You are on page 1of 13

GVHD Thầy TRƯƠNG THANH HẢI

SVTH MAN HOÀNG VIỆT


MSSV 18510101426 NHÓM 3
GIỚI THIỆU
Kiến trúc là nghệ thuật được hình thành từ rất sớm và có mối quan hệ mật
thiết đối với đời sống con người như che nắng che mưa, chống muôn thú, tạo
nên những công trình lộng lẫy với đầy đủ tiện nghi. Trải qua một quá trình phát
triển lâu dài, kiến trúc đã chứng tỏ sức sống trường tồn của mình, đã đóng vai trò
chứng nhân lịch sử của nền văn minh, bất chấp mọi can qua và biến động.
Thành quả to lớn và ý nghĩa sâu xa của nghệ thuật kiến trúc khiến nhiều
người trong chúng ta, nhất là những người đang và sẽ làm các công việc sáng
tạo liên quan đến kiến trúc, không thể không quan tâm đến lịch sử phát triển của
nghệ thuật này. Lịch sử kiến trúc cho ta các hiểu biết về đặc điểm kiến trúc, các
thể loại công trình và các công trình kiến trúc đặc trưng, gắn liền với bối cảnh tự
nhiên và xã hội của các thời kỳ và các quy luật phát triển của kiến trúc. Riêng Lịch
sử kiến trúc phương Tây cho ta biết về các nền kiến trúc tiêu biểu từ thời kỳ Công
xã nguyên thủy đến thời kỳ hiện đại thế kỷ XX ở phương Tây, nơi được coi là cái
nôi của văn minh nhân loại.
Trong bài tiểu luận này là lược sử vắn tắt của nền kiến trúc Hy Lạp cổ đại và
một phương án thiết kế nhỏ cho một công trình tự chọn với những đặc điểm học
hỏi từ nền kiến trúc Hy Lạp cổ đại.
Bài tiểu luận được hoàn thành áp dụng phương pháp tổng hợp và phân tích
thông tin về lịch sử, kết cấu, nghệ thuật của công trình kiến trúc Hy Lạp cổ đại và
những nguyên lý thiết kế cơ bản từ các nguồn tài liệu tham khảo dưới sự hướng
dẫn của KTS. Trương Thanh Hải.
Cấu trúc tiểu bài luận gồm các thành phần:
- Giới thiệu
- Nội dung chính:
+ Khái quát lịch sử Hy Lạp cổ đại
+ Phương án thiết kế của nhóm và phân tích, đánh giá
- Kết luận
NỘI DUNG CHÍNH
I. Khái quát lịch sử kiến trúc Hy Lạp cổ đại
1. Bối cảnh:
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại ra đời và hình thành trên một vùng đất đai rộng lớn,
bao gồm miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ ở vùng biển Aegaeum
(Αιγαίον, Aigaion), khu vực Tiểu Á, vùng ven Hắc Hải, Ý, Sicilia, Pháp, Tây Ban
Nha và Ai Cập.
Khí hậu ôn đới Địa Trung Hải: nhiệt độ mát mẻ, dễ chịu tạo cho con người
nếp sống hòa đồng với thiên nhiên, thích và quen sinh hoạt ngoài trời. Đây là điều
kiện thuận lợi để xã hội Hy Lạp phát triển các loại hình công trình công cộng có
quy mô lớn và mang tính nghệ thuật cao từ sớm.
Xã hội Hy Lạp theo chế độ chiếm hữu nô lệ, với hình thức tổ chức khác nhau
ở mỗi thành bang. Là một quốc gia đa thần giáo, người dân Hy Lạp không xem
có một thần nào độc đoán làm chúa tể vũ trụ. Thần thoại Hy Lạp phát triển và
nuôi dưỡng cho nghệ thuật Hy Lạp phát triển.

12 vị thần trên đỉnh Olympus

Cư dân Hy Lạp có năng khiếu và trình độ thẩm mỹ rất cao, đặt nền tảng cho
sự phát triển của nhiều ngành nghệ thuật Châu Âu sau này. Người dân Hy Lạp
từ sớm đã phát triển và đạt nhiều thành tựu khác nhau trong nhiều lĩnh vực nghệ
thuật và văn hóa như điêu khắc, làm gốm, hội họa, triết học…
12 vị thần ở đỉnh Olympus

