You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI:

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN

VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA

Sinh viên thực hiện: Lương Ngọc Thanh Thắm

Mã sinh viên: 2111210626

Số thứ tự: 100

Lớp tín chỉ: TRI114.4

Giáo viên hướng dẫn: TS ĐÀO THỊ TRANG

Hà Nội, 11/2021

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC..........................................................................................................................2

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................3

NỘI DUNG.........................................................................................................................4

I. Quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật................................................4
1. Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng.................................................4
2. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật.....................................................5
3. Phép biện chứng về mâu thuẫn.............................................................................7
II. Vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta....................................................................................9

1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế với sự bất cập của cơ chế,
chính sách khai thác nguồn lực hiện nay.............................................................................9

2. Mâu thuẫn giữa tính ưu việt của nền kinh tế thị trường đinh hướng XHCN với
những hạn chế trong việc tìm ra quyết sách khắc phục mặt trái của kinh tế thị
trường.................................................................................................................................10

3. Mâu thuẫn giữa tính tất yếu khách quan phải nâng cao sự đồng thuận xã hội trong
đổi đất nước với sự tấn công của các thế lực thù địch trong và ngoài nước nhằm phá hoại
khối đại đoàn kết toàn dân tộc............................................................................................10

4. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao tính tích cực chính trị với lối sống thực dụng
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân.............................................................10

5. Mâu thuẫn giữa yêu cầu đẩy mạnh đổi mới hệ thống chính trị với sự thiếu hụt
trong những biện pháp mang tính đột phá trên lĩnh vực này.............................................11

6. Mâu thuẫn giữa quá trình phát triển dân chủ với tình trạng thiếu giá đỡ về lý luận
và thực tiễn cho quá trình đó..............................................................................................11

7. Mâu thuẫn giữa tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với khả năng giữ
vững độc lập tự chủ trong hội nhập và khắc phục những tác động tiêu cực của hội
nhập...................................................................................................................................12

KẾT LUẬN......................................................................................................................14

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................15

2
LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng luôn xảy ra mâu thuẫn.
Nhà triết học Hêgen cũng đã khẳng định: Cuộc sống tiến lên thông qua những mâu thuẫn.
Đó là mâu thuẫn giữa các yếu tố trong bản thân hay giữa các sự vật với nhau.

Qua nhiều năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực, sáng
tạo của nhân dân, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được xây dựng. Nền dân
chủ XHCN với Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã được thiết định trên những
đường nét cơ bản. Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sự thống nhất trong đa
dạng đã hình thành. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ngày càng được củng cố, thực sự trở
thành một động lực quan trọng của đổi mới đất nước…

Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ và thành tựu đáng nể đó, vẫn tồn tại đâu đó
những mâu thuẫn kìm hãm sự phát triển của đất nước, ví dụ: sự phân hóa giàu nghèo, hối
lộ, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội… Đấy là những hạn chế cần có đường lối và giải
pháp mạnh để khắc phục để thúc đẩy sự phát triển của nước ta, đưa Việt Nam thành một
đất nước với nền kinh tế thị trường, sóng vai cùng các cường quốc trên năm châu.

Để đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên, chúng ta phải giải quyết rất nhiều mâu
thuẫn phức tạp. Xuất phát từ thực trạng đó, em quyết định viết để tài: “Phép biện chứng
về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường
định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta”. Vì kinh nghiệm còn hạn chế, bài tiểu luận còn
nhiều thiếu sót, em mong nhận được góp ý từ thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Em
xin cảm ơn!

