You are on page 1of 32

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH

🙞🕐🕐🕐☼🕐🕐🕐🙜

BÀI TẬP LỚN

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

CHỦ ĐỀ: 03

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM
HIỆN NAY

LỚP L13 --- NHÓM 13 --- HK 223

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Hoa

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 10 năm 2023


BÁO CÁO DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ KẾT CHỮ KÝ


QUẢ

1 Trần Văn Khiêm 2113741 -Chương 1: Quy luật phủ định


của phủ định của phép biện
chứng duy vật - khái niệm, tính
chất

-Tổng hợp báo cáo

2 Bùi Anh Khoa 2211580 -Phần mở đầu

-Phần kết luận

3 Nguyễn Anh Khoa 2211614 Chương 1: Ý nghĩa phương pháp


luận quy luật phủ định của phủ
định

-Tiểu kết chương 1

4 Trần Anh Khoa 2211646 -Chương 2:Những hạn chế và


giải pháp trong việc giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

-Tiểu kết chương 2

5 Lê Nguyên Khôi 2211681 Chương 2:Khái niệm văn hóa,


tầm quan trọng trong việc giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài 3
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài 3
5. Kết cấu của đề tài 3
Chương 1: QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT 4
1.1. Khái niệm “phủ định”, “phủ định biện chứng” và tính chất của phủ định biện chứng 4
1.1.1. Khái niệm “phủ định”, “phủ định biện chứng” 4
1.1.2. Tính chất của phủ định biện chứng 5
1.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định 10
Chương 2: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY 15
2.1. Khái niệm “văn hóa”, “bản sắc văn hóa” và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội
15
2.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của “văn hóa”, “bản sắc văn hóa” 15
2.1.2. Thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay 19
2.2. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam
hiện nay 21
2.2.1. Những thành tựu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt
Nam hiện nay 22
2.3. Một số giải pháp cơ bản trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở
Việt Nam hiện nay 24
KẾT LUẬN CHUNG 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh thế giới hiện đại, mọi khía cạnh trong cuộc sống đều phát triển và đổi
mới liên tục. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, sự bùng nổ của Internet đã
tạo ra một hệ thống kết nối toàn cầu, từ đó tạo ra nhiều cơ hội phát triển và đổi mới cho cuộc
sống con người nói chung và sự giao thoa văn hóa, bản sắc dân tộc nói riêng. Những giá trị
bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc cũng đã và đang trong quá trình thay đổi và
phát triển để phù hợp hơn với xã hội ngày nay. Trong quá trình này, những giá trị văn hóa
đón nhận những sự thay đổi mới và loại bỏ đi những cái đã cũ, không còn phù hợp với thời
đại hiện nay. Vì thế, hiện nay có một số vấn đề đang được đặt ra như “cách đón nhận những
sự đổi mới mà không đánh mất đi giá trị cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc”, “đâu là những
hướng để giữ gìn và phát huy những giá trị phong tục tập quán của dân tộc ta? …”
Những nét đặc trưng văn hóa và tập quán tưởng chừng như là cốt lõi và không bao giờ
thay đổi lại vẫn phải vận động và phát triển. Việc này xảy ra như một điều tất yếu, theo quy
luật phủ định của phủ định theo của phép duy vật biện chứng do hai nhà triết học Mác,
Ăngghen sáng lập dựa trên những tiền đề khoa học của những nhà triết học tiền bối. Quy
luật phủ định của phủ định nói lên rằng “bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải
qua quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong.”. nghĩa là sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự
vật, hiện tượng cũ, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn.
Với bối cảnh như thế, đối với đất nước Việt Nam – một nước có bề dày lịch sử và văn
hóa đa dạng và phong phú, văn hóa giữ vị trí đặc biệt và vai trò quan trọng trong sự điều tiết,
vận động mọi mặt của xã hội, là động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế -
xã hội, kích thích sự sáng tạo và đánh thức những năng lực tiềm ẩn của con người., cho nên
vai trò của việc giữ gìn và bảo vệ những bản sắc dân tộc là vô cùng quan trọng và cấp bách.
Do đó, Đảng và nhà nước ta luôn có những chính sách và đổi mới để duy trì và phát huy
những nét đẹp của văn hóa Việt Nam. Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn luôn coi
trọng vai trò của văn hoá và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa trong sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Nhờ vậy, nhiều giá trị văn hoá truyền thống và di sản văn hoá của dân tộc
được kế thừa, bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được,
chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém trong lĩnh vực
văn hóa, tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục. Hạn chế, yếu kém nổi bật được nhắc
lại nhiều lần lâu nay là văn hóa chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và
chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị Trong thời kỳ hiện
đại, Văn hóa phải cùng với chính trị, kinh tế, xã hội... tạo nên sức mạnh tổng hợp của sự phát
triển dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế. Với tầm quan trọng như vậy, nên nền văn hóa dễ dàng trở thành mục tiêu để các thế
lực thù địch nhắm vào nhằm mục đích chống phá, gây hoang mang, mất trật tự và hạ thấp uy
tín của Đảng và nhà nước. Văn hóa với vai trò là sức mạnh nội sinh quan trọng trong sự phát
triển bền vững đất nước. Vì thế nên việc giữ gìn và bảo về nền văn hóa cũng là việc đảm bảo
cho sự phát triển đi lên của xã hội và con người của đất nước, đảm bảo sự định hướng đúng
đắn trong suy nghĩ và hành động của xã hội. Nền văn hóa đặc sắc đồng thời cũng là nét đẹp
và niềm tự hào của quốc gia trên con đường hội nhập và giao lưu với các nước. Do đó, việc
giữ gìn và phát huy vẻ đẹp này là một nghĩa vụ mà mỗi người phải mang bên mình.

Nhóm chúng em thực hiện đề tài “Quy luật phủ định của phủ định của phép biện chứng
duy vật với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam hiện nay” làm bài tập
lớn để kết thúc môn học Triết học Mác - Lênin với lý do là để áp dụng kiến thức đã học
được, cụ thể là quy luật phủ định của phủ định để trình bày thực trạng hiện tại của công cuộc
giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Với những vấn đề còn tồn tại với việc bảo vệ và giữ gìn
bản sắc dân tộc, nhóm chúng em xin đề xuất một vài giải pháp để giải quyết. Nhóm chúng
em cũng mong muốn thông qua bài đề tài lần này cũng phần nào nâng cao nhận thức của
mọi người về nền văn hóa của quốc gia, cũng như tuyên truyền ý thức giữ gìn và phát huy vẻ
đẹp của nền bản sắc văn hóa của Việt Nam.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài


Để thực hiện đề tài trên, nhóm chúng em chia đề tài ra làm 2 chương để nghiên cứu:
chương thứ nhất là kết quả nghiên cứu, làm rõ và trình bày quy luật phủ định của phủ định
của phép biện chứng duy vật một cách hệ thống, toàn diện. Dựa trên cơ sở đó, nhóm chúng
em tiến hành khảo sát, đánh giá và đưa ra cách đề xuất về giải pháp để giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam hiện nay.
Trong xu hướng giao thoa văn hóa một cách toàn cầu hóa như hiện nay. Và nhiệm vụ
nghiên cứu đề tài này là áp dụng kiến thức triết học - cụ thể là quy luật phủ định biện chứng
để làm rõ tình hình hiện tại của nền văn hóa đang đổi mới của đất nước. Để thực hiện được
nhiệm vụ đấy, chủ đề của chúng em sẽ làm rõ những nội dung sau:
Thứ nhất là trình bày, giải thích và làm rõ nội dung quy luật phủ định của phủ định của
phép biện chứng duy vật.
Thứ hai là nếu được tầm quan trọng của nền văn hóa, phong tục của dân tộc đối với xã
hội và đất nước, thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Cuối cùng đề tài đề xuất một số giải pháp để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc ở Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài


Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ quy luật phủ định của phủ định của phép biện
chứng duy vật với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích và hoàn thành tốt những nhiệm vụ nêu trên, nhóm đã tiến hành
nghiên cứu dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp liệt
kê; phương pháp so sánh, đối chiếu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu
thành 2 chương và 10 tiết.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1.1. Khái niệm “phủ định”, “phủ định biện chứng” và tính chất của phủ định biện
chứng
1.1.1. Khái niệm “phủ định”, “phủ định biện chứng”
Trước tiên, chúng ta hãy đi tìm hiểu khái niệm của phủ định. Như đã nói ở phần mở
đầu, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình phát sinh, phát triển
và diệt vong. Sự vật mới được sinh ra và thay thế sự vật cũ. Sự thay thế đó gọi là phủ định.
Phủ định là sự thay thế một sự vật, hiện tượng này bởi một sự vật hiện khác. Nhà nước tư
sản ra đời và thay thế nhà nước phong kiến. Như vậy, nhà nước tư sản đã phủ định nhà nước
phong kiến. Phủ định còn là một quá trình quan trọng trong sự phát triển và tiến bộ của một
sự vật hoặc hiện tượng. Từ xưa đến nay, chúng ta đã thấy có rất nhiều quan niệm khác nhau
của các nhà triết học nói về phủ định.
Một quan điểm cho rằng, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ hầu như lặp lại toàn bộ
quá trình của sự vật cũ. Một quan điểm khác lại cho rằng phủ định là sự diệt vong hoàn toàn
cái cũ, chấm dứt hoàn toàn sự vận động và phát triển của sự vật. Một quan điểm khác cho
rằng sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ hầu như lặp lại toàn bộ quá trình của sự vật cũ. Tuy
nhiên, theo quan điểm duy vật biện chứng, sự chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn
đến những thay đổi về chất, và sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu
thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi và sự vật mới ra đời. “Sự thay thế diễn
ra liên tục tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật. Sự vật mới ra đời là
kết quả của việc phủ định sự vật cũ. Điều đó cũng có nghĩa sự phủ định là tiền đề, điều kiện
cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cho
rằng phủ định không chỉ đơn thuần là việc loại bỏ một khía cạnh, một mặt hàng hoặc một
quan điểm, mà còn tạo điều kiện và tiền đề cho sự phát triển. Đó là phủ định biện chứng”.1

