You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

KHOA KIẾN TRÚC

TIỂU LUẬN
MÔN: NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở

ĐỀ TÀI: SƯU TẬP VÀ PHÂN TÍCH MẪU NHÀ Ở

GVHD: Phùng Đức Tuấn

SVTH: Nguyễn Đình Hoàng

Trần Quốc Đăng

Nguyễn Trung Đức

Kiều Thành Công

Trần Văn Thương

LỚP: 18K2
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................................1
PHẦN I: GIỚI THIỆU..................................................................................................................................2
1. Tác giả ..............................................................................................................................................2
1.1 Tiểu sử........................................................................................................................................2
1.2 Phong cách .................................................................................................................................2
1.3 Giải thưởng đạt được ...............................................................................................................3
1.4 Một số công trình tiêu biểu .......................................................................................................3
2. Tác phẩm ..........................................................................................................................................4
PHẦN II: PHÂN TÍCH .................................................................................................................................5
1. Công năng ........................................................................................................................................5
1.1 Không gian trong công trình ......................................................................................................5
1.2 Giao thông..................................................................................................................................7
1.3 Mối liên hệ giữa các không gian...............................................................................................8
1.4 Ánh sáng.....................................................................................................................................9
1.5 Nhiệt độ .....................................................................................................................................9
2. Hình thức ...................................................................................................................................... 11
2.1 Bên ngoài nhà ......................................................................................................................... 11
2.2 Bên trong ngôi nhà ................................................................................................................. 12
3. Kết cấu .......................................................................................................................................... 14
3.1 Bản vẽ thiết kế ........................................................................................................................ 14
3.2 Vật liệu xây dựng .................................................................................................................... 17
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ .............................................................................................................................. 18
PHẦN IV: NHẬN XÉT.............................................................................................................................. 19
PHẦN V: KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 20
LỜI NÓI ĐẦU

Nhà ở là loại hình kiến trúc xuất hiện sớm nhất. Đó là những không gian kiến trúc phục vụ cho đòi sống
sinh hoạt gia đình và con người. Trước tiên, nhà ở đơn thuần chỉ là một nơi trú thân đơn giản nhằm bảo vệ con
người chông lại những bất lợi của điều kiện thiên nhiên hoang dã như: nắng, mưa, tuyết, gió, lũ, bão, thú rừng…
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho con người và gia đình của họ những điều kiện để nghỉ ngơi tái phục sức lao
động, sinh con đẻ cái để bảo vệ nòi giông, sau cùng còn có thể làm kinh tê để sinh tồn và phát triển.

Ngày nay, nhu cầu và điều kiện của mỗi người khác nhau nên ngôi nhà ở cũng chia làm nhiều dạng khác
nhau. Dựa theo hình thức tổ chức công ngăn có thể chia làm các loại như: nhà ở nông thôn, nhà biệt thự thành
phố, nhà kiểu liền kề, nhà chung cư… Dựa theo độ cao gồm có: nhà ở thấp tầng, nhà ở nhiều tầng, nhà ở cao
tầng. Trong bài viết này, chúng em sẽ tìm hiểu về công trình Azuama House của KTS. Tadao Ando- Một công
trình nhà ở thấp tầng.

1
PHẦN I: GIỚI THIỆU

1. Tác giả

1.1 Tiểu sử

-Tên thật: Tadao Ando

-Quốc tịch: Nhật Bản

-Nghề nghiệp: Kiến trúc sư

-Ngày sinh: 13/9/1941

-Đào tạo: Chưa hề qua một trường lớp đào tạo về kiến
trúc nào

-Được biết đến với tên: Tadao Ando

Tadao Ando (sinh 13 tháng 9 năm 1941 ở Osaka,


Nhật Bản) là một kiến trúc sư người Nhật. Ông là một
người theo chủ nghĩa Phê bình khu vực. Ando chưa hề
qua một trường lớp đào tạo về kiến trúc nào, chưa từng
được rèn luyện dưới sự hướng dẫn của một KTS nào và
cũng không có một bằng cấp gì.

