You are on page 1of 15

Trường Đại học Pheenikaa

Khoa Khoa học cơ bản


⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN

Đề bài: Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa nguyên


nhân và kết quả ? Nêu ý nghĩa phương pháp luận ?

Nhóm 04
Lớp Triết học Mác-Lê nin_1.2(15FS).1_LT

1
Mục Lục
MỞ ĐẦU.............................................................................................. 2
1. Khái quát về triết học Mac Lê-nin.....................................................................

1.1. Khái niệm triết học Mac Lê-nin.........................................................2


1.2. Quy luật về triết học Mac Lê-nin.......................................................3
1.3. Các cặp phạm trù về triết học Mac Lê-nin.........................................4
NỘI DUNG...........................................................................................5
1. Vận dụng lý luận thực tiến triết học..................................................................

1.1 Khái niệm, nội dung cặp phạm trù “ Nguyên nhân – Kết quả”............5
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.........................6
1.3. Ý nghĩa của phương pháp luận biện chứng giữa nguyên nhân và kết
quả.................................................................................................................7
2. Vận dụng vào thục tế.........................................................................................

1.1 Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường đô thị......8
1.2 Thực trạng hậu quả của ô nhiễm môi trường đô thị...........................9
1.3. Một số mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuận.................................11
KẾT LUẬN.........................................................................................12

2
BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC
CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

STT MÃ SINH VIÊN HỌ TÊN NHIỆM VỤ ĐÁNH


GIÁ
31 21010671 Nguyễn Thành Đạt Thuyết trình 3.5
32 21013111 Đinh Tiến Đạt Tìm tài liệu 3.5
33 21012313 Trần Lê Đạt Ppt 3
34 21012866 Đinh Xuân Đức Tìm tài liệu 3.5
35 21010987 Khổng Minh Đức Tìm tài liệu 3
36 21010287 Nguyễn Minh Đức Thuyết trình 4
37 21013191 Vũ Anh Đức Ppt 3
38 21012868 Dương Ngọc Hà Word 3.5
39 21010988 Nguyễn Thị Hà Word 4
40 21012807 Vũ Thị Thu Hà Hướng dẫn, 3.5
định hướng
làm bài và
đốc thúc
thành viên

3
MỞ ĐẦU
1. Khái quát về triết học Mac Lê-nin
1.1. Khái niệm triết học Mac Lê-nin

Triết học Mác – Lênin là mạng lưới hệ thống quan điểm duy vật biện chứng
về tự nhiên, xã hội và tư duy – quốc tế quan và phương pháp luận khoa học,
cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và những lực lượng xã
hội tân tiến trong nhận thức và tái tạo quốc tế .

Triết học Mác – Lênin là triết học duy vật biện chứng theo nghĩa rộng. Đó là
hệ thống quan điểm duy vật biện chứng cả về tự nhiên, xã hội và tư duy; là
sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử. Trong triết học Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng thống nhất hữu cơ với nhau. Với tư cách là chủ nghĩa duy vật, triết
học Mác – Lênin là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong
lịch sử triết học – chủ nghĩa duy vật biện chứng. Với tư cách là phép biện
chứng, triết học Mác – Lênin là hình thức cao nhất của phép biện chứng
trong lịch sử triết học –phép biện chứng duy vật.

Triết học Mác – Lênin trở thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học
của lực lượng vật chất – xã hội năng động và cách mạng nhất tiêu biểu vượt
trội cho thời đại thời nay là giai cấp công nhân để nhận thức và tái tạo xã hội.
Đồng thời triết học Mác – Lênin cũng là thể giới quan và phương pháp luận
của nhân lao đông, cách mạng và những lực lượng xã hội tân tiến trong nhận
thức và tái tạo xã hội .

Trong thời đại ngày này, triết học Mác – Lênin là một trong những thành tựu
vĩ đại nhất của tư tưởng triết học trái đất đang là hình thức tăng trưởng cao
nhất của những hình thức triết học trong lịch sử dân tộc. Triết học Mác –
Lênin là học thuyết về sự tăng trưởng quốc tế, đã và đang tăng trưởng giữa
dòng văn minh quả đât .

