You are on page 1of 86

CHUYÊN ĐỀ 1: CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC PHẢN ÁNH VÀ MANG TÍNH XÃ HỘI, CHỊU ẢNH HƯỞNG

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHÍ HẬU, MANG TÍNH DÂN TỘC ĐỊA PHƯƠNG
+ Kiến trúc phản ánh xã hội, mang tính tư tưởng:
• Bất kỳ công trình kiến trúc nào cũng có một mục đích sử dụng cụ thể, phục vụ một nhu cầu cụ thể trong cuộc
sống. Đồng thời , kiến trúc luôn gắn liền với một thời đại, một hoàn cảnh xã hôi nhất định. Vì thế, thông qua một
công trình kiến trúc, chúng ta dễ dàng cảm nhận được hiện thực xã hội, trình độ văn minh… của một xã hội tại thời
điểm công trình kiến trúc được ra đời.
• Trong xã hội có giai cấp thì do điều kiên kinh tế, quyền lực mà từng giai cấp có tư tưởng riêng. Tư tưởng đó ảnh
hưởng đến quá trình thiết kế kiến và thi công công trình. Vì thế kiến trúc cũng mang tính tư tưởng và tính giai cấp.

KIẾN TRÚC THỜI BẮC THUỘC


- Kiến trúc việt nam thời cận đại (1858 – 1945): Bước đầu đổi mới
bản sắc và hình thành những truyền thống mới:
- Ở thời kỳ này, song song với sự bành trướng của CNTB châu
Âu sang vùng Đông Nam Á, kèm theo đó là sự xâm nhập của
kiến trúc phương Tây. Việt Nam cũng ở trong bối cảnh như vậy,
cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, kiến trúc Việt Nam đã có bước
ngoặc lớn.
Sài Gòn xưa thời kì 1945-1975 phát triển rất nhanh và kiến trúc cũng trên đà đó phát triển rất
mạnh, các công trình thiết kế theo xu hướng phương Tây, nhưng được nhiệt đới hóa để phù
hợp với khí hậu Việt Nam

Và ngày nay kiến trúc ở Việt Nam


cũng không thua kém với xu thế
của thế giới
+ Kiến trúc mang tính dân tộc
• Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập
quán riêng, truyền thống văn hóa riêng, định
cư nên những vùng địa lý khác nhau…cho
nên hình thành nên những kinh nghiệm,
những giải pháp thiết kế kiến trúc riêng tùy
theo các đặc thù của dân tộc đó.
+ Kiến trúc chịu sự ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện thiên nhiên và
khí hậu:
• Kiến trúc là hoạt động sáng tạo tạo ra môi trường sống thứ 2 cho con
người, đáp ứng những nhu cầu, tiện nghi cuộc sống của con người. Môi
trường này có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người và phụ
thuộc rất nhiều vào các điều kiện của môi trường tự nhiên. Trong điều
kiện của môi trường tự nhiên, những yếu tố tích cực (như địa hình, ánh
sáng, gió…) thì phải tận dụng, còn những yếu tố bất lợi như hướng tây,
gió Lào, độ ảnh quá cao, mưa… thì phải tránh bằng các giải pháp thiết kế
và các trang thiết bị kỹ thuật.
• Kiến trúc chịu ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện thiên nhiên và khí hậu. Vì
thế, tùy theo đặc điểm của điều kiện tự nhiên của từng vùng mà kiến trúc
phải có các giải pháp phù hợp về bố cục mặt bằng, tổ chức không gian,
vật liệu, trang bị kỹ thuật, màu sắc … Kiến trúc ở Tây á là những chóp mái hình củ kiệu để đối
phó với bão cát

Ở xứ lạnh, gió lạnh mưa nhiều như Đà Lạt thì nhà có mái Kiến trúc ở vùng đồng bằng ven biển thường có khí hậu
dốc, cửa sổ 2 lớp chống gió lạnh, và ống khói để sưởi ấm nắng nóng lên thường bố trí nhiều ô cửa sổ tạo sự thoáng
vào mùa đông mát và sáng
+ Kiến trúc phản ánh tính địa phương

- Nhà ga hàng không quốc tế Liên Khương được sơn phần


mái màu vàng tượng trưng cho màu hoa dã quỳ là đặc
trưng của vùng Lâm Đồng
- Nụ và hoa dã quỳ là biểu tượng của vùng đất Lâm Viên
KHÁI QUÁT CÁC YÊU CẦU CỦA KIẾN TRÚC
• Yêu cầu thích dụng:
- Bố cục mặt bằng đảm bảo được dây chuyền hoạt động hợp lý nhất sao cho đường đi lại liên hệ
giữa các không gian vừa hợp với trinh tự cần thiết vừa ngắn gọn, không chồng chéo, lãng phí
diện tích
- Kích thước các phòng phù hợp với yêu cầu của dây chuyền hoạt động, thuận tiện cho việc bố trí
đồ đạc, trang thiết bị bên trong gọn gàng đẹp mắt, an toàn sử dụng, tận dụng hợp lý diện tích.
- Các loại phòng ốc cần đảm bảo điều kiện vệ sinh và các yêu cầu kĩ thuật (chiếu sáng, thông hơi,
thoáng gió, chống ồn, chống nóng tốt, cấp nhiệt đủ về mùa đông để tạo môi trường tốt)
- Đảm bảo mối quan hệ hợp lý và sự hài hòa của công trình với môi trường, của cân bằng sinh
thái, phát triển bền vững.

• Yêu cầu bền vững:


- Thể hiện đảm bảo bằng kỹ thuật xây dựng, chọn vật liệu xây dựng, giải pháp kết cấu, thi công
hợp lý và an toàn phù hợp cấp và yêu cầu sử dụng của công trình
- Các yêu tố bền vững:
+ Độ bền lâu (tải trọng bản thân, sử dụng)
+ Độ ổn định (tải trọng bất thường, thay đổi công năng)
+ Tuổi thọ công trình (cấp công trình)
- Yêu cầu bản vẽ cần được sự kết hợp hài hòa giữa KTS-KSXD để đảm bảo công trình kiến trúc có
giá trị công năng sử dụng, giá trị nghệ thuật và giải pháp kỹ thuật bền vững hợp lý.

