You are on page 1of 18

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI


KHOA QUY HOẠCH

BÀI TẬP 1
MÔN LÝ THUYẾT THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS.KTS. ĐỖ TRẦN TÍN


SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THANH TÙNG
MSSV : 1751020050
LỚP : 17Q2

1
MỤC LỤC
Phần I, Giới thiệu………………………………………………………………………3

Phần II, Phân tích………………………………………………………………………5


1, Hiện trạng công trình………………………………………………………………..5
2, Mô tả ưu nhược điểm công trình…………………………………………………..10
3, Phân tích…………………………………………………………………………….12
a,Bình diện nền……………………………………………………………...………..13
b,Bình diện đứng……………………………………………………………………..14
c,Bình diện trần…………………………………………………………………...….15

Phần III, Đề xuất & Kết luận………………………………………………………..16

2
Phần I, Giới thiệu.

-Không gian công cộng đã chọn:


Quảng trường kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long, Hà Nội.
-Diện tích: 500 m2
-Kết nối: Nằm trong khuôn viên của
công viên bán đảo Linh Đàm, vị trí có
nhiều dân cư, thuận tiện giao thông.
-Công trình dễ dàng tiếp cận qua các
đường: đường Nguyễn Hữu Thọ, đường
Linh Đường, đường Nguyễn Duy Trinh.

3
-Công trình được xây dựng để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, phục vụ nhu cầu của nhiều
độ tuổi khác nhau của cư dân.
-Công trình nằm trong mạng lưới kết hợp với công viên Bắc Linh Đàm và trung tâm văn hóa thể
thao quận Hoàng Mai.

4
Phần II, Phân tích.
1, Hiện trạng công trình.

-Công trình là nơi tập trung chủ yếu cho các hoạt động thể dục thể thao như: bóng chuyền, đá cầu,
vv…

5
Mặt tiền công trình.

6
7
Công trình vào buổi tối.

8
Một số hình ảnh hiện trạng công trình.

9
2, Mô tả ưu nhược điểm công trình.
-Ưu điểm của công trình:
+) Công trình nằm ở khu dân cư Linh Đàm nên dễ dàng tiếp cận với mọi người.
+) Công trình đáp ứng được đa số nhu cầu hoạt động của con người trong không gian công cộng:
Quan sát người khác, đi bộ, tương tác, gặp gỡ, vui chơi giải trí, trình diễn, chơi thể thao và gần gũi
với thiên nhiên.
+) Công trình đáp ứng được nhu cầu về độ tuổi của con người: Người già có thể chơi bóng chuyền,
nghỉ nghơi hóng mát, câu cá, đi dạo, vvv. Thanh niên có thể chơi các môn thể thao như cầu long, đá
cầu, tập xà đơn, xà kép, chạy bộ, vvv. Trẻ em có thể ra chạy nhảy nô đùa, chơi xe điện,..
+) Công trình phục vụ con người ở nhiều khoảng thời gian khác nhau.
+) Đáp ứng được nhu cầu về giới tính với các không gian hoạt động mạnh cho nam giới và các
không gian nghỉ ngơi trò chuyện cho nữ giới.
+) Cảnh quan trong công trình rất đa dạng và hài hòa giữa con người với thiên nhiên với mặt nước,
cây cối, thảm cỏ.

10
-Nhược điểm:
+) Không có các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người về ăn uống( khi tập thể thao xong)
+) Bãi đỗ xe khá xa công trình nên người dân thường đỗ xe ngay trước hoặc trong quảng trường gây
mất mỹ quan đô thị.
+) Mặt nước k có các biện pháp an toàn cần thiết dễ gây nguy hiểm cho con người đặc biệt là trẻ
em.
+) Chưa tạo được tính đặc trưng hay bản sắc của công trình.

11
3, Phân tích.

Mặt bằng công trình,

12
a, Bình diện nền.
-Ưu điểm:
+) Vật liệu: Công trình được lát một loại gách khác với các vật liệu các khu liền kề để phân tách
không gian với bên ngoài. Ngoài ra màu của gạch cũng được thay đổi: những khu vực có chức năng
làm chỗ ngồi lát gạch màu đỏ, những khu vực đi lại hay hoạt động lát gạch màu vàng.
+) Hình học: Công trình có hình chữ nhật kết hợp với các đường cong mềm mại ở lối đi ra hồ, cùng
với các bồn cây tạo nên sự hài hòa cho công trình.
+) Mặt nước : Bình diện nền của công trình có cả không gian hồ nước tạo sự đa dạng về chất liệu và
nhu cầu của người sử dụng: hóng mát, câu cá,…
+) Cao độ: Trong công trình có nhiều phần không gian nhỏ được nâng cos, tạo ra không gian riêng
khi tiếp cận và sự tách biệt với không gian bên ngoài.
+) Bố cục: Công trình được sắp xếp theo bố cục đối xứng, sắp xếp các không gian rất rõ ràng. Các
bồn trổng cây có cả chức năng phân chia không gian.