4
1.2. Quy luật về triết học Mac Lê-nin
 Quy luật mâu thuẫn : Chỉ ra nguồn gốc của sự vận động và phát triển
Trong mỗi sự vật, hiện tượng hay quá trình nào đó luôn chứa đựng những
mặt, khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn bên trong bản
thân sự vật, hiện tượng đó. Và sự thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập
này là nguồn gốc tạo nên sự vận động và phát triển, dẫn đến cái mới ra đời
thay thế cái cũ.
Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, nên cần phải phân
tích, sự vật, hiện tượng để tìm ra những mâu thuẫn trong các mặt, khuynh
hướng và mối liên hệ giữa chúng mà giải quyết, tránh việc điều hòa các mâu
thuẫn đó.

 Quy luật lượng – chất: Chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển
Lượng là cái thường xuyên biến đổi, còn chất là cái tương đối ổn định, lượng
biến đổi đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành chất mới thay thế
chất cũ.
Trong quy luật này có dùng một số từ như “độ”, “bước nhảy”, “điểm nút”.
Cụ thể: Độ là khoảng giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi
căn bản về chất của sự vật, điểm nút là thời điểm mà tại đó, sự thay đổi về
lượng đủ để làm thay đổi về chất của sự vật và bước nhảy là chỉ sự chuyển
hóa về chất của sự vật.
Lấy một ví dụ cụ thể cho các bạn về quy luật này như sau:
Sinh viên tích lũy một lượng kiến thức đủ mới trở thành cử nhân. Trong đó:
lượng là lượng kiến thức phải đạt được, chất là sinh viên. Độ là từ năm 1 đến
năm 4, còn điểm nút chính là năm 1 và năm 4, bước nhảy chính là từ sinh
viên lên cử nhân. Lúc này, chất là cử nhân.
Rút ra bài học thực tế: Cần phải tích lũy đủ về lượng thì mới có thể thay đổi
về chất, tránh tư tưởng nóng vội chưa tích lũy đủ về lượng đã muốn thay đổi
về chất (chưa học xong đã muốn đi làm công việc mình đang học) hoặc bảo
thủ, trì trệ khi đã tích lũy đủ về lượng nhưng lại không muốn thay đổi về chất
(học xong rồi nhưng lại không muốn đi làm)

Quy luật phủ định của phủ định:


Cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng trên nền tảng kế thừa cái cũ. Cái mới
này trong quá trình phát triển tiếp theo lại dần trở nên cũ, lỗi thời nên nó lại
bị phủ định bởi một cái mới cao hơn. Cứ như thế mà thông qua số lần phủ
định kế tiếp nhau mà sự vật, hiện tượng sẽ phát triển không ngừng theo
đường xoắn ốc.
Điển hình là văn bản pháp luật mới ra đời luôn dựa trên nền tảng của văn
bản pháp luật cũ, giữ lại những điểm hay của văn bản pháp luật cũ, đồng thời
bãi bỏ những điểm chưa hay, chưa tốt để thay thế bằng điểm mới hay hơn,
tốt hơn tại văn bản pháp luật mới.

5
Rút ra được bài học thực tế: Cái mới ra đời là tất yếu, cái mới thay thế cái cũ,
nhưng dựa trên nền tảng cái cũ, tránh phủ định sạch trơn cái cũ hoặc là
không đón nhận sự ra đời của cái mới.