• Yêu cầu kinh tế:


- Công trình đáp ứng yêu cầu kinh tế là đảm bảo chất lượng yêu cầu sử dụng, bền vững và mỹ
quan
- Yêu cầu kinh tế trong xây dựng: là không lãng phí chứ không phải là cắt xén diện tích, phải có giải SÂN VẬN ĐỘNG OITA - JAPAN
pháp kỹ thuật, vật liệu xây dựng hợp lý
- Khi thực hiện một công trình kiến trúc cần có ý thức tiết kiệm, luôn phải coi trọng vấn đề kinh tế,
theo tinh thần phương châm “nhanh, nhiều, tốt, rẻ”. Điều này cũng có nghĩa là khi giải quyết về
các chức năng, nhiệm vụ tức là xác định kích thước, hình dáng, quy mô, thành phần phòng, cấp
nhà và mức độ trang trí tiện nghi của nhà… người thiết kế phải xuất phát từ những nhu cầu có
thực, hợp lý và những nhu cầu này phải phù hợp với khả năng của xã hội, với trình độ kinh tế kỹ
thuật đất nước

• Yêu cầu thẩm mĩ:


- Yêu cầu thẩm mĩ là đáp ứng yêu cầu sử dụng của con người, sự bền vững hợp lý và hình thức
nghệ thuật phù hợp thời đại công trình luôn tồn tại.
- Yêu cầu của thẩm mĩ kiến trúc luôn kết hợp với những nội dung chức năng, kết cấu và kinh tế
- Gía trị nghệ thuật không tách rời với giá trị sử dụng trong công trình kiến trúc: cái đẹp kiến trúc
là kết quả của sự tạo thành 1 không gian thõa mãn mục đích sử dụng cụ thể và sự tổng hợp của
“quy luật cái đẹp” – Tỉ lệ hài hòa cân đối.
TÍNH THÍCH DỤNG

- Sân vận động OITA được sử dụng tấm lợp lấy sáng bằng sợi thủy tinh bọc ngoài bởi lớp Teflon.
- Ánh sáng khi đi qua lớp Teflon sẽ gặp những sợi thủy tinh đan vào nhau làm các tia sáng khuếch tán
mạnh. Cường độ sáng có thể được điều chỉnh bằng mật độ đan vào nhau của các sợi thủy tinh, giúp
nguồn sáng vào sân được đều đặn.

Như ta thấy ánh sáng trong sân phân bố đều như ánh sáng tự nhiên
TÍNH BỀN VỮNG
- Sân OITA sử dụng hệ khung vòm dome
- Hệ khung này có thể đỡ 12000 tấn lớp vỏ bao che
của mái vòm cũng như chịu được động đất và bão
- Hệ khung này rất bền vững nhờ được làm từ kết
cấu thép vững chắc và mô phỏng hình khung
xương
- Không chỉ chịu được sức nặng của bản thân mà hệ
khung vòm của sân OITA có thể chống chọi được
với thiên tai, đặc biệt là động đất. Ngoài ra còn có
hệ thống súng phun thủy lực và cảm biến cháy
bằng hồng ngoại, hệ thống này có thể tự động xử
lý hỏa hoạn ngay tức thời.
- Có thể nói đây là công trình mái vòm lớn nhất thế
giới
TÍNH KINH TẾ
- Không như các công trình sân thi đấu
khác, các kiến trúc sư muốn có một
thiết kế tiết kiệm về chi phí vận hành
các điều hòa không khi lớn nên đưa
vào sân OITA một giải pháp kinh điển
là thiết kế mái vòm của OITA có thể mở
ra hai bên như có thể chớp mắt thay vì
làm mái vòm kín rồi gắn hàng loạt máy
điều hòa trong sân vận động.
- Gỉai pháp này vừa thân thiện với môi
trường, giúp cho khán giả và mọi hoạt
động bên trong sân vận động được kết
nối với môi trường bên ngoài chứ
không bị khép kín trong một cái ổ
khổng lồ
- Ở xung quanh dưới chân cũng có
khoảng trống khe hở để luồng không
khí đối lưu dễ dàng hơn
TÍNH THẨM MĨ
- Sân vận động OITA nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thành phố Oita, Nhật Bản. Được thiết kế nằm ẩn giữa một lớp đá tự
nhiên, điều này không chỉ giúp giảm nhẹ về phần kết cấu mà còn làm nên sự hài hòa giữa hình dạng của mái vòm với
cảnh quang xung quanh. Điều này khiến cho mái vòm trong như một ngọn đồi thấp giữa khu rừng xanh ngoại ô phía
Bắc thành phố.
CHUYÊN ĐỀ 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC, KHÔNG GIAN SỬ DỤNG – MÔ PHỎNG,
PHỎNG SINH HỌC – VĂN HÓA, TƯ TƯỞNG, TÂM LINH

Ý TƯỞNG THIẾT KẾ THEO KHÔNG GIAN


SỬ DỤNG

- Ngôi nhà như một không gian


mở thoáng đãng và sử dụng vật
liệu chủ yếu từ thép, gỗ và đất
nện.
- Ẩn mình trong những vườn nho
của vùng red hill ở Úc, ngôi nhà
hình phễu này được thiết kế để
quản lý một cách cẩn thận ánh
sáng mặt trời và tạo thành một
không gian ngoài trời có mái
che lớn, nơi các chủ sở hữu có
thể thư giãn và tận hưởng
quang cảnh thiên nhiên.
MÔ PHỎNG, MÔ PHỎNG SINH HỌC

- Một ngôi nhà độc đáo có hình chiếc


lá được thiết kế bởi Công ty
Mareines + Patalano Arquitetura
nằm yên bình bên bờ biển xinh đẹp
với làn nước xanh thăm thẳm ở
Angra dos Reis, gần Rio de Janeiro
(Brazil).
- Ý tưởng thiết kế công trình này bắt
nguồn từ lối kiến trúc của người da
đỏ tại Brazil, mái nhà giống như
một chiếc lá lớn, xòe ra che hết các
không gian khép kín của ngôi nhà -
hàng hiên và các không gian bên
trong - khỏi ánh mặt trời gay gắt.
- Mẫu thiết kế độc đáo này là sự
tương tác và kết nối giữa con người
và thiên nhiên, rất thích hợp với khí
hậu nóng ẩm ở thành phố Rio de
Janeiro. Với thiết kế hình lá đặc
biệt, ngôi nhà trải rộng trên một
diện tích khoảng 798,97m2 luôn
tràn ngập nắng và gió trời tạo nên
không gian thông thoáng, mát mẻ
và rất hài hòa với thiên nhiên ở khu
vực nổi tiếng là nóng, ẩm này.
Công trình: Al Dar Headquarters
Thiết kế: Công ty kiến trúc MZ
Vị trí: Bãi biển Al Raha , thành phố
Abu Dhabi, Vương quốc Ả-rập
- Công trình bắt nguồn từ cảm hứng của tự
nhiên. Hai bức tường bằng kính uốn cong hình
vòng tròn khổng lồ trông như thể vỏ sò đang
rộng mở. Vỏ sò mang ý nghĩa rất sâu đậm đối
với Abu Dhabi khi vùng đất này có di sản là
nghề đi biển. Trong suốt lịch sử phát triển của
kiến trúc, hình tròn luôn luôn được sử dụng
trong thiết kế tổng mặt bằng hoặc mặt bằng
công trính, tuy nhiên rất hiếm công trinh có
cấu trúc hoàn toàn là hình tròn trên mặt đứng.
- Công trình được thiết kế phải đáp ứng được
yêu cầu về sự ổn định, do hình dáng không
khác gì một đồng xu được đặt đứng, mà còn
do hình dáng như cánh buồm phải liên tục
đón những luồng gió mạnh thổi từ biển.
- Tỷ lệ hình khối của tòa nhà được thiết kế bằng
cách sử dụng một trong những quy tắc lâu đời
nhất trong kiến trúc: quy tắc về sự cân đối dựa
trên tỉ lệ vàng. Khi áp dụng các tỷ lệ vàng cho
mặt tiền của tòa nhà tròn, vòng tròn được
chia thành một ngôi sao năm cánh. Dựa vào
đó, có thể định vị hai điểm cố định của bề mặt
cong, là nơi tòa nhà giao với mặt đất và tạo ra
sự cân bằng hoàn hảo.
VĂN HÓA , TƯ TƯỞNG, TÂM LINH