Tadao Ando đã tìm thấy cảm hứng trở thành kiến Hình 1. Chân dung Tadao Ando
trúc sư vào năm 15 tuổi, khi lần đầu nhìn thấy những
người thợ đến sửa nhà cho gia đình mình, lập tức cậu bé Ando cảm thấy thích thú với công việc đó. Năm 17 tuổi,
tình cờ vào một cửa hàng sách cũ, Ando bắt gặp cuốn sách về kiến trúc của kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Le
Corbusier. Ando đã phải dành tiền để mua và đọc để tìm hiểu xem cái gì đã làm nên nhà kiến trúc sư thiên tài
này.

Không chỉ qua sách, Ando lại thường xuyên đi tìm hiểu các kiểu công trình kiến trúc khác nhau rồi tự rút
kinh nghiệm cho riêng mình. Ông nhớ lại, bà ông chính là người đã có ảnh hưởng đến sự nghiệp của đời ông.
“Bà tôi luôn khuyến khích tôi phát triển nghề nghiệp một cách tự do. Năm 17 tuổi, tôi chơi boxing. Và điều tôi
học được từ môn thể thao này là khi cần thì phải chiến đấu không ngừng để đạt được mục tiêu của mình.

Lòng ham mê tìm hiểu thế giới đã khiến ông làm một chuyến đi từ Đông sang Tây và châu Phi để tự quan
sát và học hỏi từ năm 1962 đến 1969. Những chuyến đi dài ngày và phong phú này đã hình thành và hoàn thiện
tư duy thiết kế của ông. Năm 1969, ông thành lập hãng kiến trúc mang tên ông tại quê hương mình. Hiện nay,
ông không chỉ làm việc ở Nhật Bản mà còn ở nhiều nước khác như: Mỹ, Mexico, Đức, Pháp, Trung Quốc…

Tadao Ando đã thiết kế hàng trăm công trình, trong đó có khoảng trên 130 công trình có giá trị nghệ thuật
cao và đã có khoảng 100 cuộc triển lãm về các tác phẩm kiến trúc ở gần 20 nước trên thế giới. Ông giảng dạy và
thuyết trình ở hầu khắp các trường đại học danh tiếng trên thế giới.

1.2 Phong cách

Ando lớn lên ở Nhật Bản nơi tôn giáo và phong cách sống ảnh hưởng mạnh mẽ đến kiến trúc và thiết kế
của ông. Phong cách kiến trúc của Ando được cho là tạo ra hiệu ứng " haiku ", nhấn mạnh vào hư vô và không
gian trống để thể hiện vẻ đẹp của sự đơn giản. Ông thích thiết kế lưu thông không gian phức tạp trong khi vẫn
duy trì vẻ ngoài đơn giản. Một kiến trúc sư tự học, ông luôn nhớ về văn hóa và ngôn ngữ Nhật Bản trong khi đi
du lịch khắp châu Âu để nghiên cứu. Là một kiến trúc sư, ông tin rằng kiến trúc có thể thay đổi xã hội, rằng
"thay đổi nơi ở là thay đổi thành phố và cải tổ xã hội". "Cải cách xã hội" có thể là sự quảng bá của một địa điểm
hoặc thay đổi bản sắc của địa điểm đó.

2
Sự đơn giản trong kiến trúc của ông nhấn mạnh đến khái niệm cảm giác và trải nghiệm vật lý, chủ yếu
chịu ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản. Thuật ngữ tôn giáo Zen , tập trung vào khái niệm đơn giản và tập trung
vào cảm giác bên trong hơn là bề ngoài. Ảnh hưởng của Zen thể hiện một cách sinh động trong công việc của
Ando và trở thành dấu ấn riêng biệt của nó. Để thực hành ý tưởng về sự đơn giản, kiến trúc của Ando chủ yếu
được xây dựng bằng bê tông, mang lại cảm giác sạch sẽ và không trọng lượng (mặc dù bê tông là vật liệu nặng)
cùng một lúc. Do sự đơn giản của bên ngoài, xây dựng và tổ chức không gian là tương đối tiềm năng để đại diện
cho thẩm mỹ của cảm giác.

