You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.

HCM
KHOA KIẾN TRÚC

Tên học phần: BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC


Bài tiểu luận: Phương pháp bảo tồn và trùng tu di tích kiến trúc
SVTH: TRẦN MINH HOÀNG
MSSV: 16510200916 lớp: KT16A5
ĐỀ BÀI
› NÊU CÁCPHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN, TRÙNG TU DI TÍCH. THEO ANH CHỊ PHƯƠNG PHÁP NÀO
LÀ QUAN TRỌNG NHẤT. LẤY VÍ DỤ MINH HỌA ĐỂ CHỨNG MINH.
MỤC LỤC
› I. Các phương pháp bảo quản trùng tu di tích
› 1.1. Vấn đề cơ bản về bảo quản trùng tu di tích
› 1.2. Tầm quan trọng của bảo quản trùng tu di tích
› 1.3. Các phương pháp bảo quản, trùng tu di tích
– 1.3.1. Phương pháp bảo quản, bảo tồn
– 1.3.2. Phương pháp trùng tu từng phần
– 1.3.3. Phương pháp trùng tu toàn bộ
› 1.3.4. Phương pháp phục dựng
› II. Phương pháp quan trọng nhất
› 2.1. Phương pháp bảo quản, bảo tồn
› 2.2. Lý do
› II. Công trình thực tế
› 3.1. Tổng quan về công trình
› 3.2. Bảo quản, bảo tồn công trình
› 3.3. Đánh giá
I. Phương pháp bảo quản trùng tu di tích