- Chùa Bái Đính là một quần thể chùa được biết đến với nhiều
kỷ lục Việt Nam, được xác lập như chùa có diện tích lớn nhất,
tượng Phật bằng đồng lớn nhất, chùa có nhiều tượng La Hán
nhất và nhiều cây bồ đề nhất…
- Kiến trúc chùa nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng
mang đậm dấu ấn kiến trúcViệt Nam, được sử dụng bằng
nhiều nguồn nguyên liệu chính ở địa phương đá xanh Ninh
Bình, gỗ tứ thiết, ngói men Bát Tràng… Điều khác biệt nhất ở
kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm
cong vút hình đuôi chim phượng.
CHUYỂN ĐỀ 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở :
• CON NGƯỜI ( TUỔI TÁC, GIỚI TÍNH, NGHỀ NGHIỆP, THÀNH PHẦN XÃ HỘI )
• KỸ THUẬT ( THIẾT KẾ, XÂY DỰNG )
• KIẾN TRÚC ( QUAN NIỆM, NGHỆ THUẬT, VẬT LIỆU )
• KINH TẾ ( DIỆN TÍCH SỬ DỤNG, KHÔNG FIAN )
• TÂM LÝ XÃ HỘI.
YẾU TỐ CON NGƯỜI
- Phòng người già:
Là căn phòng nằm ở vị trí thuận lợi nhất (tầng trệt), tránh tình trạng phải di chuyển quá nhiều, và vị trí này cần phải có
đầy đủ ánh sáng gió mát tạo không khí thoáng đãng cho căn phòng. Căn phòng bố trí đơn giản, rộng rãi tạo sự thuận tiện
khi di chuyển, có nhà vệ sinh riêng, đi đến cá phòng khác như bếp phòng khách phải gần nhất, tránh phải di chuyển
nhiều
- Phòng trẻ em
Chú ý đến an toàn, thiết kế tránh
những góc cạnh, tránh là trẻ bị thương
khi va chạm. Đây là lứa tuổi hiếu dộng
và có nhiều tò mò khám phá, nên màu
sắc, hinhg ảnh phải sinh động phong
phú, kích thích trí tưởng tuongj và sáng
tạo của trẻ
Các kiểu thiết kế bố trí phòng ốc để phù hợp với giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã
hội… rất đa dạng
YẾU TỐ KĨ THUẬT

Nhà ở sử dụng hệ thống cột và dầm bê


tông cốt thép hay nhà ở lắp ghép bằng các
vật liệu đã sản xuất sẳn
YẾU TỐ KIẾN TRÚC
- Tùy theo quan niệm nghệ thuật và vật liệu xây
dựng theo ý thích gia chủ ta có nhiều sự lựa
chọn thiết kế để tạo ra các công trình không
kém phần độc đáo như, thiết kế bố cục không
gian của một kiểu nhà ở nông thôn có sân
vườn, cây cảnh, nhà bằng gỗ, đưa nó vào một
thành phố lớn sẽ tạo ra sự độc đáo. Hình bên là
quán Cà Phê Nét Xưa – quận Tân Phú
- Và cũng có muôn vàn kiểu nhà được thiết kế
khác nhau, tùy theo quan niệm, cái nhìn sở
thích của gia chủ…
YẾU TỐ KINH TẾ
- Tùy theo ở vùng có giá trị đất thấp hay cao. Ví dụ như khi
giá đất cao họ chỉ mua được mảnh đất nhỏ và cất 1 căn
nhà đồng nghĩa phải thiết kết một căn nhà diện tích phù
hợp với mảnh đất mà phải đáp ứng được nhu cầu của
người sử dụng…
- Không gian xây dựng lớn thì tốn kém về kinh tế

YẾU TỐ TÂM LÝ XÃ HỘI


- Nhận thức cái đẹp hoặc hiệu ứng phong trào của một quần
thể dân cư có thể chung một sở thích hoặc là một kiểu
“mốt” trong kiểu thiết kế nhà. Ví dụ: “mốt” nhà mái chữ A
thì cả khu đều thích xây nhà mái chữ A – mái Thái…
CHUYÊN ĐỀ 5: CÁC KHÔNG GIAN PHÒNG ỐC : PHÒNG KHÁCH – PHÒNG SINH HOẠT CHUNG –
PHÒNG THỜ - PHÒNG GIẢI TRÍ – PHÒNG NGỦ - PHÒNG VỆ SINH – PHÒNG ĂN – PHÒNG BẾP
CỦA NHÀ LIÊN KẾ - BIỆT THỰ - CHUNG CƯ

PHÒNG KHÁCH

NHÀ KIÊN KẾ

- Là những loại nhà ở các thành phố


nhỏ, thị trấn, phục vụ những gia đình
thị dân, nhà có mặt tiền tiếp xúc liên
hệ với hè phố nên dùng tầng trệt để
kinh doanh, buôn bán, nên phòng
khách thường được đặt ở tầng trên
cũng như là dùng cho việc sinh hoạt
và nghỉ ngơi sinh hoạt khác.

- Thường nằm ở phía trong, và ở phía


trên hoặc tầng lững.
BIỆT THỰ
Là loại nhà thấp tầng (1 đến 3 tầng) có sân vườn bao quanh,
phục vụ cho các đối tượng có thu nhập cao nên phòng khách
thường được đặt ở tầng trệt nơi thoáng đãng, có khung cảnh
đẹp.
CHUNG CƯ
- Là loại nhà ở nhiều căn hộ trên 1 tầng phục vụ cho nhiều gia đình và do là có không gian hạn chế nên diện tích
phòng khách thường nhỏ, nên thường kết hợp với các không gian khác như phòng ăn. Và phòng khách của chung
cư thì thường được đặt ở nơi có tầm nhìn đẹp. Được thiết kế tùy thuộc vào lối sống của người
PHÒNG SINH HOẠT CHUNG
• NHÀ LIÊN KẾ
Phòng sinh hoạt chung thường đặt kết hợp với sảnh phụ và hành lang để bớt chiếm diện tích của căn nhà.
Phòng sinh hoạt chung của nhà phố, nhà liên kế thường đặt tại tầng 2 của căn nhà. Diện tích không quá lớn.
Tùy thuộc vào diện tích mà PSHC có hoặc không có, hoặc có thể kết hợp với phòng khách và phòng ăn. Thường
đặc trên lầu, xung quanh phòng ngủ, đối với nhà có sảnh lớn.
• BIỆT THỰ
Phòng sinh hoạt chung của biệt thự có diện tích lớn, không gian ấm cúng tạo cho gia đình sử dụng cảm giác
gần gũi nhau hơn. Thường các phòng ngủ tập trung xung quanh phòng sinh hoạt chung. Kết hợp với phòng giải
trí, phòng khách, phòng ăn.
• CHUNG CƯ
Do diện tích chung cư không quá lớn nên phòng sinh hoạt chung được kết hợp với phòng khách.

