You are on page 1of 7

Chung cư kiểu đơn nguyên

Đơn nguyên chung cư là gì


Đơn nguyên chung cư là khái niệm chỉ một tập hợp các căn chung cư trong cùng một mặt
bằng, lấy trung tâm là khu thang máy và thang bộ, hiểu đơn giản hơn là một tầng của cả
khu chung cư.
Trong nhà ở nhiều tầng, đơn nguyên là tập hợp các căn hộ cùng sử dụng một tổ chức giao
thông thẳng đứng (là tập hợp nhiều căn hộ bố trí quanh một lõi thang). Một ngôi nhà có
thể bao gồm một hoặc nhiều đơn nguyên (trung bình 5-10 đơn nguyên).
Thông thường, mỗi đơn vị đơn nguyên sẽ có từ hai đến bốn căn hộ liền với nhau. Mỗi
đơn nguyên có thể có nhiều loại căn hộ khác nhau, sẽ có nhiều kiểu căn hộ khác nhau như
căn một phòng ngủ, căn 2 phòng ngủ, căn kết hợp,… số lượng chỉ khoảng 4 – 6 căn trong
một khu đơn nguyên.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, chung cư đơn nguyên đã xuất hiện, dần dần thay thế
cho các dạng chung cư khác và trở thành loại chung cư được lựa chọn đầu tư xây dựng
nhiều nhất hiện nay.
Nếu nhà trên năm tầng thì tổ chức nút giao thông chung ngoài cầu thang bộ thường có
thêm 1-2 cầu thang máy. Điều đó tạo nên sự khác biệt của nhà nhiều tầng chia đơn
nguyên và nhà cao tầng. Nhà cao tầng thì thường chỉ chủ yếu sử dụng cầu thang máy và
thang bộ chỉ được xây dựng để làm lối đi phụ thoát hiểm khi cần thiết.
Từ đó có thể đưa ra định nghĩa Đơn nguyên chung cư là một tập hợp nhiều căn hộ bố trí
xung quanh một cầu thang.
Các hình thức xây dựng
Nhà ở đơn nguyên xây dựng bằng gạch, thường có chiều cao 4 đến 5 tầng, không có
thang máy, Nhà ở đơn nguyên đổ bê tông tại chỗ, loại này có khung, sàn đổ bê tông cốt
thép tại chỗ thường dùng cho các công trình xây dựng xen cấy hoặc mặt bằng xây dựng
chật hẹp.
Ngoài ra còn nhiều biện pháp xây dựng khác ví dụ như kết hợp khung cột đổ bê tông tại
chỗ, tường xây chèn gạch, sàn mái gác panel...
+ Số tầng cao của đơn nguyên
Nhà ở đơn nguyên thường có độ cao trung bình 4 đến 8 tầng
Nhà ở đơn nguyên cao tầng, loại nhà này có độ cao 9 tầng trở lên, theo quy định nhà ở
này phải có thang máy.
Nhà ở đơn nguyên kiểu tháp, loại này chỉ có một đơn nguyên cao từ 17 tầng trở lên.
Đơn nguyên chung cư có những loại nào?
Chung cư đơn nguyên ghép thì lại được cấu thành từ việc ghép các đơn nguyên chung cư
theo các chiều khác nhau. Có các cách ghép như:
Ghép theo chiều ngang
Ghép theo chiều dọc
Ghép tự do
Để từ đó, hình thành được các dạng:
Đơn nguyên đầu hồi: nằm ở đầu hoặc cuối tổ hợp ghép đơn nguyên. 3 mặt tiền, dễ dàng
lấy sáng, thoáng mát.
Đơn nguyên giữa: đơn nguyên chung cư cơ bản và thường gặp nhất, chỉ có 2 mặt tiền,
nên việc thiết kế để lấy ánh sáng hay đón gió sẽ phức tạp hơn, cần để ý kĩ hơn
Đơn nguyên góc: Nằm ở vị trí góc các thiết kế chữ L, T…, diện tích hẹp, hạn chế về ánh
sáng và độ thoáng, cần tận dụng các kỹ thuật cao để người ở bên trong vẫn thấy thoải mái

Chẳng hạn như trong các mẫu căn hộ chung cư dưới đây, mỗi toà ký hiệu Cx – N là
một đơn nguyên. Trong đó, x là số thứ tự toà nhà, N là số thứ tự của căn trong đơn
nguyên.
Ví dụ trong hình trên, căn C1-07 là toà nhà C1, đơn nguyên số 07 trong tổng số 11 đơn
nguyên của tòa C1.