3
NỘI DUNG

I. Quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật

1. Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng

Phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại, và từ đó đến nay lịch sử phát triển của nó
đã trải qua nhiều gian đoạn khác nhau gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn.
Từ phép biện chứng mộc mạc, chất phác thời cổ đại đã thể hiện rõ những tư tưởng biện
chứng khá sâu sắc như mối quan hệ quy định lẫn nhau tạo ra sự thống nhất giữa cái bất
biến với cái biến đổi, giữa cái duy nhất với số nhiều, bất kỳ sự vật nào cũng là thể thống
nhất của hai mặt đối lập vừa xung khắc nhau, vừa nương tựa vào nhau, vừa bao hàm lẫn
nhau. Thế giới vật chất tồn tại trong sự hình thành, vận động vĩnh viễn của sự thống nhất
giữa các mặt đối lập… Đặc trưng cơ bản của phép biện chứng cổ đại là tính tự phát, ngây
thơ. Cho dù còn nhiều hạn chế, nhưng nhìn chung phép biện chứng cổ đại đã coi thế giới
là chỉnh thế thống nhất giữa các bộ phận của thế giới có mối lien hệ qua lại, thâm nhập,
tác động và quy định lẫn nhau, thế giới không ngừng vận động, biến đổi. Tiếp theo đó là
phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức và đỉnh cao là phép biện chứng duy
tâm của Hêghen. Về hình thức, phép biện chứng này bao quát cả 3 lĩnh vực: logic thuần
túy, tự nhiên, biện chứng của toàn bộ quá trình lịch sử. Về nội dung, phép biện chứng chia
thành tồn tại, bản chất và khái niệm. Phép biện chứng trong giai đoạn này là sự phát triển
từ cái trừu tượng đến cái cụ thể, từ chất này sang chất khác nhờ giải quyết mâu thuẫn. Phát
triển được coi là sự tự phát triển, và là nguyên lý cơ bản nhất của phép biện chứng với
phạm trù trung tâm là “tha hóa” và khẳng định “tha hóa được diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc
trong cả tự nhiên, xã hội và tinh thần”.
Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức thời kỳ này đã xây dựng được
hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh trong một chừng mực nhất định và đã trở thành một
phương pháp tư duy triết học phổ biến. Tuy nhiên nó vẫn tồn tại một số mặt hạn chế nhất
định và sau này sẽ bị phủ định, thay thế bằng phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và
phương pháp biện chứng, giữa lý luận nhận thức và logic biện chứng. Sự ra đời của phép
biện chứng duy vật là cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy triết học, là phương pháp
tư duy khác về chất so với những phương pháp tư duy trước đó. “Nó xem xét những sự vật
và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau, trong sự

4
rằng buộc, sự vẫn động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”. Phép biện chứng duy vật
thể hiện ở 2 nguyên lý, 6 cặp phạm trù và 3 quy luật.
2. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật
2.1. Hai nguyên lí

2.1.1. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến

Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến khái quát toàn cảnh thế giới trong những mối
liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tương. Tính vô hạn của thế giới, cũng như tính vô
lượng của các sự vật, hiện tượng đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến,
được quy định bằng các mối liên hệ có hình thức, vai trò khác nhau. Trong hoạt động thực
tiễn, phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến.
2.1.2. Nguyên lí về sự phát triển

Mọi sự vật hiện tượng đều vận động từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình đó diễn ra làm cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi,
sự vật, hiện tượng vật chất mới ra đời. Phát triển là tự thân, có mặt trong cả tự nhiên, xã
hội và tư duy, rất đa dạng và phong phú. Động lực của sự phát triển là mâu thuẫn giữa các
mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng. Phát triển đi theo đường xoáy ốc, cái mời dường
như lặp lại một số điểm của cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.
2.2. Ba quy luật

2.2.1. Quy luật lượng chất


Mọi sự vật đều có lượng và chất. Lượng là tính quy định, thuộc tính vốn có của sự
vật. Chất là cái để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vât, hiện tượng khác. Mối sự vật
đều là sự thống nhất giữa chất và lượng. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút, phá vỡ độ cũ thì
chất của sự vật thay đổi căn bản. Sự vật biến thành sự vật khác. Lượng biến đổi, chưa đạt
tới mức phá vỡ độ thì chất của sự vật đã thay đổi cục bộ. Khi chất biến đổi lại tác động
ngược trở lại lượng làm lượng biến đổi hoặc lượng mới xuất hiện. Sự chuyển hóa lượng –
chất phụ thuộc vào những điều kiện nhất định.
2.2.2. Quy luật phủ định của phủ định
Quy luật này chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật. Quá trình phủ định của phủ
định tạo thành sự vận động phát triển không ngừng mang tính chu kỳ của thế giới khách
quan. Sau hai lần phủ định, sự vật dường như lặp lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn.

