You are on page 1of 4

NỘI DUNG ÔN TẬP

HỌC KÌ II - VẬT LÝ 9 – NĂM HỌC 2021-2022


I. MÁY BIẾN THẾ:
1. Cấu tạo và tác dụng của máy biến thế?
2. Công thức máy biến thế (chú thích)? Khi nào máy tăng thế? hạ thế?
3. Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế?
4. Tìm ví dụ về máy biến thế trong đời sống?
5. Tại sao máy biến thế không thể hoạt động với dòng điện không đổi (điện 1 chiều)?
6. Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp là 1000 vòng. Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp là 220V thì hiệu điện
thế ở cuộn thứ cấp là 5,5 V. Tính số vòng dây cuộn thứ cấp? (ĐS: 25 vòng)
7. Một máy biến thế có thể tăng hiệu điện thế từ 500 V lên 2 kV. Tính tỉ số vòng dây của hai cuộn sơ cấp và thứ cấp
của máy biến thế? (ĐS: 0.25)
8. Một máy biến thế có ba cuộn dây với số vòng dây lần lượt là n1= 1000, n2= 3500, n3 = 2000.
a) Dùng máy biến thế này để biến đổi hiệu điện thế 220VAC thì hiệu điện thế lớn nhất và nhỏ nhất có thể thu
được là bao nhiêu?
b) Một bếp điện có hiệu điện thế định mức là 126 V. Trong khi đó mạng điện gia dụng hiện tại lại cung cấp hiệu
điện thế 220 VAC. Để sử dụng được bếp điện, phải dùng kèm máy biến thế kể trên. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện
và chỉ rõ những cuộn dây nào của máy biến thế sẽ được dùng?
9. Một máy biến thế khi được mắc với nguồn có hiệu điện thế 100 VAC thì ở cuộn thứ cấp lấy ra được hiệu điện thế
400 VAC. Hỏi nếu dùng máy này để hạ thế và vẫn mắc vào nguồn 100VAC thì ta lấy ra được hiệu hiện thế là bao
nhiêu?
10. Một máy biến thế dùng để tăng thế có cuộn sơ cấp 104 vòng, khi mắc vào hiệu điện thế 110V thì thu được hiệu
điện thế 220 V.
a. Tính số vòng dây cuộn thứ cấp?
b. Nếu muốn dùng máy biến thế này để hạ thế thì phải mắc như thế nào? Hiệu điện thế đưa vào là 1000 V thì
hiệu điện thế lấy ra là bao nhiêu?
II. HAO PHÍ ĐIỆN NĂNG TRÊN ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI:
1. Nguyên nhân dẫn đến hao phí điện năng trên đường dây truyền tải?
2. Công thức tính công suất hao phí?
3. Các biện pháp để giảm hao phí? Ưu và khuyết điểm của từng biện pháp?
4. Vì sao biện pháp tăng hiệu điện thế lại là biện pháp chủ yếu?
5. Tính công suất hao phí trên đường dây dẫn có tổng điện trở là 10𝛺khi truyền đi một công suất 100kW ở hiệu điện
thế 2000 V? (ĐS: 25 kW)
6. Một nhà máy điện phát ra hiệu điện thế là 50 kV. Nếu hiệu điện thế này được nối trực tiếp vào đường dây tải điện
thì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây là P1. Nếu dùng một máy biến thế để tăng hiệu điện thế lên 250
kV rồi mới nối vào đường dây tải điện thì công suất hao phí là P2.
a) Máy biến thế đã dùng thuộc loại máy gì?
b) Tính tỉ số vòng dây giữa cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của máy biến thế đã dùng? (ĐS: 0.2)
c) P 2 lớn hơn hay nhỏ hơn P 1 bao nhiêu lần? (ĐS: 25 lần)
7. Trong sự truyền tải điện năng, với cùng một công suất điện cần truyền, nếu đồng thời tăng gấp đôi đường kính tiết
diện dây và tăng gấp đôi hiệu điện thế hai đầu đường dây thì công suất hao phí sẽ giảm đi bao nhiêu lần? (ĐS: 16
lần)
III. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG:
1. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
2. Hình bên mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng giữa hai môi trường trong suốt (1) P
và (2). K
a) Hãy hoàn thành phần chú thích cho các chi tiết trong hình.
PQ: …………………………………………………………
SI: ……………………………………………………………
IK: ……………………………………………………………
N r N’
i
NN’: ………………………………………………………… I
i: ………………………………………………………………
r: ………………………………………………………………
(1): …………………………………………………………… S
(2): ……………………………………………………………
b) Môi trường nào có thể là không khí? Vì sao? (1) Q (2)

