You are on page 1of 30

–ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊ-NIN

CHỦ ĐỀ 03:
QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY
BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC VIỆT NAM HIỆN NAY

Lớp: L12 – Nhóm: 23


Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Hoa

Thành phố Hồ Chí Minh, thàng 12 năm 2023


BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI BÀI TẬP LỚN NHÓM 23 – LỚP L12
STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Kết quả Chữ ký
1 Lê Trường Thống 2213338 Phần mở đầu, tiểu Hoàn
kết, kết luận, tìm thành
kiếm tài liệu tham 100%
khảo.
2 Hoàng Đức Thiện Phụ trách phần nội Hoàn
dung chương 1, tìm thành
kiếm tài liệu tham 100%
khảo.
3 Nguyễn Kim Thảo Phụ trách phần nội Hoàn
dung chương 2, mục thành
2.1, tìm kiếm tài liệu 100%
tham khảo.
4 Trần Thị Thanh Thảo Phụ trách phần nội Hoàn
dung chương 2, mục thành
2.2, 2.3, tìm kiếm tài 100%
liệu tham khảo.

Nhóm trưởng (chữ ký, ghi rõ họ tên)

Lê Trường Thống
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................2
2. Mục đích và nhiệm vụ trong việc nghiên cứu đề tài...................................................5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài.........................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài...................................................................................5
5. Kết cấu của đề tài........................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................6
Chương 1: QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG DUY VẬT.......................................................................................................6
1.1. Khái niệm “phủ định”, “phủ định biện chứng” và tính chất của phủ định
biện chứng......................................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm “phủ định”, “phủ định biện chứng”.....................................................6
1.1.2. Tính chất của phủ định biện chứng.......................................................................7
1.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định.........................10
Tiểu kết chương 1..........................................................................................................14
Chương 2: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..........................................................................................15
2.1. Khái niệm “văn hóa”, “bản sắc văn hóa” và vai trò của văn hóa trong đời
sống xã hội....................................................................................................................15
2.1.1. Khái niệm “văn hóa”, “bản sắc văn hóa”............................................................15
2.1.2. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt
Nam hiện nay................................................................................................................19
2.2. Thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện
nay.................................................................................................................................21
2.2.1. Những thành tựu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt
Nam hiện nay................................................................................................................21
2.2.2. Những hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt
Nam hiện nay................................................................................................................22
2.3. Một số giải pháp cơ bản trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc ở Việt Nam hiện nay..............................................................................................23
Tiểu kết chương 2..........................................................................................................25
KẾT LUẬN CHUNG..................................................................................................26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................27

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Quy luật phủ định của phủ định của phép biện chứng duy vật là một trong ba
quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lê-nin, quy luật này
chỉ ra khuynh hướng đi lên của sự phát triển của sự vật, hiện tượng theo hình thức
xoáy ốc, đồng thời kết quả của sự phát triển của sự vật, hiện tượng thông qua sự thống
nhất giữa tính thay đổi và kế thừa. Có thể nói rằng quy luật phủ định của phủ định của
phép biện chứng duy vật đóng một vai trò quan trọng về việc hiểu chính xác và giải
thích những sự thay đổi và sự phát triển của sự vật, hiện tượng, từ đó giải quyết các
vấn đề đặt ra trong xã hội thực tiễn. Một trong những vấn đề trên chính là việc giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của nước ta trong xã hội hiện nay.

Từ lâu, văn hoá là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội, là một hệ
thống các yếu tố như giá trị, tư tưởng… được hình thành từ qua trình hoạt động, sáng
tạo của con người và được bảo tồn, lưu truyền cho các thế hệ về sau, là chuẩn mực quy
định cho các hành vi xã hội. Bản sắc văn hoá dân tộc bao gồm những giá trị bền vững,
những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được xây dựng, gìn giữ, phát
triển qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Văn
hoá giữ một vai trò quan trọng trong sự điều tiết, vận động mọi mặt của xã hội, là động
lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Vào tháng 2/1943, Đảng ta ban hành Đề cương về văn hoá Việt Nam trong bối
cảnh tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội, tư tưởng ở nước ta rất phức tạp, mâu
thuẫn giai cấp và dân tộc ngày càng trở nên sâu sắc. Các tầng lớp yêu nước của nhân
dân ta thời điểm này đã đứng lên đấu tranh chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật
để đòi lại quyền tự do, độc lập cho dân tộc, bất chấp các thủ đoạn tàn bạo của bọn
cướp nước và bè lũ tay sai. Trong bối cảnh ấy, Đảng ta nhận định cần phải có các tổ
chức và đội ngũ cán bộ chuyên môn hoạt động về văn hoá để gây dựng và thúc đẩy
phong trào văn hoá tiến bộ, văn hoá cứu quốc nhằm chống lại văn hoá phong kiến xưa
cũ, lạc hậu, bảo thủ…, quyết tâm đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng toàn dân,
tiến tới chặn đứng và đập tan mọi âm ưu, thủ đoạn xâm lược của phát xít Nhật và thực
dân Pháp. Có thể nói Đề cương về văn hoá năm 1943 là văn kiện nền tảng cho việc
xây dựng lý luận văn hoá cách mạng ở Việt Nam, thâu tóm được những vấn đề cơ bản
2
của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, có ý nghĩa trong chỉ đạo hoạt động văn hoá xã hội, xây
dựng, hoàn thiện lý luận về nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Cho đến hiện nay, Đề cương về văn hoá vẫn giữ nguyên giá trị lý luận và tính thời đại
sâu sắc, tiếp tục soi đường cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa trên con đường hội nhập và phát triển.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là ở những năm gần đây, trên
công cuộc giữ gìn, xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu nổi bật, khẳng định là nhận thức về văn hoá ngày càng sâu sắc và toàn diện trên
nhiều lĩnh vực, các loại hình; các sản phẩm văn hoá ngày càng đa dạng, phong phú để
đáp ứng các yêu cầu mới về nhiều mặt của xã hội. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống
và di sản văn hoá dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển. Công nghiệp văn hoá, thị
trường văn hoá, các hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế có bước phát triển
mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trong lĩnh vực văn hoá, vẫn còn xuất hiện
nhiều hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc
phục. Trước hết, đó là việc phát triển các lĩnh vực văn hoá chưa đồng bộ, còn phiến
diện, nặng về mặt hình thức chứ chưa đi vào thực chất, chiều sâu. Môi trường văn hoá
bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực. Sự chênh lệch về hưởng thụ
văn hoá giữa các vùng, miền còn nhiều; đời sống văn hoá ở vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới còn không ít khó khăn, bất cập. Ngoải
ra, nhiều di sản văn hoá quý báu của dân tộc có nguy cơ bị xuống cấp, mai một, thậm
chí là tiêu vong. Không chỉ vậy, công tác giới thiệu, quảng bá văn hoá nước ta đến bạn
bè quốc tế chưa mạnh; tiếp nhận và chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại còn nhiều hạn
chế; chưa coi trọng đúng mức và có biện pháp giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá
trị văn hoá, tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc, đôi lúc là bắt chước nước ngoài một cách
phản văn hoá.

