You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

KHOA SAU ĐẠI HỌC

MÔN HỌC: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC


ĐỀ TÀI: XU HƯỚNG TẠO HÌNH MỚI – SỰ THÁCH THỨC CÁC SÁNG TẠO
TRUYỀN THỐNG

Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Chiến Thắng


Nhóm sinh viên thực hiện: Trần Duy Sơn
Nguyễn Việt Tùng
Nguyễn Đức Tùng
Đào Anh Phương
PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu đề tài
2. Đối tượng nghiên cứu
3. Phạm vị đề tài
4. Phương pháp nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Hight-tech
1.1. Lịch sử xuất hiện của kiến trúc high-tech
1.2. Một số đặc trưng của xu hướng high-tech
1.3. Kiến trúc sư và công trình tiêu biểu
1.3.1. Richard Rogers – Kiến trúc sư người Anh
1.3.2. Norman Foster – Kiến trúc sư người Anh
1.3.3. Renzo Piano – Kiến trúc sư người Ý
2. Xu hướng hậu hiện đại
2.1. Khái niệm
2.2. Đặc điểm
2.2.1. Sự phức tạp và mâu thuẫn
2.2.2. Sự phân minh
2.2.3. Hình dạng méo mó và bất đối xứng
2.2.4. Màu sắc
2.2.5. Sự hài hước và giễu nhại
2.3. Nguyên lý của xu hướng hậu hiện đại
2.3.1. Bối cảnh
2.3.2. Ẩn dụ
2.3.3. Trang trí
2.4. Thủ pháp sáng tác
2.4.1. Sử dụng hệ thống kiến trúc cổ điển Hy Lạp,-La Mã
2.4.2. Thủ pháp bài trừ sự thiếu tính đồng nhất cho công trình
2.4.3. Thủ pháp vận dụng ngược các chi tiết cổ
2.4.4. Thủ pháp đề cao tính trật tự
2.5. Xu hướng hậu hiện đại ở Nhật Bản

C. PHẦN ĐÁNH GIÁ


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh hình thành các xu hướng tạo hình mới của kiến trúc.
- Năm 1918 được coi là mốc thời điểm khởi phát của Kiến trúc hiện đại. Các học
giả quốc tế đều chọn mốc 1918 là điểm bùng phát chính thức mạnh mẽ của Kiến trúc-
Khời nguyên từ những chuyển mình của kiến trúc theo hướng công nghiệp xuất hiện cuối
thế kỷ 19 với sự ra đời của thép , kính và bê tông, tiêu biểu là công trình Cung thủy tinh
(Cristal Palace) ở Luân Đôn năm 1851. Những mầm mống đầu tiên của Kiến trúc hiện
đại xuất hiện ở cả Châu Âu và Mỹ giai đoạn 1900-1914 (sau đó là 4 năm gián đoạn do
chiến tranh). Trong giai đoạn này, các KTS đã thể nghiệm các loại vật liệu mới (kính, bê
tông, thép…) và các kỹ thuật xây dựng mới. Năm 1910, Adolf Loos, một KTS người Áo
và Séc.
- Nhà lý thuyết có ảnh hưởng lớn ở châu Âu, đã thiết kế xây dựng nhà Steiner theo
đúng triết lý công năng. Ông công bố tác phẩm “Ornament and Crime” (trang trí và tội
ác), xuất bản lần đầu tiên vào năm 1913, cổ súy các bề mặt trần trụi và rõ ràng, trái ngược
với các trang trí xa hoa và cầu kỳ của kiến trúc thời kỳ trước đó. Loos đã trở thành người
tiên phong trong Kiến trúc hiện đại, ông đóng góp một phần lý thuyết và phê bình quan
trọng cho Chủ nghĩa hiện đại trong kiến trúc.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vào cuối năm 1918, các KTS theo phong
cách hiện đại gồm Le Corbusier và Robert Mallet-Stevens ở Pháp, Walter Gropius và
Ludwig Mies van der Rohe ở Đức, và Konstantin Melnikov ở Liên Xô, chính thức “tuyên
chiến” với những phong cách truyền thống như tân cổ điển (neo-classicism) hay trường
phái kiến trúc Beaux-Arts. Họ chủ trương những hình khối cơ bản và loại trừ tất cả chi
tiết trang trí. Năm 1918 là cột mốc đánh dấu sự bùng nổ mạnh mẽ không chỉ của trào lưu
Kiến trúc hiện đại ở Châu Âu và Liên Xô (sau cách mạng tháng 10 Nga) mà cũng là thời
điểm những trào lưu, quan niệm mới gần gũi với Chủ nghĩa hiện đại khởi sinh: Phong
cách quốc tế (International Style), trường phái Bauhaus và hiệp hội Deutcher Werkbund,
Chủ nghĩa biểu hiện (expressionism), Kết cấu Nga (constructivism).
- Vào đầu những năm 1980, trào lưu hậu hiện đại đã dần dần chi phối đời sống tư
tưởng trong kiến trúc với những trường phái mới, phù hợp với điều kiện vật liệu và công
nghệ của thế kỷ mới. Các tên tuổi lớn thành danh có thể kể đến là Sterling, Rossi, Bofill,
Botta, nhóm SITE, Hopkins, Pelli, SOM, Gehry…
- Kiến trúc thế giới cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI sau khi cao trào Chủ nghĩa
hiện đại đã và đang tìm cho mình những hướng đi mới. Những xu hướng này thể hiện
ứng xử của kiến trúc với tính đa dạng của các trào lưu tư tưởng và triết học trong xã hội
đương đại đầy phức tạp. Vì vậy, kiến trúc hiện nay cần một sự bứt phá về thiết kế, tạo
hình để có thể lột tả được những cảm xúc, thăng hoa, những tác phẩm được sinh ra từ trí
tưởng tượng mà mà tạo hình kiến trúc thông thương không đủ để đáp ứng. Gần đây một
số công trình kiến trúc phương Tây với hình thể khác biệt đã gây ra nhiều sự chú ý và
những cuộc tranh luận giữa các nhà phê bình kiến trúc.
- Từ bối cảnh đó mà một loạt xu hướng kiến trúc với những tạo hình đột phá đã
được phát triển trên toàn thể giới. Ngoài ra, thế giới đã chứng kiến thêm các trào lưu
high-tech (1970 về sau) của Piano, Foster, Calatrava; sinh thái của Yeang (1995); chủ
nghĩa hoài cổ – hay Tân cổ điển với Venturi và Graves (1980); siêu hiện đại với Foster,
Yeang; chuyển hóa luận (1960) với Kurokawa; hiện đại mới với Hopkins, Nouvel, Maki,
Hasegawa, Kurokawa, Tange, Ito, Meier, Andreu, Viñoly; chủ nghĩa đô thị mới với
Alexander, Duany, Kiến trúc Parametric- Kiến trúc tham số; Kiến trúc Organic- Kiến trúc
hữu cơ và xu hướng Deconstruct ion- Kiến trúc giải tỏa kết cấu.… Có thể nói tất cả
những tên tuổi nói trên đã hòa vào dòng chảy (mainstream) của Kiến trúc hiện đại, cho
đến nay nó vẫn đang tiếp diễn.
- Các xu hướng kiến trúc ra đời và phát triển từ các thời kỳ khác nhau trong chiều
dài lịch sử hàng ngàn năm của nhân loại, điều đó dẫn đến việc bản thân các xu hướng
kiến trúc cũng cần sự thay đổi để phù hợp hơn với mỗi giai đoạn lịch sử loài người nhằm
cạnh tranh với các xu hướng kiến trúc xuất hiện trong thời đại ngày nay.