5
Phủ định là tự phủ định và khuynh hướng diễn ra theo vòng tròn xoáy ốc, nói lên tính tiến
lên và kế thừa trong sự phát triển.
2.2.3. Quy luật mâu thuẫn (thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập)
Quy luật này là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, nó chỉ ra nguồn gốc, động
lực của sự vận động, phát triển. Mọi sự vật đều có những mặt đối lập. Sự tác động qua lại
giữa các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn bên trong của sự vật. Mâu thuẫn tồn tại khách
quan, phổ biến trong các sự vật, hiện tượng. Các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh
với nhau. Trong đó, thống nhất là tương đối, tạm thời, đấu tranh là tuyệt đối, vĩnh viễn.
2.3. Sáu cặp phạm trù cơ bản
2.3.1. Cái riêng, cái chung, và cái đơn nhất
Sự vật, hiện tượng nào cũng có cái chung, cái riêng và cái đơn nhất, chúng tồn tại
không tách rời nhau mà tác động biện chứng với nhau, thông qua nhau mà thể hiện sự tồn
tại của mình. Nó mang tính chất tương đối và trong những điều kiện nhất định chúng có
thể chuyển hóa cho nhau.
2.3.2. Nguyên nhân và kết quả
Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân, mỗi một nguyên nhân thì sinh ra một
kết quả. Nguyên nhân luôn có trước kết quả. Giữa nguyên nhân, kết quả luôn có mối liên
hệ qua lại, quy định lẫn nhau. Một sự vật, hiện tượng ở trong mối quan hệ này là nguyên
nhân, nhưng lại là kết quả ở trong mối quan hệ khác và ngược lại tạo nên chuỗi nhân quả
vô tận. Nguyên nhân và kết quả chỉ mang tính chất tương đối và được xem xét ở trong một
mối quan hệ cụ thể.
2.3.3. Tất nhiên và ngẫu nhiên
Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ xuất phát bên trong của sự vật trong những
điều kiện nhất định phải xảy ra như thế. Ngẫu nhiên do mỗi liên hệ không bản chất, do
những nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định, có thể xuất hiện, không xuất hiện, xuất
hiện thế này hoặc xuất hiện thế khác. Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên có tính chất
tương đối. Trong điều kiện nhất định hai cái có thể chuyển hóa lẫn nhau. Giữa ngẫu nhiên
và tất nhiên có mối liên hệ biện chứng lẫn nhau. Cái tất nhiên biểu hiện thông qua vô số
cái ngẫu nhiên. Tất nhiên đóng vai trò chi phối sự phát triển, còn ngẫu nhiên làm cho sự
phát triển diễn ra nhanh hoặc chậm trong hình thức này hay hình thức khác.
2.3.4. Nội dung và hình thức
Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng.
Hình thức là phương pháp tồn tại của nội dung. Giữa nội dung và hình thức có mối liên hệ
6
qua lại, quy định lẫn nhau, trong đó nội dung giữ vài trò quy định hình thức. Nội dung thay
đổi thì hình thức cũng phải thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên hình thức cũng có tính độc
lập tương đối và tác động tích cực trở lại nội dung. Khi phù hợp nó là động lực thúc đẩy
nội dung phát triển, còn không phù hợp, nó sẽ cản trở sự phát triển của nội dung. Một nội
dung có thể thể hiện dưới nhiều hình thức và ngược lại, một hình thức có thể phù hợp với
nhiều nội dung khác nhau.
2.3.5. Bản chất và hiện tượng
Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn
định bên trong, quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Sự vật là những biểu
hiện bên ngoài. Bản chất và hiện tượng căn bản thống nhất biện chứng với nhau. Bản chất
tương đối ổn định, còn hiện tượng thường xuyên biến đổi.
2.3.6. Khả năng và hiện thực
Khả năng là cái hiện chưa xảy ra nhưng sẽ xảy ra khi có các điều kiện thích hợp.
Hiện thực là cái đang có, đang tồn tại thực sự. Trong hiện thực bao giờ cũng chứa đựng
những khả năng nhất định, ngược lại khả năng lại nằm trong hiện thực và khi đủ điều kiện
sẽ biến thành hiện thực mới. Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực diễn ra rất phức tạp.
Mỗi sự vật đều có nhiều khả năng, xuất hiện trong quá trình vận động và phát triển của nó.
Nhưng bản thân khả năng cũng luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng. Từ khả năng
đến hiện thực phải thông qua một tập hợp điều kiện thích hợp.
3. Phép biện chứng về mâu thuẫn
Mỗi sự vật, hiện tượng là một tổng thể của những mâu thuẫn khác nhau. Mỗi mâu
thuẫn có một vai trò nhất định đối với quá trình phát sinh, phát triển tất yếu của sự vật,
hiện tượng chứa đựng chúng. Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, các mâu thuẫn cùng
tồn tại trong một sự vật, hiện tượng phải tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Và sự tác động,
ảnh hưởng này tạo thành một tổng hòa tác dụng của chúng. Sự thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập trong từng mâu thuẫn chỉ có thể diễn ra trong tổng hòa tác dụng của tất cả