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động vẫn không ngừng nhăm nhe, ráo riết
thực hiện các âm mưu chống phá, phá hoại nền văn hoá bản sắc dân tộc nhằm hạ thấp
uy tín của Đảng và Nhà nước hoặc nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, cũng như
phá hoại, tấn công vào nền tẳng tư tưởng của Đảng, chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Bọn chúng lợi dụng các chính sách mở cửa, giao lưu văn hoá,
cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của Internet và các trang mạng xã hội để

3
truyền bá văn hoá phương Tây, lối sống thực dụng, các loại văn hoá phẩm đồi truỵ làm
méo mó, sai lệch bản sắc văn hoá dân tộc, kích động tâm lý hoang mang, lo sợ, nghi
hoặc, bất mãn của người dân nhằm phủ nhận những giá trị văn hoá truyền thống,
những thành quả cách mạng của Đảng ta. Thậm chí ngay trong đất nước chúng ta cũng
xuất hiện “giặc nội xâm” - một số bộ phận các cán bộ, đảng viên suy thoái về tư
tưởng, đạo đức, chính trị, chạy theo lối sống cá nhân, chạy theo tư lợi mà bất chấp tất
cả, tệ nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cậy thế cậy quyền, làm giảm niềm tin của
nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Trải qua một chặng đường gần 30 năm toàn cầu hoá, hội nhập và phát triển,
Việt Nam đã trở thành một đối tác chiến lược, một thành viên tích cực của nhiều tổ
chức quốc tế và các khu vực quan trọng như: Liên Hợp quốc (UN), Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), Hiệp hôi các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác
kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC),… Tuy nhiên, việc mở cửa hội nhập kinh
tế, văn hoá toàn cầu cũng tiềm ẩn một số hạn chế. Nếu chúng ta tiếp thu văn hoá thế
giới một cách không chọn lọc, thì bên cạnh những những tích cực của nền văn minh
hiện đại, chúng ta dễ bị tiếp thu những điều tiêu cực. Không chỉ vậy, chúng ta còn lo
ngại bị đánh mất truyền thống dân tộc, bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi nền văn hoá của
quốc gia khác. Do đó, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quóc tế hiện nay là một việc làm cần thiết và
là trách nhiệm, bổn phận của mỗi cá nhân, tổ chức.

Dựa vào những điều trên, có thể nói văn hoá là linh hồn, là nét riêng của mỗi
dân tộc. Một quốc gia nếu không giữ được bản sắc văn hoá dân tộc đặc trưng thì quốc
gia đó sẽ bị lu mờ và bị phụ thuộc hoàn toàn vào nền văn hoá của nước khác. Do đó
mỗi cá nhân, tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cần phải có những hiểu
biết về nền văn hoá dân tộc cũng như có trách nhiệm bảo tồn, giữ gìn, phát huy nền
văn hoá dân tộc đậm đà bản sắc Việt Nam. Chính vì vậy, nhóm đã dành nhiều thời
gian nghiên cứu và quyết định chọn đề tài bài tập lớn “Quy luật phủ định của phủ định
của phép biện chứng duy vật với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt
Nam hiện nay” để kết thúc môn học Triết học Mác – Lê-nin.

4
2. Mục đích và nhiệm vụ trong việc nghiên cứu đề tài
Đề tài bài tập lớn này nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về quy luật
phủ định của phủ định của phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lê-nin. Dựa
vào các cơ sở nghiên cứu, thực hiện đánh giá các thực trạng và đưa ra các đề xuất về
giải pháp để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam hiện nay.

Để đạt được các mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài cần phải thực hiện các nhiệm
vụ cơ bản sau đây:

Một là, trình bày, phân tích và làm rõ nội dùng về quy luật phủ định của phủ
định của phép biện chứng duy vật.

Hai là, trình bày, phân tích và làm rõ các thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

Ba là, đưa ra một số đề xuất về các giải pháp để giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài


Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ về quy luật phủ định của phủ định của phép
biện chứng duy vật đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá đậm đà bản sắc
dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài


Để đạt được mục đích và hoàn thành tốt những nhiệm vụ nghiên cứu phía trên,
các thành viên đã tiến hành nghiên cứu dựa vào cơ sở thế giới quan, phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp phân tích
và tổng hợp, phương pháp; phương pháp so sánh và đối chiếu; phương pháp liệt kê.

5. Kết cấu của đề tài


Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, bài tập
lớn được kết cấu thành 2 chương và 4 tiết.

5
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1.1. Khái niệm “phủ định”, “phủ định biện chứng” và tính chất của phủ định
biện chứng

1.1.1. Khái niệm “phủ định”, “phủ định biện chứng”


Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật. Quy luật này khẳng định khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện
tượng là theo hình xoắn ốc, qua đó nhấn mạnh tính kế thừa trong quá trình phát triển.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì phủ định là “khái niệm chỉ sự xóa bỏ
hoặc thay thế một sự vật, hiện tượng này bằng một sự vật, hiện tượng khác”. Ngoài ra,
phủ định còn là một thao tác logic mà trong đó một mệnh đề mới được sinh ra từ một
mệnh đề đã cho. Tức là, nếu mệnh đề đã cho là đúng thì sự phủ định nó là sai, và
ngược lại, mệnh đề đã cho là sai thì sự phủ định nó sẽ thành đúng 1. Như vậy, có thể
hiểu: Phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và
phát triển.
Phủ định siêu hình là sự bác bỏ “sạch trơn”, không bao hàm một tiền đề nào để
khẳng định cả, chẳng hạn, giết chết một con sâu, nghiền nát một hạt thóc làm cho
chúng không có khả năng để phát triển2. Trong khi đó, đối với triết học Mác – Lê-nin,
phủ định được nhìn nhận dưới góc độ biện chứng. Theo đó, phủ định biện chứng với
tư cách là một phạm trù triết học, là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo
điều kiện cho sự phát triển.
Phủ định biện chứng làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật, hiện
tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới.
Phủ định biện chứng là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là “mắt xích”

1, 2
Hội đồng Quốc gia (2003). Từ điển Bách Khoa Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội
t.3, tr.501.
2

6
trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so
với sự vật, hiện tượng cũ3.
Phủ định biện chứng, theo triết học Mác – Lê-nin, đóng một vai trò quan trọng
trong việc hiểu sự phát triển của sự vật và hiện tượng. Khái niệm này thể hiện mối
quan hệ giữa trạng thái trước và sau của sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ và sâu sắc.
Phủ định biện chứng là hiện tượng tạo ra tính đối lập và xung đột trong quá trình phát
triển, đóng vai trò quan trọng trong sự tiến bộ và phát triển của tự nhiên và xã hội.
Ngoài ra, phủ định biện chứng còn liên quan chặt chẽ đến sự tiến bộ của xã hội và tự
nhiên. Nó thúc đẩy sự phát triển của tri thức, công nghệ và xã hội thông qua quá trình
đối lập và phủ định trạng thái hiện tại. Tuy nhiên, phủ định biện chứng không phải lúc
nào cũng tồn tại, nó chỉ xuất hiện khi có sự đối lập bên trong sự vật, hiện tượng. Chỉ
khi có sự đối lập này, phủ định biện chứng mới có thể xuất hiện và thúc đẩy quá trình
phát triển.
Ví dụ như cuộc Cách mạng Công nghiệp trong thế kỷ XVIII và XIX đã đánh
dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nhận loại. Nó không chỉ đánh bại những rào
cản cổ điển của xã hội nông nghiệp, mà còn tạo nên một sự phủ định biện chứng đối
với cách sản xuất và tổ chức xã hội trước đó. Cuộc Cách mạng Công nghiệp đã thúc
đẩy sự tiến hóa của xã hội và tạo ra một xã hội công nghiệp mới, tiến bộ hơn và phức
tạp hơn. Cuộc Cách mạng Công nghiệp là một ví dụ minh chứng cho sức mạnh của sự
phủ định biện chứng trong lịch sử nhân loại.