Bên cạnh kiến trúc tôn giáo của Nhật Bản, Ando cũng đã thiết kế các nhà thờ Thiên chúa giáo, như Nhà
thờ Ánh sáng (1989) và Nhà thờ ở Tarumi (1993). Mặc dù các nhà thờ Nhật Bản và Thiên chúa giáo thể hiện
những đặc điểm riêng biệt, Ando đối xử với chúng theo cách tương tự. Ông tin rằng không nên có sự khác biệt
trong việc thiết kế kiến trúc và nhà ở tôn giáo.

Bên cạnh việc nói về tinh thần của kiến trúc, Ando cũng nhấn mạnh sự liên kết giữa thiên nhiên và kiến
trúc. Ông muốn để mọi người dễ dàng trải nghiệm tinh thần và vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua kiến trúc.

1.3 Giải thưởng đạt được

– Giải thưởng thường niên (Row, Sumiyoshi), Học viện Kiến trúc Nhật Bản, 1979

– Giải thưởng Văn hóa (Khu nhà Rokko Housing 1 và 2), Nhật Bản, 1983

– Huy chương Alvar Aalto, Hiệp hội kiến trúc sư Phần Lan, 1985

– Huy chương vàng kiến trúc, Viện hàn lâm Kiến trúc Pháp, 1989

– Giải thưởng kiến trúc Carlsberg, Đan Mạch, 1992

– Giải thưởng Hàn lâm nghệ thuật Nhật Bản, Nhật Bản, 1993

– Giải thưởng Pritzker, 1995

– Hiệp sĩ Hiệp hội Văn học và Nghệ thuật Pháp, Pháp, 1995

– Giải thưởng Hoàng gia “FRATE SOLE” về kiến trúc, Hiệp hội nghệ thuật Nhật Bản, 1996

– Huân chương Hiệp hội Văn học và Nghệ thuật Pháp, Pháp, 1997

– Huy chương vàng Hoàng gia, Hiệp hội kiến trúc sư Hoàng gia Anh (RIBA), 1997

– Huy chương vàng AIA, Hiệp hội Kiến trúc sư Mỹ (AIA), 2002.

1.4 Một số công trình tiêu biểu

– Nhà lô (Azuma House), Sumiyoshi, tỉnh Osaka, Nhật Bản, 1976

– Khu tập thể Rokko, giai đoạn 2, Rokko, tỉnh Hyogo, Nhật Bản, 1983

– Festival, Naha, tỉnh Okinawa, Nhật Bản, 1984

– Nhà thờ nước, Tomamu, tỉnh Hokkaido, Nhật Bản, 1988

– GALLERIA akka, thành phố Osaka, Nhật Bản, 1988

– Nhà thờ ánh sáng, Ibaraki, tỉnh Osaka, Nhật Bản, 1989

– Đền thờ nước, đảo Awaji, tỉnh Hyogo, Nhật Bản, 1991

– Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Naoshima, Naoshima, tỉnh Kagawa, Nhật Bản, 1992

– Gian triển lãm Nhật Bản tại Expo ’92, Seville, Tây Ban Nha, 1992

3
– Nhà tập thể Rokko, giai đoạn 2, Rokko, Kobe, Nhật Bản, 1993

– Bảo tàng Sunstory, thành phố Osaka, Nhật Bản, 1995

– Quỹ nghệ thuật Pulitzer, Saint Louis, Missouri, 2001

– Bảo tàng tưởng niệm Ryotaro Shiba, Higashiosaka, tỉnh Osaka, Nhật Bản, 2001

– Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Fort Worth, Fort Worth, Texas, 2002

– Bảo tàng Hàng hải Abu Dhabi, đảo Saadiyat, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

