You are on page 1of 5

I.

So sánh những đặc trưng kiến trúc giữa nhà ở dân gian miền Bắc và miền Trung:
1. Sự khác biệt trong tổ chức khuôn viên ngôi nhà:
1.1. Nhà ở dân gian miền Bắc:

- Nhà ở dân gian miền Bắc luôn kiêng kị lối vào trực diện với ngôi nhà chính, thường có khuôn viên sân vườn
rộng, xung quanh có hàng rào, cổng xây bằng gạch đất nung, có mái lợp ngói hoặc hàng rào trồng cây dâm
bụt, cây chè mạn, đan xen là cây lấy gỗ, cổng ra vào trồng cây vòm xén tỉa. Bên trong khuôn viên từ cổng vào
ở hướng Nam có vườn trồng cau, ao rộng nuôi cá, sân lát gạch, phía sau nhà chính là vườn cây ăn quả và cây
lấy gỗ kết hợp với chuồng trại chăn nuôi và nhà vệ sinh; hai bên nhà chính là các nhà phụ, giếng nước và vườn
rau.

- Ngôi nhà ở dân gian thường bố trí ở giữa khu đất, tổ hợp giữa nhà chính và nhà phụ thông thường theo bốn
hình thức: hình chữ nhất, hình thước thợ, hình chữ đinh và hình chữ môn.
* Ghi chú:
1. Nhà chính; 2. Nhà phụ; 3/ Sân phơi; 4. Cổng; 5. Ao cá; 6. Chuồng chăn nuôi; 7. Nhà vệ sinh; 8. Vườn; 9. Bể cảnh, non
bộ, bình phong; 10. Giếng nước.
1.2. Nhà rường miền Trung:
- Tại đây, các ngôi nhà thường có hướng tiếp cận từ phía bên
và phía sau như thường thấy ở vùng Đồng bằng Bắc bộ, mô
hình tổ chức khuôn viên trong đó cổng, lối vào, sân trước và
nhà chính nằm trên một trục thẳng từ ngoài vào trong.
- Để hạn chế tầm nhìn trực diện, người ta chỉ đơn giản tạo ra
một bức bình phong xây gạch hay thậm chí là một bụi cây trên
trục đó, buộc mọi người phải đi vòng sang hai bên để tiếp cận
sân trước của ngôi nhà.
-> Cách tổ chức này đã tạo ra các bố cục khá cân xứng cho
tổng thể ngôi nhà, điều mà ít nhà ở vùng Đồng bằng Bắc bộ có
được. Bố cục khuôn viên kiểu này phổ biến ở Quảng Nam,
Quảng Ngãi và Bình Định.
2. Sự khác biệt trong đặc điểm của bộ vì/bộ vài:
2.1. Nhà ở dân gian miền Bắc:
- Bộ vì ở miền Bắc được tổ chức theo nguyên tắc: đuôi kẻ trên “đè” lên đầu kẻ dưới.
- Có sự phong phú về thành phần cấu tạo và đa dạng về kiểu dáng (bộ vì kiểu giá chiêng, kiểu kẻ chuyền, chồng
rường, cọc báng…và những biến thể lai tạp giữa chúng).
- Có nhiều cấu kiện dư thừa, một số cấu kiện chỉ có giá trị như là để trang trí. Sự dư thừa này cùng với sự ưa
chuộng các chi tiết gỗ lớn làm bộ vì ở Đồng bằng Bắc bộ và cả Thanh Hóa có phần nặng nề, đòi hỏi có những
cột lớn chắc khỏe.
- Các thanh hoành thường được kê lên kẻ một cách gián tiếp nhờ các cấu kiện trung gian.
- Rất nhiều bộ vì được tạo thành từ các cấu kiện nằm ngang (ngoài cấu kiện chéo và cấu kiện thẳng đứng).
- Tại các ngôi nhà có niên đại muộn, rất hay bắt gặp kiểu nhà trốn 1 cột cái, thậm chí có trường hợp trốn cả 2
cột cái để tạo ra không gian sử dụng thông thoáng trong nhà.
- Ngoài ra, bộ khung nhà vùng Đồng bằng Bắc bộ luôn có ngưỡng cửa – phần liên kết ngang ở chân của các
cột quân nằm ở ranh giới giữa không gian trong và ngoài nhà. Điều này ảnh hưởng đến động tác ra vào nhà,
được coi là một sự cố ý để mọi người thận trọng và thành kính hơn khi bước từ không gian “thường tục” vào
trong không gian “thiêng liêng” – nơi bố trí ban thờ tổ tiên.