NHÀ LIÊN KẾ
BIỆT THỰ CHUNG CƯ
PHÒNG NGỦ
• NHÀ LIÊN KẾ:
Phòng ngủ chính của căn nhà có diện tích lớn nhất,
có nhà vệ sinh riêng, đặt tại vị trí đẹp trong căn nhà.
Phòng ngủ còn lại tùy vào diện tích mà có nhà vệ sinh
chung hoặc riêng. Tránh đặt phòng ngủ hướng Tây.
• BIỆT THỰ:
Phòng ngủ của biệt thự thường có diện tích lớn,
phòng ngủ chính có diện tích lớn nhất và được đặt ở
nơi có hướng nhìn ra cảnh đẹp, sân vườn, và tolet
cung được đặt trong phòng ngủ để tiện nghi nhất cho
việc sinh hoạt.
Cửa nhà vệ sinh trong phòng ngủ đôi khi không có,
thường chỉ sử dụng cửa loại kéo đơn giản để tránh
văng nước ra ngoài.
• CHUNG CƯ:
Phòng ngủ trong nhà chung cư thường được xếp
cạnh nhau, chỉ có phòng ngủ chính được đặt nhà vệ
sinh riêng. Các phòng còn lại sử dụng vệ sinh chung.
Tránh ánh nắng Tây.
Quy mô phụ thuộc vào số lượng người ngủ ( căn hộ 1
phòng ngủ, 2, 3 phòng ngủ…)

NHÀ LIÊN KẾ
NHÀ CHUNG CƯ NHÀ BIỆT THỰ
PHÒNG ĂN VÀ BẾP

• NHÀ LIÊN KẾ
Do bếp và phòng ăn có tính liên quan với nhau nên 2 không gian này được bố trí liền nhau. Trong nhà phố,
nhà liên kế thường được kết hợp chung với phòng khách tại tầng trệt. Còn đối với nhà phố, nhà liên kế kết
hợp thương mại thì được đặt tại tầng 2.
• BIỆT THỰ
Phòng ăn và bếp của biệt thự có diện tích khá rộng rãi. Được thiết kế không gian ấm cúng, vị trí có thể nhìn
ra ngoài sân vườn tạo cảm giác ngon miệng.
Không gian mở thường chỉ có vách ngăn hoặc quầy bar
• CHUNG CƯ
Cũng giống như nhà phố, biệt thư, chung cư cũng bố trí nhà bếp và phòng ăn kề nhau.
Phụ thuộc vào quan niệm của người Phương Đông và phương Tây mà có vị trí khác nhau.
NHÀ PHỐ LIÊN KẾ

NHÀ CHUNG CƯ
CHUYÊN ĐỀ 6: SƯU TẦM VÀ PHÂN TÍCH SO SÁNH CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KHÔNG GIAN MB VÀ
HÌNH THỨC MĐ CỦA CÁC LOẠI KIẾN TRÚC NHÀ Ở.
• NHÀ LIÊN KẾ ( NHÀ PHỐ, NHÀN LIÊN KẾ CÓ SÂN VƯỜN, NHÀ LIÊN KẾ KẾT HỢP THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ )
• BIỆT THỰ ( BIỆT THỰ ĐƠN LẬP, SONG LẬP, TỨ LẬP, PENHOUSE )
• CHUNG CƯ ( KIỂU HÀNH LANG VÀ KIỂU ĐƠN NGUYÊN )
NHÀ LIÊN KẾ (NHÀ PHỐ, NHÀ LIÊN KẾ THEO DÃY SÂN, NHÀ LIÊN KẾ KẾT HỢP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ)
Là các căn nhà được xây liền kề nhau có nhiều tầng thông nhau và ở sát với nhau tạo thành một dãy nhà, có chiều rộng
nhỏ hay chiều sâu của căn nhà có chung hệ thống hạ tầng.

• NHÀ PHỐ
Có mặt tiền liên hệ với hè phố.
Có thể sử dụng tầng trệt để kinh doanh, tầng trên để sinh hoạt.
Có hệ thống sân trong (giếng trời) chiếm từ 20% - 25% tổng diện tích xây dựng.
Mặt đứng phong phú, đa dạng thể hiện được tính cách của chủ đầu tư.
• NHÀ LIÊN KẾ CÓ SÂN VƯỜN
Có sân vườn trước, sau hoặc giữa
Có khoảng lùi 3m so với hàng
rào.
Có mật độ xây dựng 30% - 40%.
Mặt tiền 6m – 10m.
• NHÀ LIÊN KẾ KẾT HỢP THƯƠNG
MẠI – DỊCH VỤ
Phía trước có diện tích cho thương mại
dịch.
Mật độ xây dựng 30% - 40%.
Giống với nhà liên kế theo dãy sân.
Có hệ thống giếng trời ở phía sau và ở
giữa.
Mặt đứng theo khuôn khổ nhất định,
giống nhau.

- Ưu Điểm Của Nhà Liên Kế:


Kết cấu đơn giản dễ xây dựng, thi
công nhanh chóng tiết kiệm thời gian.
Hình thức kiến trúc dễ xử lý, chất
lượng mỹ quan cao, phù hợp với gia
đình có thu nhập khá và trung bình.
- Nhược Điểm Của Nhà Liên Kế:
Khó tu sữa, bảo dưỡng và nâng cấp
công trình.
Khó thông thoáng và lấy sáng cho
công trình, diện tích bị hạn chế, chiều
rộng nhỏ hơn chiều sâu của công
trình.
BIỆT THỰ ( BIỆT THỰ ĐƠN
LẬP, SONG LẬP, TỨ LẬP,
PENHOUSE )
Là loại nhà thấp tầng (1-3 tầng)
Đối tượng có thu nhập cao
Diện tích lớn, mật độ xây dựng
25% - 45%
MB, MĐ phong phú và đa dạng

- BIỆT THỰ ĐƠN LẬP


› Diện tích lớn: 300m2 –
800m2.
› Nằm ở vị trí thuận lợi có
cảnh quan đẹp
› Có khuôn viên rộng rãi
chiếm 30% - 40% tổng diện
tích, với 4 mặt đều tiêp xúc
với thiên nhiên.
› Mặt bằng, mặt đứng tự do
đa dạng và phong phú thể
rõ nhất cá tính và sở thích
của chủ đầu tư.
› Ngoài ra còn có các công
trình phụ khác như nhà xe,
nhà cho gia nhân, sân
vườn…
Một căn biệt thự đơn lập có diện
tích lớn, khuôn viên rộng lớn.