2. Tác phẩm

-Tên công trình: Azuma House ở


Sumiyoshi- Nhà Row

-Địa điểm xây dựng: Sumiyoshi, Osaka,


Nhật Bản

-Thời gian thiết kế: Tháng 1 năm 1975 -


tháng 8 năm 1975

-Thời gian thi công: tháng 10 năm 1975-


Tháng 2 năm 1976 /

-Thiết kế: Viện nghiên cứu xây dựng Tadao


Ando Takashi Masaki / Ando Tadao

-Diện tích mặt bằng: 57,3 mét vuông

-Diện tích xây dựng: 33,7 mét vuông Hình 2. Azuma House

-Tổng diện tích sàn: 64,7 mét vuông ( 33,70


mét vuông tầng một, 31,0 mét vuông tầng 2)

-Kích thước:

Mặt tiền: 3,450 mét

Độ sâu: 14, 250 mét chiều cao

Chiều cao: 5,800 mét

-Quy mô:2 tầng

-Tổng kinh phí xây dựng và tháo dỡ: 10 triệu yên ( khoảng 2.000.000.000 VNĐ)

-Chủ sở hữu: một nhân viên của chi nhánh Dentsu Kobe, và tiếp theo là ông Arai Mitsuru-một nhà văn

4
PHẦN II: PHÂN TÍCH

1. Công năng

Azuma house là một công trình nhà ở thấp tầng được đặt toàn bộ trên một lô đất hình chữ nhật có diện
tích 57,3 m² , chia làm ba phần bằng nhau gồm hai tầng và một sân trong. Dù về mặt không gian có phần bị hạn
chế, các phân khu chức năng của ngôi nhà được sắp xếp, tổ chức hợp lý giúp đảm bảo nhu cầu của người sử
dụng.

1.1 Không gian trong công trình

Tổng không gian là một khối hộp được chia làm ba phần. Ở giữa là một không gian hở đã loại bỏ đi
phần mái để lấy ánh sáng. Hai không gian kín bao gồm khu vực phòng khách, nhà bếp và phòng tắm ở tầng dưới,
hai phòng ngủ ở tầng trên.

Hình 1. 1 Bố trí không gian bên trong nhà

5
Phòng khách: không gian đặt ở lối vào của
công trình, có vai trò chính là làm nhiệm vụ tổ chức
giao tiếp với bạn bè và người thân. Nó đáp ứng nhu
cầu căn bản của người dùng đó là giao tiếp, quan hệ
đối nội, đối ngoại qua đó làm gắn kết mối quan hệ
tình cảm giữa các thành viên trong gia đình cũng như
với bạn bè ngoài xã hôi. Căn phòng khách này được
tác giả thiết kế và tràng trí một cách đơn giản, nội
thất chỉ gồm có ghế sofa và bàn để tiếp khách đặt
trên mặt sàn có diện tích khoảng 12 m², tường xung
quanh cũng dường như không treo thêm vật trang trí
gì.

Hình 1. 2 Phòng khách

Sân trong: là một hông gian mở đặt ở vị trí chính giữa của ngôi nhà,
được bao quan bởi những bức tường bê tông, kính và đá phiến, bên cạnh là
cầu thang dẫn lên hai tầng trên. Chức năng chính của nó là lấy ánh sáng tự
nhiên cho các không gian khác và cũng là nơi để con người giao tiếp với
không gian thiên nhiên bên ngoài.

Hình 1. 3 Sân trong

Phòng ăn: là không gian sinh hoạt chung , nó phục vụ nhu


cầu tái phục sức lao động cửa con người, là nơi để nạp năng lượng
cho cơ thể. Phòng ăn và khu bếp được đặt trong cùng một không
gian.

Hình 1. 4 Phòng ăn

6
Phòng ngủ: không gian riêng tư,
để nghỉ ngơi, thư dãn sau khi lao làm
việc mệt mỏi. Chủ nhà có thể sử dụng
một không gian để làm studio phục vụ
cho làm việc, nghiên cứu.

