You are on page 1of 36

1

BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ

THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN TỔ 01

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Kết quả Chữ ký

1. Nguyễn Thị 2012724 Thực hiện phần 1, chương 1: Hoàn thành

Kim Chi Khái quát về sự ra đời, phát 100%


triển của triết học Mác –
Lênin

2. Ngô Quang 2012552 Thực hiện phần 2, chương 1: Hoàn thành

An Đối tượng, chức năng của triết 100%


học Mác – Lênin

3. Nguyễn Gia 2012686 Thực hiện phần 1, chương 2: Hoàn thành

Bằng Vai trò của triết học Mác – 100%


Lênin trong đời sống xã hội và
sự nghiệp đổi mới của Việt
Nam.

4. Nguyễn Ngọc 2010907 Thực hiện phần 2, chương 2: Hoàn thành

Bảo Ý nghĩa của việc nghiên cứu 100%


triết học Mác – Lênin với sinh
viên Việt Nam hiện nay.

5. Lê Hoàng 2010815 - Nhóm trưởng, phân chia Hoàn thành

An nhiệm vụ cho các thành viên. 100%


- Thực hiện phần mục lục, mở
đầu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo, chú thích.

- Tổng hợp word.

NHÓM TRƯỞNG (ghi rõ họ tên, ký tên)


2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................4

PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................ 7

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỐI TƯỢNG, CHỨC


NĂNG CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN.....................................................................7

1.1. Khái quát về sự ra đời, phát triển của triết học Mác – Lênin.............................7

1.1.1. Những điều kiện lịch sử dẫn đến sự ra đời triết học Mác................................7

1.1.2. Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành, phát triển triết học Mác..........11

1.1.3. Giai đoạn V.I. Lênin trong sự phát triển của triết học Mác...........................13

1.2. Đối tượng, chức năng của triết học Mác – Lênin................................................15

1.2.1. Khái niệm triết học Mác – Lênin.....................................................................15

1.2.2. Đối tượng của triết học Mác – Lênin..............................................................16

1.2.3. Chức năng của triết học Mác – Lênin.............................................................16

Tiểu kết Chương 1.......................................................................................................18

Chương 2: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ
HỘI.................................................................................................................................. 19

VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NÀY ĐỐI VỚI SINH VIÊN
VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................................................................19

2.1. Vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội và sự nghiệp đổi mới
của Việt Nam................................................................................................................ 19

2.1.1. Triết học Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách
mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn..................................................19

2.1.2. Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học
và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc
3

cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ............................20

2.1.3. Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam....................................................................................................................22

2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu triết học Mác – Lênin với sinh viên Việt Nam hiện
nay................................................................................................................................. 25

2.2.1. Ý nghĩa lý luận, nhận thức..............................................................................26

2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................29

Tiểu kết Chương 2.......................................................................................................31

PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................................32

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................34


4

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Triết học Mác - Lênin là một trong ba bộ phận quan trọng cấu thành chủ nghĩa Mác
- Lênin, do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập vào những năm 40 của thế kỷ XIX; được
V.I.Lênin bổ sung, phát triển trong điều kiện lịch sử mới. Ngay sau khi ra đời và trở thành
hệ thống lý luận hoàn chỉnh, triết học Mác - Lênin đã trực tiếp đi vào đời sống xã hội, lan
truyền nhanh chóng từ các quốc gia thuộc châu Âu rồi sang toàn thế giới. Tại Việt Nam,
triết học Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng, toàn
dân toàn quân ta1.

Trong triết học Mác-Lênin, lý luận duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng
duy vật thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất đó làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên
triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học. Phép biện chứng duy vật không
chỉ là lý luận về phương pháp mà còn là lý luận về thế giới quan. Nhờ đó, triết học Mác -
Lênin có khả năng nhận thức đúng đắn tự nhiên, xã hội và tư duy; đồng thời trở thành
nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn2.

Triết học Mác-Lênin ra đời đã làm thay đổi mối quan hệ giữa triết học và khoa học;
sự phát triển của khoa học tạo điều kiện cho sự phát triển của triết học. Ngược lại, triết
học Mác - Lênin đem lại thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho sự phát triển
khoa học. Do đó, Ph. Ăngghen từng nhận định: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh
cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” 3.

1
Hoàng Ngọc Sơn (05/11/2021), Giá trị khoa học làm nên sức sống trường tồn của triết học Mác - Lênin trong thời
đại ngày nay. Truy cập từ: http://hvlq.vn/tai-nguyen/cac-hoat-dong/gia-tri-khoa-hoc-lam-nen-suc-song-truong-ton-
cua-triet-hoc-m.html
2
Triết học + (31/03/2014), Vai trò của triết học Mác - Lênin là gì?. Truy cập từ: http://www.triethoc.info/2014/03/
vai-tro-cua-triet-hoc-mac-lenin-la-gi.html
3
C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t. 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.489.
5

Tại Việt Nam, Triết học Mác – Lênin có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt con
đường cách mạng của Việt Nam, là cơ sở lý luận cho sự nghiệp đổi mới. Do đó, với sinh
viên Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu triết học Mác – Lênin, vai trò của triết học Mác
- Lênin sẽ góp phần quan trọng hình thành thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn;
nhân sinh quan cách mạng, trên cơ sở đó góp phần công sức vào việc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc4.

Trên cơ sở đó, nhóm đã chọn đề tài “Triết học Mác – Lênin và vai trò của triết học
Mác – Lênin trong đời sống xã hội. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với sinh
viên Việt Nam hiện nay” làm bài tập lớn cho môn học Triết học Mác – Lênin.

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của tiểu luận

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận: Triết học Mác – Lênin và vai trò của triết học
Mác – Lênin trong đời sống xã hội.

Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu sự ra đời, phát triển, đối tượng, chức
năng của triết học Mác – Lênin và vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội.
Từ đó, tiểu luận rút ra những ý nghĩa về lý luận, cũng như thực tiễn của việc nghiên cứu
vấn đề này đối với sinh viên Việt Nam hiện nay.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ của tiểu luận

Mục tiêu của tiểu luận là làm rõ vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã
hội và sự nghiệp đổi mới ở nước ta, từ đó rút ra những ý nghĩa về lý luận, cũng như thực
tiễn đối với sinh viên Việt Nam hiện nay.

Với mục tiêu đó, tiểu luận phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

 Trình bày sự ra đời, phát triển của triết học Mác - Lênin.

 Trình bày khái niệm, đối tượng và chức năng của triết học Mác - Lênin.

 Làm rõ vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội và sự nghiệp đổi
mới ở nước ta.
4
Học viên Báo chí và Tuyên truyền (22/07/2014), Vai trò của triết học Mác - Lênin trong quá trình hình thành và
phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. Truy cập từ: https://ajc.hcma.vn/Pages/default.aspx
6

 Rút ra những ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sinh viên Việt Nam hiện nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng những phương
pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp phân tích; Phương pháp tổng hợp; Phương
pháp so sánh; Phương pháp thống kê...

4. Kết cấu của tiểu luận

Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết
cấu thành 2 chương.

Chương 1: Khái quát về sự ra đời, phát triển và đối tượng, chức năng của triết học
Mác – Lênin.

Chương 2: Vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội và ý nghĩa của
việc nghiên cứu vấn đề này đối với sinh viên Việt Nam hiện nay.
7

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG


CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

1.1. Khái quát về sự ra đời, phát triển của triết học Mác – Lênin

1.1.1. Những điều kiện lịch sử dẫn đến sự ra đời triết học Mác

Mỗi một sự vật hiện tượng đều ra đời và tồn tại trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.
Không có ra đời mà không gắn với một sự kiện. Con người hay bản thân sự vật đó không
thể bóc tách nó ra khỏi những quy luật tự nhiên đó. Cũng như mỗi một tư tưởng quan
điểm của một ngành khoa học nào cũng đều có nguồn gốc kinh tế cụ thể của nó, nó gắn
liền và phản ánh, bảo vệ lợi ích của một giai cấp. chính vì thế, ngay cả triết học Mác cũng
vậy, triết học Mác ra đời cũng gắn với những điều kiện cụ thể của một giai đoạn cụ thể.
Sự xuất hiện của triết học Mác là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử triết học. Đó là
kết quả tất yếu của sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học và khoa học nhân loại, trong sự
phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội, mà trục tiếp là thực tiễn đấu tranh giai cấp
của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Đó cũng là kết quả của sự thống nhất giữa điều
kiện khách quan và nhân tố chủ quan của C. Mác và Ăngghen5.