Sơ đồ dòng phát triển của các hình thái kiến trúc từ 1910 đến nay
- Chính vì vậy, việc nghiên cứu xu hướng tạo hình mới – sự thách thức các sáng
tạo truyền thống là cần thiết để thấy được xu thế tạo hình mới và cũ có điểm gì giống và
khác trong bối cảnh phát triển hiện nay.
2. Đối tượng nghiên cứu
Các xu hướng tạo hình mới trong kiến trúc đương đại và các công trình tiêu biểu
của các xu hướng này
3. Phạm vi đề tài
Đề tài nghiên cứu xu hướng phát triển của các hình thái kiến trúc trên thế giới
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương phát tập hợp và hệ thống hóa dữ liệu, xử lý
thông tin và hệ thống hóa nó.
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Kiến trúc Hight-tech
1.1. Giới thiệu chung về kiến trúc High-tech
- Đầu thập niên 1970, nhân loại đã chứng kiến một sự phát triển vượt bậc của khoa
học kỹ thuật, mà hệ quả của nó là sự ra đời của một nền công nghệ cao, còn được gọi
là Hi-Tech (chữ viết tắt của High Technology). Một đặc trưng quan trọng của nền công
nghệ cao là sản xuất được những vật liệu mới có tính năng đáp ứng được yêu cầu của các
ngành công nghiệp hiện đại như sản xuất ô tô, hàng không, khoa học vũ trụ, điều khiển tự
động… Những thành tựu của nền công nghệ cao ngoài việc thể hiện sự chuyển biến
mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật còn góp phần tạo nên một diện mạo mới cho nhân loại.
Ngành công nghệ vật liệu xây dựng và kỹ thuật xây dựng cũng được hưởng nhiều từ các
thành tựu của nền công nghệ cao. Trong bối cảnh đó, nhằm theo kịp sự phát triển của thời
đại, một xu hướng kiến trúc mới đã ra đời dựa trên sự vận dụng các thành tựu công nghệ
cao. Xu hướng này được gọi là xu hướng Kiến trúc High-Tech (High-Tech Architecture).
- Xét vể thời điểm xuất phát có thể coi Trúng tâm văn hóa Pompidou là công trình
khởi nguyên của trào lưu “kiến trúc Hi-tech” được xây dựng trong khoảng thời gian từ
1971 – 1977, do các kiến trúc sư Richard Roger và Renzo Piano thiết kế. Hiệu quả thị
giác mạnh nhất đem lại cho mọi người là nó được xem như “một cỗ máy khổng lồ hơn là
một tòa nhà búp bê theo quan niệm cổ điển (vốn nhiều vẻ tĩnh tại) bằng một dáng vẻ hoàn
toàn mới lạ do tính trong suốt như pha lê mà người ta đã khoác lên nó.
- Như vậy là kiến trúc Hi-tech đã bắt đầu phát huy được sức mạnh và tính ưu việt
của các kỹ thuật mới với những vật liệu cao cấp vốn trước đây chỉ dành cho một số ít các
lĩnh vực công nghệ đặc biệt. Tình hình đó tất yếu đã góp phần làm thay đổi mạnh mẽ bộ
mặt của kiến trúc và đô thị trong những thập niên cuối của thế kỷ XX
.
1.2. Một số đặc trưng của xu hướng high-tech
- Kiến trúc High - Tech chính là sản phẩm của một nền công nghệ hiện đại, lấy Mỹ học
cơ khí và Mỹ học cấu trúc làm nền tảng lý luận thiết kế cho mình.
- Kiến trúc High - Tech nhấn mạnh sự thụ cảm thị giác gắn liền với động thái của hình
thức kiến trúc.
- Kiến trúc High - Tech có xu hướng cực đoan hóa kỹ thuật, chú trọng việc sử dụng các
mối nối và các khớp một cách hợp lý. Phương pháp chế tạo cấu kiện dựa trên nguyên tắc
định hình hóa, cấu kiện hóa và tìm thẩm mỹ ngay trong chi tiết kết cấu.
- Kiến trúc High - Tech ngoài ngôn ngữ kiến trúc dựa trên sự phát triển của công nghệ
cao cũng không từ chối việc tham khảo và áp dụng những ngôn ngữ của những trường
phái khác.
- Kiến trúc High - Tech không chạy theo những quy tắc thiết kế gò bó về tổ hợp hình
khối mà chú trọng đến công năng và bố cục hình khối một cách tự do.
- Xu hướng ưa thích của Kiến trúc High - Tech là bộc lộ kết cấu, hệ thống kết cấu của
công trình được bộc lộ rõ ràng trên hình thức kiến trúc. Ngoài ra hệ thống giao thông và
đường ống kỹ thuật cũng được phô bày ra ngoài công trình.
- Kiến trúc High - Tech thường sử dụng các vật liệu xây dựng cao cấp, đặc biệt là các vật
liệu trang trí bên ngoài công trình rất hiện đại.
- Kiến trúc High - Tech vượt trội hơn các trào lưu kiến trúc khác nhờ vào khả năng thi
công nhanh, tiết kiệm thời gian xây dựng, giảm giá thành xây dựng và tiện lợi trong tháo
lắp các cấu kiện kết cấu.
- Nhược điểm: không chú ý đến tính lịch sử và cảnh quan đô thị, công trình kiến trúc đôi
khi lấn át thiên nhiên.
1.3. Giới thiệu một số công trình tiêu biểu