Hình 1. 5 phòng ngủ

Kích thước không gian ở

Phòng khách Phòng ngủ Phòng ăn Nhà vệ sinh


Kích thước sàn 3,7x3,3 4,7x3,3 3,7x3,3 3,3x1,0
Diện tích sàn 12,2 15,5 12,2 3,3
Chiều cao 2,2 2,2 2,2 2,2
Bảng 1. Kích thước phòng

1.2 Giao thông

- Ngôi nhà có một lối ra vào duy nhất. Khoảng sân trong ở giữa công trinh là nút giao thông chính

Hình 1. 6 Sơ đồ giao thông

7
1.3 Mối liên hệ giữa các không gian

Hình 1. 7 Sơ đồ mối quan hệ không gian trong nhà

Mối quan hệ giữa các không gian có thể là trực tiếp hay gián tiếp, tùy thuộc vào cách kết nối giữa chúng.
Tổ chức, kết nối các không gian hợp lý là yếu tố đảm bảo cho các hoạt đông trong công trình diễn ra đạt hiệu quả
tốt, tiện lợi cho người sử dụng.

Các liên hệ trực tiếp gồm có: sân với nhà bếp, sân với phòng khách , nhà bếp với nhà tắm. Các liên hệ
gián tiếp gồm: phòng ngủ với sân, hai phòng ngủ và các không gian còn lại với nhau. Trong công trình, sân đóng
vai trò làm nút giao thông . Các hoạt đông di chuyển của con người đều liên quan đến không gian này. Ví dụ như
khi muốn đi từ phòng khách đến phòng bếp, phòng khách lên phòng ngủ hoặc nhà bếp lên phòng ngủ đều phải đi
qua sân.

8
1.4 Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố đóng vai


trò quan trọng trong thiết kế
kiến trúc. Nó vừa là chất xúc
tác giúp hoàn thiện kiến trúc
không gian vừa là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp
thẩm mỹ của không gian.
Ngôi nhà được chiếu sáng bởi
hai nguồn ánh sáng là ánh
sáng tự nhiên và nhân tạo.
Các nguồn ánh sáng tự nhiên
tốt hơn là ánh sáng nhân tạo.
Bởi ánh sáng tự nhiên tốt cho
sức khỏe thể chất lẫn tinh
thần của con người. Hơn nữa
không gian nhiều ánh sáng tự
nhiên sẽ trở nên trong lành và
giàu năng lượng , khiến tinh
Hình 1. 8 Ánh sáng
thần con người trở lên thoải
mái hơn.

Trong công trình, tác giả sử dụng cách lấy sáng tự nhiên bàng khoảng không gian mở ở giữa. Ánh sáng
chiếu trực tiếp qua tấm kính lớn đặt ở hai phòng ngủ phía trên, có thể điều chỉnh ánh sáng vào phòng bằng rèm
cửa. Các chát liệu bề mặt tường như bê tông , kính giúp phản xạ ánh sáng xuống không gian bên dưới.

Công trình quay về hướng Đông nên trong một ngày các không gian lần lượt được chiếu sáng.

1.5 Nhiệt độ

Công trình Azuma house thuộc thành phố Osaka của Nhật Bản, nơi đây có khí hậu bán nhiệt đới và bốn
mùa quanh năm. Mùa đông của nó thường ôn hòa, có nhiệt độ cao trung bình 9,3 ° C (49 ° F) và thấp trung bình
2,5 ° C (36,5 ° F) và tháng 1 là tháng lạnh nhất. Tuyết rơi là một điều hiếm gặp ở Osaka. Mùa xuân ở Osaka bắt
đầu ôn hòa, nhưng cuối cùng lại nóng và ẩm. Nó cũng có xu hướng là mùa ẩm ướt nhất ở Osaka, với mùa mưa
xảy ra giữa cuối tháng Năm và đầu tháng Bảy. Mùa hè rất nóng và ẩm ướt. Trong tháng 7 và tháng 8, nhiệt độ
cao trung bình hàng ngày đạt tới 35 ° C (95 ° F), trong khi nhiệt độ ban đêm trung bình thường di chuyển khoảng
25 ° C (77 ° F). Mùa thu ở Osaka có xu hướng mát mẻ, với phần đầu của mùa giống với mùa hè trong khi phần
sau của mùa thu giống với mùa đông.