Nhà ở thôn Như Nguyệt, xã Tam Giang, Yên Phong, Bắc Ninh.
2.2. Nhà rường miền Trung:
Bộ vì nhà rường có đặc điểm gần gũi với bộ vì kẻ chuyền ở Đồng bằng Bắc bộ và Thanh Hóa nhưng cũng có
những khác biệt rất lớn:
- Được tổ chức theo nguyên tắc: đầu kèo (tương ứng với kẻ ở Bắc bộ) bên dưới gác lên đuôi kèo bên trên.
Cụ thể: Đầu kèo hiên (kèo cù) gối lên đuôi kèo lòng ba, đầu kèo lòng ba gối lên đuôi kèo lòng nhì, đầu kèo lòng
nhì gối lên đuôi kèo lòng nhất…). Cách bố trí này làm nhà rường “linh hoạt” hơn nhiều so với nhà dân gian ở
miền Bắc, bởi có thể dễ dàng thêm bớt một hay nhiều đơn vị kèo trong quá trình sử dụng. Cũng từ đặc điểm
cấu trúc này, chúng ta có thể suy luận trình tự lắp dựng các cấu kiện trong bộ khung của nhà dân gian hai vùng
chắc hẳn cũng khác nhau đáng kể.
- Không có cấu kiện thừa, hầu hết mọi cấu kiện thành phần đều có vai trò trong cấu trúc chung của bộ khung.
- Các đòn tay được kê trực tiếp lên các thanh kèo.
- Bộ vì nhà rường thường chỉ có một cấu kiện nằm ngang duy nhất là trến (hay tréng/trếng/trính/tránh – tên gọi
tùy từng địa phương).
- Các cột luôn luôn thanh mảnh, ngay cả khi được bổ sung nhiều chi tiết trang trí (cột cái thường chỉ có đường
kính xấp xỉ 20cm), tạo cảm giác thoáng đãng, nhẹ nhàng. bộ vì của nhà rường hầu như luôn có đủ hai cột chính
(cột hàng nhất).

Mặt cắt một ngôi nhà ở Thị trấn Chợ Chùa, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi
* Tên gọi của các cấu kiện trong bộ khung nhà giữa 2 vùng miền cũng có sự khác biệt đáng kể. Bên cạnh những
thuật ngữ sử dụng chung (có lẽ đã được vay mượn trong quá trình tiếp biến văn hóa) nhiều thuật ngữ của nhà
rường khá xa lạ với vùng Đồng bằng Bắc bộ. Ví dụ như trến/tréng, kèo lòng nhất/kèo lòng nhì/kèo đấm/kèo
quyết, kèo cù, đầu cù, đòn tay, liên ba, khuôn cụi, ấp quả/trỏng quả.
3. Sự khác biệt trong hình dạng và tổ chức mặt bằng nhà:
3.1. Nhà ở dân gian miền Bắc:
- Về tổ chức không gian nhà ở, gian giữa là gian thờ cúng tổ tiên, các gian bên bố trí không gian tiếp khách và
nơi ngủ cho đàn ông, gian buồng bố trí nơi ngủ cho đàn bà, con gái. Nhà phụ bố trí bếp nấu, phòng ăn, chỗ ngủ
của ông bà, nơi để nông cụ sản xuất, cối xay giã gạo và nơi làm nghề phụ lúc nông nhàn.
- Ngoài không gian sân, vườn, mặt nước, cây xanh góp phần tạo nên cảnh quan cho nhà ở, còn có không gian
hiên đón rất quan trọng trong việc tạo lập môi trường vi khí hậu. Là không gian chuyển tiếp giữa sân và trong
nhà, hiên có nhiệm vụ ngăn gió lạnh mùa đông và giảm bức xạ mặt trời vào mùa hè làm cho không gian nhà ở
luôn giữ được nhiệt độ tiện nghi cho con người.
- Nhà dân gian vùng Đồng bằng Bắc bộ và Thanh Hóa được thiết kế gồm nhà 3 gian nhỏ hoặc nhà 5 gian, có
nhiều cột ván quanh nhà, có tất cả 6 hàng cột, bắt đầu tính từ ngoài vào: cột cái, cột hiên, cột con, cột hậu. Khi
cần mở rộng không gian sử dụng người ta có xu hướng tăng số gian cho ngôi nhà để tạo thành những ngôi nhà
có mặt bằng chạy dài theo chiều dọc với số gian lên tới 7, 9 thậm chí 11. Với độ sâu không quá lớn, thường chỉ
khoảng 5 hàng cột, ban thờ tổ tiên thường được bố trí sát bức tường hậu của ngôi nhà.
- Hiên nhà dân gian ở Đồng bằng Bắc bộ và Thanh Hóa đóng vai trò là không gian đa năng theo nguyên tắc:
nền nhà và nền hiên có cùng cao độ, dù có thể được lát bằng vật liệu khác nhau.
Ghi chú :
1. Tiếp khách; 2. Thờ cúng; 3. Nơi ngủ đàn bà; 4. Nơi ngủ đàn
ông; 5. Nơi ngủ Bà; 6. Nơi ngủ con gái; 7. Nơi để thóc gạo; 8. Nơi
để đồ quý; 9. Bếp nấu; 10. Sân phơi; 11. Bể nước; 12. Vườn trồng
rau; 13. Chuồng trại; 14. Cây rơm.