các mâu thuẫn cùng tồn tại trong một chỉnh thể. Vai trò động lực của mâu thuẫn đối với
chủ thể chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua tổng hòa tác dụng của chúng. Như vậy mâu
thuẫn không tác động đến chủ thể trong trạng thái riêng lẻ, đơn chiếc. Động lực phát triển
bao giờ cũng là một tổng hòa tác dụng của tất cả các mâu thuẫn.
Quá trình phát triển tất yếu của sự vật hiện tượng không chỉ chịu ảnh hưởng của
riêng một mâu thuẫn nào, dù đó là mâu thuẫn quan trọng nhất, mà chịu tác động của tất cả
các mâu thuẫn chứa đựng trong nó. Chính tổng hợp tác động này là động lực của quá trình
7
phát triển. Các mâu thuẫn bên ngoài của sự vật có thể tác động đến sự phát triển của sự vật
đó thông qua các mâu thuẫn bên trong của nó. Tức là mâu thuẫn bên ngoài tác động đến
mâu thuẫn bên trong làm cho các mâu thuẫn này biến đổi, và đến lượt chúng, chính các
mâu thuẫn bên trong của sự vật làm biến đổi chủ thể của chúng. Xét trong một điều kiện
nhất định thì mâu thuẫn bên ngoài và mâu thuẫn bên trong có thể chuyển hóa cho nhau,
mâu thuẫn bên ngoài của sự vật này cũng là mâu thuẫn bên trong của sự vật kia. Triết học
duy vật biện chứng khẳng định: các mặt đối lập cùng tồn tại với nhau trong một mâu thuẫn
nhưng vận động theo những phương hướng đối lập nhau, nên chúng bài trừ lẫn nhau, phủ
định lẫn nhau. Từ đó có thể thấy rằng đấu tranh chỉ có thể diễn ra giữa các mặt đối lập,
gắn bó với nhau một cách hợp quy luật khách quan trong một mâu thuẫn xác định, không
có thể có sự đấu tranh giữa các sự vật hiện tượng bất kỳ mà sự tồn tại của chúng hoàn toàn
không phải là kết quả của sự phân cực. Đấu tranh của các mặt đối lập bắt đầu từ sự thống
nhất của chúng. Chừng nào sự thống nhất của các mặt đối lập không còn nữa thì sự đấu
tranh của chúng cũng chấm dứt.
Sự tác động ảnh hưởng lẫn nhau giữa các mâu thuẫn có ý nghĩa to lớn. Nó đòi hỏi
người hoạt động thực tiễn, khi giải quyết bất kỳ mâu thuẫn nào của đời sống, phải cân nhắc
thần trọng đến ảnh hưởng của hoạt động giải quyết mâu thuẫn này đối với các mâu thuẫn
khác và tác động ngược lại từ các mâu thuẫn khác đối với các mâu thuẫn được giải quyết.
Mâu thuẫn không chỉ được hình thành từ thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập. Nó còn nhất thiết phải được hình thành từ sự thống nhất, theo nghĩa loại trừ đối lập,
của các phần tử không đối lập nhau. Logic của kết luận là: để có mâu thuẫn phải có mặt
đối lập, để có mặt đối lập phải có mặt không đối lập. Từ đó nổi lên mối quan hệ biện chứng
quan trọng là: đối lập phải được hình thành từ không đối lập.
Mối quan hệ thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập còn có một nghĩa khác: đấu
tranh giữa các mặt đối lập có tác dụng trở lại đối với sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
Để có sự thống nhất giữa các mặt đối lập thì phải có các mặt đối lập. Nhưng các mặt đối
lập trong một mâu thuẫn chỉ có thể tồn tại trong sự đấu tranh của chúng. Trong đấu tranh
các mặt đối lập không ngừng loại trừ lẫn nhau nhưng đồng thời cũng không ngừng tự
khẳng định mình, do đó cả hai mặt đối lập đều được kích thích, tăng cường vận động và
phát triển. Chính đó, đấu tranh là phương thức tồn tại của sự vật. Chúng ta hiểu tồn tại
không phải là tồn tại biệt lập, cách biệt với thế giới bên ngoài, mà là khẳng định mình
trong sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau, đối lập nhau.
Quan điểm này là quan trọng. Sự đấu tranh giữa các cực là một phương pháp của sự phân
8
cực. Ta vẫn quan niệm đấu tranh giữa các mặt đối lập là để giải quyết mâu thuẫn, mà khi
mâu thuẫn được giải quyết thì các mặt đối lập của mâu thuẫn không tồn tại nữa – chúng bị
tiêu diệt hoặc chuyển hóa thành các mặt đối lập khác. Vậy quan niệm cho rằng đấu tranh
giữa các mặt đối lập là điều kiện để khẳng định sự tồn tại của các mặt đối lập có trái với
quan niệm được thừa nhận không? Về thực chất thì các quan niệm này không trái ngược
với nhau. Các mặt đối lập nào thực sự tiêu biểu cho xu thế phát triển của cái mới, của cái
tiến bộ thì tồn tại và phát triển cao hơn, còn ngược lại cái nào không có đủ sức tồn tại thêm
nữa thì phải chấm dứt. Đó là nguyên tác phát triển chung của sự vật.
Như vậy từ mối liên hệ của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập với sự thống nhất của
các mặt đối lập có thể rút ra kết luận: sự thống nhất giữa các mặt đối lập không thể hiểu
đơn giản sơ lược, chỉ diễn ra một lần. Theo tinh thần biện chứng, đây là một quá trình vận
động, phát triển, một quá trình đấu tranh lâu dài.
II. Vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế với sự bất cập của cơ
chế, chính sách khai thác nguồn lực hiện nay