Bình gốm Hy Lạp với hoa văn là những


Tượng Thần Vệ Nữ - Venus de Milo bức vẽ kể lại những câu chuyện

2. Lịch sử các giai đoạn kiến trúc


* Thời kỳ Tiền Hy Lạp : Từ 3000 - 1100 TCN: kiến trúc bắt đầu phát triển từ
ngoài đảo rồi chuyển dần vào đất liền. Kiến trúc thời kỳ này gọi chung là thời kỳ
Aegean với 3 giai đoạn: Aegean, Crete và Mycenae.
- Giai đoạn Aegea: Phát triển tại các đảo vào thời kỳ đồ đồng, không để lại
dấu tích cho đến ngày nay.
- Giai đoạn Crete: Hiện còn tồn
tại các cung điện. Công trình phát
triển cả chiều rộng lẫn chiều cao, có
lầu với các cầu thang, mái bằng, các
phòng kế tiếp nhau quanh sân trong
nhỏ, trang trí nhiều bằng sơn, có hệ
thống cấp thoát nước. Tiêu biểu là
cung vua Minos ở Knossos.

Cung vua Minos ở Knossos


- Giai đoạn Mycenea: Nền văn minh
chuyển lên đất liền nên nguy cơ bị xâm lược
đe dọa nhiều hơn, kiến trúc nặng tính phòng
thủ. Tiêu biểu là thành Mycenea và thành
Tiryns.

Cổng đá Sư tử ở thành Mycenea

* Thời kỳ Hy Lạp chính thống : 650 – 300 TCN: là thời kỳ hoàng kim của nghệ
thuật Hy Lạp, đặc biệt là thời kỳ Cổ điển, với nhiều công trình nổi tiến còn lưu giữ
các dấu vết cho đến ngày nay với các đặc điểm:
- Kiến tạo: Chủ yếu sử dụng hệ dầm, tường, cột với tường cột đá, vì kèo gỗ,
ngói đá. Vật liệu đá thời kiến trúc cổ Hy Lạp một phong cách đẹp tựa điêu khắc
tuy nhiên sự phát triển về số lượng có hạn chế.
- Xuất hiện các loại
hình kiến trúc công cộng
như quảng trường tôn giáo
Acropolis, quảng trường
thương mại Agora, đền thờ,
nhà hát, kịch trường, phòng
nghị sự, sân vận động…
- Xử lý hình thức bên
ngoài đạt trình độ nghệ
thuật cao : Phân vị đường
nét, gờ chỉ hài hòa duyên
dáng theo tỉ lệ vàng. Biết
vận dụng biện pháp hiệu
chỉnh thị sai, sử dụng Một số dạng đền thờ Hy Lạp cổ đại
nhuần nhuyễn màu sắc,
sáng tối…
- Hình thành hệ thống các thức cột Cổ
điển: Doric, Ionic, Corinthien. Ngoài ra còn có
thức Cariathide.

Các thức cột Cổ điển:


Doric, Ionic, Corinthien

Quần thể Acropolis

Nhà hát Epidaurus


II. Phương án thiết kế của nhóm: Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng
kết hợp triễn lãm
* Mục tiêu thiết kế
Phát triển một dạng tạo hình kiến trúc mang những nét đặc trưng của thời kỳ
Hy Lạp cổ đại phục vụ cho những sinh hoạt cộng đồng của cư dân địa phương
và cung cấp những giá trị văn hóa và kiến trúc cơ bản cho bất kì ai quan tâm với
nền văn minh cổ đại này, tạo cho người tham quan cảm giác thú vị, hứng thú khi
đến đây.
* Giới thiệu sơ lược phương án thiết kế
Phương án thiết kế lấy tạo hình dựa theo hai loại công trình đặc trưng của
Hy Lạp cổ đại là các đền thờ và nhà hát ngoài trời, kết hợp một phần nhỏ sự xen
lấn của hiện đại.
* Phân tích ý tưởng thiết kế
Công trình gồm 2 phần chính là khu sinh hoạt cộng đồng và trưng bày triễn
lãm trong nhà lấy theo hình dạng đền thờ và khu khán đài ngoài trời, với mong
muốn tái hiện phần nào kiểu quần thể kiến trúc Acropol của Hy Lạp cổ đại.
Lối tiếp cận vào khu vực trưng bày ở tầng trệt và tầng áp mái được thiết kế
có thể tiếp cận từ 4 hướng, thể hiện sự bình đẳng trong văn hóa Hy Lạp cổ. Khối
nhà trưng bày có mái che và khán đài ngoài trời được bố trí là 2 khối riêng lẻ,
được kết nối với nhau bởi sự giao cắt giữa đường cong khán đài và bậc đi tiếp
cận của khu trưng bày.

