You are on page 1of 21

Mục lục

Lời mở đầu……………………………………………………………………………1

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Đối tượng nghiên cứu

4. Phạm vi nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

Chương 1: Lịch sử và giới thiệu các đặc điểm chung của kiến trúc Hy lạp……2

1.1 Quá trình hình thành…………………………………………………………….2

1.2 Đặc điểm chung của kiến trúc Hy Lạp cổ đại…………………………………...7

Chương 2: Thành tựu tiêu biểu của kiến trúc Hy Lạp…………………………..8

2.1 Kiến trúc đền thờ………………………………………………………………...8


2.2 Công trình công cộng khác……………………………………………………..18

2.3 Kết luận về những thành tựu kiến trúc Hy Lạp cổ đại và sự sáng tạo vượt bậc về
khoa học…………………………………………………………………………….19

Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………21

Lời mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Từ lâu, nền văn hóa Hy Lạp cổ đại được coi là “cái nôi”, là điểm xuất phát của nền
văn hóa phương Tây từ thời ký Phục Hưng cho đến nay. Một số công trình kiến trúc
như đền thờ, sân vận động, nhà hát và nhà của của thời ký này đã trở thành “cái nhìn
đặc trưng” của cả kiến trúc nhà của, công trình công cộng thời kỳ cổ điển. Với cách

1
nhìn tinh tế của người Hy Lạp về tỉ lệ, bố cục và cách chọn tranh trí đã trở thành
nguồn cảm hứng cho kiến trúc hoành tráng La Mã, tạo nên những nguyên lý, tính
chất mà tạo nên những nền tảng cho công trình phương Tây sau này.
2 Mục đích nghiên cứu
Bài tiểu luận này nhằm rút ra được những ảnh hưởng mà kiến trúc Hy Lạp cổ đại
mang đến cho kiến trúc hiện đại.
3 Đối tượng nghiên cứu:
Các loại hình kiến trúc Hy Lạp cổ đại (đặc biệt là các công trình kiến trúc có ảnh
hưởng tới hiện tại)
4 Phạm vi nghiên cứu:
Thời kỳ Hy Lạp cổ đại
5 Phương pháp nghiên cứu:
Lý luận và thực tiễn

Chương 1: Lịch sử và giới thiệu các đặc điểm chung của kiến trúc Hy Lạp
1.1 Quá trình hình thành
Kiến trúc Hy Lạp xuất hiện sớm nhất từ năm 900 trước Công Nguyên, ngoài vùng
lãnh thổ Hy Lạp ra, kiến trúc của nền văn hóa này còn phát triển trên quần đảo
Angea, Peloponessos (bán đảo phía nam Hy Lạp), và một số thuộc địa. Văn hóa kiến
trúc này kéo dài tới thế kỷ 1 sau Công Nguyên, với những công trình cổ nhất tồn tại
đến ngày nay có niên đại từ năm 600 trước Công Nguyên. Nổi tiếng nhất trong các
loại hình kiến trúc của Hy Lạp là những đền thờ được phân bố rải rác trên toàn lãnh
thổ, trong đó vẫn còn nhiều đền thờ giữ được tình trạng gần như nguyên vẹn. Sau đền
thờ là rạp rát ngoài trời, xuất hiện sớm nhất từ năm 350 trước Công Nguyên. Một số
công trình khác còn tồn tại là cổng ra vào (propylon), nhà họp hội đồng
(bouleuterion), hành lang, dãy cột (stoa), đài tưởng niệm, lăng tẩm và sân vận động.

2
Đền thờ Parthenon, Athens

Bouleuterion, Priene

3
Phía đông của Propylaea (cổng vào) thành phòng thủ cổ Acropolis, Athens.

4
Rạp hát Dionysus, Athens

Như nhiều thành tựu nghệ thuật khác, kiến trúc Hy Lạp chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố. Địa hình nhiều đồi núi, và khí hậu ôn đới đại dương là lý do tại sao những
công trình kiến trúc của Hy Lạp đều làm từ đá, và được thiết kế cho những hoạt động
ngoài trời; và những thiết kế của những công trình này được dựa vào cường độ ánh
sáng trong ngày. Tận dụng yếu tố này, từng công trình một được trạm trổ chi tiết để
khi ánh sáng chiếu vào, những chi tiết đó được lộ hết, gợi lên sự tinh tế trong cấu trúc
của công trình.

