You are on page 1of 13

CHƯƠNG I.

NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KIẾN TRÚC


Mục đích của kiến trúc:

- Thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt vật chất, văn hóa, tinh thần
- Đáp ứng yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường.

Các yếu tố tạo thành kiến trúc:

- Công năng
- Kỹ thuật
- Hình tượng

Các đặc điểm của kiến trúc:

- Kiến trúc là sự tổng hợp của khoa học kỹ thuật và nghệ thuật
- Kiến trúc phản ánh xã hội, mang tính tư tưởng
- Kiến trúc chịu ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện thiên nhiên và khí hậu:
- Kiến trúc và bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc luôn có mối quan hệ hữu cơ, sống
còn, Kiến trúc phải hiện đại hóa trong sự kế thừa tinh hoa dân tộc để mang rõ bản sắc
địa phương

Các yêu cầu của kiến trúc


Kiến trúc đô thị bao hàm

- Nghệ thuật kiến trúc


- Kinh tế
- Xã hội học
- Văn hóa lịch sử
- Pháp luật
- Khoa học kỹ thuật

Phân loại kiến trúc đô thị:


Có 6 cấp thành phố từ đô thị loại I-V và đô thị đặc biệt.
Sơ đồ quy hoạch xây dựng vùng: Được lập trong giai đoạn 15 - 20 năm
Phân cấp nhà dân dụng:
-Về chất lượng sử dụng công trình:
Mức độ và trang thiết bị kỹ thuật vệ sinh.
Mức độ trang trí nội thất.
-Theo chất lượng sử dụng nhà dân dụng được chia thành bốn bậc:
Bậc 1: Chất lượng sử dụng cao.
Bậc 2: Chất lượng sử dụng khá.
Bậc 3: Chất lượng sử dụng trung bình.
Bậc 4: Chất lượng sử dụng thấp.
-Theo độ bền lâu, công trình có 4 bậc:
Bậc 1: Bảo đảm niên hạn sử dụng trên 100 năm;
Bậc 2: Bảo đảm niên hạn sử dụng trên 50 năm;
Bậc 3: Bảo đảm niên hạn sử dụng trên 20 năm;
Bậc 4: Bảo đảm niên hạn sử dụng dưới 20 năm.

Quá trình sáng tạo kiến trúc

1. Nguồn vốn
2. Ý tưởng
3. Khảo sát điều tra số liệu
4. Tk sơ bộ
5. Tk mỹ thuật
6. Tổ chức thi công

Trình tự thiết kế
Tk sơ bộ
Tk cơ sở
- thuyết minh
- bản vẽ
- tổng khái toán
Tk mỹ thuât
Tk bản vẽ thi công

- Bản vẽ thi công


- Dự toán thiết kế dựa theo bản vẽ thi công:

CHƯƠNG II. NHÀ Ở


Phân loại
Tính chất công năng

- Nhà ở nông thôn


 diện tích mỗi nhà từ khoảng trên dưới 1 sào (360 m2).
- Biệt thự thành phố (1 – 3 tầng)
 Diện tích trung bình từ 300÷800 m2
 Mật độ xây dựng chiếm khoảng 25÷40%.
- Nhà ơ liền kề
 Mỗi nhà có từ 2,3 hoặc 4 tầng, diện tích xây dựng từ 70÷80%, còn lại là diện
tích sân, vườn.
 Loại nhà này có diện tích đất từ 60÷120m2
- Nhà chung cư ( 50-60tang)
Dựa trên độ cao
- Nhà thấp tầng: Thường từ 3 tầng trở xuống, cho gia đình sử dụng (nhà nông thôn,
nhà kiền kề, nhà biệt thự) được gọi là nhà ở riêng cho gia đình.
- Nhà nhiều tầng: Thường từ 4÷6 tầng, ít khi sử dụng thang máy ( Nhà chung cư
mini, kí túc xá, khách sạn,…)
- Nhà ở cao tầng: Thường từ 7 tầng trở lên, có thang máy để phục vụ di chuyển. Phổ
biến ở các thành phố lớn. Thường phân thành 3 loại
 Từ 7 ÷12 tầng: Cao tầng loại thấp tầng
 Từ 16 ÷ 24 tầng: Cao tầng loại trung bình
 Từ 26 tầng trở lên: Nhà cao tầng, cao ốc, siêu cao tầng.
- Nhà ở cho người thu nhập cao
- Nhà ở cho người có thu nhập khá và trên trung bình
- Nhà ở cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và nghèo
Các phòng chính
Phòng tiếp khách
- Phòng rộng từ 16÷20 m2
- Hệ số chiếm chỗ từ 0,25÷0,35 so với diện tích sàn phòng.
- Hệ số ánh sáng tự nhiên từ 1/4÷1/6
- Cửa chính hòng khách từ 90cm (1 cánh) đến 2,5m tùy kích thước phòng khách.
- Phòng khách có thể cao 2,8m ÷ 4m, có thể làm thông tầng
Phòng ăn
- Đối với ngôi nhà có diện tích lớn, phòng ăn thường bố trí khá rộng, từ 30÷50m2.
Đối với những căn nhà liền kề, phòng ăn thường có diện tích từ 15÷30m2
- Hệ số chiếm chỗ đồ trong phòng ăn từ 0,4÷0,5.
- Ánh sáng phòng ăn từ 1/6 ÷1/8 không yêu cầu nhiều như phòng khách.
Phòng làm việc
- hệ số chiếm chỗ từ 0,4÷0,5
- Diện tích phòng làm việc độc lập có thể từ 10÷20 m2
- Hệ số ánh sáng tự nhiên từ 1/6÷1/8
Phòng ngủ
- Diện tích phòng ngủ có thể từ 10÷20 m2
- Hệ số chiếm đồ khoảng 0,4÷0,5
- Hế số ánh sáng từ 1/8÷1/9
Khối wc
- Hệ số ánh sáng tự nhiên khối vệ sinh từ 1/9÷1/12

Các phòng phụ


Sảnh và tiền phòng:

 Là không gian sử dụng chung, mục đích điều hòa không khí trong và ngoài nhà.
 Là đầu nút giao thông để đi vào các không gian khác, tạo sự yên tĩnh và biệt lập giữa
các khu chức năng.
 Đây là phần không gian chuẩn bị trước khi vào không gian chính của ngôi nhà.
 Thường được trang bị tủ dày, gương soi,…

Ban công, lô gia, sân trời, giếng trời:


 Là không gian để tiếp cận với thiên nhiên, dùng làm nới ngắm cảnh, tận hượng
khoảng không gian thoáng mát.
 Ban công là khoảng không gian vươn ra khỏi mặt đứng của nhà, diện tích khoảng 4m2.
 Lô gia thường nằm tụt vào so với mặt đứng của nhà, diện tích tứ 4÷6m2.
 Giếng trời thường ít nắng chỉ có tác dụng thông hơi là lấy sáng, diện tích thường <
6m2
Tiêu chuẩn diện tích thiết kế
o Với nhà biệt thự, diện tích sử dụng lớn nên không phụ thuộc vào diện tích tiêu chuẩn,
diện tích sử dụng bình quan đầu người có thể từ 15÷20 m2.
o Với nhà liền kề, chung cư diện tích sử dụng bình quân đầu người có thể từ 10÷11 m2
Chung cư nhiều tầng và cao tầng, cách phân loại

- Chung cư kiểu phân đoạn (đơn nguyên);


- Chung cư kiểu hành lang (hành lang bên, hành lang giữa);
- Chung cư lệch tầng;
- Chung cư có sân trong

Chung cư nhiều tầng kiểu đơn nguyên

- Là loại kiến trúc nhà phổ biến ở các đô thị nhằm tiết kiệm đất xây dựng, tăng mật độ
cư trú. Kiến trúc đơn nguyên là cách tổ chức các căn hộ đơn lẻ tập trung quanh một
nút giao thông đứng gồm có thang bộ và thang máy.

