You are on page 1of 42

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ


----------------------------------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

HÌNH TƯỢNG CON CHÓ DƯỚI NGÒI BÚT CỦA NAM


CAO VÀ LỖ TẤN

NGUYỄN NGỌC HUYỀN

Hà Nội - 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ


----------------------------------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

HÌNH TƯỢNG CON CHÓ DƯỚI NGÒI BÚT CỦA NAM CAO
VÀ LỖ TẤN

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Ngọc Huyền


Thành viên: Nguyễn Vũ Linh Anh

Hà Nội - 2022
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn do nhóm chúng tôi thực hiện. Những kết quả từ
những tác giả trước mà nhóm chúng tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn
rõ ràng, cụ thể. Không có bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên
cứu.

Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2022

Chủ nhiệm đề tài

Huyền

Nguyễn Ngọc Huyền


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành nghiên cứu khoa học lần này, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến:

Thầy giáo, TS Phạm Văn Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình, chu đáo và đưa ra những lời góp ý, lời nhận xét vô cùng quý giá trong suốt quá
trình thực hiện đề tài nghiên cứu lần này. Sự chỉ bảo tận tâm của thầy đã mang lại
cho tôi hệ thống các phương pháp, kiến thức cũng như kỹ năng hết hết sức hữu ích
để có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.

Chúng tôi xin cảm ơn giảng viên bộ môn phương pháp luận - Thầy Nguyễn
Đại Cồ Việt đã giảng dạy tận tình, chi tiết để nhóm chúng tôi có đủ kiến thức và vận
dụng chúng vào bài nghiên cứu này.

Xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà
Nội vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện đa dạng các loại sách,
tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến các bạn học đã luôn chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm, giúp đỡ tôi trong việc thu thập ngữ liệu để hoàn thành bài nghiên cứu khoa
học một cách tốt nhất!

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến
thức, trong bài nghiên cứu này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Hội đồng và các
thầy cô giáo.

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2022

Chủ nhiệm đề tài

Huyền

Nguyễn Ngọc Huyền


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 3


LỜI CẢM ƠN 4
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Bối cảnh nghiên cứu 8
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
4. Những thuật ngữ liên quan 10
5. Phương pháp nghiên cứu 11
6. Cấu trúc của bài nghiên cứu 11
PHẦN NỘI DUNG 13
Chương 1: Tư tưởng chủ đạo của Nam Cao và Lỗ Tấn 13
1.1 Tư tưởng chủ đạo trong văn chương Nam Cao 13
1.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao 13
1.1.2 Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao 15
1.1.2.1 Tư tưởng bao trùm 15
1.1.2.2 Từ Trăng sáng, Đời thừa nhìn quan điểm nghệ thuật của Nam Cao 16
1.2 Tư tưởng chủ đạo trong văn chương Lỗ Tấn 19
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn 19
1.2.2. Tuyên ngôn nghệ thuật của Lỗ Tấn 21
1.2.2.1. Tư tưởng bao trùm 21
1.2.2.2. Từ Nhật kí người điên nhìn quan điểm nghệ thuật của Lỗ Tấn 22
1.3 Nghệ thuật vì hiện thực cuộc sống - Điểm giao thoa của Nam Cao và Lỗ Tấn 23
Tiểu kết chương 1 25
Chương 2: Hình tượng con chó dưới ngòi bút của Nam Cao và Lỗ Tấn 25
2.1 Hình tượng con chó trong văn học nói chung 26
2.2 Hình tượng con chó của Nam Cao 27
2.3 Hình tượng con chó của Lỗ Tấn 29
2.4 Hình tượng con chó của Nam Cao và Lỗ Tấn từ góc nhìn so sánh 31
Tiểu kết chương 2 32
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng con chó của Nam Cao và Lỗ Tấn 32
3.1 Miêu tả ngoại hình và tính cách con chó 33
3.2 Miêu tả chuỗi hành động của con chó 34
3.3 Con chó qua mắt nhìn của nhân vật người 36
Tiểu kết chương 3 39
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nam Cao là một tài năng lớn, một cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học hiện
thực Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945. Nhà văn Lê Định Kỵ từng viết: “Có lẽ trong văn
xuôi trước cách mạng, chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo, gân guốc soi mói như của
Nam Cao”. Xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã không ngừng soi chiếu với
thực tại, gắn ngòi bút của mình với cuộc đời. Nam Cao đã đem đến cho văn chương một
lối văn mới “trên nền của chủ nghĩa hiện thực sừng sững những tòa nhà đẹp”. Trên văn
đàn Việt Nam thời kì 1930-1945, tuy là người đến muộn, xuất hiện ở chặng cuối nhưng
để lại dấu ấn mạnh mẽ. Sáng tác của Nam Cao nổi bật lên tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc
đáo luôn khiến ta suy ngẫm về hiện thực đời sống, những kiếp người những bi kịch số
phận con người bị tha hóa, bi kịch sống mòn một thời.

Nói về Lỗ Tấn chính là nhắc đến linh hồn của văn học Trung Quốc vào những năm
đầu thế kỷ 20, ông được xem là biểu tượng của văn học hiện thức Trung Quốc giai đoạn
trước Cách mạng, là người đặt nền móng cho nền văn học hiện đại mới, được đánh giá là
“trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn”1. Chặng đường đi tìm
ngành tìm nghề của mình, Lỗ Tấn đã phát hiện ra căn bệnh tinh thần quốc dân ở xã hội
Trung Quốc đương thời và quyết định chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa
bệnh tinh thần cho quốc dân Trung Hoa. Trong cuộc đời cầm cầm bút của Lỗ Tấn, ông
luôn đau đáu, suy tư về sự lương thiện trong tâm hồn con người, ông tin con người ta tha
hóa nhân tính chỉ là do hoàn cảnh đưa đẩy và chỉ cần làm cho cuộc sống tốt đẹp lên chắc
chắn con người sẽ hoàn lương. Người ta vẫn nói Lỗ Tấn là thầy thuốc tâm hồn vĩ đại của
nhân dân Trung Hoa, nhưng có lẽ tầm ảnh hưởng của ông đã lan rộng ra toàn Châu Á. Và
không phải là ngoại lệ, Lỗ Tấn cũng có một sức hút lớn đối với các độc giả trong phạm vi
đất nước Việt Nam.

Vượt qua khoảng cách về không gian và thời gian, Nam Cao và Lỗ Tấn tuy ở hai
đất nước khác nhau, sống ở những giai đoạn lịch sử riêng trong bối cảnh lịch sử - xã hội
hoàn toàn khác nhưng chúng ta tìm thấy ở hai nhà văn nổi tiếng này một sự cộng hưởng,
một điểm chung lớn trong tinh thần cách mạng, nỗi niềm trăn trở về số phận con người,
và ở tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo khi viết nên những điều có sức rung động lay
chuyển lòng người như vậy. Lỗ Tấn và Nam Cao, hai cây bút hiện thực nghĩa xuất sắc
của hai dân tộc, đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực đã góp phần nâng tầm của chủ nghĩa
hiện thực, góp phần đưa văn học thực sự là “nghệ thuật vị nhân sinh”, vì con người và
luôn hướng tới con người. Tư tưởng và tinh thần của nhà văn không chỉ xuất hiện ở tuyến
nhân vật chính, hệ thống nhân vật chủ đạo là con người mà đôi khi ẩn trong tuyến nhân

1
Quách Mạt Nhược 郭沫若 (1892-1978), nhà thơ, nhà viết kịch lớn, nhà sử học, nhà chính trị
nổi tiếng Trung Quốc.

7
vật phụ trong những nhân vật con vật còn được thể hiện một cách tinh tế, điểm xuyết
nhưng lại có đóng góp lớn trong việc thể hiện cái nhìn, tư tưởng của hai ông về con người
và về cuộc đời. Trong những tác phẩm của Nam Cao và Lỗ Tấn, chúng ta không khó để
bắt gặp những hình tượng con chó xuất hiện ấn tượng với nhiều vai trò khác nhau phản
ánh ra cái bối cảnh đã nhào nặn nên hình tượng ấy. Tuy mức độ đậm nhạt được thể hiện
có sự khác biệt nhất định nhưng không thể phủ nhận rằng con chó thực sự là một tình tiết
nghệ thuật sáng giá trong sáng tác của hai nhà văn. Trong tác phẩm Nam Cao, con chó
từng xuất hiện nhiều, thậm chí còn là nhân vật chủ chốt còn ở sáng tác của Lỗ Tấn, con
chó đôi khi là một nhân vật có lúc lại ẩn hiện trong lời nói của nhân vật khác mang lại ý
nghĩa hình tượng cao.

Ở Việt Nam, đã có khá nhiều công trình so sánh giữa Nam Cao và Lỗ Tấn. Vấn đề
so sánh về nhân vật phải kể đến như Nam Cao và Lỗ Tấn khi viết về nhân vật nghịch dị,
người tri thức, nông dân… cũng đã được một số nhà nghiên cứu, phân tích điểm qua.
Cũng có những bài nghiên cứu, bài viết nói về hình tượng con chó ở cả Việt Nam và giới
phê bình Trung Quốc nhưng đặt điểm nhìn ở góc độ so sánh để thấy được nét tương đồng
và khác biệt ở hai nhà văn thì đều chưa xuất hiện. Vì vậy, khi lựa chọn đề tài Hình tượng
con chó dưới ngòi bút của Nam Cao và Lỗ Tấn, chúng tôi mong muốn được góp phần tìm
hiểu sâu hơn giá trị tư tưởng, nghệ thuật sáng tác của mỗi nhà văn trong việc xây dựng
hình tượng con vật nói chung và hình tượng con chó nói riêng.

2. Bối cảnh nghiên cứu

Nam Cao và Lỗ Tấn là hai nhà văn lớn và có vị trí quan trọng trong nền văn học
hiện đại của Việt Nam và Trung Quốc. Giới nghiên cứu đã dành nhiều giấy mực để phân
tích đề bình về tác phẩm và cuộc đời sáng tác của hai tác giả này và cũng đã có nhiều
công trình nghiên cứu uy tín và giá trị xuất hiện ở cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Có khá nhiều những công trình nghiên cứu liên quan đến văn chương của Nam
Cao và Lỗ Tấn. Trên phương diện so sánh văn chương, công trình nghiên cứu so sánh
mang giá trị cao có thể kể đến luận án tiến sĩ của Lư Cẩm Anh So sánh văn xuôi tự sự của
Lỗ Tấn và Nam Cao (2013). Trong luận án, tác giả đã khái quát sáng tác của Lỗ Tấn và
Nam Cao trong bối cảnh nền văn học hiện đại Trung Quốc và Việt Nam, chỉ ra nội dung
tư tưởng chủ đạo của Lỗ Tấn và Nam Cao trong sáng tác văn xuôi tự sự. Bên cạnh đó, tác
giả còn làm rõ về hình thức nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật và làm nổi bật lên sự
giống và khác nhau ở phương diện nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của hai nhà văn.
Về góc nhìn so sánh nhân vật, luận văn thạc sĩ của Lê Thị Hạnh với đề tài Nhân vật
nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn từ góc nhìn so sánh (2018) đã tập trung
làm sáng tỏ hệ thống các nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn
có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của nhà văn, và đi sâu vào nghệ thuật
xây dựng nhân vật của hai nhà văn từ góc độ phân tích và so sánh. Bài viết “Chí phèo” và
“AQ chính truyện” dưới góc nhìn so sánh (2011) của thạc sĩ Lý Thị Quỳnh Anh đã khẳng

8
định những nét giống nhau trong hai tác phẩm sự gặp gỡ trong tâm hồn, nhân cách lớn
của hai nhà văn không có lý do nào ngoài sự tương đồng về hoàn cảnh xã hội sống đương
thời. Khi so sánh hai nhân vật tiêu biểu này của Nam Cao và Lỗ Tấn, tác giả nhấn mạnh
một bức tranh xã hội Việt Nam, Trung Quốc rộng lớn, hai làng quê nghèo lạc hậu đã nhào
nặn nên một Chí Phèo bị tha hóa, một AQ bị bủa vây bởi những quan niệm phong kiến.
Thế giới nhân vật của Nam Cao và Lỗ Tấn quả là đông đúc nhưng không hề lẫn với nhau,
mỗi người một dạng, ta bắt gặp ở những kiểu người ấy ở sáng tác của hai tác giả có phần
giống nhưng vẫn mang những nét riêng với những thông điệp cuộc đời khác nhau.

Trong các tác phẩm văn học, nhân vật con vật thường được đưa vào để nói lên hàm
ý tác giả muốn gửi gắm. Trong đó, loài vật được khai thác nhiều nhất không thể không kể
đến loài chó. Hình ảnh con chó đã xuất hiện và đi vào trong văn chương từ rất sớm với
hai mặt thuộc tính. Nam Cao cũng như Lỗ Tấn đã nhiều lần đưa hình tượng con chó vào
trong các tác phẩm của mình. Về kiểu hình tượng nhân vật con chó trong tác phẩm của
Nam Cao, trong phạm vi khảo sát tư liệu của chúng tôi thì chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về chủ đề này, mà mới chỉ được đề cập một cách
chừng mực trong các bài viết mang tính tổng quan, khái quát. Cụ thể có thể kể đến bài
viết Hình tượng con chó trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao (2018) của tác giả
Nguyễn Thanh Tuấn, Ngẫm về hình tượng con chó trong truyện ngắn Nam Cao (2018)
của tác giả Minh Hiếu. Bên cạnh đó, hình tượng con chó trong tác phẩm của Lỗ Tấn đã có
những công trình nghiên cứu hệ thống, xâu chuỗi qua từng tác phẩm, tiêu biểu là Phân
tích hình tượng con chó dưới ngòi bút Lỗ Tấn2 viết năm 2010 của tác giả Hoàng Dao, hay
Con chó dưới ngòi bút Lỗ Tấn3 năm 1998 của tác giả Đồng Hữu Bân.

Nhìn chung có thể thấy rằng việc phân tích hình tượng nhân vật con chó trong
những tác phẩm của Nam Cao và Lỗ Tấn mới chỉ dừng lại ở các bài bài báo, bài viết ngắn.
Đã có nhiều công trình so sánh giữa tác phẩm, phong cách, nhân vật của hai tác giả, tuy
nhiên chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào so sánh về hình tượng nhân vật con vật
nói chung hay con chó nói riêng của Nam Cao và Lỗ Tấn. Trong bối cảnh các nghiên cứu
như trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu khoa học với đề tài Hình tượng con chó dưới
ngòi bút của Nam Cao và Lỗ Tấn, đặt hình tượng con chó trong các tác phẩm của hai
tác giả trong tương quan so sánh để phân tích.

3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

2
Tên gốc: 试析鲁迅笔下的 “狗 ”形象

3
Tên gốc: 鲁迅笔下的 “狗”

9
Nghiên cứu phân tích hình tượng con chó từ đó làm rõ vai trò của nhân vật con vật
trong tác phẩm, đưa đến cho độc giả cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm của Nam Cao và
Lỗ Tấn

Cho thấy sự tương đồng, dị biệt của hai tác giả khi xây dựng loại nhân vật con vật
và kiến giải về sự giống và khác nhau đó, từ đó làm nổi bật nét riêng, sự độc đáo trong
việc xây dựng hình tượng của mỗi nhà văn.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu bao gồm:

(1) Hình tượng con chó trong truyện ngắn Nam Cao

(2) Hình tượng con chó trong truyện ngắn Lỗ Tấn

(3) Sự giống và khác nhau của hình tượng con chó dưới ngòi bút của hai tác giả

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu hình tượng con chó trong các tác phẩm của
Nam Cao và Lỗ Tấn, cụ thể là các tác phẩm của Nam Cao được sáng tác trong giai đoạn
trước cách mạng tháng 8 năm 1945 như Cái chết của con chó mực (1943), Một bữa no
(1943), Lão Hạc (1943). Trong giai đoạn này, Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc.
Các sáng tác của ông tập trung vào hai đề tài chính, người trí thức tiểu tư sản nghèo và
người nông dân nghèo. Về phần Lỗ Tấn chúng tôi lựa chọn các tác phẩm Lời phản bác
của con chó 狗的驳诘( Cỏ dại, 1925 ), Bàn qua về bộ mặt người Trung Quốc 略论
中国人的脸 (1927), Con chó bất tài của nhà tư bản “chạy tang” “丧家的” “资本家
的乏走狗 ” (鲁迅全集:第四卷) . Các tác phẩm của Lỗ Tấn đều tập trung phê phán các
căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội tự thỏa mãn. Chủ đề phê phán quốc dân
tính trong sáng tác của ông trở nên thấm thía, sâu sắc.

