You are on page 1of 84

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


LƯƠNG VĂN VIỆT (Tổng Chủ biên)
ĐỖ DUY HƯNG (Chủ biên)
NGUYỄN THANH THUỶ– ĐẶNG VĂN BÌNH

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

TỈNH HẢI DƯƠNG


Lớp

10
Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU 3

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU 4

Chủ đề 1. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HOÁ HẢI DƯƠNG 5

TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC, KHOA BẢNG HẢI DƯƠNG


Chủ đề 2. 29
THỜI PHONG KIẾN

KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


Chủ đề 3. 41
Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở


Chủ đề 4. 63
TỈNH HẢI DƯƠNG

Chủ đề 5. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HẢI DƯƠNG 70

2
Lời nói đầu

Các em học sinh thân mến!

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 10 sẽ giúp
các em học sinh đầu cấp Trung học phổ thông nâng cao hiểu biết về
các vấn đề văn hoá, lịch sử truyền thống; địa lí, kinh tế; chính trị – xã
hội, môi trường của xứ Đông xưa, Hải Dương nay.

Với năm chủ đề được Ban Biên soạn lựa chọn kĩ lưỡng, bám sát
mục tiêu, yêu cầu của nội dung giáo dục địa phương, các em sẽ có cơ
hội, trải nghiệm, tìm hiểu về những vấn đề của quê hương Hải Dương.

Thông qua các hoạt động khám phá tri thức, các em có điều kiện
phát huy, phát triển một số năng lực cốt lõi và phẩm chất chủ yếu cần
có của học sinh trung học phổ thông. Qua đó, bồi dưỡng niềm tự hào,
tình yêu quê hương, ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền
thống của quê hương; vận dụng những điều đã học vào giải quyết
những vấn đề nảy sinh từ thực tế của quê hương, góp phần bảo vệ môi
trường tự nhiên tại tỉnh Hải Dương nói riêng, cả nước nói chung, đặc
biệt có định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

Trong quá trình biên soạn, tài liệu không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các các thầy cô giáo
và các em học sinh để Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương –
Lớp 10 ngày càng hoàn thiện hơn.

Ban Biên soạn

3
Hướng dẫn sử dụng tài liệu

Các em học sinh thân mến!


Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 10 được biên soạn
gồm năm chủ đề thuộc các lĩnh vực lịch sử, văn hoá, truyền thống; địa lí, kinh
tế, hướng nghiệp; chính trị, xã hội, môi trường.

Mỗi phần, mỗi bài học cụ thể của chủ đề thường bắt đầu bằng các
nhiệm vụ, tình huống cần giải quyết để các em kết nối với tri thức đã
biết và tiếp tục tìm kiếm, thu thập thông tin cần thiết trước, trong và
sau khi tìm hiểu mỗi bài học và cả chủ đề.

Phần hình thành kiến thức, đọc hiểu văn bản được thể hiện sinh
động qua kênh chữ, kênh hình và một số hình ảnh minh hoạ.
Những câu hỏi, hoạt động, hướng dẫn giúp các em tự tin khám phá
kiến thức.

Phần thực hành, luyện tập là những câu hỏi, bài tập nhằm củng cố,
khắc sâu kiến thức, rèn kĩ năng nhận diện, nhận xét, đánh giá, bước
đầu giải quyết một số vấn đề có liên quan.

Phần vận dụng, mở rộng, tìm tòi, sáng tạo là những gợi ý, yêu cầu,
định hướng để các em kết nối tri thức của địa phương Hải Dương
với tri thức chung của dân tộc và thế giới; kết nối kiến thức nội môn,
liên môn một cách chủ động, sáng tạo nhằm hình thành các phẩm
chất chủ yếu, phát triển các năng lực cốt lõi, sở trường, năng khiếu
của mỗi cá nhân một cách hiệu quả nhất.

Phần em có biết là những thông tin bổ trợ để giải thích, mở rộng,


làm rõ nội dung tuyến chính.

Chúc các em tự giác, tự chủ, tự tin và sáng tạo trong học tập để đạt kết
quả tốt nhất.
Ban Biên soạn

4
5
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN
Chủ đề 1 VĂN HOÁ HẢI DƯƠNG

Mục tiêu

– Nhận diện và trình bày được đặc trưng cơ bản của loại hình di sản văn hoá vật thể
và phi vật thể tại Hải Dương.
– Đánh giá được giá trị của các di sản đối với lịch sử, văn hoá Hải Dương và hiểu
được sự cần thiết phải bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản đó.
– Tìm hiểu, giới thiệu được một số di sản trên địa bàn tỉnh; đề xuất được ý tưởng về một
số giải pháp để tham gia bảo tồn và phát triển giá trị của các di sản địa phương.

Một tiết mục biểu diễn ca trù

5
TÌM HIỂU VỀ DI SẢN VĂN HOÁ

Bảo tồn và phát huy giá trị của văn hoá luôn là nhiệm vụ chiến lược, quyết
định sự tồn còn và phát triển của mỗi quốc gia. Trước nhiều nguy cơ trong quá
trình hội nhập hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá là trách
nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam.
Vậy chúng ta phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá bằng những
việc làm như thế nào?

1. Khái niệm di sản văn hoá

Thế nào là di sản văn hoá? Di sản văn hoá được phân loại như thế nào?

Di sản văn hoá là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa
học, do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài,
được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau, được giữ gìn và phát huy đến ngày
nay. Mỗi cộng đồng đều có những di sản văn hoá riêng, đặc trưng cho cộng đồng đó.
Có nhiều cách để phân loại di
sản văn hoá, tuy nhiên, về cơ bản,
được chia thành hai loại hình là di
sản văn hoá vật thể và di sản văn
hoá phi vật thể.

Theo Luật Di sản văn hoá: Di


sản văn hoá vật thể là sản phẩm
vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử –
văn hoá, danh lam thắng cảnh, di Hình 1. Chùa Giám (xã Định Sơn, huyện Cẩm Giàng)
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

6
5
Di sản văn hoá phi vật thể là sản
phẩm tinh thần gắn với cộng đồng
hoặc cá nhân, vật thể và không gian
văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn
hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của
cộng đồng, không ngừng được tái tạo
và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác bằng truyền miệng, truyền nghề,
Hình 2. Tiết mục hát ca trù tại Hải Dương trình diễn và các hình thức khác.

Di sản văn hoá vật thể bao gồm các di tích lịch sử – văn hoá, danh lam
thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,…
Di sản văn hoá phi vật thể gồm các loại hình nghệ thuật, diễn xướng,
trò chơi dân gian, lễ hội, nghề thủ công, trang phục truyền thống, văn hoá
ẩm thực và những tri thức dân gian khác.

Di sản văn hoá tại Hải Dương đã lưu giữ giá trị văn hoá vật chất và tinh thần; tôn
vinh những giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thẩm mĩ và là cơ sở để giáo dục lịch sử,
truyền thống địa phương. Đây là tài sản vô giá của vùng đất xứ Đông.

2. Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá

Cần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá bằng các giải pháp nào?

Bảo tồn di sản văn hoá là các hoạt


động giữ gìn giá trị gốc của di sản hoặc
gìn giữ nguyên trạng sự tồn tại của di sản.

Phát huy giá trị của di sản là những


việc làm nhằm khai thác, sử dụng hiệu
quả hoặc tiếp nối trên cơ sở kế thừa, phát
triển,… làm sáng lên giá trị của các di sản.

Hình 3. Một phần Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
năm 1946 về bảo tồn di sản văn hoá

7
Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá bao gồm:

Tích cực thực hiện tuyên truyền, Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất;
giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn tăng cường các biện pháp để bảo
hoá trong cộng đồng. vệ di sản văn hoá.

Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn
nhau, cùng hướng tới mục đích cao nhất là gìn giữ bản sắc văn hoá của địa
phương, dân tộc.

Một số quy định của pháp luật trong việc bảo tồn di sản văn hoá:
– Cấm chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá.
– Cấm huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản.
– Cấm xây dựng lấn chiếm, đào bới đất thuộc di sản văn hoá.
– Cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các di vật, cổ vật.
– Cấm lợi dụng di sản để làm những việc trái pháp luật.

1. Hãy thuyết trình về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị
của các di sản văn hoá tại Hải Dương.
2. Cùng nhóm bạn lập sơ đồ tư duy về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, qua đó xác định
trách nhiệm của bản thân đối với các di sản văn hoá tại địa phương.

8
MỘT SỐ DI SẢN VĂN HOÁ TIÊU BIỂU TẠI
HẢI DƯƠNG

Hải Dương là vùng đất địa linh nhân kiệt, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hoá
lâu đời. Sự phát triển tiếp nối của lịch sử đã tạo nên một không gian văn hoá đặc biệt
với khối lượng di sản văn hoá vật thể và phi vật thể vô cùng đa dạng, độc đáo.
Vậy, Hải Dương có những di sản tiêu biểu nào. Chúng ta cần phải làm gì để
bảo tồn, phát huy giá trị của những di sản quý báu của cha ông để lại?

1. Di sản văn hoá vật thể


Tính đến năm 2020, Hải Dương có 3 199 di tích lịch sử – văn hoá, trong đó có 4
di tích, cụm di tích quốc gia đặc biệt, 142 di tích quốc gia, 255 di tích cấp tỉnh và 8 bảo
vật quốc gia.

Hải Dương có những di sản văn hoá vật thể tiêu biểu nào? Giá trị của
những di sản đó là gì?

1.1. Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc


Côn Sơn – Kiếp Bạc là một di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam
thuộc thành phố Chí Linh, có lịch sử từ thế kỉ XIV và gắn với các vị anh hùng dân tộc
kiệt xuất: Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi, cùng với nhiều danh nhân văn hoá của
dân tộc: Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang, Trần Nguyên Đán,…
a. Côn Sơn
Côn Sơn không chỉ nổi tiếng là một vùng danh lam cổ kính với nhiều cảnh sắc
thiên nhiên như núi Kỳ Lân, Ngũ Nhạc linh từ, rừng thông, suối, hồ,… mà còn nổi tiếng
bởi vùng đất này đã lưu giữ dấu ấn văn hoá của các triều đại Lý, Trần, Lê thông qua

9
các công trình kiến trúc, di vật, bảo vật quý giá như chùa Côn Sơn, am Bạch Vân, hệ
thống bia kí,… Đặc biệt, Côn Sơn là một trung tâm Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm
Đại Việt, cũng là nơi hội tụ đầy đủ sự thống nhất của tam giáo đồng nguyên.

Chùa Côn Sơn được xây dựng từ thế kỉ


XIV dưới chân núi Kỳ Lân, lấy tên Côn Sơn
Thiên Tư Phúc tự (tức chùa Côn Sơn, nơi trời
ban phúc). Chùa là nơi ba vị sư tổ của Thiền
phái Trúc Lâm (Trần Nhân Tông, Pháp Loa,
Huyền Quang) đã tu hành và thuyết pháp,
trong đó Thiền sư Huyền Quang là người trụ
trì và viên tịch tại chùa ngày 23 tháng Giêng
năm Giáp Tuất (1334), vì thế Côn Sơn được
gọi là một trong những chốn tổ của Phật giáo
Đại Việt. Hình 1. Chùa Côn Sơn

Núi Ngũ Nhạc có năm đỉnh nằm ở phía


Đông Bắc của Côn Sơn, được coi là nơi tối linh
của vùng đất xứ Đông và đất nước. Trên các
đỉnh núi này người xưa cho xây năm miếu thờ
trời, đất năm phương theo tư tưởng Đạo giáo
nên gọi là “Ngũ Nhạc linh từ”. Từ năm 2004,
những miếu thờ trên núi Ngũ Nhạc được tôn
tạo và lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc cầu cho
quốc thái dân an là một nghi lễ quan trọng
trong chương trình lễ hội truyền thống mùa
Hình 2. Tây Nhạc miếu trên đỉnh
xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc hằng năm.
Ngũ Nhạc linh từ

Đền Thanh Hư thờ Đại Tư đồ Trần


Nguyên Đán – người có công củng cố, xây
dựng vương triều Trần qua ba đời vua: Trần
Dụ Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, là
ông nội của danh tướng Trần Nguyên Hãn và
ông ngoại của danh nhân văn hoá thế giới
Nguyễn Trãi. Đền được xây dựng trên nền
nhà cũ, nơi ông cùng vợ đã nuôi dạy cháu
ngoại Nguyễn Trãi.
Hình 3. Đền Thanh Hư tại Côn Sơn

10
5
Đền thờ Nguyễn Trãi tại Côn Sơn được xây
dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc, cạnh dòng suối
Côn Sơn. Nơi này là quê cha đất tổ; là nơi Nguyễn
Trãi đã lớn lên trong vòng tay ông ngoại Trần
Nguyên Đán từ năm 1385 đến 1390; nơi ông lánh
sự truy lùng của quân Minh, nung nấu ý chí, viết
kế sách diệt quân Minh và cũng là nơi ông đã
sống những năm tháng cuối đời (1437 – 1442).
Côn Sơn đã góp phần quan trọng hun đúc chí khí,
Hình 4. Đền thờ Nguyễn Trãi tại Côn Sơn tài năng, nhân cách và hồn thơ của Ức Trai.

Côn Sơn là vùng đất gắn với nhiều danh nhân, là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử,
văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Khu di tích Côn Sơn đã hội tụ các giá trị to lớn
về nhiều mặt: lịch sử, văn hoá, tôn giáo và thắng cảnh.
b. Kiếp Bạc
Kiếp Bạc là một địa danh lừng lẫy bên Lục Đầu Giang, cách Côn Sơn khoảng
5 km về phía Tây. Kiếp Bạc thời Trần thuộc hương Vạn Kiếp, lộ Lạng Giang, thời
Nguyễn thuộc địa phận hai làng Vạn Yên và xã Dược Sơn (Kiếp Bạc là tên ghép của
hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc), nay là xã Hưng Đạo thuộc
thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Nằm giữa một vùng núi non hiểm trở, nhưng lại có hệ thống giao thông đường
thuỷ vô cùng thuận tiện qua hệ thống Lục Đầu Giang nên Kiếp Bạc có vị trí chiến lược
vô cùng quan trọng, trấn giữ cửa ngõ phía Đông kinh thành Thăng Long.
Lục Đầu Giang là nơi hội tụ bốn dòng
sông từ thượng nguồn dồn về: sông Đuống
(Thiên Đức), sông Cầu tức sông Như Nguyệt
(Nguyệt Đức), sông Thương (Minh Đức),
Sông Lục Nam (Nhật Đức), chảy vào sông
Thái Bình và sông Kinh Thầy. Người xưa
coi sự đó là sự hợp lưu của bốn dòng đức
lớn trong vũ trụ: Thiên Đức (đức lớn của
trời); Nguyệt Đức (đức lớn của trăng),
Minh Đức (đức lớn của của sự sáng tỏ),
Nhật Đức (đức lớn của của ban ngày với
vầng Thái Dương toả sáng), đổ ra sông
Thái Bình, tức là mang yên ổn thịnh vượng Hình 5. Lược đồ sông Lục Đầu tại vùng Vạn Kiếp
về cho trăm họ, muôn dân. trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên
năm 1288

11
Với vị trí chiến lược độc đáo, vùng đất Kiếp Bạc có vai trò quan trọng trong lịch sử
chống giặc ngoại xâm của nước ta từ các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần. Mỗi
địa danh, mỗi ngọn núi, nhánh sông ở Kiếp Bạc đều ghi dấu những chiến công oanh
liệt của các triều đại phong kiến Việt Nam như chiến thắng trên sông Lục Đầu năm
981, chiến công của phòng tuyến Vạn Xuân năm 1077 và đỉnh cao là chiến thắng
chống quân xâm lược Nguyên năm 1285 và 1288 dưới thời nhà Trần.

Vạn Kiếp là thái ấp; là đại bản doanh


quân sự của Trần Hưng Đạo từng làm nên
những chiến thắng oanh liệt; là nơi Trần Quốc
Tuấn đã viết "Binh thư yếu lược"; "Hịch tướng
sĩ"; "Vạn Kiếp tông bí truyền thư", cũng là nơi
ông đã nói những lời trăng trối cuối cùng với
vua Trần về kế sách giữ nước: "Thời bình phải
khoan thư sức dân, làm kế sâu rễ bền gốc, đó
là thượng sách giữ nước".
Hình 6. Khu vực Thung Trong là trung tâm của
đại bản doanh Vạn Kiếp

Đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo đại vương


Trần Quốc Tuấn, nhìn ra con sông Thương
(thời Trần là sông Bình Than). Đền được triều
đình lập chính tại đại bản doanh của Trần
Quốc Tuấn ngay từ khi ông còn sống, từng
được gọi là Sinh Từ.