Các khối được bố trí theo trục rõ ràng, không đánh đố người tham quan. Từ
lối vào chính dẫn vào công trình là một trục thẳng dẫn dắt người tham quan đi
qua không gian khu trưng bày hiện vật nghệ thuật, các tượng điêu khắc và các
hiện vật lịch sử hình thành phát triển của nền văn minh Hy Lạp, tiếp theo đó là 2
trục cầu thang dẫn dắt người xem tham quan trải nghiệm góc tham quan xuyên
qua hồ nước, sau cùng điểm chốt trục giao thông là một khán đài hình quạt ngoài
trời đặt trưng của người Hy Lạp. Khán đài này phục vụ các hoạt động biểu diễn
ngoài trời hoặc các buổi diễn thuyết có tổ chức tập trung ví dụ như TEDx.
Công trình như kể câu chuyện về thần thoại về thành phố Atlantis, được thể
hiện bởi mặt nước và lớp sàn kính ở tầng áp mái. Đối với người tham quan khu
vực ở tầng trệt sẽ thấy được những vệt sáng gợn sóng của nước phía bên trên,
mang cho họ cảm giác như đang đi dưới lòng biển tri thức của văn minh Hy Lạp.
Song song với đó người tham quan khi ở tầng áp mái có thể nhìn xuống khu vực
trưng bày thông qua sàn nước mở ảo, tạo cho họ cảm giác như đang nhìn thấy
nền văn minh đã chìm dưới đấy biển sâu của Atlantis.

Phần mái được tái thiết kế với hình thức hiện đại khi được cấu tạo từ hệ
khung thép và kính cường lực, đưa thêm yếu tố hiện đại vào công trình, tuy nhiên
vẫn dựa trên các mô phỏng nghiên cứu từ các di tích bởi các nhà khảo cổ học.
Mục đích là để lấy sáng từ phía trên cao chiếu xuống sàn nước ở tầng áp mái,
đem lại hiệu ứng hắt sáng những gợn sóng xuống không gian trưng bày như đã
nói trên.
Hệ cột chống đỡ sử dụng thức cột Doric, thức cột cổ điển đầu tiên được tạo
ra với tỉ lệ đường đường kính và chiều cao là 1:4, mang lại cảm giác to lớn, vững
chãi. Khác với đền thờ Hy Lạp cổ, mặt bằng công trình được giải phóng bớt các
cột bằng hệ kết cấu vượt nhịp hiện đại để lấy hết toàn bộ hiệu ứng hắt sáng của
mặt nước ở tầng áp mái.
Phần khán đài ngoài trời xây dựng bằng đá được khoét sâu xuống lòng đất
để tái hiện lại một số tính chất đặc trưng bao gồm là vị trí đặt nương theo địa
hình, sân khấu nhỏ hơn diện tích chỗ ngồi và phần lơn được bao quanh bởi khán
giả, ngoài ra không có lối đi lên từ phía sân khấu nhằm đáp ứng đúng tính chất
đi từ dưới lên và từ trên xuống. Mức độ tái hiện thể loại khán đài này không nằm
ở mức phục dựng nguyên vẹn mà là tái hiện những đặt trưng và nguyên lý cơ
bản của thể loại công trình.