Tất cả các đoạn trích tác phẩm của Nam Cao trong bài nghiên cứu này được lấy từ
Nam Cao - Tác phẩm, tập I, Hà Minh Đức sưu tầm và giới thiệu, được xuất bản bởi Nhà
xuất bản Văn học, Hà Nội, 1975 và Nam Cao - Tác phẩm, tập II, Hà Minh Đức sưu tầm
và giới thiệu, được xuất bản bởi Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1977.

Tất cả các bản dịch tác phẩm của Lỗ Tấn trong bài nghiên cứu này được lấy từ Tạp
văn Lỗ Tấn, Trương Chính dịch, được xuất bản bởi Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.

4. Những thuật ngữ liên quan

Bài nghiên cứu sử dụng một số thuật ngữ của văn học nói chung và nghiên cứu
khoa học văn học nói riêng, cụ thể bao gồm:

10
(1) Hình tượng nghệ thuật trong văn học

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương
thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật nghệ thuật. Đó là chất liệu cụ
thể mà chúng ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng; qua đó thấy được tư
tưởng, tình cảm của tác giả. Hình tượng nghệ thuật là một khách thể tinh thần đặc thù. Nó
tồn tại độc lập với ý thức chủ quan của nhà văn, độc lập với ý muốn của người đọc; nhằm
thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người. Hình tượng nghệ thuật gợi ra một thực thể
toàn vẹn, sống động như thật, có diện mạo riêng, cá biệt, đặc thù, không giống nhau. Hình
tượng nghệ thuật còn là một loại kí hiệu đặc biệt để nhà văn thể hiện quan điểm, gửi gắm
tư tưởng của mình vào đời sống. Hơn thế, hình tượng nghệ thuật là một quan hệ xã hội
thẩm mĩ với tính tạo hình và biểu hiện, tính nghệ thuật.

(2) Tư tưởng nghệ thuật của nhà văn

Tư tưởng nghệ thuật thứ tư tưởng có tính tổng hợp cao rút ra từ toàn bộ tác phẩm
của nhà văn. Nói cách khác, đó là một tư tưởng bao trùm cả sự nghiệp sáng tác của nhà
văn, chi phối về căn bản toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn đó. Nếu không tiếp xúc,
không lăn lộn thực tế, không có kinh nghiệm sống, người cầm bút không thể có được tư
tưởng nghệ thuật đúng nghĩa của nó, không sáng tạo được hình tượng văn học có giá trị
nghệ thuật thật sự. Như vậy, tư tưởng nghệ thuật phải bao gồm hai mặt thống nhất đó là
giữa chủ thể và khách thể nhưng xét đến cùng chủ thể đóng vai trò quyết định.

5. Phương pháp nghiên cứu

(1) Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia:

Tham vấn ý kiến của giảng viên trong trường và giáo viên trung học phổ thông cũ.

(2) Phương pháp so sánh lịch sử - loại hình

Đặt sáng tác của hai nhà văn trong bối cảnh lịch sử xã hội hai nhà văn sinh sống,
vào sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện thực trong tiến trình văn học Trung
Quốc và văn học Việt Nam. Từ đó giúp người viết có thể tìm ra những điểm tương đồng
và khác biệt trong sáng tác của hai nhà văn này.

(3) Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp này được dùng để phân tích các dẫn chứng, từ đó, tổng hợp, khái
quát thành các luận điểm, luận cứ. Việc so sánh hình tượng con chó của Lỗ Tấn và Nam
Cao được nghiên cứu trên nhiều phương diện, từ ngoại hình đến hành động.

6. Cấu trúc của bài nghiên cứu

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu gồm 3 chương:

11
Chương 1: Tư tưởng chủ đạo của Nam Cao và Lỗ Tấn

Chương một tập trung khái quát và giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp cầm bút của
hai nhà văn lớn là Nam Cao và Lỗ Tấn từ đó làm nổi bật tư tưởng bao trùm, cách các
nhân vật được xây dựng trong sáng tác của hai nhà văn và đi đến kết luận rằng điểm
chung xuất hiện ở Nam Cao và Lỗ Tấn đó là sự hướng đến một nền nghệ thuật “vị nhân
sinh”, tấm lòng cao cả trước những cảnh đời bất hạnh.

Chương 2: Hình tượng con chó dưới ngòi bút của Nam Cao và Lỗ Tấn

Chương hai bắt đầu với bức tranh toàn cảnh về hình ảnh con chó được nhắc trong
nền văn học nói chung và làm rõ hình tượng văn học ở nhân vật con vật này. Trọng tâm
của chương hai được đặt vào việc hệ thống lại và phân tích hình tượng con chó dưới ngòi
bút của Nam Cao và Lỗ Tấn ở các tác phẩm nằm trong phạm vi nghiên cứu. Từ góc nhìn
so sánh, chúng ta sẽ thấy sự gặp gỡ cũng như sự khác biệt về ý tưởng, dụng ý nghệ thuật
của hai nhà văn khi xây dựng về hình tượng nhân vật này. Qua đó, thấy được điểm mới lạ,
nét độc đáo riêng của từng tác giả và hiểu thêm ý nghĩa của tác phẩm.

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng con chó của Nam Cao và Lỗ Tấn

Chương 3 làm rõ hơn nghệ thuật xây dựng hình tượng con chó thông qua phân tích
những nét tương đồng và khác biệt ở chương trên. Nếu như hình tượng con chó xuất hiện
trong văn Nam Cao phần lớn là con vật được khắc họa cụ thể, sinh động qua ngoại hình
và hành động thì ở Lỗ Tấn hình tượng ấy được lột tả qua tâm lý, qua tính cách đôi khi
được ẩn bởi vỏ bọc trong lời nói con người. Hình ảnh “con chó” lúc này đóng vai trò
trung gian giải tỏa cảm xúc, kết nối ngầm những tính cách liên quan giữa người với vật.

12
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Tư tưởng chủ đạo của Nam Cao và Lỗ Tấn

Nam Cao và Lỗ Tấn là hai tác giả tiêu biểu của hai nền văn học Việt Nam
và Trung Quốc. Hai nhà văn của hai đất nước, khác nhau cả về không gian thời gian
cũng như lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ… nhưng lại có cùng cách nhìn nhận về xã hội
đương thời. Nam Cao và Lỗ Tấn đều là những nhà văn viết theo xu hướng hiện thực.
Dưới ngòi bút của hai tác giả, ta thấy được sự cảm thông, chia sẻ với những buồn đau
của những kiếp lầm than, những kiếp sống mòn của thời đại lúc bấy giờ. Những nỗi
niềm đau đáu về một thời đại con người “sống mòn”, một thời đại mà “căn bệnh tinh
thần của nhân dân” cần được chữa trị đã được hai nhà văn khắc họa sâu sắc dưới ngòi
bút của mình.

1.1 Tư tưởng chủ đạo trong văn chương Nam Cao

1.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao

Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri (Trí). Quê ông tại làng Đại Hoàng,
tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà
Nam). Bút danh Nam Cao của ông được ghép từ hai chữ của tên tổng và huyện quê
hương. Ông xuất thân từ một gia đình Công giáo bậc trung. Trước Cách mạng Tháng
Tám năm 1945, Nam Cao từng theo nghề dạy học, nhưng khi trường bị đóng cửa, ông
sống bằng nghề viết báo, viết văn, làm gia sư. Thời kỳ này Nam Cao được giác ngộ
Cách mạng và tham gia sinh hoạt tổ văn hóa cứu quốc 1943. Khi cơ sở văn hóa ở Hà
Nội bị khủng bố, Nam Cao về làng tham gia phong trào Cách mạng ở địa phương. Tổng
khởi nghĩa, Nam Cao tham gia cuộc đánh chiếm Phủ Lý Nhân và làm chủ tịch xã một
thời gian, trước khi được điều lên công tác văn hóa, văn nghệ ở báo trung ương.

Năm 1943, Nam Cao tham gia nhóm văn hóa cứu quốc do Ðảng lãnh đạo.
Khi bị khủng bố gay gắt, Nam Cao về hẳn làng tham gia phong trào Việt minh ở địa
phương. Sau ngày tổng khởi nghĩa nhà văn được bầu là chủ tịch xã ít lâu sau, Nam Cao
được điều lên công tác ở hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tòa soạn báo Tiền phong, cơ
quan của hội. Năm 1946 theo đoàn quân Nam tiến vào vùng nam trung bộ. Trở về, Nam
Cao tiếp tục làm công tác thông tin tuyên truyền như viết tin, viết tài liệu, làm ca dao,
xem sách. Thời gian này Nam Cao được kết nạp vào Ðảng Cộng Sản Ðông Dương.
Tháng 11-1951 trên đường vào công tác vùng địch hậu liên khu Ba, Nam Cao bị một
toán phục kích bắn chết gần bốt Hoàng Đan, Ninh Bình, Nam Cao ngã xuống giữa lúc
đang ấp ủ cuốn tiểu thuyết lớn về quê hương chuyến đi đó nhà văn lấy tài liệu để hoàn
chỉnh tác phẩm Làng.

Nam Cao bắt đầu sự nghiệp cầm bút từ năm 1936. Những sáng tác của Nam Cao
từng lãng mạn và thơ mộng, thơ ông từng nặng nỗi buồn vu vơ. Nhưng Nam Cao nhanh

13
chóng trở về với cuộc đời thực. Cái buồn chẳng mấy chốc mà phải nhường chỗ cho
những cái lo. Nỗi cơm áo, bệnh tật, công ăn việc làm, Nam Cao không thể tiếp tục với
những thứ bay bổng “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh
trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm
than”4. Nam Cao tìm đến sự thật với tấm lòng yêu thương cuộc sống, những lớp người
và những cảnh đời đau khổ. Với những rung động xót xa đến cháy lòng trước bao ngang
trái, bất công của chế độ cũ, Nam Cao muốn phơi bày sự thật của cuộc đời và của lòng
người. Năm 1941, khi truyện ngắn Đôi lứa xứng đôi (sau đổi tên thành Chí Phèo) ra đời,
Nam Cao mới thể hiện rõ tài năng văn học độc đáo của mình. Và chính từ Chí Phèo,
phong cách văn chương và tư tưởng nghệ thuật theo chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao
đã dần được hình thành.

Trước cách mạng tháng 8, Nam Cao viết về hai hình tượng chính là người
tri thức nghèo và người nông dân nghèo. Ở người trí thức nghèo ông khai thác và làm rõ
những bi kịch mà họ phải chịu đựng trong xã hội những năm 1945. Với tài năng đồng
cảm sâu sắc Nam Cao đã khắc họa hình tượng người trí thức nghèo một cách rất chân
thật trong một xã hội đầy đau khổ. Người nông dân nghèo trong trang sách của Nam
Cao được khắc họa rất gần gũi và chân thật. Họ là những người thuộc tầng lớp thấp cổ
bé họng, nhưng dù sống trong cái nghèo khó, bị đối xử bất công họ vẫn khao khát được
sống lương thiện.

Sau cách mạng tháng 8, Nam Cam tích cực tham gia vào các hoạt động
kháng chiến cũng vì thế mà cách khai thác cũng như xây dựng hình tượng nhân vật
trong câu văn của ông có sự thay đổi rất nhiều, ông đã có hướng đi mới cho các nhân
vật của mình.

Với 15 năm cầm bút, Nam Cao đã để lại cho nền văn xuôi hiện đại Việt
Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có những kiệt tác với những tìm tòi độc đáo,
những sáng tạo mới mẻ về tư tưởng và nghệ thuật. Những truyện viết về cuộc sống tối
tăm thê thảm của người nông dân như Chí Phèo, Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua
danh, Tư cách mõ, Điếu văn, Một bữa no, Lão Hạc, Một đám cưới, Lang Rận, Dì Hảo,
Nửa đêm, v.v…; những truyện ngắn viết về tình trạng “chết mòn” của người trí thức
nghèo như Giăng sáng, Mua nhà, Những truyện không muốn viết, Truyện tình, Quên
điều độ, Cười, Nước mắt, Đời thừa và tiểu thuyết Sống mòn vẫn mang vẹn nguyên
những giá trị mà tác giả muốn gửi gắm.

4
Trăng sáng (1943)

14
1.1.2 Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao

1.1.2.1 Tư tưởng bao trùm

Nam Cao là nhà văn hiện thực kiệt xuất của thế kỉ XX. Suốt một đời cầm
bút, Nam Cao luôn trăn trở về ý nghĩa công việc viết văn mà mình theo đuổi. Qua
những giai đoạn của sự nghiệp văn chương, Nam Cao nhận ra rằng, nghệ thuật phải
được gắn liền với hiện thực, phải hướng đến và gắn bó với đời sống của quần chúng
nhân dân. Nam Cao không đồng tình với thứ văn chương xa rời, lãnh đạm với đời sống
đen tối, bất công mà con người đương thời phải chịu đựng. Trong Trăng sáng (1943),
Nam Cao đã phát biểu đanh thép cách nhìn nhận đó của mình bằng một tuyên ngôn:
“Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối,
nghệ thuật phải là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than”.

Không chỉ là hiện thực cuộc sống, cái Nam Cao muốn đi sâu vào còn là
con người hiện thực. Nam Cao viết trong Sống mòn: “Sống tức là cảm giác và tư tưởng.
Sống cũng là hành động nữa, nhưng hành động chỉ là phần phụ: có cảm giác, có tư
tưởng mới sinh ra hành động”. Một quan niệm về con người như thế đã chi phối thủ
pháp chủ nghĩa hiện thực tâm lý của Nam Cao. Nam Cao đề cao con người tư tưởng, coi
trọng đời sống bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hành động
bên ngoài. Với một quan niệm về con người như vậy, Nam Cao có khuynh hướng tìm
vào nội tâm, đi sâu vào đời sống tinh thần của con người để khám phá “con người trong
con người”, dù là viết về người nông dân hay người trí thức. Đối với Nam Cao, cái quan
trọng hơn cả trong nhiệm vụ phản ánh chân thật cuộc sống là cái chân thật của tư tưởng,
của nội tâm nhân vật. Xét đến cùng, cái quan trọng nhất trong tác phẩm không phải là
bản thân sự kiện, biến cố tự thân mà là con người trước những sự kiện, biến cố ấy. Vì
vậy, trong tác phẩm của Nam Cao, sự kiện, biến cố đối với nhà văn ít quan trọng hơn là
phản ứng của nhân vật trước sự kiện, biến cố đó. Sự miêu tả những sự kiện, biến cố bên
ngoài bị đẩy lùi xuống bình diện sau, nhường chỗ cho sự miêu tả, phân tích đời sống
tinh thần bên trong của nhân vật. Điều này đã tạo nên một chủ nghĩa hiện thực tâm lý –
đời thường mang đậm cá tính sáng tạo của Nam Cao.

Không chỉ là một nhà văn hiện thực xuất sắc, Nam Cao còn là nhà nhân
đạo chủ nghĩa lớn. Chủ nghĩa nhân đạo là cái gốc, cái nền tảng vững vàng để Nam Cao
thể hiện chủ nghĩa hiện thực. Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao khẳng định: “Một
tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác
phẩm chung cho cả đời người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau
đớn, vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho
người gần người hơn”. Như vậy, trong quan niệm của Nam Cao, chủ nghĩa nhân đạo
được đặt ra, như một yêu cầu tất yếu đối với những tác phẩm “thật có giá trị”.