1.1.2. Tính chất của phủ định biện chứng


Phủ định biện chứng không chỉ là một khái niệm triết học mà còn là một động
lực mạnh mẽ, định hình thế giới xung quanh chúng ta, làm nổi bật sự thay đổi và tiến
bộ trong mọi khía cạnh của cuộc sống. “Phủ định biện chứng có tính khách quan (sự
vật, hiện tượng tự phủ định minh do mâu thuẫn bên trong nó gây ra), tính kế thừa (loại
bỏ các yếu tố không phù hợp và cải tạo các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ còn phù
hợp để đưa vào sự vật, hiện tượng mới). Phủ định biện chứng còn có tính phổ biến
(diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy); tính đa dạng, phong phú của
phủ định biện chứng thể hiện ở nội dung, hình thức của nó” 4. Để hiểu rõ hơn về các

3,4
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho sinh viên đại học khối không
chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tr.114.
4

7
tính chất này, chúng ta sẽ đi sâu vào từng khía cạnh để thấy được tầm quan trọng của
phủ định biện chứng trong triết học và cuộc sống hàng ngày.
Thứ nhất, tính khách quan của phủ định biện chứng được thể hiện ở chỗ nguyên
nhân sự phủ định nằm ở ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là kết quả giải quyết
những mâu thuẫn bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật
luôn phát triển, vì vậy, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình
vận động và phát triển của sự vật. Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không
phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người. Ngay từ khi sinh ra, mọi vật đều đã hình
thành những yếu tố phủ định chính mình, thông qua sự vận động, phát triển của các
mâu thuẫn bên trong. Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ định ấy
diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật của sự phát triển.
Một ví dụ cụ thể về tính khách quan của phủ định biện chứng là quá trình sự
phát triển của hạt thóc thành cây lúa. Hạt thóc, khi được gieo xuống đất và cũng cấp đủ
ánh sáng mặt trời, nước và chất dinh dưỡng, sẽ trải qua quá trình nảy mầm, phát triển
rễ và thân cây, sau đó trở thành những bông hoa và cuối cùng là một cây lúa mới. Quá
trình này không phụ thuộc vào mong muốn hoặc ý kiến cá nhân của người trồng lúa
mà dựa trên các nguyên tắc tự nhiên. Tính khách quan của phủ định biện chứng trong
trường hợp này đảm bảo rằng sự phát triển của cây lúa không bị ảnh hưởng bởi tư duy
hay quan điểm của con người, mà dựa trên những quy luật khách quan của thiên nhiên,
thế giới.
Thứ hai, phủ định biện chứng mang tính kế thừa vì nó là kết quả của sự phát
triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự phá hủy hoàn toàn cái cũ. Thay vào đó,
cái mới ra đời sẽ không xóa bỏ hoàn toàn những cái cũ mà đã có sự chọn lọc, kế thừa,
đồng thời cải tạo những mặt còn thích hợp cũng như những mặt tích cực. Cái mới này
gạt bỏ những cái cũ, gạt bỏ những mặt tiêu cực, những cái lỗi thời và lạc hậu gây cản
trở cho sự phát triển. Đây cũng là biểu hiện sự chuyển hóa từ giai đoạn thấp đến giai
đoạn cao trong quá trình phát triền.
Tính kế thừa của phủ định biện chứng được thể hiện rõ ràng trong việc phát
triển các mẫu điện thoại iPhone của Apple. Thay vì hoàn toàn loại bỏ các phiên bản
trước, Apple thường bảo toàn một số yếu tố quan trọng từ các thiết kế trước đó và sử
dụng chúng làm nền tảng cho những phiên bản mới. Cụ thể từ iPhone 6, Apple giữ lại
kiểu thiết kế với khung kim loại và màn hình phẳng, và sau đó phát triển từng phiên
8
bản mới như iPhone7, iPhone8, và thậm chí iPhone SE cũng dựa trên thiết kế cơ bản
này. Trong trường hợp này, tính kế thừa đảm bảo rằng sự phát triển không loại bỏ hoàn
toàn trạng thái trước đó, mà tận dụng và cải tiến từ nó.

Hình 1. Sự phát triển của thiết kế iPhone qua các năm


Thứ ba, tính phổ biến của phủ định biện chứng được thể hiện qua sự có mặt của
nó trong các lĩnh vực. Ở mọi ngóc ngách của thế giới tự nhiên, phủ định biện chứng có
thể thấy qua các hiện tượng tự nhiên như sự tiến hóa của các loài, sự thăng trầm của
môi trường tự nhiên, và cách tự nhiên tiếp tục thích nghi và thay đổi. Trong lĩnh vực
xã hội, nó có thể nhìn thấy qua sự thay đổi trong văn hóa xã hội và chính trị, khi các
quan điểm cũ bị thách thức sẽ được cải thiện để phản ánh thực tế mới. Nó cũng là một
phần của quá trình tư duy con người, con người luôn xem xét và đánh giá lại kiến thức
và quan điểm của mình. Điều này thể hiện sự mở cửa cho cuộc thảo luận, tư duy sáng
tạo và tiến bộ trong tất cả các lĩnh vực.
Thứ tư, tính đa dạng phong phú của phủ định biện chứng được thể hiện rõ nhất
thông qua cách con người tiếp cận và ứng dụng nó. Mặt nội dung của phủ định biện
chứng liên quan đến việc phản bác hoặc thách thức các quan điểm, lý thuyết hoặc tiền
đề được đề xuất. Nó bao gồm việc sử dụng lý lẽ, bằng chứng, ví dụ cụ thể, và đối
chiếu với những kiến thức trước đó hoặc các tư duy được chấp nhận. Nội dung này có
thể dựa trên sự phân tích logic, các nguyên tắc triết học hoặc các phương pháp nghiên

9
cứu khoa học. Về mặt hình thức của phủ định biện chứng thể hiện qua cách mà người
thực hiện phủ định trình bày và truyền đạt quan điểm của họ. Hình thức này có thể
biểu hiện qua nhiều loại trình bay khác nhau, bao gồm: bài diễn thuyết, bài luận khoa
học, cuộc thảo luận hay đến cả nghệ thuật sáng tạo, … Cả hai khía cạnh nội dung và
hình thức này đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh sự đa dạng và phong phú
của phủ định biện chứng trong cuộc sống và trong lĩnh vực tri thức.
Như vậy, tính chất của phủ định biện chứng không chỉ đơn giản là một phương
pháp triết học mà còn là một phần quan trọng của cuộc sống và tri thức con người. Nó
thể hiện sự khách quan, liên tục, phổ biến và đa dạng trong mọi khía cạnh của thế giới
tự nhiên và xã hội. Tính chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và phân tích
sự phát triển của hiện thực và ý thức, giúp con người đối diện và tận dụng sự biến đổi
và thay đổi trong cuộc sống một cách sáng tạo và tiến bộ.

1.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định
Thứ nhất, quy luật chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật,
hiện tượng; nó thể hiện sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát
triển; sau khi đã trải qua các mắt xích chuyển hóa có thể xác định được kết quả cuối
cùng của sự phát triển5. Quy luật này chứng minh khuynh hướng tiến lên của sự vận
động của sự vật và hiện tượng là theo đường xoáy ốc quanh co, phức tạp, cũng như thế
giới xung quanh ta không bao giờ ngừng tiến bộ và phát triển. Từ một góc độ triết học
quy luật này tạo cơ sở cho niềm tin vào tính tiến bộ của tri thức và hiểu biết con người.
Sự vận động này không loại bỏ hoàn toàn quá khứ, mà nó còn bao gồm việc tiếp tục kế
thừa và cải tiền từ những giải đoạn trước, qua đó cho phép quy luật này thể hiện sự
thống nhất giữa tính khách quan và tính kế thừa trong quá trình phát triển. Điều này có
thể thấy được trong sự tiến hóa của các loài trong tự nhiên. Mỗi loài không phải tiêu
diệt hoàn toàn các đặc điểm của tổ tiên mà thay vào đó tiếp tục phát triển và cải tiến từ
những đặc điểm tích cực của chúng. Điều này giúp loài tiến hóa và thích nghi với môi
trường thay đổi mà không mất đi những phẩm chất đã có.