Công trình sử dụng các loại vật liệu tương tự như các công trình công cộng
Hy Lạp cổ đại là đá vôi, đá cẩm thạch và gỗ để tái hiện phần nào chất cảm của
vật liệu trong các công trình thời bấy giờ, ngoài ra kết hợp thêm một số vật liệu
và kết cấu hiện đại như thép và kính cường lực để tạo nên phần sàn nước và
mái, đưa thêm yếu tố hiện đại vào công trình.
* Đánh giá
Nhìn chung phương án đã có được một số thành công nhất định. Công trình
mang được nhiều đặc điểm kiến trúc và nghệ thuật của thời kỳ Hy Lạp cổ đại như
dựa trên hình dáng của các đền thờ, loại hình kiến trúc thể hiện văn hóa Hy Lạp
cổ đại rõ nét nhất, lối vào được thiết kế để có thể tiếp cận công trình từ mọi phía,
sử dụng thức cột Doric vững chắc, khán trường vòng cung mở ngoài trời với sức
chứa lớn và tạo được cảm giác cảm giác hứng thú cho mọi người với chủ đề câu
chuyện của Atlantis.
Công trình nằm ở vị trí đắt địa của TP.HCM, trung tâm quận 3, cách quận 1
10 phút đi bộ thì đây chính là địa điểm phù hợp để làm nơi giao lưu văn hóa giữa
các nước. Sự hiện hữu sẵn có của các công trình mang tính lịch sử và văn hóa
như: Dinh Độ Lập, nhà thờ Đức Mẹ, ủy ban nhân dân TP.HCM, việc xuất hiện
một trung tâm sinh hoạt văn hóa tại vị trí này sẽ mang lại nhiều giá trị về mặt văn
hóa và kinh tế, tô điểm cho bộ mặt của thành phố.
Tuy nhiên phương án vẫn còn một số hạn chế vì chỉ tập trung vào ý tưởng,
concept nên chưa làm tốt về vấn đề công năng sử dụng bên trong công trình, kết
cấu và cảnh quan vẫn chưa thật sự được được quan tâm. Ngoài ra phương án
tạo nên từ nhiều ý tưởng khác nhau và phát triển đồng đều nên chưa tạo được
điểm nhấn chính và sự hài hòa cho công trình, đồng thời cũng chưa đảm bảo phù
hợp với các yếu tố hiện trạng xung quanh công trình.
Để cải thiện phương án cần phải nghiên cứu kĩ càng về các vấn đề kết cấu,
công năng, cảnh quan và các phần phụ trợ công trình. Đồng thời đánh giá một
cách rõ ràng về những yếu tố xung quanh ảnh hưởng đên công trình như văn
hóa, lịch sử khu đất,... Từ đó có cái nhìn khái quát hơn để có thể tạo ra một công
trình phù hợp nhất đem tới cách nhìn mới cho mọi người nhưng vẫn giữ được
bản chất cốt lõi của kiến trúc Hy Lạp cổ đại.
KẾT LUẬN
Qua bài luận, nhóm đã có được trải nghiệm cùng nhau tìm hiểu nghiên cứu,
bóc tách các mảnh ghép của lịch sử và văn hóa Hy Lạp cổ đại một cách thú vị,
học cách lồng ghép và kết nối chúng với nhau trong một công trình kiến trúc, từ
việc chọn hình tượng mang tính thần thoại như thành phố Atlantis và sau đó đưa
ra rất nhiều khía cạnh từ vấn đề này, các thành viên trong nhóm đã tìm hiểu được
cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề tương tự, linh hoạt trong việc đưa ra ý tưởng
để tránh việc nhàm chán trong học tập.
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử kiến trúc nói chung và lịch sử kiến trúc
phương Tây nói riêng, những kiến thức chúng ta thu thập được không chỉ là
những tạo hình kiến trúc, mà còn là sự phát triển của xã hội. Nó phản ánh phần
nào tư duy, suy nghĩ và bối cảnh xã hội thời bấy giờ, được thể hiện trong các
công trình qua đó thể hiện ước nguyện của con người thời kỳ đó. Việc áp dụng
có chọn lọc và triệt để nội dung lịch sử vào thiết kế dự án hoặc nhóm sẽ mang lại
kết quả tốt. Kết quả của việc tìm hiểu lịch sử kiến trúc không chỉ dừng lại ở việc
học và biết cái cũ, mà còn cung cấp cho chúng ta tầm nhìn và hướng đi của các
thành phố trên thế giới trong tương lai. Từ đó giúp chúng ta định hướng phát triển
bản thân để xây dựng nên một thế giới mọi người vẫn luôn hướng tới.
Hiện tại tại TP. HCM có nhiều chuyển biến, đô thị hóa khiến các tòa nhà cao
tầng mọc lên nhưng khu dân cư dần bị giải tỏa, nhiều bất cập về việc hạ tầng
không đi theo kịp tốc độ phát triển. Là một sinh viên kiến trúc, em nhận vấn đề
này là việc khó thể tránh khỏi của một đô thị được xây dựng nên bởi một hướng
đi này và được tiếp tục xử lí bởi những tầm nhìn quy hoạch khác với ban đầu.
Nhưng thay vì việc lên án nó thì hãy suy nghĩ cách giải quyết hoặc giải pháp nâng
cấp cho những không gian đó trong tương lai.
Việc kiến trúc Việt Nam đang hỗn độn, chưa nhất quán và được gọi là “nồi
lẩu” thì đã được nhắc đến rất nhiều đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng
với những tư duy tích cực của đại đa số các bạn trẻ hay kiến trúc trẻ hiện nay thì
em tin rằng kiến trúc Việt Nam mang đâm bản sắc dân tộc, yếu tố văn hóa bản
địa sẽ quay trở lại với những hàng hiên hay những sân vườn cảnh quan.
Những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử, dù chịu nhiều ảnh
hưởng của quá khứ bị xâm lược, nhưng vẫn mang những nét rất Việt Nam và
được lưu giữ như những tư liệu quý để thế hệ mai sau tìm hiểu, nghiên cứu về
tư duy, suy nghĩ của những thế hệ đi trước. Kiến trúc gắn liền đến văn hóa, và
ngược lại.

You might also like