You are on page 1of 1

Nhóm 6

- Tại sao vấn đề đắp đê ko được đặt lên hàng đầu?

Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam cho rằng trong bảo vệ bờ biển, giải pháp công trình cứng như
kè bê tông, đá đổ… đã phát huy hiệu quả, tuy nhiên giải pháp này cần nguồn đầu tư lớn với chi phí
thực tế từ 80-100 tỷ đồng/km. Do đó, các công trình này chỉ nên áp dụng ở những đoạn bờ biển
xung yếu, sạt lở nghiêm trọng nhằm bảo vệ khu dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng. Còn về lâu dài
cần áp dụng giải pháp "công trình mềm" là bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn và hệ sinh thái đa dạng
ven biển.

Trước mắt, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên tập trung đẩy mạnh việc trồng, bảo vệ, phát triển
rừng ngập mặn và hệ thống đê nhỏ ven biển vì ít tốn kém mà hiệu quả có thể không thua gì những
công trình đê biển đồ sộ. Rừng ngập mặn ven biển có vai trò quan trọng và cần phải có 3 đai cây
điển hình là đai cây tái sinh, đai cây tiêu tán sóng có tầng tán nằm trong biên độ triều và cây đai cao
có tầng tán nằm chủ yếu trên mực nước triều cường.

Với các giải pháp chống sạt lở bờ sông, rạch thì nhiều chuyên gia, nhà khoa học có chung nhận định tình
trạng sạt lở bờ sông, rạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra rất thường xuyên, trên phạm vi rộng nên
không thể xây dựng công trình bảo vệ cho toàn bộ hệ thống đượ

You might also like