You are on page 1of 60

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH




BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC


ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN VĂN
HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

LỚP 01 NHÓM 07 HK 221


NGÀY NỘP 23/10/2022
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Hương

Xếp Điểm
Học viên thực hiện MSID Nhiệm vụ Ký tên
loại số
Nguyễn Bá Lương 1852165 Mở đầu, Chương 2.2.1 B
Mách Thảo Mi 2170994 Chương 2.2.1, 2.2.2 A

Lê Nguyễn Như Ngọc 2170481 Chương 1 B

Nguyễn Thị Thu Oanh 2170032 Chương 2.1 A


Vũ Ngọc Thảo Vy 2170034 Chương 3, Kết luận B

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................I
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................2
Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
Kết cấu của đề tài............................................................................................2
NỘI DUNG.....................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ PHẬT GIÁO VÀ VĂN HỌC DÂN
GIAN VIỆT NAM.........................................................................................................3
1.1. Khái lược chung về Phật giáo.............................................................3
1.1.1. Bản thể luận (thế giới quan).....................................................................6
1.1.2. Nhân bản luận (nhân sinh quan).............................................................9
1.2. Khái lược chung về văn học dân gian Việt Nam.............................11
1.3. Sự tác động của Phật giáo đến văn học dân gian Việt Nam..........15
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1................................................................................20
Chương 2: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO TRONG VĂN HỌC DÂN
GIAN VIỆT NAM.......................................................................................................22
2.1. Ảnh hưởng của phật giáo trong ca dao-tục ngữ việt nam..............22
2.1.1. Khái niệm ca dao, tục ngữ......................................................................22
2.1.2. Ca dao – Tục ngữ thấm nhuần tinh thần từ bi của đạo Phật.............23
2.1.3. Ca dao – Tục ngữ thể hiện đạo Hiếu trong Phật giáo..........................24
2.1.4. Ca dao – Tục ngữ quan niệm về lối sống đúng “Tâm” của Phật giáo25
2.1.5. Ca dao – Tục ngữ phản ánh thuyết “nhân – quả” trong Phật giáo....26
2.1.6. Vai trò của Ca dao – Tục ngữ trong truyền bá tư tưởng Phật giáo...28
2.2. Ảnh hưởng của phật giáo trong các tác phẩm truyện dân gian việt
nam .............................................................................................................29
2.2.1. Hai học thuyết lớn của Phật giáo trong truyện dân gian....................29
2.2.2. Giáo luật Phật giáo trong truyện dân gian...........................................40
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................................................42
Chương 3: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO TRONG
VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI
VIỆT NAM...................................................................................................................44

I
3.1. Giá trị tích cực của tư tưởng triết học Phật giáo............................44
3.1.1. Tinh thần Từ bi.......................................................................................44
3.1.2. Đạo hiếu trong Phật giáo........................................................................45
3.1.3. Luật nhân quả - Nghiệp báo luân hồi....................................................46
3.1.4. Tư tưởng “Tâm”.....................................................................................47
3.2. Điểm hạn chế của tư tưởng triết học Phật giáo...............................48
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................49
KẾT LUẬN..................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................53

II
MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Trong quá trình thực hiện chủ trương mới, chính sách đổi mới, công nghiệp hóa
và hiện đại hóa đất nước, hội nhập, hợp tác với các nước khác trong khu vực và trên
thế giới để tiến lên chủ nghĩa xã hội thực chất là xây dựng nền kinh tế bền vững, mạnh
mẽ, hiệu quả, có năng suất cao, phát triển theo kinh tế thị trường, kinh tế chung của
thời đại. Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước phải gắn liền với xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống,
văn hóa tích cực. Văn hóa, nghệ thuật dân gian cụ thể là văn học dân gian là một phần
trong quan trọng trong toàn bộ bản sắc văn hóa Việt Nam, cần bảo tồn và phát huy các
giá trị văn học dân gian trong thời đại mới luôn là công việc mang tính cấp bách.

Dân tộc Việt Nam có bề dày lịch sử 4000 năm văn hiến, ít nhất lịch trình phát
triển của văn học dân gian cũng trải qua hàng nghìn năm, kể từ thuở vua Hùng dựng
nước. Chức năng của văn học là phản ánh hiện thực của cuộc sống. Ðời sống tinh thần
của con người nhất là đời sống tinh thần có đức tin là một mảng đời sống tồn tại trong
hiện thực cuộc sống. Chính vì thế, nội dung tục ngữ, ca dao, ngụ ngôn, truyện cổ tích,
truyện cười thuộc kho tàng văn học dân gian cũng đề cập đến nội dung tôn giáo, phản
ánh nội dung về tôn giáo.

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn của thế giới, được du nhập vào Việt
Nam và phát triển đã hơn 18 thế kỷ. Trong mỗi thời kỳ lịch sử của nước ta, Phật giáo
luôn gắn bó mật thiết với dân tộc và thấm sâu vào tiềm thức của nhiều người.

Tư tưởng Phật giáo và suy nghĩ của người Việt Nam có mối quan hệ mật thiết,
gắn bó. Phật giáo với những giá trị tích cực như từ bi, hỷ xả, cứu khổ, cứu nạn, bình
đẳng, bác ái dễ đi vào lòng người, phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt
Nam. Từ lịch sử dân tộc Việt Nam với gần nghìn năm Bắc thuộc, chịu nhiều đau khổ,
khi được truyền bá vào Việt Nam, với những giá trị của mình, Phật giáo đã góp phần
xoa dịu nỗi đau tinh thần đối với nhân dân ta. Sự dung hợp và ảnh hưởng của Phật giáo
được biểu hiện trên các vấn đề cơ bản sau.

Việc nghiên cứu “Ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến văn học dân gian Việt
Nam” góp phần phát huy các giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp và làm sáng tỏ sự hội

1
nhập của Phật giáo đến văn học Việt Nam nói chung, cụ thể là văn học dân gian Việt
Nam nói riêng.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Phạm vi nội dung: Sự tác động của Phật giáo đối với lịch sử văn học dân gian
Việt Nam thông qua các tác phẩm ca dao tục ngữ, truyện dân gian tiêu biểu.

Phạm vi tài liệu: Thông qua sử liệu, cao dao tục ngữ, văn chương, nghệ thuật, các
di sản văn hóa Phật giáo, tư liệu văn hóa dân gian, vv.

Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp luận: Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên
ngành và liên ngành như sử học, văn hóa học. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng các phương
pháp cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp đối chiếu và so sánh.
Cụ thể:

Kết cấu của đề tài


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội
dung của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1. Tổng quan về Phật giáo và văn học dân gian Việt Nam.

Chương 2. Tư tưởng triết học Phật giáo trong văn học dân gian Việt Nam.

Chương 3. Ý nghĩa của tư tưởng triết học Phật giáo trong văn học dân gian đối
với đời sống văn hóa của người Việt Nam.

2
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ PHẬT GIÁO VÀ VĂN HỌC DÂN


GIAN VIỆT NAM
1.1. Khái lược chung về Phật giáo

Phật giáo là một trong ba tôn giáo thế giới ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI, TCN
ở Ấn Độ. Thế kỷ III, II TCN Phật giáo được coi là quốc giáo ở Ấn Độ, sau đó được
truyền bá, lan tỏa sang các nước lân cận và khu vực. Ngày nay Phật giáo có mặt ở
nhiều nước trên thế giới. Phật giáo ra đời trong điều kiện kinh tế xã hội Ấn Độ có sự
chuyển biến sâu sắc. Ấn Độ là một quốc gia có lịch sử lâu đời và nền văn minh phát
triển sớm, từ thiên niên kỷ thứ III TCN, đó là nền văn minh tiền Vêda. Từ khoảng
1500 năm TCN, do những biến động xã hội Ấn Độ đã chuyển sang một nền văn minh
mới là nền văn minh Vêda. Phật giáo ra đời trong nền văn minh này.

Phật giáo ra đời trong bối cảnh nền kinh tế Ấn Độ có sự phát triển mạnh mẽ, tạo
nên những biến động lớn về mặt xã hội. [1]

Về kinh tế: Thế kỷ VI (TCN) Ấn Độ đã là quốc gia phát triển. Công cụ sản xuất
bằng sắt phổ biến. Xã hội đã có sự phân công lao động giữa nông nghiệp, thủ công và
thương nghiệp. Sự phát triển của sản xuất, sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất là nguyên nhân khiến cho sự phân hóa và mâu thuẫn giai cấp ở Ấn Độ trở nên sâu
sắc. Chế độ đẳng cấp, sự phân hóa giai cấp, đẳng cấp khắc nghiệt là một đặc điểm của
xã hội Ấn Độ.

Về xã hội tồn tại 4 đẳng cấp: Tăng lữ (Brahma) hay còn gọi là đẳng cấp Bà la
môn. Đây là đẳng cấp cao nhất, thống trị đời sống tinh thần xã hội, có đặc quyền chính
trị xã hội, 7 đồng thời được coi là “Thần của nhân gian”. Đẳng cấp này vừa thực hiện
chức năng thần quyền và một phần chức năng thế quyền. Quý tộc (Kshatrya): tầng lớp
võ sỹ, quý tộc, những người thực hiện chức năng thế quyền, luôn chấp hành quyền lực
thế tục, được coi là người bảo hộ của nhân dân. Tuy nhiên đẳng cấp này luôn bị đẳng
cấp Bà la môn lấn át. Dân tự do (Vaisya): gồm nông dân, thợ thủ công, nhà buôn là lực
lượng chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội, có nghĩa vụ phải nộp thuế. Nô lệ
(Shudra): nô lệ có nghĩa vụ phục tùng các đẳng cấp trên. Khác với phương Tây, họ

3
chủ yếu là nô lệ gia đình, làm công việc hầu hạ, phục dịch cho các đẳng cấp trên. Sự
phân hóa đẳng cấp trên tạo ra mâu thuẫn xã hội gay gắt và là nguyên nhân chính dẫn
đến những cuộc đấu tranh chống lại sự phân hóa đó, chống lại đẳng cấp cao nhất. Tuy
nhiên những cuộc đấu tranh đó không đạt được kết quả. Trên cơ sở đó Phật giáo ra đời
với mong muốn đem lại sự bình đẳng cho con người, song đó là sự bình đẳng về tinh
thần.

Phật giáo ra đời trong thời kỳ văn minh Vêda có sự phát triển mạnh mẽ về văn
hóa, tín ngưỡng, tôn giáo.

Về văn hóa: Thời kỳ này có những phát minh quan trọng về toán học, thiên văn
học và đặc biệt là triết học. Sự phát triển của triết học Ấn độ tạo tiền đề tư tưởng và lý
luận cho Phật giáo ra đời. Phật giáo đã tiếp thu tư tưởng của các trào lưu triết học Ấn
Độ: Luận về quan hệ Nhân – Quả của phái Sam khuya; Thuyết nguyên tử của phái
Vaisêsika; Tư tưởng của đạo Bàlamôn quan niệm có tính thần bí như luân hồi, nghiệp
báo; Đặc biệt là truyền thống tư duy trừu tượng đã đạt đến trình độ cao của tư duy Ấn
Độ khi bàn đến các phạm trù Không – Hữu…

Về tín ngưỡng tôn giáo, thời kỳ này ở Ấn Độ đạo Bàlamôn giữ vai trò thống trị.
Đạo Bàlamôn đề cao vai trò của đấng tối cao, hạ thấp vai trò con 8 người, đặc biệt là
tầng lớp thấp hèn. Đây là một tôn giáo đề cao tuyệt đối hóa sự bất bình đẳng giữa các
đẳng cấp. Phật giáo ra đời là sự phản bác lại sự bất bình đẳng của Balamôn nhưng lại
tiếp thu những quan niệm của Bàlamôn như: Nghiệp, kiếp, luân hồi…

Người sáng lập Phật giáo là Thái tử Tất Đạt Đa (563-483 TCN), con vua Tịnh
Phạn, trị vì nước Ca tỳ la vệ (Nê Pan ngày nay). Ông sống trong cuộc sống giàu sang
nơi cung đình nên không biết những khổ cực, bất hạnh...ngoài xã hội. Nhưng sau 4 lần
trực tiếp ra ngoài thành, tận mắt chứng kiến nỗi khổ của con người và quyết tâm noi
theo gương các đạo sĩ đi tìm đường cứu khổ cho dân chúng. Năm 19 tuổi, ông bỏ nhà
ra đi để trở thành một ẩn tu. Sau 11 năm học đạo và khổ tu, ông nhận thấy lối tu đó
không thể giải thoát cho con người khỏi nỗi đau sinh, lão, bệnh, tử. Bằng sự kiên trì
ông đã phát hiện ra con đường “trung đạo” có thể dẫn con người tới giải thoát. Sau 49
ngày tư duy, ông tuyên bố đạt đến chân lý và hiểu được bản chất sự tồn tại của nhân
sinh. Từ đó ông được gọi là Thích Ca Mâu Ni- người giác ngộ chân lý đầu tiên. Và

4
ông bắt đầu sự nghiệp hoằng bá của mình, thu nạp đệ tử, thành lập các tăng đoàn Phật
giáo. Những giáo lý mà Phật Thích Ca và các đệ tử của Ngài truyền bá đến quần chúng
nhân dân có nội dung đề cập đến các vấn đề về: “Tứ diệu đế” và “Niết bàn”…Đó là
quá trình lý giải vấn đề về khổ và sự diệt khổ đế đạt đến “Niết bàn”. [1] [2]

Về “Tứ diệu đế: “Tứ diệu đế” cắt nghĩa bản chất và nguyên nhân gây ra đau khổ
và con đường khắc phục sự đau khổ. Bao gồm 4 nguyên nhân chính sau: Khổ đế: Bản
chất của nhân sinh là khổ, nỗi khổ do con người tự gây nên. Gồm “Bát khổ”: Sinh khổ;
Lão khổ; Bệnh khổ; Tử khổ; Sở cầu bất đắc khổ; Ái thụ biệt khổ; Oán tăng hội khổ;
Ngũ uẩn khổ. Tám cái khổ trên thuộc 9 về quy luật sinh tồn và quan hệ hiện thực của
con người do vậy, thoát khổ chính là thoát khỏi quy luật sinh tồn và quan hệ hiện thực
đó.

Nhân đế: Giải thích nguyên nhân đau khổ do sự ngu dốt (vô minh) và lòng khát
ái (ái dục) của con người. Do vậy, con người sống, suy nghĩ và hành động không đứng
đắn nên không thấy được thực tướng của vạn vật là giả, là huyễn…Từ nhận thức sai
lầm, con người hành động sai lầm và lời nói sai lầm nên sinh ra đau khổ. Tập đế gồm
10 nguyên nhân: Tham lam, giận dữ, si mê; kiêu mạn, nghi ngờ; biên kiến; tà kiến;
kiến thủ; thân kiến; giới cấm. Trong mười nguyên nhân trên có những nguyên nhân
thuộc về quan hệ hiện thực, nhận thức và giới luật.

Diệt đế: là kết quả hạnh phúc, giải thoát và an lạc. Diệt hết những nguyên nhân
đau khổ trên, diệt khổ từ gốc, sống hạnh phúc và an vui. Tức là ngộ Phật pháp sẽ đạt
đến sự giải thoát khỏi đau khổ. Những nguyên nhân gây đau khổ đều do chính con
người tạo ra, do vậy, chính con người là chủ thể của sự diệt khổ. Phật giáo đề cao con
người trong việc quyết định số phận của mình. Tuy nhiên, hạn chế trong quan niệm
này là cho rằng cái khổ của con người ở kiếp này có thể do kiếp trước gây nên, do đó
tạo nên tính chất duy tâm trong Phật giáo.

Đạo Đế: là con đường tu dưỡng để trở thành đạo (được giải thoát). Gồm tám con
đường lớn gọi là “Bát chánh đạo” (hay “Tam học”) gồm: Tuệ (Chính kiến, chính tư
duy); Giới (chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh); Định (Chính tinh tấn,chính niệm,
chính định).

5
Niết bàn: là trạng thái vắng lặng, tịch diệt, nếu con người đạt tới thì sẽ sống an
nhiên tự tại, vô ngã vị tha. Đây là trạng thái lý tưởng, được hiểu theo hai cách: Niết
bàn tồn tại ở nơi sau khi con người chết, nếu tu hành đắc đạo linh hồn sẽ được siêu
thoát về thế giới Niết bàn. Niết bàn cũng có nhiều bậc khác nhau. Hướng con người tới
thế giới siêu nhiên. 10 Niết bàn có thể tồn tại ngay trong thế giới trần tục, con người có
thể đạt tới khi loại bỏ được “tham, sân, si”, thoát khỏi vô minh, sống an nhiên tự tạo,
vô ngã vị tha. Hướng con người vào đời sống trần thế.

Đối lập với “Niết bàn” là “Địa ngục”. Sự tồn tại của “Niết bàn” và “Địa ngục” có
giá trị chủ yếu về mặt hướng thiện, giáo dục đạo đức con người. Với tư tưởng từ bi hỉ
xả, vô ngã vị tha, giáo lý hướng thiện, giàu tính nhân bản, Phật giáo đã nhanh chóng
lan tỏa ra nhiều nước trên phạm vi toàn thế giới.

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ I, thứ II sau CN thông qua sự
giao lưu buôn bán của người Ấn và người Trung Hoa với người Việt. Phật giáo được
du nhập vào nước ta thời Bắc Thuộc theo hai con đường: đường thuỷ và đường bộ.
Qua đường bộ người Việt tiếp nhận Phật giáo một cách gián tiếp, qua đường thủy tiếp
nhận một cách trực tiếp. Phật giáo du nhập vào Việt Nam là một quá trình liên tục từ
thế kỷ I đến thế kỷ thứ VI. Sau này, thế kỷ X, XI và XVI, XVII Phật giáo còn được
tiếp tục du nhập vào Việt Nam và có mặt trên khắp đất nước Việt. Ở phía Bắc, Phật
giáo du nhập vào trung tâm Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) và lan tỏa, phát triển
dần sang các khu vực khác. Phật giáo du nhập vào Việt Nam trong bối cảnh các tín
ngưỡng bản địa như thờ thần tự nhiên, thờ tổ tiên…phát triển khá mạnh, do vậy có sự
tương tác, cùng chung sống giữa Phật giáo với các tín ngưỡng tôn giáo này, có sự hội
nhập giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa, Phật giáo đã được người Việt chấp nhận.
Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam thời kỳ đầu du nhập đồng nhất giữa Trời với Thần
với Phật, đề cao Phật Quan Thế Âm…. Qua tìm hiểu, phát hiện ra ảnh hưởng của triết
lý Phật giáo trong văn học hiện đại và thơ Việt Nam từ trước đến nay hầu như chỉ tập
trung chủ yếu ở mảng thế giới quan, nhân sinh quan.

1.1.1. Bản thể luận (thế giới quan)

6
Thế giới quan là “tổng hợp tất cả những quan niệm, chính kiến về thế giới, về
cấu trúc và nguồn gốc của nó, ý nghĩa và giá trị đời sống của con người, lòng tin của
con người trong hiện thực”. [3, trang 167]

Từ điển Triết học định nghĩa: “Thế giới quan được hiểu là toàn bộ những nguyên
tắc, quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động và quan hệ của từng cá nhân, của
một tập đoàn ã hội, của một giai cấp hay xã hội nói chung đối với thực tại”.

