You are on page 1of 100

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


GIAI ĐOẠN II

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG


CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA
DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Sử dụng nội bộ)

HÀ NỘI, 2014
Cơ quan tổ chức biên soạn và chịu trách nhiệm nội dung:
Trung tâm Giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội.

Tham gia biên soạn:


Bùi Quang Thanh (đồng chủ biên)
Phan Thị Lạc (đồng chủ biên)
Vũ Thị Ngọc Anh
Bùi Ngọc Diệp
Nguyễn Thị Thanh Mai
Vũ Nho
Nguyễn Thị Minh Phương

1
Danh mục các kí tự viết tắt

Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và đào tạo


BSVH Bản sắc văn hóa
BSVHDTTS Bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số
DTTS Dân tộc thiểu số
DSVH Di sản văn hóa
GD Giáo dục
GDCD Giáo dục công dân
GDNGLL Giáo dục ngoài giờ lên lớp
GV Giáo viên
HS Học sinh
SGK Sách giáo khoa
THPT Trung học phổ thông
UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc
VH Văn hóa
VHDT Văn hóa dân tộc
VHPVT Văn hóa phi vật thể

2
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
Lời nói đầu 5
CHUYÊN ĐỀ 1: VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM VÀ QUAN
ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VỀ BẢO 6
TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
I. Văn hóa
6
1. Khái niệm văn hóa
2. Đinh nghĩa văn hóa
3. Những đặc trưng và chức năng cơ bản của văn hoá
II. Bản sắc văn hóa 15
1. Khái niệm bản sắc văn hóa
2. Những biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc
III. Vùng văn hóa 20
1. Khái niệm vùng văn hóa
2. Phân vùng văn hóa ở Việt Nam
3. Vùng văn hóa các dân tộc thiểu số và các bản sắc văn hóa chủ yếu
IV. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam và tổ chức quốc tế về vấn 31
đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc
2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số.
3. Quan điểm của Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa của Liên hợp 45
quốc (UNESCO) về vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các
dân tộc
CHUYÊN ĐỀ 2: NỘI DUNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM 51
I. Các yếu tố văn hóa cần bảo tồn và phát triển 51
1. Bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết các DTTS
2. Bảo tồn những yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể
II. Tính cấp thiết và nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa các DTTS 60
1. Sự cần thiết phải bảo tồn di sản văn hóa các DTTS
2. Nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS
III. Một số giải pháp bảo tồn 65
1. Các nhóm giải pháp cơ bản
2. Một số biện pháp cấp bách cần triển khai thực hiện
CHUYÊN ĐỀ 3: GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA
DÂN TỘC THIỂU SỐ CHO HỌC SINH THPT 73
I. Tầm quan trọng và mục đích cơ bản của giáo dục bảo tồn và phát huy
BSVH các DTTS trong nhà trường 73
1. Vị trí, vai trò của giáo dục trong công tác bảo tồn và phát huy BSVH các
DTTS
2. Mục đích cơ bản của giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH DTTS trong
nhà trường

3
II. Phương hướng, mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình thức giáo 76
dục bảo tồn và phát huy BSVHDTTS ở trường THPT
1. Định hướng chung
2. Mục tiêu
3. Nội dung cơ bản
4. Các phương pháp dạy học
5. Các hình thức giáo dục
III. Tích hợp giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH các DTTS qua các môn 86
học và các hoạt động ở trường THPT
1. Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT qua môn Ngữ văn
2. Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT qua môn Lịch sử
3. Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT qua môn Địa lí
4. Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT qua môn GDCD
5. Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT qua hoạt động GD ngoài giờ
lên lớp
IV. Thực hành thiết kế kế hoạch bài học/hoạt động giáo dục bảo tồn và 146
phát huy BSVH các DTTS cho học sinh THPT
CHUYÊN ĐỀ 4: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN
SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ 148
I. Tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn và 148
phát huy BSVH các DTTS
II. Tổ chức hoạt động tham quan, tìm hiểu, tôn tạo các di sản văn hóa 152
1. Tham quan di sản văn hóa
2. Tìm hiểu hoạt động bảo tồn, tôn tạo các di sản VH
3. Tổ chức cuộc thi với nội dung về bảo tồn BSVH
III.Thực hành xây dựng kế hoạch tổ chức học sinh tham gia hoạt động bảo 167
tồn di sản VH ở địa phương
CHUYÊN ĐỀ 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG TRƯỜNG 169
THPT
169
I. Hướng dẫn cách tiến hành tập huấn chuyên đề 5
II. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục bảo tồn và phát huy 170
BSVH các DTTS trong trường học/môn học
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDTTS
của trường
- Mục đích, yêu cầu
- Căn cứ xây dựng kế hoạch
- Các bước xây dựng kế hoạch
2. Xây dựng kế hoạch giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH các DTTS trong
môn học
1. Mục đích, yêu cầu
2. Căn cứ xây dựng
3. Các bước xây dựng kế hoạch
PHỤ LỤC 176
1. Một số định nghĩa về văn hóa
2. Luật Di sản văn hóa
3. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
TÀI LIỆU THAM KHẢO 221
4
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, các
dân tộc đã tạo cho mình một bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên nền văn hoá Việt
Nam thống nhất và đa dạng.
Bản sắc văn hoá (BSVH) của các tộc người có tính bền vững nhất định của nó.
Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, thông tin và
truyền thông,.. rất mạnh mẽ nên các yếu tố văn hoá của các tộc người dù có tính bền
vững, chứa đựng những bản sắc riêng vẫn có thể bị mai một, lãng quên, hoặc pha tạp,
nhất là đối với các dân tộc có dân số ít. Đánh mất bản sắc văn hoá của một dân tộc
cũng đồng nghĩa với việc đánh mất chính dân tộc đó. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa của các dân tộc là chiến lược phát triển bền vững quốc gia.
Bảo tồn và phát huy BSVH của các dân tộc là nhiệm vụ chung của toàn xã hội,
trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng. Giáo dục là một trong các công cụ góp phần
bảo tồn BSVH các DTTS nhằm giúp học sinh tôn trọng văn hóa truyền thống của dân
tộc, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác.
Để triển khai giáo dục bảo tồn văn hóa có hiệu quả, cần phải triển khai bồi dưỡng
giáo viên.
Dự án Phát triển Giáo dục Trung học Phổ thông giai đoạn II tổ chức biên soạn “Tài
liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về giáo dục bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số” nhằm hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng giáo
viên.
Cấu trúc tài liệu gồm năm chuyên đề:
Chuyên đề 1: Văn hóa dân tộc thiểu số ở Việt Nam và quan điểm của Đảng, Nhà nước
Việt Nam và các tổ chức Quốc tế về bảo tồn và phát huy BSVH dân tộc thiểu số.
Chuyên đề 2: Nội dung bảo tồn và phát huy BSVH các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Chuyên đề 3: Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH dân tộc thiểu số trong các môn học
ở THPT.
Chuyên đề 4: Tổ chức các hoạt động về bảo tồn và phát huy BSVH dân tộc thiểu số
tại địa phương.
Chuyên đề 5: Xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH các
dân tộc thiểu số trong trường THPT.
Tài liệu được dùng trong khóa tập huấn về giáo dục bảo tồn BSVH dân tộc thiểu
số, đồng thời cho đông đảo cán bộ quản lí và giáo viên THPT tham khảo, sử dụng
trong quá trình dạy học ở các trường có học sinh DTTS.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song tài liệu chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng
tôi mong quý vị góp ý để chỉnh sửa hoàn thiện hơn.

Dự án Phát triển Giáo dục Trung học phổ thông giai đoạn II

5
CHUYÊN ĐỀ 1
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM VÀ QUAN ĐIỂM
CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VỀ BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

Mục tiêu: Học xong chuyên đề này, học viên cần đạt:
- Có đủ kiến thức cơ bản về các khái niệm văn hóa và BSVHDT cùng những
biểu hiện của BSVHDT được thể hiện trong các lĩnh vực hoạt động của con
người qua quá trình ứng xử với tự nhiên, xã hội và giữa con người với nhau;
- Nhận diện được các vùng văn hóa các DTTS và những BSVH chủ yếu của các
vùng;
- Hiểu rõ và đồng tình ủng hộ các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước
về công tác bảo tồn và phát huy BSVH các dân tộc thiểu số ở Việt Nam;
- Hiểu được những nội dung cơ bản quan điểm của Tổ chức quốc tế về Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) về nhiệm vụ bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa trên thế giới.
- Tôn trọng BSVH các DTTS. Có ý thức bảo tồn và giáo dục học sinh giữ gìn và
phát huy BSVH các DTTS.

I. VĂN HÓA
1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm chứa đựng nội hàm ngữ nghĩa rộng - hẹp khác nhau và
được hiểu theo nhiều cách, tùy theo quan điểm, nhận thức của người tiếp cận, liên
quan đến mọi mặt đời sống vật chất tinh thần của con người trong cộng đồng xã hội.
Xét về ngọn nguồn, từ “văn hóa” hiện đang được phổ dụng là một từ Việt gốc
Hán. Theo những tài liệu cổ xưa của Trung Quốc như Kinh Dịch, Tiền Hán thư, Hậu
Hán thư… thì “văn” có nghĩa là “vẻ đẹp”; “hóa” có nghĩa là “thay đổi, biến hóa, giáo
hóa”. Khi kết hợp nghĩa trong một từ, “văn hóa” hiểu theo nghĩa gốc là “làm cho trở
nên đẹp”. Nghĩa gốc này dựa theo một câu trong Kinh Dịch: Quan hồ nhân văn dĩ hóa
thành thiên hạ (nghĩa là: Quan sát vẻ đẹp, cái đẹp trong con người, trong xã hội loài
người rồi dựa vào đó mà giáo hóa cả thiên hạ). Trong bộ Luận ngữ của Khổng Tử, có
câu: văn tự giáo hóa, nghĩa là lấy văn để trị (văn là kỷ cương), lấy giáo (giáo dục) để
cảm hóa, biến đổi con người, nghĩa gộp chung là làm biến đổi, trưởng thành.
Vào đời nhà Hán (khoảng 206 tr. CN - 220 sau CN), hai từ “văn” và “hóa” đã
được kết hợp lại thành “văn hóa” và nhìn chung có hàm nghĩa: dùng Thi, Thư, Lễ,
Nhạc, điển chương, chế độ,… để giáo hóa dân chúng, hàm nghĩa đối lập với việc dùng
vũ lực, uy thế để trấn áp, cưỡng chế, chinh phục thiên hạ. Khái niệm văn hóa được
hiểu như trên, kéo dài đến cuối thế kỷ XVIII (đời Mãn Thanh) trước khi được bổ sung
mở rộng thêm nét nghĩa mới.

6
Trong ngôn ngữ phương Tây, khái niệm tương ứng với từ văn hóa của tiếng
Việt có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus, hàm
chứa hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt và (2) cầu cúng. Từ
Cultus có nghĩa là đã cày cấy, được vun trồng. Về sau này, khi được chuyển sang chữ
tiếng Anh và tiếng Pháp là Culture, tiếng Đức là Kultur,… hàm nghĩa trồng trọt, cư
trú, nuôi dưỡng của nó đã được mở rộng để nói về tính chất khai trí, có học vấn, có
giáo dục của con người. Ngay từ năm 45 tr. CN, triết gia Cicéron (106 - 43 tr. CN)
trong tác phẩm Les Tuscullanes của mình đã viết rằng: “Một cánh đồng dù màu mỡ
đến đâu đi chăng nữa mà không có sự trồng trọt (cultura) thì cũng chắng sản sinh ra
được cái gì. Một tâm hồn con người (animi) mà không được giáo dục thì cũng vậy”,
và: “Sự trồng trọt tinh thần (cultura animi) nó nhổ bỏ, trừ tận gốc những thói xấu,
làm cho tâm hồn con người sẵn sàng tiếp nhận những hạt giống…” 1. Và dần dần,
khái niệm ngữ nghĩa của từ culture đã được mở rộng, hàm nghĩa giáo dục, rèn luyện,
bồi dưỡng năng lực và phẩm chất cho con người. Một xã hội với những thành viên
được chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng chu đáo sẽ có khả năng tạo dựng một cuộc sống
vật chất và cuộc sống tinh thần có chất lượng cao. Đó có lẽ cũng là hàm nghĩa khởi
nguyên của khái niệm văn hóa ứng dụng vào môi trường sinh hoạt và quan hệ xã
hội. Con người ngoài di truyền sinh học còn di truyền xã hội và sự nhập thân văn
hóa ngay từ khi còn trong bào thai 2.
Hai chữ văn - hóa hiện đang được người Việt sử dụng thực ra là được chuyển
nghĩa Hán tự do người Nhật cung cấp, chuyển dịch từ thuật ngữ Latin (cultura) và
phương Tây (culture) ra tiếng Hán. Trong phong trào “Minh Trị duy tân” khởi
xướng vào năm 1868, Nhật Bản đã dịch rất nhiều sách của phương Tây thuộc đủ mọi
chuyên ngành khoa học khác nhau. Trong quá trình dịch thuật, khi gặp từ cultura và
culture, người Nhật đã dùng hai chữ Hán là văn hóa để chuyển dịch cho ngữ nghĩa
tương ứng và phù hợp3.
Như vậy, cùng với thời gian, khái niệm văn hóa với những hàm nghĩa của nó
không ngừng được mở rộng, ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp. Sự đa dạng
và phức tạp đó thể hiện ở nội dung cho câu trả lời “Văn hóa là gì?” của nhân loại
hàng nghìn năm qua, in dấu ở hàng nghìn công trình nghiên cứu với các quan niệm,
định nghĩa khác nhau, theo những phạm vi, mức độ nhìn nhận khác nhau.
2. Định nghĩa về văn hóa
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách
nhìn nhận và đánh giá khác nhau, tùy theo quan điểm, nhận thức của người tiếp cận
đối tượng nghiên cứu là văn hóa.
Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber (1876 - 1960)
và Clyde Kluckhohn (1905 - 1960) đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau

1
Dẫn theo Chu Xuân Diên - Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. ĐHQG Tp HCM, 2002, tr.6.
2
Trần Quốc Vượng (chủ biên) - Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Giáo dục, 1997, tr. 14.
3
Xem thêm: Đặng Đức Siêu - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. ĐHSP, 2008, tr. 16.
7
về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới trong cuốn sách Văn hóa: Điểm lại
và bình luận các quan niệm và các định nghĩa (Culture: A Critical Review of
Concepts and Definitions)4. Và cho tới nay, người ta đã thống kê có hơn 400 định
nghĩa về văn hóa. Nghĩa là sự xác định khái niệm văn hóa không đơn giản, bởi vì mỗi
học giả/mỗi nhà khoa học đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục
đích riêng phù hợp với vấn đề mình cần nghiên cứu (xem phụ lục 1).
Trong tài liệu này, chúng tôi giới thiệu một số định nghĩa văn hoá của các tổ
chức, các tài liệu đã được công bố trên thế giới và của Việt Nam để dễ theo dõi và tiếp
cận.
2.1. Định nghĩa văn hóa của UNESCO
- Định nghĩa về văn hoá được nêu ra tại Hội nghị liên chính phủ về các chính
sách văn hoá họp tại Venise năm 1970:
“Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác,
từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối
sống và lao động”.
- Định nghĩa về văn hoá được nêu trong Tuyên bố về những chính sách văn hoá
tại Hội nghị quốc tế bàn về văn hoá họp tại Mêhicô năm 1982:
“Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật
chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người
trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những
quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng.
Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân. Chính văn hoá làm cho
chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn
thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người thể hiện, tự ý thức được bản
thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành
tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những
công trình vượt trội lên trên bản thân”.
- Định nghĩa về văn hoá của Tổng giám đốc UNESCO trong bài báo nhan đề:
Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá đăng trên Tạp chí Thông tin UNESCO (số tháng
1/ 1988):
“Văn hoá là một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống và nhận thức - một
cách hữu thức cũng như vô thức - của các cá nhân và các cộng đồng. Văn hoá là tổng
thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ,
hoạt động sáng tạo ấy đã tạo nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị
hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc… Từ nay trở đi, văn hoá
cần coi mình là nguồn cổ suý trực tiếp cho phát triển và ngược lại phát triển cần thừa
nhận văn hoá giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội”.

4
Theo A.A. Belick: Văn hóa học - Những lý thuyết nhân học văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật xuất bản,
HN, 2000.
8
2.2. Định nghĩa về văn hoá trong các bộ Từ điển bách khoa thế giới
- Định nghĩa văn hoá trong Đại bách khoa toàn thư Liên Xô:
“Văn hoá là trình độ phát triển lịch sử của xã hội và của con người, biểu hiện ra
trong các kiểu và các hình thái tổ chức đời sống và hành động của con người, cũng
như trong các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người tạo ra. Văn hoá có thể
được dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của những xã hội, dân
tộc, bộ tộc cụ thể (thí dụ: văn hoá cổ đại, văn hoá Maya, văn hoá Trung Quốc…).
Theo nghĩa hẹp, văn hoá chỉ liên quan tới đời sống tinh thần của con người”.
- Định nghĩa văn hoá trong Bách khoa toàn thư Pháp:
“Văn hoá theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị
hiếu thẩm mỹ… những hiểu biết kỹ thuật cũng như toàn bộ việc tổ chức môi trường
của con người… những công cụ, nhà ở… và nói chung là toàn bộ công nghiệp có thể
truyền lại được, điều tiết những quan hệ và những ứng xử của một nhóm xã hội với
môi trường sinh thái của nó…”.
- Định nghĩa văn hoá trong Đại Bách khoa toàn thư Trung Quốc:
“Văn hoá là năng lực và thành quả sáng tạo mà nhân loại đã đạt được trong
quá trình hoạt động trong thực tiễn xã hội… Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng bao quát
năng lực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần của nhân loại cùng toàn bộ sản phẩm
vật chất và tinh thần được làm ra. Văn hoá hiểu theo nghĩa hẹp chỉ năng lực sản xuất
tinh thần và sản phẩm tinh thần… Văn hoá là hiện tượng lịch sử cụ thể. Trong các
giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội… văn hoá có những đặc điểm khác nhau. Các
dân tộc khác nhau đã cấp cho văn hoá những đặc điểm dân tộc khác nhau. Trong xã
hội có giai cấp, trên những mức độ khác nhau, văn hoá cũng có in dấu ấn giai cấp.
Giữa văn hoá cũ và văn hoá mới có tồn tại mối quan hệ phê phán cải tạo và kế thừa.
Giữa các dân tộc khác nhau và các giai cấp khác nhau về văn hoá cũng tồn tại quan
hệ ảnh hưởng, thẩm thấu qua lại… Xu hướng chung trong lịch sử phát triển văn hoá
của nhân loại là không ngừng “gạt bỏ cái cũ, làm bộc lộ cái mới”; văn hoá mới, tiến
bộ, khắc phục văn hoá hủ bại phản động để không ngừng phát triển tiến lên”5.
2.3. Các định nghĩa văn hoá tiêu biểu ở Việt Nam
- Năm 1938, trong công trình Việt Nam văn hoá sử cương, cố giáo sư Đào Duy
Anh đã đưa ra định nghĩa, quan niệm về văn hoá:
“Hai tiếng văn hoá chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của
loài người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hoá tức là sinh hoạt”6.
- Vào năm 1943, trong bài Mục đọc sách viết kèm theo những trang cuối tập
Nhật kí trong tù, nhà văn hoá Hồ Chí Minh đã nêu ra một định nghĩa có giá trị khoa
học cao về văn hoá:

5
Dẫn theo Đặng Đức Siêu: Giáo trình Cơ cở văn hoá Việt Nam, Sđd. tr. 35 - 36.
6
Đào Duy Anh - Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb. Tp. HCM tái bản, 1992, tr. 13.
9
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ các sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”7.
- Năm 1995, trong cuốn giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam, nhà ngôn ngữ - văn
hóa học Trần Ngọc Thêm định nghĩa:
“Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội”8.
- Năm 1998, trong công trình Bản sắc văn hoá Việt Nam, nhà văn hoá học Phan
Ngọc đã định nghĩa:
“Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay
một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô
hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ
mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thống nhất, biểu hiện thành một
kiểu lựa chọn riêng của các cá nhân hay các tộc người khác”9.
- Các quan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hoá:
“Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất
mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; xây dựng và phát triển văn hoá là
sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan
trọng; Văn hoá là một mặt trận; Xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách
mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng”10.
Từ những quan niệm và định nghĩa về văn hoá trên đây, có thể khái quát thành 4
vấn đề chính sau đây:
a. Văn hoá là một hoạt động sáng tạo, mang tính lịch sử chỉ riêng con người mới
có.
b. Hoạt động sáng tạo đó bao trùm mọi ứng xử của con người với nhau và của
con người với tự nhiên - xã hội, thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống: đời sống vật
chất, đời sống xã hội, đời sống tinh thần.
c. Những hoạt động sáng tạo đó đã đạt được thành tựu của các giá trị văn hoá,
được bảo tồn và khai thác phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng con đường
giáo dục (hiểu theo nghĩa rộng).
7
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 2002, tr. 431.
8
Trần Ngọc Thêm - Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Giáo dục, H, 1999, tr.10.
9
Phan Ngọc - Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb. Văn học, H, 2001, tr. 19 - 20.
10
Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCH TW khoá VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, H,
1998, tr. 55 - 58.
10
d. Văn hoá là thể hiện của mối quan giữa thế giới biểu tượng với thể giới thực
tại, tạo ra một kiểu lựa chọn riêng của tộc người, một cá nhân so với một tộc người
khác, một cá nhân khác, tạo thành những nhân cách văn hoá (cá nhân), những nền văn
hoá khác nhau (cộng đồng).
Hoặc có thể khái quát những nhìn nhận về khái niệm văn hoá và định nghĩa văn
hoá theo 4 tầng diện sau đây:
a. Tầng diện tinh thần (tầng diện tâm lý), bao gồm các yếu tố đức tin (tin
ngưỡng, tôn giáo), hệ thống triết học, ý thức tư tưởng, quan niệm giá trị, hứng thú
thẩm mỹ, tính cách dân tộc.
b. Tầng diện hành vi, bao gồm lối sống, phương thức sản xuất, nghi lễ, lễ hội,
quan hệ giữa con người với nhau,
c. Tầng diện vật chất, bao gồm các sản phẩm văn hoá được “vật hoá” như ăn
mặc, phương tiện đi lại, công cụ lao động, kỹ thuật,…
d. Tầng diện các chế độ, bao gồm các thể chế chính trị, mô hình tổ chức xã hội,
chế độ pháp luật.11
Hoặc có thể quy về hai loại cơ bản sau:
a. Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử, …
b. Văn hoá hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm văn học, nghệ thuật, học vấn, …12.
Với những bình diện tiếp cận và nhận thức khái niệm văn hóa như trên, cho đến
nay, văn hóa được chia ra hai phạm vi cơ bản: Văn hóa vật chất (material culture) và
văn hóa tinh thần (spiritual culture); và đối với giới khoa học cùng các tổ chức khoa
học – văn hóa – xã hội (đại diện tầm thế giới là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên hợp quốc – UNESCO), văn hóa được chia thành hai phạm vi là văn hóa
vật thể (tangible culture) và văn hóa phi vật thể (intangible culture).
3. Những đặc trưng và chức năng cơ bản của văn hoá
Sự phân biệt giữa đặc trưng và chức năng của văn hoá chỉ mang tính tương đối.
Thực tế, xét về bản chất, cả hai phạm trù này gắn kết hữu cơ với nhau. Không phải
ngẫu nhiên mà đa số các nhà nghiên cứu văn hoá khi nêu ra chức năng của đối tượng
phức tạp này đều đồng nhất với đặc trưng của chính nó.

3.1. Những đặc trưng cơ bản của văn hoá


Các nhà nghiên cứu đã nêu ra bốn đặc trưng cơ bản của văn hóa:
3.1.1. Sự tồn tại và phát triển của văn hoá bao giờ cũng bộc lộ tính hệ thống
trong quá trình phát hiện những mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ giữa các hiện tượng, sự
kiện thuộc về một nền văn hoá hay mối quan hệ giao lưu giữa các nền văn hoá với
nhau. Nhờ tính hệ thống như một đặc trưng cố hữu này mà văn hoá tạo nên các giá trị
về văn hoá vật chất, văn hóa tinh thần, và văn hoá xã hội của một cộng đồng người,
11
Tham khảo thêm: Liu Zhongnim - Về mối quan hệ giữa văn hoá và chính trị quốc tế, Viện TT KHXH, H,
1999.
12
Trần Quốc Vượng (chủ biên) - Cơ sở văn hoá Việt Nam, sđd, tr. 16.
11
hình thành nên truyền thống của mỗi tộc người, của mỗi dân tộc. Cũng nhờ tính hệ
thống này mà những đặc trưng, những quy luật hình thành một nền văn hoá và bản
chất của văn hoá được lộ diện, được phát hiện.
3.1.2. Văn hoá bao giờ cũng hướng đến đặc trưng giá trị của nó. Xét về nội hàm
ngữ nghĩa, khái niệm văn hoá hiểu theo nghĩa đen đã là vẻ đẹp, nét đẹp có giá trị.
Thông qua các thành tố văn hóa, con người xây dựng nên những biểu tượng vừa cụ
thể, vừa khái quát, phản ánh những khát khao, những chuẩn mực nhất định, tùy theo
cách cảm, cách nghĩ và tâm lý dân tộc, tộc người trong quá trình ứng xử với tự nhiên,
xã hội và ứng xử giữa con người với con người trong một cộng đồng, một xã hội. Và
đương nhiên, trên tiến trỉnh phát triển lịch sử dân tộc, các giá trị văn hóa được nhiều
thế hệ kế tiếp nhau sáng tạo, gìn giữ, kế thừa và phát huy, nó luôn luôn có sự liên kết,
hòa trộn để hình thành các hệ giá trị văn hóa cho một cộng đồng, cho một dân tộc nhất
định. Khi những giá trị (và cao hơn, là các hệ giá trị) của văn hoá đã định hình và trở
thành chuẩn mực cho một lối sống, đạo đức, văn hoá hay tập quán, phong tục mang
tính truyền thồng của cộng đồng thì những thang giá trị của văn hoá chính là thước đo
mức độ, phạm vi nhân bản của cộng đồng xã hội và cá nhân con người. Đặc trưng giá
trị của văn hóa cho phép phân biệt văn hóa với hiện tượng phi văn hóa.
Theo chất liệu giá trị văn hóa được chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
Theo sử dụng có thể chia thành giá trị sử dụng và git đạo đức, giá trị thẩm mĩ. Theo tg
giá trị vĩnh cửu và nhất thời
3.1.3. Văn hoá luôn bộc lộ đặc tính nhân sinh của một hiện tượng thuộc về xã
hội loài người, gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, lấy giá trị do cộng
đồng sáng tạo ra để phục vụ và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ giá trị vật chất và giá trị
tinh thần của con người. Đặc trưng này của văn hoá giúp cho con người nhận thức và
phân biệt giữa giá trị của một hiện tượng xã hội với các giá trị của tự nhiên.
3.1.4. Tính Lịch sử cũng là một đặc trưng của văn hóa.
Văn hoá mang tính vận động liên tục, không gián đoạn. Đó là tiến trình nối
tiếp của sự kế thừa và khai thác các giá trị văn hoá cũ/ truyền thống; đồng thời nó
cũng là một quá trình không ngừng được tích luỹ, bồi đắp và đổi mới để phù hợp với
điều kiện xã hội mới, thời đại mới. Trong tiến trình vận động liên tục đó, đồng thời
với các yếu tố văn hoá mới được tiếp nhận, bổ sung và tiếp biến vào di sản văn hoá
truyền thống, thì những yếu tố văn hoá lỗi thời, không hợp với nhu cầu của lớp
người hiện tại sẽ bị sàng lọc, loại bỏ. Đó là sự vận động biện chứng mang tính lịch
sử của văn hoá.
Văn hoá luôn chứa đựng trong giá trị nội hàm của nó những giá trị lịch sử
mang tính thời đại, tính khu vực, tính dân tộc và tính giai cấp. Không căn cứ vào các
“dấu vết’ của văn hóa (với các thành tố của nó như văn hóa dân gian – folklore, nghệ
thuật điêu khắc dân gian, múa dân gian,…) kết hợp với những vết tích vật chất đào
lên từ lòng đất, chúng ta không thể nhận diện được bóng dáng của lịch sử ngọn

12
nguồn dân tộc, bộ mặt của một giai đoạn lịch sử, thời đại lịch sử nhất định nào đó,
như thời đại Hùng Vương ở Việt Nam chẳng hạn.
Đặc trưng này là nguyên nhân sâu xa hình thành ra một nền văn hoá riêng
biệt, tạo ra bản sắc văn hoá cho một địa phương, một vùng đất và rộng hơn là một
cộng đồng dân tộc. Sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của văn hoá bao giờ cũng trải
qua một quá trình lịch sử, được tích luỹ, trao truyền qua nhiều thế hệ. Chính vì thế,
tính lịch sử tạo cho văn hoá một bề dày của các giá trị/các hệ giá trị và luôn luôn có sự
điều chỉnh các giá trị/hệ giá trị đó để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng xã hội.

3.2. Những chức năng cơ bản của văn hoá


Việc xác định chức năng của văn hoá thường xuất phát từ các quan niệm, cách
nhìn nhận, nhận thức về đối tượng phức tạp này. Về cơ bản, ở Việt Nam hiện đang tồn
tại 2 quan niệm khác nhau về chức năng của văn hoá.
- Theo Giáo sư - TSKH Trần Ngọc Thêm, văn hoá có bốn chức năng quan trọng
là tổ chức xã hội (ứng với đặc trưng hệ thống), điều chỉnh xã hội (ứng với đặc trưng
giá trị), giao tiếp (ứng với đặc trưng nhân sinh) và giáo dục (ứng với đặc trưng lịch
sử)13.
- Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, văn hoá có bốn chức năng là giáo dục, nhận
thức, thẩm mỹ và giải trí 14.
Ngoài ra, cũng do nhìn văn hoá theo góc độ nhân sinh, có tính ứng dụng vào
thực tiễn xã hội mà một số nhà nghiên cứu đề xuất thêm cho văn hoá các chức năng
dự báo, định hướng đánh giá, đảm bảo tính kế tục lịch sử,… 15.
Tiếp thu và tổng hợp từ các quan niệm về chức năng văn hoá trên đây, có thể
khái quát lại ở bốn chức năng cơ bản của văn hoá như sau:
3.2.1. Chức năng nhận thức tự nhiên - xã hội và con người
Khi xem xét các bộ phận cấu thành/ cấu trúc nên văn hoá, có thể thấy rằng văn
hoá chính là kết tinh của quá trình nhận thức của con người về thế giới tự nhiên, về
các quan hệ xã hội, về bản thân mình. Chính vì thế, với tư cách là một hiện tượng xã
hội, một thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, văn hoá hình thành theo những
hệ thống nhất định, cung cấp tri thức để con người nhận thức về sự tồn tại của tự
nhiên và xã hội, sáng tạo ra mọi phương tiện vật chất và tinh thần để ứng xử/ ứng
phó với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội - nhân văn, góp phần đáp ứng nhu
cầu ổn định xã hội, tổ chức và vận hành xã hội, điều chỉnh và tạo ra động lực xã hội;
xây dựng các truyền thống và bồi đắp nó trên con đường phát triển.
3.2.2. Chức năng giáo dục của văn hoá
Bằng các giá trị đã ổn định, tạo thành truyền thống và những giá trị đang hình
thành, văn hoá đã xác lập ra hàng loạt các hệ thống chuẩn mực nhằm tổ chức, điều

13
Trần Ngọc Thêm - Cơ sở văn hoá Việt Nam, Sđd, tr. 11 - 13.
14
Trần Quốc Vượng (chủ biên) - Cơ sở văn hoá Việt Nam, Sđd, tr. 70, 71.
15
Xem thêm: Trần Văn Bính (chủ biên) - Văn hoá xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 1995, tái bản.
13
chỉnh và góp phần định hướng cho tổng thể các hoạt động của con người nhằm hướng
đến mục tiêu chân, thiện, mỹ. Nhờ đó mà văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc
hình thành nhân cách con người; vì con người, vì sự phát triển và hoàn thiện của con
người. Nhờ có chức năng giáo dục mà văn hoá được trao truyền từ thế hệ này qua thế
hệ khác, mở rộng từ không gian văn hoá gia đình, dòng họ đến không gian văn hoá địa
phương (vùng, miền) và không gian văn hoá dân tộc. Và như vậy, với chức năng giáo
dục, văn hoá tạo ra sự phát triển liên tục của lịch sử, trong quá trình vận hành, nó góp
phần loại bỏ những yếu tố, hành vi, hành động vô văn hoá, vô giá trị trong đời sống xã
hội nói chung. Trong quá trình giao lưu, hội nhập văn hoá giữa các tộc người, giữa các
dân tộc, chức năng giáo dục làm cho văn hoá có sự tiếp nhận, tiếp biến những cái phù
hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội, con người và chống lại sự đồng hoá, chèn ép hoặc xâm
lấn của văn hoá ngoại lai.
3.2.3. Chức năng giao tiếp của văn hoá
Văn hoá là một hiện tượng thuộc về xã hội loài người, gắn liền với hoạt động
thực tiễn của con người cho nên văn hoá trở thành sợi dây nối liền con người với con
người, thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau, thông qua
một hình thức ngôn ngữ nhất định, hoặc thông qua một tổ chức xã hội nhất định.
3.2.4. Chức năng dự báo của văn hoá
Trong quá trình đảm nhiệm chức năng nhận thức thế giới tự nhiên, đời sống xã
hội và cá nhân con người, văn hoá chính là năng lực trí tuệ giúp cho con người nâng
cao trình độ và khả năng sáng tạo để khám phá những quy luật của tự nhiên, của xã
hội và của chính bản thân. Từ góc độ đó, văn hoá có thể đưa ra những dự báo cần thiết
về tự nhiên, xã hội và con người trong xu thế và xu hướng sẽ xảy ra hoặc có thể diễn
ra. Chính vì thế, ở khá nhiều trường hợp và hoàn cảnh xã hội gắn với một giai đoạn
lịch sử nhất định, văn hoá được coi như những căn cứ cho các chiến lược về kinh tế,
xã hội và định hướng xây dựng - giáo dục con người nói chung.
Khi xem xét các chức năng của văn hoá cần phải nhận thấy, sự “liệt kê” riêng
biệt từng chức năng ở đây chỉ là phục vụ cho mục đích nhận diện để dễ nắm bắt nội
dung của các chức năng khác nhau. Trên thực tế, các chức năng này luôn có mối gắn
kết, hoà trộn đan xen nhau, chức năng này được thực hiện thông qua các chức năng
khác và ngược lại.