Điều kiện kinh tế- xã hội

Chủ nghĩa Mác xuất hiện ở tây Âu giữa thế kỉ 19, là nơi mà hồi đó những mâu thuẫn
trong xã hội tư bản chủ nghĩa trở nên hết sức mạnh mẽ, điêu kiện quan trọng nhất cho chủ
nghĩa Mác ra đời đó chính là sự ra đời của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử, giai cấp này
có sứ mệnh đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản và sáng lập ra chủ nghĩ cộng sản. Những lợi
ích và nhu cầu căn bản của giai cấp công nhân được biểu hiện một cách khoa học trong

5
Phương Anh, Tiểu luận lý luận hình thái kinh tế xã hội. Truy cập từ: https://123docz.net/document/5058920-nhung-
dieu-kien-co-ban-cho-su-ra-doi-cua-cua-hinh-thai-kinh-te-xa-hoi-cong-san-chu-nghia-o-cac-nuoc-chua-qua-che-do-
tu-ban-chu-nghia-va-y-nghia-cua-vi.htm
8

học thuyết chủ nghĩa Mác, trong chủ nghiã duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử6.

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã nâng cao rõ rệt mức sản xuất trên thế giới. Các
trung tâm công thương nghiệp sầm uất mọc lên với những bến cảng tấp nập, các thành
phố đồ sộ, các đường giao thông thuỷ bộ chằng chịt và các phương tiện thông tin liêm lạc
hiện đại. Nhưng tương phản giữa tư sản và công nhân ngày càng bộc lộ rõ. Ở hầu hết các
nước, công nhận lâm vào tình trạng vô cùng cực khổ. Sau sự lộng lẫy của chủ nghĩa tư
bản, toàn bộ sự thực về đời sống công nhân được Ăngghen vạch ra chân thực và sinh
động trong tác phẩm nổi tiếng “ tình cảnh của giai cấp công nhân ở Anh”. Sự bóc lột tàn
khốc của chủ nghĩa tư bản làm cho hố ngăn cách giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
càng sâu sắc và mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và
vô sản là điều kiện không thể tránh khỏi.

Sự ra đời chủ nghĩa Mác có khả năng đáp ứng những nhu cầu khách quan đó. Phong
trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới vào những thập niên 30 – 40 của thế kỷ 19
như Ăngghen đã nhận xét, nó đã tạo nên bước ngoặt căn bản trong quan niệm của Mác về
lịch sử7.

Như vậy, trong nủa đầu thế kỉ 19, cuộc cách mạng công nghiệp tiếp tục phát triển
trong các nước lớn, đẩy nền kinh tế lên mức cao. Ở những nước khác, tuy chưa tiến hành
cách mạng tư sản, kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng đã bước đầu giành được những thành tựu
đáng kể. Tình hình đó tạo nên một nguồn của cải vật chất phong phú và mở ra khả năng
sản xuất to lớn. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển mâu thuẫn xã hội. Cũng
đã xuất hiện mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Điều đó tác động quan
trọng đến diễn biến phong trào cách mạng trong những năm giữa thế kỉ 19.

6
Lý Tưởng (01/02/2022), Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác. Truy cập từ:
https://lytuong.net/nhung-dieu-kien-lich-su-cua-su-ra-doi-triet-hoc-mac/
7
Tài liệu hỗ trợ học tập (01/02/2022), Tiểu luận cao học - Những điều kiện ra đời triết học Mác. Truy cập từ:
https://123docz.net/document/6354991-tieu-luan-cao-hoc-mon-triet-hoc-nhung-dieu-kien-tien-de-ra-doi-triet-hoc-
mac.htm
9

Nghiên cứu quá trình đấu tranh xã hội trong lịch sử và khái quát những kinh nghiệm
trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới ở Anh, Pháp, Đức, v.v… Mác
và Ăngghen đã khẳng định, giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến và cách mạng nhất,
giai cấp có khả năng xóa bỏ chủ nghĩa tư bản xây dựng một xã hội mới, xã hội cộng sản.
Sự ra đời của triết học Mác cũng như chủ nghĩa Mác, là một nhu cầu khách quan, phản
ánh đúng những điều kiện khách quan và có khả năng giải quyết những nhiệm vụ khách
quan của thời đại. Trước hết nó phản ánh nhu cầu khách quan về mặt hệ tư tưởng của giai
cấp công nhân, khẳng định vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đối với sự
phát triển tất yếu của xã hội.

Nguồn gốc lý luận

Sự xuất hiện triết học Mác là sự kế thừa mang tính phê phán với toàn bộ lịch sử tư
tưởng của nhân loại trước đó. Nhưng về cơ bản là sự tiếp thu mang tính phê phán đối với
với triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng của
Pháp.

Đối với triết học cổ điển Đức, trước hết là sự ảnh hưởng của Hêghen, ông đã phê
phán mạnh mẽ phương pháp tư duy siêu hình, đồng thời là người đầu tiên diễn đạt những
quy luật của phép biện chứng. Tuy nhiên toàn bộ triết học của Hêghen lại thừa nhận vai
trò quyết định của “ý niệm tuyệt đối”, nên triết học của ông là triết học duy tâm khách
quan và chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn. Mác và Ăngghen đã tiếp thu một cách có phê
phán những tư tưởng khoa học trong phép biện chứng của Hêghen và từ đó xây dựng
những nguyên tắc của phép biện chứng duy vật, với tính cách là hình thức cao nhất của
phép biện chứng.

Đối với các học thuyết kinh tế chính trị của Anh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình hình thành và phát triển của triết học Mác nhất là những tư tưởng về kinh tế chính trị
xã hội. Đó là những học thuyết về kinh tế chính trị của Adam Smith và David Ricardo,…
10

Nghiên cứu một cách toàn diện các quan hệ xã hội và nhất là những quan hệ vật chất,
kinh tế chính trị của xã hội của chủ nghĩa tư bản8.

Đối với chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp là các tư tưởng của Saint Simon và
Charles Fourier là một trong ba nguồn gốc lý tưởng của chủ nghĩa Mác. Tuy đã vạch ra
những mâu thuẫn xã hội của nghĩa tư bản, sự đối lập giữa tư bản và lao động … nhưng họ
lại không thấy được quy luật phát triển của xã hội và vai trò của giai cấp công nhân trong
sự phát triển của xã hội. Song, nếu như triết học Mác nói chung, chủ nghĩa duy vật lịch sử
nói riêng là tiền đề lý luận trực tiếp làm cho chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng
thành khoa học, thì điều đó cũng có nghĩa là sự hình thành và phát triển triết học Mác
không tách rời với sự phát triển những quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội của C. Mác.

Tiền đề khoa học tự nhiên

Từ những năm 30-40 thế kỉ 19, sự phát triển của khoa học tự nhiên và các thành tựu
của nó, đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại những quan điểm
siêu hình, duy tâm trong triết học, cũng nhờ nó mà những tiền đề khách quan cho sự xuất
hiện triết học Mác xuất hiện. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tế bào
và thuyết tiến hoá của Darwin là ba phát minh lớn có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình
thành triết học duy vật biện chứng; vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại
khác nhau, các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới,
vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển của nó.

Như vậy, những thành tựu khoa học tự nhiên giữa thế kỉ 19 đã nêu ra được mỗi quan
hệ biện chứng, sự biến đổi chuyển hoá về mặt chất lượng trong các lĩnh vực khác nhau
của giới tự nhiên. Triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu
lịch sử, không những vì đời sống và thực tiễn, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp
công nhân vì đòi hỏi phải có lý luận mới soi đường, mà còn vì những tiền đề cho sự ra đời
lý luận mới đã được nhân loại tạo ra.