Như vậy, có thể hiểu thế giới quan là hệ thống quan điểm, quan niệm, tư tưởng
của con người về thế giới, về cuộc đời và vị trí của con người trong thế giới đó.

Quan niệm của Phật giáo về thế giới: Từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV”: Phật giáo
thừa nhận thế giới về đại thể có hai yếu tố cơ bản là Danh và Sắc. Khái niệm danh và
sắc có từ thời Upanishad để chỉ hiện tượng và cá thể nhưng đến thời đức Phật nó ngụ ý
là yếu tố tinh thần và yếu tố vật chất, nó chính là vật và tâm. Theo thuyết “Chư pháp
nhân duyên sinh” thì hai cái đó liên hệ khăng khít với nhau, không tách rời nhau,
không có cái này thì không có cái kia và ngược lại. Phật giáo quan niệm: “Nhất thiết
duy tâm tạo” tức là mọi sự vật hiện tượng từ “tâm” mà sinh ra. Tâm là “sắc biên tế
tướng” là cái ở giữa cái có và cái không (vô cùng nhỏ bé) rất vi tế huyền diệu và vô
thủy vô chung. Tâm có tên là “Như Lai tạng tính”, “giáo diệu minh tâm”… và “Phật
tính”. Cái gọi là thế giới chẳng qua là thành lập trên quan hệ nhận thức giữa sáu căn và
sáu cảnh, ngoài ra thế giới đối với chúng ta không có một ý nghĩa nào khác vì không
có chủ quan thì cũng không có khách quan, mà không có khách quan thì cũng không
có chủ quan. Ngoài quan hệ chủ quan – khách quan ra cũng không có thế giới, cái gọi
là hết thảy cũng được thành lập trên quan hệ ấy. Như vậy, theo tinh thần Phật giáo
trong hai yếu tố vật và tâm thì tâm đóng vai trò chủ đạo trong việc thành lập thế giới.
Tất cả thế giới chỉ là một dòng biến hóa vô thường, vô định, không có một vị thần nào
sáng tạo ra vạn vật mà chỉ do nhân quả nối tiếp nhau mà thành. Trên thế giới không có
sự vật nào tồn tại độc lập 12 tuyệt đối, mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong mối quan
hệ phức tạp, tất cả mọi cái đều phải nương tựa vào nhau.

Trong giáo lý của đạo Phật thì không gian là vô tận, thế giới nhiều như cát sông
Hằng. Không gian có Tam thiên thế giới gồm: Đại thiên thế giới, trung thiên thế giới
và tiểu thiên thế giới. Mỗi tiểu thiên thế giới có hàng chục ngàn thế giới. Thời gian có

7
“tam kiếp” gồm: đại kiếp, trung kiếp và tiểu kiếp. Một đại kiếp bằng 4 trung kiếp. Một
trung kiếp bằng 20 tiểu kiếp. Một tiểu kiếp bằng hàng chục triệu năm. Thế giới trong
không gian được gọi là thế gian. Thế giới được chia thành 3 cõi lớn (Tam giới) là Dục
giới (nơi lòng dục thịnh); Sắc giới (dục tuy không thịnh nhưng chưa hoàn toàn thoát ly
khỏi sự trói buộc của vật chất); Vô sắc giới (hoàn toàn thoát ly khỏi sự trói buộc của
vật chất, chỉ có tinh thần). Phật giáo còn có quan niệm Lục đại bao gồm: Địa ngục: có
8 đại địa ngục ở nơi tận cùng thế giới hay dưới Diêm phù đề châu; Ngạ quỷ: kể cả
Diêm Ma, quỷ thần, Dạ xoa; Súc sinh; Atula (dưới đáy biển); nhân gian (có 4 châu nói
trên); Thiên (Trời).

Thế giới quan là quan niệm (thành hệ thống) về thế giới (bao hàm mọi hiện
tượng tự nhiên, xã hội, con người), thể hiện cái nhìn tổng quát về thế giới trong ý thức
của mỗi cá nhân (gồm thế giới bên ngoài, con người và mối quan hệ giữa con người
với thế giới đó). Thế giới quan Phật giáo vô cùng phong phú, với các triết lý cơ bản vô
thường, vô ngã, nhân duyên, nhân quả, nghiệp báo, luân hồi...

Vô thường trong Phật giáo tạm hiểu là sự không thường còn, không như cái ban
đầu, mọi sự vật hiện tượng luôn chuyển biến thay đổi; vạn vật vũ trụ đều bị quy luật vô
thường chi phối. Trong đó, vô thường ở thân và tâm diễn ra dưới hai hình thức: “sát-na
vô thường” (rất nhanh, ngắn) và “nhất kỳ vô thường” (sự thay đổi trong từng đoạn).
Triết lý vô thường của Phật giáo khẳng định vũ trụ là thành - trụ - hoại - không, sự
sống là sinh - trụ - dị - diệt.

Triết lý vô ngã của Phật giáo chung quy lại là khẳng định việc không có cái “ta”
và sở hữu “của ta”. Theo kinh A-hàm, cái “ta sinh lý” (sắc ấm) là do duyên hợp giả
tạm của địa - thuỷ - hoả - phong. Cái “ta tâm lý” gồm thụ - tưởng - hành - thức, gọi là
bốn ấm. Phật giáo cho rằng “cái ta” vốn không có (vì nó do các duyên giả hợp mà
thành), cho nên không có sở hữu cái gọi là “của ta”. Vì khi sắc ấm rời nhau trở về
“thể” của nó thì không còn thực thể. Các ấm che lấp tánh biết, khiến chúng sinh không
nhận được Phật tính bản thể. Do giác ngộ vô ngã nên đức Phật không cho là có một
linh hồn vĩnh cửu.

Triết lý nhân duyên (duyên khởi) quan trọng để giải thích sự hình thành, phát
triển, tiêu hoại, không có thực thể nhất định của vạn vật. Nguyên lý căn bản của lý

8
duyên khởi là quan niệm vạn vật hình thành đều do các duyên hội tụ và sẽ bị hoại diệt
khi nhân duyên tan rã. Phật giáo khẳng định thế giới vũ trụ, con người, hay rộng hơn là
vạn pháp, đều được cấu tạo hình thành bởi mối liên hệ nhân duyên. Các yếu tố nương
nhau mà hợp thành, tạm gọi là có, nên các pháp dù có đấy cũng chỉ là giả hợp.

Về thuyết nhân quả, đạo Phật cho rằng, mọi sự vật hiện tượng sinh ra đều có
nguyên nhân, nhưng một nhân cũng không đủ sức tạo ra quả được. Sự vật, hiện tượng
là chuỗi nhân quả liên tiếp và ảnh hưởng lẫn nhau không bao giờ ngừng. Từ nhân đến
quả phải do duyên tác hợp. Cho nên sự vật hiện tượng có mặt trên thế gian không phải
tự nhiên mà có, không phải do một đấng thần quyền hay đấng siêu nhiên nào tạo ra.

Thuyết luân hồi được hiểu như bánh xe quay tròn, mang nghĩa lưu chuyển. Theo
đạo Phật, trong thế giới, từ vật nhỏ như hạt bụi đến vật lớn như quả địa cầu đều bị luân
hồi. Quy luật này chi phối đến các cảnh giới, tinh thần con người, nhân quả. Bàn về
loài người trong lục đạo, sau khi hết kiếp sống, thần thức sẽ đầu thai vào một trong sáu
cảnh giới. Điều này tùy theo nghiệp lực xấu ác từ thân - miệng - ý từ các kiếp trước và
trong khi còn sống (nhất là khi sắp chết) dẫn dắt tái sinh.

1.1.2. Nhân bản luận (nhân sinh quan)

Nhân sinh quan là sự quan sát, suy ngẫm về con người, về sự thay đổi và chuyển
hóa trong đời sống nhân loại. Nhân sinh quan Phật giáo thể hiện rõ trong triết lý Tứ
diệu đế với “khổ”, “nhân”, “diệt”, “đạo”. Trước tiên, Phật khẳng định về sự khổ của
nhân sinh, rồi giảng nguyên nhân của khổ, khẳng định cần phải diệt khổ để được an
vui và cuối cùng là chỉ cho con đường diệt khổ. [1]

Phật giáo chia cái khổ ra thành nhiều cung bậc: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử
khổ. “Sinh khổ”: vì thân mạng của chúng sinh gắn liền với tứ đại giả hợp, mà đã có
sinh phải có mất, bị luật vô thường chi phối. “Lão khổ”: vì ai cũng muốn trẻ mãi
nhưng không được. “Bệnh khổ”: vì thân thể không tránh khỏi ốm đau, nhất là khi già
yếu càng thấy rõ hơn. “Tử khổ”: vì bị tiêu diệt, phải mất đi cái thân người yêu mến,
dính chấp nên tiếc nuối. Con người thường mong ước được những điều như ý nguyện,
không được thì đau khổ, mà được rồi thì cũng khổ vì phải lo giữ. Khổ vì những gì yêu
mến rồi sớm muộn cũng phải chia ly; những ai oán ghét thì cứ phải gặp, những gì chán
ngán cứ phải đối diện. Rồi khổ vì ngũ ấm (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) cứ chèn ép,
9
tương khắc nhau, che lấp trí tuệ. Tám nỗi khổ này khiến con người phải chịu phiền não
luân hồi trong vô lượng kiếp. [4]

“Nhân đế” là nguyên nhân đưa đến khổ. Nguyên nhân theo Phật giáo rất nhiều
nhưng căn bản là do: tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến (chấp thân thể là 12 thực có
thường còn), biên kiến (chấp đoạn hoặc chấp thường), tà kiến (chấp lấy hiểu biết sai,
không đúng sự thật), kiến thủ (chấp lấy cái biết của riêng mình, bảo thủ), giới cấm thủ
(giữ những giới tiêu cực, chấp cho là đúng). Trong đó, nguyên nhân chính là tham,
sân, si (tam độc). Nguyên nhân của tam độc là do ái dục và vô minh. Ái dục là tham
đắm trước những cảnh yêu thích. Vô minh là ngu si, không sáng suốt, vọng tâm, chấp
dính vào sắc thân và thường thức... Những hành động của thân-miệng-ý lặp lại nhiều
lần thành thói quen gọi là nghiệp, nghiệp ác đối lập với nghiệp thiện. Nghiệp thiện là
hành động, lời nói, suy nghĩ mang lại lợi ích cho mình và người. Nghiệp ác là những
việc làm xuất phát từ thân, khẩu, ý đem lại quả báo không tốt đẹp cho mình và người.
Phật giáo không tán đồng thuyết số mệnh, cuộc sống của mỗi người trong vòng luân
hồi là do thân tâm họ chiêu cảm lành dữ, con người là thừa tự nghiệp của chính mình
trong mối quan hệ nhân quả giữa quá khứ - hiện tại - vị lai.

Triết lý “Thập nhị nhân duyên” (12 nhân duyên) của Phật giáo rất quan trọng để
giải thích sự hình thành và biến đổi của thế giới hiện sinh, trong đó có sự giải thích về
sự đầu thai và luân hồi của con người. Mười hai mắt xích ấy có quan hệ chặt chẽ với
nhau, cái này làm nhân làm duyên cho cái khác.

“Diệt đế” là trừ diệt sự khổ để đi đến chỗ an lạc, tức là dừng tạo tác nghiệp,
không còn luân hồi sinh tử. “Diệt đế” tương đương với cảnh giới niết-bàn, vọng niệm
không khởi, tâm hồn luôn an trụ trong cảnh vắng lặng, là trạng thái thường - lạc - ngã -
tịnh, chấm dứt mọi phiền não, được thực hiện không phải ở một nơi nào khác, một cõi
nào khác mà ngay trong cõi thế gian này, nhờ sự tu hành nghiêm túc theo “đạo đế”.

“Đạo đế” trong Phật giáo, là các phương pháp sử dụng nhằm phá tan các kiến
chấp sai lầm (chấp ngã, chấp pháp), hướng dẫn chúng sinh đạt được thành quả, giải
thoát ra khỏi luân hồi sinh tử. Các phương thức thực hành trong Phật giáo thì rất nhiều,
có chỗ ghi là 84.000 pháp môn nhưng có thể tạm chia thành “37 đạo phẩm”, gồm có:
tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất bồ-đề phần, bát chính

10
đạo. Trong đó, Bát chính đạo là pháp môn căn bản, quan trọng nhất, gồm có: chính
kiến (thấy đúng chân lý), chính tư duy (suy nghĩ chân chính, làm chủ được dòng tư
duy), chính ngữ (không nói sai), chính nghiệp (hành động đúng, mang lại lợi ích cho
mình và người), chính mệnh (sống bằng nghề nghiệp chân chính), chính tinh tấn (luôn
cố gắng rèn luyện thân tâm chơn chánh), chính niệm (luôn tư duy về pháp Phật: vô
thường, khổ...), chính định (giữ tâm vắng lặng, an trụ một chỗ, không để vọng niệm
khởi, nhằm phát sinh trí tuệ). Tám chi phần của Bát chánh đạo cũng tương đương với
ba nguyên tắc Giới-định-tuệ hay còn gọi là “Tam học”.

Triết học Phật giáo rất sâu rộng nhưng cơ bản vẫn là xoay quanh các pháp ấn như
khổ - vô thường - vô ngã - duyên sinh. Thế giới quan Phật giáo luôn gắn liền với nhân
sinh quan, đề cao đạo đức nhân bản, không bận tâm đến các câu hỏi siêu hình. Phật
giáo nhấn mạnh phương pháp giải thoát khổ đau cho con người trọng tâm là Bát chánh
đạo trong Tứ diệu đế. Chung quy, vấn đề cốt lõi của triết lý Phật giáo là từ bỏ ngã và
ngã sở hay chính là tinh thần vô trụ, vô chấp. Nghĩa là, nhân sinh quan Phật giáo giúp
con người giải thoát khỏi mọi tà kiến, biên kiến; khai phóng tinh thần con người khỏi
mọi sự nô lệ vào ý thức hệ, tín ngưỡng, hình thức, ngôn ngữ, chủ thuyết tranh chấp;
dung nạp mọi dị biệt, vượt lên trên mọi si mê kiến chấp; buông bỏ, không ôm giữ tri
kiến, không vướng mắc vào thành bại, khen chê; sống an lạc hạnh phúc ngay trong cõi
đời này, trong từng phút giây tỉnh thức.
1.2. Khái lược chung về văn học dân gian Việt Nam

Văn học dân gian hay văn học truyền miệng là văn học được đọc và viết, trái
ngược với văn học viết, mặc dù nhiều tác phẩm văn học truyền miệng đã được ghi lại
bằng chữ viết. Văn học dân gian không có một định nghĩa tiêu chuẩn nào, vì các nhà
nghiên cứu thường có những mô tả khác nhau cho loại hình văn học này. Một quan
niệm phổ quát cho rằng văn học dân gian là văn học được đặc trưng bởi sự truyền
miệng và không có bất kỳ hình thức cố định nào. Nó bao gồm những truyện kể, truyền
thuyết và sử thi được lưu truyền qua nhiều thế hệ dưới dạng văn nói. Văn học giân dân
có chức năng lưu trữ hệ thống niềm tin, giá trị văn hóa, giáo dục và truyền dẫn xuyên
thế hệ. [5]

11
Các xã hội trước khi biết chữ, theo định nghĩa, thì không có văn học viết, nhưng
có thể sở hữu những truyền thống truyền miệng chẳng hạn như sử thi dân gian, truyện
kể dân gian (như truyện cổ tích và ngụ ngôn), kịch dân gian, tục ngữ và các bài hát dân
gian tạo thành một nền văn học truyền miệng. Ngay cả khi chúng được các nhà nghiên
cứu thu thập và xuất bản thì vẫn được gọi là "văn học truyền miệng". Ngày nay, các
thể loại khác nhau của văn học dân gian đặt ra thách thức phân loại đối với các nhà
nghiên cứu vì tính linh động của văn hóa trong thời đại kỹ thuật số.

Các xã hội có chữ viết vẫn có thể duy trì một truyền thống truyền miệng - đặc
biệt là ở trong gia đình (như truyện kể trước khi đi ngủ). Một ví dụ khác về văn học
dân gian thời hiện đại là các truyền thuyết đô thị - những câu chuyện có thể lan truyền
đi nhanh chóng trong bối cảnh phổ biến của internet và các phương tiện truyền thông.

Văn học dân gian tạo nên một phần cơ bản của văn hóa, nhưng có nhiều điểm
khác với cách thức văn học có chữ viết được phổ biến. Từ điển Bách khoa toàn thư về
Văn học Châu Phi, do Simon Gikandi (Routledge, 2003) biên tập, đã đưa ra nhận định
sau: “Văn học truyền miệng có nghĩa là điều gì đó được truyền lại qua lời nói, và bởi
vì nó dựa trên ngôn ngữ nói nên nó chỉ tồn tại trong một cộng đồng sống. Khi đời sống
cộng đồng dần mất đi, tính truyền miệng cũng mất dần chức năng và chết. Tính truyền
miệng cần mọi người ở trong một bối cảnh xã hội sống động: nó cần chính cuộc sống.

Tác phẩm văn học dân gian được lưu giữ bằng phương thức truyền miệng từ đời
này sang đời khác, từ nơi này sang nơi khác. Tính truyền miệng tạo nên nhiều phiên
bản kể khác nhau, gọi là các dị bản. Văn học dân gian thường phản ánh văn hóa và tín
ngưỡng của người dân qua các thời kỳ. Tính hiện thực của văn học dân gian thể hiện
rõ nét ở những bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên, các bài hò lao động,... gắn bó
và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng.

Thần thoại (huyền thoại) là sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản
ánh khái quát hóa hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc
những sinh thể có linh hồn, mà dù đặc biệt, phi thường đến mấy vẫn được đầu óc
người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực. Thần thoại là loại hình tự sự dân
gian thường kể về các vị thần, xuất hiện từ thời công xã nguyên thủy nhằm giải thích
các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của con người.

12
Sử thi (trường ca) là thuật ngữ văn học dùng để chỉ những tác phẩm theo thể tự
sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân
với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó.
Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần,
nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay
nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại. Nhân
vật của sử thi mang cốt cách của cộng đồng, tượng trưng cho sức mạnh, niềm tin của
cộng đồng.

Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những tác phẩm tự sự dân gian
kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), phần lớn theo xu
hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với
những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên
cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử .
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan
đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyện thể hiện cách đánh giá và thái
độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến. Nhân vật của truyền
thuyết chủ yếu là người hoặc bán thần (thần nhưng có khát khao, ước mong, nguyện
vọng giống con người, hay còn gọi là ‘’nửa thần nửa người’’). Cốt truyện thường xoay
quanh nhiều nhân vật, thậm chí có thể xây dựng thành 2 hệ thống nhân vật đối lập
nhau. Ngôn ngữ cô đọng, ít miêu tả, chủ yếu là thuật lại hành động của nhân vật, kể
những hoàn cảnh xuất thân của nhân vật.

Cổ tích (đồng thoại hay truyện thần tiên) , là một thể loại văn học được tự sự dân
gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu
lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư
cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần
giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê . Truyện cổ tích là những sáng tác tự
sự dân gian, chủ yếu sử dụng yếu tố tưởng tượng kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực
của người dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lí xã hội
và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong mỗi truyện cổ tích đều có những yếu tố
của thực tế, nhưng những yếu tố ấy lại được hư cấu và kì ảo để xây dựng nên một thế

13
giới khác với thế giới hiện tại - thế giới cổ tích, mà trong thế giới ấy, mọi điều đều có
thể xảy ra.