 1.3.1. Trung tâm văn hóa Pompidou – Paris – Pháp (xây dựng 1971-1978)
- Tháng 12-1969, kiến trúc sư Renzo Piano kết hợp với kiến trúc sư Richard Rogers
tham dự cuộc thi do tổng thống Pháp Georges Pompidou khởi xướng.
- Kết quả là phương án một trung tâm Pumpidou ra đời gần Beaubourg, liền kề toà thị
chính ngay trung tâm thành phố của Renzo Piano và Richard Rogers được chọn trong số
gần 700 phương án thiết kế đăng kí dự thi.
- Cùng với hàng loạt dự án văn hoá công trình nổi tiếng khác dưới thời tổng thống
Georges Pompidou, Trung tâm văn hoá Pompidou đã giúp cho Beaubourg trở thành biểu
tượng, biểu hiện tinh thần quốc gia, là niềm tự hào của người dân Paris.

- Công trình có mặt bằng hình chữ nhật kích thước 60mx166,4m, chiều cao 42m ,
tổng diện tích sàn 135.000 m2.

- Kết cấu công trình là kết cấu thép, vật liệu trang trí chủ đạo là thép không gỉ và
kính. Đây là nét đặc trưng của một công trình kiến trúc hiện đại.
- Công trình sử dụng thép và kính trong suốt tạo nên “ một bộ máy khổng lồ” làm
đột phá khung cảnh quen thuộc của đô thị có truyền thống lâu đời với những công trình
kiến trúc cổ điển của thủ đô Paris cổ kính.

Có thể nói rằng đó là “ một bộ máy khổng lồ hơn một tòa nhà búp bê cổ điển, tĩnh tại
hay trong suốt”.
- Việc bộc lộ các băng chuyền, đường ống thông gió,cấp nhiệt, máng nước,… ra bề
mặt dẫn tới hiệu quả làm cho công trình dễ bảo trì, đồng thời xây dựng nhanh chóng và
đạt giá thành rẻ.
- Ba màu xanh, đỏ, trắng sơn quét trên bề mặt cấu kiện đã làm cho công trình giàu
tính biểu tượng, vì những sắc màu này gợi nhớ đến những sắc màu trên lá quốc kỳ nước
Pháp.

 Trụ sở Commerzbank (xây 1991-1997) tại Frankfurt- Đức


- Tháp Commerzbank được thiết kế bởi Foster & Partners, cùng Arup và Krebs &
Kiefer (thiết kế phần kết cấu), J. Roger Preston và P & A Petterson Ahrens (thiết kế cơ
khí), Schad & Holzel (kỹ thuật điện). Việc xây dựng tòa nhà bắt đầu vào năm 1994 và
mất ba năm để hoàn thành
- Trụ sở Commerzbank là tòa nhà văn phòng sinh thái.
- Sau khi hoàn thành năm 1997 đây là toà nhà cao nhất châu âu đến tận năm 2003.
- Tòa nhà có chiều cao tổng cộng 259 m với 56 tầng, 121.000 m².
- Phần lớn diện tích được sử dụng là trụ sở cho ngân hàng Commerzbank.

- Hình thức sử dụng vẻ đẹp của hệ kết cấu thép kính chịu nhiệt và mảng miếng âm
dương tạo nên nhịp điệu mềm mại cho công trình.
- Mặt bằng công trình được tạo nên.bởi những tấm sàn có dạng như những cánh
hoa hình tam giác đựoc kết lại xung quanh một khoảng trống sân vườn cây xanh cho
phép cả toà nhà tràn ngập ánh sáng mặt trời.

- Là công trình Hi-tech mang tính “sinh thái học”, tòa nhà được thông gió tự nhiên
nhờ một “giếng” thông gió ở giữa kết hợp với các sân vườn sinh thái.
- Sự kết hợp các yếu tố cây xanh, môi trường, con người với nhau, cho thấy giữa
hình thức và công năng có sự hài hòa nhất định.

 Cảng hàng không Kansai – Nhật


- Các đường cong và mái vỏ mỏng được lợp bởi 82.400 tấm thép không gỉ là sự kết
hợp tài tình giữa cái mênh mông của đất trời và sóng biển, tạo nên vẻ đẹp thuần khiết của
thiên nhiên hay hình dạng sinh học.
- Toàn bộ kế cấu đỡ hệ thống mái được phô bày thể hiện sự tinh vi của kết cấu
của một công trình hiện đại, công nghiệp và kĩ thuật cao, như một cỗ máy - hữu cơ siêu
khổng lồ.

- Chú ý tạo dựng tính thẩm mỹ ngay trong chi tiết kết cấu, công trình đã nâng cao
trình độ của kiến trúc Hi-tech bằng hệ thống những đường cong và cỏ mỏng.
- Với công trình này, Renzo Piano đã rời bỏ sự vuông vức hơi cứng nhắc của mình
trong
- Trung tâm văn hóa Pompidou trước đây, và dùng nhiều đường cong truyền cảm,
tạo lên cái được gọi là “sự hữu cơ hóa” hình thể của kiến trúc Hi-tech.
 Khách sạn Marina Bay Sands- Marina Singapore
- Marina Bay Sands là một khu nghỉ mát tích hợp trước Vịnh Marina tại Singapore,
thuộc sở hữu của tập đoàn Las Vegas Sands. Khai trương vào năm 2010. Marina Bay
Sands ban đầu được thiết kế để mở cửa vào năm 2009, nhưng việc xây dựng của nó
phải đối mặt với sự chậm trễ do chi phí vật liệu và lao động leo thang ngay từ ban
đầu. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng gây áp lực cho các chủ sở hữu.

