You are on page 1of 179

LUẬN VĂN:

Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá thời


kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Bước sang thế kỷ XXI, xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới là bằng
mọi cách khơi dậy sức sống mãnh liệt của dân tộc để hội nhập quốc tế và phát triển hợp lý,
phù hợp với xã hội hiện đại. Để làm được điều đó, nhiều nước đã tìm về di sản văn hoá
(DSVH), bởi DSVH chính là một trong những cội nguồn sức sống tiềm tàng to lớn của dân
tộc được tạo ra trong quá khứ, cần phải được bảo vệ, duy trì và phát huy trong xã hội hiện
đại. Văn hoá là tiềm lực tinh thần to lớn của mỗi dân tộc, thể hiện ra ở những giá trị hàm
chứa trong vốn DSVH dân tộc được tích luỹ theo thời gian lịch sử. DSVH dân tộc giống
như một nguồn lực kép: nguồn lực vật thể (hữu hình) và nguồn lực phi vật thể (vô hình).
DSVH trở thành điểm tựa quan trọng, tạo thế đi vững chắc cho hiện tại và tương lai của
mỗi quốc gia, dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Trải qua hàng ngàn năm, những giá trị DSVH phi vật thể và DSVH vật thể Việt
Nam vẫn hiện diện như muôn trùng con sóng cuộn chảy trong dòng sông văn hoá truyền
thống của dân tộc.
Kế thừa di sản quá khứ là quy luật phát triển tất yếu của văn hoá. Muốn kế thừa và
phát huy DSVH thì trước hết cần phải nghiên cứu, tiếp cận mọi phương diện lý luận về
DSVH dân tộc. Đó là một đòi hỏi bức xúc về phương diện lý luận mà quá trình nghiên cứu
đề tài “Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH (qua thực tế một
số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ)” có thể tìm được những phương án giải trình một cách có hệ
thống, hợp lý và logic.
Mặc dù chỉ nghiên cứu về DSVH ở đồng bằng Bắc Bộ nhưng đề tài vẫn có điều
kiện hệ thống hoá, bao quát và đi sâu hơn về một số vấn đề lý luận DSVH đương đại, đóng
góp chung vào những thành tựu lý luận về lĩnh vực này.
1.2. Trong xu thế giao lưu hội nhập và toàn cầu hoá hết sức sôi động hiện nay, vấn
đề bảo tồn và phát huy DSVH lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm gìn giữ và
phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, để hội nhập mà không bị hoà tan.
DSVH nước ta giống như một kho báu của quá khứ cần phải được kế thừa một cách
khoa học, tích cực, có chọn lọc đúng đắn để tiến hành xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII” của Đảng đã khẳng định: “Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ phải nhằm xây dựng
nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng,
đạo đức, tâm hồn, tình cảm lối sống, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho sự phát
triển xã hội. Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn
hoá, nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá danh thắng
của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc
biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền
thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc
trên thế giới, làm giàu đẹp cho nền văn hoá Việt Nam”.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh vấn đề bảo
tồn phát huy DSVH dân tộc trong sự nghiệp phát triển văn hoá, nền tảng tinh thần của xã
hội: “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến,
các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hoá nghệ thuật, ngôn
ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hoá, văn
nghệ dân gian. Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hoá với các hoạt
động phát triển kinh tế du lịch”.
Xuất phát từ quan điểm đường lối của Đảng, việc thực hiện đề tài nghiên cứu Bảo
tồn và phát huy di sản văn hoá thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH (qua thực tế một số tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ)” là một hoạt động có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và ý nghĩa thời sự cấp bách
đối với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, đối với các vùng miền cả nước nói chung.
1.3. DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ có vị trí trọng yếu trong toàn bộ không gian
DSVH phía Bắc nước ta - một vùng văn hoá lâu đời, tiêu biểu cho văn hoá dân tộc Việt
Nam từ ngàn xưa, bao gồm nhiều tiểu vùng văn hoá mở rộng theo đồng bằng Bắc Bộ, trải
dài theo sông Hồng cùng với hệ thống sông ngòi phía Bắc và vùng châu thổ rộng lớn.
Nghiên cứu, khảo sát DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ sẽ giúp chúng ta khai thác,
tiếp cận những vỉa tầng quan trọng hàng đầu của văn hoá Việt Nam trong tiến trình lịch sử.
Đây là một trong những “địa chỉ” trọng điểm cất giữ những vẻ đẹp tinh hoa nhất, cốt lõi
nhất của văn hoá nước ta. Bởi vậy, muốn xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, cần phải nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát huy DSVH
đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, DSVH Việt Nam nói chung.

1.4. Vừa qua, hoạt động bảo tồn, kế thừa và phát huy DSVH đã diễn ra rất đa dạng
tại các địa phương vùng đồng bằng Bắc Bộ. Theo đó, tình hình CNH, HĐH, giao lưu hội
nhập quốc tế ngày càng sôi động, vừa có thời cơ lại vừa có những thách thức không nhỏ
đối với hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hoá. Đã đến lúc cần phải thực hiện một
công trình nghiên cứu chuyên biệt, nhằm khảo sát thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH
vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, tìm ra những thành tựu và
hạn chế của hoạt động này, kiến nghị và đề xuất những phương hướng và giải pháp có tính
khả thi, nhằm bảo tồn và phát huy tốt hơn DSVH đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn hiện nay và
trong tương lai.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ của hoạt động bảo tồn, phát huy DSVH với quá trình
đẩy mạnh CNH, HĐH tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đề tài đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng bảo tồn
và phát huy DSVH ở một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ thời gian qua (bao gồm các tỉnh
Hà Tây (cũ), Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh).
Đề tài sẽ cố gắng làm nổi rõ những thành tựu, những mặt tồn tại trong các hoạt
động nêu trên, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, đồng thời đề ra phương
hướng và giải pháp hiệu quả nhất, nhằm bảo tồn và phát huy DSVH trong giai đoạn tiếp
tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH tại đồng bằng Bắc Bộ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Vận dụng các quan điểm mác xít, quan điểm lý luận của Đảng và chính sách của
Nhà nước, những quan niệm của nhân loại tiến bộ về bảo tồn và phát huy DSVH, kết hợp
với những kết quả nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đề tài thuyết minh sáng rõ về mối quan
hệ, vai trò của hoạt động bảo tồn, phát huy DSVH với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH,
hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc ở vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.
- Khảo sát, điều tra, nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, phát huy các
DSVH vật thể, DSVH phi vật thể tại một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ (chủ yếu là ở Hà
Nội, Hà Tây cũ, Hải Dương và Bắc Ninh) trên các mặt thành tựu, hạn chế, tìm ra những
nguyên nhân dẫn đến thực tiễn đó.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy
DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, đóng góp những tư
liệu cần thiết để hoàn thiện thêm chính sách bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc phù hợp
với những đòi hỏi từ thực tiễn của đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, trong phạm vi cả nước nói
chung.
- Qua nghiên cứu, đề tài bước đầu giới thiệu kinh nghiệm thành công của một số
quốc gia trên thế giới về lĩnh vực bảo tồn phát huy DSVH trong phát triển kinh tế xã hội
hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận
- Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hoá, đề tài tiếp cận một cách có hệ
thống những tiền đề lý luận về DSVH, về bảo tồn di sản văn hoá và phát huy DSVH.
- Theo đó, đề tài nghiên cứu, vận dụng hợp lý những thành tựu về lý luận DSVH
của thế giới đương đại vào thực tiễn nghiên cứu như:
+ Quan niệm của UNESCO về văn hoá và DSVH, về kế thừa, bảo tồn và phát huy
DSVH, về vai trò chức năng của DSVH đối với việc lựa chọn mô hình phát triển của văn
hoá mỗi dân tộc.
+ Những thành tựu về lý thuyết vùng văn hoá và tiểu vùng văn hoá của giới nghiên
cứu văn hoá học trên thế giới đầu thế kỷ XXI.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phân tích - Tổng hợp tài liệu văn bản
Đề tài sẽ nghiên cứu những văn bản, tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu:
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện chủ
trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hoá, về DSVH, luật DSVH,
về bảo tồn và phát huy DSVH.
- Các công trình nghiên cứu của nước ngoài về DSVH vật thể, DSVH phi vật thể.
- Các công trình nghiên cứu, sưu tầm trong nước về DSVH vật thể, DSVH phi vật
thể Việt Nam nói chung, vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.
* Điều tra xã hội học, quan sát, khảo tả: phỏng vấn sâu (các nghệ nhân, các nhà
quản lý, cán bộ chuyên trách, người dân tại các vùng miền), bảng hỏi (tổng thể, chi tiết),
thống kê, phân loại...
* Lịch sử - Logic: nghiên cứu, phán đoán, suy luận, thuyết minh những cơ sở lịch sử
xã hội hình thành nên DSVH.
* So sánh văn hoá: Đối chứng vùng văn hoá và tiểu vùng văn hoá ở đồng bằng
Bắc Bộ theo hai chiều lịch đại và đồng đại để tìm ra những nét đặc sắc.
* Phương pháp phân tích SWOT (Điểm mạnh - Điểm yếu - Thời cơ - Thách thức:
Stengths, Weaknesses, Opportunities, Threatts)

4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


Nói tới văn hóa người ta thường đề cập ngay tới di sản văn hoá (Cultural heritage).
Diện mạo văn hoá dân tộc trước tiên dễ nhận ra chính là những tài sản văn hoá đời trước
để lại cho đời sau. Vẻ đẹp giá trị của DSVH giống như những lớp vàng ròng trầm tích kết
đọng thành đồng bằng châu thổ đôi bờ con sông văn hoá miệt mài uốn lượn qua những bến
bờ thời gian. Có lẽ vì thế mà khi nghiên cứu văn hoá, DSVH là một lĩnh vực được giới
nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm tìm hiểu trước tiên và khảo sát ở nhiều
cấp độ khác nhau trên các phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn.
* Những thành tựu nghiên cứu lý luận về văn hoá và di sản văn hoá
Vào thời gian nửa sau thế kỷ XX, các tổ chức quốc tế như UNESCO, UNDP đều nỗ lực
nghiên cứu đánh giá tiềm năng quá khứ của nhân loại, đặc biệt là về di sản văn hoá. UNESCO
chia di sản văn hoá thành hai loại: di sản “văn hóa vật thể” (tangible culture) và di sản “văn hoá
phi vật thể” (nonphysicalculture).
Trên thế giới nhiều học giả đã nghiên cứu khái niệm Di sản văn hoá (Cultural
heritage). Abraham Moles quan niệm DSVH như một “mã di truyền xã hội”, một thứ “ký
ức tập thể”. Feredico Mayor hình dung DSVH như một “hệ thống các giá trị”, những nhân
tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc.
Người Nhật quan niệm giá trị văn hoá như một thứ tài sản - “tài sản văn hoá”
(Cultural propeties) và họ chia di sản văn hoá thành hai loại: tài sản văn hoá “hữu hình” và
tài sản văn hoá “vô hình”. Các thuật ngữ vật thể, phi vật thể, vô hình, hữu hình giờ đây
được sử dụng rộng rãi trên thế giới khi nói về di sản văn hoá.