Jen Feb Mar Apr Ma Jun Jul Au Cep Oct No Dec


y g v

Avg. Temperature 5 5 9 15 20 23 27 28 25 19 13 8

Avg. Max Temperature 9 9 13 19 24 27 31 33 28 23 17 12

Avg. Min Temperature 2 1 5 10 15 19 24 25 21 15 9 4

Avg. Rain Days 10 9 11 8 9 12 9 6 9 8 7 6

Avg. Snow Days 1 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Bảng 2. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của khu vực Osaka, Nhật Bản.

9
Hình 1. 9 Hướng bức xạ mặt trời và sự thay đổi nhiệt độ các thời điểm trong ngày

Vật liệu làm ngôi nhà gần như hoàn toàn bằng bê tông. Khi tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời,
các tấm bê tông và đá nhận năng lượng nhiệt từ bức xạ mặt trời Mặt trời, bức xạ bầu trời khuếch tán và bất kỳ tia
nào phản xạ từ các tòa nhà xung quanh. Chúng không thể dễ dàng giải phóng năng lượng này và duy trì năng
lượng trong suốt cả ngày, tăng dần nhiệt độ. Mặt đất có thể sinh ra một lượng nhiệt lớn trong nhiều giờ, có thể
khiến việc đứng trong không gian đó trở nên khó chịu. Đây là một mối quan tâm lớn hơn trong thời gian mùa hè
khi tiếp xúc và nhiệt độ cao.

Hình 1. 10 Lưu thông của dòng nhiệt

10
2. Hình thức

2.1 Bên ngoài nhà

Cũng bởi vì tác giả không quá chú trọng đến hình thức của ngôi nhà nên Azuma house có một vẻ ngoài
đơn giản. Nhìn từ bên ngoài, ngôi nhà giống một khối hộp bê tông kín. Mặt tiền của ngôi nhà là một mặt phẳng
được ghép bàng nhiều tấm bê tông vẫn còn nguyên những lỗ của khuôn đúc để lại và không được trát vữa. Chính
giữa mặt tiền là một cửa ra vào.

Hình 2. 1 Mặt tiền ngôi nhà

Mặt tiền của ngôi nhà có cấu trúc đối xứng trục, có dang như một mặt chữ nhật giống với ngôi nhà cũ mà
tác giả đã từng sống với bà của mình.

11
Hình 2. 2 mặt tiền nhà của bà Ando và Azuma House

2.2 Bên trong ngôi nhà

Bên trong ngôi nhà sử dụng phong cách trang trí tối giản. Tường là những tấm bê tông thô, không có sự
trang trí cầu kì giống như kiến trúc truyền thống. Diện sàn được lát đá tự nhiên. Các không gian được ngăn cách
với nhau bởi tường bê tông hoặc những tấm kính lớn. Cách lấy ánh sáng tự nhiên từ khoảng sân bên trong nhà
cùng với ánh sáng phản xạ từ các loai vật liệu tạo ra hiệu quả đặc biệt cho các diện và khối.

Hình 2. 3 Hình thức bên trong ngôi nhà

12
Tuy mang dáng vẻ của một công trình kiển trúc hiện đại nhưng có sự lồng ghép của yếu tố truyền
thống. Nó được thể hiện trong việc tác giả sử dụng chiếu Tatami (là một loại chiếu cói truyền thống dùng để trải
sàn nhà của Nhật Bản) làm module thiết kế công trình cho mặt bằng và mặt đứng.

