You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TP. HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


KHOA KIẾN TRÚC

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC


NGÀNH ĐÀO TẠO: KIẾN TRÚC

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: MỘT SỐ XU HƯỚNG KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI NƯỚC NGOÀI
(Tên tiếng Anh: Trends of Contemporary Architecture in the World)
2. Mã học phần: 8300081
3. Dạng học phần: Lý thuyết (LT 2.2.0.6)
4. Số tín chỉ: 2
5. Phân bổ thời gian: 30 tiết, 6 tuần học (5 tiết/ buổi, 1 buổi / tuần)
6. Điều kiện ràng buộc:
 Học phần tiên quyết:
 Học phần học trước: Lịch sử kiến trúc phương Tây
 Học phần song hành:
7. Mục tiêu của học phần:
- Kiến thức: Nắm vững quan điểm kiến trúc và những cách thức biểu đạt của một số
xu hướng kiến trúc đương đại (hiện hành) trên thế giới; bước đầu tiếp cận với những vấn
đề lý luận kiến trúc đương đại của thế giới.
- Kỹ năng: Nhận dạng được những biểu hiện hình thức của một số xu hướng kiến trúc
đương đại (hiện hành) trên thế giới.
- Thái độ: Tăng cường nhận thức về hành trình tất yếu của lịch sử kiến trúc thế giới
8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Ngoài việc giới thiệu khái quát bối cảnh kiến trúc thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ
II và những tư duy nghệ thuật mới hình thành, học phần tập trung vào việc giới thiệu 6 xu
hướng KT hiện hành (đương đại) trên thế giới bao gồm:
- Kiến trúc hậu hiện đại ở Mỹ với lý luận phản bác KT HĐ của Robert Venturi
- Kiến trúc hiện đại mới với những quan điểm kiến trúc và thực hành của các kiến trúc
sư Hiện Đại Mới
- Kiến trúc Duy lý ở Italy với những quan điểm kiến trúc và thực hành của các kiến
trúc sư theo đuổi xu hướng “duy lý” mà tiêu biểu là Aldo Rossi
- Khái niệm Deconstruction với những quan điểm kiến trúc và thực hành của các kiến
trúc sư theo xu hướng “Deconstruction”
- Kiến trúc Hi - Tech với những quan điểm kiếc trúc và thực hành của các kiếc trúc sư
theo xu hướng đề cao “công nghệ mới” trong sản xuất kiến trúc