- Ưu điểm:
o Tính biệt lập rõ ràng và cao so với các loại nhà khác. Cấu trúc nhà dày, tính kinh
tế cao.
o Tiết kiệm không gian giao thông công cộng, tổ chức dây chuyền công năng trong
các căn hộ hợp lý, giải quyết các căn hộ lớn nhiều phòng thuận lợi.
o Nhược điểm: Tổ chức thông gió xuyên phòng và lấy ánh sáng cho các khu phụ
hơi khó khăn.
Thiết kế cầu thang chung cư
• Vị trí, số lượng và kích thước cầu thang phụ thuộc vào bố trí mặt bằng, số tầng
cao, số người sử dụng.
• Khi thiết kế cầu thang, 3 ≤ số bậc của một vế ≤ 18.
• Chiều rộng của cầu thang ≥ 0,6m cho 100 người (tương đương với khoảng
20÷30 căn hộ)
• Chiều rộng buồng thang ≥ 2,2 m.
• Độ dốc của thang i=1/2 , bậc thang lấy bằng 15x30

CHƯƠNG III. CẤU TẠO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH


Tường chịu lực
• Tường vừa làm nhiệm vụ chịu lực và là kết cấu bao che.
• Tường gạch nung chịu lực tường có chiều dày 220, 340, 480 mm.
• Sử dụng kết cấu tường chịu lực có thể xây dựng được 2÷3 tầng, tuy nhiên phổ
biến nhất là công trình cấp 4.
Khung chịu lực

- Kết cấu khung chịu lực bằng bê tông cốt thép có thể tạo khẩu độ 15m.

Kết cấu phẳng nhịp lớn


• Sử dụng hệ khung chịu lực có khả năng vượt khẩu độ trên 18 m mà không lãng phí
không gian như sử dụng kết cấu dầm, dàn vì kèo.
• Có thể sử dụng hệ dầm ô cờ, dầm sàn dự ứng lực hoặc kết hợp thép hình.
Móng nhà
• Là bộ phận kết cấu chịu lực của nhà, nằm sâu dưới mặt đất, ở dưới tường, cột và làm
nhiệm vụ truyền tải trọng của nhà xuống nền đất.
Trụ và cột
• Trụ nhà, cột nhà là kết cấu chịu lực. Tựa trực tiếp lên móng làm nhiệm vụ truyền lực
xuống móng và nền nhà.
Tường
• Là bộ phận chính tạo ra không gian trên mặt đất cho nhà, tường ngoài chức năng bao
che thì còn lam gia chịu lực.
• Tường làm từ gạch, đất, gỗ, bê tông, kim loại, nhựa, ….
Bệ tường
• Là bộ phận tường ngoài nằm ở chân tường sát mặt đất như một vành đai bao quanh.

• Bệ tường trực tiếp chịu ảnh hưởng của độ ẩm, nước ngầm, xung lực va chạm, nước
mưa cho nên thường được cấu tạo bằng vật liệu kiên cố hoặc ốp phủ ngoài