Hình 2. 4 Mặt bằng tầng 1

Toàn bộ chiều dài căn nhà được chia làm 8 phần lần
lượt:1725/1800/1800/1800/1800/1800/1800/1725mm.

Con số 1800 là số làm tròn của 1820-kích thước chiếu Tatami cỡ vừa.

Căn nhà được chia làm 3 phần bằng nhau với diện tích là 4700mm x 3300mm.Chiều dài 4700 cũng vừa
đúng bằng cách trải Tatami Syugijiki là 10jou

Vì căn nhà không đủ rộng để xếp theo đúng chuẩn xếp Tatami 10jou,nên khi chia căn nhà ra 8 phần Ando
đã lấy số đầu cộng số cuối ra được chiều rộng căn nhà tức:1725mm+1725mm=3450mm

13
3. Kết cấu

3.1 Bản vẽ thiết kế

Hình 3. 1 Mặt ngoài công trình

14
Hình 3. 2 Mặt bằng tầng 1 và tầng 2

15
Hình 3. 3 Các mặt cắt

16
3.2 Vật liệu xây dựng

Vật liệu xây đựng chủ yếu của công trình là bê tông cốt thép, đá tự nhiên và kính.

Hình 3. 4 Vật liệu

-Công trình sử dụng tường bê tông chịu lực

Hình 3. 5 Tường bê tông

17
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ

Xây dựng bảng đánh giá theo các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà ở của Anh theo hệ thống HQI.

(Hệ thống HQI là một thước đo và công cụ đánh giá được thiết kế để đánh giá các nhà ở hiện hữu và các dự án
nhà ở trên cơ sở chất lượng chứ không đánh giá về giá thành. Phương pháp này xem xét chất lượng trên các
nhóm chính: vị trí, thiết kế và hiệu suất. Mỗi chỉ số bao gồm hàng loạt các câu hỏi dành cho chủ đầu tư và các
khách hàng. Các thông tin từ mẫu này được chuyển sang một dạng bảng tính tính toán điểm số thành một kết quả
tổng hợp. Đó là một file hồ sơ đưa ra 10 chỉ số khác nhau cung cấp các thông tin hữu ích về điểm mạnh và điểm
yếu của một chương trình nhà ở. Các mẫu hỏi lấy từ https://www.gov.uk/guidance/housing-quality-
indicators#using-the-calculator )

Tiêu chí Các chỉ số đánh giá Điểm thành phần


1.Vị trí 1.1 Gần
Dịch vụ thể thao 20/20
Chỗ bán lẻ 11/20
Trường học 4/10
Không gian chơi / thư giãn 8/10
Giao thông công cộng 10/20
1.2 Cách xa những nơi ô nhiễm 10/10
1.3.Cách xa nguồn gây tiếng ồn (đường giao thông 10/10
chính, đường tàu…
Tổng điểm vị trí 73/100
2. Mặt bằng tổng thể Ấn tượng thị giác (ấn tượng về tổng thể khu nhà, sự 27/33
hài hòa với khung cảnh xung quanh…)
Quy hoạch tổng thể 28/33
Canh quan 30/33
Tổng điểm 85/100
3. Không gian mở / Không gian Không gian mở công cộng giữa các khối, chỗ chơi an 15/20
chung toàn cho trẻ
Không gian công cộng chung cho các căn hộ 8/10
Chỗ chơi cho trẻ em 15/20
Không gian mở thứ cấp 10/16
Đặc điểm thiết kế vườn/ không gian mở 9/9
Chỗ đỗ xe 18/25
Tổng điểm 75/100
4. giao thông Vấn đề chung (kết nối bên ngoài, các cấp đường nội 40/50
bộ cho các phương tiện, cho người đi bộ đạt tiêu
chuẩn…)
Lối tiếp cận 43/50
Tổng điểm 83/100
5. Kích thước căn hộ Diện tích căn hộ và số phòng ngủ đạt chuẩn 60/75
Thêm không gian sinh hoạt (phòng ngủ, chỗ tắm, vệ 15/25
sinh, chỗ làm việc… thêm so với tiêu chuẩn)
Tổng điểm 75/100
6. Mặt bằng căn hộ Bố trí không gian chức năng, nội thất theo đúng tiêu 42/50
chuẩn
Thêm tính năng 20/50
Tổng điểm 62/50
7. Kiểm soát ồn, chất lượng ánh Thiết kế giảm được ồn 20/27
sang, dịch vụ và khả năng thích Chất lượng ánh sáng 14/18
ứng Tiêu chuẩn dịch vụ cung cấp 19/24
Dịch vụ gia tăng 24/25
Khả năng thích ứng 4/6