15
Nam Cao là nhà văn của những người nông dân nghèo khổ và bất hạnh,
nhà văn của những người khốn khổ, tủi nhục nhất trong xã hội thực dân phong kiến.
Trái tim nhân đạo và cái nhìn sắc sảo của ông đã thấu hiểu những hoàn cảnh làm tha
hóa con người. Viết về những con người dưới đáy của xã hội, Nam Cao đã bộc lộ sự
cảm thông đặc biệt của một trái tim nhân đạo lớn. Thế giới, cuộc đời con người, mối
quan hệ giữa những con người được nhìn nhận bằng những con mắt của chính họ. Nhà
văn, trong những đánh giá và nhận xét, đã xuất phát từ lợi ích và yêu cầu của chính
những con người cùng khổ nhất, những người bị xã hội áp bức, chà đạp xuống tận bùn
đen. Nam Cao đã bảo vệ, bênh vực, minh oan cho những con người thấp cổ bé họng, bị
cuộc đời xua đuổi, hắt hủi, khinh bỉ một cách bất công.

Với trái tim đầy yêu thương của mình, Nam Cao vẫn tin rằng trong tâm hồn của
những người không còn được là người là trái tim khát khao lương thiện, khát khao được
làm người. Ông nhận ra đằng sau những bộ mặt xấu xí đến “ma chê quỷ hờn” của Thị
Nở (Chí Phèo), của mụ Lợi (Lang Rận), của Nhi (Nửa đêm). v.v… vẫn là một con
người, một tâm tính người khao khát yêu thương. Và khi được ngọn lửa tình yêu sưởi
ấm, những tâm hồn tưởng chừng đã cằn cỗi, khô héo ấy cũng ánh lên những vẻ đẹp với
những hồi hộp, vui mừng sung sướng, cũng lườm, nguýt, âu yếm, cũng e lệ, làm duyên
theo kiểu cách riêng của họ. Thậm chí, trong đáy sâu tâm hồn đen tối của một kẻ cục
súc, u mê như Chí Phèo – một kẻ đã bị cuộc đời tàn phá, huỷ hoại từ nhân hình đến
nhân tính – nhà văn vẫn nhìn thấy những rung động thật sự của tình yêu của niềm khao
khát muốn trở lại làm người lương thiện.

Có thể nói, cùng với việc lên án gay gắt những thành kiến, định kiến tồi tệ,
những sự nhục mạ danh dự và phẩm giá con người, chính việc phát hiện ra cái phần con
người còn sót lại trong một kẻ lưu manh trân trọng những khao khát nhân bản và miêu
tả những rung động trong sáng của những tâm hồn tưởng chừng đã bị cuộc đời làm cho
cằn cỗi, u mê đã làm cho Nam Cao trở thành một trong số những nhà văn nhân đạo lớn
nhất trong nền văn học hiện đại Việt Nam.

1.1.2.2 Từ Trăng sáng, Đời thừa nhìn quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

Ở giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám, tuyên ngôn nghệ thuật của
Nam Cao được thể hiện rõ nét trong Trăng sáng và Đời thừa.

Trước Cách mạng, Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán. Trong bối
cảnh lịch sử của thời kì 1930 - 1945, khi trên văn đàn công khai, chủ nghĩa lãng mạn
thoát li còn đang chiếm ưu thế, thì Nam Cao đã mượn lời của nhân vật Điền trong
Trăng sáng để phát biểu rõ quan điểm của mình: “Nghệ thuật không cần phải là ánh
trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng
đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than...”. Lời văn này chính là một tuyên ngôn

16
nghệ thuật của trường phái hiện thực, dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa lãng mạn thoát li để trở
về với chủ nghĩa hiện thực chân chính của Nam Cao.

Trước hết, Nam Cao muốn khẳng định nghệ thuật chân chính phải bắt rễ trong
đời sống hiện thực, không được thoát li đời sống. Nghệ thuật thoát li đời sống là thứ
nghệ thuật lừa dối. Ta nhìn thấy điều ấy từ cuộc đời gieo neo, vất vả của văn sĩ nghèo
Điền. Điền của Trăng sáng mang đậm hình bóng của Nam Cao. Ngòi bút của Nam Cao
và Điền đều từng lãng mạn, bay bổng, nhưng cuộc sống của họ lại bị bủa vây bởi ngàn
mối lo. Chính cái sự thật cuộc sống nghiệt ngã ấy đã giết chết bao nhiêu giấc mơ lãng
mạn từng gieo trong óc Điền. Nhiều khi Điền phải quên cái mộng văn chương để kiếm
tiền, cơm áo đã ghì Điền sát đất. Nhìn cảnh vợ vì cùng quẫn, túng thiếu “mà đánh con
lớn, chửi con nhỏ, quăng cái chổi, đá cái thúng, vừa dẫm chân bành bạch, vừa kêu
trời”, Điền thấy mình gần như tủi cực. Với tâm trạng ấy, nhìn lên trời “trăng nhởn nhơ
như một cô gái non vừa có nhân tình. Gió nhẹ nhàng đặt lên lá những bước chân vũ nữ.
Trăng tỏa mộng xuống trần gian... cho những tâm hồn khát khao ngụp lặn...”, Điền mới
nhận ra rằng “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng
lừa dối”. “Ánh trăng lừa dối” ở đây là hình ảnh tiêu biểu cho văn chương lãng mạn
thoát li, lấy “mây gió trăng hoa” làm nguồn thi hứng chủ yếu. Trong hoàn cảnh lúc bấy
giờ, khi đất nước đang rên xiết dưới gót giày giặc ngoại xâm, nhân dân đang chịu cảnh
lầm than đau khổ, thì thứ văn học chỉ đi tìm cái thi vị, cái đẹp trong thiên nhiên thuần
túy chỉ là thứ văn chương thoát li, hưởng lạc, thi vị hóa cuộc sống. Thứ nghệ thuật đó
giống như ánh trăng kia, “nó làm đẹp những cái thực ra chỉ là tầm thường xấu xí.
Trong những căn lều dột nát mà ánh trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết
bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình”. Ấy là
thứ “nghệ thuật vị nghệ thuật”, quay lưng lại với đời sống hiện thực của nhân dân.

Như vậy, qua câu nói “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối”, Nam Cao
đã lên án tính chất thoát li, phi hiện thực của các xu hướng lãng mạn tiêu cực đương
thời. Đó cũng là sự cự tuyệt của ông đối với khuynh hướng văn học thoát li khỏi đời
sống. Mặt khác, Nam Cao yêu cầu văn học phải bắt rễ từ hiện thực, nghĩa là phải trở về
với cuộc sống của hàng triệu con người đau khổ: nghệ thuật phải vị nhân sinh, phải là
“tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than...”, phải “đứng trong lao khổ mà mở
hồn ra đón lấy tất cả những vang vọng của cuộc đời”. Nghệ thuật chân chính phải nhìn
thẳng vào sự thực đó, nói lên nỗi khốn khổ của nhân dân và vì nhân dân mà lên tiếng.
Vì lẽ ấy, Trăng sáng được coi là một Tuyên ngôn nghệ thuật sâu sắc và tiến bộ của Nam
Cao. Đó là lời tâm niệm chân thành của nhà văn tiểu tư sản nguyện từ bỏ con đường
nghệ thuật lãng mạn, trở về sáng tác vì quần chúng nghèo khổ.

Với Trăng sáng, Nam Cao đã xác định được điểm đặt bút của mình là những
người cùng khổ và khẳng định quan điểm nghệ thuật hiện thực, chủ nghĩa vị nhân sinh
của mình. Chủ nghĩa ấy đối lập với quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật của chủ nghĩa

17
lãng mạn thoát li. Hơn thế nữa, là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc, có lương tâm
nghề nghiệp, ông còn muốn trau dồi ngòi bút của mình hơn nữa để nó trở thành vũ khí
sắc bén phục vụ cho đời.

Qua truyện ngắn Đời thừa, ông đã gửi gắm những suy tư và những quan niệm
sâu sắc của mình về nghề văn và sứ mạng của người cầm bút chân chính trong nhân vật
Hộ, một hóa thân của Nam Cao. Ông viết: “Văn chương không cần đến những người
thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những
người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái
gì chưa có”. Câu nói ngắn gọn nhưng đã thâu tóm những yêu cầu thật là gắt gao,
nghiêm túc đối với người sáng tác văn chương. “Văn chương không cần đến những
người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho” là cách diễn tả hình ảnh, ám chỉ
thứ văn chương đẽo gọt, khuôn sáo, hời hợt, một thứ văn chụp ảnh hoặc minh họa giản
đơn. Nam Cao kịch liệt phê phán, phản đối thứ văn chương đó, bởi theo ông “cái nghề
văn kị nhất là cái lối thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”, tức là nó tối kị sự sao
chép, bắt chước. Với một yêu cầu thật nghiêm khắc về nghề, nhà văn quan niệm: “Văn
chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn
chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Nam Cao nhấn mạnh sự sáng tạo của
nhà văn, nhưng thực chất, đây là một yêu cầu về tính chân thật trong sáng tạo nghệ thuật
chứ không phải là sự đi tìm của lạ một cách màu mè, hình thức. Khám phá cho được sự
thật, “đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi” đã là khó. Nhưng quan điểm
nghệ thuật của Nam Cao không chỉ dừng đó. Nghệ thuật còn đòi hỏi “sáng tạo những
cái gì chưa có nữa”. Đây cũng là một quan niệm rất đúng đắn về bản chất của sự sáng
tạo nghệ thuật. Và quan điểm nghệ thuật đúng đắn đó đã được thể hiện khá sinh động
trong ước mơ cao cả của nhà văn Hộ khi ông khao khát sáng tạo ra những tác phẩm có
giá trị “vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn để trở thành tác phẩm chung cho cả
loài người... làm cho người gần người hơn”. Càng cảm động và có ý nghĩa hơn khi cái
khát vọng cao cả muốn làm một người nghệ sĩ chân chính ấy lại diễn ra trong tấn bi kịch
căng thẳng giằng xé nội tâm nhân vật dữ dội - cái bi kịch muôn đời của người nghệ sĩ
trong chế độ cũ giữa lương tâm nghề nghiệp với cuộc sống cơm áo thường nhật. Hộ
trong Đời thừa là thế, và Nam Cao trong cuộc đời cũng vậy. Vượt lên trên bao hoàn
cảnh đau thương, nghiệt ngã của cuộc sống “cơm áo không đùa với khách thơ”, ông đã
để lại cho đời những tác phẩm đầy sáng tạo, xứng đáng là nhà văn hiện thực phê phán
xuất sắc trước Cách mạng tháng Tám.

18
1.2 Tư tưởng chủ đạo trong văn chương Lỗ Tấn

1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn

Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, tự là Dự Tài. Bút danh “Lỗ Tấn” được dùng
lần đầu ở tiểu thuyết bạch thoại Nhật kí người điên5 đăng trên tạp chí Tân thanh niên
năm 1918. Ông sinh vào tháng 9 năm 1881 trong một gia đình sĩ phu phong kiến đã sa
sút tại phủ thành Thiệu Hưng thuộc tỉnh Chiết Giang. Cha của Lỗ Tấn là Chu Bá Nghi,
học đến tú tài nhưng không làm quan còn mẹ ông là Lỗ Thụy, bà được xem là người có
ảnh hưởng lớn đến Lỗ Tấn. “Lỗ” trong bút danh Lỗ Tấn chính là lấy ông đã đặc biệt lấy
từ họ mẹ để kỷ niệm bà mẹ bà Lỗ Thụy, người mà ông rất yêu kính. Lỗ Tấn từ nhỏ đã
thông minh hiếu học và có một vốn kiến thức vững chắc thông qua việc đọc đủ các loại
sách kinh sử, thông thạo Tứ Thư, Ngũ Kinh … Với bối cảnh Trung Quốc đương thời,
khi nhận ra một chế độ xã hội phong kiến thối nát, trong ông cũng dần nhen nhóm tư
tưởng chống lại lễ giáo phong kiến cổ hủ ấy.

Lỗ Tấn lớn lên khi Trung Quốc đang dần trở thành một nước nửa thuộc địa và
triều đình Mãn Thanh khi ấy ngày càng suy yếu và hủ bại. Cha ông mất khi Lỗ Tấn mới
mười sáu tuổi, tình cảnh gia đình trở nên khó khăn, bị người khác khinh rẻ khiến cho Lỗ
Tấn bắt đầu có ý định muốn rời bỏ quê hương. Năm 1898, Lỗ Tấn đến Nam Kinh và
theo học trường chuyên đào tạo kĩ sư hàng hải. Một thời gian ngắn sau ông chuyển sang
trường Khoáng lộ chuyên đào tạo kĩ sư hầm mỏ học tập. Tại đây, Lỗ Tấn được tiếp xúc
với nhiều thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội tiến bộ của nhân loại. Với
thành tích học tập xuất sắc của mình, Lỗ Tấn tiếp tục được cử sang Nhật du học. Trong
bốn năm học ở Nam Kinh, Lỗ Tấn đã trực tiếp chứng kiến những diễn biến lịch sử với
ba sự kiện lớn của Trung Quốc lần lượt là cuộc Biến pháp Mậu Tuất năm 1898, Nghĩa
hòa đoàn đấu tranh phản đế và liên quân 8 nước đánh Bắc Kinh năm 1900, ký điều ước
Tân Sửu năm 1901. Từ đó, ông bắt đầu nhận thức xã hội rõ hơn và dần chuyển mình
theo con đường cách mạng.

Sau khi sang Nhật, ngành thuốc được Lỗ Tấn lựa chọn theo học với mục đích
cứu người và với niềm mong mỏi chữa bệnh cho những người nghèo khổ. Ông bắt đầu
nhận thức rõ căn bệnh tư tưởng “liệt căn tính quốc dân” của nhân dân và chuyển sang
cầm bút sáng tác văn học “nhằm dùng ngòi bút lương y của mình để đẩy lùi căn bệnh
thời đại” bắt nguồn từ buổi chiếu phim chiến tranh Nhật - Nga khi Lỗ Tấn nhìn thấy
cảnh người Trung Quốc hoan hỉ, vui mừng khi xem một người Trung Quốc làm mật
thám cho quân Nga bị quân Nhật xử tử trước đám đông nhân dân Trung Quốc. Vì vậy,
Phan Khôi khi nói về đời sống của Lỗ Tấn cũng đã đưa ra lời bình cho rằng “việc chữa
bệnh tinh thần cho người Trung Quốc còn cần kíp hơn chữa cái thân thể suy yếu của họ,
mà muốn chữa cho tinh thần họ được lành mạnh thì ngoài văn nghệ ra không có thuốc

5
Tên gốc: 狂人日记

19
gì”6. Từ năm 1907, Lỗ Tấn bắt đầu viết nhiều bài đăng báo với mục đích là “chữa tinh
thần” nhân dân nhưng chưa thực sự gây ra ảnh hưởng lớn. Dù vậy, ông vẫn luôn bền bỉ
sáng tác những tác phẩm có giá trị cao về cả lý luận và thực tiễn. Ngoài ra, ông cũng
tích cực tham gia các hoạt động của Quang Phục hội. Đến năm 1909, Lỗ Tấn trở về
nước và giảng dạy tại một số trường đại học. Ông lãnh đạo sinh viên, lập các nhóm văn
học, làm báo, tạp chí để cổ vũ cách mạng.