1.3. Các cặp phạm trù về triết học Mac Lê-nin

Cái riêng và cái chung: Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái
riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình.
Nguyên nhân và kết quả: Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân
bao giờ cũng có trước kết quả, nguyên nhân như thế nào sẽ sinh ra kết quả
như thế ấy.
Tất nhiên và ngẫu nhiên: Tất nhiên vạch ra đường đi cho mình thông qua
vô số cái ngẫu nhiên, tất nhiên quy định ngẫu nhiên, đồng thời, ngẫu nhiên
bổ sung cho tất nhiên. Do vậy trong thực tế phải căn cứ vào cái tất nhiên,
chứ không phải căn cứ vào cái ngẫu nhiên, nhưng cũng không được bỏ qua
cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên ra khỏi cái ngẫu nhiên.
Nội dung và hình thức: Nội dung và hình thức có mối liên hệ thống nhất,
gắn bó chặt chẽ lẫn nhau. Không có nội dung nào mà lại không có hình thức,
cũng không có một hình thức nào lại không chứa nội dung. Nội dung quyết
định hình thức và hình thức cũng tác động trở lại đối với nội dung. Hình thức
phù hợp sẽ thúc đẩy nội dung phát triển và ngược lại.
Bản chất và hiện tượng: Bản chất bao giờ cũng biểu hiện ra thành những
hiện tượng nhất định, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một
bản chất nhất định. Bản chất quyết định hiện tượng, bản chất như thế nào thì
hiện tượng sẽ như thế ấy.
Khả năng và hiện thực: Khả năng và hiện thực tồn tại thống nhất, không
tách rời nhau và luôn chuyển hóa lẫn nhau; khả năng trong những điều kiện
nhất định sẽ biến thành hiện thực. Vì thế mà trong thực nhận thức và thực
tiễn cần dựa vào hiện thực và để khả năng biến thành hiện thực cần phát huy
tối đa tính năng động chủ quan của con người trong nhận thức và thực tiễn.

6
NỘI DUNG

1. Vận dụng lý luận thực tiến triết học

1. Khái niệm, nội dung cặp phạm trù “ Nguyên nhân – Kết quả”

Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật
của Chủ nghĩa Mác- Lênin và là một trong những nội dung của nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến dung để chỉ mỗi quan hệ biện chứng hai phạm trù.

Nguyên nhân và kết quả là gì ?


Trước khi đi vào làm rõ Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả,
chúng tôi chia sẻ về các khái niệm nguyên nhân, kết quả.
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất
định. Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
Trong hai khái niệm này, chúng ta cần lưu ý đối với khái niệm nguyên nhân
và nguyên cớ, để không có sự nhầm lẫn về khái niệm.

Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết
quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên
ngoài, không bản chất. Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ
thuộc vào nguyên nhân nhưng có tác dụng đối với việc sinh ra kết quả. Các
điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây
ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.

1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết
quả có mối quan hệ qua lại như sau

7
1.2.1. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả.


Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.
Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng
cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả. Ví dụ: Ngày không phải là nguyên
nhân của đêm và ngược lại. Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết
quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết
quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ
hoặc cùng một lúc.

Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ
gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại,
nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác
nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.

Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả,
có thể phân loại nguyên nhân thành: Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân
thứ yếu, Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, Nguyên nhân
khách quan và nguyên nhân chủ quan.
1.2.2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.

Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không
giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực
ngược trở lại đối với nguyên nhân.

Ví dụ: Nhúng một thanh sắt vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội, thì nhiệt
độ của nước trong chậu sẽ tang lên. Sau đó, nước trong chậu do tăng nhiệt độ
sẽ kìm hãm tốc độ tỏa nhiệt của thanh sắt.
1.2.3. Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả

Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ
khác nhau. Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì
trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.

Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến
lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình

8
này tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng
tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng.

1.3. Ý nghĩa của phương pháp luận biện chứng giữa nguyên nhân và kết
quả

Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có
sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân.
Nhưng không phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân.
Nhiệm vụ của nhận thức khó học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng
đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân
các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng
tượng ra từ trong đầu óc con người, tách rời với thế giới hiện thực.

Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một
hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra
trước khi hiện tượng đó xuất hiện. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân
sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trò khác nhau đối với việc hình thành
kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên
nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân khách quan,… Đồng thời
phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện
pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến họt
động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.

Kết quả tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn
chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều
kiện thức đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích.

Như vậy, Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả đã được chúng
tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng
trình bày một số nội dung liên quan đến ý nghĩa mối quan hệ của cặp phạm
trù nguyên nhân và kết quả.

2. Vận dụng vào thục tế

1.1 Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường đô thị

9
Một số kết quả do nhiều nguyên nhân và ngược lại, ô nhiễm môi trường đô
thị hiện nay do một số nguyên nhân cơ bản sau đây và từ một nguyên nhân ô
nhiễm môi trường cũng sinh ra nhiều kết quả.