Hình 7. Toàn cảnh đền Kiếp Bạc

Cấu trúc thờ tự của đền Kiếp Bạc gồm: tiền tế, trung từ và hậu cung. Toà tiền
tế thờ ban Công Đồng bách quan triều Trần. Toà trung từ thờ tướng quân
Phạm Ngũ Lão cùng hai gia tướng Yết Kiêu và Dã Tượng. Hậu cung: bên ngoài thờ
Đức Thánh Trần và bốn vị Vương tử; phía trong thờ Vương phi phu nhân Thiên Thành
công chúa; cha mẹ và hai con gái là Đệ nhất Vương cô (phu nhân của vua
Trần Nhân Tông) và Đệ nhị Vương cô (phu nhân của tướng quân Phạm Ngũ Lão).

12
5
Hình 8. Đền, chùa Nam Tào được dựng trên Hình 9. Đền, chùa Bắc Đẩu được dựng trên
núi Nam Tào (tay ngai bên trái của dãy núi núi Bắc Đẩu (tay ngai bên phải của dãy núi
Trán Rồng) tại khu di tích Kiếp Bạc Trán Rồng) tại khu di tích Kiếp Bạc

Theo quan niệm của Đạo giáo, Nam Tào và Bắc Đẩu là các vị thần giúp việc cho
Ngọc Hoàng Thượng đế, trông coi việc sinh và việc tử trong nhân gian (Nam Tào là vị
thần giữ sổ sinh, Bắc Đẩu là thần giữ sổ tử). Đền Nam Tào và Bắc Đẩu cùng có
cấu trúc thờ tự là phía trước thờ thần (Nam Tào, Bắc Đẩu), phía sau thờ Phật.
Đây chính là minh chứng cho tư tưởng “tam giáo đồng nguyên” và sự tôn vinh
Đức Thánh Trần của văn hoá Việt. Hai ngôi đền này đã góp phần tạo nên giá trị
đặc sắc của khu di tích Kiếp Bạc.

Ngày 10 – 5 – 2012, Thủ tướng Chính phủ kí quyết định công nhận khu di tích
Côn Sơn – Kiếp Bạc là di tích quốc gia đặc biệt.

1. Trình bày giá trị lịch sử – văn hoá của di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.
2. Giới thiệu với bạn bè về di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc.
3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, nâng cao giá trị của di tích.

1.2. Văn miếu Mao Điền

Tại sao nói Văn miếu Mao Điền là biểu tượng về truyền thống hiếu học
của Hải Dương?

13
Văn miếu trấn Hải Dương được khởi dựng vào thời Lê sơ (1428 – 1527), tại xã
Vĩnh Lại, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng (nay là xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương) thờ Khổng Tử và các vị đại khoa Xứ Đông. Cùng thời điểm này, triều
đình đã cho xây dựng trường học phủ Thượng Hồng cũng là trường thi Hương tại xã
Mao Điền, tổng Mao Điền, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là xã Cẩm Điền,
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Đến thời Tây Sơn (1778 –1802), để thuận tiện
cho việc quản lí, triều đình đã chuyển Văn miếu từ xã Vĩnh Lại về sáp nhập với trường
thi Hương ở xã Mao Điền, tạo nên Văn miếu Mao Điền – một trung tâm văn hoá lớn
của Hải Dương.

Văn miếu Mao Điền có diện tích


khoảng 3,6 ha gồm Bái đường, Hậu
cung mỗi toà bảy gian; hai dãy nhà
Đông vu, Tây vu; gác khuê văn; gác
khánh; lầu chuông, lầu trống; đài
Nghiên; tháp Bút; nghi môn; Thiên
Quang tỉnh và Khải thánh thờ cha mẹ
của Khổng Tử.
Hình 10. Văn miếu Mao Điền

Qua nghi môn là hai dãy nhà bia đặt 14 tấm bia lớn khắc tên 644 tiến sĩ Nho học
trấn Hải Dương trong các khoa thi từ 1075 đến 1919.

Nhà Bái đường là nơi đặt ban thờ công đồng


để nho sinh xa, gần đến lễ bái. Hậu cung là nơi
thờ Khổng Tử và tám vị danh nhân, đại khoa:
Danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi, Nhà giáo
Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi,
Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhập nội hành
khiển Phạm Sư Mạnh, Thần toán Vũ Hữu, Đại
danh y thiền sư Tuệ Tĩnh, Nghi Ái quan – Tiến sĩ
Hình 11. Nhà Bái đường tại Văn miếu
Mao Điền Nguyễn Thị Duệ.

Trường học và trường thi của trấn Hải Dương xưa là một vùng đất công điền rộng
10 mẫu của xã Mao Điền, nay là cánh đồng Tràng, nằm ở phía Đông của Văn miếu.

14
Trường thi trấn Hải Dương không chỉ là nơi diễn ra các cuộc thi Hương, mà dưới thời
nhà Mạc đã tổ chức bốn kì thi Hội của triều đình.
Văn miếu và trường thi trấn Hải Dương xưa là nơi đã đào tạo, góp phần tạo nên
thành tích khoa bảng vẻ vang của Xứ Đông nói riêng, hiền tài của đất nước nói chung.
Đây là một di tích văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật đặc sắc của tỉnh Hải Dương, là biểu
tượng về truyền thống hiếu học của Hải Dương. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã
ra quyết định xếp hạng Văn miếu Mao Điền là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

1. Trình bày giá trị lịch sử – văn hoá của Văn miếu Mao Điền.
2. Giới thiệu với bạn bè về di tích Văn miếu Mao Điền.
3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của di tích.

1.3. Một số bảo vật tiêu biểu


Hải Dương có tám bảo vật quốc gia, gồm: hệ thống bia ma nhai động Kính Chủ
(phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn); bia “Côn Sơn Tư Phúc tự bi”, bia “Thanh Hư
động” lưu giữ tại chùa Côn Sơn (phường Cộng Hoà, thành phố Chí Linh); trống đồng
Hữu Chung (xã Hà Thanh, huyện Tứ Kỳ); Cửu phẩm liên hoa chùa Giám (xã Định Sơn,
huyện Cẩm Giàng); bia “Thanh Mai Viên thông tháp bi” (chùa Thanh Mai, thành phố
Chí Linh); bia “Sùng Thiên tự bi” ở chùa Dâu (xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc và Cửu phẩm
liên hoa chùa Đồng Ngọ (xã Tiền Tiến, thành phố Hải Dương).

Trống đồng Hữu Chung được tìm thấy


tại thôn Hữu Chung, xã Hà Thanh, huyện
Tứ Kỳ vào tháng 5 – 1961 được coi là tiêu
biểu cho nghệ thuật của trống đồng Đông
Sơn. Bảo vật này đã khắc hoạ những nét
chính về đời sống văn hoá vật chất, tinh thần
của người Việt và khẳng định bề dày truyền
thống lịch sử – văn hoá của Hải Dương.

Hình 12. Trống đồng Hữu Chung

15
Trống đồng Hữu Chung được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc
gia năm 2015.

Cửu phẩm liên hoa chùa Giám (xã Định Sơn, huyện Cẩm Giàng)

Chùa Giám được xây dựng từ thời Lý,


được trùng tu vào thế kỉ XIV và được xây
dựng vào lại vào cuối thế kỉ XVII. Toà Cửu
phẩm liên hoa là một trong những cổ vật
có giá trị đặc biệt, điểm nhấn của ngôi
chùa Giám.

Toà tháp bằng gỗ cao 4,44 m với


chín tầng đài sen (tượng trưng cho chín
cấp tu hành chính quả của Phật giáo).
Toà Cửu phẩm có sáu mặt, mỗi mặt rộng
1,2 m, có cột trụ lim ở giữa, sáu cột chạm
khắc hình trúc hoá rồng ở chung quanh.
Trên mỗi cạnh của toà Cửu phẩm đặt ba
pho tượng Phật, mỗi tầng 18 pho, tầng
cao nhất là tượng Đức Phật A Di Đà. Với
tổng cộng tất cả 145 pho tượng Phật, toà
Cửu phẩm nặng khoảng bốn tấn, tuy
nhiên chỉ cần dùng tay đẩy nhẹ, cả toà
sen vẫn có thể từ từ quay vòng tròn.
Hình 13. Cửu phẩm liên hoa chùa Giám

Cửu phẩm liên hoa không chỉ mang thông điệp từ bi, vị tha, bác ái của đạo Phật
mà còn thể hiện sự phát triển của dòng Phật giáo ở nước ta. Cổ vật này là minh chứng
khẳng định sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc ở nước ta vào cuối thế kỉ
XVII. Cửu phẩm liên hoa chùa Giám được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật
quốc gia năm 2015.
Bia “Thanh Mai Viên Thông tháp bi” tại chùa Thanh Mai, thành phố Chí Linh
Bia “Thanh Mai Viên Thông tháp bi” được dựng năm 1362, dưới thời Trần.
Nội dung văn bia tóm tắt công lao của các vị sư tổ Thiền phái Trúc Lâm, đặc biệt là Đệ nhị
Tổ Pháp Loa.

16
5
Pháp Loa tên thật là Đồng Kiên
Cương, quê thôn Đồng Hoà, hương
Cửu La, giang Nam Sách (nay thuộc
phường Ái Quốc, thành phố Hải
Dương). Năm 1304, ông được vua
Trần Nhân Tông cho theo học đạo.
Năm 1308, ông được trao quyền thừa
kế sự nghiệp và trở thành vị tổ thứ hai
của Thiền phái Trúc Lâm. Năm 1330,
Pháp Loa trao quyền thừa kế sự
nghiệp cho Huyền Quang. Trong sự
nghiệp, Pháp Loa đã đào tạo được 30
học trò xuất sắc, nuôi dạy 15 000
tăng ni, xây dựng hàng trăm chùa
tháp, tiêu biểu là Yên Tử, Côn Sơn,
Thanh Mai và Quỳnh Lâm. Hình 14. Bia “Thanh Mai Viên thông Tháp bi”
tại chùa Thanh Mai (thành phố Chí Linh)

Nội dung khắc trên bia “Thanh Mai Viên Thông tháp bi” là nguồn sử liệu quý giá
trong việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng và lịch sử văn hoá
Đại Việt nói chung. Văn bia đã phản ánh lịch sử xây dựng và hình thành các trung
tâm Phật giáo với sự kết nối từ Thăng Long, qua Chí Linh – Hải Dương đến Yên Tử,
Quảng Ninh.

1. Trình bày giá trị lịch sử – văn hoá của các bảo vật quốc gia tại Hải Dương.
2. Sưu tầm, giới thiệu với bạn bè về một bảo vật tại địa phương.

2. Di sản văn hoá phi vật thể

Hải Dương có những di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu nào?

17
Hải Dương đã gìn giữ được nhiều di sản văn hoá phi vật thể với 826 lễ hội
truyền thống, hàng trăm nghề cổ truyền, nhiều loại hình nghệ thuật và trò chơi
dân gian phong phú, đặc sắc,… trong đó có 11 di sản văn hoá phi vật thể đã
được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ghi danh như: Hát ca trù tỉnh Hải Dương;
Lễ hội chùa Côn Sơn, Lễ hội đền Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh); Nghệ thuật múa
rối nước tỉnh Hải Dương; Hát trống quân (huyện Bình Giang); Lễ hội đền Quát
(huyện Gia Lộc); Lễ hội đình, đền Sượt (thành phố Hải Dương); Lễ hội đình Trịnh
Xuyên (huyện Ninh Giang); Lễ hội chùa Hào Xá (huyện Thanh Hà); Lễ hội đền
Cao An Phụ (thị xã Kim Môn) và Lễ hội đền Tranh (huyện Ninh Giang).

2.1. Nghệ thuật


a. Ca trù
Ca trù là loại hình nghệ thuật bắt
nguồn từ dân ca, dân nhạc cộng với
một số trò diễn và múa dân gian, từ lối
hát thờ nơi cửa đình, hát khao, hát
đám,… rồi dần dần được chuyên nghiệp
hoá. Sự độc đáo của ca trù chính vì nó
là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp, là
sự phối hợp đa dạng, tinh tế, nhuần
nhuyễn giữa thi ca, âm nhạc và đôi khi
có cả múa và trò diễn.
Hình 15. Lớp học hát ca trù tại Hải Dương

Ca trù độc đáo ở không gian nghệ thuật riêng, nhạc cụ và thể thơ riêng biệt, đòi
hỏi kĩ thuật hát rất tinh tế, công phu. Thông qua ca trù, một thể thơ độc đáo đã ra đời
và có vị trí cao trong dòng văn học chữ Nôm của dân tộc, đó là thể hát nói với hàng
nghìn bài thơ chữ Nôm chứa đựng rất nhiều tâm trạng và tình cảm tinh tế của tâm hồn
Việt Nam qua nhiều thế kỉ.
Về âm nhạc, ca trù sử dụng đàn đáy, phách và trống. Đây là những nhạc cụ truyền
thống độc đáo và được đánh giá là thể loại thanh nhạc kinh điển của Việt Nam.

18
5
Hình 16. Đàn đáy Hình 17. Phách

Hình 18. Trống chầu

Hải Dương cũng được coi là cái nôi


của các làn điệu ca trù. Ngày 18 tháng 11
năm 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương
đã tổ chức lễ đón bằng của UNESCO ghi
danh hát ca trù vào danh sách di sản văn
hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và
công bố Chương trình hành động bảo vệ
hát ca trù của tỉnh Hải Dương.

Hình 19. Bà Ketherine Muller Marin – Trưởng Đại


diện văn phòng UNESCO Việt Nam phát biểu và
trao bằng ghi danh cho Hải Dương

b. Múa rối nước


Múa rối nước là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo của Việt Nam,
được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2012. Hải Dương nay, xứ
Đông xưa được coi là nơi nuôi dưỡng, lưu giữ và phát huy nghệ thuật múa rối nước

19
độc đáo với ba phường rối tiêu biểu gồm: Phường rối nước Hồng Phong (huyện Ninh
Giang); Thanh Hải (huyện Thanh Hà) và Lê Lợi (huyện Gia Lộc).

Các phường rối nước ở Hải Dương đều


có bề dày truyền thống. Rối nước xã Lê Lợi có
từ thời Lí (thế kỉ XI – XII) do một vị tướng
truyền dạy cho người dân trong làng. Rối
nước xã Hồng Phong có từ thế kỉ XIV, được
truyền từ Bắc Ninh về thôn Bồ Dương. Rối
nước làng An Liệt, xã Thanh Hải có từ thời
hậu Lê. Cả ba phường rối trên hiện nay vẫn
duy trì hoạt động biểu diễn thường xuyên để
phục vụ nhân dân và khách du lịch. Hình 20. Thuỷ đình của phường rối nước
Bùi Thượng (xã lê Lợi, huyện Gia Lộc)

Sân khấu (thuỷ đình) của múa rối nước thường được dựng lên ở giữa ao, với kiến
trúc tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Nghệ nhân rối nước
đứng trong buồng trò để điều khiển con rối.
Con rối được chạm khắc bằng gỗ, thường là gỗ sung vì đây là loại gỗ nhẹ, dễ nổi
trên mặt nước. Việc chế tạo con rối được các nghệ nhân tạo ra rất kì công.

Bước 1: Tạo mẫu Bước 2: Làm khối Bước 3: Đục tay

Bước 4: Chà nhám Bước 5: Làm vóc Bước 6: Sơn nhũ


Hình 21. Các bước chế tạo con rối
20
Các con rối thường lộ vẻ tươi tắn, ngộ nghĩnh, hài hước và có tính tượng trưng
cao. Mỗi phường rối sẽ căn cứ vào tiết mục biểu diễn của phường mình để tạo ra số
lượng, loại hình, quy mô con rối.