Lỗ Tấn ở Thượng Hải từ cuối năm 1927 cho đến ngày qua đời. Trong thời gian
mười năm ở đây, ông chuyên viết báo viết sách mà không dạy học nữa. Vào năm 1936,
Lỗ Tấn mãi mãi ra đi trong niềm thương tiếc của người dân Trung Quốc nói riêng và
người yêu văn học ông trên thế giới nói riêng. Tang lễ ông hết sức trọng thể và phủ trên
quan tài ông lá cờ đề ba chữ “Dân tộc hồn” - linh hồn của Dân tộc thể hiện sự quý mến
từ tận đáy lòng của nhân dân dành cho nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn Lỗ Tấn.

Lỗ Tấn để lại cho nhân loại một gia tài văn học với khối lượng tác phẩm đồ sộ đa
dạng các thể loại phải kể đến những thiên truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết - tấm
bia vẻ vang trên nền văn học hiện đại Trung Quốc cùng vô vàn những tạp văn có giá trị
cao và những bài dịch thuật, khảo cứu, phê bình, nghị luận khác. Hành trình đi sáng tác
của Lỗ Tấn bắt đầu từ thiên truyện Nhật ký người điên, tác phẩm đầu tay được đánh giá
là “áng văn sáng tác thứ nhất đặt nền móng cho văn học mới Trung Quốc”. Nói về
truyện ngắn giai đoạn từ 1921 đến 1927, dưới thời kỳ cách mạng Tân Hợi, sự ra đời của
hai tập Gào thét và Bàng Hoàng đã làm hiện lên bức tranh lịch sử một cách sắc nét nhất,
hiện thực cuộc sống khắc nghiệt, mâu thuẫn xã hội xảy ra gay gắt và tình cảnh của đông
đảo nhân dân vô cùng đau khổ. 14 câu truyện trong tập Gào thét chính là “tiếng thét trợ
uy do lòng đồng cảm với những người nhiệt tình”.AQ chính truyện trong tập truyện
Gào thét đã gây tiếng vang lớn là tác phẩm đi cùng năm tháng của Lỗ Tấn. Và khi mặt
trận văn hóa xuất hiện những bất đồng, 11 câu truyện trong tập Bàng hoàng như nói lên
nỗi lòng Lỗ Tấn khi phải một mình, khi cảm thấy như ở ngoài rìa cuộc sống, trong ông
lúc ấy cảm nhận được ngọn lửa trong lòng mỗi con người Trung Hoa đang le lói tắt dần.
Những dự cảm dao động đầy bi quan của Lỗ Tấn ở tập truyện này được thể hiện rõ nét
nhưng dù vậy sâu thẳm trong tác giá vẫn le lói niềm hy vọng đổi thay.

Bên cạnh cái đặc sắc của hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. thế giới tạp văn
của Lỗ Tấn cũng vô cùng độc đáo và đầy tính thời đại. Là một hình thức văn học tiểu
biểu phát triển mạnh mẽ nảy sinh từ phong trào Ngũ Tứ, Lỗ Tấn đã thành công thổi vào
thể loại này một luồng gió mới nhờ thế tạp văn có vị trí độc lập riêng trong nền văn học.
Trong sáng tác của Lỗ Tấn, số lượng tạp văn chiếm tỉ lệ lớn với hai phần ba số lượng
tác phẩm. Có thể kể đến một số tập tản văn tiêu biểu như: Nhiệt Phong 热风 (tuyển tập

6
Trích Lỗ Tấn, một đại văn hào Trung Quốc và thế giới. Bài đăng trên báo Nhân dân, Hà Nội, số ra
ngày chủ nhật 28-8-1955.

20
các bài tản văn của Lỗ Tấn từ năm 1918 đến 1924), Phần 坟 (những bài tản văn từ
1907 đến 1925), Nhị tâm tập 二 心 集 ( những bài tản văn từ 1930 đến 1931), Tam
nhàn tập 三闲集 (những bài tản văn Lỗ Tấn tại Thượng Hải năm 1927), Hoa cái tập
华盖集 , … Tạp văn là một mảng quan trọng trong sự nghiệp của Lỗ Tấn. Tạp văn Lỗ
Tấn không đơn tuần là những bài viết mang tính chính trị mà ẩn trong từng câu chữ ấy
còn là giá trị nghệ thuật và tư tưởng tiến bộ, những chất thơ, trữ tình được lan tỏa. Có ý
kiến cho rằng, tạp văn của Lỗ Tấn được coi là “luận văn có tính chất văn nghệ, vì vậy
nên sức hút của nó đến từ chính hai yếu tố chính luận và văn nghệ.”

Ngoài ra, Lỗ Tấn còn lưu dấu ấn tại những tác phẩm dịch của văn học Nga sang
tiếng Trung, những nghiên cứu lý luận mang tính giá trị cao.

1.2.2. Tuyên ngôn nghệ thuật của Lỗ Tấn

1.2.2.1. Tư tưởng bao trùm

Có thể nói, Lỗ Tấn như một chiến sĩ đấu tranh cho cách mạng cho nhân dân mà
vũ khí chính là ngòi bút sắc nét. Lỗ Tấn sau cuộc vận động “Ngũ Tứ” được nhà văn
Phan Khôi ví như “một tướng quân, thanh gươm yên ngựa, tả đột hữu xung, hễ có một
đám giặc cỏ nào là một mình ra trận, bách chiến bách thắng”. Với thiên truyện đầu tay
Nhật kí người điên, Lỗ Tấn đã thành công thể hiện một xã hội phong kiến dưới áp lực
tàn khốc của lễ giáo phong kiến cường quyền, nơi con người nơm nớp một lỗi sợ bị
“làm thịt”. Trong Nhật kí người điên, tinh thần triệt để chống phong kiến so với các tác
phẩm văn học trước chỉ dừng ở việc chống lại sự bất công của xã hội phong kiến ở một
nào đó với ước muốn xây dựng chế độ cũ với phiên bản hoàn hảo hơn. Không giống với
lối văn ấy, Lỗ Tấn sáng tác khi đứng ở lập trường cách mạng để bác bỏ triệt để chế độ
phong kiến, giai cấp thống trị tàn bạo. Tinh thần chống phong kiến còn được thể hiện
xuyên suốt những tác phẩm của Lỗ Tấn nằm chủ đạo ở các tập truyện ngắn Gào thét và
Bàng Hoàng.

Lỗ Tấn lớn lên trong giai đoạn lịch sử với nhiều chuyển biến, từ nhỏ ông đã có
mối quan hệ bền chặt, gần gũi với tầng lớp nông dân của mình, vì vậy ông rất am hiểu
người nông dân và không phải ngẫu nhiên trong nhiều tác phẩm mà ở đó nhân dân lao
động được khắc họa một cách chân thực và là nhân một trong những tuyến nhân vật
chính được Lỗ Tấn khai thác nhiều nhất. Người nông dân với muôn hình vạn trạng dáng
vẻ nhưng điểm chung giữa họ đều là những vật thấp kém mang nặng tư tưởng cổ hủ và
đau khổ khi sống trong một xã hội đương thời thối nát, ngột ngạt nơi họ bị kìm hãm cả
về thể chất lẫn tinh thần. Mâu thuẫn xã hội được Lỗ Tấn khéo léo đưa vào tạo nên sức
sống tác phẩm. AQ chính truyện là một trong những truyện ngắn tiêu biểu thể hiện tư
tưởng về khát vọng quyền sống quyền làm người của tầng lớp nhân dân, “là tiếng kêu
xé lòng của những người thuộc tầng lớp bần nông dưới xã hội cũ”. Qua cuộc đời AQ
trong AQ chính truyện, ta thấy người nông dân bị đè nén đến cùng cực đến khốn khổ

21
điêu đứng. Chính cái xã hội tồi tàn cùng cuộc cách mạng Tân hợi hời hợt đã biến những
con người ấy trở thành nạn nhân của những tấn bi kịch không tên khác nhau. Lỗ Tấn
“vẽ ra linh hồn của người Trung Quốc” mà đại diện chính là AQ để thông qua số phận
của họ khiến ta cảm rõ hơn tiếng kêu thảm thiết về quyền cơ bản - quyền được sống
quyền cơ bản của con người.

Lỗ Tấn luôn trăn trở đối về căn bệnh tinh thần cản trở con đường giải phóng dân
tộc khi nhận ra một hiện thực nghiệt ngã khi chứng kiến cảnh tượng những người Trung
Quốc hăm hở xem người Trung Quốc mình bị hành quyết bởi quân Nhật. Những áng
văn về chủ đề “phê phán quốc dân tính” luôn thấm thía và khiến nhân dân buộc phải
nhìn nhận lại chính mình và đối mặt với “căn bệnh” mà họ đang mắc phải để kịp thời
tìm kiếm phương thuốc cứu chữa. Ta bắt gặp ở Thuốc của Lỗ Tấn tư tưởng khai sáng
dân trí, với niềm mong mỏi làm sao “chữa căn bệnh tinh thần cho nhân dân”. Từng chi
tiết trong bối cảnh câu chuyện đều mang những tầng ý nghĩa sâu xa, ông mượn câu
chuyện và dùng ngòi bút sắc sảo phê phán thói mê tín di đoan, căn bệnh về sự lạc hậu,
mê muội đang bám rễ sâu trong tâm thức con người. Ta bắt ở AQ chính truyện một AQ
mang căn bệnh tinh thần mà Lỗ Tấn gọi nó là “phép thắng lợi tinh thần” bởi sự tự thỏa
mãn bản thân một cách mù quáng và bởi căn bệnh ngu dốt của chính mình. Hay ta bắt
gặp ở Nhật kí người điên căn bệnh hoảng bảo thủ, luôn lo sợ và đề phòng mọi điều xung
quanh. Hầu hết những tác phẩm của Lỗ Tấn đều mang đậm tính nhân văn đều tập trung
phê phán căn bệnh tinh thần, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh nhân dân Trung Hoa hãy
thức dậy, chạy khỏi màn đêm u tối và thoát khỏi lối mòn suy nghĩ, những mê tín lỗi thời,
gạt bỏ đi những định kiến và tiếp bước trên con đường cách mạnh vì đó là con đường
sống, con đường giải thoát duy nhất của dân tộc.

1.2.2.2. Từ Nhật kí người điên nhìn quan điểm nghệ thuật của Lỗ Tấn

Dường như Nhật kí người điên đã thể hiện được toàn bộ tư tưởng mà Lỗ Tấn đã
gửi gắm. Có thể nói rằng, tác phẩm đầu tay này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của
Lỗ Tấn, sự chuyển mình sang sự nghiệp cầm bút để chống lại chế độ phong kiến một
cách sâu sắc, chữa căn bệnh tư tưởng “liệt căn tính quốc dân quốc” của nhân dân.

Hình ảnh Người điên là hình ảnh tượng trưng cho con người thức tỉnh thất bại -
thức tỉnh tư tưởng dân chủ nhưng thật không may lại quay trở lại làm thành viên của hệ
thống phong kiến. Và khi đó niềm tin cùng hy vọng của Lỗ Tấn dành cho những đúa trẻ,
những người chân chính như câu cuối của tác phẩm “Hãy cứu lấy các em!”. Nhân vật
người điên đã lên án một xã hội một phong kiến cổ hủ trải dài lịch sử kéo bốn ngàn năm.
Khi “nhân, nghĩa, đạo đức” xen lẫn lung tung với ba chữ “ăn thịt người” đã khiến người
đọc nhận ra được sự đáng sợ khi con người ta phải sống dưới chế độ tàn bạo đầy u mê.

Diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật kẻ điên khi bị mắc bện “bách hại cuồng”,
một căn bệnh có triệu chứng tâm thần, lúc nào cũng nhìn người khác bằng con mắt quái

22
gở và vì thế, người điên luôn cảm thấy có ai đang muốn hại mình. Xã hội trong mắt
người điên chỉ tồn tại người ăn thịt và người bị ăn thịt, người điên thấy “người đàn bà
hôm qua ngoài phố vừa đánh con vừa nói: “Đồ ranh con! Tao có ăn được thịt mày một
miếng mới hả giận!” hay tên ác bị đánh chết thì Có kẻ đến moi tim moi gan đem về rán
mỡ ăn cho được can đảm”. Lỗ Tấn đã mượn hình ảnh người điên “giẫm lên cuốn sổ ghi
nợ mấy mươi đời của cụ Cố Hữu” thể hiện được tình thần chống phong kiến triệt để.
Phải nói đến sự đặc biệt của cái tên Cố Hữu nghĩa là lâu đời, là một cái tên tượng trưng
để chỉ những người bảo thủ còn cuốn sổ ghi nợ ám chỉ cho lịch sử thống trị tràng kỳ của
giai cấp phong kiến. Giẫm lên cuốn sổ ghi nợ ấy tức là thể hiện hành vi chống lại chế độ
phong kiến. Ai điên ai tỉnh có lẽ là nhân vật người điên là người tỉnh nhất, anh ta giác
ngộ được chân lý cuộc đời và nhìn thấy sự thối nát của chế độ phong kiến mà người
“tỉnh táo” trong cộng đồng người điên đang sống không nhìn được.

Không phải ngẫu nhiên sự xuất hiện của “ăn thịt người”, “ăn thịt lẫn nhau”, “ăn
thịt”,... lại nhiều đến như thế, phải chăng Lỗ Tấn muốn nhấn mạnh về nỗi sợ hãi của
người điên nói riêng và người dân Trung Quốc nói chung khi sống trong một xã hội
luôn sẵn sàng đem họ ra “làm thịt”. Lời kêu cứu “Hãy cứu lấy các em”- những mầm
non tương lai đã khép lại trang truyện với một thông điệp giàu ý nghĩa. Lỗ Tấn đã gửi
gắm vào thế hệ sau sự mong mỏi, hi vọng về một tương lai rộng mở, tươi sáng nơi
những hủ lậu truyền thống nằm in trong bóng tối. Nơi người giữa người trao nhau hạnh
phúc không còn cần nơm nớp lo sợ, làm hãi lẫn nhau.

Dẫu biết chế độ bốn ngàn năm không dễ dàng lay chuyển nhưng Lỗ Tấn đã nhận
thấy để hoàn thành sứ mệnh cao cả ấy cần phải trường kỳ, lâu dài. “Đã giác ngộ rồi thì
phải thực hiện sứ mệnh của mình, dẫu khó khăn”. Có thể nói, Nhật kí người điên là sự
lựa chọn dấn thân của Lỗ Tấn trong sự nghiệp cầm bút để theo đuổi chân lý đó.

1.3 Nghệ thuật vì hiện thực cuộc sống - Điểm giao thoa của Nam Cao và Lỗ
Tấn

Nam Cao và Lỗ Tấn đều là những nhà văn vị nhân sinh, hai ông viết nhiều và
viết hay về hiện thực cuộc sống, hiện thực con người trong xã hội đương thời. Nếu ở
Nam Cao ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm thể hiện ở sự tha hóa, mòn mỏi của con người
thì trong tác phẩm của Lỗ Tấn, ý nghĩa nhân sinh lại được thể hiện ở việc chỉ ra căn
bệnh quốc dân, thức tỉnh ý thức dân tộc.