Trước đây người ta thường đồng nhất tăng trưởng kinh tế với phát triển, nên chạy theo
chỉ tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và thu nhập bình quân đầu người bằng
bất cứ giá nào. Nhưng càng ngày người ta càng nhận ra rằng, tăng trưởng kinh tế chỉ là
điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để phát triển. Nói cách khác, ngày nay không
thể chỉ chú ý đến tốc độ tăng trưởng mà còn phải quan tâm đến tính chất của tăng trưởng,
tức là đạt được tăng trưởng bằng cách nào, những ai tham gia, thể chế nào được hình thành
và những ai được hưởng lợi thành quả của sự tăng trưởng ấy?... Có những nước nhờ nguồn
tài nguyên giàu có (dầu mỏ, kim loại quý hiếm...), ủy thác cho các công ty xuyên quốc gia
khai thác, xuất khẩu và chia lời, nên thu nhập quốc dân tính theo đầu người tăng nhanh và
đạt mức rất cao. Nhưng chỉ một tầng lớp nhỏ bên trên được hưởng lợi, đa số người dân vẫn
nghèo đói vì sự tăng trưởng kinh tế nói trên không tác động đến phần còn lại của nền kinh
tế quốc dân. Nguồn ngoại tệ thu được chảy vào các ngân hàng của các nước phát triển chứ
không được tái đầu tư. Sự tăng trưởng kinh tế như vậy không thể coi là "sự phát triển".
Những năm qua, kinh tế tăng trưởng nhanh, các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu
quan trọng trên nhiều mặt. Nhưng, kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng
trưởng, năng suất, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối vĩ mô chưa