5
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho sinh viên đại học khối không
chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Sđd, tr.116.
10
Hình 2. Sự tiến hóa của loài người
Thứ hai, quy luật này giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển, đó là
quá trình diễn ra quanh co, phức tạp, không hề đều đặn thẳng tắp, không va vấp, không
có những bước thụt lùi. Trái lại là không biện chứng, không khoa học, không đúng về
mặt lý luận6. Xu hướng của sự phát triển được đề cập là sự tiến lên thay vì đi theo
đường thẳng tắp mà thay vào đó như V.I. Lênin đã khẳng định: “Sự phát triển hình như
diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao
hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói theo đường xoắn ốc chứ không
theo đường thằng”7. Như vậy, sự phát triển dường như lặp lại, nhưng trên cơ sở mới
cao hơn là đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định. Mỗi vòng
mới của đường xoáy ốc thể hiện trình độ phát triển cao hơn và sự nối tiếp nhau thể
hiện tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao.
Ví dụ như các loài chim trước đây có nguyên tắc xây tổ trên cây, nhưng sau nay,
khi môi trường thay đổi, một số loài chim đã phát triển khả năng xây tổ trên các tòa
nhà và cấu trúc nhân tạo khác. Điều này thể hiện xu hướng phát triển không tuân theo
đường thằng tuyệt đối mà thay vào đó là đường xoắn ốc, trong đó mỗi giai đoạn mới
đều cao cấp hơn và sự nối tiếp nhau của chúng thể hiện tính vô tận của sự phát triển.

6
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho sinh viên đại học khối không
chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tr116.
7
V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.26, tr.65
11
Thứ ba, quy luật này giúp nhận thức đẩy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới ra
đời phù hợp với quy luật phát triển, biểu hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát triển.
Trong tự nhiên, sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới diễn ra tự phát; nhưng trong
xã hội, sự xuất hiện mới gắn với nhận thức và hành động có ý thức của con người 8.
Trước hết, cần nhấn mạnh rằng sự phát triển của mọi sự vật và hiện tượng không diễn
ra một cách tình cờ mà đều theo một hướng cụ thể và phụ thuộc vào quy luật phát
triển, có tính kế thừa, có hệ thống và bảo toàn những điều tiến bộ từ quá khứ. Trong tự
nhiên, sự xuất hiện của sự vật và hiện tượng mới thường diễn ra tự nhiên, dựa trên các
quá trình tự nhiên và tương tác giữa các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, trong xã hội, sự
xuất hiện mới của sự vật và hiện tượng thường liên quan mật thiết đến nhận thức và
hành động có ý thức của con người.
Chúng ta có thể thấy điều này qua ví dụ về sự phát triển của các phát minh và
công nghệ trong lĩnh vực y tế. Sự xuất hiện của các phát minh y tế mới chẳng hạn như
vaccine phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, không chỉ dựa vào quá trình tự nhiên mà
con phụ thuộc vào sự nghiên cứu, nhận thức và hành động của các nhà khoa học và y
bác sĩ. Như vậy, quy luật này khẳng định rằng sự phát triển sự phát triển không chỉ là
sự diễn ra tự nhiên mà còn là sự kết hợp giữa tiến bộ và tương tác xã hội.
Thứ tư, tuy sự vật, hiện tượng mới thắng sự vật, hiện tượng cũ, nhưng trong thời
gian nào đó, sự vật, hiện tượng cũ còn mạnh hơn; vì vậy, cần ủng hộ sự vật, hiện tượng
mới, tạo ra điều kiện cho nó phát triển hợp quy luật; biết kế thừa có chọn lọc những
yếu tố tích cực và hợp lý của sự vật, hiện tượng cũ làm cho nó phù hợp với xu thế vận
động và phát triển của sự vật, hiện tượng mới 9. Quy luật phủ định của phủ định tạo ra
một góc nhìn phức tạp về sự phát triển của sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên
vả xã hội. Quy luật này giúp chúng ra hiểu rõ hơn về sự đối đầu và tương tác giữa các
yếu tố trong quá trình phát triển. Điều này giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về tầm quan
trọng của việc ủng hộ sự phát triển mới trong khi vẫn duy trì tính liên tục và phù hợp
của sự phát triển. Điều này đỏi hỏi qua sự kế thừa có chọn lọc trong những yếu tố tích
cực và hợp lý của sự vật, hiện tượng cũ được giữ lại và cải thiện để phù hợp với yêu
cầu mới.

8, 9
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho sinh viên đại học khối không
chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tr116.
9

12
Điều này được thể hiện qua sự phát triển của công nghệ viễn thông. Khi công
nghệ viễn thông ra đời, như điện thoại di động, nó mang lại nhiều cải tiến và tiện ích
mới. Tuy nhiên, hệ thống điện thoại cố định truyền thống khi đó vẫn đang tồn lại và có
tránh nhiệm phục vụ nhu cầu của xã hội. Việc ủng hộ sự phát triển mới có thể thể hiện
qua việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển của công nghệ di động, cải thiện chất
lượng và tính năng của chúng. Đông thời, việc duy trì hệ thống điện thoại cố đinh cho
đến khi nó không còn phù hợp hoặc có thể thay thế hoàn toàn cũng là cần thiết để đảm
bảo tính liên tục và ổn định trong việc phát triển.

Tiểu kết chương 1


Tất cả các quy luật và nguyên tắc đã được trình bày trong Chương 1 đều cung
cấp một cơ sở lý thuyết mạnh mẽ để nghiên cứu quy luật phủ định của phủ định trong
phép biện chứng duy vật. Từ việc xác định các khái niệm quan trọng như “phủ định”
và “phủ định biện chứng” đến việc bàn về tính chất của phủ định biện chứng, tất cả
những điều này đã xác định định một khung lý thuyết mà nghiên cứu này sẽ dựa vào.
Khái niệm “phủ định” và “phủ định biện chứng” đã được định nghĩa một cách
cụ thể và được minh họa thông qua ví dụ cụ thể. Tính khách quan, tính kế thừa, tính
phổ biến và tính đa dạng, phong phú của phủ định biện chứng đã được phân tích một
cách chi tiết để làm sáng tỏ ý nghĩa của chúng trong quy luật này, làm nổi bật lý do tại
sao nó đóng một vai trò quan trọng trong việc hiểu sự phát triển. Hơn nữa, phần về ý
nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định đã nêu rõ tầm quan trọng
của quy luật này trong việc nghiên cứu sự phát triển trong thế giới tự nhiên và xã hội.
Điều này đã làm nổi bật vai trò của quy luật này như một công cụ mạnh mẽ để hiểu và
phân tích sự thay đổi và phát triển trong mọi khía cạnh của cuộc sống và tri thức con
người.
Các khái niệm này đã được minh họa thông qua ví dụ cụ thể, giúp làm rõ hơn
về tính chất của phủ định biện chứng. Chương 1 đã tạo nền tảng vững chắc cho nghiên
cứu tiếp theo và đã định hình và diễn giải các khái niệm và lý thuyết mà nghiên cứu
này sẽ sử dụng để khám phá chi tiết hơn trong các chương sau. Việc hiểu rõ các khái
niệm và tính chất này là cực kỳ quan trọng trong việc áp dụng chúng một cách hiệu
quả vào việc nghiên cứu sự phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

13
Chương 2

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Khái niệm “văn hóa”, “bản sắc văn hóa” và vai trò của văn hóa trong đời
sống xã hội

2.1.1. Khái niệm “văn hóa”, “bản sắc văn hóa”


“Văn hoá” là một khái niệm tương đối phức tạp và đa diện. Cho đến hiện tại, đã
có rất nhiều người cố định nghĩa khái niệm này, nhưng đến nay vẫn chưa có một định
nghĩa duy nhất nào mà có thể diễn tả đầy đủ tất cả các khía cạnh của nó.

“Văn hóa” là một từ tiếng Hán, do Lưu Hướng, người thời Tây Hán nêu ra đầu
tiên. Nhưng lúc bấy giờ, hai chữ “văn hóa” có nghĩa là “dùng văn để hóa“, nói một
cách khác, văn hóa tức là giáo hóa. Đến thời cận đại, nghĩa của chữ “văn hóa” có phần
khác trước.