18
Tổng điểm 76/100
8. Tiếp cận Yêu cầu vệ tiện nghi (hành lang, thang máy, lối vào 65/100
căn hộ, vệ sinh có thiết kế cho người tàn tật…)
Tổng điểm 65/100
9. Bền vững Theo tiêu chuẩn đánh giá nhà ở bề vững BRE 77/100
Tổng điểm 77/100
10. Xây dựng tầm nhìn cho cuộc Đặc tính riêng (điểm đặc biệt về cấu trúc, vượt trội về 23/25
sống chất lượng, phong cách sống…)
Đường giao thông, bãi đỗ xe là lối đi bộ (thân thiện 18/25
với môi trường, an toàn…)
Thiết kế và xây dựng 14/25
Môi trường và cộng đồng dân cư 15/25
Tổng điểm 70/100
Bảng 2. Bảng thống kê các tiêu chí đánh giá và trọng số của chúng trong hệ thống đánh giá nhà ở của Anh

90

1.Vị trí
80

2. Mặt bằng tổng thể


70

3. Không gian mở / Không gian


chung
60

4. giao thông

50
5. Kích thước căn hộ

40
6. Mặt bằng căn hộ

30
7. Kiểm soát ồn, chất
lượng ánh sang, dịch vụ và
khả năng thích ứng
20
8. Tiếp cận

10 9. Bền vững

0
Điểm trung bình 74%

PHẦN IV: NHẬN XÉT

19
Ưu điểm:

- Chi phí xây dựng tiết kiệm.

- Diện tích phòng hợp lý, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của người sử dụng.

- Không giạn thông thoáng, ánh sáng tự nhiên

- Về thẩm mỹ, các mặt tường, sàn và trang trí nội thất đơn giản nhưng vẫn đẹp và hiện đại.

- Hệ thống kỹ thuật, giao thông đảm bảo thuận tiện cho người sử dụng.

- Ngôi nhà mang lại sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên.

Nhược điểm:

-Sân trong không có mái che và cũng là nút giao thông của ngôi nhà nên có thể gây bất tiện những lúc trời
mưa.

-Chưa có chỗ để phương tiện đi lại.

-Vật liệu bê tông kiến ngôi nhà gặp nhiều vấn đề trong việc điều hòa nhiệt độ.

PHẦN V: KẾT LUẬN

Azuma House là một công trình nhà ở thấp tầng do kiến trúc sư Tadao Ando thiết kế. Ngôi nhà tuy được
thiết kế theo phong cách hiện đại, sử dụng các vật liệu mới như bê tông cốt thép, kính. Nó khác với phong cách
truyền thống như những ngôi nhà xung quanh. Tuy vậy, những tư tưởng truyền thống của tác giả vẫn được thể
hiện trong công trình.Kts. Tadao Ando đã tạo ra một công trình tối giản về mặt hình thức nhưng mang lại những
hiệu quả về công năng sử dụng. Công trình cũng thể hiện nên quan điểm của ông: “chung sống với thiên nhiên
là nền tảng cho cuộc sống của con người.”

Không gian trong công trình được sắp xếp một cách hợp lý. Các không gian chức năng như phòng khách,
phòng ăn, phòng ngủ, phòng làm việc đảm bảo được các yêu cầu cần thiết của người sử dụng.

20

You might also like