Trong Hội nghị quốc tế “Bảo vệ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể: Hướng đến
Phương pháp tiếp cận tổng thể” tổ chức tại Nara, Nhật Bản từ 19 đến 23/10/2004, Tuyên
bố Yamato về Phương pháp tiếp cận tổng thể trong bảo vệ di sản văn hoá vật thể và phi
vật thể đã được thông qua. Với bản Tuyên bố này, các quan niệm về DSVH đã được nhân
loại định nghĩa cụ thể trên phương diện lý luận theo Công ước và Quy chế của UNESCO.
Đây là những quan niệm cụ thể nhằm giúp nhận diện một cách đúng đắn khoa học về
DSVH vật thể và phi vật thể trên thế giới.
Ở nước ta, nghiên cứu về DSVH trước tiên phải kể đến công trình Việt Nam Văn
hoá sử cương của học giả Đào Duy Anh từ năm 1938 với quan điểm : “Ta muốn trở thành
một nước cường thịnh về vật chất, vừa về tinh thần thì phải giữ văn hoá cũ (di sản) làm thể
(gốc, nền tảng); mà lấy văn hoá mới làm dụng nghĩa là phải khéo điều hoà tinh tuý của văn
hoá phương Đông với những điều sở trường về khoa học của văn hoá phương Tây”.
Năm 1997, GS,TS. Hoàng Vinh hoàn thành cuốn sách Một số vấn đề về bảo tồn và
phát triển di sản văn hoá dân tộc. Trên cơ sở những quan niệm DSVH của quốc tế và Việt
Nam, tác giả đã đưa ra một hệ thống lý luận về DSVH, đồng thời bước đầu vận dụng
nghiên cứu DSVH nước ta. Năm 2002, Luật di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi
hành được coi là văn bản pháp quy về DSVH.
Trong sách Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể do Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch
phát hành năm 2007, GS,TS. Ngô Đức Thịnh (nguyên Viện trưởng viện Văn hoá dân gian)
đã bàn đến Văn hoá phi vật thể: Bảo tồn và phát huy. Trưởng Ban Di sản phi vật thể Văn
phòng UNESCO Pari - ông Rieks Smeets đã nghiên cứu về Bối cảnh, nhận thức và quá
trình xây dựng Công ước về bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể. Tổng giám đốc ACCU-
ông Sato Kunio đề cập đến Các chương trình của ACCU và tầm nhìn về bảo vệ di sản văn
hoá phi vật thể. Hai nhà nghiên cứu Trung Quốc là Cố Quân & Uyển Lợi nghiên cứu về
Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể và những quy tắc nên theo. Partrik J. Bolyan nghiên cứu
Di sản văn hoá phi vật thể, cơ hội và thách thức đối với Bảo tàng và công tác đào tạo cán
bộ chuyên môn bảo tàng.
Công trình Một con đường tiếp cận di sản văn hoá do Bộ Văn hoá - Thông tin ấn
hành, Hà Nội năm 2006 đã tập hợp nhiều bài nghiên cứu về lý luận DSVH cũng như thực
tiễn, có thể làm tư liệu nghiên cứu tốt cho đề tài. Trong đó tiêu biểu nhất là các bài: Khảo
cổ học với công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hoá (Vũ Quốc Hiền), Bảo tồn di tích,
nhân tố quan trọng của phát triển bền vững (Lê Thành Vinh); Di tích lịch sử và văn hoá
đồng bằng sông Hồng (Đặng văn Bài); Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử -
văn hoá Đường Lâm (Phan Huy Lê).
Sách Giữ gìn, phát huy di sản văn hoá các dân tộc Tây Bắc do NXB Văn hoá Dân
tộc - Tạp chí Văn hoá nghệ thuật phát hành có thể giúp người đọc có thể nhận diện một số
vấn đề lý luận về DSVH.
Trên Tạp chí Cộng sản số 20, năm 2003, PGS, TS. Nguyễn Văn Huy đã có nhiều cố
gắng nghiên cứu Một số vấn đề bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá các dân tộc hiện
nay. Tác giả bài báo đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác bảo tồn phát
huy DSVH trên phạm vi cả nước.
Cùng hướng nghiên cứu này, Ngô Phương Thảo viết bài Bảo vệ di sản, cuộc chiến
từ những góc nhìn đăng ở Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 289 tháng 07/2008. Bài viết đã
đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ DSVH hiện nay. Theo tác giả thì “Mỗi ngày, di sản văn
hoá càng đối mặt với nhiều nguy cơ, xuất phát từ những hệ lụy của cuộc sống hiện đại.
Cũng mỗi ngày, ý thức về trách nhiệm phải gìn giữ các giá trị văn hoá đã tồn tại với thời
gian càng lan toả sâu rộng trong toàn xã hội, trong mỗi cộng đồng để dẫn tới những
chương trình dự án ngày càng có hiệu quả hơn trong việc gìn giữ các giá trị văn hoá vật thể
và phi vật thể”.
* Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy di sản
văn hoá đồng bằng Bắc Bộ.
Gần đây xuất hiện một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như Vai trò
của văn hoá trong Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
do PGS, TS Lê Quý Đức chủ biên (do NXB Văn hoá Thông tin - Viện Văn hoá, Hà Nội
xuất bản năm 2005). Đây là một công trình khảo sát khá sâu rộng công phu về văn hoá
nông thôn đồng bằng sông Hồng, trong đó đề cập đến lĩnh vực DSVH trong thời kỳ CNH,
HĐH. Võ Quang Trọng nghiên cứu về Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật
thể của Thăng Long Hà Nội (Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Viện nghiên cứu Văn hoá -
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam)
Tìm về Di sản văn hoá dân gian trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (NXB
Thuận Hoá, Huế, 1996), tác giả Chu Quang Trứ đề cập đến di sản văn hoá vùng đồng bằng
Bắc Bộ trong bối cảnh chung của DSVH dân tộc.
Qua công trình Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng
(NXB Khoa học xã hội, Hà Nội - sách do Tô Duy Hợp chủ biên năm 2000), người đọc có
thể tìm thấy phần nào diện mạo DSVH đồng bằng Bắc Bộ.
Sách Khảo sát thực trạng văn hoá lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng
Bắc bộ của TS.Nguyễn Quang Lê (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 2001) đã giúp cho
người đọc có cái nhìn hệ thống về DSVH phi vật thể nơi đây.
Năm 2003, Hiếu Giang đã nghiên cứu khá công phu Về giá trị văn hoá phi vật thể
Thăng Long - Hà Nội (Tạp chí Di sản Văn hoá - Bộ Văn hoá Thông tin, số 3). Viết bài trên
tạp chí Văn hoá nghệ thuật năm 2002, nhà nghiên cứu Lưu Trần Tiêu đưa ra vấn đề Bảo
tồn và phát huy di sản văn hoá Viêt Nam. Năm 2006, nghiên cứu sinh Đàm Hoàng Thụ
bảo vệ thành công luận án TS với đề tài: Nghiên cứu vấn đề bảo tồn di sản văn hoá nghệ
thuật trong giai đoạn hiện nay. Có thể xem đây là công trình nghiên cứu khá sâu về lý luận
DSVH.
Năm 2007, trong tư cách một nhà nghiên cứu có nhiều năm quan tâm đến DSVH,
PGS,TS. Nguyễn Chí Bền viết bài nghiên cứu Bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể ở nước ta
hiện nay đăng trên báo Văn hoá. Bài báo bàn sâu về cách thức bảo tồn văn hóa phi vật thể
hiện nay. Với kinh nghiệm của một người quản lý văn hóa, tác giả Nguyễn Hữu Kim -
giám đốc Sở Văn hoá ,Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc có nhiều đề xuất về Bảo tồn và phát
triển di sản văn hoá ở Vĩnh Phúc.
Trong thời gian qua, các tạp chí Người đưa tin UNESCO, tạp chí Di sản Văn hoá
(do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ấn hành), tạp chí Văn hiến lần lượt giới thiệu một số
bài viết nghiên cứu về DSVH nói chung, về thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH vùng
đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã tham khảo, kế thừa kết quả của
một số tài liệu khoa học là cơ sở gợi mở cho hướng nghiên cứu về bảo tồn và phát huy
DSVH đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm: Hồ Chí Minh toàn tập (1995 - 2000), Cơ sở lý luận văn
hoá Mác - Lê nin ; Văn kiện Hội nghị Trung ương V khoá VIII (BCH TW khoá VIII); Văn
kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X; sách Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của Nguyễn Trung Quế; Công trình Khảo sát
thực trạng văn hoá lễ hội truyền thống của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ của Nguyễn
Quang Lê; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ
1996 - 2000 (Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phát hành
tháng 4/1996); Nghề thủ công mỹ nghệ đồng bằng sông Hồng - tiềm năng, thực trạng và
một số kiến nghị, (Đề tài cấp Bộ, Hà Nội, Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian -1999); sách
Địa lý các tỉnh, thành phố Việt Nam, Phần I: Các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng
(năm 2001); Đề tài khoa học Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá do TS Mai Thế Hởn (chủ biên) GS,TS. Hoàng Ngọc Hoà,
PGS,TS. Vũ văn Phúc (đồng chủ biên) (2002); Sách Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân
văn hoá truyền thống Việt Nam của Diêm Thị Đường; sách Hệ thống nông nghiệp vùng
đồng bằng sông Hồng của Đào Thế Tuấn và Pascal Bergeret; Văn hoá Thăng Long - Hà
Nội hội tụ và toả sáng của GS,TS. Trần Văn Bính (chủ biên); Thực trạng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam của Nguyễn Sinh Cúc - Lê Mạnh Hùng; Sách
Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ của tác giả Trần Từ; sách Công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn các nước và Việt Nam của Nguyễn Điền (1997); Số
liệu thống kê về cơ sở hạ tầng của nông thôn Việt Nam, NXB Thống kê (2005) v.v...
Nhận xét chung
- Phần lớn các công trình nghiên cứu và tư liệu trên đây đều trực tiếp hoặc gián tiếp
đề cập đến DSVH và thực trạng bảo tồn phát huy DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ ở nhiều
góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau.
- Dường như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt, hệ thống và
quy mô về thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình đẩy
mạnh CNH, HĐH.
- Các công trình chủ yếu nghiên cứu về bảo tồn và phát huy DSVH thuần túy mà
chưa đề cập nhiều đến mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy DSVH và quá trình đẩy mạnh
CNH, HĐH ở đồng bằng Bắc Bộ với những biểu hiện phong phú, đa dạng và phức tạp của
quan hệ này.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Nội dung đề tài triển khai trong 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo tồn và phát huy DSVH ở đồng bằng Bắc
Bộ trong quá trình CNH, HĐH
Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở
đồng bằng Bắc Bộ (qua thực tế tại Hà Nội, Hà Tây cũ, Bắc Ninh và Hải Dương)
Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo tồn và phát huy DSVH thời kỳ tiếp tục
đẩy mạnh CNH, HĐH ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Đề tài sau khi được thực hiện thành công sẽ góp phần hệ thống hoá lý luận về văn
hoá, lý luận về DSVH, về vùng văn hoá và tiểu vùng văn hoá, về vấn đề kế thừa, bảo tồn,
phát huy DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
- Đề tài là sự vận dụng lý luận nghiên cứu văn hóa vào một trường hợp cụ thể: tìm hiểu
về DSVH tại một không gian văn hóa vùng (đồng bằng Bắc Bộ).