Trong nững năm gần đây do quá trình đô thị hóa và do tác động của cơ chế
thị trường giá đất tang cao nên nhiều ao hồ bị lấp dần để xây nhà và công
trình thậm chí có nơi không còn ao và đất trống nưa dẫn đến tình trạng thiếu
rãnh thoát nước, nước thải từ các hộ gia đình tràn chayr ra đường vì không
có hệ thống thoát nước. Điều này đã gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm
trọng, nhiều chỗ bị ngập ngay cả lúc trời không mưa mà có thể là “thiếu
nước sạch thừa nước bẩn”. Nhiều nhà máy trước đây nằm ở ngoại thành nay
do đô thị hóa đã lọt vào giữa các đô thị với dân cư đông đúc gây ô nhiễm
môi trường cho những người sống xung quanh. Hơn nữa việc mở rộng không
gian đô thị sẽ dần dần chiếm dụng đất nông nghiệp, tài nguyên đất bị khai
thác triệt để , tỉ lệ cây xanh và mặt nước trong đô thị bị giảm dẫn đến tình
trạng thiếu oxi không khí ngột ngạt, ô nhiễm. Bề mặt đất thấm nước , thoát
nước bị suy giảm dẫn đến tình trạng bị ngập nước ở nội thánh cũng như
ngoại thành. Thực tế là tháng 8/2001 cả thành phố Hà Nội bị ngập úng trong
nước mưa vì nước không thoát được dẫn đến tình trạng ngập úng ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng trong thành phố.

Không thể kể đến một nguyên nhân đó là sự bùng nổ về phương tiện giao
thông cơ giới trong đô thị vượt quá khả năng chịu tải của hệ thống giao thông
gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, thải ra nhiều khí bụi độc hại như
NO,CO. Tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường không khí.Đô thị hóa làm tang
dòng người di chuyển từ nông thôn ra thành thị. Làm tang sức ép về nhà ở và
vệ sinh môi trường đôn thị. Một số dân cư không tìm được chỗ ở và việc làm
ổn định đã lấn chiếm đất công tạo thành các xóm liều xóm bụi, nhà ổ
chuột… vs các điều kiện môi trường rất kém.

Do quá trình xây dựng phát triển kinh tế hiện nay các nhà máy công nghiệp ,
các ngành nghề sản xuất phụ trách phát triển nhanh ngày càng nhiều do đó
mức độ ô nhiễm ở những nơi có nhà máy sản xuất công nghiệp, sản xuất
ngành nghề phụ là rất nghiêm trọng.

Do ý thức của không ít cá nhân , tổ chức về bảo vệ môi trường còn rất kém.
Đây chính là tồn tại khó khắc phục bởi đó là do ý thức kém.

Đó là một số nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường đô thị tạo
nên một thách thức rất lớn đối với môi trường ở nước ta. Nếu không có giải
pháp kịp thời và tương xứng có thể dẫn đến tình trạng môi trường đô thị
ngày càng ô nhiễm , không bền vững và khó khắc phục.

1.2 Thực trạng hậu quả của ô nhiễm môi trường đô thị.

10
1.2.1. Hiện trạng môi trường nước :

Tỷ lệ dân được cấp nước máy còn rất thấp, chất lượng nước còn kém. Cấp
nước sạch cho đô thị là một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo sinh
môi trường đô thị, “tỷ lệ dân đô thị được cấp nước sạch tính chung là 53%.
Nguồn cung cấp cho đô thị hiện nay là khoảng 70% là lấy từ nguồn nước
mặt, 50% lấy từ nguồn nước ngầm”.

Ở một số thành phố do khai thác nguồn nước ngầm quá mức đã gây sụt lún
đất ở đô thị và một nguồn nước ngầm chớm bị ô nhiễm chất hữu cơ. Khai
thác nước ngầm quá mức ở một số vùng ven biển làm nước bị mặn hóa.