9
vững chắc. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng,
chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học
và công nghệ, văn hóa, xã hội, môi trường còn nhiều hạn chế, yếu kém, gây bức xúc xã
hội.
2. Mâu thuẫn giữa tính ưu việt của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với
những hạn chế trong việc tìm ra quyết sách khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường
Tính ưu việt của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa phải được thể hiện ngày càng đậm nét trước hết và chủ yếu ở khả năng bảo đảm sự
kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, trong khi đó, chúng ta chưa tìm được những giải pháp hữu hiệu để giải quyết
những hậu quả xã hội do tác động tiêu cực của những mặt trái thuộc kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế quốc tế gây ra. Nhiều vấn đề xã hội có xu hướng ngày càng gay gắt. Đặc
biệt, điều làm cho nhân dân hết sức bất bình, lo lắng là tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí,
nhũng nhiễu dân, suy thoái về tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên rất nghiêm trọng. Văn hoá lai căng có xu hướng phát
triển. Hiện tượng ma chay, cưới xin, hội hè với nhiều hủ tục được khôi phục ở nhiều nơi.
Đạo lý xã hội, gia đình xuống cấp. Tình huống mất ổn định cục bộ có khả năng xảy ra
nhiều hơn, mức độ phức tạp của tình hình gia tăng hơn… Chúng ta chưa tìm được những
phương hướng ngăn chặn có hiệu quả tình trạng đó.