Nhân tố chủ quan trong hình thành triết học Mác

8
Lý Tưởng (01/02/2022), Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác. Truy cập từ:
https://lytuong.net/nhung-dieu-kien-lich-su-cua-su-ra-doi-triet-hoc-mac/
11

Ngoài những điều kiện kinh tế - xã hội , tiền đề khoa học tự nhiên và nguồn gốc lý
luận thì sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng không thế thiếu
nhân tố chủ quan của bản thân C.Mác và Ăngghen. Đó là sự thông minh hơn người của
các ông. Đã vậy,hai ông lại cần cù, chịu khó, nghiêm túc nghiên cứu khoa học. Nhờ
những tố chất ấy hai ông đã kế thừa được toàn bộ tinh hoa trong lịch sử tư tưởng nhân
loại, tổng kết được những thành tựu của khoa học đương đại, tổng kết phong trào công
nhân để cho ra đời một chủ nghĩa Mác- ngọn cờ lý luận của giai cấp công nhân - hoàn bị
trong cả lĩnh vực tự nhiên và xã hội.

Cùng với sự thông minh, tinh thần làm việc không mệt mỏi là tình yêu thương con
người hết mình của hai ông và quyết tâm hy sinh vì con người, là những yếu tố quan
trọng thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng9.

1.1.2. Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành, phát triển triết học Mác

Thời kì hình thành tư tưởng triết học với bước quá độ từ chủ nghĩa duy tâm và dân
chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản (1841-1844)

C.Mác có tinh thần nhân đạo chủ nghĩa và xu hướng yêu tự do đã sớm hình thành và
phát triển ngay thời thơ ấu, do ảnh hưởng tốt từ gia đình, môi trường học tập… tinh thần
đó không ngừng được bồi dưỡng và phát triển. Ph.Ăngghen là con một nhà tư bản, căm
ghét sự chuyên quyền và đọc đoán của bọn quan lại, ông nghiên cứu triết học rất sớm. Hai
ông đã hoàn toàn dâng mình cho cách mạng và trở thành những người sáng lập chủ nghĩa
cộng sản10.

Sự chuyển biến tư tưởng có nội dung hơn và sự chuyển biến thế giới quan triết học ở
C.Mác bước đầu chỉ diễn ra trong đấu tranh báo chí. Đụng chạm đến những mâu thuẫn
thực tiễn của xã hội , với những vẫn đề kinh tế, ông có những bài báo chống lại chủ nghĩa

9
Tài liệu hỗ trợ học tập (01/02/2022), Tiểu luận cao học - Những điều kiện ra đời triết học Mác. Truy cập từ:
https://123docz.net/document/6354991-tieu-luan-cao-hoc-mon-triet-hoc-nhung-dieu-kien-tien-de-ra-doi-triet-hoc-
mac.htm
10
Lê Minh Trường (04/04/2022), Giai đoạn C.Mác và Ăngghen trong sự hình thành và phát triển triết học Mác-
Lênin. Truy cập từ: https://luatminhkhue.vn/giai-doan-c-mac-va-ph-angghen-trong-su-hinh-thanh-va-phat-trien-triet-
hoc-mac-–-lenin.aspx
12

chuyên chế Phổ phản động. Đây cũng là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động
cũng như sự chuyển biến tư tưởng của ông để thể hiện quan điểm của mình về tình cảnh
khó khăn của quần chúng lao động, bảo vệ lợi ích của những con người nghèo khổ, những
người lao động, đấu tranh vì tự do dân chủ.

C.Mác tìm tòi, nghiên cứu sự đối lập Triết học pháp quyền của Hêghen, ông đi tới
kết luận, không phải nhà nước quy định xã hội công dân, mà ngược lại, xã hội công nhân
quy định nhà nước. Điều này đã mở ra con đường khắc phục quan niệm duy tâm của
Hêghen về xã hội, làm tăng xu hướng duy vật trong tư tưởng và là điẻm xuất phát nhận
thức duy vật về lịch sử của C.Mác trong tương lai.

Cũng trong thời gian ấy, Ph.Ăngghen tuy vẫn đứng trên lập trường của duy tâm của
triết học Hêghen, nhưng ông đã nhận ra mâu thuẫn giữa tính cách mạng với bảo thủ trong
triết học ấy. Ông nghiên cứu về đời sống kinh tế và sự phát triển chính trị nước Anh, nhất
là về việc tham gia phong trào công nhân mới, dẫn đến bước chuyển biến căn bản trong
thế giới quan và lập trường chính trị. Năm 1844, Ph.Ăngghen có những tác phẩm phê
phán và vạch trần quan điểm chính trị phản động trên quan điểm duy vật biện chứng và
lập trường của chủ nghĩa xã hội. Đến đây, quá trình chuyển từ chủ nghĩa duy tâm và dân
chủ - cách mạng sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa cộng sản ở Ph.Ăngghen
cũng hoàn thành.

Thời kì đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Các tác phẩm Bản thảo kinh tế triết học năm 1844, Gia đình thần thánh, Luận cương
về Phoiơbắc, Hệ tư tưởng Đức, Sự khốn cùng của triết học và Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản đã đánh dấu chủ nghĩa Mác đã được trình bày chỉnh thể với các quan điểm lý
luận nền tảng của ba bộ phận hợp thành, thể hiện từng bước sự đề xuất, khẳng định vai trò
của triết học trong đời sống xã hội.

Thời kì C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển toàn diện lý luận triết học
(1848-1895)
13

Các tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp, Ngày 18 sương mù của Lui Bônapactor,
Cách mạng và phản cách mạng ở Đức, Tư bản, Nội chiến ở Pháp, Phê phán Cương lĩnh
Gôta, Chống Đuyrinh, Biện chứng của tự nhiên; Nguồn gốc và gia đình, của chế độ tư
hữu và của nhà nước; Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức… thể
hiện sự bổ sung và phát triển toàn diện những vấn đề về triết học, kinh tế chính trị và chủ
nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ăngghen, tạo nên chủ nghĩa Mác một cách hoàn
chỉnh.

1.1.3. Giai đoạn V.I. Lênin trong sự phát triển của triết học Mác11 12

Thời kỳ 1893 - 1907, VI Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác nhằm thành lập
đảng mácxít ở Nga và chuẩn bị cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất

Những năm 1893-1907 là thời kì VI Lênin tập trung chống phái Dân tuý. Tác phẩm
Tác phẩm Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ -
xã hội ra sao? (1894), “Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy và sự phê phán trong cuốn
sách của ông Xtơruvê về nội dung đó” (1894), “Chúng ta từ bỏ di sản nào?” (1897), “Làm
gì?” (1902) của VI Lênin đưa ra nhiều tư tưởng về tầm quan trọng của lý luận, của thực
tiễn và mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Ông phát triển quan điểm của chủ nghĩa
Mác về các hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản trước khi giành chính quyền,
đề cập nhiều đến đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, tư tưởng. Đặc biệt nhấn mạnh quá
trình hình thành hệ tư tưởng của giai cấp vô sản.

Thời kỳ 1907 – 1917, thời kỳ VI Lênin phát triển toàn diện triết học Mác và lãnh đạo
phong trào công nhân Nga, chuẩn bị cho cách mạng xã hội chủ nghĩa

Sau thất bại của cuộc cách mạng 1905 - 1907, tình hình xã hội Nga cực kỳ phức tạp.
Về mặt tư tưởng, chủ nghĩa Mác bị tấn công từ nhiều phía, chủ nghĩa Makhơ chống chủ

11
Lê Minh Trường (04/04/2022), Giai đoạn C.Mác và Ăngghen trong sự hình thành và phát triển triết học Mác-
Lênin. Truy cập từ: https://luatminhkhue.vn/giai-doan-c-mac-va-ph-angghen-trong-su-hinh-thanh-va-phat-trien-triet-
hoc-mac-–-lenin.aspx
12
Lời giải hay (10/10/2016), Thế giới quan, phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Truy cập từ:
https://loigiaihay.com/ly-thuyet-the-gioi-quan-phuong-phap-luan-triet-hoc-cua-chu-nghia-mac-lenin-
c126a20172.html#ixzz7Q1wpeJ00
14

nghĩa duy vật biện chứng, phá hoại tư tưởng cách mạng, tước bỏ vũ khí tinh thần của giai
cấp vô sản. Những năm 1907 - 1917 là thời kỳ diễn ra cuộc khủng hoảng về thế giới quan
ở nhiều nhà vật lý học. Song, Lênin vẫn bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác lên một tầm
cao mới bằng cách đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất, mỗi quan hệ giữa vật chất và ý
thức, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, những nguyên tắc cơ bản của nhận thức…

Khi cách mạng vô sản đã trở nên chín muồi, trong điều kiện cụ thể của nước Nga,
VI Lênin đã viết tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” (cuối năm 1917) nhằm chuẩn bị về
mặt lý luận cho cuộc cách mạng vô sản đang đến gần. VI Lênin phân tích và nhấn mạnh
tư tưởng chủ yếu của C. Mác về đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, và phân tích chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là hai giai đoạn trong sự phát triển của xã hội cộng sản
chủ nghĩa, về vai trò của đảng cộng sản trong xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ
nghĩa. Giải quyết một cách khoa học những vấn đề về chiến tranh và hòa bình; tiếp tục
phát triển học thuyết Mác về chiến tranh và quân đội.