1
- Kiến trúc Nhật Bản đương đại với những quan điểm và thực hành về sự kế thừa
những di sản VH & KT TT trong KTĐĐ của các KTS NB kể từ K.Tange đến các KTS
của Làn sóng mới (New Waves)
Bên cạnh đó, học phần cũng giới thiệu một số cách thức tiếp cận những vấn đề lý
luận trong các xu hướng KT đương đại của thế giới; qua đó người học có thể tự đúc rút
những bài học kinh nghiệm cần thiết cho việc trau dồi những kiến thức, kỹ năng nghiên
cứu lý luận và thực hành thiết kế KT.
9. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Tham khảo các tài liệu được hướng dẫn, chỉ định
- Tham gia thảo luận tại lớp
- Thực hiện các bài thuyết trình nhóm được giao
10. Tài liệu học tập:
Tài liệu chính:
[1]. Lê Thanh Sơn: Một số xu hướng kiến trúc đương đại nước ngoài, Nxb. Xây
dựng, 2000
Tài liệu tham khảo:
[2]. Lê Thanh Sơn: Kiến trúc phương Tây thời kỳ Cổ đại, Nxb. Trẻ, 2001
[3]. Lê Thanh Sơn: Kiến trúc phương Tây từ Trung đại đến Hiện đại, Nxb. Trẻ,
2002
[4]. Tôn Thất Đại: Phi kiến trúc hay là triết học về sự dang dở và đảo ngược,
Tạp chí Kiến trúc, 2-3/87
[5]. Tôn Thất Đại: Chủ nghĩa cổ điển Hậu hiện đại, Tạp chí Kiến trúc, 1/89
[6]. Tôn Thất Đại: Bauhaus, một xuất phát điểm quan trọng của kiến trúc hiện
đại thế giới, Tạp chí Kiến trúc, 2/89
[7]. Đặng Thái Hoàng: Cục diện kiến trúc phương Tây 1970-1980: Từ chủ nghĩa
sản xuất mới đến chủ nghĩa Hậu hiện đại, Tạp chí Kiến trúc, 2/1989
[8]. Kisho Kurokawa, Triết học kiến trúc cộng sinh, Tạp chí Kiến trúc, 5/93
[9]. Kisho Kurokawa, The Architecture of Symbiosis, Rizzoli, New York, 1988,
11-21, 52-53, 92-93;
[10]. Yasu Nasutruhide, Nhật Bản trong mối giao lưu văn hóa Đông - Tây, tạp
chí Nghiên cứu Văn hoá nghệ thuật, 2/1992
11. Tiêu chuẩn đánh giá:
Hình thức Đánh giá trên tổng Ghi chú
số điểm (%)
Thuyết trình, thảo luận 100% Dành cho SV tham gia thuyết
trình đạt
Thi kết thúc học phần 100% Dành cho SV không tham gia
hoặc thuyết trình không đạt
Tổng 100%
12. Thang điểm: A, B, C, D, F (theo hệ thống tín chỉ)

2
13. Nội dung chi tiết học phần:
CHƯƠNG 1: XU HƯỚNG KIẾN TRÚC HẬU HIỆN ĐẠI
1.1. Tư tưởng Hậu hiện đại & sự hình thnh quan điểm KTH – HĐ
1.2. Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu
CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI MỚI
2.1. Quan điểm của các KTS Hiện đại Mới
2.2. Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu
CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG KIẾN TRÚC DUY LÝ Ở ITALIA
3.1. Quan điểm Duy lý trong kiến trúc Italia đương đại
3.2. Kiến trúc sư Aldo Rossi
CHƯƠNG 4: XU HƯỚNG DECONSTRUCTION
4.1. Khái niệm Deconstruction & sự hình thành các quan điểm KT
4.2. Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu
CHƯƠNG 5: XU HƯỚNG KIẾN TRÚC HIGH-TIECH
5.1. Khái niệm Kiến trúc High - Tech & sự sản xuất KT mới
5.2. Một số đặc trưng của kiến trúc High - Tech
CHƯƠNG 6: NHỮNG XU HƯỚNG KIẾN TRÚC NHẬT BẢN ĐƯƠNG ĐẠI
6.1. Những đặc trưng của nguyên tắc thẩm mỹ Nhật Bản
6.2. Một số xu hướng và kiến trúc sư tiêu biểu
14. Lịch trình:
Tuần Nội dung Phương pháp dạy – Nhiệm vụ
học và đánh giá của học vin
1 Xu hướng Kiến trúc hậu hiện đại – 5 - Dự giờ
tiết - Tham khảo các
2 Xu hướng Kiến trúc duy lý ở Italia - 5 tài liệu liên quan
tiết - Thảo luận tại lớp
- Thuyết trình
3 Xu hướng Kiến trúc hiện đại mới - 5 - Thực hiện các
- Thảo luận
tiết bài thuyết trình đã
4 Xu hướng Deconstruction - 5 tiết đăng ký
5 Xu hướng Kiến trúc High-Tech – 5 tiết

6 Xu hướng Kiến trúc New Waves ở Nhật


Bản đương đại - 5 tiết
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
Chủ nhiệm Bộ môn Giảng viên

TS. KTS Lê Thanh Sơn ThS. KTS Nguyễn Bích Hoàn

Hội đồng khoa học Khoa

TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan


3

You might also like