Ngụ ngôn là một thể loại của văn học giáo huấn, mang nội dung đạo đức,giáo
dục có hình thức thơ hoặc văn xuôi tương đối ngắn, sử dụng phúng dụ như một
nguyên tắc tổ chức tác phẩm. Là loại truyện được kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần,
mượn chuyện của đồ vật, con vật,... hoặc về chính con người để nói bóng gió,kín đáo
chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong
cuộc sống. Một phần lớn của truyện ngụ ngôn bắt nguồn từ truyện loài vật do sự gần
gũi giữa con người với tự nhiên nên con người đã "gán" cho con vật tính cách của con
người. Kết cấu truyện ngụ ngôn thường ngắn, ít tình tiết. Phần truyện kể thì nổi lên,
phần ý nghĩa thì lắng đọng, người đọc tự rút ra.

Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc trong "Đông Tây ngụ ngôn" có viết:

"Cứ nói thuần luân lý, thì dễ sinh lòng chán nản;

Cứ mượn truyện kể ra, thì luân lý mới trôi chảy.

Truyện cười là thể loại văn học dân gian, là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng
lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác
nhau có tác dụng gây cười, lấy tiếng cười để khen chê và mua vui,giải trí,… được xây
dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống, làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích
mua vui giải trí và phê phán thói hư tật xấu.

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh,
thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã
hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Cũng là một thể loại của văn học dân gian. Nội dung tục ngữ thường phản ánh những
kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội loài người ,
hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc. Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực
tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân sáng tác; ý đẹp
hoặc từ sự vay mượn nước ngoài. Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó
chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có
tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm,

14
chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện
pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

Câu đố là những câu nói, câu văn có vần dùng để mô tả một vật, một khái niệm,
một hiện tượng… buộc người đọc, người nghe đưa ra đáp án hoặc lời giải thích nhằm
mục đích giải trí, rèn luyện suy nghĩ và cung cấp những tri thức về đời sống. Là một
câu hỏi hay cụm từ có hai nghĩa hay có nghĩa ẩn, được nêu ra để thử thách người khác
tìm lời giải. Câu đố có hai dạng: bí ẩn, nghĩa là nội dung diễn giải ở dạng ẩn dụ hay
ngôn ngữ phúng dụ mà cần tư duy và tính sáng tạo để giải đố, và dạng thứ hai là "câu
hỏi hóc búa" , là các câu hỏi dựa trên các ảnh hưởng của chúng với cách nói chế giễu ở
câu hỏi hoặc câu trả lời.

Ca dao là những bài thơ trữ tình dân gian thường là những câu hát có vần, có
điệu nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. Ca dao là thơ ca dân gian Việt
Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định,
thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt,
theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có
giai điệu, chương khúc.

Vè là tác phẩm tự sự dân gian có lời thơ mộc mạc kể về những sự kiện diễn ra
trong xã hội nhằm thông báo và bình luận. Vè là một trong những thể loại văn học dân
gian Việt Nam. Theo Đại Nam quốc âm tự vị, vè là chuyện khen chê có ca vần và việc
sáng tác vè là việc đặt chuyện khen chê có ca vần. Định nghĩa này còn đơn giản,
nhưng đã nêu được những đặc trưng cơ bản của vè. Vấn đề vè có từ bao giờ chưa thể
khẳng định dứt khoát. Đại thể, vè đã nảy sinh chủ yếu trong thời kỳ phong kiến, phát
triển nhất trong các thế kỷ 18 - 20. Sự xuất hiện của vè là một bước tiến mới của văn
tự sự dân gian.
1.3. Sự tác động của Phật giáo đến văn học dân gian Việt Nam

Văn học dân gian là hình thức ghi lại những sinh hoạt hàng ngày, những tư
tưởng, tình cảm diễn biến qua nhiều thời kỳ của nhân dân, một cách trung thực và đầy
đủ nhất. Nói rằng văn học là một tấm gương lớn phản ánh lại nét mặt của mọi người
trong cuộc sống với nhiều khía cạnh, cũng là một nhận định khá chính xác. Bởi vì, hơn
đâu hết, văn chương bình dân, là một loại văn hiện thực chân xác: Văn tức là người.

15
Văn chương bình dân được sản sinh, lưu truyền lại, cũng chính nhờ yếu tố có liên hệ
máu thịt với đời sống của tất cả mọi người, được mọi người chấp nhận và giữ gìn. [5]

Đọc lại văn học dân gian Việt Nam, ai cũng dễ nhận thấy rằng, tư tưởng Phật
giáo đã được đề cập đến, trình bày dưới nhiều khía cạnh tình cảm, suy nghĩ khác nhau
đã chiếm một số lượng lớn, quan trọng. Chúng ta cũng có thể nói rằng, ngoài tư tưởng
Phật giáo, các hệ thống tư tưởng khác - trừ suy tư ban đầu về tín ngưỡng sai lạc, không
có một tư tưởng nào, giáo lý nào, đã được nhắc nhở đến nhiều như vậy. Điều này, tự
nó đã khẳng định cho chúng ta một điều cốt lõi: tư tưởng Phật giáo đã được mọi người
tiếp nhận có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, từ lúc xa
xưa, vì đã đem lại được nhiều lợi lạc, an vui cho mọi người. [6]

Bằng một số câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam,
chúng tôi muốn làm sáng tỏ hơn những nhận định trên, những sự kiện đã có trong lịch
sử; đồng thời để giải thích phần nào tiến trình của tư tưởng con người, khởi từ một
niềm tin nhỏ thô sơ, dẫn tới niềm tin về tín ngưỡng, và sau cùng, đã tìm ra tư tưởng
Phật giáo chân chính - như một nguồn an ủi vô tận, niềm vui sống trong sáng và nỗi
hạnh phúc vĩnh hằng mà con người đang khao khát hy vọng trong cuộc đời đã phải
chịu nhiều thống khổ...

Một hình ảnh rất dễ nhận biết là trong các làng quê Việt Nam - và sau này là ở
phố thị, việc xây dựng chùa chiền rất được coi trọng. Chùa chiền được xây dựng phát
triển lên rất nhiều, được khơi dậy từ đời vua Đinh Tiên Hoàng, củng cố ở đời vua Lê
Đại Hành và cực thịnh ở các triều vua nhà Lý. Tuy các đời sau (hậu Lê, Chúa Trịnh,
Tây Sơn, vua Gia Long) không mấy quan tâm đến đạo Phật. Có thời kỳ đạo Phật bị
ngăn trở, xem nhẹ, nhưng bên cạnh, đã có Chúa Nguyễn ở Đàng Trong cổ xúy, tôn
trọng. Nhất là tư tưởng đạo Phật đã được thấm nhập vào con người Việt Nam, hòa
nhịp cùng trái tim, khối óc của họ. Cho nên các tư tưởng của đạo Phật chỉ tạm thời
ngưng trễ trong các sinh hoạt có vẻ hình thức (xây chùa, hành lễ, thuyết giảng,...)
nhưng rồi lại trỗi dậy mạnh mẽ trong tâm hồn, lối sống người Việt. Trong thực tế của
cuộc sống, văn học dân gian ghi lại các sinh hoạt, suy tư, tình cảm chịu ảnh hưởng sâu
rộng của tư tưởng Phật giáo thì rất nhiều, chiếm đa số trong những câu ca thuộc lĩnh

16
vực này, nhưng với giới hạn của tiểu tiết có tính khái quát trong luận văn, chúng tôi
xin đưa ra một số minh chứng tiêu biểu: [5] [6]

Ngay từ khi đạo Phật du nhập vào trung tâm Luy Lâu đã được tâm thức dân gian
của người Việt ghi nhận qua những câu ca dao, tục ngữ mang tính chất truyền miệng.
Đánh dấu sự xuất hiện của đạo Phật trên đất nước Giao Châu dân gian có câu:

"Từ Sơn phủ, huyện Tiên Du

Phượng Hoàng nơi ấy có chùa Linh Quang".

Chùa Linh Quang ở núi Phượng Hoàng là nơi mà nhà sư Khâu Đà La đến lập am
truyền đạo. Để từ đó, đạo Phật dần thấm sâu rễ bền gốc trong tâm thức, tư tưởng, tình
cảm và lối sống, đạo đức của người dân Việt Nam. Hình ảnh của Đức Phật đã trở nên
quen thuộc và luôn luôn chiếm giữ một vị trí trang nghiêm nhất trong tâm thức dân
gian người Việt. Với người Việt Nam Đức Phật thường được gọi là Bụt, được ví ngang
với ông trời. Bằng tư duy nông nghiệp, từ xa xưa người Việt Nam đã nhân cách hóa
Trời thành một vị thần có khả năng làm mưa, gây giông tố, sấm sét, ban phúc, giáng
họa. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam không kích bác gì tín ngưỡng về ông trời, trong
tâm thức dân gian của người dân Việt Nam ông trời lại kết hợp với ông Phật, Phật với
Trời gần như có một sự đồng nhất với nhau, Phật được ví như trời và ngược lại:

"Tay bưng quả nếp vô chùa

Thắp nhang lạy Phật xin bùa em đeo"

Do ảnh hưởng của đạo Phật, ông Trời trong tâm thức dân gian Việt Nam không
những chỉ làm mưa, làm nắng, mà còn cùng với ông Phật làm sự nghiệp cứu người
trong cơn hoạn nạn, vớt người trong cảnh trầm luân của biển khổ. Đức Phật hay còn
gọi là Bụt ở người bình dân là một hình ảnh đàng hoàng, chững chạc nên người đời
thường nói: “No nên Bụt, đói nên ma”. Không chỉ có vẻ bề ngoài, Bụt còn hiện thân
cho tư cách đạo đức bên trong: “Đi với Bụt mặc áo Cà sa, đi với ma phải mặc áo
giấy”. Rõ ràng, Bụt tượng trưng cái thiện, cái đẹp, còn ngược lại ma quỉ tượng trưng
cho cái xấu, cái ác (xấu như ma, dữ như quỉ). Tấm lòng Bồ Tát hay Bụt rất quảng đại
vị tha mà người đời phải cố gắng noi theo, dù biết là khó khăn vì bản tính con người là
tham lam ích kỷ: “Của người Bồ Tát, của mình lạt buộc”. Vì thế, địa vị của Bụt ở trên

17
cao, được mọi người tôn sùng: “Bụt ngồi trên tòa, không gà nào dám mổ mắt”, “Của
Bụt mất một đền mười, Bụt hãy còn cười Bụt chửa nhận cho”.

Đối với người Việt Nam hình ảnh đức Phật gần gũi và thân thương đến vậy, giáo
lý mà Ngài đã truyền giảng cho con người trong tâm thức dân 40 gian cũng khác với
các học thuyết tôn giáo của phương Đông. Phật giáo phát triển về mặt tự nhiên của con
người: sinh, lão, bệnh, tử. Đó là bốn chặng của cuộc đời con người, tuy bị coi là khổ,
nhưng ở đó phản ánh một sự phát triển của cơ thể sống con người. Những tư tưởng từ
bi, bác ái, chủ trương hỉ, xả, cứu khổ, cứu nạn của Phật giáo đã gây xúc động lòng
người và trở thành một trong những cội nguồn của chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam. Triết
lý bình đẳng, hòa bình, bác ái của Phật giáo phù hợp với bản chất của văn hóa nông
nghiệp, ưa sống ổn định, thái bình, trọng tình nghĩa. Thuyết nhân quả, nghiệp báo,
luân hồi chuyển kiếp của Phật giáo đã ăn sâu trong tư tưởng người Việt: Khi khuyên
dạy về thuyết nhân quả dân gian có câu:

“Có tiền thì hậu mới hay,

Có trồng cây đức, mới dầy nên nhân”.

Ngoài ra còn thể hiện trong các tác phẩm truyện nhân gian như: Tấm Cám, Thạch
Sanh, Sọ Dừa, trong phần trình bày ở Chương 2.

Hoặc thuyết luân hồi của đạo Phật cũng có ý nghĩa như một lời nhắn nhủ con
người hãy làm lành, lánh dữ. Xuất phát từ ý tưởng đạo đức cao cả, mong muốn con
người trong xã hội có một cuộc sống tốt đẹp, luôn phấn đấu theo điều lành, điều thiện,
tránh điều ác, Phật giáo đưa ra quan niệm về nhân quả báo ứng, kiếp, nghiệp người.
Theo quan niệm của nhà Phật, mọi hoạt động của con người từ thân, khẩu, ý đều để lại
một kết quả nhất định, trong đó nhân có trước, quả có sau, quả phụ thuộc vào nhân và
nhân nào quả ấy. Tùy thuộc vào việc con người gieo nhân như thế nào mà họ nhận lại
được quả tương ứng. Nhà Phật gọi đó là Nghiệp báo.

Quan niệm về nghiệp, kiếp con người trong Phật giáo có ý nghĩa giáo dục, răn
dạy mọi người trong cuộc sống phải luôn có ý thức giữ gìn phẩm chất đạo đức, “tu
nhân tích đức” thì mới mong chuộc được những lỗi lầm của “kiếp trước” và có được
một cuộc sống tốt đẹp ở “kiếp sau. Nói tới nghiệp, kiếp người cũng có nghĩa là nói tới

18
sự sinh ra và mất đi của mỗi người. Phật giáo cho rằng, sự sinh ra của một kiếp người
thực chất chỉ là sự tiếp nối của vô lượng lần sinh ra trước đó, cũng là bước chuẩn bị
cho vô lượng lần sinh ra sau này. Sự sống mỗi kiếp thực ra chỉ là ngắn ngủi, vô ngã,
vô thường, vì thế chẳng nên tham lam. Chết không phải là hết mà là sự chuyển hóa từ
một kiếp này sang một kiếp khác. Con người muốn có nghiệp tốt, muốn được giải
thoát đạt tới Niết bàn phải tự mình tu luyện theo "Bát chính đạo", phải "làm lành, lánh
ác", "không màng lợi danh", bởi mọi sự vật trong thế giới này đều là "vô thường",
ngay cả bản thân con người cũng là "vô ngã".

Giáo lý của Phật Hiáo với tư tưởng từ, bi, hỉ, xả, vô ngã, vị tha, nhân quả, nghiệp
báo đã ảnh hưởng rất sâu đậm trong lẽ sống, chết của mỗi người dân Việt Nam. Dù họ
không xuất gia vào chùa tu, nhưng họ vẫn sống theo tinh thần Phật giáo. Những giáo
lý của Phật giáo trong tư tưởng dân gian Việt Nam tuy rằng vẫn còn ở mức độ giản dị,
sơ đẳng nhưng đã góp phần khuyến thiện, trừng ác và mở đường cho con người tiến
gần đạo pháp chân chính.

Giáo lý Phật giáo cũng đề cao truyền thống đạo hiếu trong gia đình. Người con
phải luôn tỏ lòng biết ơn cha mẹ. Cha mẹ sinh thành, nuôi dạy con cái, công ơn ấy rất
lớn, rất rõ rệt. Đó là nguyên do mà tất cả các nhà luân lý xưa nay đều khuyên dạy loài
người phải biết báo đền công ơn cha mẹ. Theo đạo Phật, con người ta đầu thai vào nhà
này hay nhà khác không phải là không có nhân duyên, và những nhân duyên ấy đã
được tạo ra từ các kiếp trước. Chỉ riêng trong đời hiện tại, lòng yêu thương của cha mẹ
đối với con cái đã rất to lớn, đến nỗi có thể vì con cái mà hy sinh tất cả, như ca dao
Việt Nam có câu:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Phật giáo có sức sống bền bỉ, sâu rộng và chiếm giữ một vị trí trong yếu trong
tâm thức dân gian, trong lối sống bình dân giản dị của người Việt. Đã từ lâu văn học
dân gian hình thức phản ánh những khát vọng, ước mơ và trạng thái xúc cảm, tình
cảm, tâm tư, nguyện vọng về "nhân tình thế thái" của người dân lao động vừa bình dị,
vừa mộc mạc mà chứa đựng đầy ẩn ý về một cuộc sống tốt đẹp, một truyền thống đạo
đức, luân lý của người Việt. Phật giáo vào Việt Nam với những tư tưởng từ, bi, hỉ, xả,
19
vô ngã, vị tha đã nhanh chóng trở thành chủ đề sáng tác của ca dao tục ngữ. Ngược lại
Phật giáo cũng vận dụng văn học dân gian như một phương tiện để truyền tải đức tin
của mình đến người dân lao động. Chắc hẳn đối với mỗi người Việt Nam chúng ta đều
rất quen thuộc với câu ca dao:

"Trăm năm tích đức tu hành

Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu".

Tóm lại, hình ảnh Đức Phật với những tư tưởng vô thường, vô ngã, từ, bi, hỉ, xả,
nhân quả, luân hồi nghiệp báo đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho văn
học dân gian Việt Nam. Kho tàng văn học dân gian Việt Nam với sự ảnh hưởng của
Phật giáo biểu hiện rất phong phú, đa dạng giúp chúng ta hiểu được tâm hồn, tình cảm,
cũng như luân lý đạo đức của người Việt dưới nhãn quan Phật giáo về cái đẹp và cuộc
sống hướng thiện giàu nhân tính. Biết bao văn học dân gian như ca dao, tục ngữ,
truyện cổ tích,… với ảnh hưởng của Phật giáo chứa đựng những tư tưởng cao đẹp, hào
hùng, phản ánh sức mạnh bảo vệ cuộc sống tự do, lối sống lạc quan, yêu người, yêu
đời, yêu quê hương đất nước mà vẫn đằm thắm mượt mà, dung dị, tinh tế. Không chỉ
được thể hiện một cách sâu sắc và thâm túy trong từng tác phẩm văn học dân gian Việt
Nam.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Phật giáo ra đời, được tiếp biến và du nhập tại Việt Nam. Hiện nay, có đa dạng
tông phái, nhưng nhìn chung tất cả đều dung hợp; cùng chung sống hòa bình. Mục
đích của Phật giáo là giúp con người dứt khổ, giải quyết vấn đề sinh tử, đặt yếu tố con
người lên đầu tiên. Các vấn đề thế giới quan, nhân sinh quan… trong hệ tư tưởng Phật
giáo rất phong phú, đa dạng, cao siêu. Trải suốt mấy nghìn năm từ khi du nhập, Phật
giáo đã bắt rễ sâu rộng trên mảnh đất Việt Nam, cùng với dân tộc trải qua những thăng
trầm lịch sử. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với dân tộc thật sâu đậm. Từ trong tư duy,
tình cảm, thể hiện ra trong ngôn ngữ và trong mọi sinh hoạt của cuộc sống. Đặc biệt là
trong văn học dân gian một mảng văn học rất phong phú vô cùng quan trọng, định
hình cho văn học Việt Nam. Với mọi thăng trầm của lịch sử dân tộc, Phật giáo đã tham
gia vào mọi biến động của lịch sử và về cơ bản nó có những đóng góp tích cực trong
quá trình lâu dài dựng nước và giữ nước. Có thể nói trong chừng mực nào đó “Nhân
20
cách Phật giáo đã góp phần làm nên nhân cách của con người Việt Nam ngày nay”. Có
được những thành quả đáng ghi nhận đó ngay từ trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam đã
phát triển với bản sắc của mình. Điều này được biểu hiện rõ ràng nhất là sự kết hợp
của Phật giáo với tín ngưỡng dân gian bản địa, kết hợp với ca dao, tục ngữ, truyện cổ
tích, thần thoại,…dân gian của người Việt Nam phần nào bị đồng hóa trong đó để tạo
nên sức sống nội tại và mức độ ảnh hưởng sâu rộng của Phật giáo.