Nguyên là, chữ văn hóa trong tiếng Anh và tiếng Pháp là “culture”. Chữ này có
nguồn gốc từ chữ La-tinh “cultura” nghĩa là trồng trọt, cư trú, luyện tập, lưu tâm…
Đến giữa thế kỉ XIX, do sự phát triển của các khoa nhân loại học, xã hội học, dân tộc
học…, khái niệm văn hóa đã thay đổi. 10 Người đưa ra định nghĩa mới về văn hoá là
Edward B. Tylor, một nhà nhân chủng học người Anh. Ông định nghĩa rằng: ”Văn hoá
là cái toàn thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp,
phong tục và bất kỳ một khả năng, tập quán nào khác mà con người thu nhận được
trong tư cách là thành viên của xã hội.”11, hay Clifford Geertz, một nhà nhân chủng
học và nhà xã hội học người Mỹ, đã định nghĩa văn hóa là "hệ thống các tín ngưỡng có
ý nghĩa, được ký hiệu bằng các biểu thức cụ thể trong cuộc sống xã hội". Đối với ông,
văn hóa không chỉ là một hệ thống tri thức, mà còn là một hệ thống các biểu hiện và
hành động xã hội.12 Còn có Merleau-Ponty trong tác phẩm "Hiện thực và nguồn gốc
10
Vũ Dương Ninh (2002), Lịch sử văn minh thế giới ( Tái bản lần thứ hai mươi ) , NXB Giáo dục Việt Nam, tr.5
11
Edward B. Tylor (1871), Primitive Culture, https://ired.edu.vn/vn/tu-lieu-giao-duc/ChiTietTin/1612/nhan-hoc-
van-hoa-e-b-tylor-1871
12
Andrew L. Yarrow (2006), Anthropologist Clifford Geertz, The New York Times,
http://www.nytimes.com/2006/11/01/obituaries/01geertz.html
14
văn hóa" và "Thể xác và ngôn ngữ" tìm hiểu quan hệ giữa thể xác, ngôn ngữ và văn
hóa. Ông cho rằng văn hóa là một phần không thể tách rời của tồn tại con người.

Ở Việt Nam, mặc dù với các biến thể khác nhưng những nghĩa gốc từ như vậy
cũng xuất hiện nhất định trong các khái niệm văn hoá với nghĩa rộng rãi. Bắt đầu từ
định nghĩa của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hóa.”13 Như vậy, sản phẩm sáng tạo của con người có mặt trong toàn bộ đời
sống xã hội, nhưng quan trọng nhất là những giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra.
Những giá trị đó làm nên cốt lõi, làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc. “Cốt lõi của
sức sống đó là văn hóa với ý nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả một
hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sức
nhạy cảm tiếp thụ cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ bản lĩnh và bản sắc của cộng
đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để tự bảo vệ mình và không ngừng lớn
mạnh…”14 Như vậy, theo quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi văn hoá không
chỉ là một khía cạnh của cuộc sống mà còn là trọng tâm của sự phát triển xã hội.
Người xem văn hoá là sức mạnh cách mạng, là nền tảng của sự đoàn kết và là một
phương tiện phục vụ cho nhân dân. Vì vậy văn hoá phải gắn liền với cuộc sống của
nhân dân, đáp ứng nhu cầu văn hóa của họ, và giúp nâng cao nhận thức và phẩm chất
của người dân.

Ngày nay, đã có nhiều tác giả đã thống kê được hàng trăm cách xác định khoa
học khác nhau về khái niệm văn hóa. Tuy nhiên giữa những khái niệm khác nhau về
xã hội học thì chúng đều có những điểm chung:

Thứ nhất là hệ thống giá trị và niềm tin: Văn hóa bao gồm một hệ thống các giá
trị, niềm tin và quy tắc được chia sẻ trong một nhóm xã hội nhất định. Nó xác định
cách mọi người nhìn nhận và đánh giá thế giới xung quanh, cũng như hướng dẫn hành
vi và quyết định của họ.

13
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, t.3, tr.431
14
Phạm Văn Đồng (1994),Văn hóa và đổi mới, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.18
15
Thứ hai là ngôn ngữ và biểu hiện: Ngôn ngữ và các hình thức biểu hiện khác như
nghệ thuật, âm nhạc, văn học, điện ảnh, múa, kiến trúc và thời trang đóng vai trò quan
trọng trong văn hóa. Chúng là các phương tiện để truyền đạt và gìn giữ thông tin, giá
trị và truyền thống của một nhóm xã hội.

Thứ ba là tập quán và hành vi: Văn hóa bao gồm các tập quán, hành vi và thói
quen mà con người tuân thủ trong cuộc sống hàng ngày. Đây là những quy tắc và quy
ước xã hội mà mọi người học theo và truyền đạt cho thế hệ tiếp theo.

Thứ tư là sự phát triển và thay đổi: Văn hóa không phải là một thực thể tĩnh mà
có thể thay đổi và phát triển theo thời gian. Nó được ảnh hưởng bởi sự tương tác xã
hội, tiến bộ công nghệ, di cư văn hóa và sự thay đổi trong quan hệ quốc tế.

Thứ năm là sự tương tác và đa dạng: Mặc dù có sự đa dạng về văn hóa trên thế
giới, các khái niệm văn hóa thường nhấn mạnh sự tương tác và giao lưu giữa các nhóm
xã hội. Sự tương tác và trao đổi văn hóa giữa các nhóm dân tộc, quốc gia và châu lục
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển văn hoá toàn cầu.

Tóm lại, dưới góc nhìn tổng thể, những điểm chung này giúp chúng ta xác định
và hiểu văn hoá như là một hệ thống rộng lớn của các yếu tố tư duy, giá trị và hành vi
con người tạo ra trong xã hội.

Về khái niệm “bản sắc văn hoá”, có quan điểm cho rằng “bản sắc” là danh từ chỉ
“những yếu tố tốt đẹp tạo nên một tính chất đặc thù, nói chung” 15. Bên cạnh đó, “bản
sắc” còn đề cập đến các đặc trưng, giá trị, quan niệm, hành vi và các yếu tố khác mà
xác định một nhóm, một cộng đồng hoặc một văn hóa cụ thể. Nó liên quan đến những
gì là đặc biệt, riêng biệt và độc đáo về một văn hóa, và thể hiện nhận thức và nhận
thức chung của nhóm người đó về bản thân và với thế giới xung quanh. “Nếu văn hóa
là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra thông qua hoạt động
thực tiễn một cách có ý thức để tác động vào tự nhiên và xã hội, được sàng lọc bởi sự
thừa nhận của cộng đồng và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì bản
sắc dân tộc là cái riêng biệt, đặc trưng, cái tốt đẹp và giá trị. Điều đó làm nên cốt lõi
vững chắc, dấu ấn đặc biệt của một nền văn hóa, được coi như “chứng minh thư tâm
lý” của dân tộc để phân biệt văn hóa dân tộc này với dân tộc khác.”16
15
Từ điển Tiếng Việt (2013), Trung tâm từ điển học, Hà Nội, tr.42
16, 18
Nguyễn Hồng Học (2013), Bản sắc dân tộc và sự phát triển văn hoá, Tạp chí Cộng sản
16
Nói đến bản sắc là nói đến văn hóa truyền thống đã được định hình trong lịch sử,
nhưng truyền thống đó không “nhất thành bất biến” mà luôn vận động phát triển. 17 Có
thể nói như vậy là do bản sắc văn hóa không chỉ là sự trùng hợp của các đặc điểm cá
nhân, mà là một sản phẩm của tương tác xã hội, lịch sử và môi trường. Nó được hình
thành và phát triển thông qua quá trình truyền đạt, chia sẻ và thừa nhận giữa các thành
viên trong cộng đồng. Bản sắc văn hóa cũng có thể thay đổi và tiến hóa theo thời gian
và sự ảnh hưởng của các yếu tố nội tại và ngoại lai.