1
ZAIDAP.COM, (11/05/2018), Quy luật phủ định của phủ định và ý nghĩa phương pháp luận,
https://zaidap.com/quy-luat-phu-dinh-cua-phu-dinh-va-y-nghia-phuong-phap-luan-d264497.htm
“Phủ định biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện
cho sự phát triển. Phủ định biện chứng làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật,
hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới. Phủ
định biện chứng là sự tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là “mắt xích” trong
“sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với sự vật,
hiện tượng cũ”. Ví dụ, quả trứng sâu sau một thời gian tồn tại, với điều kiện môi trường
thích hợp sẽ nở ra sâu bướm. Ở giai đoạn này, sâu bướm ra đời trên cơ sở những hạt nhân
hợp lý của cái cũ để phát triển thành cái mới, tạo nên tính liên tục cho sự phát triển. Sâu
bướm ra đời trên nền tảng của trứng đã thụ tinh, được hình thành sau nhiều lần hợp tử phân
chia thành phôi, các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của sâu bướm. nhưng là
sự biểu hiện ở mức độ cao hơn, hoàn chỉnh dần và phát triển hơn. đoạn cuối cùng trong chu
kì biến đổi của bướm. Tuy bướm lột xác hoàn toàn để có thể tung cao đôi cánh bay nhưng
thực chất sự hoàn thiện của bướm là dựa trên nhộng. Nhộng phải trải qua một quá trình tiêu
mô và phát sinh mô, tiêu biến các cơ quan ấu trùng và hình thành các cơ quan trưởng thành
(từ các tế bào đĩa mầm). Dựa trên nền tảng này, bướm mới có thể phát triển và hoàn thiện
dần, đồng thời nó cũng xóa bỏ những đặc điểm của nhộng không còn cần thiết. Đó là lớp
kén bên ngoài bảo vệ quá trình lột xác của nhộng thành bướm. Nói như vậy vì bướm đã trở
nên cứng cáp và có thể thích nghi với môi trường. Lúc này, bướm là sự phủ định của nhộng.
Bướm mang những nét đặc trưng của loài bướm được di truyền từ mẹ nhưng đồng thời cũng
có những nét riêng của nó thông qua màu sắc, hình dạng.
Tuy nhiên, khái niệm phủ định dùng để chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác,
giai đoạn vận động, phát triển này bằng giai đoạn vận động, phát triển khác. Theo nghĩa đó,
không phải bất cứ sự phủ định nào cũng dẫn tới quá trình phát triển.
Qua quá trình phủ định, chúng ta có thể thấy những khía cạnh mới, những quan điểm
mới và từ đó tiến bộ hơn.
1.1.2. Tính chất của phủ định biện chứng
Trong khi khái niệm của phủ định siêu hình là xóa bỏ hoàn toàn cái cũ trong quá trình
hình thành cái mới. Do quy luật của phủ định siêu hình nhìn nhận sự vận động của sự vật, sự
việc trong trạng thái tĩnh, hoàn toàn cô lập với các mối quan hệ xung quanh. Phủ định siêu
hình diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và
phát triển của sự vật. Từ đó làm sự vật biến đổi không còn tồn tại ở trạng thái cũ mà biến
đổi sang trạng thái mới. Các sự vật hiện tượng đều đang tồn tại và phát triển một cách tự
nhiên, tuy nhiên phủ định siêu hình can thiệp, cản trở, xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện
tượng vào thời điểm đó. Còn phủ định biện chứng là một phạm trù triết học, được định
nghĩa là sự phủ định tự thân của sự vật, hiện tượng. Nó bao gồm hai tính chất chính: tính
khách quan và tính kế thừa. Tính khách quan của phủ định biện chứng được thể hiện do
nguyên nhân sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng. Tính kế thừa của phủ
định biện chứng cho rằng các yếu tố không phù hợp sẽ bị loại bỏ và các yếu tố còn phù hợp
sẽ được cải tạo để đưa vào sự vật, hiện tượng mới. Phủ định biện chứng còn có tính phổ biến
và đa dạng, phong phú trong nội dung và hình thức của nó, diễn ra trong mọi lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tư duy.
Thứ nhất, tính khách quan: “sự vật, hiện tượng tự phủ định mình do mâu thuẫn bên
trong nó gây ra”.
Theo phép biện chứng duy vật, nguyên nhân của sự phủ định nằm trong bản thân của
sự vật và cũng chính là để giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật đó. Mỗi sự vật sẽ có
những phương thức phủ định riêng tuỳ thuộc vào việc giải quyết mâu thuẫn của bản thân
chúng. Điều này cho thấy phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn hay ý chí của
con người. Con người chỉ có thể tác động vào quá trình phủ định đó nhằm mục đích làm cho
nó diễn ra nhanh hay chậm dựa trên cơ sở nắm được các quy luật về sự phát triển của sự vật.
Tính khách quan của phủ định biện chứng được thể hiện qua việc nguyên nhân sự phủ định
nằm ngay trong bản thân sự vật và kết quả là giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật. Nhờ
việc giải quyết mâu thuẫn, sự vật luôn phát triển. Vì vậy, phủ định biện chứng là một tất yếu
khách quan trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. (lặp ý)
Ví dụ: Một hạt giống chứa các yếu tố và điều kiện cần thiết (nước, ánh sáng, độ ẩm,
không khí, …) để nảy mầm và phát triển thành một cây trồng. Bên trong hạt giống, có thể
tồn tại mâu thuẫn như cạnh tranh giữa các yếu tố như dự trữ thức ăn, nước, và năng lượng để
đảm bảo sự sống và phát triển của cây con. Mâu thuẫn này có thể dẫn đến sự cạnh tranh giữa
các phần bên trong hạt giống. Trong bối cảnh này, "tự phủ định" có thể ám chỉ quá trình
trong đó mâu thuẫn và cạnh tranh bên trong hạt giống tạo ra sự thay đổi và phát triển. Nếu
một phần của hạt giống trở nên không thể sống sót do cạnh tranh nội bộ, nó có thể chết đi
hoặc phân giải để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho các phần khác của hạt giống. Quá trình
này có thể xem là một hình thức tự phủ định để đảm bảo sự sống còn của hạt giống trong
tương lai.
Tóm lại, tính khách quan của sự phủ định tự nhiên trong triết học biện chứng bao gồm
việc nó xảy ra một cách độc lập với ý muốn của con người và dựa trên mâu thuẫn nội tại của
sự vật hoặc hiện tượng, dẫn đến quá trình phát triển và biến đổi.
Thứ hai, tính kế thừa: “loại bỏ các yếu tố không phù hợp và cải tạo các yếu tố của sự
vật, hiện tượng cũ còn phù hợp để đưa vào sự vật, hiện tượng mới”.
Tính kế thừa của phủ định biện chứng được thể hiện qua việc phủ định biện chứng là
kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật. Nó không phải là sự thủ tiêu hoàn toàn cái cũ,
mà là sự phát triển tiếp tục trên nền tảng của cái cũ, loại bỏ những mặt tiêu cực, thừa thãi, lỗi
thời, lạc hậu và bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện thực. Sự phát triển chỉ là sự biến
đổi, bảo tồn những mặt tích cực từ giai đoạn trước và bổ sung những mặt mới phù hợp với
hiện thực. Trong quá trình này, sự vật khẳng định lại những mặt tốt và chỉ phủ định những
cái lạc hậu, tiêu cực. Phủ định biện chứng không chỉ là sự khắc phục cái cũ, mà còn là sự
liên kết giữa cái cũ với cái mới, giữa khẳng định với sự phủ định, quá khứ với hiện thực. Phủ
định biện chứng là mắt khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát triển.(không diễn giải được,
chỉ là câu sau lặp lại câu trước)
Phủ định biện chứng không đơn giản là việc thay đổi hoàn toàn một sự vật hoặc hiện
tượng. Thay vào đó, nó bao gồm việc loại bỏ các yếu tố không phù hợp từ sự vật hoặc hiện
tượng cũ. Điều này đòi hỏi một quá trình phân tích kỹ lưỡng để xác định những gì không
còn cần thiết hoặc không phù hợp với bối cảnh mới. Ngoài việc loại bỏ, tính kế thừa bao
gồm cải tạo và sửa đổi các yếu tố còn phù hợp từ sự vật hoặc hiện tượng cũ. Điều này có thể
bao gồm việc tối ưu hóa, cải tiến, hoặc tái sử dụng những phần đã tồn tại để phù hợp với môi
trường mới hoặc mục tiêu mới. Tính kế thừa là một phần của sự phát triển tự thân của sự vật
hoặc hiện tượng. Nó không phải là việc hoàn toàn loại bỏ cái cũ, mà là việc xây dựng lên
nền tảng của cái cũ để tạo ra cái mới. (lặp ý) Quá trình này có thể bao gồm việc học hỏi từ
kinh nghiệm trước đó và áp dụng kiến thức đó để tiến hóa. Tính kế thừa tạo ra sự liên kết
giữa khẳng định và phủ định. Nó bảo tồn những khía cạnh tích cực và cần thiết của quá khứ,
trong khi loại bỏ hoặc cải tạo những khía cạnh không phù hợp. Điều này tạo ra sự kết nối
giữa quá khứ và tương lai, giữa sự khẳng định và sự phủ định. Phủ định biện chứng là mắt
khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát triển. Nó giúp đảm bảo rằng sự vật hoặc hiện tượng
không chỉ tồn tại trong một tình huống cụ thể, mà có khả năng thích nghi và phát triển trong
nhiều bối cảnh và thời điểm khác nhau.
Ví dụ: “Trong lịch sử phát triển của điện thoại di động, chiếc điện thoại đầu tiên năm
1973, với tính năng nghe gọi được và đồng thời có thể mang bên người, tuy nhiên chiếc điện
thoại này khá to, nặng tầm 1kg và đắt đỏ bấy giờ nên rất ít người sử dụng. Đến hiện tại rất
nhiều chiếc điện thoại di động mới đã ra đời, có sự cải tiến rõ rệt, trở nên gọn, nhẹ hơn rất
nhiều và vẫn không mất đi tính năng nghe gọi mà chiếc điện thoại đầu tiên có được, thêm
vào đó là nhiều tính năng mới phát triển hơn như có thể nhắn tin, giải trí, kết nối với mọi
người qua Internet, … xuất hiện, giá điện thoại cũng dao động theo nhiều mức, giúp người
mua có thể lựa chọn phù hợp theo túi tiền của mình nên rất được ưa chuộng. Khi đó, chiếc
điện thoại di động hiện tại là sự phủ định của chiếc điện thoại đầu tiên, và mang tính kế thừa
của chiếc điện thoại đầu tiên”.
Tóm lại, tính kế thừa trong phủ định biện chứng là quá trình tổng hợp và chuyển đổi
các yếu tố của sự vật hoặc hiện tượng để thích nghi và phát triển trong môi trường mới. Nó
bảo tồn những khía cạnh tích cực và quan trọng của quá khứ trong quá trình tiến hóa và biến
đổi.