Nam Cao viết nhiều về miếng ăn, cái đói, cái nghèo. Có thể nói cái đói, cái
nghèo đã khiến những con người xưa nay vốn chất phác, hiền lành bỗng trở nên biến
chất, tha hóa, hay thậm chí là đánh mất danh dự, lòng tự trọng tối thiểu. Đó là hình ảnh
người bà tội nghiệp, đáng thương trong Một bữa no, chỉ vì quá đói mà phải lặn lội đến
tận nhà bà phó Thụ - nhà mà đứa cháu bà đang đi ở cho người ta vừa là để thăm cháu,
vừa để kiếm một bữa cơm, nhưng mục đích chính của bà là đi tìm miếng ăn hay chỉ vì

23
tính tham ăn, thèm ăn, thiếu ăn mà người bố trong Trẻ con không biết ăn thịt chó nhẫn
tâm ăn hết phần của vợ con mình, đó là anh cu Lộ trong Tư cách mõ đã hi sinh danh dự,
lòng tự trọng của mình để đổi lấy việc được ăn ngon, ăn đủ, ăn không bỏ sót khi có cơ
hội…

Dưới ngòi bút Nam Cao, con người “sống mòn” và “chết mòn”. Như hiện thực
xã hội đương thời, cuộc đời các nhân vật đầy bi kịch. Bi kịch vì số phận nghiệt ngã của
những người lao động nghèo xung quanh, bi kịch vì cuộc đời vô vị, không lối thoát của
mình, vì một xã hội đầy bất công, ngang trái và bế tắc. Nam Cao đã đề cập đến những bi
kịch ấy một cách rất nhẹ nhàng nhưng thấm thía, đó là bi kịch sống mòn. Những người
trí thức trong sáng tác của Nam Cao luôn muốn sống một đời sống xứng đáng, có ích,
nhưng cuối cùng họ chẳng làm được gì, suốt đời vẫn cứ quanh quẩn với cuộc sống tẻ
nhạt, đáng xấu hổ. Do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, cả đời họ sống thụ động,
ngại đổi thay và đầy sợ hãi. Do đó, họ chết mòn, “sống mòn”, sống cuộc sống “đời
thừa”. Họ “mốc lên, rỉ đi, mục ra”, họ sẽ “chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống”.

Nói đến Lỗ Tấn, xuyên suốt chặng đường sáng tác, ông như một chiến sĩ đấu
tranh cho cách mạng cho nhân dân. Cả cuộc đời ông đau đáu về căn bệnh tinh thần quốc
dân ở xã hội Trung Quốc đương thời và quyết định chữa căn bệnh tinh thần cho quốc
dân Trung Hoa. Lớn lên trong giai đoạn lịch sử với nhiều chuyển biến, từ nhỏ ông đã
gần gũi với tầng lớp nông dân, vì vậy Lỗ Tấn rất am hiểu người nông dân và không phải
ngẫu nhiên trong nhiều tác phẩm mà ở đó nhân dân lao động được khắc họa một cách
chân thực và là nhân một trong những tuyến nhân vật chính được Lỗ Tấn dành ngòi bút
nhiều nhất. Hầu hết nhân vật nông dân được Lỗ Tấn viết về đều là những con người
nghèo khổ, có địa vị thấp kém và mang nặng tư tưởng cổ hủ, không buông bỏ được
những lề thói phong kiến cũ. Đã mang một số phận cùng cực như vậy rồi nhưng hiện
thực thời đại họ sống còn nghiệt ngã hơn thế. Họ sống dưới một chế độ phong kiến bị
kìm kẹp hàng ngày hàng giờ, có những cuộc đời sống mà như đã chết, điên nhưng lại
không điên. Một chuỗi ngày tháng “cù bơ cù bất” bủa vây lấy họ. Những kiếp người
khốn khổ trong văn Lỗ Tấn còn phải kể đến những nhân vật trí thức bị đầu độc bởi nền
giáo dục phong kiến. Ở họ vẫn còn vương lại những tư tưởng lệch lạc ôm mộng giàu
sang nhờ thi cử, sự thủ cựu, gàn dở, tâm lý dao động, và dễ dàng thỏa hiệp Nhưng khác
với sự cam chịu, không phản kháng của lớp người nông dân, ta bắt gặp ở bộ phận người
tri thức mà Lỗ Tấn xây dựng những phẩm chất cao quý, trong học luôn muốn vươn lên
để thoát ra khỏi hoàn cảnh tù túng cả về tinh thần lẫn vật chất này, trong họ muốn nổi
dậy chống lại cái bất công của xã hội.

Nam Cao và Lỗ Tấn đều là nhà văn lớn hướng đến nghệ thuật giúp đời, với niềm
mong mỏi thức tỉnh dân tộc. Tuy có sự khác nhau về nội dung thể hiện bởi sự tác động
của hoàn cảnh xã hội có phần không đồng nhất, Nam Cao với sự tha hóa, Lỗ Tấn là liệt
căn quốc dân tính nhưng cả Nam Cao và Lỗ Tấn đều sáng tác với đích đến hướng đến

24
đời. Có thể khẳng định rằng, hướng về con người, hướng về dân tộc luôn là kim chỉ
nam trên chặng đường cầm bút của hai hai tác giả.

Tiểu kết chương 1

Nam Cao là một tài năng lớn, một cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học
hiện thực Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945. Trên văn đàn Việt Nam thời kì 1930-1945,
tuy là người đến muộn, xuất hiện ở chặng cuối nhưng để lại dấu ấn mạnh mẽ. Là người
tham dự tiến trình ấy, có thể là chặng cuối, Nam Cao thực sự đã góp phần phát triển vào
hoàn thiện nó, góp phần khép lại một giai đoạn quan trọng nhất của nền văn học mới
Việt Nam, một giai đoạn quan trọng nhất của việc xây dựng lại nền văn xuôi tự sự mới
trong những điều kiện và tiền đề văn hóa của xã hội mới (Lại Nguyễn Ân)

Khác với Nam Cao, Lỗ Tấn là người đặt nền móng cho nền văn học hiện đại mới,
Nói về Lỗ Tấn chính là nhắc đến linh hồn của văn học Trung Quốc vào những năm đầu
thế kỷ 20, ông được xem là biểu tượng của văn học hiện thức Trung Quốc giai đoạn
trước Cách mạng.. Người ta vẫn nói Lỗ Tấn là thầy thuốc tâm hồn vĩ đại của nhân dân
Trung Hoa, nhưng có lẽ tầm ảnh hưởng của ông đã lan rộng ra toàn Châu Á. Và không
phải là ngoại lệ, Lỗ Tấn cũng có một sức hút lớn đối với các độc giả trong phạm vi đất
nước Việt Nam.

Chúng ta tìm thấy ở hai nhà văn nổi tiếng này một sự cộng hưởng, một điểm
chung lớn trong tinh thần cách mạng, nỗi niềm trăn trở về số phận con người, và ở tư
tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo khi viết nên những điều có sức rung động lay chuyển
lòng người như vậy. Lỗ Tấn và Nam Cao, hai cây bút hiện thực nghĩa xuất sắc của hai
dân tộc, đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực đã góp phần nâng tầm của chủ nghĩa hiện
thực, góp phần đưa văn học thực sự là “nghệ thuật vị nhân sinh”, vì con người và luôn
hướng tới con người. Nếu Nam Cao thương xót cho “những kiếp lầm than”, đi sâu vào
số phận của những con người bị tha hóa, bị cái nghèo làm khổ để đồng cảm thì Lỗ Tấn
lại lựa chọn dấn thân để phê phán “căn bệnh tinh thần quốc dân” từ đó cảnh tỉnh tư
tưởng trong người dân.Tư tưởng và tinh thần của nhà văn không chỉ xuất hiện ở tuyến
nhân vật chính, hệ thống nhân vật chủ đạo là con người mà đôi khi ẩn trong tuyến nhân
vật phụ trong những nhân vật con vật còn được thể hiện một cách tinh tế, điểm xuyết
nhưng lại có đóng góp lớn trong việc thể hiện cái nhìn, tư tưởng của hai ông về con
người và về cuộc đời. Như vậy, Nam Cao và Lỗ Tấn bắt đầu sự nghiệp cầm bút của
mình từ những mong muốn vì một con người đẹp hơn vì một xã hội tốt hơn và vì sự tiến
bộ của dân tộc.

25
Chương 2: Hình tượng con chó dưới ngòi bút của Nam Cao và Lỗ Tấn

Trong các tác phẩm văn học, nhân vật con vật thường được đưa vào để nói lên
hàm ý tác giả muốn gửi gắm. Trong đó, loài vật được khai thác nhiều nhất không thể
không kể đến loài chó. Hình ảnh con chó đã xuất hiện và đi vào trong văn chương từ rất
sớm với hai mặt thuộc tính, cả tích cực và tiêu cực.

Trong những tác phẩm của Nam Cao và Lỗ Tấn, chúng ta không khó để bắt gặp
những hình tượng con chó xuất hiện ấn tượng với nhiều vai trò khác nhau phản ánh ra
cái bối cảnh đã nhào nặn nên hình tượng ấy. Tuy mức độ đậm nhạt được thể hiện có sự
khác biệt nhất định nhưng không thể phủ nhận rằng con chó thực sự là một tình tiết
nghệ thuật sáng giá trong sáng tác của hai nhà văn. Trong tác phẩm Nam Cao, con chó
từng xuất hiện nhiều, thậm chí còn là nhân vật chủ chốt. Còn ở sáng tác của Lỗ Tấn, con
chó đôi khi là một nhân vật có lúc lại ẩn hiện trong lời nói của nhân vật khác mang lại ý
nghĩa hình tượng cao.

Từ việc phân tích thế giới nhân vật con vật trong các tác phẩm của Nam Cao và
Lỗ Tấn, chúng ta sẽ thấy được sự gặp gỡ cũng như khác biệt về ý tưởng xây dựng nhân
vật và dụng ý nghệ thuật mà hai tác giả gửi gắm.

2.1 Hình tượng con chó trong văn học nói chung

Trong văn học nước ngoài, không khó để tìm ra các tác phẩm khai thác về loài
vật dưới nhiều góc độ. Nói đến nhân vật con vật không thể không nhắc đến nhân vật con
chó. Chó là một trong những loài động vật gần gũi và trung thành nhất với con người,
và vì thế hình ảnh con chó thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm văn học. Là một
loài vật được khai thác nhiều nhất nhưng hình tượng con chó trong những câu chuyện
văn học chưa bao giờ gây nhàm chán cho người đọc. Từ chó hoang Đin-gô của nhà văn
Nga R. Phar Er Man đến Chú chó Shiloh của Phyllis Reynolds Naylor… mỗi tác phẩm
đều để một dấu ấn riêng trong lòng độc giả. Khi miêu tả về thế giới loài vật trung thành
này, nhân vật con chó trong mỗi câu chuyện đều thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Do đó, ta có cảm thể cảm nhận được những số phận bi thương, những cung bậc cảm xúc
mang chất người ở nhân vật đặc biệt này.

Từ văn học dân gian đến văn học viết hình ảnh con chó được thể hiện ở nhiều
hoàn cảnh, được khắc họa dưới nhiều cung bậc cảm xúc và được miêu tả nhiều cách thể
hiện bằng lối ví von, so sánh, ẩn dụ phong phú, sinh động đặc biệt là trong tục ngữ,
thành ngữ, ca dao và thơ ca. Do những tương đồng về bối cảnh văn hóa xã hội, nhất là
tác động của nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trước đây đã dẫn tới tương
đồng trong tư duy liên tưởng giữa chó và đời sống con người ở Việt Nam và Trung
Quốc, từ đó trong nền văn học hai nước cũng bắt gặp sự tương đồng nhất định ở hình
tượng con chó.

26
Hình ảnh con chó trong văn thơ Việt Nam xuất hiện nhiều trong cách biểu đạt.
Chó có lúc hiện lên thân thương với sự thông minh, là một con vật trung thành không
bao giờ phản chủ, được gia chủ yêu quý. Tiêu biểu phải kể đến nhân vật cậu Vàng của
Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Hình tượng con chó đặc biệt được
thể hiện nhiều trong kho tàng tục ngữ ở Việt Nam Con chẳng chê cha mẹ khó/ Chó
chẳng chê chủ nghèo. Mặt khác có lúc hình ảnh loài chó lại bị ví von với những hình
ảnh xấu, gây mất thiện cảm. Chó được nhắc đến với những lời chì chiết tình cảnh cuộc
sống nghèo khó, éo le hoặc hay khi nói đến những kẻ không đứng đắn, nịnh bợ, sẵn
lòng cam chịu cúi đầu chỉ vì bổng lộc, vinh hoa giả tạo hoặc vì miếng cơm manh áo.
Đây chính là hai mặt thuộc tính của hình tượng con chó trong văn học nghệ thuật.

Hình tượng con chó trong văn học nghệ thuật Trung Quốc thường được khai thác
thông qua ba khía cạnh. Thứ nhất là khía cạnh sinh học, loài chó được thể hiện là một
loài vật của tự nhiên, của thế giới hoang dã, nhằm truyền đạt nhận thức về sinh thái học
của nhà văn, chẳng hạn như tác phẩm Chó ngao Tây Tạng của Dương Chí Quân. Thứ
hai, loài chó được đề cập đến như một người bạn của con người, là nơi kí thác tinh thần,
thể hiện những nhân tình thế thái của con người. Tiêu biểu có thể kể đến Chó trắng và
xích đu của nhà văn nổi tiếng Mạc Ngôn. Thứ ba, hình tượng con chó được sử dụng với
khía cạnh tiêu cực để phản ánh các vấn đề của thời đại, phơi bày những thứ đáng phê
phán của xã hội, như trong Câu chuyện giữa cụ Hình và con chó của nhà văn Trương
Hiền Lượng, hay Mệt mỏi sống chết của Mạc Ngôn.

Hình tượng nghệ thuật được tạo nên từ rất nhiều yếu tố nghệ thuật: ngoại hình và
tính cách, tâm lý và xung đột nội tâm, ngôn ngữ và hành động nhân vật… Đặc biệt là
tuyến nhân vật thường bị xem là làm nền như hình tượng nhân vật con vật, thì khi ấy
hình tượng con vật không chỉ thể hiện độc lập mà được thể hiện trong những mối quan
hệ với những nhân vật xung quanh khiến cho vai trò nhân vật này càng trở nên phong
phú và đa dạng. Dưới ngòi bút của Nam Cao và Lỗ Tấn, hai tác giả lựa chọn những
cách biểu đạt và xây dựng nhân vật con chó tuy có sự khác nhau nhưng đều cùng hướng
đến làm nổi bật lên tư tưởng chủ đạo chính.

2.2 Hình tượng con chó của Nam Cao

Trong các truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, hình tượng chó xuất hiện ấn tượng
với nhiều vai trò khác nhau. Con chó dưới ngòi bút của Nam Cao phần nhiều được hình
thành dựa trên mô phỏng thân phận, hoàn cảnh gia chủ, mang đậm hình bóng của chủ,
hay có thể gọi là “chủ nào chó nấy”. Điều này đã tạo nên những đặc sắc trong cách miêu
tả chó của Nam Cao.

Chó trong văn Nam Cao được chia thành hai dạng nổi bật: chó của người nghèo
và chó trong nhà giàu. Những con chó được miêu tả với những đặc điểm khác nhau,
tương ứng với thân phận và địa vị của chủ nhân.

27
Chó của người nông dân nghèo thường nhỏ gầy và hiền lành. “Con chó đã nhận
ra chủ cũ. Nó đứng lặng vẫy đuôi, đầu cúi xuống, hai mắt nhèm ươn ướt như tủi phận”
(Cái chết của con chó mực). Như người chủ khốn khổ, hình ảnh con chó cũng bị chi
phối mạnh mẽ bởi số phận thấp hèn, đến mức tự bản thân chúng cũng tự “tủi phận”.
Chủ của chúng là những người nông dân nghèo khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ
mặc. Vậy nên những con chó cũng phải chịu đói khát triền miên từ ngày này qua ngày
khác, từ tháng này qua tháng khác.

Trong văn hóa người Việt, loài chó vốn được nuôi để trông nhà giữ cửa. Nhưng
người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao thì hầu như không có tài sản gì đáng kể,
ngay cả chính bản thân họ cũng “không đáng giá một đồng xu nhỏ”. Vậy nên vai trò giữ
nhà, tài sản và gia chủ của những con chó cũng không được phát huy, bởi làm gì có tài
sản gì mà giữ. Mà ngược lại, chính nó lại trở thành một tài sản quý báu của người chủ.
Như với Lão Hạc: “Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi đã hiểu tại sao lão không muốn bán con
chó Vàng của lão. Lão chỉ có một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi
bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả buồn?
Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi nó là cậu
Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão
lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm trong một cái bát như một
nhà giàu. Lão ăn gì lão cũng chia cho nó cùng ăn. Những buổi tối khi lão uống rượu thì
nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta
gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu
yêu về bố nó” (Lão Hạc). Lão nghèo đói đến nỗi phải tính bán con chó để ăn, nhưng lão
xót lắm, con chó là khối tài sản to lớn và quý giá mà lão chắt chiu từng đồng để nuôi.
Lão thương nó như con. Trước khi đưa ra quyết định bán con chó Vàng, lão Hạc đã phải
đấu tranh tư tưởng một cách khổ sở. Sau khi bán con chó rồi lão còn đau đớn, hối lỗi
gấp bội phần. Và cho đến lúc chết vẫn dằn vặt, đau đớn, ân hận, nhắm mắt không yên vì
đã lừa con chó.