21
CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO TRONG VĂN HỌC DÂN
GIAN VIỆT NAM
2.1. Ảnh hưởng của phật giáo trong ca dao-tục ngữ việt nam

2.1.1. Khái niệm ca dao, tục ngữ

Trước hết chúng ta tìm hiểu về ca dao. Trong bài diễn thuyết của Phạm Quỳnh tại
Hội Trí Tri (Hà Nội) ngày 21/04/1921, trên tạp chí Nam Phong số 46, từ trang 253 đến
trang 272, có định nghĩa: “Ca dao là những bài hát nhỏ, từ hai câu trở lên, mà không
bao giờ dài lắm, giọng điệu tự nhiên, cũng do khẩu truyền mà ra phổ thông, trong dân
gian thường hát… Thường là lời ngâm vịnh về công việc nhà quê hay là lời con trai
con gái hát với nhau”. Đồng tình với quan điểm trên nhà nghiên cứu văn học Dương
Quảng Hàm cũng đã có định nghĩa tương tự: “Ca dao (ca: hát; dao: bài hát không có
chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình
phong tục của người bình dân. Bởi thế ca dao cũng gọi là phong dao (phong: phong
tục) nữa. Ca dao cũng như tục ngữ, không biết tác giả là ai ; chắc lúc ban đầu cũng do
một người vì có cảm xúc mà làm nên , rồi người sau nhớ lấy mà truyền tụng mãi đến
bây giờ”. Qua hai định nghĩa trên cho chúng ta biết ca dao chính là “Một loại thơ dân
gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân
ca”.

Tiếp theo chúng ta bàn về tục ngữ. “Tục ngữ hay là ngạn ngữ là những câu nói
thường, hoặc vì cái thể nó gọn ghẽ dễ nhớ, hoặc vì cái ý nó phổ thông dễ hiểu, mà
người trong một nước ai ai cũng nói đến truyền ở cửa miệng người ta, nhất là ở
những nơi lý hạng, chốn nhân gian. Vì ở cửa miệng người bình thường ít học mà ra,
thật thà sỗ sàng, không có bóng bẩy chải chuốt, nên gọi là tục, chớ không phải tất
nhiên là thô bỉ tục tằn”. Ở đây tác giả Phạm Quỳnh đã chú trọng giải thích
chữ “tục” và qua đó cho chúng ta biết với ý kiến của tác giả “tục ngữ” chính là sản
phẩm của tầng lớp bình dân nên ngôn từ giản đơn, không trau chuốt nhưng không
nghĩa thô bỉ tục tằng. Đồng thời, tác giả cũng quan điểm rằng những câu “tục ngữ” có
triết lý, ý nghĩa cao xa thì thuộc về một thể khác chứ gộp chung là “tục
ngữ” được: “Câu tục ngữ phương ngôn nào có ý nghĩa cao xa thời có thể gọi là cách

22
ngôn được, song cách ngôn lại là một thể riêng đã có triết lý văn chương rồi không
phải là những câu tự nhiên truyền khẩu đi như phương ngôn cùng tục ngữ”. [7]

Phần lớn ca dao, tục ngữ Việt Nam đã phản ánh thế giới quan duy vật. Tuy
không trực tiếp giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nhưng những tư tưởng
trên đã phản ánh nhận thức có tính duy vật tự phát, thừa nhận sự tồn tại, vận động và
phát triển của thế giới không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

2.1.2. Ca dao – Tục ngữ thấm nhuần tinh thần từ bi của đạo Phật

Khi tiếp thu giáo lý Phật giáo để xây dựng triết lý nhân sinh, nhân dân ta đã Việt
hóa nhiều để phù hợp với tâm thức người Việt. Từ bi - giá trị đặc thù của đạo đức Phật
giáo, đó là giáo lí về tình yêu thương được gọi là “Tứ vô lượng tâm” bao gồm: Từ - bi
- hỉ- xả. Từ đó, hình thành nên lối sống yêu thương, đùm bọc đồng loại, trở thành giá
trị nhân văn truyền thống của dân tộc ta. Nói về lòng khoan dung, vị tha, ca dao Việt
Nam cũng có nhiều câu như [9]:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Hay

“Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Bên cạnh những yếu tố duy vật tự phát trong lĩnh vực đời sống xã hội, ca dạo,
tục ngữ Việt Nam còn thể hiện nhân sinh quan sâu sắc, đó là tư tưởng duy vật, tư
tưởng nhân văn về con người. Cùng với tư tưởng duy vật tự phát, trong tục ngữ Việt
Nam cũng chứa đựng rất nhiều những yếu tố của tư duy biện chứng. Các sự vật và
hiện tượng không tồn tại độc lập, tách rời nhau mà giữa chúng có những mối liên hệ,
tác động qua lại lẫn nhau, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau. Những câu ca dao trên đã
khái quát một chân lí mang tính quy luật: người xưa mượn những hình ảnh cụ thể
“nhiễu điều”, “giá gương” để chỉ những tầng lớp, giai cấp khác nhau trong xã hội
nhưng những vẫn chở che cho nhau nhằm nhắc nhở , kêu gọi những người trong một
nước, có cùng một gốc thì phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, tạo nên sự cố kết bền
chặt. . Tinh thần từ bi của nhà Phật hòa quyện với truyền thống yêu nước, nhân nghĩa
23
của con người Việt Nam. Phật dạy phải yêu thương con người, yêu thương sự sống.
Tư tưởng ấy đã hòa nhập với đạo đức dân tộc, kêu gọi tinh thần đoàn kết.

Phật giáo đã thực sự đi vào đời sống đạo đức của người Việt thông qua chức
năng giáo dục, hướng con người tới các giá trị Từ bi tốt đẹp. Người Việt tìm đến Đạo
Phật không chỉ vì nhu cầu tâm linh mà còn vì những nội dung đạo đức ẩn chứa trong
giáo lý. Giáo lý Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi đạo đức cho con người, nâng
đỡ, khơi dậy tính thương yêu, đức vị tha, làm điều thiện, tránh điều ác… Không một
nền đạo đức nào gần gũi với con người hơn là sự hiểu biết về Từ bi và Nhân quả. Con
người tự phán xét nội tâm của mình, tránh xa những ý nghĩ ích kỷ thấp hèn để trải tình
thương đến muôn loài. Họ sẽ tìm thấy hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống ngay cõi
trần gian bụi bặm này khi họ biết dâng trọn cuộc đời mình để thương yêu và phụng sự,
làm những việc thiện, những điều có ích cho xã hội.

2.1.3. Ca dao – Tục ngữ thể hiện đạo Hiếu trong Phật giáo

Hiếu đạo là một tư tưởng chủ đạo của văn hóa dân tộc Việt Nam, một đất nước
chú trọng chữ “hiếu”, lấy hiếu thảo làm nền tảng cho đạo đức, làm căn cứ để xét đoán
một nhân cách, phẩm giá của một con người. Không hẳn chữ “hiếu” là riêng của đạo
Phật mà nó còn có ở đạo Khổng, Lão mà hơn hết nó là cái “tâm”, cái “đạo” của một
con người. Lời dạy của nhà Phật về việc nhớ ơn và báo ơn cha me đã in đậm trong
lòng của người Việt Nam và thể hiện sinh động qua câu ca dao dân gian [7]:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con”.

Lòng hiếu hạnh của người con được đặt lên hàng đầu vì công ơn sinh thành,
dưỡng dục của cha mẹ tựa như trời biển. Những cái tình, cái đạo của một con người
Việt Nam đã cùng với giáo lý nhà Phật hòa quyện như một chỉnh thể tròn nhất, bổ
sung và gắn bó với nhau không thể tách rời. Không chỉ đề cao vai trò của thực hành,
thực tiễn, người xưa còn thấy được vai trò to lớn của lý luận đối với thực tiễn:

24
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Hay

“Không thầy đố mày làm nên”

“Hay chữ”, “làm nên” được hiểu là kết quả của nhận thức lí luận, còn “không
thầy đố mày” là tư duy đúc kết từ kết quả. Nếu không có người thầy dẫn dắt, chỉ dạy
thì khó có thể thành công trong thực tiễn.

Một triết lý nhân sinh thật hay và tế nhị, định hướng xây dựng con người lấy gia
đình làm điểm xuất phát và biết hiếu đễ. Càng đi sâu vào tìm hiểu kho tàng ca dao dân
gian, ta càng bắt gặp và khám phá thêm bao điều mới lạ. Chữ “hiếu” không đơn thuần
chỉ gói gém ở cái tình cha mẹ với con cái mà nó còn gói trọn cả các nhân tính khác của
một con người. Xưa kia vua Nghiêu, vua Thuấn truyền hiền không truyền tử, thấy
người có hiếu thì chọn làm vua, từ xưa đến nay chữ “hiếu” luôn đặt lên hàng đầu
trong các nhân cách khác hơn cả nhân, lễ, nghĩa, trí, tín nếu là người có hiếu thì đủ cả
năm thứ ấy.

2.1.4. Ca dao – Tục ngữ quan niệm về lối sống đúng “Tâm” của Phật giáo

“Tâm” là một phạm trù quan trọng của Phật giáo, tâm còn được hiểu qua nhiều
tên gọi khác trong ngôn ngữ Phật học như tánh, thức, ý “tâm là lòng, ý cũng là lòng”,
có nghĩa là khởi nguyên của mọi suy nghĩ, lời nói và việc làm: ”Ý làm dẫn đầu các
pháp; Ý làm chủ ý tạo”.

“Tâm” còn được hiểu đơn giản là “suy nghĩ của mình”, tấm lòng hay lòng dạ,…
dù ở phương diện nào thì tâm được xem là chủ nhân của tất cả những việc làm của
mình, là ông chủ điều khiển mọi hành động, nên nó quyết định tính thiện hay ác; tốt
hay xấu; thật lòng hay giả dối,.… Ai có thể sống đúng với bản chất với chân tâm trong
sáng của mình, không gian dối, người đó chính là Phật [7].

Trong ca dao, tục ngữ cũng có những lời phê phán đến những kẻ chỉ chăm chăm
tu hành hời hợt bên ngoài, chỉ lo thể hiện đế lấy danh mà không soi xét lại những bất

25
ổn trong tâm địa và cách sống của mình. Nếu nói như Phật mà hành động đầy gian ác
“Khẩu Phật tâm xà” ấy cũng là người phàm phu, ý muốn nói suy nghĩ và việc làm
khác nhau, không đồng nhất, nhiều khi miệng nói vậy mà trong lòng lại nghĩ khác,
miệng nói tốt mà trong lòng lại chỉ muốn hại người “lỗ miệng thì nói nam mô, trong
bụng lại đựng một bồ dao găm; miệng nam mô Bồ tát, giấu dao mác sau lưng”. Bởi lẽ,
trọng cái tâm như vậy, nên trong dân gian mới có câu: “Chiếc áo không làm nên thầy
tu” hay câu “tri nhân tri diện bất tri tâm, biết người biết mặt chứ ai biết lòng; sông
sâu còn có thể dò, lòng người tráo trở ai đo cho cùng” [7], [8].

Trong Phật giáo thường đề cao cái chân tâm “chân tâm tức Phật; Phật tại tâm;
tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”, qua đó đủ cho chúng ta thấy
cái “tâm” quan trọng như thế nào, thậm chí chỉ cần thật tâm thì ngay đó chẳng cầu
Phật nơi khác “nhất cao là núi Tản Viên, bình yên vô sự cửa thiền trong tâm”. Qua đó,
CD, TN thấm nhuần tinh thần Phật giáo khuyên con người sống đúng cái tâm, đúng
bản chất của mình.

Cái “tâm” đã ăn sâu và một phần chân lý thật trong lòng người con Việt, coi đó
như thước đo nhân cách thanh cao của một con người, vì không thể dễ dàng mà hiểu
được, cũng không dễ thấy một con người là tốt hay xấu được. Hơn thế nữa, những con
người có cái tâm trong sáng, thanh cao thì họ lại càng dấu nó đi, không phô trương cho
người khác biết, chỉ âm thầm nghĩ và làm các việc tốt để giúp đời cho nên “đi lâu mới
biết đường dài, ở lâu mới biết con người có tu”.

2.1.5. Ca dao – Tục ngữ phản ánh thuyết “nhân – quả” trong Phật giáo

Phật giáo chỉ ra rằng, bản chất sự tồn tại của thế giới là một dòng biến chuyển
không ngừng, không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên, cũng không thể chỉ ra kết quả
cuối cùng (vô thủy, vô chung), không có gì là tồn tại vĩnh hằng, bất biến, mọi vật đều
biến đổi liên tục (vạn pháp vô thường), không có gì là thường định. Thế giới sự vật,
hiện tượng luôn trong quá trình vận hành sinh - trụ - dị - diệt hay thành - trụ - hoại -
không. Đó là quá trình biến hóa theo luật nhân quả mãi mãi. Một sự vật ra đời là do
một nguyên nhân trước nó, nhưng đồng thời nó là nguyên nhân của cái sau nó. Lí
thuyết Duyên khởi của Phật giáo đã giải thích thực chất mối quan hệ giữa nguyên nhân
với kết quả trong sự vận động, biến hóa của thế giới. Cái nhân nhờ cái duyên mới sinh

26
ra quả, quả lại nhờ duyên mà tạo thành nhân khác, nhân khác lại nhờ duyên mà tạo
thành quả mới. Cứ như vậy, quá trình tương tác nhân - quả nối tiếp nhau,vô cùng vô
tận. Duyên chính là điều kiện trong mối quan hệ tương tác đó [7].

Học thuyết “nhân - quả” trong Phật giáo đã được người dân Việt Nam tiếp nhận
và cải biến phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của bản thân. Trong ca dao, tục ngữ Việt,
từ nhân đi trực tiếp đến quả mà không cần đến điều kiện phải đầy đủ duyên.

“Ở hiền thì lại gặp lành

Những người nhân đức trời dành phúc cho”

Câu tục ngữ này ta thấy được luật nhân - quả biểu hiện một cách trực tiếp; đồng
thời đó cũng là lời dăn dạy của thế hệ trước với thế hệ sau cần sống hiền lành, có tình
có nghĩa, có trước có sau, yêu thương, đoàn kết với mọi người... Có như vậy, mới
được hưởng điều tốt lành trong cuộc sống và được tổ tiên, đất trời phù hộ chở che.
Ngược lại, chúng ta sống ác độc, hung hăng, hại người, xấu xa nham hiểm, mưu mô
tính toán, ích kỷ hờn ghen… thì chúng ta sẽ gặp những điều lo âu, buồn khổ, những
bất trắc trong cuộc đời không lường trước được. Người gây nhiều điều xấu xa thì dù có
khôn ngoan, ma mãnh trong kiếp này thì “của thiên trả địa” thậm chí những điều xấu
xa đó ảnh hưởng đến những kiếp sau nữa “một đời làm hại, bại hoại ba đời”.

Các khía cạnh của nhân quả dường như cũng đã được cha ông chúng ta thẩm
thấu một cách trọn vẹn. Đứng trên phương diện của nhân quả, nhân lành cho quả lành-
nhân ác cho quả ác, từ cách nhìn nhận “nhân quả đồng thời” nếu như phung phí, ăn
chơi, không biết tiết kiệm, không biết làm ăn thì “đã sinh ra kiếp hay chơi, thì trời lại
đọa vào nơi không tiền; phí của trời mười đời chẳng có” và khi nhân quả đã đến thì
không thể nào lường được “quả báo ăn cháo gãy răng, ăn cơm gẫy đũa, xỉa răng gẫy
chầy” bởi vì “đạo trời báo phúc chẳng lâu, hễ là thiện ác đáo đầu chẳng sai”. Cho
đến những “nhân quả khác thời” đời này và các đời sau nữa “đời cha ăn mặn, đời con
khát nước” những câu như trên nhằm khuyên răn con người cho dù không nghĩ đến
bản thân mình thì cũng nên nghĩ đến con cái mà ăn ở cho có nhân đức, đừng vì cái lợi
trước mắt cho mình mà sau này con cái mình phải lãnh lấy những hậu quả do chính
mình làm ra. “cây xanh thì lá cũng xanh, tu nhân tích đức để dành cho con; ông cha
kiếp trước khéo tu, nên sinh con cháu võng dù nghinh ngang” [9].
27
Như vậy, giáo lí nhân quả trong ca dao, tục ngữ Việt Nam đã được cải biến trở
nên ngắn gọn, súc tích, giàu hình ảnh qua những câu thơ và đặc biệt có ý nghĩa giáo
dục rất lớn. Điều này phản ánh tâm thức tôn giáo Việt Nam không thiên về những yếu
tố siêu hình, những giáo lí cao siêu mang tính học thuật mà chủ yếu tiếp nhận những
bài học giáo lí đã được đơn giản hóa, dễ tiếp thu và dễ áp dụng vào cuộc sống. Phương
pháp tư duy biện chứng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam mặc dù là tự phát, nhưng rất
sinh động, phong phú. Không chỉ dừng ở việc nêu ra các quy luật vận động hay diễn
biến của các sự vật hiện tượng tự nhiên, xã hội cùng các hệ quả của nó, mà người xưa
còn có những bước tiến xa hơn trong việc xác định phương pháp xem xét, nhìn nhận,
đánh giá sự vật.

2.1.6. Vai trò của Ca dao – Tục ngữ trong truyền bá tư tưởng Phật giáo

Qua Ca dao, tục ngữ chúng ta có thể thấy ảnh hưởng lớn lao của tư tưởng Phật
giáo trong hệ tư tưởng đạo đức Việt Nam. Sẽ không mấy ai quan tâm đến những giáo
lý cao siêu, xa lạ mà thay vào đó là những tư tưởng thiết thực và gần gũi, dễ nhớ, dễ
thực hành và đây cũng là một đặc điểm đặc biệt của hệ văn học dân gian này. Trong
kho tàng Ca dao, tục ngữ Việt Nam thấm đẫm tư tưởng Phật giáo, về mặt nhân văn qua
những câu ca dao, tục ngữ chúng ta có thể truyền tải những giá trị, những bài học luân
lý đạo đức cho con cháu, từ thế hệ này sang thế khác một cách dễ dàng. Về phương
diện Phật giáo, qua những câu thơ ca đó, tư tưởng Phật giáo được truyền tới quần
chúng nhân dân một cách tự nhiên, dễ dàng, hoàn toàn không gượng ép, khuông sáo,
như những làn gió mát lướt qua nhận thức chúng ta một cách êm ái, như chính những
lời ru à ơi của mẹ ngày nào.

Triết lí nhân sinh trong ca dao, tục ngữ giúp nâng cao nhận thức và trách nhiệm
của con người trong các mối quan hệ với tự nhiên, gia đình và xã hội, có vai trò quan
trọng đối với việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách của con người hiện đại.
Trong thời đại ngày nay, khi con người được tiếp xúc với nhiều tư tưởng, nhiều nền
văn hóa khác nhau, việc nghiên cứu, tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc trong kho tàng
ca dao, tục ngữ là việc làm hết sức cần thiết. Nội dung giáo dục trong triết lí nhân sinh
trong ca dao, tục ngữ chính là tinh hoa trong đạo lí sống của con người được bảo lưu
qua nhiều thế hệ như những giá trị trường tồn và mang đậm bản sắc của dân tộc Việt.

