You are on page 1of 5

ĐÔNG NAM BỘ

1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên


 Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
+ Tiếp giáp:
1. Phía nam giáp biển Đông - vùng biển giàu tiềm năng => có điều kiện phát
triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã
hội với các vùng trong và ngoài nước.
2. Phía bắc giáp Cam-pu-chia: thuận lợi để mở rộng, giao lưu và buôn bán
thông qua các cửa khẩu.
+ Phạm vi lãnh thổ: có diện tích là 23,6 nghìn km2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh,
Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

 - Địa hình:
Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ
cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long

 - Khí hậu:
+ Nằm trong miền khí hậu phía Nam
+ khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong
năm, khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai.
+ có sự phân hoá sâu sắc theo mùa
+ Lượng mưa dồi dào.

 - Đất đai:
+ Đất nông nghiệp là một thế mạnh của vùng.
+ Có 12 nhóm đất với 3 nhóm đất rất quan trọng:
1. Đất nâu đỏ trên nền bazan
2. Đất nâu vàng trên nền bazan
3. Đất xám trên nền phù sa cổ
=> thuận lợi cho nhiều loại cây trồng như cao su, cà phê, điều, lạc, mía, đỗ
tương và cây lương thực.
+ Rừng Đông Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp gỗ dân
dụng, phòng hộ cho cây công nghiệp, giữ nước, cân bằng sinh thái cho toàn
vùng.

 - Tài nguyên
 khoáng sản: có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế vùng và kinh tế
quốc dân, đặc biệt là dầu khí
 nước: Nguồn nước mặn đa dạng, đáng kể là hệ thống sông Đồng Nai là 1
trong 3 con sông lớn của Việt Nam.
+ Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn
 biển: - Bờ biển dài 350 km với vùng biển Ninh Thuận- Bà Rịa Vũng Tàu là
một trong bốn ngư trường trọng điểm của nước ta.
=> Ở Đông Nam Bộ phát triển việc khai thác dầu khí thềm lục địa, đánh bắt hải sản
và du lịch biển.

 Khó khăn
- Môi trường đang dần bị ô nhiễm bởi các khí thải công nghiệp và đô thị tăng
nhanh.
- Nguồn khoáng sản không phong phú, đa dạng

2. Đặc điểm dân cư, xã hội


Đông Nam Bộ là vùng đông dân, có lực lượng lao động dồi dào nhất là lao
động làng nghề

- Dân cư:
+ Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước
+ Lao động dồi dào với tay nghề cao, thị trường tiêu thụ lớn.
+ Là vùng có sức hút mạnh với lao động cả nước.

- Xã hội:
+ Hầu hết các chỉ tiêu xã hội của vùng đều cao hơn cả nước.
+ Đời sống người dân ở mức cao.
+ Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
- Khó khăn: Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép
dân số đến các đô thị trong vùng

 Vì sao Đông Nam bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu
ngành nghề rất đa dạng
+ Tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ thu hút mạnh
đầu tư của nước ngoài
+ Nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động,
đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.

3. Kinh tế
- Trình độ phát triển kinh tế của vùng ĐNB nhìn chung cao hơn cả nước ở
hầu hết các ngành, các lĩnh vực

 Công nghiệp
- ĐNB là trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước. Một mạng lưới dày
đặc các khu công nghiệp
- Vùng ĐNB còn là trung tâm hội nhập quốc tế lớn nhất nước với cảng biển
trung chuyển quốc tế
- ĐNB là vùng kinh tế năng động, dẫn đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài
- Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất
trong GDP của vùng.
- Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng.
- Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công
nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất
vật liệu xây dựng…
- Trung tâm công nghiệp: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,...
(Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn
vùng. )
- Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất
lượng môi trường đang bị suy giảm.

 Nông nghiệp: Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.
 Trồng trọt
+ Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cao
su. Các cây công nghiệp lâu năm khác: cà phê, tiêu, điều…
+ Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá, cây ăn qủa cũng
được chú ý phát triển.
+ Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đầy mạnh thâm
canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hoá cao.
 Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: được chú trọng theo
hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.
 Thủy sản: Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thủy
sản mang lại nguồn lợi lớn.
 Lâm nghiệp
- Các địa phương đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các
dòng sông, xây dựng hồ chứa nước, gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng
ngập mặn ven biển.
=> Cần bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu của các sông để tránh mất
nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm.
+ Cần phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn.
+ Các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển cần được bảo vệ nghiêm
ngặt.

 Dịch vụ
- Đông Nam Bộ được xác định là một trong 7 vùng phát triển du lịch có vai trò
quan trọng đối với du lịch cả nước.
- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
- Cơ cấu đa dạng, gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải và bưu
chính viễn thông...
- Giao thông: là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều
tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước.(TP.HCM)
- Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước.
- Dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất – nhập khẩu:
+ Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may
mặc, giày dép, đồ gỗ,... Trong đó, dầu thô mang lại giá trị kinh tế cao nhất.
+ Tỉ lệ hàng xuất khẩu đã qua chế biến được nâng lên.
+ Mặt hàng nhập khẩu: máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, hàng tiêu
dùng cao cấp.

 Phát triển tổng hợp kinh tế biển


- Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển vì:
+ Các vũng vịnh nước sâu thuận lợi để xây dựng cảng biển (cảng Vũng Tàu,
TP. Hồ Chí Minh), vùng biển gần các đường hàng hải quốc tế => Phát triển
giao thông vận tải biển.
- Các bãi tắm đẹp (Vũng Tàu, Long Hải), các đảo ven bờ (Côn Đảo) => Phát
triển du lịch biển - đảo.
- Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu), có
các bãi tôm bãi cá, các vùng nước mặn nước lợ, rừng ngập mặn ven biển =>
Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Giàu tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa phía nam các mỏ dầu Hồng Ngọc,
Rạng Đông, Bạch Hỏ, Đại Hùng; mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ) => Phát triển công
nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.
==> vùng biển ĐNB đa dạng, giàu tiểm năng, mang nhiều giá trị khác nhau
với phát triển kinh tế biển => Các ngành kinh tế biển phải đạt được hiệu quả
cao không gây ra ô nhiễm môI trường, suy thoái, cạn kiệt các nguồn tài
nguyên biển...

 Lợi thế, khác biệt so với các vùng khác trong phát triển du lịch và
sản phẩm du lịch của ĐNB:
- TPHCM là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thương
mại và du lịch lớn nhất cả nước; là trung tâm kết nối, thu hút và lan tỏa mọi
hoạt động kinh tế-xã hội của vùng nói riêng và cả nước nói chung.

 Trình độ lao động của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong
cả nước: Năng động nhạy bén hơn trong cơ chế thị trường.

 Đông Nam Bộ phát triển kinh tế nhanh là nhờ gần nhiều vùng giàu tiềm
năng như Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và gần như là trung
tâm các nước Đông Nam Á.

 Đông Nam bộ có sức hút mạnh về vốn đầu tư nước ngoài vì: ĐNB có
tìm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác, có trình độ cao và phát triển kinh
tế vượt trội, số lao động có kĩ thuật, nhạy bén với các tiến bộ khoa học
cũng như là tính năng động của nền sản xuất hàng hóa

You might also like