Từ những yếu tố trên, có thể xem “bản sắc văn hoá” bao gồm các yếu tố như
ngôn ngữ, truyền thống, tập quán, tư tưởng, giáo dục, nghệ thuật, tôn giáo và các giá
trị cơ bản khác mà một nhóm người, một dân tộc chia sẻ và thể hiện thông qua cuộc
sống xã hội thực tiễn, là đặc trưng cho mỗi cộng đồng và tạo nên sự đa dạng văn hóa
của mỗi cộng đồng, là kết quả của sự gìn giữ, kế thừa những điều tinh tuý, đặc sắc của
mỗi dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử, là niềm tự hào vô giá của mỗi dân tộc.

Chẳng hạn, ở nước ta có Tết Nguyên Đán là một trong những dịp lễ vô cùng
quan trọng, mang tính thiêng liêng, trang trọng. Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và
năm mới, nó thể hiện sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình cũng như là giá
trị tâm linh, giá trị tình cảm sâu sắc của mỗi người dân Việt Nam. Tết Nguyên Đán là
dịp để mỗi người hướng về quê hương, nguồn cội, sum vầy cùng gia đình, đã trở thành
truyền thống tốt đẹp của đất nước ta bao đời nay.

17

17
Hình 3. Tết Nguyên Đán

2.1.2. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một quốc gia đa dạng về dân tộc, với hơn 50 dân tộc khác nhau. Bản
sắc văn hóa dân tộc là một phần quan trọng của sự đa dạng và sự giàu có văn hóa của
đất nước.” Bản sắc văn hóa dân tộc là biểu hiện sống động của cốt cách dân tộc qua
bao thăng trầm của lịch sử. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng chính là giữ gìn cốt
cách dân tộc. Cốt cách dân tộc được coi là "chất", là "bộ gien" của mỗi dân tộc và giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là bảo vệ, giữ gìn bộ gien quý đó. Một nền văn hóa
giữ được cốt cách dân tộc sẽ là một nền văn hóa có đủ "sức khỏe" để đề kháng, chống
lại sự "ô nhiễm văn hóa" hay "xâm lăng văn hóa" một cách vô thức hay có chủ định.
Đây là một điều kiện cơ bản để "tiếp biến" văn hóa trước sự tác động nhiều chiều,
phức tạp của khách quan được thực hiện một cách chủ động, tích cực. Chỉ như vậy,
nền văn hóa dân tộc mới không bị "hòa tan" hay "lai căng" một cách thô thiển, mất bản
sắc. Giữ được cốt cách dân tộc sẽ giúp dân tộc thích ứng được với những cái mới và
"dân tộc hóa" cái mới để biến nó thành tài sản của dân tộc, mang hồn của dân tộc.” 18,

18
Hoàng Thi Hương (2010), Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời
kì hội nhập quốc tế, Tạp chí Cộng sản
18
sự mất mát về bản sắc dân tộc sẽ làm mất đi “cốt cách dân tộc”, và làm mất đi ý nghĩa
tồn tại của một dân tộc.

Thứ nhất, đó là việc bảo tồn và phát triển văn hoá đa dạng. Bản sắc văn hóa dân
tộc là một phần quan trọng của đa dạng văn hóa của Việt Nam. Bảo tồn và phát triển
bản sắc văn hóa dân tộc đảm bảo rằng các giá trị, truyền thống, ngôn ngữ, nghệ thuật
và quan niệm độc đáo của mỗi dân tộc được duy trì và truyền đạt qua các thế hệ hướng
tới một nền văn hoá dồi dào, phong phú.

Tuy nhiên, ngày nay việc hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện thuận lời cho những
nền văn hoá dân tộc cùng giao lưu, phát triển từ đó tạo ra quá trình hội nhập về ngôn
ngữ, văn hoá. Quá trình đó đặt các dân tộc trước nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa
dân tộc, đồng thời còn ẩn chứa nguy cơ làm suy giảm tính sáng tạo của các dân tộc
trong quá trình phát triển.19 Nguyên Tổng Giám đốc UNESCO Fedrico Mayor đã từng
cảnh báo: sự "đồng hóa các hệ thống giá trị và tiêu chuẩn, đe dọa làm suy kiệt khả
năng sáng tạo của các nền văn hóa, nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu
dài của cả nhân loại"20. Vì thế mỗi cá nhân, tổ chức, cộng đồng cần nhận thức đúng về
xây dựng nền văn hóa mới, con người mới trong hội nhập quốc tế là “xây dựng con
người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá
trị hiện đại.”21

Thứ hai, xây dựng và thể hiện sự đoàn kết và sự hiểu biết: Bản sắc văn hóa dân
tộc đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự đoàn kết và sự hiểu biết giữa các
dân tộc trong nước. Nó tạo nên một cầu nối gắn kết giữa các cộng đồng dân tộc khác
nhau và góp phần vào sự thống nhất và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, bao gồm ngôn ngữ, truyền thống, tín
ngưỡng, nghệ thuật, và phong tục tập quán. Sự đa dạng và phong phú này tạo nên một
mảng màu sắc văn hóa đa dạng trong nước. Qua việc thể hiện và tôn vinh bản sắc văn
hóa dân tộc, chúng ta góp phần vào việc giữ gìn và phát triển sự đa dạng này, đồng
thời tạo ra một môi trường đa văn hóa và tôn trọng sự khác biệt.

19
Cao Thu Hằng (2021), Xây dựng nền văn hoá mới, con người mới trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở nước ta
hiện nay, Tạp chí Cộng sản
20
Fedrico Mayor (1998), Diễn văn tại lễ phát động Thập niên thế giới phát triển văn hóa UNESCO
21
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, t.1, tr.164
19
Thứ ba, góp phần vào phát triển du lịch và kinh tế: Bản sắc văn hóa dân tộc có
thể là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá trong phát triển du lịch và kinh tế ở Việt
Nam. Các nét đặc trưng của văn hóa dân tộc, như trang phục truyền thống, nghệ thuật
dân gian, ẩm thực đặc sản và các lễ hội truyền thống, thu hút khách du lịch và tạo thu
nhập cho cộng đồng địa phương.

Thứ tư, tạo niềm tự hào và nhận thức về danh tiếng quốc gia: Bản sắc văn hóa
dân tộc là một phần quan trọng của danh tiếng và nhận thức về quốc gia. Sự phát huy
và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc giúp tạo niềm tự hào và tinh thần quốc gia, đồng
thời góp phần vào việc xây dựng hình ảnh và danh tiếng của Việt Nam trên thế giới.

Thứ năm, tôn vinh và tôn giáo nhân cách: Bản sắc văn hóa dân tộc là một phần
không thể thiếu trong việc tôn vinh và tôn giáo nhân cách của mỗi cá nhân. Nó giúp
mỗi người hiểu rõ và trân trọng nguồn gốc, nhận thức và thực hiện các giá trị và quyền
tự do cá nhân, đồng thời duy trì sự tương tác và giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.

Tóm lại, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của Việt Nam ngày nay là cực
kỳ quan trọng. Nó giúp duy trì và phát triển đặc trưng và độc đáo của văn hóa Việt
Nam, xây dựng lòng tự hào và nhận diện dân tộc, tạo cầu nối với thế giới và góp phần
vào sự hòa nhập và đa văn hóa. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa là một trách
nhiệm chung của toàn xã hội và một nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng và phát
triển bền vững cho đất nước Việt Nam.