II. BẢN SẮC VĂN HÓA


1. Khái niệm bản sắc văn hóa
- “Bản sắc” là từ ghép Việt gốc Hán. Xét về ngữ nghĩa, “bản” là gốc, là cơ sở, là
cốt lõi; “sắc” là lộ ra, thể hiện, hiện diện. Khái niệm “bản sắc” từ gốc Hán ngữ là lộ rõ
cái cốt lõi, cái cơ bản, mang sắc thái riêng của một sự vật, một hiện tượng.
Trong tiếng Anh, từ “bản sắc” gần giống với nghĩa của từ “identity”, mang
nghĩa chỉ cá tính, đặc tính, nét để phân biệt, nhận biết, nét để nhận dạng, nhận diện
của một sự vật hoặc một người nào đó so với các sự vật khác, người khác (ví dụ:
14
identity card - giấy chứng minh, thẻ căn cước). Hoặc trong tiếng Pháp: “identite” với
nghĩa chỉ tính chất, màu sắc riêng tạo thành phẩm chất của một vật. Khái niệm “bản
sắc”, hiểu theo nghĩa nhân văn, được dùng để nhấn mạnh cái riêng tạo thành phẩm
cách, tài năng của một con người.
- Khi gắn với khái niệm “văn hóa” thành cụm từ “bản sắc văn hóa” mang ý
nghĩa chỉ cái cốt lõi, chỉ những đặc trưng riêng của một cộng đồng văn hóa trong
lịch sử phát triển, tạo cơ sở cho sự phân biệt, nhận diện sự khác nhau giữa tộc người
này với tộc người khác, dân tộc này với dân tộc khác. Hay nói cách khác, bản sắc
văn hóa là tổng thể các giá trị đặc trưng mang tính bản chất, bền vững của văn hóa
dân tộc, được hình thành và phát triển, bồi đắp qua quá trình lịch sử lâu dài. Nói đến
bản sắc và bản sắc văn hóa, quy gọn lại, là nói đến hai mối quan hệ trong một chỉnh
thể hữu cơ, mối quan hệ bên ngoài, lộ ra các dấu hiệu để phân biệt, nhận diện các
cộng đồng với nhau; nhiều mối quan hệ nội tại để thể hiện các tính chất riêng của mỗi
cá thể trong lòng cộng đồng.
Trong khoảng chục năm trở lại đây, khái niệm “bản sắc văn hóa” luôn luôn được
nhắc đến trong các công trình, bài báo bàn luận về văn hóa và văn hóa của một dân tộc
cụ thể hoặc trong mối quan hệ giao lưu toàn cầu. Khái niệm bản sắc văn hóa được
nhắc đến nhiều khi khó mang tính xác định vì sự trừu tượng, tiềm ẩn của nó gắn với
các thành tố văn hóa, với cấu trúc văn hóa. Tuy nhiên, để nhận biết được cái gọi là bản
sắc văn hóa hay bản sắc văn hóa dân tộc cần đi sâu làm lộ diện các sắc thái biểu hiện
của các thành tố văn hóa hợp thành nên nền văn hóa dân tộc, khắc họa bản sắc/ đặc
trưng và phương thức tồn tại của một cộng đồng, tạo ra những nét đặc thù để nhìn
vào đó, có thể phân biệt được dân tộc này với dân tộc khác, từ đó khẳng định sự hiện
diện theo dáng vẻ riêng của dân tộc trong quá trình giao lưu và hội nhập trong cộng
đồng quốc gia đa dân tộc, hoặc giao lưu quốc tế.
- Bản sắc văn hóa, nhìn một cách tổng thể, của bất kỳ dân tộc nào, đều gắn bó
với lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của chính dân tộc đó. Tuy nhiên, trên tiến
trình lịch sử, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc không phải là một hằng số, không
hoàn toàn là những giá trị bất biến, mà trong quá trình hội nhập, giao lưu, tiếp biến
giữa các nền văn hóa, bản sắc đó luôn có thêm những giá trị mới được hình thành và
tiếp tục được bồi tụ để định hình và lộ diện, phù hợp với sự tiến hóa của lịch sử.
- Trong nguyên lý hình thành, tồn tại và phát triển đó, bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam là những phẩm chất, giá trị văn hóa hợp luyện từ các dân tộc khác nhau
trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam, cùng gắn chung vận mệnh với tiến
trình lịch sử dựng nước và giữ nước, trải qua nhiều nghìn năm. Và từ đó, bản sắc văn
hóa của cộng đồng dân tộc đã được nhận diện với năng lực chế ngự thiên nhiên, hòa
hợp với môi trường sống, có các thế hệ nối tiếp nhau tư duy độc lập, sáng tạo, tự chủ
và chiến thắng trong các cuộc chống ngoại xâm, từ thử thách khắc nghiệt đó mà hình
thành một hệ giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc với tinh thần yêu nước, ý chí độc lập

15
tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng, gắn cá nhân -gia đình, dòng họ
với làng bản và Tổ quốc; trải qua thực tiễn lịch sử - xã hội để hun đúc lên lòng nhân
ái, sự khoan dung, trọng nhân nghĩa, cần cù lao động, giản dị trong lối sống, hiếu và
trung thành với bạn bè. Cốt lõi của bản sắc văn hóa đó đã tôi luyện ra một nhân cách,
cốt cách của con người Việt Nam, cốt cách của dân tộc Việt Nam.
Nhìn nhận về truyền thống văn hóa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
tổng kết: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần
đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân
ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự
tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm
nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”16.
- Tiến trình lịch sử phát triển của cộng đồng dân tộc cho thấy, các giá trị mang
bản sắc văn hóa của từng tộc người, từng dân tộc không phải ngẫu nhiên được hình
thành mà đó là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh địa lý, lịch sử và chính trị. Nhìn cụ
thể, các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam sống bên cạnh một đất nước
khổng lồ về dân số, kinh tế, văn hóa và đã nhiều đời luôn hướng đến xâm lược, đồng
hóa Việt Nam. Thử thách chính trị đó đòi hỏi con người Việt Nam muốn giữ vững
độc lập, muốn không bị đồng hóa thì tất yếu phải nuôi dưỡng lòng yêu nước nồng
nàn, phải đoàn kết để tạo nên sức mạnh, phải mềm dẻo, khôn ngoan trong quan
hệ,… Đồng thời, với một hoàn cảnh địa lý và thiên nhiên khắc nghiệt, mưa lũ, bão
gió,… con người muốn tồn tại phải có tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và đoàn
kết cộng đồng để đắp đê chống lụt, trồng cây nuôi rừng, canh tác ruộng nương,
ruộng đồng để cùng nhau tồn tại.
2. Những biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc
- Theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc: “Nói đến bản sắc văn hóa tức là nói đến cái
mặt bất biến của văn hóa trong quá trình phát triển của lịch sử”. Và “cái mặt bất biến
đó luôn được tồn tại sinh động trong một hệ thống những quan hệ của văn hóa và cái
tạo thành tính bất biến của các hệ thống quan hệ này là những nhu cầu của tâm thức
con người Việt Nam”. Xuất phát từ quan niệm tiếp cận này, khi đi sâu tìm hiểu bản
sắc văn hóa Việt Nam, nhà nghiên cứu Phan Ngọc dừng lại ở cấu trúc của hệ thống
yếu tố: Tổ quốc, Gia đình, Thân phận và Diện mạo 17.
- Theo GS TSKH Trần Ngọc Thêm, bản sắc văn hóa cần được tìm hiểu theo
cấu trúc của hệ thống văn hóa gồm bốn thành tố: Hệ văn hóa nhận thức (Gồm kho
tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và về con người); Hệ văn hóa tổ

16
Văn kiện Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 1998, tr. 56. (Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc).
17
Phan Ngọc - Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học, 2002, tr. 34 - 35.
16
chức cộng đồng (những yếu tố liên quan đến tổ chức đời sống tập thể và tổ chức đời
sống cá nhân); Hệ văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên; Hệ văn hóa ứng xử với
môi trường xã hội18.
Ngoài ra, đã và đang còn những quan niệm tiếp cận hệ thống cấu trúc khác
nhau của văn hóa, để qua đó tìm ra bản sắc riêng của từng nền văn hóa dân tộc.
Chẳng hạn, Giáo sư Đào Duy Anh chia văn hóa thành ba bộ phận: sinh hoạt kinh tế,
sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trí thức. Giáo sư Văn Tân lại phân biệt văn hóa vật
chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần. Giáo sư Ngô Đức Thịnh thì tiếp cận văn
hóa qua bốn thành tố: văn hóa sản xuất, văn hóa xã hội, văn hóa tư tưởng và văn hóa
nghệ thuật…
Như chúng ta đều biết, văn hóa là sản phẩm của một chủ thể văn hóa là cộng
đồng người nhất định, trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường tự nhiên và xã hội.
Từ đó, bản sắc văn hóa được nhận định từ cách xử thế, ứng xử của cộng đồng người
đó trong không gian và thời gian, thông qua các mối quan hệ với tự nhiên - xã hội và
mối quan hệ của chính con người với nhau trong nội bộ cộng đồng. Chính vì thế, nói
đến những biểu hiện của bản sắc văn hóa là nói đến những thành tố văn hóa cơ bản
mà qua đó biểu hiện những yếu tố văn hóa bất biến, những giá trị văn hóa khắc họa
nên diện mạo riêng của một tộc người, một dân tộc.
2.1. Ngôn ngữ
Vừa là sản phẩm, vừa là nhân tố cấu thành của văn hóa, ngôn ngữ (bao gồm
tiếng nói và chữ viết) của mỗi tộc người hay dân tộc là dấu ấn rõ nét để góp phần
nhận diện, phân biệt người của cộng đồng này với người của cộng đồng khác.
Đương nhiên, trên tiến trình phát triển lịch sử, khi các dân tộc có sự giao lưu, quan
hệ qua lại thì tất yếu nảy sinh quá trình du nhập các ngữ hệ và tộc người từ nơi này
đến nơi khác, dẫn đến sự nhào trộn, giao thoa, hội tụ và kết tinh văn hóa - tộc người
- ngữ hệ, từ đó làm biến dạng, biến đổi ngôn ngữ hoặc tiếp biến ngôn ngữ để sinh ra
một ngôn ngữ khác.
Trong quá trình thực hiện chức năng của văn hóa, ngôn ngữ là một trong những
phương tiện nòng cốt để đáp ứng nhu cầu giao tiếp, nhu cầu nhận thức và các nhu
cầu khác trong các quan hệ xã hội. Đối với các tộc người hoặc các dân tộc không có
chữ viết, lời nói đóng vai trò quyết định trong việc sáng tạo văn hóa, trao truyền văn
hóa, truyền thống tộc người giữa các thế hệ. Và điều dễ nhận thấy là, thông qua ngôn
ngữ (lời nói, chữ viết), nhiều nét bản sắc văn hóa với các giá trị đặc trưng của văn
hóa tộc người được bộc lộ, được bảo tồn và phát huy trong các mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên - xã hội và giữa con người với nhau.
2.2. Tập quán - Tín ngưỡng - Nghi lễ
Thành tố này của văn hóa cũng là các yếu tố bộc lộ bản sắc văn hóa của một
cộng đồng người nhất định. Thực trạng sinh hoạt xã hội cho thấy, mỗi dân tộc, mỗi

18
Trần Ngọc Thêm - Cơ sở văn hóa Việt Nam, Sđd.
17
tộc người thường có các hệ thống tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ của riêng mình. Đó
là sản phẩm của nhận thức con người trong những môi trường địa lý - tự nhiên và
môi trường xã hội nhất định. Mức độ và trình độ nhận thức để cấu thành nên thành
tố văn hóa này gắn bó chặt chẽ với truyền thống văn hóa của chính dân tộc đó, kể từ
ngọn nguồn đến các chặng đường phát triển kế tiếp nhau trên tiến trình lịch sử.
Thường nhận thấy một số loại sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng - nghi lễ bộc lộ đặc
trưng khác nhau giữa các tộc người, các dân tộc thiểu số:
- Tập quán - tín ngưỡng thờ vật tổ, sùng bái tự nhiên.
- Nghi lễ vòng đời người từ trước khi sinh ra đến sau khi mất đi.
- Các đồ vật dùng cho nghi lễ và các hình thức tế lễ.
2.3. Luật tục, phong tục
Trong đời sống văn hóa cộng đồng, luật tục và phong tục như một thứ thiết
chế văn hóa vô hình, một thứ luật pháp riêng của cộng đồng nhằm thiết lập và được
sự đồng thuận của mọi thành viên tuân theo các điều luật về cung cách, phạm vi,
mức độ ứng xử với tự nhiên, xã hội và quan hệ giữa con người với con người trong
cộng đồng. Ở mỗi dân tộc, mỗi tộc người, các điều luật tục, phong tục cũng khác
nhau, thể hiện quan niệm, quan điểm của người dân trước việc quy định các sự việc,
hiện tượng, điều khiển các hành vi, hành động của từng cá nhân, phục vụ mục đích
bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và ổn định, phát triển đời sống xã hội và gìn giữ
an ninh cộng đồng. Thông qua luật tục, phong tục, dễ nhận thấy bản sắc văn hóa của
từng dân tộc trong quá trình giáo dục nhân cách, đạo đức của con người theo những
chuẩn mực văn hóa nhất định do cộng đồng quy định.
2.4. Lễ hội
Lễ hội là sinh hoạt văn hóa mang tính tổng hợp nhất và là nơi bộc lộ rực rỡ
nhất bản sắc văn hóa của một cộng đồng nhất định. Quy tụ tại đây mọi loại hình tín
ngưỡng, mọi sắc thái trang phục, sinh hoạt dân ca, trò chơi dân gian, và các hình thái
nghi lễ của tộc người, của dân tộc. Có thể nói, lễ hội là nơi bảo lưu rõ nét nhất cho
bản sắc văn hóa một dân tộc, một cộng đồng người trong một không gian văn hóa
nhất định.
2.5. Trang phục - trang sức
Mỗi cộng đồng dân tộc, tộc người thường sáng tạo ra một loại trang phục riêng
cho mình. Trang phục là nơi thể hiện ý thức thẩm mỹ, nhu cầu thẩm mỹ và là nơi gửi
gắm những nhận thức về thế giới tự nhiên và xã hội cũng như môi trường sống nói
chung thông qua các biểu tượng hoa văn, màu sắc, hình ảnh được thêu trên áo, quần
và các đồ trang sức khác nhau. Nhìn vào trang phục và cách trang sức ta có thể dễ
nhận ra bản sắc văn hóa của một tộc người, của một dân tộc.
2.6. Trò chơi dân gian
Các hoạt động trò chơi dân gian trong đời sống thường nhật hay trong các hoạt
động lễ tiết, lễ hội của các dân tộc cũng nhận thấy những bản sắc văn hóa riêng theo

18
quan niệm và sáng tạo của người dân, đáp ứng nhu cầu giải trí, giáo dục thể chất và
truyền dạy các tri thức về tự nhiên, xã hội hay gửi gắm những khuyên răn về nhân
cách, đạo đức của thế hệ trước với thế hệ sau. Trong số các trò chơi dân gian, bao
giờ cũng có những trò chơi nhất định được coi như “sáng tạo riêng” của một cộng
đồng nhất định, được sản sinh ra sao cho phù hợp với điều kiện sống và nhu cầu của
chính cộng đồng đó.
2.7. Nhà cửa - kiến trúc
Ngôi nhà chính là nơi/ tấm gương phản ánh truyền thống văn hóa của một tộc
người, một dân tộc. Sự hiện diện của cách kiến trúc và hình thức kiến trúc từ một ngôi
nhà cụ thể không chỉ nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt, tránh mưa nắng, mà còn thể hiện
những tín ngưỡng, tập tục, những nhận thức về cách ứng xử với môi trường tự nhiên
và quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo. Đối với các tộc người, dân tộc miền núi, bản
sắc văn hóa từ sự hiện diện của loại hình văn hóa vật thể này còn thể hiện rõ cả ở
những khu nhà mồ, nhà kho, nhà bếp…
2.8. Sinh hoạt văn hóa nghệ thuật trình diễn
Trong số 53 dân tộc thiểu số anh em trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt
Nam, số lượng các làn điệu, các thể loại dân ca rất phong phú. Mỗi dân tộc đều sáng
tạo được cho mình những thể loại dân ca với các làn điệu độc đáo, tạo nên bản sắc
riêng, phản ánh tâm tư, tình cảm và đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Song
hành cùng môi trường sinh hoạt văn hóa dân gian là các hình thức nghệ thuật cổ
truyền, thể hiện các thủ pháp nghệ thuật đa dạng, phong phú, in đậm lối tư duy,
khiếu thẩm mỹ của từng dân tộc. Ngoài ra, ngân vang cùng lời ca tiếng hát của các
dân tộc là hàng loạt các hệ thống nhạc cụ được người dân sáng tạo từ nguyên vật liệu
của vùng đất mình cư trú, góp phần tạo ra diện mạo của nghệ thuật âm thanh và nghệ
thuật trình diễn mỗi nơi một vẻ, mang bản sắc độc đáo, đại diện cho bản làng, vùng,
miền, tạo ra những truyền thống âm nhạc dân tộc quý báu.

III. VÙNG VĂN HÓA


1. Khái niệm vùng văn hóa
- Khái niệm “vùng văn hóa” và lý thuyết “vùng văn hóa” được đề xướng bởi
nhà văn hoá học người Đức Robert Frizt Greebner (1877 - 1934) vào cuối thế kỷ XIX.
Tuy nhiên, lý thuyết này vẫn mới chỉ là biểu hiện của một xu hướng nghiên cứu trên
cơ sở của trường phái “truyền bá văn hóa”, chỉ ra văn hóa là một tập hợp những bản
chất hoặc nhân tố, từ đó có những khu vực tương đồng văn hóa với nhau. Trong khi
đó, sự phát triển của ngành địa lý - lịch sử đã tạo điều kiện cho các nhà nhân học văn
hóa đi sâu vào việc khám phá bản chất thực thụ của văn hóa, từ đó xác định rằng, về
bản chất, các dân tộc không đi theo một con đường tiến hóa đồng nhất mà văn hóa
của mỗi dân tộc thường được nảy sinh, tồn tại trong những hoàn cảnh địa lý khác
nhau, dẫn đến quá trình sáng tạo ra những nền văn hóa của mình theo một vận động
lịch sử đặc thù. Các nhà nhân học Mỹ đã tạo dựng cơ sở lý thuyết cho trường phái
19
“địa lý học - lịch sử”, “địa văn hóa” trong nghiên cứu văn hóa. Kế thừa kết quả
nghiên cứu này, nhà dân tộc học người Mỹ Ch.Wissles đã đưa ra lý thuyết về “khu
vực văn hóa”, khẳng định vai trò sáng tạo của các tộc người, các dân tộc tùy theo
những hoàn cảnh địa lý - khí hậu và điều kiện xã hội khác nhau. Trong khi đó, vào
đầu thế kỷ XX, các nhà dân tộc học Xô Viết đã đề xuất lý thuyết về “khu vực lịch sử
- văn hóa”, đi đến xác định sự hiện diện của một vùng địa lý mà ở đó, do các điều
kiện sống, trình độ nhận thức, phát triển kinh tế - xã hội tương đồng cùng vận mệnh
lịch sử đã hình thành nên những đặc trưng văn hóa chung về vật chất cũng như tinh
thần. Đó là quan niệm mang tính lý thuyết khoa học về vùng văn hóa nói chung.
- Từ thập niên 70 của thế kỷ XX trở lại đây, theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh, “Việc
sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn các công trình văn hóa đã bắt đầu thể hiện rõ
khuynh hướng nhìn nhận văn hóa theo vùng, tức là không gian tồn tại của các nền
văn hóa hay từng yếu tố văn hóa. Hơn thế nữa, đây không còn là cảm nhận hay
những ý niệm mà từng bước nâng lên thành các khái niệm và lý thuyết khoa học” 19.
Xét cho cùng, “vùng văn hóa” là một không gian văn hóa nhất định, được tạo
thành bởi các đơn vị dân cư trên một phạm vi địa lý của một hay nhiều tộc người,
sáng tạo ra một hệ thống các dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái tâm lý cộng
đồng, thể hiện trong môi trường xã hội nhân văn thông qua các hình thức ứng xử của
con người với tự nhiên, xã hội và ứng xử với nhau trên một tiến trình lịch sử phát
triển lâu dài.
Có hai loại yếu tố tạo ra bản sắc văn hóa vùng (hoặc đặc trưng nổi bật của một
vùng văn hóa):
Một là, yếu tố về môi trường sinh thái - tự nhiên mà từ đó sinh ra/ quy định
cách thức cư trú, canh tác, đấu tranh sinh tồn và phát triển.
Hai là, yếu tố chứa đựng các hình thức biểu hiện văn hóa của con người, tạo ra
cung cách nhận thức - hoạt động riêng, tạo ra nếp sống, phong tục tập quán, văn
học nghệ thuật, ngôn ngữ và các quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa,… giữa nội bộ
cộng đồng hay với cư dân của các vùng đất/ địa phương khác.
2. Phân vùng văn hóa ở Việt Nam
Trên cơ sở kế thừa và mở rộng quá trình nghiên cứu vùng văn hóa, một số nhà
nghiên cứu văn hóa đã quan tâm đến việc phân vùng để tạo cơ sở cho việc nhận diện
và tiếp cận những đặc trưng, bản sắc văn hóa ở các không gian văn hóa khác nhau.
Cũng do quan niệm của chủ quan cá nhân mà hiện tại, việc phân chia vùng văn hóa ở
Việt Nam chưa có sự thống nhất hoặc so lệch nhau. Có thể nhận thấy một số dạng
phân chia sau đây:
* GS.TS. Ngô Đức Thịnh, trong công trình khoa học Văn hóa vùng và phân vùng
văn hóa ở Việt Nam (1993) do ông làm chủ biên, đã cho rằng Việt Nam có 7 vùng
văn hóa:

19
Ngô Đức Thịnh (chủ biên) - Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb. KHXH, H, 1993, tr. 81.
20
- Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ.
- Vùng văn hóa Việt Bắc.
- Vùng văn hóa Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ.
- Vùng văn hóa đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ.
- Vùng văn hóa duyên hải Trung và Nam Trung Bộ.
- Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên.
- Vùng văn hóa Gia Định - Nam Bộ.
* GS. Đinh Gia Khánh và nhà thơ Huy Cận khi chủ biên công trình Các vùng
văn hóa VIệt Nam (1995) đã chia ra 9 vùng văn hóa:
- Vùng văn hóa đồng bằng miền Bắc.
- Vùng văn hóa Việt Bắc.
- Vùng văn hóa Tây Bắc.
- Vùng văn hóa Nghệ Tĩnh.
- Vùng văn hóa Thuận Hóa - Phú Xuân (xứ Huế).
- Vùng văn hóa Nam Trung Bộ.
- Vùng văn hóa Tây Nguyên.
- Vùng văn hóa đồng bằng miền Nam.
- Vùng văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
* GS. Huỳnh Khái Vinh và Nguyễn Thanh Tuấn trong công trình Chấn hưng
các vùng và tiểu vùng văn hóa ở nước ta hiện nay (1995) đã chia ra 8 vùng văn hóa:
- Vùng văn hóa miền núi phía Bắc.
- Vùng văn hóa Tây Bắc.
- Vùng văn hóa đồng bằng sông Hồng.
- Vùng văn hóa Bắc Trung Bộ (khu IV cũ).
- Vùng văn hóa duyên hải Nam Trung Bộ.
- Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên.
- Vùng văn hóa Đồng Nai - Gia Định (Đông Nam Bộ).
- Vùng văn hóa đồng bằng sông Cửu Long.
* Gs. Trần Quốc Vượng trong công trình Cơ sở văn hóa Việt Nam do ông làm
chủ biên (1997) đã chia ra 6 vùng văn hóa:
- Vùng văn hóa Tây Bắc
- Vùng văn hóa Việt Bắc
- Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
- Vùng văn hóa Trung Bộ
- Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên
- Vùng văn hóa Nam Bộ.
Nhìn chung, cách phân chia các vùng văn hóa của các nhà khoa học trên đây, về
cơ bản vẫn mang tính thống nhất về những không gian văn hóa chủ yếu. Sự khác

21
nhau thể hiện ở quan niệm về các vùng văn hóa và tiểu vùng văn hóa lồng trong một
không gian văn hóa mà thôi.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu trên, có thể đi đến đồng thuận với cách phân
chia các vùng văn hóa của GS. Trần Quốc Vượng kết hợp với việc nhìn nhận trong
đó sự tồn tại của các tiểu vùng văn hóa, mà như cách gọi dân gian, nhiều khi tương
đương với khái niệm “xứ” (xứ Huế, xứ Thanh, xứ Lạng, Xứ Đoài, xứ Kinh Bắc, Xứ
Đồng Nai, xứ Quảng…).
3. Vùng văn hóa các dân tộc thiểu số và các bản sắc văn hóa chủ yếu
Một đặc điểm chung của các vùng văn hóa thuộc vùng đất của 53 dân tộc
thiểu số cư trú là, về mặt địa hình, đa số thuộc vùng núi có nhiều thung lũng, lòng
chảo; về mặt xã hội, đây là các vùng đất cư trú của nhiều dân tộc sống đan xen, có
quan hệ giao lưu chặt chẽ về mặt kinh tế và văn hóa trên một tiến trình lịch sử lâu
dài. Chính vì vậy, khi đi sâu giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc, chỉ có thể dừng
lại ở các yếu tố/ thành tố văn hóa mang tính tiêu biểu của những dân tộc, tộc người
giữ vai trò đại diện cho bộ mặt, đặc trưng của văn hóa vùng, trên cơ sở định hướng
cho học sinh phổ thông nhận thức chung về các biện pháp, giải pháp để có ý thức bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, phù hợp với tiến trình
phát triển chung của văn hóa cộng đồng quốc gia đa dân tộc hiện tại và lâu dài.
3.1. Vùng văn hóa Tây Bắc
Khu vực địa lý nằm về phía tây bắc thủ đô Hà Nội, bao gồm các tỉnh Lai
Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, là nơi cư trú, làm ăn từ lâu
đời của hơn 20 dân tộc anh em như Thái, Mông, Dao, Mường, Khơ Mú, La Ha…
Là vùng đất của núi non hiểm trở điệp trùng kế tiếp nhau cùng khí hậu có phần
khắc nghiệt, sông suối nhiều thác lũ, Tây Bắc hiện ra với dáng vẻ hùng tráng và là
mảnh đất nảy sinh nuôi dưỡng cho nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc của đồng bào các
dân tộc. Đây là vùng đất có nhiều di tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Dấu
tích chiến trường Điện Biên, bên cạnh là những thành bản Phủ, đèo Pha Đin, hồ Pá
Khoang, hang Thẩm Púa,… Ngược lên Lai Châu, có thể thăm dinh Đèo Văn Long,
hang Tiên Sơn, thác Tắc Tinh, sang Sơn La thăm chùa Chiền Viện, hang Thẩm Ké,
kề bên là địa danh Sa Pa lừng danh của Lào Cai. Xuôi về phía tây-nam, thăm suối
nước khoáng Kim Bôi, hồ thuỷ điện Hòa Bình, hang Con Moong Thanh Hóa, vườn
Pù Mát Nghệ An,… Trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ trải rộng - dài đó, có thể
dừng lại để khắc họa vẻ đẹp và giá trị của một số yếu tố văn hóa tạo ra bản sắc văn
hóa riêng của núi rừng Tây Bắc vốn đã hiện tồn qua nhiều thế kỷ, trở thành kho tàng
di sản văn hóa quý báu của các dân tộc cư trú nơi đây.
3.1.1. Về nhà ở và nề nếp gia đình
Nhà ở và quan hệ sinh hoạt trong không gian gia đình của người Thái như đại
diện tiêu biểu cho nghệ thuật và kỹ thuật xây dựng, kiến trúc nơi cư trú và truyền
thống gia phong của đồng bào các dân tộc trong vùng. Là dân tộc có số dân đông

22
nhất vùng Tây Bắc, trình độ dân trí cao và đời sống sinh hoạt tiếp cận với nếp sống
văn minh nên người Thái có ảnh hưởng văn hóa khá mạnh đối với các tộc người khác
trong vùng. Bên cạnh việc sáng tạo ra nếp nhà sàn Thái khum hình mai rùa độc đáo,
người Thái còn được các tộc người khác quý trọng, học tập ở nề nếp quan hệ trong gia
đình, tính hiếu khách, sống chân thật, văn minh và hòa thuận với láng giềng, tôn trọng
người già, thương yêu con trẻ, giúp đỡ nhau…
3.1.2. Về sinh hoạt nghệ thuật trình diễn
Hầu như các dân tộc của vùng Tây Bắc đều có “đặc sản văn hóa” về lĩnh vực
sinh hoạt nghệ thuật - trình diễn/ diễn xướng. Trước hết phải kể đến Xòe Thái với
Xòe điệu của người Thái trắng ven sông Đà, xòe vòng. “Xòe” là đặc trưng nghệ
thuật múa Thái, từ lâu đã trở thành biểu tượng của văn hóa Tây Bắc, với 32 điệu xòe
do các cô gái múa trong tiếng tính tẩu Thái dịu dàng, say đắm của các chàng trai. Đi
theo các điệu xòe vừa sôi nổi, vừa dịu dàng là sự hiện diện của chiếc khăn Piêu và
túi thổ cẩm với đường nét hoa văn tinh tế cùng hàng loạt nhạc cụ được chế tác bằng
tre, bằng đồng hay bằng bạc như Pípặp, khèn bè, đàn tính Tẩu Thái. Trong khi đó,
người H’Mông nổi tiếng với điệu múa khèn, kèn môi, thổi sáo làm cho các phiên
chợ tình lừng danh vì hấp dẫn và kỳ thú. Người Mường rộn ràng trong các điệu múa
bông và đâm đuống cùng những đêm âm vang tiếng cồng chiêng bên bếp lửa đợi sẵn
rượu cần… Có thể nói, bản sắc văn hóa rõ nét nhất của vùng Tây Bắc là các điệu
múa dân tộc, trong đó điệu múa sạp đã thành nhịp cầu chung của hầu hết các dân tộc
nơi đây trong mỗi kỳ giao lưu sinh hoạt văn hóa.
3.1.3. Về lễ hội
Người dân các dân tộc nơi đây luôn thể hiện bản sắc tổng hợp của văn hóa dân
tộc qua các kỳ lễ tiết, lễ hội trong năm. Đó là hội Hoa ban, hội Xên bản, Xên Mường
(cầu mùa, cầu phúc), Hội Hạn Khuống (giao duyên), lễ hội cầu mưa của người Thái;
đó còn là hội Xéc bùa (cồng chiêng), lễ cầu mát của người Mường; Hội Mừng măng
mọc của các dân tộc La Hư, Khơ Mú, Mảng; hội Pin Pang người Thái trắng, lễ cúng
bản người Cống, hội tung còn người Tày, hội đền Bản Phủ và nhất là lễ hội kỷ niệm
Chiến thắng Điện Biên Phủ của cộng đồng các dân tộc Tây bắc hàng năm.
3.1.4. Về bản sắc trong văn hóa nghệ thuật
Nói đến vùng văn hóa Tây Bắc là nói đến quê hương của các truyện thơ dân
gian. Hầu như mỗi tộc người trong vùng đều có một kho tàng sáng tác ngôn từ đa
dạng về thể loại, phong phú trong cách diễn xướng hoặc các lời cầu khấn, các bài
văn vần truyền dạy đạo đức cho con cái, các thần thoại, đồng dao, cổ tích… Có thể
nói, Tây Bắc là quê hương của các bản trường ca và những tập dân ca đồ sộ, nơi
chứa đựng, phản ánh một cách sinh động đời sống sinh hoạt xã hội và cuộc sống tinh
thần của con người miền núi. Khơi dậy lòng tự hào của thế hệ trẻ bằng cách trao
truyền cho nhau vốn văn hóa quý báu này là góp phần đắc lực vào bảo tồn ngôn ngữ
các dân tộc, bảo tồn kinh nghiệm ứng xử với tự nhiên, xã hội và con người trong quá

23
khứ, khai thác phục vụ cho đời sống văn hóa hiện tại và mai sau. Nhiều bản trường
ca ra đời từ Vùng đất Tây bắc nhưng đã được giới thiệu với bạn đọc muôn phương,
như Táy pú xớc (dõi theo bước đường chinh chiến của ông cha) kể về quá trình lịch
sử của người Thái vào vùng đất này, Tẻ tất tẻ nác (Đẻ đất đẻ nước) của người
Mường, Xống chụ xôn xao (Tiễn dặn người yêu) của người Thái, Tiếng hát làm dâu
của người H’Mông,…Đây là những báu vật bằng ngôn từ của các dân tộc truyền từ
bao đời, góp giá trị đặc sắc vào kho tàng văn học nước Việt.
3.1.5. Về các trò chơi dân gian
Có lễ hội là có trò chơi dân gian. Sự phong phú của các lễ hội vùng Tây Bắc là
minh chứng cho sự sinh tồn đa dạng của các trò chơi dân gian của con người các dân
tộc, từ ném còn, đánh đu, đánh mảng, đến hàng loạt trò chơi khác vô cùng sinh động,
thông minh, hấp dẫn ở các làng bản.
3.1.6. Về các nghề thủ công
Nói đến con người Tây Bắc là nói đến sự
thông minh, khéo tay của người phụ nữ
trong việc thêu thùa và thuần thục bên
khung cửi. Sắc màu rực rỡ qua những bộ
trang phục, trang sức, các đồ gia dụng
như chăn, màn, túi xách… như sự khoe
sắc của tài năng và trí tuệ con người,
thông qua cách pha màu, bố cục, trang trí
của các họa tiết, hoa văn. Nổi bật trong
hệ thống các nghề thủ công của đồng bào
các dân tộc Tây Bắc là nghề dệt của
người Thái và người Mường. Những
chiếc khăn Piêu, những túi thổ cẩm,
những bộ trang phục Thái đã minh chứng Y phục người H’Mong huyện Bắc
Hà,tỉnh Lào Cai (ảnh Phan Thị Lạc)
cho con mắt thẩm mỹ và tài khéo tay của
các cô gái từ bao đời nay.
Cạp váy hoa văn Mường đã thành đề tài nghiên cứu của nhà dân tộc học Từ
Chi, trở thành công trình khoa học có giá trị.
3.2. Vùng văn hóa Việt Bắc và Đông Bắc Bộ
Là vùng đất có địa hình tuy hiểm trở nhưng ít bị chia cắt như Tây Bắc, bao
gồm 6 tỉnh của chiến khu năm xưa (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Hà Giang) và một phần tây bắc Quảng Ninh, đông bắc Bắc Giang.
Việt Bắc và Đông Bắc Bộ là xứ sở của nguồn tài nguyên trong lòng đất. Với hơn hai
chục dân tộc cư trú, vùng đất này mang dặc trưng văn hóa chủ đạo là văn hóa Tày -
Nùng vì số dân cư đông đúc và nếp sinh hoạt văn hóa, văn minh mang tính cộng
đồng cao, có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng đến các dân tộc khác trong quá trình giao

24
lưu kinh tế-văn hóa trong lịch sử, bên cạnh các dân tộc có cư dân ít hơn là Sán Chay
(Cao lan, Sán chí), Dao, H’Mông, Lô Lô… Sống trên mảnh đất có địa hình được
thiên tạo ban cho, dưới bàn tay phục sức thêm kèm theo những câu chuyện thơ
mộng, nhiều danh lam ở Việt Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đã trở nên có hồn, cuốn hút
triệu triệu bước chân du khách hành hương. Đó là những động Tam Thanh, Nhị
Thanh, sông Kỳ Cùng, núi Vọng Phu hiện ra nàng Tô Thị, ải Nam Quan và ải Chi
Lăng mang đầy chiến công bất tử. Đó còn là hang Pác Pó và suối Lê Nin - núi Các
Mác, thành cổ nhà Mạc ở Cao Bằng, hồ Ba Bể ở Bắc Cạn, vịnh Hạ Long kỳ thú ở
Quảng Ninh. Đó còn là cổng trời ở Đồng Văn – Hà Giang, Đền Bảo Hà, đền Mẫu ở
Lào Cai, đình Tân Trào - Hồng Thái ở Tuyên Quang, hồ Thác Bà, đền Đông Cuông
ở Yên Bái, hồ Núi Cốc, đền Đuổm, chùa Hang ở Thái Nguyên,… Đã hàng nghìn
năm có các cửa ngõ thông thương với phương Bắc, lịch sử của cư dân Việt Bắc -
Đông Bắc đồng thời cũng là tiến trình của nhiều nghìn năm dựng nước và giữ nước,
gắn chặt với vận mệnh của toàn dân tộc. Chính vì thế, thiên nhiên và con người nơi
đây đã tạo xây được một truyền thống văn hóa giàu bản sắc, trong đó có những tiểu
vùng văn hóa độc đáo như xứ Lạng, xứ Tuyên. Có thể nhận diện một số yếu tố mang
bản sắc văn hóa của vùng đất này:
3.2.1. Về những lễ hội tiêu biểu
- Lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng), hội Lồng Shuông, hội Then, hội Mẹ Trăng,
Xòe của người Tày ở Lạng Sơn.

