You are on page 1of 19

ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC VÙNG KHÍ HẬU B5

ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC CỦA VÙNG


Đặc trưng với các kiến trúc:
Chống bão, lũ
Nhà kê nền thấp
Nhà kê nền thấp có sàn nhà được kê lên hệ cột cách mặt đất với khoảng cách tối
thiểu là 500mm. Độ cao này được tính toán dựa theo thực tế để đảm bảo bùn
hoặc nước lũ và các vật cuốn theo có thể chảy qua khoảng trống dưới sàn nhà dễ
dàng mà không gây tác hại đáng kể đến hệ kết cấu khung nhà.
Nhà kê nền cao
Nhà kê nền cao với nền nhà được nâng lên trên mặt đất khoảng 3m. Khi không có
lũ, người dân có thể dựng vách, liếp che tầng 1 để sinh hoạt hoặc sử dụng cho gia
súc. Khi có lũ, tầng 2 được sử dụng là nơi sinh hoạt và tránh lũ của người dân.
Nhà kê nền linh hoạt
Nhà kê nền linh hoạt là mô hình có thể tách rời, liên kết giữa khối nhà và móng để
nâng nhà khi cần mà không phải phá huỷ kết cấu. Mô hình nhà linh hoạt là một lõi
an toàn, giảm nhẹ tổn thất do thiên tai (bão, lụt).

Nhà phao biệt lập


Nhà phao biệt lập được hình thành với mẫu thiết kế là khung nhà bằng thép để
giảm trọng lượng khung nhà, có mặt bằng hình vuông, sàn lát ván gỗ, vách thưng
ván gỗ hoặc tôn kẽm. Mái 4 dốc lợp tôn kẽm, có hành lang ngoài để nâng cao tính
cân bằng chống dao động và sử dụng cửa ray trượt để dễ sử dụng khi gió lùa
mạnh.
Dưới gầm sàn nhà được bố trí các thùng phuy sắt làm hệ phao nổi giúp nâng toàn
bộ nhà, người và tài sản bên trong nổi lên, hạ xuống theo mức nước lũ và được
neo giữ bằng hệ cọc trượt hoặc dây neo.
Nhà phao gắn liền nhà xây
Mô hình nhà phao gắn liền nhà xây là một gian nhà phao trên gác ngôi nhà xây.
Gian nhà này có cơ cấu nổi vượt trên mức nước ngập với mức nổi tối đa trên 10m
so với sàn tầng trệt. Mô hình có khung nhà phao trượt đều trên 4 cọc thép ở 4
góc, đồng thời còn là điểm neo chân cho khung nhà.
Loại nhà có gác:  Nhà có gác bao gồm 4 mô hình là nhà hai gác, nhà hai gác có chỗ
cho gia súc, nhà 3 gian có gác xép và nhà ống có gác xép.
Nhà hai gác chỉ người ở
Mô hình nhà hai gác chỉ người ở được xây dựng trên cơ sở thiết kế với cấu trúc
móng, trụ, khung dầm, sàn bê tông và tường xây gạch nung hoặc gạch không
nung. Độ cao của gác hoặc sàn tầng một thường được thiết kế cao hơn mức ngập
tối thiểu cao 2,85m, có cầu thang trong nhà để người dân lưu trú trong thời gian
có lũ, bão.
Nhà hai gác có chỗ cho gia súc
Mô hình Nhà hai gác có chỗ cho gia súc có cầu thang phía ngoài cho người và gia
súc di chuyển lên tầng trên khi có lũ. Độ cao tầng hai được tính toán vượt trên
mức đỉnh lũ lịch sử của khu vực để đảm bảo cho người dân và gia súc có thể lưu
trú trong thời gian ngâm lũ.
Sử dụng phần chiếu nghỉ trước khi lên sàn làm nơi cho gia súc, gia cầm tránh lũ.
Thiết kế bản thang rộng 1,2m – 1,5m, bậc cầu thang có độ cao 10cm – 12cm đảm
bảo cho trâu, bò, dê dễ dàng di chuyển lên trên. Phần chiếu nghỉ này có thể căng
bạt hoặc lợp mái che mưa và đảm bảo diện tích đủ cho trâu, bò, dê trú ngụ.
Mô hình nhà có cầu thang ngoài còn có tác dụng khi nhà bị lũ ngập, việc di
chuyển, sinh hoạt, cứu trợ của người dân và lực lượng cứu hộ bằng thuyền sẽ cập
mạn cầu thang ngoài để vào nhà thuận lợi. Toàn bộ gian phía sau để chứa cỏ,
rơm, và nông sản; gian trước dành cho người.
Nhà ba gian có gác xép
Nhà 3 gian có gác xép, trong đó 1 gian lồi bằng với phần hiên nhà, ba gian được
bố trí công năng sử dụng như ba gian truyền thống, bếp và công trình phụ xây
dựng thêm tùy nhu cầu và điều kiện của chủ nhà. Gian dưới sàn gác bê tông cốt
thép là nơi tránh bão an toàn cho người và tài sản. Gác là nơi người dân trú và
bão quản tài sản khi có bão, lũ dâng cao.
Nhà ống có gác xép
Nhà ống có gác xép, người dân lưu trú ở gác xếp trong thời gian có bão hoặc lũ
ngâm, độ cao gác xếp được tính toán phù hợp luôn cao hơn đỉnh lũ lịch sử của
khu vực. Khi thiết kế nhà ống có gác xép có thể đổ sàn bê tông truyền thống hoặc
các vật liệu xây dựng mới có tính kháng nước. Độ cao của gác xép tối thiểu 2,1m.
Tùy theo địa bàn để chú trọng các yếu tố kĩ thuật ưu tiên cho vùng bão, lũ thấp
hoặc vùng lũ chịu tác động bởi bão suy yếu. Cửa thoát hiểm của gác xép tránh lũ
vô cùng quan trọng, trong trường hợp lũ vượt mức lịch sử, vượt qua cả sàn gác
thì cửa thoát hiểm là nơi tiếp cận của các phương tiện cứu trợ.
Kiến trúc nhà ở dân gian
Đặc trưng trong bố cục mặt bằng của nhà ở dân gian miền Trung là tổng thể nhà ở
bao gồm nhiều nếp nhà được xây dựng với mái liền kề. Trong đó nhà trên là nơi
đặt bàn thờ tổ tiên và nhà dưới là không gian dành cho sinh hoạt thường nhật,
nhà trên và nhà dưới thường được bố cục vuông góc với nhau và cùng hướ ng về
sân phơi phía trước nhà.
Quy mô của nhà ở lớn hơn nhiều so với miền Bắc. Nhà trên thường có quy mô từ
năm đến bảy gian và nhà dưới từ ba đến năm gian. Không gian nhà trên cũng
được bố cục đối xứng bao gồm gian giữa là nơi đặt bàn thờ t ổ tiên và các gian
buồng hai bên là chỗ ngủ hoặc là kho chứa đồ.
Kiến trúc Chăm Pa
Kiến trúc Chăm Pa được biết đến là 1 khối được dựng lên bằng gạch nung và có
màu đỏ sẫm. Có phía trên rộng và và thon hình bông hoa. Mặt bằng đa số là hình
vuông và bên trong nhỏ hẹp. Đặc điểm của kiến trúc Chăm Pa là duy nhất có một
cửa phía Đông. Trần nhà có cấu tạo là mái vòm cuốn và bên trong có một bệ thờ
đá. Trên mặt tường của tháp được sử dụng nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt cung
phu hình ảnh thần thánh, vũ nữ, chim chóc. Qua hàng chục thế kỉ những tòa tháp
vẫn bền vững nhờ sự liên kết chắc chắn của những viên gạch. Kiến trúc Chăm Pa
đã được công nhận là di sản văn hóa của tỉnh Quảng Nam và ngày 1 tháng 10 năm
2006.