- Đề tài bước đầu nghiên cứu về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy DSVH với
tiến hành CNH, HĐH trên các phương diện lý luận.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung, gợi mở, góp phần hoàn thiện chính
sách bảo tồn và phát huy DSVH trong cả nước nói chung, vùng đồng bằng Bắc Bộ nói
riêng.
- Đề tài bước đầu hệ thống hoá về DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ, đưa ra các kiến
nghị và giải pháp giúp cho các cơ quan chức năng làm tốt công tác bảo tồn và phát huy
DSVH kết hợp với đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện CNH, HĐH.
- Đề tài trở thành tài liệu tham khảo cho học viên hệ Cao cấp lý luận chính trị, học
viên Cao học và nghiên cứu sinh tại Viện Văn hoá và phát triển, Học viện Chính trị -
Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
- S¶n phÈm cña ®ề tài xuất bản thành sách tham khảo nhằm giới thiệu, quảng bá
hình ảnh DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ.
NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY DSVH
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH

1.1. Lý luận chung về di sản văn hoá


1.1.1. Khái niệm “di sản văn hoá”
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Di sản là cái của thời trước để lại [84, tr. 254]. Di sản văn hoá
theo nghĩa Hán Việt là những tài sản văn hóa có giá trị của quá khứ còn tồn tại trong cuộc sống
đương đại và tương lai. Di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại. Sản là tài sản, là
những gì quý giá, có giá trị. Di sản văn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa
nói trên.
Khái niệm DSVH trong tư cách là một thuật ngữ khoa học đã có một quá trình hình
thành khá lâu dài. Điều mà ít ai ngờ tới nhất, chính là thuật ngữ này lại được hình thành và
được biết đến từ cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789. Quá trình tịch thu được tài sản của
tầng lớp quý tộc, tăng lữ, nhà thờ giáo hội để tập trung tất cả lại thành tài sản quốc gia sau
cách mạng tư sản Pháp đã dần dần hình thành khái niệm di sản. Để tránh sự thất thoát và
phá hoại loại tài sản này, nhà nước Pháp lúc bấy giờ đã tiến hành kiểm kê, mô tả sắp xếp,
phân loại các công trình lịch sử để xác định thứ tự ưu tiên nhằm khôi phục và bảo tồn di
sản quốc gia. Di sản lúc đó được hiểu như “ý niệm về một tài sản chung, tài sản của mọi
công dân, chứ không phải của riêng một ai, đó là ý niệm đã tạo thành cái ý thức về di sản
quốc gia”. [83, tr.32]
Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương quốc Anh đã định nghĩa : “di sản
là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao cho thế hệ hiện nay và những gì
mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiện nay mong muốn chuyển giao cho thế hệ
tương lai”. [56, tr.20]
Như vậy, DSVH được hiểu như là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho thế
hệ sau. DSVH là các tài sản văn hóa như các tác phẩm nghệ thuật dân gian, các công trình
kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, các tác phẩm văn học... mà các thế hệ trước để lại cho
hậu thế mai sau.
Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc, gọi tắt là
UNESCO họp phiên thứ 32 tại Paris từ 29-9 đến 17-10-2003 đã bàn thảo và ra Công ước
về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Công ước đã ghi nhận: Các quá trình toàn cầu hóa và
chuyển đổi cơ cấu xã hội cùng với các điều kiện khác đã tạo nhiều cơ hội đối thoại mới
giữa các cộng đồng, đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa về sự suy thoái biến
mất và hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể.
Luật Di sản văn hoá của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: “di
sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh
thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế
hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. [3, tr.17]
Khái niệm di sản là một khái niệm tiến triển, vận động thay đổi theo thời gian.
Ngày nay khái niệm di sản không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm tài sản từ quá khứ
nữa. Bởi lẽ không phải bất cứ cái gì của quá khứ cũng được coi là di sản. Di sản là sản
phẩm của quá khứ nhưng đó là quá khứ đã được lựa chọn theo nhu cầu của xã hội hiện đại.
Di sản là sự lựa chọn từ quá khứ lịch sử những ký ức, báu vật của cộng đồng, thể hiện nhu
cầu, nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện đại. Do đó, sự ra đời của Luật Di sản văn
hóa năm 2001 cùng với các văn bản hướng dẫn đi kèm đã trở thành cơ sở pháp lý quan
trọng, nhằm tăng cường nhận thức và hành động cho toàn xã hội, tăng cường sự hiểu biết
về di sản và quá trình bảo vệ, phát huy kho tàng di sản văn hóa của dân tộc.
Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phê chuẩn Công ước
về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO và là thành viên của Ủy ban
Liên Chính phủ tham gia xây dựng phương hướng hoạt động và các chính sách quốc tế có
liên quan đến Công ước này. Di sản văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, chuyển tải bản
sắc văn hóa của một cộng đồng xã hội. DSVH Việt Nam là tài sản văn hóa quý giá của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trò to lớn
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Như vậy, bảo tồn và phát huy các
giá trị DSVH là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến
tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào việc giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng
DSVH nhân loại.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ
trương đường lối và chính sách bảo vệ và phát huy giá trị DSVH nhằm nâng cao đời sống
tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. DSVH Việt Nam
khi được bảo tồn, kế thừa và phát huy sẽ có tác dụng tích cực trong xây dựng và phát triển
văn hóa Việt Nam đương đại, kết hợp với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh
tế xã hội của đất nước.
1.1.2. Phân loại di sản văn hoá
Phân loại (classification) sự vật và hiện tượng là một trong những cách nhận thức
và thâu tóm bản chất của sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội đa dạng phong phú. Phân
loại DSVH là một nhu cầu chính đáng trong nghiên cứu. Theo quan niệm của UNESCO,
DSVH bao gồm hai loại:
Di sản “văn hóa vật thể” (tangible culture) được hiểu là những sản phẩm văn hóa có
thể “sờ thấy được”. Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới
dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu
dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định. DSVH vật thể được tạo tác từ bàn tay
khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt. Văn hóa vật thể được khách thể hóa và
tồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người. DSVH vật thể luôn chịu sự thách thức
của quy luật bào mòn của thời gian, trong sự tác động của con người thời đại sau. DSVH
vật thể luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc. Hiện
nay, vấn đề bảo tồn những DSVH vật thể lâu đời đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao mới có
thể phục nguyên lại như cũ.
Di sản “Văn hóa phi vật thể” (intangible culture) là dạng thức tồn tại của văn hóa
không phải chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối trong không gian và thời gian, mà nó
tiềm ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành vi ứng xử của con người và thông
qua các hoạt động sống của con người trong sản xuất, giao tiếp xã hội mà thể hiện ra. Từ
đó người ta có thể nhận biết được sự tồn tại của “văn hóa phi vật thể”.
Đặc trưng rõ nhất của “văn hóa phi vật thể” là nó luôn tiềm ẩn trong tâm thức của
một cộng đồng xã hội và chỉ bộc lộ ra qua hành vi và hoạt động của con người. “Văn hóa
phi vật thể” được lưu giữ trong thế giới tinh thần của con người và thông qua các hình thức
diễn xướng, nó được bộc lộ sinh động trong tư cách một hiện tượng văn hóa.
“Di sản “văn hóa phi vật thể” (intangible culture) được hiểu là các tập quán, các
hình thức thể hiện, biểu đạt tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là các công cụ, đồ vật, đồ tạo
tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm và một số trường
hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế
hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và nhóm không
ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự
nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục,
qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con
người” [17, tr.142].
Cũng giống như DSVH vật thể, các hiện tượng văn hóa phi vật thể cũng có thể bị
mai một, biến dạng, hoặc mất đi vĩnh viễn bởi thử thách của thời gian, bởi sự vô ý thức của
con người. Trong thực tế, người ta thường có xu hướng thêm bớt hoặc lãng quên trong quá
trình lưu giữ những giá trị phi vật thể. Cho nên, văn hóa phi vật thể vừa có tính bền vững
(trong ký ức của cộng đồng) lại vừa mang tính mong manh, dễ bị tổn thương (phụ thuộc
vào cuộc sống của một cá nhân - nghệ nhân với những may rủi bất ngờ). Hơn nữa, văn hóa
phi vật thể còn có nguy cơ biến dạng rất cao bởi tính dị bản của nó do sự can thiệp của các
nhóm xã hội qua các thời đại. Trên cơ sở đồng thuận với quan niệm của UNESCO, Luật
Di sản văn hoá của Việt Nam phân loại di sản văn hóa như sau:
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm
văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp
sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về
văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác. Di sản
văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm các di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (...) Giá trị đặc
biệt quý hiếm của bảo vật quốc gia được thể hiện bằng các tiêu chí sau đây:
a) Hiện vật nguyên gốc, độc bản;
b) Hình thức độc đáo;
c) Có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thể hiện:
- Là vật chứng của một sự kiện lớn hoặc gắn bó với cuộc sống, sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân kiệt xuất.
- Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng - nhân văn, giá trị thẩm mỹ và
hình thức thể hiện tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại;
- Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng
thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định;
d) Được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận sau khi có ý kiến của thẩm định
của Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia” [3, tr. 46].
Như vậy, rõ ràng là DSVH phi vật thể luôn sống trong tâm trí con người, được con
người nắm giữ các tri thức về nó để trình diễn các kỹ năng thực hành biểu hiện giá trị của
nó. DSVH phi vật thể luôn đồng hành cùng con người, gắn với ký ức của con người theo
dòng lịch sử. DSVH vật thể tồn tại trong tri giác, được nhận biết thông qua các giác quan
của con người, trong sự thừa nhận của một cộng đồng xã hội kéo dài theo thời gian lịch sử
xã hội.
1.1.3. Quan điểm về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Trước hết là quan điểm bảo tồn DSVH. Từ điển Tiếng Việt cắt nghĩa: “bảo tồn là
giữ lại không để cho mất đi”, còn “phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa sáng tác dụng và
tiếp tục nảy nở thêm”.
Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có
của nó. Bảo tồn là không để mai một, “không để bị thay đổi, biến hóa hay biến thái”. Như
vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không có khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc
“phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối tượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã
khẳng định giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình
thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn.
Đối tượng bảo tồn (tức là các giá trị DSVH vật thể và phi vật thể) cần thỏa mãn hai
điều kiện:
- Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực được thừa nhận
minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi.
- Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu dài (tức là
có giá trị lâu dài, có thể “trơ gan cùng tuế nguyệt”) trước những biến đổi tất yếu về đời
sống vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện
nay với chính sách mở cửa và bối cảnh nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa
đang diễn ra cực kỳ sôi động.
Bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng “tĩnh”)
Bảo tồn nguyên vẹn văn hóa vật thể ở dang “tĩnh” là vận dụng thành quả khoa học
kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạng hiện vật như sự vốn có về kích
thước, vị trí, đường nét màu sắc, kiểu dáng. Khi cần phục nguyên các di sản văn hóa vật
thể cần sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật như: đồ họa kỹ thuật vi tính công nghệ
3D theo không gian ba chiều; chụp ảnh; băng hình video; xác định trong lượng, thành phần
chất liệu của di sản văn hóa vật thể. Sau khi tiến hành bảo tồn nguyên vẹn, phải so sánh
đối chiếu số liệu với nguyên mẫu đã được lưu giữ chi tiết để không làm biến dạng di sản
văn hóa vật thể.