- Tập đoàn Las Vegas Sands từng đầu tư 5,7 tỷ USD để xây dựng tổ hợp khu kinh
doanh, nghỉ dưỡng kết hợp casino Marina Bay Sands tọa lạc trên vịnh Marina của đất
nước Singapore. Marina Bay Sands bao gồm một khách sạn 55 tầng với 2.590 phòng,
một khu triển lãm và hội thảo rộng 120.000 m2, khu trung tâm mua sắm với 300 cửa
hàng và một sòng bạc siêu hiện đại trải rộng trên diện tích 15.000 m2. Tuy đứng độc
lập, nhưng 3 tòa nhà lại được kết nối bằng bể bơi vô cực Skypark. Nhìn từ xa, không
khác gì con tàu chuẩn bị ra khơi.
- Tòa tháp thứ 4 dù không được liên kết với bộ ba ban đầu nhưng điều đó càng giúp
nó toát lên vẻ đẹp đầy kiêu hãnh và tự tin giữa bao nhiêu công trình khác của
Singapore. Công trình khách sạn này có quy mô 1.000 phòng, với các khu vực triển
lãm, hội họp cũng như nhà hàng rộng lớn dành cho giới thượng lưu tại Singapore và
các nước khác trên thế giới.
3. Parametric Architecture
- Parametric- Kiến trúc tham số là dạng kiến trúc mà đối tượng thiết kế ( Công trình hoặc
đô thị) không còn là đối tượng tính, các mối quan hệ giữa tạo hình và công năng khá linh
hoạt và được điều khiển bởi một yếu tố đầu vào gọi là tham số. Việc sử dụng tham số
trong thiết kế nhằm kiểm soát các tính chất như số lượng, độ lớn, chiều cao, khoảng cách
để tạo nên các giá trị biến đổi hình học trên bề mặt hoặc không gian. Khi có những tham
số khác nhau, hình dạng kiến trúc cũng sẽ biến đổi khác nhau, theo một hình thù bất kỳ
nào đó, với một cảm xúc hay một ý đồ nào đó- sao cho phù hợp với công năng, thẩm mỹ
và hài hòa với cảnh quan xung quoanh. Đơn vị cấu thành ( cellular) thường là những hình
học đơn giản như: hình tam giác, tròn, vuông, tổ ong, hay một hình dạng bất kỳ.
- Tiền thân của kiến trúc tham số có thể nói là KTS Atoni Gaudi, vì ông đã sớm đi theo
lối thiết kế mang hình thức hữu cơ, thậm chí ông còn xem xét việc đưa ánh sáng tự nhiên
vào công trình của mình như thế nào.
- Là một xu hướng kiến trúc xuất hiện nhằm giải quyết khủng hoảng thời kỳ hậu kiến trúc
hiện đại, phê phán kiến trúc hiện đại và tìm một hướng đi mới cho kiến trúc để có thể
phản ánh đúng đắn hơn về xã hội. Kiến trúc tham số tạo ra một hình khối kiến trúc có sự
khác biệt một cách liên tục, tính mềm dẻo và tính linh hoạt được tận dụng triệt để. Nó cho
phép tạo ra một hình thù phức tạp nhưng liền mạch, thanh lịch hoàn toàn khả thi trong
việc xây dựng trên thực tế. Vấn đề cốt lõi quan trọng và là tiền đề cho việc tạo hình chính
là các tham số ban đầu. Cơ sở lý luận, logic và nền tảng cấu trúc ban đầu của những mô
hình chứa tham số phức tạp này chính là hình học Eculide nói chung hay cụ thể là toán
học Topo.
- Việc thiết kế tham số sẽ được mô hình hóa hoàn toàn trên máy tính , chính vì vậy chiến
lược thiết kế của KTS cũng sẽ thay đổi. Quá trình sơ phác, tìm ý tưởng hầu như sẽ làm
việc trên một công cụ 3d riêng biệt, hơn là vẽ tay; làm việc nhiều hơn với các dạng toán
học đương đại cũng như các đoạn mã, mọi đối tượng đều được “module” hay “pattern”
hóa nhằm để tái sử dụng và chia sẻ ý tưởng thiết kế…
Một số công trình tiêu biểu của kiến trúc Parametric:
 Nhà hát Opera Quảng Châu – KTS. Zaha Hadid

“Nhà hát Quảng Châu”, tác phẩm của nữ KTS Zaha Hadid đang gấp rút hoàn thành để
khánh thành vào đầu năm 2011. Điểm độc đáo của công trình gồm 2 khối tích được bọc
trong lớp vỏ với vân hình tam giác được làm từ bê tông, kính và thép. Tổ hợp này rộng
7000m2 và được đặt tại trung tâm của khu đô thị văn hóa của thành phố với mục đích tạo
nên một mối liên kết giữa song Pearl với phía nam đồng thời đóng vai trò phát triển chức
năng đô thị thông qua việc kết nối bờ song và cảng biển.
 Khách sạn cao cấp Morpheus – KTS. Zaha Hadid