1
3. Hãy trình bày mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ khi tia sáng khúc xạ giữa môi trường không khí với các môi
trường trong suốt rắn hoặc lỏng khác?
4. Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi ánh sáng truyền từ môi trường nước sang môi trường không khí nên hình ảnh
mọi vật dưới dòng nước mà mắt ta thấy được luôn có vẻ gần mặt nước hơn so với thực tế (Hình 27.1). Trong Hình
27.2, mắt đặt tại vị trí M trong không khí, hình ảnh của của hòn đá A trong nước mà mắt nhìn thấy sẽ ở vị trí A’.
Hãy vẽ đường truyền của 2 tia sáng từ hòn đá tới mắt, trong đó 1 tia vuông góc với mặt phân cách?

•M

Không khí

Nước

A’ •
A•

Hình 27.1 Hình 27.2


IV. THẤU KÍNH
THẤU KÍNH HỘI TỤ THẤU KÍNH PHÂN KỲ
- Rìa …………… hơn phần giữa - Rìa …………… hơn phần giữa
- Chùm tia tới song song cho ………………… - Chùm tia tới song song cho ……………………
Cách nhận
……………………………………………… ………………………………………… ………
biết
- Cho ảnh ảo ……… hơn vật, ……… thấu kính - Cho ảnh ảo ……… hơn vật, ……… thấu kính
hơn vật hoặc cho ảnh thật. hơn vật.

Trục chính,
. O . ∆
. O . ∆
quang tâm, F F’ F’ F
tiêu điểm,
tiêu cự
- Tiêu điểm F nằm ……………… thấu kính, tiêu - Tiêu điểm F nằm ………………… thấu kính, tiêu
điểm F’ nằm ………………… thấu kính. điểm F’ nằm …………………… thấu kính.
- Tiêu cự: f = OF = OF’ - Tiêu cự: f = OF = OF’
- Tia tới qua O ⇒ tia ló …………………… - Tia tới qua O ⇒ tia ló ………………………
Các tia sáng
- Tia tới // ∆ ⇒ tia ló ………………………… - Tia tới // ∆ ⇒ tia ló …………………………
đặc biệt
- Tia tới qua F ⇒ tia ló ……………………… - Tia tới kéo dài qua F ⇒ tia ló ………………
- Kính lão, kính viễn - Kính cận .
Ứng dụng
- Vật kính trong máy ảnh
1. Hãy cho biết thấu kính trong các hình sau là thấu kính hội tụ hay phân kì?
a) b) c)

2
2. Các hình dưới đây mô tả một đường đi của tia sáng qua một thấu kính. Dựa vào tia sáng đó, hãy cho biết
thấu kính trong hình thuộc loại thấu kính gì? Giải thích ngắn gọn câu trả lời của mình.
a) b)