Đối lập với hình ảnh những con chó của người nông dân nghèo là những con chó
to cao, béo tốt, khỏe mạnh và cực kỳ hung dữ của bọn địa chủ và phú nông. Chúng
khiến bà cụ khốn khổ trong Một bữa no phải phát khiếp, sợ hãi không dám tiến lên “Vả
lại chó nhà giàu dữ lắm. Nhà bà phó Thụ có những ba con chó đẫy đà, lực lưỡng”...
“Những con chó nhà bà phó Thụ chúng dữ ghê gớm lắm. Bà lão nghĩ đến chúng còn
chết khiếp. Cái lần bà đưa cái Đĩ vào, một người nhà phải cầm cái gậy to tướng ra đe.
Ấy thế mà cả ba con cùng hồng hộc chạy ra. Chúng vây lấy bà già rách rưới. Con nào
cũng uốn cong cái lưng xuống, hếch cái mõm đen thui lên, nhe ra những cái răng trắng
nhơn nhớn và nhọn sắc”. Những con chó này thường có hình dáng bên ngoài to cao và
đặc biệt hung dữ hơn hẳn so với đặc điểm chung của loài. Xuất phát từ dụng ý nghệ
thuật là làm rõ vai trò giữ nhà, tài sản và bảo vệ gia chủ, đồng thời khẳng định khối tài
sản lớn của chủ nhân chúng, Nam Cao đã cố tình phóng đại các đặc điểm trên. Và trong

28
khi những người nghèo khổ chỉ có một con chó quý, những kẻ địa chủ phú nông lại
chẳng thiếu tiền để nuôi dăm bảy con. “Nhà bà phó Thụ có những ba con chó đẫy đà,
lực lưỡng” (Một bữa no). Điều này càng làm cho sức mạnh và sự hung dữ của chúng
tăng lên gấp bội, vai trò giữ nhà, giữ tài sản và bảo vệ gia chủ được phát huy cao độ.

Những con chó to cao, béo tốt, khỏe mạnh và cực kỳ hung dữ này đã làm tốt vai
trò của mình. Chúng như những hung thần giữ cửa không một kẻ lạ mặt nào có thể qua
mắt được. Chúng có thể xé xác, lôi xương bất kỳ kẻ nào dám lân la đến gần nhà cửa, tài
sản và gia chủ nó. “Chúng ngoạm những cái cột giậu, kêu sồn sột. Chúng lay thật mạnh,
hục hặc như muốn bẻ gãy cái cột để lao vào đầu người ta... Bà lão với đứa cháu cứ rúm
cả tay chân lại. Cháu nép vào bà, bà nép vào người nhà bà phó Thụ. Chị người nhà thì
luôn tay vụt cái gậy bên này, bên nọ, đằng sau, đằng trước và quát mắng. Ấy thế mà
một con chó xông vào được, chỉ một tí nữa nó xơi chân bà một miếng” (Một bữa no).
Chúng dữ dằn với người ngoài, như một kẻ bầy tôi đã được chủ nhà nhào nặn thành:
"Lúc thiến, người ta rắc mảnh chai tán nhỏ vào. Vết thiến lành dúm mảnh chai ở bên
trong gây cho con vật một nỗi đau ngứa ngáy, suốt đời không khỏi. Nỗi đau làm tội nó.
Nó bứt rứt, khổ sở, cáu kỉnh, nên bạ thấy người nào lại nào cũng lăn xả vào chân, hoặp
một miếng, ray thịt người ta cho hả giận" (Một bữa no).

Với nguyên tắc khắc họa chó theo kiểu “mô phỏng thân phận, hoàn cảnh gia
chủ”, kết hợp với thủ pháp nhân hóa và nghệ thuật lột tả nội tâm của thân chủ, Nam Cao
đã khắc họa hình tượng loài chó một cách đặc sắc với nhiều đặc điểm thú vị làm nổi bật
hình tượng con chó. Con chó của người nghèo thì thấp bé, tủi hờn, hiền lành, ngoan
ngoãn. Con chó là tài sản quý giá của người nông dân nghèo, họ chắt chiu dành dụm để
nuôi được một con chó. Con chó của nhà giàu thì to lớn, lực lưỡng, dữ tợn. Người có
tiền nuôi chó để giữ tài sản, bởi vậy mỗi nhà có khi có dăm bảy con chó. Đây chính là
dấu ấn của phương thức nghệ thuật miêu tả chó theo kiểu mô phỏng bóng hình của chủ.

2.3 Hình tượng con chó của Lỗ Tấn

Trong nền văn học hiện đại và đương đại của Trung Quốc, hình tượng con chó
thường được khắc họa bởi những đặc tính trung thành, biết ơn nhưng trong đó cũng có
không ít tác phẩm lại sử dụng “bản tính chó” để lột tả sự thấp kém, và gắn với những
hình ảnh xấu, gây mất cảm tình. Vì vậy, chúng ta rất dễ bắt gặp hình tượng con chó
trong các tác phẩm văn học mang sự “người hóa”. Tác giả đã thông qua biện pháp nhân
hóa, ẩn dụ để thể hiện “bản chất xấu của loài chó”, phê phán bản chất xấu xa của con
người từ góc nhìn của con vật này, đồng thời phơi bày cái xấu xa của xã hội đương thời
và cái bao trùm của bóng tối hiện thực nghiệt ngã.

Dưới ngòi bút của Lỗ Tấn, con chó đôi khi là một nhân vật có lúc lại ẩn hiện
trong lời nói của nhân vật khác, nhân vật con vật đặc biệt này cũng được sáng tạo bởi
lối ẩn dụ tượng trưng vô cùng đặc trưng của tác giả và dần đã trở thành một biểu tượng

29
rất riêng trong văn Lỗ Tấn. Tác giả đã sử dụng hình tượng con chó để so sánh một cách
khéo léo với một loại tính cách dân tộc, một nền văn hóa và một cá tính chính trị nào đó
với mục đích phê phán một chế độ bất công trong một xã hội phong kiến cổ hủ, có thể
kể đến Lời phản bác của con chó- tác phẩm làm nổi bật hình tượng này.

Trong tác phẩm Lời phản bác của con chó, con chó đóng vai trò như một chủ thể
chính, là một nhân vật có hình hài và tích cách, nó xuất hiện với tiếng sủa hống hách
trong giấc mơ của “tôi” khi “thấy mình đang đi trong một ngõ hẹp, áo và giày đều rách
bươm, hệt như một kẻ ăn mày”. Lỗ Tấn họa lên một chó được xem là “có quyền có thế”
hay được bắt gặp trong đời sống hàng ngày. Nó đánh giá người ta bằng con mắt dò xét
những gì “tôi” ăn mặc và thể hiện để rồi quyết định sủa hoặc không. Lại phải kể đến con
vật này tự thấy “xấu hổ” nhận mình “sao được như giống người” ấy là bởi vì nó
“không biết phân biệt đồng và bạc, vẫn không biết phân biệt vải và lụa, vẫn không biết
phân biệt quan và dân, vẫn không biết phân biệt chủ và tớ, vẫn không biết…”, “tôi” lúc
này thấy sự xấu hổ của con chó không hơn kém gì một lời xúc phạm đánh thẳng vào
lòng tự trọng bởi ta cảm nhận được trong “tôi” lúc đầu đã chuyển từ kiêu ngạo sang
"căm phẫn", và cuối cùng dùng hết sức mình để trốn thoát. Lẽ ra “tôi” là người có
quyền nói quyền phản bác nhưng lại lựa chọn trốn chạy trong sự bối rối xấu hổ như thể
bị xúc phạm, và đem cái quyền vốn dĩ là của mình nhường lại cho con chó phía sau
lưng. Loài chó vốn luôn bị con người coi thường, giờ đây dường lại vô tình trở thành
những vị giám khảo lạnh lùng thờ ơ soi xét xã hội loài người qua ánh mắt đấy sự đánh
giá và nghi vấn. Mặt khác ở hình tượng này còn

Hình tượng con chó đi vào trong những tạp văn Lỗ Tấn cũng đầy tinh tế và đầy
sắc sảo. Trước hết ta phải nói đến thể loại tạp văn của Lỗ Tấn, tạp văn của ông được
nhận diện bởi tính hình tượng độc đáo mang ý nghĩa châm biếm, sự trào phúng đi cùng
đả kích sâu cay và chất nghị luận trữ tình bi thương, hào hùng. Chi tiết “con chó” xuất
hiện trong hai tạp văn Bàn qua về bộ mặt người Trung Quốc 略 论 中 国 人 的 脸
(1927)và Con chó bất tài của nhà tư bản “chạy tang” “丧家的” “资本家的乏走狗”
(鲁迅全集:第四卷)phần lớn đều nghiêng về ý nghĩa châm biếm, mỉa mai trong vế đầu
tiên được nói trên.

Trong tác phẩm Bàn qua về bộ mặt người Trung Quốc 略论中国人的脸 ,
con chó được nhắc đến với vai trò chỉ dẫn cho giả thuyết về cái thú tính trên mặt người
Trung Quốc không hề có hay là theo thời gian đã mất đi và “nếu như về sau mới mất,
tức là dần dần chúng ta đã gột sạch đi và chỉ còn lại nhân tính nữa, hoặc chẳng qua
dần dần chúng ta đã trở thành thuần thục đi như thế”. Từ đó góp phần lý giải cho nỗi
buồn của người dân Trung Quốc đang dần bị mất tính người và dần dần bị “thuần hóa”
như những loài vật “trâu rừng trở thành trâu nhà, lợn rừng trở thành lợn nhà, sói trở
thành chó, dã tính đã mất đi, nhưng chỉ đủ để làm cho người chăn nuôi mừng, chứ
không ích gì cho bản thân cả”. Ở đây, Lỗ Tẫn đã mượn hình ảnh so sánh với các con

30
vật mà “dã tính đã mất đi” để ám chỉ những người dân sống trong chế độ phong kiến lỗi
thời kìm kẹp đang mất dần nhận thức về tính dân tộc, thiếu vắng tinh thần phản kháng
của con người thời đại.

Đến với Con chó bất tài của nhà tư bản “chạy tang” “ 丧家的 ” “资本家的乏
走狗 ”, ta nhận thấy sự đặc biệt khác lạ khi “con chó” được xuất hiện ngay từ trong tên
tác phẩm. Không phải vì cả tác phẩm tạp văn Con chó bất tài của nhà tư bản “chạy
tang” “ 丧家的 ” “ 资本家的乏走狗 ” Lỗ Tấn viết về một nhân vật con chó “thật”, mà
“con chó” tác giả muốn nói ở đây thực chất là sự châm biếm cho dạng người theo Lỗ
Tấn là đáng chê cười. Nếu như 狗 mang ý nghĩa không hơn không kém là chó nhưng
khi thêm 走 vào thì từ ghép 走狗 lại mang một ý nghĩa ví von khác là tẩu cẩu (chó săn)
thường dùng để chỉ những hạng người bị kẻ xấu mua chuộc và giúp làm việc xấu xa,
độc ác, và trong ngữ cảnh này 走狗 mà Lỗ Tấn sử dụng mang nghĩa là bè lũ tay sai.
“Phàm là chó hai chân, mặc dù chỉ do một nhà tư bản nuôi, nhưng kỳ thực thuộc về tất
cả các nhà tư bản. Cho nên gặp bất cứ người sang trọng nào, nó cũng tỏ ra thuần thục,
hiền lành, mà gặp bất cứ người nghèo khổ nào, nó cũng sủa váng lên”. Đây quả là lời
bình đầy sinh động về sự phô trương quyền lực của tay sai tư bản qua đó thể hiện sự xấu
xa của việc thiếu lập trường dân tộc và tình cảm dân tộc của một người dân Trung Quốc
nhưng lại đi phục sự nhà tư bản vì ánh sáng hoàng nhoáng của sự giàu sang. Hình tượng
con chó lúc này được Lỗ Tấn đem vào để lột tả khía cạnh tiêu cực của để phản ánh các
vấn đề của thời đại, phơi bày những thứ đáng phê phán của xã hội.

Với việc sử dụng những đặc tính của con chó, Lỗ Tấn đã thổi vào trong hình
tượng này tính nội hàm biểu trưng đa dạng. Con chó dưới ngòi bút của Lỗ Tấn được
miêu tả, nghị luận một cách độc đáo khác lạ tạo sợi dây kết nối với người, phản ánh con
người dựa trên sự tương đồng về đặc tính, bản chất giữa người và vật.

2.4 Hình tượng con chó của Nam Cao và Lỗ Tấn từ góc nhìn so sánh

Cùng đưa con chó vào trong tác phẩm của mình, nhưng hình tượng con chó trong
văn Nam Cao và Lỗ Tấn lại mang nhiều điểm khác biệt. Con chó dưới ngòi bút Nam
Cao được chia thành hai dạng, chó nhà giàu và chó nhà nghèo. Hình tượng con chó luôn
mang bóng hình của chủ, “chủ nào chó nấy”, hình tượng con chó góp phần phản ánh
hình ảnh thân chủ. Nhưng chung quy thì con chó của Nam Cao đúng là con chó, còn
con chó của Lỗ Tấn thì hơn cả một con chó. Lỗ Tấn đưa tư tưởng của mình vào hình
tượng con chó. Lỗ Tấn đã sử dụng hình tượng con chó để so sánh một cách khéo léo với
một loại tính cách dân tộc, một nền văn hóa và một cá tính chính trị nào đó với mục
đích phê phán một chế độ bất công trong một xã hội phong kiến cổ hủ.

Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể đến từ mục đích sáng tác của hai tác giả.
Nam Cao viết văn với mục đích chính là để phơi bày hiện thực, phê phán hiện thực, để
đồng cảm với những kiếp người nhỏ bé, những số phận đáng thương do nghịch cảnh tạo
31
nên. Do vậy, ông miêu tả con chó với tư cách là một tấm gương phản chiếu người chủ.
Con chó nào khốn khổ, gây thương cảm thì chủ của nó cũng có điều nào đó đáng
thương. Con nào dữ dằn, đáng ghét thì chủ của nó cũng ghê gớm chẳng vừa. Bên cạnh
đó, Lỗ Tấn lại hướng đến việc khai sáng, phê phán quốc dân tính, nên con chó của ông
cũng được khai thác để thể hiện sự bất mãn, sự lên án, phản đối qua những câu từ ẩn dụ.
Con chó có khi hiện lên đầy nhân tính để phiếm chỉ một “con” người nào đó mà ông
muốn châm biếm mỉa mai. Hình tượng con chó thường được đưa vào ngòi bút để lột tả
khía cạnh tiêu cực nào đó, hoặc để phản ánh các vấn đề của thời đại, phơi bày những
thứ đáng phê phán của xã hội đương thời. Nhìn chung, hình tượng con chó trong các tác
phẩm của Nam Cao và Lỗ Tấn đều tương đối đa dạng, không con nào giống con nào.

Tiểu kết chương 2

Các loài động vật với những hình dạng và phương thức sinh tồn khác nhau, đã
đem lại cho con người những cảm nhận tâm lí về chúng khác nhau... Trong đó, chó là
một trong những loài động vật được thuần dưỡng sớm nhất và luôn sống gần gũi với
con người. Vì thế, hình ảnh con chó xuất hiện khá nhiều trong văn học nghệ thuật ở các
nước trên thế giới. Đặc biệt, khi văn học tiến đến giai đoạn chủ nghĩa hiện thực, hình
ảnh con chó càng được đưa vào nhiều trong tác phẩm để làm bật tư tưởng chủ đạo của
tác giả.