Thời kỳ 1917 – 1924, thời kỳ VI Lênin tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng, bổ
sung, hoàn thiện triết học Mác, gắn liền với việc nghiên cứu các vấn đề xây dựng chủ
nghĩa xã hội

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã mở ra một thời đại mới - thời
đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi quốc tế. VI Lênin đặc
biệt chú ý tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng, tiếp tục bảo vệ phép biện chứng của
chủ nghĩa Mác, đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa chiết trung, thuyết ngụy
biện; đồng thời phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác về nhân tố quyết định thắng lợi
của một chế độ xã hội, về giai cấp, về hai nhiệm vụ cơ bản của giai cấp vô sản, về chiến
lược và sách lược của các đảng vô sản trong điều kiện lịch sử mới, về thời kỳ quá độ, về
kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thời kỳ từ năm 1924 đến nay, triết học Mác - Lênin tiếp tục được các đảng cộng sản
và công nhân bổ sung, phát triển

Với bản chất khoa học và cách mạng, phương pháp năng động và linh hoạt, chủ
nghĩa Mác - Lênin có sức sống bền vững, tiếp tục được vận dụng, bổ sung và phát triển
15

trong thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc trên
thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, phát triển và chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết không ngừng đổi mới và phát triển cùng tri
thức nhân loại và phong trào cách mạng thế giới. Các Đảng Cộng sản xác định chủ nghĩa
Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, định hướng hành động của Đảng và sự nghiệp cách
mạng, vận dụng, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin với những nội dung mới, xây
dựng đường lối cách mạng phù hợp với thực tiễn đất nước và thời đại mới.Đảng Cộng sản
Việt Nam kiên trì, vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển và khẳng định: Cùng với chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động của Đảng ta và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

1.2. Đối tượng, chức năng của triết học Mác – Lênin

1.2.1. Khái niệm triết học Mác – Lênin

“Triết học Mác - Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã
hội và tư duy – thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bô trong nhận thức và cải tạo
thế giới”.

Xét theo nghĩa rộng triết học Mác - Lênin là triết học duy vật biện chứng. Đó là hệ
thống quan điểm duy vật biện chứng cả về tự nhiên, xã hội và tư duy; là sự thống nhất
hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Triết học Mác – Lênin không chỉ trở thành thế giới quan và phương pháp luận của
giai cấp công nhân để nhận thức và cải tạo xã hội mà còn là thế giới quan và phương pháp
luận của nhân dân lao động, cách mạng và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và
cải tạo thế giới.

Triết học Mác – Lênin đang là hình thức phát triển cao nhất của các loại hình triết
học trong lịch sử từ đó giúp triết học Mác – Lênin trở thành một trong những thành tựu vũ
đại nhất của tư tưởng triết học nhân loại trong thời đại hiện nay.
16

1.2.2. Đối tượng của triết học Mác – Lênin

Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác - Lênin tất yếu vừa có sự đồng nhất, vừa có
sự khác biệt so với đối tượng nghiên cứu của các hệ thống triết học khác trong lịch sử.

Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – lênin là giải quyết mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động,
phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Triết học Mác – Lênin phân biệt rõ ràng đối tượng của triết học và đối tượng của các
khoa học cụ thể. Các khoa học cụ thể nghiên cứu những quy luật trong các lĩnh vực riêng
biệt về tự nhiên, xã hội hoặc tư duy còn triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất,
tác động trong cả ba lĩnh vực này.

Triết học Mác - Lênin có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các khoa học cụ thể: Các
khoa học cụ thể cung cấp những dữ liệu, đặt ra những vấn đề khoa học mới, làm
tiền đề, cơ sở cho sự phát triển triết học; Các khoa học cụ thể tuy có đối tượng và chức
năng riêng của mình nhưng đều phải dựa vào một thế giới quan và phương pháp luận triết
học nhất định; Quan hệ giữa quy luật của triết học và quy luật của khoa học cụ thể là quan
hệ giữa cái chung và cái riêng.

1.2.3. Chức năng của triết học Mác – Lênin

Triết học Mác – Lênin thực hiện cùng một lúc nhiều chức năng khác nhau: chức
năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận, chức năng nhận thức và giáo dục,
chức năng dự báo và phê phán..., trong đó chức năng thế giới quan và chức năng phương
pháp luận là hai chức năng cơ bản của triết học Mác – Lênin.

Chức năng thế giới quan

Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người
trong thế giới đó.

Triết học Mác - Lênin đem lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân thế giới
quan cộng sản.
17

 Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho
con người nhận thức đúng đắn về thế giới hiện thực.

 Thế giới quan duy vật biện chứng giúp con người hình thành quan điểm khoa học
định hướng cho mọi hoạt động từ đó xác định thái độ và cả cách thức hoạt động của mình.

 Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con
người. Thế giới quan đúng đắn chính là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực.

 Với bản chất khoa học và cách mạng, thế giới quan duy vật biện chứng là hạt nhân
của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ, cách mạng, là cơ sở lý
luận trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng phản cách mạng, phản khoa học.

Chức năng phương pháp luận

Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc có vai trò chỉ
đạo việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
nhằm đạt kết quả tối ưu.

Triết học Mác - Lênin thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất, phổ biến
nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Vai trò của phương pháp luận duy vật biện chứng:

 Phương pháp luận duy vật biện chứng là phương pháp chung của toàn bộ nhận
thức khoa học, nó trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc phương pháp luận
chung nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.

 Triết học Mác - Lênin trang bị cho con người hệ thống các khái niệm, phạm trù,
quy luật làm công cụ nhận thức khoa học; giúp con người phát triển tư duy khoa học, đó
là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật.

Tiểu kết Chương 1

Bằng việc kế thừa và phát huy những chủ nghĩa học thuyêt trước Mác, triết học Mác
ra đời đánh dấu một cột mốc vàng son trong lịch sử phát triển của triết học, mang lại cho
18

giai cấp vô sản và người lao động bị áp bức bóc lột một thế giới quan khoa học hướng dẫn
họ đấu tranh cách mạng cải tạo hiệu quả thế giới.

Nhờ những học thuyết cơ bản của triết học, Đảng Cộng sản Việt Nam nhìn nhận con
đường giải phóng đúng đắn. Nếu như thế giới quan triết học Mác-Lênin giúp chúng ta xác
định con đường, bước đi, thì phương pháp luận của triết học Mác-Lênin giúp giải quyết
những vấn đề đặt ra trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dựa trên cơ sở phương
pháp luận, chúng ta đã giải quyết tốt các mối quan hệ cơ bản của quá trình đổi mới: mối
quan hệ giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội; mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và
đổi mới chính trị, đây là mỗi quan hệ cốt lõi mang tính nền tảng cho việc giải quyết các
mối quan hệ khác.

Triết học Mác - Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội
và tư duy – thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bô trong nhận thức và cải tạo thế
giới. Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lênin là giải quyết mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động,
phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học Mác - lênin có hai chức
năng cơ bản: chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận.
19

Chương 2

VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NÀY ĐỐI VỚI SINH VIÊN
VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội và sự nghiệp đổi
mới của Việt Nam

2.1.1. Triết học Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và
cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn13

Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về
bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Thế giới quan
đóng vai trò định hướng cho toàn bộ cuộc sống của con người, từ thực tiễn đến hoạt động
nhận thức thế giới cũng như tự nhận thức bản thân để từ đó xác định lý tưởng, hệ giá lối
sống, nếp sống của mình. Như vậy, thế giới quan đúng đắn, khoa học là tiền đề để xác lập
nhân sinh quan tích cực và trình độ phát triển của thế giới quan là một trong những tiêu
chí cơ bản để đánh giá sự trưởng thành của mỗi cánhân cũng như của mỗi cộng đồng xã
hội.

Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống quan điểm, các nguyên tắc
chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận
thức và thực tiễn. Phương pháp luận có nhiều cấp độ; trong đó, phuơng pháp luận triết
học là phương pháp luận chung nhất.

Chủ nghĩa duy vật trong chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng với
tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học, là chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư
cách là hệ thống, các quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc, động lực và những quy
luật chung nhất chi phối sự vận động, phát triển xã hội loài người.

13
Lời giải hay (10/10/2016), Thế giới quan, phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Truy cập từ:
https://loigiaihay.com/ly-thuyet-the-gioi-quan-phuong-phap-luan-triet-hoc-cua-chu-nghia-mac-lenin-
c126a20172.html#ixzz7Q1wpeJ00
20

Phép biện chứng trong chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng duy vật với tư cách
là “học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sấc nhất và không phiến
diện”, học thuyết về tính tương đối của nhận thức – “cái mà ngày nay người ta gọi là lý
luận nhận thức hay nhận thức luận”.

Nắm vững những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận triết học
của chủ nghĩa Mác — Lênin vừa lả điều kiện tiên quyết đế nghiên cứu toàn bộ hệ thống lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa là điều kiện tiên quyết để vận dụng nó một cách
sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề mà đời
sống xã hội của đất nước, của thời đại đang đặt ra.

Như vậy, thế giới quan và phương pháp luận triết học là lý luận nền tảng của chủ
nghĩa Mác – Lênin, là sự kế thừa, phát triển tinh hoa chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.

2.1.2. Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học
và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ14

Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống lý luận toàn diện, học thuyết khoa học, cách
mạng hoàn chỉnh

Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong triết học mácxít làm
cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học. Chủ
nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ rõ sự chuyển biến từ một hình thái kinh tế - xã hội này sáng
một hình thái kinh tế - xã hội khác như một quá trình lịch sử tự nhiên.

Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất thể hiện sự vận động, thay thế các phương thức sản xuất trong xã hội. Đó là cơ sở
khẳng định sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản, sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa
xã hội.

14
Đoàn Hội Sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng
tư tưởng, cơ sở lý luận của cách mạng Việt Nam. Truy cập từ: https://student.tdtu.edu.vn/doan-hoi/chu-nghia-mac-
lenin-tu-tuong-ho-chi-minh-la-nen-tang-tu-tuong-co-so-ly-luan-cua-cach-mang
21

Học thuyết giá trị thặng dư đã chỉ rõ mục đích và quy luật vận động của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, từ đó vạch ra bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa.

Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản đã chỉ rõ giai cấp công nhân là
người lãnh đạo cuộc đấu tranh để lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa và xây dựng chế độ xã
hội chủ nghĩa, giải phóng giai cấp mình, đồng thời giải phóng xã hội.

Chủ nghĩa Mác - Lênin là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan khoa học và
phương pháp luận mácxít

Thế giới quan duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin giúp con người hiểu rõ
bản chất của thế giới là vật chất. Thế giới (tự nhiên, xã hội) và tư duy của con người vận
động, biến đổi theo những quy luật khách quan. Con người thông qua hoạt động thực tiễn
có thể nhận thức, giải thích và cải tạo thế giới.

Phương pháp luận mácxít giúp xem xét sự vật hiện tượng một cách khách quan, toàn
diện, phân tích cụ thể theo tinh thần biện chứng.

Sự thống nhất giữa thế giới quan và phương pháp luận đã đưa chủ nghĩa Mác -Lênin
trở thành một hệ thống lý luận mang tính khoa học và tính cách mạng sâu sắc.

Chủ nghĩa Mác - Lênin và học thuyết mở, không ngừng đổi mới, phát triển cùng với
sự phát triển của tri thức nhân loại

C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin đã nhiều lần khẳng định học thuyết của các ông
không phải là cái đã xong xuôi hẳn, còn nhiều điều các ông chưa có điều kiện, thời gian,
cơ hội nghiên cứu. Theo các ông, phát triển lý luận Mác - Lênin là trách nhiệm của các
thế hệ kế tiếp sau, của những người mácxít chân chính, nếu họ không muốn trở nên lạc
hậu với thời đại của họ. Trên thực tế, ngay trong quá trình hình thành và phát triển hệ
thống quan điểm lý luận của mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đã
điều chỉnh một số luận điểm đã trở nên lạc hậu, phát triển, bổ sung những quan điểm lý
luận mới.
22

Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết mở, không cứng nhắc và giáo đều: đồng
thời, có giá trị bền vững, xét trong tinh thần biện chứng, nhân đạo và hệ thống tư tưởng
cốt lõi của nó. Kiên định những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là trung
thành với bản chất khoa học và cách mạng của nó để không ngừng phát triển, làm cho chủ
nghĩa Mác - Lênin ngày càng hoàn thiện và gắn liền với thực tiễn.

2.1.3. Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam15

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức
là bỏ qua việc xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư
bản chủ nghĩa.

Với điểm xuất phát từ trình độ phát triển kinh tế - xã hội rất thấp, quá trình đó tất
yếu đòi hỏi phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường. Tổng kết một
số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 20 năm đổi mới. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X của Đảng đã cụ thể hóa những phương hướng trong Cương lĩnh 1991,
chỉ ra 8 quá trình sau:

Một là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đây là bước phát triển mới về lý luận của Đảng ta trong quá trình đổi mới. Kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định là mô hình kinh tế tổng quát trong
suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế
thị trường thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản là:

 Mục tiêu phát triển kinh tế là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”, giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời
sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm
giàu chính đáng…

15
Đoàn Hội Sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng
tư tưởng, cơ sở lý luận của cách mạng Việt Nam. Truy cập từ: https://student.tdtu.edu.vn/doan-hoi/chu-nghia-mac-
lenin-tu-tuong-ho-chi-minh-la-nen-tang-tu-tuong-co-so-ly-luan-cua-cach-mang
23

 Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng
trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

 Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách
phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục…, giải quyết
tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Thực hiện chế độ phân phối chủ
yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các
nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội.

 Phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền
kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dước sự lãnh đạo của Đảng.

Hai là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Từ một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, tất yếu phải
tiến hành công nghiệp hóa. Trong thời đại bùng nổ cách mạng khoa học và công nghệ,
công nghiệp hóa phải kết hợp ngay từ đầu với hiện đại hóa, gắn với phát triển kinh tế tri
thức.

Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh
thần của xã hội.

Văn hóa hiểu theo nghĩa chung là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Để xây
dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh phải lấy văn hóa làm nền tảng tinh thần. Đại
hội X khẳng định: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển
kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” .

Bốn là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ nhân dân là bản chất của
chế độ xã hội ở nước ta. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Phát
huy dân chủ gắn liền với phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện đồng
bộ, có hiệu quả các hình thức thực hành dân chủ: dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp ở cơ
24

sở và tự quản trong các cộng đồng dân cư. Đại đoàn kết toàn dân tộc vừa là nguồn lực chủ
yếu để xây dựng xã hội mới, vừa là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Năm là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân.

Nhà nước pháp quyền là sự tiến bộ của nhân loại, trong đó có đặc điểm nổi bật là
bảo đảm quyền tối cao của pháp luật. Nhà nước pháp quyền ở nước ta là Nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu
bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước là công cụ
chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa hiện nay là xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước; xây dựng, hoàn thiện
cơ chế kiểm tra, giám sát các cơ quan công quyền; tiếp tục đổi mới hoạt động lập pháp,
hành pháp và tư pháp; tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống quan liêu, tham nhũng,
lãng phí.

Sáu là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta. Trong điều
kiện hiện nay, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là “nhiệm vụ then
chốt”, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Thường
xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng.

Bảy là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia.

Dựng nước gắn liền với giữ nước là quy luật lịch sử của dân tộc ta. Chủ tịch Hồ Chí
Minh căn dặn: Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước. Trong thời kỳ phát triển mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bảo đảm an ninh
quốc gia ngày nay bao gồm: an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa,
an ninh xã hội. Bảo vệ Tổ quốc ngày nay không chỉ là bảo vệ lãnh thổ, biên giới, hải đảo,
25

vùng trời, vùng biển mà còn là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân; bảo vệ kinh tế, văn hóa dân tộc, sự nghiệp đổi mới…

Tám là, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu khách quan đang lôi cuốn nhiều nước tham gia.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là phải chủ động và tích cực hội nhập
kinh tế quốc tế. Chủ động về đường lối, chính sách, bước đi hội nhập. Tích cực chuẩn bị
vươn lên tham gia mạnh mẽ hơn, đầy đủ hơn vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế vì lợi ích
quốc gia, dân tộc.