- Lễ Lập Tịch (vào họ), hội Quá


Tang (cấp sắc), hội Đạp Ca (giẫm cỏ
non mùa xuân) của người Dao ở
Thái Nguyên, Bắc Cạn.
- Lễ hội Gầu Tào (chơi đồng),
hội Sán Sải (chơi núi) của người
H’Mông ở Hà Giang, Tuyên Quang.
- Lễ hội giao duyên mùa xuân
của người Sán Dìu…
Lễ hội xuống đồng của người Cao Lan
ở Định Hóa, Thái Nguyên (ảnh Bùi Quang
Thanh)
3.2.2. Về sinh hoạt nghệ thuật
Nổi tiếng là nghệ thuật múa lân, múa sư tử, hát Sli của người Tày, hát Lượn của
người Nùng, hát Sình ca của người Sán Chay (Cao lan – Sán chí), hát Gầu Plênh trữ
tình của người H’Mông…
3.2.3. Về các trò chơi dân gian

25
Vùng Việt Bắc nổi tiếng với các sinh hoạt vui chơi, giải trí, rèn luyện thể chất
thông qua các trò chơi dựng nêu, ném còn, ném Papáo, đua ngựa, bắn nỏ, đánh cờ
người…
3.2.4. Về văn hóa chợ phiên của vùng Việt Bắc
Đó là thời điểm của những cuộc giao lưu kinh tế và văn hóa, đặc biệt là những
cuộc gặp gỡ, giao duyên của nam thanh nữ tú với sự sôi động của kỳ sinh hoạt ca hát
dân ca, đi tìm bạn đời và những buổi chợ tình thấm đẫm chất nhân văn. Lấy môi
trường giao lưu kinh tế (chợ) để tạo ra không khí sôi động của một kỳ chơi hội, đó là
“thời cơ” để con người trình diễn trang phục, lấy trình diễn văn nghệ dân gian nhằm
bộc lộ tâm tư nỗi niềm và đương nhiên đó cũng là “thời điểm mạnh” để nhận ra bản
sắc văn hóa độc đáo giữa núi rừng Việt Bắc. Đây là hình thức sinh hoạt xã hội cộng
đồng vô cùng độc đáo, thời điểm hấp dẫn cho nam thanh nữ tú từ các bản làng hẹn
nhau về tụ hội tại các thị tứ, thị trấn để gặp gỡ, giao duyên. Người dân Việt Bắc
thường tự hào về sự sôi động của những chợ Kỳ Lừa, chợ Đồng Đăng, chợ Đồng
Mỏ, chợ Thất Khê,… Nổi bật cho văn hóa chợ vùng Việt bắc là chợ tình Khau Vai
(Hà Giang), tuy mỗi năm chỉ họp một lần nhưng đây là phiên chợ thấm đẫm chất
nhân văn, góp phần xoa dịu nỗi đau cho bao số phận bởi những ngang trái nhân
duyên và tạo ra thời cơ đặc biệt cho con người tìm lại niềm vui sau một năm vất vả
với bát cơm manh áo !
3.2.5. Về các di tích lịch sử và truyền thống cách mạng của chiến khu
Việt Bắc là mảnh đất lịch sử - cách mạng đặc biệt, gắn liền với kháng chiến 9
năm chống Pháp, nơi đóng đại bản doanh của nhiều cơ quan đầu não của Đảng, Nhà
nước và chính phủ Việt Nam, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những di tích cách
mạng kèm theo những hệ thống truyện kể về các chiến sỹ cách mạng, các lãnh tụ
cách mạng là một phần di sản văn hóa cách mạng quý báu cần được khai thác để
giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay. Địa danh an toàn khu Việt Bắc (ATK) đã bồi đắp
thêm cho bản sắc văn hóa vùng Việt Bắc những ký ức văn hóa độc đáo, góp phần tạo
ra niềm tự hào của đồng bào các dân tộc về truyền thống lịch sử - văn hóa của mình.
Hàng loạt các di tích lịch sử văn hóa kéo dài từ Cao Bằng (Thác bản Dốc, Hang Pác
Pó, suối Lênin, rừng Trần Hưng Đạo,…) đến khu Sơn Dương – Tuyên Quang với
mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào và cụm di tích Đèo De của Định Hóa – Thái
Nguyên… như những địa chỉ hấp dẫn cho các thế hệ học sinh các cấp từ muôn nơi
về tham quan, học tập.
3.3. Vùng văn hóa Trung Bộ
Về cơ bản, có thể đồng thuận với quan điểm của cố GS Trần Quốc Vượng về
phạm vi của vùng văn hóa Trung Bộ, bao gồm lãnh thổ, các đảo và quần đảo của các
tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay.

26
Là vùng đất có địa hình eo hẹp, nằm ép kéo dài giữa dãy Trường Sơn với biển
Đông, chứa đựng cả 3 loại hình văn hóa: văn hóa biển, văn hóa đồng bằng và văn
hóa núi, miền Trung Bộ vì thế nằm trong khu vực có khí hậu khô nóng, gió bão và lũ
lụt khắc nghiệt, môi trường sinh thái vì thế đa dạng, phức tạp. Cũng từ địa hình tự
nhiên khắc nghiệt này, vùng đất miền Trung đã kết hợp với mồ hôi và xương máu
con người để tạo nên nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, như khu danh thắng di sản
thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, địa đạo Vĩnh Mốc, đèo Hải Vân, cùng hàng loạt
những cửa biển, các di tích gắn với lịch sử mở nước tiến về phương Nam từ xa xưa.
Với điều kiện địa lý phức tạp và lịch sử hình thành mang tính đặc thù, hơn một
chục dân tộc cư trú dọc dải đất miền Trung đã vì thế sáng tạo ra cho nền văn hóa dân
tộc Việt Nam diện mạo của 3 xứ văn hóa, hình thành nên đặc trưng riêng của vùng
văn hóa Trung Bộ.
3.3.1. Tiểu vùng văn hóa xứ Huế
Huế là địa danh được chọn làm thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô một thời
của cả nước. Trải qua tiến trình lịch sử, vùng Trung Bộ - mà Huế là một trong những
điểm hẹn quan trọng - là trạm trung chuyển, đất dừng chân trước khi người Việt
vượt Hải Vân tiến sâu vào Nam mở cõi, lại là nơi diễn ra sự giao lưu trực tiếp giữa
người Việt với người Chăm và các dân tộc khác từ ven dải Trường Sơn xuống; và
đặc biệt là nơi có trung tâm chính trị văn hóa kéo dài hàng trăm năm trong lịch sử,
thành kinh đô của 3 vương triều: chúa Nguyễn, Tây Sơn, nhà Nguyễn và là kinh đô
của cả nước.
Mang đặc điểm riêng biệt về tự nhiên và lịch sử, xứ Huế đã tạo cho mình một
đời sống văn hoá vật chất và tinh thần mang bản sắc đặc biệt.
Nói đến Huế là nói đến cảnh đẹp thơ mộng và nền văn hóa cung đình gắn với
nhiều di tích lịch sử - văn hóa danh tiếng, hình thành nên một kho tàng văn hóa vật
thể và phi vật thể phong phú và quý báu của dân tộc, trong đó có những di sản đã
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Huế là nơi quy tụ nhân tài, vật lực của cả nước một thời, nơi hội tụ của các nền
văn hóa mang bản sắc dân tộc đa dạng, từ văn hoá Chăm đến văn hóa của các dân
tộc khác như Mường, Vân Kiều, Cơ Tu…
3.3.2. Tiểu vùng văn hóa xứ Quảng
Nằm ở vị trí Nam Trung Bộ, cư dân các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi đã tạo dựng cho mình một diện mạo văn hóa riêng, với những biểu hiện của cốt
cách, dáng vẻ độc đáo trong đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần trong suốt chiều
dài lịch sử trên dưới 400 năm nay. Đây là vùng đất cư trú, giao lưu của người Việt
với người Chăm, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng và Co. Các yếu tố văn hoá mang bản
sắc văn hóa các dân tộc thiểu số có thể thấy:
- Khu Tháp Mỹ Sơn và dấu tích của trung tâm văn hóa Chăm một thời cực
thịnh và văn minh tại Quảng Nam.

27
- Khu phố cổ Hội An, nơi bảo tồn chứng tích cho những giai đoạn lịch sử giao
lưu và thông thương kinh tế-văn hóa sầm uất trải dài nhiều thế kỷ, trở thành một
trong hai di sản thế giới của xứ Quảng.
- Kiến trúc và sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng của người Cơ Tu trong ngôi nhà
Gươl.
- Các lễ hội của đồng bào các dân tộc ở xứ Quảng
3.3.3. Tiểu vùng văn hóa xứ Tháp Chàm
Có thể nói, kéo dài từ Quảng Nam đến Bình Thuận, không gian văn hóa và
cũng là bản sắc văn hóa của vùng đất này là sự hiện diện của hàng chục ngôi tháp
Chăm, dấu vết của một nền văn hóa rực rỡ, cực thịnh trong lịch sử. Gắn bó với thế
giới của những ngôi tháp đó còn là hệ thống phong phú các tượng đá, phù điêu, trụ
đá, bia đá với kiểu cách kiến trúc và ý thức thẩm mỹ độc đáo và sôi động, hấp dẫn
trong môi trường sinh hoạt xã hội là sự hiện tồn của hàng loạt các nghi lễ, tín
ngưỡng cùng các lễ hội, nơi bộc lộ những dáng vẻ văn hóa trang phục, ẩm thực và
các hình thức sinh hoạt nghệ thuật, diễn xướng,… phản ánh một cách sinh động bộ
mặt văn hóa hợp lưu của các yếu tố biển, sông, đầm, đồng bằng, núi non trong mối
quan hệ chặt chẽ giữa các dân tộc.

Tháp Chàm ở Ninh Thuận (ảnh PTL) Dệt thổ cẩm


của người Chăm Ninh Thuận (ảnh PTL)

Bên cạnh các hệ thống Tháp và Đền, văn hóa Chăm còn để lại làm minh chứng
với lịch sử bằng hệ thống các thành luỹ, kinh thành và những trung tâm tín ngưỡng
độc đáo, như Thành Lồi (Thừa Thiên - Huế), thành Trà Kiệu (Quảng Nam), thành
Châu Sa (Quảng Ngãi), thành Đồ Bàn, Thị Nại (Bình Định), thành Hồ (Phú Yên).
Và đi theo đây là những thành tựu rực rỡ của nền nghệ thuật điêu khắc đá Chăm Pa,
minh chứng cho thời kỳ phục hưng của nền văn minh kỳ diệu trên dải đất miền
Trung khắc nghiệt.
Nói đến tiểu vùng văn hóa Tháp Chàm là nói đến thành tựu nghệ thuật diễn
xướng của người Chăm được bảo lưu trong các điệu múa Chăm như múa quạt, múa

28
đội nước, múa kiếm, múa vải chài, múa khăn,… cùng những điệu dân ca giao duyên
hấp dẫn lòng người.
Ngoài những nét bản sắc văn hóa của các tiểu vùng được nêu trên đây, vùng
đất của sự giao thoa giữa núi và biển khăng khít, kéo dài đã tạo ra nét bản sắc văn
hóa biển và sông nước, thể hiện qua một số lễ hội nổi tiếng khu vực miền Trung,
như Lễ hội nghinh ông (tục thờ cá Voi) cùng hàng trăm điệu hò sông nước mái nhì,
mái đẩy, mái ô,…
Trong không gian của văn hóa biển và sông nước ấy, các hình thức sinh hoạt
văn hóa dân gian cũng vô cùng phong phú, với hàng loạt các sinh hoạt tế lễ Thành
hoàng, tế Tiền hiền, tế Tổ sư, lễ cầu ngư, lễ hội mùa và các loại lễ tục tôn giáo khác.
Có thể liệt kê một số địa danh tiêu biểu: Lễ hội cầu ngư, hội bơi trải, hội hò khoan ở
Bảo Ninh, Quảng Bình; lễ Nghinh Ông, lễ rước Cộ ở Quảng Nam; hội đi săn ở
Thượng Phước Quảng Trị; lễ hội Cầu Bông Hội An; lễ hội Điện Hòn Chén, Tháp Bà
Nha Trang; lễ hội Ka Tê Ninh Thuận; lễ hội Tây Sơn Bình Định; lễ hội thả diều
Thừa Thiên,…
3.4. Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên
Trong cộng đồng đa dân tộc Việt Nam, không có vùng văn hóa nào mang đặc
trưng riêng biệt và rõ nét như vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên, hay rõ hơn là
vùng văn hóa Tây Nguyên (bao gồm các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Gia Lai, Đắc
Lắc, Công Tum). Kéo dài theo thềm đất - núi của sườn phía đông dãy Trường Sơn từ
khoảng đèo Ngang cho đến hết cao nguyên Lâm Đồng, với hợp cư của hơn 20 dân
tộc thiểu số anh em, địa hình của Trường Sơn - Tây Nguyên bao gồm các miền núi
cao, những cao nguyên khá bằng phẳng và các thung lũng dài rộng nằm giữa các
vòng cung núi, nơi khởi nguyên cho nhiều dòng sông tỏa về Trung Trung Bộ, Nam
Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Từ đặc điểm địa hình độc đáo đó, miền đất Tây Nguyên
đã hào phóng có được những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, như núi Chơ Hơ Rông,
núi Lang Bian, đèo Ngoạn Mục, thác Yali và hàng loạt địa danh của Đà Lạt vốn đã
ngót trăm năm nay thu hút du khách trong, ngoài nước quần tụ.
Các dân tộc cư trú ở Trường Sơn - Tây Nguyên quen sinh sống bằng hai
phương thức sản xuất: làm ăn theo lối canh tác nương rẫy và săn bắn, hái lượm. Đó
là biểu hiện dấu vết của xã hội công xã nguyên thủy trong giai đoạn đầu của quá
trình phân hóa giai cấp.

29
Đặc điểm văn hóa nổi
bật nhất của vùng Trường
Sơn - Tây Nguyên là sinh
hoạt văn hóa cồng chiêng. Có
thể nói, cồng chiêng đã len
lỏi vào mọi ngõ ngách của
đời sống sinh hoạt xã hội -
buôn làng của các tộc người
trên tiến trình của lịch sử đời
người “từ chiếc nôi đến
nghĩa địa”.

Lễ hội Cồng chiêng ở Tây Nguyên (ảnh BQT)


Mọi sinh hoạt của chu kỳ nghi lễ vòng đời người đều gắn với cồng chiêng. Âm
thanh của thứ nghệ thuật độc đáo mang bản sắc Tây Nguyên vang lên khắp nơi, từ
chọn đất phát nương đến làm nhà, sửa nhà, cầu an cho lúa, hội mừng năm mới, cưới
xin, ma chay và đặc biệt là lễ hội đâm trâu…
Trong cộng đồng 53 dân
tộc anh em, có nhiều tộc người,
dân tộc từ Tây Bắc, Việt Bắc
đến miền Trung Bộ đều có sử
dụng cồng chiêng, nhưng chưa
có dân tộc nào ở các vùng đất
trên lại sử dụng cồng chiêng
trong mọi quan hệ dân sinh như
đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên.

Đội chiêng tre của dân tộc Mơ nông, Thành phố Buôn Ma
Thuột (Ảnh BQT)

Nói đến văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên là nói đến sự hiện tồn của các
nguồn sử thi mang tính huyền thoại, hùng tráng và bộc lộ sức sáng tạo nghệ thuật
đặc sắc, đa dạng, khó có thể bắt gặp ở vùng đất nào khác trên đất nước Việt Nam.
Bên cạnh sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, diễn xướng trường ca - sử thi (được gọi là
kể khan) của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên là hình thức sinh hoạt văn hóa kỳ lạ,
tạo ra bản sắc riêng của vùng đất non ngàn còn bóng dáng đậm nét của đời sống văn
hóa nguyên chất hoang sơ huyền thoại.
Nói đến văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên là nói đến các hình thức sinh hoạt
lễ hội vừa đa dạng vừa phong phú và hấp dẫn, không chỉ dành cho người sống mà

30
còn hướng nỗi niềm, tình cảm đến người đã khuất với lòng thành kính và biết ơn.
Hàng loạt nghi lễ hòa trộn trong không khí hội hè đã tạo ra môi trường sinh hoạt văn
hóa đặc biệt sinh động và hùng tráng giữa non ngàn của các dân tộc sống trong vùng
văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên. Đó là lễ hội Ninh Nơng trong mùa nông nhàn, lễ
tạ ơn Thần Sấm cầu mưa cho nương rẫy, lễ tạ ơn Mẹ Lúa cầu mùa màng bội thu, lễ
ăn cốm mừng lúa mới, lễ bỏ mả đưa tiễn người thân về thế giới bên kia… Và đặc
biệt là lễ hội đâm trâu náo nhiệt, hoành tráng giữa âm vang cồng chiêng nơi non
ngàn đã tạo ra một không gian văn hóa đặc biệt cho con người bộc lộ tình cảm với
người sống cũng như người đã khuất, phô diễn tài nghệ và khiếu thẩm mỹ văn hóa
nghệ thuật của dân tộc mình, đúc kết lại cho cộng đồng dân tộc một kho tàng di sản
văn hóa kỳ thú và bất diệt.
3.5. Vùng văn hóa Nam Bộ
Nam Bộ là vùng đất phía Nam của Tổ quốc, nơi cư trú chủ yếu (trừ người Việt)
của người Khơ Me, người Chăm, người Hoa và các dân tộc ít người khác, mới xuất
hiện trong giai đoạn lịch sử sau này. Là vùng đồng bằng rộng nhất Việt Nam, Nam
Bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông, kênh rạch. Đặc điểm của địa
hình sông nước đã góp phần tạo ra những bản sắc riêng trong cuộc sống vật chất,
tinh thần và tính cách của cư dân hội tụ nơi đây. Căn cứ vào đặc điểm địa hình, vùng
đất Nam Bộ được chia thành hai phần: Khu vực phía bắc và đông bắc (Đông Nam
Bộ) thuộc các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai,
Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu; và khu vực phía nam - tây nam của Nam Bộ (Tây
Nam Bộ) thuộc các tỉnh còn lại.
Đặc điểm văn hóa vùng Nam Bộ thể hiện ở một số đặc trưng/ bản sắc sau đây:

- Đời sống sinh hoạt xã


hội và giao lưu kinh tế - văn
hóa luôn gắn với sông nước:
các hệ thống chợ trên sông,
ăn uống gắn với chủ yếu thủy
hải sản…
- Sự tiếp biến văn hóa
“tứ xứ” đã dẫn đến sự pha
trộn cách sống, lối sống,
khẩu vị, tiếng nói giữa các
tộc người Việt - Chăm -
Khmer, …
Chùa của Người Khmer ở Trà Vinh (ảnh PTL)
- Kiểu trang phục khăn vằn - áo bà ba là đặc trưng ăn mặc của Nam Bộ.

31
- Là vùng đất của kho tàng truyện trạng dân gian, ca dao hò vè gắn với sông
nước, đặc biệt là hát vọng cổ - đờn ca tài tử và hình thức nói vè.
- Hệ thống các lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (lễ hội vía bà Chúa Xứ, lễ
hội Bà Đen,...) và thờ phụng những người có công khai phá, mở nước.
Một số hình thức sinh hoạt lễ hội truyền thống vùng văn hóa Nam Bộ:
 Lễ hội thờ cúng Thành hoàng là loại lễ hội rất phổ biến, được tổ chức ở hầu hết
các làng quê Nam Bộ. Thành hoàng làng đa số là các nhân vật lịch sử đích thực,
người có công khai phá một vùng đất hoặc giúp dân làng làm ăn, chống trả giặc
thù, bảo vệ quê hương đất nước. Hàng loạt những anh hùng có công chống giặc
ngoại xâm cũng được người dân nhiều tỉnh phụng thờ, tôn vinh làm Thành
hoàng làng, như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thoại Ngọc Hầu,... Sinh
hoạt tín ngưỡng và lễ hội Thành hoàng làng đã trở thành truyền thống uống nước
nhớ nguồn của người dân Nam Bộ và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với các thế
hệ.
 Lễ hội nghinh ông là hình thức sinh hoạt lễ hội của các ngư dân ven biển Nam
Bộ từ hàng trăm năn nay. Hầu hết các tỉnh ven biển đều tổ chức lễ hội nghinh
ông hàng năm (thờ cá Ông hay cá Voi hoặc mang hiệu danh Nam Hải Đại
Tướng Quân) ở các xã, các làng nghề đánh bắt thủy hải sản, thu hút sự quan tâm
tham dự của cộng đồng người dân trong vùng.

Lễ hội Miếu bà Chúa Xứ - Châu Đốc, An Giang ( Ảnh BQT)


 Lễ hội thờ Mẫu hay Nữ thần như Thiên Hậu Thánh Mẫu, Thiên Y A Na, Cửu
Thiên Huyền Nữ, Bà Chúa Xứ, Bà Ngũ Hành,... Trong đó, lễ hội miếu Bà Chúa
Xứ ở Châu Đốc, An Giang đã và đang là một trong những lễ hội lớn nhất vùng
Nam Bộ. Cùng với các nữ thần Thiên Ya Na - điện Hòn Chén - Thừa Thiên Huế,
Ponaga - Tháp Bà - Nha Trang, Linh Sơn Thánh Mẫu - núi Bà Đen - Tây Ninh, Bà
Chúa Xứ - núi Sam - Châu Đốc là biểu tượng văn hóa cho sức sống mãnh liệt
cũng như tính khoan dung và khả năng dung hợp của văn hóa Việt ở những vùng

32
đất mới. Bằng vào những hạt nhân tâm linh thiêng liêng như vậy, người dân đã tạo
ra sức mạnh liên kết các cộng đồng tộc người trong khu vực: Việt, Hoa, Chăm,
Khmer Nam Bộ v.v.. Và cũng nhờ thế mà trong suốt chiều dài lịch sử đất nước đã
tránh được hiện tượng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tín ngưỡng, tạo nên khối đoàn
kết và bản sắc của một hình thức sinh hoạt lễ hội độc đáo vùng Nam Bộ.
 Lễ hội truyền thống của người Khmer ở Nam Bộ nổi tiếng hình thức sinh hoạt văn
hóa Tết Chol chơ nâm thmây vào giữa tháng Tư lịch Trăng, trong đó, người dân
các thế hệ tham dự lễ hội, thực hành tín ngưỡng cúng cơm mới, ăn cốm dẹp, “té
nước” và mở hội múa hát bằng những bài hát Khmer, bộc lộ tình yêu cuộc sống
và con người.
 Lễ hội Ok Om Bok là sinh hoạt lễ hội nổi tiếng nhất của người Khmer Nam Bộ.
Với tên gọi theo tiếng Khmer là Phochia Praschanh som paes khe, người dân
Khmer khắp các tỉnh vùng Nam Bộ như Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Cần
Thơ vào dịp tháng Mười âm lịch hàng năm đều tổ chức thực hành tín ngưỡng
Cúng Trăng và đặc biệt là tổ chức đua ghe ngo trên sông. Đua ghe ngo ngày nay
được xem như một ngày hội chung của ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa, trở
thành nét sinh hoạt văn hóa hội độc đáo, hấp dẫn và đoàn kết các dân tộc
vùng sông nước Nam Bộ.

IV. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ TỔ CHỨC QUỐC TẾ
VỀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
luôn coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một nhiệm vụ có tính chiến lược
của cách mạng Việt Nam. Đảng ta đã vận dụng sáng tạo những quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, đề ra và thực hiện một
loạt chính sách dân tộc và chính sách xây dựng miền núi về các mặt, đặc biệt là trong
cách mạng tư tưởng và văn hoá. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với các dân
tộc là thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, nhằm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến
lên trên con đường chủ nghĩa xã hội. Tinh thần cơ bản ấy được thể hiện trên các lĩnh
vực chính trị, kinh tế và văn hoá giáo dục.
1.1. Khái niệm dân tộc, tộc người và quan điểm về dân tộc thiểu số
Trong tiếng Việt cũng như trong ngôn ngữ của nhiều dân tộc trên thế giới, thuật
ngữ dân tộc (hiểu theo nghĩa ethnic) và thuật ngữ quốc gia dân tộc (nation) chỉ rõ 2
phạm trù, 2 khái niệm khác biệt. Cùng là những phạm trù xã hội, nhưng quốc gia dân
tộc mang tính lãnh thổ, chính trị, nhà nước; còn dân tộc lại mang tính lịch sử cộng
đồng ngôn ngữ - văn hoá tự nhiên. Ở một quốc gia có thể có một hay nhiều dân tộc –
tộc người sinh sống. Trái lại một dân tộc cũng có thể phân bố trên lãnh thổ nhiều quốc
gia. Rõ ràng quốc gia dân tộc và dân tộc vốn gắn bó với nhau nhưng không là một.

33
Không thể nhân danh vì lợi ích quốc gia để lấn át quyền lợi dân tộc và ngược lại. Giải
quyết ổn thoả, hợp lý, hài hoà mối quan hệ giữa chúng để mở đường cho dân tộc và
quốc gia phát triển. Đó chính là sự giải quyết đúng đắn một mặt căn bản của vấn đề
dân tộc. Mặt khác, còn phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc trong một
quốc gia đa dân tộc trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và bảo đảm quyền bình đẳng mọi
mặt của mỗi dân tộc, không phân biệt mầu sắc văn hoá, lịch sử cư trú, dân số, trình độ
phát triển kinh tế…
Các khái niệm về quốc gia dân tộc (nation), dân tộc (ethnic) là những vấn đề
học thuật nhằm nghiên cứu nội dung các thang bậc của cộng đồng tộc người. Một
quốc gia dân tộc là một cộng đồng chính trị xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước,
thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, có một tên gọi, một ngôn ngữ hành chính, một
sinh hoạt kinh tế chung, với những biểu tượng văn hoá chung tạo nên một tính cách
dân tộc(20). Ban đầu, dân tộc được hình thành do sự tập hợp nhiều bộ lạc và liên minh
bộ lạc, sau này là của nhiều tộc người (ethnic) hay của nhiều bộ phận tộc người. Mỗi
cộng đồng quốc gia dân tộc thường bao gồm nhiều cộng đồng tộc người, nhiều ngôn
ngữ, nhiều yếu tố văn hoá, thậm chí nhiều chủng tộc khác nhau. Dân tộc hiểu theo
nghĩa tộc người (ethnic) như từng dân tộc ở nước ta cũng là hiện tượng phổ biến ở
toàn cầu. Tộc người hay dân tộc(21) (ethnie) là một cộng đồng mang tính tộc người có
chung một tên gọi, một ngôn ngữ (trừ trường hợp cá biệt) được liên kết với nhau bằng
những giá trị sinh hoạt văn hoá, tạo thành một tính cách tộc người, có chung một ý
thức tự giác tộc người, tức là có chung một khát vọng được cùng chung sống, có
chung một số phận lịch sử thể hiện ở những ký ức lịch sử (truyền thuyết, lịch sử,
huyền thoại, tục hèm - kiêng cữ). Một tộc người không nhất thiết phải có cùng lãnh
thổ, cùng một cộng đồng sinh hoạt kinh tế(22).
Thuật ngữ dân tộc thiểu số, dân tộc thiểu số rất ít người, hay ngược lại dân tộc
đa số là dựa trên sự so sánh tỷ lệ dân số của từng dân tộc trong một nước để gọi. Mỗi
cộng đồng quốc gia dân tộc thường bao gồm nhiều cộng động tộc người, nhiều ngôn
ngữ, nhiều yếu tố văn hoá, thậm chí nhiều chủng tộc khác nhau. Ngày nay, do không
gian xã hội được mở rộng mang tính toàn cầu hoá, mỗi cộng đồng quốc gia dân tộc lại
thu hút thêm nhiều bộ phận các tộc người tham gia, nên tình trạng dân tộc đa tộc
người là phổ biến. Ở Việt Nam, trừ tộc người Việt (Kinh - chiếm gần 86% số dân cả
nước), các tộc người còn lại được coi là dân tộc thiểu số.
1.2. Chính sách về vấn đề dân tộc
Chính sách dân tộc là hệ thống các quan điểm chính trị của một giai cấp, đại
diện là chính đảng và nhà nước của nó, để giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc.
Chính sách nhất quán của Đảng là đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng,
20
GS. Đặng Nghiêm Vạn: Cộng đồng quốc gia các dân tộc Việt Nam. Nxb ĐH Quốc gia Tp HCM-2003. Tr. 72.
21
Dân tộc là thuật ngữ cũng được sử dụng trong các văn bản nhà nước, thông dụng trong quần chúng nhân dân.
22
GS Đặng Nghiêm Vạn: Cộng đồng quốc gia các dân tộc Việt Nam. Nxb ĐH Quốc gia Tp HCM-2003. Tr. 73.
Xem thêm bài viết của Đặng Nghiêm Vạn: Bàn thêm về khái niệm dân tộc và tộc người, trong Tạp chí Dân tộc
học, số 6-2007.
34
tương trợ, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát
huy bản sắc tốt đẹp của các dân tộc. Chính sách đó được bổ sung, phát triển phù hợp
với từng giai đoạn cách mạng của nước ta và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Quyền bình đẳng dân tộc ở nước ta đã được Hiến pháp thừa nhận.
Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của cha ông, trong gần 80 năm qua, Đảng
và Nhà nước ta đã có những quyết sách đúng đắn về vấn đề dân tộc; do đó tập hợp
đoàn kết được các dân tộc, giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp cách mạng dân tộc
dân chủ và thắng lợi bước đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã động viên và tập hợp được các dân tộc
đa số và thiểu số đoàn kết chặt chẽ, thống nhất một vận mệnh, đứng lên làm Cách
mạng tháng Tám thành công, tiến hành kháng chiến bảo vệ Tổ quốc thắng lợi và đạt
được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới XHCN. Những
thành tựu nổi bật là quyền tham chính của các dân tộc thiểu số, sự nghiệp phát triển
GD&ĐT, tăng cường đoàn kết dân tộc. Tinh hoa văn hoá các dân tộc thiểu số được
chú ý sưu tầm khai thác, bảo tồn và phát huy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh về việc thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng: “Trong chính sách đó có hai điều quan trọng nhất: đoàn kết dân tộc và
nâng cao đời sống của đồng bào”(23). Đối với miền núi, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu
lên những truyền thống tốt đẹp và sự đóng góp của đồng bào các dân tộc thiểu số
trong sự nghiệp chung. Người nói: “Đồng bào miền núi có truyền thống cần cù và
dũng cảm. Trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến, đồng bào miền núi đã có những
công trạng vẻ vang và oanh liệt. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc và đấu tranh để thực hiện hoà bình thống nhất Tổ quốc, đồng bào
miền núi đang cố gắng góp phần xứng đáng của mình”(24).
Ngay từ những văn kiện đầu tiên, khi vạch ra đường lối cách mạng ở Đông
Dương (1930), những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay đã chú
trọng đến vấn đề dân tộc. Điều đó đã được thể hiện rõ trong bản Luận cương chính trị
đầu tiên của đảng Cộng sản Việt nam năm 1930 do Tổng Bí thư Trần Phú khởi thảo.
Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, trong chiến tranh vệ quốc, việc vận
động quần chúng trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã có những kết quả to lớn, việc
thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở hầu hết các địa phương đã đem lại cho người
dân lòng tin ở cách mạng, ở chế độ mới đang xây dựng. Khi giành được chính quyền,
Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân cũng thể hiện rõ sự bảo đảm cho
các dân tộc quyền làm chủ, quyền bình đẳng về mọi mặt và quyền được tương trợ để
cùng phát triển.
Trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước, chính sách dân tộc luôn được
chú trọng để đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta. Điểm lại những

23
Bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ miền núi ngày 1/9/1962
24
Hồ Chủ tịch, Bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ miền núi, ngày 1/9/1962.
35
Nghị quyết Đại hội Đảng từ Đại hội Đảng lần thứ nhất đến nay, chúng ta thấy chính
sách dân tộc của Đảng vẫn tiếp tục đường lối trên, và ngày càng được cụ thể hoá đối
với vấn đề dân tộc.
Nói chung, điểm trọng yếu và xuyên suốt trong đường lối dân tộc của Đảng là:
Đoàn kết, bình đẳng và tương trợ để các dân tộc thiểu số tiến kịp trình độ chung với
dân tộc đa số, tạo điều kiện cho các dân tộc cùng làm chủ đất nước.
Vấn đề dân tộc đã được thể hiện qua các nghị quyết của Đảng:
- Năm 1960, Nghị quyết Đại hội lần thứ 3, Đảng coi việc khắc phục những
chênh lệch trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng, các dân tộc là mục tiêu cơ
bản, quan trọng của chính sách dân tộc.
- Nghị quyết Đại hội IV ghi: “Thực hiện triệt để quyền bình đẳng về mọi mặt
giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xoá bỏ tận gốc sự chênh lệch về
trình độ kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc ít người và dân tộc đông người, đưa miền
núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp, làm cho tất cả các dân tộc có cuộc
sống ấm no, văn minh và hạnh phúc, đoàn kết giúp đỡ nhau tiến bộ, cùng làm chủ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
- Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ V có nêu và giải quyết đúng đắn
vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chiến lược của cách mạng Việt
Nam: ... “Đảng phải lãnh đạo thực hiện tốt Nghị quyết từ Đại hội Đảng lần thứ IV về
chính sách dân tộc, đồng thời tiếp tục nghiên cứu để giải quyết kịp thời những vấn đề
mới về công tác dân tộc của Đảng. Phải tăng cường hơn nữa khối đoàn kết dân tộc
trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ và cùng làm chủ tập thể”.
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, dưới ánh sáng của đường lối Đổi mới, đã
nêu ra chính sách dân tộc trong tình hình mới. Đại hội đã định hướng các vấn đề: về vị
trí chính sách dân tộc, về mục đích và nội dung mới và việc thực hiện chính sách đó
trên các mặt kinh tế, xã hội; về mối quan hệ giữa sự phát triển của từng dân tộc và cả
cộng đồng các dân tộc, về cơ sở khoa học của việc nghiên cứu, tổ chức thực hiện
chính sách dân tộc và về tăng cường giáo dục chính sách dân tộc trong toàn Đảng,
toàn dân. Văn kiện Đại hội VI nhấn mạnh vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc khi
khẳng định chính sách dân tộc : “luôn luôn là một bộ phận trọng yếu trong chính sách
xã hội” và đặt ra vấn đề thực hiện chính sách này trong “Những phương hướng cơ bản
của chính sách kinh tế, xã hội,.... Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại
đại hội Đảng lần thứ VI tiếp tục khẳng định: “Trong việc phát triển kinh tế, xã hội ở
những nơi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số, cần thể hiện đầy đủ chính sách dân
tộc, phát triển mối quan hệ tốt đẹp gắn bó giữa các dân tộc trên tinh thần đoàn kết,
bình đẳng, giúp đỡ nhau, cùng làm chủ tập thể; kết hợp phát triển kinh tế và phát
triển xã hội, đẩy mạnh sản xuất và chăm lo đời sống con người, kể cả những người từ
nơi khác đến và dân ở đó. Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với sự củng
cố, phát triển của cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta. Sự tăng cường tính cộng

36
đồng, tính thống nhất là một quá trình hợp quy luật, nhng tính cộng đồng, tính thống
nhất không mâu thuẫn, không bài trừ tính đa dạng, tính độc đáo trong bản sắc của
mỗi dân tộc. Tình cảm dân tộc, tâm lý dân tộc sẽ còn tồn tại lâu dài và là một lĩnh vực
nhạy cảm. Trong khi xử lý các mối quan hệ dân tộc, phải có thái độ thận trọng đối với
những gì liên quan đến lợi ích của mỗi dân tộc, tình cảm dân tộc của mỗi người.
Chống những thái độ, hành động biểu thị tư tưởng ...dân tộc lớn... và những biểu hiện
của tư tưởng dân tộc hẹp hòi”(25).
- Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại đại hội Đảng lần thứ VII
một lần nữa thể hiện sự nhất quán trong đờng lối của Đảng đối với vấn đề dân tộc: “...
Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: ...Có một nền văn
hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ...Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa
các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh,
tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt nam.
Tôn trọng lợi ích truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân
tộc. Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các
chính sách kinh tế-xã hội phải phù hợp với đặc thù của từng vùng và các tộc, nhất là
các dân tộc thiểu số... Đoàn kết bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng
xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp
của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta” (26).
- Nghị quyết số 03/NQ-TƯ ngày 16/7/1998 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng (khoá 8) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc, cũng đã khẳng định sự nhất quán trong chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước ta thể hiển trên lĩnh vực văn hoá. "Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá
thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hơn 50 dân tộc trên
đất nước ta đều có giá trị và sắc thái văn hoá riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung
cho nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam và củng cố thống nhất dân tộc là cơ
sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hoá của các dân tộc anh
em"27. Gần đây nhất, trong Nghị quyết số 23, Hội nghị Trung ương lần thứ 7 Ban chấp
hành Trung ương khoá IX (ngày 12/3/2003) về công tác dân tộc trong thời kỳ mới,
tiếp tục thể hiện sự nhất quán trong đờng lối chỉ đạo của Đảng ta về vấn đề dân tộc:
"Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời
cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Các dân tộc trong đại gia
đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau
phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây

25
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự thật. H. 1987. Tr 97-98.
26
Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nxb Sự
thật. H. 1991. Tr 8-9, 16, 77.
27
Bộ Văn hoá Thông tin: Văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác văn hoá - thông tin vùng dân tộc thiểu số
và miền núi. H. 2003. Tr.18.
37
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm
mưu chia rẽ dân tộc..."28
Ngoài ra, còn có những văn bản pháp luật có liên quan đến miền núi và các dân
tộc đã được ban hành: Nghị quyết Bộ Chính trị số 22-NQ/TW, ngày 27-11-1989 về
một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Nghi quyết nêu
rõ: “Một là, phát triển kinh tế - xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược
phát triển kinh tế quốc dân... Hai là, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển
kinh tế, văn hoá miền núi là sự nghiệp chung của nhân dân cả nước, trước hết là sự
nghiệp của nhân dân các dân tộc miền núi và đồng bào miền xuôi lên định cư ở miền
núi. Khai thác và xây dựng miền núi là vì lợi ích trực tiếp của nhân dân miền núi,
đồng thời vì lợi ích chung của cả nước... Bốn là, phải phát triển miền núi toàn diện cả
về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, trong đó trọng tâm là phát
triển kinh tế-xã hội gắn với thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng. Quan tâm
đúng mức đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống vật chất và văn
hoá của nhân dân”. Thông báo số 13-TB-TW, ngày 3/6/1976, về Một số ý kiến của
Ban Bí thứ Trung ương Đảng về công tác dân tộc: "Chính sách dân tộc là một chính
sách lớn của Đảng và Nhà nước. Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc rất rõ ràng
và trước sau như một. Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, có liên quan
đến các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều thể hiện rõ ràng chủ trương bình đẳng
giữa các dân tộc, đoàn kết giữa các dân tộc, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân
tộc thiểu số tiến kịp đa số, góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước".
Đường lối, chính sách dân tộc của Đảng đã được thể chế hoá bằng Hiến pháp
và các chính sách cụ thể từng mặt của Chính phủ:
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 đã xác nhận
vị trí, quyền lợi, nhiệm vụ các dân tộc anh em cùng sống trên đất nước Việt Nam,
nguyên tắc cơ bản về quan hệ giữa các dân tộc và mục tiêu đưa cán bộ thiểu số tiến
lên. Điều 5 của Hiến pháp ghi rõ: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, bình
đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước bảo vệ, tăng cường và củng cố khối đoàn kết
toàn dân, ngăn cấm mọi hành vi miệt thị chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng
tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán,
truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình”.
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi)
một lần nữa khẳng định: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam…Nhà nước thực
hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi
hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc... Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn

28
Bộ Văn hoá Thông tin: Văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác văn hoá - thông tin vùng dân tộc thiểu số
và miền núi. H. 2003. Tr. 45.
38
bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt
đẹp của mình...Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng buước
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số... Nhà nước và
xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa
và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt nam, tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu những tinh hoá văn hoá nhân loại; phát huy mọi
tài năng sáng tạo của nhân dân... Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm
phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó
khăn...Nhà nước ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào
miền núi và dân tộc thiểu số"29.
- Hiến pháp Nước CHXHCNVN sửa đổi năm 2013, cũng khẳng định: “Nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng
sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc
gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân
tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà
nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu
số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước30.
Tóm lại, các quan điểm của Đảng và nhà nước ta về vấn đề dân tộc thể hiện
những quan điểm lớn sau:
- Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau.
- Tạo mọi điều kiện để các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số phát triển, gắn
bó với sự phát triển chung của cộng đồng.
- Tôn trọng truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tín ngưỡng của các dân
tộc.
- Phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường gắn với việc bảo vệ lợi ích của các
dân tộc ít người. Khai thác phát huy thế mạnh ở miền núi, kết hợp chuyên canh với
kinh doanh tổng hợp: phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, gắn với công
nghiệp chế biến. Đẩy mạnh chăn nuôi, khai khoáng và phủ xanh đất trống đồi trọc.
Xây dựng chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các
dân tộc thiểu số.
2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số.
2.1. Quan điểm về văn hoá, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận rõ ý nghĩa lớn lao và vị trí đặc biệt quan trọng
của văn hoá. Người chỉ rõ: Văn hoá là toàn bộ những sáng tạo và phát minh về ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công

29
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Nxb Sự thật - Nxb Pháp lý. H. 1992. Tr 14,
25-26, 40-41, 55-57.
30
Trích điều 5 -Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 2013.
39
cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức xử dụng: “Văn hoá là sự
tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã
sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (31).
Từ ngày có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, văn hoá văn nghệ nước ta được
coi là một bộ phận trọng yếu của cách mạng, một động lực mạnh mẽ, đồng thời là một
mục tiêu lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Về sự nhất quán trong
đường lối chỉ đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá, chúng ta có thể điểm lại những
nguyên tắc, những phương châm được ghi chính thức trên các văn bản của Đảng và
Nhà nước ta:
- Đề cương văn hoá 1943 ra đời trong bối cảnh đất nước sục sôi khí thế chuẩn
bị Cách mạng tháng Tám (1945). Nó có giá trị như một tuyên ngôn của Đảng về văn
hoá văn nghệ. Đề cương đã khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của văn hoá trong sự
nghiệp phát triển đất nước, coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng,
đồng thời chỉ ra sự cần thiết phải tiến hành cuộc cách mạng trong lĩnh vực văn hoá.
Bản đề cương nêu ba nguyên tắc chỉ đạo đường lối văn hoá nước ta là: Dân tộc, Khoa
học, Đại chúng. Đó là ba nguyên tắc cơ bản, thể hiện đặc trưng và tính chất của một
nền văn hoá văn nghệ chân chính.
- Năm 1948, trong Báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam của đồng chí
Trường Chinh đọc tại Đại hội Văn hoá toàn quốc lần thứ hai nêu rõ: Văn hoá dân chủ
mới Việt Nam phải gồm đủ ba tính chất: dân tộc, khoa học và đại chúng.
- Năm 1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng, Báo cáo về
Cách mạng Việt Nam của đồng chí Trường Chinh chủ trương xây dựng văn hoá dân
chủ nhân dân trên ba nguyên tắc dân tộc, khoa học, đại chúng.
- Năm 1960, Nghị quyết của Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ III của Đảng
đã nêu rõ: “Phát triển nền văn nghệ mới với nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân
tộc, có tính Đảng và tính nhân dân sâu sắc”.
- Năm 1968, trong thư của Trung ương Đảng gửi Đại hội văn nghệ Toàn quốc
lần IV có đoạn: “Văn nghệ ta phải có nội dung xã hội chủ nghĩa trong sáng và đậm đà
tính chất dân tộc”.
- Năm 1982, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ V cũng nêu rõ: Tiếp tục
phương hướng của Đại hội Đảng lần thứ IV: “Xây dựng nền văn hoá mới với nội dung
xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân sâu sắc”.
- Năm 1986, Báo cáo chính trị tại đại hội Đảng lần thứ VI: “Văn học nghệ thuật
phải không ngừng nâng cáo tính Đảng, tính nhân dân”.
- Năm 1991, tại Đại hội Đảng lần thứ VII, Cương lĩnh đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ghi rõ: nước ta xây dựng một nền văn hoá mới, một “nền
văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” “tạo ra một đời sống tinh thần cao đẹp,
phong phú và đã dạng, có nội dung nhân dậo, dân chủ, tiến bộ”.