QUI HOẠCH CỦA KHU ĐẤT


Do là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão, lũ và ganh chịu những
hậu quả nặng nề từ biến đổi khí hậu nên cách thức tổ chức không gian nơi đây sẽ
theo hướng thích ứng với BĐKH: Cấu trúc không gian vùng ven biển được bố trí và
phân khu chức năng hợp lý nhằm đảm bảo: sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng
lượng, tài nguyên, giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Đồng
thời BĐKH – NBD được thừa nhận là mối đe dọa ảnh hưỏng trực tiếp đến các
vùng ven biển Nam Trung Bộ. Do đó khả năng thích ứng, ứng phó phù hợp với
kịch bản BĐKH – NBD (2016 – 2050) là một trong những yếu tố quyết định.
Tích hợp các giải pháp thích ứng với BĐKH: Chấp nhận – Chia sẻ tổn thất; Ngăn
ngừa – thay đổi nguy cơ các tác động; Thay đổi, chuyển địa điểm (né tránh, rút
lui); Nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và thích ứng dựa vào hệ sinh thái
(EbA); Công trình và phi công trình, đa cấp và đa ngành, ngắn hạn và lâu dài, phân
tán và tập trung; Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi.
Phát triển dựa vào cộng đòng: Cam kết đảm bảo việc thừa nhận trách nhiệm lẫn
nhau giữa các bên có tham gia; Cung cấp, chia sẻ các thông tin, dịch vụ cho dự án
và cộng đồng; Sự tham gia tích cực vào việc ra các quyết định dự án của những

người chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp; Tăng cường các nguồn lực từ nhiều
hướng, làm lợi cho các bên tham gia, nâng cao hiệu quả điều hành, quản lý.
Xây dựng các hệ trục phát triển không gian liên kết thành một hệ thống, bao gồm:
Trục kinh tế biển, liên kết không gian trung tâm và không gian biển. Trục của
ngành Công nghiệp mới, nền kinh tế carbon thấp và tăng trưỏng xanh kết nối các
khu vực thương mại; Cảng biển – cảng cá; Hậu cần dịch vụ. Trục kết nối, liên kết
không gian trung tâm và không gian chuyển tiếp. Trục cho ngành Công nghệ xanh,
chế biến, sản xuất; Nghiên cứu phát triển khoa học; Bảo tồn văn hóa biển. Trục
đổi mới, liên kết không gian chuyển tiếp và không gian biển. Trục cho không gian
năng lượng mới và tái tạo; Khu đóng – sửa tàu thuyền; Dịch vụ – du lịch – giải trí
công viên biển.

Không gian giao thoa được hình thành khi có sự tương tác lẫn nhau giữa không
gian trung tâm, không gian chuyển tiếp và không gian biển. Giao thoa không gian
trung tâm và không gian biển bao gồm: Không gian thích ứng BĐKH – EbA: Là vùng
không gian ven bờ nơi con người có thể sống hài hòa với biển lâu dài. Không gian
biển mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động của con người đồng thời làm lợi cho đa
dạng sinh học, môi trường biển; Không gian ứng phó BĐKH: vùng không gian bảo
vệ bằng các công trình kỹ thuật hoặc phi kỹ thuật, đối phó với những diễn biến bất
lợi của khí hậu; Không gian chấp nhận tác động BĐKH: vùng không gian mà vùng
ven biển phải chấp nhập đánh đổi, chịu tổn thất để tiến hành các hoạt động phát
triển, khai thác, nuôi trồng. khi có những tác động xấu của khí hậu. Giải pháp: di
cư, rút lui sẽ được áp dụng nếu BĐKH – NBD là mối nguy hiểm và không đủ sức
ứng phó.

Giao thoa không gian trung tâm và không gian chuyển tiếp bao gồm: Không gian
thích ứng BĐKH – EbA: Khu vực sinh thái tiếp giao với đất liền, cũng là không gian
mang tính đặc thù của các vùng ven biển với các chức năng mới đảm bảo phát
triển bền vững và thích ứng, ứng phó thiên tai, BĐKH; Không gian bảo tồn sinh
thái: Không gian cần được bảo vệ nghiêm ngặt vì lý do an toàn cho các vùng ven
biển. Hệ sinh thái ỏ đây được xem là một công trình tự nhiên dùng để ứng phó với
thiên tai, BĐKH; Không gian phát triển sinh thái: Không gian dự trữ dành cho sự
phát triển các vùng ven biển trong tương lai khi các nhu cầu về cư trú, giao thông,
sản xuất. tăng lên. Không gian này cần được giữ gìn, phát triển đúng mức nhằm
tạo tài nguyên cho các thế hệ sau
Giao thoa không gian chuyển tiếp và không gian biển bao gồm: Không gian cân
bằng sinh thái tự nhiên: Nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất theo quy luật tự
nhiên giữa hai hệ sinh thái, chức năng: tinh lọc và tái tạo năng lượng cho môi

trường sống. Không gian biển mang lại nhiều lợi ích cho vùng không gian chuyển
tiếp, làm lợi cho đa dạng sinh học và môi trường ven biển.
PHÂN KHU CHỨC NĂNG
Các không gian chức năng bao gồm: Không gian khu dân cư – thương mại dịch vụ;
Không gian văn hóa (biển); Không gian du lịch – giải trí (ven biển); Không gian
công nghệ xanh; Không gian hậu cần nghề biển; Không gian khoa học biển; Không
gian công nghiệp biển. Tổ chức hệ thống giao thông đường bộ: Trục giao thông
chính kết nối các trung tâm đô thị, trục giao thông kết nối các khu dân cư, trục
giao thông kết nối các điểm dân cư. Tổ chức hệ thống giao thông đường thủy:
Không gian bến cảng trung tâm dịch vụ thương mại, không gian bến cảng du lịch,
không gian bến cảng hậu cần, công nghiệp, neo trú tàu thuyền tránh bão.
Ngoài ra, cao độ xây dựng khống chế trong Tổ chức không gian được lựa chọn
trên cơ sở khoa học, phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực. Có các giải
pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (lũ lụt, ngập úng, triều cường, mực nước
biển dâng…). Trong mọi trường hợp cao độ nền xây dựng phải lớn hơn 0,3 – 0,5m
của tổ hợp các yếu tố: (mức triều + mức nước dâng trong bão + mực nước dự báo
nước biển dâng) hoặc (mức triều + lũ cửa sông + chiều cao sóng + nước dâng
trong bão + mực nước dự báo nước biển dâng.). Các khu vực phân chia tương ứng
với độ dốc chung của khu vực i = 0.50.8% như sau:

Khu vực I: Khu vực nguy hiểm – cấm xây dựng.