-Nhược điểm:
+) Vật liệu: Vẫn còn đơn điệu. Vật liệu bằng gạch với không quá phù hợp với các hoạt động thể
thao.

13
+) Mặt nước: Không có các biện pháp che chắn bảo vệ nên có thể gây nguy hiểm, nhất là tới người
già và trẻ nhỏ.
+) Cao độ: cao độ còn thấp và cùng loại gạch nên có thể bị vấp ngã.

b, Bình diện đứng:


-Ưu điểm:
+) Chức năng: sắp xếp các khu chức năng hợp lí. Có các không gian nghỉ ngơi, đi lại, chạy nhảy rõ
ràng.
+) Có nhà vệ sinh công cộng ( miễn phí) phục vụ nhu cầu của người tới công trình).
+) Nhà vệ sinh có tay vịn có thể phục vụ cho người đi xe lăn.
+) Những bồn cây được nâng cos để có thể kết hợp với ghế ngồi.
+) Có những dụng cụ tập thể dục như xà đơn, xà kép phục vụ nhu cầu của chủ yếu thanh thiếu niên.
+) Có rất nhiều cây xanh, nhiều loại cây khác nhau tăng chất lượng cảnh quanh của công trình.
+) Có dịch vụ cho thuê xe đồ chơi phục vụ cho nhu cầu chơi của trẻ nhỏ và cho thu nhập của con
người.

14
-Nhược điểm:
+) Xung quanh trông quá nhiều cây, ảnh hưởng đến tầm nhìn ra xong quanh của người trong công
trình. Lá rụng có thể ảnh hưởng đến vệ sinh của sân.
+) Không có lan can chắn xuống hồ, dễ gây nguy hiểm.
+) Không có các lối đi riêng dành cho người khiếm khuyết.
+) Không có các khu dịch vụ buôn bán đồ ăn, thức uống.
+) Không có thùng rác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
+) Sân chơi thể thao nằm ngay giữa công trình, chiếm diện tích lớn, các hoạt động thể thao có thể
gây nguy hiểm đến những không gian khác.
+) Bãi để xe ở xa công trình nên người dân thường để xe trong công trình, gây mất cảnh quan.
+) Cột tên của công trình có dấu hiệu bong tróc chữ.

c, Bình diện trần:


-Ưu điểm:
+) Có rất nhiều cây bóng mát làm cho công trình luôn mát mẻ, cung cấp đủ bóng râm cho công
trình.

15
+) Bố trí các bóng đèn quang công trình tạo nên cảnh quan đẹp và cung cấp ánh sáng cho công trình
vào buổi tối.
+) Xung quang là các cây bóng mát nhưng giữa công trình là cây cau hoàng đế để tạo cảnh quan cho
công trình mà không chắn ánh sang tự nhiên vào công trình.
-Nhược điểm:
+) Còn ít các yếu tố bình diện nền.
+) Các bóng đèn đã xảy ra hiện tượng hỏng hóc.

Phần III, Đề xuất & kết luận.


-Đề xuất:
+) Thay đổi vật liệu nền. Ở sân chơi bóng chuyền, cầu lông, đá cầu nền tổ xây dựng sang bằng bê
tông, có thể sơn các màu sắc khác nhau vào tạo them vẻ đẹp cho công trình.
+) Ở những nơi thay đổi cao độ ( nâng cos) nên có 1 lớp bằng loại gạch khác , tránh những góc
nhọn có thể gây nguy hiểm.
+) Bên mặt nước nên có hang rào, lan can, biển báo nguy hiểm để đề phòng tai nạn.
+) Tổ chức lại không gian cảnh quan xung quanh, sắp xếp cây hợp lý để tạo không gian thoáng mát,
nhiều ánh sang cho công trình.

16
+) Tạo các lối đi riêng cho người khiếm khuyết.
+) Tổ chức thêm các dịch vụ phục vụ con người như bán đồ uống, máy bán hang tự động,vv
+) Tạo thêm không gian để gửi xe gần công trình, tránh để xe ngay trong công trình gây mất mỹ
quan đô thị.
+) Bổ xung thêm thùng rác trong công trình, tránh tình trạng vứt rác bừa bãi.
+) Tăng thêm tính đặc trưng cho công trình. Ví dụ có thể tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em
vào một số ngày trong tuần, tạo ra sự đặc trưng về con người và thời gian cho công trình.

-Kết luận:
Công trình là sự kết hợp hài hòa giữa con người và thiên nhiên, là một không gian phục vụ được
các nhu cầu cơ bản của con người. Công trình có sự cần thiết rất lớn đối với khu vực Linh Đàm có
rất đông dân cư. Tuy còn một số hạn chế nhưng nếu khắc phục thì công trình sẽ trở thành một không
gian công cộng tốt, đáp ứng được mục tiêu và nhiệm vụ của thiết kế đô thị.

Bài tập 1 của em đến đây là hết, cảm ơn thầy đã dành thời gian cho em.
Nguyễn Thanh Tùng_17Q2

17
18

You might also like