31
Hồ Chí Minh: Về văn hoá, Bảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản, H. 1997, tr. 9.
40
- Năm 1996, Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIIIđã ra Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc.
- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, điều 60 ghi rõ: “Nhà nước
và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn”.
Năm quan điểm cơ bản trong phương hướng và nhiệm vụ xây dựng và phát
triển văn hoá. Đó là:
 Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội.
 Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.
 Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các
dân tộc Việt Nam.
 Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo trong
đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
 Văn hoá là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp lâu dài, đòi
hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
Quá trình vận hành của nền văn hoá nói chung và nhận thức về bản sắc dân tộc
trong văn hoá nói riêng đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần giải quyết,
trong đó có mối quan hệ giữa hai cặp phạm trù: “Giữ gìn và phát huy” với “Kế thừa
và phát triển” di sản văn hoá của dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các thế hệ
người Việt Nam đã chung sức bảo vệ, giữ gìn những giá trị tài sản văn hoá của các
dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Chính những vốn liếng về văn hoá
đó với bản sắc riêng của mình là tài sản vô cùng quý báu để xây dựng và phát triển
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tài sản văn hoá là một thứ
của quý, nhưng nếu coi nó như một sự hoài cổ thì những giá trị văn hoá không còn có
sức mạnh trong đời sống đương đại. Và nếu truyền thống không được tiếp thêm sức
sống mới, thêm hơi thở của thời đại thì ý nghĩa của truyền thống không còn, tạo nên
sự đứt mạch của truyền thống. Vì thế việc phát huy tác dụng của những giá trị văn hoá
trong tình hình hiện nay là rất quan trọng nhằm huy động sức mạnh của giá trị văn hoá
truyền thống vào công cuộc xây dựng xã hội mới.
Văn hoá là một dòng chảy không ngừng. Bản sắc dân tộc trong văn hoá cũng
không đứng yên mãi mãi. Chính vì thế phải kế thừa có chọn lọc di sản văn hoá, truyền
thống dân tộc để bảo vệ và phát huy nó trong điều kiện mới - đẩy mạnh công nghiệp
hoá và hiện đại hoá đất nước, nghĩa là làm cho bản sắc văn hoá dân tộc trong văn hoá
mang tính thời đại.
Để giữ gìn - phát huy, kế thừa - phát triển bản sắc văn hoá dân tộc thì nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu là công tác giáo dục. Như Bác Hồ đã dạy: Tinh thần yêu nước
cũng như các của quý có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng

41
dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận
của ta là làm sao cho những cái kín đáo ấy đều được đa ra trưng bày. Nghĩa là phải
ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi
người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Môi trường giáo dục đầu tiên của con người là gia đình. Những hành động,
việc làm mẫu mực của ông bà cha mẹ là những bài học đầu tiên cho việc hình thành
nhân cách của trẻ thơ. Sau giáo dục gia đình là giáo dục nhà trường. Đây là môi
trường rất quan trọng định hình tư chất, nhân cách con người. Việc giáo dục một cách
toàn diện và có chất lượng những kiến thức về sử học, về truyền thống lịch sử và văn
hoá dân tộc, về văn hoá học, về mỹ học... góp phần hình thành tài - đức cho lớp trẻ.
Các phương tiện thông tin đại chúng cũng là công cụ quan trọng trong việc giáo dục
cộng đồng. Chúng ta đang phải trả giá cho việc coi nhẹ hoặc chưa quan tâm đúng đến
việc giáo dục trong nhà trường những hiểu biết về lịch sử, VHDT.
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trước hết là giữ gìn tâm hồn Việt Nam, phải
làm cho bản sắc dân tộc của văn hoá thấm được trong mọi tâm hồn sáng tạo. Đồng
thời trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, cần phải giải quyết một cách nhạy bén
theo truyền thống Việt Nam mối quan hệ giữa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và tiếp
thu tinh hoá văn hoá nhân loại.
2.2. Quan điểm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số
Vấn đề bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống của các dân tộc được đặt ra
trên nhiều bình diện. Trước hết, nó được coi như một định hướng trong đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá. Nó được nhắc lại nhiều lần
và đã được thể hiện trong một số chủ trương và hành động cụ thể.
Gần đây nhất, đó là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung -
ương Đảng khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc, đã khẳng định “Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất
mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hơn 50 dân tộc sống trên đất
nước ta đều có những giá trị và sắc thái vǎn hóa riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ
sung cho nhau, làm phong phú nền vǎn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân
tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng vǎn hóa của các dân
tộc anh em”32. Cũng trong Nghị quyết này, Đảng ta đã chỉ rõ: “Bản sắc dân tộc bao
gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó
là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng
đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng
nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử,
tính giản dị trong lối sống... Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình
thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”. Nghị quyết đề ra nhiệm vụ “Bảo tồn, phát
32
Nghị quyết lần thứ 5 Ban chấp hành TƯ Đảng khóa VIII

42
huy và phát triển vǎn hóa các dân tộc thiểu số: Coi trọng và bảo tồn, phát huy những
giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về vǎn hóa, vǎn học,
nghệ thuật của các dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các
dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ
thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng
nói, chữ viết của dân tộc mình. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu
tầm, nghiên cứu vǎn hóa, vǎn học, nghệ thuật là người dân tộc thiểu số. Ưu tiên tài
trợ cho các tác giả dân tộc thiểu số có tài nǎng sáng tạo các tác phẩm về đề tài dân
tộc và miền núi. Đào tạo đội ngũ trí thức thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số và tạo
điều kiện để trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số trở về phục vụ quê hương. Phát huy tài
nǎng các nghệ nhân. Đầu tư và tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các
giá trị vǎn hóa, vǎn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số. Xây dựng nếp sống vǎn
minh, gia đình vǎn hóa, mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số”33.
Chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của
các dân tộc thiểu số đã được cụ thể hoá bằng những Chương trình, Đề án cụ thể do Bộ
Văn hoá Thông tin chủ trì34:
- Chương trình mục tiêu quốc gia bảo tồn các di sản văn hoá tiêu biểu và xây
dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Một trong 2 mục tiêu lớn của Chương trình là: "Mục
tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá tiêu biểu của dân tộc với 3 nội
dung chính: Chống xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử, cách mạng và kháng
chiến. Điều tra, bảo tồn một số làng, bản tiêu biểu của các dân tộc ít người. Điều tra,
sưu tầm, bảo tồn văn hoá phi vật thể và tổ chức một số ngày lễ hội truyền thống tiêu
biểu của dân tộc ít người. Xây dựng Ngân hàng dữ liệu về văn hoá phi vật thể".
- Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg Ngày 17/6/2003 của Thủ tướng chính phủ
phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam, đề án ghi
rõ: "... Bảo tồn, kế thừa có chọn lọc và phát huy những tinh hoa văn hoá truyền
thống, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hoá, nghệ thuật của các dân
tộc thiểu số… Tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hoá -
nghệ thuật...”35.
Nói đến chính sách dân tộc cần nói đến tiếng nói, chữ viết và văn hoá tộc
người. Việc cùng phát triển tiếng nói, chữ viết các dân tộc và tiếng nói, chữ viết phổ
thông một cách thích hợp ở trong trường học và các hoạt động xã hội - văn hoá là cơ
sở rất quan trọng của sự tiến bộ xã hội các dân tộc, là một trong những nguyên tắc của
chính sách dân tộc và bảo tồn BSVH các dân tộc của Đảng và Nhà nước .
Chính sách ngôn ngữ, hiểu theo nghĩa rộng là các nguyên tắc mang tính ý thức
hệ và các biện pháp thực tế để giải quyết các vấn đề ngôn ngữ trong một quốc gia.
Theo nghĩa hẹp là hệ thống các biện pháp nhằm biến đổi hoặc duy trì cảnh huống

33
Nghị quyết lần thứ 5 Ban chấp hành TƯ Đảng khóa VIII
34
Xem: Các quy định pháp luật đối với các dân tộc thiểu số, Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 2005, tr. 312 - 393.
35
Các quy định pháp luật đối với các dân tộc thiểu số, Sđd, tr. 408.
43
ngôn ngữ, hoặc làm thay đổi hay duy trì chuẩn mực ngôn ngữ (nhằm tiêu chuẩn hoá
ngôn ngữ văn hoá, làm phong phú vốn từ, thuật ngữ, phong cách, cải tiến chính tả,
xây dựng, cải tiến chữ viết). Chính sách ngôn ngữ chỉ thực sự hữu hiệu nếu nó phù
hợp với hoàn cảnh ngôn ngữ của mỗi quốc gia, dân tộc.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc bảo tồn tiếng nói và chữ viết các
dân tộc. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp, luật (luật giáo dục, luật báo chí...) và
nhiều văn kiện quan trọng khác của Đảng và Nhà nước.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: "Các dân tộc
có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong
tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình...Nhà nước thực hiện chính
sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
đồng bào dân tộc thiểu số... Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt
Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến
các dân tộc Việt nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu những
tinh hoá văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo của nhân dân...Nhà nước
thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân
tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn36. Điều này cũng được khẳng định tiếp
trong Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt nam. Luật báo chí, luật xuất bản
cũng cho phép thực hiện bằng tiếng nói và chữ viết các dân tộc thiểu số trên cơ sở
khẳng định nguyên tắc của Hiến pháp. Luật phổ cập giáo dục tiểu học ghi: “Các dân
tộc thiểu số có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình cùng tiếng Việt để
giáo dục tiểu học…37.
Nghị quyết Bộ Chính trị số 22-NQ/TW, ngày 27-11-1989 (Về một số chủ
trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi) tiếp tục khẳng định chính
sách của Đảng và Nhà nước đối với bảo tồn BSVH, phát triển văn hoá thông tin vùng
dân tộc ít người, đặc biệt chú trọng sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong công tác thông tin
tuyên truyền: "... tôn trọng và phát huy những phong tục, tập quán và truyền thống
văn hoá tốt đẹp của các dân tộc. Nền văn minh ở miền núi phải được xây dựng trên cơ
sở mỗi dân tộc phát huy bản sắc văn hoá của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá của
các dân tộc khác và góp phần phát triển nền văn hoá chung của cả nước, tạo ra sự
phong phú, đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tăng
cường các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả các phương tiện hiện đại như máy
thu thanh cát-sét, máy thu hình, băng ghi hình, để cải tiến và nâng cao các chương
trình phát thanh, truyền hình địa phương, phổ biến các văn hoá phẩm và các tài liệu
có nội dung thiết thực, phù hợp với yêu cầu và truyền thống của đồng bào các dân

36
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghãi Việt Nam năm 1992, Nxb. Sự thật - Nxb. Pháp Lý, H, 1992, tr. 14,
25 - 26, 40 -41, 55 - 57.
37
Luật Phổ cập giáo dục Tiểu học, 1991, Điều 4.
44
tộc. Chú trọng sử dụng ngôn ngữ dân tộc (và chữ viết nếu có) trong công tác thông tin
tuyên truyền"38.
Tiếp tục đường lối chỉ đạo của các đại hội Đảng khoá trước, văn kiện đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: "...Xã hội
xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:... Có một nền văn hoá tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...Tôn trọng lợi ích truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập
quán, tín ngưỡng của các dân tộc... Tôn trọng tiếng nói và có chính sách đúng đắn về
chữ viết đối với các dân tộc”39.
Vấn đề giữ gìn và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân
tộc được nhấn mạnh trong Nghị quyết TƯ V khoá VIII: ... Đi đôi với việc sử dụng
ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc
thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
Phát hiện bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm nghiên cứu văn hoá, văn
học nghệ thuật là người dân tộc thiểu số”40.
Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg ngày 17/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng tiếp
tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu
số để phổ cập văn hoá thông tin, khoa học kỹ thuật: "Cùng với việc phổ cập tiếng Việt,
cần sử dụng rộng rãi hơn tiếng nói, chữ viết của từng dân tộc trong việc truyền bá,
giao lưu văn hoá, thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật, luật pháp trong vùng đồng bào
dân tộc thiểu số”41.
Trong việc bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống, đặc biệt là ngôn ngữ,
chúng ta cần chú ý tới những nội dung cơ bản sau:
1) Tiếng nói và chữ viết là một đặc trưng cơ bản, nét độc đáo của văn hoá, là
tình cảm, tâm hồn dân tộc. Bởi vậy, về phương diện pháp lý, phải bảo vệ và phát triển
được tiếng nói, chữ viết các dân tộc;
2) Việc phát triển tiếng nói và chữ viết dân tộc không phương hại tới vấn đề
phổ cập tiếng phổ thông, dùng tiếng phổ thông như một công cụ giao tiếp, giáo dục và
nâng cao trình độ. Song ngữ là hình thức phát triển phù hợp với cả lợi ích quốc gia và
dân tộc;
3) Gắn với tiếng nói và chữ viết dân tộc là kho tàng văn học dân gian của các
dân tộc, vì khá nhiều tộc người, dân tộc thiểu số nước ta còn ở trình độ văn minh tiền
chữ viết, mọi tri thức, kinh nghiệm, nghệ thuật ngôn ngữ đều tồn tại và phát triển dưới
dạng truyền miệng.

38
Bộ Văn hóa - Thông tin: Văn bản của Đảng và Nhà nước về Công tác văn hóa - thông tin vùng Dân tộc thiểu
số và miền núi, H, tr. 6.
39
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, H, 1987, tr. 77.
40
Nghị quyết lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
41
Các quy định pháp luật đối với các dân tộc thiểu số, Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 2005, tr. 410.
45
Ngày nay, tiếng nói và chữ viết của các dân tộc có vị trí khác nhau trong cuộc
sống hiện đại. Tiếng nói của các dân tộc có số lượng dân cư tương đối đông hàng trăm
nghìn người trở lên, từ lâu đã trở thành ngôn ngữ vùng. Vùng Việt Bắc có tiếng Tày,
Nùng; vùng Tây Bắc có tiếng Thái, H’Mông, ... Song nhiều dân tộc có số lượng dân
cư khoảng vài nghìn người thì xuất hiện hiện tượng khả năng ngôn ngữ của họ ngày
càng bị hạn chế phạm vi sử dụng, chỉ dùng để giao tiếp trong cộng đồng tộc người,
thậm chí chỉ dùng trong gia đình. Từ góc độ này, vấn đề bảo tồn ngôn ngữ của các dân
tộc ít người đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với các dân tộc thiểu số trong cộng
đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam.
Những năm gần đây, hầu hết các tỉnh miền núi phía bắc, dọc Trường Sơn – Tây
Nguyên và Nam Bộ đã tập trung xây dựng quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao và
du lịch của địa phương mình, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề quy hoạch bảo vệ
và khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, phục vụ nhiệm vụ
xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và xây dựng con người Việt Nam trong điều kiện
phát triển và hội nhập quốc tế, hiện tại và tầm nhìn lâu dài. Song hành với những hoạt
động cụ thể của chính quyền và cộng đồng các địa phương có các dân tộc thiểu số cư
trú, những năm gần đây, Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều
Nghị quyết, Nghị định, Quyết định liên quan trực tiếp đến vấn đề phát triển văn hóa
và bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc, đáp ứng kịp thời sự vận động phát triển của
đời sống kinh tế, văn hóa xã hội các dân tộc trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt
Nam. Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6-5-2009
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020. Năm 2010, Chính phủ
ban hành Nghị định số 98/2010/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản
văn hóa và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa. Năm 2011,
Chính phủ ban hành Quyết định số 1610/QĐ-TTg phê duyệt chương trình thực hiện
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011-2015,
định hướng đến năm 2020... Những Nghị quyết, Nghị định và Quyết định được Chính
phủ ban hành đã là căn cứ pháp lý quan trọng, định hướng cho quá trình quy hoạch,
xây dựng các chính sách, kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền
thống ở các địa phương có đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú. Thực tế đó đã và đang
mang lại kết quả thực tiễn cụ thể, quan trọng đối với sự nghiệp bảo tồn bản sắc văn
hóa các dân tộc một cách khoa học, hiệu quả và đúng hướng, tạo ra những nguồn động
lực tích cực đối với phát triển đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng và văn
hóa toàn xã hội nói chung.
Đặc biệt, vào tháng 5 năm 2014, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã họp Hội nghị lần thứ chín để tổng kết 15
năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW
về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển

46
bền vững đất nước. Trong Nghị quyết này, Đảng ta đã nêu ra những quan điểm mới về
việc Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; đồng thời quan
tâm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất
trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân
văn, dân chủ và khoa học 42.
Như vậy, trải qua hơn nửa thế kỷ, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm
một cách trực diện, sâu sát và cụ thể đời sống văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số
nói riêng và đời sống văn hóa xã hội nói chung. Hàng loạt các văn kiện của Đảng, Nhà
nước ra đời đã thể hiện quá trình chỉ đạo sát sao, bám thực tiễn để đưa ra những quyết
sách, cơ chế và quan điểm lãnh đạo phù hợp với quy luật phát triển của xã hội trong
từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử. Chính vì thế, các chính sách, quan điểm của Đảng,
Nhà nước về văn hóa và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc luôn
luôn vận động kịp thời theo tiến trình phát triển, đúc kết kinh nghiệm, hạn chế những
bất cập để hướng tới mục đích xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc và phát triển bền vững, phù hợp với quỹ đạo phát triển chung của
cộng đồng quốc tế hiện nay.

V. QUAN ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC GIÁO DỤC – KHOA HỌC VÀ VĂN HÓA CỦA
LIÊN HỢP QUỐC (UNESCO) VỀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA
CỦA CÁC DÂN TỘC
Cho đến nay, trên thế giới hiện đã và đang có nhiều tổ chức mang tầm Quốc tế
quan tâm (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
của các dân tộc trong khu vực hoặc tầm toàn cầu.
Chẳng hạn, các tổ chức Hội đồng Quốc tế các bảo tàng (International Council
of Museums) – viết tắt là ICOM, với 116 Ủy ban quốc gia tham gia các hoạt động
nghiên cứu khoa học tại 29 Ủy ban quốc tế, 15 tổ chức liên kết và 6 tổ chức khu vực -
một công cụ đắc lực để bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa vì lợi ích và sự
phát triển của các dân tộc, quốc gia trên thế giới; Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu
Bảo tồn và bảo quản các tài sản văn hóa (viết tắt là ICCROM) với hơn 110 quốc gia
thành viên, hướng đến mục tiêu chung là hoạt động bảo tồn di sản văn hóa các dân
tộc; Trung tâm Khảo cổ và Nghệ thuật (viết tắt là SEAMEO – SPAFA) trực thuộc Tổ
chức Bộ trưởng Giáo dục các quốc gia Đông Nam Á, được sự quản lý và hỗ trợ của
Chính phủ Thái Lan;...
Trong số các tổ chức quốc tế lớn, có ảnh hưởng tích cực đến sự nghiệp bảo tồn
và phát huy giá trị văn hóa và bản sắc văn hóa của các dân tộc trên toàn cầu, Tổ chức

Ban Tuyên giáo Trung ương. Tài liệu học tập Nghị quyết và một số chủ trương của Hội nghị lần thứ chín Ban
42

Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI; NXB Chính trị Quốc gia,2014, trang 15.

47
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc – viết tắt là UNESCO – là tổ chức
quốc tế lớn nhất, có tác động sâu rộng nhất đến nhiệm vụ quốc tế cao cả này. Ra đời
từ năm 1945, UNESCO đã cho công bố Công ước UNESCO, trong đó nêu rõ tôn chỉ,
mục đích hướng đến việc thiết lập “một tình đoàn kết về trí tuệ và lương tri của toàn
nhân loại”, thu hút sự quan tâm của 44 nước thành viên và các cộng đồng quốc gia
khác trên thế giới. Cho đến nay, UNESCO đã là tổ chức tham dự của 193 quốc gia
thành viên, trong đó có Việt Nam, và trải qua hơn nửa thế kỷ, hàng loạt các văn kiện
quốc tế về văn hóa của UNESCO đã được thông qua, phản ánh những ưu tiên của
cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, sự tiến triển của các chính sách văn hóa
cùng vai trò của các quốc gia thành viên, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Các
văn kiện tầm quốc tế này, một mặt thể hiện quan điểm, mục tiêu chung của UNESCO
về văn hóa, mặt khác, chúng là bộ hợp thành, hỗ trợ nhau để tạo thành một hệ thống
quy chuẩn quốc tế cho chính sách các quốc gia về văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa ở các dân tộc thuộc các quốc gia là thành viên trong công cuộc nỗ lực
bảo tồn sự đa dạng văn hóa trong bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị thế giới không
ngừng biến đổi. Hầu hết các quốc gia thành viên đã tự nguyện ký cam kết thực hiện,
mang lại hiệu ứng tích cực cho phát triển bền vững môi trường văn hóa của nhân loại.
Trong nhiều chục năm qua, Chính phủ Việt Nam với tư cách nước thành viên,
đã phê chuẩn những Công ước quốc tế về văn hóa và di sản văn hóa được UNESCO
ban hành. Bao gồm:
- Công ước về việc bảo vệ DSVH và tự nhiên thế giới (1972);
- Tuyên bố chung về đa dạng văn hóa và chương trình hành động (2001);
- Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (2003);
- Công ước về việc bảo vệ và khuyến khích sự đa dạng của các biểu hiện văn
hóa (2005).
Đây là những quy định mang tính chuẩn mực quốc tế, nhờ đó, sau khi phê chuẩn,
Việt Nam nói riêng và các nước thành viên đã phê chuẩn nói chung, có được những cơ
sở quan trọng, mang tính phương pháp luận cho việc hoạch định các chính sách văn
hóa quốc gia và đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế về văn hóa, đưa đến sự vận động phát
triển của đời sống văn hóa xã hội nói chung và công tác bảo tồn, phát huy giá trị bản
sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam nói riêng.
Trong Công ước UNESCO năm 1972 về bảo vệ DSVH và tự nhiên thế giới,
quan điểm nhận thức về di sản văn hóa cần được quan tâm bảo vệ, bảo tồn đã được
xác định cụ thể ngay tại Điều 1: Di sản văn hóa của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới
chính là các di tích, bao gồm “ các công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội họa hoành
tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và các
nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa
học”. Di sản văn hóa còn là các quần thể, gồm “các nhóm công trình xây dựng đứng
một mình hoặc quần tụ có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật

48
hay khoa học, do kiến trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hóa của chúng
vào cảnh quan”. Về thắng cảnh có giá trị cần bảo vệ, bảo tồn và khai thác phục vụ đời
sống văn hóa con người, UNESCO quan niệm, đó là “các công trình của con người
hoặc những công trình của con người kết hợp với các công trình của tự nhiên, cũng
như các khu vực, kể cả các di chỉ khảo cổ học, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương
diện lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học”.Quan điểm nhận thức này
của UNESCO đã tác động sâu sắc đến việc nhận diện các di sản quốc gia có giá trị để
từ đó có chính sách, cơ chế ứng xử trong chiến lược bảo tồn và khai thác giá trị ở từng
quốc gia thành viên UNESCO, trong đó có Việt Nam.
Dấu ấn có tính bước ngoặt trong nhận thức về di sản văn hóa của nhân loại được
thể hiện ở sự xuất hiện của Công ước UNESCO năm 2003 về bảo vệ di sản văn hóa
phi vật thể (DSVHPVT). Tại Khóa họp thứ 32 tại Pari, Cộng hóa Pháp (tháng 10 –
2003), Đại hội đồng UNESCO đã thông qua Công ước về bảo vệ DSVHPVT, trở
thành dấu ấn lịch sử trong tiến trình phát triển của các chính sách quốc tế về văn hóa
và thúc đẩy sự đa dạng văn hóa trên toàn cầu. Lần đầu tiên, công đồng các quốc gia
thành viên UNESCO đã công nhận sự cần thiết phải quan tâm đến các hình thức biểu
thị/biểu đạt văn hóa.
Để tránh sự phân biệt siêu hình giữa tinh thần và vật chất ở các biểu thị/biểu
đạt văn hóa, UNESCO đã thảo luận và đi đến dùng thuật ngữ tangible culture và
intangible culture. Ở Việt Nam, thuật ngữ này được dịch là văn hóa vật thể và văn
hóa phi vật thể. Hiện nay trên thế giới, thuật ngữ này được sử dụng rất phổ biến, kể cả
trong tài liệu khoa học cũng như trong các tài liệu của UNESCO (như những tuyên bố
của UNESCO, khuyến thị của UNESCO, chương trình của UNESCO). Như vậy, cặp
khái niệm này được đưa ra để khắc phục sự đối lập giữa hai phạm trù văn hóa vật chất
và văn hóa tinh thần (tức nuốn nhấn mạnh vào chỗ: đã là văn hóa – dù ở dạng vật thể
hay phi vật thể- đều mang tính tinh thần). Ở đây, UNESCO và các nhà khoa học căn
cứ vào đặc trưng của hình thái tồn tại để phân loại: Có nghĩa là, văn hóa vật thể nhấn
mạnh đến đặc trưng không gian của hình thái tồn tại; còn văn hóa phi vật thể lại nhấn
mạnh vào đặc trưng thời gian của hình thái tồn tại.
Quan điểm/quan niệm của UNESCO đưa đến nhận thức: Văn hóa vật thể chính
là những hình thái biểu trưng, tồn tại ổn định trong không gian và thường trực theo
thời gian (có nghĩa là cái văn hóa sau khi được sáng tạo ra tồn tại ổn định cùng với
thời gian và khách quan đối với chủ thể đã sáng tạo ra nó). Văn hóa phi vật thể thì
tiềm ẩn trong trí nhớ của con người, chỉ khi nó được khách thể hóa (thông qua các
hoạt động của con người xã hội, trong một khoảng thời gian nhất định) thì người ta
mới nhận biết được các hình thái biểu trưng của nó.
Như vậy, văn hóa phi vật thể là văn hóa tồn tại từ đời này qua đời khác một
cách tiềm ẩn trong trí nhớ của con người và được thể hiện (khách thể hóa) thông qua
hoạt động của con người. Con người ở đây có thể là toàn bộ thành viên của một cộng

49
đồng (ví dụ như đối với hiện tượng lễ hội), có thể là một nhóm xã hội nào đó (đối với
gia phong, gia lễ), cũng có thể là những nghệ nhân (đối với nghề truyền thống, nghệ
thuật dân gian – cổ truyền) hoặc những tri thức dân gian – cổ truyền như thầy lang,
thầy cúng, thấy đồ (đối với tri thức dân gian cổ truyền). Vì thế, bên cạnh việc sưu tầm
(ghi chép, ghi hình, ghi âm) những hình thái văn hóa phi vật thể, khai thác ký ức, kỹ
năng của những nghệ nhân dân gian cổ truyền này là một nội dung căn bản trong
nghiên cứu văn hóa phi vật thể.
Quan niệm của UNESCO về di sản văn hóa phi vật thể đã được thể hiện rất rõ
trong Công ước 2003. Đó là:
- Coi tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể là động lực chính của đa
dạng văn hóa và là một đảm bảo cho sự phát triển bền vững;
- Xem xét sự tương quan mật thiết giữa di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn
hóa vật thể và di sản thiên nhiên;
- Thừa nhận việc các quá trình toàn cầu hóa, quá trình tạo ra sự đối thoại giữa
các cộng đồng cũng gây ra mối đe dọa về sự suy thoái, biến chất và phá hủy các di sản
văn hóa phi vật thể;
- Nhận thức được nguyện vọng và mối quan tâm chung nhằm bảo tồn văn hóa
phi vật thể của nhân loại;
- Thừa nhận việc các cá nhân và cộng đồng người bản xứ đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc bảo tồn, duy trì và tái tạo di sản văn hóa phi vật thể;
- Xem xét sự cần thiết phải tạo dựng nhận thức đúng đắn nhất là đối với thế hệ
trẻ về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể và việc bảo tồn loại hình di sản
này;
- Coi vai trò tối quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể là yếu tố đưa con
người xích lại gần nhau và đảm bảo sự giao lưu hiểu biết lẫn nhau;
- Bảo tồn văn hóa dân gian là yếu tố cần thiết làm phong phú thêm di sản văn
hóa của nhân loại và bảo vệ bản sắc văn hóa;
- Các nước thành viên cần tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau thông qua
các phong tục tập quán của từng nước;
- Khuyến nghị các nước thành viên thiết lập một hệ thống “tài sản văn hóa
sống” (báu vật nhân văn sống) thích hợp tại các quốc gia và đệ trình danh sách cho
Ban thư ký của UNESCO;
- Bày tỏ hy vọng rằng danh sách các báu vật nhân văn sống của quốc gia là
đúng đắn, UNESCO có thể, ở bước tiếp theo, xây dựng danh mục thế giới về hệ thống
“tài sản văn hóa sống” (báu vật nhân văn sống).
Từ các quan điểm trên, UNESCO đi đến xác định khái niệm (định nghĩa): Di
sản văn hóa phi vật thể là những tập quán, những biểu tượng, biểu hiện, tri thức, kỹ
năng – cũng như các văn kiện, hiện vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên
quan- mà các cộng đồng, các nhóm người và một trong số trường hợp là các cá nhân

50
công nhận đó là một phần di sản văn hóa của minh. Được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật được các cộng đồng và các nhóm người tái tạo
không ngừng nhằm thích nghi với môi trường sống, sự tương tác giữa người với
người, với tự nhiên và lịch sử, nó tạo ra bản sắc và sự trường tồn, thúc đẩy đa dạng
văn hóa và sáng tạo của loài người. Vì mục đích của công ước này, di sản văn hóa phi
vật thể sẽ được đưa vào các văn kiện quốc tế về nhân quyền với sự tôn trọng lẫn nhau
và sự phát triển bền vững [UNESCO, 2003]
Di sản văn hóa phi vật thể được thể hiện dưới hình thức:
 Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương tiện
của di sản văn hóa phi vật thể;
 Các loại hình nghệ thuật trình diễn;
 Các tập quán xã hội, tín ngưỡng, các lễ hội;
 Các tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và xã hội;
 Nghề thủ công truyền thống.
Cũng theo quan điểm của UNESCO thể hiện trong Công ước 2003, di sản
VHPVT là một dạng văn hóa, liên tục tiếp biến, biến đổi, có thể bị mai một nhưng
cũng có thể được bổ sung, làm giàu thêm bởi các thế hệ kế tiếp. Vì vậy, Công ước đã
chỉ rõ việc bảo tồn DSVHPVT cần đặc biệt quan tâm đến sự trao truyền tri thức, kỹ
năng của di sản trong cộng đồng – chủ nhân của văn hóa đó. Theo Công ước, bảo
tồn/bảo vệ có nghĩa là đảm bảo DSVHPVT là một phần cuộc sống của thế hệ hiện tại
và trao truyền cho các thế hệ tương lai. Các biện pháp bảo tồn không phải duy nhất
hướng đến việc khôi phục cái gốc, mà là khả dĩ có thể phục hồi những loại hình,
những yếu tố/thành tố văn hóa bị mai một từ một thời điểm nào đó, theo trí nhớ và ký
ức của cộng đồng. Điều quan trong của việc bảo tồn DSVHPVT là hướng tới các biện
pháp đảm bảo cho sự tồn tại, tính liên tục,…bằng cách trao truyền cho thế hệ sau, tôn
trọng những sáng tạo mới phù hợp với bối cảnh của cuộc sống đương đại của cộng
đồng.
Có thể nói, Công ước UNESCO năm 2003 là một trong những bộ luật quốc tế
cung cấp khung luật pháp, hành chính và hỗ trợ tài chính để bảo tồn DSVHPVT, được
đa số các nước thành viên thừa nhận quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Cũng
từ cơ sở của Công ước này, một Ủy ban Liên chính phủ của UNESCO ra đời, với
trách nhiệm thúc đẩy thực hiện các mục tiêu của Công ước, tư vấn, giám sát quá trình
thực hiện Công ước và lựa chọn các DSVHPVT của các dân tộc trên thế giới để đưa
vào Danh sách di sản VHPVT cần được bảo vệ khẩn cấp, Danh sách di sản VHPVT
đại diện của nhân loại và Danh sách các di sản VHPVT thực hành tốt nhất.
Để đảm bảo sự nhận biết sâu rộng từ Công ước 2003, Công ước UNESCO năm
2005 về việc bảo vệ và khuyến khích sự đa dạng của các biểu hiện/biểu đạt văn hóa ra
đời. Ngay tại Khoản 4, Điều 1, theo quan điểm của UNESCO, sự đa dạng văn hóa
nghĩa là “có nhiều cách thức khác nhau, thông qua đó, nền văn hóa của các nhóm

51
người và các xã hội tìm ra cách biểu đạt/biểu hiện. Những biểu đạt này được lưu
truyền trong mỗi nhóm người và xã hội, cũng như giữa các nhóm người và các xã hội
với nhau. Đa dạng văn hóa được thể hiện không chỉ bằng những cách thức khác nhau,
trong đó DSVH của nhân loại được biểu đạt, bồi đắp và chuyển tải qua nhiều thể loại
biểu đạt văn hóa, mà còn được biểu hiện bằng những cách thức sáng tạo nghệ thuật,
sản xuất, phổ biến, phân phối và thụ hưởng, cho dù sử dụng bất cứ phương tiện và
công nghệ nào.