28
Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập toàn cầu hiện nay, trước những vận hội mới của đất
nước, việc bảo tồn và phát huy truyền thống đạo đức dân tộc cũng gặp không ít khó
khăn; bởi vậy, những giá trị nhân văn sâu sắc được đúc kết trong ca dao, tục ngữ vẫn
luôn là những bài học mang ý nghĩa giáo dục lớn đối với thế hệ trẻ [8].

Việc tìm lại hệ giá trị văn học này nói chung và Ca dao, tục ngữ Phật giáo nói
riêng là một việc làm cần thiết và quan trọng, qua các câu Ca dao, tục ngữ này mà
chúng ta có thể hiểu được bản chất sâu xa của một hệ thống tư tưởng chính xuyên suốt
chiều dài văn học dân gian chính là nhân đạo, lòng thương người, hướng thiện, chán
xa cái ác, cổ xúy điều lành, nhân nghĩa, trung hiếu,… từ đó cho chúng ta một nhận
định bản chất của một con người Việt Nam hiền lành, chất phát, giản dị và dễ thương.
Cần phải có nhiều công trình hơn nữa về những giá trị đạo đức qua văn học dân gian,
tìm lại những tư tưởng Phật giáo, đồng thời phát triển nó để xứng tầm là những tư
tưởng, giá trị lâu đời của văn hóa dân tộc.

2.2. Ảnh hưởng của phật giáo trong các tác phẩm truyện dân gian việt nam
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Là một tôn giáo không phân biệt địa
vị xã hội nên Phật giáo nhanh chóng phổ biến và ăn sâu vào đời sống hằng ngày của
nhân dân, tạo ra những chuẩn mực đạo đức trong lối sống, cách đối nhân xử thế của
nhân dân. Cũng chính từ lẽ đó mà Phật giáo ảnh hưởng lớn đến văn học dân gian và dễ
bắt gặp trong các truyền thuyết, truyện cổ tích dân gian.

2.2.1. Hai học thuyết lớn của Phật giáo trong truyện dân gian
2.2.1.1. Thuyết nhân quả thể hiện qua truyện dân gian

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Là một tôn giáo không phân biệt địa
vị xã hội nên Phật giáo nhanh chóng phổ biến và ăn sâu vào đời sống hằng ngày của
nhân dân, tạo ra những chuẩn mực đạo đức trong lối sống, cách đối nhân xử thế của
nhân dân. Cũng chính từ lẽ đó mà Phật giáo ảnh hưởng lớn đến văn học dân gian và dễ
bắt gặp trong các truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười dân gian.

Trong tư tưởng của nhân dân, Đức Phật luôn dõi theo và giúp đỡ khi con người
gặp hoạn nạn. Hiện thân chính là ông Bụt, hay Phật. Trong truyện dân gian, ông Bụt
thường được mô tả như một “ông cụ chống gậy đi một mình giữa cảnh trời nước

29
hoang vu, lại râu tóc trắng xóa, hình dung không có gì là lam lũ”, “thoáng một cái ông
cụ đã đứng trước mặt, hiểu ngay đó là bậc Tiên Phật” (Sự tích con muỗi). Bụt hiện lên
giúp đỡ cô Tấm hiền lành mỗi khi cô bị mẹ con cô Cám độc ác, nham hiểm, tìm cách
hãm hại (Tấm Cám). Bụt lại giúp đỡ chàng trai hiền lành cách tạo ra Cây tre trăm đốt
(Cây tre trăm đốt). Bụt giúp con người chống lại quỷ dữ và xua đuổi quỷ dữ bằng tấm
áo cà sa. Bụt khuyên dạy con người ngày Tết trồng cây nêu, vẽ cung tên để xua đuổi
quỷ (Sự tích cây nêu ngày Tết).

Ngoài ra, rất nhiều câu chuyện dân gian của người Việt Nam được xây dựng
trong bối cảnh Phật giáo. Các hình ảnh thường thấy là chùa, hay những ngôi miếu,
những mái tam quan. Nhà sư, các vị Quan Âm hay Phật bà cũng trở thành một nhân
vật trong truyện dân gian. Thị Kính vì muốn cắt cái râu mọc ngược của chồng mà bị
ngờ là muốn giết chồng, bị trả về nhà bố đẻ, bà buồn khổ nên giả làm nam nhân rồi đi
tu. Gần chùa lại có ả Thị Màu tính lẳng lơ, qua lại với người hầu có chửa lại bắt vạ chú
tiểu Kính Tâm (Thị Kính). Kính Tâm bị sư cụ đuổi ra ở dưới mái tam quan. Mãi đến
mấy năm sau, kính Tâm chết, người ta mới biết chú tiểu ấy là con gái, nỗi oan mới
được minh giải. Bà Thị Kính đắc đạo, trở thành Phật bà Quan Âm Thị Kính. Hay như
trong sự tích cây huyết dụ kể về chuyện một người làm nghề giết lợn sống cạnh một
ngôi chùa, ngày ngày nghe tiếng chuông chùa để thức dậy làm thịt lợn. Một đêm nọ,
sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi
vái lấy vái để, xin thầy sáng mai gõ chuông trễ mới cứu được cả nhà. Sư cụ thức giấc,
thấy lạ nhưng vẫn làm theo lời thỉnh cầu. Người đồ tể ngủ đến tận sáng, lỡ giờ mổ lợn.
Tức mình vì lỡ mất buổi chợ, bác ta lật đật sang chùa trách sư cụ. Sư cụ cho biết câu
chuyện nằm mộng đêm qua để phân trần với ông hàng xóm. Đến lúc bước chân về
chuồng lợn của nhà mình thì bác đồ tể ngạc nhiên thấy con lợn cái trong chuồng mua
ngày hôm qua toan giết thịt sáng đó đã đẻ được năm con lợn con. Vừa mừng vừa sợ,
bác ta kể cho mọi người biết sự việc lạ lùng, tin rằng linh hồn người đàn bà ẩn trong
con lợn cái đã tìm cách cứu bầy con của mình khỏi chết. Bác đồ tể đâm ra suy nghĩ.
Bác thấy bàn tay của mình đã từng vấy máu biết bao nhiêu là sinh mạng. Trong một
lúc hối hận đến cực điểm, bác ta cầm cả con dao bầu chạy sang chùa bộc bạch nỗi lòng
với sư cụ. Bác ta quả quyết cắm con dao của mình trước sân chùa, thề trước Phật đài từ
nay xin giải nghệ. Không rõ bác đồ tể rồi sau đó thế nào, nhưng con dao của bác tự
30
nhiên hóa thành một loại cây có lá đỏ như máu và nhọn như lưỡi dao bầu, người ta vẫn
gọi là cây huyết dụ. Nếu như truyện thơ Quan Âm Thị Kính, dạy con người về tấm
lòng từ bi và đức tính nhẫn nhục thì thông qua sự tích cây huyết dụ khuyên răn con
người sống hướng thiện, không nên tạo ra nhiều sát nghiệp. Phật giáo muốn hướng con
người vào việc thiện, điều tốt đẹp, xa lánh điều ác. Triết lý về luật nhân quả cũng góp
phần ngăn ngừa ý định, hành vi vi phạm pháp luật của con người khi còn chưa bộc lộ.

Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam cũng không ít câu chuyện mượn hình
ảnh của Phật giáo để ca ngợi những người có công với nước, với dân, ca ngợi những
nhân thần “xả thân vì nước”, giúp dân cứu đời và được dân gian mệnh phong là Phật
Bà như: Nguyên Phi Ỷ Lan [11]. Truyện “Nguyên Phi Ỷ Lan” được lưu truyền trong
dân gian kể về Ỷ Lan – người con gái vùng Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh được vua Lý
Thánh Tông sủng ái và tôn làm Nguyên Phi. Bà là người tài giỏi, đức độ, giàu lòng
nhân từ. Năm 1069, vua đi đánh giặc ngoại xâm, Ỷ Lan Nguyên Phi ở nhà thay vua
nhiếp chính, chăm lo việc quốc sự có kỷ cương, khiến thần dân than phục. Ỷ Lan còn
thân chinh đi kinh lý ở các vùng thôn quê hẻo lánh để hiểu tường tận đời sống dân lao
động và trừng trị bọn tham quan ô lại đục khoét hà hiếp dân lành, ban phát thóc gạo
giúp dân thoát đói. Ỷ Lan được dân chúng suy tôn làm Phật Quan Âm. Trong tín
ngưỡng dân gian Việt Nam, Ỷ Lan là một trong ba nhân vật nữ là Bà Chúa Ba (Diệu
Thiện), Thị Kính và Ỷ Lan được tôn vinh làm Phật bà Quan Âm, bởi trong thời gian
làm nhiếp chính bà đã khiến cho “dân tâm hòa hợp, cõi nước thanh bình”. Trong ba
Phật Quan Âm đó, duy chỉ có Ỷ Lan là con người thực, bằng xương, bằng thịt, được
suy tôn làm Phật Bà khi còn sống và đang rất trẻ (năm đầu Thần Vũ – 1069). Trong
tâm thức dân gian Việt Nam, duy chỉ có Ỷ Lan – một nhân vật lịch sử có thực lại được
nhập vào – đồng nhất với cô Tấm trong truyện cổ tích vốn được lưu hành phổ biến
trong văn học dân gian. Các câu chuyện về Ỷ Lan – một phụ nữ danh tiếng, nối tiếp
truyền thống đảm đang, trung hậu, kiên cường của người phụ nữ Việt Nam trong lịch
sử dân tộc. Bà đã được nhân dân ngưỡng mộ, tôn kính. Ỷ Lan thái hậu đã đi từ dân dã
vào cung đình rồi lại trở về với quê hương dân dã, với vườn dâu, giếng bống, chùa
chiền, lễ hội và những câu chuyện dân gian. Bà được yêu mến, tôn vinh, ngưỡng mộ
trong tâm thức dân gian.

31
Theo quan niệm của nhà Phật, thuật ngữ “nhân quả” được hiểu: “Nhân là cái
năng sinh, quả là cái sở sinh. Có nhân ắt có quả, có quả ắt có nhân. Đó là lý nhân quả.
Phật giáo coi lý này thông suốt cả ba đời (quá khứ, hiện tại, tương lai) mà thuyết về sự
báo ứng của thiện ác” [12, tr.972]. Nhân quả được thể hiện như một quy luật tất yếu
trong thế giới của các câu chuyện. Các nhân vật thường được chia rạch ròi thành hai
tuyến Thiện - ác, chính và tà. Các nhân vật “thiện” thường là những con người có
nhiều phẩm chất tốt đẹp: hiền lành, thật thà, hay giúp đỡ người khác, siêng năng. Kết
thúc truyện luôn theo một mô - típ “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”.

Theo Phật Giáo, hạnh phúc hay khổ đau không phải là chuyện ngẫu nhiên từ trên
trời rơi xuống hay từ lòng đất vọt lên, lại càng không phải do sự thưởng phạt, ban ân
của thượng đế hay một năng lực siêu hình nào khác. Hạnh phúc hay khổ đau đều do
nơi chính con người định đoạt, trong đó yếu tố nhân duyên cũng góp phần quan trọng.
Tuy nhiên sự báo ứng trong các truyện cổ tích thường xảy ra tức thì để mọi người
được chứng kiến chứ không phải đợi đến những kiếp sau. Phải chăng các tác giả dân
gian muốn khẳng định mạnh mẽ, minh bạch “Nhân – Quả” như một mệnh đề quy luật,
bất khả kháng, qua đó nâng cao tính giáo dục nhân cách, đạo đức con người.

Luật nhân quả của thế giới quan Phật giáo còn khẳng định khi gieo nhân tức là đó
gây nghiệp, tạo nghiệp lành được quả lành, tạo nghiệp dữ bị quả dữ. Triết lý nhân quả
về sự trừng phạt với cái ác quyết liệt hơn ở những câu chuyện: Thạch Sanh; Tiêu diệt
mãng xà; Cây tre trăm đốt [10].

Một hình ảnh được sử dụng lặp đi lặp lại trong các câu chuyện dân gian Việt
Nam đó là dũng sĩ lập công ở hai câu chuyện Thạch Sanh; Tiêu diệt mãng xà đều có
những nét tương đồng. Nhân vật chính là những người dũng cảm, giết Chằn tinh, giết
Mãng xà, đều bị tranh công. Thạch Sanh nhờ tiếng đàn để chữa cho công chúa hết
câm, được lấy công chúa, được lên làm vua; chàng trai trẻ đi tìm lại mũi gươm của
mình, được lấy công chúa. Tranh công, cướp công, tìm cách hãm hại người khác để
leo lên vị trí giàu sang phú quý đều bị trời trị tội. Thuyết nhân quả còn thể hiện qua
hình thức trừng phạt ở chuyện Thạch Sanh cao hơn một mức là người không trị mà
trời trị. Hai mẹ con Lý Thông bị trời đánh biến thành con bọ hung, con bọ hung suốt
đời chui rúc trong đống phân là đòn trừng trị đích đáng cho những kẻ tranh công, độc

32
ác, hãm hại kẻ khác. Đời này vẫn không thiếu những kẻ như Lý Thông nên câu chuyện
Thạch Sanh là triết lý nhân sinh muôn đời.

Cây tre trăm đốt là công lý của nhân dân, trừng trị những kẻ nhà giàu độc ác, bóc
lột sức người, lừa dối người lao động. Nhờ có câu thần chú mầu nhiệm khắc xuất, khắc
nhập mà người đi ở lấy được con gái nhà giàu, trị cho lão nhà giàu cái tội lừa bịp bỉ ổi.

Gieo nhân nào thì gặt quả đó, con người nếu tham lam, thủ đoạn, độc ác, tráo trở,
bội bạc... thì không dễ gì được làm người mà phải biến thành những con vật, đó là
những bài học sâu sắc về quá trình tu dưỡng đạo đức ở mỗi người.

Làm người mà bội tín, vong ân bạc nghĩa, huyênh hoang tự đắc, vô tài bất tướng,
lười biếng... thì đều phải trá giả cho chính cuộc đời của mình. Giàu sang, phú quý phút
chốc cũng tiêu tan nếu không tích đức thì không phùng đức – đó là văn hoá nhân văn
muôn đời của người Việt Nam.

Triết lý nhân quả trong các câu chuyện cổ tích thần kỳ không chỉ kể về tội ác và
trừng phạt, mà còn kể về những khúc quanh của số phận con người nếu gặp phải
những trắc trở mà thiếu đi niềm tin, hay thiếu sự trợ giúp của bạn bè, thần linh. Nhờ đó
mà truyện cổ tích thần kỳ xây dựng cho người dân Việt Nam niềm tin về những gì tốt
đẹp sẽ được phát huy và những gì xấu xa, độc ác sẽ bị trừng trị.

Trong kho tàng truyện kể dân gian các dân tộc Việt Nam, thuyết luân hồi được
thể hiện thông qua một mô tiếp khá phổ biến đó là tái sinh. Có thể cho rằng mô típ tái
sinh trong truyện cổ tích ít nhiều chịu ảnh hưởng của chuỗi truyện tiền thân (Jakata)
của đức Phật. Tuy nhiên, do đã được thế tục hóa nên chúng chuyển tải nhiều hơn
những tập tục và những quan niệm xã hội của quần chúng nhân dân thời xưa.

“Thuyết Tái sinh khẳng định rằng, con người cũng như mọi loài hữu tình, không
phải chỉ sống một đời, mà đã từng sống nhiều đời, và sau đời sống này, sẽ tiếp tục
sống nhiều đời nữa. Và sức mạnh, dẫn con người sống đi sống lại nhiều đời như vậy là
nghiệp lực, tức là sức mạnh của nghiệp. Thành quả của mọi việc làm của chúng ta
trong đời này, tạo thành một sức mạnh, gọi là sức mạnh của nghiệp Tái sinh, đẩy
chúng ta tới một cuộc sống mới, một cuộc đời khác, trong đó thân phận và hoàn cảnh
sống của chúng ta là do thành quả các nghiệp của đời này quyết định” [13] Với quan

33
niệm trên Phật giáo khẳng định rằng mỗi con người là sản phẩm của chính mình,
chúng ta hiện tại là sản phẩm do chính chúng ta tạo nhân trong quá khứ và lúc này ta
đang tạo ra chính mình trong tương lai.

Trong Thuyết Luân hồi và Phật giáo Tây Phương, tác giả Martin Willson đã đưa
ra những bằng chứng về thuyết luân hồi là con người sau khi tái sinh có thể nhớ lại
kiếp trước của mình hay được người khác nói cho biết về kiếp trước [14]. Trong mô
típ tái sinh ở dạng thức đầu thai bao gồm các hình thức: nhân vật sau khi tái sinh tự
nhớ lại kiếp trước của mình (Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh
ông, Đền thờ Trương Ba và Nguyễn Khắc Hoành) và sau khi sống lại trong thân xác
khác, nhân vật được người khác nói cho biết kiếp trước của mình (Duyên nợ tái sinh,
mối tình chung thủy, Truyện tiền kiếp luân hồi, Con gà trắng và chiếc nhẫn đồng).

Truyện Hồn Trương Ba da Hàng Thịt, Nhân vật sống lại trong thân xác của
người kia nhưng phần hồn vẫn là con người cũ. Chuyện kể về cái chết của nhân vật
Trương Ba, sau đó thần cờ Đế Thích cho Trương Ba sống lại vào xác một anh hàng
thịt vừa mới qua đời. Tuy nhiên, Trương Ba vẫn là Trương Ba, quay trở lại nhà mình
tiếp tục một cuộc sống như trước đây.

Hay sự tích chim Tu Hú, kể về hai nhân vật tu hành Bất Năng và Bất Nhẫn. Do
thành tâm tu tập nên Bất Năng mau chóng đắc đạo, Bất Nhẫn vì lòng sân hận vẫn còn
nên phải tiếp tục tu hành. Đến lúc sắp thành công, Phật bà hóa thành người thử lòng,
liên tục bắt Bất Nhẫn quay đò trở lại trong thời tiết mưa gió. Lòng sân nỗi lên, Bất
nhẫn mắng chửi người đàn bà, bị Phật bà cho hóa thân thành chim tu hú.

Với Phật giáo, những gì con người được nhận ở kiếp này là do duyên nghiệp của
kiếp trước để lại. Và những gì con người thực hiện trong kiếp hiện tại sẽ tạo duyên
nghiệp cho những kiếp sau… Chu kỳ đời người được tượng trưng bằng một bánh xe
luân hồi, hay còn gọi là bánh xe sinh tử, cứ quay quay mãi đưa con người từ kiếp này
sang kiếp khác chứ không bao giờ dừng lại. Chết rồi lại tái sinh, rồi lại chết, mãi mãi
muôn đời như vạn vật đã được tạo hóa sinh ra trong cõi đời này.

2.2.1.2. Tứ diệu đế của Phật giáo thể hiện qua truyện dân gian

34
Đức Phật quan niệm coi đời là bể khổ, con người dù là ai, ở địa vị nào trong xã
hội, sinh ra trên cõi đời đều phải trải qua nỗi khổ sinh, lão, bệnh, tử. Quan điểm này
của Phật giáo không nhằm uy hiếp hay để làm khiếp sợ cho con người mà là để chúng
sinh nhìn nhận và đối diện với quy luật bất biến của cuộc sống, nhằm mở mang tầm
nhìn, trí tuệ, biết trân quý sự sống và sống có ích cho cuộc đời.