Giằng tường:
• Là một hệ thống đai bê tông cốt thép chiều dày ≥ 7cm nằm trong các tường chịu lực
và tường chu vi ở độ cao sát ngay bên dưới trần sàn hay ngang mép cửa sổ.
• Giằng tường thường gặp ở kết cấu nhà gạch xây làm nhiệm vụ liên kết tường thành
hệ khung và giữ ổn định, đặc biệt là với tường xây cao >4m.
Lanh tô
• Là bộ phận dầm đỡ tường có thể bằng gạch, bê tông cốt thép, gỗ, thép hình dùng để đỡ
khối tường nằm ở cửa sổ, cửa đi.
• Lanh tô thường đổ kích thước rộng bằng bờ tường, dài vượt khẩu độ cửa khoảng
20cm.
Ô văng
• Là một tấm mái che ngang bằng bê tông cốt thép nằm nhô ra trên các cửa sổ, cửa đi ở
các vùng nhiệt đới dùng để che nắng, mưa cho phòng.
Mái đua
• Là phần gờ tường nhô ra khỏi mặt tường chu vi (khoảng 40cm).
• Che cho tường khỏi bị nước mưa từ trên mái theo tường làm ẩm mốc tường.
• Mái đua cũng có tác dụng mỹ quan kiến trúc tạo nên một diềm mái
Tường chân mái
• Là tường xây cao hơn mặt mái, cao tối thiểu 60cm.
Tường bổ trụ:
• Các tường mỏng, yếu được gia cường thêm khả năng ổn định, chịu lực bằng cách bổ
trụ, tức là xây những trụ lấn một phần trong chiều dày tường.
Sàn
• Là bộ phận kết cấu chia không gian trong nhà thành các tầng, làm nhiệm vụ bao che
không gian và truyền lực (hoạt tải và tĩnh tải).
• Sàn bao gồm dầm chính, dầm phụ, bản sàn.
Cầu thang
• Là mặt sàn hay lối đi nghiêng có bậc hoặc không, dùng làm phương tiện liên hệ giữa
các tầng. Cầu thang phải có lan can cao tối thiểu là 90 cm.

Cửa sổ
• Là bộ phận thông gió và lấy ánh sáng cho phòng. Cửa số thường có khuôn cửa và
cánh cửa.
• Cửa số đặt cách mặt sàn khoảng 80÷90 cm, cách trần 30÷40cm.
Cửa đi
• Là bộ phận để liên hệ giữa không gian bên trong và bên ngoài phòng hay nhà.
• Cửa đi có khuôn và cánh hoặc không có khuôn. Cửa đi làm bằng gỗ, sắt, nhựa, kính,
… cửa đi thường cao hơn 1,8m

Giải pháp kiến trúc


Hệ số mật độ xây dựng (K0): được biểu thị theo phần trăm (%) của tỷ số diện tích đất để xây
dựng công trình trên tổng diện tích toàn lô đất. Đơn vị tính diện tích là m2.

Diện tích để xây dựng công trình (m 2 )


K0= x 100%
Diện tích đất toàn lô đất (m 2 )

Hệ số sử dụng đất (HSD): Nhằm khống chế số tầng cao ứng với mật độ xây dựng cho phép.

Diện tích sàn các tầng (m 2 )


H SD = x 100%
Diện tích đất toàn lô đất (m 2 )
Hệ số khai thác mặt bằng (K1): thường K1 = 0,65÷0,75 là phụ hợp

Diện tích các phòng chính (m 2)


K1= x 100%
Diện tích sử dụng chung (m 2 )
NỀN
Nền là tầng đất gánh chịu toàn bộ tải trọng của ngôi nhà.
Nền thiên nhiên:

 Là đất thiên nhiên (đất nguyên thổ) có khả năng gánh chịu toàn bộ tải trọng mà không
cần có sự gia cố của con người.
 Nền thiên nhiên phải có độ đồng nhất, đảm bảo độ lún trong giới hạn cho phép
S=8÷10cm.