1.1. Vấn đề cơ bản của bảo quản, trùng tu di tích


Trong cùng một trường hợp, có thể có những cách ứng xử với di tích khác nhau khi
tuân theo những quan điểm khác nhau kể trên (và còn những quan điểm khác nữa).
Đây cũng chính là lý do dẫn đến có những hoạt động bảo tồn, tu bổ di tích gây ra
nhiều ý kiến trái chiều, mỗi ý kiến được đưa ra theo quan điểm và cách tiếp cận khác
nhau, thậm chí trái ngược. Và vì thế, những cuộc tranh luận rất khó đến được sự
đồng thuận. Hoạt động bảo tồn, một lần nữa lại xuất hiện những “nghịch lý”. Tuy
nhiên, trong mỗi trường hợp cụ thể, việc lựa chọn quan điểm cơ bản để ứng xử với di
tích được căn cứ vào đặc điểm, tính chất, tình trạng, vai trò của di tích d ựa trên k ết
quả nghiên cứu, khảo sát đầy đủ, kỹ lưỡng về di tích và tổng hòa các vấn đề liên
quan. Theo cách đó, mặc dù là không có giải pháp nào là tối ưu, tuyệt đối nhưng
quan điểm cơ bản được lựa chọn theo hướng phù hợp nhất, hiệu quả hoạt động bảo
tồn di tích sẽ tốt nhất trong phạm vi có thể.
1.2. Tầm quan trọng của bảo quản, trùng tu di tích
Lợi ích của việc bảo tồn các di sản kiến trúc – đô thị: Ngoài lợi ích về văn hóa – tinh
thần, tổ chức tham quan quảng bá giá trị di sản là cần thiết nhằm đạt được các mục
tiêu giáo dục lòng tự hào dân tộc, mà còn vì các mục tiêu văn hóa, chính tr ị mà
các mục tiêu này rốt cuộc rồi cũng dẫn tới hiệu quả kinh tế.
Đó còn là vì lợi ích về kinh tế: Một đô thị với nhiều di sản kiến trúc có bản sắc, có ý
nghĩa lớn đến sức hấp dẫn cho các hoạt động kinh tế, văn hóa chính trị và trực tiếp
sinh ra các nguồn lợi vật chất.
1.3. Các phương pháp bảo quản, trùng tu di tích
1.3.1. Phương pháp bảo quản, bảo tồn
1.3.2. Phương pháp trùng tu từng phần
1.3.3. Phương pháp trùng tu toàn bộ
1.3.4. Phương pháp phục dựng
II. Phương pháp bảo quản, trùng tu di tích quan trọng nhất
2.1. Quan điểm
Văn kiện Nara về tính xác thực (1994) khẳng định: “Mọi phán xét về giá trị được thừa
nhận đối với di sản văn hóa có thể khác nhau giữa các văn hóa và ngay cả trong một
văn hóa… Lòng tôn trọng với mọi văn hóa đòi hỏi mỗi di sản văn hóa phải được suy
xét và phán xét theo các tiêu chí đặc trưng cho bối cảnh văn hóa mà trong đó di sản
kia tọa lạc”. Bảo tồn trong phát triển tiếp nối là phương thức giảm thiểu những mâu
thuẫn giữa cái cũ và cái mới, giữa “chủ thể hoá” và “hiện đại hoá”. Cách ứng xử này
giúp ngăn ngừa những rào cản phát triển ở một mặt, và cả các hiện tượng đào thải
cái cũ một cách duy ý chí ở một mặt khác. Bảo tồn trong phát triển tiếp nối sẽ khơi
thông, tiếp nối dòng chảy lịch sử của đô thị, củng cố tính chất hài hoà và liên tục lịch.
2.2. Phương pháp bảo quản, trung tu là quan trọng nhất
II. Phương pháp bảo quản, trùng tu di tích quan trọng nhất
› Bảo tồn di sản kiến trúc không chỉ đơn thuần là giữ cho công trình kiến trúc còn đó
mà còn phải gìn giữ tất cả những gì liên quan đến sự tồn tại của nó.
Nếu Di tích Kiến trúc (Architectural Monument) là tài sản vật chất hữu hình
(Tangible Property), là cái duy nhất và không thể tái tạo thì Di sản Kiến trúc
(Architectural Heritage) là một loại hình Tài sản văn hóa (Cultural Property) bao
gồm cả yếu tố hữu hình (Tangible) và yếu tố vô hình (Intangible). Yếu tố hữu hình
được hiểu là sự hiện hữu của nó bao gồm cả bản vẽ thiết kế; yếu tố vô hình bao
gồm ý tưởng thiết kế và tất cả những kiến thức, sự hiểu biết về nó dựa trên tính
xác thực của các nguồn tư liệu cung cấp và yếu tố “tự sinh” dựa trên nguồn ADN
di sản được lưu truyền.
› Ở phương diện văn hóa – xã hội, nếu phát triển không dựa trên sự kế thừa truyền
thống (đến từ bảo tồn) thì sự phát triển đó thiếu gốc và không bền vững; nếu phá
hủy không có bảo tồn thì không có cái để kế thừa, “Bảo tồn” và “Phá hủy” là cặp
phạm trù đối lập, từ đó sản sinh sự “Sáng tạo”; nếu “Bảo tồn” không vì mục đích
“Sáng tạo”, mà sự “Phát triển” là động lực, thì hoạt động bảo tồn đó vô nghĩa.
II. Phương pháp bảo quản, trùng tu di tích quan trọng nhất
› Xét theo nghĩa này, Bảo tồn và Phát triển không hề đối nghịch, Bảo tồn chính là
sự đảm bảo cho Phát triển bền vững. Đây là vấn đề tồn tại lâu nay trong luận
bàn về “Bảo tồn”, “Phát triển” ở Việt Nam dẫn đến những quyết sách vội vã với
lý do bất cập.
› Như vậy, sự phá hủy có cần thiết hay không? Khái niệm Phá hủy nên được hiểu
như thế nào? Tôi nghĩ là rất cần thiết và cần được đề cập trong này:
Thứ nhất, sự Phá hủy hiểu theo nghĩa thông thường là tàn phá (Destroy) vô
thức hay hữu thức gây ra bởi chiến tranh hoặc thiên tai. Đây là vấn đề khách
quan của Thế giới và của Địa cầu. Nhưng cũng chính sự tàn phá này đã thức
tỉnh nhân loại cần có động thái lưu truyền ký ức thông qua việc bảo tồn những
sản phẩm vật chất và tinh thần do mình tạo nên thông qua lịch sử để làm bản
gốc tham khảo, âu đó cũng là khía cạnh tiến hóa của loài người;
Thứ hai, sự phá hủy hiểu theo nghĩa lịch sử là loại bỏ (Reject) những cái cũ
không hợp thời, làm cản trở bước tiến xã hội. Đây cũng là vấn đề khách quan
của duy vật biện chứng lịch sử mà sản phẩm của nó là các cuộc cách mạng, âu
đó cũng là khía cạnh phát triển của xã hội loài người thông qua việc thay đổi các
thể chế chính trị hoặc thay đổi cơ chế quản lý vĩ mô
II. Phương pháp bảo quản, trùng tu di tích quan trọng nhất
› Thứ ba, sự phá hủy hiểu theo nghĩa chuyên môn bảo tồn là xóa bỏ (Remove)
những lớp bồi đắp thông qua thời gian phủ lấp giá trị di sản bằng hoạt động
trùng tu, tái thiết di sản;
› Thứ tư, sự phá hủy hiểu theo nghĩa nhận thức là đả phá (Fighting) cách hiểu
thiển cận về công tác bảo tồn, trùng tu và tái thiết di sản văn hóa. Sẽ vô cùng
nguy hại cho tương lai di sản nếu những việc làm tưởng chừng như “sứ mạng
cao cả” của chúng ta hôm nay chính là tác nhân trực tiếp làm cho di sản văn
hóa dân tộc bị méo mó sai lệch so với bản gốc và suy giảm giá trị, như vậy
chính những người trực tiếp làm công tác quản lý bảo tồn di sản văn hóa và
những nhà thầu thi công trùng tu di tích kiến trúc là những người phải chịu trách
nhiệm trước lịch sử văn hóa dân tộc, nhưng lại rất dễ được biện minh bởi sự bất
cập của cơ chế.
III. Dự án thực tế