Bảo tồn văn hóa phi vật thể ở dạng “tĩnh” là tiến hành điều tra sưu tầm, thu thập các
dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa học nghiêm túc chặt chẽ,
“giữ” chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả bằng băng hình (video), băng tiếng (audio),
ảnh.v.v... Tất cả các hiện tượng văn hóa phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu
trữ, các viện bảo tàng.
Bảo tồn trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng “động”)
Bảo tồn “động”, tức là bảo tồn các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế thừa. Các di
sản văn hóa vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố
gắng phục chế lại nguyên trạng di sản văn hóa vật thể bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện
đại. Đối với các di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảo tồn
các hiện tượng văn hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng. Bởi lẽ, cộng đồng không
những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể mà còn là nơi tốt nhất
để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy văn hóa phi vật thể trong đời sống xã hội theo thời
gian. Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cộng đồng, nương náu trong
tiếng nói, trong các hình thức diễn xướng, trong các nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian.
Văn hóa phi vật thể luôn tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của con người mà chúng
ta thường mệnh danh họ là những nghệ nhân hay là những Báu vật nhân văn sống. Do đó
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể còn đồng nghĩa với việc bảo vệ những
Báu vật nhân văn sống. Đó là việc xã hội thừa nhận các tài năng dân gian, tôn vinh họ
trong cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất để trong hoàn cảnh có thể, để họ sống lâu, sống
khỏe mạnh, phát huy được khả năng của họ trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống. Cần phải phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể một cách khách
quan, sáng suốt, tin cậy, chứ không thể chủ quan tùy tiện. Tất cả những giá trị văn hóa phi
vật thể phải được kiểm chứng qua nhiều phương pháp nghiên cứu có tính chất chuyên môn
cao, có giá trị thực chứng, thuyết phục thông qua các dự án điều tra, sưu tầm bảo quản,
biên dịch và xuất bản các dấu tích DSVH phi vật thể.
Bảo tồn theo quan điểm phục hồi nguyên dạng DSVH phi vật thể chính là mong
muốn “lý tưởng” nhất, hoàn hảo nhất. Nếu không thể bảo tồn nguyên dạng thì phải bảo tồn
theo hiện dạng đang có. Bởi theo quy luật của thời gian thì các DSVH phi vật thể ngày
càng có xu hướng xa dần nguyên gốc. Do vậy, nếu không thể khôi phục được nguyên gốc
thì bảo tồn hiện dạng là điều cần phải thực hiện và có ý nghĩa khả thi nhất.
Tuy nhiên, hiện dạng phải có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên dạng. Theo đó, cần
xác định rõ thời điểm bảo tồn để sau này khi có thêm tư liệu tin cậy thì sẽ tiếp tục phục
nguyên ở dạng gốc DSVH.

1.1.4. Kinh nghiệm về bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc của một số nước châu Á
* Xác định DSVH như là tài sản văn hoá
DSVH là bộ phận cơ bản và trọng yếu trong nền văn hóa của mỗi dân tộc, là cốt lõi
của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Trong quá
trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, nhiều quốc gia châu Á đều
phải xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trước sự
tác động mạnh mẽ của văn hoá phương Tây. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là những
nước có nhiều thành công trong việc giải quyết mối quan hệ này.
Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có chung một hằng số cho lịch sử phát triển
văn hoá dân tộc. Đó là nền văn minh lúa nước. Trước thế kỷ XIX, cả hai nước đều chịu
ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Trung Hoa, cùng với Triều Tiên là những nước “đồng
văn”. Trong lịch sử, khi tiếp xúc với văn minh phương Tây, mỗi nước lại chọn những giải
pháp khác nhau, đưa đến cách ứng xử khác nhau đối với DSVH dân tộc. Trong giai đoạn
hiện nay, bối cảnh thế giới đã có nhiều thay đổi, văn hoá các dân tộc có sự gần gũi hơn
trong một định hướng chung cho sự phát triển. Do vậy, mô hình bảo tồn và phát huy văn
hoá dân tộc của Nhật Bản qua hơn một thế kỷ mở cửa với phương Tây có nhiều bài học
kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo.
Khi tiến hành mở cửa với phương Tây, Nhật Bản vẫn là một quốc gia lạc hậu hàng
thế kỷ so với các nước đã công nghiệp hoá. Với điều kiện như vây, người Nhật đã huy
động mọi tiềm năng sức mạnh dân tộc để phát triển đất nước. Những giá trị văn hoá truyền
thống đã trở thành lực cố kết sức mạnh của toàn dân tộc cho mục tiêu hiện đại hoá đất
nước. DSVH đã được người Nhật quan niệm và đối xử như một tài sản đặc biệt quan trọng
- tài sản văn hoá. Ở thời kỳ đầu, những thành tựu của văn minh phương Tây đã hấp dẫn
người Nhật, khuynh hướng Tây hoá ồ ạt đã làm cho không ít thành tựu văn hoá truyền
thống bị mai một. Cũng trong giai đoạn này, Nhật Bản đã phá huỷ nhiều công trình kiến
trúc lịch sử và chùa chiền liên quan đến Phật giáo và nghệ thuật truyền thống. Hiện tượng
này chấm dứt khi đạo luật về bảo tồn di sản văn hoá ra đời năm 1897. Kể từ đấy, các yếu
tố bản địa được phục hồi với tất cả vẻ đẹp độc đáo của nó trong một định hướng giá trị
mới, biểu tượng cho tinh hoa dân tộc. Đối với Nhật Bản, quan niệm di sản văn hoá là tài
sản văn hoá không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn được cụ thể hoá trong những đạo luật,
chính sách văn hoá, nổi bật nhất là Bộ luật bảo tồn các tài sản văn hoá được ban hành vào
những năm 80 của thế kỷ trước. Bộ luật ra đời nhằm thực hiện bảo tồn di sản văn hoá trên
cơ sở xác lập quyền sở hữu và bảo trợ của nhà nước. Trong đó, Bộ luật quy định rõ, mọi
tài sản văn hoá đều thuộc quyền sở hữu của các công dân, các cơ quan sự vụ, các tổ chức
chính phủ và phi chính phủ. Quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản văn hoá bao
gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Việc công nhận quyền của
các chủ sở hữu được đảm bảo bằng một “Giấy chứng nhận” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục
cấp. Bộ luật cũng quy định rõ, chính phủ và các cấp chính quyền địa phương phải tôn
trọng quyền của các chủ sở hữu và quyền sở hữu của những người hữu quan. Như vậy,
từ một khái niệm triết học (di sản văn hoá), các vật thể mang các giá trị văn hoá được
gọi là tài sản văn hoá (thuật ngữ luật học) có thể sở hữu. Khi di sản văn hoá được công
nhận là tài sản văn hoá sẽ tạo nên chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động
nhằm bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá. Bởi vì, việc bảo tồn và khai thác tài sản
văn hoá chỉ có thực hiện tốt khi nó thuộc quyền sở hữu của một chủ thể cụ thể nào đó.
Nếu chưa được pháp luật công nhận, các di sản đó luôn phải đứng trứớc nguy cơ bị thất
thoát, mai một làm tổn hại đến vốn tài sản văn hoá dân tộc, một hiện tượng đã xảy ra
phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Không những được coi là tài sản văn
hoá, DSVH còn được xác định là một thứ văn hoá đặc biệt, thuộc về những chủ sở hữu
cụ thể nhưng giá trị của nó luôn là tài sản quốc gia. Khoản 2 điều 4 của Bộ luật quy
định: “Các chủ sở hữu tài sản văn hoá cùng những người hữu quan sẽ chịu trách nhiệm
bảo quản chúng một cách tốt nhất và khai thác các giá trị văn hoá của chúng với một ý
thức đầy đủ rằng: đó là những tài sản quý báu của quốc gia”.
Vai trò của nhà nước ở đây rất quan trọng, nhà nước bảo trợ việc thực hiện các
quyền trong quyền sở hữu. Chính phủ Nhật Bản nghiêm cấm việc bán các tài sản văn hoá
ra nước ngoài dưới mọi hình thức. Nhà nước bỏ tiến mua lại các tài sản văn hoá quan
trọng, trợ cấp một phần kinh phí và phương tiện kỹ thuật cho việc bảo tồn tài sản văn hoá
thuộc tư nhân đối với các tài sản hữu hình. Nhà nước nắm giữ vai trò điều tiết hoạt động
bảo tồn và khai thác tài sản văn hoá trong tổng thể các hoạt động chung của toàn xã hội.
Do đó, các di sản văn hoá hữu hình được giữ gìn trong các dự án phát triển. Việc đảm bảo
giữ nguyên cảnh quan trong đó di sản văn hoá đuợc bảo vệ chỉ có thể tiến hành một cách
hiệu quả dưới sự quản lý của nhà nước với vốn kinh phí đầu tư thích đáng, với sự hợp tác
của các ngành, các tổ chức liên quan. Qua đó, các hoạt động bảo tồn văn hoá được tiến
hành dưới một hành lang pháp lý. Các di sản văn hoá ở Nhật Bản được kiểm kê và bảo tồn
hiệu quả, tránh được mọi mất mất, thất thoát và hư hại từ phía thiên nhiên và con người.
Ở Việt Nam, trong quá trình CNH, HĐH, nhiều ngôi nhà cổ, công trình kiến trúc,
DSVH có nguy cơ bị thay thế bằng những ngôi nhà cao tầng, đường cao tốc chạy dài hay
những cây cầu... trong các dự án phát triển. Bài toán đặt ra cho Việt Nam là cần tìm ra
được giải pháp thỏa đáng dung hòa giữa bảo tồn văn hóa và phát triển kinh tế, biến di sản
văn hóa thành nguồn tài nguyên quí giá phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Kinh
nghiệm của Nhật Bản về vai trò chủ đạo của nhà nước trong công tác bảo tồn và khai thác
các DSVH là một bài học quý cho nước ta trong quá trình phát triển hiện nay.
Một bài học kinh nghiệm nữa của Nhật Bản trong việc bảo tồn, khai thác các DSVH
là phải có một bộ máy hành chính có tính chuyên biệt và thống nhất cao, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc triển khai, chỉ đạo và giám định thi hành pháp luật. Cục Văn hoá Nhật
Bản là cơ quan duy nhất có chức năng pháp lý điều hành các hoạt động bảo tồn và phát
huy DSVH từ Trung ương đến địa phương. Cơ quan này có nhiệm vụ phổ biến văn hoá,
bảo tồn và sử dụng các tài sản văn hoá, cũng như thực hiện việc quản lý nhà nước liên
quan đến tôn giáo với sự cộng tác của các cơ quan chính phủ hữu quan. Người đứng đầu
Cục Văn hóa Nhật bản có quyền tiến hành hoặc đình chỉ mọi hoạt động bảo tồn và khai
thác DSVH trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật. Nếu chính quyền các
địa phương các cấp muốn tiến hành hoạt động bảo tồn và khai thác DSVH, phải được uỷ
quyền của Cục Văn hoá. Ngân sách cho những hoạt động của Cục Văn hoá cũng không
ngừng tăng theo các năm.