F’ O ∆ F O ∆

3. Đặt vật AB có dạng một mũi tên dài 1 cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính và cách thấu kính 6 cm.
Thấu kính có tiêu cự 4 cm. Giải bài toán trong 2 trường hợp: thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ.
a) Dựng ảnh của vật qua thấu kính theo đúng tỉ lệ.
b) Dùng phép toán hình học để tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.
(ĐS:TKHT:12 cm và 2 cm ; TKPK: 2,4 cm và 0,4 cm)
4. Một vật sáng AB đặt trước thấu kính, qua thấu kính cho ảnh A’B’ là ảnh thật.
a) Vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB qua thấu kính (hình vẽ không cần đúng tỷ lệ).
b) Biết AA’ = 90 cm, f = 20 cm. Tính OA? OA’?
5. Cho một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = 50 cm, đặt một vật sáng AB đặt trước thấu kính một khoảng OA = 20cm
qua thấu kính cho ảnh A’B’ cách thấu kính một khoảng OA’. Hãy dựng ảnh và tìm khoảng cách OA’. (ĐS: 14,3
cm)
6. Vật sáng AB được đặt rất xa trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10cm. Biết AB vuông góc với trục chính của
của thấu kính, A nằm trên trục chính. Từ từ di chuyển AB lại gần thấu kính cho đến khi ảnh A’B’ của AB cách thấu
kính 20 cm thì dừng lại .
a) A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo ?
b) Khi AB đã dừng lại thì nó cách thấu kính một khoảng là bao nhiêu ?
7. Một vật sáng AB được đặt trước một thấu kính hội tụ (A ∆), AB cách thấu kính một đoạn OA = d = 20 cm. Thấu
kính có tiêu cự f = OF = OF’ = 15 cm
a) Dựng ảnh A’B’ của vật AB và nói rõ cách dựng ?
b) Vật AB có chiều cao h = 10 cm. Tính chiều cao h’ của ảnh A’B’ và khoảng cách d’ từ ảnh đến thấu kính ?
c) Cố định vật AB và di chuyển thấu kính dọc theo trục chính, đến cách vật một đoạn x cm thì người ta thu được
ảnh ảo A1B1 của vật AB , Biết A1B1 cao gấp 3 lần vật AB . Tìm x ?
8. Cho một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 25 cm, một vật sáng AB đặt trước thấu kính một khoảng OA, qua thấu kính
cho ảnh A’B’ cách thấu kính một khoảng OA’ và ảnh nhỏ gấp 3 lần vật.
a) Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB nói trên.
b) Hãy tìm OA? OA’?
9. Cho một thấu kính có tiêu cự f, một vật sáng AB đặt trước thấu kính một khoảng OA bằng 60 cm, qua thấu kính
cho ảnh A’B’ là ảnh ảo cách thấu kính một khoảng 40cm.
a) Đây là thấu kính loại gì?
b) Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB nói trên.
c) Hãy tìm tiêu cự thấu kính.
10. Một vật AB cao 12cm được đặt trước một thấu kính phân kỳ sao cho A ∈ ∆ và AB ⊥ ∆. Người ta thấy nếu đặt AB
cách thấu kính 20 cm thì ảnh của nó qua thấu kính cao bằng ⅓ vật. Dựng ảnh này và tính tiêu cự của thấu kính ?
11. Hình vẽ bên cho biết Δ là trục chính của một thấu kính , AB là vật
sáng, A’B’ là ảnh của AB tạo bởi thấu kính. B
a) Thấu kính đó thuộc loại thấu kính gì? Dùng phép vẽ để xác định
vị trí của thấu kính và các tiêu điểm của nó.
1 B
b) Cho biết chiều cao của ảnh bằng 3 chiều cao của vật và khoảng
’ ∆
cách giữa vật và ảnh là 90 cm. Xác định vị trí của vật và ảnh so
với thấu kính. Từ đó suy ra tiêu cự của thấu kính? A A

3
V. MÁY ẢNH
1. Cấu tạo chính của máy ảnh?
2. Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh?
3. Dùng một máy ảnh để chụp một vật cao 80 cm đặt cách máy 12 m. Sau khi rửa
ảnh thấy ảnh cao 2cm. Hãy tính khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh
4. Dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 5 cm để chụp ảnh một người cao 1,6 m,
đứng cách máy 20 m. Biểu diễn người này bằng một đoạn thẳng vuông góc với
trục chính. Hãy dựng ảnh của người này trên phim, sau đó tính chiều cao của ảnh.
5. Một máy ảnh kĩ thuật số, chiều cao tấm cảm biến trong máy là 24 mm. Tiêu cự của
ống kính máy ảnh là 50 mm.
a) Một cái cây cao 4 m ở cách máy ảnh 100 m có chiều cao ảnh trên tấm cảm biến là bao nhiêu?
b) Máy có thể chụp trọn vẹn một ngôi nhà cao tối đa bao nhiêu khi nhà ở cách máy ảnh 20 m?
6. Dùng một máy ảnh để chụp ảnh toàn thân hai người có chiều cao khác nhau, người thứ nhất cao 1,8 m, người thứ
hai cao 1,5 m. Hỏi hai người phải đứng ở vị trí như thế nào để ảnh của hai người trên phim cao bằng nhau?
7. Một máy ảnh có vật kính tiêu cự 6 cm. Khoảng cách từ vật kính đến phim có thể thay đổi trong khoảng từ 6 cm
đến 7 cm. Hỏi dùng máy ảnh có thể chụp được hình những vật nằm trong khoảng nào trước máy? Biết rằng khi
chụp hình một vật ở rất xa thì ảnh sẽ ở tại tiêu điểm của vật kính. (ĐS: 42 cm - ∞)

Ngoài các bài tập gợi ý ôn tập ở trên, các con xem lại toàn bộ bài tập từ trang 130 đến trang 160 Sách
Tài liệu tập 1 và từ trang 12 đến trang 51 Sách Tài liệu tập 2.

Chúc các con thi tốt ;)

You might also like