3.2. Nhà rường miền Trung:


- Nhà rường miền Trung thường có 5 gian, gồm 3 gian chính và 2 gian phụ (thường gọi là chái), cá biệt cũng
có nhà đến 7 gian (5 gian chính và 2 gian phụ). Giữa nhà có hàng cột cái (cột chính) cao to, với các tên gọi
khác nhau: hai cột trong phía Đông gọi là “nhứt đông hậu”, hai cột trong phía Tây gọi là “nhứt tây hậu”, hai cột
ngoài phía Đông gọi là “nhứt đông tiền”, hai cột ngoài phía Tây gọi là “nhứt tây tiền”. Các cột cái liên kết với kèo
để đỡ khung nhà và mái.
- Các cột cái và cột quân chia không gian nhà ra làm ba phần: gian chính giữa lẫn hai gian bên thờ phụng, tiếp
khách và cũng là nơi ngủ của người đàn ông. Hai chái hai bên là hai buồng gọi là đông phòng và tây phòng, là
buồng ngủ dành cho phụ nữ và con cái.
- Xu hướng mở rộng không gian sử dụng nhà rường ngoài phát triển theo chiều dọc ngôi nhà còn có thể được
phát triển theo cả chiều ngang để tạo thành những ngôi nhà có độ sâu khá lớn, có khi lên tới 7, 8 hàng cột,
trong đó có những ngôi nhà mặt bằng vuông hoặc gần vuông. Từ Quảng Bình trở vào, đặc biệt là Thừa Thiên
Huế và Quảng Nam có loại nhà có chái kép – tức là hai bên chái nhà được tạo thành không phải một mà là 2
bước cột). Trong những ngôi nhà này, ngoài việc ngăn chia không gian theo chiều ngang người ta còn có thể
phân chia theo cả chiều sâu để tạo thành bố cục phía trước là không gian thờ cúng tổ tiên, phía sau là không
gian sinh hoạt của gia đình hoặc ít nhất cũng là không gian hành lang kín nối liền 2 bên chái nhà.
- Hiên nhà rường thường chỉ làm ở các gian giữa, trong đó không ít trường hợp có cốt thấp hơn nền nhà, hoặc
mái hiên chỉ nhằm mục đích che bậc tam cấp dẫn lên nhà.
4. Sự khác biệt về mái nhà và hình thức mái nhà:
4.1. Nhà ở dân gian miền Bắc:
- Vùng Đồng bằng Bắc bộ và Thanh Hóa phổ biến loại nhà 2 mái bít đốc, nhà vườn với loại nhà 5 gian bít đốc.
mái lợp ngói mũi 2 lớp.
- Mái của nhà ở dân gian miền Bắc được thiết kế khá đơn giản và có độ dốc lớn với tác dụng thoát nước mưa,
tránh dột, hơn nữa lại tận dụng được không gian từ độ dốc này làm thành gác, hay kệ lửng để chứa thóc hoặc
ngô khoai,… Ngoài ra, mái nhà còn vươn ra xa chân tường, như thế vừa tạo ra bóng mát lại vừa tránh bị mưa
hắt vào chân cột gỗ hay tường đất nền nhà. Từ đó sẽ tạo nên một hiên nhà mát mẻ, tránh ánh nắng chiếu thẳng
vào nhà, đồng thời còn nới rộng thêm không gian sử dụng cho ngôi nhà.
4.2. Nhà rường miền Trung:
- Ở miền Trung (từ Quảng Bình trở vào) phổ biến loại nhà 4 mái (phổ biến nhất là loại mái nửa chỏm), có thể
thấy đây là đặc điểm nổi trội bởi ngay cả khi ngôi nhà có chiều dài không quá lớn với chỉ 4 bước cột, người ta
cũng vẫn sử dụng loại mái này để tạo ra loại nhà 1 gian 2 chái điển hình. Cách xử lý này làm cho khu vực trung
tâm – các gian giữa – của ngôi nhà càng được nhấn mạnh hơn.
- Nhà vườn phổ biến với loại nhà một gian hai chái và nhà ba gian hai chái.
- Mái nhà cũng được thiết kế có độ dốc lớn để thoát nước mưa.
5. Sự khác biệt về phương pháp thiết kế bộ khung nhà:
5.1. Nhà ở dân gian miền Bắc:
- Nhà ở miền Bắc sử dụng thước sàm và chủ yếu dựa vào các mực kẻ ngang và thẳng….
5.2. Nhà rường miền Trung:
- Nhà ở miền Trung sử dụng thước nách có hình dạng tam giác đều...

You might also like