2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu triết học Mác – Lênin với sinh viên Việt Nam
hiện nay16 17

Triết học Mác-Lenin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và các mạng cho
con người trong nhận thức và thực tiễn. Đối với sinh viên, triết học đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành phương pháp suy luận, hiểu và giải quyết các vẫn đề thực tiễn,
định hướng hướng đi bản thân và tránh khỏi những sai lầm.

Sinh viên Việt Nam là một bộ phận thanh niên đã được tuyển chọn qua các kỳ thi,
họ là lớp người đang trưởng thành, dần hoàn thiện nhân cách, là nguồn nhân lực chất
lượng đầy tiềm năng góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước. Sinh
viên hiện nay rất năng động, sáng tạo – năng động trong nhận thức, tư duy tiếp nhận tri
thức cũng như tham gia vào các hoạt động xã hội. Quá trình hình thành và phát triển nhân
cách sinh viên hiện nay chịu tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường; do đó, họ luôn ý
thức cao trong việc trau dồi kiến thức, khẳng định vị trí trong xã hội, đồng thời thể hiện rõ
vai trò cá nhân, lợi ích cá nhân trong hành động. Lợi ích chung và sự quan tâm, chia sẻ
với những người xung quanh dường như bị lấn át bởi việc thực hiện những lợi ích riêng,
nhu cầu cá nhân ở một bộ phận sinh viên. Ngoài ra, sinh viên Việt Nam hiện nay mang

16
Học viên Báo chí và Tuyên truyền (22/07/2014), Vai trò của triết học Mác - Lênin trong quá trình hình thành và
phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. Truy cập từ: https://ajc.hcma.vn/Pages/default.aspx
17
Luật sư X (07/04/2022), Vai trò của thế giới quan đối với sinh viên hiện nay ra sao?. Truy cập từ:
https://luatsux.vn/vai-tro-cua-the-gioi-quan-doi-voi-sinh-vien-hien-nay-ra-sao/
26

trong mình lý tưởng cao cả là giữ vững nền độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội.

Việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong sinh
viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, gắn liền với phát triển kinh tế tri thức hội nhập vào đời sống toàn cầu.
Triết học Mác – Lênin giúp chúng ta từng bước xây dựng và hình thành thế giới quan
khoa học, có phương pháp tiếp thu hiệu quả lý luận mới, những thành tựu khoa học công
nghệ của nhân loại, niềm tin vào sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, có cơ sở khoa
học chống lại tư tưởng lạc hậu, phản động. Thông qua học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác
- Lênin cũng như Tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên được bồi dưỡng, củng cố lập trường,
quan điểm cách mạng; hiểu rõ mục đích, con đường, cách thức bước đi của sự nghiệp giải
phóng con người; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tích
cực, chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

2.2.1. Ý nghĩa lý luận, nhận thức18

Triết học Mác – Lênin trang bị cho sinh viên thế giới quan duy vật biện chứng và
phương pháp luận khoa học

Trước hết, thế giới quan có thể được hiểu là toàn bộ hệ thống tri thức, những quan
niệm của con người về thế giới và vị trí, vai trò của chính con người trong thế giới đó.
Như vậy, thế giới quan là yếu tố quy định nhận thức và mọi hành động thực tiễn của con
người. Về mặt cấu trúc, thế giới quan được tạo nên bởi các yếu tố có quan hệ mật thiết với
nhau, đó là tri thức, niềm tin và lý tưởng sống. Tri thức là kết quả dựa trên cơ sở hoạt
động thực tiễn của con người, là yếu tố cơ bản, cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới
quan. Song, tri thức chỉ trở thành thế giới quan khi trở thành niềm tin trong mỗi con
người. Niềm tin là cái chi phối tình cảm, ý chí, hành động của con người. Nhờ có niềm
tin, tri thức mới trở thành cơ sở cho hành động của mỗi người. Khi đã trở thành niềm tin,
18
Vũ Thị Yến, Nâng cao giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên trong giáo dục và đào tạo ở bậc Đại học, Cao đẳng
hiện nay. Truy cập từ: https://www.epu.edu.vn/chi-tiet-tin/nang-cao-giao-duc-y-thuc-chinh-tri-cho-sinh-vien-trong-
giao-duc-va-dao-tao-o-bac-dai-hoc-cao-dang-hien-nay-12732.html
27

tri thức biến thành động cơ, động lực tinh thần cho hoạt động của con người, giúp con
người xác định lý tưởng sống, và khi đó thế giới quan sẽ trở thành nhân tố định hướng
quan trọng cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Thực tế lịch sử cho thấy, con người cho dù là ý thức được hoặc không ý thức được
thì bao giờ cũng được dẫn dắt, chi phối bởi một thế giới quan nào đó. Cơ sở để hình thành
và phát triển thế giới quan là những nhận thức về tự nhiên và xã hội, là kết quả của quá
trình giáo dục và những kinh nghiệm được tích lũy trong thực tiễn của con người. Đó
chính là quá trình hình thành và phát triển các quan điểm, quan niệm, niềm tin về vai trò
và khả năng của con người trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới.

Thế giới quan của mỗi người, đặc biệt là thế giới quan khoa học chỉ có thể là kết quả
của một quá trình giáo dục tự giác. Việc giáo dục lý luận Mác – Lênin cho sinh viên có vị
trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thế giới quan khoa học –
thế giới quan duy vật biện chứng. Thế giới quan duy vật biện chứng được cung cấp cho
sinh viên thông qua các môn khoa học Mác – Lênin, các môn học này, đặc biệt là triết học
Mác – Lênin nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, cung
cấp cho sinh viên một cách nhìn khoa học đối với hiện thực khách quan và khẳng định vai
trò, vị trí của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Từ đó giúp sinh viên có
thái độ đúng đắn, khoa học đối với hiện thực khách quan, có bản lĩnh chính trị vững vàng,
có khả năng nhận biết, phân tích các vấn đề mới nảy sinh trên cơ sở tinh thần của thế giới
quan Mác – Lênin.

Thế giới quan Mác – Lênin, thế giới quan duy vật biện chứng là thế giới quan duy
vật triệt để, lập trường duy vật được thể hiện không chỉ trong giải thích các hiện tượng tự
nhiên mà cả trong giải thích các vấn đề xã hội, lịch sử, tinh thần…thế giới quan duy vật
biện chứng giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên cơ sở thực tiễn, nhận thức
đúng đắn mối quan hệ giữa điều kiện vật chất với sự phát triển của tư duy, ý thức, đồng
thời đây cũng là thế giới quan có sự thống nhất giữa tính khoa học, tính cách mạng và tính
thực tiễn sâu sắc. Thế giới quan của chủ nghĩa Mác – Lênin, mà linh hồn của nó là chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống lý luận khoa học và
28

cách mạng nhất, là đỉnh cao của trí tuệ nhân loại. Thế giới quan này, đã và sẽ là một công
cụ tư duy quan trọng nhất trong việc định hướng cho toàn Đảng, toàn dân ta nói chung và
sinh viên nói riêng trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.

Giáo dục lý luận Mác – Lênin không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tri thức lý luận
góp phần hình thành thế giới quan khoa học mà còn trang bị phương pháp luận duy vật
biện chứng cho các thế hệ sinh viên Việt Nam.

Giáo dục lý luận Mác – Lênin trang bị cho sinh viên phương pháp luận biện chứng,
giúp sinh viên có được công cụ nhận thức sắc bén để định hướng và hành động trong thực
tiễn. Giá trị định hướng là một trong những biểu hiện cụ thể của phương pháp luận.
Phương pháp luận Mác – Lênin trong mọi trường hợp đều giúp cho chủ thể hoạt động
thực tiễn bao giờ cũng có một lập trường xuất phát nhất định, giúp thấy được phương
hướng vận động chung của đối tượng, từ đó giúp xác định về con đường, phương hướng
cần thực hiện, tránh được những sai lầm, mò mẫm về đường lối.

