b. Nếu đặt dòng điện xoay chiều 220V vào cuộn dây n 2 vừa tìm được thì hiệu điện thế hai đầu cuộn dây
n1 kia là bao
Bénhiêu?
chẳng học, lớn làm gì? (Ngạn ngữ Trung Quốc)
Bài 2: Để truyền tải điện năng đi xa người ta lắp một máy biến thế có tỉ số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn
thứ cấp là 1/10, được đặt tại nhà máy phát điện.
a) Cuộn dây nào của máy biến thế được mắc vào 2 cực máy phát? Cuộn dây nào mắc vào hai đầu
đường dây tải điện? Đây là máy biến thế loại nào? Vì sao?
b) Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp hiệu điện thế 2000V.Tính HĐT ở hai đầu cuộn thứ cấp?
c) Để tải một công suất điện 10kW bằng đường dây truyền tải có điện trở là 80 . Tính công suất hao
phí do toả nhiệt trên đường dây?

Bài 3: Dựng ảnh của vật sáng AB và nhận xét tính chất ảnh của thấu kính hội tụ trong mỗi hình sau:
a. Vật đặt ngoài 2 lần tiêu cự: OA > 2OF

F’

A O
F

Nhận xét:.................................................................................................................................................................

b. Vật đặt cách thấu kính 2 lần tiêu cự: OA = 2OF

B
F’

A O
F

Nhận xét:.................................................................................................................................................................

“Hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. Nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời ." Ngạn ngữ phương Tây
c. Vật đặt ngoài 1 lần tiêu cự: OA > 1OF

B
F’

A O
F

Nhận xét:.................................................................................................................................................................

d. Vật đặt trong tiêu cự: OA < OF

F’
B

∆ O
F A

Nhận xét .................................................................................................................................................................

Bài 4 : Dựng ảnh của vật sáng AB và nhận xét tính chất ảnh của thấu kính phân kỳ trong hình sau:

A F’ O ∆

Nhận xét:.................................................................................................................................................................

6
"Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt ." Hồ Chí Minh
BÀI TẬP THẤU KÍNH

Loại 1: TKHT CHO ẢNH THẬT (hình 7a trang 3)


=>
Loại 2: TKHT CHO ẢNH ẢO (hình 7b trang 3)
Mà OI = AB;
Loại 3: TKPK (hình 8 trang 3) => (2)
Cách giải
Từ (1)&(2):
Bước 1: Tóm tắt, lập tỉ lệ OA /OF, vẽ hình theo tỉ lệ
và nhận xét tính chất ảnh A’B’. Thay A’F’ = OA’ – OF’ (trường hợp TKHT cho
ảnh thật)
Bước 2: Tính OA’ A’F’ = OA’ + OF’ (trường hợp TKHT cho ảnh ảo)
Ta có ∆OAB ~ ∆OA’B’ (g.g) A’F’ = OF’ – OA’ (trường hợp TKPK)
Thay số ta tính được khoảng cách từ ảnh đến thấu
=> (1)
kính OA’.
Ta lại có: ∆OIF’ ~ ∆A’B’F’ (g.g) Bước 3: Tính A’B’
Thay ngược lại vào (1) ta tính được chiều cao ảnh
=> A’B’.

BÀI 5 : Cho vật AB đặt vuông góc trục chính của một thấu kính O như hình vẽ. A’B’ là ảnh của nó tạo bởi
thấu kính :
a. A’B’ là ảnh là ảnh gì ? Vì sao ?
b. O là thấu kính gì? Dùng cách dựng ảnh hãy xác định quang tâm và tiêu điểm của thấu kính
c. Nếu AB cao 2cm đặt cách thấu kính một khoảng 15cm . Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và
chiều cao của ảnh biết tiêu cự của thấu kính là 5cm.
B

() A’

A
B’

BÀI 6 : Một vật sáng AB có dạng mũi tên cao 2cm đặt vuông góc trục chính của một thấu kính hội tụ, A
nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự 12cm. Vẽ hình theo đúng tỉ lệ và nhận xét tính chất ảnh sau đó
tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh trong 2 trường hợp :
a. Vật cách thấu kính 20cm.
b. Vật cách thấu kính 8cm.

BÀI 7 : Một vật sáng AB có dạng mũi tên cao 2cm đặt vuông góc trục chính của một thấu kính phân kỳ, A
nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự 12cm. Vẽ hình theo đúng tỉ lệ và nhận xét tính chất ảnh sau đó
tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh khi vật cách thấu kính 20cm.

BÀI 8 : Dùng một kính lúp số bội giác 5x để quan sát một vật AB nhỏ.Tính của kính lúp.
Vật AB cao 1mm đặt cách thấu kính 3cm.
a. Vẽ hình theo đúng tỉ lệ và nhận xét tính chất của ảnh.
b. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.

7
Bài 9: Bạn An có điểm cực viễn cách mắt 40cm, bạn Bình có điểm cực viễn cách mắt 60cm.
Mắt 2 bạn bị tật khúc xạ gì? Ai bị nặng hơn?
An và Bình phải đeo kính gì để khắc phục tật khúc xạ, tiêu cự của mỗi kính là bao nhiêu?
Read more: http://tinmeovat.com/danh-ngon-hay-nhat-ve-hoc-tap/#ixzz41YQw6I1z
Bài 10: Một người quan sát cột điện cao 10m cách mắt 20m, biết màng lưới cách thể thủy tinh 2cm
Vẽ ảnh của cột điện trên màng lưới (không cần đúng tỉ lệ).
Tính chiều cao của ảnh cây cột điện trên màng lưới.

Bài 11: Một người cao đứng trước máy ảnh 4m cho ảnh trên phim cao 0,8cm biết phim cách vật kính 2cm
Vẽ ảnh trên phim (không cần đúng tỉ lệ).
Tính chiều cao của người này.
S
Bài 12: Vẽ tia khúc xạ và ký hiệu đầy đủ vào các hình vẽ sau:
S Nước
Không khí

I
Không khí
I
Nước

Bài 13: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì, A nằm trên trục chính và
cách thấu kính một khoảng OA = 24cm. Vẽ sơ đồ tạo ảnh và tính tỉ số độ cao giữa vật và ảnh biết tiêu cự

của thấu kính là f = 12cm. ( ĐS: )

Bài 14: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm, A
nằm trên trục chính của thấu kính. Xác định vị trí của vật trước thấu kính để có ảnh A'B' cao gấp 3 lần AB.
( ĐS: OA = 8cm hoặc OA = 16cm)

Bài 15: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì, A trên trục chính và cách
thấu kính một đoạn OA = 12cm. Ảnh A'B' thu được cách AB một đoạn 8cm. Tính tiêu cự của thấu kính.
( ĐS: f = 6cm)

Bài 16: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì tiêu cự f = 15cm ta thu được
ảnh A'B' cách AB một khoảng 20cm. Tính khoảng cách từ vật tới thấu kính. ( ĐS: OA = 30cm )

LƯU Ý
1.Tiết đầu tiên tuần sau trả bài câu 1,2,3,4 và kiểm tra bài tập 1,2 trang 4, 5.
2.Tiết thứ 2 tuần sau kiểm tra 1 tiết nội dung trên.
8 là đề cương ôn thi HK2 nên HS có thể ôn tập HK2 ngay từ bây giờ.
3.Đây

Read more: http://tinmeovat.com/danh-ngon-hay-nhat-ve-hoc-tap/#ixzz41YRLqNDk

You might also like