Thứ ba, tính phổ biến: “diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy”.
Phủ định biện chứng là một khía cạnh quan trọng của tư duy và nó thường xảy ra trong
nhiều lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Khái niệm này liên quan đến việc sử dụng lý
thuyết và thực tế để phản đối hoặc bác bỏ một quan điểm hoặc tuyên bố nào đó. Dưới đây là
một số ví dụ về phủ định biện chứng trong các lĩnh vực khác nhau: Trong lĩnh vực khoa học,
các nhà nghiên cứu thường sử dụng phủ định biện chứng để thử nghiệm các giả thuyết. Họ
đặt ra một giả thuyết và sau đó tìm kiếm dữ liệu hoặc bằng chứng để bác bỏ hoặc xác nhận
giả thuyết đó. Nếu không thể bác bỏ giả thuyết, nó có thể được chấp nhận tạm thời. Trong
các cuộc tranh luận xã hội và chính trị, phủ định biện chứng thường được sử dụng để phản
đối quan điểm hoặc chính sách của đối phương. Người tranh luận sẽ cố gắng đưa ra lý lẽ và
dẫn chứng để minh chứng rằng quan điểm hoặc chính sách đó không đúng. Trong tư duy cá
nhân, phủ định biện chứng cũng có tính phổ biến. Người ta thường suy nghĩ và tự hỏi về các
quan điểm của họ và sử dụng lý lẽ để phủ định hay xác nhận chúng. Điều này có thể giúp họ
hiểu sâu hơn về chính họ và thế giới xung quanh. (thiếu ví dụ cụ thể, ví dụ quá chung chung)
Tóm lại, phủ định biện chứng không chỉ tồn tại trong lĩnh vực khoa học mà còn là một
phần quan trọng của quá trình tư duy và tranh luận trong nhiều khía cạnh của cuộc sống và
tri thức.
Thứ tư, tính đa dạng, phong phú
Phủ định biện chứng có thể thể hiện tính đa dạng và phong phú ở nhiều khía cạnh, bao
gồm nội dung và hình thức của nó. Nội dung của phủ định biện chứng có thể liên quan đến
khoa học, chính trị, tôn giáo, xã hội, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác. Hình thức của phủ định
biện chứng cũng rất đa dạng, bao gồm nhiều hình thức nội dung khác nhau. Điều này bao
gồm phản bác các tuyên bố, giả thuyết, quan điểm hoặc ý kiến. Phủ định biện chứng có thể
được thể hiện qua nhiều hình thức lý luận khác nhau. Một số ví dụ bao gồm đặt ra lý lẽ
logic, sử dụng dẫn chứng khoa học, sử dụng ví dụ cụ thể, hoặc sử dụng phân tích tư duy để
bác bỏ hoặc phản đối một quan điểm. Phủ định biện chứng có thể xuất hiện ở nhiều hình
thức văn bản khác nhau, bao gồm bài luận, bài phân tích, thư từ, bài diễn thuyết, bài bình
luận trên mạng và nhiều loại văn bản khác. Sử dụng ngôn ngữ và hình thức văn bản phù hợp
có thể làm cho lập luận trở nên mạnh mẽ hơn. Tính đa dạng của phủ định biện chứng cũng
có thể được thể hiện trong cách biểu đạt. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng hình ảnh,
âm nhạc, video hoặc các phương tiện truyền thông khác để trình bày lập luận phủ định. Phủ
định biện chứng có thể được đặt trong ngữ cảnh xa hơn (ví dụ: phủ định lý thuyết khoa học)
hoặc gần hơn (ví dụ: phủ định quan điểm cá nhân). Nó cũng có thể được trình bày một cách
truyền thống hoặc thông qua các phương pháp sáng tạo và độc đáo.
Tóm lại, tính đa dạng và phong phú của phủ định biện chứng được thể hiện rõ trong
việc sử dụng nhiều hình thức và phong cách khác nhau để đưa ra lập luận và phản đối các
quan điểm khác nhau trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và tri thức.
Thứ 5, tính chu kỳ theo đường xoáy ốc.
Phủ định biện chứng là một phạm trù triết học, đặc điểm quan trọng của nó là sự phát
triển của sự vật hoặc hiện tượng không diễn ra theo một đường thẳng tuyến tính, mà thay
vào đó nó có tính chu kỳ theo đường xoáy ốc. Điều này có nghĩa rằng sự vật hoặc hiện tượng
trải qua sự biến đổi không ngừng và không phải luôn diễn ra một cách đơn điệu. Trong quá
trình này, sự biến đổi là điều quan trọng. Sự vật hoặc hiện tượng không bị loại bỏ hoàn toàn
mà thay vào đó nó được cải tạo và điều chỉnh. Giai đoạn sau vẫn bảo tồn những khía cạnh
tích cực và sáng tạo đã được tạo ra ở giai đoạn trước. Điều này thể hiện tính kế thừa và liên
kết giữa các giai đoạn trong sự phát triển. Phủ định biện chứng không chỉ khắc phục hạn chế
của sự vật hoặc hiện tượng cũ mà còn kết nối chúng với sự vật hoặc hiện tượng mới. Điều
này đồng nghĩa với việc sự vật hoặc hiện tượng mới được cải tạo và áp dụng vào bối cảnh
hoặc mục tiêu mới. Đặc điểm này thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa khẳng định và phủ định.
Sự phủ định không đơn giản là việc loại bỏ mọi thứ, mà nó là một phần tất yếu của sự khẳng
định và sự phát triển. Nó giúp tạo ra một vòng tuần hoàn không ngừng giữa các yếu tố này.
Phủ định biện chứng được coi là một vòng khâu tất yếu của sự liên hệ và sự phát triển. Nó
đòi hỏi sự tương tác và thích nghi liên tục để sự vật hoặc hiện tượng có thể phát triển và
thích ứng với môi trường và thời gian. Tóm lại, tính chất chu kỳ của phủ định biện chứng thể
hiện quá trình liên tục và phức tạp của sự phát triển, trong đó sự biến đổi và tính kế thừa
chói lọi. Nó là một phần quan trọng của triết học biện chứng và tạo ra một cách để hiểu biết
sự phát triển của thế giới tự nhiên và xã hội.
1.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định không chỉ là một quy luật triết học mà còn là một bản
dẫn đắc lực để hiểu sự phát triển của thế giới xung quanh chúng ta. Điều quan trọng nhất, nó
là chìa khóa mở cửa vào viễn cảnh tiến triển của sự vật và hiện tượng. Ngoài ra, nó còn giúp
chúng ta nhận diện sự xuất hiện của mới mẻ trong bối cảnh quy luật phát triển. Khám phá
những sự vật, hiện tượng mới không chỉ là việc đơn giản đối với tự nhiên mà còn đòi hỏi ý
thức và hành động của con người. Bản chất tương tác giữa nhận thức và sự thay đổi là điểm
mấu chốt mà quy luật này làm nổi bật. Sự đối lập giữa sự mới và cũ không chỉ là cuộc chiến
đấu, mà còn là một quá trình hình thành và phát triển tạo điều kiện cho sự mới nảy mầm,
vươn lên trong sự đồng thuận của quy luật tự nhiên.
Thứ nhất, quy luật này phản ánh xu hướng phát triển rõ ràng trong sự vận động của các
hiện tượng và sự vật. Nó là biểu hiện của sự thống nhất mạnh mẽ giữa tính tiến bộ, sự tiến
bộ, và tính kế thừa, khả năng lưu giữ và kế thừa đặc tính từ quá khứ. Qua mỗi giai đoạn
chuyển hóa, nhìn chung, chúng ta có khả năng xác định được kết quả cuối cùng của quá
trình phát triển đó. Điều này không chỉ là sự liên kết giữa quá khứ và hiện tại mà còn là dự
đoán về tương lai, một dạng hiểu biết chặt chẽ về cách mà sự biến đổi được chuyển động
thông qua các khâu động lực của sự tiến hóa. Quy luật này đặt nặng vào khuynh hướng tiến
lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng, rõ ràng chỉ ra sự tích cực và liên tục của sự phát
triển. Đó không chỉ là một quá trình đơn giản, đó là một cuộc hành trình không ngừng tiến
bộ, với đủ những thách thức và động lực. Quan điểm sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính
kế thừa của sự phát triển làm nổi bật sự liên kết và đồng nhất trong quá trình phát triển. Nó
không chỉ đơn thuần là việc chấp nhận sự mới mẻ, mà còn bao gồm quá trình chọn lọc và sử
dụng những đặc điểm tích cực từ quá khứ, tạo ra một sự đồng nhất và liên kết trong quá trình
phát triển. Hình ảnh các mắt xích chuyển hóa giúp ta hình dung về sự phức tạp và đa dạng
của quá trình phát triển. Chuỗi các biến đổi này không chỉ là sự di chuyển từ một điểm A
đến điểm B, mà còn là một dãy ngẫu nhiên của các sự kiện và thay đổi liên tục, tạo ra một
hành trình động lực và đầy đặc sắc. Cuối cùng, quy luật này nêu rõ khả năng xác định được
kết quả cuối cùng của sự phát triển. Thông qua sự thống nhất giữa tiến bộ và kế thừa, quy
luật này gợi mở khả năng dự đoán hướng phát triển cuối cùng của sự vật hoặc hiện tượng.
Do đó mang lại một cái nhìn toàn diện và chi tiết về sự phát triển, từ động lực cho đến kết
quả, từ sự đổi mới đến sự kế thừa.
Thứ hai, quy luật này hỗ trợ chúng ta nhận thức một cách chính xác về hướng phát
triển, tức là một quá trình mênh mông và đa chiều, mạch lạc nhưng không hề theo một
đường thẳng nhất định. Điều này có nghĩa là sự tiến triển không theo lối mòn, không theo
đường tắt, mà thay vào đó là một dạng hình quay và uốn lượn, tạo ra sự phức tạp và sự đa
dạng trong mỗi giai đoạn. Đặc biệt, quá trình này không gặp những thách thức đều đặn,
không bao giờ diễn ra một cách trơn tru và không có những bước tiến thụt lùi. Sự tiến triển
là một hành trình không ngừng, mà không hề có sự trì trệ hay quay trở lại. Quy luật không
chỉ là sự phản ánh của thực tế mà còn là sự tiếp tục và phát triển không ngừng. Ngược lại,
những quan điểm không có cơ sở, không khoa học, và thiếu chặt chẽ về mặt lý luận, như
Lênin đã chỉ ra, không thể làm chứng minh được sự phức tạp và tính không đều của sự tiến
triển. Nhờ vậy làm nổi bật sự quan trọng của việc hiểu rõ và đồng thuận với quy luật này
trong việc giải thích và dự đoán sự phát triển của các hiện tượng và sự vật. Quy luật này
không chỉ là một khía cạnh của sự tiến triển, mà còn là một công cụ nhận thức mạnh mẽ, đặc
biệt là trong việc định hình xu hướng của sự phát triển. Bằng cách này, nó không chỉ giúp
chúng ta nhìn nhận sự phát triển như là một hành trình tuyến tính, mà còn là một quá trình
diễn ra quanh co, phức tạp. Hình ảnh này không chỉ làm cho sự phát triển trở nên động đậy
và phức tạp, mà còn thể hiện tính không đều đặn và đa dạng của nó. Việc nói rằng quy luật
không va vấp và không có bước thụt lùi là một khẳng định mạnh mẽ về tính liên tục và tích
cực của quá trình phát triển. Nó ám chỉ rằng, dù có những thay đổi và khó khăn, sự phát triển
không ngừng tiến về phía trước mà không có sự quay lại hay gián đoạn. Điều này tạo ra một
hình ảnh tích cực và lạc quan về sự phát triển, làm nổi bật sự linh hoạt và không ngừng
chuyển động của nó. Đồng thời nhấn mạnh rằng quy luật này đối lập với không biện chứng,
không khoa học, không đúng về mặt lý luận theo quan điểm của V.I. Lênin. Do đó, có thể
hiểu là quy luật này không tuân thủ các tiêu chí của lý luận khoa học truyền thống, và có thể
nói là một sự đối lập với quan điểm truyền thống về sự phát triển. Vì vậy, quy luật này đã
mở ra cuộc thảo luận về tính chất và giá trị của phương pháp luận này trong việc hiểu về sự
phát triển.
Thứ ba, quy luật này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự vật và hiện tượng mới
nảy sinh mà còn mở rộng khía cạnh của nó, đặt chúng vào bối cảnh của quy luật phát triển,
nơi mà sự phô diễn giai đoạn cao về chất trở nên rõ ràng. Trong tự nhiên, sự xuất hiện của
những điều mới thường diễn ra tự nhiên, nhưng trong xã hội, sự xuất hiện này liên quan mật
thiết đến nhận thức và hành động có ý thức của con người. Quy luật này là một công cụ hữu
ích để nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới ra đời phù hợp với quy luật phát
triển. Nghĩa là quy luật không chỉ là một hướng dẫn cho sự phát triển tự nhiên mà còn là
chìa khóa mở ra hiểu biết sâu rộng về các sự kiện mới trong thế giới xã hội và tự nhiên. Biểu
hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát triển là một khía cạnh quan trọng trong quy luật này.
Quy luật chỉ ra rằng khi sự vật, hiện tượng mới xuất hiện, chúng thể hiện sự tiến triển ở một
giai đoạn đặc biệt, nơi chất lượng và tính chất của chúng đạt đến đỉnh cao. Điều này thể hiện
sự phức tạp và đa dạng của sự phát triển. Sự phân biệt giữa tự nhiên và xã hội được đặc biệt
nhấn mạnh, khi đoạn văn chỉ ra rằng sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới diễn ra tự phát
trong tự nhiên. Ngược lại, trong xã hội, nó gắn với nhận thức và hành động có ý thức của
con người, thể hiện tầm quan trọng của vai trò của con người trong việc định hình và hiểu
biết về sự phát triển xã hội, trong khi tự nhiên thì thường diễn ra tự phát và độc lập hơn.
Thứ tư, mặc dù sự vật và hiện tượng mới thường chiến thắng sự vật và hiện tượng cũ,
nhưng trong một giai đoạn nào đó, sự vật và hiện tượng truyền thống vẫn giữ được sức ảnh
hưởng đáng kể. Do đó, chúng ta cần hỗ trợ cho sự vật và hiện tượng mới, tạo điều kiện thuận
lợi để chúng phát triển theo quy luật. Việc kế thừa cần được thực hiện một cách có chọn lọc,
lựa chọn những yếu tố tích cực và hợp lý từ sự vật và hiện tượng cũ, nhằm làm cho chúng
thích ứng với xu hướng vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng mới. Quy luật này
thể hiện một hiện thực phổ quát của sự phát triển: sự vật, hiện tượng mới thắng sự vật, hiện
tượng cũ. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong một thời điểm nào đó trong quá trình vận
động, sự vật, hiện tượng cũ còn mạnh hơn. Vì thế tạo ra một hình ảnh động lực, thể hiện sự
biến đổi và đan xen giữa sự mới và cũ, không phải là một quá trình đơn điệu. Hơn nữa,
chúng ta cần ủng hộ sự vật, hiện tượng mới, tạo điều kiện cho nó phát triển hợp quy luật.
Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho sự phát triển của
những yếu tố mới, để chúng có thể tiếp tục tiến triển theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, biết
kế thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực và hợp lý của sự vật, hiện tượng cũ làm cho nó
phù hợp với xu thế vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng mới. Đoạn này nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc lựa chọn kế thừa, tận dụng những đặc điểm tích cực và hợp lý từ sự
vật, hiện tượng cũ để tạo ra sự phù hợp và tiếp tục theo kịp xu hướng vận động và phát triển
của sự mới.
(nên có một câu giới thiệu rõ ràng nội dung của từng đoạn)
Tiểu kết chương 1
Quy luật phủ định của phủ định, một trong ba nguyên tắc quan trọng của phép biện
chứng duy vật, không chỉ là nguyên lý trừu tượng mà còn mang đến cái nhìn thấu hiểu,
thuyết phục về quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Phủ định không chỉ
là sự thay đổi hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác, mà còn là sự phủ định tự
nhiên, một quá trình có kế thừa và tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sự vật.
Quy luật phủ định của phủ định tạo ra một chuỗi các phủ định biện chứng, hay được
gọi là phủ định của phủ định, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của sự vật,
hiện tượng. Chu kỳ phát triển đặc trưng như một hình xoáy ốc, trong đó sự vật trải qua hai
lần phủ định cơ bản, mỗi lần đi kèm ba hình thái tồn tại. Quá trình này đưa sự vật lên một
hình thái mới cao cấp hơn, nhưng vẫn giữ được những đặc điểm tích cực và loại bỏ những
đặc điểm tiêu cực của hình thái cũ.
Phát triển theo đường xoắn ốc thể hiện tính chất biện chứng của sự phát triển, đồng
thời thể hiện tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên theo đường xoắn ốc. Sự vật và hiện
tượng không đi theo đường thẳng hoặc đường tròn, mà theo mô hình xoắn ốc phức tạp.
Trong quá trình phát triển, có nhiều giai đoạn khác nhau, bao gồm cả giai đoạn thụt lùi. Dù
có những thời kỳ khó khăn, nhưng cuối cùng sự vật và hiện tượng vẫn tiến lên. Do đó, niềm
tin vào sự phát triển tiến lên là quan trọng. Trong quá trình này, không thể phủ định toàn bộ
những gì thuộc về cái cũ, mà cần chọn lọc để giữ lại cái tích cực và loại bỏ cái tiêu cực.
Quy luật phủ định của phủ định không chỉ tồn tại trong lĩnh vực lý thuyết mà còn có
ứng dụng to lớn trong đời sống. Bài viết đưa ra ví dụ về cách quy luật này được áp dụng để
hướng dẫn chủ trương xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến và bản sắc dân tộc. Áp dụng
nguyên tắc Triết học Mác - Lênin đã giúp định hình và phát triển đất nước theo hướng đúng,
duy trì và phát triển nền văn hóa dân tộc. Phủ định biện chứng đã đưa ra xu hướng phát triển
chính xác của văn hóa Việt Nam, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc và vẫn giữ lại
được những di sản quý báu từ trước đến nay. Mặc dù quy luật này đã tồn tại gần 2 thế kỉ,
nhưng giá trị bền vững của nó vẫn được duy trì và đánh giá đúng …
Chương 2: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
2.1. Khái niệm “văn hóa”, “bản sắc văn hóa” và vai trò của văn hóa trong đời sống xã
hội
2.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của “văn hóa”, “bản sắc văn hóa”
Văn hóa - khái niệm, vai trò và đặc điểm:
Hiện nay, văn hóa đang tồn tại một cách tất yếu trong xã hội, nhưng nó lại là một từ
ngữ mang nhiều ý nghĩa khác nhau khi đặt vào từng hoàn cảnh, tình huống khác nhau. Vì
vậy mà vẫn chưa có khái niệm chính xác để định nghĩa về “văn hóa”. Tuy nhiên, vẫn có
nhiều luồng giải thích về nghĩa của từ “văn hóa” như sau:
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), “Văn
hóa là tổng thể các hoạt động và sáng tạo sống động trong quá khứ và hiện tại. Qua nhiều
thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền
thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Theo tổ chức này,
văn hóa là tổng thể các nét riêng về tinh thần và vật chất, giúp con người tự hoàn thiện,
quyết định tính cách riêng của một xã hội2.
Tháng 8 năm 1943, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh
tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh
hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa.”. Quan niệm của Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển trước khi
UNESCO ra đời. Điều đó đã cho thấy người đã có sự đóng góp lớn đối với sự phát triển văn
hóa nhân loại3.
Dưới góc độ tiếp cận của Triết học, C. Mác quan niệm “văn hóa là toàn bộ những
thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động và sáng tạo của con người - hoạt động sản
xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực của con người”4. Qua đó cho thấy, C.
2
Công ty luật ACC (2023), Văn hóa là gì, https://accgroup.vn/van-hoa-la-gi, truy cập cuối ngày 6/10/2023
3
Trang thông tin điện tử xã Thạch Long (2023), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa,
http://thachlong.thachthanh.thanhhoa.gov.vn/web/tam-guong-dao-duc-hcm/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-van-hoa-va-xay-
dung-con-nguoi-moi.html, truy cập cuối ngày 6/10/2023
4
Tạp chí Cộng Sản (2007), Quan niệm của C.Mác về văn hóa và vai trò nền tảng tinh thần của văn hóa,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/1581/view_content?
Mác đã gắn liền văn hóa với phương thức hoạt động riêng của con người. Hay nói cách
khác, trong quan niệm của C. Mác “văn hóa là cái phản ánh tính đặc thù của hoạt động con
người và sự tồn tại, vận động, phát triển của xã hội loài người”.
Ngoài ra, dưới góc độ tiếp cận của triết học Mác xít, văn hóa được định nghĩa là “ một
hiện tượng xã hội hết sức phong phú nhưng cũng có phần phức tạp; đã, đang và vẫn tiếp tục
được nghiên cứu, khám phá dưới những góc độ tiếp cận bởi các ngành khoa học khác
nhau”5.
Vậy có thể tóm tắt các khái niệm văn hóa như sau: văn hóa là tất cả những giá trị về vật
chất và tinh thần của con người sáng tạo ra trong quá trình hình thành và phát triển xã hội
nhân loại. Những giá trị đó bao gồm khác khía cạnh của cuộc sống như ngôn ngữ, tiếng nói,
hành vi, tôn giáo, tư tưởng, ... Những giá trị đó mang lại các giá trị quan trọng về mặt tinh
thần nhằm tạo ra những lợi ích cho cộng đồng và đáp ứng các nhu cầu của xã hội.
Ví dụ: Văn hóa Văn Lang - Âu Lạc: Trong thời gian này, cư dân Việt có tập quán ăn
trầu nhuộm răng, ở nhà sàn, nam đóng khố, nữ mặc áo yếm và váy, thờ các vị thần và sùng
bái những người có công lớn với đất nước. Những tập quán xuất hiện trong thời đại này đã
tạo nên một giá trị lớn về mặt tinh thần, tạo ra nét đặc trưng khác nhau của xã hội khi đó và
lúc bấy giờ.
Sự phát triển của văn hóa đã tạo ra các ý nghĩa, hình thức nội dung sâu sắc đối với hoạt
động của con người, tạo ra nền tảng để các thế hệ, thời đại mới tiếp tục kế thừa và phát huy.
Sự vận động và phát triển của xã hội luôn đi chung với sự xuất hiện của các tư tưởng, đặc
trưng mới, từ đó hình thành nên một nền văn hóa mới phù hợp với xã hội, cũng như cân
bằng được tính hiện đại và truyền thống.
Mọi sự thay đổi trong văn hóa đều bắt nguồn từ sự sáng tạo của con người. Con người
là khởi nguồn của văn hóa, con người tạo ra văn hóa và chính con người cũng là sự sáng tạo
của văn hóa. Văn hóa từng bước được cải thiện nhờ vào sự hoàn thiện của xã hội loài người.
Văn hóa là nền tảng bền vững cho đời sống xã hội6.
_contentpublisher_WAR_viettelcmsportlet_urlTitle=quan-niem-cua-c.mac-ve-van-hoa-va-vai-tro-nen-tang-tinh-than-
cua-van-hoa, truy cập cuối ngày 6/10/2023
5
Tạp chí khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Một số khía cạnh văn hóa dưới góc độ tiếp cận của triết
học Mácxít, https://journalofscience.ou.edu.vn/index.php/soci-vi/article/view/873, truy cập cuối ngày 7/10/2023
6
Viện Hàn Lâm Khoa học và xã hội Việt Nam, (2018), Nguồn gốc của văn hóa, https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-
hoc-xa-hoi-va-nhan-van/van-hoa-triet-ly-va-triet-hoc-51, truy cập cuối ngày 7/10/2023
Đặc điểm của văn hóa:
Căn cứ vào khái niệm và bản chất thì ta có thể rút ra một số đặc điểm của văn hóa:
● Tính lịch sử: Văn hóa được hình thành xuyên suốt bề dày của lịch sử nhân loại,
phản ánh các quá trình hoạt động và sáng tạo của con người
● Tính hệ thống: Văn hóa được tạo lập thành một hệ thống thông qua các chuỗi sự
kiện, kết nối gắn liền với quá trình phát triển của dân tộc, đất nước
● Tính giá trị (quan trọng nhất): Bất kỳ mặt nào của văn hóa cũng đem lại một giá trị
rất cao, đặc biệt là mặt tinh thần, dựa vào đó, con người sẽ tự hoàn thiện bản thân
để phù hợp với xã hội, là thước đo chuẩn mực trong cuộc sống con người
● Tính kết nối: Văn hóa được kế thừa và phát huy qua từng thời đại, tuy nhiên vẫn
giữ được giá trị cốt lõi. Các nền văn hóa hiện đại và truyền thống có mối quan hệ
liên kết với nhau để đảm bảo được sự cân bằng giữa mới và cũ.
● Tính trường tồn: Con người là hiện thân và là sự sáng tạo của văn hóa. Văn hóa tồn
tại song hành với xã hội. Xã hội từng bước thay đổi dẫn đến sự thay đổi của văn
hóa. Sự tồn tại bền vững của văn hóa từ lâu đã được gắn liền với sự tồn tại của xã
hội7
Bản sắc văn hóa - khái niệm, mối liên hệ, bản chất
Khi nói đến “bản sắc” là đang nói đến “một sự vật, hiện tượng mang trong mình những
tính chất đặc biệt và riêng biệt, độc đáo và độc lập của sự vật, hiện tượng đó mà các sự vật,
hiện tượng khác không có hoặc không giống với nó”.
Dựa vào cách hiểu về “bản sắc” cũng như khái niệm của “văn hóa”, có thể đúc kết cả
hai khái niệm thành một khái niệm chung như sau: “Bản sắc văn hóa là tất cả các giá trị văn
hóa bền vững, phản ánh hình dạng, sắc thái, cốt lõi, tâm hồn, ... của một xã hội, được giữ gìn
và phát triển qua các thời đại khác nhau, từ đó trở thành một tài sản tinh thần cốt lõi của các
xã hội khác nhau”
Bản sắc văn hóa cơ về cơ bản chính là bản chất, màu sắc, trạng thái, đặc trưng của một
sự vật hoặc hiện tượng. Bản sắc văn hóa là một biểu hiện đặc trưng của văn hóa xã hội trong
7
Luật Dương Gia (2023), Đặc điểm của văn hóa, https://luatduonggia.vn/van-hoa-la-gi-dac-trung-chuc-nang-va-vai-tro-
cua-van-hoa/, truy cập cuối ngày 8/10/2023
một thời đại nhất định, qua đó thể hiện những nét riêng, làm nền tảng khác biệt để nêu lên sự
khác biệt giữa các nền xã hội trong từng thời đại khác nhau. Bản sắc văn hóa thường được
thể hiện ở nhiều nét đẹp khác nhau như hành động, tư tưởng, trang phục, ... và rõ ràng thông
qua cái nhìn của con người đối với xã hội hiện hữu. Bản sắc văn hóa là tinh hoa được con
người đúc kết và sáng tạo ra trong quá trình phát triển của xã hội loài người, là giá trị bền
vững, tồn tại tất yếu, mang những giá trị vật chất và tinh thần sâu sắc đối với xã hội8
Ví dụ: Đất nước Việt Nam có đa dạng các ngôn ngữ đến từ 54 dân tộc khác nhau như
ngôn ngữ Mông - Dao, ngôn ngữ Tày Thái, ... Hoặc có đa dạng các phong tục tập quán, từ
xưa đến nay, từ Bắc vào Nam, mỗi nơi đều có những phong tục tập quán đặc trưng như tục
ăn trầu, Tết Thanh Minh, ...
Bản sắc văn hóa bản chất được gắn kết với các điều kiện tự nhiên, xã hội, thời gian và
không gian. Các giá trị mà bản sắc văn hóa mang lại luôn thay đổi theo thời gian để phù hợp
với những quy luật chung của sự vận động và phát triển xã hội. Con đường vận động và phát
triển của văn hóa không nhất thiết phải đi theo một đường thẳng khi mà bản sắc văn hóa
mang tính kế thừa, các giá trị văn hóa có thể kế thừa và phát triển từ các thời đại trước, tuy
nhiên vẫn có những giá trị mà văn hóa ngày nay không đem lại được bản sắc như các thời
đại cũ.
Bản sắc văn hóa là sự kết nối, giao lưu, mở rộng để học hỏi và phát triển, tuy nhiên, sự
vận động đó cũng chỉ xoay quanh một giá trị cốt lõi, là cội nguồn cho sự hình thành nên bản
sắc văn hóa, từ đó được đúc kết qua nhiều thế hệ để làm cho bản sắc đó trở nên đặc biệt và
có sức sống trường tồn với nền văn minh xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh sự vận động phát triển
của nền văn hóa thì vẫn còn đọng lại các yếu tố kìm hãm sự phát triển của văn hóa, từ đó
làm nền văn hóa khó hội nhập với các thời đại mới. Các yếu tố đó, hay còn gọi là chủ nghĩa
bảo thủ, thường có xu hướng là bảo toàn các giá trị cốt lõi bên trong văn hóa, tuy nhiên điều
đó lại ngăn cản tính sáng tạo để tạo ra một nền văn hóa mang bản sắc của một thời đại mới.
Vì vậy, cần phải dựa vào quan điểm của phép biện chứng để có thể chọn lọc một cách
phù hợp để hạn chế những yếu tố lạc hậu, không còn phù hợp với sự vận động và phát triển