Là hai ngòi bút tiêu biểu của chủ nghĩa văn chương vì hiện thực cuộc sống, Nam
Cao và Lỗ Tấn cũng viết nhiều về chó, hình tượng con chó dưới ngòi bút hai tác giả
được khai thác dưới các góc độ khác nhau, với những dụng ý nghệ thuật khác nhau.
Bằng cách “mô phỏng thân phận, hoàn cảnh gia chủ”, Nam Cao đã khắc họa hình tượng
loài chó một cách đặc sắc với nhiều đặc điểm thú vị làm nổi bật hình tượng con chó.
Thông qua con chó, ta phần nào nhìn ra được hoàn cảnh sống, tích cách và thân phận
chủ nhân nó. Con chó của Lỗ Tấn thì lại mang tính hình tượng cao. Lỗ Tấn đã thổi vào
trong hình tượng này tính nội hàm biểu trưng đa dạng, để từ đó phê phán một cách khéo
léo với một loại tính cách dân tộc, một nền văn hóa và một cá tính chính trị nào đó. Việc
xây dựng hình tượng con chó đã góp phần làm rõ ý đồ nghệ thuật mà tác giả muốn
truyền tải, từ đó tạo nên thành công của tác phẩm.

32
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng con chó của Nam Cao và Lỗ
Tấn

3.1 Miêu tả ngoại hình và tính cách con chó

Các nhân vật của Nam Cao, dù là nhân vật con người hay nhân vật con vật, đều
được chú trọng miêu tả ngoại hình và tính cách. Con chó dưới ngòi bút Nam Cao cũng
hiện lên đa dạng và phong phú, không con nào giống con nào.

Trong Cái chết của con chó Mực, con Mực là một con chó "bẩn ghê gớm quá,
lông rụng từng mảng, thịt trắng lộ ra có nơi sần mụn nữa". Tác giả đặc tả những yếu tố
khiến con chó trông thật gớm ghiếc. Ngoại hình ấy đã bộc lộ hoàn cảnh sống của nó, già
nua và bị bỏ bê. Người ta chỉ chờ một ngày để thịt nó. Đó là ngoại hình, còn cái tính nết
nó mới là tính xấu: "Già hơn trong hai con chó của nhà. Nhưng cũng là con nhiều nết
xấu. Nó tục ăn: đó là thường. Nó nhiều vắt: cái ấy đủ khổ cho nó. Nó cắn càn: ấy là cái
khổ của bọn ăn mày. Nhưng nó lại sủa như một con gà gáy: cái này thì không thể nào
tha thứ được". Tất cả những thứ ấy đã khiến người đọc hình dung ra được một con chó
già nua, tục ăn, đầy vắt, sủa nhiều, một con chó “đã đến lúc”.

Ở Một bữa no, những con chó lại hiện lên thật “đẫy đà, lực lưỡng”. Chúng là
chó nhà giàu, chúng to lớn, rắn chắc và dữ dằn kinh khủng. Chúng làm bà lão nghèo đói
phát khiếp không dám ho he gì. Ngoại hình của những con chó to lớn này chỉ được
miêu tả thoáng qua, bởi tất cả những sự dữ dằn của chúng đã được thể hiện rõ ràng
trong chuỗi hành động.

Con chó Vàng trong Lão Hạc lại không xuất hiện với hình dáng, màu lông, tập
tính. Thay vào đó, Vàng xuất hiện qua những dòng kể tự sự của nhân vật ông giáo “Lão
gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có
việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm trong một
cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì lão cũng chia cho nó cùng ăn. Những buổi tối, khi
lão uống rượu, thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một
miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói
với một đứa cháu bé về bố nó.” Qua lời nhân vật ông giáo, hình ảnh cậu Vàng hiện lên
là một con chó ngoan ngoãn và được chủ thương yêu cưng chiều hết mực. “Lão Hạc ơi!
Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão. Lão chỉ còn một
mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi biền biệt. Già rồi mà ngày cũng như
đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn? Những lúc buồn, có con chó làm
bạn thì cũng đỡ buồn một chút” Cậu Vàng đã trở thành người bạn của lão Hạc trong
những tháng ngày buồn tủi đằng đẵng.

Nếu như con chó dưới ngòi bút Nam Cao tương đối được chú trọng ngoại hình
và tính cách thì ở Lỗ Tấn, bề ngoài của con chó lại chỉ được những nét điểm xuyết
thoáng qua. Trong Lời phản bác của con chó, “tôi” ở trong mơ ngay lập tức ấn tượng

33
với tiếng sủa bất chợt vang lên của một con chó và từ từ quay người lại. Cảm xúc “tôi”
khi nhìn thấy dáng vẻ con chó không giấu nổi sự kinh ngạc và không kìm được mà phải
thốt lên “Xì, câm mồm! Đồ chó xu phụ!”. “Xu phụ” mang nét nghĩa quyền thế, ta có thể
hiểu “Đồ chó xu phụ” chính là chỉ con chó trước mặt “tôi” đây quả là một con chó
quyền uy, có phần phô trương quyền lực và chắc chắn dáng dấp của con chó này cũng
không tồi mới khiến “tôi” phải kinh ngạc đến thế. Cuộc đối thoại không dài chỉ vỏn vẹn
hai ba câu giữa “tôi” và con chó nhưng đã phần nào lột tả được tính cách của cả hai bên.
Một bên “tôi” với “áo và giày đều rách bươm, hệt như một kẻ ăn mày” vốn dĩ ở vị thế
người lại tỏ ra sợ hãi và lựa chọn tháo chạy một bên là con chó “xu phụ” với dáng vẻ
quyền lực bây giờ đã không còn yếu thế, ngẫu nhiên lại trở ngược đánh giá lại phía con
người.

Đặc tính của con chó trong Bàn qua về bộ mặt người Trung Quốc 略论中国
人的脸, tuy không được Lỗ Tấn đặc tả nhiều nhưng chỉ với một câu văn so sánh đầy ẩn
dụ“...sói trở thành chó, dã tính đã mất đi, nhưng chỉ đủ để làm cho người chăn nuôi
mừng, chứ không ích gì cho bản thân cả” ta đều có thể thấy được đặc tính tiêu biểu ở
loài vật này . Ngày trước, sói và người thường cạnh tranh thức ăn với nhau, sói mang
bản tính hoang dã tự nhiên nay được thuần hóa và dần dần có bản chất thân thiện của
chó. Lỗ Tấn bằng lối ẩn dụ tài tình của mình cho ta thấy sự hoang dã đang dần mất đi
của loài sói cũng chính là sự thiếu vắng bản chất sẵn có trên khuôn mặt người Trung
Quốc hay đó còn chính là tính dân tộc, bản chất phản kháng vì dân tộc của người dân
đang dần bị chôn vùi dưới một chế độ xã hội tồi tàn. Chỉ ra nét tích cách dễ bị sai bảo,
vô cùng nghe lời của loài chó chính là chỉ ra xu hướng một bộ phận người dân đang dần
“ngoan ngoãn” và trở nên “nghe lời” hơn. Rõ ràng, chỉ với hành động nhỏ, một nét tính
cách đặc trưng, Lỗ Tấn đã phơi bày đầy đủ những vấn đề của thời đại một cách sâu sắc.

3.2 Miêu tả chuỗi hành động của con chó

Hành động là yếu tố thể hiện mối quan hệ tương tác của nhân vật với cộng đồng,
với môi trường sống, góp phần thể hiện tính cách nhân vật. Con chó trong văn Nam Cao
cũng được chú trọng miêu tả chuỗi hành động để tự bộc lộ nét tính cách.

Trong Cái chết của con chó Mực, con Mực hiện lên là một con chó trung thành,
mến chủ. Từ việc chạy lại khi chủ đi xa về “Nhưng kẻ lên tiếng trước nhất là con Mực.
Con chó già nua ấy rít lên cái thứ tiếng gà gáy của nó và chạy lại Du.” đến điệu bộ cúi
đầu khi chủ nhận ra mình “Nó đứng lặng vẫy đuôi, đầu cúi xuống, hai mắt nhèm ương
ướt nhìn đất như tủi phận.” Tuy mừng chủ, nhưng nó vẫn có chút phòng bị, ấy là do
hoàn cảnh sống bao năm nay của nó “có vẻ buồn và len lén như phòng bị một cách yếu
ớt. Không còn những cái vẫy đuôi mạnh dạn những cái nhìn rất bạn bè và những cái hít
chân vồ vập như khi một con chó đã vui và không ngờ vực.” Điều ấy càng được thể hiện
rõ hơn khi anh Du tương tác với nó “Chàng đưa chân chạm khẽ vào con chó để tỏ tình
thương. Con chó vẫy đuôi mạnh hơn nhưng len lén lánh ra: dáng điệu một kẻ sợ hãi cố

34
cười với người nó sợ.” Những hành động ấy đã thể hiện tính cách rụt rè phòng bị của
con chó.

Mực là con chó tục ăn, nhưng biết sợ. Ngày hôm trước, “Thấy được ăn, tất cả
thú tính của con Mực hoàn toàn nổi dậy. Nó nhảy tới vẫy đuôi hếch mõm nhìn và đợi.
Cơm vừa đổ xuống nó vội vàng chúi mõm ăn ngay.” nhưng sau một lần bị đánh úp,
“Sáng hôm sau nó vẫn bỏ cơm. Trưa cũng thế. Và cứ thấy bóng người lại cúp đuôi chạy
mất. Du thương hại sai người đem cơm đổ ra vườn. Một lúc sau Mực lại gần. Nó trông
trước trông sau, đưa mõm rê trên những hạt cơm rồi vô cớ giật mình chạy thẳng. Có lẽ
cái kỷ niệm khủng khiếp vừa lóe ra và đập mạnh vào thần kinh nó như luồng điện.”
Chuỗi hành động thể hiện đúng cái nết gàn của con chó, và bản năng mong muốn được
sống có trong mỗi cá thể.

Ở Một bữa no, sự dữ dằn của những con chó lực lưỡng nhà giàu cũng được miêu
tả thông qua một chuỗi các hành động bao gồm gầm gừ, nhe răng “Ấy thế mà cả ba con
cũng hồng hộc chạy ra. Chúng vây lấy bà già rách rưới. Con nào cũng uốn cong cái
lưng xuống, hếch cái mõm đen thui lên, nhe ra những chiếc răng trắng hơn hớn và nhọn
sắc.” Càng bị ngăn lại, chúng càng muốn tấn công “Bị cái gậy của người nhà cản lại,
chúng càng tức tối. Chúng lồng lộn chung quanh. Chúng nhảy chồm lên. Chúng ngoạm
những cái cột giậu, kêu sồn sột. Chúng lay thật mạnh, hục hặc như muốn bẻ gãy cái cột,
để lao vào đầu người ta…” Đó là hành động của những con chó đã được huấn luyện để
nhất nhất trung thành với chủ.

Đến với hình tượng chó trong Lời phản bác của con chó để lại ấn tượng trong
màn đối đáp chính là tiếng cười “Hi hi” rồi nói với giọng điệu có phần thách thức
“Không dám! Sao được như giống người!” của con vật. Đỉnh điểm khi “tôi” bắt đầu
tháo chạy, bằng một giọng điệu lớn tiếng, con chó hơi hướng ra lệnh “ Ấy, hãy hượm đã!
Chúng ta còn bàn…” làm “tôi” càng muốn rảo bước trốn chạy cái hiện thực trong mơ
này ngay lập tức. Cái cách dương dương đắc ý, hạ mình nhưng lại trên cơ của nhân vật
con chó trong truyện ngắn Lời phản bác của con chó được miêu tả từ đầu chí cuối từ
khi xuất hiện tiếng sủa đầy dụng ý đến kết thúc với lời gọi với lại thật khiến cho người
ta có cái nhìn khác về một con vật thường được xem là tầng dưới, ở một vị trí thấp hơn
người và không bao giờ phản bác lại lại được Lỗ Tấn xây dựng bằng nét tích cách bất
thường và ngông như vậy.

Ở Con chó bất tài của nhà tư bản “chạy tang” “丧家的” “资本家的乏走狗”,
ta thấy một con chó “bắt gặp bất cứ người sang trọng nào, nó cũng tỏ ra thành thục,
hiền lành, mà bắt gặp bất cứ người nghèo khổ nào, nó cũng sủa văng lên. Không biết ai
alf chủ, chính là nguyên nhân vì sao gặp tất cả những người giàu sang nó đều tỏ ra
thành thục, hiền lành và cũng là bằng chứng tỏ rằng nó thuộc về tất cả những nhà tư
bản.” Một chuỗi hành động được thực hiện khi “con chó hai chân” xác định được ai là
người giàu, ai là kẻ nghèo khó. Lỗ Tấn cho rằng con chó này thực chất chả coi ai là chủ,

35
chủ của nó linh hoạt theo từng đối tượng mà nó cho là có lợi giúp ích nó có bữa ăn tránh
hay chỉ cần là những người giàu sang con chó dù “không ai nuôi, đói đến gầy còm, trở
thành chó hoang” thì bản tính xấu sủa giống lên đều bị thu lại và trở về với dáng vẻ
“hiền lành” và nghe lời. Quả là một con chó thực dụng đến mức đáng thương. Qua đó,
việc Lỗ Tấn sử dụng “ 资本家 nhà tư bản” để vạch trần hoàn toàn bộ mặt xấu xa của
con chó, vạch trần rằng nó chỉ giả vờ đáng thương, nhất thời nhường nhịn và thua cuộc.

Ở Nam Cao và Lỗ Tấn, ta bắt gặp kiểu hình tượng được xây dựng khác nhau
nhưng lại gặp nhau ở điểm giao thoa ở tư tưởng của hai tác giá. Nam Cao và Lỗ Tấn
đều thông qua hình tượng con chó để nói lên quan điểm, cách nhìn về hiện thực cuộc
sống, hiện thực con người trong xã hội đương thời. Nếu như ở Nam Cao nổi bật lên ở
hình tượng con chó được đặt trong mối quan hệ mật thiết với chủ thì Lỗ Tấn lại khắc
họa sâu hơn mối quan hệ giữa đặc tính của chó với một kiểu tính cách dân tộc, một nền
văn hóa hay một cá tính chính trị.

3.3 Con chó qua mắt nhìn của nhân vật người

Nhân vật con vật được đưa vào văn chương đều có dụng ý nghệ thuật của tác giả,
và thường được thể hiện qua mắt nhìn của nhân vật người. Nhân vật người có khi là
những người xung quanh, có khi là chủ của con vật.

Ở Cái chết của con chó Mực, ta thấy được hình ảnh con chó qua mắt nhìn của
nhân vật chàng Du. Thấy nó sấn tới nhưng vẫn đề phòng mình “Du thấy lòng nằng
nặng. Chàng đưa chân chạm khẽ vào con chó để tỏ tình thương.” Con chó vốn là người
bạn ở bên cạnh chàng trong những đêm vắng năm xưa. Thấy nó bị đá, chàng xót cho nó
“Chàng muốn gọi nó vào kẹp nó vào giữa hai bàn chân và vừa ăn vừa vẩy cho nó
miếng cơm chung một bát.” Nhưng rồi chàng lại thấy thế thật là yếu đuối, chàng sợ cái
nhìn đánh giá. Du cố quyết tâm để giết con chó, bởi ai cũng đang mong chờ cái điều ấy.
Nhưng khi ra tay, chàng run run “Du kêu lên như thế nhưng tiếng chàng đã hơi run
run.” Và khi con Mực chết, “Du nghẹn ngào nén khóc…” Chàng khóc vì xót cho con
vật, cũng xót cho sự bất lực của chính mình. Chàng quý con Mực, nhưng lại không thể
không giết nó, bởi tất cả mọi người đều muốn thế. Con người xã hội đã chi phối con
người cá nhân trong chàng.