Cái chết, hay những đau đớn về thể xác như cái đói, cái lạnh, sự vất vả lao lực
thân thể hay nỗi đau đớn thể xác do bệnh tật, thương tích, đòn roi,… là những biểu
hiện sự khổ thường thấy trong các tác phẩm truyện dân gian. Cô Tấm đã phải trải qua
mấy lần bị “giết”, từ khi trong hình người rồi đến lúc thành chim, thành cây rồi đến khi
trở thành đồ vật như khung cửi vẫn bị mẹ con Cám rắp tâm hãm hại. Người bà của
Tích Chu vì khát mà hóa thành chim. Em bé trong sự tích chim đa đa cuối cùng cũng
chết vì đói và lạnh. Hay người vợ trong sự tích con muỗi, cũng chịu nỗi khổ do bệnh
tật rồi chết. Sinh tử là quy luật bất biến, nó là bối cảnh và cũng là động lực xây dựng
nên nhiều câu chuyện dân gian. Gọi là bối cảnh vì sinh lão bệnh tử là cái khung của
cuộc sống, và gọi là động lực vì con người luôn khao khát thoát ra được quy luật này,
thoát ra bể khổ trầm luân.

Cái khổ sinh lão bệnh tử là cái khổ trên phương diện sinh lý, là cái đớn đau thể
xác. Về phương diện tâm lý, khổ có thể đến từ sự không toại ý, không vừa lòng hay từ
những mất mát, thua thiệt trong cuộc đời (cầu bất đắc khổ); hoặc người mình thương
muốn ở gần mà không được (ái biệt ly khổ), hoặc người mình ghét mà cứ phải gặp gỡ
(oán tằng hội khổ); mưu tiền tài, danh vọng, địa vị nhưng danh vọng, tiền tài cứ vụt
qua ngoài tầm tay…

Truyện cổ tích mang đậm tư tưởng Phật giáo trong việc xây dựng cuộc đời các
nhân vật và phản ánh đời sống xã hội. Những nhân vật trung tâm xuất hiện gắn liền
với sự nảy sinh chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và gia đình cá thể là nhân vật người
con riêng, người mồ côi, người con thứ. Đồng thời, thông qua những nhân vật này, các
câu chuyện nêu lên tư tưởng bất bình đẳng trong xã hội phong kiến “quyền huynh thế
phụ”, tức người con trai cả có quyền hưởng thừa kế sau khi phụ thân qua đời. Song
điều đó thể hiện sự bất công, thiệt thòi cho thân phận người con thứ, người mồ côi hay
người con riêng, những người chịu thiệt thòi về tư liệu sản xuất.

35
Dù người tốt hay người xấu cũng không tránh khỏi sinh lão bệnh tử, càng không
thể tránh cái khổ tinh thần. Thậm chí những người được định cho là gây ra nỗi khổ của
người khác thì cũng tự làm khổ chính mình.

Nhân vật cô Tấm được khắc họa là người con cam chịu, chịu sự hành hạ của mẹ
kế. Qua nhân vật Tấm, ta thấy được những cái khổ ở trên, bao gồm cái khổ về thân thể
- bị bắt làm việc quần quật hay bị hại chết, và cái khổ tâm lý –sống chung với những
người ghét mình, muốn đi xem hội nhưng lại bị bắt làm công việc vô lý, bị hại phải
chia lìa chồng,... Dân gian có câu:

Mấy đời bánh đúc có xương,

Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng

Mẹ con Cám ghen ghét đố kỵ cũng từ "cầu bất đắc", đã ghét còn phải ở chung
một nhà, Cám cũng mất cha từ nhỏ, người mẹ kế cũng mất chồng, phải tự mình nuôi
con há chẳng phải là khổ sao? Tham muốn ngôi hoàng hậu mà không được vậy nên cái
tâm cũng không được an yên thanh tịnh, nên cho dù là mẹ con Cám thì cuộc đời sớm
đã bị vây nhốt bởi cái sở cầu bất đắc, cái ái biệt ly và cái oán tằng hội khổ rồi.

Nợ tình chưa trả cho ai,

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan [10]

Câu ca dao ra đời từ câu chuyện tình yêu ngang trái. Cô con gái nhà phú ông vì
tương tư anh học trò nghèo sinh bệnh mà chết, đấy là cái khổ ái biệt ly. Để tới khi giọt
nước mắt chàng trai rơi vào trong chén trà thì cái "khối tình" ấy mới chịu nguôi ngoai
mà tan ra thành máu đỏ.

Truyện Sự tích chim đa đa cũng nói về thân phận người con riêng, nhưng trong
truyện này không có nhân vật mụ dì ghẻ mà thay bằng ông bố dượng. Truyện kể về
cậu bé mồ côi cha từ nhỏ, theo người mẹ đi lấy chồng, vì còn bé chưa làm được việc gì
và bị coi như ăn bám và là gánh nặng cho gia đình, nên cậu bé như cái gai trong mắt
ông bố dượng. Chính vì vậy, hắn đã giết chết cậu bé bằng cách lừa đưa vào rừng sâu
với cái bát chứa bên trong toàn cát và quả cà. Cái đói, cái khát cùng sự sợ hãi và rồi
“cậu bé chết, hóa thành chim đa đa, luôn luôn kêu những tiếng "Bát cát quả cà! Bát cát
quả cà!”. [10]

36
Phật giáo chỉ ra nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến thực trạng đau khổ gọi là
“Tập Đế”. Tức là khi tích tập các phiền não sẽ tạo thành năng lực đưa đến khổ đau.
Khi nhận thức được bản chất của khổ một cách rõ ràng, ta mới có thể đi vào con
đường đoạn tận khổ đau. Cuộc đời là khổ đau hay không đều tùy thuộc vào thái độ tâm
lý, cảm thọ và nhận thức của mỗi người; nguyên nhân của khổ có nguồn gốc sâu xa
trong tâm tưởng của con người. Phật Giáo cũng nhìn thấy các nguyên nhân của đau
khổ: có cái phát sinh từ vật chất hay hoàn cảnh xã hội, nhưng nguyên nhân thật sự vẫn
bắt nguồn từ tâm thức.

Nguyên nhân của khổ thường được các kinh đề cập chính là tham ái. Tham ái
“chẳng khác dây thiết tỏa trói buộc chúng sanh trong tam giới mà phải chịu cái nạn tử
sanh, sanh tử, chịu khổ sanh trong các cảnh giới nhỏ to, khổ già, khổ bịnh làm cho tiều
tụy xác thân”[15]. Sự khao khát về dục lạc sẽ dẫn đến khổ đau, bởi vì lòng khao khát
ấy không bao giờ thỏa mãn. Đức Phật dạy “Tham ái sinh sầu ưu, tham ái sinh sợ hãi.
Ai giải thoát tham ái thời không còn sầu ưu sợ hãi nữa” [16]. Lòng tham luôn là
nguyên nhân dẫn đến mọi sự đau khổ cho con người, vì vậy nó không buông tha bất kỳ
mối quan hệ nào. Không chỉ có trong tình bạn, mà ngay trong chính gia đình, giữa
những người có cùng mối quan hệ huyết thống, chính của cải vật chất đã làm họ lu mờ
dẫn đến hành động không ý thức đến hậu quả làm gia đình ly tán, tan vỡ và trở thành
những câu chuyện truyền lại như bài học giáo dục đạo đức đời sau.

Khi nói tới lòng tham, “Ăn khế trả vàng” hay truyện “Hà rầm hà rạc”[17] là
những ví dụ điển hình cho bài học về sự tham lam tiền bạc. Nếu “túi ba gang” hay “núi
bạc" là thể hiện của sự đủ đầy no ấm, thì lòng tham của con người không bao giờ bằng
lòng với cái gọi là đủ. Và cuối cùng nhân vật người anh trong các câu chuyện đã phải
trả giá bằng cái chết trong nỗi hoảng loạn tột cùng, kẻ bị rơi xuống biển sâu, kẻ bị rơi
xướng vực thẳm. Tham ái của con người là nguyên nhân mâu thuẫn trong nhiều tác
phẩm truyện dân gian khác, từ tham danh lợi, tiền bạc đến tham mê dục sắc. Mẹ con
Lý Thông cũng vì tham sống mà lừa Thạch Sanh đi đến miếu chằn tinh, vì tham lam
công trạng mà lại lừa Thạch Sanh trốn đi. Và người ta nói “lòng tham không đáy”, Lý
Thông lại lợi dụng Thạch Sanh cướp công cứu công chúa, nhốt em dưới hang tối, vu
vạ để bỏ tù Thạch Sanh nhằm đoạt lợi về mình,...Hay trong truyện "Con chó đá" cũng

37
câu chuyện người anh và người em, lòng tham của người anh đã làm hắn nghi ngờ lời
người em dặn và bị trừng phạt bị con chó đá ngậm tay mãi không nhả ra.[10]

Bên cạnh đó, Phật giáo cho rằng “Sân” là một trong ba loại cực độc, một dạng
của tâm lý tiêu cực tiềm ẩn ở mỗi người gây ra khổ. Khi gặp hoàn cảnh và điều kiện đủ
thì sân sẵn sàng phát khởi để tác họa cho con người trong hiện tại và tương lai. Chính
sân là độc tố phá hủy thể xác và tâm hồn nên Đức Phật ví sân như ngọn lửa bùng phát
dữ dội cần phải dập tắt để tránh làm hại người, hại mình. Trong cuộc sống, khó tránh
khỏi những hoàn cảnh không được xứng ý toại lòng dẫn đến sân hận phát sinh. Khi
lòng tham không được đáp ứng, không được như ý thì sân hận bộc phát dữ dội đốt
cháy lòng ta, nó khiến ta có những hành động điên cuồng. Trong kinh Hoa Nghiêm có
đoạn viết: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn trướng môn khai” nghĩa là khi sân hận
nổi dậy, thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều được mở ra. Hay “Nhất tinh chi hỏa,
năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn” nghĩa là khi đốm lửa giận bùng phát, có thể
đốt hết cả rừng công đức đã gầy dựng trước đó.

Chuyện người con gái Nam Xương là một ví dụ quen thuộc cho thấy cái tai hại
ghê gớm của cái “sân” trong con người. Chỉ vì lời nói ngây ngô của trẻ thơ mà Trương
Sinh nổi cơn giận dữ, nghi ngờ đức hạnh của vợ mình, mắng nhiếc thậm tệ khiến Vũ
Nương đau khổ tìm đến cái chết, mang theo cả nỗi oan và mối hận xuống hoàng tuyền.
Đáng lẽ ra sau những chia ly xa cách họ đã được sống hạnh phúc bên nhau, chỉ vì sân
hận nông nổi mà vợ chồng ly tán, con thơ mất mẹ và đau khổ hơn là cái chết oan uổng
của người vợ. Kẻ sống thì luôn chịu sự dày vò cắn rứt, “bấy giờ chàng mới hiểu ra nỗi
oan của vợ, nhưng đã chẳng làm gì được nữa”.[17]

Theo Phật giáo, trong ba nguyên nhân chính dẫn đến sự khổ đau của con người,
còn được gọi là tam độc Tham, Sân, Si, thì si là cái gốc của cả ba độc, vì thế mà nó
gây tác hại rất lớn cho con người. Si là vô minh, bởi si mê làm mình không sáng suốt,
nên mới sinh ra tham lam trước, ham muốn không được thì sinh ra nóng giận sân hận
trong lòng. Vậy nên si là nguyên nhân phát khởi đưa con người hành động sai lầm từ
sự không ý thức được. Như trong truyện “Ai mua hành tôi”[10], ông vua cũng vì mê
muội nhan sắc vợ anh bán hành mà tìm mọi cách chiếm đoạt đưa nàng vào cung làm

38
Hoàng hậu. Vì mải mê diễn trò ngớ ngẩn để làm nàng ta cười, cuối cùng ông vua háo
sắc bị người bán hành xua bầy chó ra cắn chết, mất hết địa vịa tiền bạc.

Phật giáo khẳng định con người có thể vượt qua bể khổ bằng tu tập. “Diệt đế” là
sự chấm dứt hay dập tắt phiền não, chấm dứt nguyên nhân đưa đến đau khổ. Khi phá
trừ hết những phiền não rồi thì con người được tự do hoàn toàn, yên vui, sáng suốt và
không còn những Nhân để tạo ra luân hồi nữa. Con người đã giải thoát khỏi sinh tử và
đạt tới Niết Bàn. Ngài chỉ ra “Bát Chánh Đạo” khi nói về Đạo đế: “Đạo” là con đường,
là phương pháp thực hiện dẫn đến chấm dứt khổ đau. Bát Chánh Đạo là con đường
“Trung Đạo” mà Đức Phật đã tìm ra để chứng ngộ Niết Bàn. Con đường gồm có tám
điều chân chính, tám phương tiện mầu nhiệm mà người Phật tử phải làm. Theo Đức
Phật, phải thấy, hiểu biết, nhận thức đúng về đạo đức của cuộc sống, cái nào là thiện,
cái nào là ác, đúng với sự thật, hợp với lẽ phải (Chánh Tri Kiến); suy nghĩ, ý nghĩ hay
tư tưởng phải đúng đắn (Chánh Tư Duy); ngôn ngữ phải đúng đắn, nghĩa là không nói
những lời vọng ngữ, ác khẩu, hai lưỡi đưa đến đau khổ, chia rẽ, hung bạo, căm thù
(Chánh Ngữ), chỉ nên nói những lời lẽ chân thật, êm ái, chính đáng, hiền hòa đưa đến
xây dựng niềm tin, đoàn kết hòa hợp, thương yêu và lợi ích, những lời hợp với Chân,
Thiện, Mỹ, lấy đó làm phương tiện mà giáo hóa người; thực hiện những hành vi đúng
đắn, làm việc chân chánh có mục đích lành mạnh, vừa lợi ích cho mình, vừa lợi ích
cho người và vật khác (Chánh Nghiệp); có phương tiện mưu sinh, nghề nghiệp chân
chánh, không sống bằng những nghề phi pháp, độc ác, gian xảo dễ gây ra ác nghiệp
(Chánh Mạng); biết nỗ lực đúng đắn, siêng năng chuyên cần, cố gắng hết sức bằng tất
cả nghị lực bản thân để đoạn trừ điều ác, thực hành điều thiện; diệt trừ phiền não và
tạo dựng đức lành (Chánh Tinh Tấn); suy nghĩ đúng đắn, tưởng nhớ chân chánh, đừng
để tâm thức bị rối loạn, tập trung tư tưởng làm an tịnh tâm thức một cách đúng đắn, có
hiệu quả phát triển tuệ giác (Chánh Niệm); phải học tập trung và định tâm đúng đắn
(Chánh Định).

Phật Giáo là một tôn giáo không phân biệt địa vị, giai cấp xã hội, không phân
biệt giàu nghèo, càng không soi xét quá khứ của người Phật tử. Bát Chánh Đạo chỉ dẫn
con đường giải thoát cho mọi chúng sinh. Trong Sự tích mười tám vị la Hán, các vị La
Hán này xuất thân là mười tám tên cướp, chứng kiến quả báo của một người nên tìm
đường sám hối và tu tập cuối cùng thì đắc đạo thành Phật. Đức Phật cho rằng con
39
người chỉ cần một lòng hướng thiện, thì dù ở vào thời điểm nào cũng đều được Đức
Phật độ trì. Chính tư tưởng này đã đi sâu vào trong tiềm thức người dân và được phản
ánh khá sâu sắc trong các truyện dân gian. Hình ảnh nhân vật anh chàng ăn trộm trong
truyện Cây cầu phúc đức hay mẹ con Ác Lai trong truyện Sự tích con cá he [10] đều
nói lên sự nỗ lực cố gắng của con người quay đầu trở về hướng thiện và thể hiện sức
mạnh thu phục lòng người nơi Đức Phật bởi lòng từ bi, độ lượng cao cả. Truyện Cây
cầu phúc đức kể về một người nhà ba đời làm nghề ăn trộm, bị người đời xa lánh
nhưng vẫn không đủ ăn. Một hôm anh này đến trộm ở nhà một ông thầy, do phải ngồi
canh đợi ông thầy ngủ để trộm nên hắn vô tình nghe thầy giảng đọc “Tích thiện chi gia
tất hữu dư hương; tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương” –tức nhà tích thiện thì ắt có
dư phúc lành, nhà tích bất thiện thì ắt có thừa tai ương, anh suy nghĩ và quyết định làm
ăn lương thiện, sau này còn chịu nhiều vất vả để mong xây cầu làm phúc, bù đắp sai
lầm. Cuối cùng anh cũng được đức Phật giúp hoàn thành cây cầu, được mọi người yêu
quý. Trong truyện sự tích cá he, Ác Lai là một kẻ ăn thịt người, nhưng khi được nhà sư
chỉ rằng hắn “sẽ sống một ñời sống bội phần sung sướng trên Nát-bàn, nếu họ nhất
quyết bỏ ác làm thiện”[10] thì đã thành tâm đến độ khoét bụng mang cả bộ lòng gửi
dâng đức Phật. Mẹ con Ác Lai được đức Phật đón nhận bởi sự giác ngộ chân thành,
trong khi người sư được hắn gửi bộ lòng bị biến thành cá he, muôn đời lặn lội trong
biển cả, cùng với sự hổ thẹn mà đi tìm bộ lòng đã vứt bỏ. Trong truyện “Chiếc cân
thủy ngân”, hai vợ chồng nọ nhờ làm ăn gian dối mà giàu có, lại có con cái đuề huề.
Tưởng chừng đó là những điều lành nhưng họ lại đang sắp phải gánh nghiệp báo lớn.
Nhờ ăn năn kịp thời mà được trời Phật tha thứ, bắt lại hai con quỷ dưới lốt hai đứa con
của họ, cho quay lại cuộc sống nghèo khó nhưng được thanh thản lương tâm.

2.2.2. Giáo luật Phật giáo trong truyện dân gian

Kinh Luật tạng trình bày những phép tắc, giới luật. Về cơ bản, đạo Phật có hai
giới luật quan trọng là ngũ giới và thập thiện, quy định những điều mà những người
theo đạo phải tuân theo. Trong dân gian, tư tưởng Phật giáo ảnh hưởng mạnh do đó mà
những giáo luật này đã trở thành một phần trong việc giáo dục đạo đức của nhân dân.

Ngũ giới là năm điều ngăn cấm mà Phật đã đề ra, để ngăn những tưởng niệm ác,
nói năng chẳng lành, hành động bất chính. Năm điều răn ấy là: Không được giết hại,

40
không được trộm cướp, không được tà dâm, không được nói dối, không được uống
rượu.

Thập thiện là một pháp môn căn bản để bắt đầu sự tu tập nhằm đạt tới Niết Bàn.
Mười điều răn dạy của Phật pháp bao gồm: về thân - không sát sinh, không trộm cắp,
không tà dâm; về khẩu - không nói dối, không đâm thọc, không ác khẩu, không thêu
dệt; về ý - không tham lam, không giận dữ, không tà kiến.