3. Mâu thuẫn giữa tính tất yếu khách quan phải nâng cao sự đồng thuận xã hội
trong đổi đất nước với sự tấn công của các thế lực thù địch trong và ngoài nước nhằm
phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân là một điều kiện tất yếu để
đưa công cuộc đổi mới tiến lên mạnh mẽ hơn. Nhưng, cùng với những yếu kém của chính
chúng ta, thì sự tác động của các thế lực thù địch nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến
hoà bình” đối với nước ta bằng nhiều con đường, nhiều biện pháp và phương tiện, cả trực
tiếp lẫn gián tiếp qua một số phần tử cơ hội về chính trị để chống phá trên lĩnh vực tư
tưởng -lý luận đã làm cho một bộ phận cán bộ, Đảng viên và nhân dân phân tâm… Chúng
ta có phần còn lúng túng, hữu khuynh trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này.
4. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao tính tích cực chính trị với lối sống thực dụng
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân

10
Trong khi cuộc sống đòi hỏi phải thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của nhân dân, phát
huy đóng góp của nhân dân vào việc hoàn thiện và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới,
thì tình trạng thờ ơ chính trị, chỉ lo vun vén cho lợi ích của bản thân và gia đình, lối sống
thực dụng chạy theo đồng tiền của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân có chiều
hướng gia tăng. Chúng ta chưa tìm được cách để khắc phục tình hình này với hiệu quả cao.
5. Mâu thuẫn giữa yêu cầu đẩy mạnh đổi mới hệ thống chính trị với sự thiếu hụt
trong những biện pháp mang tính đột phá trên lĩnh vực này
Theo dấu chân phát triển của đất nước thì yêu cầu về đổi mới trong hệ thống chính trị
cũng được đẩy mạnh. Càng ở vào những thời điểm có tính bước ngoặt của sự nghiệp cách
mạng, càng thấy rõ dấu ấn nổi bật của người đứng đầu trong nắm bắt thời cơ, bắt nhịp tình
thế, kịp thời đề xuất trước tập thể những quyết sách sáng suốt, táo bạo để tháo gỡ rào cản,
tận dụng cơ hội, đẩy lùi thách thức, tạo động lực đưa đất nước phát triển đột phá.
Công cuộc đổi mới kinh tế đã phát triển tới mức đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa
việc đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, sự kết hợp hài hoà
hơn nữa giữa các bộ phận cấu thành hệ thống đó, song, chúng ta chưa có những đột phá
trên lĩnh vực này. Đã có nhiều nghị quyết, nhiều chủ trương chống quan liêu, tham nhũng,
lãng phí, nhưng hiệu quả thực tiễn còn thấp. Bộ máy của hệ thống chính trị còn quá cồng
kềnh, cơ chế vận hành chưa thật khoa học, tình trạng lẫn lộn chức năng, nhiệm vụ giữa các
bộ phận cấu thành hệ thống chính trị còn xuất hiện ở nhiều cấp, nhiều địa phương. Việc
thực hiện luật pháp, kỷ cương không nghiêm. Nhiều nơi còn vi phạm quyền làm chủ của
nhân dân. Đội ngũ cán bộ, công chức chưa đủ mạnh, phương pháp hoạt động của nhiều
cán bộ đảng, đoàn thể còn trong tình trạng viên chức hoá… Sự yếu kém đó, nếu không
được khắc phục có hiệu quả, thì một số phương diện của hệ thống chính trị sẽ trở thành
lực cản lớn đối với đổi mới trên lĩnh vực kinh tế.
6. Mâu thuẫn giữa quá trình phát triển dân chủ với tình trạng thiếu giá đỡ về
thực tiễn và lý luận cho quá trình đó
Dân chủ là một phương pháp ra quyết định tập thể trong đó mọi thành viên đều có
quyền ngang nhau khi tham gia ra quyết định. Dân chủ cũng để chỉ một hình thức nhà
nước, trong đó mọi thành viên đều tham gia vào việc ra quyết định về các vấn đề của mình,
thường bằng cách bỏ phiếu để bầu người đại diện trong quốc hội hoặc thể chế tương tự.
Trong xã hội hiện nay, dân chủ hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực đổi mới. Thực hiện
dân chủ nhân dân là yêu cầu nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ ngày thành lập
tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh quyền làm chủ của nhân dân. Chủ tịch
11
Hồ Chí Minh khẳng định, dân chủ có nghĩa “dân là chủ” và “người dân làm chủ”, cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng, quần chúng là động lực của cách mạng. Chính quần
chúng nhân dân là lực lượng cách mạng đông đảo nhất trực tiếp thực hiện đường lối cách
mạng, biến đường lối cách mạng của Đảng thành hiện thực. Người nói, trong bầu trời
không có gì quý bằng nhân dân, “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân
là chủ”.

Tuy nhiên, ở một số nơi, nhận thức và thực hành về dân chủ còn hạn chế, thực hiện
dân chủ cơ sở còn hình thức, quyền làm chủ của nhân dân chưa hoàn toàn được tôn trọng
và phát huy, chưa có cơ chế đầy đủ bảo đảm để nhân dân thực hiện vai trò chủ thể của
quyền lực. Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở một số nơi rơi
vào hình thức. Còn tình trạng lạm quyền, lộng quyền, quan liêu, cửa quyền gây phiền hà
cho nhân dân của một số cơ quan công quyền, cán bộ. Chậm thể chế hóa các chủ trương
của Đảng thành pháp luật, quy định... Hệ thống pháp luật của Việt Nam có mặt còn chưa
đồng bộ, hay thay đổi gây khó khăn cho các cơ quan thi hành pháp luật và nhân dân, ảnh
hưởng đến việc thực hành dân chủ trong xã hội... Những hạn chế đó cần sớm được khắc
phục để nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân và thực hành quyền làm chủ của nhân
dân trong thực tiễn ngày càng rộng rãi và thực chất.