2.2. Thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Những thành tựu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những sắc thái, bản địa
riêng, chúng bổ sung cho nhau làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự
thống nhất dân tộc. Điều đó cho chúng ta thấy nền văn hóa nước ta là nền văn hóa
thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc. Những tinh tuý văn hóa truyền
thống của dân tộc được gìn giữ và phát huy qua nhiều hoạt động văn hóa. Những hoạt
động ấy diễn ra thường xuyên, liên tục và trên khắp mọi miền đất nước. Nhiều bộ môn
nghệ thuật truyền thống: tuồng, chèo, cải lương, chầu văn, hò Huế... được gìn giữ,

20
được biểu diễn và thu hút nhiều người quan tâm trong nước và cả bạn bè quốc tế.
Những lễ hội vẫn được tổ chức thường xuyên mỗi dịp lễ tết khắp ba miền. Nhiều lễ hôi
nghệ thuật được tổ chức trong và ngoài nước. Có thêm nhiều tác phẩm có giá trị về đề
tài cách mạng và kháng chiến, về công cuộc đổi mới. Nhiều bộ sưu tập công phu từ
kho tàng văn hóa dân gian và văn hóa bác học ở Việt Nam qua các thế kỷ được xuất
bản, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị tư tưởng, thẩm
mỹ của dân tộc ta. Nhiều tác giả có xu hướng khai thác kho tàng văn học dân gian làm
chất liệu cho sáng tác của mình.
Thứ hai, các di tích văn hóa lịch sử đang được bảo tồn, tôn tạo để các thế hệ sau
có thể sử dụng cảm thụ, thưởng thức nhằm nâng cao hiểu biết về lịch sử dân tộc. Nước
ta tự hào được UNESCO công nhận bảy di sản văn hóa thế giới, bao gồm các di sản
văn hóa vật thể: Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế,
Thánh địa Mỹ Sơn và di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc Cung đình Huế, cồng
chiêng Tây Nguyên. Tháng 11-2006, tuần Hội nghị Cấp cao APEC diễn ra tại Việt
Nam, mặc dù đây là hội nghị có ý nghĩa kinh tế - chính trị lớn nhưng sự thành công
rực rỡ của nó có đóng góp một phần không nhỏ từ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong tuần
lễ đó, hàng loạt các hoạt động văn hóa lớn được tổ chức như đại tiệc "Di sản văn hóa
Việt Nam" chào mừng APEC, khái quát lịch sử dân tộc hình thành qua hiện vật, văn
hóa phi vật thể như các chương trình: "Dấu ấn văn hóa Huế", "Tinh hoa Hà Nội",
nhiều hoạt động nghệ thuật phong phú đa dạng như ca trù, hát xẩm, chầu văn, đờn ca
tài tử Nam Bộ, ẩm thực các vùng miền.
Thứ ba, Việt Nam đã khẳng định được mình, để lại ấn tượng tốt đẹp trong con
mắt bạn bè quốc tế từ cách giao tiếp, ứng xử cho đến vốn văn hóa riêng phong phú,
đậm đà. Những bước tiến mới trong quá trình hội nhập đang đem lại những kết quả tốt
đẹp: ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO và chủ nhà
APEC, được đề cử là ứng cử viên châu Á duy nhất vào ghế không thường trực của Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đây là sự ghi nhận của quốc tế về vị thế của Việt Nam
trong những năm đầu thế kỷ XXI. Nhiều tờ báo trên thế giới đã ca ngợi: “Việt Nam
không chỉ thể hiện được khả năng kinh tế, tiềm lực chính trị mà còn khẳng định được
bản lĩnh, bản sắc văn hóa dân tộc mình.”
2.2.2. Những hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc ở Việt Nam hiện nay
21
Thứ nhất, trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, không ít người
còn dao động về chính trị, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, phủ nhận thành quả của chủ
nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Một số người mơ hồ, bàng quan hoặc mất cảnh giác trước những luận điệu
thù địch, xuyên tạc, bôi nhọ chế độ ta. Tệ nạn sùng bái nước ngoài, coi thường những
giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, ích kỷ... đang gây hại
cho thuần phong mỹ tục của dân tộc. Lối sống thiên về hưởng thụ, sống gấp gáp đang
huỷ hoại dần nhân cách của nhiều người dẫn đến nhiều giá trị truyền thống dần trở nên
mai một. Trong khi đó, khủng hoảng niềm tin cũng đang là một trở ngại lớn đối với
việc thiết lập các quan hệ xã hội và thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị. Điều tra
giá trị châu Á năm 2008 của Viện Nghiên cứu con người cho biết: có tới 58,5% người
Việt Nam cho rằng không thể tin vào bất kỳ ai mới tiếp xúc. Bệnh “ngợp bởi vật chất”
cũng khiến không ít người, nhất là giới trẻ hiện nay thiên lệch về nhu cầu vật chất, thể
hiện xu hướng thái quá hơn trên mọi khía cạnh. Những “trào lưu”, “thị hiếu”, “thời
thượng” chế ngự không ít những cá nhân đang tìm đủ cách kiếm tiền, sống gấp...
Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, đồng
chí, đồng nghiệp. Giáo dục - đào tạo cũng có những mặt tiêu cực: lối sống thiếu lý
tưởng, ăn chơi, nghiện ngập, có xu hướng gia tăng bạo lực học đường phổ biến ở cả
những học sinh nữ, coi nhẹ giáo dục đạo đức thẩm mỹ và các bộ môn chính trị, khoa
học xã hội - nhân văn ở một bộ phận sinh viên, học sinh. Hơn thế nữa là sự suy thoái,
biến chất trong mối quan hệ thầy trò, một số bộ phận thầy, cô giáo suy giảm nhân
cách, đạo đức làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh nghề giáo… làm gia tăng sự khủng
hoảng niềm tin trong xã hội. Nghiêm trọng hơn nữa là sự suy thoái về đạo đức, lối
sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức
quyền.
Thứ hai, đời sống văn hóa - nghệ thuật còn những mặt bất cập. Trong sáng tác,
lý luận và phê bình có lúc nảy sinh khuynh hướng phủ nhận thành tựu văn học cách
mạng kháng chiến. Xu hướng thương mại hóa, chạy theo những thị hiếu thấp kém làm
chức năng giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ của văn học - nghệ thuật suy giảm. Một số
ngành nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu, đặc biệt là sân khấu truyền thống còn gặp
nhiều khó khăn. Việc giáo dục thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật cho thanh niên, thiếu
niên... chưa được coi trọng. Nhiều cơ sở in, quảng cáo, quán ăn, khách sạn, sàn nhảy,...
22
mở tràn lan, chạy theo đồng tiền, hoạt động tùy tiện, không tuân thủ những quy định
của pháp luật.
Thứ ba, giao lưu văn hóa với nước ngoài chưa tích cực, chủ động, còn nhiều sơ
hở. Số lượng văn hóa phẩm độc hại, phản động thẩm lậu vào nước ta quá lớn, trong
khi đó nhiều tác phẩm văn hóa có giá trị của nước ta đưa ra bên ngoài quá ít. Chúng ta
còn thiếu những biện pháp tích cực giúp đồng bào Việt Nam ở nước ngoài tìm hiểu sâu
bản sắc văn hóa dân tộc, liên hệ mật thiết với quê nhà, góp phần đấu tranh với những
hoạt động chống phá của các thế lực thù địch đối với nước ta.