Ngũ giới và Thập thiện là những lời răn dẫn lối tu tập thông qua cách hành xử
trong cuộc sống hằng ngày, vì vậy mà trong truyện dân gian, những điều giáo luật này
xuất hiện rất phổ biến. Ngũ giới và Thập thiện nhằm bảo vệ sự công bằng xã hội, nuôi
dưỡng lòng từ bi và tránh nghiệp nhân quả báo ứng, thù hận đau khổ, giữ hạnh phúc
gia đình và trí tuệ sáng suốt cho người.

Chuyện Sự tích cây huyết dụ với cái kết là sự việc người đồ tể cắm cây mác
xuống sân chùa để xin bỏ nghề mổ lợn đã răn mọi người không sát sinh, mỗi sinh linh
đều có khao khát được sống và bảo vệ con cái, dù cho đó là loài vật vô tri. Con lợn nái
hóa thành người đàn bà trong giấc mơ của nhà sư đến van xin cứu mạng các con mình
là một chi tiết huyền ảo nhưng khiến ai nấy bàng hoàng và cảm động trước tình mẫu tử
và thiết tha sự sống của loài vật, cũng là sinh mạng cũng biết sợ hãi cái chết như con
người. Không sát sanh là tôn trọng quyền sống giữa mọi người, mọi loài, bởi “ai ai
cũng sợ sự chết, ai ai cũng sợ gươm đao”.

Không trộm cắp cũng là để đảm bảo sự công bằng xã hội, “có làm thì mới có ăn,
khi không ai dễ đem phần đến cho”. Mọi của cải làm ra đều bằng mồ hôi, bằng sức lao
động. Trộm cắp, cướp bóc sẽ gây ra sân hận oán thù.

Không tà dâm là điều luật nhằm giữ gìn hạnh phúc gia đình, tránh mê muội mà
chuốc lấy quả báo. Ví dụ như nhân vật người vợ trong Sự tích con muỗi, vì thay lòng
đổi dạ phụ bạc người chồng đã không màng sống chết để giữ lại mạng sống cho mình,
nên bị biến thành con muỗi để tìm trả lại ba giọt máu, nhưng vì nhỏ bé nên trả mãi mãi
không hết món nợ ân tình.

Ngũ giới và Thập thiện khuyên người ta tránh gây khẩu nghiệp, không dối trá,
thêu dệt hay ác mồm sỉ vả, lăng mạ người khác. Cái nghiệp từ miệng làm móp méo sự

41
thật, gây ra sự thù ghét hay lại như vũ khí sắc độc làm tổn thương người khác. Một vài
ví dụ trong truyện dân gian có thể thấy như các cô chị vợ của Sọ Dừa, khi phú hộ hỏi
các ả có muốn lấy Sọ Dừa không thì các cô chị không những cười khinh mà còn dùng
lời lẽ miệt thị. Bởi vì vậy mà đánh mất cái duyên, đến khi Sọ Dừa biến thành chàng
trai khôi ngô thành thân với cô em út thì vừa tiếc vừa tức tối. Truyện về hai cô gái với
cái bướu ở mặt cũng là một ví dụ. Cùng chịu một hoàn cảnh bất hạnh nhưng cô gái nhà
giàu lại đanh đá, cay nghiệt, chê cái bướu của cô gái nghèo xấu hơn, cuối cùng cũng
chính vì cái miệng chua ngoa mà phải nhận về cả hai cái bướu.

Điều cuối cùng của Ngũ giới là cấm uống rượu, nhất là người tu hành. Vì rượu
làm người ta không giữ được sự sáng suốt, mà như đã nói thì vô minh chính là nguồn
gốc sâu xa nhất của mọi nỗi khổ, bởi một khi sự vô minh che lấp trí tuệ thì con người
dễ dẫn đến tham, sân, mạn. Vậy nên người xuất gia bị cấm uống rượu.

Thông qua nội dung phân tích những triết lý Phật giáo trong văn học dân gian
Việt Nam, chúng ta có cái nhìn từ hai chiều: thứ nhất đó là nhìn nhận những câu
truyện dân gian dưới lăng kính Phật pháp, và chiều ngược lại là thấy được sắc màu
Phật giáo hiện diện phổ biến trong truyện dân gian Việt Nam. Từ đó có thể thấy được
tư tưởng Phật giáo đã ăn sâu vào đời sống nhân dân, trở thành một thước đo, một
chuẩn mực đạo đức trong quần chúng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Những triết lý Phật giáo dễ dàng tiếp cận với văn hóa dân gian Việt Nam đều nhờ
những điều kiện thuận lợi về địa lý và văn hóa của nước ta vào giai đoạn du nhập.
Ngoài vị trí bờ biển và con đường thuận lợi với Ấn Độ, nền tín ngưỡng bản địa trên đất
Giao Chỉ ngày đó có nhiều nét rất tương đồng với Phật giáo. Nhân dân ta tin vào ông
Trời, tin có ma cỏ nên dễ tiếp nhận thuyết nhân quả, nghiệp báo, luân hồi của nhà
Phật. Dân ta tin vào cội nguồn “Con Rồng cháu Tiên” của mình, không tôn sùng
Khổng, Lão giáo như Trung Hoa nên Phật giáo không gặp phải những rào cản của
những đạo giáo này. Tuy nhiên, do lịch sử đấu tranh bền bỉ của nhân dân mà khi Phật
giáo phát triển trên đất nước ta cũng biến đổi theo. Từ những chất liệu Phật giáo thể
hiện trong ca dao, tục ngữ và truyện cổ dân gian như phân tích ở trên, ta rút ra hai
điểm mới của tư tưởng Phật giáo ở Việt nam như sau:

42
Một là, Phật giáo Việt Nam nêu lên tư tưởng đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.
Do hoàn cảnh lịch sử nước ta trải qua nhiều lần bị đô hộ nên tư tưởng chiến đấu, ý chí
kháng chiến của quần chúng nhân dân luôn tồn tại. Để có được hạnh phúc, sống nhân
hậu thôi là chưa đủ, như cô Tấm không chịu khuất phục mà hết lần này đến lần khác
mạnh mẽ tái sinh để chống lại cái ác. Hay chàng trai trong truyện “Cây tre trăm đốt”
cũng được ông Bụt giúp đỡ mang cây tre trăm đốt về và trừng trị cả nhà tên chủ tham
lam. Trong khi Phật giáo Ấn Độ chỉ chỉ dẫn con đường giải thoát là lảng tránh cuộc
sống thực tiễn, lên chùa xuất gia để tìm thanh thản, không màng trần tục thì Phật giáo
trong dân gian đề cao tư tưởng diệt trừ, trừng trị cái ác, cái xấu.

Hai là, trong văn học dân gian cũng xuất hiện nhiều câu chuyện nhằm lên án
những thói xấu nơi cửa Phật. Những sư sải, tăng ni vi phạm vào ngũ giới, vướng bận
vào lục dục là một hình ảnh bôi xấu nhà chùa, và nó được nhân dân đưa vào văn học
dân gian để mỉa mai, phê phán. Có rất nhiều bài ca chế giễu đức hạnh của nhà sư ví dụ
như:

Mồng một sư lên chơi chùa

Có cô yếm đỏ bỏ bùa cho sư

Sư về sư ốm tương tư

Ốm lăn ốm lóc cho sư trụi đầu.

Hay ví dụ trong truyện Cô gái lừa thầy sải, xã trưởng và ông quan huyện, ông sải
mê gái bị cô này lừa cho mất mặt cũng bởi vì không giữ đạo hạnh, để cho si mê dục
sắc lấn át dẫn hành động không chuẩn mực người tu hành, phạm vào tội tà dâm trong
ngũ giới.

Từ hai điểm mới kể trên, có thể thấy Phật giáo không những ăn sau vào đời sống
cộng đồng mà chính nhân dân cũng đóng góp vào sự nắn chỉnh nề nếp, xây dựng Phật
giáo ở nước ta.

Từ những chất liệu Phật giáo tìm thấy trong văn học dân gian, có thể khẳng định
sự thành công của Phật giáo khi du nhập vào nước ta và ăn sâu vào đời sống sinh hoạt
lẫn lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân ta. Phật giáo và tín ngưỡng dân gian hòa
quyện tạo thành một nét văn hóa rất đặc trưng của người dân Việt Nam.

43
44
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO TRONG
VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI
VIỆT NAM

3.1. Giá trị tích cực của tư tưởng triết học Phật giáo

3.1.1. Tinh thần Từ bi

Từ bi chính là một chủ nghĩa căn bản, bao hàm những quan hệ rất lớn lao của đạo
Phật, được coi là giá trị cơ bản và nền tảng trong đạo Phật. Ngày nay, Phật giáo là một
trong số những tôn giáo có số tín đồ đông đảo nhất. Vì vậy, việc hiểu đúng những giá
trị tư tưởng của đạo Phật được truyền dạy từ xa xưa đến nay sẽ đem lại giá trị tích cực
trong cuộc sống đạo đức của mỗi con người. Tuy vậy, hiện nay người ta thường hiểu
không đầy đủ ý nghĩa của tư tưởng từ bi trong đạo Phật. Cái nghĩa từ bi mà người ta
thường nhắc đến để khen ngợi bản thân hay một người nào đó dường như chỉ đơn giản
là chỉ sự ăn ở hiền lành, không làm hại ai mà thôi. Và theo tác giả Thành Nam Định
trong bài chia sẻ của mình trên tạp chí nghiên cứu, đã cho rằng, việc sống hiền lành,
không làm hại ai chỉ đơn giản là vị kỷ, chưa phải là từ bi. Vậy từ bi là gì? [18]

Đạo đức trong Phật giáo có bốn cái tâm đức là Tứ vô lượng tâm – Từ, Bi, Hỷ,
Xả. Từ bi trong từ điển Phật học được định nghĩa như sau: Từ là lòng lành, do tấm
lòng ấy mà làm lợi ích và đem an lạc đến cho chúng sinh; Bi là lòng xót, do tấm lòng
ấy mà cứu tai nạn, khổ não cho chúng sinh. Theo đó, tinh thần Từ bi trong Phật giáo
có thể được hiểu theo những khía cạnh sau:

Xuất phát từ tâm từ bi, Phật giáo chủ trương "Cấm sát sinh", tôn trọng sự sống.
Đạo Phật dạy con người yêu thương muôn loài, tôn trọng sự sống, không sát sinh. Tuy
nhiên, giới điều này thực tế lại gặp không ít khó khăn khi áp dụng vào cuộc sống, và
dù vô tình hay hữu ý thì bất cứ ai cũng rất dễ phạm giới. Vì vậy, chúng ta cần cố gắng
giữ lấy điều cốt yếu của giới này và thực hành đi liền với thực tế, không nên quá máy
móc. Tức là, chúng ta: Không được giết người, không được giết hại sinh vật một cách
vô lý! Nói rộng ra: không gây chiến tranh hủy diệt nhân loại và môi trường, bảo vệ hòa
bình,…Nhưng đồng thời, con đường giác ngộ giới này không được thoát ly khỏi hoàn
cảnh của đất nước, đó là, khi giặc đến, thì cũng cầm gươm lên ngựa để mà đánh giặc.

45
Như vậy, “cấm sát sinh” cũng được nên hiểu một cách mềm dẻo, khi chúng ta lấy cái
chính nghĩa chống lại cái phi nghĩa.

Phật giáo chủ trương bình đẳng, đem tình yêu thương đến mọi người. Từ bi là
biểu hiện của tình thương không giới hạn, hoàn toàn vị tha, không vị kỷ. Vì vậy, để
thực hành được tâm từ bi thì con người phải có được cái tâm bình đẳng với tất cả
chúng sinh. Tư tưởng bình đẳng là một trong những nét hết sức tiến bộ của đạo Phật,
tôn giáo được ra đời tại Ấn Độ, nơi mà sự bất bình đẳng, phân biệt đẳng cấp rất gay
gắt. Chính vì vậy, sự công nhận quyền bình đẳng mà đạo Phật nêu ra rất phù hợp với
tâm tư nguyện vọng của quần chúng lao động. Có thể nói, Phật giáo đã phá đi hàng rào
ngăn cách vô nhân đạo giữa con người với con người khi cho rằng mọi người đều bình
đẳng, phải yêu thương lẫn nhau và nhìn thế giới xung quanh bằng ánh mắt vị tha, bao
dung hơn.

Xuất phát từ tình yêu thương bao la đối với con người, đạo Phật chủ trương giải
thoát con người khỏi đau khổ. Phật giáo quan niệm đời là bể khổ, vì vậy vấn đề diệt
khổ giải thoát cho con người là vấn đề trọng yếu của đạo Phật. Cái khổ trong Phật giáo
không chỉ là Sinh, Lão, Bệnh, Tử mà là cái khổ sâu xa hơn, cái khổ phải lẩn quẩn
trong vòng sinh tử luân hồi không lối thoát [19].

3.1.2. Đạo hiếu trong Phật giáo

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ bằng cách
tôn thờ, phụng dưỡng cha mẹ ốm đau sớm tối. Cha mẹ chỉ dạy điều hay điều tốt phải
biết vâng lời. Nếu một người ngay cả việc Hiếu đạo với cha mẹ không tròn thì làm sao
được bạn bè, thầy cô, làng xóm, xã hội,…yêu mến và kính trọng. Nhưng đạo Hiếu
trong Phật giáo là quan niệm của Phật giáo về công ơn, cách báo ơn của con người
không chỉ với cha mẹ đối với cha mẹ, mà còn với chúng sinh thông qua thực việc hiện
Tứ ân. Đó là: Ân cha mẹ, Ân chúng sanh, Ân quốc gia xã hội và Ân Tam bảo [20].

Như vậy, đạo hiếu trong Phật giáo bàn đến mọi mặt về đạo làm người một cách
rất sâu sắc và bao quát, từ việc biết ơn và báo ơn cha mẹ trong gia đình và rộng hơn
nữa là biết ơn và báo ơn Tổ quốc, đồng bào và chúng sinh. Từ đó, đạo hiếu trong Phật
có thể được hiểu gồm những đặc điểm sau:

46
Đạo Hiếu trong Phật giáo có tinh thần bình đẳng và độ sinh rộng lớn hơn so với
đạo Hiếu trong Nho giáo và đạo Hiếu truyền thống. Nếu đạo Hiếu trong Nho giáo và
truyền thống chỉ nói đến việc hiếu với cha mẹ hiện tại, thì Phật giáo lại cho rằng cần
phải báo hiếu cha mẹ trong ba đời, chúng sinh trong sáu đường (Địa ngục, Ngạ quỷ,
Súc sinh, Atula, Người và Trời). Điều này là do quan niệm luân hồi trong Phật giáo,
nên tất thảy chúng sinh trong sáu đường đều có thể là cha mẹ, thân quyến của mình
trong nhiều đời, nhiều kiếp. Phật giáo ra đời trong phong trào phản đối chế độ phân
biệt đẳng cấp khắc nghiệt và sự thống trị của Bàlamôn giáo. Đức Phật Thích Ca đã
tuyên bố rằng ““không có đẳng cấp trong máu cùng đỏ và trong nước mắt cùng mặn”,
tức là Người coi tấy thảy chúng sinh đều ngang hàng và bình đẳng như nhau. Hay khi
Đức Phật nói rằng “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”, thì Người đã
gom gọn cả thế giới hữu hình trong hai chữ “chúng sinh”, và cho rằng mọi chúng sinh
đều có thể trở thành Phật mà không phân biệt giai cấp. Như vậy, đặc điểm này đã giúp
con người chúng ta có niềm tin và tình yêu thương với mọi người xung quanh.

Đạo Hiếu trong Phật giáo không cứng nhắc và giáo điều như đạo Hiếu Nho giáo.
Đạo Hiếu của Nho giáo yêu cầu con người phải giữ hiếu với cha mẹ thông qua việc
sinh con nối dõi, gìn giữ những bộ phận trên cơ thể mình, cho rằng những người xuất
gia là bất hiếu vì xuống tóc và không lập gia đình, sinh con. Trong khi đó, đối với Phật
giáo thì không kể là người xuất gia hay tại gia, đều có thể làm tròn chữ hiếu để đền
đáp công ơn sinh dưỡng của cha mẹ.

Con đường thực hành đạo Hiếu trong Phật giáo mang tính chất duy tâm. Vì đạo
Hiếu trong Phật giáo chủ yếu giúp cha mẹ được giải thoát mà ít hướng cha mẹ đến
việc phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội. Theo đó, một người con hiếu
thảo ngoài việc hoàn thiện nhân cách đạo đức, tìm đường giác ngộ, giải thoát cho
chính mình, còn phải biết khéo léo khuyên cha mẹ làm lành lánh ác, để cha mẹ có thể
tự mình an lạc và giải thoát [21].

3.1.3. Luật nhân quả - Nghiệp báo luân hồi

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, quan niệm nghiệp báo luân hồi và
triết lý nhân quả của Phật giáo được thể hiện như nếp sống và tín ngưỡng của người

47
Việt như ở hiền gặp lành, làm phúc để tích đức,…với mong muốn bản thân và con
cháu đời sau có phúc đức, cuộc sống tốt đẹp [22].

Theo luật nhân quả, nghiệp báo và luân hồi là hai phạm trù cơ bản và có liên
quan mật thiết với nhau. Số phận của mỗi con người được tạo ra do chính hành động
của bản thân chúng ta chứ không phải do bất cứ thế lực bên ngoài nào tác động, sắp
đặt. Chính vì vậy, để đạt được số phận tôt đẹp trong các kiếp, các đời sau, con người
phải nỗ lực làm điều thiện, tránh điều ác, điều sai trái.

Có thể nói rằng, quan niệm nghiệp báo luân hồi giống như con đường dẫn dắt,
giúp con người ta biết soi sáng bản thân, tâm trí vào triết lý nhân quả nghiệp báo để
mà có các hành động, cách cư xử đúng mực. Thông qua những tác phẩm văn học dân
gian được truyền lại qua bao nhiêu đời, người Việt chúng ta nhận thức được rằng
những gì chúng ta có được ở kiếp đời này là do những gì chúng ta đã gây tạ được ở các
kiếp trước, còn những nỗi thống khổ ngang trái mà chúng ta đang phải gánh chịu ở đời
này chính bởi những điều ác, những cái sai trái mà chúng ta đã tự tay gieo ở đời trước
[22]. Từ đó, có thể thấy rằng suy nghĩ của người Việt chúng ta ngày nay khi gặp được
những sự kiện, biến cố trong cuộc đời cũng dựa trên triết lý nhân quả, nghiệp báo luân
hồi này. Khi gặp biến cố, tai họa, thì chúng ta sẽ cho rằng đây là những kết quả của
những điều xấu, sai trái, cái ác chúng ta đã gieo ở kiếp trước, và từ sự tự nhận thức
như vậy, mỗi người sẽ tự định hướng cho bản thân đi theo con đường thiện, tránh xa
những cái ác ở đời này để tích đức cho các đời, các kiếp sau này.