Nền nhân tạo:


• Các biện pháp gia cường:
- Làm chặt trên mặt: Đầm chặt bề mặt. Có thể đầm bằng thủ công hoặc bằng máy.
- Làm chặt đất ở dưới sâu: Sử dụng các loại cọc để gia cố nền đất như cọc tre, cọc
cát, cọc xi măng đất, cọc BTCT, cọc thép,…
- Gia cường đất yếu: Sử dụng các phương pháp nung nóng bằng cách bơm không khí
nhiệt độ cao vào đất hoặc phương pháp xi măng hóa, bitum hóa,… bơm trực tiếp
vào nền đất.
- Thay đất khi sử dụng các phương pháp trên không hiệu quả, tiến hành bóc lớp đất
yếu và đắp cát hoặc đất tốt vào, sau đó đầm chặt tạo nền đất tốt.
Công dụng và yêu cầu
• Do điều kiện thi công (được chôn lấp sau khi thi công) vì vậy móng phải được
kiên cố, ổn định, bền lâu và kinh tế, việc sửa chữa các khuyết tận gặp nhiều
khó khăn hơn so với các cấu kiện khác.
• Móng đảm bảo độ lún trong giới hạn cho phép, việc móng lún không đều sẽ
làm phá vỡ kết cấu công trình.
• Móng phải đáp ứng yêu cầu về độ bền vững trong suốt thời gian sử dụng công
trình. (khả năng chịu lực, bảo vệ vật liệu dễ bị ăn mòn, tác động của môi
trường, khả năng chịu lực,…).
• Chi phí thi công móng chiếm tỷ trọng 8÷10% công trình không có tầng hầm,
vì vậy việc thiết kế, thi công móng phải hiệu quả kinh tế.
Phân loại
Móng băng

- Loại móng này thường sử dụng cho nhà ít tầng, tải trọng không lớn.
- Móng băng thường dùng ở những công trình có địa chất nền đất tốt.

Móng trụ
- Móng trụ hay còn gọi là móng đơn, là móng độc lập đỡ cột chịu lực.
- Móng trụ có kết giằng móng, vị trí giằng móng có thể tại cổ móng hoặc
tại đài móng.
Móng bè:
- Khi tiết diện chịu lực lớn, diện tích móng băng hoặc cọc chiếm 75%,
có thể liên kết thành móng bè.
- Sử dụng móng bè hạn chế hiện trượng lún không đều và tạo thuận lợi trong thi
công.
Móng cọc:
- Sử dụng móng cọc có thể giảm khối lượng đào khoảng 85%, khối lượng bê
tông khoảng 35÷40%
- Theo đặc tính làm việc, cọc chia làm 2 loại: cọc chống và cọc ma sát
- Cọc chống thường dùng cho trường hợp dưới lớp đất yếu là lớp đất rắn chắc.
- Cọc ma sát thường sử dụng cho trường hợp lớp đất yếu quá sâu.
Phân loại móng
- Theo vật liệu xây dựng: móng đá hộc, móng gạch xây, móng bê tông cốt thép,
móng thép,…
- Theo đặc tính: móng cứng, móng mềm.
TƯỜNG
Phân loại theo vị trí: tường trong và tường ngoài
Phân loại theo tính chất chịu lực: tường chịu lực và tường không chịu lực
Chiều dài của tường gạch
• Tường một gạch: thực tế dày 220mm, thường gọi tường 22 hoặc 20, chiều dày
bao gồm lớp vữa trát là 25 mm.
• Tường gạch rưỡi: thực tế dày 335mm, thường gọi là tường 33, chiều dày bao
gồm vữa trát là 37mm.
• Tường hai gạch: thực tế dày 450mm, thường gọi tường 45, chiều dày bao gồm
lớp vữa trát là 48 mm. thường làm móng, cột trụ,…
• Thông thường, đối với nhà dân dụng phổ biến xây tường ngoài là 22cm, tường
ngăn phòng là 11cm. Vữa xi măng sử dụng loại M50, M75, M100.
• Đối với nhà cao tầng thường sử dụng gạch lỗ để giảm trọng lượng bản thân
tường
Bệ tường và thềm nhà
Lanh tô và ô văng
Lanh tô gạch cốt thép
Lanh tô gạch cuốn: Có 3 loại là cuốn thẳng, cuốn vành ngược, cuốn ½ vòng tròn
Lanh tô gạch:
Lanh tô bê tông cốt thép: có 2 loại, đổ tại chỗ và đúc sẵn
Giằng tường:
Giữ ổn định cho tường, đặc biệt là những bức tường cao, giảm ảnh hưởng lún
đến tường.
Theo phương diện truyền lực, tường chia làm 3 loại: Tường tự mang, tường bao
che, tường treo.
 Tường tự mang lực: Không làm nhiệm vụ truyền lực của nhà xuống móng, tải trọng
bản thân tường sẽ truyền xuống đất (thông qua móng tường hoặc dầm móng).
 Tường bao che: Truyền tải trọng bản thân xuống dầm, sàn của khung, sau đó truyền
vào cột và xuống móng. Tường có thể xây ngoài cột hoặc cột nằm trong tường hoặc
cột nằm một phần trong tường.
SÀN BÊ TÔNG CỐT THÉP
Sàn bê tông cốt thép có 2 phần: kết cấu chịu lực và áo sàn. Phần kết cấu chịu lực là
lớp BTCT chiều dày thường 10÷20cm, lớp áo sàn thường là lớp vữa láng, gạch lát
hoặc lát gỗ.
SÀN BÊ TÔNG CỐT THÉP TOÀN KHỐI
 Sàn bản kê hai cạnh và bốn cạnh: Sàn là tấm BTCT phẳng, độ dày 6÷10 cm, kê
trực tiếp lên tường.
 Sàn sườn: Sàn gác lên dầm chính và dầm phụ. Áp dụng cho sàn có khẩu độ
>3m. Nhược điểm: nhiều dầm -> lát trần thạch cao
 Sàn bản dầm:
- Các dầm chính có chiều dài 6÷9m cách nhau từ 4÷6m.
- Các dầm phụ đặt vuông góc với dầm chính, các nhau 1,5÷3m.
- Kích thước sơ bộ của các dầm, sàn:
- Dầm chính thường lấy chiều cao tiết diện bằng 1/8÷1/12 chiều dài dầm, chiều
rộng/chiều cao từ 1/1,5 ÷ 1/2.
- Dầm phụ có chiều cao tiết diện bằng 1/15 ÷ 1/20 chiều dài và tỷ lệ / chiều rộng
bằng 1/1,5 ÷ 1/2.
- Chiều dày bản sàn từ 6÷10cm.