Thoát nước và xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu tối thiểu .Hệ thống thoát
nước tại các đô thị hiện nay đều là hệ thống chung cho cả thoát nước máy,
nước thải công nghiệp. Hệ thống thoát nước này có 3 nhược điểm chính là
chưa có trạm xử lý nước thải tập trung tiết diện các đường cống nhỏ và bị
bùn cặn lắng đọng làm khả năng thoát nước kém, hệ thống cống rãnh , nhiều
đường phố không có cống thoát nước. Hệ thống cống rãnh thoát nước yếu
kém cùng với ao hồ bị san lấp đã gây ra tình trạng úng ngập trầm trọng trong
mùa mưa mà ở rất nhiều nơi, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sản xuất
kinh tế. Lấy ví dụ như trận mưa tháng 8-2001 đã làm cả thủ đô tràn ngập
trong nước mưa, cán bộ công nhân viên không thể đi làm được và một số nhà
máy cũng bị đóng cửa vì cũng bị ngập dẫn đến sản xuất bị đình đốn ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế của đất nước ta, hơn thế nữa nó còn ảnh hưởng
đến sức khỏe của người dân . Tuy nhiên hiện nay ở Hà Nội đã xây dựng trạm
bơm thoát nước Yên Sở bắt đầu nạo vét sông, thoát nước nhằm giải quyết cơ
bản tình trạng ngập úng trong mùa mưa nhưng hệ thống thoát nước ở nội đô
vẫn chưa được nâng cấp đáng kể nên tình trạng ngập úng trong thời gian gần
đây vẫn xảy ra nghiêm trọng .

Nước thải bệnh viện: Chứa rất nhiều mầm mống gây bệnh truyền nhiễm và
các hóa chất độc hại. Mà các nguồn nước thải này chỉ được xử lý sơ bộ lại
thải trực tiếp vào các nguồn nước mặt đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây
nên ô nhiễm môi trường nước mặt ở đô thị còn các nguyên nhân kia chỉ là
nguyên nhân bên trong. Và cho dù nó là nhiều nguyên nhân hay một nguyên
nhân thì nó cũng gây nên nhiều kết quả bởi nó có mối liên hệ biện chứng với
nhau.

Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở đô thị

Tình hình chung ở các đô thị là môi trường nước mặn đều là nơi tiếp nhận
các nguồn nước chưa được sử lý nên đã bị ô nhiễm có nơi bị ô nhiễm nặng .
“ Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mặn thường cao nhất , chất rắn lửng lơ
nhu cầu oxi hóa học , nitotit , nitorat ,…. Gấp từ hai đến năm thậm trí từ

11
mười đến mười lăm lần cho phép (TCCP) đối với nguồn nước mặn . Lượng
hóa học coli vợt CTTP hàng trăm lần . Ngoài chất ô nhiễm hữu cơ trên môi
trường nước ngọt đô thị ở một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng như
“thủy ngân , clo , asen , phenol ,…. “ dẫn đến tịnh trạng sức khỏe ngày càng
suy thoái , số bệnh nhân ở các khoa chống độc ngày càng tăng nhanh , nhà
nước đã phải đầu tư rất nhiều tiên vào chữa trị cho người dân và còn dẫn đến
nhiều ảnh hưởng khác .
1.2.2. Hiện trạng môi trường không khí:

Ô nhiễm bụi rất trầm trọng .Ở hầu hết các đô thị đều bị ô nhiễm rất trầm
trọng tới mức báo động “nồng độ bụi trung bình ở các thành phố là 0,4 đến
0,5 mg/m, nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp
hay gần đường giao thông lớn đều vượt TCCP từ 1,5 đến 3 lần nơi bị ô
nhiễm lớn nhất trong các địa điểm là khu dân cư gần các nhà máy xi măng ở
Hải Phòng...”(3). Ô nhiễm bụi chủ yếu do giao thông vận tải xây dựng sửa
chữa nhà cửa và một phần do sản xuất công nghiệp gây ra.

Ô nhiễm các khí SO2 , CO, NO2 .“Nồng độ khí SO2 , CO, NO2 ở một số khu
chung cư gần khu công nghiệp thì vượt quá mức độ cho phép nhiều lần, ở
một số nút giao thông lớn trong đo thị nồng độ khí NO2 vượt quá TCCP”(4).