52
CHUYÊN ĐỀ 2

NỘI DUNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM

Mục tiêu: Học xong chuyên đề này, học viên cần đạt:
- Nhận diện được các yếu tố văn hóa cần bảo tồn và phát huy;
- Hiểu được sự cần thiết và nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc thiểu số;
- Nhận biết được về cơ bản các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

I. CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA CẦN BẢO TỒN


1. Bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết các dân tộc thiểu số
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ chủ yếu:
 Nhóm ngôn ngữ Việt Mường (bên cạnh dân tộc Kinh/Việt chiếm đa số là các
dân tộc Mường, Chứt,Thổ);
 Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (các dân tộc Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán
Chay, Tày, Thái);
 Nhóm Môn – Khmer (các dân tộc Ba Na, Brâu, Bru – Vân Kiều, Chơ Ro, Co,
Cơ tu, Giẻ Triêng, H’rê, Kháng, Khmer, Khơ Mú, Mạ, Mảng, M’Nông, Ơ Đu,
Rơ Măm, Tà Ôi, Xinh Mun, Xơ Đăng, X’Tiêng);
 Nhóm ngôn ngữ Mông – Dao (các dân tộc H’Mông, Dao, La Ha, Pà Thẻn);
 Nhóm ngôn ngữ Ka Đai (các dân tộc Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo);
 Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo (các dân tộc Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia Rai, Ra
Glai);
 Nhóm ngôn ngữ Hán (các dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu);
 Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến (các dân tộc Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù
Lá, Si La).
Nhận thức được vai trò của ngôn ngữ trong di sản văn hóa truyền thống các
DTTS trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã rất quan
tâm và có những chính sách đặc biệt về ngôn ngữ DTTS. Hiến pháp năm 1960 và
được sửa đổi, bổ sung qua các thời kì,… trong đó nội dung chủ đạo được đặt ra là Các
dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết để phát triển văn hóa của dân tộc mình.
Khởi đầu là bản Chính cương năm 1951 và thông qua các kỳ đại hội Đảng, các Nghị
quyết của Trung ương Đảng luôn luôn có mục liên quan trực tiếp đến vấn đề tôn
trọng, bảo tồn và các chính sách đầu tư phát triển, giữ gìn ngôn ngữ các dân tộc. Gần
đây nhất, tháng 9 năm 2014, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) “Về xây
dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước” cũng đã khẳng định rõ ràng: “Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các DTTS,
nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống”. Để đảm bảo những quyền
53
cơ bản của nhu cầu hưởng thụ và sử dụng tiếng mẹ đẻ trong các DTTS, được ghi trong
các luật cơ bản của Nhà nước trở thành hiện thực trong đời sống văn hóa – xã hội
cộng đồng các dân tộc, Chính phủ và các Bộ ngành đã xây dựng các kế hoạch hành
động cụ thể. Năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về
“Công tác dân tộc”, trong đó khẳng định nguyên tắc: “Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói,
chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn
hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc”. Điều 7, Luật Giáo dục hiện hành quy định: "Chính phủ
tạo điều kiện cho người dân tộc học hệ thống ngôn ngữ và chữ viết của họ để thúc đẩy
các nền văn hóa và hỗ trợ trẻ em dân tộc dễ dàng học tập tại các trường học và các
cơ sở giáo dục khác”… Năm 1997, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có Thông tư số 01 –
GD-ĐT nhằm cụ thể hóa Quyết định trên, và khẳng định: Các DTTS có quyền sử dụng
tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình cùng tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học.
Và trên thực tế, nhiều năm qua, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo đã
triển khai những biện pháp cụ thể để hướng dẫn việc dạy và học tiếng nói, chữ viết
dân tộc.
Chính nhờ có sự quán triệt các chính sách của Đảng và Nhà nước về công cuộc
bảo tồn và phát huy giá trị ngôn ngữ của từng dân tộc mà hơn nửa thế kỷ qua, công tác
bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy vậy, thực tiễn cũng đã
và đang cho thấy không ít vấn đề cấp thiết cần được quan tâm, nghiên cứu và bổ
khuyết, nhất là trong phạm vi giữ gìn và sử dụng ngôn ngữ của các DTTS tại các địa
phương.
Theo thống kê đến đầu thế kỷ XXI, trong số 53 DTTS, chỉ còn có 36 dân tộc có
tiếng nói riêng và 16 dân tộc thực sự có chữ viết đang được sử dụng.
Đứng trước thực trạng văn hóa – ngôn ngữ các dân tộc đã và đang đặt ra, các
cấp chính quyền, các cấp quản lý văn hóa ở các địa phương hầu hết đều đã quan tâm
một cách cụ thể và toàn diện đến việc xây dựng, ban hành các chính sách riêng của địa
phương mình, trên cơ sở quan triệt các chính sách, chủ trương chung của Đảng và Nhà
nước về phạm vi bảo tồn và phát huy giá trị ngôn ngữ của các dân tộc.
Tại vùng Tây Bắc43 vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa ngôn ngữ các dân tộc
đã được đặt ra cụ thể, sâu sắc, tạo ra những biến chuyển tích cực tại từng địa phương.
Để ngăn chặn những nguy cơ đã và đang có sự biến mất của tiếng nói và chữ viết của
khá nhiều dân tộc, các địa phương đã kịp thời đầu tư trí tuệ, công sức và nguồn lực
kinh phí tiến hành sưu tầm các văn bản chữ viết liên quan đến văn hóa truyền thống,
có chính sách đầu tư mở lớp học tiếng dân tộc, đầu tư biên soạn từ điển, tài liệu song
ngữ phục vụ giảng dạy trong nhà trường các cấp, động viên người dân truyền dạy
tiếng nói và chữ viết cho các thế hệ con cháu, tổ chức hàng loạt các hình thức sinh
hoạt văn hóa cộng đồng từng dân tộc và giữa các dân tộc với nhau, tổ chức các cuộc

43
Theo sự quản lý hành chính của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, bao gồm các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc cũ, một số tỉnh
thuộc vùng Việt Bắc cũ, và các tỉnh Phú Thọ, các huyện miền núi của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
54
thi sáng tác, biểu diễn bằng tiếng dân tộc,… Hầu hết các thôn bản đã dần dần được
đầu tư hoặc hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng nhà văn hóa, tạo cơ sở vật chất cho
sinh hoạt cộng đồng. Đội ngũ cán bộ địa phương, nhất là cấp huyện và cấp xã bắt
buộc phải biết tiếng dân tộc, coi đó là tiêu chí để bổ nhiệm, đề bạt, bầu cử. Đối với
chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho cộng đồng, các địa phương đều có
chính sách ưu tiên cho con em các dân tộc được nghiên cứu về văn hóa dân tộc mình
tại các trường đào tạo về khoa học xã hội và nhân văn, các trường nghệ thuật tại địa
phương. Một số địa phương đã chủ động xây dựng các chương trình có sử dụng tiếng
dân tộc, bố trí số biên chế giáo viên phù hợp để dạy về văn hóa chính khóa trong nhà
trường tiểu học và trung học cơ sở. Hầu hết các đài phát thanh, truyền hình cấp tỉnh và
đài truyền thanh cấp huyện, xã đã thường xuyên có những chương trình phát thanh,
thuyết minh hình ảnh bằng tiếng một số dân tộc trong địa phương với thời lượng ngày
một tăng. Song hành với các công việc cấp thiết trên đây, hầu hết các tỉnh đã bước đầu
quan tâm, đi sâu thực hiện các đề án, dự án và đề tài nghiên cứu khoa học liên quan
đến ngôn ngữ - chữ viết của các dân tộc trên địa bàn.
Có thể dẫn chứng hoạt động trong phạm vi này ở một số địa phương vùng Tây
Bắc như: Tỉnh Sơn La bên cạnh việc tổ chức truyền dạy ngôn ngữ H’Mông và Thái
trong các trường nội trú, đã biên soạn và xuất bản nhiều ấn phẩm văn hóa, tranh tuyên
truyền, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất phát triển kinh tế, các bài hát, bài tấu dưới
dạng song ngữ phục vụ rộng rãi cộng đồng. Đặc biệt, tỉnh Sơn La đã tổ chức một số
hội thảo khoa học nhằm lấy ý kiến cộng đồng và tuyên truyền cho công tác đưa chữ
viết và dạy tiếng dân tộc Thái, H’Mông vào chương trình giáo dục phổ thông bậc tiểu
học; đồng thời yêu cầu Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng mở rộng việc lồng
tiếng dân tộc vào thuyết minh để phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, mang lại hiệu
quả thiết thực. Tỉnh Tuyên Quang tổ chức chương trình phát thanh các thứ tiếng Tày,
Dao, H’Mông với thời lượng gần ngàn giờ mỗi năm. Tỉnh Lạng Sơn phát huy thuận
lợi sẵn có về thực tế người dân các dân tộc vẫn thường xuyên sử dụng ngôn ngữ dân
tộc mình trong giao tiếp, sáng tác văn học, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật và các lĩnh
vực khác trong đời sống thường ngày (trừ trường hợp sử dụng ngôn ngữ trong văn
phong hành chính nhà nước và giáo dục đào tạo). Với ý thức về truyền thống văn hóa
– ngôn ngữ ở từng dân tộc, từng cộng đồng thông qua hoạt động cụ thể, một số địa
bàn của tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức được các lớp học chữ dân tộc cho con em thôn bản
có nhu cầu; chẳng hạn, lớp học chữ Thái ở Yên Khương (Lang Chánh), Cành Nàng
(Bá Thước), lớp học chữ H’Mông ở bản Pù Mùa, Ca Tớp (Mường Lát), chữ nôm Dao
ở Cẩm Châu, Cẩm Sơn (Cẩm Thủy),… Đây là một thực tiễn hoạt động tích cực, cần
được tuyên truyền, quảng bá và nhân rộng cho không chỉ tỉnh Thanh Hóa mà còn có
tính học tập ứng dụng ở các địa phương trên cả nước. Tại tỉnh Nghệ An, ngành giáo

55
dục huyện Kỳ Sơn đã thực hiện công việc giáo dục tiếng mẹ đẻ cho người Mông tại 6
trường THPT44…
Với vùng trọng điểm miền Trung (bao gồm các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Thành
phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), công tác sưu tầm, biên soạn
nhằm bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào các dân tộc thiểu số đã được triển khai
mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tới nay, tỉnh Quảng Nam đã hoàn thành việc
biên soạn bộ chữ Bh’noong; biên soạn ngữ vựng Việt - Cadong, Cadong- Việt; biên
soạn sách ngữ pháp tiếng Cadong, sách dạy và học tiếng Cadong; biên soạn bộ Tiếng
thông dụng Cơ tu - Kinh và văn hoá Làng Cơ tu, Từ điển Cơ tu - Việt, Việt - Cơ tu;
nghiên cứu và xuất bản nhiều cuốn sách, công trình liên quan đến văn hóa của các dân
tộc (như văn hoá người Cơ tu, người Cơ tu ở Việt Nam). Các huyện có đồng bào dân
tộc thiểu số tích cực triển khai công tác công tác sưu tầm và ưu tiên ghi chép bằng
tiếng dân tộc các loại hình văn học dân gian các dân tộc, bao gồm nói lý, hát lý, hát ru;
truyện cổ tích, cha chấp, ca lới... Hầu hết các Sở VHTTDL và các Phòng Văn hóa và
Thông tin các huyện qua quá trình sưu tầm, nghiên cứu đã lập hồ sơ và lưu giữ dưới
các hình thức chữ viết (báo cáo kết quả nghiên cứu), hình ảnh động (phim tư liệu),
hình ảnh tĩnh (ảnh tư liệu), âm thanh (đĩa CD)... Đây là những nguồn tư liệu quý giúp
cho việc nghiên cứu ngôn ngữ và chữ viết các dân tộc, tạo cơ sở khoa học và thực tiễn
cho quá trình biên soạn tài liệu theo tiếng dân tộc, đáp ứng nhu cầu dạy học ở nhà
trường tiểu học và trung học cơ sở của các địa phương.
Các DTTS cư trú tại 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên đa số đều có tiếng nói và
chữ viết của riêng mình. Do các điều kiện lịch sử khác nhau, hiện chỉ còn số lượng ít
các dân tộc có chữ viết và đang được sử dụng bên cạnh chữ phổ thông trong nhà
trường các cấp. Theo thống kê (số liệu Tổng điều tra dân số năm 2009), hiện nay tỉnh
Gia Lai có hơn 30 dân tộc cùng chung sống, trong đó hiện chỉ có các cộng đồng Giarai
và Bana là có chữ viết và được sử dụng như một công cụ, phương tiện thông tin, giao
tiếp và học tập. Hai ngôn ngữ này được sử dụng dạy học cho học sinh tiểu học theo
chương trình thí điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dạy cho sinh viên trường Cao
đẳng sư phạm, dạy trong các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức, công an, bộ đội và dạy
ở trường nội trú các cấp. Ngoài ra, tiếng Giarai và Banna còn được sử dụng trên các
phương tiện thông tin đại chúng, trên các ấn phẩm, văn bản mang tính nhất thời, nội
bộ của các cơ quan nhằm mục đích tuyên truyền. Những năm gần đây, nhiều công
trình sưu tầm, nghiên cứu liên quan đến văn hóa hai dân tộc này đã được biên soạn và
xuất bản song ngữ, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của bạn đọc thuộc cộng đồng các dân
tộc. Tại tỉnh Đắc Lắc, với hơn 40 dân tộc cùng chung sống, chữ viết của dân tộc Êđê
được phổ biến từ những năm 20 thế kỷ trước, sau đó được thường xuyên chỉnh lý và

44
Tham khảo: Trần Trí Dõi – Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi ba tỉnh phía bắc
Việt Nam; NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2004; Nhiều tác giả - Giữ gìn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc
Tây Bắc; NXB VHDT – Tạp chí VHNT, 2001)

56
đưa vào dạy học trong một số trường tiểu học. Từ năm 1990, Đắc Lắc đã tiến hành
triển khai việc nghiên cứu ngôn ngữ của các dân tộc Êđê và M’nông thông qua các đề
tài Nghiên cứu, xây dựng bộ sách công cụ Êđê, M’nông – Việt, Ngữ pháp tiếng Êđê,
Biên soạn sách học sau xóa mù chữ cho vùng đồng bào dân tộc Êđê. Kết quả nghiên
cứu từ các công trình này đã được vận dụng, biên soạn thành sách và đưa vào giảng
dạy cho học sinh dân tộc bậc tiểu học của 11 huyện, thành phố. Ngoài ra, tỉnh Đắc Lắc
còn thường xuyên thực hiện các chương trình phát thanh truyền hình bằng các thứ
tiếng Êđê, M’nông, Jrai, Xê đăng cùng nhiều loại ấn phẩm song ngữ phục vụ đông
đảo bạn đọc trong tỉnh tại các thôn bản. Tỉnh Kon Tum những năm gần đây đã giao
cho ngành giáo dục – đào tạo bước đầu thể nghiệm biên soạn sách song ngữ với ngôn
ngữ của những dân tộc có số dân đông như Xơ đăng, Bana, Giẻ T’riêng và thử nghiệm
việc giảng dạy trong các trường nội trú, đem lại hiệu quả tốt. Ngoài ra, chính quyền
tỉnh còn chủ chương vừa khuyến khích vừa bắt buộc đội ngũ cán bộ, công chức các
ban ngành trong tỉnh học tiếng dân tộc, nâng cao nhận thức và thực hành trong công
tác thôn bản. Cũng như nhiều tỉnh thành khác, tỉnh Kon Tum đã triển khai xuất bản
bằng tiếng dân tộc nhiều tranh cổ động, áp phích tuyên truyền, tờ rơi, pano, khẩu hiệu
bên cạnh một số tờ tin và tạp chí chuyên ngành, xây dựng chương trình phổ thông,
trung học và thông tin hàng ngày cho các đài phát thanh truyền hình trong tỉnh. Ngoài
ra, các hoạt động nghiệp vụ như thông tin cổ động, biểu diễn nghệ thuật, lồng tiếng
những phim thời sự - tài liệu bằng tiếng dân tộc đã được quan tâm sâu rộng, được
cộng đồng thôn bản nồng nhiệt đón nhận.
Với các tỉnh Nam Bộ, đang hiện có trên dưới 20 dân tộc thiểu số sinh sống,
nhưng đông nhất vẫn là cộng đồng các dân tộc Hoa, Khơme. Hầu hết các tỉnh thuộc
Nam Bộ đã sớm có chủ trương đưa tiếng Khmer vào dạy trong bậc tiểu học. Tại tỉnh
Sóc Trăng, các ngôn ngữ của dân tộc thiểu số (Khmer, Hoa) được coi trọng và sử
dụng song song với nhau, cùng song hành tồn tại và cùng được sử dụng vì mục tiêu
giao lưu văn hóa giữa các tộc người. Nói chung, ở các tỉnh Nam Bộ, chương trình
giảng dạy, sách giáo khoa chữ Hoa, chữ Khme được dùng trong nhà trường hiện nay
đều được thống nhất trong toàn ngành giáo dục, được giới trí thức và cộng đồng của
các dân tộc này đánh giá cao45.
Nhìn chung, hơn nửa thế kỷ qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn luôn có chủ
trương, chính sách cập nhật với tiến trình bảo tồn và phát huy ngôn ngữ các dân tộc
thiểu số, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Nhiều chính sách, cơ chế và sự hỗ trợ
kinh phí từ Trung ương đến chính quyền địa phương các cấp, đã tạo điều kiện pháp lý
và định hướng hiệu quả cho mục tiêu quan trọng này của quá trình phát triển đời sống
văn hóa tộc người trong xã hội đương đại. Bằng các hình thức hoạt động đa dạng,
khoa học và sát thực tiễn, hầu hết các tỉnh thành có các dân tộc thiểu số cư trú, sinh
45
Xem thêm: Viện KHXH tại Tp. Hồ Chí Minh – Giáo dục ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa các dân
tộc thiểu số phía Nam; NXB KHXH, 1993.

57
sống, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng núi cao, đã thường xuyên chủ động, quan tâm
đến nhiệm vụ bảo tồn và phát huy ngôn ngữ các dân tộc – tộc người, nâng cao trình độ
nhận thức người dân và đội ngũ cán bộ các cấp, đem lại nhiều thành tựu quan trọng,
góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của cộng
đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam.
Tuy vậy, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị ngôn ngữ (tiếng nói – chữ viết)
các dân tộc thiểu số ở nước ta vẫn đã và đang đứng trước những nguy cơ cấp bách, đặt
ra nhiều thách thức đối với bộ máy chính quyền các cấp và cộng đồng các dân tộc. Số
lượng chữ viết của các dân tộc được sự dụng hiện hành còn quá ít. Một số địa phương
đang đứng trước nguy cơ báo động cao về việc không còn dân tộc thiểu số nào sử
dụng được chữ viết của dân tộc mình, như Hà Giang, Cao Bằng,… Đa số lớp trẻ và
cận trung niên (từ khoảng 40 tuổi trở xuống) của các dân tộc – tộc người có số lượng
dân ít, đã và đang có tâm lý không thích học tiếng của dân tộc mình, không thích giao
tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc. Những hoạt động của các cơ quan chuyên môn ở các
địa phương gắn với nhiệm vụ bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc hiện đã và đang gặp nhiều
khó khăn về kinh phí và nguồn nhân lực. Trong khi đó, một số chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước vẫn chưa cập nhật, bám sát yêu cầu thực tiễn đặt ra, một số
chính sách chưa đồng bộ và có tính chiến lược trong lĩnh vực bảo tồn văn hóa nói
chung và ngôn ngữ - chữ viết các dân tộc nói riêng trong mối quan hệ qua lại với kinh
tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa xã hội, chưa phù hợp với đặc trưng văn hóa từng địa
phương, từng cộng đồng dân tộc thiểu số.
2. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể
2.1. Di sản văn hóa vật thể
Di sản văn hóa vật thể là cái hữu hình, tồn tại dưới dạng vật chất, chứa đựng
những hồi ức sống động của loài người, là bằng chứng vật chất của các nền văn hóa,
văn minh nhân loại. Nhìn ở bình diện chung, di sản văn hóa vật thể chính là những
hình thức vật chất, được sử dụng như những phương tiện ẩn náu, những công cụ, hiện
vật hay không gian thực hành của di sản văn hóa phi vật thể. Ví dụ: Di sản văn hóa vật
thể gắn với tín ngưỡng tâm linh như đình, đền, chùa, miếu, nghè, phủ, hang – động và
các vật liệu gắn với chế tác đồ thờ cúng; Di sản văn hóa vật thể gắn với văn hóa sinh
kế của cộng đồng như các loại dụng cụ/phương tiện làm ăn, bảo tồn sự sống; Di sản
văn hóa vật thể gắn với tri thức bản địa như các nguyên vật liệu để thể hiện, chế tác
ngôn ngữ, nghệ thuật.
Di sản văn hóa vật thể - những thực thể vật chất (tồn tại vật lý) được cấu thành
bởi các loại vật liệu khác nhau nên không có khả năng trường tồn mãi mãi cùng nhân
loại. Đã là dạng vật chất thì, tất yếu phải chịu tác động bởi quy luật tự hủy hoại của tự
nhiên. Chúng ta, chỉ có thể bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại có trong tay kéo
dài tuổi thọ, làm cho dạng vật chất đó ổn định, vững chắc.

58
Trong những năm qua, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ, cả về số lượng lẫn chất
lượng.
- Với vùng đất thuộc chiến khu Việt Bắc năm xưa và các địa phương thuộc
vùng Tây Bắc cũ, do là không gian văn hóa được gắn với vận mệnh lịch sử của cách
mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, nơi đây đã có nhiều di tích cách mạng
gắn với công cuộc kháng Pháp, hàng trăm di tích tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn,
Tuyên Quang,... đã được quan tâm ưu tiên đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích và tiến hành
xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích các cấp. Tỉnh Cao Bằng đã tập trung quy hoạch và
hoàn thiện 2 di tích Cấp quốc gia đặc biệt (khu vực Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo),
xếp hạng 19 di tích, thu thập hàng nghìn hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa. Tỉnh Bắc
Cạn hoàn thành dự án “Phục hồi, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử “An toàn khu”
(ATK) tại Bắc Cạn”. Tỉnh Lạng Sơn bên cạnh việc ban hành các Quyết định về quy
chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trên địa bàn của tỉnh, đã tôn tạo 53 di
tích, trùng tu 130 lượt và phục dựng nhiều di tích mới. Tỉnh Lào Cai đã quy hoạch tôn
tạo và trùng tu 35 di tích, trong đó có 9 di tích cấp quốc gia. Năm 2013, tỉnh Hà Giang
đã thực hiện trùng tu, tôn tạo được 6 di tích, bảo tồn 3 ngôi nhà cổ, sưu tầm được 680
hiện vật có giá trị...
Những năm gần đây, đa số các tỉnh đã quan tâm đầu tư cho hoạt động của bảo
tàng tỉnh, tổ chức các dự án sưu tầm, phân loại hiện vật và thu hút du khách, tiêu biểu
như Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình. Tuy nhiên, vẫn có những
tỉnh chưa được đầu tư xây dựng nhà bảo tàng, như Cao Bằng, Bắc Cạn, do vậy, số
lượng hiện vật sưu tầm dù số lượng khá nhiều và có giá trị, nhưng đã và đang có nguy
cơ bị xuống cấp, rơi rụng, không được khai thác phát huy giá trị. Một số tỉnh đã hợp
tác với Viện Khảo cổ học Việt Nam, tổ chức nhiều đợt khai quật tại các di tích quan
trọng, thu được nhiều hiện vật có giá trị về văn hóa và lịch sử. Tỉnh Hà Giang tổ chức
khai quật di chỉ hang Khuôi Nấng, phát hiện mộ táng và 400 di vật đá người tiền sử.
Tỉnh Lai Châu tiến hành khai quật 31 di chỉ, sưu tầm được hơn 2000 hiện vật, lập hồ
sơ cho 83 hiện vật để trưng bày ở Mường Tè, 24.000 hiện vật ở Sìn Hồ và tiếp nhận
26.208 hiện vật từ lòng hồ thủy điện Sơn La, đưa vào Bảo tàng tỉnh được 32.000 hiện
vật các loại, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm và có giá trị. Tỉnh Yên Bái đầu tư
tôn tạo, trùng tu và xếp hạng được 53 di tích (trong đó có 13 di tích cấp quốc gia), mỗi
năm sưu tầm được bình quân 300 hiện vật, nâng tổng sô hiện vật đang lưu giữ và khai
thác lên 22.412 hiện vật. Tỉnh Cao Bằng năm 2012, đã tiến hành hai quật di chỉ khảo
cổ học Ngườm Vài, xã Cần Yên, huyện Thông Nông thu được 9696 đơn vị di vật khảo
cổ, chủ yếu là di vật đá ( trên 2.000 tiêu bản) và vỏ ốc suối ( trên 4.000 vỏ ốc suối) có
giá trị khoa học cao...
- Với các địa phương thuộc vùng Trường Sơn – Tây Nguyên và vùng Nam Bộ,
việc quan tâm sưu tầm, điều tra nghiên cứu các di sản văn hóa vật thể đã được chính

59
quyền các cấp và đội ngũ quản lý văn hóa cùng các giới nghiên cứu khoa học quan
tâm, thực hiện, đem lại nhiều hiệu quả quan trọng cho công cuộc xây dựng và phát
triển đời sống văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số. Nhiều hiện vật khảo cổ gắn với
các nền văn hóa Sa Huỳnh, Ốc eo, văn hóa Chăm đã được đưa vào bảo tàng, nhà
truyền thống văn hóa các cấp, đem lại những giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc,
không chỉ đối với người Việt Nam ở trong nước mà còn thu hút sự quan tâm của quốc
tế. Ngoài ra, Chính quyền và cộng đồng các dân tộc còn quan tâm đặc biệt đến những
di sản văn hóa vật thể mang tầm nhân loại. Chẳng hạn, tập trung đầu tư bảo tồn hệ
thống Tháp Mỹ Sơn thuộc Quảng Nam và đầu tư chế tác hàng nghìn bộ cồng chiêng
bổ sung cho đời sống sinh hoạt cồng chiêng các tỉnh thuộc Tây Nguyên – Những di
sản được UNESCO vinh danh tầm nhân loại. Hệ thống các khu di tích thờ tự gắn với
văn hóa truyền thống, với lịch sử cách mạng hầu hết đã được tôn tạo, quy hoạch, phục
vụ phát triển du lịch và đời sống văn hóa các địa phương. Hàng trăm nhà Gươl, nhà
Rông được tôn tạo, phục dựng, tạo thành không gian sinh hoạt văn hóa tâm linh quan
trọng của cộng đồng.
- Trong những năm qua công tác bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, chúng ta
đã đạt được một số kết quả đáng kể. Tuy vậy, do nhiều yếu tố chủ quan và khách
quan, công tác này vẫn còn nhiều bất cập. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa vật thể ở các tỉnh diễn ra không đồng đều. Nhiều tỉnh đã làm tốt công tác kiểm kê,
quy hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn – công việc được xem như
một trong những giải pháp quản lý mang tính khoa học, hiện đại và khá hiệu quả
nhằm bảo tồn hệ thống di sản văn hóa vật thể, song một số tỉnh chưa làm tốt vấn đề
này. Một số tỉnh như Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, đầu tư cho các di sản văn
hóa vật thể chủ yếu ưu tiên cho các di tích gắn với lịch sử cách mạng, ATK hoặc các
di tích danh thắng mà chưa quan tâm đầu tư tôn tạo, phục dựng hoặc trùng tu kịp thời
các di tích gắn với sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và đời sống văn hóa cộng
đồng các dân tộc . Việc tôn tạo chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí còn chủ yếu tiếp nhận
từ chương trình, mục tiêu quốc gia và ngân sách của tỉnh mà chưa huy động được các
nguồn lực xã hội, cộng đồng địa phương tham gia.
2.2. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể (VHPVT) là những tập quán, những biểu tượng,
biểu hiện, tri thức, kỹ năng cũng như các văn kiện, hiện vật, đồ tạo tác và các không
gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và một trong số trường
hợp là các cá nhân công nhận đó là một phần di sản văn hóa của mình. Nó được thể
hiện dưới hình thức: các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là
phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể; Các loại hình nghệ thuật trình diễn; Các
tập quán xã hội, tín ngưỡng, các lễ hội; Các tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên
và xã hội; Nghề thủ công truyền thống. Văn hóa phi vật thể được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Nó là một dạng văn hóa, liên tục tiếp biến, biến đổi, có thể bị mai

60
một nhưng cũng có thể được bổ sung, làm giàu thêm bởi các thế hệ kế tiếp. Bảo tồn có
nghĩa là đảm bảo di sản VHPVT là một phần cuộc sống của thế hệ hiện tại và trao
truyền cho các thế hệ tương lai. Các biện pháp bảo tồn di sản VHPVT quan trọng là
đảm bảo cho sự tồn tại, tính liên tục,…bằng cách trao truyền cho thế hệ sau, tôn trọng
những sáng tạo mới phù hợp với bối cảnh của cuộc sống đương đại của cộng đồng.
Cùng với quá trình tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị di sản VHVT, đạt được
những kết quả đáng khích lệ, hầu khắp các địa phương thuộc vùng các dân tộc thiểu số
cư trú đều đã đẩy mạnh nhiệm vụ bảo tồn di sản VHPVT. Hàng năm, các tỉnh đều có
chủ trương và kế hoạch giao cho Sở VHTTDL xây dựng và thực hiện các dự án phục
vụ mục đích và nhiệm vụ bảo vệ và khai thác di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng
nhiều dân tộc trên địa bàn các huyện/thị. Mặc dù kinh phí đầu tư ở hầu hết các tỉnh
đều eo hẹp, nhưng chính quyền và đội ngũ quản lý văn hóa các cấp vẫn triển khai
tương đối đa dạng các hình thức bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, tận dụng ưu thế
của các cán bộ nghiệp vụ và đội ngũ các cá nhân có lòng say mê văn hóa dân gian ở
các làng bản để sưu tầm, ghi chép, biên dịch nhiều nguồn tư liệu quý giá và phục dựng
nhiều lễ hội, xây dựng nhiều hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể trình các cấp xét duyệt
và tôn vinh. Ví dụ: Đến nay, tỉnh Sơn La đã lập hồ sơ khoa học 04 di sản văn hóa đề
nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Chữ viết của người Thái;
Lễ cúng dòng họ (Tu Su) dân tộc H’Mông, tỉnh Sơn La; Lễ hội Hết Chá, dân tộc Thái,
bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu; Nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Sơn La. Chính
những điệu múa dân gian, văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống các dân tộc… đã làm
phong phú thêm bản sắc văn hóa các dân tộc Sơn La, nhằm phục vụ nhu cầu phát triển
du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần tích cực vào việc xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tỉnh Hà Giang bên cạnh việc
tiến hành bảo tồn giá trị 4 dự án văn hoá phi vật thể: Bảo tồn phát huy các làn điệu
dân ca dân tộc Tày; Lễ cầu mưa của dân tộc Pà Thẻn; Dân ca dân tộc Nùng U; Lễ hội
Gàu tào của dân tộc Mông; cũng tiến hành bảo tồn văn hoá nghệ thuật dân gian và
nghề thủ công truyền thống bao gồm: Củng cố, thành lập, huấn luyện Đội văn nghệ
dân gian; Phục dựng một số loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian; Bảo tồn lễ cúng
thần rừng; Bảo tồn lễ cúng lúa mới, ngô mới; Bảo tồn lễ nghi sinh nở; Bảo tồn lễ nghi
đám cưới; Bảo tồn nghi lễ đám tang; Bảo tồn nghề truyền thống (nghề thêu, dệt trang
phục); Phục chế trống đồng cổ và phục dựng nghệ thuật đúc trống đồng và diễn tấu và
diễn tấu sử dụng trống đồng trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Lô Lô. Tỉnh Hòa
Bình đã tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng tốt việc bảo vệ Di sản văn hóa,
phục dựng được một số lễ hội cồng chiêng, thu hút được hàng vạn lượt người đến
tham quan, du lịch. Tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các đơn vị của Sở VHTT&DL phối
hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam thực hiện 3 dự án nghiên cứu văn hóa phi
vật thể: nghiên cứu, bảo tồn lễ hội “Pang Phoong” của dân tộc Kháng; Lễ “Mừng
cơm mới” dân tộc Xinh Mun; Lễ “Ma Khô” của người H’Mông. Trong số các tỉnh

61
thuộc vùng Tây Bắc, Lào Cai nổi lên như một điển hình về thực hiện công tác bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Cho đến nay, Lào Cai đã tổng
kiểm kê phân loại di sản văn hóa, lập hồ sơ xếp hạng di sản văn hóa tại 200 làng/bản,
lập hồ sơ đề nghị công nhận 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, hầu hết các di tích,
thắng cảnh đều được bảo vệ và phát huy tốt giá trị, không có di tích nào mất mát hoặc
bị xuống cấp, hư hỏng.
Tuy nhiên, công tác bảo tồn và khai thác giá trị di sản VHPVT của các dân tộc
thiểu số vẫn đã và đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều nguồn tư liệu sưu tầm
được hiện vẫn chưa có điều kiện nghiên cứu, biên dịch và xuất bản hoặc công bố trên
các phương tiện truyền thông đại chúng ở địa phương. Nhiều lễ hội được nghiên cứu
phục dựng nhưng khó có điều kiện tổ chức thường xuyên. Nhiều làng nghề và nhiều
câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian có nguy cơ tan vỡ, khó tồn tại. Các
thế hệ nghệ nhân chưa có chính sách ưu đãi và ứng xử phù hợp. Tiếng nói và chữ viết
dân tộc ngày càng ít được sử dụng, không gian văn hóa có nhiều biến đổi do điều kiện
sống và tâm lý người dân các dân tộc hiện nay hướng theo nhu cầu kinh tế. Điều đó dễ
dẫn đến sự mất mát của di sản văn hóa, có tác động tiêu cực đến mục tiêu bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong điều kiện xã hội hiện nay. Và đặc biệt là,
đội ngũ làm công tác văn hóa ở các cấp huyện, tỉnh nếu có chuyên môn nghiệp vụ thì
lại yếu về sử dụng tiếng dân tộc và ngược lại, điều đó cũng gây những hạn chế nhất
định cho công tác sưu tầm và nghiên cứu.
Những thành tố văn hóa gắn với di sản văn hóa phi vật thể cần được quan tâm
sưu tập, kiểm kê, nghiên cứu và bảo tồn là:
- Hệ thống các văn bản chữ viết của các dân tộc liên quan đến tiến trình lịch sử
văn hóa, tri thức bản địa gắn với văn hóa sinh kế, kỹ thuật canh tác, phong tục tập
quan, luật tục, tín ngưỡng tâm linh vốn được các thế hệ tiền nhân sáng tạo, ghi chép
và truyền lại.
- Hệ thống các lễ hội của các dân tộc, trong đó có hàng loại các hệ thống thực
hành nghi lễ, thực hành diễn trình lễ hội và sinh hoạt trò chơi dân gian của các dân
tộc, tộc người ở không gian văn hóa từng thôn bản.
- Hệ thống các sáng tác văn học dân gian (truyền thuyết, ca dao – dân ca, tục
ngữ, câu đố,...) mang đậm dấu ấn và bản sắc văn hóa tộc người.
- Hệ thống các sáng tạo văn hóa gắn với nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật trình
diễn dân gian của các cộng đồng tộc người.
- Hệ thống các nghề thủ công truyền thống gắn với các hoạt động phục vụ đời
sống cộng đồng (nghề rèn, nghề dệt, nghề đúc kim loại,...) cùng với hàng loạt hệ
thống các quy trình nghề, bí quyết làm nghề, hiện được đội ngũ các nghệ nhân dân
gian nắm giữ.
- Hệ thống các văn bản, bút tích và những sản phẩm văn hóa phi vật thể khác
liên quan đến các di tích lịch sử văn hóa, các sự kiện của lịch sử cách mạng và các

62
danh nhân, anh hùng, những lãnh tụ cách mạng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ,
những bậc tiền bối có công đóng góp đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp dựng nước và
giữ nước của dân tộc và các địa phương.
Có thể nói rằng, nguồn di sản văn hóa của các dân tộc, tộc người của Việt Nam
là rất đa dạng, phong phú và mang những bản sắc văn hóa của từng địa phương, từng
dân tộc. Cho đến nay, mặc dù tất cả các hệ thống chính trị, các bộ máy công quyền và
cộng đồng các dân tộc đã quan tâm cụ thể, sâu rộng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ
bảo tồn, phát huy các giá trị của hệ thống di sản văn hóa vĩ đại đó. Tuy nhiên, do
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, hiện nguồn di sản văn hóa các dân tộc thiểu số
ở nhiều địa phương, cộng đồng tộc người vẫn chưa được quan tâm thường kỳ, sưu
tầm, nghiên cứu và bảo tồn theo những mục đích và nhiệm vụ đặt ra.