7. Mâu thuẫn giữa tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với khả năng giữ
vững độc lập tự chủ trong hội nhập và khắc phục những tác động tiêu cực của hội
nhập

Phù hợp tiến trình đổi mới và đứng trước những đòi hỏi cấp bách của tình hình quốc
tế và kinh tế trong nước, Ðại hội lần thứ VII của Ðảng đã chủ trương thực hiện đường lối
đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, đánh dấu bước khởi đầu tiến trình hội nhập
quốc tế trong giai đoạn mới của nước ta. Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng cũng chỉ rõ: Tinh
thần tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là "phát huy vai trò chủ thể và tính năng động của
doanh nghiệp (DN) thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế, xúc tiến
mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới và thương hiệu mới".
Khuyến khích các DN Việt Nam hợp tác, liên doanh với DN nước ngoài và mạnh dạn đầu
tư ra nước ngoài.

12
Tuy nhiên, thực tiễn quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại
còn nhiều hạn chế. Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng chỉ rõ: "Thiếu lộ trình thật chủ động
trong hội nhập kinh tế quốc tế; chưa gắn kết chặt chẽ tiến trình hội nhập với việc hoàn
thiện pháp luật, thể chế, chính sách và cải cách cơ cấu kinh tế; việc nâng cao sức cạnh
tranh của hàng hóa, của DN và của nền kinh tế chưa theo kịp yêu cầu hội nhập".

Vì vậy, trong tiến trình mở cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới, cần phát huy lợi thế so
sánh, tạo môi trường cạnh tranh để phát triển. Ðồng thời, cần tăng cường tiềm lực và bảo
đảm an ninh kinh tế, trong đó coi trọng việc giữ vững các cân đối vĩ mô. Cùng với việc
bảo đảm an ninh lương thực và năng lượng, cần tăng nhanh dự trữ ngoại tệ, kiểm soát chặt
chẽ nợ nước ngoài; phát huy cao nhất các nguồn lực, nhất là nội lực để xây dựng nhanh
kết cấu hạ tầng và phát triển có hiệu quả một số ngành. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu
tư, chú trọng cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập những điều kiện thuận
lợi hơn nữa để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế, như vốn ODA, vốn FDI, tín dụng
thương mại và các nguồn vốn quốc tế khác. Góp phần tạo bước ngoặt về hội nhập kinh tế
quốc tế là việc phát huy tính năng động của DN thuộc mọi thành phần kinh tế.

13
KẾT LUẬN

Từ những vấn đề được nghiên cứu ở trên, chúng ta đã thấy rõ rằng mâu thuẫn giúp
cuộc sống đi lên và ngày càng phát triển bằng cách tìm ra những giải pháp để giải quyết
những mâu thuẫn đó. Những vấn đề nêu trên không phải là tất cả, cũng không phải là
tiêu biểu nhưng thông qua cách điểm danh đại thể như vậy cũng đủ cho chúng ta thấy
tính phức tạp của tình hình mà chúng ta đang cần giải quyết.

Việt Nam đang từng bước phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Vì vậy, việc giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn và những vấn đề có tính
mâu thuẫn trên đây là một điều kiện căn bản để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới,
sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Giáo trình Triết học” – dùng cho bậc Đại học – Cao đẳng – Bộ giáo dục và
đào tạo – NXB Chính trị Quốc Gia sự thật.

2. “Đổi mới ở Việt Nam – nhớ lại và suy ngẫm” – GS.TS Phạm Ngọc Quang – NXB
Tri thức – 2008

3. “Biện chứng của mâu thuẫn – nhận thức mới về quy luật mâu thuẫn” – Lê Đức
Quảng – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 200

4. “Mác- Anghen toàn tập” – NXB Chính trị, Quốc gia 1997

5. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-van-
kien-dang/chu-dong-va-tich-cuc-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-893

15

You might also like