Về lịch sử, sau sự sụp đổ của hai nền văn minh Minos (đảo Crete, 2800 TCN-1100
TCN) và Mycenae (1500 TCN- 1100 TCN), nền văn minh Hy Lạp đại lục (nền văn
minh Dorian) xuất hiện, gọi là thời kỳ Hy Lạp hóa. Trước và sau cái chết của

5
Alexander Đại Đế, vùng lãnh thổ Hy Lạp là một tập hợp nhiều nền văn hóa với nhau,
làm cơ sở cho chế độ thống trị của Hy Lạp ảnh hưởng đến kiến trúc sau này.
Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại nói chung cũng mang ảnh hưởng đến kiến trúc. Nó được
chia thành 4 giai đoạn (Pre-Geometric, Geometric, Archaic và Classical), riêng điêu
khắc, trong giai đoạn 4 (Classical) được chia ra thành 3 giai đoạn nhỏ.
Vào thế kỷ 10 trước Công Nguyên, đồ gốm của Hy Lạp cổ đại đã bắt đầu có ý thức
về nghệ thuật, xuất hiện bố cục và sự cân đối, không giống với hai nền văn minh
trước đó (văn minh đảo Crete và văn minh Mycenae, cụ thể sẽ được nói ở chương 2).
Và từ cách áp dụng này, nó trở thành nguyên tắc xây dựng cho mọi loại hình nghệ
thuật của Hy Lạp sau này, kể cả kiến trúc. Cộng thêm với hình ảnh con người được sử
dụng nhiều hơn vào trang trí, có ảnh hưởng trực tiếp đến trang trí kiến trúc. Phương
pháp sử dụng con người làm trung tâm cũng là xu hướng trong nghệ thuật.điêu khắc.
Trong thời kì đầu, những bức tượng thần Hy Lạp, từ đơn giản trở nên giống người
thật hơn, từ những bức tượng nhỏ trở nên cao đồ sộ, vì vậy những đền thờ được ra
đời để phục vụ cho việc trưng bày những bức tượng các vị thần, với mục đích phục
vụ cho tôn giáo.

Về tôn giáo, người Hy Lạp cổ đại tôn thờ thiên nhiên (như các nền văn minh trước),
nhưng khác với các loại tôn giáo cùng thời, con người trở thành trung tâm của tất cả.
Thiên nhiên sinh ra con người, dẫn đến khái niệm “thần nhân đồng hình”. Trong thần
thoại Hy Lạp, những vị thần đỉnh Olympia có hình người, và hành động như con
người. Hoạt động tôn thờ được tổ chức công khai, ở ngoài trời theo tập thể. Tuy
nhiên, vào năm 600 TCN, những vị thần được đại diện bởi những pho tượng lớn, và
những đền thờ được sinh ra nhằm phục vụ cho hoạt động tôn thờ đó. Vì con người là
trung tâm, trí tuệ, trật tự và logic được đưa lên đầu, nhưng cái đẹp là phải có, và theo
quan điểm của người Hy Lạp cổ đại, phải có sự cân xứng, hoàn mĩ thì mới là cái đẹp.

6
Hình vẽ đền Zeus (bên trái) và tượng Athena đền Parthenon (bên phải) của Phidias.
Hai công trình này đều cao trên 13 mét, là trung tâm của đền thờ.

1.1 Đặc điểm chung của kiến trúc Hy Lạp


Theo cách nhìn đơn giản nhất, các công trình Hy Lạp cổ đại có tính chất “công
cộng”, như rạp hát, đền thờ. Từ những công trình này gộp lại tạo nên những quần thể
trong đô thị, chia thành hai loại: Agora và Acropol, được hình thành ở trên những địa
hình cao.

Chất liệu xây dựng những công trình Hy Lạp cổ là đá, cụ thể là đá cẩm thạch, tiy
nhiên, với nhà ở, nhưng những công trình lâu đời hơn đều làm bằng gỗ, một đặc điểm
về chất liệu của nền văn minh Minos trước đó. Đôi khi nền gỗ được sử dụng vào
công trình sử dụng thức cột Doric và Ionic.