 Sàn ô cờ:
- Sàn ô cờ kiểu bản kê bốn cạnh là sàn có dầm chính và dầm phụ có kích
thước bằng nhau, bản có chiều dày 8÷15cm, các dầm ngang dọc có chiều
cao tiết diện bằng 1/10÷1/12 khẩu độ trung bình của nó.
- Sàn ô cờ kiểu lưới ô nhỏ tạo thành các lới ô vuông từ 80÷200cm, chiều cao
các sườn lấy bằng 1/30÷1/35l (l là khẩu độ lớn của phòng hay bước cột

 Sàn không dầm hay sàn nấm:


- Loại sàn chỉ có bản và cột, không có dầm. Bản thường có chiều dày bằng
1/35÷1/40 khoảng cách cột (từ 15÷20cm). Lưới cột có thể 6x6m hoặc
8x8m.
- Có thể cấu tạo mũi ở đầu cột để tránh ứng suất cục bộ.
- Ưu điểm: mặt trần phẳng, chịu được chấn động và tải trọng lớn.
CẤU TẠO MẶT SÀN
 Mặt sàn láng:
• Sử dụng hỗn hợp xi măng, cát vàng theo tỷ lệ cấp phối vữa xi măng
mác M75, M100 hoặc tỷ lệ kinh nghiệm 1:2 hoặc 1:3.
• Sử dụng hỗn hợp granito: hỗn hợp xi măng, đá. Sau khi láng được mài
nhẵn bằng đá mài
 Mặt sàn lát:

CẤU TẠO CẦU THANG

 Yêu cầu thiết kế cầu thang:


• Sử dụng thuận tiện, độ dốc và chiều rộng vế thang phải thích hợp;
• Chi phí hợp lý, dễ dàng thi công, tiến độ thi công nhanh;
• Đảm bảo an toàn khi sử dụng, có đủ ánh sáng, không trơn trượt;
• Có tính bền vững, chịu được tĩnh tải và hoạt tải.
• Kích thước cầu thang phù hợp với nhu cầu sử dụng:
- Đủ cho 1 người sử dụng, chiều rộng 0,5m;
- 2 người sử dụng cùng lúc 1÷1,1m;
- 3 người sử dụng cùng lúc 1,5÷1,65m;
Có hai bộ phận chính là: thân thang và chiếu nghỉ.
 Thân thang: có 2 dạng là kiểu bản và bản - dầm
 Bản chiếu nghỉ: là bản bê tông cốt thép dạng phẳng, chiều dày bằng với thân
thang. Chiếu nghỉ có thể kê lên tường hoặc dầm chiếu nghỉ nối liền thân thang
 Số bậc trên 1 thân thang phải lớn hơn 3 và nhỏ hơn 18, trên 18 bậc thì phải bố
trí chiếu nghỉ.
 Kích thước các bộ phận cầu thang:
 Chiều rộng thân thang:
- Đối với nhà dân kích thước thường từ 0,9÷1,1m;
- Đối với công trình công cộng từ 1,4÷2,2m.
 Độ dốc của cầu thang:

 Phụ thuộc vào chiều cao và rộng của bậc, thường chiều cao bậc là
140÷200mm tương đương độ dốc 20÷450
 Độ cao bậc hợp lý từ 150÷180mm, tương đương độ dốc 26÷330

 Kích thước các bộ phận cầu thang:


 Chiều cao lan can, tay vịn: thông thường chiều cao của lan can tay vịn
từ 900mm, đối với ban công, lô gia có thể cao từ 1,1m.
 Khoảng cách đi lọt: khoảng cách đi lọt của cầu thàng để đảm bảo cho
người đi lại mang xách dễ dàng, thường quy định khoảng cách đi lọt là
h =2m
CẤU TẠO MÁI
• Kết cấu chịu lực phổ biến bao gồm:
- Tường thu hồi;
- Xà gồ thường làm bằng gỗ, tiết diện10x15cm, hoặc thép hộp,… đặt dọc
nhà và được gác lên tường thu hồi, khoảng các xà gồ <3m.
- Cầu phong đặt ngang nhà và được xác lên xà gồ. Cầu phòng bằng gỗ
thường tiết diện 8x15cm cách nhau 0,5÷0,6m
CỬA
 Khuôn cửa:
• Khuôn cửa 4 phía thường bằng nhau và do cấu tạo cửa quyết định, khuôn
cửa không mang ý nghĩa chịu lực.
• Cửa gỗ 1 lớp có tiết diện khuôn khoảng 6x8 cm, 2 lớp khoảng 6x14cm. Đối
với cửa nhôm khuôn cửa có tiết diện 6x6cm.
• Cửa gỗ thường có hèm cửa, độ sâu hèm từ 1÷1,5cm để nhằm mục đích chắn
gió.
• Liên kết khuôn cửa và tường: đối với cửa gỗ sẽ có đoạn nhô ra ở thanh trên
của khuôn để liên kết ngàm vào tường, đối với cửa nhôm sẽ bắt vít liên kết.
 Kích thước cửa đi:
• Chiều cao cửa từ 1,8÷2,1m hoặc lớn hơn tùy không gian nhà.
• Chiều rộng cửa 1 cánh thường 0,6 ÷ 0,8 m. Chiều rộng cửa 2 cánh
thường 1,2÷1,4m. Chiều rộng cửa 4 cánh thường 2,1m.
• Phần trên cửa chính có thể làm cửa hất cao 0,5m
Tìm hiểu quy hoạch theo Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016

You might also like