Khách sạn Morpheus nằm trong khu nghỉ dưỡng “City of dreams” tại Cotai, Macau.
Khu nghỉ dưỡng gồm một song bạc, hai nhà hát, một khu mua sắm, 20 nhà hang và 4
khách sạn. Khách sạn có 770 phòng nghỉ, khu vực tổ chức sự kiện, phòng chơi game, nhà
hang, spa và hồ bơi trên tầng thượng.
Khách sạn Morpheus gồm 40 tầng, có tổng chiều cao là 160m. Các khối đá nguyên
khối được “chạm khắc” với những khoảng trống giúp định hình không gian trong khách
sạn, tối đa hóa số lượng phòng nghỉ và đảm bảo phân bố số lượng phòng bằng nhau ở hai
bên của tòa nhà. Khách sạn cũng sử dụng 12 thang máy bằng kính giúp du khách có thể
ngắm nhìn toàn cảnh thành phố trong khi di chuyển.
4. Organic architecture
- Organic- Kiến trúc hữu cơ là hình thức thiết kế kiến trúc thúc đẩy sự hài hòa giữa con
người với tự nhiên, làm cho sản phẩm trở thành nghệ thuật điêu khắc tự nhiên thực thụ.
Người ta thường tóm gọn phong cách thiết kế này trong 3 từ chìa khóa: thiết kế, tự nhiên
và nghệ thuật. Phong cách này thường đề cập tới các đường cong và hình dạng tự do
trong tự nhiên. Điều này tương phản với hình dạng hình học của chủ nghĩa hiện đại,
phong cách thiết kế hiện đại.
- Thiết kế hữu cơ- Organic design không phải là một cơ cấu nguyên khối. Nó đa dạng và
đôi khi gặp sai sót, có thể gây tranh cãi và chắc chắn là sự khác biệt.
- Thiết kế hữu cơ là phản đề của thiết kế khối hộp vuông phần lớn thống trị xây dựng
hiện đại. Nó thường được áp dụng nhiều trong kiến trúc, nhưng nó xuất hiện các khía
cạnh khác nhau của thiết kế: nghệ thuật, đồ nội thất, công nghiệp và thậm chí là trong
nghệ thuật chữ.
- Các công trình ứng dụng Organic đều có điểm chung là được tích hợp vị trí, hình thức
tòa nhà , đồ đạc và môi trường xung quoanh trở thành một thực thể thống nhất có cách
thành phần liên quan đến nhau qua đó có thể kết nối, tổng hòa cuộc sống của con người
với thiên nhiên một cách tự nhiên nhất.
- Kiến trúc hữu cơ hiện đại chú ý đến vấn đề tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu tự
nhiên, nguồn tài nguyên tái tạo và tái chế.
- Ngày nay Organic Design ngày càng dễ dàng tạo ra hơn nhờ công nghệ in 3D. Những
công trình theo phong cách này ngày càng được ưa chuộng. Cũng có nhiều công trình
theo phong cách này đại giải thưởng cao tại các cuộc thi về kiến trúc, thiết kế…
Một số công trình tiêu biểu của kiến trúc organic:
 Bảo tàng Guggenheim, New York City (1959) – KTS.Frank Lloyd Wright
Bảo tàng được khởi công xây dựng tháng 6/1954 và hoàn thành vào tháng 8/1959, là
tác phẩm cuối cùng trong số 600 công trình đã xây dựng của kiến trúc sư Frank Lloyd
Wright – một người chịu ảnh hưởng bởi kiến trúc Nhật Bản cổ điển, chuyên sưu tập
những kiểu nhà ở nông thôn và sử dụng vật liệu thiên nhiên như gỗ và đá.

Được xây dựng từ năm 1954 đến 1959 tại thành phố New York (Mỹ), tên đầy đủ của
công trình là Bảo tang Solomon Robert Guggenheim (theo tên của nhà tài trợ đầu tư dự
án), nhưng thường được gọi tắt là Bảo tang Guggenheim. Bảo tang Guggenheim là một
biểu tượng văn hóa – thành viên trong các bảo tang thuộc hệ thống quốc tế dưới sự điều
hành của quỹ Solomon Robert Guggenheim. Công trình này nằm trên đại lộ số 5, thuộc
phần thượng, cánh phí đông của thành phố New York.

Công trình có khu vực bảo tang chính là một hình côn dưới nhỏ, trên to. Sau khi theo
nút thang máy lên tầng trên, người xem theo một sàn nghiêng thoải dần, xoắn ốc xuống
dần tới tầng một. Đó là một không gian bảo tang kiểu mới, người tham quan đứng ở vị trí
nào ở các tầng cũng có thể chiêm ngưỡng cây xanh và trang trí ở tầng một.
Công trình được xây bằng kết cấu bê tông chịu nén và lưới thép. Bên ngoài bảo tang
Guggenheim trông giống như một cơn lốc xoáy.
Bên trong, một cuộn dây xoắn ốc nhẹ nhàng với alcoves nhỏ và phụ lục bao gồm các
công trình khác nhau của hiện đại, đương đại, nghệ thuật ấn tượng, nhiều trong số đó là ở
Solomon R. Guggenheim của bộ sưu tập cá nhân. Tất cả điều này bị giới hạn bởi một ánh
sáng bầu trời tuyệt đẹp cho phép ánh sáng tự nhiên tỏa sáng.

Toàn bộ khối kiến trúc bên trong bằng vòm kính trong suốt trên nóc thượng trông
giống như cái nón úp lên hoặc cái ô xòe ra. Chính nhờ ánh sáng trên đỉnh nóc là gạch nối
với thiên nhiên tỏa sáng toàn bộ khu vườn thượng.
Nhiều người thích Bảo tang Guggenheim không chỉ vì những trưng bày, triển lãm của
bảo tang mà là vì kiến trúc ở đây rất đặc biệt. Frank Lloyd Wright muốn xây “một
khoảng không gian rộng và liên tục”.
 Công trình Fallingwater – KTS. Frank Lloyd Wright