Một căn biệt thự đơn lập có diện tích


lớn, khuôn viên rộng lớn.
Không gian mở ở
phòng ánh sáng thiên
nhiên tràn ngập vào
trong công trình.
- BIỆT THỰ SONG LẬP
› Diện tích đất hạn chế.
› Hai căn biệt thự, hai
lô đất ở liền kề
› Mặt đứng có hình
dạng giống với nhau
va đối xứng với nhau
qua trục.
› Có thể chung hệ
thống kết cấu.
› Tổng thể mặt bằng có
hình dáng giống nhau,
có thể chung hệ thống
kết cấu ( tường ,
móng..)
› Bố cục mặt bằng có
thể khác nhau tùy
theo sở thích của chủ
đầu tư.
• BIỆT THỰ TỨ LẬP
› Diện tích đất hạn chế hơn biệt thự
song lập và đơn lập.
› Mặt tiền bị giảm bớt chỉ còn hai mặt
tiếp xúc thiên nhiên.
› Mặt đứng được ghép với nhau qua
một trục vuông góc
› Tận dụng tối đa đất làm vườn.
› Bố cục mặt bằng đối xứng với nhau qua
một trục chính.
› Do diện tích hạn chế chỉ có 2 mặt tiếp
xúc với bên ngoài nên vấn đề thông
thoáng tự nhiên bị hạn chế nên người
thiết kế đưa ra giải pháp giếng trời để
giúp lấy sáng và thông thoáng tự nhiên.
PENTHOUSES
M ột không gian tầng mái có thể
được chia thành nhiều căn penthouse,
nhưng cũng có nơi, toàn bộ tầng mái
chỉ là một căn hộ kiểu thông tầng này.
Penthouse có thể được thiết kế đặc
biệt, bao gồm rất nhiều chi tiết độc
đáo mà không tìm thấy ở bất kỳ căn hộ
nào khác trong cùng tòa nhà. Mỗi căn
thậm chí còn có lối ra vào riêng, thay vì
phải chung đụng với những hộ khác ở
bên dưới.
Những ưu ái khác cũng sẽ được kiến
trúc sư đưa vào không gian, chẳng hạn
như trần nhà cao, có hệ mái vòm, lò
sưởi, tầm nhìn đẹp và thông thoáng,
cửa sổ rộng, nhiều phòng, không gian
cho văn phòng và nhiều thứ khác
nữa... Khu bếp là một trong những nơi
thường là niềm tự hào của chủ đầu tư
các căn penthouse này, với các thiết bị
sang trọng bằng thép không gỉ, mặt đá
granite, đảo bếp, quầy bar và nhiều
thứ khác nữa.
• PENHOUSE
› Có diện tích lớn nhất trong
4 loại biệt thự, nhiều tiện
nghi sang trọng cao cấp.
› Là căn hộ được xấy dựng
trên tầng cao nhất của nột
tòa nhà cao tầng.
› Có sân vườn. các công trình
phụ giải trí…
MẶT BẰNG CỦA CĂN HỘ PENTHOUSES
• CHUNG CƯ
- Là kiểu nhà có nhiều căn hộ, mỗi gia
đình có 1 căn hộ riêng, độc lập, khép
kín.
- Các căn hộ sử dụng chung nhiều bộ
phận không gian kiến trúc, cầu thang
chung, sân phơi, sân nghỉ, các phòng
kỹ thuật, các phòng dịch vụ.
- Có 2 dạng chung cư:
 Chung cư nhà nhiều tầng là
những ngôi nhà có từ 4 – 5 tầng
nhà ( không có thang máy).
 Chung cư cao tầng khi số tầng lớn
hơn 5 tầng có thang máy kết hợp
thang bộ,…..
- Phân loại kiểu kiến trúc:
 Chung cư đơn nguyên.
 Chung cư kiểu hành lang ( hành
lang bên, hành lang giữa).
 Chung cư có sân trong.
• CHUNG CƯ ĐƠN NGUYÊN
- Là loại kiến trúc nhà phổ biến ở các đô thị nhằm tiết kiệm đất xây dựng, tăng được mật độ cư
trú. Loại nhà này thường có vài chục căn hộ (30-80) trong mội ngôi nhà với tầng trung bình là
năm tầng. Ngôi nhà được chia làm nhiều đoạn gọi là đơn nguyên. Mỗi đơn nguyên có một cầu
thang chung và gồm vài căn hộ sử dụng cầu thang đó (ở một tầng).
- Ưu điểm:
 Tính biệt lập rõ ràng và cao so với các loại nhà khác vì trên phạm vi một tầng chỉ nên tập hợp
quanh cầu thang một số ít căn hộ (2-4 căn hộ) mới hợp lý.
 Cấu trúc nhà dầy, kinh tế.
 Tiết kiệm các không gian giao thông công cộng, tổ chức dây chuyền công năng trong các căn
hộ hợp lý, giải quyết các căn hộ lớn nhiều phòng thuận lợi.
- Nhược điểm:
 Nhà tốn nhiều cầu thang.
 Tổ chức thông gió xuyên phòng và lấy ánh sáng cho các khu phụ hơi khó khăn.
 Nhà ở kiểu đơn nguyên hay còn gọi là kiểu phân đoạn là loại nhà xây dựng rất phổ biến trong
các thành phố. Cùng vói kiểu hành lang, hai loại nhà này được coi là những kiểu nhà chính
được xây dựng để giải quyết vấn đề nhà ở cho nhân dân.
• CHUNG CƯ KIỂU HÀNH LANG GIỮA
- Trong nhà hanh lang giữa, các căn hộ đặt dọc theo hai bên hành lang. Nhà có thể có 1,2 hoặc
nhiều cầu thang tuỳ theo chiều dài hành lang. Chiều rộng hành lang từ 1,4 đến 1,6m
- Đặc điểm của loại nhà này là:
 Giá thành xây dựng tương đối rẻ do bố trí được nhiều căn hộ trong một tầng, ít tốn cầu thang,
diện tích giao thông được khai thác triệt để, có thể tầng chiều dày nhà và kết cấu tương đối đơn
giản, dễ thi công.
 Hướng nhà không có lợi đối với một trong hai dãy căn hộ hai bên hành lang vì khả nâng thông
gió trực xuyên kém, các hộ ảnh hường lẫn nhau về mặt cách ly cũng như chống ổn vì hành lang
quá đài và sử dụng chung quá đông.
 Đế lấy ánh sáng cho hành lang giữa người ta thường tổ chức những phòng trống còn gọi là túi
ánh sáng. Cứ mỗi đoạn 20-30m theo chiều dài nhà lại để một túi ánh sáng dưới dạng sân trong.
Lồng cầu thang hở có thể được xem như một khe ánh sáng.
• CHUNG CƯ KIỂU HÀNH LANG BÊN