Về cấu trúc, các công trình ở Hy Lạp (ngoại trừ nhà hát, sân vận động và sân họp hội
đồng) được xây dựng theo cấu trúc “cột và lăng tơ” (post and lintel). Cấu trúc này sử

7
dụng cột thẳng đứng (post), nâng đỡ mái nhà nằm ngang (lintel) để xây dựng các
công trình như nhà ở và đền thờ. Và khi nói đến cột đình, đặc điểm chung dễ nhận
thấy của kiến trúc Hy Lạp, được phát triển qua thời gian là 3 thức cột Doric, Ionic và
Corinth. Cấu trúc của ba thức cột này sẽ được giải thích kỹ hơn ở chương sau.

Ba thức cột Doric, Ionic và Corinth.

Chương 2: Thành tựu kiến trúc Hy Lạp


2.1 Kiến trúc đền thờ

Đền thờ Hy Lạp cổ đại được coi là nổi tiếng nhất trong kiến trúc công cộng của thời
kỳ này. Đền thờ, thường có hình chữ nhật, được mượn từ cấu trúc hành lang Megaron
của nền văn minh Mycenae, là một hành lang hình chư nhật, có cổng vào. Trong đền
thờ có chứa một phòng lớn, là trung tâm của đền, hành lang và cổng vào, được một
mái nhà phẳng che phủ. Đền thờ cũng là nơi để tôn thờ một hình tượng (ví dụ điển
hình là các vị thần), là nơi chứa đựng những của cải liên quan tới hình tượng đó, và
cũng là nơi những người tôn thờ đâng vật hiến cho hình tượng (động vật, vũ khí…).

8
Các bộ phận tạo nên một đền thờ hoàn chỉnh (sử dụng thức cột Doric):
Tympanum (phần trang trí trên gờ mái), 2. Acroterion (tượng mái nhà), 3. Mái
nhà, 4. Gờ mái, 5. Mutules, 7. Trụ ngạch, 9. Nét chìm ba, 9. Tranh hoành tránh
trên trụ ngạch, 10 và 11. Gutta và Regula, 12. Taenia, 13. Thanh ốp, 14; 15 và 16.
Đầu cột, gồm đỉnh cột và đỉnh thân cột, 17. Thân cột, 18. Rãnh cột, 19. Bệ đỡ cột.

9
Để cấu trúc “cột và lăng tơ” của một đền thờ có thể trụ được, các nhà kiến trúc sư
đã thêm vào mũ cột và trán tường (Entablature and pediment). Dưới mái nhà là
trán tường (pediment) bao quanh cả đền thờ, được chia ra thành ba phần. Phần thứ
nhất nằm ở trên đầu cột được gọi là acsitrap (thanh ốp). Mỗi thanh ốp này chạy
ngang qua một đôi cột cố định khoảng các giữa các cột để tạo nên một cấu trúc
hoàn chỉnh. Phần thứ hai là trụ ngạch, nằm trên thanh ốp, là một trong những bộ
phận của đền thờ Hy Lạp cổ đại mà có yếu tố trang trí. Trên bề mặt trụ ngạch
thường có hoa văn hoặc tranh hoành tráng chạm nổi chạy quanh đền thờ. Riêng
đền thờ sử dụng thức cột Doric, giữa mỗi bức tranh hoành tráng được cách ly bởi
các khối gạch gọi là “nét chìm ba” (triglyph). Một ví dụ về cách trang trí này nằm
ở đền thờ Hephaestos (Athens):

Giữa trán tường và mũ cột là gờ mái, có chức năng làm bệ cho trán trường.
Trán tường có hình tam giác, và được trang trí như trụ ngạch.
Mỗi đên thờ được xây dựng trên nền (crepidoma), thường là ba khối đá chồng
lên nhau, chạy dài đến hết đên thờ, lớp trên cùng gọi là stylobate, là bệ đỡ cột
của đền thờ.