Được xây dựng vào nằm 1935, Fallingwater được mệnh danh là một kiệt tác tuyệt vời
trong kiến trúc hữu cơ. Dự án đã được hoàn thành cho chủ sở hữu của nó là một cặp vợ
chồng nổi tiếng Edgar và Liliane Kaufmann tại Pittburgh, những người được biết đến với
phong cách và gu thẩm mỹ đặc biệt. Theo FLW, Wright đã xác định xây dựng tòa nhà
xuyên qua dòng thác. Kiến trúc sư chia sẻ rằng thay vì chỉ nhìn ra dòng thác ấy, ông
muốn gia đình Kaufmann sống hòa hợp với thác nước như một phần không thể thiếu
trong cuộc sống của họ.
Tọa lạc trên dòng thác Bear Run, Fallingwater được xem là một trong những công
trình xây dựng đẹp nhất mọi thời đại của kiến trúc Mỹ.
Công trình này khởi nguyên chỉ là bản thiết kế kiến trúc nhà ở cho gia đình Edgar J.
Kaufmann, tọa lạc tại vùng nông thôn phía tây nam tiểu bang Pennsylvania. Wright lên
bản vẽ công trình vào năm 1934. Một năm sau, viê ̣c thi công bước đầu được thực hiê ̣n.
Mất 3 năm tiếp theo để thi công và sửa chữa, tháng 10-1937 Fallingwater mới chính thức
được bàn giao và ra mắt công chúng.
Cấu trúc chính của toàn bô ̣ ngôi nhà là hê ̣ thống bê ̣ đỡ bancông (cantilever) bằng bê
tông cốt thép. Với hê ̣ thống này, Wright và nhóm cô ̣ng sự đã sử dụng phương pháp đảo
ngược dầm hoàn toàn để tạo nền nhà của tầng trên cũng là trần nhà của tầng bên dưới.
 
Phần sàn nhà của tầng bên dưới được gia cố thêm bằng gấp đôi lượng thép bình thường.
Số thép tăng cường này không chỉ làm tăng trọng cho sàn nhà mà còn giúp lớp bêtông
vốn thường không thể lấp đầy dàn móng bêtông khiến sàn nhà yếu đi, được khít chặt
nhau hơn.
Vị trí được chọn để đặt móng cho tòa nhà cũng là mô ̣t trong những thách thức thú vị
dành cho Frank: dòng thác Bear Run thuô ̣c cao nguyên Laurel ở dãy núi Allegheny. Tuy
không phải là dạng địa hình phức tạp, nhưng với cấu trúc phân tầng của các lớp vách đá
trên dòng thác, viê ̣c xây dựng mô ̣t biệt thự nghỉ dưỡng bên trên đó quả cũng không phải
là mô ̣t công viê ̣c đơn giản chút nào.
Tháng 12-1935, mô ̣t mỏ đá cũ đã được mở về hướng tây của thác nước để cung cấp
nguồn đá nguyên liê ̣u cần thiết cho các bức tường. Viêc̣ xây dựng được yêu cầu là làm
sao khi ở trong nhà thì có thể nghe tiếng thác nước chảy, nhưng chỉ có thể nhìn thấy thác
nước khi đứng trên bancông ở tầng thượng mà thôi. Loại kiến trúc hình học kỳ bí kiểu
như thế đã thật sự là mô ̣t câu đố hiểm hóc đặc biê ̣t dành cho Frank.
Mô ̣t sự cố đáng kể ở các bê ̣ đỡ bancông này là viê ̣c sụp lún. Vì nhà thầu không tính
toán đến đô ̣ võng xuống của tấm sàn khi lớp bêtông đã lưu hóa và dàn khung được tháo
dỡ, nên hâ ̣u quả của viêc̣ không xây dàn khuôn có đô ̣ nghiêng hướng nhẹ lên trên là hê ̣
thống bê ̣ đỡ ngày càng nghiêng hẳn sang mô ̣t bên.
Phương án cứu vãn khả thi được thông qua là viê ̣c bố trí để cài đặt mô ̣t bức tường hỗ
trợ bên dưới hê ̣ thống dầm đỡ ở dãy nhà phía tây. Hê ̣ thống bê ̣ đỡ bancông là cấu trúc
chính cho tòa nhà. Tường làm bằng sa thạch khai thác từ khu vực xung quanh thác.

5. Deconstruction architecture
- Deconstruction- kiến trúc giải tỏa kết cấu là sự giải phóng các khả năng vô hạn bằng
việc chơi đùa với các hình dáng và khối tích. Trên thực tế, Decontruction không phải là
một phong cách kiến trúc mới, cũng không phải là một phong trào tiên phong chống lại
kiến trúc hay xã hội. Nó không tuân theo “ quy tắc” hoặc có tính thẩm mỹ cụ thể.
- Kiến trúc giải tỏa kết cấu có mối quan hệ sâu xa với các ngành nghệ thuật khác tương
đồng như nghệ thuật hội họa trừu tượng- sản phẩm của thời đại cơ khí và máy móc, nghệ
thuật phi hình tượng, từ giã nghệ thuật truyền thống đã già nua. Những kiến trúc sư theo
lối kiến trúc này luôn có một phong cách riêng biệt với những biểu hiện của tinh thần tự
do, sự sáng tạo không gian giới hạn.
- Xu hướng giải tỏa kết cấu đã tồn tại từ khá lâu- cùng thời kỳ với Bauhaus. Sau khi kiến
trúc hiện đại suy yếu, kiến trúc kết cấu ở Nga với quan điểm sáng tác mới đã đẩy kiến
trúc Giải tỏa kết cấu lên một tầm cao mới.
- Kiến trúc giải tỏa kết cấu đang được hiểu theo 2 hướng:
+ Kiến trúc giải tỏa kết cấu là một bộ phận của kiến trúc hiện đại, xem xét lại những giá
trị của kiến trúc Hiện đại để từ đó bù vào những khuyết điểm của kiến trúc trong quá khứ.
Mục tiêu nhằm tìm ra những giải thích mới, thông qua các truyền thống cũ nhưng tương
thích với sự đa nghĩa, phức tạp của xã hội
+ Kiến trúc giải tỏa kết cấu là một phong cách kiến trúc mới, không phải là bộ phận của
kiến trúc hậu hiện đại. Kiến trúc giải tỏa kết cấu đi ngược lại hướng đi của kiến trúc Hậu
hiện đại với chủ trương khai thác chủ đề sẵn có từ lịch sử nhằm tăng tính giao tiếp, thân
thuộc với quần chúng. Tìm ra một ngôn ngữ biểu hiện mới để nhằm đạt đến một hình
thức sinh ra từ trí tưởng tượng, và kết quả cuối cùng có được của cái toàn thể: sự hoàn
hảo bị xáo trộn.
Một số công trình tiêu biểu của kiến trúc Deconstruction:
 Khách sạn Port Authority - Zaha Hadid

Tòa nhà Port Authority tại Antwerp được thiết kế bởi Zaha Hadid đã tạo nên kiến trúc
“không thể đụng hàng” trên thế giới này. Được hoàn thiện năm 2016, sự mở rộng và cải
tạo đã biến trung tâm chữa cháy bỏ hoang trở thành trụ sở mới cho khu vực cảng.