2.3. Một số giải pháp cơ bản trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, chú trọng bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, bản sắc và truyền
thống dân tộc. Coi trọng sưu tầm, khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
Tiếp tục tổ chức ngày hội văn hóa của một số dân tộc thiểu số có bản sắc văn hóa tiêu
biểu nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của các dân
tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Gìn giữ các tác phẩm nghệ thuật, bảo vật,
cổ vật và di vật có giá trị đặc sắc. Nâng cao chất lượng các tác phẩm văn học nghệ
thuật, công trình văn hóa, có kế hoạch đầu tư cho khâu sáng tác kịch bản, dàn dựng
chương trình, vở diễn, đào tạo tài năng nghệ thuật; tổ chức các cuộc thi sáng tác các
tác phẩm văn học nghệ thuật để có những tác phẩm đỉnh cao, các chương trình nghệ
thuật hấp dẫn, có tính giáo dục tư tưởng thẩm mỹ cao phục vụ nhân dân, đẩy lùi các
hoạt động tiêu cực trong hoạt động văn hóa.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích
cực tham gia các hoạt động văn hóa, đặc biệt là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”. Phát hiện và biểu dương kịp thời các gương điển hình, các cá
nhân, tập thể có những đóng góp tiêu biểu cho việc xây dựng đời sống văn hóa. Tập
trung xây dựng các huyện điểm, thị xã, thị tứ văn hóa ở các địa phương. Chú trọng đầu
tư xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, phát triển và nâng cao chất
lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, ấp, khu phố văn hóa. Phát huy tinh
thần sáng tạo của nhân dân, tìm tòi, áp dụng những mô hình thích hợp cho hoạt động
văn hóa từng vùng, miền. Chúng ta phải không ngừng mở rộng hợp tác giao lưu văn
hóa quốc tế. Tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước
23
ngoài. Tích cực giới thiệu rộng rãi những tinh hoa, bản sắc văn hóa Việt Nam, những
thành tựu to lớn của hơn hai mươi năm đổi mới đất nước và chính sách hội nhập quốc
tế của Đảng và Nhà nước ta, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế
và tranh thủ nguồn tài trợ của các nước cho phát triển sự nghiệp văn hóa.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và có biện pháp quản lý Nhà
nước hiệu quả đối với các hoạt động văn hóa, xuất bản, báo chí, bảo tồn các giá trị văn
hóa, biểu diễn nghệ thuật, bản quyền tác giả, quảng cáo, các hoạt động dịch vụ văn
hóa, karaoke, vũ trường, internet công cộng, kinh doanh văn hóa phẩm, in, các loại
băng, đĩa hình, đĩa nhạc... Chúng ta phải kiên quyết chống lại những hiện tượng phản
văn hóa, phi văn hóa. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý,
chuyên môn nghiệp vụ cho ngành văn hóa, nhất là đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ
văn hóa là người dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở cần phải được tiếp tục
đào tạo, bồi dưỡng mạnh hơn nữa mới đủ khả năng đáp ứng yêu cầu giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi
mới toàn diện của đất nước.

Tiểu kết chương 2


Những cơ sở lý luận phía trên đã giúp làm rõ về khái niệm “văn hoá”, “bản sắc
văn hoá” và khẳng định văn hoá đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội,
làm nên đặc điểm riêng và giá trị của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng.
Trong quá trình phát triển, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trở thành
một nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là trong xu thế mở cửa kinh tế và toàn cầu hoá ngày
nay, khi mà sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa diễn ra nhanh chóng, việc giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Điều này đặt ra nhiều
thách thức lớn, nhưng cũng mở ra những cơ hội mới để có thể đưa những tinh tuý văn
hoá của nước ta đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Để bảo vệ và phát triển bản sắc văn hóa, mỗi người dân cần hiểu rõ về những
vẻ đẹp, tinh tuý của các di sản văn hóa và lòng tự hào dân tộc. Việc duy trì ngôn ngữ,
truyền thống, và nghệ thuật truyền thống là chìa khóa để bảo toàn bản sắc văn hóa.
Cộng đồng cần tạo ra môi trường thích hợp để thế hệ trẻ tiếp xúc và hiểu biết về di sản
văn hóa, từ đó xây dựng lòng tự hào và tình yêu quê hương.

24
Thông qua những thành tựu đã đạt được và một số các tồn tại, hạn chế trong
việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở nước ta hiện nay, nhóm đề xuất một
số giải pháp cơ bản trong việc bảo tồn, phát triển bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp
của nước ta. Không chỉ vậy, để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cần có sự
đoàn kết, nỗ lực của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

25
KẾT LUẬN CHUNG
Từ những nghiên cứu đã thực hiện trong phần nội dung, có thể đưa đến những
kết luận tổng quát cho các nhiệm vụ cơ bản của đề tài như sau:

Thứ nhất, khái niệm phủ định biện chứng và quy luật phủ định của phủ định là
cơ sở giải thích về xu hướng phát triển của các sự vật, hiện tượng; quá trình phát triển
của bất kỳ vật chất nào cũng có tính chu kỳ theo đường xoáy ốc mà thực chất đó là sự
biến đổi, trong đó giai đoạn sau vẫn bảo tồn những điều tiến bộ, tích cực đã có ở giai
đoạn trước. Do đó phủ định biện chứng là vòng khâu tất yếu của sự liên hệ và phát
triển.

Thứ hai, có thể khẳng định văn hoá đóng một vai trò quan trọng trong sự vận
động và phát triển về mọi mặt của xã hội, là động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển
bền vững kinh tế, xã hội, là cơ sở thực tiễn cho sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Văn hoá
phối hợp cùng với kinh tế, chính trị, xã hội… tạo nên sức mạnh tổng hợp của sự phát
triển dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển theo định hướng chủ nghĩa xã
hội và hội nhập quốc tế.
Thứ ba, bản sắc văn hoá dân tộc là tài sản vô giá. Mỗi quốc gia và vùng lãnh
thổ đều có một nét văn hoá đặc trưng riêng. Đó là niềm tự hào của mỗi dân tộc cũng
như là đặc điểm nhận biết các dân tộc với nhau. Vậy nên việc giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hoá dân tộc là việc làm cần thiết đối với mỗi cá nhân, tổ chức, dưới sự lãnh
đạo đúng đắn và tài tình của Đảng và Nhà nước. Cùng với xu hướng phát triển và hội
nhập thế giới, chúng ta giao lưu và học hỏi được những tinh hoa văn hoá nhân loại từ
bạn bè quốc tế, tuy nhiên cần phải tiếp nhận có chọn lọc, tránh bắt chước một cách
phản văn hoá, làm mai một bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Nhân Dân điện tử - cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam
(07/2023), Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, https://nhandan.vn/giu-gin-
va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-post763916.html

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác Lê-nin (dành cho
sinh viên đại học khối không chuyên lý luận chính trị, Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia Sự thật.

3. Bùi Tuấn An (07/09/2023), Phủ định là gì? Ví dụ phủ định biện chứng, siêu
hình trong triết học, https://luatminhkhue.vn/phu-dinh-la-gi.aspx?fbclid=IwAR2fhsl
aWIOpSc95vh9M65wiAPgVojfYsSgIH_s1wO_W_N2i8ngkiDWD_7g

4. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam (02/2023), Đề cương văn hoá
Việt Nam 1943: Văn kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với cách mạng và con
đường vận động, phát triển của nền văn hoá mới Việt Nam,
https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=73354

5. Hội đồng Quốc gia (2003), Từ điển Bách Khoa Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất
bản Từ điển Bách khoa Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Dương (08/08/2023), Phủ định biện chứng là gì? Đặc điểm và
nội dung quy luật?, https://luatduonggia.vn/phu-dinh-bien-chung-la-gi-cac-dac-diem-
co-ban-cua-phu-dinh-bien-chung/

7. Tạp chí của ban tuyên giáo Trung ương (12/2019), Giữ gìn, phát huy và phát
triển bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế,
https://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/van-hoa/gin-giu-phat-huy-va-phat-trien-ban-sac-
van-hoa-dan-toc-trong-qua-trinh-toan-cau-hoa-va-hoi-nhap-quoc-te-125618

8. Tạp chí của ban tuyên giáo Trung ương (11/2022), Ra sức xây dựng, giữ gìn
và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, https://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/xay-dung-he-gia-tri-va-chuan-muc-con-
nguoi-viet-nam/ra-suc-xay-dung-giu-gin-va-phat-huy-nhung-gia-tri-dac-sac-cua-nen-
van-hoa-viet-nam-tien-tien-dam-da-ban-141472
27
28

You might also like