10
Sử dụng phương pháp xây cất bằng gạch để làm nền đá và tường xuất hiện từ
năm 600 TCN, và từ đó được áp dụng cho tất cả các công trình Hy Lạp cổ đại,
nhưng tường đền thờ được xây dựng bằng đá khối
Các khoảng trống trong đển thờ Hy Lạp như của ra vào hay cửa sổ trước kia có
chiều rộng được quyết định bằng khoảng cách giữa hai cái cột, tạo ra một số trở
ngại. Cả khoảng cách giữa hai cột được quyết định bằng bản chất của lăng tơ,
khoảng cách giữa các cột đỡ ở bên ngoài khác với các cột đỡ ở bên trong. Cửa đền
được xây dựng theo kiểu hình thang, nhưng có một số đền thờ không xây thêm
cửa sổ, mà để ánh sáng chạy vào gian thờ qua cửa đền, và một số khác có được
ánh sáng vào đền qua căc lỗ thủng ở mái nhà. Một đên thờ còn giữ nguyên được
cấu trúc cửa là đền Erechtheion. Cửa cao 5 mét, đỉnh rộng 2 mét, có cả đường gờ,
khung cửa và bệ chống. Mái nhà của đền thờ bao quanh gian thờ, trong gian thờ
còn có cột đỡ, cấu trúc kiểu này được gọi là “hypostyle”. Từ thời kỳ đầu, mái nhà
được xây dựng bằng gỗ, sau đó chất liệu được chuyển sang gạch lát. Một ví dụ
tiêu biểu về tất cả các đặc điểm cấu trúc đền thờ Hy Lạp cổ đại là đền Parthenon,
có cả bệ đền (crepidoma), thức cột, đầu cột và trán tường.

Trán tường, cột và bệ của đền Parthenon

11
Đền Erechtheion, minh họa cho cấu trúc cửa và mái nhà.

Phần lớn đền thờ Hy Lạp được xây dựng theo dạng hình hộp chữ nhật, có các cột
chạy vòng phía bên ngoài để nâng đỡ mái nhà, chiều dài trung bình từ 30 đến 60
mét, chiều dài gấp đôi chiều rộng, với một số ngoại lệ như các đền thờ xây dựng
dựa trên hai thức cột Ionic và Corinthian, có chiều dài từ 90-180 mét, và đền
Parthenon (dựa trên thức cột Doric), có chiều dài 60-80 mét.

12
Đồ án mặt bằng miêu tả một số cấu hình của đền thờ Hy Lạp, trong mỗi cấu hình
có một gian thờ (naos/cella), một tiền sảnh (pronos) và một hậu sảnh
(opisthodomos). Ngoài ra các đền thờ cũng có một phòng châu báu (pathenon).

Những cấu hình trong đồ án này được phân theo mức độ phức tạp dần như sau:

Loại đền cổ nhất có dạng hình chữ nhật, lối vào chính ở cạnh ngắn và có hai cột ở
chính cạnh ngắn này, gọi là dạng cột đôi ở hiên (Distyle/Anta); ví dụ như ngôi đền
thờ thần Nemesis ở Rhamnus.

13
Loại đền cổ thứ hai (Double Anta) có dạng như trên, nhưng có thêm hai cột ở cạnh
ngắn phía sau nữa, gọi là dạng cột đôi ở hiên cả hai đầu; ví dụ đền thờ Artemis ở
Eleusina.
Loại đền giống loại đền thứ nhất, nhưng thay vì hai cột mà là bốn cột ở phía trước,
gọi là dạng hàng cột mặt trước hay hàng cột hiên (Prostyle); ví dụ ngôi đền ở
Selinus.
Loại đền giống loại đền thứ hai, nhưng có bốn cột ở cạnh ngắn phía trước và bốn cột
ở cạnh ngắn phía sau, gọi là loại hàng cột cả hai đầu (Amphi-Prostyle) (tiền tố
"amphi" có nghĩa là "cả hai phía").
Loại đền hình tròn, vành ngoài có hàng cột vòng quanh gọi là nhà tròn có hàng cột
bao quanh (Tholos); ví dụ Tholos ở Epidaulus.
Loại đền hình chữ nhật có tường chịu lực là chính, nhưng mặt ngoài tường ghép thêm
các cột, gọi là loại đền có các hàng cột giả bao quanh hay bổ trụ bao quanh (Pseudo-
Peripteral); ví dụ đền thờ thần Zeus ở Olympia.
Loại đền hình chữ nhật có một hàng cột chạy ở vành ngoài chu vi công trình, gọi là
loại đền có các hàng cột bao quanh (Peripteral); ví dụ đền Hephaestos (hay Theseio)
và đền Parthenon ở Athens, đền Paestum…
Loại đền hình chữ nhật, có hai hàng cột chạy bao xung quanh công trình, có tên gọi là
đền Dipteral; ví dụ đền Olympeion ở Athens, đền thờ Apollo ở Miletos.