Các nhạc cụ chủ yếu trong biểu


diễn rối nước là: trống, nhị, sáo, bộ gõ,
đàn tranh hoặc tam thập lục, đàn bầu
và các phụ trợ khác như pháo bông,
pháo hoa. Dàn nhạc trong biểu diễn rối
nước là dàn nhạc của nghệ thuật
chèo. Ngoài các nhạc công còn có
các ca sĩ hát chèo.

Hình 22. Dàn nhạc phục vụ múa rối nước

Múa rối nước ra đời và phát triển từ cái nôi văn minh lúa nước. Theo thời gian,
nghệ thuật múa rối nước được truyền từ đời này sang đời khác, dần dần trở thành một
loại hình nghệ thuật độc đáo của người dân Việt Nam trong các dịp lễ hội. Nếu như
trước kia, rối nước được biểu diễn để phục vụ nhu cầu giải trí của người dân tại địa
phương, với những vở diễn đơn giản thì ngày nay, rối nước được giới thiệu đến đông
đảo người xem trong cả nước, cũng như bạn bè quốc tế, với những vở diễn được dàn
dựng công phu, khai thác thêm các nội dung phù hợp với cuộc sống đương thời.
c. Hát trống quân
Hát trống quân là loại hình nghệ thuật độc đáo, phong phú, hấp dẫn của âm nhạc
dân gian được hát theo lối đối đáp giao duyên, mang đậm nét dân dã, mộc mạc của
làn điệu, của âm nhạc, lại vừa thể hiện sự trí tuệ, tài hoa, linh hoạt trong sử dụng ngôn
từ, câu chữ của người Việt. Lời hát phong phú được chắt lọc từ chính phong tục tập
quán, tín ngưỡng dân gian, triết lí nhân sinh,... được tổ chức vào dịp lễ, tết, hội làng và
những khi nông nhàn.
Đặc điểm của hát trống quân là hát nói, hát kể. Các điệu Hát trống quân chủ yếu
là thể thơ lục bát, song thất lục bát hay thất ngôn bát cú biến thể chút ít. Khi diễn
xướng trống quân, người hát phải biết “phát tiếng”, “nhả lời”, chuyển âm tạo điệu. Chủ
đề thường ca ngợi quê hương đất nước, lao động sản xuất, tình yêu đôi lứa, các điển
tích văn học,…
21
Trống quân anh hát sân đình
Nào ai có nghĩa có tình về đây
Trống quân em hát thờ vua
Em chẳng đi đùa với chúng anh đâu
Qua cầu ngả nón vào đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu,…”
Nhạc cụ trong hát trống quân rất đơn giản.

Nhạc cụ cho Hát


trống quân xưa là “trống
thùng” có hai cọc được
cắm ở hai bên, một bên
cọc là phe nam, một bên
cọc là phe nữ đứng; một
sợi dây mây được buộc
vào hai cọc. Khi gõ vào
đầu dây ở phía cọc, dây
bật vào đáy thùng mà kêu
thành tiếng.
Ngày nay, các đội
hát trống quân chuyển Hình 23. Nhạc cụ diễn xướng trống quân
sang dùng trống da và
dùng dùi gõ trực tiếp để
tạo nhịp biểu diễn.

Trong các tiết mục hát trống quân, người hát thường được chia làm hai nhóm:
nam và nữ, đứng ở hai bên dây của trống quân. Hát trống quân được trình bày theo
hình thức từng đôi nam nữ hát đối đáp, nối tiếp nhau.
Hát trống quân là thể loại dân ca có từ lâu đời tại vùng đất Hải Dương và là một
phần không thể thiếu của đời sống văn hoá người xứ Đông. Hiện nay, thể loại dân ca
độc đáo này đang được lưu giữ tại thôn Ngọc Cục và Tào Khê (xã Thúc Kháng, huyện
Bình Giang). Năm 2016, nghệ thuật hát trống quân xã Thúc Kháng được Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đây là niềm tự hào

22
5
của văn hoá, con người xứ Đông, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới trong bảo
tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản địa phương.

1. Lập bảng so sánh về nghệ thuật ca trù, múa rối nước và hát trống
quân tại Hải Dương.

Nội dung Ca trù Múa rối nước Hát trống quân

Đặc điểm

Nhạc cụ

Giá trị lịch sử – văn hoá

2. Trải nghiệm: Nghe, học và biểu diễn một tiết mục nghệ thuật trong số
các loại hình trên.

2.2. Lễ hội

Hải Dương có những lễ hội nào được công nhận là di sản văn hoá phi vật
thể cấp quốc gia? Các lễ hội này có giá trị lịch sử – văn hoá như thế nào?

a. Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc

Lễ hội Côn Sơn tổ chức vào mùa xuân để tưởng niệm Trúc Lâm đệ tam tổ
Huyền Quang và tổ chức vào mùa thu để tưởng niệm Anh hùng dân tộc, danh nhân
văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.

Lễ hội mùa Xuân thường được tổ chức tại chùa Côn Sơn vào tháng Giêng hằng
năm, từ ngày 16 đến ngày 23 với các nghi lễ chính là: Lễ dâng hương khai hội; Lễ rước
nước, mộc dục; Lễ Mông Sơn thí thực; Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc.

23
Lễ rước nước là nghi lễ được tổ chức
long trọng tại lễ hội, nhằm lấy nước thiêng
từ hồ Côn Sơn để thờ cúng quanh năm
trong Phật điện, làm nghi lễ mộc dục (tắm
tượng). Tại đây, các nhà sư làm lễ dâng
hương, xin nước, sau đó lấy nước trong
vòng sinh khí (vòng được kết bằng hoa thả
xuống vùng nước trong). Nước được rước
về chùa, các nhà sư làm lễ mộc dục (tắm
tượng Phật) theo nghi thức truyền thống Hình 24. Lễ rước nước tại lễ hội chùa Côn Sơn
của Phật giáo.

Ngoài các nghi lễ gắn với tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội chùa Côn Sơn còn diễn ra
các sinh hoạt văn hoá mang tính đặc thù, tiêu biểu như: Đu tiên (các cặp nam – nữ
thanh niên so tài chơi đánh đu); Thư pháp; Đấu vật; Hát quan họ,…
Lễ hội mùa Thu (Hội đền Kiếp Bạc) là lễ hội truyền thống kỉ niệm ngày mất của
Anh hùng dân tộc Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn diễn ra từ ngày 16 đến 20
tháng 8 âm lịch hằng năm tại đền Kiếp Bạc.
Các nghi lễ chính của hội đền gồm: Lễ Cáo yết, xin phép mở hội; Lễ tưởng niệm
ngày mất Anh hùng dân tộc Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn; Lễ rước; Lễ tế;
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc; Lễ cầu an; Lễ giỗ.
Phần Hội có: Liên hoan diễn xướng hầu Thánh, đua thuyền truyền thống, trình
diễn nghệ thuật múa rối nước, hội quân trên sông Lục Đầu, hội hoa đăng,… và các
hoạt động văn hoá, thể thao khác.

Lễ rước Thánh là nghi lễ trang nghiêm


với số lượng đoàn rước đông đảo, tượng
trưng cho lực lượng tướng lĩnh và các đạo
quân đủ thành phần.

Hình 25. Lễ rước Thánh tại Hội đền Kiếp Bạc

24
5
Lễ hội quân trên sông Lục Đầu là sự kết
hợp giữa nghi thức rước nước cổ truyền và
tái hiện cuộc hội quân của Trần Hưng Đạo
tại đại bản doanh Vạn Kiếp thế kỉ XIII. Đây là
nghi lễ độc đáo, đặc sắc được duy trì nhiều
năm nay tại Lễ hội, tái hiện không khí ra trận
năm xưa của Hưng Ðạo đại vương Trần
Quốc Tuấn và quân dân nhà Trần.

Hình 26. Lễ hội quân trên sông Lục đầu

Lễ hội Côn Sơn và lễ hội Kiếp Bạc đã lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hoá độc đáo
của dân tộc. Với những giá trị đó, năm 2012, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch đã quyết định đưa Lễ hội chùa Côn Sơn và Lễ hội Kiếp Bạc vào Danh mục Di sản
văn hoá phi vật thể quốc gia.
b. Lễ hội đền – đình Sượt

Đền – đình Sượt thuộc phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương, thờ Vũ Hựu,
một danh tướng thời Lê sơ, có công giúp vua Lê Chiêu Tông đánh đuổi quân Chiêm
Thành xâm lược.

Lễ hội đền – đình Sượt là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia, được tổ chức
từ ngày mùng 9 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm. Các nghi lễ chính của hội là
Lễ dâng hương; Lễ mộc dục; Lễ rước kiệu thánh; Lễ ngoại tán, xin âm dương. Phần hội
được tổ chức nhiều môn thể thao như cờ tướng, đấu vật và nhiều trò chơi dân gian.

Lễ rước tại hội đền – đình Sượt là sự tôn


vinh Đức Thánh, biểu dương lực lượng và khối
đoàn kết xóm làng. Kiệu rước bài vị của Đại
vương Vũ Hựu được rước từ đền, qua khu lăng
mộ Đức Thánh, đến đình, về đền. Tham gia
rước kiệu là 16 thanh niên trai tráng, được
chọn lựa kĩ càng. Đám rước xuất hành trong
tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng nhạc vang
lừng, đầy khí thế hào hùng.
Hình 27. Lễ rước tại lễ hội đền – đình Sượt

25
c. Lễ hội đền Quát
Đền Quát thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, là nơi thờ danh tướng Yết Kiêu, người
có công lớn giúp nhà Trần đánh thắng quân Nguyên Mông ở thế kỉ XIII, được vua Trần
phong tặng “Trần triều hữu tướng, đệ nhất đô soái thuỷ quân”.

Lễ hội đền Quát diễn ra vào mùa


xuân (từ ngày 10 đến 20 tháng Giêng),
mùa thu (từ ngày 14 đến 16 tháng 8 âm
lịch). Các nghi lễ chính của hội gồm: Lễ
mộc dục; Lễ tế Thành hoàng Yết Kiêu; Lễ
rước thuỷ và rước bộ. Phần hội được diễn
ra với nhiều hoạt động phong phú như
múa lân sư rồng; thi cờ người, thi võ cổ
truyền; bơi trải, bơi chiềng,…
Hình 28. Đền Quát

Bơi chiềng là nghi thức bơi biểu diễn,


nhằm tái hiện việc luyện tập thuỷ quân của
cha ông. Mỗi đội bơi chiềng khoảng 20
người. Tham gia các đội bơi có cả nam và nữ
ở các độ tuổi khác nhau. Trên thuyền có
người phất cờ đuôi nheo và người đánh mõ
tạo nhịp cho người bơi và cả đội vừa bơi, vừa
hò: "Dô huậy. Bổ cho sâu! Dô huậy. Vươn cho
dài! Dô huậy. Cố mà lên! Dô huậy. Cô yếm
Hình 29. Bơi chiềng tại lễ hội đền Quát xanh! Dô huậy. Lấy anh đang đánh mõ! Dô
huậy. Cô yếm đỏ! Dô huậy. Lấy anh phất cờ!
Dô huậy. Các cô ngồi bờ! Dô huậy. Lấy
giai bơi chải! Dô huậy!...".

Lễ hội đền Quát chứa đựng giá trị văn hoá đặc sắc, đề cao tinh thần thượng võ
của dân tộc.

26
1. Trình bày đặc trưng của các lễ hội cấp quốc gia tại Hải Dương.
2. Giá trị lịch sử – văn hoá của các lễ hội trên được thể hiện như thế nào?
3. Giới thiệu về một lễ hội tại địa phương cấp huyện hoặc cấp xã mà em biết.
Em sẽ làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội đó?

3. Một số di sản văn hoá làng nghề


Làng nghề thủ công là nơi lưu giữ những tinh hoa văn hoá của địa phương.
Hải Dương là nơi có nhiều làng nghề truyền thống. Những làng nghề truyền thống của
Hải Dương đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng quê hương và tạo nên sắc thái
riêng cho nền văn hoá xứ Đông.
Lịch sử Hải Dương vốn nổi tiếng với nghề làm gốm với hàng vạn sản phẩm gốm
có niên đại từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVII của các làng nghề: Vạn Yên (Chí Linh), Chu Đậu
(Nam Sách), Cậy, Hợp Lễ (Bình Giang),... còn lưu giữ ở khắp các vùng trong cả nước
và nhiều nước trên thế giới.
Cùng với nghề làm gốm, có làng nghề chạm khắc trên gỗ, trên đá như ở: Đông
Giao (Cẩm Giàng), Kính Chủ (Kinh Môn), nghề mộc chuyên làm đình, chùa ở Cúc Bồ
(Ninh Giang) đã để lại trên đất Hải Dương hàng nghìn tác phẩm mĩ thuật có giá trị.
Bên cạnh đó, các làng nghề: nón lá Mao Điền (Cẩm Giàng); giày da Trúc Lâm
(Gia Lộc); thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ); bánh đa Kẻ Sặt, nhuộm Đan Loan, vàng bạc Châu Khê
(Bình Giang); dệt chiếu Tiên Kiều (Thanh Hà),... đã tạo cho vùng đất xứ Đông nhiều
sản phẩm rất phong phú.
Nhiều làng nghề thủ công của Hải Dương đã đóng góp đáng kể làm nên văn hoá
phố phường Thăng Long xưa. Nghệ nhân các làng nghề vàng bạc, đóng giày, nhuộm,
chạm khắc ở Hải Dương đã lập phố nghề ở kinh thành, góp phần tạo nên các phố cổ
như: Hàng Buồm, Hàng Bạc, Hàng Giày, Hàng Đào, Thợ Nhuộm,... Nghề khắc ván in ở
Hồng Lục – Liễu Tràng (nay là phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương) cũng đóng
góp không nhỏ vào việc in ấn kinh sách của đất nước, trong đó có bộ “Đại Việt sử ký
toàn thư”,… Mỗi làng nghề là một kho báu, lưu giữ khối lượng đáng kể những tinh hoa
văn hoá cổ truyền của dân tộc, cần tiếp tục phải có giải pháp khả thi để bảo tồn và
phát huy trong thời kì hội nhập ngày nay.

27
1. Trình bày giá trị lịch sử – văn hoá của các di sản văn hoá làng nghề.
2. Giới thiệu về một làng nghề truyền thống hoặc các di sản phi vật thể
khác tại quê hương em.
3. Nêu ý nghĩa của việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản làng
nghề tại Hải Dương. Theo em, cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá
trị của các di sản trên?

28
5
TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC, KHOA BẢNG
Chủ đề 2 HẢI DƯƠNG THỜI PHONG KIẾN

Mục tiêu
– Trình bày được những nét chính về truyền thống hiếu học, khoa bảng tại
Hải Dương.
– Đánh giá được tầm quan trọng của truyền thống hiếu học, khoa bảng đối với
sự phát triển của quê hương.
– Tìm hiểu, giới thiệu được những tấm gương khoa bảng tại địa phương,
dòng họ.

Nghi môn Văn miếu Mao Điền

29
TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC
CỦA VÙNG ĐẤT XỨ ĐÔNG

Truyền thống hiếu học là một trong những giá trị văn hoá quý báu của người
Hải Dương, được hình thành và tích luỹ trong suốt tiến trình lịch sử, tạo nền
móng quan trọng cho nền giáo dục, khoa cử xứ Đông. Dưới thời phong kiến,
Hải Dương là địa phương có số người đỗ đạt nhiều nhất theo đơn vị cấp tỉnh.
Vậy, truyền thống hiếu học của Hải Dương được hình thành trên những cơ
sở nào và được biểu hiện như thế nào thời phong kiến?

Truyền thống hiếu học của xứ Đông được hình thành trên những cơ sở nào?

1. Các trường học xứ Đông (thế kỉ XIII – XIX)


Trước khi có Văn miếu trấn Hải Dương, vùng đất xứ Đông đã xuất hiện nhiều
trường tư của các nho sĩ Hải Dương như trường của Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An,
Phạm Sư Mạnh, Trần Ích Phát, Vũ Thạnh,…
Cuối đời, Lưỡng quốc Trạng nguyên
Mạc Đĩnh Chi về quê dạy học. Buổi đầu, ông
dạy các học trò tại chùa Quất Lâm, sau dựng
trường riêng, ở làng Lũng Động (huyện
Chí Linh), nay thuộc xã Nam Tân, huyện
Nam Sách, được gọi là Trạng nguyên cổ
đường. Trạng nguyên cổ đường (trường cũ
của Trạng nguyên). Di tích này được xếp là
một trong “Chí Linh bát cổ”.
Hình 1. Di tích Trạng nguyên cổ đường

30
5
Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An sau khi từ quan, đã chọn núi
Phượng Hoàng, xã Kiệt Đặc (nay thuộc phường Văn An, thành phố Chí Linh)
dựng nhà dạy học.