3.1.4. Tư tưởng “Tâm”

Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ khoảng những năm đầu công nguyên và
trở thành một trong những tôn giáo lớn ở nước ta. Người Việt Nam đến với đạo Phật
bởi nhiều lý do khác nhau, nhưng có lẽ lý do lớn nhất chính là do đạo Phật là “Đạo
Tâm”. Thật vậy, “Tâm” là điều cốt lõi nhất trong mọi hành động của con người, đồng
thời cũng là một phạm trù có nội dung phong phú, chính vì vậy mà đạo Tâm có ảnh
hưởng rất lớn đến nhiều mặt đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt. Theo tác
giả Ngô Thị Lan Anh, tư tưởng “Tâm” trong Phật giáo đã có những ảnh hưởng nhất
định đến văn hóa tinh thần của người Việt hiện nay như:

48
Góp phần hình thành tầng lớp trí thức ở Việt Nam, làm tiền đề cho việc bồi
dưỡng thế hệ trẻ và xây dựng đất nước vững mạnh [23]. Khi Phật giáo du nhập vào
Việt Nam thời Hán thuộc, các nhà sư đã tạo ra tầng lớp trí thức thông qua việc dạy cho
người Việt nam hiểu biết về tầm quan trọng của “tâm” trong mỗi con người. Họ hướng
mỗi cá nhân tới những giá trị đạo đức cao cả, tinh thần nhân văn của Phật giáo mà
không phân biệt đẳng cấp. Qua đó đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển và xây
dựng đất nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh.

“Tâm” ảnh hưởng đến cách ứng xử của người Việt Nam [23]. Điều này có thể
thấy trong việc đối nhân xử thế trong cuộc sống hằng ngày của những người xung
quanh ta. Con người Việt nam luôn đề cao và thực hành sự thành tâm, tốt bụng để đối
xử với người khác. Nên không khó để thấy những con người sống nồng hậu, nhân ái,
chân thành, biết tha thứ, bỏ qua cho những ai mắc lỗi mà biết ăn năn sám hối.

“Tâm” ảnh hưởng đến văn hóa – nghệ thuật của nước ta [23]. Không khó để thấy
rằng tư tưởng “Tâm” của Phật giáo được thể hiện xuyên xuốt lịch sử Việt Nam thông
qua các câu ca dao, tục ngữ có từ xa xưa, những câu chuyện dân gian, những tác phẩm
văn học hay cả trong kiến trúc và hội họa,…Thông qua những câu ca dao, tục ngữ,
những câu chuyện cổ tích, ông cha ta muốn thể hiện tư tưởng “Tâm” của Phật giáo
thông qua hình ảnh chùa chiền, những ông Bụt, là những hình ảnh mang tính tâm linh,
và thể hiện lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ người khác trong cơn khó khăn, hoạn nạn,
hay còn gọi là tư tưởng từ bi, cứu khổ của Phật giáo. Đến nay, thông qua những tác
phẩm văn học, các tác giả cũng giáng những hồi chuông cảnh tỉnh sự xuống cấp về
đạo đức của một bộ phận người trong xã hội hiện đại, giúp họ mở cái “Tâm” của mình
để cái tâm ấy trở về với đúng ý nghĩa của nó.

3.2. Điểm hạn chế của tư tưởng triết học Phật giáo

Tuy rằng các tư tưởng trong Phật giáo được truyền bá cho mọi người với mục
đích là để hướng con người tránh xa những việc ác, làm những việc thiện để đạt được
sự giải thoát. Phật giáo còn có nhiều ảnh hưởng tích cực đến với đời sống con người
Việt Nam, như cải thiện đạo đức của con người trong mối quan hệ giữa con người với
con người, tạo ra đội ngũ trí thức góp phần giúp đất nước đi lên,… Nhưng bên cạnh
đó, các tư tưởng triết học Phật giáo cũng đồng thời hiện hữu một số mặt hạn chế sau:

49
Phật giáo chỉ thấy cá nhân mỗi con người mà không thấy toàn xã hội con người,
chỉ nhắc đến chúng sinh, coi toàn thể nhân loại đều là bình đẳng nên không thấy được
con người ở các giai cấp khác nhau trong xã hội. Cả Phật giáo và triết học Mác –
Lênin đều lấy con người làm điểm xuất phát và hướng đến mục đích cuối cùng là tự
do, hạnh phúc cho tất cả loài người. Tuy nhiên, khác với triết học Mác-Lênin, Phật
giáo không đặt con người trong những mối quan hệ xã hội như quan hệ kinh tế, quan
hệ chính trị,… mà chỉ chú ý về mặt đạo đức, con người tự giải thoát bản thân mình
bằng việc hoàn thiện đạo đức. Nên có thể nói rằng, Phật giáo có điểm mạnh nếu xét về
mặt lý tưởng hóa, nhưng khi xét về mặt hiện thực hóa thì lại là điểm yếu của Phật giáo.

Phật giáo tiếp cận thế giới và con người với cái nhìn bi quan, thương cảm khi cho
rằng đời là bể khổ. Con người chúng ta khi sinh ra đời phải tiếp xúc, chịu đựng thế
giới này đã là khổ rồi, nên cần phải hướng thiện, hành thiện để đạt được sự giải thoát.
Điều này phần nào tạo nên một áp lực cực đoan lên con người, đặc biệt là trong bối
cảnh xã hội hiện đại khi con người luôn cố gắng hoàn thiện đạo đức của mình, không
phải để đạt được sự giải thoát cho riêng mình, mà họ muốn sống một cuộc đời có ý
nghĩa, để sự tồn tại của chúng ta được ghi nhận và thừa nhận.

Phật giáo đưa ra những phương pháp giải quyết cái khổ đó đều xuất phát từ ý
thức, tâm linh. Tức là xét theo hiện thực, để giải quyết được những cái khổ, con người
phải trở nên không có tham vọng tiến thân, bằng lòng với những gì mình đã có, sống
nhẫn nhịn, không đấu tranh để đạt được mục đích cuối cùng là hướng tới cõi niết bàn
khi kết thúc cuộc sống ở trần gian này. Như vậy, Phật giáo đã tách con người ra khỏi
điều kiện thực tiễn của con người xã hội, làm cho con người có thái độ chấp nhận chứ
không phải là cải tạo thế giới.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo tại Việt Nam, Phật giáo
đã đóng góp nhiều giá trị mang tính tích cực đến cho đất nước và con người Việt Nam.
Phật giáo không chỉ đóng góp những tư tưởng giáo dục mang tính nhân văn cao, ảnh
hưởng đến đời sống tinh thần của người Việt Nam, mà còn góp phần không nhỏ tạo ra
tầng lớp tri thức trong thời kỳ Hán thuộc, góp phần giúp đất nước có nền tảng để phát
triển. Những tư tưởng tích cực như “Từ bi”, “Hiếu”, “Nhân quả - Nghiệp báo – Luân

50
hồi” và “Tâm” là những tư tưởng cốt lõi, xuất phát từ tấm lòng yêu thương chúng sinh
của Đức Phật, nhằm giải thoát con người ra khỏi bể khổ là cuộc đời này, là vòng luân
hồi không có kết thúc, để đạt được sự giải thoát cuối cùng là Niết bàn. Những tư tưởng
này được truyền lại qua suốt chiều dài lịch sử của đất nước ta kể từ thời điểm du nhập
của Phật giáo, giúp con người biết đối nhân xử thế, công bằng với mọi chúng sinh.
Tuy vậy, tư tưởng triết học Phật giáo cũng cho thấy một số hạn chế của mình. Nguyên
nhân vì trong Phật giáo, sự bình đẳng luôn được đề cao, vô hình chung đã tạo nên một
rào cản, giới hạn mục tiêu tự do của con người trong Niết bàn. Phật giáo nhìn thấy
được sự bất bình đẳng giữa người với người, nhưng lại không nhìn thấy được gốc rễ
của vấn đề là ở mâu thuẫn giai cấp. Phật giáo dạy con người nên sống chấp nhận nhiều
hơn là phát triển bản thân để đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế nước nhà khi
cho rằng con người nên từ bỏ những tham vọng của bản thân. Do vậy, người Việt Nam
chúng ta ngày nay nên giữ lại những giá trị tốt đẹp của Phật giáo, đồng thời tìm ra
những giải pháp để loại bỏ những hạn chế còn tồn tại trong tư tưởng triết lý của Phật
giáo, để không chỉ cải thiện đời sống tinh thần của bản thân theo hướng tốt hơn, mà
còn có thể góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế nước nhà.

51
KẾT LUẬN
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới với số tín đồ đông đảo và
phân bố rộng khắp thế giới. Trong quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo đã
được truyền bá ở nhiều nơi trên thế giới và được đón nhận bởi con người địa phương.
Cũng tương tự như vậy, Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam thời Hán thuộc, đã truyền
bá được những tư tưởng cốt lõi của mình thông qua quá trình hoằng pháp của các nhà
sư. Họ dạy học, góp phần tạo nên tầng lớp tri thức cho Việt Nam, và dần dần, Phật
giáo đã thâm nhập và hội nhập, dung hòa với nền văn hóa của Việt Nam. Sự thể hiện
rõ ràng nhất là những tư tưởng của Phật giáo đã được truyền lại từ ông cha ta đến tận
ngày nay thông qua những câu ca dao – tục ngữ, những câu chuyện cổ tích dân gian,
những câu chuyện ngụ ngôn, những tác phẩm thơ ca, văn học, và cả những công trình
kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật hay những môn nghệ thuật truyền thống.

Thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo là một hệ thống những triết lý sâu sắc,
độc đáo và hấp dẫn con người qua bao thế hệ. Nhìn lại nội dung một số sáng tác văn
học dân gian ở nhiều thể loại tục ngữ, ca dao, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích, truyện
cười trong quan hệ ảnh hưởng với tinh thần Phật giáo ta thấy ít nhiều văn học dân gian
đã phản ánh một thái độ sống, có một sức tác động mãnh liệt trong đời sống tín
ngưỡng, tạo nên một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bản sắc dân tộc và tư tưởng Phật
giáo. Qua những tác phẩm văn học dân gian, ông cha ta vừa tiếp thu tư tưởng Phật
giáo làm kim chỉ nam vừa tạo nền luân lý nhân bản và truyền lại những tư tưởng tốt
đẹp đó cho các thế hệ sau này. Trong văn học nói chung, văn học dân gian nói riêng,
đạo Phật đã và đang là nguồn hứng khởi vô biên cho những tâm hồn nghệ sĩ trong
sáng, viết lên cái tinh túy - nỗi khát khao nghìn đời được sống trong một thế giới đại
đồng đầy tình người. Đấy là tất cả ý nghĩa cao cả của lòng từ bi đã hội nhập vào dòng
văn hóa truyền thống dân tộc.

Bên cạnh đó, Phật giáo cũng vẫn còn một số điểm hạn chế, phần nào hạn chế con
người trong một mục tiêu duy nhất là được giải thoát cho bản thân mình. Điều này tạo
nên ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống con người ngày nay, khi mà mỗi người đều có
một mục đích sống cho riêng mình, mỗi người đều cố gắng hoàn thiện bản thân, để
không chỉ nhận được sự công nhận của xã hội, mà chính mỗi cá nhân đều đang sống

52
và góp một phần vào công cuộc phát triển đất nước, cả về văn hóa và kinh tế. Do đó,
có thể nói rằng, con người hiện tại vẫn tôn trọng sự bình đẳng của Phật giáo, nhưng
mục tiêu cuối cùng không còn chỉ mưu cầu sự giải thoát cho riêng mình, mà đã vượt ra
phạm vi xã hội. Chính vì vậy, một số tư tưởng trong Phật giáo như bình đẳng được
xem là lý tưởng hóa nhiều hơn là hiện thực hóa. Vì sự bình đẳng cũng nên được đặt
trong toàn cảnh xã hội, để thúc đẩy xã hội phát triển.

Tóm lại, các tác phẩm văn học dân gian đã được ông cha ta vận dụng một cách
khéo léo, để truyền dạy lại những tư tưởng, nhân sinh quan Phật giáo một cách nhẹ
nhàng, phù hợp với đời sống văn hóa và tinh thần của người dân Việt Nam. Thông qua
đó, con người Việt Nam đã rút ra cho mình được những bài học mang đậm tính nhân
văn của Phật giáo để biết cách sống, cách đối nhân xử thế, bình đẳng với chúng sinh.
Tuy vậy, khi đất nước ngày càng hiện đại và phát triển hơn, những tư tưởng, triết lý
Phật giáo trong các tác phẩm văn học dân gian nên được tiếp thu một cách phù hợp với
thời đại, tức giữ gìn những giá trị tích cực, nắm được ý nghĩa cốt lõi của các tư tưởng
đó để áp dụng một cách phù hợp vào đời sống hàng ngày, đảm bảo vừa cải thiện bản
thân mình, vừa góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước.

53
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đại cương tư tưởng phật giáo (2016), Thích Nữ Tịnh Quang biên soạn và
tuyển dịch, Buddhít Nun Association in California.

[2] Các Tôn Giáo Trên Thế Giới (2012), Lewis M.Hofe. Mark R.Woodward

[3] C.Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập (1995), tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

[4] Nghiên cứu tôn giáo (2014), Nguyễn Thị Thúy Hằng, Một số đặc trưng của
nhân sinh quan phật giáo Việt Nam.

[5] Văn học dân gian Việt Nam (2010), Nguyễn Xuân Kính, Tạp chí Khoa học Xã
hội Việt Nam.

[6] Ngô Đức Thịnh (26/02/2007), Văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc.

Truy cập từ: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/2441/van-


hoa-dan-gian-va-van-hoa-dan-toc.aspx

[7] Phạm Thị Thuý- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Ảnh hưởng của Phật giáo
đối với người Việt qua ca dao, tục ngữ, Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr
50-52; bìa 3. Truy cập từ: https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/so-422-ki-ii-
thang-1/13-anh-huong-cua-phat-giao-doi-voi-nguoi-viet-qua-ca-dao-tuc-ngu-
5720.html

[8] . Thích Tâm Ý – Học viên Cao học Khóa III, Học viện PGVN, Triết lý, tư
tưởng Phật giáo trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Phật học. Truy
cập từ: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/triet-ly-tu-tuong-phat-giao-trong-ca-dao-
tuc-ngu-viet-nam.html

[9] Dương Thụy, Tinh thần từ bi và thuyết nhân quả trong ca dao – tục ngữ Việt
Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

[10] Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam(2000), Nguyễn Đổng Chi, NXB GD tr98-101,
115, 121-122, 144-145, 314, 448-450, 974, 984, 1287, 1307

[11] Quỳnh Cư (2007), Nguyên Phi Ỷ Lan, NXB Thanh niên

54
[12] Kim Cương Tử (1992), Từ điển Phật học Hán-Việt, Tập 1, Giáo hội Phật
giáo Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

[13] Nguyễn Minh Chi, Thuyết Tái Sinh, Nghiên Cứu Phật Học - Kinh Nghiệm
Sống Chết. (http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/050-taisanh.htm)

[14] Martin Willson, Thuyết Luân hồi và Phật giáo tây Phương (Thích Nguyên
Tạng dịch), NXB Phương Đông

[15] Kinh Tứ Diệu Đế (Catuariyasacca), soạn giả Tịnh Tâm, tr18

[16] Kinh Pháp Cú 16 – Phẩm Hỷ Ái, 216

[17] Truyền kỳ mạn lục (1988), Nguyễn Dữ, NXB Văn Nghệ, tr132

[18] Định, T. N. (2003). Người Phật tử thực hành hai chữ Từ bi.

[19] Đặng, T. L. (2006). Từ bi-giá trị nhân bản của đạo Phật. VNU Journal of
Science: Social Sciences and Humanities, 22(1).

[20] Nguyễn, T. H. (2015). Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của người
Việt Nam hiện nay (Doctoral dissertation).

[21] Giang, Đ. T. (2019). MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO HIẾU TRONG
PHẬT GIÁO. TNU Journal of Science and Technology, 205(12), 97-101.

[22] Điệp, T. L. T. N. (2018). SỰ HỘI NHẬP CỦA PHẬT GIÁO TRONGVĂN


HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM. Phật giáo vùng Mê-kông: Lịch sử và hội nhập, 283.

[23] Ngô, T. L. A. (2008). Ảnh hưởng" Tâm" trong Phật giáo đối với văn hoá
tinh thần của người Việt Nam hiện nay.

55
[1] Nghiên cứu tôn giáo (2014), Nguyễn Thị Thúy Hằng, Một số đặc trưng của
nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam.

[2] . C.Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[3] Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban hoằng pháp trung ương (2008), Phật học
cơ bản, chương trình Phật học hàm thụ, tập 4, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. Nguồn:
https://www.chuabuuchau.com.vn/chuong/phan-ii-bai-5- gioi-thieu-vai-net-ve-van-
hoc-phat-giao-viet-nam_57215.html

[4] Trần Quang Hà (14/05/2008), Phật giáo và văn hóa Việt Nam truyền thống_
https://nhandan.vn/phat-giao-va-van-hoa-viet-nam-truyen-thong-post496870.html

[5] Nguyệt san Giác Ngộ, Chương trình Phật học Hàm thụ (1998-2002), tập 4,
Vài Suy Nghĩ Về Sự Hội Nhập Của Phật giáo Vào Nền Văn Hóa Việt Nam_
https://thuvienhoasen.org/p22a11709/bai-3-vai-suy-nghi-ve-su-hoi-nhap-cua-phat-
giao-vao-nen-van-hoa-viet-nam

[6] Ngô Đức Thịnh (26/02/2007), Văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc_
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/2441/van-hoa-dan-
gian-va-van-hoa-dan-toc.aspx

[7] Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[8] Quan điểm của Tìm hiểu văn học dân gian về Phật giáo ở Bình
Dương/Studying of Buddhism folk literature in Bình Dương (vjol.info.vn)

[9] Dương Hoàng Lộc (2013), Tìm hiểu văn học dân gian về Phật giáo ở Bình
Dương, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, 1(99), Sở Khoa học và công nghệ Thừa
Thiên Huế, trang 36-41.

[10] Lữ Huy Nguyên, Đặng Văn Lung tuyển chọn (1996), Hợp tuyển truyện cổ
tích Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

[11] Đặng, T. L. (2006). Từ bi-giá trị nhân bản của đạo Phật. VNU Journal of
Science: Social Sciences and Humanities, 22(1).

[12] Định, T. N. (2003). Người Phật tử thực hành hai chữ Từ bi.

56
[13] Giang, Đ. T. (2019). MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO HIẾU TRONG
PHẬT GIÁO. TNU Journal of Science and Technology, 205(12), 97-101.

[14] Nguyễn, T. H. (2015). Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của người
Việt Nam hiện nay (Doctoral dissertation).

[15] Điệp, T. L. T. N. (2018). SỰ HỘI NHẬP CỦA PHẬT GIÁO TRONGVĂN


HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM. Phật giáo vùng Mê-kông: Lịch sử và hội nhập, 283.

[16] Trịnh, Đ. K. (1998). Vài suy nghĩ về nhân quả.

[17] Phạm Thị Thuý- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Ảnh hưởng của Phật
giáo đối với người Việt qua ca dao, tục ngữ, Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018),
tr 50-52; bìa 3

https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/so-422-ki-ii-thang-1/13-anh-
huong-cua-phat-giao-doi-voi-nguoi-viet-qua-ca-dao-tuc-ngu-5720.html

[18] . Thích Tâm Ý – Học viên Cao học Khóa III, Học viện PGVN, Triết lý, tư
tưởng Phật giáo trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Phật học.

https://tapchinghiencuuphathoc.vn/triet-ly-tu-tuong-phat-giao-trong-ca-dao-tuc-
ngu-viet-nam.html

[19] Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, in lần thứ hai tại Hà Nội,
1951.

[20] Dương Thụy, Tinh thần từ bi và thuyết nhân quả trong ca dao – tục ngữ
Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam

https://phatgiao.org.vn/tinh-than-tu-bi-va-thuyet-nhan-qua-trong-ca-dao-tuc-ngu-
viet-nam-d54003.html#

57

You might also like