 Nhà của Frank Gehry - Santa Monica


Nhà của Frank Gehry trong một khu vực sang trọng ở Santa Monica. Nó được xây dựng
trên một ngôi nhà cũ, với các yếu tố mới được thêm vào khung.
 Bảo tàng Do Thái Berlin- Daniel Libeskind

Bảo tàng Do Thái Berlin, được thiết kế bởi kiến trúc sư Daniel Libeskind.

XXXXXXXXXXX. Sự thách thức các sáng tạo truyền thống


Trong bối cảnh các công tình kiến trúc của chủ nghĩa Công năng đều na ná nhau
về hình thức, ngôn ngữ tạo hình thiếu phong phú, đa số đều là những chiếc hộp kính hoặc
bê tông có phần đơn điệu, lạnh lùng. Tính địa phương và nét văn hóa của từng dân tộc
không có chỗ trong nguyên tắc thiết kế của chủ nghĩa công năng. Do vậy vào những năm
70-80 của thế kỷ XX, hàng loạt các xu hướng kiến trúc mới, thể hiện sự tự do, bùng nổ về
phong cách, ý tưởng của các kiến trúc sư tiên phong.
Một số kiến trúc sư tiêu biểu cho thời kỳ này như: Kisho Kurokawa, Richard
Roger, Renzo Piano, Philip Cox, Norman Foster, Mox Phois, Ming Pei. Với những quan
niệm thiết kế tiến bộ với thời điểm bấy giờ như:
- Kỹ thuật điều khiển ý tưởng sáng tác
- Kết hợp chặt chẽ giữa nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật
- Kết hợp việc sử dựng vật liệu với năng khiếu thị giác
Trong đó có rất nhiều quan điểm và công trình đi trước thời đại, gây nhiều tranh
cãi trong dư luận cho tới nhiều năm sau mới được công nhận và trở thành 1 biểu tượng
của cả quốc gia. Những tư tưởng, hình thái kiến trúc mới thời điểm bấy giờ hầu như đều
vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của xã hội, nhất là những công trình mang hơi hướng đột
phá, khác lạ, lại đặt trong quần thể kiến trúc truyền thống. Việc đặt công trình hiện đại
trong một quần thể cổ kính, truyền thống dường như sẽ là sự kệch cỡm, tương phản khó
có thể chấp nhận được nếu không có bàn tay và tư duy thiết kế “ đi trước thời đại” của
các kiến trúc sư tiên phong thời điểm bấy giờ.
A. Kim tự tháp kính ngoài bảo tàng Louver- Paris
Trong những công trình đột phá về tạo hình, tư duy sáng tác đó không thể không
kể đến tác phẩm Kim tự tháp kính bên ngoài bảo tàng Louver- Paris. Công trình này khi
được kiến trúc sư Ming Pei giới thiệu ý tưởng của mình, có tới 90% công chúng phản
đối. Làn sóng phản đối mạnh mẽ tới mức theo lời kể lại của kiến trúc sư Ming Pei: “ Một
năm rưỡi đầu tiên thực sự là địa ngục. Tôi như bị săn lùng trên đường phố, không thể đi
bộ trên các đường phố ở Paris mà không bị người ta nhìn như có ý thách móc: ‘ Ông
đang làm gì ở đây? Ông đang làm gì với bảo tàng Louver vĩ đại của chúng tôi’. “ Hết
người này đến người khác họ đều phản đối dự án. Thông dịch viên của tôi còn lo sợ đến
mức cô bắt đầu run. Cô ấy không thể dịch cho tôi khi tôi bảo vệ các ý tưởng của mình”-
Pei kể thêm. Công trình này do tổng thống Pháp thời kì đó là François Mitterand ủy
quyền thực hiện và nó đã gây nhiều tranh cãi cả về khía cạnh chính trị lẫn văn hóa.
Nhiều người Pháp cho rằng công trình này không chỉ là một sự lãng phí mà còn là một sự
ngông cuồng mà họ sợ sẽ gây ra những hậu quả lớn đối với danh tiếng văn hóa của nước
Pháp.
Công trình kim tự tháp mà chúng ta thấy ngày nay không khác gì mấy so với bản
phác thảo của kiến trúc sư Pei. Công trình này gồm 70 tấm kính hình tam giác và 603 tấm
kính hình kim cương. Kim tự tháp cao 22m và mỗi lần làm sạch công trình này, các nhà
leo núi được đào tạo bài bản phải trèo lên đánh bóng kính. Với ông Pei, nguyên vật liệu
cơ bản của kim tự tháp này phải là kính khi ông đã nhận định rằng kim tự tháp càng trong
suốt càng tốt và phẳng nhất để tầm nhìn của các phòng trưng bày gốc không bị cản trở.
Kim tự tháp bằng kính tại bảo tàng Louver, công trình biểu tưởng Paris

Như vậy sau một thời gian dài, từ một công trình gây rất nhiều tranh cãi, bị người
dân ném đá và bị đánh giá là sự thảm bại của kiến trúc, phá hỏng quần thể kiến trúc
truyền thống xung quanh ( kiến trúc cổ điển). Nhưng từ công trình gây tức giận, gây
nhiều tranh cãi, kiến trúc này đã trở thành một điểm hút du khách và đưa Louver trở
thành bảo tàng đón nhiều khách tham quan bậc nhất thế giới.