Về tỉ lệ, yếu tố quan trọng nhất trong kiến trúc Hy Lạp cổ đại nói chung và cấu trúc
của đền thờ Hy Lạp nói riêng là tỷ lệ vàng, có nguồn gốc từ những vật thể có sẵn
trong tự nhiên như ốc anh vũ, được áp dụng trong trang trí (ví dụ như đường xoắn ốc
trên đầu cột Ionic và Corinthian).

Trong trường hợp các đền thờ, các kiến trúc sư áp dụng ảo giác sao cho tổng thể của
đền thờ có hình dáng hơi cong, giải quyết vấn đề rằng một vật, khi nhìn từ các góc
khác nhau sẽ biến dạng, vì vậy khi nhìn ở các góc khác nhau, cấu hình của đền thờ
gần như không thay đỏi.

14
Ốc anh vũ và hình chữ nhật tỉ lệ vàng

Sơ đồ cấu trúc của cho thấy hình thể của đền Parthenon,

Tiếp theo là hệ thống dùng để đo ti lệ và là một bộ phận trang trí của đền thờ Hy Lạp
là ba thức cột Doric, Ionic và Corinth.

15
Cột Doric là thức cột cổ nhất và đơn giản nhất trong hệ thống các thức cột cổ điển.
Thức này được hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy. Nói chung, thức cột
này không có phần đế cột (base) lẫn không có phần đầu cột (capital). Vẻ đẹp thức cột
này thường được so sánh với vẻ đẹp khỏe mạnh của người đàn ông cường tráng, do
nó được sử dụng ở tầng dưới cùng của đấu trường Colliseum và có khả năng chịu lực
cao nhất. Tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột khoảng 1:4.
Thúc cột Ionic mang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ và giàu tính trang trí hơn cột Doric.
Nguồn gốc cột Ionic là Ionia, thuộc địa của Hy Lạp. Cột Ionic có 24 gờ sống đứng
trong khi cột Doric chỉ có 20 gờ, tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9. Ngoài
ra, cột này có thêm đế cột (base) ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên có
hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trong (volute). Các dầm ngang của cột Ionic được
phân vị theo chiều ngang thành ba dải. Các ngôi đền có cột này là đền Artemis ở
Ephesus và đền Erecteyon ở Athena.
Thức cột Corinth ra đời sau hai cột trên, vào khoảng thế kỷ 5 TCN, có đường nét
mảnh mai, giàu sự trang trí, đầu cột có nhiều chi tiết cực kì hoa lệ, giống như một
lẵng hoa kết hợp cùng với mấy tầng là phiên thảo diệp (acanthe). Thức cột này do
kiến trức sư Callimachus sáng tạo ra. Cột này có ưu điểm hơn hai cột trên là đối xứng
nhiều chiều và có thể cảm nhận được trong không gian. Có thể thấy công trình sử
dụng loại cột này tại đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae.

Cuối cùng là phong cách trang trí cửa đền thờ Hy Lạp. Có hai thể loại trang trí chính,
đồ thờ và tranh hoành tráng. Thể loại đồ thờ sử dụng các vật trang trí nhỏ làm bằng
đất sét, được sử dụng trang trí trên mái nhà đền thờ, nhưng trước kia có mục đích bảo
vệ công trình đền thờ gỗ của các đền thờ Hy Lạp thời kỳ trước.
Tranh hoành tráng trải qua bốn giai đoạn cùng với sự hình thành và phát triển của
điêu khắc Hy lạp cổ đại (Cổ Đại, Tiền Cổ Điển, Cổ Điển, Hậu Cổ Điển). Cách trang
trí này được áp dụng lên trán tường và trụ ngạch. Vói mỗi thời kỳ trôi qua, các đối
tượng trong tranh càng trở nên phức tạp hơn, tiêu biêu là các tác phẩm của Phidias
thời kỳ Cổ Điển cho đền Parthenon.