8
Luật Dương Gia (2023), Bản sắc văn hóa dân tộc là gì, https://s.net.vn/35cf. Truy cập cuối ngày 7/10/2023
của xã hội hiện nay. Ngoài ra, cần phải bổ sung và phát huy những yếu tố hiện đại hơn, tiến
bộ và phù hợp hơn.
2.1.2. Thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng và lâu đời gắn liền với quá trình xây
dựng và phát triển của đất nước. Xuyên suốt thời đại lịch sử, Việt Nam đã có những nền văn
hóa khác nhau do chịu ảnh hưởng văn hóa của các nước xâm lược, do đó mà Việt Nam đã
từng có ba lớp văn hóa khác nhau là: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu Trung Quốc
và lớp văn hóa giao lưu phương Tây (cụ thể là nước Pháp). Từ đó hình thành nên ba giai
đoạn phát triển của văn hóa Việt Nam gắn liền với từng lớp văn hóa: Nền văn hóa Văn Lang
- Âu Lạc, nền văn hóa trong thời kỳ chống Bắc thuộc và cuối cùng là nền văn hóa Việt Nam
hiện đại. Trong thời đại hội nhập hiện nay, nền văn hóa Việt Nam tuy có những nét hiện đại,
mang màu sắc mới mẻ, tuy nhiên vẫn giữ được giá trị truyền thống. Xu thế toàn cầu diễn ra
mạnh mẽ và điều đó cũng tác động đến Việt Nam. Trong suốt khoảng thời gian đó, Việt
Nam đã nhận được không ít những sự thay đổi tích cực trong nền văn hóa hiện đại đến từ
các quốc gia trên thế giới nhưng bên cạnh đó cũng không ít những yếu tố tiêu cực cũng tác
động đến bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Điều kiện sống và sinh hoạt của xã hội đang có sự thay đổi lớn. Điều đó dẫn tới sự thay
đổi trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần, từ đó ảnh hưởng đến suy nghĩ, tư tưởng
của con người hiện nay. Các vấn đề trong xã hội dần xuất hiện nhiều hơn, tuy nhiên các vấn
đề xã hội và việc giữ gìn bản sắc văn hóa xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng tác
động qua lại, chỉ khi một trong hai thay đổi thì dẫn đến điều còn lại cũng thay đổi theo.
Chính vì vậy, đây sẽ là một thử thách lớn cho người dân ở đất nước Việt Nam để có thể giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc quốc gia. Có thể kể đến một số thách thức đối với
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam như là:
● Sự xuống cấp về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