Như vậy, cách thức tổ chức của Cục Văn hoá Nhật Bản và ngân sách dồi dào của
chính phủ nước này đã giúp cho bộ máy điều hành triển khai các hoạt động bảo tồn và khai
thác DSVH một cách hiệu quả.
Ở Việt Nam, mặc dù đã có Luật Di sản Văn hoá nhưng trên thực tế, nhiều vấn đề
"nóng" như lấn chiếm di tích, trộm cắp cổ vật hay thiếu một quy hoạch tổng thể để bảo tồn
vẫn là những "bài toán khó" mà bao năm nay vẫn chưa tìm được lời giải. Những bài học
của Nhật Bản trên đây có thể là kinh nghiệm quý, góp phần giải quyết những vấn đề còn
tồn tại trong công tác bảo tồn DSVH nước ta.
* Khai thác các giá trị của văn hoá truyền thống trên cơ sở gắn với đời sống hiện
đại
Bảo tồn DSVH không chỉ là cất giữ cho khỏi mất tài sản, để giữ gìn bản sắc dân tộc
hoặc tự ca ngợi mình. Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc là chủ trương bảo
tồn để phát triển, khai thác các giá trị văn hoá truyền thống là làm cho sống lại, làm cho
các giá trị đó tồn tại trong đời sống, năng động hoá các hình thức tồn tại của di sản văn hoá
trên cơ sở thu hút sự quan tâm của các tầng lớp xã hội, nhờ đó mà các giá trị được vận
hành, thâm nhập vào cuộc sống hiện tại.
Nhật Bản và Trung Quốc đã phát huy được tác dụng giáo dục của văn hoá truyền
thống vì mục tiêu phát triển, làm cho văn hóa truyền thống thêm vững bền, giàu có, phong
phú và cao quý hơn. Những giá trị của DSVH lan tỏa, thấm sâu vào từng con người và
toàn thể cộng đồng, trở thành động lực mạnh mẽ cho các quốc gia này phát triển toàn diện.
Để thực hiện mục tiêu xây dựng văn hóa và phát triển kinh tế xã hội, Nhật Bản đã
tiến hành rộng rãi sự hợp tác giữa chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, giữa Trung
ương và địa phương, giữa bộ máy hành chính nhà nước và nhân dân và giữa các thiết chế
văn hoá hữu quan. Sự hợp tác với các tổ chức phi chính phủ (chủ yếu là tư nhân) làm tăng
mạnh mẽ nguồn kinh phí cho các hoạt động khai thác di sản văn hoá. Các công ty tư nhân
tăng lượng đầu tư cho lĩnh vực văn hoá để qua đó khuếch trương danh tiếng và quảng cáo
cho thương hiệu của họ. Nhà nước cũng khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư bằng việc
áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các công ty này. Cùng với việc hợp tác như trên,
hoạt động khai thác văn hoá truyền thống còn được mở rộng trên cơ sở hợp tác chặt chẽ
giữa Trung ương và địa phương, giữa nhân dân và các cơ quan nhà nước. Tại các địa
phương, văn phòng hỗ trợ văn hoá vùng của chính phủ có chức năng phổ biến và đưa giá
trị văn hoá thâm nhập vào cộng đồng nhân dân nơi đây. Qua việc tổ chức các chương trình
liên hoan văn hoá toàn quốc, lập các bảo tàng, hiện đại hoá phương tiện thông tin đại
chúng… các tài sản văn hoá tại các địa phương được “tái sinh” trong sự khẳng định giá trị
của mình ngay trong đời sống hiện tại. Các hoạt động trên thu hút sự tham gia của đông
đảo nhân dân, qua đó giúp họ tiếp nhận một cách tích cực, chủ động đối với các giá trị văn
hoá truyền thống.
Trong nhiều trường hợp, vai trò chủ thể tiến hành khai thác tài sản văn hoá chuyển
từ cơ quan nhà nước sang nhân dân. Sự hợp tác rộng rãi của các lực lượng toàn xã hội
trong hoạt động khai thác tài sản văn hoá đã làm tăng lên mạnh mẽ sức sống của những giá
trị truyền thống. Với các hình thức tồn tại khác nhau, được khai thác từ những mối quan
tâm khác nhau, vô số tài sản văn hoá từ truyền thống đã hoá thân vào cuộc sống hiện tại,
trở thành một bộ phận quan trọng và gần gũi với đời sống cộng đồng.
Ở Trung Quốc, bên cạnh việc hoàn thiện pháp chế về bảo vệ các DSVH lịch sử,
thực hiện phân cấp bảo vệ văn vật, nhà nước yêu cầu các cấp chính quyền đưa việc bảo vệ
văn vật vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vào quy hoạch xây dựng
thành thị và nông thôn, vào ngân sách, vào cải cách thể chế; đồng thời cũng nhấn mạnh
nghĩa vụ bảo vệ của cộng đồng, huy động lực lượng của toàn xã hội tham gia công tác bảo
vệ văn vật.
Trong quá trình đẩy mạnh hội nhập thế giới, Trung Quốc đặc biệt chú trọng thúc
đẩy việc bảo vệ DSVH thông qua giáo dục cộng đồng. Đề cương về chương trình: “Mỗi
người đều có trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa của đất nước” do Bộ Văn hóa và Cục Di
sản đã công bố từ năm 1989, được quán triệt và thực hiện trong cả nước. Các viện bảo
tàng, nhà tưởng niệm và các cơ quan bảo vệ DSVH đã mở cửa đón công chúng và cung
cấp nhiều chương trình về bảo vệ DSVH. Các phương tiện thông tin đại chúng thường
xuyên đề cập nhiều tới tầm quan trọng và giá trị lịch sử, thẩm mỹ và khoa học của DSVH
Trung Quốc. Nhiều tờ báo lớn đã có chuyên mục về luật bảo vệ DSVH. Chính phủ Trung
Quốc đã xác định: những tài sản văn hoá là do nhân dân tạo nên, chỉ khi nào bản thân tài
sản ấy được nhân dân nhận thức đúng đắn, khi ấy nó mới có những giá trị đích thực. Đặc
biệt từ sau khi gia nhập WTO, công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá DSVH dân tộc của
Trung Quốc càng được coi trọng. Trong Báo cáo Chính trị của Đại hội 17, Tổng bí thư Hồ
Cẩm Đào đã chỉ rõ, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh bảo tồn văn hoá trong quá trình xây dựng
một xã hội thịnh vượng hài hoà trên tất cả các lĩnh vực. Có thể nói, đây là lần đầu tiên, vấn
đề bảo tồn văn hoá được đưa vào một văn kiện chính trị quan trọng của Đảng Cộng sản
Trung Quốc. Chính phủ sẽ thúc đẩy bảo tồn văn hoá bằng cách tạo ra cấu trúc các ngành
công nghiệp, cách thức tăng trưởng và phương thức tiêu dùng đặt cơ sở trên hiệu quả về
năng lượng và tài nguyên, thân thiện với môi trường.
* Bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc đi liền với mở rộng văn hoá ra thế giới
Hiện đại hoá là tiền đề cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống ở
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Thông qua việc mở cửa với thế giới, các nước này đã
khai mở những tiềm năng giá trị truyền thống mà trước đó vẫn còn bị khép kín trong biên
giới hạn hẹp của quốc gia và khu vực, trong sự độc tôn và đơn dạng về văn hoá. Tất nhiên,
mở cửa đem theo cả những tác động không thuận chiều đối với bảo tồn văn hoá truyền
thống, nhưng không vì thế mà né tránh mà chấp nhận nó như một tiền đề thực tiễn khách
quan. Từ chỗ mở cửa tiếp nhận các giá trị văn hoá từ các nền văn hoá khác, ngày nay các
quốc gia này chủ trương bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của mình
bằng cách tăng cường truyền bá các giá trị văn hoá đó ra toàn thế giới, trở thành tài sản
văn hoá chung của toàn nhân loại.
Trung Quốc chú trọng mở rộng ảnh hưởng văn hóa của mình ra các nước và khu vực
trên thế giới mà châu Phi là một ví dụ điển hình. Trung Quốc đã ký với các nước châu Phi
các hiệp định văn hóa và dự án văn hóa. Trung Quốc cũng tổ chức hoạt động “Thực hành
văn hóa Trung Quốc ở châu Phi”, cử nhiều đoàn nghệ thuật và nghệ nhân biểu diễn lần
lượt ở các nước châu Phi, những hoạt động này đã nâng cao sức hấp dẫn về văn hóa của
Trung Quốc ở châu Phi.
Chính sách trao đổi văn hoá của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào đẩy mạnh văn hoá
Nhật Bản bằng những hoạt động quản lý mà tạo ảnh hưởng ra thế giới. Nhật Bản gửi các
nghệ sĩ của mình sang phương Tây để học hỏi trào lưu mới và tìm những nguồn cảm hứng
mới. Mục tiêu chính của việc trao đổi văn hoá của Nhật Bản là nâng cao chất lượng (theo
tiêu chuẩn quốc tế )của các hoạt động nghệ thuật Nhật Bản nhằm đạt được sự thừa nhân
trong cộng đồng quốc tế. Nhật Bản còn gửi các nghệ sĩ Kabuki và kịch Noh ra nước ngoài
học tập, giới thiệu võ thuật Nhật Bản ra nước ngoài. Nhật Bản đã nỗ lực truyền bá các hoạt
động nghệ thuật tuyền thống của mình ra khắp thế giới, đầu tư nhiều tiền của cho nỗ lực
đẩy mạnh các mối quan hệ trao đổi, hợp tác quốc tế về văn hoá. Đó là thực hiện các triển
lãm tài sản văn hoá Nhật Bản tại nước ngoài, tổ chức các liên hoan mời các đoàn nghệ
thuật dân gian từ các nước đến biểu diễn cùng với các nhóm nhạc dân gian Nhật Bản. Qua
đó, những giá trị văn hoá truyền thống của Nhật Bản được truyền bá rộng rãi ra khắp thế
giới, trở thành tài sản chung của văn hoá nhân loại. Trong số các nước châu Á, Nhật Bản
có lẽ là nước đã thành công nhất trong việc “xuất khẩu” các hình ảnh văn hóa mang tính
thương hiệu, mà mỗi khi nó xuất hiện, lập tức khiến người ta nghĩ ngay đến nền văn hóa
Nhật. Đó là các biểu tượng mang tính truyền thống như hoa Anh đào, Trà đạo, các môn võ
thuật Sumo, Judo, Karate, Kendo...

1.2. Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy
DSVH
N¨m 1945, C¸ch m¹ng th¸ng T¸m thµnh c«ng, n-íc ViÖt Nam D©n chñ Céng hßa ra
®êi. Ngay sau khi giµnh ®-îc chÝnh quyÒn, §¶ng vµ Nhµ n-íc ta ®· rÊt quan t©m ®Õn
gi÷ g×n DSVH d©n téc. Ngµy 23/11/1945 Chñ tÞch Hå ChÝ Minh ®· lËp tøc ký vµ c«ng
bè S¾c lÖnh sè 65/SL vÒ b¶o tån cæ tÝch trªn toµn câi ViÖt Nam.