Ô nhiễm tiếng ồn đô thị:

Theo kết quả quan trắc cho thấy mức độ ồn ào ngoài nhà vào buổi tối thì
vượt quá TCCP.

Tỷ lệ cây xanh thấp cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường
đô thị tỷ lệ cây xanh ở các khu công nghiệp, khu đô thị còn quá thấp cho dù
trong thời gian gần đây ở khắp các nước ta hầu hết đã quan tâm trông cây
xanh hơn. “ Ở một số khu công nghiệp khi thẩm duyệt xây dựng thì không
thực hiện yêu cầu của Khoa học công nghệ môi trường là phải dành 15%
diện tích để trồng cây xanh.”

1.3. Một số mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuận

Mâu thuẫn biện chứng được hiểu cơ bản chính là một trạng thái mà mặt đối
lập liên hệ, chúng có tác động qua lại với nhau, theo đó mâu thuẫn biện
chứng thông thường sẽ được tồn tại một cách khách quan, phổ biến ở trong
xã hội, tư duy và tự nhiên. Trong mâu thuẫn biện chứng tư duy sẽ có sự phản
ánh mâu thuẫn đối với hiện thực, nguồn gốc phát triển nhận thức.

12
Mâu thuẫn biện chứng có kết cấu gồm hai mặt đối lập và mối quan hệ giữa
chúng được thể hiện trong ba khái niệm: sự thống nhất của các mặt đối lập,
sự đấu tranh của các mặt đối lập và sự chuyển hóa của các mặt đối lập. Mối
quan hệ của các mặt đối lập có tính tất yếu, phổ biến, lặp đi lặp lại, được
phép biện chứng coi là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng –
quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Mâu thuẫn biện chứng được phân làm nhiều loại: mâu thuẫn bên trong và
mâu thuẫn bên ngoài; mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản; mâu
thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu; mâu thuẫn đối kháng và mâu
thuẫn không đối kháng.

Mâu thuẫn biện chứng có quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao. Lúc
đầu chỉ là sự khác nhau giữa 2 mặt, về sau biến thành sự đối lập. Sự đấu
tranh của các mặt đối lập đi từ chỗ ít gay gắt đến chỗ gay gắt hơn. Quá trình
đấu tranh của các mặt đối lập cũng gắn liền với sự giải quyết thường xuyên
của mâu thuẫn, nhưng đó chỉ là sự giải quyết cục bộ, tạm thời; mâu thuẫn
thường xuyên được giải quyết nhưng cũng thường xuyên tái lập lại trên cơ sở
mới. Chỉ khi mâu thuẫn phát triển đến trình độ chin muồi mới được giải
quyết triệt để hoàn toàn.

Sự giải quyết mâu thuẫn biện chứng không chỉ phụ thuộc vào trình độ phát
triển mà còn phụ thuộc vào bản chất và điền kiện tồn tại của mâu thuẫn. Sự
giải quyết mâu thuẫn là quá trình khách quan phức tạp, không phụ thuộc ý
chí chủ quan của con người và không được quy về việc xóa bỏ một trong hai
mặt đối lập. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết triệt để, chỉ mất đi đã đạt đến
chin muồi. Còn những trường hợp khác, sự giải quyết mâu thuẫn thường là
sự kết hợp hài hòa giữa các mặt đối lập.

13
KẾT LUẬN

Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự
vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng
không phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ
của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong
tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm
nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện
tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong
đầu óc con người, tách rời với thế giới hiện thực.

Vì nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một
hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước
khi hiện tượng đó xuất hiện. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.
Những nguyên nhân này có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả.
Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra
nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên
nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan,…Đồng thời phải nắm được chiều
hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện
cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động
của nguyên nhân có tác động tiêu cực.

Kết quả tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn chúng
ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy
nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa
Mac – Lênin, CTQG, Hà Nội, 2009.
 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (dùng trong
các trường đại học và cao đẳng), Nxb. CTQG, Hà Nội, 2005.

15

You might also like