● Các vấn đề xã hội: tệ nạn, tội phạm, mâu thuẫn gia tăng
● Nỗi lo đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, mất đi những giá trị cốt lõi của xã hội Việt
Nam trong “thế kỷ của toàn cầu hóa”9
Cốt lõi trong giá trị mà văn hóa mang lại là giá trị vật chất và tinh thần. Văn hóa không
chỉ là một phần tồn tại trong quá khứ mà còn lại định hướng cho tương lai của xã hội. Vì thế
mà việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa là một phần quan trọng trong quá trình xây
dựng và phát triển đất nước, giúp định hình tư duy và lối sống của người dân Việt Nam.
Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là trách nhiệm của
từng con người sống trong một xã hội đang bị tác động hiện nay. Từ thực tế cho thấy trong
thời gian hiện nay, nếu như không có đủ bản lĩnh, không có sự đầu tư cũng như tính sáng tạo
sẽ có thể làm cho khả năng duy trì nét đa dạng của nền văn hóa dân tộc có thể bị mất đi bản
sắc cũng như giá trị cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam. Chưa kể đến các yếu tố thuộc chủ
nghĩa bảo thủ có thể tiếp cận và tác động nhiều hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học
công nghệ cũng đang trực tiếp ảnh hưởng đến các vấn đề văn hóa, từ đó làm cho các vấn đề
trở nên phức tạp hơn. Tuy không thể phủ nhận rằng cuộc cách mạng công nghệ đã đem lại
cho nhân loại một bước nhảy vọt, nhưng mặt trái của công nghệ cũng không ít lần chi phối
và ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa Việt Nam10.
Ví dụ: Hiện này có nhiều thành phần giới trẻ có xu hướng thích chơi với đồ công nghệ,
nghiện Internet,. Cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng, giới trẻ thích ở nhà lên mạng xã hội
hơn là đi ra ngoài. Điều đó làm giảm đi khả năng tìm kiếm quan hệ, khả năng giao
tiếp,.....Chính những yếu tố đó đã làm cho bản sắc văn hóa dân tộc bị suy giảm về giá trị của
nó. Mặt khác, có nhiều người trong xã hội đã bị dụ dỗ, tham gia vào những hoạt động có
hành vi lệch lạc dẫn đến các hành vi ứng xử sai trái, làm mất đi những giá trị đẹp mà văn hóa
Việt Nam mang lại.