3.1. Tổng quan về dự án


3.1.1. Hiện trạng di sản kiến trúc
Sự xuất hiện của kiến trúc Pháp tại KPP Savannakhet bắt đầu từ năm 1895 và phát
triển liên tục trong suốt thời kỳ khai chiếm. Nhưng sau năm 1954, khi k ết thúc th ời
thuộc địa Pháp công trình kiến trúc dường như bị dừng lại và sau đó cũng dần mất đi
theo thời gian, sự giảm xuống về số lượng của công trình kiến trúc thời Pháp thu ộc
hay DSKT Pháp đã luôn diễn ra trong suốt thời gian đó khi Pháp đã rút lui và có nhiều
công trình kiến đã bị chuyển đổi chức năng sử dụng mới, bị cai tạo, bị bỏ hoang và
phá hủy. Theo thống kê về số lượng DSKT trước năm 1995 ước tính có khoảng hơn
130 công trình, đến năm 1997 và năm 2005 vẫn tiếp tục giảm xuống chỉ còn 115 công
trình và 103 công trình. Đến năm 2015 theo khảo sát lại DSKT có 95 công trình, trong
đó có 6 công trình đang cải tạo, xuống cấp và bỏ hoang. Những DSKT này có thể có
nguy cơ bị biến mất
Hiện nay theo số lượng thống kê DSKT tại KPP Savannakhet có thể phân chia theo
loại kiến trúc sau: - Công trình kiến trúc công cộng có 29 công trình, chi ếm 30%,
Công trình kiến trúc nhà ở có 66 công trình, chiếm 70%.
III. Dự án thực tế

3.2. NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ DSKT TẠI KPP SAVANNAKHET


3.2.1. Giá trị quy hoạch đô thị
- Các tuyến đường được thiết kế theo mạng lưới hình ô bản cờ dọc theo ưu điểm
khu đất ven sông và sau này các tuyến đường đó rất dễ mở rộng và quản lý nhất là
việc cải tạo về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và điển hình trong kế hoạch phát triển
và mở rộng đô thị chủ yếu theo mạng tuyến đường này để nối ra ngoài theo hướng
phát triển của đô thị.
- Các địa điểm lịch sử, các khu vực đặc thù và không gian đô thị khác được xác định
sẵn theo quy hoạch từ thời Pháp thuộc là cơ cấu tạo thị trong mô hình phát triển
DLVH và quản lý đô thị.
3.2.2. Giá trị DSKT
-DSKT tại KPP Savannakhet vẫn còn tồn tại và tiếp nối sử dụng hiện nay phần lớn có
độ tuổi trên 80 năm từ năm (1925-1935). DSKT này đã trải qua khoảng thời gian dài
từ hình thành đến hiện tại.
III. Dự án thực tế

3.2. NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ DSKT TẠI KPP SAVANNAKHET


3.2.3 Giá trị sử dụng
- DSKT tại KPP Savannakhet phần lớn vẫn được tiếp nối sử dụng song hành với
nhiều công trình kiến trúc khác tại khu đô thị. Mặc dù DSKT này đã qua thời gian
dài tồn tại với độ tuổi kiến trúc tương đối cao và đã trải qua sự chỉnh trang cải tạo
và chuyển đổi chức năng sử dụng để phù hợp từng giai đoạn của thời đại.
3.3. Giải pháp Bảo quản, bảo tồn.
Giải pháo bảo tồn đô thị bằng cách xác định ranh giới bảo tồn trong khu
phố Pháp Savannakhet
III. Dự án thực tế

3.3. Giải pháp Bảo quản, bảo tồn.


3.3.1. Giải pháo bảo tồn đô thị bằng cách xác định ranh
giới bảo tồn trong khu phố Pháp Savannakhet

- Xác định các khu vực đô thị đặc thù và ô phố


- Xác đinh khoanh vùng bảo tồn theo cấp độ bảo tồn
trong cấu trúc tổng thể đô thị
- Khoanh vùng bảo tồn theo cấp độ bảo tồn trong khu
vực phía Bắc khu phố Pháp Savannakhet
- Khoanh vùng bảo tồn theo cấp độ bảo tồn trong khu
vực trung tâm đô thị khu phố Pháp Savannakhe
III. Dự án thực tế