Từ thời Hậu Lê, khi trường học phủ Thượng Hồng và Văn miếu trấn Hải Dương
được xây dựng, vùng đất xứ Đông trở thành một trong những trung tâm văn hoá giáo
dục của cả nước. Từ giữa thế kỉ XV đến khoa thi cuối cùng của nhà Lê, nơi đây trở
thành nơi tổ chức các kì thi Hương, đặc biệt trong thời Mạc (1527 – 1593) là nơi diễn
ra bốn kì thi Hội của triều đình. Bên cạnh đó, hệ thống trường tư không ngừng được
mở rộng: Tại Gia Lộc có “Giáo tự đường” (trường dạy chữ do lão tướng Bùi Quốc Hưng
dựng); ở Chí Linh có thầy Trần Ích Phát, quê làng Triều Dương (nay là phường Cổ
Thành, thành phố Chí Linh) mở trường dạy học. Đặc biệt, nghề dạy học được phát
triển nổi tiếng ở làng Mộ Trạch với nhiều thầy dạy như Vũ Đôn, Vũ Tráng, Vũ Đoan,…

Trần Ích Phát xuất thân trong một gia


đình nông dân ở làng Triều Dương (nay thuộc
phường Cổ Thành, thành phố Chí Linh). Sau
khi đỗ kì thi Hương dưới thời Lê sơ, ông về
quê dạy học. Qua các khoa thi (1463 – 1496),
học trò của ông có 74 người đỗ Tiến sĩ
(trong đó triều đình có 9 Trạng nguyên,
10 Bảng Nhãn, 10 Thám hoa, thì học trò của Hình 2. Tranh minh hoạ về việc dạy học xưa
Trần Ích Phát là 3 Trạng nguyên, 4 Bảng Nhãn,
6 Thám hoa). Ông là người thầy có nhiều
học trò đỗ đạt nhất thời phong kiến.

Thời nhà Mạc, triều đình mở trường học, trường thi tại đất Dương Kinh, thuộc xứ
Đông xưa, nay là Kiến Thuỵ, Hải Phòng (quê hương Mạc Đăng Dung), tạo động lực
thúc đẩy cho giáo dục xứ Đông tiếp tục phát triển. Các Hội Tư văn được thành lập ở
cấp huyện, khuyến khích việc học ở các địa phương. Nhiều trường tư nổi tiếng đã góp
phần tạo nên nhiều danh khoa nổi tiếng cho Hải Dương như trường học của Trạng
nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm tại xứ Đông (nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng); Tiến sĩ
Trần Bảo (Nam Sách, Hải Dương),…

Từ thế kỉ XVII – XVIII, các lớp học tư, hệ thống trường tư của các danh sĩ, quan
lại nổi tiếng phát triển rộng khắp các làng xã thuộc vùng đất xứ Đông. Đến thế kỉ XIX,

31
trường học công được phân bổ ở khắp các địa phương. Bên cạnh trường tỉnh là các
trường phủ: trường phủ Bình Giang, Ninh Giang, Nam Sách, Thanh Hà, Kinh Môn,
Kiến Thuỵ và các trường huyện: trường huyện Đường Hào, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thuỷ Đường
(Kinh Môn), Kim Thành,…

Sự phát triển của giáo dục và việc mở rộng không ngừng của hệ thống trường
học đã góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tinh thần hiếu học của người xứ Đông.

2. Truyền thống hiếu học thể hiện trong chính sách xã hội
Dưới thời phong kiến, xứ Đông là vùng đất luôn coi trọng việc học. Các địa
phương từ cấp tỉnh đến cấp xã đều chú trọng thực hiện những chính sách khuyến
học tích cực trong xã hội.

Hương ước1 của nhiều làng xã ở Hải Dương có quy định về ruộng "học điền" (các
làng, xã dành một số ruộng nhất định, lấy hoa lợi để nuôi thầy, qua đó khuyến khích
sự học của địa phương); quy định về việc miễn sưu sai, tạp dịch cho những học trò
để tạo điều kiện cho việc học được phát triển. Điển hình là các địa phương như làng
Mộ Trạch (Tân Hồng, Bình Giang); làng Điền Trì (Quốc Tuấn, Nam Sách),…

Hương ước làng Mộ Trạch soạn thảo năm 1665 có chép: Điều 1: “Nếu vị nào
đỗ tiến sĩ, trúng tuyển vào Đông các, thăng tước vị Quận công, đi sứ nước ngoài
về, là trí sĩ vinh quy thì giáp chiểu theo dân số trong giáp mình mà thu tiền gạo
làm cỗ mừng gồm: 1 con lợn, 1 chĩnh rượu bằng 2 quan tiền, 1 mâm xôi nếp
bằng 100 thúng gạo rồi chuẩn bị chu tất các nghi trượng của đám rước như
hương án, lọng (1 đôi), cờ quạt (1 đôi), chiêng trống, gậy đỏ và độ 60 người đi
theo để khiêng vác nghi trượng ấy, cùng nhau đến chùa Vô Ngại huyện Đường
Hào để rước mừng. Lễ đáp 1 con trâu, 10 chĩnh rượu bằng 20 quan tiền”.

Hầu hết các xã, huyện của Hải Dương đều có Văn chỉ2. Văn chỉ không chỉ được
dựng lên với mục đích tôn thờ Khổng Tử và những người đỗ đạt tại địa phương, mà
còn nhằm mục đích khuyến khích tinh thần học tập của con cháu.

1
Hương ước là bản ghi chép các điều lệ của làng.
2
Văn chỉ là nơi thờ Khổng Tử ở cấp huyện, xã.

32
Tại làng Mộ Trạch có ngôi Đình Đông,
vốn là Văn chỉ của làng, thờ các vị đại khoa,
những người có công trong lĩnh vực giáo
dục; các vị đỗ thi hương và đỗ tú tài. Lễ tế
được các vị trong Hội Tư văn của làng thực
hiện vào mùa xuân và mùa thu. Hiện nay,
làng đã xây dựng nhà bia, lưu danh Đức Thần
tổ Vũ Hồn và 36 vị Tiến sĩ làng Mộ Trạch
trong các thế kỉ XVI – XVIII. Hình 3. Nhà bia làng Mộ Trạch
(Văn chỉ xưa)

Dấu tích của Văn chỉ làng Hoạch Trạch


(làng Vạc, huyện Đường An xưa) là tấm bia
được lưu tại thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học,
huyện Bình Giang. Văn bia một mặt ghi:
“Đường An Văn chỉ bia” nói mục đích dựng
bia để tôn sùng đạo Khổng chấn hưng văn
hiến và ghi tên những người đã góp công
của vào việc xây dựng bia văn chỉ, một mặt
Hình 4. Bia Văn chỉ huyện Đường An khắc tên các vị hiền tài của các làng trong
huyện từ trước đến nay, trong đó có bảy tiến
sĩ họ Nhữ tại Bình Giang.

Những chính sách xã hội trên thể hiện rõ tinh thần hiếu học của xứ Đông. Các
chính sách này có giá trị tích cực, thúc đẩy ý thức học tập của nhân dân, tạo nên
thành tích khoa bảng của địa phương, góp phần bồi đắp truyền thống hiếu học cho
quê hương Hải Dương.

3. Truyền thống hiếu học thể hiện trong văn hoá xứ Đông
Về tư tưởng, từ xưa đến nay, người Hải Dương luôn nhận rõ sự cần thiết của việc
học để làm người, “nhân bất học bất tri lí” (người không học, không hiểu biết). Các
câu tục ngữ như “Một kho vàng không bằng một nang chữ”, “Người không học như
ngọc không mài”,… luôn là triết lí sống của người Hải Dương qua mọi thời đại.

33
Trong văn học dân gian, người Hải Dương vẫn thường nhắc nhở con cháu với ý
nêu gương truyền thống hiếu học của các địa phương qua các câu tục ngữ, ca dao:
“Tiền làng Đọc; Thóc làng Nhữ; Chữ làng Chằm,…”3, hoặc:
“Bút nghiên, đèn sách, văn phòng
Hồng Châu, Nam Sách nhiều dòng thi thơ”
Bên cạnh đó, trong kho tàng văn học dân gian của Hải Dương, các giai thoại về
tinh thần hiếu học chiếm số đông và lưu truyền rộng rãi qua nhiều thế hệ, điển hình là
giai thoại về Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi; thầy đồ đất làng Điền Trì; quan Thượng Nành
xử kiện,…
Theo giai thoại, Mạc Đĩnh Chi vì nhà
nghèo không thể đến lớp, chỉ đứng
ngoài nghe thầy giảng, đêm đến phải
học dưới ánh sáng của con đom đóm
trong vỏ trứng, đã đỗ trạng nguyên và
trở thành danh nhân có nhiều đóng góp
cho đất nước.
Hình 5. Tranh minh hoạ về Mạc Đĩnh Chi

Trong phong tục tập quán, người Hải Dương vẫn lưu giữ những phong tục thể
hiện tinh thần hiếu học, trọng đạo học như xin chữ và khai bút đầu năm mới.

Xin chữ là một phong tục truyền thống


của người Việt Nam nói chung, Hải Dương
nói riêng. Từ xưa, việc xin chữ treo trong nhà
đầu năm mới là một việc làm quan trọng với
mỗi gia đình. Chữ xin được thể hiện lời chúc
của người viết hoặc mong muốn của người
xin về sự an lành, may mắn, thành công, đỗ
đạt. Đây là nét văn hoá có từ lâu đời thể hiện
sự trọng chữ nghĩa, tri thức và được lưu giữ
đến ngày nay tại các địa phương.
Hình 6. Xin chữ đầu năm

3
Đây là ba làng ở Bình Giang – làng Đọc tức Đan Loan, làng có nghề nhuộm truyền thống,
mỗi năm thu hàng bồ tiền của thiên hạ. Làng Nhữ ruộng nhiều và tốt thóc nhất vùng. Làng
Chằm tức làng Mộ Trạch thì nổi tiếng lắm chữ nhiều người đỗ đạt cao.

34
5
Lễ khai bút của người xưa được thực
hiện sau Giao thừa. Mọi người thường viết
trên giấy hồng điều những câu chữ và gửi
gắm vào đó ước nguyện tốt đẹp trong năm
mới. Ngày nay, tục khai bút đầu xuân vẫn
được lưu giữ và coi trọng trong từng gia
đình, dòng họ. Nhiều địa phương tổ chức Lễ
khai bút đầu năm tại văn miếu, đền, đình,...
thể hiện sự tôn trọng chữ nghĩa, tôn vinh
truyền thống hiếu học của địa phương. Hình 7. Lễ khai bút tại đền thờ Chu Văn An

Ngoài ra, việc đề cao địa vị người có học cũng là một phong tục của Hải Dương.
Trong các làng xã, những người có chữ nghĩa luôn được tôn trọng và tin cậy. Có nơi,
lệ làng quy định “đỗ tiến sĩ trở lên được ngồi với tiên chỉ, đỗ cử nhân được ngồi với thứ
chỉ, đỗ tú tài được ngồi với các chức dịch trong làng”. Vì vậy, các gia đình đều mong
con cháu học hành, đỗ đạt, mang vẻ vang cho gia đình, dòng tộc.
Bắt nguồn từ tinh thần hiếu học, Hải Dương cũng là vùng đất nổi tiếng có truyền
thống “tôn sư trọng đạo”. Trong tâm thức người Hải Dương, người thầy bao giờ cũng
có một vị trí đặc biệt trong xã hội “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết
thầy… ”. Người thầy được coi là người quyết định tới sự thành bại của trò: “Không thầy
đố mày làm nên”, vì vậy, người thầy được tôn kính suốt đời:
“Vua, thầy, cha ấy ba người
Kính thời như một trẻ ơi ghi lòng.”
Như vậy, truyền thống hiếu học, khoa bảng ở Hải Dương được phản ánh trong đời
sống văn hoá tinh thần trên mọi phương diện, trong các lĩnh vực sinh hoạt tín ngưỡng,
văn hoá dân gian, lễ hội truyền thống và phong tục tập quán của người dân xứ Đông,
ảnh hưởng đậm nét đến nếp sống của người dân Hải Dương.

1. Truyền thống hiếu học của người xứ Đông được biểu hiện như thế nào?
2. Sưu tầm, giới thiệu các câu ca dao, tục ngữ, phong tục,... thể hiện
tinh thần hiếu học tại địa phương em xưa và nay.
3. Truyền thống hiếu học của người xứ Đông xưa đã được người Hải Dương
giữ gìn và tiếp nối như thế nào?

35
THÀNH TÍCH KHOA BẢNG CỦA NGƯỜI
HẢI DƯƠNG XƯA

Hải Dương vốn nổi tiếng là vùng đất hiếu học. Truyền thống hiếu học như
mạch nguồn thấm sâu vào ý thức của các thế hệ người Hải Dương, tạo nên
thành tích khoa bảng rực rỡ của vùng đất này dưới thời phong kiến.
Vậy người Hải Dương đã đạt những thành tích khoa bảng như thế nào?

Với truyền thống hiếu học lâu đời, người Hải Dương đã đạt được nhiều thành tích
khoa bảng trong nền giáo dục khoa cử Nho học.

1. Thành tích khoa bảng của vùng đất xứ Đông

Số Tiến sĩ cả nước Số Tiến sĩ của Hải Dương

851
717
485

221
122 137
52 23

Thời nhà Trần Thời Lê sơ Thời nhà Mạc Thời Lê Trung hưng

Hình 1. Thành tích khoa bảng của Hải Dương trong một số triều đại

36
5
Qua hơn một ngàn năm đào tạo tuyển chọn nhân tài dưới thời phong kiến, với
185 kì thi, từ khoa thi đầu tiên (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919) theo chương
trình khoa cử Nho học, cả nước có 2 898 người đỗ đại khoa qua các triều đại. Trong
đó xứ Đông có 637 tiến sĩ nho học (theo địa giới xưa). Theo địa giới hiện nay (từ năm
1997), Hải Dương có 486 tiến sĩ nho học, đứng đầu cả nước theo đơn vị hành chính
cấp tỉnh, chiếm gần 23% tổng số các nhà khoa bảng trên toàn quốc.

Thời Lí, Mạc Hiển Tích


người Long Động (nay là
thôn Long Động, xã Nam
Tân, thị trấn Nam Sách) đỗ
đầu khoa thi năm 1086 đã
trở thành người khai khoa
cho tỉnh Hải Dương. Thời
Trần, Hải Dương có 23
Tiến sĩ, nổi tiếng như Trương
Hanh, Phạm Văn Tuấn, Vũ Vị
Phủ, Mạc Đĩnh Chi,…
Trong số 82 văn bia tại
Văn miếu Quốc Tử Giám, có
54 văn bia lưu danh các nhà
khoa bảng tỉnh Hải Dương,
trong đó riêng các khoa thi
Hội từ năm 1442 đến năm
1779 Hải Dương có 193 vị
khoa bảng, chiếm 18,3%
trong tổng số 1 050 nhà khoa
bảng trên toàn quốc đỗ đạt
và được lưu danh trong thời Hình 2. Nhà bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội

kì này.1

1
TS. Nguyễn Hữu Mùi (2010), Các nhà khoa bảng tỉnh Hải Dương lưu danh trên bia Tiến sĩ ở
Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, Hội thảo khoa học, tr.61.

37
2. Một số địa phương có thành tích khoa bảng tiêu biểu
a. Đơn vị tiêu biểu cấp huyện

Chưa rõ, 1
Thành phố Hải Dương, 6
Kinh Môn, 8
Ninh Giang, 10
Kim Thành, 14
Thanh Miện, 28
Thanh Hà, 29
Chí Linh, 31
Tứ Kỳ, 38
Gia Lộc, 45
Cẩm Giàng, 50
Bình Giang, 101
Nam Sách, 125

0 20 40 60 80 100 120 140

Hình 3. Thống kê số lượng người đỗ Tiến sĩ (1076 – 1919) của Hải Dương theo đơn vị huyện

Huyện có số người đỗ đại khoa cao nhất vùng đất xứ Đông là Nam Sách với 125
vị đỗ tiến sĩ, trong đó có 6/10 Trạng nguyên của Hải Dương.