Giáo dục Triết học Mác – Lênin góp phần xây dựng nhân sinh quan cách mạng cho
sinh viên

Bên cạnh việc trang bị những tri thức đúng đắn để hình thành thế giới quan khoa
học, giáo dục lý luận Mác – Lênin còn góp phần xây dựng nhân sinh quan cách mạng cho
sinh viên. Sở dĩ như vậy vì chính thế giới quan khoa học, đúng đắn lại trở thành tiền đề để
xác lập nhân sinh quan tích cực cho con người, xây dựng trong họ những quan niệm thích
cực về cuộc đời, về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, giúp sinh viên hiểu được mục
đích cao nhất của con người là xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong
đó mỗi người có một cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần.

Triết học Mác – Lênin từng bước xây dựng và bồi dưỡng nhân sinh quan cách mạng
cho sinh viên bằng việc trang bị những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, về lý luận cách mạng chủ nghĩa xã hội và về kinh tế chính
trị. Từ đó giúp sinh viên có thái độ đúng đắn, khoa học đối với hiện thực, có khả năng
nhận biết, phân tích các vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần thế giới quan Mác – Lênin.
Điều này tạo cho mỗi sinh viên niềm lạc quan cách mạng, lòng tin vững chắc vào thắng
29

lợi của chủ nghĩa xã hội, xây dựng trong bản thân mỗi sinh viên thái độ lạc quan để vượt
qua thử thách trên con đường làm chủ nhân tương lai của đất nước.

Xuất phát từ thế giới quan duy vật, từ việc xác định rõ vị trí và vai trò của con người
trong thé giới, lý luận Mác – Lênin đã chỉ ra mục đích cao cả của cuộc sống con người là
vì sự nghiệp giải phóng con người. Mỗi con người chỉ đạt được lợi ích nhu cầu cá nhân
cao nhất khi nhận thức đúng đắn, tự nguyện, tự giác thực hiện lợi ích xã hội, lợi ích dân
tộc mình.

Sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên dưới tác động của học thuyết
Mác - Lênin nói chung cũng như triết học Mác – Lênin nói riêng hình thành trong mỗi
sinh viên những phẩm chất cần thiết, sự trưởng thành đến độ nhất định về mặt xã hội,
giúp sinh viên nâng cao nhận thức lý luận, ý thức chính trị, làm cho bản thân mỗi sinh
viên nhạy bén với thực tiễn, xử lý tốt các tình huống nảy sinh trong thực tiễn, sống có lý
tưởng, có ước mơ để học tập, phấn đấu và cống hiến.

2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn19

Giáo dục Triết học Marx – Lênin nhằm làm cho sinh viên thấm nhuần và thực hiện
đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sẵn sàng chiến đấu
bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Lý tưởng giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách sinh viên, vì lý
tưởng là mục đích cao nhất, đẹp nhất, tạo ra nghị lực giúp con người vượt qua mọi thách
thức đạt đến mục tiêu đề ra. Mục tiêu cao nhất mà lý tưởng cộng sản hướng tới là xây
dựng một chế độ xã hội tốt đẹp. Sinh viên khi tiếp nhận những tri thức khoa học Mác -
Lênin sẽ được sức mạnh từ chính bản thân tri thức ấy để tự mình vươn lên, bồi dưỡng lý
tưởng cộng sản, tin tưởng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Có niềm tin, có hoài
bão, sinh viên sẽ có ý chí thực hiện lý tưởng. Việc thực hiện lý tưởng không phải trừu
tượng, xa vời, mà ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường họ cần xác lập ý chí học tập
để sau này góp phần xây dựng Tổ quốc, đồng thời có tinh thần đấu tranh với những hành

19
Lê Thị Thảo (26/02/2021), Vai trò của triết học đối với sinh viên. Truy cập từ: https://boxhoidap.com/vai-tro-cua-
triet-hoc-doi-voi-sinh-vien
30

vi lệch chuẩn của một bộ phận sinh viên sống thiếu trách nhiệm, mất phương hướng, lòng
tin, lý tưởng sa đà vào cuộc sống hưởng thụ, thực dụng chỉ nghĩ đến lợi ích riêng mình, vô
cảm với lợi ích của đồng loại, của dân tộc.

Giáo dục triết học Mác - Lênin tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách
sinh viên Việt Nam hiện nay cũng chính là quá trình hình thành những phẩm chất cần
thiết, thể hiện sự tri thức hóa, sự trưởng thành đến độ nhất định về mặt xã hội, giúp sinh
viên nâng cao nhận thức lý luận, ý thức chính trị, nhạy bén với thực tiễn, xử lý tốt các tình
huống xảy ra trong thực tiễn, sống có lý tưởng, có ước mơ để học tập, phấn đấu và cống
hiến. Trong cuộc sống con người không thể sống mà thiếu lý tưởng phấn đấu. Lý tưởng là
sự thôi thúc nội tâm giúp con người hành động để thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích của cá
nhân và xã hội. Vì vậy, giáo dục triết học Mác - Lênin nhằm từng bước xây dựng lý tưởng
cách mạng cho sinh viên là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đó cũng chính là giá trị đạo
đức của từng cá nhân sinh viên mang nhân cách, là mục tiêu phấn đấu của mỗi sinh viên.
Đạt đến mục tiêu này, giáo dục triết học Mác - Lênin hoàn toàn khẳng định vai trò quan
trọng và quyết định của mình trong cuộc đấu tranh ngăn ngừa những biểu hiện về suy
thoái đạo đức, nhân cách của sinh viên những tác động tiêu cực của quá trình phát triển
kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay.

Định hướng đúng đắn cho sinh viên về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, đồng thời góp phần hình thành nâng cao và hoàn thiện nhân
cách cho sinh viên

Triết học Mác – Lênin giúp cho sinh viên có nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta
lựa chọn; hiểu được đây là con đường phát triển tất yếu của dân tộc.

Trong bối cảnh hiện nay, khi bước vào quá trình hội nhập, cách mạng nước ta đang
đứng trước những cơ hội cũng như thách thức lớn. Vấn đề độc lập dân tộc và Chủ nghĩa
xã hội phải được xem như mục tiêu song hành. Chủ nghĩa Mác – Lênin góp phần hình
thành cho sinh viên sự tin tưởng ở tương lai đất nước, niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo
của Đảng. Khi có niềm tin vào sự nghiệp cách mạng sẽ có tác động tích cực tới nhận thức
31

và thái độ sinh viên, làm cho sinh viên có định hướng, ý thức phấn đấu, luôn hành động,
kiên quyết, tự giác, không thụ động. Ngược lại, nếu sinh viên không có niềm tin vào sự
nghiệp cách mạng mà mình đang tham gia thì sẽ nảy sinh thái độ thụ động, thờ ơ, dễ đánh
mất lý tưởng. Do đó, thái độ tích cực đối với sự nghiệp cách mạng như một yêu cầu
không thể thiếu trong ý thức chính trị của sinh viên nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết Chương 2

Thế giới quan triết học Mác - Lênin đã giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá bối cảnh
mới, đánh giá cục diện thế giới, các mối quan hệ quốc tế, xu hướng thời đại, thực trạng
tình hình đất nước và con đường phát triển trong tương lai. Thế giới quan triết học Mác -
Lênin đã giúp Đảng nói chung cũng như sinh viên nói riêng nhìn nhận con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới, bối cảnh mới, trong điều kiện, hoàn cảnh chủ nghĩa
xã hội hiện thực sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Nếu như thế giới quan triết học
Mác - Lênin giúp chúng ta xác định con đường, bước đi, thì phương pháp luận của triết
học Mác - Lênin giúp giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Học tập các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin giúp SV có động cơ học tập
đúng đắn, thái độ nghiêm túc trong rèn luyện đạo đức, ý thức nghề nghiệp của người lao
động tương lai. Để đạt được mục đích đó người học nói chung chung cũng như sinh viên
nói riêng cần chú ý liên hệ từng nguyên lý, có ý thức trách nhiệm trong học tập, rèn luyện,
từng bước vận dụng vào đời sống, xây dựng tập thể, góp phần lớn nhất vào sự nghiệp đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
32

PHẦN KẾT LUẬN

Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu tiểu luận “Triết học Mác – Lênin và vai trò của
triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối
với sinh viên Việt Nam hiện nay”, đối chiếu với nhiệm vụ đã đặt ra, nhóm đã giải quyết
được những vấn đề sau:

Thứ nhất, trình bày sự ra đời, phát triển và khái niệm, đối tượng, chức năng của
triết học Mác – Lênin. Triết học Mác – Lênin là một trong ba bộ phận quan trọng cấu
thành chủ nghĩa Mác – Lênin. Triết học Mác - Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện
chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy – thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách
mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bô trong
nhận thức và cải tạo thế giới. Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lênin là giải
quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên
cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết
học Mác - lênin có hai chức năng cơ bản là chức năng thế giới quan và chức năng phương
pháp luận. Triết học Mác - Lênin là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử triết học. Đó
là kết quả tất yếu của sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học và khoa học nhân loại, trong
sự phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội, mà trực tiếp là thực tiễn đấu tranh giai
cấp của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Đó cũng là kết quả của sự thống nhất giữa
điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của C. Mác và Ăngghen.