3.3. Giải pháp Bảo quản, bảo tồn.


3.3.2. Bảo tồn DSKT công trình công cộng theo phong cách kiến trúc:
Từ kết quả đánh giá tiềm năng DSKT theo phong cách kiến trúc, có thể
xác định giá trị tiềm năng DSKT theo các cấp độ tiềm năng bảo tồn. Kết quả
có thể thu được sau:
- Có tiềm năng cao: 69% (20 công trình)
- Có tiềm năng trung bình: 24% (7 công trình)
- Có tiềm năng thấp: 7% (2 công trình)
+ Phong cách Tân Cổ điển: DSKT mang phong cách này chỉ có một công trình duy
nhất đó là nhà thờ St. Theresa (số 33) đây là DSKT tôn giáo theo đạo Thiên Chúa
giáo nằm tại khu vực trung tâm đô thị. DSKT này được coi là biểu tượng kiến trúc t ại
KPP Savannakhet. Đề xuất giải pháp bảo tồn DSKT này cần phải rất chú trọng nội
dung

• Màu sắ c: cũ ng là nộ i dung quan trọ ng trong giả i pháp bả o tồ n vì liên quan đ ế n


điểm nhìn và bộ mặt thẩm mỹ của chính công trình nhất là kiến trúc về tôn giáo
vốn rất có giá trị về tinh thần. Vì vậy, màu sắc cần phải được xem trong từng phần
chi tiết của DSKT gồm mặt tường, khung cửa, hình thức hoa văn trang trí trên cửa
kính (Stain glass) và mái. 
• Về vật liệu xây dựng: DSKT này được xây dựng theo khung kết cấu kiến trúc Pháp
có tường, cột và móng bằng gạch chịu lực. Bảo tồn DSKT này cần hết sức thận
trọng về mặt sử dụng vật liệu nhất là về bảo tồn theo cải tạo nhưng để củng cố
tính vững chắc cũng có thể thay bằng vật liệu mới có tính năng tương tự như phần
khung mái vốn là bằng gỗ có thể thay bằng sắt, mái nhà bằng ngói, sàn nhà, gạch
và vữa tại một địa điểm nhất định.

• Về cảnh quan không gian khu vực: đây là công trình kiến trúc công công mang
tính chất tinh thần về tôn giáo – tín ngưỡng, ngoài bảo tồn cho bản thân công
trình cần xem xét yếu tố cảnh quan bao quanh, Nhất là DSKT này nằm tại vị trí
điểm trung tâm đô thị. Vì vây tiến hành bảo tồn DSKT nhà thờ c ần được thực hiện
song hành với các yếu tố cảnh quan xung quanh để tạo không gian kết hợp giữa
kiến trúc và môi trường.
+ Phong cách địa phương Pháp: DSKT mang phong cách này tại KPP
Savannakhet có số lượng tương đối ít, nhưng DSKT này lại có quy mô lớn
• Vật liệu mái: vật liệu lập mái gốc là tấm ngói đất nung theo cách s ản xuất truy ền
thống, nhưng hiện nay tấm đất nung này có thể sản xuất theo nhiều cách khác
nhau theo công nghiệp. Vì vậy, trong quá trình cải tạo mái cần phải đảm bảo kích
thước và màu sắc của vật liệu đó
+ Phong cách Đông Dương: DSKT mang phong cách này là khá đa dạng với quy mô,
hình thức và hệ kết cấu gồm DSKT có cấu kiện truyền thống kết hợp bộ khung kiến
trúc Pháp và kiến trúc truyền thống Lào mang phong cách Pháp và ki ến trúc có s ự
hỗn hợp giữa kiến trúc Pháp với văn hóa kiến trúc truyền thống c ủa các c ộng đồng
Việt-Hoa. Đề xuất giải pháp bảo tồn cho DSKT này theo phong cách kiến trúc ki ến
trúc theo phong cách kiến trúc
III. Dự án thực tế

Bản đồ khoanh vùng bảo tồn khu vực trung tâm đô thị
III. Dự án thực tế

Bản đồ khoanh vùng bảo tồn khu vực ven sông Mekong
III. Dự án thực tế

Bản đồ khoanh vùng bảo tồn khu vực phía Bắc đô thị
III. Dự án thực tế

Bản đồ khoanh vùng bảo tồn khu vực phía Bắc đô thị
III. Dự án thực tế

Ghi chú:
Điểm trung tâm du lịch di sản Tuyến du lịch
Di tích lịch sử Di sản kiến trúc thời Pháp tiêu biểu
Hình 3.6: Mô hình tổ chức tuyến du lịch văn hóa
trong khu phố Pháp Savannakhet
III. Dự án thực tế

Các tuyến đường (KPP) tại Luangphabang hiện nay

You might also like