– Trạng nguyên Mạc Hiển Tích (1086), người Long Động, Nam Tân.

– Trạng nguyên Trần Quốc Lặc (1256), người Uông Hạ, Minh Tân.

– Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1308), người Long Động, Nam Tân.

– Trạng nguyên Trần Sùng Dĩnh (1487), người Đồng Khê, An Lâm.

– Trạng nguyên Vũ Dương (1493), người Mạn Nhuế, Nam Sách.

– Trạng nguyên Đặng Thì Thố (1559), người thôn Thạc, An Châu (nay thuộc
thành phố Hải Dương).

38
Đền Long Động thờ
ba vị đỗ đạt cao của họ
Mạc là Mạc Hiển Tích đỗ
đầu khoa thi đầu tiên
năm 1086, Mạc Kiến Quan
(em ruột Mạc Hiển Tích)
đỗ Tiến sĩ năm 1089 và
Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng
Nguyên năm 1308.
Hình 4. Đền Long Động xã Nam Tân (thị trấn Nam Sách)

Nam Sách còn nổi tiếng có dòng họ Trần ở làng Điền Trì (nay thuộc thôn Trực Trì,
xã Quốc Tuấn) là một dòng họ có ba đời kế tiếp trong cùng một nhà là đỗ Tiến sĩ
trong các triều đại phong kiến: Ông là Trần Thọ đỗ Tiến sĩ năm 1670, cha là Trần Cảnh
đỗ Tiến sĩ năm 1718 và con là Trần Tiến đỗ Tiến sĩ năm 1748.

b. Đơn vị cấp làng, xã

Làng có số lượng người đỗ đạt cao nhất vùng đất xứ Đông là làng Mộ Trạch (xã
Tân Hồng, huyện Bình Giang), được gọi là “Lò tiến sĩ xứ Đông”.
Làng Mộ Trạch có tên cổ là làng
Chằm thuộc huyện Đường An xưa, nay
thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang.
Theo thần tích của làng, vị quan An Nam
đô hộ phủ là Vũ Hồn đã chọn nơi này lập
ấp Khả Mộ, lập nên làng. Vũ Hồn mở
trường dạy học, khuyến khích dân cày
cấy tạo nên một làng phồn thịnh, nên
người Mộ Trạch đã suy tôn và thờ Vũ Hồn
là Thành hoàng làng. Đây là ngôi làng nổi
Hình 5. Cổng làng Mộ Trạch
tiếng về truyền thống hiếu học và khoa
bảng trong cả nước.

Chỉ qua các kì thi từ thế kỉ XV – XVIII của các triều đại phong kiến, Mộ Trạch đã
có 36 người đỗ tiến sĩ.

39
Làng Mộ Trạch đứng đầu cả nước về số người đỗ đạt trong thời phong kiến.
Khoa thi năm Thịnh Đức thứ IV (1656), kết quả thật bất ngờ, gần 3 000 sĩ tử
dự thi, sau khi chấm chỉ có sáu người đỗ, trong đó có ba người dòng họ Vũ làng
Mộ Trạch. Vua Tự Đức đã hạ bút khen về sự học của làng Mộ Trạch: “Mộ Trạch
nhất gia bán thiên hạ” (Mộ Trạch một nhà bằng một nửa cả nước). Trong số các
danh nhân làng Mộ Trạch phải kể đến: Vũ Hữu, Vũ Quỳnh, Vũ Duy Đoán,…

1. Trình bày khái quát và nhận xét về những thành tích khoa bảng của
Hải Dương thời phong kiến.
2. Giới thiệu về một vùng đất khoa bảng mà em biết hoặc tấm gương
khoa bảng tại huyện, thị xã, thành phố em đang sống.

40
Chủ đề 3 KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

Mục tiêu
– Phân tích được hiện trạng khai thác và sử dụng một số tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh.
– Trình bày và giải thích được sự suy giảm các loại tài nguyên thiên nhiên ở
địa phương và hậu quả của nó.
– Đề xuất được một số giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
ở địa phương.

TÀI NGUYÊN
NƯỚC
TÀI TÀI
NGUYÊN CÔNG TÀI NGUYÊN NÔNG NGUYÊN
KHOÁNG NGHIỆP ĐẤT NGHIỆP KHÍ
SẢN HẬU
TÀI NGUYÊN
SINH VẬT
Hình 1. Khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong các ngành sản xuất

Hình 2. Nhà máy xi măng Phúc Sơn (Kinh Môn)

41
 ¶  ¶
2 2

.+$,7+È&0Ӝ76Ӕ.+2È1*6Ҧ1  ¶
2

 ¶
2
QăP %
7ҩQ
 7 Ĉ

%Ҳ&*,$1*
1


+J


48Ҧ1*1,1+



 

 73&+Ë/,1+


 

ĈҩWOjP ĈiVLOLFRQ ĈiY{L ĈiVpW ĈҩWVpW 
JҥFK
[ѭѫQJ %Ҳ&1,1+
OjP
SKөJLD
[LPăQJ WUҳQJ 6
Ĉi

JӕP [LPăQJ 6L
$O &KD0ͱ

9i
FK
QK 6. QK $O

%u L 7 K
̯ \ +jP/RQJ
.tQK&KͿ


7;.,1+0Ð1
iL

6L
+1$06È&+
7K

 ¶
2

 ¶
2
6

6.LQK
 0{Q


+&Ҭ0*,¬1* +.,07+¬1+
& V{QJ5
̱P DQJ
6


* LjQJ

73+Ҧ,'ѬѪ1* +7+$1++¬
6.̓6̿W

6.̓6̿W

+%Î1+*,$1*

6
+Ҧ,3+Ñ1*
 7KiL
+*,$/Ӝ& %uQK
&Ѫ&Ҩ86Ӱ'81*ĈҨ7 
 
V{QJ



R
j

6 +7+$1+0,ӊ1  1ăP


+7Ӭ.ǣ KD
&
͵D


$Q

.Ǥ
67ͱ 
+j1
ӝL+
ҧL3K
zQJ
2¶  6
9ă 1ăP
+1,1+*,$1* 
KD
Q
ÒF



+Ѭ1*<Ç1 J/

F 
ĈҩWQ{QJQJKLӋS
V{Q
ĈҩWSKLQ{QJQJKLӋS
7+È,%Î1+ ĈҩWFKѭDVӱGөQJ

3+Æ17Ҫ1*ĈӜ&$2Ĉӎ$+Î1+ 7¬,1*8<Ç1.+2È1*6Ҧ1 &È&<ӂ87Ӕ.+È&


ĈiY{L[LPăQJ 6L 6LOLFRQ ĈӏDJLӟLWӍQK +DQJÿӝQJ
       ĈӏDJLӟLKX\ӋQ
7KDQÿi 1ѭӟFNKRiQJ 5ӯQJ
ĈLӇPÿӝFDR ĈѭӡQJEuQKÿӝ ĈѭӡQJFDRWӕF
&È&/2Ҥ,ĈҨ7&+Ë1+ 7KDQEQ $O %DX[LWH ĈѭӡQJTXӕFOӝ 6{QJKӗ
8%1'WӍQK &ҫX
ĈҩWSKVD ĈҩWPһQ 6pWFDRODQK 'RORPLWH
8%1'WKjQKSKӕ
ĈҩWIHUDOLW ĈҩWSKqQ &iW +J 7KXӹQJkQ WKӏ[mKX\ӋQOӏ

7ӌ/ӊ
Hình 3. Bản đồ tự nhiên tỉnh Hải Dương

42
5
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
KHOÁNG SẢN Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

Nêu ý kiến của em khi có nhận định: “Ở Hải Dương, việc khai thác và sử
dụng hợp lí, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội bền vững”.

1. Hiện trạng khai thác và sử dụng

Quan sát bảng 1 (trang 44), hình 2 (trang 44) và thông tin mục 1, hãy cho
biết tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản ở
Hải Dương như thế nào.

Ở Hải Dương, khoáng sản không nhiều về chủng loại, trữ lượng không lớn, chỉ có
một số loại có giá trị kinh tế quan trọng như đá vôi, sét chịu lửa, sét làm gạch ngói,
cát,... Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng cho
việc tạo việc làm cho người dân địa phương, thúc đẩy các ngành kinh tế, dịch vụ hỗ
trợ cho việc khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản phát triển, thay đổi cơ cấu kinh
tế tại địa phương, thay đổi diện mạo khu vực và đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà
nước, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hóa và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Những năm gần đây, Hải Dương tăng cường quản lí nhà nước về tài nguyên
khoáng sản theo quy định của pháp luật; tiếp tục rà soát, đánh giá tiềm năng, thế
mạnh cũng như nhu cầu về khoáng sản phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội; triển
khai quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản công nghiệp và cấp
giấy phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

43
Số giấy phép
12

10
10

6
5 5
4
4

2 2 2 2
2
1 1 1 1 1
0

ng ấp ng i ói ic ng . ng an
ờn
g ch
n l i mă đồ ng lổ ng g..
thư i mă m
gạ
sa Đ ất oa ch e ram thườ hon khoá Th
ng ôi
x là n x l ạ tc ng
p
ớc
ét đe sét ét tg Sé đá
thô đáv ấts cát Đá n g ,s , sé
g thô đất Nư
g , t,
dự
n
thá
c Đ
lấp trắ gố
m ựn kế
ây ai san xám sét â yd cát
x h , x
ệu K
Đấ
t g, a u á
t li ắn lử liệ t, đ
vậ é t tr chịu vật n kế
S t ạ
làm Sé làm ás
vôi C át ế t, đ
k
Đá ội
á cu
Đ

Hình 1. Số giấy phép được cấp hoạt động khoáng sản, tính đến cuối năm 2020
(Nguồn: Báo cáo của sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương, năm 2020)

Tính đến cuối Bảng 1. Sản lượng khai thác một số loại khoáng sản
năm 2020, cả tỉnh
Sản lượng
có 37 giấy phép STT Khoáng sản
khai thác còn hiệu 2017 2019
lực, trong đó chủ 1 Đá vôi xi măng (tấn) 3 041 065 3 564 988
yếu là khai thác: đá 2 Đá silic làm phụ gia xi măng (tấn) 543 721 664 575
vôi làm vật liệu xây 3 Đá sét (tấn) 407 775 621 611
dựng thông thường; 9 008
4 Đất giàu silic (m3) –
đá vôi xi măng; đất
5 Đá vôi làm vật liệu xây dựng (m ) 3
800 106 2 940 554
sét làm gạch; vật
6 Đá cuội, đá sạn kết, đá cát kết (m3) – 1 674
liệu san lấp; đá sét
7 Đất sét trắng (tấn) – 53 736
xi măng và các loại
8 Đất làm gạch xương gốm (tấn) – 212 603
đất sét (sét trắng,
9 Đất sét làm gạch tuynel (m ) 3
242 554 14 109
xám trắng, sét
10 Đất đồi (m3) 226 691 63 497
loang lổ, sét chịu
lửa, sét gốm, sét 11 Đất san lấp (m ) 3
– 12 100
gạch ngói),... 12 Đá vôi dolomit (m3) 86 717 –
(Nguồn: Báo cáo của sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương, năm 2020)

44
5
Khai thác khoáng sản có chiều hướng gia tăng, đặc biệt khoáng sản làm vật liệu
cung cấp cho các ngành công nghiệp sản xuất xi măng, gốm sứ, gạch nung, vật liệu
xây dựng trong tỉnh và các tỉnh khác; san lấp mặt bằng các công trình, dự án của tỉnh.

Hình a. Khai thác đá vôi (Kinh Môn) Hình b. Khai thác sét (Chí Linh)
Hình 2. Khai thác khoáng sản ở Hải Dương

2. Sự suy giảm nguồn tài nguyên khoáng sản ở tỉnh Hải Dương

Từ thực tế, hãy cho biết: Nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm
nguồn tài nguyên khoáng sản ở Hải Dương.

Trữ lượng khoáng sản còn lại ước tính: 7 020 000 tấn than đá, 800 000 tấn
than bùn, 76 796 923 tấn đá vôi xi măng, 20 209 920 tấn đá sét xi măng, 13 174 257 m3
đá vôi xây dựng , 4 044 387 tấn sét trắng và sét chịu lửa, 125 000 tấn silicon, 35 000
tấn bauxite, 133 000 tấn sét cao lanh, 24 028 789 m3 đất đồi, 2 812 283 m3 sét
gạch ngói.

Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép đã kéo theo những hậu quả
nghiêm trọng: huỷ hoại môi trường, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, diện tích
rừng bị xâm hại, đất bị hoang hoá và suy thoái; ô nhiễm nguồn nước, đất và
không khí; làm gia tăng tệ nạn xã hội, mất an ninh trật tự trên địa bàn, ảnh hưởng
đến sức khoẻ và an toàn của người lao động,… gây khó khăn cho sự phát triển
bền vững.

45
Việc quản lí, khai thác và sử dụng khoáng sản những năm gần đây có nhiều
chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng khai thác nhỏ lẻ, trái phép; công
nghệ khai thác và chế biến khoáng sản ở một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa
tiên tiến, sản phẩm chế biến chủ yếu ở dạng thô và sơ chế.

Khoáng sản là tài nguyên quan trọng không thể phục hồi, việc khai thác và sử
dụng chưa hợp lí dẫn đến sự lãng phí và có nguy cơ cạn kiệt; tác động tiêu cực đến
phát triển kinh tế – xã hội, cảnh quan và môi trường.

3. Giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên khoáng sản
của tỉnh Hải Dương

Từ thực tế, hãy cho biết: Cần phải làm gì để khai thác và sử dụng hợp lí,
hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản.

Mục tiêu chung về phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh là tiếp tục phát triển
kinh tế nhanh và bền vững, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải quyết tốt các vấn đề xã hội,… Vì vậy, nhu cầu
khai thác, sử dụng khoáng sản phục vụ cho các ngành sản xuất, phát triển các
lĩnh vực xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng hằng năm sẽ tăng lên đáng kể.
Do vậy, yêu cầu công tác quản lí, khai thác, sử dụng đất đai, khoáng sản cần
đúng pháp luật, chặt chẽ và có hiệu quả cao hơn. Chú ý việc thăm dò, khai thác
và sử dụng hợp lí một số loại khoáng sản như: than, sét chịu lửa, sét làm gạch
ngói, đất đồi, sét làm phụ gia xi măng, cát sỏi lòng sông; đất, cát bãi sông và bãi
nổi trên sông.
Phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lí theo pháp luật đối với các hoạt động
thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản không đúng quy hoạch, lãng phí, không
hiệu quả và những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

– Tăng cường công tác quản lí nhà nước về khoáng sản nhằm sử dụng có hiệu
quả, đúng mục đích, thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ
các di tích lịch sử văn hoá.

46
5
– Rà soát, quy hoạch về khai thác, sử dụng khoáng sản tiết kiệm, hiệu quả, phù
hợp với yêu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực, đảm bảo lợi ích trước mắt và
lâu dài.

– Áp dụng công nghệ tiên tiến, các phương án bảo vệ trong thăm dò, khai thác,
sử dụng khoáng sản nhằm giảm tối đa các tác động tiêu cực tới môi trường và cảnh
quan thiên nhiên.

1. Hãy kể tên khoáng sản đang được khai thác ở địa phương em và cho
biết khoáng sản đó được sử dụng như thế nào?
2. Sưu tầm tư liệu và viết báo cáo: Việc khai thác, sử dụng không hợp lí tài
nguyên khoáng sản làm ảnh hưởng đến môi trường ở địa phương em.
3. Em hãy cho biết việc khai thác, sử dụng không hợp lí tài nguyên
khoáng sản có tác động như thế nào đối với sự phát triển bền vững.

47
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
ĐẤT Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

Bạn An tâm sự: “Bố bảo mảnh vườn nhà mình ngày xưa ông bà trồng lúa;
mấy năm trước bố đào ao thả cá, trồng cây ăn quả, nuôi lợn, gà và vịt. Bây giờ
lại bảo bán cho bác hàng xóm để họ xây nhà ở… mình buồn lắm!”.
Em nhận thấy việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất ở địa phương em như
thế nào?