Thứ hai, làm rõ vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội và sự nghiệp
đổi mới ở nước ta. Trong đó, nhóm tập trung làm rõ ba vai trò chính: Triết học Mác -
Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho con người trong
nhận thức và thực tiễn; Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ; Triết học Mác - Lênin là
cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự
nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Quan đó, nhóm hoàn toàn
tin tưởng rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhìn nhận con đường giải phóng đúng đắn.
33

Nếu như thế giới quan triết học Mác-Lênin giúp chúng ta xác định con đường, bước đi,
thì phương pháp luận của triết học Mác-Lênin giúp giải quyết những vấn đề đặt ra trong
thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dựa trên cơ sở phương pháp luận, chúng ta đã giải
quyết tốt các mối quan hệ cơ bản của quá trình đổi mới, đó là mối quan hệ giữa kinh tế thị
trường và chủ nghĩa xã hội; mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, đây là
mỗi quan hệ cốt lõi mang tính nền tảng cho việc giải quyết các mối quan hệ khác.

Thứ ba, rút ra những ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sinh viên Việt Nam hiện
nay. Về mặt lý luận, nhận thức, triết học Mác-Lênin có ý nghĩa giúp sinh viên nắm bắt
được những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; có thế giới quan, phương
pháp luận để nhận thức một cách đúng đắn những vấn đề thực tiễn đặt ra; có kiến thức để
nghiên cứu, học tập các môn học khác trong hệ thống các môn khoa học thuộc Chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Về mặt thực tiễn, triết học Mác-Lênin xây dựng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân
dân ta đã lựa chọn; không ngừng bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, phấn đấu học tập để
phục vụ Tổ quốc, nhân dân. Nhờ có triết học Mác-Lênin, sinh viên biết vận dụng kiến
thức được học để giải thích và giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, đồng
thời nhận diện, cũng như đấu tranh chống các luận điệu sai trái, thù địch hiện nay.
34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t. 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.489.

2. Đào Minh Hồng & Lê Hồng Hiệp (2013), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế,
Khoa QHQT-Đại học KHXH&NV TPHCM, TPHCM.

3. Đắc Nguyễn Văn (12/09/2016), Điều kiện, Tiền đề cho sự ra đời triết học Mác.
Truy cập từ: https://sites.google.com/site/lopcaocapchinhtria66/home/dhieukientiendhe
chosuradhoitriethocmac

4. Đoàn Hội Sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, cơ sở lý luận của cách mạng Việt Nam. Truy
cập từ: https://student.tdtu.edu.vn/doan-hoi/chu-nghia-mac-lenin-tu-tuong-ho-chi-minh-
la-nen-tang-tu-tuong-co-so-ly-luan-cua-cach-mang

5. Hoàng Ngọc Sơn (05/11/2021), Giá trị khoa học làm nên sức sống trường tồn của
triết học Mác - Lênin trong thời đại ngày nay. Truy cập từ: http://hvlq.vn/tai-nguyen/cac-
hoat-dong/gia-tri-khoa-hoc-lam-nen-suc-song-truong-ton-cua-triet-hoc-m.html

6. Học viên Báo chí và Tuyên truyền (22/07/2014), Vai trò của triết học Mác - Lênin
trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. Truy cập
từ: https://ajc.hcma.vn/Pages/default.aspx

7. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính
trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

8. Lê Minh Trường (04/04/2022), Giai đoạn C.Mác và Ăngghen trong sự hình thành
và phát triển triết học Mác-Lênin. Truy cập từ: https://luatminhkhue.vn/giai-doan-c-mac-
va-ph-angghen-trong-su-hinh-thanh-va-phat-trien-triet-hoc-mac-–-lenin.aspx

9. Lê Thị Thảo (26/02/2021), Vai trò của triết học đối với sinh viên. Truy cập từ:
https://boxhoidap.com/vai-tro-cua-triet-hoc-doi-voi-sinh-vien
35

10. Lời giải hay (10/10/2016), Thế giới quan, phương pháp luận triết học của chủ
nghĩa Mác – Lênin. Truy cập từ: https://loigiaihay.com/ly-thuyet-the-gioi-quan-phuong-
phap-luan-triet-hoc-cua-chu-nghia-mac-lenin-c126a20172.html#ixzz7Q1wpeJ00

11. Lời giải hay (14/10/2015), Quá trình hình thành, phát triển chủ nghĩa Mác-
Lênin. Truy cập từ: https://loigiaihay.com/qua-trinh-hinh-thanh-phat-trien-cua-chu-nghia-
mac-lenin-c132a20619.html

12. Luật sư X (07/04/2022), Vai trò của thế giới quan đối với sinh viên hiện nay ra
sao?. Truy cập từ: https://luatsux.vn/vai-tro-cua-the-gioi-quan-doi-voi-sinh-vien-hien-
nay-ra-sao/

13. Lý Tưởng (01/02/2022), Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác.
Truy cập từ: https://lytuong.net/nhung-dieu-kien-lich-su-cua-su-ra-doi-triet-hoc-mac/

14. Phương Anh, Tiểu luận lý luận hình thái kinh tế xã hội. Truy cập từ:
https://123docz.net/document/5058920-nhung-dieu-kien-co-ban-cho-su-ra-doi-cua-cua-
hinh-thai-kinh-te-xa-hoi-cong-san-chu-nghia-o-cac-nuoc-chua-qua-che-do-tu-ban-chu-
nghia-va-y-nghia-cua-vi.htm

15. Tài liệu hỗ trợ học tập (01/02/2022), Tiểu luận cao học - Những điều kiện ra đời
triết học Mác. Truy cập từ: https://123docz.net/document/6354991-tieu-luan-cao-hoc-
mon-triet-hoc-nhung-dieu-kien-tien-de-ra-doi-triet-hoc-mac.htm

16. Triết học + (31/03/2014), Vai trò của triết học Mác - Lênin là gì?. Truy cập từ:
http://www.triethoc.info/2014/03/vai-tro-cua-triet-hoc-mac-lenin-la-gi.html

17. Nguyễn Bá Dương (04/15/2020), VI Lênin bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác.
Truy cập từ: http://m.tapchiqptd.vn/vi/ky-niem-150-nam-ngay-sinh-vi-lenin/vi-lenin-bao-
ve-va-phat-trien-chu-nghia-mac-15359.html

18. V. I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 1, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.

19. Viện Triết học (11/01/2016), Thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử triết
học do C.Mác thực hiện và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển triết học Mác - Lênin ở
36

thời đại ngày nay. Truy cập từ: http://philosophy.vass.gov.vn/triet-hoc-mac-lenin/Thuc-


chat-cua-cuoc-cach-mang-trong-lich-su-triet-hoc-do-CMac-thuc-hien-va-y-nghia-cua-no-
doi-voi-viec-phat-trien-triet-hoc-Mac--Lenin-o-thoi-dai-ngay-nay-89.0.html

20. Vũ Thị Yến, Nâng cao giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên trong giáo dục và
đào tạo ở bậc Đại học, Cao đẳng hiện nay. Truy cập từ: https://www.epu.edu.vn/chi-tiet-
tin/nang-cao-giao-duc-y-thuc-chinh-tri-cho-sinh-vien-trong-giao-duc-va-dao-tao-o-bac-
dai-hoc-cao-dang-hien-nay-12732.html

You might also like