II. TÍNH CẤP THIẾT VÀ NHIỆM VỤ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA CÁC
DÂN TỘC THIỂU SỐ
1. Sự cần thiết phải bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số
Trong vài thập niên qua, văn hoá các dân tộc thiểu số từ các địa phương thuộc
các vùng văn hóa Việt Bắc, Tây Bắc đến dọc các khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên
và vùng văn hóa Nam Bộ đã và đang trải qua những biến động lớn. Trên hầu khắp mọi
vùng quê, các dân tộc thiểu số đã và đang có sự chuyển biến một cách toàn diện cả về
kinh tế lẫn các hoạt động văn hóa. Sự biến dạng của môi trường sinh thái và môi
trường nhân văn diễn ra như một quy luật tất yếu, chứa đựng trong nó cả những yếu tố
tích cực lẫn các mặt tiêu cực, có ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc xây dựng đời sống
kinh tế xã hội và bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của các dân
tộc cư trú tại các địa phương. Thực trạng đó càng diễn ra đặc biệt phức tạp trong thời
điểm Việt Nam đã và đang có những cải cách hành chính và cung cách điều hành,
quản lý văn hóa-xã hội nhằm hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Kinh nghiệm của các cộng đồng quốc gia đa dân tộc trong khu vực và trên thế
giới cho phép khẳng định rằng, nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu vừa mang lại
những thời cơ và giao lưu kinh tế-xã hội tích cực, vừa tạo nên những nguy cơ lớn đối
với văn hoá các dân tộc. Trước những biến động lớn về kinh tế – xã hội, có hai khả
năng xảy ra:
a. Các dân tộc thiểu số hoang mang, nghi ngờ và chối bỏ các giá trị truyền
thống để nhanh chóng hội nhập với cái hiện đại. Các di tích lịch sử- văn hóa có chứa
đựng những giá trị nhân văn chung cho cộng đồng không được quan tâm tu bổ, khai
thác như một thứ công ích xã hội.
b. Các nhà quản lý xã hội và các nhà quản lý văn hóa thuộc các ngành, các cấp
cần nâng cao nhận thức cho phù hợp, xem xét lại các giá trị truyền thống, khẳng định
các giá trị tốt đẹp lâu đời của lịch sử, từng bước cải biến các giá trị đó cho thích hợp
với thời đại mới, với phương thức sinh hoạt mới, khắc phục loại bỏ các nhân tố lạc
hậu, lỗi thời, đồng thời bổ sung dần những nhân tố mới đáp ứng nhu cầu của thời dại.
63
Một nền văn hóa chỉ có thể được khai thác, bảo tồn và phát huy tốt những giá trị tích
cực một khi có những cơ chế quản ký khoa học và phù hợp với đặc trưng tồn tại của
nó.
Khả năng thứ nhất, nếu xảy ra, sẽ làm mai một, thậm chí tiêu vong một nền văn
hoá dân tộc. Kết quả dẫn tới là dân tộc đó không tồn tại với tư cách là một dân tộc, và
văn hoá nhân loại sẽ mất đi phần nào tính đa dạng phong phú của nó. Khả năng này
rất may chưa xuất hiện trong văn hoá cộng đồng các dân tộc thiểu số ở nước ta. Tuy
vậy cái tâm lý hoang mang, nghi ngờ một số giá trị nào đó cũng đã xuất hiện trong
một bộ phận cư dân các tộc người thiểu số, đặc biệt trong thế hệ trẻ. Hiện tượng một
số người các dân tộc thiểu số bán nhà sàn để xây nhà lầu, một số thanh niên dân tộc
thích tổ chức đám cưới theo kiểu người Kinh ở thành phố, không thích ăn vận trang
phục của dân tộc mình, một số phụ huynh không thích cho con em mình học tiếng dân
tộc…. là những hiện tượng đã và đang gây hậu quả tiêu cực, phương hại đến sự phát
triển văn hoá, ngôn ngữ của các dân tộc người thiểu số. Thực trạng này đã và đang nổi
lên một số vấn đề nhạy cảm ở khá nhiều dân tộc thuộc các tỉnh Hà Giang, Lai Châu,
Điện Biên và đặc biệt là đồng bào thuộc các tỉnh Tây Nguyên. Đây cũng là những
điểm huyệt văn hóa luôn luôn được các thế lực thù địch với Cách mạng nhòm ngó và
tìm cách lợi dụng để phá hoại, xuyên tạc hoặc gây chia rẽ sự đoàn kết giữa đồng bào
các dân tộc.
Khả năng thứ hai chỉ xuất hiện khi đại bộ phận tộc người, bằng kinh nghiệm
của bản thân mình, ý thức được một cách sâu sắc những giá trị truyền thống của tộc
người. Mặt khác, ý thức đó phải được sự hỗ trợ đắc lực của một hệ thống đường lối
chính sách phát triển kinh tế – xã hội đúng đắn: Coi văn hoá là nền tảng tinh thần, mục
tiêu và động lực của phát triển kinh tế – xã hội; thực hiện tốt chính sách các dân tộc
cùng bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau…
Phát huy văn hoá, ngôn ngữ và khai thác một cách khoa học các giá trị văn hóa
truyền thống các dân tộc thiểu số ở các địa phương miền núi, nơi tập trung đông các
dân tộc và các tộc người địa phương nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển nguồn lực
con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều đó còn nhằm
mục tiêu góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hoá theo tinh thần của “Tuyên bố ASEM về
đối thoại giữa các nền văn hoá là di sản và văn minh”, vừa mới thông qua tại Hà Nội,
trong đó nêu rõ: “… đa dạng văn hoá là di sản chung của nhân loại vừa là nguồn
sáng tạo, cổ vũ vừa là động lực quan trọng của phát triển kinh tế và tiến bộ của xã hội
loài người. Đa dạng văn hoá là cơ hội to lớn để xây dựng một thế giới hoà bình và ổn
định hơn, bởi đa dạng văn hoá không loại bỏ mà đem lại sự hoà hợp khoan dung, đối
thoại và hợp tác…”
Xem xét thực trạng đời sống văn hóa của bất kỳ dân tộc thiểu số nào trên dải
đất Việt nam, dễ dàng nhận thấy, cả một kho tàng di sản văn hóa truyền thống bao
gồm các tri thức bản địa trong văn học dân gian, các lễ hội gắn với phong tục, tập

64
quán các làng quê, gắn với đời sống tinh thần và hoạt động canh tác của từng dân tộc,
hệ thống các bài ca dao dân ca cùng các hình thức sinh họat văn hóa nghệ thuật khác
nếu không có kế hoạch khẩn trương khảo sát, sưu tầm và nuôi dưỡng thì tất yếu sẽ bị
rơi rụng, lãng quên và có nguy cơ biến mất. Thực tiễn cho thấy, do điều kiện kinh tế
và hoàn cảnh lịch sử của từng vùng, hệ thống văn hóa vật thể vốn được người dân các
dân tộc sáng tạo ra cực kỳ phong phú, đa dạng và có nhiều giá trị (các đình, chùa,
miếu, các nơi thờ tự thành hoàng, danh nhân,...) hiện nay, ở nhiều nơi gần như bị xóa
sổ hoặc có nguy cơ biến mất và những di tích văn hóa vật thể truyền thống nếu còn thì
phần lớn đều đang xuống cấp nghiêm trọng, thiếu sự quan tâm, đầu tư kinh phí khôi
phục, bảo tồn và khai thác phục vụ đời sống văn hóa cộng đồng.
Tại khu vực các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là vùng chiến khu Việt Bắc, riêng về
các địa chỉ có gắn bó trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động cách mạng và kháng
chiến tại hàng chục xã thuộc các huyện Định Hóa và Đại Từ hàng chục năm qua chưa
được quan tâm khảo sát, xếp hạng và tu bổ kịp thời, đồng bộ và toàn diện. Thực tiễn
cho thấy, công tác khảo sát và quy hoạch của các cấp quản lý văn hóa địa phương thực
hiện quá chậm chạp và yếu kém. Điều đó gây ảnh hưởng lớn đến sự quy hoạch và bảo
tồn các di tích, xác định sự thật lịch sử các di tích (do thời gian và khí hậu huỷ hoại,
các nhân chứng lịch sử không còn,...) và nhất là làm suy giảm lòng tin của đồng bào
các dân tộc vào chính sách uống nước nhớ nguồn của Đảng và Nhà nước hiện nay!
Tại các địa phương thuộc các vùng văn hóa dọc Trường Sơn và Tây Nguyên, hệ thống
các di tích văn hóa của các dân tộc tuy ít hơn nhưng trải qua nhiều chục năm chiến
tranh gần như không để lại dấu vết. Thực trạng “chảy máu” cồng chiêng trong những
chục năm qua ở hầu khắp các địa phương dọc Trường Sơn và Tây Nguyên đã và đang
là hiện tượng làm nhức nhối tâm can của những người mang nặng tinh thần dân tộc.
Về hệ thống di sản văn hóa phi vật thể, có thể nêu ra sự báo động khẩn cấp cho việc
sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cho xã hội đương đại. Hiện tượng
mất mát, biến dạng hoặc chảy máu báu vật đã và đang diễn ra. Điều đó không chỉ thể
hiện ở các loại hình văn hóa nghệ thuật mà còn có sự biến tướng của các phong tục tập
quán, tín ngưỡng của các dân tộc ở hầu khắp các địa phương. Thực trạng của văn hóa
cồng chiêng ở 5 tỉnh thuộc Tây nguyên, nhất là sự biến mất của hàng nghìn bộ cồng
chiêng là những ví dụ tiêu biểu.
2. Nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số
Sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử – văn hóa các dân tộc thiểu số
trên đất nước ta đang đặt ra những nhiệm vụ vừa có tính bức xúc, vừa có tính lâu dài,
đòi hỏi sự đồng thuận thực hiện của toàn xã hội và bộ máy chính quyền, quản lý văn
hóa các cấp. Những nhiệm vụ đó là:
2.1. Củng cố lòng tin và niềm tự hào của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc
biệt trong thế hệ trẻ, về các giá trị văn hoá tốt đẹp trong truyền thống, tin tưởng
tuyệt đối vào đường lối và chính sách văn hóa-xã hội của Đảng và Chính phủ.

65
Do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thiếu hiểu biết về lịch sử dân
tộc mình, nguyên nhân bị choáng ngợp trước xu thế hiện đại hoá đang diễn ra khá
nhanh, trong khi đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc còn khó khăn, các dân
tộc thiểu số dễ có tâm lý tự ty, coi thường, thậm chí chối bỏ các giá trị văn hoá truyền
thống. Hiện tượng một số người không thích nói tiếng dân tộc của mình, thích ăn mặc,
làm nhà theo kiểu người Kinh… ngày càng phổ biến. Không khó để nhận ra ở hầu
khắp các địa phương thuộc các thị trấn, có đường quốc lộ xuyên qua, có các khu kinh
tế phát triển,... đặc trưng văn hóa tộc người ngày càng phai nhạt hoặc biến dạng.
Việc giáo dục lòng tin và niềm tự hào về các giá trị tốt đẹp trong truyền thống
vừa góp phần nhân lên sức mạnh nội lực của các dân tộc, vừa là lá chắn để ngăn ngừa
những mặt tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình hiện đại hoá. Kinh nghiệm chỉ ra rằng
hễ bỏ rơi những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá, truyền thống cách mạng thì
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá dễ đẩy con người tới chỗ đánh mất sự bình
yên trong đời sống.
2.2. Nâng cao dân trí, từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công
nhân kỹ thuật và tầng lớp trí thức người dân tộc thiểu số và cộng đồng dân chúng
nói chung.
Hiện nay mặt bằng dân trí của dân tộc thiểu số còn thấp, thậm chí có dân tộc
còn rất thấp. Đặc biệt đối với các địa phương có hệ thống giao thông yếu kém, dân cư
sống hẻo lánh và đời sống kinh tế khó khăn. Đó là trở lực lớn cho sự phát triển kinh tế
– xã hội. Đó cũng là mảnh đất có nguy cơ khép kín, tạo cơ hội để duy trì những phong
tục, tập quán lỗi thời, lạc hậu và rất dễ bị các thế lực xấu lợi dụng gây mất ổn định về
chính trị, kinh tế và xã hội.
Sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội ở vùng đồng bào dân tộc phải trực tiếp do
bà con dân tộc đảm nhận. Ngay từ năm 1977, trong bài nói tại “Hội nghị văn hoá và
thông tin vùng các dân tộc ít người”, đồng chí Phạm Văn Đồng đã khẳng đinh: “Phải
có đội ngũ của các dân tộc để có người bảo đảm sự nghiệp xây dựng XHCN, xây dựng
kinh tế, văn hoá của dân tộc mình”.
Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng đồng bào dân tộc phải có
những cán bộ quản lý người dân tộc, những công nhân, kỹ thuật viên người dân tộc và
các nhà khoa học, văn nghệ sĩ người dân tộc. Họ là những đại diện của dân tộc để giải
quyết những vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá đang nảy sinh ở địa
phương mình.
2.3. Bảo vệ và xây dựng môi trường sinh thái, môi trường nhân văn ở miền
núi.
Thực tế cho thấy, sự suy yếu về văn hoá của các dân tộc thiểu số có nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về sự suy yếu của môi trường sinh thái và môi
trường nhân văn cùng nhận thức yếu kém của chính con người.

66
Văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Bắc cũng như ở Tây Bắc, Tây
Nguyên, đều gắn với rừng. Đã từ hàng nghìn năm, các thế hệ đồng bào các dân tộc cư
trú tại các vùng rừng núi sinh ra, lớn lên và mất đi luôn gắn với rừng. Hiện tượng phá
rừng không những tác hại đến đời sống vật chất, mà cả đến đời sống tinh thần của
chính cư dân sống trên mảnh đất do cha ông để lại. Trước đây, trong cảnh núi rừng bạt
ngàn, các DTTS sống trong môi trường văn hóa cộng đồng, có các loại hình diễn
xướng nghệ thuật dân gian phong phú và hấp dẫn, mang bản sắc thuần tuý dân tộc
mình. Mọi vận hành, điều tiết cuộc sống đều dường như diễn ra trong quy trình khép
kín. Bất kỳ mọi thành viên của cộng đồng đều không thể tách rời không gian văn hóa
của cộng đồng, không gian ấy lại do chính những thành viên của nó cộng hưởng sáng
tạo nên. Cái chất đặc trưng cho văn hóa của các DTTS tại đồng đất này là văn hóa núi.
Cũng vì thế mà bên các triền núi, dưới bóng đại ngàn, mọi hơi thở của cuộc sống đều
mang hơi thở của non ngàn, từ đấy mà sinh ra các phong tục, tập quán, sinh ra các
hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh, sinh ra các di tích văn hóa, sinh ra lễ hội,....
Trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, rừng núi lại như người bạn trung thành
chở che, bảo vệ cho vận mệnh của cộng đồng, vận mệnh của dân tộc, sản sinh ra biết
bao người con anh hùng-niềm tự hào của từng dân tộc và cộng đồng dân tộc nói
chung. Chính vì thế, vấn đề đặt ra là người dân được làm chủ rừng núi của mình như
thế nào để góp phần nuôi dưỡng chính bản thân họ và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
của đất nước.
Ngoài môi trường sinh thái còn môi trường nhân văn. Do nhiều nguyên nhân,
nhiều lễ hội truyền thống và nhiều giá trị tốt đẹp trong văn hoá truyền thống của các
DTTS ít có điều kiện để tiếp nối và phát huy. Trong giai đoạn kháng chiến chống
Pháp 9 năm và đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này, do hoàn cảnh lịch sử,
phần lớn các lễ hội của làng bản, các phong tục tập quán sinh hoạt văn hóa của địa
phương không có điều kiện tổ chức, thực hành, điều đó gây ra sự đứt gãy, mất mát,
thiệt thòi cho chính đời sống văn hóa các dân tộc. Sự chậm trễ trong nhận thức và ý
thức kém trong việc khôi phục nét đẹp trong di sản văn hóa truyền thống đã vô tình
làn suy yếu thêm các giá trị văn hoá truyền thống và ở một góc độ nào đó là có tội với
dân. Cũng cần thấy rằng quá trình làm suy yếu thêm các giá trị văn hoá truyền thống
đã làm phức tạp thêm những quan hệ xã hội đối với các tộc người bản địa, gây ra
khoảng cách giữa chính quyền nhà nước đối với quần chúng nhân dân. Đó là một
trong những tác nhân chủ yếu góp phần làm suy yếu môi trường văn hoá nhân văn ở
vùng đồng bào dân tộc.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
1. Các nhóm giải pháp cơ bản
1.1. Nhóm các giải pháp thứ nhất, nhằm củng cố lòng tin và niềm tự hào
của đồng bào các dân tộc thiểu số về các giá trị văn hoá truyền thống
67
a. Tôn trọng lịch sử, tiếng nói, chữ viết, và di sản VHVT và phi vật thể của các
dân tộc. Trên tinh thần coi văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng,
cần có kế hoạch tổ chức một cách khẩn trương và dứt điểm trong việc khảo sát, thống
kê, phân loại và nghiên cứu về lịch sử, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán và các
giá trị văn hoá độc đáo của các dân tộc anh em trên địa bàn các cấp (làng, xã, huyện).
b. Tổ chức tốt việc dạy song ngữ ở các trường DTTS (tiếng Việt và tiếng dân
tộc bản địa), tập trung vào các dân tộc có số lượng cư dân đông đảo. Để làm tốt việc
này, cần nhận thức được rằng ngôn ngữ của các dân tộc đã tạo nên một thế giới đa
màu sắc, một bức tranh toàn cảnh rất đa dạng, phong phú. Kinh nghiệm chỉ ra rằng,
chỉ có tiếng mẹ đẻ mới đảm nhiệm vai trò xã hội hoá một cá nhân để anh ta trở thành
thành viên của cộng đồng dân tộc từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ đến lúc từ giã
cuộc đời.
c. Tổ chức giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc trong
phạm vi địa bàn từ cấp xã đến cấp tỉnh, để hiểu nhau và học tập lẫn nhau. Tổ chức tốt
các hoạt động và dịch vụ văn hóa, khôi phục và khai thác các làng nghề văn hoá các
dân tộc, tiến tới giới thiệu các sản phẩm văn hóa đó một cách rộng rãi ra phạm vi
vùng, miền và cả nước. Mấy năm vừa qua, chúng ta đã thực hiện khá tốt vấn đề này,
nhưng yếu tố quản lý của chính quyền, quản lý văn hóa chuyên nghiệp đã lấn át vai
trò của người dân và cộng đồng, chưa phát huy ngay tại không gian văn hóa của các
dân tộc.
d. Gắn văn hoá dân tộc với các hoạt động du lịch để vừa quảng bá văn hoá dân
tộc, vừa phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Nên đào tạo các hướng dẫn viên du
lịch là người DTTS ở bản địa. Họ chính là “người môi giới văn hoá”.
e. Nhà nước thực hiện tốt chính sách tôn vinh các nghệ nhân tiêu biểu trong
văn hoá các DTTS, coi các nghệ nhân đó là “những báu vật nhân văn sống”. Điều này
vừa đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong nước, vừa đáp ứng yêu cầu của UNESCO đối với
các nước thành viên trong việc ứng xử với các thế hệ nghệ nhân, những chủ nhân
được vinh danh là “Báu vật nhân văn sống”. Cần tiến hành khẩn trương các công việc
này, vì cùng với thời gian, các nghệ nhân đó sẽ ra đi. Và cùng với họ, các nghệ thuật
truyền thống sẽ mất dần. Song song với vấn đề đó đặt ra, cần có cơ chế thống nhất
trong việc xác định tiêu chí và cơ quan có thẩm quyền phong tặng danh hiệu nghệ
nhân. Khẩn trương xóa bỏ tình trạng hiện nay đã và đang diễn ra thực trạng có nhiều
cơ quan quản lý nhà nước từ cấp Trung ương đến địa phương cùng đảm nhiệm chức
trách này. Chẳng hạn, hiện đang cùng lúc diễn ra việc phong tặng danh hiệu nghệ
nhân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương, Hội Văn nghệ dân gian
Việt Nam ...
f. Đưa các giá trị văn hoá tiêu biểu của các dân tộc vào nội dung công tác xây
dựng làng văn hoá, bản văn hoá, ở vùng đồng bào dân tộc, thể hiện ở các văn bản

68
mang tính quy chế của làng/bản hoặc xen cài trong các sinh hoạt cộng đồng và lễ hội
nói chung.
1.2. Nhóm giải pháp thứ hai, nhằm nâng cao dân trí, từng bước hình thành
đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật và tầng lớp trí thức người dân tộc, tạo
ra nguồn lực bền vững cho quá trình ứng xử với văn hóa dân tộc.
Tập trung phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở miền núi, vùng đồng bào
dân tộc, rút ngắn khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các thôn quê với các thị
trấn, thị xã, thành phố, giữa người dân tộc thiểu số với người Kinh. Trước mắt, cần tập
trung giải quyết các vấn đề sau:
- Khắc phục hiện tượng thiếu trường lớp và giáo viên ở các cấp học ở các địa
phương. Có chính sách phát triển đội ngũ giáo viên ở tất cả các môn học, đặc biệt các
giáo viên dạy tiếng Việt, tiếng dân tộc, các giáo viên dạy nhạc, hoạ…. Hiện nay trình
độ nói và viết tiếng Việt của học sinh người dân tộc cũng rất yếu, đã và đang cản trở
việc tiếp thu tri thức khoa học trong nhà trường.
- Hiện nay mô hình trường phổ thông dân tộc nội trú và phổ thông dân tộc bán
trú là rất tốt đối với con em người dân tộc. Nhưng chất lượng đào tạo ở các trường đó
còn thấp, và số trường dân tộc nội trú còn ít so với nhu cầu. Cần đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị và đội ngũ giáo viên có chất lượng cho các trường đó, vì đây là nơi cung
cấp nguồn đào tạo cán bộ sau này cho bà con dân tộc.
- Cải tiến chế độ cử tuyển vào đại học và cao đẳng. Hiện nay, hiệu quả đào tạo
của hệ này còn rất thấp. Nguyên nhân vì người được tuyển thẳng vào đại học có trình
độ chưa tương xứng (do chất lượng các trường dân tộc nội trú còn thấp), chưa có sự
phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Giáo dục - Đào tạo, các trường đại học với các địa phương.
Trước mắt, đối với các sinh viên trong hệ cử tuyển cần có thời gian học dự bị đại học
trước khi vào đại học.
- Để tạo điều kiện phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở miền núi, vùng
đồng bào dân tộc, Nhà nước nên có chính sách miễn học phí cho con em đồng bào dân
tộc ở hệ phổ thông và đại học.
- Mở rộng mạng lưới các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp ở miền
núi, vùng đồng bào dân tộc để nhanh chóng hình thành đội ngũ công nhân và cán bộ
kỹ thuật. Cần chú trọng các ngành nghề thích hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội ở
địa phương.
- Sự nghiệp xây dựng phát triển – xã hội ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc đòi
hỏi một đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc có đủ tri thức khoa học, bản lĩnh chính
trị. Đội ngũ này hiện nay còn rất thiếu và yếu, đặc biệt ở cấp huyện, xã. Nguồn chủ
yếu để xây dựng đội ngũ này là những học sinh tốt nghiệp ở các trường dân tộc nội
trú, những thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ trong các lực lượng vũ trang. Cần tổ
chức các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý kinh tế, quản lý văn hoá cho các
đối tượng đó trước khi bố trí họ vào các chức danh lãnh đạo và quản lý.

69
Có thể khẳng định rằng, không có môi trường giáo dục tốt thì không thể có cơ
sở vững chắc đáp ứng các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
dân tộc hiện nay.
1.3. Nhóm giải pháp thứ ba, nhằm xây dựng và bảo vệ môi trường văn hoá
các địa phương.
a. Bảo vệ môi trường sinh thái là bảo vệ các cơ sở vật chất đã làm nảy sinh nền
văn hoá của một dân tộc. Cụ thể, đối với các huyện miền núi là bảo vệ rừng, nguồn
nước và đất đai. Cần khắc phục hiện tượng khai phá, xây dựng tự do, đang đe doạ sự
tồn tại của rừng, nguồn nước và đất đai. Cần thực hiện chính sách khoán rừng, khoán
đất cho các bản, buôn làng và trực tiếp giao cho các hộ gia đình. Đã bao đời nay, theo
luật tục của đồng bào dân tộc miền núi, rừng và bến nước đầu nguồn bao giờ cũng gắn
với tính thiêng và được bà con bảo vệ nghiêm túc.
Trong việc quy hoạch dân cư trong quá trình đô thị hoá, cần quan tâm bảo vệ
các cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống là bản, làng với các già làng, trưởng bản. Đó
cũng là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu
số. Nếu xoá đi cái cơ cấu xã hội bản, làng thì hàng loạt các giá trị văn hoá truyền
thống như lễ hội rừng thiêng, bến nước, tính cộng đồng…. sẽ suy yếu.
Tổ chức sưu tầm, nghiên cứu và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật
thể trong văn hoá các tộc người. Có chính sách khuyến khích khen thưởng về tinh
thần và vật chất cho những cá nhân, tập thể, địa phương có nhiều thành tích. Các lễ
hội cổ truyền phải bảo đảm tính dân gian, sáng tạo của cộng đồng phải giao cho cộng
đồng hoạt động với tư cách chủ thể, các cơ quan chức năng chỉ nên hỗ trợ về kinh phí
(nếu cần) và trật tự- an ninh. Mọi sinh hoạt trong lễ hội đều do nhân dân tự biên tự
diễn theo truyền thống. Nhà nước không đứng ra làm thay hoặc can thiệp một cách thô
bạo, máy móc. Thực trạng đã và đang diễn ra ở hầu khắp các địa phương, qua điều tra,
khảo sát cho thấy, các cấp quản lý văn hóa, quản lý chính quyền dường như chỉ tập
trung quan tâm đến các di tích có gắn với hoạt động cách mạng, kháng chiến, phấn
đấu mọi góc độ để địa phương mình được công nhận là cơ sở của thời kỳ kháng chiến
9 năm hoặc thời kỳ chống Mỹ, trong khi các di tích, những di sản văn hóa truyền
thống gần như bị xao nhãng hoặc quan tâm theo thái độ tuỳ hứng, tự phát.
b. Xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hoá cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số,
mà nội dung là sử dụng tốt các thiết chế cổ truyền (đã được chọn lọc/sàng lọc cho phù
hợp), và xây dựng thêm các thiết chế văn hoá mới gắn với đặc tính văn hóa vùng và
khu vực miền núi. Nên khai thác các giá trị luật tục của làng bản, dòng họ, vốn đã
được đồng bào các dân tộc sáng tạo, đúc kết và tuân theo trong quá trình cộng cư,
cộng cảm và cùng nhau tồn tại, phát triển qua nhiều trăm năm.
c. Do đặc điểm lịch sử và địa hình cư trú, các dân tộc ở khá nhiều địa phương
thường sống xen kẽ nhau. Trong một bản, làng có khi mấy dân tộc cùng nhau sinh
sống. Đó là thuận lợi lớn để tiến hành giao lưu văn hoá, tạo ra sự đa dạng văn hóa.

70
Thông qua việc khôi phục, phát huy các giá trị tốt đẹp trong văn hoá truyền thống của
các dân tộc, mỗi dân tộc không chỉ hiểu cái hay, cái đẹp của dân tộc mình, mà còn
hiểu cái hay, cái đẹp của các dân tộc anh em. Vì vậy, cần tổ chức việc giao lưu văn
hoá giữa các dân tộc trong từng thôn bản, huyện, tỉnh, thông qua các buổi biểu diễn
nghệ thuật, tham dự các lễ hội, các sinh hoạt câu lạc bộ của hội khuyến nông, phụ nữ
và đoàn thanh niên, nhằm trao đổi kinh nghiệm làm ăn. Sự thống nhất đa dạng trong
văn hoá các cộng đồng dân tộc phải được hình thành từ các đơn vị cơ sở: bản, làng.
Hiện nay đời sống văn hoá ở cơ sở còn quá nghèo, thậm chí tại nhiều địa phương vùng
sâu, vùng xa còn có điểm trắng về “nếp sống văn hoá mới”.
d. Phải giải quyết tốt vấn đề định canh, định cư hoặc tái định cư cho đồng bào
các dân tộc vùng núi cao, vùng sâu vùng xa và nơi cần giải tỏa phục vụ cho hệ thống
các công trình thủy điện của quốc gia và địa phương. Trong công tác định canh định
cư hoặc tái định cư trong những chục năm gần đây, chính quyền ở nhiều địa phương
hầu như chưa chú ý nhiều đến yếu tố tâm lý, văn hoá, xã hội, để tổ chức sản xuất và
đời sống văn hóa cho đồng bào. Tại các vùng ven thị trấn, thị xã, ven các trục giao
thông quốc lộ đã và đang diễn ra quá trình xâm lấn đất đai, định cư bừa bãi và nảy
sinh những quan hệ tiêu cực, cần sự quản lý, điều tiết có quy hoạch của các cấp quản
lý một cách đồng bộ. Tại các địa bàn tái định cư, chính quyền các cấp mới chỉ đơn
thuần quan tâm đến cơ sở vật chất (nhà ở, đất làm ăn) mà chưa thật sự quan tâm đến
việc phục dựng, xây dựng các thiết chế văn hóa cần thiết, phục vụ nhu cầu tâm linh và
sinh hoạt tinh thần nói chung. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của hàng
trăm nhà máy thủy điện, vấn đề tái định cư và phục dựng đời sống văn hóa của hàng
trăm ngàn cư dân các dân tộc thuộc các tỉnh Sơn la, Lai Châu và nhiều tỉnh miền trung
và Tây Nguyên như Quảng Nam, Đắc Lắc,… đã và đang đặt ra một cách bức thiết,
cần sự quan tâm của cả bộ máy chính trị nói chung.
e. Tập trung giải quyết tốt vấn đề tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc. Kinh
nghiệm chỉ ra rằng, chỗ nào các hoạt động tôn giáo diễn ra không bình thường, các thế
lực xấu tìm cách lợi dụng và tìm cách lôi kéo đồng bào, thì vấn đề an ninh chính trị,
xã hội và văn hoá bị đe doạ. Trong tình hình đó thì khó mà nói đến vấn đề xây dựng
môi trường văn hoá lành mạnh. Thực tế của Tây Nguyên và một số tỉnh phía Bắc
những năm vừa qua đã minh chứng cho điều đó.
f. Đối với các huyện được xác định và công nhận là cơ sở có công với cách
mạng, cần khẩn trương điều tra dứt điểm và đánh giá xếp loại công lao đóng góp của
các cá nhân, gia đình, địa phương một cách công bằng, công khai và đầy đủ. Thực tế
cho thấy, tại khá nhiều tỉnh, còn không ít các địa phương có tham gia kháng chiến,
bảo vệ cơ quan cách mạng của Đảng nhưng lại không hoặc chưa được chính quyền
khảo sát ghi nhận, không hoặc chưa được Nhà nước ghi công. Thực tế của Định Hóa
và Đại Từ – Thái Nguyên là một ví dụ.