9
Tỉnh ủy Cà Mau (2022), Những thách thức từ vấn đề xã hội trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc,
https://btgtu.camau.dcs.vn/thach-thuc-tu-nhung-van-de-xa-hoi-va-giu-gin-ban-sac-van-hoa-dan-toc.946, truy cập cuối
ngày 7/10/2023
10
Báo Nhân dân (2023), Những giá trị nền văn hóa dân tộc Việt Nam mang lại và thách thức từ vấn đề xã hội tác động
đến bản sắc văn hóa dân tộc, https://nhandan.vn/giu-gin-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-post763916.html, truy
cập cuối ngày 7/10/2023
Để khắc phục được những hạn chế đang tác động đến bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam, xã hội Việt Nam đã và đang cố gắng đưa ra những giải pháp để có thể hạn chế tối đa
những vấn đề gây cản trở sự xuất hiện của các thế lực
Một là, nâng cao trách nhiệm và nhận thức về việc duy trì, bảo tồn và phát triển bản
sắc văn hóa dân tộc, Việt Nam. Xây dựng tinh thần trách nhiệm cho mỗi người dân Việt
Nam, hiểu được rằng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là do con dân Việt Nam tạo nên,
nên mỗi người trong xã hội có trách nhiệm gìn giữ và phát huy nét đẹp và đặc trưng của nó.
Hai là, phối hợp chặt chẽ và hiệu quả trong việc đối phó với các vấn đề xã hội. Các
vấn đề xã hội đang ngày càng phức tạp và khó ứng phó. Vì vậy, mỗi người dân cũng như
Đảng và Nhà nước có vai trò phải quyết tâm và hỗ trợ nhau trong việc hạn chế tối đa các vấn
đề xã hội, phát huy những nét đẹp vốn có của nền văn hóa trong xã hội Việt Nam
Ba là, phát huy tối đa vai trò và sức mạnh của hệ thống Nhà nước. Yếu tố quyết định
là khả năng lãnh đạo của Đảng. Đảng và Nhà nước là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự
phát triển của xã hội trong lĩnh vực văn hóa. Hoàn thiện khả năng quản lý để đối phó với các
vấn đề xã hội cũng như duy trì một nền văn hóa văn minh11
2.2. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam
hiện nay
Hiện nay, đối mặt với những vấn đề xã hội do thời đại hội nhập và toàn cầu hóa tác
động. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là vô cùng quan trọng và
thiết yếu. Bản sắc văn hóa mang vai trò tất yếu trong cuộc sống, là nhân tố đóng góp vào sự
hình thành một xã hội, một thời đại. Vì vậy, có thể thấy được tầm quan trọng của văn hóa
đối với một xã hội sinh sống, là quy chuẩn đánh giá chung cho con người và là điều thể hiện
sự sáng tạo của yếu tố tạo ra bản sắc văn hóa - con người. Vậy nên việc giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc mang tính quan trọng vì điều đó sẽ tác động vừa trực tiếp vừa gián
tiếp đến cuộc sống xã hội loài người. Vì thế, nhóm chúng em xin phép đưa ra một số giá trị
mà văn hóa mang lại để thể hiện tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc Việt Nam