Trong Một bữa no, bà lão và đứa cháu khiếp sợ con chó, “Bà lão với đứa cháu
cứ rúm cả tay chân lại. Cháu nép vào bà, bà nép vào người bà phó Thụ.” Dường như tự
bản thân bà lão cũng cảm thấy địa vị của loài súc sinh ấy còn cao hơn mình. Bởi nó là
chó của nhà giàu. Và để tránh thoát khỏi sự dữ dằn của những con chó lực lượng ấy,
chẳng có cách nào khác ngoài nhờ cậy vào người chủ nhà giàu của con chó. Bà lão
nghèo thật nhỏ bé trước loài vật nuôi của hộ có tiền.

Ở Lão Hạc, cậu Vàng lại được thương được xót. Cậu Vàng chính là nguồn an ủi
duy nhất của một ông lão cô đơn: "Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ
36
buồn một chút. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh
thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó
ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì lão cũng chia cho nó cùng ăn.
Những buổi tối, khi lão uống rượu, thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại
gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão
nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó". Việc không nuôi được con chó nữa
làm Lão Hạc dằn vặt biết bao ngày đêm. Trong mắt lão Hạc, cậu Vàng không chỉ là một
con chó, nó như đứa con, như một nơi để trút bầu tâm sự, một hơi thở để kí thác mọi
tâm tư. Vậy nên khi gọi người bắt cậu Vàng, sự áy náy và day dứt tràn ra trong lão,
khiến lão nhìn ánh mắt con chó và như thấy sự trách móc “Cái giống nó cũng khôn! Nó
cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ
lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này
tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!” Và rồi sau khi
lừa bán cậu Vàng, ít bữa sau lão Hạc tự tử bằng bả chó, kết thúc kiếp người của lão.
Giữa bối cảnh tăm tối của những năm đói cùng đói kiệt, cậu Vàng giống như biểu tượng
của sự cùng khổ khi đặt cạnh nhân vật lão Hạc, cùng với bi kịch của lão.

Qua mắt nhìn của nhân vật người, hình ảnh con chó lại hiện ra rõ ràng hơn nữa
với những hình tượng riêng. Nhưng tựu chung lại dưới ngòi bút Nam Cao, con chó luôn
là loài vật trung thành và mang bóng hình của chủ.

Trong mắt nhìn của nhân vật “tôi” ở tác phẩm Lời phản bác của con chó, con
chó quả thật đã để lại ấn tượng không mấy vui vẻ. Quả thật, khi chứng kiến được những
hành động được thể hiện trước mắt người đọc cũng lộ dần ra dáng vẻ đầy căm phẫn và
văng vẳng lời nói có phần kinh ngạc đến run sợ của nhân vật “tôi”. “Tôi” dường như
cũng tự cảm thấy bản thân bị uy hiếp một cách vô cớ khi vô tình nhận thấy địa vị của
một con chó còn cao hơn mình. Tiếng sủa tuy làm “tôi” giật mình, kinh ngạc quay ra
nhưng một con chó không chỉ sủa mà còn nói chuyện, cười đùa được như người mà còn
biết mỉa mai hơn người và mắng cả người thì thật sự quá khiếp sợ rồi. Tựu chung lại,
hình tượng này được xây dựng khiến cho tiết tấu cả câu chuyện cùng “tôi” chỉ muốn
nhanh chóng “bỏ chạy, rồi rảo bước nhanh” như muốn “cho đến khi ra khỏi giấc mơ,
nằm trên giường của mình” thì mới thở phào nhẹ nhõm.

Ở Bàn qua về bộ mặt người Trung Quốc 略论中国人的脸, chi tiết chó được
đưa vào để thể hiện sự đồng hóa ở loài vật. Chó trong mắt con người là con vật trung
thành, sẵn sàng nghe lệnh khác với con chó sói một con vật tư nhiên đầy tính hoang dã
khó lòng mà thuần phục, mà hiền lành được như con chó. “Sói trở thành chó, dã tính đã
mất đi” lúc này đây trong mắt người chăn nuôi con vật này trở nên hữu ích hơn bao giờ
hết, tuy một con chó không có sức chiến như con sói nhưng ai lại muốn phục sự của
mình là một con vật không biết nghe lời có thể quay lại cắn mình bất cứ lúc nào. Suy
cho cùng, sói hóa chó vẫn là người dân vẫn thấy điều đáng mừng hơn cả. Nhưng vấn đề

37
bấy giờ lại thuộc về “tính sói” - tính máu lửa và sẵn sàng chiến đấu dần mất đi, loài vật
này chả được được lợi lộc gì từ sự thuần hóa này cả. Đó lại là một vấn đề dân tộc được
Lỗ Tấn khéo léo gửi gắm vào.

Dưới những dòng văn trong tạp văn đầy mang sự trào phúng đi cùng đả kích sâu
cay, Con chó bất tài của nhà tư bản “chạy tang” “丧家的” “资本家的乏走狗” được
nhìn trực tiếp dưới con mắt của nhà văn Lỗ Tấn. Có thê nói, cái tiêu đề tác phẩm đã nói
rõ hơn bao giờ hết ánh nhìn của ông về con chó săn dưới biện pháp ẩn dụ đầy châm
biếm này rồi. “Ông Lương Thực Thu 7 có tự kể ra rằng ông ta khổ sở như thế nào, rằng
ông ta cũng giống như giai cấp vô sản(tức hạng trước kia ông ta gọi là hạng thấp kém),
lại không biết “ai là chủ”, thế thì ông ta thuộc vào loại sau rồi! Để cho được chính xác
phải thêm vào mấy chữ nữa, gọi là Con chó của nhà tư bản “chạy tang””. Ý Lỗ Tấn
“loại sau” ở đây chính là chỉ dạng chó “mặc dù không ai nuôi, đói đến gầy còm, trở
thành chó hoang, nhưng gặp tất cả những người giàu sang, nó vẫn tỏ ra thuần thục,
hiền lành, gặp tất cả những người nghèo khổ, nó đều sửa váng lên, có điều lúc bấy giờ
nó lại càng không rõ ai là chủ”. Mối quan hệ chủ tớ được đề không làm nâng cao giá trị
vai trò của con chó mà làm hình tượng đó còn trỏ nên rẻ mạt, thấp kém hơn bao giờ hết.
Đi qua bề mặt chữ qua việc miêu tả hành động của con chó khi gặp đối tượng, địa vị
khác nhau là dụng ý của Lỗ Tấn muốn đánh thẳng trực tiếp nhắm thẳng vào tầng lớp trí
thức phản động và phản quốc của chế độ chính quyền phong kiến “ 丧 家 的 ” “Chạy
tang” lại thêm tâng định ngữ “资本家的”“nhà tư bản” hoàn toàn vạch trần bộ mặt xấu
xa, vạch trần sự giả vờ đáng thương nhất thời, nhẫn nhịn, cam chịu và yếu thế hoàn toàn.
Từ đó, Lỗ tấn đã đặt ra một vấn đề phức tạp nữa không chỉ là về chế độ xã hội, tinh thần
nhân dân mà còn là vấn đề văn học mang tính giai cấp.

Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều có sự liên kết với nhau, vì vậy hình
tượng con chó được hiện lên sinh động trong sự tương quan với từng nhân vật. Một hệ
thống nhân vật mà ở đó mỗi nhân vật là một mắt xích quan trọng không thể thiếu, điều
đó góp phần làm phong phú hình tượng nhân vật, hoặc đôi khi không cần đặt vào một
câu truyện, hình tượng ấy cũng được xây dựng rất thành công nhờ lối viết ẩn dụ, so
sánh tinh tế. Mỗi nhà văn một ánh nhìn khác nhau, hình tượng con chó trong Nam có tốt
có xấu, Lỗ Tấn thì lại thiên về mượn đặc tính xấu để làm rõ một kiểu nhân vật, một kiểu
tích cách. Nhưng nhìn chung, hai nhà văn đều mượn những đặc tính hai mặt vốn có để
xây dựng hình tượng riêng trong những tác phẩm của riêng mình.

7
Lương Thực Thu (1903 - 1987): một giáo thụ đại học có quan điểm văn học bị Lỗ Tấn dụng tâm dành
hẳn một bài bác luận dài đánh đổ từng điểm một trong giáo lý của ông.

38
Tiểu kết chương 3

Qua việc phân tích nghệ thuật xây dựng hình tượng con chó trong các tác phẩm
của Nam Cao và Lỗ Tấn, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt trong hình tượng và mục
đích xây dựng hình tượng nhân vật con chó ở hai tác giả.

Với Nam Cao, ông chú trọng viết về ngoại hình, tính cách, chuỗi hành động cũng
như cách nhân vật con người nhìn con chó. Để thông qua những miêu tả về ngoại hình,
tính cách, chuỗi hành động ấy nhân vật con chó hiện lên rõ nét hơn, phản ánh rõ ràng
hình ảnh con chó nói chung và mối quan hệ của nó với chủ nhân cũng như với con
người nói riêng.

Về phần Lỗ Tấn, ông gắn hình tượng con chó với những tư tưởng. Những nét
ngoại hình, tính cách hay hành động của con chó chỉ được điểm xuyết qua bằng vài chi
tiết rất tiêu biểu, xúc tích. Con chó của Lỗ Tấn có mức độ hình tượng hóa cao, bởi Lỗ
Tấn đưa con chó vào là để nêu bật những phê phán hoặc châm biếm mỉa mai mà ông
muốn truyền tải.

39
KẾT LUẬN

Nam Cao và Lỗ Tấn là hai nhà văn lớn có đóng góp quan trọng trong tiến trình
hiện đại hóa văn học dân tộc của hai nền văn học Việt Nam và Trung Quốc. Nếu như Lỗ
Tấn là người mở đầu cho nền văn học hiện đại Trung Quốc thì Nam Cao lại xuất hiện ở
chặng cuối cùng, giai đoạn hoàn tất của nền văn học hiện đại Việt Nam. Văn xuôi tự sự
của hai ông, cụ thể là thể loại truyện ngắn, tạp văn ngoài những nét tương đồng còn có
nhiều nét riêng khác nhau thể hiện cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật độc đáo
riêng của hai tác giả.

Nam Cao và Lỗ Tấn đều là những nhà văn hiện thực xuất sắc, đồng thời cũng là
những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, văn chương vì hiện thực cuộc sống chính là điểm
gặp gỡ giữa hai nhà văn lớn của hai dân tộc khác nhau này. Nam Cao thể hiện niềm
thương cảm sâu sắc cho những bất hạnh của tầng lớp trí thức nghèo, của những người
nông dân khốn khó, những người bị giày xéo bởi cái khổ vật chất, cái khổ tinh thần.
Nam Cao trăn trở với ý thức cá nhân, nhân cách, nhân phẩm của con người. Còn với Lỗ
Tấn, trong hoàn cảnh lịch sử - xã hội của đất nước lúc bấy giờ, vấn đề dân tộc là vấn đề
ông quan tâm nhất, nhà văn mổ xẻ, phơi bày mọi thói hư tật xấu của người dân Trung
Hoa, những căn bệnh có thể xếp vào “liệt căn tính quốc dân” nhằm hướng tới sự thức
tỉnh tinh thần dân tộc – một dân tộc đang u mê, trì trệ thậm chí là trì độn. Như vậy, nếu
như Nam Cao nói đến nhân cách gắn liền với ý thức cá nhân thì Lỗ Tấn lại nói đến nhân
cách gắn chặt với vấn đề dân tộc, quốc dân tính.

Con chó là hình tượng nhân vật con vật xuất hiện nhiều trong các tác phẩm hiện
thực của Nam Cao và Lỗ Tấn. Con chó dưới ngòi bút của hai tác giả được khai thác với
những hình tượng khác nhau. Ở Nam Cao, con chó như một tấm gương phản chiếu hình
ảnh của chủ, chúng mang bóng hình chủ nhân, phản ánh hoàn cảnh sống cũng như tâm
tính của chủ. Hình ảnh con chó chủ yếu được khai thác dưới hai góc độ: con chó của
người nghèo và con chó trong nhà giàu. Nhưng ở Lỗ Tấn, con chó hiện lên như một
hình ảnh ẩn dụ, một nét chấm phá đầy ẩn ý để truyền đạt tư tưởng của tác giả. Hình
tượng này đa phần được Lỗ Tấn khai thác ở khía cạnh “bản chất xấu của loài chó”, để từ
đó làm nổi bật tư tưởng đương đại mới mẻ của tác giả trong việc phê phán bản chất xấu
xa của con người từ góc nhìn của con vật này, đồng thời phơi bày cái xấu xa của xã hội
đương thời và cái bao trùm của bóng tối hiện thực nghiệt ngã.

Nghệ thuật xây dựng hình tượng con chó của hai tác giả cũng có sự khác biệt.
Con chó trong truyện ngắn của Nam Cao được khắc họa thông qua những chi tiết miêu
tả ngoại hình, tính cách và chuỗi hành động thể hiện tính cách. Bên cạnh đó, con chó
dưới ngòi bút Lỗ Tấn lại chỉ được thể hiện bằng điểm nhấn về những nét tính cách đặc
trưng hoặc một hành động nhỏ tiêu biểu. Những hành động tuy nhỏ nhưng được xây
dựng vô cùng đắt giá, nhỏ nhưng lại thể hiện được nội dung lớn - đó quả thật là cái tài
hiếm của nhà văn học lớn Lỗ Tấn.

40
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Đức, H. M. (1961). Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc. Nxb Văn hoá, Hà
Nội.

[2] Hà, M. Đ. (1998). Nam cao: Đời văn và tác phẩm. Văn học.

[3] Hạnh, N. T. H. (2010). Phát biểu của Nam Cao về chủ nghĩa hiện thực. Tạp
chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (13), 64-72.

[4] Hân, N. L. U. (2012). Đặng Thai Mai và Văn học Trung Quốc. Tạp chí khoa
học Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, Khoa học xã hội, 7(1), 93-100.

[5] Lê, T. H. (2018). Nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ
Tấn từ góc nhìn so sánh. Luận văn Thạc Sĩ Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam.

[6] Lê Bảo, T. (1992). Lỗ Tấn.

[7] Lê, P. (2003). Nam Cao-Người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực.
Đại học Quốc gia Hà Nội.

[8] Lư, C. A. (2013). So sánh văn xuôi tự sự của Lỗ Tấn và Nam Cao. Luận án
Tiến sĩ Ngữ Văn chuyên ngành Văn học Việt Nam.

[9] Phan, Khôi dịch. (1956). Tuyển tập tạp văn Lỗ Tấn. Nxb Văn nghệ, Hà Nội,

[10] Phạm, N. H. (2018). “Chó” trong ngôn ngữ và văn hóa Trung - Việt. Tạp chí
khoa học ĐHQGHN, 34(1).

[11] Thảo, P. P. (2000). Bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn
Nam Cao và Lỗ Tấn: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn chuyên ngành Văn học Việt
Nam.

Tiếng Trung

[12] 耿梦姣. (2017). 浅析莫言与鲁迅作品中的“狗”. 青年文学家, (27), 21+23.

[13] 黄瑶. (2010). 试析鲁迅笔下的“狗”形象. 昆明学院学报, (01), 113-115+120.

[14] 吉红磊. (2021). 当代文学“狗”意象的多重内蕴. 散文百家(理论) (08),

24-25+105.

41
[15] 童友斌. (1998). 鲁迅笔下的“狗”. 语文教学与研究, (03), 44.

[16] 岩穴. (1994). 鲁迅《狗的驳诘》简论. 康定民族师专学报, (01), 49-42.

[17] 张福贵. (2013). 鲁迅研究的三种范式与当下的价值选择. 中国社会科,

(11), 160-179+206.

[18] 周燕. (2017). 上-下意象图式解读鲁迅先生笔下的狼意象和狗意象关系.

校园英语 (09), 242-243.

42

You might also like