Ngµy 29/10/1957, NghÞ ®Þnh sè 519-TTg vÒ b¶o vÖ di tÝch lÞch sö vµ danh lam
th¾ng c¶nh do Thñ t-íng ChÝnh phñ c«ng bè ®· t¹o ®iÒu kiÖn cho ngµnh VHTT tiÕn
hµnh kiÓm kª phæ th«ng c¸c di tÝch lÞch sö v¨n hãa vµ danh lam th¾ng c¶nh ë c¸c tØnh
vµ thµnh phè toµn miÒn B¾c; gióp b¶o vÖ nh÷ng di tÝch quan träng nhÊt cña ®Êt n-íc
nh- §Òn Hïng, Cæ Loa, V¨n MiÕu, §×nh T©y §»ng, B·i Cäc B¹ch §»ng; x©y dùng ®-îc
hÖ thèng b¶o tµng C¸ch m¹ng ViÖt Nam, B¶o tµng Qu©n ®éi, B¶o tµng H¶i Phßng, B¶o
tµng ViÖt B¾c vµ nhiÒu b¶o tµng kh¸c ë c¬ së. Ph¸p lÖnh b¶o vÖ vµ sö dông di tÝch
lÞch sö vµ danh lam th¾ng c¶nh do Héi ®ång Nhµ n-íc c«ng bè ngµy 31/3/1984, ®·
chøng tá sù quan t©m cña §¶ng vµ ChÝnh phñ ®èi víi c«ng t¸c gi÷ g×n DSVH cña d©n
téc. Nh÷ng NghÞ ®Þnh, Ph¸p lÖnh nµy thÓ hiÖn quan ®iÓm cña §¶ng vµ Nhµ n-íc ta
®èi víi viÖc b¶o tån c¸c DSVH ë nh÷ng thêi ®iÓm, hoµn c¶nh cô thÓ, phï hîp víi ®iÒu
kiÖn kinh tÕ - chÝnh trÞ - x· héi vµo thêi ®iÓm ®ã.
C«ng cuéc ®æi míi lµ mét b-íc ngoÆt quan träng trong sù nghiÖp ph¸t triÓn ®Êt
n-íc. Nh÷ng thay ®æi s©u s¾c nhÊt b¾t ®Çu tõ lÜnh vùc kinh tÕ, ë ®ã, thay v× nÒn
kinh tÕ quan liªu, bao cÊp, §¶ng vµ Nhµ n-íc ta ®· chñ tr-¬ng thùc hiÖn ph¸t triÓn nÒn
kinh tÕ thÞ tr-êng - nÒn kinh tÕ vËn hµnh theo c¬ chÕ thÞ tr-êng, cã nhiÒu thµnh phÇn
tham gia theo ®Þnh h-íng x· héi chñ nghÜa. §Ó cã nh÷ng thay ®æi mang tÝnh chÊt c¸ch
m¹ng trong ®êi sèng chÝnh trÞ - kinh tÕ - x· héi vµ v¨n hãa, §¶ng vµ Nhµ n-íc ta ®· ban
hµnh hµng lo¹t c¸c chñ tr-¬ng, ®Þnh h-íng, luËt, chÝnh s¸ch; nh÷ng v¨n b¶n cã t¸c ®éng
s©u s¾c ®Õn qu¸ tr×nh gi÷ g×n b¶o vÖ vµ ph¸t triÓn cña DSVH.
Trong thêi kú ®Çu cña qu¸ tr×nh ®æi míi, §¶ng vµ Nhµ n-íc ta ®· quan t©m ®Õn
viÖc gi÷ g×n vµ ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ v¨n hãa cña d©n téc. Trong ®iÒu 30, HiÕn ph¸p N-íc
Céng hßa X· héi chñ nghÜa ViÖt Nam n¨m 1992 quy ®Þnh râ r»ng: “Nhµ n-íc vµ x· héi
b¶o tån, ph¸t triÓn nÒn v¨n hãa ViÖt Nam: d©n téc, hiÖn ®¹i, nh©n v¨n; kÕ thõa vµ ph¸t
huy nh÷ng gi¸ trÞ cña nÒn v¨n hiÕn c¸c d©n téc ViÖt Nam, t- t-ëng, ®¹o ®øc, phong c¸ch
Hå ChÝ Minh; tiÕp thu tinh hoa v¨n hãa nh©n lo¹i; ph¸t huy mäi tµi n¨ng s¸ng t¹o trong
nh©n d©n.
Nhµ n-íc thèng nhÊt qu¶n lý sù nghiÖp v¨n hãa. Nghiªm cÊm truyÒn b¸ t- t-ëng vµ
v¨n hãa ph¶n ®éng, ®åi trôy; bµi trõ mª tÝn, hñ tôc” 1.
Th¸ng 11/1993, Ban ChÊp hµnh Trung -¬ng §¶ng khãa VII häp Héi nghÞ lÇn thø
IV ®· dµnh riªng mét NghÞ quyÕt vÒ mét sè nhiÖm vô v¨n hãa v¨n nghÖ trong nh÷ng
n¨m tr-íc m¾t. Trong s¸u ®Þnh h-íng vÒ c«ng t¸c t- t-ëng, cã mét ®Þnh h-íng lín lµ ph¸t
triÓn v¨n hãa víi hai néi dung c¬ b¶n lµ ph¸t huy b¶n s¾c v¨n hãa d©n téc vµ tiÕp thu tinh
hoa v¨n hãa nh©n lo¹i.
V¨n b¶n quan träng cña §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam ¶nh h-ëng ®Õn sù ph¸t triÓn v¨n
hãa nãi chung hiÖn nay lµ NghÞ quyÕt héi nghÞ lÇn thø V, Ban ChÊp hµnh Trung -¬ng
§¶ng (khãa VIII). §©y lµ nghÞ quyÕt vÒ chiÕn l-îc v¨n hãa cña §¶ng ta trong thêi kú ®Èy
m¹nh CNH, H§H. NghÞ quyÕt nhÊn m¹nh: "Ph-¬ng h-íng chung cña sù nghiÖp v¨n hãa
n-íc ta lµ ph¸t huy chñ nghÜa yªu n-íc vµ truyÒn thèng ®¹i ®oµn kÕt d©n téc, ý thøc ®éc
lËp tù chñ, tù c-êng x©y dùng vµ ph¸t triÓn nÒn v¨n hãa ViÖt Nam tiÕn tiÕn, ®Ëm ®µ
b¶n s¾c d©n téc, tiÕp thu tinh hoa v¨n hãa nh©n lo¹i, lµm cho v¨n hãa thÊm s©u vµo
toµn bé ®êi sèng vµ hµnh ®éng x· héi, vµo tõng ng-êi, tõng gia ®×nh, tõng tËp thÓ vµ
céng ®ång, tõng ®Þa bµn d©n c-, vµo mçi lÜnh vùc sinh ho¹t vµ quan hÖ con ng-êi, t¹o
ra trªn ®Êt n-íc ta ®êi sèng tinh thÇn cao ®Ñp, tr×nh ®é d©n trÝ cao, khoa häc ph¸t
triÓn, phôc vô ®¾c lùc sù nghiÖp c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa v× môc tiªu d©n giµu,
n-íc m¹nh x· héi c«ng b»ng v¨n minh, tiÕn b-íc v÷ng ch¾c lªn chñ nghÜa x· héi"2.
Trong ®ã, b¶n s¾c v¨n hãa d©n téc ®-îc x¸c ®Þnh "bao gåm nh÷ng gi¸ trÞ bÒn
v÷ng, nh÷ng tinh hoa cña c¸c céng ®ång c¸c d©n téc ViÖt Nam ®-îc vun ®¾p nªn qua
lÞch sö hµng ngµn n¨m ®Êu tranh dùng n-íc vµ gi÷ n-íc"3; “B¶o vÖ b¶n s¾c d©n téc ph¶i
g¾n kÕt víi më réng giao l-u quèc tÕ, tiÕp thu chän läc nh÷ng c¸i hay, c¸i tiÕn bé trong

1
HiÕn ph¸p N­íc Céng hoµ X· héi Chñ nghÜa ViÖt Nam, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ
Néi, 1992, tr.24.
2
§¶ng Céng s¶n ViÖt Nam: V¨n kiÖn Héi nghÞ lÇn thø 5, Ban ChÊp hµnh Trung ­¬ng
kho¸ VIII, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1998, tr. 54.
3
§¶ng Céng s¶n ViÖt Nam: V¨n kiÖn Héi nghÞ lÇn thø 5, Ban ChÊp hµnh Trung ­¬ng
kho¸ VIII, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1998, tr. 56.
v¨n hãa c¸c d©n téc kh¸c. Gi÷ g×n b¶n s¾c d©n téc ph¶i ®i liÒn víi chèng l¹c hËu, lçi
thêi, trong phong tôc tËp qu¸n, lÒ thãi cò”4; “Di s¶n v¨n hãa lµ tµi s¶n v« gi¸, g¾n kÕt
céng ®ång d©n téc, lµ cèt lâi cña b¶n s¾c d©n téc, c¬ së ®Ó s¸ng t¹o nh÷ng gi¸ trÞ míi vµ
giao l-u v¨n hãa. HÕt søc coi träng b¶o tån, kÕ thõa, ph¸t huy nh÷ng gi¸ trÞ v¨n hãa truyÒn
thèng (b¸c häc vµ d©n gian), v¨n hãa c¸ch m¹ng, bao gåm c¶ v¨n hãa vËt thÓ vµ phi vËt
thÓ”5.
Trªn ph-¬ng diÖn quan ®iÓm cña §¶ng ®èi víi sù nghiÖp ph¸t triÓn v¨n hãa, NghÞ
quyÕt TW V khãa VIII lµ v¨n kiÖn toµn diÖn nhÊt, ®Ò cËp cô thÓ ®Õn nh÷ng vÊn ®Ò
còng nh- nh÷ng ph-¬ng h-íng ph¸t triÓn nÒn v¨n hãa ViÖt Nam, v× vËy, nã t¸c ®éng s©u
s¾c kh«ng chØ ®Õn qu¸ tr×nh ph¸t triÓn nÒn v¨n hãa ViÖt Nam nãi chung mµ cßn ®Þnh
h-íng cho c«ng viÖc qu¶n lý v¨n hãa cña ngµnh v¨n hãa - th«ng tin nãi riªng.
Trªn tinh thÇn NghÞ quyÕt TW V khãa VIII, hµng lo¹t c¸c gi¶i ph¸p x©y dùng vµ
ph¸t triÓn v¨n hãa, n©ng cao ®êi sèng tinh thÇn cho ng-êi d©n ®· ra ®êi. ChØ thÞ sè 27-
CT/TW ngµy 12-1-1998, cña Bé ChÝnh trÞ Ban ChÊp hµnh Trung -¬ng §¶ng vÒ viÖc
thùc hiÖn nÕp sèng v¨n minh trong viÖc c-íi, viÖc tang, lÔ héi; ChØ thÞ sè 14/1998/TC-
TTg ngµy 28-3-1998 cña Thñ t-íng ChÝnh phñ vÒ viÖc thùc hiÖn nÕp sèng v¨n minh
trong viÖc c-íi hái, viÖc tang, lÔ héi ®· dÉn ®Õn viÖc ra ®êi Th«ng t- sè 04/1998/TTg-
BVHTT ngµy 11-7-1998 cña Bé V¨n hãa - Th«ng tin h-íng dÉn thùc hiÖn nÕp sèng v¨n
minh trong viÖc c-íi, viÖc tang, lÔ héi. HÖ thèng ph¸p luËt cã liªn quan ®Õn di s¶n v¨n
hãa truyÒn thèng, nh- nh÷ng v¨n b¶n ®-îc cô thÓ hãa b»ng c¸c luËt nh- LuËt Di s¶n v¨n
hãa, b»ng c¸c quy chÕ nh- Quy chÕ tæ chøc lÔ héi. Bªn c¹nh ®ã, ChÝnh phñ còng ®·
tiÕn hµnh ®Çu t- qua Ch-¬ng tr×nh Quèc gia cã môc tiªu vÒ v¨n hãa cho viÖc nghiªn cøu,
s-u tÇm, phôc håi c¸c gi¸ trÞ di s¶n v¨n hãa, nhê ®ã, huy ®éng ®-îc sù quan t©m cña céng
®ång ®èi víi c¸c di s¶n v¨n hãa.