71
2. Một số biện pháp cấp bách cần triển khai thực hiện
2.1. Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành về tầm quan trọng của việc
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số
Cần làm cho các cấp, các ngành và toàn thể xã hội nhận thức một cách sâu sắc
rằng việc tập trung phát triển kinh tế – xã hội ở vùng đồng bào DTTS vừa thể hiện đạo
lý của dân tộc ta, thể hiện quan điểm của chủ nghía Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề dân tộc, vừa tạo điều kiện ổn định chính trị, xã hội, an ninh quốc
phòng trên phạm vi cả nước.
Hiện nay khoảng cách về đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào miền núi,
vùng dân tộc so với người Kinh ở đồng bằng và thành phố khá lớn. Thực ra chúng ta
cũng mới đo được khoảng cách về đời sống vật chất, còn về đời sống tinh thần thì quả
là khó đo lường một cách thật chính xác, vì ở đây có nhiều tiêu chí trừu tượng. Việc
rút ngắn khoảng cách về đời sống vật chất tuy không dễ, nhưng bằng nhiều biện pháp
kinh tế, chúng ta có thể thực hiện được trong khoảng thời gian không dài. Nhưng rút
ngắn khoảng cách về đời sống tinh thần, về sự phát triển các nhu cầu và năng lực tinh
thần của bà con các dân tộc thiểu số thì quả là rất khó khăn và lâu dài.
Ở đây, ngoài sự phát triển về kinh tế – xã hội, còn đòi hỏi những quyết sách lớn
về văn hoá, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ. Nói cách khác, việc đầu tư cho
chiến lược đào tạo và phát triển con người phải thật sự được ưu tiên hàng đầu. Cha
ông ta thường nói “người ta là hoa của đất”. Chính đồng bào các dân tộc sẽ tạo ra mọi
của cải cho dân tộc mình và cho đất nước, của cải vật chất và của cải tinh thần, nhưng
với điều kiện đó là những con người đã được đào tạo, được phát triển. Báo cáo chính
trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại hội nghị lần thứ 9 khoá IX viết: “Việc đầu
tư cho phát triển văn hoá và con người cả về nhân lực, vật chất và tài lực còn bị xem
nhẹ… Việc xây dựng các thiết chế văn hoá còn hạn chế, chưa đồng bộ, chất lượng
thấp và sử dụng kém hiệu quả… Tình hình đó đang diễn ra trên phạm vi cả nước,
đang làm chậm sự phát triển văn hoá và con người. Nhưng đối với miền núi, vùng
đồng bào dân tộc, thì sự thiếu quan tâm đầy đủ đó sẽ tạo nên sự trì trệ lạc hậu và có
nguy cơ gây mất ổn định về chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng”.
Cùng với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi, vùng đồng bào dân
tộc, cần có một chiến lược đào tạo và phát triển con người ở vùng đồng bào DTTS.
Ngoài ngân sách của Nhà nước, cần huy động sự hỗ trợ của tất cả các cơ quan kinh tế
và xã hội, các tầng lớp nhân dân, và kêu gọi sự hỗ trợ từ nước ngoài, để thành lập quỹ
phát triển văn hoá và con người cho các DTTS. Các bộ Giáo dục - Đào tạo, Văn hoá,
Thể thao và Du lịch, Khoa học – Công nghệ, uỷ ban dân tộc và miền núi, là những cơ
quan chủ yếu chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước triển khai chiến lược này.
2.2. Xây dựng cơ chế, chính sách và cách thức triển khai phù hợp
Để phát triển văn hoá các DTTS, phải tạo điều kiện để bà con các dân tộc ý
thức được quyền văn hoá của dân tộc mình. Họ phải là chủ nhân của các giá trị văn

72
hoá. Để thực sự được hưởng quyền về văn hoá, thì phải có ý thức về quyền chính trị
và kinh tế. Điều này đòi hỏi trong các chủ trương và chính sách về chính trị và kinh tế
ở vùng đồng bào dân tộc từ Trung ương đến các cấp tỉnh, huyện, xã, phải có những
bước đi thích hợp, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, phong tục, tập
quán và trình độ dân trí, nhằm tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Cần có một
cơ chế để bà con người dân tộc có thể trực tiếp tham gia quản lý các hoạt động về
chính trị, kinh tế, văn hoá ở địa phương mình. Hình thức thích hợp hiện nay là các cán
bộ Đảng, chính quyền, cần phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, trưởng tộc,
các chức sắc tôn giáo (ở vùng có đạo), có chế độ kinh phí thích hợp, phù hợp với công
sức đóng góp của các đối tựơng này cho cộng đồng.
Đất rừng là tài nguyên chung của xã hội, nhưng đối với các DTTS thì nó thuộc
quyền sở hữu của bản - làng. Việc Nhà nước khoanh vùng đất làm nông trường, lâm
trường cũng nhằm mục đích phát triển kinh tế chung của cả nước, trong đó có cả bà
con dân tộc. Nhưng do cách làm và cách quản lý hiện nay thì hiệu quả kinh tế và hiệu
quả xã hội đều chưa tốt. Người DTTS dễ có mặc cảm họ không được làm chủ đất và
rừng vốn là của họ. Thêm vào đó, hiện tượng di dân tự do và hiện tượng mua bán đất
bất hợp pháp, càng làm cho họ cảm thấy họ bị chiếm đoạt đất, rừng. Tình hình này sẽ
rất bất lợi cho sự ổn định chính trị, xã hội, bất lợi cho sự phát triển văn hoá.
Về vấn đề này, như trong phần giải pháp có đề cập tới, Nhà nước và các cấp
chính quyền địa phương cần bảo đảm đất canh tác và đất làm nhà ở cho đồng bào dân
tộc, cần tiến hành khoán rừng cho các bản làng. Các chủ bản - làng trong một chừng
mực được tập thể cộng đồng bản làng cho phép, có thể đứng ra ký kết hợp đồng với
các cơ quan Nhà nước, và sau đó chia cho các hộ. Như vậy rừng sẽ có chủ, và người
dân cũng cảm thấy đất rừng là của họ. Họ chăm sóc rừng, bảo vệ rừng, và có quyền
khai thác theo quy hoạch và định hướng của chính quyền. Trong tình hình hiện nay,
việc giao đất, giao rừng cho bà con dân tộc sẽ tạo điều kiện để khôi phục lại trong tâm
thức đồng bào DTTS những giá trị văn hoá truyền thống đang có nguy cơ bị suy yếu.
Qua quá trình điền dã, nghiên cứu di sản văn hóa một số DTTS thuộc các tỉnh
phía bắc (vùng Việt Bắc) và tỉnh Quảng Nam, cho chúng tôi một ví dụ về việc thực
hiện cơ chế, chính sách ở địa phương. Đó là việc Nhà nước đầu tư kinh phí phục
dựng, khôi phục các di tích lịch sử - văn hóa tín ngưỡng ở khá nhiều làng/bản. Hầu hết
số kinh phí được giao cho các cấp chính quyền huyện hoặc xã để chi phí cho việc
phục dựng các di tích lịch sử - văn hóa. Tại Quảng Nam, chính quyền các cấp tổ chức
phục dựng hơn 160 nhà Gươl cho đồng bào dân tộc Ca tu, trong số đó đa phần được
làm bằng hình thức bê tông hóa (giả gỗ). Kết quả là, số các nhà Gươl do chính quyền
dựng ra hầu hết không thu hút được người dân đến tham dự, sinh hoạt, mặc dù, các
bản làng vẫn đang có nhu cầu cấp bách về địa điểm sinh hoạt văn hóa chung của cộng
đồng. Nguyên nhân nằm ở chỗ: Đây không phải là không gian thiêng theo cách cảm,
cách nghĩ của người dân. Với cộng đồng các dân tộc, để có không gian thiêng, không

73
đơn thuần chỉ chú ý đến sự cung cấp vật liệu, cung cấp kinh phí và thợ lành nghề đến
xây dựng, mà là những vật liệu đó phải được chính người dân thực hiện các nghi lễ
chọn lựa vật liệu, chính bàn tay họ đục đẽo, xây cất, phải được dựng theo nghi thức-lề
lối phong tục tập quán bản địa, có như vậy (theo tâm thức người dân), nơi đây mới trở
thành nơi/không gian thiêng, đáp ứng tiêu chí tâm linh đón Giàng về ngự trị để phù trợ
cộng đồng khỏe mạnh và làm ăn phát đạt.
Theo nguyện vọng của người dân, hãy giao cho cộng đồng quyền tự chủ, quyền
được phục dựng các di tích văn hóa – tâm linh của chính họ, dưới sự theo dõi, quản lý
giám sát của chính quyền. Có như vậy, sản phẩm văn hóa đó mới nhận được sự đồng
thuận của cộng đồng, được cộng đồng hưởng ứng, tham gia vào mọi sinh hoạt thường
nhật.
2.3. Điều tra, khảo sát xác lập quy hoạch văn hóa tổng thể ở các tỉnh, các
vùng để xây dựng kế hoạch bảo tồn
Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan bởi điều kiện và hoàn cảnh lịch sử để
lại, nhiều di tích có giá trị nhiều mặt tại các bản làng đã bị xóa sổ hoặc đang có nguy
cơ biến mất. Từ thực trạng đó, nếu các cấp lãnh đạo và quản lý không khẩn cấp có sự
quan tâm trực tiếp, cụ thể thì vô tình, chúng ta đã và đang góp phần huỷ hoại một cách
nhanh chóng di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc, làm nghèo đi vốn văn hóa
do người dân nhiều thế hệ sáng tạo nên. Điều đó không chỉ vi phạm luật Di sản của
Nhà nước mà còn vi phạm truyền thống yêu nước-nhân văn và đạo lý vốn có của cộng
đồng dân tộc.
Đối với các địa phương có các di tích gắn với công cuộc dựng nước, giữ nước
của dân tộc qua các giai đoạn lịch sử, phần lớn các di tích bị xuống cấp nghiêm trọng.
Không ít di tích hiện trạng chỉ còn trong ký ức người dân. Cũng không ít di tích chưa
được khảo sát, ghi chép, phân loại và đề nghị xếp hạng. Hầu như các tỉnh miền núi
hiện vẫn chưa có sự đầu tư trí tuệ và kinh phí để nghiên cứu, xác lập Quy hoạch văn
hóa tổng thể toàn tỉnh trước mắt và lâu dài, phù hợp với chính sách Quy hoạch văn
hóa chung của cả nước. Hàng chục năm qua, các dự án quy hoạch cho các di tích lịch
sử- văn hóa ở một số địa phương tuy đã được triển khai thực hiện nhưng vẫn còn quá
khiên tốn và bó hẹp trong phạm vi hạn chế.
Cần khẩn trương xác lập một Quy hoạch văn hóa mang tính chiến lược trên
phạm vi địa bàn các tỉnh miền núi trong chiến lược chung của hệ thống Quy hoạch
chiến lược quốc gia. Đương nhiên, vấn đề quy hoạch chiến lược văn hóa này cần có
sự kết hợp chặt chẽ và hữu cơ với các mục tiêu xây dựng kinh tế, chính trị và thiết chế
xã hội trong điều kiện quốc tế và giao lưu hội nhập hiện nay.

74
CHUYÊN ĐỀ 3
GIÁO DỤC BẢO TỒN BẢN SẮC VĂN HÓA
DÂN TỘC THIỂU SỐ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Mục tiêu: Học xong chuyên đề này, học viên cần đạt:

- Phân tích được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH
các DTTS.
- Trình bày được phương hướng, mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình
thức dạy học tích hợp nội dung giáo dục bảo tồn BSVH các DTTS.
- Phân tích được nội dung và cách tích hợp các nội dung giáo dục bảo tồn văn
hóa các DTTS trong một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Thiết kế được kế hoạch bài học có tích hợp nội dung bảo tồn và phát huy
BSVH các DTTS trong một số môn học cấp THPT và hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp.
- Thực hiện được các bài học tích hợp và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp về giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH các DTTS theo phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực .

I. TẦM QUAN TRỌNG VÀ MỤC ĐÍCH CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Vị trí, vai trò của giáo dục trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc của các dân tộc thiểu số
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Dù dân tộc đông người hay ít người, mỗi dân
tộc có một diện mạo văn hoá riêng, trải qua quá trình phát triển của lịch sử, các dân
tộc đã tạo cho mình một bản sắc riêng, góp phần tạo nên nền văn hoá đa sắc của Việt
Nam hiện nay, tạo nên nước Việt Nam có nền văn hoá thống nhất và đa dạng.
Bản sắc văn hoá của các tộc người có tính bền vững nhất định của nó. Tuy vậy,
trong điều kiện hiện nay, sự giao lưu phát triển mạnh, sự xâm nhập của kinh tế thị
trường, những quan niệm về giá trị đang bị xáo trộn... Các yếu tố văn hoá của các tộc
người dù đã chứa đựng những bản săc riêng vẫn có thể bị mai một, bị lãng quên, nhất
là đối với các dân tộc có ít người. Đánh mất bản sắc văn hoá của một dân tộc cũng
đồng nghĩa với việc đánh mất chính dân tộc đó. Việc bảo tồn và phát huy BSVH của
các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số là chiến lược phát triển bền vững quốc gia.
Có nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy BSVHDT, trong đó giáo dục là giải
pháp quan trọng.
Giáo dục là một trong các biện pháp hữu hiệu, có tính bền vững trong việc bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc nói chung, các dân tộc ít người nói
riêng.

75
Việt Nam hiện nay có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên, trong đó có khoảng
18 triệu học sinh phổ thông. Mỗi một em được sinh ra trong chiếc nôi văn hoá của dân
tộc mình. Tiếng đàn tính của người mẹ dân tộc Tày nuôi dưỡng tâm hồn em học sinh
người Tày. Tiềng khèn của người Mông và điệu múa Sinh tiền đưa em học sinh người
Mông vượt qua những thác ghềnh của những khó khăn trong cuộc sống. Tiếng đàn Tơ
rưng đưa em bé Vân Kiều vào giấc ngủ và đưa bước chân em đi xa, bay cao. Người
Tây Nguyên dù đi đâu thì tiếng cồng chiêng vẫn vang vọng theo, ...
Nhưng rồi đến một ngày, các em rời xa làng bản. Việc học hành, công việc,
những áp lực, sự quyến rũ của muôn màu cuộc sống ... có thể khiến các em lãng quên
những gì mà mình đã có.
Mỗi con người trong thời đại ngày nay không ai không đến trường. Rời ngôi
nhà của mình, các em đến trường. Hơn chục năm trong tuổi ấu thơ, các em ở trường.
Mái trường trở thành cái nôi thứ hai nuôi dưỡng tâm hồn các em. Liệu trong cái nôi
này, các em có được nghe tiếng đàn hay nghe nói đến chiếc đàn Tính, chiếc Khèn,
tiếng cồng chiêng... đã nuôi dưỡng các em. Nó giống như một sự nhắc nhở cội nguồn
các em đã sinh ra và lớn lên, như tiếng ru của người mẹ, sự vỗ về của người cha...
Giáo dục trong nhà trường giúp các em hiểu các em là ai, người dân tộc nào và
môi trường văn hoá của dân tộc mà các em được sinh ra. Giáo dục giúp các em hiểu
giá trị của mỗi dân tộc, sự tự tôn dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác. Giáo dục giúp
cho khoảng 23 triệu người trẻ tuổi hiểu dân tộc mình, hiểu giá trị văn hoá của dân tộc
mình sinh ra và của các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam. Giá trị của giáo dục
trong vấn đề bảo tồn và phát huy BSVHDT lớn lao biết nhường nào.
Hơn nữa, với hơn 37.000 trường học và các cơ sở giáo dục và đào tạo là những
trung tâm văn hoá của địa phương, là nơi có điều kiện để tuyên truyền giáo dục bảo
tồn BSVHDT và thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về vấn đề
bảo tồn và phát huy BSVHDT của các dân tộc nói chung, dân tộc thiểu số nói riêng.
2. Mục đích cơ bản của giáo dục bảo tồn BSVHDT của các dân tộc thiểu số
- Thông qua vấn đề giữ gìn BSVH dân tộc mà truyền đạt, giáo dục cho học
sinh có nhận thức cụ thể, sâu sắc về khái niệm BSVH dân tộc và nhận diện được
những biểu hiện tích cực của nó trong đời sống sinh hoạt văn hóa xã hội của con
người cùng các mối quan hệ tương tác lẫn nhau trên con đường vận động, phát triển
của lịch sử dân tộc. Từ những nhận thức sâu, rộng đó cho học sinh thấy được bản
chất tồn tại của đời sống xã hội, qua đó giáo dục ý thức cũng như lòng tự hào về
truyền thống văn hóa của dân tộc mình, về cái hay cái đẹp của những bộ trang phục,
những căn nhà sàn, những nét sinh động, hấp dẫn của mỗi kỳ lễ hội, mỗi bài dân ca,
mỗi câu chuyện cổ…
- Bản sắc văn hóa các dân tộc không phải ngẫu nhiên được xuất hiện và tồn tại
mà tất cả phải được tạo ra dần dần trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát
triển của chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là những thứ văn hóa “tinh

76
túy” được chắt lọc qua quá trình ứng xử của con người trong các mối quan hệ tương
tác với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, chống trả ngoại xâm và trong thế
ứng xử của mối quan hệ giữa con người với con người trong cùng môi trường sống.
Từ sự cọ xát với các mối quan hệ đó, các giá trị văn hóa được hình thành và tồn tại,
bảo lưu tương đối bền vững trên tiến trình lịch sử, thể hiện ở năng lực và cách thức
chế ngự thiên nhiên, kiên cường, tự chủ và sáng tạo trong chống ngoại xâm, ý thức
đoàn kết - cố kết cộng đồng, tinh thần nhân đạo, khoan dung, cần cù, giản dị trong
cuộc sống lao động và học tập… Việc giáo dục nhận thức cho học sinh về truyền
thống dân tộc thông qua những biểu hiện cụ thể của các giá trị bản sắc văn hóa dân
tộc sẽ giúp học sinh biết được nguyên nhân, ý nghĩa của sự tồn tại các nét bản sắc
vốn phù hợp với môi trường sinh thái, môi trường nhân văn để giúp cho xã hội được
vận hành và phát triển trong ổn định. Từ đó xác định cho học sinh thấy rõ: nhờ có
những giá trị văn hóa được tôi luyện như thế, các dân tộc mới đủ sức để tồn tại trong
cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam, đủ sức vượt qua các cuộc đồng hóa của
các nền văn hóa ngoại biên để đủ bản lĩnh đoàn kết và sáng tạo chiến thắng các loại
ngoại xâm, bảo toàn lãnh thổ và giữ vững độc lập, tự chủ dân tộc.
- Giáo dục giữ gìn và phát huy BSVHDT còn có tầm quan trọng đặc biệt ở chỗ
giúp cho học sinh nhận thức được rằng, BSVH không phải là một khái niệm của
hằng số bất biến, mà trong quá trình vận động của lịch sử xã hội cộng đồng, có
những giá trị truyền thống không phù hợp với quy luật của sự phát triển sẽ bị gạt bỏ,
tự tiêu vong và đương nhiên, sẽ có những giá trị mới được hình thành, bồi tụ trong
quá trình hội nhập, tiếp biến giữa các nền văn hóa. Từ đó các em có nhận thức chủ
động trong việc loại bỏ những yếu tố văn hóa không phù hợp, còn lạc hậu, để tiếp
nhận những tri thức và hành động văn hóa mới phù hợp, tránh tư tưởng bảo thủ, máy
móc trong lối sống, cách sống và trong sinh hoạt của hình thức văn hóa cổ hủ, lạc
hậu từ quá khứ. Đồng thời, học sinh cần mở mang nhận thức để tiếp nhận tri thức
mới một cách có chọn lọc, sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sống, tâm lý và
nhu cầu đánh giá chung của cộng đồng…
- Giáo dục còn giúp cho học sinh hiểu rõ rằng, một dân tộc đánh mất BSVH
của dân tộc mình thì sớm muộn tất yếu cũng sẽ bị dân tộc khác đồng hóa, xâm chiếm
hoặc cai trị. Việc giữ gìn BSVH còn có tầm quan trọng đối với việc nhận thức về sự
tồn tại của chính cộng đồng đó trong lịch sử. Thực trạng lịch sử cho thấy, nhiều dân
tộc từ chỗ đánh mất ngôn ngữ, đặc điểm trang phục và các nếp sinh hoạt truyền
thống của dân tộc mình đã mau chóng dẫn đến bị xóa tên trên bản đồ cộng đồng các
dân tộc. Một dân tộc cắt đứt quan hệ với truyền thống thì sẽ không thể tạo ra cơ sở
cho bước tiến vào tương lai!
- Tầm quan trọng của việc giáo dục giữ gìn BSVH dân tộc còn thể hiện ở việc
thúc đẩy, thay đổi hoặc bồi dưỡng nhận thức về truyền thống văn hóa dân tộc với
các nhà giáo dục, quản lý giáo dục, hoạt động văn hóa và quản lý văn hóa các cấp,

77
các ngành trong quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế thời mở cửa. Từ đó giúp cho
đội ngũ này có ý thức nghiêm túc và khoa học trong việc đề ra các chính sách, quy
tắc, quy chế trong quá trình bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống các dân
tộc, phục vụ sự nghiệp xây dựng đời sống mới của cộng đồng quốc gia theo mục tiêu
hiện đại, văn minh và có bản sắc VHDT.

II. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT,
CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
TRONG TRƯỜNG THPT
1. Định hướng chung
- Giáo dục bảo tồn BSVH của các dân tộc nhìn nhận các dân tộc trên đất nước
Việt Nam là con em một nhà. Mỗi dân tộc là một bộ phận của cộng đồng quốc gia
thống nhất. Tôn vinh bản sắc văn hoá của các dân tộc trên cơ sở nhận thức sự thống
nhất và đa dạng của văn hoá Việt Nam.
- Bản sắc văn hoá của một dân tộc gắn với dân tộc, với môi trường kinh tế, xã
hội cụ thể. Giáo dục học sinh về bảo tồn BSVHDT trước hết cần coi trọng giáo dục
các em giữ gìn BSVH của dân tộc mình, vùng văn hoá mà các em sinh ra và lớn lên.
- Giáo dục bảo tồn BSVH dân tộc là một nội dung giáo dục trong nhà trường,
được tiếp cận theo hướng tổng thể trong nhà trường, được thực hiện không phải dưới
dạng một môn học riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà là sự tiếp cận xuyên bộ
môn, thông qua tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục.
- Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo tồn BSVHDT trong trường
THPT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp THPT, góp phần thực hiện mục
tiêu đào tạo của cấp THPT.
- Song song với việc triển khai các nội dung giáo dục qua việc tích hợp trong
các môn học, cần coi trọng việc tổ chức các hoạt động, tạo điều kiện để các em có
thể nhập thân vào môi trường văn hoá nhằm bồi dưỡng cảm xúc, rèn luyện kĩ năng
ứng xử, sự giao lưu và thăng hoa trong mối quan hệ tinh thần giữa con người với con
người và con người với thế giới tự nhiên.
- Khai thác vốn văn hoá dân tộc mà các em được kế thừa để giáo dục, góp
phần nâng cao hiệu quả của việc giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT.
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với cộng đồng để tổ chức các hoạt động
văn hoá, giáo dục trên cơ sở khai thác các tri thức văn hoá, kĩ năng biểu diễn, kĩ
năng nghề nghiệp của các nghệ nhân, các nhà khoa học.
- Tận dụng mọi cơ hội để giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT nhưng cần
đảm bảo sự hài hoà, tính logic, hệ thống, kiến thức cơ bản của các môn học, không
làm quá tải về nội dung và gây áp lực về thời lượng cho giáo viên và học sinh.
2. Mục tiêu giáo dục bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT
2.1. Kiến thức:
- Biết khái niệm văn hoá, những đặc trưng cơ bản của văn hoá
78
- Hiểu BSVH là gì, những biểu hiện của BSVH dân tộc;
- Nêu được tên các vùng văn hoá, trình bày được những đặc điểm cơ bản của
các vùng văn hoá của các DTTS trên đất nước Việt Nam;
- Biết các đặc điểm văn hoá của dân tộc các em được sinh ra và các dân tộc
trong vùng;
- Biết sự cần thiết và một số biện pháp bảo tồn, phát huy BSVH dân tộc;
- Biết chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước ta trong việc bảo tồn và
phát huy BSVHDT của các dân tộc thiểu số.
2.2. Kĩ năng:
- Nhận biết các biểu hiện bản sắc văn hoá của dân tộc mà các em được sinh ra
và của các dân tộc lân cận;
- Nhận biết được các sinh hoạt văn hoá cần giữ gìn, phát huy và những sinh
hoạt văn hoá lạc hậu cần thay đổi phù hợp sự phát triển của cộng đồng quốc gia;
- Tham gia các hoạt động nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân
tộc mình và các dân tộc anh em.
2.3. Thái độ, tình cảm:
- Yêu quý dân tộc, quê hương mình
- Tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc các em được sinh ra và tôn
trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc khác;
- Có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc,
phù hợp với tiến trình phát triển chung của văn hoá cộng đồng quốc gia đa dân tộc,
phê phán những phong tục, tập quán lạc hậu không phù hợp với sự phát triển của xã
hội.
3. Nội dung cơ bản
- Khái niệm văn hoá, những đặc trưng cơ bản của văn hoá;
- Khái niệm BSVH, những biểu hiện của BSVH dân tộc;
- Các vùng văn hoá, những đặc điểm cơ bản của các vùng văn hoá trên đất
nước Việt Nam
- Đặc điểm văn hoá của dân tộc các em được sinh ra
- Sự cần thiết phải bảo tồn BSVHDT và một số biện pháp bảo tồn, phát huy
BSVH dân tộc;
- Chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước ta trong việc bảo tồn và phát
huy BSVHDT của các dân tộc thiểu số.
4. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học
Là lĩnh vực giáo dục liên môn, tích hợp trong các môn học, giáo dục gìn giữ
BSVH dân tộc sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học của các bộ môn, chịu
sự chi phối của phương pháp đặc trưng bộ môn, nhưng nó cũng có những phươnng
pháp có tính đặc thù. Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH các dân tộc cần quan tâm
áp dụng các phương pháp và kĩ thuật sau:

79
4.1. Phương pháp tham quan, khảo sát, tìm hiểu thực tế tại các bản làng
Văn hoá của một dân tộc phải gắn liền với dân tộc, với môi trường đã sinh ra
và nuôi dưỡng nó. Văn hoá của một dân tộc chỉ có hơi thở khi nó được tồn tại trên cơ
thể mẹ và được mẹ cưu mang. Tách khỏi môi trường thực, văn hoá không còn sức
sống mãnh liệt của nó nữa. Tiếng khèn của người Mông làm xúc động lòng người khi
nó được chàng trai Mông thổi trong bản làng trên triền núi cao. Điệu múa Sạp hay
hơn, xúc động hơn khi các chàng trai, cô gái nhảy bên đống lửa rừng. Tiếng cồng,
chiêng Tây Nguyên làm rạo rực lòng người khi nó được ngân vang trong bầu trời đầy
nắng và gió của cao nguyên miền Trung...
Đưa học sinh đi tham quan, khảo sát, tìm hiểu các sinh hoạt văn hoá của dân
tộc là phương pháp quan trọng, có ưu thế trong giáo dục bảo tồn BSVHDTTS.
Phương pháp này giúp các em được hoà mình vào không gian văn hoá thực. Các em
hiểu biết thêm về các sinh hoạt văn hoá của dân tộc, đồng thời qua đó bồi dưỡng cảm
xúc, và cao hơn, các em không chỉ thưởng thức mà còn được thể hiện các thao tác,
trình diễn... Qua khảo sát, tìm hiểu, các em cũng phát hiện ra những yếu tố văn hoá
cần được bảo tồn và những phong tục nên thay đổi. Đồng thời, hoạt động khảo sát văn
hoá của các em còn góp phần tuyên truyền vận động bà con các dân tộc giữ gìn BSVH
của dân tộc mình, tạo nên sự gắn kết giữa nhà trường và cộng đồng.
Điều tra khảo sát văn hoá còn giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
tổ chức, kĩ năng tư duy...
Có thể khảo sát tìm hiểu ở nhiều nét văn hoá của một tộc người. Ví dụ: văn
hoá ẩm thực, văn học dân gian, y phục, trang sức, các lễ hội, các trò chơi dân gian, các
điệu múa, phong tục tập quán...
Thực hiện phương pháp này bằng cách tổ chức các nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu
một vấn đề hoặc một khu vực/một tộc người. Việc điều tra tìm hiểu cần được ghi chép
cẩn thận, nơi có điều kiện có thể đề nghị các em chụp ảnh, ghi hình, ghi âm... Sau đợt
khảo sát, yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, có đánh giá, biểu dương.
Các cuộc tham quan, khảo sát, tìm hiểu chỉ có hiệu quả khi có mục tiêu rõ ràng
và được tổ chức một cách khoa học.
Quy trình tổ chức một cuộc khảo sát;
 Chuẩn bị:
- Xác định mục tiêu khảo sát
- Xác định địa điểm khảo sát
- Chuẩn bị phương tiện, trang phục, dự phòng các rủi ro...
- Dự kiến thời gian
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm (có thể tổ chức theo từng nhóm dân tộc
(nếu có điều kiện) hoặc theo nguyện vọng của các em…).
- Nêu yêu cầu và gợi ý học sinh nội dung và các hình thức báo cáo kết quả (có thể
viết, vẽ, tranh ảnh, biểu diễn…).

80
- Hướng dẫn học sinh cách thu thập tư liệu: gặp ai, hỏi những vấn đề gì, xây dựng
sẵn bảng phiếu hỏi, phiếu điều tra để học sinh có thể điền trong quá trình quan sát.
 Triển khai tham quan, khảo sát:
- Đối với GV: Hướng dẫn, giúp đỡ học sinh khi các em thực hiện nhiệm vụ.
Khuyến khích, động viên các em thu thập, tìm hiểu, khám phá…
- Đối với học sinh: Tiến hành quan sát, tìm hiểu, thu thập thông tin, phân tích các
thông tin thu thập được. Ghi chép đầy đủ các thông tin và những ý kiến của cá nhân,
của nhóm.
 Các công việc tiếp tục tiến hành sau khi thu thập thông tin:
- Các nhóm thảo luận, xử lí các thông tin đã thu thập được
- Báo cáo kết quả trước lớp. Giáo viên khuyến khích các em thông báo kết quả
bằng nhiều hình thức như: vẽ tranh, làm thơ, viết bài miêu tả, kể chuyện, trình diễn...
 Đánh giá kết quả điều tra, khảo sát.
4.2. Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế, truyền thống văn hoá vốn
có trong học sinh
Mỗi em học sinh đều được sinh ra trong một dân tộc. Trong quá trình lớn lên
các em được thừa hưởng những truyền thống văn hoá của cha ông. Các em tự hào với
truyền thống văn hoá đó. Giáo viên là người khơi dậy và khích lệ các em “trình diễn”,
“mô tả”, tường thuật... và chia sẻ.
Phương pháp này giúp gắn các nội dung giáo dục chung với giáo dục địa
phương. Giáo dục mang hơi thở của cuộc sống, có ý nghĩa thực tiễn. Phương pháp này
cũng làm cho học sinh ý thức hơn về dân tộc mình, quê hương mình và hiểu thêm về
dân tộc của bạn.
Ví dụ: Khi dạy về ca dao tục ngữ, giáo viên nên khuyến khích các em học sinh
người dân tộc Tày nêu những câu ca dao tục ngữ của người Tày, học sinh người dân
tộc Dao nêu những câu ca dao của dân tộc Dao. Khi dạy học về truyện cổ tích, cần
động viên các em sưu tầm, kể chuyện về dân tộc mình...
4.3. Phương pháp “nhập thân” trong văn hoá
Sinh hoạt văn hoá tinh thần là nhu cầu vốn có trong mỗi con người. Qua điệu
múa, lời ca trong tiếng cồng chiêng, tiếng khèn, mỗi người như được thăng hoa, được
phô diễn, được rũ bỏ những nhọc nhằn, lo toan trong cuộc sống thường ngày. Tổ chức
các sinh hoạt văn hoá trong lớp, trường học giúp cho học sinh có điều kiện được thể
hiện mình, được trình diễn những khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người, được thả
mình trong không gian ảo mà thực. Phát triển sự giao lưu, chia sẻ, phát triển những
cảm xúc đẹp. Qua đó, các em cảm nhận được những nét đẹp văn hoá của dân tộc
mình, dân tộc của bạn, nhận thức sâu sắc hơn về sự cần thiết phải giữ gìn BSVH của
dân tộc.
Các hoạt động văn hoá cần được tổ chức thường xuyên trong nhà trường. Đồng
thời có thể lồng ghép các hoạt động văn hoá nghệ thuật của các dân tộc trong các sinh

81
hoạt khác như: sinh hoạt đầu tuần của trường, sinh hoạt cuối tuần của lớp, kỉ niệm
ngày thành lập Đoàn, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11,...
Phương pháp này góp phần rèn luyện các năng lực giao tiếp, năng lực biểu
diễn, rèn luyện tinh thần tự tin, năng lực tự thể hiện...
4.4. Phương pháp học theo dự án
Xác định các vấn đề và cho học sinh tập nghiên cứu, giải quyết.
Quá trình nghiên cứu gồm các bước:
- Bước 1: Lựa chọn vấn đề.
- Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện .
- Bước 3: Khảo sát, điều tra, thu thập dữ liệu.
- Bước 4: Phân tích và xử lý dữ liệu
- Bước 5: So sánh, đối chiếu với các nguồn tư liệu khác, tổng hợp, rút ra các nhận
xét, kết luận ban đầu.
- Bước 6: Đánh giá.
- Bước 7: Sử dụng kết quả nghiên cứu.
 Lựa chọn vấn đề: căn cứ vào tình hình cụ thể ở địa phương mà giáo viên gợi mở
các vấn đề để các em lựa chọn. Nội dung chọn có thể về một thành tố văn hoá của tộc
người tại địa phương. Ví dụ: Văn hoá ẩm thực của người Tày ở Cao Bằng...; lễ hội
của người Dao ở Lạng Sơn...; ca dao dân ca tục ngữ của người Thái ở Sơn La; lễ hội
cồng chiêng ở bản..., Tìm hiểu các nét hoa văn trên chiếc áo của người Mông... Cũng
có thể tập trung tìm hiểu về một tộc người, mỗi nhóm tìm hiểu về một sinh hoạt văn
hoá của tộc người đó.
Khi lựa chọn vấn đề cần lưu ý:
- Bảo đảm tính khả thi: Các vấn đề cần giải quyết phải phù hợp với khả năng của
các em và các điều kiện thực hiện: thời gian, không gian, phương tiện...
- Bảo đảm tính thiết thực: Những vấn đề mà các em tập dượt nghiên cứu cần phục
vụ trực tiếp cho việc dạy học, giáo dục và góp phần bảo tồn BSVH của địa phương.
- Khơi gợi được tính tò mò và sự hứng thú của các em.
 Hướng dẫn các em giải quyết vấn đề: Mục đích của việc dạy học theo các tiểu dự
án không chỉ là việc các em tìm hiểu và đưa ra các ý tưởng giải quyết các vấn đề các
em quan tâm mà điều quan trọng là giúp các em làm quen với quy trình nghiên cứu.
Do đó giáo viên cần hướng dẫn các em phương pháp thực hiện, theo quy trình: chọn
vấn đề, thu thập thông tin, xử lí thông tin, kết luận, đưa ra các kiến nghị giải pháp bảo
tồn và phát triển.
Ví dụ:
Đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu các loại nhạc cụ của người Mường ở Hoà Bình
Mục tiêu:
- Tìm hiểu quá trình sản xuất, chất liệu, ý nghĩa và cách sử dụng của các loại nhạc
cụ của người Mường ở Hoà Bình.

82
- Góp phần giáo dục ý thức tôn trọng, giữ gìn các giá trị văn hoá của dân tộc, trên cơ
sở hiểu biết về một vật thể văn hoá hữu hình.
- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu (quan sát; thu thập, phân tích xử lí dữ liệu; báo cáo
kết quả…) cho học sinh.
Nhiệm vụ
- Sưu tầm các loại các loại nhạc cụ
của người Mường ở Hoà Bình;
- Tìm hiểu, mô tả đặc điểm, chất liệu,
quá trình sản xuất, các nét hoa văn,
cách sử dụng và ý nghĩa sử dụng của
các loại nhạc cụ;
- Đưa ra một số nhận xét và khuyến
nghị.

Ảnh. Phụ nữ Mường sử dụng cồng chiêng


Các hoạt động được thực hiện
- Sưu tầm các các loại nhạc cụ của người Mường ở Hoà Binh
- Quan sát, phỏng vấn, tìm hiểu…
- Chụp ảnh, ghi chép, tập hợp thành tập tư liệu
- Báo cáo kết quả
Sản phẩm
- Tập tranh, ảnh, một số mẫu vật về các loại nhạc cụ của người Mường ở Hoà
Bình.
- Tài liệu viết:
+ Mô tả đặc điểm hình dáng, màu sắc, công dụng, chất liệu và cách sản xuất, cách
sử dụng và ý nghĩa của việc sử dụng.
+ Một số nhận xét, kết luận và khuyến nghị.
4.5. Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống
Kĩ năng sống là khả năng tâm lí xã hội của mỗi cá nhân thể hiện trong hành vi
thích nghi tích cực để xử trí một cách hiệu quả các đòi hỏi và thử thách của cuộc sống
thường ngày.
Các dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam, mỗi dân tộc mỗi vẻ nhưng đều có
một số nét chung trong việc xác định các giá trị, các chuẩn mực ứng xử trong cuộc
sống. Đó là tình đoàn kết, tương thân, tương ái; sự thuỷ chung chia sẻ; bảo vệ cái
thiện, chống cái ác. Đó cũng là những kĩ năng sống cần thiết cho mỗi con người.
Tục ngữ, ca dao người Ê Đê:
Thương vợ, thương con là đàn ông khéo.
Thương cha, thương mẹ mới là con có hiếu.
Thương vợ, thương con mới là người bố khôn.

83
Mẹ nói phải lắng nghe,
Cha nói phải suy nghĩ...

To như đàn kiến đi một đường.


Như đàn voi đi một lối.
Như đàn bò chung một chuồng.

Tục ngữ của người Sán Dìu:


Nội dung và hình thức: Đẹp vỏ không bằng đẹp ruột.
Nói về sự nôn nóng: Chưa có cánh đã muốn bay.
Nói về sự cảm thông: Gánh nặng mới biết trâu khó nhọc.
Giáo dục con hướng thiện: Người ác - người sợ, trời không sợ,
Người lành - người khinh, trời không khinh
Ơn sinh thành: Sinh con mới biết cha mẹ khó,
Nuôi con mới biết công ơn của bố mẹ,
Tình yêu (hát đối)
Thấy hoa, anh muốn lại gần,
Thấy cá dưới nước muốn dừng chân xem,
Thấy em anh muốn hỏi em
Hỏi em đã định tơ duyên nơi nào?
Tục ngữ, ca dao của Người Dao:
Chưa đến nước, đừng cởi giày,
Cứng thì gãy,
Nói khéo người thương,
Kiến khổ vì lỗ,
Người khổ vì mồm,
Song uốn tươi, người uốn trẻ,
Rừng rộng chiêu nhiều thú, lòng rộng chiêu nhiều khách,
Coi trọng mối quan hệ huyết thống, quan hệ xóm giềng:
Ba đời họ ngoại không được khinh, chín đời họ nội không được bỏ,
Rễ cây ngắn, rễ người dài,
Cùng làng không thành giặc,
Cùng nhà không cướp trộm,
Phê phán con không hiếu thuận:
Bố mẹ sống, con không hiếu thuận, bố mẹ chết con lạy quỷ thần.

Tục ngữ, ca dao của Người Tày:


Khôn không qua con chim Khướu,
Cũng có lúc đậu đuôi trâu bị ngã.

84
Ăn cắp không bao giờ đủ ăn.
Ăn xin không bao giờ no.

Quả ngoã xù xì nhưng trong có mật,


Quả chanh mọng nước nhưng ruột lại chua,

Trai lười, tìm vợ thừa,


Gái biếng khó làm dâu.
Anh em xa không bằng ngọn khói xóm giềng.
Ngồi ngay không lệch bóng, người ngay không sợ sai...

Kĩ năng sống vừa là mục tiêu vừa là phương tiện giáo dục bảo tồn BSVHDT.
Thông qua rèn luyện kĩ năng sống để giáo dục học sinh gìn giữ BSVH của dân tộc.
Đồng thời thông qua truyền thống văn hoá của các dân tộc để rèn luyện học sinh cách
giao tiếp, ứng xử tích cực, thân thiện cũng như xác định các giá trị đích thực của cuộc
sống.
Một số kĩ năng quan trọng cần phát triển:
 Kĩ năng tự nhận thức
 Kĩ năng giao tiếp
 Kĩ năng xác định giá trị
 Kĩ năng xác định mục tiêu
 Kĩ năng thương thuyết, tuyên truyền, vận động trong đồng bào các dân tộc
thiểu số.
Trong quá trình giáo dục cần chú ý sử dụng các giá trị văn hoá của các dân tộc để
giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Đồng thời sử dụng các phương pháp
rèn luyện kĩ năng sống để giáo dục bảo tồn BSVHDT thông qua việc luyện tập xử lí
các tình huống cụ thể.
5. Các hình thức giáo dục
Giáo dục bảo tồn BSVHDT cần được xem là một nội dung giáo dục, được thực
hiện trong chương trình nhằm đào tạo con người toàn diện, con người luôn hiểu và
gắn với cội nguồn đồng thời sẵn sàng tiếp thu những tinh hoa của nhân loại. Để giáo
dục có hiệu quả cần được xây dựng trong chương trình không như một môn học
riêng biệt nhưng phải có trong nội dung và có cách thức triển khai phù hợp. Nội
dung chương trình đưa vào dạy học chính khóa và ngoại khóa có chứa đựng nội
dung BSVH sao cho phù hợp với các dân tộc ở từng vùng văn hóa. Hiện tại, lấy các
biểu hiện của BSVH vùng phục vụ cho việc xây dựng chương trình dạy và học trong
nhà trường phổ thông.