11
Luật Minh Khuê (2023), Phương hướng giải quyết hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
https://luatminhkhue.vn/giu-gin-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-trong-boi-canh-hoi-nhap-quoc-te-hien-
nay.aspx#22-quan-diem-chu-truong-ban-sac-van-hoa-dan-toc, truy cập cuối ngày 8/10/2023
Bảo tồn giá trị lịch sử và tương lai: Văn hóa dân tộc thường chứa đựng những giá trị
lịch sử, truyền thống và tư duy của một dân tộc. Bảo tồn văn hóa dân tộc giúp duy trì và
chuyển đạt những kiến thức và giá trị quan trọng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều này
giúp định hình tư duy và nhận thức về quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc.
Xây dựng sự đoàn kết trong xã hội: Văn hóa dân tộc có thể đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy sự đoàn kết và thống nhất trong xã hội. Nó tạo ra sự nhận thức về sự đa
dạng trong cộng đồng và giúp mọi người hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Bản sắc văn hóa dân
tộc cũng có thể làm nền tảng cho sự thấu hiểu và hỗ trợ giữa các tầng lớp xã hội.
Xây dựng danh tiếng và thương hiệu quốc gia: Một quốc gia có bản sắc văn hóa dân
tộc mạnh mẽ thường có sự hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Điều này có thể tạo ra cơ hội
kinh tế và thúc đẩy du lịch, thương mại và giao lưu văn hóa. Sự hiểu biết và tôn trọng văn
hóa dân tộc của một quốc gia cũng có thể tạo ra sự tôn trọng và ủng hộ từ cộng đồng quốc
tế.
Bảo vệ quyền con người và đa dạng văn hóa: Bản sắc văn hóa dân tộc được xem xét là
một phần quan trọng của quyền con người và quyền tự do cá nhân. Việc bảo tồn văn hóa dân
tộc đảm bảo rằng mọi người có quyền thực hành và phát triển văn hóa của họ mà không bị
áp đặt sự đồng nhất hóa. Điều này cũng thể hiện sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa trên
thế giới.
Định hướng tương lai cho thời đại mới: Bản sắc văn hóa dân tộc là nguồn cảm hứng và
định hướng cho thế hệ mới. Nó giúp truyền đạt kiến thức, kỹ năng và giá trị truyền thống từ
thế hệ này sang thế hệ sau, giúp xây dựng một xã hội với tương lai bền vững và độc đáo.
Tóm lại, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam không chỉ là một
nhiệm vụ văn hóa mà còn là một nhiệm vụ triết học quan trọng. Nó đóng góp vào việc bảo
tồn lịch sử và tương lai của dân tộc, thúc đẩy sự đoàn kết và thống nhất xã hội, và đảm bảo
quyền con người và đa dạng văn hóa. 12

12
Tạp chí Cộng Sản (2010), Tầm quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
https://tapchicongsan.org.vn/en/nghien-cu/-/2018/2170/giu-gin-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-trong-qua-trinh-
phat-trien-kinh-te-thoi-ky-hoi-nhap-quoc-te.aspx, truy cập cuối ngày 08/10/2023
2.2.1. Những thành tựu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt
Nam hiện nay
Việt Nam với ba tầng lớp văn hóa gắn liền với ba giai đoạn phát triển xã hội xuyên
suốt các thời kỳ lịch sử lâu dài đã gây dựng nên một nền văn hóa đa dạng, phong phú. Dân
tộc Việt Nam qua các thời đại đã kế thừa và phát huy được những giá trị cốt lõi văn hóa, xây
dựng một nền văn hóa văn minh, cân bằng giữa vẻ đẹp truyền thống và nét hiện đại. Sự giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa đã được dân tộc Việt Nam giữ gìn và bảo vệ cũng như phát
triển để phù hợp với xã hội, với thời đại mới. Có thể kể đến một số thành tựu mà dân tộc
Việt Nam đạt được trong quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc như sau:
Một là, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc: Trải qua xuyên suốt các thời đại lịch sử, Việt
Nam đã thành công trong việc bảo tồn và phục hồi nhiều di sản văn hóa quan trọng, bao gồm
di tích, ngôi làng truyền thống, và nghệ thuật thủ công truyền thống, các lễ hội và sự kiện.
Những nỗ lực này đã giữ gìn và tái hiện các khía cạnh quan trọng của văn hóa dân tộc.
Ngoài ra, Việt Nam cũng tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm duy trì và thúc đẩy phát triển
bản sắc văn hóa dân tộc
Hai là, thúc đẩy các nhân tố có mối liên kết với văn hóa: Các yếu tố liên quan đến văn
hóa như nghệ thuật. du lịch văn hóa, giáo dục nghiên cứu văn hóa được phát huy dựa trên
tinh thần giữ gìn và phát triển. Việt Nam thúc đẩy việc đầu tư giảng dạy và nghiên cứu về
văn hóa dân tộc, tạo cơ hội để tham gia tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc. Các tác phẩm
nghệ thuật, âm nhạc được ra đời bởi các nghệ sĩ nhằm thể hiện sự tôn vinh bản sắc dân tộc
Ba là, tuyên truyền và tạo cơ hội cho các thế hệ sau: Các hoạt động về văn hóa thường
xuyên được tổ chức nhằm mục đích tạo cơ hội cho các thế hệ trẻ tham gia, đóng góp vào
việc bảo tồn và phát huy nét đẹp của văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhằm kế thừa tính truyền
thống và kết hợp với sự hiện đại để nâng cao giá trị cốt lõi bản sắc văn hóa dân tộc, cũng
như để thế hệ sau biết trân trọng giá trị mà văn hóa dân tộc Việt Nam mang lại13.

13
Trang điện tử bộ văn hóa, thể thao, du lịch (2021), Những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, https://nhandan.vn/giu-gin-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-post763916.html,
truy cập cuối ngày 7/10/2023
Trong giai đoạn toàn cầu hóa cũng như các cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, sự
vận động của văn hóa dân tộc Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình phát triển xã
hội, Từ đó cũng gây ra không ít những vấn đề cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa. Bên cạnh
những thành tựu đã đạt được xuyên suốt quá trình hình thành đất nước, các đường lối và
chính sách về văn hóa vẫn chưa được hệ thống hóa rõ ràng. Do vậy, lĩnh vực văn hóa còn
nhiều bất trắc tồn tại và mới phát sinh nhưng chưa được giải quyết một cách triệt để.
Kinh tế thị trường đi lên dẫn đến sự giao lưu và hội nhập văn hóa thế giới. Kết hợp với
các quốc gia bên ngoài có thể tiếp thu và chọn lọc ra những điểm mạnh mà nền văn hóa thế
giới mang lại, tuy nhiên, cũng cần đối mặt với những mặt tiêu cực mới xuất hiện. Qua các
khảo sát gần đây, tệ nạn xã hội, bạo lực, ... đang xuất hiện ngày càng nhiều, các biểu hiện rời
xa bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc ở một số bộ phận vẫn chưa được ngăn chặn hiệu
quả. Từ đó đã tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn ngăn cản sử phát triển của xã hội, đi ngược lại
với bản sắc văn hóa dân tộc quốc gia
Một số hạn chế gây cản trở sự phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam có thể được
kể đến như sau:
Một là, Sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh của công nghệ: Toàn
cầu hóa đưa vào một áp lực mạnh mẽ để thích nghi với các giá trị và phong cách sống toàn
cầu. Điều này có thể dẫn đến việc mất dần bản sắc văn hóa dân tộc và thay thế bằng văn hóa
toàn cầu. Thêm vào đó, sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã làm thay
đổi cách con người tương tác và tiếp cận với văn hóa. Các truyền hình, phim ảnh, và nền âm
nhạc toàn cầu có thể làm mất đi sự quan tâm đối với văn hóa dân tộc.
Hai là, tiêu chuẩn hóa và đồng nhất hóa: Áp lực từ xã hội và thị trường có thể thúc đẩy
sự đồng nhất hóa và tiêu chuẩn hóa văn hóa, làm giảm bản sắc văn hóa dân tộc, làm mất đi
sự đa dạng và sự giàu có của văn hóa dân tộc. Các quá trình phát triển bản sắc văn hóa dân
tộc bị các quy tắc xã hội làm trì hoãn, điều đó dẫn tới sự đa dạng trong văn hóa dần dần bị
mờ nhạt, mất đi sự mới mẻ trong bản sắc văn hóa
Ba là, thay đổi trong cách sống: Cuộc sống hiện đại và tăng cường mức sống có thể
thay đổi cách con người sống và tiếp xúc với văn hóa truyền thống. Ví dụ, việc di cư từ nông
thôn vào thành phố có thể làm giảm sự tiếp xúc với văn hóa dân tộc. Sự thay đổi môi trường
sống, lối sống làm ảnh hưởng đến văn hóa hai giá trị: truyền thống và hiện đại
Bốn là, các vấn đề tiêu cực trong xã hội: Các vấn đề xã hội như tệ nạn, tội phạm,... dần
xuất hiện nhiều hơn, bắt nguồn từ sự phát triển công nghệ. Những vấn đề xã hội đó đang tác
động xấu đến bản sắc văn hóa dân tộc, trong khi mục tiêu là bảo tồn và phát triển văn hóa thì
các đối tượng đó đang đi ngược lại với mục tiêu hiện tại14
2.3. Một số giải pháp cơ bản trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, giáo dục và truyền thông
Đưa văn hóa dân tộc vào chương trình giáo dục, cung cấp kiến thức về lịch sử, phong
tục, truyền thống, và ngôn ngữ cho thế hệ trẻ. Tăng cường việc truyền thông và thông tin văn
hóa dân tộc qua các phương tiện truyền thông đại chúng, sách báo, phim ảnh, và mạng xã
hội.
Thứ hai, thúc đẩy nghiên cứu và học hỏi
Khuyến khích nghiên cứu văn hóa dân tộc, tổ chức hội thảo, đào tạo và các hoạt động
học thuật để tăng cường hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Khuyến khích các
nhà nghiên cứu, nhà văn, nghệ sĩ và những người có năng lực sáng tạo để khai thác và tạo ra
tác phẩm văn hóa mới dựa trên bản sắc văn hóa dân tộc.
Thứ ba, giao lưu văn hóa và trao đổi
Tạo cơ hội cho giao lưu văn hóa và trao đổi với các dân tộc và quốc gia khác. Qua việc
tìm hiểu và tôn trọng văn hóa của người khác, chúng ta có thể truyền thông và chia sẻ bản
sắc văn hóa dân tộc Việt Nam với thế giới và đồng thời tiếp thu những giá trị từ các văn hóa
khác.