Ngµy 19/1/1993, Thñ t-íng ChÝnh phñ ra QuyÕt ®Þnh sè 25/TTg VÒ mét sè chÝnh
s¸ch nh»m x©y dùng vµ ®æi míi sù nghiÖp v¨n hãa nghÖ thuËt, trong ®ã x¸c ®Þnh viÖc
ph¸t triÓn VHTT mang b¶n s¾c d©n téc ViÖt Nam lµ tr¸ch nhiÖm, nghÜa vô cña toµn
d©n, Nhµ n-íc t¹o ®iÒu kiÖn, x©y dùng c¬ së h¹ tÇng vµ trang bÞ ph-¬ng tiÖn cho viÖc

4
§¶ng Céng s¶n ViÖt Nam: V¨n kiÖn Héi nghÞ lÇn thø 5, Ban ChÊp hµnh Trung ­¬ng
kho¸ VIII, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1998, tr. 57.
5
§¶ng Céng s¶n ViÖt Nam: V¨n kiÖn Héi nghÞ lÇn thø 5, Ban ChÊp hµnh Trung ­¬ng
kho¸ VIII, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1998, tr. 56.
ph¸t triÓn v¨n hãa nghÖ thuËt mang b¶n s¾c d©n téc. QuyÕt ®Þnh còng chØ ra còng
chÝnh s¸ch cô thÓ nh- ®Çu t- cho viÖc s-u tÇm, chØnh lý, biªn so¹n, b¶o qu¶n l©u dµi,
phæ biÕn v¨n häc d©n gian, c¸c ®iÖu móa, c¸c lµn ®iÖn ©m nh¹c cña c¸c d©n téc, gi÷
g×n c¸c nghÒ thñ c«ng truyÒn thèng, c¸c lo¹i nh¹c d©n téc, x©y dùng c¸c tiÕt môc d©n
téc nh- tuång, chÌo, d©n ca, c¶i l-¬ng, móa rèi, ®ång thêi khen th-ëng nh÷ng ng-êi cã c«ng
trong viÖc s-u tÇm vµ b¶o tån gi¸ trÞ v¨n hãa d©n téc.
T¹i v¨n b¶n sè 4739/KG-TW ngµy 26/8/1994, Thñ t-íng ChÝnh phñ ®· cho
phÐp Bé VHTT triÓn khai Ch-¬ng tr×nh Môc tiªu Quèc gia. §©y lµ sù thÓ hiÖn mét
sù ®Çu t- ®óng h-íng, trªn c¬ së c¸c ®Þnh h-íng chÝnh s¸ch ®óng ®¾n cña §¶ng vµ
Nhµ n-íc ®èi víi sù nghiÖp b¶o vÖ vµ ph¸t huy di s¶n v¨n hãa.
§Ó triÓn khai NghÞ quyÕt Héi nghÞ lÇn thø 5 Ban ChÊp hµnh Trung -¬ng khãa
VIII vµ c¸c quyÕt ®Þnh cña ChÝnh phñ trong lÜnh vùc DSVH, Bé V¨n hãa Th«ng tin ®·
ban hµnh:
- C«ng v¨n sè 4432/VHTT-BTBT ngµy 20-10-1998 cña Bé VHTT h-íng dÉn t¨ng
c-êng qu¶n lý cæ vËt.
- C«ng v¨n sè 488/2/VHTT-BTBT ngµy 18-11-1988 cña Bé VHTT h-íng dÉn viÖc
®¨ng ký kiÓm kª b¶o vÖ di tÝch lÞch sö, v¨n hãa vµ danh lam th¾ng c¶nh.
- ChØ thÞ sè 60/CT-BVHTT ngµy 6-5-1999 cña Bé tr-ëng Bé VHTT vÒ viÖc t¨ng
c-êng qu¶n lý vµ b¶o vÖ di tÝch.
LuËt Di s¶n v¨n hãa ®-îc Quèc héi khãa 10, kú häp thø 9 th«ng qua ngµy 14-6-
2001, cã hiÖu lùc tõ ngµy 01-01-2002 lµ c¬ së ph¸p lý cao nhÊt nh»m b¶o vÖ vµ ph¸t huy
gi¸ trÞ DSVH ë ViÖt Nam. C¸c kh¸i niÖm, néi dung cña DSVH; ph¹m vi, ®èi t-îng ®iÒu
chØnh cña luËt; chÝnh s¸ch biÖn ph¸p chñ yÕu cña Nhµ n-íc nh»m b¶o vÖ di s¶n; tr¸ch
nhiÖm cña c¬ quan Nhµ n-íc, tæ chøc, c¸ nh©n vµ cña toµn x· héi trong viÖc b¶o vÖ
DSVH d©n téc; gi¶i thÝch c¸c tõ ng÷ vÒ DSVH vµ b¶o vÖ, ph¸t huy DSVH; x¸c ®Þnh
quyÒn së h÷u toµn d©n do Nhµ n-íc thèng nhÊt qu¶n lý vµ c¸c h×nh thøc së h÷u kh¸c ®èi
víi DSVH; nh÷ng môc ®Ých sö dông vµ ph¸t huy gi¸ trÞ DSVH; c¸c ®iÒu cÊm nh»m b¶o
vÖ DSVH ®· ®-îc ®Ò cËp ®Õn. Bªn c¹nh ®ã, trong v¨n b¶n luËt nµy cã c¸c ch-¬ng ®Ò
cËp ®Õn quyÒn vµ nghÜa vô cña tæ chóc, c¸ nh©n ®èi víi di s¶n v¨n hãa; viÖc b¶o vÖ
vµ ph¸t huy gi¸ trÞ DSVH phi vËt thÓ; viÖc b¶o vÖ vµ ph¸t huy gi¸ trÞ DSVH vËt thÓ;
viÖc qu¶n lý Nhµ n-íc vÒ DSVH; viÖc khen th-ëng vµ xö lý vi ph¹m; vµ c¸c ®iÒu kho¶n
thi hµnh.
Víi c¸c ®iÒu kho¶n cô thÓ, râ rµng h¬n so víi c¸c v¨n b¶n d-íi luËt kh¸c, ph¹m vi
®iÒu chØnh cña bé luËt trªn giêi ®©y ®· bao gåm c¶ v¨n hãa phi vËt thÓ vµ v¨n hãa vËt
thÓ, quy ®Þnh cô thÓ viÖc kiÓm kª, s-u tÇm vèn v¨n hãa truyÒn thèng (bao gåm v¨n hãa
b¸c häc vµ v¨n hãa d©n gian) cña ng-êi ViÖt vµ c¸c téc ng-êi thiÓu sè; b¶o tån c¸c lµng
nghÒ truyÒn thèng, c¸c tri thøc vÒ y, nghÖ sÜ bËc thÇy trong c¸c ngµnh, nghÒ truyÒn
thèng. LuËt Di s¶n v¨n hãa còng cã nh÷ng quy ®Þnh vÒ qu¶n lý b¶o vÖ vµ ph¸t huy gi¸
trÞ cña c¸c di vËt, cæ vËt, b¶o vËt quèc gia cïng viÖc x©y dùng c¸c bé s-u tËp vµ tæ chøc
c¸c b¶o tµng vë ViÖt Nam; quy ®Þnh viÖc më hÖ thèng c¸c cöa hµng mua b¸n cæ vËt,
lËp c¸c b¶o tµng vµ s-u tËp t- nh©n; thèng nhÊt viÖc sö dông c¸c nguån thu vµ tr¸ch
nhiÖm cña Nhµ n-íc trong viÖc cung cÊp ng©n s¸ch cho ho¹t ®éng b¶o vÖ vµ ph¸t huy
DSVH; vµ cã nh÷ng quy ®Þnh t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho c¸c ho¹t ®éng hîp t¸c quèc tÕ
trong lÜnh vùc b¶o vÖ vµ ph¸t huy gi¸ trÞ DSVH, nh- viÖc cho phÐp tæ chøc tr-ng bµy
cæ vËt ë n-íc ngoµi, viÖc ng-êi n-íc ngoµi nghiªn cøu, s-u tÇm c¸c DSVH ë ViÖt Nam vµ
®Æc biÖt lµ viÖc hîp t¸c quèc tÕ ®Ó b¶o hé nh÷ng DSVH ViÖt Nam ë n-íc ngoµi.
Mét v¨n b¶n quan träng n÷a ¶nh h-ëng ®Õn viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ c¸c
DSVH lµ Quy ho¹ch tæng thÓ B¶o tån vµ Ph¸t huy gi¸ trÞ di tÝch lÞch sö v¨n hãa vµ danh
lam th¾ng c¶nh ®Õn n¨m 2020 ®· ®-îc Bé Tr-ëng Bé VHTT ký QuyÕt ®Þnh phª duyÖt
sè 1706/Q§-BVHTT ngµy 24/7/2001, kÌm theo danh s¸ch 32 di tÝch -u tiªn ®Çu t- chèng
xuèng cÊp vµ t«n t¹o ®Õn n¨m 2020. Dù ¸n nµy ®ãng vai trß quan träng trong viÖc ®Þnh
h-íng c¸c dù ¸n cô thÓ vµ b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ di tÝch lÞch sö v¨n hãa vµ danh lµm
th¾ng c¶nh ë n-íc ta hiÖn nay.
Nh- vËy, quan ®iÓm ®-êng lèi cña §¶ng, chÝnh s¸ch cña nhµ n-íc trong thêi gian
qua ®· cã t¸c dông b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH, ng¨n chÆn t×nh tr¹ng xuèng cÊp cña di
tÝch lÞch sö, t¸c ®éng m¹nh mÏ ®Õn sù nghiÖp x©y dùng nÒn v¨n hãa ViÖt Nam tiªn
tiÕn ®Ëm ®µ b¶n s¾c d©n téc, t¹o ®éng lùc ph¸t triÓn ngµnh du lÞch "mét ngµnh c«ng
nghiÖp kh«ng khãi" mang l¹i lîi nhuËn kinh tÕ cao. Cã thÓ kh¼ng ®Þnh nh÷ng thµnh tùu
®· ®-îc qua mét sè mÆt sau ®©y:
Thø nhÊt, b»ng chÝnh s¸ch xÕp h¹ng cña Nhµ n-íc, nhiÒu di tÝch cã gi¸ trÞ tiªu
biÓu vÒ lÞch sö, v¨n hãa vµ khoa häc ®· ®-îc ®Æt d-íi sù b¶o vÖ cña ph¸p luËt.