Trong hình trên, toà nhà lại được ký hiệu là CH và các đơn nguyên cũng được đánh số
thứ tự lần lượt từ 01 đến 10.
Ưu, nhược điểm của chung cư thiết kế theo kiểu đơn nguyên
Ưu điểm:
Việc càng ngày càng phổ biến mô hình xây dựng mặt bằng đơn nguyên chung cư là minh
chứng cho việc mô hình nhà ở này cực kỳ phù hợp với lối sống hiện đại, mang đến vô
vàn lợi ích như:

Phù hợp với bất cứ loại địa hình, diện tích khó xơi nào mà các loại nhà như biệt thự, liền
kề, nguyên căn… không thể triển khai được
Tiết kiệm nguyên liệu vì chung tường, chung cửa sổ… tận dụng khi ghép các đơn nguyên
lại với nhau
Hạn chế nhất trường hợp bỏ phí diện tích khi rơi vào các góc quá bé để xây dựng công
trình biệt lập
Tận dụng tối đa diện tích sàn
Tính cách ly và ổn định cao
Một mẫu mặt bằng đơn nguyên chung cư
Nhược điểm:
Tuy nhiên, phương án nào cũng không thể tránh được một vài điểm hạn chế, với mặt
bằng đơn nguyên chung cư thì có các vấn đề sau chưa được:

Kinh phí xây dựng thang máy, thang bộ khá tốn kém
Vấn đề thông gió, lấy sáng, đường ống nước ăn và ống thải cho cả tổ hợp đơn nguyên
chung cư luôn là mối quan ngại lớn, bắt buộc phải giải quyết ổn thỏa
Đông dân cư cùng chia sẻ một không gian sống, không tránh khỏi va vấp, cãi cọ, cần có
ban quản lý làm việc thật tốt
Nhìn chung, những vấn đề trên hoàn toàn có thể giải quyết được, nên các khu chung cư
bố trí thành các đơn nguyên chung cư vẫn hoàn toàn đáng được bạn để tâm khi tìm mua
nhà ở.

Những mẫu mặt bằng đơn nguyên chung cư phổ biến hiện nay
Mặt bằng đơn nguyên chung cư 2 phòng
Mặt bằng đơn nguyên chỉ có 2 căn hộ, nằm ở hai phía của cầu thang, chỉ sử dụng chung
tiện ích cầu thang, còn lại là 2 căn hộ biệt lập.
Ưu điểm: diện tích sử dụng lớn, cả hai căn đều có đến 3 mặt tiền, thuận tiện cho việc
chiếu sáng và tạo độ thoáng đãng. Không gian chia sẻ không nhiều. Nếu gia đình đông
người và có điều kiện có thể mua cả 2 căn để dễ dàng sử dụng
Nhược điểm: có lẽ duy nhất, đó là giá thành cao.
Mặt bằng đơn nguyên chung cư 3 phòng
Khi bố trí loại hình đơn nguyên này, kiến trúc sư có thể chọn đối xứng hoặc không. Trục
chính vẫn là cầu thang. Diện tích giữa 3 căn có thể sẽ không đều nhau.
Ưu điểm: kinh tế hơn so với loại 2 căn vì số lượng phòng cùng chia tiện ích lớn hơn và
diện tích lại bé hơn.
Nhược điểm: ít không gian sử dụng hơn, phải tính toán nhiều về ánh sáng
Mặt bằng đơn nguyên chung cư 4 phòng, 6 phòng
Số chẵn phòng nên phương án đặt đối xứng quanh trục cầu thang vẫn là lựa chọn hợp lý.
Lúc này sẽ là mặt bằng chữ thập hoặc chữ Y. Diện tích hoàn toàn có thể chia đều hoặc
lệch, tùy theo dự định của chủ đầu tư.
Ưu điểm: tận dụng được tốt diện tích sàn, các phòng đều khá là vuông vắn, số lượng
nhiều phòng nên giá thành giảm đi khá nhiều
Nhược điểm: nên chung sống cùng nhau trong hòa bình để lựa chọn luôn là tối ưu nhất.

Phương án sắp xếp tối ưu cho mặt bằng đơn nguyên chung cư
Các tiêu chí để làm căn cứ đưa ra phương án sắp xếp cho mặt bằng một đơn nguyên gồm:

Vị trí đặt các phòng: có thể không có vách ngăn nhưng vẫn phải có phân khu rõ rệt giữa
không gian sinh hoạt chung như phòng khách, phòng bếp, phòng ăn và khu vực cá nhân
riêng tư như phòng vệ sinh, tắm, phòng ngủ. Chú ý các nguyên tắc và bố trí vị trí cho hợp
lý. Ví dụ như mở cửa ra sẽ là lối vào nhà, sau đó đến phòng khách và phòng bếp; mở
ngang sang là khu vệ sinh, đi sâu vào trong là khu vực nghỉ ngơi.
Vị trí tương quan giữa bếp và khu vệ sinh: đây là 2 khu vực khá quan trọng trong đời
sống, nhưng nếu bố trí không hợp lý sẽ sớm trở thành cơn ác mộng với người ở. Gợi ý:
Cùng đặt theo chiều dọc: khá là tốn diện tích nhà, nhưng sẽ thuận tiện cho người sử dụng.
Thông thường là nhà vệ sinh trước rồi mới đến nhà bếp. Nên đặt cùng mặt có chiếu sáng
để tận dụng ánh sáng tự nhiên tối đa
Cùng đặt theo chiều ngang: phân tách được khu vực riêng, sử dụng dễ, phần diện tích bị
hạn chế cũng đỡ hơn. Nhưng về vấn đề xử lý mùi sẽ phải làm tốt hơn
Đặt đối xứng nhau: kiểu này hơi ít vì nhiều hạn chế như phải làm 2 đường ống riêng, tốn
nhiều diện tích hơn. Nhưng lại đảm bảo an toàn vệ sinh hơn.
Nhà ở chung cư ngày càng được ưa chuộng

You might also like