1. Hiện trạng khai thác và sử dụng

Quan sát hình 1 (trang 48), hình 2 (trang 49) &Ѫ&Ҩ86Ӱ'81*ĈҨ7


và bảng 1 (trang 49) và 
thông tin mục 1, hãy cho biết: Ở Hải Dương, tài nguyên đất được
 sử dụng
như thế nào.

165,185 1ăP
ha

Ở Hải Dương, đất đai là 


nguồn lực rất quan trọng &Ѫ&Ҩ86Ӱ'81*ĈҨ7
Năm 2005 Năm 2021
Hà N
  ӝi - H
cho đầu tư và phát triển ҧi Ph
òng
kinh tế – xã hội. Vấn đề   S.
quản lí, khai thác, sử dụng Vă
165,185 1ăP 166,828 1ăP
ha ha
nguồn lực đất đai, đúng
n
Úc

 
mục đích, có hiệu quả để
phát triển bền vững nền Hà N
 ӝi - H ĈҩWQ{QJQJKLӋS
kinh tế đã được Nghị quyết Đất nông nghiệp ҧi Ph Đất phi nông nghiệp
òng ĈҩWSKLQ{QJQJKLӋS
Đại hội lần thứ XV Đảng bộ Đất chưa sử dụng
 S. ĈҩWFKѭDVӱGөQJ
tỉnh Hải Dương đề cập. Hình
166,828 1. Cơ V
cấu
ă 1ăP Hải Dương
sử dụng đất ở
ha
n

Theo thống kê năm 2021, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 166 828 ha.
Úc


Trong đó đất chủ yếu sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, diện tích đất
phi nông nghiệp có xu hướng tăng. Hiện nay, vẫn còn diện tích đất chưa sử dụng, đây
là vấn đề được quan tâm. ĈҩWQ{QJQJKLӋS
ĈҩWSKLQ{QJQJKLӋS
48
5 ĈҩWFKѭDVӱGөQJ
Đơn vị: ha

Năm 2005 2021

TỔNG SỐ 165 185 166 828


1. Đất nông nghiệp 109 005 104 976
– Đất sản xuất nông nghiệp 91 440 83 333
+ Đất trồng cây hàng năm 73 475 62 925
+ Đất trồng cây lâu năm 17 965 20 408
– Đất lâm nghiệp có rừng 8 859 9 038
– Đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác 8 706 12 616
2. Đất phi nông nghiệp 55 403 61 746
3. Đất chưa sử dụng 777 106
Bảng 1. Tình hình sử dụng đất ở tỉnh Hải Dương
(Nguồn: Địa chí Hải Dương (2008), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2020)

Hình a. Trang trại trồng cây ăn quả Hình b. Chuyển đổi đất trồng vải thiều
(Chí Linh) (Thanh Hà)

Hình c. Vùng đất trũng, nước lợ (Tứ Kỳ)


Hình 2. Sử dụng tài nguyên đất ở Hải Dương

49
2. Sự suy giảm nguồn tài nguyên đất

Quan sát hình 3 (trang 50), thông tin mục 2 và thực tế, hãy cho biết:
Xu hướng biến động diện tích phân theo loại đất ở Hải Dương, giải thích
nguyên nhân.

Nghìn ha
2010 2020
80
85 423

83 729

60

32 708
30 011
40

17 256
15 549
10 886

9 043

20

0
Đất sản xuất Đất Đất Đất ở
nông nghiệp lâm nghiệp chuyên dùng

Hình 3. Biến động diện tích phân theo loại đất năm 2010 – 2020
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2011, 2020)

Vào mùa mưa, lượng mưa lớn làm cho các vùng trũng ở Tứ Kỳ, Ninh Giang,
Thanh Hà thường bị ngập úng; ở vùng đồi núi Chí Linh, Kinh Môn đất bị rửa
trôi. Mùa khô hanh thường gây hạn hán, ngấm mặn những vùng đất hạ lưu
các sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Luộc. Sự kế tiếp của hai mùa
mưa và khô tạo điều kiện cho hình thành kết vón trong đất.

Các công trình đê điều đã hạn chế việc lấy nước phù sa, giảm độ phì
của đất, làm biến đổi địa hình, chia cắt đồng bằng. Chế độ canh tác không
hợp lí, lạm dụng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật làm suy thoái, ô
nhiễm đất, làm cho đất ở một số nơi chai cứng, bạc màu.

Quá trình phát triển đô thị, các khu công nghiệp, khu dân cư, dịch vụ; việc
khai thác đất, cát, rừng, khoáng sản,… thiếu quy hoạch, làm cho diện tích đất
nông nghiệp bị giảm sút nhanh, làm suy thoái, ô nhiễm, lãng phí tài nguyên đất.

50
5
Vào mùa mưa, các vùng trũng bị ngập úng, vùng đồi núi đất bị rửa trôi. Mùa khô
gây hạn hán, nhiễm mặn những vùng đất hạ lưu các sông.
Hoạt động của con người trong quá trình khai thác và sử dụng đất đã làm thay
đổi tính chất lí, hoá của đất. Việc lạm dụng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật làm
suy thoái, ô nhiễm đất.
Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, việc khai thác thiếu quy hoạch, không hợp
lí là nguyên nhân làm thay đổi diện tích sử dụng theo chiều hướng tiêu cực, làm suy
thoái, ô nhiễm, lãng phí tài nguyên đất.

3. Giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất

Quan sát hình 4 (trang 51) và thông tin mục 3, hãy cho biết: Địa phương
em đã có những giải pháp gì để khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên đất.

Hình a. Đất quy hoạch đô thị (Kinh Môn)

Hình b. Trồng cà rốt (Cẩm Giàng) Hình c. Ruộng rươi (Tứ Kỳ)
Hình 4. Sử dụng tài nguyên đất ở Hải Dương

51
Đất nông nghiệp: Khai thác có hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp theo
hướng giữ ổn định diện tích đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, xây dựng các vùng
chuyên canh, thâm canh, nâng cao hiệu quả sản xuất, nhằm phát triển nông
nghiệp theo hướng hiện đại. Phát triển rừng bền vững, tăng cường công tác
quản lí bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hiện có; kết hợp du lịch
với bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

Đất phi nông nghiệp: Bố trí đủ diện tích đất cho quy hoạch mới, phát triển
mở rộng các khu công nghiệp – cụm công nghiệp, làng nghề theo định hướng
và nhu cầu phát triển từng vùng; dành đủ quỹ đất cho nhu cầu xây dựng phát
triển kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị, phát triển các công trình công cộng,
văn hoá, du lịch, an ninh, quốc phòng, công trình môi trường theo các quy
hoạch đã được duyệt.

Đất chưa sử dụng: Tiếp tục đầu tư khai thác, sử dụng cơ bản diện tích đất
chưa sử dụng để sử dụng cho các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, phấn
đấu không còn diện tích để hoang hoá.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng và
bảo vệ tài nguyên đất là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lí nhằm sử dụng đất đai đúng mục đích,
hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội
của tỉnh.

1. Ở địa phương em, loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất, sử dụng vào
mục đích gì?
2. Quan sát hình 3 (trang 50), cho biết diện tích loại đất nào giảm và
diện tích loại đất nào tăng? Vì sao?
3. Xu hướng biến động diện tích đất chuyên dùng và đất ở ảnh hưởng gì
đến môi trường?

52
5
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
NƯỚC Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

Vì sao những khu vực định cư chính của con người phụ thuộc rất nhiều vào
nguồn nước?

1. Hiện trạng khai thác và sử dụng

Quan sát hình 1 (trang 54) và thông tin mục 1, hãy cho biết: Địa phương
em đã khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước vào những mục đích gì.

Hệ thống sông, ngòi, kênh, mương và hồ đầm ở Hải Dương có ý nghĩa quan trọng
trong việc tiêu nước, tích nước và cung cấp nước tưới, phù sa cho đồng ruộng; nuôi
trồng thuỷ sản; phục vụ cho sinh hoạt, cảnh quan phát triển du lịch sinh thái gắn liền
với du lịch văn hoá và lịch sử; là hệ thống giao thông đường thuỷ rất quan trọng để
giao lưu và phát triển kinh tế giữa tỉnh Hải Dương với các tỉnh lân cận.

Tổng lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 35 tỉ m3 nước và 26,6 triệu tấn
phù sa, lượng nước mưa khoảng 1 500 mm/năm.

Toàn tỉnh Hải Dương có 10 xí nghiệp kinh doanh nước sạch với 11 nhà máy
sản xuất nước từ nguồn nước mặt, 70 trạm cấp nước tập trung ở các xã sử dụng
nguồn nước mặt; 446 trạm bơm tưới, tổng năng lực tưới của các trạm bơm là
27 112 ha với lưu lượng tưới 646 m3/s có khả năng cung cấp đủ nước cho nông
nghiệp ở tỉnh Hải Dương và các tỉnh ở lân cận.

53
Hình a. Sông Kinh Thầy (Kinh Môn) Hình b. Hồ Côn Sơn (Chí Linh)

Hình c. Cống Cầu Xe (Tứ Kỳ) Hình d. Cống Cầu Cất (thành phố Hải Dương)
Hình 1. Sử dụng tài nguyên nước ở Hải Dương

Ở nông thôn, khai thác nước ngầm bao gồm các lỗ khoan, giếng đào dùng để
cấp nước cho gia đình ăn uống sinh hoạt, với công suất trung bình mỗi giếng
khoảng 0,3 – 0,5 m3/ngày, thời gian khai thác theo nhu cầu của gia đình. Trên địa
bàn nông thôn Hải Dương hiện có khoảng 289 702 công trình, trong đó 127 312
giếng đào, 162 390 giếng khoan tay dạng Unicef.

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước
ngày càng lớn. Các công trình hồ chứa, trạm bơm và cống phục vụ tưới đáp ứng khoảng
70% diện tích so với thiết kế. Ngoài ra còn có bảy công trình cấp nước tập trung sử dụng
và cung cấp từ nguồn nước dưới đất, trong đó có năm công trình hoạt động; khoảng
101 giếng khai thác quy mô lớn với tổng lưu lượng khai thác 33 704 m3/ngày đêm.

54
5
2. Sự suy giảm nguồn tài nguyên nước

Từ thực tế, hãy cho biết: Nguyên nhân nào làm cho nguồn tài nguyên
nước đang bị cạn kiệt, suy thoái.

Ở Hải Dương, trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất khoảng 2 050 000
m /ngày. Hiện nay đang được khai thác khoảng 394 893 m3, có thể đáp ứng nhu cầu
3

ăn uống, sinh hoạt và cho công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.

Tuy nhiên, cần bố trí các công trình khai thác nước hợp lí, sử dụng hiệu quả
và bền vững nguồn tài nguyên này: Khai thác tập trung với công suất lớn cần sử
dụng nguồn nước ở xa, khai thác đơn lẻ có công suất nhỏ thì sử dụng nguồn nước
tại chỗ; Nước dưới đất có chất lượng tốt được ưu tiên cho ăn uống, sản xuất công
nghiệp thực phẩm, dược phẩm và công nghiệp có công nghệ cao.

Nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,
sinh hoạt, chăn nuôi, làng nghề, nuôi trồng thuỷ sản, các bãi chôn lấp rác thải,...
không được xử lí, gây ô nhiễm nước mặt, thấm qua các tầng đất gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm. Dự báo ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng, ảnh hưởng
tới môi trường không khí và môi trường đất nếu không có biện pháp quản lí, xử lí
các nguồn gây ô nhiễm nước thải hiệu quả.

Việc khai thác, sử dụng và xả thải không hợp lí làm cho nguồn nước bị cạn kiệt,
suy thoái, nhiễm bẩn, sụt mặt đất do khai thác nước,... Những vấn đề trên đã đặt
công tác quản lí nhà nước về tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững
trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn
phát triển tới.

3. Các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước

Em nhận thấy cần phải làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên nước?

55
Vụ hè thu: tháng 5, tháng 6 lũ các sông thường bắt đầu lên, cần lấy phù sa
tăng độ phì nhiêu cho đất. Đầu và giữa vụ thường có những đợt nắng nóng kéo
dài, trong ruộng vẫn bị hạn cần kết hợp với dự báo thời tiết lấy nước chống hạn.

Vụ đông xuân: các huyện vùng thuỷ triều lấy nước triều trực tiếp qua các
cống dưới đê, cần kiểm tra độ mặn nước sông trước khi lấy nước vào ruộng.
Các huyện trong khu vực Bắc Hưng Hải: lấy nước từ các sông kênh mương, để
chủ động được nguồn nước cần phải tích cực làm thuỷ lợi nội đồng, nạo vét
kênh mương, khơi thông dòng chảy, trữ nước trong các kênh mương và sử
dụng tiết kiệm.

Để khai thác và sử dụng nguồn nước, phù sa màu mỡ trong sông, chống được
hạn hán hơn, giảm được úng chúng ta cần nắm vững diễn biến của mưa, lũ chủ động
tháo nước đồng, mở cống lấy nước sông kịp thời.
Việc khai thác, sử dụng nước dưới đất cần có kế hoạch thăm dò, đánh giá trữ
lượng, quản lí chặt chẽ việc khai thác, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả,
đảm bảo ít có tác động tiêu cực đến môi trường.
Việc khai thác theo hướng đa dạng hoá các loại hình khai thác, xã hội hoá công
tác cung cấp nước, nhằm khai thác hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước.

1. Từ thực tế, hãy cho biết nguồn tài nguyên nước được sử dụng vào các
hoạt động sản xuất nào?
2. Sưu tầm và giới thiệu về sự suy giảm nguồn tài nguyên nước ở địa
phương em.
3. Em đã làm gì để góp phần bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên nước?

56
5
KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN SINH VẬT
Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

Tại sao các loài sinh vật tự nhiên ngày càng ít, các loài vật nuôi, cây trồng
lại ngày càng nhiều? Hãy kể tên các loài sinh vật tự nhiên, vật nuôi, cây trồng có
ở địa phương em.

I. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN SINH VẬT


1. Thực vật

Quan sát hình 1 (trang 57), hình 2 (trang 58) và thông tin mục 1, hãy
cho biết: Ở Hải Dương, việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên rừng
vào những mục đích gì.

Hình a. Rừng trồng (Chí Linh) Hình b. Rừng thông (Kinh Môn)
Hình 1. Hệ sinh thái rừng ở Hải Dương

Hải Dương có hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái đất ngập nước, nguồn tài nguyên
sinh vật phong phú mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn
trong phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế – xã hội ngày càng
phát triển, tác động của con người đến tự nhiên và hệ sinh thái ngày càng lớn.

57
Diện tích rừng của Hải Dương không nhiều nhưng gắn liền với các địa danh di tích
lịch sử đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng
có vai trò điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, chống xói mòn, bảo vệ nguồn gen
sinh vật rừng, tạo cảnh quan, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ
ngơi, du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.
Rừng sản xuất có vai trò chống xói mòn và phát triển kinh tế.

Nghìn ha
5 4 656 4 624 4 594

4
3 179 3 203
2 936
3

2 1 543 1 543 1 513

0
2016 2018 2020

Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất

Hình 2. Diện tích rừng qua các năm


(Nguồn: Cục Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, năm 2020)

Cây thực phẩm chủ yếu là các loài cung cấp rau, củ, quả như: Các loại rau
thuộc họ cải, ớt, cà chua,... được trồng thành vùng sản xuất hàng hoá ở nhiều nơi,
đặc biệt là các địa bàn xung quanh thành phố Hải Dương; hành, tỏi là các loại cây
gia vị cho giá trị kinh tế cao và đã hình thành những vùng sản xuất hàng hoá, điển
hình là địa bàn thị xã Kinh Môn, Nam Sách; các loại cây thực phẩm lấy củ như củ
đậu, sắn dây,... đang dần thay thế diện tích cây trồng kém năng suất khác; các loại
cây cho quả như bầu, bí, dưa hấu, dưa chuột và một số cây khác... nhưng chưa
tập trung thành vùng sản xuất hàng hoá lớn.