- Nhà ở hành lang bên là loại nhà ở thường gặp trong thực tế xây dựng ở nước ta cũng
như nhiều nước nhiệt đới khác. Loại nhà này đảm bảo cho hướng nhà có lợi nhất về
mức chất lượng vệ sinh cao (thông gió xuyên phòng và chiếu sáng tốt), kết cấu nhà đơn
giản và một cầu thang có thể phục vụ cho nhiều gia đình, nhưng về mức độ ảnh hưởng
lẫn nhau của các gia đình lại khá lớn. So với các loại nhà khác, nhà hành lang bên có
diện tích giao thông lớn và các căn hộ thường không được kín đáo, ấm cúng và yên tĩnh
so với nhà đơn nguyên.
CHUYÊN ĐỀ 7: CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG : KHÔNG GIAN CHÍNH – KHÔNG
GIAN PHỤ - KHÔNG GIAN ĐẶC THÙ CỦA CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

- Không Gian Chính: là không gian sử dụng chính của công trình hay là
mục đích xây dựng của công trình đó.
- Không Gian Phụ: là không gian sử dụng phụ, hỗ trợ cho hoạt động
chính của công trình.
- Không Gian Đặc Thù: là không gian thông tầng, sân bên trong sân bên
ngoài mặt đứng.
CHUYÊN ĐỀ 8: GIAO THÔNG NGANG, GIAO THÔNG ĐỨNG, NÚT GIAO THÔNG

CÔNG TRÌNH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ


Ô vuông màu hồng là nút giao thông giữa giao thông ngang và giao thông đứng
Ô vuông màu tím là giao thông đứng – thang bộ có chiều rộng vế thang là 1,7m

Bố trí hành lang bên rộng 2m, dãy phòng nằm giữa 2 cầu thang có khoảng cách 48m
Và nút giao thông rộng 16m2 là hợp lí với công trình tập trung khoảng 300 người trên lầu.
Đáp ứng được yêu cầu thoát người khi có sự cố xảy ra
CHUYÊN ĐỀ 9: SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN SỬ DỤNG, PHÂN KHU CHỨC NĂNG,
CÁC LUỒNG GIAO THÔNG
CÔNG TRÌNH NHÀ ĂN CHO CÔNG NHÂN XÍ NGHIỆP

PHÂN KHU CHỨC NĂNG

1. KHU ĂN UỐNG
2. BẾP
3. KHO
4. WC
LUỒNG GIAO THÔNG CỦA NHÂN VIÊN, HÀNG HÓA
LUỒNG GIAO THÔNG CỦA CÔNG NHÂN ĐẾN ĂN UỐNG
DÂY CHUYỀN SỬ DỤNG
Công nhân đến ăn uống đến ngồi vào bàn và có nhân viên ra ghi thực đơn, có thể ngồi ở bàn nào mình thích, và vào nhà vệ
sinh khi có nhu cầu, khi ăn uống xong sẽ ra về
Hàng hóa được đưa vào kho theo lối vào phụ. Nhân viên vào khu chế biến theo lối vào phụ, lấy thực phẩm từ kho ra sàn nước
rửa, sơ chế, chế biến ở bếp rồi đem ra bàn soạn để phụ vụ cho công nhân ăn uống
CHUYÊN ĐỀ 10: KHOẢNG CÁCH XA NHẤT, CHIỀU RỘNG LỐI THOÁT,
PHÂN VÙNG THOÁT NGƯỜI

CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

HÌNH ẢNH CHỈ MANG TÍNH CHẤT BỐ CỤC HÌNH KHỐI MINH HỌA
Phân vùng thoát người

1. Các phòng có số lượng người > 100 người, phải có ít nhất 2 cửa thoát ra, và các cửa phải có cánh mở ra
phía ngoài .
2. Người ở vị trí xa nhất đến cửa thoát phải < 25 m .
3. Nếu là các khán phòng, phải đảm bảo khoảng cách giữa các dãy ghế ≥ 0.4 m
4. Các lối thoát về phía cửa, cầu thang, hành lang phải rõ ràng, không chồng chéo ; phải có tín hịêu, đèn
báo, chi tiết ký hịêu bằng màu chỉ hướng .
5. Hành lang thoát phải đảm bảo đủ rộng (theo tính toán) .
6. Khoảng cách xa nha giữa các cầu thang phải < 50 m .
7. Nếu là các khán phòng, hoặc các khán đài TDTT phải phân chia thành các lô:
8. Các hành lang, cầu thang, phải có kết cấu vật liệu bền chắc, có độ chống cháy cao hơn các khu vực khác .
9. Trong các công trình hiện đại ngày nay, thường thiết kế, bố trí các hệ thống báo động tự động, hoặc hệ
thống tự động chữa cháy.
10. Thang xoắn, thang cuốn, thang máy đứng không được xem là thang thoát hiểm
SẢNH
SẢNH ĐỆM
PHÂN VÙNG THOÁT NGƯỜI TẦNG TRỆT ĐỆM
PHÂN VÙNG THOÁT NGƯỜI TẦNG 2
Các giai đoạn thoát người: 3 giai đoạn
• Thoát khỏi phòng: tức giai đoạn
thoát từ chỗ ngồi ra khỏi cửa thoát
của phòng xem,phòng làm việc hay
khan đài
• Thoát trong phạm vi tầng: tức giai
đoạn thoát từ cửa phòng đến cầu
thang
• Thoát trên thang ra khỏi nhà: tức
giai đoạn thoát từ cầu thang,theo
thang đến khi thoát ra khỏi cửa
ngoài bao gồm thoát ra tiền
sảnh(nếu có)
Khoảng cách xa nhất thoát người
cho phép
• Khoảng cách xa nhất từ cửa thoát một phòng bất kỳ(phòng tập trung
đông người) đến cửa thoát ly cầu thang gần nhất phải đảm bảo yêu cầu
về cự ly khoảng cách xa nhất
• Các lối thoát phải ngắn,rõ ràng đủ ánh sang không được có chướng ngại
vật
• Bề rộng các lối thoát hành lang,cầu thang,cửa đi đặt trên lối thoát phải
đủ rộng và tính toán đủ tiêu chuẩn
• Lối thoát của ban công không được đi qua phòng khán giả hay phòng
khác tập trung đông người,phải có lối ra riêng nếu ban công lớn hớn 300
người
• Bề rộng cửa thoát cứ 100 người cửa thoát được rộng 1m. CTCC phải có
ít nhất 2 cửa thoát ngoài nhà ≥ 2.2m
MẶT BẰNG TẦNG 6 TRỞ LÊN
KHOẢNG CÁCH XA NHẤT CHO PHÉP(M)
BẬC CHỊU LỬA
Với các phòng nằm giữa 2 cầu Với các phòng nằm ở hành
thang hay 2 lối thoát lang cụt

I và II 40m 25m

III 30m 15m

IV 25 m 12m

V 20m 10m
Quy định chiều rộng lối
thoát:
Chiều rộng tổng cộng
của cửa, lối thoát nạn,
hành lang hay vế
thang được tính: 1m
cho 100 người.