16
Tranh hoành tráng đền thờ qua bốn gia đoạn điêu khắc Hy Lạp. Tranh hoàng tráng ở
hàng trên (từ thời Cổ đại và Tiền cổ điển) chưa có sự hiện diện của sự mềm mại

17
trong cử động, vấn đề này đã được giải quyết ở thời Cổ điền và Hậu cổ điền.

Caryatid, một loại hình trang trí đặc biệt, sử dụng tượng thay cho thức cột.

2.2 Công trình công cộng khác


Vào thế kỷ 4- thế kỷ 5 TCN, xây dựng lên một cấu trúc hạ tầng cho các thị trấn trở
nên quan trọng đối với các kiến trúc sư Hy Lạp. Một số thị trấn như Priene đã có
đường đá và chợ được bao quanh bởi một dãy cột (stoa), với một đài nước công cộng
dành cho người dân. Tiên phong trong việc xây dựng các thị trấn có tổ chức là
Hippodamus, học trò của Phídias. Những công trình công cộng được coi trọng hơn,
sinh ra một hệ thống. Propylon, hoặc cổng lớn đóng vai trò làm cửa ra vào cho các
đền thờ và các công trình quan triojng khác, ví dụ tiêu biểu là cổng Propylaea của
thành Acropolis (Athens). Bouterion, hay nhà họp hội đồng, được xây dựng theo cấu
trúc hypostyle (như đền Erechtheion). Ví dụ tiêu biểu là nhà Miletus, có thể chứa
được 1200 người.

18
Một công trình quan trọng khác là rạp hát ngoài trời, được sử dụng làm nơi gặp mặt
tập thể hay để xem kịch, giải trí, được đặt ở vị trí ngoại thành. Trong rạp hát có một
dãy nhà nhỏ gọi là skene, phục vụ cho các buổi trình diễn, cũng là dàn cảnh cho mội
hoạt động sân khấu.
Một số thị trấn giàu hơn có một khu thể chất (gymnasium), gồm có đài khán giả, nhà
tắm và các câu lạc bộ. Các công trình khác là hippodrome, sân đua ngựa và sân vận
động (stadium), là nơi diễn ra các thế vận hội, có mặt ở những nơi như Olympia,
Delphi, Epidarus và Ephesus.

2.3 Kết luận về những thành tựu kiến trúc Hy Lạp cổ đại và sự sáng tạo vượt
bậc về khoa học
Bản thân em khi nghĩ về nghĩ về Hy Lạp, em nghĩ “nếu nó là cái nôi cho nền văn
minh phương Tây hiện đại, thì những cái gì họ đã đóng góp, dù có cố tình hay không,
phải là những điều vô cùng đặc biệt”. Điều này không sai. Nếu ai đó đã nghe đến đế
chế La Mã và phong trào văn hóa Phục Hưng, thì chúng là một bằng chứng tiêu biểu
cho những ảnh hưởng kiến trúc Hy Lạp vào những giai đoạn lịch sử này. Với đế chế
La Mã, họ đã lấy thức cột Corinth và những cấu hình xây dựng đền thờ vào kiến trúc
của họ, như dền Maison Carree (Nimes, Pháp), từ đó sinh ra trào lưu Phục Hưng, dù
họ có lấy kiến trúc La Mã làm ảnh hưởng chính của họ, nhưng không thể quên được
là tất cả xuất phát từ Hy Lạp, với một triết lý chung là: sự cân bằng, bố cục chặt chẽ,
lấy con người trở thành trung tâm.