58
5
Những năm gần đây, diện tích rừng có xu hướng giảm do chuyển đổi mục đích sử
dụng đất và hoạt động khai thác rừng. Các loài thực vật, động vật trong hệ sinh thái
rừng và hệ sinh thái đất ngập nước cơ bản không thay đổi về loài và số lượng.
Các cây trồng hằng năm ở Hải Dương phổ biến là: lúa, ngô, khoai lang, đậu
tương, lạc và các loại rau. Trong số đó lúa chiếm diện tích lớn nhất, tiếp đó là diện
tích rau màu.
Tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương có nhiều loài thực vật được trồng với
nhiều mục đích như cây bóng mát (xà cừ, sao đen, bàng, bằng lăng,...); cây cảnh (cây
trồng trong các công sở, nhà dân và một vài tuyến phố: các loài họ tuế, cau dừa, phi
lao, đa, si, sanh,...); các loài hoa (trang, dâm bụt, các loài họ lan,...).

2. Động vật

Quan sát hình 3 (trang 60) và thông tin mục 2, hãy cho biết: Ở địa
phương, việc khai thác, sử dụng các loài động vật như thế nào.

Các loài thú có kích thước lớn trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên còn rất ít.
Một số loài nuôi như hươu sao, lợn rừng, nhím, dúi, cầy hương, rắn, cá sấu. Số hộ
nuôi nhốt, nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã được cấp giấy chứng
nhận trang trại nuôi, gắn chíp điện tử để quản lí.

Trên địa bàn Hải Dương có 47 loài thú, trong đó có 42 loài thú hoang dã và 5 loài
thú nuôi. Một số loài như mèo rừng, cầy gấm, cầy vòi hương, cầy vòi mốc, chồn bạc
má, sóc, cu li thường bị săn bắt để lấy thịt hoặc da được nhồi làm vật trang trí.
Số lượng vật nuôi khá lớn trong đó chủ yếu là một số loại gia súc, gia cầm như
trâu, bò, lợn, gà, vịt,… đây cũng là những loại vật nuôi chính của ngành chăn nuôi
nước ta.
Bên cạnh đó, người dân Hải Dương còn nuôi một số loài động vật hoang dã với
số lượng nhỏ lẻ như: cá sấu, nhím, lợn rừng, hươu sao, rắn,…Trong số đó, nhím,

59
lợn rừng, cá sấu là những loài được nuôi khá phổ biến tại nhiều địa phương. Điều này
cũng góp phần không nhỏ nâng cao mức độ đa dạng vật nuôi trong nông nghiệp của
tỉnh Hải Dương.

Hình a. Nuôi vịt, thả cá (Nam Sách) Hình b. Nuôi chim bồ câu (Chí Linh)
Hình 3. Động vật nuôi ở Hải Dương

3. Nguyên nhân làm thay đổi đa dạng sinh học

Từ thực tế và thông tin mục 3, hãy cho biết nguyên nhân làm thay đổi đa
dạng sinh học ở Hải Dương.

Nhiệt độ cao, khô hạn kéo dài làm tăng nguy cơ cháy rừng, đặc biệt khu rừng
thông và keo. Năm 2016 xảy ra 05 vụ, 28 571 ha rừng bị cháy; năm 2017 xảy ra 01
vụ làm cháy 0,56 ha rừng; năm 2018 có 02 vụ cháy rừng. Cháy rừng là một trong
các yếu tố tác động đến việc suy giảm diện tích rừng, giảm số lượng các loài gỗ
đặc biệt là các nhóm gỗ quý hiếm.
Ở Hải Dương, do ảnh hưởng độ mặn, diện tích vùng nước lợ ở khu vực cửa sông
mở rộng khiến cho loài rươi có điều kiện sinh sôi và phát triển; một số loài bị ảnh
hưởng như trai, hến,... vì chúng là những loài rất nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện
môi trường. Việc xuất hiện loài cò nhạn tại khu vực Đảo Cò huyện Thanh Miện, số
lượng các loài chim cò về cư trú tại khu vực này có xu hướng tăng lên mạnh mẽ trong
những năm gần đây được xem là một dấu hiệu của sự biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng.

Sự thay đổi thất thường của khí hậu làm thay đổi điều kiện sống của các loài sinh
vật trong tự nhiên, tăng nguy cơ cháy rừng, suy giảm tính đa dạng sinh học.
Khai thác khoáng sản, rừng trái phép đe doạ môi trường, giảm nơi cư trú và thay
đổi môi trường sống làm cho một số loài sinh vật bị suy giảm hoặc bị tiêu diệt, gây
khó khăn cho công tác quản lí tài nguyên sinh vật.

60
5
Việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, phân bón hoá học, chất thải chăn nuôi, gây ô
nhiễm môi trường tạo điều kiện cho các loài gây hại phát triển, làm suy giảm sự đa
dạng sinh học. Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng góp phần làm tăng tính đa dạng
sinh học nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể gây tác động xấu cho các loài sinh
vật bản địa và làm suy giảm tính đa dạng sinh học.
Dân số tăng, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh dẫn đến nhu cầu khai thác, sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng nhiều làm giảm diện tích rừng, diện tích đất sản
xuất nông nghiệp và diện tích mặt nước, mất nơi cư trú của các loài, tăng nguy cơ ô nhiễm
môi trường và tác động lớn tới sự phát triển và phân bố các loài sinh vật trong tự nhiên.

4. Giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí, bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật
ở Hải Dương

Từ thực tế và thông tin mục 4, hãy cho biết ở địa phương em đã có những
giải pháp gì để khai thác, sử dụng hợp lí, bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật.

Quá trình đô thị hoá trên địa bàn tỉnh đang diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến nhu
cầu về:
– Nguồn vật liệu để san lấp khu vực khai thác, mặt bằng các khu đô thị, đường
giao thông rất lớn, tạo áp lực đối với công tác quản lí bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp.
– Sử dụng đất cho các mục đích nhà ở, đô thị, cơ sở hạ tầng, xây dựng các
cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ,... tăng nhanh, làm thay đổi cơ
cấu sử dụng đất (diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có xu hướng
giảm, diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng)… tác động lớn tới sự phát
triển và phân bố các loài sinh vật trong tự nhiên.
Các hoạt động khai thác đá đã làm thay đổi nghiêm trọng cảnh quan vùng núi
đá vôi của thị xã Kinh Môn, khiến cho mức độ đa dạng sinh học ở khu vực này suy giảm
nghiêm trọng. Diện tích rừng tự nhiên trên núi đá vôi ngày càng bị thu hẹp, dẫn tới nhiều
loài sinh vật bị mất nơi cư trú. Hiện tượng khai thác cát trên các sông lớn, không những
gây sạt lở bờ sông mà còn làm thay đổi môi trường sống của các sinh vật thuỷ sinh.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tăng cường công tác nghiên cứu và đánh
giá đầy đủ về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường tác động đến đa dạng sinh học ở
tỉnh Hải Dương.
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò và trách
nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn nguồn tài nguyên sinh vật của tỉnh.
61
Có kế hoạch phát triển dân số, đô thị hoá, khai thác và sử dụng tài nguyên sinh
vật phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường.
Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai. Giảm phát thải khí
nhà kính và ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân
bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường, góp phần bảo
vệ môi trường sống của con người.

II. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở ĐỊA PHƯƠNG



Tìm hiểu vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên sinh vật ở địa phương
- Có thể lựa chọn vấn đề khai thác, sử dụng một loại tài nguyên sinh vật điển hình
ở địa phương.
- Vấn đề lựa chọn có đủ nguồn thông tin từ thực tế, người dân, cơ quan ban
ngành,...; phù hợp với điều kiện của nhà trường và học sinh.


Sưu tầm tư liệu, thông tin ở địa phương và viết báo cáo ngắn gọn theo nội dung:
1. Hiện trạng khai thác và sử dụng
– Việc khai thác và sử dụng tài nguyên sinh vật trong phát triển kinh tế – xã hội
ở địa phương.
– Hiện trạng nguồn tài nguyên sinh vật ở địa phương.
– Vai trò của tài nguyên sinh vật đối với đời sống kinh tế – xã hội.
2. Sự suy giảm, nguyên nhân của sự suy giảm tài nguyên sinh vật và hậu quả
của nó
– Sự suy giảm tài nguyên sinh vật.
+ Sự biến động về diện tích, số lượng, chất lượng tài nguyên sinh vật ở địa phương.
+ Sự mất đi và xuất hiện một số loài sinh vật ở địa phương.
+ Sự suy giảm đa dạng sinh học ở địa phương.
– Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên sinh vật và hậu quả của nó.
+ Nguyên nhân: Khách quan, chủ quan.
+ Hậu quả: Ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội và môi trường.
3. Đề xuất một số giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật ở
địa phương
– Nâng cao nhận thức của cộng đồng; thực hiện quy định của pháp luật.
– Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
– Chính sách bảo vệ tài nguyên sinh vật.

62
5
KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
Chủ đề 4 THIÊN NHIÊN Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

Mục tiêu
– Sưu tầm và giới thiệu một số vấn đề môi trường cần quan tâm trong khai thác
và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Hải Dương.
– Biết được hậu quả của tác động tiêu cực đến môi trường trong khai thác và sử
dụng tài nguyên thiên nhiên.
– Đề xuất được một số giải pháp khắc phục, ngăn chặn những tác động tiêu cực
đến môi trường trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Hải Dương.

Rác thải công nghiệp (thị xã Kinh Môn)

63
31
MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẦN QUAN TÂM
TRONG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN Ở HẢI DƯƠNG

Tại sao cần chú ý bảo vệ môi trường trong khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên?

1. Hoạt động khai thác khoáng sản không hợp lí

Quan sát hình 1 (trang 65) và thông tin mục 1, hãy cho biết: Việc khai thác
khoáng sản không hợp lí có tác động như thế nào đến môi trường.

Ở Hải Dương, nhìn chung các hoạt động khai thác khoáng sản được thực hiện
theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một số dự án chưa thực hiện tốt công tác bảo
vệ môi trường, đất đai theo đúng quy định; phương án cải tạo, phục hồi môi trường
hiệu quả chưa cao, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường,
ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt,...

Hoạt động khai thác đá đã làm thay đổi cảnh quan vùng núi đá vôi của thị
xã Kinh Môn, thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, nhiều loài sinh vật mất nơi cư trú,
mức độ đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng.
Hiện tượng khai thác cát trên các sông lớn ở Hải Dương diễn ra khá phổ
biến ở các huyện: Tứ Kỳ, Kim Thành, Ninh Giang, Nam Sách, thị xã Kinh Môn và
thành phố Chí Linh dẫn đến sạt lở bờ sông, làm thay đổi môi trường sống của
các sinh vật thuỷ sinh nhất là các loài sinh vật đáy (trai, hến, ốc, tôm,…).
Quá trình khai thác đất, đá phát sinh bụi, tiếng ồn từ hoạt động nổ mìn, vận
chuyển khoáng sản,... tác động xấu đến đời sống và môi trường của người dân
khu vực, gây bức xúc trong nhân dân.

64
Tình trạng khai thác trái phép khoáng sản trên địa bàn tỉnh tuy đã giảm nhưng ở
một số địa phương vẫn còn tái diễn (khai thác bauxite, đá vôi, đất đồi, sét chịu lửa,
sét làm gạch, cát sỏi lòng sông,...) gây sạt lở đất đai, ảnh hưởng đến đê điều, cảnh
quan môi trường, đời sống của nhân dân, tình hình an ninh trật tự tại địa phương, gây
bức xúc trong nhân dân.

Hình a. Khai thác sét cao lanh (Chí Linh) Hình b. Khai thác đá phiến silicon (Kinh Môn)

Hình c. Khai thác đất, đá (Kinh Môn) Hình d. Khai thác cát (Tứ Kỳ)
Hình 1. Khai thác một số tài nguyên thiên nhiên ở Hải Dương

2. Khí thải, chất thải từ các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên

Quan sát hình 2 (trang 66) và thông tin mục 2, hãy cho biết: Khí thải, chất
thải từ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên tác động
đến môi trường như thế nào.

65
Hình a. Chất thải rắn từ khai thác khoáng sản Hình b. Khí thải của nhà máy gạch kính
(Kinh Môn) (Chí Linh)
Hình 2. Chất thải từ khai thác, chế biến khoáng sản ở Hải Dương

Hoạt động sản xuất, vận chuyển nguyên vật liệu tại các khu vực sản xuất xi
măng, luyện kim, nhiệt điện, gạch tuynel, gạch ốp lát, lò gạch thủ công, sản xuất
gang thép, sản xuất vôi, khai thác và chế biến khoáng sản phát thải lượng lớn
chất thải rắn, bụi, khí CO, CO2 , SO2 , NOx,... có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

Việc xử lí chất thải rắn nguy hại chủ yếu bằng phương pháp đốt, phát sinh
bụi, khí thải từ lò đốt, việc lưu giữ chưa đúng quy trình gây tác động đến môi
trường không khí.

Những năm qua, tình hình ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất trên địa
bàn tỉnh đã giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên, tác động từ tiếng ồn, khí thải, chất thải từ
các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp và làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

1. Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lí ảnh hưởng đến
môi trường như thế nào?
2. Sưu tầm và giới thiệu về một vấn đề môi trường cần quan tâm trong
khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em.

66
HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP VỀ MÔI TRƯỜNG
TRONG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

Ở Hải Dương, nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái, ô nhiễm môi trường là
việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí. Theo em, cần phải
làm gì để đảm bảo tăng trưởng xanh, phát triển bền vững?

I. HẬU QUẢ VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC,
SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Thách thức về môi trường trong khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên

Bằng kiến thức đã học, thông tin mục 1 và thực tế, hãy cho biết: Quá
trình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên có tác động tiêu cực đến
môi trường như thế nào.

Trên địa bàn thị xã Kinh Môn (cụm công nghiệp Phú Thứ, Duy Tân, Long
Xuyên), huyện Tứ Kỳ (cụm công nghiệp Ngọc Sơn, Kỳ Sơn) thường xuyên có bụi
vượt quy chuẩn cho phép ở mức cao. Nguyên nhân là do các cụm công nghiệp có
nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, nhiều bến bãi kinh doanh vật
liệu xây dựng và than; hạ tầng giao thông các tuyến đường ra vào bến bãi xuống
cấp, công tác vệ sinh công nghiệp yếu kém, ý thức tham gia giao thông đặc biệt là
ý thức bảo vệ môi trường (che chắn vật liệu) của các chủ phương tiện giao thông
kém... là nguyên nhân làm gia tăng ô nhiễm không khí tại các cụm công nghiệp.

67
Môi trường có nguy cơ suy thoái do khai thác bừa bãi, không chú ý cải tạo và
phục hồi môi trường.
Chất lượng nguồn nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước cấp
cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.
Gia tăng ô nhiễm không khí do khí thải, nước thải, rác thải rắn, bụi, tiếng ồn tại
một số cụm công nghiệp, khu vực bến bãi.

2. Giải pháp bảo vệ môi trường trong khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên

Trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên, cần phải làm gì để bảo
vệ tài nguyên và môi trường.

Nâng cao ý thức của cộng đồng về


bảo vệ môi trường.
Tăng cường tổ chức thực hiện pháp
luật về bảo vệ môi trường.
Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội
gắn với bảo vệ môi trường.

Hình 1. Bảo vệ tài nguyên rừng (Kinh Môn)

II. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở ĐỊA PHƯƠNG


Tìm hiểu hậu quả và giải pháp bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài
nguyên thiên nhiên ở địa phương
– Lựa chọn một vấn đề điển hình về môi trường cần quan tâm trong khai thác và
sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở địa phương.
– Vấn đề lựa chọn có đủ nguồn thông tin từ thực tế, người dân, cơ quan ban
ngành,...
– Phù hợp với điều kiện của nhà trường và học sinh.


68
1. Tìm hiểu hậu quả một vấn đề môi trường cần quan tâm trong khai thác
và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở địa phương
– Ảnh hưởng đến môi trường: Ô nhiễm môi trường; suy giảm đa dạng sinh học;
gây sạt lở đất đai.
– Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội: Suy giảm nguồn tài nguyên thiên
nhiên và vốn đầu tư, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế; mất an toàn lao động, hư hỏng
hạ tầng giao thông, môi trường ô nhiễm,… ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống
sinh hoạt nhân dân.

2. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng
tài nguyên thiên nhiên ở địa phương
– Nâng cao nhận thức của cộng đồng.
– Chính sách bảo vệ môi trường.
– Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

69
Chủ đề 5 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
CỦA HẢI DƯƠNG

Mục tiêu
– Trình bày được một số nét cơ bản về chính sách phát triển kinh tế trọng điểm
của Hải Dương hiện nay và những năm tiếp theo.
– Đánh giá được ưu thế của Hải Dương trong phát triển kinh tế.
– Dự báo được xu hướng phát triển kinh tế của địa phương trong những năm
tiếp theo, qua đó định hướng được nghề nghiệp trong tương lai.

70
5
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
CỦA HẢI DƯƠNG

Tỉnh Hải Dương có diện tích tự nhiên 1 668,28 km2; là tỉnh có diện tích
tương đối nhỏ so với cả nước (đứng thứ 52/63) nhưng ở mức khá lớn trong vùng
đồng bằng sông Hồng (đứng thứ 4/11). Dân số trung bình tỉnh Hải Dương năm
2020 ước đạt 1 916,7 nghìn người, là tỉnh đông dân (thứ 9/63 cả nước và thứ
3/11 vùng đồng bằng sông Hồng). Giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng
bình quân tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 8,1%/năm.
Với thực tế trên, trong bối cảnh thế giới và trong nước hiện nay, Hải Dương
đã đề ra chính sách phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo như thế nào?

1. Ưu thế của Hải Dương trong phát triển kinh tế

Hải Dương có tiềm năng và thế mạnh nổi trội như thế nào trong phát
triển kinh tế?

Hải Dương là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng Bắc Bộ, nằm sát
vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ, thuộc hai hành lang kinh tế quan trọng
Trung Quốc: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Nam Ninh –
Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

71
Vị trí của Hải Dương
tương đối thuận lợi giữa
các khu cảng biển (cảng
Cái Lân, cảng Hải Phòng)
và các cảng hàng không
quốc tế (Nội Bài, Vân Đồn,
Cát Bi); dễ dàng kết nối với
các tỉnh, thành phố, có vị trí
chiến lược về giao thương
kinh tế ở khu vực Bắc Bộ.
Hình 1. Lược đồ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Mạng lưới giao thông liên vùng (đường bộ, đường


thuỷ, đường sắt) hoàn thiện.

Đồng bằng trù phú, màu mỡ với 84,24% đất phù sa,
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
HẢI DƯƠNG
CÓ NHIỀU
TIỀM NĂNG Có nền tảng công nghiệp từ sớm với nhiều ngành
VÀ công nghiệp từng là mũi nhọn của cả nước như
THẾ MẠNH: nhiệt điện, xi măng, chế tạo bơm, sản xuất đá mài,...

Là tỉnh có bề dày truyền thống văn hoá với hệ thống


di tích lịch sử, cách mạng, văn hoá, nghệ thuật với
nhiều thắng cảnh, tạo thế mạnh cho phát triển du
lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng, tâm linh.

Với những ưu thế trên, Hải Dương đủ điều kiện phát triển kinh tế toàn diện và có
thế mạnh vượt trội trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

72
5
1. Trình bày những ưu thế vượt trội của Hải Dương trong phát triển kinh tế.
2. Giới thiệu với bạn bè về thế mạnh kinh tế của huyện, thành phố, thị xã nơi
em đang sống.

2. Chính sách phát triển kinh tế của Hải Dương

Với những tiềm năng và thế mạnh trên, Hải Dương đã đề ra chính sách
như thế nào để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, phù hợp với bối cảnh
trong nước và xu thế thế giới?

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII năm 2020 đã đề ra phương
hướng phát triển kinh tế: khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lí,
di sản văn hoá, bản sắc con người xứ Đông để phát triển nhanh và bền vững.

Cơ cấu lại kinh tế theo


hướng tăng trưởng xanh,
chuyển đổi số với các trụ cột:
(1) công nghiệp công nghệ cao
và công nghiệp hỗ trợ; (2) sản
xuất nông nghiệp hàng hoá tập
trung, ứng dụng công nghệ cao;
(3) dịch vụ chất lượng cao;
(4) phát triển đô thị xanh,
thông minh, hiện đại,...
Hình 2. Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh Hải Dương

Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động:

Đến năm 2025 Đến năm 2030


Cơ cấu kinh tế, lao động Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu
kinh tế lao động kinh tế lao động

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 8,0% 19,0% 6,0% 14,5%

Công nghiệp – xây dựng 61,5% 50,5% 63,8% 53,0%

Dịch vụ 30,5% 30,5% 30,2% 32,5%

73
Đến năm 2025 Đến năm 2030

61,5 63,8

30,5 30,2

8 6

Nông, lâm nghiệp Công nghiệp, Dịch vụ


và thuỷ sản xây dựng

Hình 3. Biểu đồ định hướng phát triển kinh tế của Hải Dương đến năm 2030

Giải pháp trọng tâm trong phát triển kinh tế của Hải Dương đến năm 2030 và
những năm tiếp theo là phát triển kinh tế số theo hướng tăng trưởng xanh, dựa trên
các trụ cột:

1
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp
hữu cơ.

2 Phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ.

Phát triển một số ngành dịch vụ chất lượng cao, phát triển du lịch

3 thông minh, xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng,
có thương hiệu.

74
5
Phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, tạo nền tảng để Hải Dương
sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

1. Tăng trưởng xanh là chủ trương tăng trưởng GDP mà duy trì hoặc khôi
phục lại chất lượng và tính toàn vẹn của môi trường sinh thái, đồng thời đáp ứng
các nhu cầu của tất cả mọi người với mức thấp nhất có thể tác động đến môi
trường. Đó là một chiến lược tìm kiếm tối đa hoá sản lượng kinh tế trong khi
giảm thiểu gánh nặng về sinh thái.
2. Kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”,
đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số hiện
diện trên tất cả các lĩnh vực (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân
phối, lưu thông hàng hoá, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng,...) và
nền kinh tế mà công nghệ số được áp dụng. Công nghệ số thúc đẩy nhiều ngành
kinh doanh cải tiến mô hình phát triển, tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và
xoá mờ đường biên giới địa lí.

1. Trình bày những nét cơ bản về chính sách phát triển kinh tế của
Hải Dương hiện nay.
2. Phân tích biểu đồ, so sánh chỉ tiêu cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn
2020 – 2025 và 2030. Nhận xét về chính sách phát triển kinh tế
của tỉnh đến năm 2030.
3. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động của tỉnh đến năm 2030.

75
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM CỦA HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2030

Theo thống kê năm 2020, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của
Hải Dương là hơn 9 000 doanh nghiệp đứng thứ 4/11 vùng đồng bằng sông Hồng
và đứng thứ 13/63 cả nước, trong đó, số doanh nghiệp vừa và lớn chỉ chiếm tỉ lệ
khoảng 9,4%, còn lại 90,6% là các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ.
Với những thế mạnh và tiềm năng đang có, Hải Dương đã định hướng phát
triển các ngành kinh tế trọng điểm gì trong giai đoạn tiếp theo?

1. Định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp

Trọng tâm chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của Hải Dương
đến năm 2030 là gì?

Nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế nông nghiệp của Hải Dương là đẩy
mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, ứng
dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao
năng suất và giá trị sản phẩm, đảm bảo phát triển bền vững.
Cốt lõi của định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong những năm
tiếp theo là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp như công
nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự
động hoá, internet vạn vật,… nhằm hướng tới phát triển mô hình tự động hoá trong
nông nghiệp.

76
5
Hình 1. Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tại Hải Dương

Hiện nay, tỉnh đã quy hoạch phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, ưu tiên đầu tư về hạ tầng kĩ thuật phục vụ sản xuất; tăng cường đầu tư nguồn
nhân lực khoa học công nghệ, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về ứng dụng
khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp cho người dân.

Hình 2. Ứng dụng công nghệ cao trong Hình 3. Ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp tại Kinh Môn chăn nuôi tại Gia Lộc

Đặc biệt, tỉnh thực hiện chính sách khuyến khích các địa phương lập đề án phát
triển kinh tế, áp dụng công nghệ nhà kính, nhà màng, các công nghệ truy xuất nguồn
gốc vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để nâng cao chất lượng nông sản,
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

77
Hình 4. Mô hình sản xuất nông nghiệp Hình 5. Hải Dương đưa sản phẩm
trong nhà màng tại Gia Lộc nông nghiệp lên sàn online

Từ năm 2020, nhiều nông sản của Hải Dương được xuất khẩu chính ngạch sang
các thị trường cao cấp đã khẳng định chất lượng, tiêu biểu là:

Vải thiều Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia

Cà rốt Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc

Bắp cải Hàn Quốc, Nhật Bản

Dưa chuột muối Nga, Hàn Quốc

1. Nhận xét về định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp của Hải Dương
đến năm 2030.
2. Chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của Hải Dương đã được
hiện thực hoá như thế nào tại huyện, thị xã, thành phố nơi em sống?
3. Trong vai một phóng viên báo Hoa học trò, hãy phỏng vấn một gia
đình thực hiện ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
để viết một bài về hiệu quả của phát triển nông nghiệp xanh.
4. Tìm hiểu và giới thiệu một nghề có thể đáp ứng cho phát triển nông
nghiệp của Hải Dương trong những năm tiếp theo.

78
5
2. Định hướng phát triển kinh tế công nghiệp

Hải Dương có định hướng phát triển kinh tế công nghiệp như thế nào để
trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại?

Định hướng phát triển công nghiệp Hải Dương hiện nay là phát huy tối đa những
tiềm năng thế mạnh của tỉnh trong giai đoạn tới; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
công nghiệp chế biến và tạo cơ hội tham gia thị trường quốc tế; lựa chọn phát triển
các ngành công nghiệp, các sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm
năng lượng, tiêu tốn ít tài nguyên, thân thiện môi trường, tăng nhanh hàm lượng khoa
học, công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa hoá trong sản phẩm công nghiệp.
Giai đoạn đến năm 2025, tập trung phát triển một số ngành như: công nghiệp cơ
khí chế tạo máy móc thiết bị và gia công kim loại; công nghiệp sản xuất thiết bị điện,
điện tử; công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo; công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất
và lắp ráp điện tử; công nghiệp hoá chất; phát triển ngành công nghiệp chế biến nông
lâm thuỷ sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước với chất lượng đạt tiêu chuẩn
quốc tế.
Giai đoạn sau năm 2025, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá, chú trọng khâu thiết kế,
tạo mẫu sản phẩm; khẳng định vị thế các ngành công nghiệp hỗ trợ Hải Dương trong
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước...; phát triển ngành công nghiệp môi
trường, ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng.

Hình 6. Cửa ngõ phía Tây thành phố Hải Dương

79
1
Công nghiệp hỗ trợ
ngành công nghiệp
cơ khí chế tạo

4 CÁC
NGÀNH CÔNG
2
Công nghiệp hỗ trợ NGHIỆP MŨI
Công nghiệp hỗ trợ ngành
ngành dệt may và NHỌN ĐẾN
NĂM 2030 công nghiệp ô tô
da giày

3
Công nghiệp hỗ trợ
ngành công nghiệp
điện tử, tin học

Định hướng phát triển kinh tế công nghiệp của Hải Dương từ sau năm 2020 mang
tính đột phá, chuyển từ mô hình đầu tư tăng trưởng theo chiều rộng (nhờ vào lao động
giá rẻ và vốn) sang tăng trưởng theo chiều sâu (nhờ vào trình độ công nghệ, phương
thức sản xuất và năng suất lao động).
Ðến nay, Hải Dương đã quy hoạch,
xây dựng 18 khu công nghiệp (KCN);
lập quy hoạch 32 cụm công nghiệp
(CCN). Các KCN, CCN được quy hoạch
gắn với quy hoạch phát triển đô thị và
hành lang phát triển của các vùng trong
tỉnh Hải Dương, dọc theo các tuyến
quốc lộ, tỉnh lộ với 03 đô thị động lực là
thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn và
huyện Bình Giang.
Hình 7. Sản xuất ô tô tại Công ti Ford Hải Dương

80
5
Hải Dương đang chú trọng thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn nhằm
thực hiện chính sách phát triển của địa phương.

1. Nhận xét về định hướng phát triển kinh tế công nghiệp của Hải Dương
đến năm 2030.
2. Tìm hiểu và giới thiệu một số nghề/ việc làm trong ngành công nghiệp
hiện đại của Hải Dương.
3. Nêu dự định của em trong việc chọn ngành học/ nghề nghiệp để góp
phần xây dựng quê hương.

3. Định hướng phát triển kinh tế du lịch – dịch vụ

Hải Dương có định hướng phát triển kinh tế du lịch – dịch vụ như thế
nào sau năm 2020?

Là vùng đất địa linh nhân kiệt chứa đựng chiều sâu văn hoá với nhiều di tích,
danh thắng, Hải Dương là tỉnh có tiềm năng du lịch tâm linh. Bên cạnh đó, với lợi thế
đa dạng sinh học, có đủ các địa hình cơ bản gồm miền núi, trung du và đồng bằng
nên Hải Dương giàu tiềm năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp.
Phát triển du lịch, dịch vụ chất lượng cao là một trong những mục tiêu quan trọng
của Hải Dương sau năm 2020. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương
?
lần thứ XVII, nhiệm kì 2020 – 2025 đã xác định giải pháp trọng tâm cho phát triển du
lịch, dịch vụ là “… Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến
thương mại; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, lợi thế phát triển của dịch vụ
của tỉnh. Tập trung phát triển du lịch thông minh, xây dựng sản phẩm du lịch có chất
lượng cao, đa dạng, có thương hiệu,…”.
Ngay sau Đại hội tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, ngày 30 – 9 – 2021, Uỷ ban nhân
dân tỉnh đã ra quyết định, ban hành Đề án “Phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh
Hải Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó chú trọng định
hướng và các giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao của tỉnh.

81
Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh gồm:

Về với nghệ thuật rối nước vùng đồng bằng sông Hồng

Tìm về giá trị sinh thái cộng đồng đích thực vùng đồng bằng sông Hồng

Con đường khoa cử Việt

Con đường gốm Chu Đậu – Tinh hoa văn hoá Việt

Du lịch nghỉ dưỡng làng quê Việt (Khu vực sông Hương, huyện Thanh Hà)

Du lịch nghỉ dưỡng – thiền, dưỡng sinh (thành phố Chí Linh)

Văn hoá ẩm thực xứ Đông

Hiện nay, tỉnh đã quy hoạch các vùng, khu du lịch; liên kết phát triển du lịch với
các tỉnh, thành phố phía Bắc; cho chủ trương thực hiện dự án và kí biên bản ghi nhớ,
hợp tác với một số tập đoàn kinh tế để phát triển các khu du lịch sinh thái kết hợp
nghỉ dưỡng, sân golf,…

Hình 8. Quy hoạch khu đô thị nghỉ dưỡng Hình 9. Khu nghỉ dưỡng sinh thái
hồ Bến Tắm, thành phố Chí Linh tại huyện Thanh Hà

82
5
Không chỉ là định hướng, phát triển du lịch đặc thù và nâng cao chất lượng dịch
vụ du lịch đang là một nhiệm vụ trọng tâm của Hải Dương. Trong những năm tiếp
theo, du lịch – dịch vụ sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

1. Nhận xét về tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của Hải Dương.
2. Trình bày định hướng phát triển du lịch – dịch vụ của Hải Dương.
3. Tìm hiểu và giới thiệu một số nghề, việc làm để phát triển ngành
du lịch – dịch vụ tại Hải Dương.

83
Chịu trách nhiệm xuất bản:
........................................
........................................
Chịu trách nhiệm nội dung:
........................................
Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo:
........................................
........................................
........................................
........................................

Biên tập nội dung:


........................................
Trình bày bìa:
........................................
Chế bản:
........................................

Bản quyền thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HẢI DƯƠNG – LỚP 10

Mã số: ........................................
In ..................... bản khổ 19 x 26,5cm
In tại: .............................................................................................................................................
Địa chỉ: ..........................................................................................................................................
Số ĐKXB: ......................................................................................................................................
Số QĐXB: ......................................................................................................................................
In xong và nộp lưu chiểu quý ....... năm 2022
Mã số ISBN: ..................................................................................................................................

84
5

You might also like