You are on page 1of 7

Bài 1: GIỚI THIỆU

Mục tiêu

• Trình bày được những khái niệm cơ bản về lậ trình


• Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C++, trình biên dịch
• Sử dụng được trình biên dịch C++ Online

Nội dung

I. Các khái niệm cơ bản

Chương trình máy tính (chương trình)

Là một tập hợp các lệnh được viết ra để thực hiện một thuật toán hoặc nhiệm vụ
nào đó bằng máy tính

Ngôn ngữ lập trình

Là ngôn ngữ hình thức bao gồm một tập hợp các lệnh tạo ra nhiều loại đầu ra khác
nhau. Ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong lập trình máy tính để thực hiện các thuật
toán. (Wikipedia)

Lập trình/Programming
Là quá trình chuyển đổi thuật toán sang chương trình máy tính bằng một ngôn ngữ
lập trình. (Quá trình tạo ra chương trình máy tính)

Phần mềm

Là tập hợp các chương trình máy tính và các dữ liệu liên quan được đóng gói hoàn
chỉnh

II. C++

C++ là ngôn ngữ lập trình đa mục đích, hướng đối tượng và là ngôn ngữ biên dịch. C++
đi kèm với các hành có sẵn được gọi là thư viện tiêu chuẩn C++.

C++ có phạm vi ứng dụng rộng rãi: Lập trình ứng dụng, lập trình game, lập trình hệ
điều hành, lập trình firware, xử lý ảnh, tính toán…

III. Môi trường hỗ trợ lập trình tích hợp (IDE)

Để thực hiện lập trình, chúng ta cần có một công cụ hỗ trợ soạn thảo và quản lý mã
code, tích hợp trình biên dịch và gỡ rối (debug) chương trình. Một số IDE thông dụng:
Visual Studio, CodeBlock, Visual Studio Code, …

Visual Studio Code (VS Code hay VSC) là một trong những trình soạn thảo mã nguồn
mở phổ biến nhất được sử dụng bởi các lập trình viên. VS Code nhanh, nhẹ, hỗ trợ nhiều
ngôn ngữ, hỗ trợ đa nền tảng, nhiều tính năng và hiện là trình soạn thảo được lập trình viên
sử dụng nhiều nhất.

Trong chương trình học, chúng ta sẽ sử dụng VS Code là trình soạn thảo chính

IV. Trình dịch

Thông thường có 2 loại ngôn ngữ: ngôn ngữ thông dịch và ngôn ngữ biên dịch

Ngôn ngữ thông dịch: ngôn ngữ dịch và thực thi từng dòng lệnh một cách trực tiếp. Ví
dụ: Perl, Python, Matlab, …
Ngôn ngữ biên dịch: ngôn ngữ viết thành 1 file hoàn chỉnh và thực hiện biên dịch 1 lần
trước khi thực thi. Ví dụ: C, C++, C#, Java, Objective-C, …

Dù ngôn ngữ nào thì máy tính cần phải chuyển mã code của ngôn ngữ đó sang ngôn
ngữ để máy tính hiểu và thực thi. Quá trình chuyển đổi đó gọi là quá trình dịch, công cụ
hỗ trợ chuyển đổi gọi là trình dịch, ngôn ngữ sau khi chuyển đổi để máy tính hiểu gọi là
mã máy. Có rất nhiều trình dịch khác nhau trên các hệ điều hành khác nhau.

Trên hệ điều hành Linux đã được cài dặt sẵn trình biên dịch GNU Compiler Collection
(GCC) hoặc macOS sử dụng trình biên dịch Clang. Đối với hệ điều hành Windows, chúng
ta có thể sử dụng trình biên dịch của Microsoft hoặc trình biên dịch MinGW để biên dịch.

 To-Do 1:

Trả lời các câu hỏi sau

1. Trình bày theo ý hiểu các khái niệm cơ bản về lập trình?

2. Phân biệt ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ cấp cao?

3. Phân biệt trình biên dịch và trình thông dịch?

V. Lập trình C++ với Online C++ Compiler

Địa chỉ website

Online C++ Compiler - online editor (onlinegdb.com)

Giao diện
Đăng nhập tài khoản

Giao diện làm việc


Khu vực 1: Các công cụ quản lý dự án

Khu vực 2: Các công cụ hỗ trợ biên dịch


Khu vực 3: Soạn thảo mã code

Khu vực 4: Hiển thị kết quả thực thi chương trình

VI. Thực hành làm quen trình biên dịch C++

Bài 1. Thực hiện chương trình in ra trái tim bằng C++

Hướng dẫn

B1. Tạo một dự án mới đặt tên là HeartOfCpp.cpp

B2. Copy chương đoạn mã sau vào khu cực soạn thảo

#include <iostream>
#include <cmath>
using namespace std;
int main()
{
cout << "Print Heart....C++\n";
int n = 7; //size of heart
for (int i = -3 * n / 2; i <= n; i++)
{
for (int j = -3 * n / 2; j <= 3 * n / 2; j++)
{
/* inside either diamond or two circles */
if ((abs(i) + abs(j) < n) || ((-n / 2 - i) * (-
n / 2 - i) + (n / 2 - j) * (n / 2 - j) <= n * n / 2) || ((-n / 2 - i) * (-
n / 2 - i) + (-n / 2 - j) * (-n / 2 - j) <= n * n / 2))
{
cout << "v ";
}
else
{
cout << " ";
}
}
cout << "\n";
}
cout << "Source : https://code.sololearn.com/caiu85u6tr30/#java";
return 0;
}

B3. Chạy chương trình, quan sát kết quả và chụp hình điền vào phiếu học tập

Hình vẽ kết quả

Bài 2. Thay đổi kích thước của trái tim sang 10. Cho biết kết quả của chương trình

Câu lệnh được thay đổi:

Hình vẽ kết quả:

Bài 3. Thay đổi ký tự của trái tim từ chữ “v” sang một ký tự bất kỳ. Cho biết kết quả của
chương trình

Hình vẽ kết quả

Bài 4. Hãy viết thêm vào chương trình để in ra họ và tên của HS trước khi in ra hình trái
tim.

Hình vẽ kết quả

You might also like