Nhưng không được


nhỏ hơn:

- 0,8 m cho cửa đi;


- 1 m cho lối đi;
- 1,4 m cho hành lang;
- 1,05 m cho vế thang.
Tầng có 19 phòng vậy có 29 người trên tầng này
Nếu so với quy định thì, hành lang này rộng 1.4m, và
1.4
1 vế thang rộng 1m đáp ứng được nhu cầu thoát
m 1 người khi gặp sự cố
m
CHUYÊN ĐỀ 11: TIA NHÌN VÀ ĐỘ DỐC KHÁN ĐÀI CỦA CÔNG TRÌNH NHÀ
THI ĐẤU THỂ THAO VÀ NHÀ HÁT

CÔNG TRÌNH NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ TP.HCM


- Quy mô - công năng :
Nhà thi đấu phú thọ với sức chứa gần 5.000 người, với diện tích 46.000m2 , trong đó có 22.000m2 sàn xây
dựng S= 130m x 105m, độ cao nhất của mái là 31m. Là nhà thi đấu tổng hợp cho tất cả các môn thi đấu dùng
cho hầu hết các môn thể thao chơi trong nhà.
- Phân tích độ dốc kháng đài :
 Đây là nhà thi đấu đa năng dành cho tất cả các bộ môn thi đấu cho phép bố trí ghế ngồi theo kiểu di động
phù hợp cho từng bộ môn thi đấu không gian khán đài được tổ chức một cách tương đới hợp lí nhằm đáp
ứng nhu cầu cho kháng giả
 Về độ dốc kháng đài được thiết kế thành ba cấp gồm một khán đài cố định và một duy động với hai hành
lan giữa và cách bối trí góc nhìn khác nhau nhìn chung vẫn cho thấy sự đồng bộ trong thiết kế đảm bảo
được độ nhìn tốt
H. Mặt cắt kháng đài

Kháng đài được thiết kế với độ dốc cong phù


hợp với yêu cầu thiết kế đưa ra với nền dốc
cong đảm bảo cho ánh nhìn tốt không bị cản
trả về mặt không gian.
Hình ảnh thực tiễn cho thấy được không
gian kháng đài đãm bảo cho kháng giả có F
thể quan sát được tốt với độ dốc nền hợp lí
cho cảm nhận về không gian có tính tuyệt
đối về tầm nhìn với hai khán đài trên cùng
và tương đối cho khán đài dưới nhưng vẫn H. Mặt cắt tia nhìn
đảm bảo yêu cầu thiết kế
C
C2 C1

ĐQSTK
B1

SÀN THIĐẤU
60x36m Sàn thi đấu B

B2

A2 A1
A

• Khán đài thiết kế vòm cung để


đảm bảo tia nhìn với độ xa giới
hạn lmax từ 60-80 theo tiêu chuẩn C
mà vẫn đảm bảo quy mô về chỗ
ngồi.
• Theo quy chuẩn trên thì khoảng
cách lmax1=81m tuy có chênh B
lệch nhau nhưng không nhiều nên
cũng có thể chấp nhận được, đối
với khoảng cách của
• Lmax2=79m thì thỏa yêu cầu đãm A
bảo về tầm nhìn
CHUYÊN ĐỀ 12: CÁC GIẢI PHÁP BỐ CỤC KHÔNG GIAN MẶT BẰNG

KHÔNG GIAN LỚN


Tất cả quá trình chức năng của nhà đều bố trí
xếp đặt trong một phòng lớn duy nhất.
Ví dụ chợ có mái, phòng triển lãm.
KHÔNG GIAN TẬP TRUNG XUNG QUANH

- Các phòng chức năng nhỏ bố trí


quanh một không gian chính làm
nhiệm vụ chủ yếu, quyết định chức
năng công trình.
- Ví dụ như sân vận động không gian
chính là sân cỏ và khan đài, bao
quanh là các bộ phận phục vụ phòng
quản lý, phòng thay đồ cầu thủ, các
phòng chức năng và các dịch vụ
phục vụ khán giả khác…
KHÔNG GIAN HÀNH LANG
Các phòng bố trí ở một bên hay
cả hai bên của hành lang hoặc
có khi đoạn này ở một bên hành
lang, đoạn kia ở cả hai bên hành
lang.
ưu điểm: Quan hệ giữa các
phòng rõ ràng, sơ đồ kết cấu đơn
giản, giải pháp thông hơi thoáng
gió tốt.
Nhược điểm: Chiếm nhiều diện
tích xây dựng, quan hệ công
năng thiếu chặt chẽ, giao thông
thường bị kéo dài.
KHÔNG GIAN XUYÊN PHÒNG
- Các phòng liên hệ với nhau
không cần hành lang mà trực tiếp
liên hệ xuyên qua nhau. Các
phòng xâu chuỗi nối tiếp nhau.
Giải pháp này áp dụng cho các
nhà triển lãm, bảo tàng, cửa hàng
bách hoá, thư viện…
- Ưu điểm: Diện tích giao thông ít,
quan hệ chặt chẽ, không gian dễ
trang nghiêm, hình khối đơn giản
nhưng dễ tổ chức sinh hoạt theo
trình tự bắt buộc và không gian
phong phú…
CHUYÊN ĐỀ 13: CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HÌNH KHỐI ĐƯỜNG VIỀN, DIỆN, KHỐI VÀ
GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT ĐỨNG PHÂN VỊ ĐỨNG, PHÂN VỊ NGANG, PHÂN VỊ HỖN HỢP

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT ĐỨNG


PHÂN VỊ NGANG

Phân vi ngang được ứng dụng rộng rãi trong


các công trình, góp phần làm đa dạng thêm
cho hình thức mặt đứng kiến trúc.
Phân vị ngang nhấn mạnh và làm công trình
có cảm giác bề thế hơn
PHÂN VỊ ĐỨNG

Phân vị đứng được ứng dụng rộng rãi có thể bắt


gặp ở những hành lang bao che có chiều dài hơn
chiều rộng và những hàng cột. Phương vị đứng
này giúp tăng chiều cao cho công trình nhưng vẫn
tạo cảm giác chắc chắn.
PHÂN VỊ HỖN HỢP

Sự phối hợp giữa phân vị


đứng và phân vị ngang
tạo nên sự đa dạng cho
mặt đứng công trình.
Phân vị ngang được bổ
sung với chất liệu khác
tạo sự cân bằng cho tổng
thể công trình.
GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HÌNH KHỐI

PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG VIỀN

Giải pháp thiết kế hình khối theo đường viền


được ứng dụng cho những công trình mang
tính biểu tượng thường được đặt ở nơi có
nhiều góc nhìn thoáng từ xa. Giải pháp
đường viền có thể thấy rõ ở nhiều công trình
nổi tiếng.
PHƯƠNG PHÁP DIỆN

Giải pháp thiết kế hình khối theo


diện được ứng dụng ở những công
trình có góc nhìn cuộc bộ.
Giải pháp này chủ yếu hướng đến
xử lý về mặt hài hòa với bao cảnh
xung quanh
PHƯƠNG PHÁP KHỐI