85
Mô hình tích hợp giáo dục bảo tồn BSVHDT ở THPT

Mục tiêu giáo dục THPT Nội dung giáo dục THPT

Mục tiêu giáo dục bảo tồn Nội dung giáo dục bảo tồn
BSVHDT ở THPT BSVHDT ở THPT

Tích hợp trong các môn học Tích hợp trong các hoạt động
- Ngữ văn - Sinh hoạt lớp
- Lịch sử - Sinh hoạt trường
- Địa lí - Hoạt động GDNGLL
- Giáo dục công dân - Hoạt động tham quan, chăm
- Tiếng nước ngoài sóc các di tích lịch sử - văn hóa,
- Chủ đề tự chọn hoạt động giao lưu văn hoá của
các dân tộc trong trường học và ở
cộng đồng...

a. Dạy học trong chương trình chính khoá


 Tích hợp qua các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,
Tiếng nước ngoài.
 Tích hợp trong chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Việc tích hợp trong các môn học được triển khai theo phương án khai thác
những nội dung có liên quan để giáo dục. Tuy vậy, để dạy học một số nội dung đảm
bảo tính hệ thống và có điều kiện đi sâu, cụ thể, cần xây dựng những chuyên đề tự
chọn. Ví dụ: chuyên đề truyện cổ tích người Mông, chuyên đề truyện cổ tích người
Mường, lễ hội người Thái, lễ hội của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai…
b. Các hoạt động ngoại khoá
Với cách tiếp cận tổng thể nhà trường, giáo dục bảo tồn BSVHDT có thể được tổ
chức bằng nhiều hình thức hoạt động. Mỗi hình thức đều có những ưu thế và những
khó khăn đòi hỏi phải vận dụng môt cách mềm dẻo, phù hợp với từng thời điểm và
điều kiện cụ thể của nhà trường, của địa phương:

86
- Tổ chức phòng trưng bày BSVH
của các dân tộc.
Trong mỗi trường học có phòng
truyền thống của trường. Có thể kết
hợp trưng bày ở phòng này hoặc ở
phòng thư viện. Đối với những trường
có điều kiện về không gian nên tổ
chức trưng bày thành phòng riêng.
Nhà trường tổ chức học sinh tham gia
quản lí, xây dựng phòng này.
Ảnh . Một góc trong thư viện thân thiện ở
trường Lùng Cải, Bắc Hà Lào Cai

- Tổ chức hoạt động giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong trường học.
Học sinh trong các trường học ở khu vực miền núi thường thuộc nhiều dân tộc
khác nhau, Nhà trường cần tổ chức các cuộc giao lưu văn hoá để các em được thể
hiện, được tôn vinh văn hoá dân tộc mình và hiểu biết thêm về văn hoá của các dân
tộc của bạn.
- Tổ chức cho học sinh tọa đàm, thảo luận để rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, phát
hiện các biểu hiện của BSVHDT, các giá trị của văn hóa truyền thống thông qua đời
sống thực tiễn tại làng, bản và vùng đất sinh sống của các em.
- Tổ chức các cuộc biểu diễn văn nghệ, các cuộc thi cũng là một hình thức giáo
dục bảo tồn BSVHDT có hiệu quả. Các cuộc thi tìm hiểu, sáng tác theo các chủ đề về
bảo tồn BSVHDT không chỉ giúp cho người học hiểu sâu hơn về văn hoá dân tộc
mình mà quan trọng là tạo nên những ý tưởng sáng tạo và họ được tự do biểu đạt ý
kiến của mình. Cuộc thi có thể diễn ra trong phạm vi một lớp, trường hoặc một cụm
trường, một tỉnh hoặc thậm chí là toàn quốc.
Các bước tổ chức một cuộc thi:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề cho cuộc thi
Bước 2: Thông báo mục tiêu, nội dung, thời gian và thể lệ cuộc thi, cơ cấu giải
thưởng.
Bước 3: Phát động cuộc thi
Bước 4: Thành lập Hội đồng chấm thi (Ban giảm khảo)
Bước 5: Thu sản phẩm dự thi
Bước 6: Chấm thi
Bước 7: Công bố kết quả, trao giải
Bước 8: Đánh giá, rút kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện việc
sử dụng các sản phẩm của cuộc thi.
- Thực hành các nghề thủ công truyền thống, trò chơi dân gian, hát đối đáp,
kể chuyện…
87
- Tổ chức các chương trình ngoại khóa, tham quan với sự định hướng, theo
dõi và đặt ra yêu cầu viết thu hoạch của giáo viên đối với học sinh. Cần có kinh phí
để các nhà trường chọn lọc, sao in các tập tài liệu thu hoạch này, tạo ra sự động viên
cụ thể và gây niềm hứng thú cho học sinh.
- Giáo dục bảo tồn BSVHDT thông qua hình thức câu lạc bộ
Câu lạc bộ có thể được tổ chức theo từng lớp hoặc cả trường. Nếu có nhiều học
sinh tham gia thì nên theo sở thích mà chia các em thành các nhóm. Ví dụ nhóm các
em tham gia câu lạc bộ thêu, nhóm các em tham gia câu lạc bộ ca dao dân ca, câu lạc
bộ múa, câu lạc bộ cồng chiêng…
Ban phụ trách câu lạc bộ phải do các thành viên
bầu ra, Ban cùng giáo viên, cán bộ Đoàn tổ chức triển
khai các hoạt động. Mỗi câu lạc bộ cần xây dựng bản
cam kết hoặc điều lệ. Bản cam kết hoặc điều lệ do các
thành viên của câu lạc bộ thảo luận chung và thống
nhất, có chữ kí của tất cả các thành viên. Nếu có điều
kiện có thể đặt bài hát cho câu lạc bộ. Sau khi hình
thành tổ chức, nhóm phụ trách phải xây dựng kế hoạch
và báo cáo với Ban giám hiệu để nhà trường ủng hộ và
cho phép thực hiện. Câu lạc bộ cần được sinh hoạt theo
định kì. Trong các buổi sinh hoạt ngoài việc thảo luận
các hoạt động theo kế hoạch nên tổ chức các trò chơi để
tạo sự hứng thú cho các em.

III. TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN
HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

1. GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC QUA MÔN NGỮ
VĂN
1.1. Khả năng tích hợp giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
trong môn Ngữ văn
Môn Ngữ văn gồm ba phân mônVăn, Tiếng Việt, Làm văn liên quan chặt chẽ
đến văn hóa nói chung và BSVH nói riêng.
Học sinh học các tác phẩm văn chương là tìm thấy ở đó hình ảnh con người
Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên, trong quan hệ quốc gia, dân tộc, trong
quan hệ xã hội và trong ý thức về bản thân mình.
Để hiểu được con người trong văn chương, không thể tách rời các yếu tố địa
lí, văn hóa, tín ngưỡng, các phong tục tập quán tồn tại lâu đời trên mảnh đất này.
Bản thân các tác phẩm văn học khi được nghiên cứu và xem xét, cắt nghĩa, thường
được tiếp cận và nhìn nhận dưới góc độ văn hóa. Xu hướng tiếp cận tác phẩm văn
88
học từ góc độ văn hóa làm cho việc tìm hiểu tác phẩm trở nên sâu sắc và toàn diện
hơn.
Nhiều bài học văn liên quan đến bản sắc văn hóa các dân tộc. Ví dụ khi
nghiên cứu văn học dân gian, chúng ta thấy có 12 loại thể văn học dân gian của nền
văn học Việt Nam với 54 dân tộc khác nhau. Có dân tộc có cả 12 thể loại. Có dân tộc
có ít hơn con số 12. Có dân tộc đóng góp rất nhiều về thể loại sử thi, trong khi dân
tộc khác lại đóng góp nhiều ở truyện thơ, truyện cười… Ngay cùng một thể loại thì
mỗi dân tộc lại có những sắc thái riêng. Chẳng hạn tục ngữ dân tộc Kinh có màu sắc
khác với tục ngữ dân tộc Thái vì xuất phát từ tín ngưỡng, phong tục, kinh nghiệm
sống…, khác nhau.
Trong chương trình văn học, có những tác phẩm văn học dân tộc ít người
được đưa vào học chính thức và đọc thêm. Sử thi Đăm Săn (dân tộc Ê đê), Đẻ đất đẻ
nước (dân tộc Mường), Tiễn dặn người yêu (dân tộc Thái), Mười tay (ca dao dân tộc
Mường), Dọn về làng (Nông Quốc Chấn, dân tộc Tày); đồng thời có các tác phẩm
văn học của các tác giả không phải người dân tộc nhưng viết về dân tộc, miền núi
như Tô Hoài (Vợ chồng A Phủ), Nguyễn Trung Thành (Rừng Xà nu), Tố Hữu (Việt
Bắc), Quang Dũng (Tây Tiến)… Những tác phẩm này cho học sinh thấy những nét
đẹp của tính cách người DTTS và những phong tục, vốn văn hóa phong phú, tốt đẹp
của các dân tộc.
Trong khi học các tác phẩm và thể loại văn học chung của chương trình, học
sinh dân tộc có điều kiện liên hệ, so sánh với những tác phẩm cùng thể loại của dân
tộc mình, từ đó hiểu thêm về tác phẩm đang học và hiểu thêm nét độc đáo trong tác
phẩm của dân tộc mình.
Các bài viết của học sinh về nghị luận xã hội có liên quan đến tư tưởng, đạo
lí, hiện tượng đời sống không thể không liên hệ đến thực tế của địa phương mình,
dân tộc mình. Việc liên hệ ấy chắc chắn phải xuất phát từ những vốn sống và vốn
văn hóa dân tộc.
Các em học sinh người dân tộc, ngoài việc sử dụng tiếng dân tộc trong giao
tiếp hẹp, các em còn sử dụng tiếng Việt như ngôn ngữ giao tiếp chung của đại gia
đình các dân tộc Việt Nam. Việc trau dồi vốn tiếng Việt, việc giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt làm cho các em thêm hiểu sâu sắc tiếng dân tộc mình, có ý thức giữ
gìn những giá trị văn hóa của cha ông kết tinh trong tiếng nói và trong văn học.
Khả năng tích hợp giáo dục bảo tồn BSVHDT trong môn Ngữ văn ở trường
THPT là rất nhiều và khá thuận lợi. Vấn đề là giáo viên và học sinh cần có nhận
thức đúng và có ý thức thì kết quả của công việc sẽ đạt được như mong muốn.
1.2. Mục tiêu giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho
học sinh các trường trung học phổ thông qua môn Ngữ văn
Sau khi học xong chương trình, học sinh đạt được:
a) Kiến thức

89
- Hiểu khái niệm văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc.
- Biết các lễ hội dân gian của dân tộc.
- Biết các phong tục tập quán ăn ở, cưới xin, ma chay của dân tộc mình.
- Hiểu các tác phẩm văn học dân gian và văn học viết của dân tộc.
- Biết luật pháp và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
b) Thái độ – Tình cảm
- Có tình cảm yêu quý, tôn trọng di sản văn hóa dân tộc mình.
- Có ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.
- Có thái độ thân thiện, tôn trọng bản sắc văn hóa các dân tộc anh em, tiếp
thu, học tập những phần tốt đẹp của các nền văn hóa đó.
c) Kĩ năng – Hành vi
- Có kĩ năng phát hiện vấn đề bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình.
- Có hành động cụ thể bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tuyên truyền, vận động cộng đồng dân tộc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc
mình.
1.3. Địa chỉ, nội dung và phương pháp/kĩ thuật dạy học
Lớp Tên bài Văn Tiếng Làm Gợi ý phương pháp/kĩ thuật
Việt văn dạy học
Tổng quan Văn x Các thể loại văn học dân gian.
học Việt Nam HS dân tộc liên hệ dân tộc mình
có những thể loại văn học nào
10 trong số các thể loại được đề cập
ở trang 5 SGK.
Các tác giả văn học trung đại và
hiện đại người dân tộc ít người.
Khái quát văn học x HS liên hệ với 12 thể loại văn
dân gian Việt học dân gian của cả nước. Dân
Nam tộc của mình đóng góp những
thể loại nào? Thể loại nào không
có và thể loại nào phát triển
phong phú.
Viết bài làm văn x Khuyến khích HS dân tộc viết
số 1 Nghị luận xã về hiện tượng đời sống của dân
hội hoặc văn học tộc mình, tác phẩm văn học của
dân tộc mình.
Chiến thắng Mtao x Khuyến khích HS tóm tắt sử thi
Mxây của dân tộc mình:
Mường: Đẻ đất đẻ nước
Thái : Ẩm ệt luông
Mông : Cây nêu thần
Ê đê : Đăm San, Đăm Di, Xing
Nhã, Khinh Dú
Tam đại con gà x HS dân tộc kể các truyện cười
90
Nó phải bằng hai có chủ đề tương tự hai truyện
mày trong SGK. Cũng có thể kể các
truyện cười khác và so sánh chủ
đề cũng như biện pháp gây cười.
Ca dao than thân, HS dân tộc liên hệ các bài ca
yêu thương tình dao, dân ca của dân tộc mình về
nghĩa chủ đề than thân, yêu thương
tình nghĩa.
Ca dao hài hước x HS dân tộc sưu tầm ca dao hài
hước, châm biếm của dân tộc
mình về thói lười nhác, rượu
chè, tảo hôn, đa thê, mê tín dị
đoan.
Lời tiễn dặn (Trích x HS dân tộc Thái đọc và tóm tắt
Tiễn dặn người yêu chi tiết hơn nội dung truyện thơ.
– Xống chụ xôn Chọn và giới thiệu một đoạn mà
xao, truyện thơ DT em cho là hay nhất hoặc em
Thái) thích nhất.
Ôn tập văn học x HS người dân tộc thống kê tên
dân gian Việt các thể loại văn học dân gian
Nam của dân tộc mình. So sánh với
văn học dân gian của người
Kinh
Thực hành phép tu x HS người dân tộc tìm ví dụ về
từ ẩn dụ và hoán phép tu từ ấn dụ và hoán dụ
dụ trong thơ ca của dân tộc mình
(thơ ca dân gian và thơ ca văn
học viết)
Lập dàn ý bài văn x Khuyến khích HS dân tộc thuyết
thuyết minh minh về nhà văn dân tộc mình,
tấm gương người dân tộc vượt
khó làm giàu cho mình và cho
quê hương.
Viết bài làm văn x Khuyến khích HS dân tộc thuyết
số 5 : Văn thuyết minh về thắng cảnh quê hương,
minh loại hình dân ca, lễ hội, đặc sản
ẩm thực của dân tộc mình.
Viết bài làm văn x Khuyến khích HS dân tộc thuyết
số 6 : thuyết minh minh vể thể loại văn học, tác giả
văn học và tác phẩm văn học của dân tộc
mình
Thực hành các x Học sinh dân tộc tìm các ví dụ
phép tu từ: Phép phép điệp và phép đối trong các
điệp và phép đối tác phẩm văn học dân tộc mình.
Tổng kết phần văn x Học sinh dân tộc thống kê các
học thể loại và các nhà văn dân tộc
mình.
91
Thực hành về x Khuyên khích HS dân tộc phân
11 thành ngữ, điển cố tích giá trị nghệ thuật của điển
cố và thành ngữ của dân tộc
mình
Viết bài làm văn x Khuyến khích HS dân tộc viết
số 3: Nghị luận bài văn với đề bài so sánh nội
văn học dung một thể loại, một tác phẩm
của dân tộc mình với dân tộc
khác; hoặc phân tích tác phẩm
văn học dân tộc mình.
Luyện tập thao tác x Với câu số 4 : Tự chọn đề tài
lập luận so sánh (một danh ngôn hoặc thành ngữ,
tục ngữ có nội dung so sánh) để
viết đoạn văn so sánh, khuyến
khích HS dân tộc chọn danh
ngôn, thành ngữ, tục ngữ của
dân tộc mình.
Một số thể loại văn x HS dân tộc thống kê tác giả, tác
học: Thơ, truyện phẩm thơ, truyện của dân tộc
mình.
Tiếng mẹ đẻ - x HS liên hệ về quan hệ tiếng
nguồn giải phóng dân tộc với tiếng Việt, có ý thức
các dân tộc bị áp học tập tốt tiếng Việt, đồng thời
bức nắm vững tiếng dân tộc.
Một số thể loại x HS dân tộc thống kê các vở
văn học : Kịch, kịch, các tập, các bài văn nghị
Nghị luận luận của dân tộc mình
Nghị luận về một x Có thể gợi ý cho HS dân tộc viết
12 tư tưởng đạo lí bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí
được đúc kết trong tục ngữ của
dân tộc mình
Luật thơ x Đối chiếu các thể thơ truyền
thống và tự do với các thể thơ
của dân tộc mình
Việt Bắc x Khuyến khích các em HS dân
tộc ít người ở Việt Bắc tìm hiểu
và giải thích những sản vật, địa
danh quê hương: áo chàm, chăn
sui, trám bùi, rừng nứa, rừng
phách…Phủ Thông, sông Lô,
Phố Ràng, Đèo Giàng…
Thực hành một số x Khuyến khích HS dân tộc phân
phép tu từ ngữ âm tích các ví dụ về nhịp điệu, điệp
âm, điệp vần, điệp thanh trong
thơ ca dân tộc mình (văn học
dân gian và văn học viết)
Dọn về làng x Khuyến khích HS dân tộc , nhất
92
là dân tộc Tày ở Cao Bằng, Bắc
Kạn, Lạng Sơn tìm hiểu những
nội dung và cách diễn đạt riêng
của nhà thơ dân tộc Tày Nông
Quốc Chấn.
Thực hành một số x Hướng dẫn HS dân tộc tìm và
phép tu từ cú pháp phân tích ngữ liệu trong văn thơ
dân tộc mình.
Luyện tập vận x Hướng dẫn HS người dân tộc
dụng tổng hợp các thực hiện phần Luyện tập ở nhà
thao tác lập luận (Ngữ văn 12 tập 1, trang 175)
trên ngữ liệu và văn liệu của dân
tộc mình.
Vợ chồng A Phủ x Khuyến khích các em học sinh
dân tộc Mông trình bày ngoại
khóa về trò chơi dân gian đánh
quay, ném pao, thổi sáo, tục
cướp vợ…
Nghị luận về một x Gợi ý đề văn HS dân tộc so sánh
tác phẩm, một một tác phẩm văn xuôi với một
đoạn trích văn tác phẩm văn xuôi khác của nhà
xuôi văn dân tộc để làm nổi bật sự
khác nhau về từ ngữ, giọng văn
Rừng Xà nu x Khuyến khích HS Tây Nguyên
liên hệ phong tục tập quán của
người Strá làng Xô Man với
phong tục dân tộc mình: hội họp
ở nhà rưng, máng nước đầu
làng, địu con nhỏ…
Viết bài làm văn x Khuyến khích HS dân tộc viết
số 6 : Nghị luận về truyện ngắn do tác giả người
văn học dân tộc mình viết, hoặc của các
nhà văn viết về dân tộc mình
x Khuyến khích HS dân tộc liên
Nhìn về vốn văn hệ những ưu điểm và hạn chế
hóa dân tộc của văn hóa dân tộc mình với
văn hóa chung của dân tộc Việt
Nam.

1.4. Bài soạn minh họa

CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY


(Trích Đăm Săn – sử thi Tây Nguyên-Ngữ văn lớp 10)
1) Mục tiêu
Sau bài học, học sinh có khả năng:

93
- Nêu được đặc điểm chung của sử thi anh hùng, đặc điểm của người anh
hùng trong sử thi.
- Biết phân tích một văn bản sử thi anh hùng qua ngôn ngữ đối thoại của nhân
vật, ngôn ngữ trần thuật của người kể và các biện pháp nghệ thuật nhằm làm nổi bật
tính lí tưởng về cuộc sống giàu có, hạnh phúc và âm điệu hùng tráng của sử thi.
- Tôn trọng, tự hào về BSVH của người Ê Đê và Tây Nguyên nói riêng và
các dân tộc thiểu số nói chung trong nền văn hóa thống nhất và đa dạng của Việt
Nam.
2) Tài liệu và phương tiện dạy học
- Một số hình ảnh về núi rừng Tây Nguyên, bìa một số cuốn sách sử thi Tây
Nguyên (Đăm Săn, Xinh Nhã, Khinh Dú, Đăm Noi…).
- Sách giáo khoa Ngữ văn 10, sách Giáo viên Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo
dục.
3) Những điều cần lưu ý
3.1) Về nội dung
a) Đặc điểm bài học
- Giáo viên cần lưu ý học sinh về khái niệm sử thi và thể loại sử thi.
- Sử thi là thể loại đặc sắc của văn học dân gian các dân tộc thiểu số gồm sử
thi thần thoại và sử thi anh hùng.
- Sử thi anh hùng là sử thi ca ngợi cuộc đời và chiến công của người anh
hùng. Chiến công và sự nghiệp anh hùng của nhân vật trung tâm là niềm tự hào, là lí
tưởng của xã hội và cộng đồng.
- Sử thi Đăm Săn là sử thi anh hùng, ca ngợi tù trưởng Đăm Săn, người coi
trọng danh dự, gắn bó với gia đình, thiết tha với cuộc sống giàu có, bình yên của bộ
tộc, đã chiến thắng các tù trưởng khác để giành lại vợ và trở thành tù trưởng hùng
mạnh.
b) Trọng tâm bài học
Hình ảnh người anh hùng Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù Mtao
Mxây trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây.
3.2) Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Học sinh cần tìm hiểu tóm tắt nội dung các sử thi dân gian (sử thi thần thoại
và sử thi anh hùng) được nhắc đến trong phần tiểu dẫn.
Đối với học sinh Tây Nguyên, cần cho các em tìm hiểu về những sử thi anh
hùng. Học sinh người Ê Đê, cần tổ chức ngoại khóa để các em trình bày về sử thi
Đăm Săn.
3.3) Những lưu ý khác
Giáo viên cần khai thác tốt mục Tiểu dẫn. Đây là cơ hội để học sinh người
dân tộc (Mường, Thái, Mnông, Ê đê, Ba na) có thể trình bày trước lớp về sử thi của

94
dân tộc mình, tự hào về đóng góp của dân tộc vào kho tàng văn học dân gian của đất
nước; nâng cao ý thức bảo tồn BSVHTD.
4) Các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về sử thi dân gian và sử thi Đăm Săn
- GV yêu cầu học sinh phát biểu về sử thi dân gian và nội dung tóm tắt của sử
thi Đăm Săn trên cơ sở nội dung của phần tiểu dẫn.
- HS phát biểu. GV bổ sung (nếu cần thiết).
Nội dung cần đạt:
- Sử thi dân gian là thể loại văn học dân gian gồm sử thi thần thoại và sử thi
anh hùng. Sử thi thần thoại kể về sự hình thành thế giới, sự ra đời của muôn loài và
sự hình thành các dân tộc (Đẻ đất đẻ nước, Ẩm ệt luông, Cây nêu thần,…). Sử thi
anh hùng kể về cuộc đời và chiến công của người anh hùng (Đăm Săn. Đăm Di,
Xing Nhã, Khinh Dú, Đăm Noi,…)
- Sử thi Đăm Săn kể về chiến công của tù trưởng Đăm Săn, chàng đã đánh bại
tù trưởng Kên Kên (Mtao Grư), tù trưởng Sắt ( Mtao Mxây), cứu vợ mình và tịch thu
của cải, nô lệ của kẻ thù, trở nên giàu có, hùng mạnh hơn.
- Đăm Săn chặt cây sơ múc (cây vật tổ bên vợ) nên hai vợ (Hơ Nhị và Hơ
Bhị) đều bị chết. Đăm Săn phải lên trời xin thuốc thần cứu vợ sống lại. Sau đó Đăm
Săn muốn hỏi Nữ thần Mặt Trời (con gái trời ) về làm vợ. Tức giận vì bị từ chối,
chàng bỏ về và cả người lẫn ngựa bị chết ngập ở rừng Sáp Đen nhão như bùn nước.
Hồn Đăm Săn biến thành con ruồi bay vào miệng chị gái là Hơ Âng khiến nàng có
mang và sinh ra đứa con trai. Đó là Đăm Săn cháu, lớn lên lại đi tiếp con đường của
người cậu anh hùng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung chính và tóm tắt đoạn trích
- GV yêu cầu học sinh chia đoạn và tóm tắt nội dung chính của mỗi đoạn
nhỏ trong đoạn trích.
- HS chia đoạn. Có thể có nhiều cách chia. Nhưng nên chia gọn làm 3 đoạn
nhỏ.
Nội dung cần đạt:
Đoạn một từ đầu đến “mịt mù như trong sương sớm”: Đăm Săn thách đấu và
Mtao Mxây chấp nhận.
Đoạn hai tiếp đến “đem bêu ngoài đường”: cuộc đánh nhau của Đăm Săn với
Mtao Mxây. Đăm Săn mạnh mẽ và tài giỏi hơn nên đã chiến thắng.
Đoạn ba còn lại: Đăm Săn thuyết phục dân làng của Mơtao Mxây theo mình
và ăn mừng chiến thắng.
Hoạt động 3: Nhận xét về hai tù trưởng trong đoạn thách đấu
- GV yêu cầu học sinh nêu nhận xét về hai tù trưởng Đăm Săn và Mtao Mxây
trong đoạn Đăm Săn thách đấu.
- HS nêu nhận xét. GV theo dõi, bổ sung (nếu cần thiết).

95
Nội dung cần đạt:
Đăm Săn hiên ngang thách đấu, đe dọa phá nhà kẻ thù nếu Mtao Mxây không
xuống giao đấu (“Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu
thang của nhà ngươi ta chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của nhà ngươi cho mà xem!”).
Đăm Săn coi thường kẻ thù như con heo nái, con trâu, không thèm đâm khi đang đi.
Mtao Mxaay là tù trưởng hùng mạnh (nhà to, cầu thang rộng). Khiên tròn,
gươm óng ánh, “dữ tợn như một vị thần”, nhưng “tần ngần do dự”, “đắn đo”. Vì
danh dự nên hắn phải xuống đấu với Đăm Săn.
Hoạt động 4: Phân tích cuộc giao tranh giữa Đăm Săn và Mtao Mxây
- GV yêu cầu học sinh phân tích cuộc giao tranh giữa hai tù trưởng. So sánh
để làm nổi bật tài năng vượt trội của Đăm Săn (qua việc múa khiên, việc đuổi đánh
kẻ thù, việc làm theo lời báo mộng của trời, ném chày vào tai kẻ thù và chiến thắng).
- Học sinh phát biểu. GV có thể yêu cầu so sánh hai nhân vật.

Nội dung cần đạt:


So sánh hai nhân vật Đăm Săn và Mtao Mxây
Đăm Săn Mtao Mxây
Múa khiên Một lần xốc tới, chàng vượt Múa kêu lạch xạch như quả mướp
một đồi tranh. Một lần xốc tới khô
nữa, chàng vượt một đồi lồ ô.
Chàng múa trên cao gió như
bão. Chàng múa dưới thấp gió
như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc.
Cây cối chết rụi.
Chạy Chàng chạy vun vút qua phía Bước cao bước thấp chạy hết bãi
đông, vun vút qua phía tây. tây sang bãi đông.
Đánh đối Phóng giáo trúng đùi, Đâm Chém trượt, trúng cái chão cột trâu.
thủ trúng người nhưng không
thủng. Chộp chày mòn, ném
trúng tai kẻ địch. Tháo chạy, tránh quanh chuồng lợn,
tránh quanh chuồng trâu, ngã lăn
Phá tan chuồng lợn, phá tan quay ra đất, xin đầu hàng (làm lễ
chuồng trâu. Giết kẻ thù cầu phúc một trâu, tặng một voi).

GV: Qua việc miêu tả, so sánh, thái độ của người kể chuyện thể hiện như thế
nào?
HS: phát biểu. GV theo dõi, bổ sung (nếu cần).
Nội dung cần đạt:

96
Người kể chuyện đã nghiêng về ca ngợi Đăm Săn, người tù trưởng dũng
mãnh, tài năng. Chàng đối lập hẳn với sự vụng về, lúng túng và kém cỏi của kẻ thù.
Tuy vậy Đăm Săn không chiến thắng dễ dàng. Chàng đâm không thủng kẻ thù,
chàng thấm mệt, chỉ nhờ mách bảo của trời, chàng mới đánh bại được kẻ thù.

Hoạt động 5: Tìm hiểu thái độ của dân làng trước lời mời đi theo của Đăm
Săn
- GV hỏi : Đăm Săn mời dân làng của Mtao Mxây đi theo. Dân làng đã phản
ứng như thế nào? Điều đó phản ánh nguyện vọng gì của nhân dân với người anh
hùng?
- HS thảo luận trả lời. Tải bản FULL (222 trang): https://bit.ly/2ZL27Rl
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Nội dung cần đạt:
- Đăm Săn kêu gọi, mời mọi người đi theo. Tất cả mọi người đều hưởng ứng
vui vẻ. Ba lần hỏi là ba lần trả lời : “ Không đi sao được!” Điều đó chứng tỏ dân
làng sẵn lòng ủng hộ, coi Đăm Săn là tù trưởng của mình, vì Đăm Săn dũng mãnh,
tài năng. Chàng có đủ uy tín và sức mạnh để đảm bảo cho cuộc sống của bộ tộc giàu
có, thịnh vượng. Tác giả miêu tả đoàn người đi theo: “ Đoàn người đông như bầy cà
tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến mối”.
Hoạt động 6: Tìm hiểu cảnh ăn mừng chiến thắng
- GV nêu câu hỏi:
Cảnh ăn mừng chiến thắng được mô tả như thế nào? Những ai tham gia?
Nhân vật trung tâm được khắc họa ra sao ?
- HS trả lời. GV theo dõi, bổ sung (nếu cần thiết).
Nội dung cần đạt:
Cảnh ăn mừng chiến thắng được mô tả tỉ mỉ và hoành tráng. Đăm Săn yêu cầu
lấy rượu, bắt trâu, đánh chiêng, đánh trống, đánh cồng.
Rựơu năm ché, rượu bảy ché, rượu bảy ché,…được mang ra. Các loại nhạc cụ
được đánh lên khiến “ ở dưới vỡ toác các cây đòn ngạch, cho ở trên gãy nát các cây
xà ngang” “ khiến voi, tê giác trong rừng quên không cho con bú, ếch nhái dưới gầm
sàn, kì nhông ngoài bãi phải ngừng kêu, tất cả đều ngày đêm lặng thinh để nghe
tiếng chiêng ăn đông uống vui”.
Tham gia ăn mừng là khách, các tù trưởng phương xa, tôi tớ của Đăm Săn.
“Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực, các cô gái đi lại vú đụng vú”…
Hình ảnh trung tâm của cuộc ăn mừng chiến thắng là chàng Đăm Săn, một
dũng tướng, một tù trưởng nhà giàu “Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi
chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm
dậy”.
“ Tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng dưới đất là một cái nong hoa”.
“Đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa, đánh đâu đạp tan đó”

97
“ Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo
nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim
ghếch ăn hoa tre”.
Hoạt động 7: Tìm hiểu những nét nghệ thuật nổi bật của đoạn trích
- GV yêu cầu học sinh: Hãy nêu nhận xét về việc sử dụng ngôn ngữ người kể
chuyện và ngôn ngữ của nhân vật trong đoạn trích. Biện pháp nghệ thuật nổi bật
trong đoạn trích là gì? Tác dụng của biện pháp đó?
- HS suy nghĩ, trả lời. Tải bản FULL (222 trang): https://bit.ly/2ZL27Rl
Nội dung cần đạt: Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
a) Ngôn ngữ của nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện đan xen trong đoạn
trích. Người kể chuyện thường hướng trực tiếp đến người nghe : “Bà con xem…”
nhằm lôi cuốn, sau đó miêu tả, thể hiện thái độ của mình qua việc bình luận. Ngôn
ngữ nhân vật thể hiện trong cuộc đối thoại, thuyết phục, sai phái tôi tớ. Đối với nhân
vật Đăm Săn, nhiều chỗ dùng câu mệnh lệnh mang âm hưởng hiệu triệu, kêu gọi : “
Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói…” “ ơ tất cả dân làng này…” “ Ơ các con, ơ các
con, hãy đi lấy rượu bắt trâu!...”.
Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật thấm đẫm tính chất diễn
xướng của sử thi.
b) Biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất của đoạn trích là biện pháp nghệ thuật so
sánh, phóng đại và điệp ngữ.
- So sánh thể hiện đậm đặc trong việc miêu tả nhân vật : “Khiên hắn tròn như
đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tợn như một vị thần”.
- So sánh trong đoạn tả Đăm Săn, Mtao Mxây múa khiên, dân làng đi theo
Đăm Săn, trong đoạn tả cảnh ăn mừng chiến thắng.
- Bên cạnh so sánh là phóng đại: Chàng múa trên cao gió như bão. Chàng
múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Phóng đại trong
miêu tả tiếng chiêng, trong miêu tả Đăm Săn…
- Điệp ngữ cũng được sử dụng với tần suất cao : “Ta sẽ lấy cái sàn…ta sẽ lấy
cái cầu thang, ta hun…”
“Có cậu ta học cậu. Có bác ta học bác. Có thần Rồng ta học thần Rồng”
“ Rượu năm ché, trâu dâng một con […] Rượu bảy ché, trâu bảy con để dâng
thần, rựơu bảy ché, lợn thiến bảy con để dâng thần…”
- Biện pháp so sánh, phóng đại, điệp ngữ tạo nên sự sinh động, sự hấp dẫn của
sử thi.
Hoạt động 8: Tổng kết
- GV yêu cầu nhắc lại nội dung chính của bài học, những nét nghệ thuật đã
phân tích.

98
- Nội dung: Đăm Săn, một tù trưởng anh hùng, giàu có, tiếng tăm lừng lẫy đã
đánh bại kẻ thù, giành lại vợ và càng trở nên giàu có, hùng mạnh hơn. Chàng đáng
được tôn vinh, ca ngợi.
- Nghệ thuật: Nhắc lại những nét nghệ thuật đã phân tích ở Hoạt động 7.
5) Hướng dẫn luyện tập và yêu cầu làm việc ở nhà
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện bài luyện tập (trang 36, Ngữ văn 10, tập
1).
- GV yêu cầu học sinh người dân tộc chuẩn bị tìm hiểu nội dung các tác phẩm
sử thi của dân tộc mình được nhắc ở phần tiểu dẫn để trình bày trong giờ ngoại khóa
văn học.

2. GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC QUA MÔN
LỊCH SỬ
2.1. Khả năng tích hợp giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc trong môn Lịch sử
Trong việc giáo dục bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc ở trường phổ thông
nói chung, THPT nói riêng, môn Lịch sử có một vị trí và ý nghĩa to lớn.
Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc xây dựng chương trình và
biên soạn SGK Lịch sử ở trường phổ thông là bảo đảm tính toàn diện của lịch sử.
Văn hóa là một bộ phận quan trọng của lịch sử mà học sinh cần tìm hiểu khi
học lịch sử; song những vấn đề về văn hóa không phải là đối tượng nghiên cứu chủ
yếu của sử học, cũng không phải là nội dung chính của việc dạy học lịch sử ở trường
phổ thông. Bởi vì, đối tượng nghiên cứu của sử học là toàn bộ quá trình phát triển
của xã hội loài người từ lúc xuất hiện đến nay - một quá trình thống nhất, đa dạng,
đầy mâu thuẫn và hợp quy luật. Vì vậy, những vấn đề văn hóa trong nghiên cứu và
học tập lịch sử được xem xét ở góc độ sử học, với tư cách là một sự kiện lịch sử, chứ
không phải ở góc độ văn hóa học. Dẫu sao, giữa sử học, giáo dục lịch sử và kiến
thức về văn hóa học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi vì, văn hóa có mối quan
hệ chặt chẽ với các thành phần của lịch sử xã hội. Văn hóa bao giờ cũng được hình
thành trong một thời gian lâu dài và tích lũy qua nhiều thế hệ và cũng phản ánh lịch
sử. Tri thức lịch sử là một bộ phận của văn hóa. Cho nên cần thực hiện nguyên tắc
tích hợp, phương pháp liên môn trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Những điều được trình bày trên giúp chúng ta nhận thức rằng trong dạy học
Lịch sử ở trường phổ thông cần phải tích hợp kiến thức lịch sử với kiến thức văn hóa
(được học ở các môn Ngữ văn, Nghệ thuật, Âm nhạc…, chứ không phải đi sâu tìm
hiểu các vấn đề văn hóa mà là các sự kiện văn hóa. Sự kiện về văn hóa bao gồm các
hiện tượng lịch sử về đời sống tinh thần, sự phát triển của hình thái ý thức tư tưởng
xã hội, hoạt động tinh thần của con người, thành tựu về văn học, nghệ thuật khoa
học…

99
5436187

You might also like