Khu vực II: Khu vực nguy hiểm; trồng rừng phòng hộ trước và sau đê để chống
sóng, cát bay, chống sa mạc hóa, cải tạo môi trường sinh thái.
Khu vực III: Xây dựng công trình bán kiên cố.
Khu vực IV: Khu vực tương đối an toàn.
Khu vực V + VI: Khu vực an toàn xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
KẾT CẤU HÌNH KHỐI KIẾN TRÚC
Kết cấu chống bão, lũ:  MÓNG PHẢI ĐƯỢC NGÀM CHẶT TRONG NỀN ĐẤT ĐỂ
TĂNG KHẢ NĂNG CHỐNG TRƯỢT CHO CÔNG TRÌNH.
TẠI VỊ TRÍ CỔ MÓNG (VỊ TRÍ TIẾP GIÁP GIỮA MÓNG & CHÂN CỘT) NÊN GIA
CƯỜNG THÊM THÉP ĐỂ CHỐNG LỰC CẮT, CHỐNG TRƯỢT TẠI CHÂN CỦA CÔNG
TRÌNH.
Bố trí thép tăng cường tại vị trí cổ móng chống lại lực cắt do gió bão tác động tại
vị trí chân cột.
Kết cấu nhà dân gian:
Nhà ở miền Trung chủ yếu được xây dựng bằng hệ thống kèo chống làm trụ nhà.
Cấu trúc của kèo có đặc trưng đó là các thanh kèo được nằm nghiêng thei chiều
dốc cố định cửa mái nhà được liên kết với các cột với nhau và đầu của thanh kèo
nằm ở phía dưới của đuôi kèo. Nét đặc trưng khác biệt này đã được thể hiện
thông qua chính tên gọi của nó là nhà kèo. Ngoài ra, còn các loại nhà như: Nhà rọi
hay nhà nọc ngựa ứng với hình thức kiên trúc có một cột trụ nằm chính giữa
chống nóc nhà. Nhờ kĩ thuật này mà chiều rộng của bước cột và gian cạnh đang
ngày càng được mở rộng. Từ đây có thể thấy rằng, người Việt đã đem kĩ thuật mổ
xẻ ở đầu cột – một kĩ thuật dân gian ở miền Trung được xây dựng trên cả nước.
Dần dần, các tấm gỗ có hình tam giác cũng đã được lược bỏ và liên kết với nhau
qua hai kèo ở nóc nhà, cũng như có cả đòn đông đã được lắp vào đầu cộ.

Tháp Chăm
Phần lớn các đền tháp Chăm hiện biết ở nước ta
đều mang phong cách Nam Ấn.
Về bố cục: kiến trúc chủ thể (Kalan) luôn được
đặt ở trung tâm của bố cục với cửa mở hướng
Đông. Phần kiến trúc phụ gồm các tháp phụ thờ
thần thứ yếu và các nhà phụ vây xung quanh:
tháp Hoả (Kosa grha), tháp Cổng (Gopura), Nhà
khách thập phương (Mandapa), tháp Bia (Po
Sha), tường bao… Mỗi một hạng mục công trình
này đều có đặc điểm kiến trúc hay chức năng sử
dụng riêng biệt...
HÌNH KHỐI CÔNG TRÌNH
Nhà chống lũ

THÁP CHĂM Ở BÌNH ĐỊNH


NHÀ LÁ MÁI Ở PHÚ YÊN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Kiến trúc sinh khí hậu ( PGS.TS Phạm Đức Nguyên)
http://kientrucvietnam.org.vn/to-chuc-khong-gian-ven-bien-nam-trung-bo-thich-
ung-voi-bdkh/
https://www.htarch.edu.vn/2017/01/kien-truc-nhom-nha-o-dan-gian-mien-
Trung.html
https://kienviet.net/2020/10/29/9-mo-hinh-nha-chong-lu-an-toan-giai-phap-ben-
vung-cho-mien-trung/
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_Ch%C4%83m
https://text.123doc.net/document/2251178-dac-diem-kien-truc-cham-pa.htm
http://hau.edu.vn/StoreData/PageData/4438/2.pdf
https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/bao-ton-di-san/tinh-ba%CC
%89n-di%CC%A3a-cu%CC%89a-kien-truc-nha-o%CC%89-dan-gian-nam-trung-bo
%CC%A3.html
http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?
uuid=86083bb4-9037-46b9-99a6-d711925b517d&groupId=13025
http://baotang.quangnam.gov.vn/Default.aspx?
tabid=63&Group=53&NID=1832&cac-kieu-nha-truyen-thong-o-quang-nam

You might also like