Giải pháp thiết kế hình khối


theo khối được ứng dụng ở
những công trình có nhiều góc
nhìn từ các hướng khác nhau.
Kết hợp giữa phương pháp diện
và phương pháp đường viền.
CHUYÊN ĐỀ 14: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KẾT CẤU: TƯỜNG CHỊU LỰC – KHUNG CHỊU LỰC – KHÔNG GIAN LỚN
GIẢI PHÁP KẾT CẤU
TƯỜNG CHỊU LỰC
Hệ thống kết cấu chịu lực của nhà dân dụng thường có 3 loại: kêt cấu - Tường ngang chịu lực dày và nhiều, tốn vật liệu làm tường và
tường chịu lực, kết cấu khung chịu lực và kết cấu không gian chịu lực. móng, trọng lượng nhà lớn
Khái niệm về hệ tường xây chịu lực là khi toàn bộ tải trọng trước khi - Khả năng chịu lực của tường dọc chưa được tận dụng
truyền xuống móng nhà phải thông qua kết cấu tường. Vật liệu chế
tạo tường thường là gạch đất sét nung và có thể được thay bằng vật 2. Tường dọc chịu lực
liệu khác có cùng tính chất hoặc tốt hơn. Bề dày tối thiểu của tường là Khi tường chịu lực được bố trí theo phương dọc nhà thì chúng ta có
200mm và dùng loại gạch có khả năng chịu nén lớn hơn kết cấu tường dọc chịu lực.
50kg/cm2.Phạm vi ứng dụng cho các nhà có số tầng < 5 tầng, B< 4m, Để đảm bảo độ cứng ngang của nhà, cách một khoảng nhất định phải
L<6m. Để tăng cường khả năng chịu lực của tường gạch khi tường quá có bổ trụ hoặc bố trí tường ngang dày là tường ổn định, thường tận
dài thì cần có bổ trụ hoặc sườn đứng bằng BTCT cách khoảng <= 3m, dụng tường cầu thang làm tường ổn định.
khi tường quá cao thì phải bố trí giằng BTCT cách khoảng <= 2,7m. Ưu điêm:
Có các loại tường xây chịu lực sau đây : Tiết kiệm vật liệu và diện tích xây dựng tường và móng
1.Tường ngang chịu lực - Bố trí mặt bằng kiến trúc linh hoạ
Khi tường chịu lực được bố trí theo phương ngang nhà thì chúng ta có - Diện tích tường ngang nhỏ, tận dụng được khả năng chịu lực của
kết cấu tường ngang chịu lực. Các tường ngang ngăn cách các phòng tường ngoài.
chịu toàn bộ tải trọng từ các bộ phận khác truyền vào sau đó đưa Khuyết điêm:
xuống kết cấu móng. Lúc bấy giờ tường dọc chỉ còn chức năng bao - Tường ngăn giữa các phòng tương đối mỏng .Khả năng cách âm
che. kém.
Loại kết cấu này thường áp dụng cho các nhà có các phòng đồng đều - Không tận dụng được tường ngang làm tường thu hồi, thay vào đó
và chiều rộng của bước gian B < 4,m. Loại này có ưu, khuyết điểm sau: phải dùng vì kèo, bán kèo hay dầm nghiêng
Ưu điểm: - Do tường dọc chịu lực nên cửa sổ mở hạn chế dẫn đến việc thông
- Độ cứng ngang của nhà lớn. Kết cấu đơn giản, ít dầm, sàn gác nhịp gió và chiếu sáng kém.
nhỏ. - Độ cứng ngang của nhà nhỏ.
- Trong các nhà có mái dốc tường ngang còn thường dùng tường thu
hồi làm kết cấu chịu lực chính. 3. Kết hợp tường ngang và tường dọc chịu lực
- Tường ngăn giữa các phòng tương đối dày nên cách âm tốt. Khi bố trí tường chịu lực theo cả hai phương của nhà thì chúng ta có
- Vì tường dọc chỉ bao che và chịu tải trọng bản thân nên cửa sổ có loại kết cấu kết hợp tường ngang và dọc chịu lực. Giải pháp này cho
thể mở lớn giúp thông gió, chiếu sáng tự nhiên tốt., cấu tạo ban phép bố trí các phòng linh hoạt, tạo ra độ cứng tổng thể của nhà lớn
công, lô gia dễ dàng. song còn lãng phí tường móng và không gian. Phía đầu gió thường giải
Nhược điểm: quyết theo sơ đồ tường ngang chịu lực, phía cuối gió bố trí tường dọc
- Bố trí không gian của các phòng bị đơn điệu, không được linh hoạt chịu lực...
, các phòng thường bố trí bằng nhau.
KẾT CẤU KHUNG CHỊU LỰC:

- Hệ thống khung chịu lưc hoàn toàn: kết


cấu khung chịu lực chính là cột và dầm
sàn, tường chỉ là kết cấu bao che do đó
tường có thể dung vật liệu nhẹ.Khung
chịu lực chính có thể là BTCT, cũng có
thể bằng thép hoặc kết hợp giữa thép
và BTCT.
- Hệ thống khung chịu lực không hoàn
toàn: thường dùng trong không gian
mặt bằng rộng hoặc bố trí không theo
quy tắc nhất định.Đây là kết cấu kết
hợp vừa cột chịu lực vừa tường chiụ
lực, vừa sàn dầm trong hệ thống chịu
lực vừa sàn dầm gối lên tườn chịu lưc.
- Ưu: tạo không gian linh hoạt
- Nhược: dễ sinh ra ứng suất cục bộ, lún
không đều, tính đồng nhất không cao.
CẤU TRÚC GIÀN KHÔNG GIAN
- Giàn không gian (Space Frame Structure) là hệ kết cấu giàn
mà các phần tử kết cấu của nó chịu lực theo nhiều chiều
trong không gian. Giàn không gian được thiết kế mô phỏng
theo mô hình kết cấu phân tử hóa học của Natri, Cacbon ,
kim cương…
- Giàn không gian có ưu điểm vượt trội là có kết cấu vững
chắc, kiến trúc đẹp, độc đáo. Kết cấu giàn không gian được
sử dụng nhiều trong việc xây dựng các công trình công
cộng trên thế giới do tận dụng tối đa khả năng làm việc của
các phần tử thanh (chịu lực dọc) dẫn đến tiết kiệm vật liệu
và an toàn trong sử dụng.
- Hệ giàn không gian đáp ứng nhu cầu công trình có vượt
nhip lớn (≥40m)như nhà thi đấu, nhà xưởng, mái che sự ra
đời của kết cấu giàn không gian là một giải pháp tối ưu cho
sự dung hoà giữa mỹ thuật và kinh tế. Kèo không gian
được xây dựng trên cơ sở 01 phân tử phát triển theo 03
phương , trong phân tử dàn gồm nút và các thanh liên kết .

You might also like