14
Tạp chí Tuyên Giáo (2022), Thách thức từ những vấn đề xã hội và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,
https://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/van-hoa/thach-thuc-tu-nhung-van-de-xa-hoi-va-giu-gin-ban-sac-van-hoa-dan-toc-
140830, truy cập cuối ngày 08/10/2023
KẾT LUẬN CHUNG
Qua phần trình bày trên, ta hiểu được rằng tầm quan trọng của một nền văn hóa phong
phú, đặc sắc đối với sự phát triển của đất nước và cách vận hành của xã hội. Sau khi hiểu rõ
thêm về khái niệm quy luật phủ định của phủ định của phép biện chứng duy vật, chúng ta có
nhận thức rõ ràng về thực trạng và tình hình của nền văn hóa của đất nước đang dần đổi mới.
Tất nhiên trong tình hình như thế, những vấn đề về việc giữ gìn bản sắc văn hóa luôn có thể
xảy ra. Với những kiến thức đã được trang bị, mọi công dân nên có nghĩa vụ chọn lọc thông
tin đúng đắn để tiếp nhận, giữ gìn những giá trị cốt lõi của nền văn hóa nước nhà, tránh bị
những thông tin sai trái làm lệch lạc đi suy nghĩ, định kiến về nền văn hóa dân tộc và sự lựa
chọn con đường phát triển cho đất nước của Đảng. Đề tài của bài tiểu luận này có nhiệm vụ
là phổ cập thông tin, kiến thức trên. Sau đây chúng em xin tổng kết lại những gì mà bài tiểu
luận của nhóm đã đạt được.
Thứ nhất, bài luận đã trình bày được nội dung của quy luật phủ định của phủ định.
Nhìn nhận sự vật, sự việc theo chủ nghĩa duy vật biện chứng là cách nhìn nhận đúng đắn,
trực quan nhất. Với chủ đề của nhóm, nhận xét thực trạng và tình hình của bản sắc văn hóa
dân tộc dưới góc độ của quy luật phủ định của phủ định đã giải thích được cách vận động
của nền văn hóa. Những sự thay đổi này theo khái niệm phủ định biện chứng là sự tự phủ
định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng. Vì vậy nên, chúng ta tránh có thái độ phủ định
sạch trơn những giá trị cũ và đồng thời chấp nhận, tạo điều kiện cho cái mới phát triển.
Thứ hai, bài tiểu luận đã cho ta hiểu được rằng văn hóa là những gì tinh hoa, tinh túy
nhất, được chưng cất, kết tinh, thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, mang
một vai trò quan trọng ngang với nền kinh tế, chính trị của đất nước. Trong thời đại mà sự
hội nhập và giao thoa giữa các quốc gia đang ngày càng tiến triển, việc giữ gìn và bảo vệ
những tinh hoa văn hóa là một điều tất yếu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, công
cuộc xây dựng và phát triển tinh hoa văn hóa nước nhà đã đạt được những thành tựu rực rỡ,
làm xã hội và đất nước phát triển theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một
số mặt hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
Thứ ba, nhóm chúng em đã đề xuất ra một vài giải pháp để giải quyết hoặc ít nhất là
hạn chế đi những hạn chế và vấn đề đang tồn tại. Những ý kiến đấy đã được nhóm thảo luận
kỹ lưỡng dựa trên những gì rút ra được từ kết quả nghiên cứu và tham khảo từ nhiều khía
cạnh khác nhau, từ nhiều nguồn khác nhau. Theo nhóm, kiến thức về tinh hoa văn hóa nước
nhà cần được phổ biến rộng rãi thông qua tuyên truyền và giáo dục. Song hành với việc
tuyên truyền và giáo dục là đề xuất thúc đẩy việc trao đổi văn hóa, kiến thức về phong tục
tập quán nhằm làm tăng những tốt đẹp và kiến thức có giá trị cho nền văn hóa đất nước.
Bản thân những thành viên trong nhóm qua bài báo cáo bài tập lớn lần này, cũng rút ra
được rất nhiều kiến thức từ đề tài này. Nhóm đã hiểu sâu về quy luật phủ định của phủ định,
và hiểu được thực trạng hiện nay của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, nhóm
càng nâng cao ý thức và chủ động hơn trong việc tìm hiểu cũng như giữ gìn và phát huy vẻ
đẹp của nền văn hóa đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dành cho sinh
viên đại học khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Hà Nội:
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
2. Minh Khuê (01/12/2022), Phủ định biện chứng là gì? Ví dụ, đặc trưng phủ định biện
chứng?, https://luatminhkhue.vn/vi-du-ve-phu-dinh-bien-chung.aspx
3. Toploigiai.vn, (2023), CÂU HỎI & TRẮC NGHIỆM GDCD 10 ĐẶT CÂU HỎI Ví
dụ về tính khách quan của phủ định biện chứng, https://toploigiai.vn/vi-du-ve-tinh-
khach-quan-cua-phu-dinh-bien-chung
4. Nguyễn Văn Dương (2023), Phủ định biện chứng là gì? Đặc điểm và nội dung quy
luật?, https://luatduonggia.vn/phu-dinh-bien-chung-la-gi-cac-dac-diem-co-ban-cua-
phu-dinh-bien-chung/
5. Loigiaihay.com, (2023), Phủ định là gì? Phủ định biện chứng là gì? Phủ định biện
chứng giữ vai trò gì đối với sự phát triển? Tại sao? Thế nào là “phủ định của phủ
định”? Cho ví dụ minh hoạ, https://loigiaihay.com/phu-dinh-la-gi-phu-dinh-bien-
chung-la-gi-phu-dinh-bien-chung-giu-vai-tro-gi-doi-voi-su-phat-trien-tai-sao-the-nao-
la-phu-dinh-cua-phu-dinh-cho-vi-du-minh-hoa-c126a20408.html
6. Luật Hoàng Phi, (25/05/2022), Ví dụ về phủ định biện chứng,
https://luathoangphi.vn/vi-du-ve-phu-dinh-bien-chung/
7. ZAIDAP.COM, (11/05/2018), Quy luật phủ định của phủ định và ý nghĩa phương
pháp luận, https://zaidap.com/quy-luat-phu-dinh-cua-phu-dinh-va-y-nghia-phuong-
phap-luan-d264497.htm
8. Công ty luật ACC (2023), Văn hóa là gì, https://accgroup.vn/van-hoa-la-gi, truy cập
cuối ngày 6/10/2023
9. Trang thông tin điện tử xã Thạch Long (2023), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa,http://thachlong.thachthanh.thanhhoa.gov.vn/web/tam-guong-dao-duc-hcm/tu-
tuong-ho-chi-minh-ve-van-hoa-va-xay-dung-con-nguoi-moi.html, truy cập cuối ngày
6/10/2023
10. Tạp chí Cộng Sản (2007), Quan niệm của C.Mác về văn hóa và vai trò nền tảng tinh
thần của văn hóa,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/1581/view_content?
_contentpublisher_WAR_viettelcmsportlet_urlTitle=quan-niem-cua-c.mac-ve-van-
hoa-va-vai-tro-nen-tang-tinh-than-cua-van-hoa, truy cập cuối ngày 6/10/2023
11. Tạp chí khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Một số khía cạnh văn
hóa dưới góc độ tiếp cận của triết học Mácxít,
https://journalofscience.ou.edu.vn/index.php/soci-vi/article/view/873, truy cập cuối
ngày 7/10/2023
12. Viện Hàn Lâm Khoa học và xã hội Việt Nam, (2018), Nguồn gốc của văn hóa,
https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/van-hoa-triet-ly-va-
triet-hoc-51, truy cập cuối ngày 7/10/2023
13. Luật Dương Gia (2023), Đặc điểm của văn hóa, https://luatduonggia.vn/van-hoa-la-
gi-dac-trung-chuc-nang-va-vai-tro-cua-van-hoa/, truy cập cuối ngày 8/10/2023
14. Luật Dương Gia (2023), Bản sắc văn hóa dân tộc là gì, https://s.net.vn/35cf. Truy cập
cuối ngày 7/10/2023
15. Tỉnh ủy Cà Mau (2022), Những thách thức từ vấn đề xã hội trong việc giữ gìn và phát
huy văn hóa dân tộc, https://btgtu.camau.dcs.vn/thach-thuc-tu-nhung-van-de-xa-hoi-
va-giu-gin-ban-sac-van-hoa-dan-toc.946, truy cập cuối ngày 7/10/2023
16. Báo Nhân dân (2023), Những giá trị nền văn hóa dân tộc Việt Nam mang lại và thách
thức từ vấn đề xã hội tác động đến bản sắc văn hóa dân tộc, https://nhandan.vn/giu-
gin-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-post763916.html, truy cập cuối ngày
7/10/2023
17. Luật Minh Khuê (2023), Phương hướng giải quyết hạn chế trong việc giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc, https://luatminhkhue.vn/giu-gin-va-phat-huy-ban-sac-
van-hoa-dan-toc-trong-boi-canh-hoi-nhap-quoc-te-hien-nay.aspx#22-quan-diem-chu-
truong-ban-sac-van-hoa-dan-toc, truy cập cuối ngày 8/10/2023
18. Tạp chí Cộng Sản (2010), Tầm quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, https://tapchicongsan.org.vn/en/nghien-cu/-/2018/2170/giu-gin-va-phat-
huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-trong-qua-trinh-phat-trien-kinh-te-thoi-ky-hoi-nhap-
quoc-te.aspx, truy cập cuối ngày 08/10/2023
19. Trang điện tử bộ văn hóa, thể thao, du lịch (2021), Những thành tựu đạt được trong
quá trình xây dựng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
https://nhandan.vn/giu-gin-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-post763916.html,
truy cập cuối ngày 7/10/2023

You might also like