Nhưng phong trào văn hóa mà đã khẳng định được vẻ đẹp của kiến trục Hy Lạp nói
riêng và nghệ thuật Hy Lạp nói chung là phong trào Tân cổ điển vào thế kỷ 18-19, lấy
trực tiếp những yếu tố quan trọng của kiến trúc Hy Lạp cổ đại, nhằm chống lại kiến
trúc Rococo của Pháp. Là một phong trào quốc tế, phong trào kiến trúc này làm cho
ảnh hưởng kiến trúc Hy Lạp cổ đại ăn sâu vào văn hóa phương Tây nhiều hơn- hay
các nước chịu sự ảnh hưởng của phương Tây. Một số công trình tiêu biểu có thể kể là

19
Bảo tàng Anh, cổng Brandenburg (Berlin, Đức), Bảo tàng quốc gia Hungary
(Budapest, Hungary)...

Nếu thời Phục Hưng phát triển và sáng tạo ra những quy luật về luật xa gần, một
trong hai môn học quan trọng nhất trong mĩ thuật, thì kiến trúc Hy Lạp là người đi
trước. Từ đền Parthenon, ta biết được các kiến trúc sư Hy Lạp có khái niệm về luật xa
gần và ảo giác, với đỉnh cao của các khái niệm đó là “tỉ lệ vàng”, tiêu chuẩn của các
phương trình phương Tây hiện nay. Nó là một công thức toán học, nhưng nó không
khô khan. Nó là cơ sở trong kiến trúc, là lý do tại sao từ một thức cột lại có thể thay
thế bằng một người phụ nữ, nó là lý do vì sao tác phẩm kiến trúc nào cũng đẹp, dù
xây dựng theo hình thái gì, nếu bám sát vào tỉ lệ vàng, thì nó có thể đẹp được. Dường
như tỉ lệ vàng có một phần thiên về triết lý đi tìm cái đẹp của người Hy Lạp hơn là
những công thức.

Vậy, qua việc tìm hiểu về kiến trúc Hy Lạp, em học được tầm quan trọng của cái đẹp
trong nghệ thuật, lý do tại sao nghệ thuật Hy Lạp lại có ảnh hưởng tới phương Tây, và
những kỹ thuật em có thể áp dụng vào việc học tập sau này.

Tài liệu tham khảo

John Boardman, Jose Dorig, Werner Fuchs and Max Hirmer, "The Art and
Architecture of Ancient Greece", Thames and Hudson, London (1967)

Banister Fletcher, A History of Architecture on the Comparative method (2001).


Elsevier Science & Technology. ISBN 0-7506-2067-9.

Helen Gardner; Fred S. Kleiner, Christin J. Mamiya, Gardner's Art through the Ages.
Thomson Wadsworth, (2004) ISBN 0-15-505090-7.

Michael and Reynold Higgins, A Geological Companion to Greece and the Aegean,
Cornell University Press, (1996) ISBN 978-0-8014-3337-5.

20
Marian Moffett, Michael Fazio, Lawrence Wodehouse, A World History of
Architecture, Lawrence King Publishing, (2003), ISBN 1-85669-353-8.
Athanasios Sideris A., “Re-contextualized Antiquity: Interpretative VR
Vísualisation"in Mikropoulos T. A. and Papachristos N. M. (eds.), Proceedings:
International Symposium on “Information and Communication Technologies in
Cultural Heritage” October 16–18, 2008, University of Ioannina 2008, ISBN 978-
960-98691-0-2, pp. 159–176
Donald E. Strong, The Classical World, Paul Hamlyn, London (1965)
Henri Stierlin, Greece: From Mycenae to the Parthenon, Taschen, 2004
Marilyn Y. Goldberg, "Greek Temples and Chinese Roofs," American Journal of
Archaeology, Vol. 87, No. 3. (Jul., 1983), pp. 305–310
Penrose, F.C., (communicated by Joseph Norman Lockyer), The Orientation on
Greek Temples, Nature, v.48, n.1228, May 11.
Örjan Wikander , "Archaic Roof Tiles the First Generations," Hesperia, Vol. 59, No.
1. (Jan. - Mar., 1990), pp. 285–290
William Rostoker; Elizabeth Gebhard, "The Reproduction of Rooftiles for the
Archaic Temple of Poseidon at Isthmia, Greece," Journal of Field Archaeology, Vol.
8, No. 2. (Summer, 1981), pp. 211–2

21

You might also like