Hình ảnh lộng lẫy của tác phẩm về đêm


B. Bảo tàng Guggenheim Bilbao ở Basque- Tây Ban Nha
Mỗi công trình nghệ thuật triệu đô, trên thực tế đều thu hút sự chú ý từ dư luận
với các luồng ý kiến đa chiều và nhiều cuộc tranh cãi gay gắt. Tác phẩm bảo tàng
Guggenheim Bilbao cũng không phải là một ngoại lệ, công trình được xây dựng
tại thành phố Bilbao phía bắc Vương quốc Tây Ban Nha. Nằm giữa một thành phố
lâu đời với hầu hết là các tòa nhà được thiết kế với lối kiến trúc truyền thống, bảo
tàng Guggenheim Bilbao thực sự là một bông hoa rực rỡ của sứ Basque.

Sự đối lập giữa hai phong cách kiến trúc hiện đại- truyền thống

Trong khi chính quyền địa phương tin tưởng và mạo hiểm, số đông dân số còn
lại đều không tán thành việc xây dựng công trình này. Họ nghĩ đó thực sự không
đáng để bỏ ra số tiền lớn như vậy, và sau khi xây dựng nó có thể sẽ trở thành một
thảm họa kiến trúc trong lòng thành phố. Ngay trước ngày bảo tàng mở cửa, 3 kẻ
khủng bố li khai Basque đã cố gắng đóng giả người làm vườn để đặt bom. Tuy
sớm bị phát hiện nhưng nhóm tội phạm đã khiến một cảnh sát làm nhiệm vụ thiệt
mạng trong cuộc đấu sung. Sự cố trở thành biểu tượng cho những xung đột giữa
chính quyền và nhóm đối lập vào thời điểm đó, giữa nghệ thuật kiến trúc bay bổng
và tội ác phàm tục.
Ý tưởng kiến trúc của Guggenheim Bilbao ngay từ ban đầu đã được cân nhắc
về mặt hình thức nhằm đề cao yếu tố con người. Yếu tố đó được biểu hiện qua
đường nét thiết kế tuyệt vời mang đậm chất ngẫu hứng của người nghệ sĩ. Tinh
thần thiết kế chính là sự tiếp nối với công trình bảo tàng Solomon tại Fifth Avenue
New York. Kiến trúc sư bậc thầy Frank.O Gehry tiếp tục được tin tưởng với
nhiệm vụ đặt một dấu ấn ở Bilbao. Công trình không chỉ lớn hơn Guggenheim
Museum New York mà nó cần phản ánh được tinh thần, bộ mặt kinh tế đời sống
của một thành phố công nghiệp đang chuyển mình trở thành một tâm điểm mới
của Châu Âu. Sự khác biệt tạo ra bởi kết hợp chất liệu mới và không thể chê với
các mảng khối hết sức rõ rang.
Hai thập kỷ sau,bất chấp mọi lời tiên đoán về thất bại thảm hại, bảo tàng
Guggenheim của Gehry đã là động lực cho Rio de Janeiro, Las Vegas,Taichung,
Ha Manhattan và Abu Dhabi thay đổi đường chân trời của mình.

Hiệu ứng ánh sang của công trình khi về đêm

C. Nhà khiêu vũ Prague ( Tancici dum)


Tòa nhà khiêu vũ ( Ginger & Fred) là biệt danh được đưa ra để chỉ tòa nhà
Nationale-Nederlanden trong trung tâm thành phố Praha, cộng hòa Séc. Tòa nhà
được thiết kế năm 1992 và hoàn thành vào năm 1996. Tòa nhà có phong cách kiến
trúc rất phi truyền thống và là một thiết kế gây tranh cãi nhất thời điểm đó. Tổng
thống Séc, Vaclav Havel, người đã sinh sống trong nhiều thập kỷ ở địa điểm xây
dựng tòa nhà khiêu vũ này, đã ủng hộ, ông hy vọng rằng việc xây dựng sẽ trở
thành một trung tâm hoạt động văn hóa.
Câu chuyện về ngôi nhà Dancing kéo dài đến cuối thế chiến II, khi tòa nhà
trước đó đứng trên khu vực bị phá hủy trong vụ đánh bom Prague của quân Đồng
minh. Trong thời kỳ Cộng sản ( 1948- 1989), không có gì được xây dựng ở đó, và
chỉ sau cuộc cách mạng của Velvet, khi Vaclav Havel xuất hiện.
Ngày nay, Dancing House được coi là một trong những tòa nhà hậu hiện đại có
giá trị nhất ở Prague và là một phần quan trọng trong kiến trúc của thủ đô Séc,
nhưng đã có lúc công trình này gây ra rất nhiều tranh cãi. Một trong những tranh
cãi lớn nhất về tòa nhà này là về vấn đề phá vỡ kiến trúc tuyển thống trong quần
thể. Mọi ý kiến trước đây đều cho rằng Dancing House sẽ không phù hợp với môi
trường xung quanh, vì hầu hết các tòa nhà trong thành phố đều theo phong cách
Art Noveau. Tại thành phố giàu lịch sử kiến trúc này thì sẽ chẳng có công trình
nào gây nhiều tranh cãi hơn Nhà khiêu vũ mang tính biểu tượng được xây dựng từ
năm 1992 đến năm 1996.

Sự đối lập về hình thái với kiến trúc truyền thống


Tòa nhà cong vẹo hình chữ B này được làm phần lớn từ kính, hoàn toàn nổi bật
so với các tòa nhà cổ kính xung quoanh. Tòa nhà có hình dạng bất thường, hoàn
toàn khác biệt, là một ví dụ cho phong cách kiến trúc giải tỏa kết cấu, dựa trên một
công trình bê tông cốt thép với 99 tấm mặt đứng liền kề có hình dạng khác nhau.
Tên của tòa nhà  "Red and Ginger" được lựa chọn bởi hai vũ công Fred Astaire và
Ginger Rogers chính là nguồn cảm hứng để Gehry tạo nên một tòa nhà phá cách
chẳng khác nào một điệu vũ độc đáo trong thiết kế.
Sau khi đi vào hoạt động một thời gian, Dancing House đã chứng tỏ mình là
một viên ngọc kiến trúc thực sự của Prague và ngày nay bạn sẽ khó tìm được ai
không thích hoặc ít nhất là chấp nhận nó.
Sự táo bạo trong thiết kế của công trình
C. PHẦN ĐÁNH GIÁ

You might also like