Thø hai, tæng møc vèn ®Çu t- hµng n¨m cho ho¹t ®éng tu bæ, t«n t¹o di tÝch liªn
tôc ®-îc t¨ng lªn theo h-íng ®a d¹ng hãa c¸c nguån vèn, ®ång thêi -u tiªn tËp trung ®Çu t-
cho c¸c di tÝch quèc gia ®Æc biÖt vµ di tÝch lÞch sö c¸ch m¹ng. Nh- thÕ, ch-¬ng tr×nh
môc tiªu quèc gia tu bæ t«n t¹o di tÝch ngµy cµng cã hiÖu qu¶, gãp phÇn thùc hiÖn tèt
chñ tr-¬ng x· héi hãa c¸c ho¹t ®éng b¶o tån b¶o tµng. Nhê cã nguån ng©n s¸ch ®Çu t- kÞp
thêi cña Nhµ n-íc vµ céng ®ång x· héi mµ nhiÒu di tÝch lÞch sö c¸ch m¹ng ®· ®-îc cøu
tho¸t khái t×nh tr¹ng xuèng cÊp nghiªm träng.
Thø ba, qu¸ tr×nh thùc hiÖn c¸c ch-¬ng tr×nh môc tiªu quèc gia vÒ chèng xuèng
cÊp vµ t«n t¹o di tÝch ®· t¹o ra nh÷ng s¶n phÈm v¨n hãa ®Æc thï, cã søc hót míi lµm
t¨ng ®¸ng kÓ sè l-îng kh¸ch du lÞch trong n-íc vµ quèc tÕ ®Õn th¨m di tÝch vµ nguån
thu tõ phÝ tham quan vµ c¸c dÞch vô v¨n hãa t¹i di tÝch còng t¨ng lªn ®¸ng kÓ, gãp
phÇn kh«ng nhá viÖc thóc ®Èy ph¸t triÓn du lÞch.
Thùc tÕ cho thÊy, nguån thu tõ lÖ phÝ tham quan vµ dÞch vô v¨n hãa t¹i di tÝch
chØ chiÕm kho¶ng 10% tæng sè chi cña kh¸ch tham quan du lÞch, 90% cßn l¹i lµ do
ngµnh du lÞch vµ céng ®ång c- d©n ®Þa ph-¬ng thu. (N¨m 2008, Ban qu¶n lý VÞnh H¹
Long thu ®-îc 28 tû ®ång vÐ tham quan th× ngµnh du lÞch vµ céng ®ång d©n c- cña
thµnh phè H¹ Long thu ®-îc 180-200 tû ®ång tõ nguån chi cña kh¸ch tham qua di tÝch.
Nguån thu nãi trªn ®· thùc sù gãp phÇn thóc ®Èy ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña ®Þa
ph-¬ng).

1.3. Không gian văn hoá vùng đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
1.3.1. Kh¸i qu¸t vÒ vïng ®ång b»ng B¾c Bé
* §Æc ®iÓm lÞch sö, kinh tÕ, x· héi cña vïng ®ång b»ng B¾c Bé
VÒ x¸c ®Þnh ®Þa giíi ®ång b»ng B¾c Bé cã nhiÒu quan niÖm kh¸c nhau, cã
ng-êi gäi lµ vïng “Ch©u thæ B¾c Bé” (bao gåm c¶ vïng ®ång b»ng Thanh - NghÖ) l¹i cã
ng-êi gäi lµ vïng “®ång b»ng S«ng Hång” (kh«ng bao gåm vïng ®Êt tròng cña c¸c tØnh
Phó Thä vµ B¾c Giang). Theo quan niÖm cña §Þa ph-¬ng häc, khi nghiªn cøu vÒ mét
®Þa ph-¬ng nµo ng-êi ta khoanh vïng n¬i ®ã theo quy ®Þnh ®Þa lý hµnh chÝnh hiÖn
®¹i. Nh- vËy, vïng ®ång b»ng B¾c Bé lµ vïng ch©u thæ phÝa B¾c cña n-íc ta gåm 11
tØnh thµnh: Qu¶ng Ninh, H¶i Phßng, H¶i D-¬ng, H-ng Yªn, B¾c Ninh, VÜnh Phóc, Hµ
Néi, Hµ Nam, Nam §Þnh, Ninh B×nh, Th¸i B×nh (Niªn gi¸m thèng kª 2008). PhÝa §«ng
B¾c, T©y B¾c cña vïng ng¨n c¸ch víi miÒn nói, trung du B¾c Bé lµ hai d·y nói vßng
cung §«ng TriÒu vµ d·y nói ®¸ v«i Hßa B×nh. PhÝa nam cña vïng nµy lµ d·y nói Tam
§iÖp ng¾n c¸ch víi Thanh Hãa tØnh ®Þa ®Çu cña Trung Bé. PhÝa ®«ng cña vïng lµ
biÓn §«ng, con ®-êng th«ng th-¬ng quèc tÕ. Quan niÖm vÒ ®Þa lý vïng ®ång b»ng B¾c
Bé trªn ®©y kh¸c víi quan niÖm cña c¸c t¸c gi¶ trong s¸ch C¬ së v¨n hãa ViÖt Nam (do cè
GS. TrÇn Quèc V-îng chñ biªn) vÒ ®Þa lý Ch©u thæ B¾c Bé.
Tuy nhiªn, kh«ng gian v¨n hãa cña mét vïng nµo ®ã kh«ng chØ bã hÑp trong kh«ng
gian ®Þa lý hµnh chÝnh cña nã mµ cã thÓ lan táa hoÆc chÞu ¶nh h-ëng cña v¨n hãa c¸c
vïng xung quanh. Cô thÓ, kh«ng gian v¨n hãa vïng ®ång b»ng B¾c Bé Ýt nhiÒu cã quan
hÖ víi c¶ vïng Thanh - NghÖ, vïng miÒn nói, trung du B¾c Bé.
Tæng diÖn tÝch ®Êt ®ai tù nhiªn cña vïng lµ 21061,5 ngh×n ha, d©n sè tæng céng
19.654.800 ng-êi, b×nh qu©n 993 ng-êi/km2 (theo Niªn gi¸m thèng kª 2008). §Æc ®iÓm
®Þa lý, lÞch sö, x· héi cña vïng ®ång b»ng B¾c Bé ®-îc x¸c ®Þnh nh- sau:
VÒ vÞ trÝ ®Þa lý, ®ång b»ng B¾c Bé lµ t©m ®iÓm con ®-êng giao l-u quèc tÕ
theo hai trôc chÝnh : T©y - §«ng vµ B¾c - Nam. VÞ trÝ nµy khiÕn cho n¬i ®©y trë
thµnh trung t©m ®Ó tiÕn tíi c¸c vïng kh¸c trong n-íc vµ §«ng Nam ¸, trong lÞch sö, n¬i
®©y lµ môc tiªu x©m l-îc ®Çu tiªn cña c¸c thÕ lùc ngo¹i bang muèn bµnh tr-íng thÕ lùc vµo
l·nh thæ §«ng Nam ¸. Nh-ng còng chÝnh vÞ trÝ nµy t¹o ®iÒu kiÖn cho c- d©n cã thuËn lîi
vÒ giao l-u vµ tiÕp thu tinh hoa v¨n hãa nh©n lo¹i. VÒ mÆt ®Þa h×nh, ®ång b»ng B¾c Bé
lµ vïng cao thÊp kh«ng ®Òu, cã nói xen kÏ ®ång b»ng hoÆc thung lòng, thÊp vµ b»ng
ph¼ng, dèc tho¶i tõ T©y B¾c xuèng §«ng Nam, tõ ®é cao 10-15 m, gi¶m dÇn ®Õn ®é
cao mÆt biÓn.
VÒ khÝ hËu, ®ång b»ng B¾c Bé cã khÝ hËu kh¸c h¼n nh÷ng ®ång b»ng kh¸c.
§©y lµ vïng duy nhÊt ë ViÖt Nam cã mét mïa ®«ng thùc sù víi ba th¸ng cã nhiÖt ®é trung
b×nh d-íi 180C. H¬n n÷a, khÝ hËu t¹i ®©y còng rÊt thÊt th-êng, kh¾c nghiÖt: giã mïa
®«ng b¾c buèt l¹nh vµ Èm thÊp, mïa hÌ n¾ng nãng vµ oi bøc, h¹n h¸n, lôt b·o liªn miªn.
§ång b»ng B¾c Bé cã m«i tr-êng n-íc kh¸ ®éc ®¸o lµm nªn mét ®Æc ®iÓm tiªu biÓu cña
vïng. N¬i ®©y cã mét m¹ng l-íi s«ng ngßi kh¸ dµy, kho¶ng 0,5 - 1,0km/km2 , gåm c¸c
dßng s«ng lín nh- s«ng Hång, s«ng Th¸i B×nh, s«ng §¸y, cïng hÖ thèng m-¬ng m¸ng t-íi
tiªu dµy ®Æc. Do ¶nh h-ëng cña khÝ hËu giã mïa víi hai mïa kh« vµ m-a nªn thñy v¨n c¸c
dßng s«ng (nhÊt lµ s«ng Hång) còng cã hai mïa râ rÖt: mïa c¹n, dßng ch¶y nhá n-íc trong,
mïa lò n-íc ch¶y lín, n-íc ®ôc. Ngoµi kh¬i, thñy triÒu vÞnh B¾c Bé theo chÕ ®é nhËt
triÒu, mçi ngµy cã mét lÇn n-íc lªn vµ mét lÇn n-íc xuèng. ChÝnh yÕu tè thñy v¨n nãi trªn
t¹o ra s¾c th¸i riªng trong tËp qu¸n canh t¸c, c- tró, t©m lý øng xö còng nh- sinh ho¹t céng
®ång cña d©n c- khu vùc, t¹o nªn s¾c mµu v¨n hãa lóa n-íc, võa cã c¸i chung cña v¨n hãa
khu vùc, võa cã c¸i riªng ®éc ®¸o.
XÐt vÒ m«i tr-êng x· héi ë ®ång b»ng B¾c Bé, c- d©n n¬i ®©y sèng víi nghÒ
trång lóa n-íc lµm n«ng nghiÖp mét c¸ch thuÇn tóy. BiÓn vµ rõng bao bäc quanh ®ång
b»ng B¾c Bé nh-ng tõ trong t©m thøc, ng-êi n«ng d©n ViÖt B¾c Bé lµ nh÷ng c- d©n
“xa rõng nh¹t biÓn” (ch÷ dïng cña GS,TS. Ng« §øc ThÞnh). Nãi c¸ch kh¸c, n«ng d©n B¾c
Bé lµ ng-êi n«ng d©n ®ång b»ng ®¾p ®ª, lÊn biÓn, trång lóa, lµm muèi vµ ®¸nh c¸ ë
ven biÓn. Tuy nhiªn, trong lÞch sö, nghÒ ®¸nh c¸ l¹i kh«ng ®-îc tæ chøc theo qui m« lín,
nghÒ khai th¸c h¶i s¶n kh«ng mÊy ph¸t triÓn. C¸c lµng ven biÓn thùc chÊt chØ lµ tõ c¸c
lµng lµm n«ng nghiÖp ®i ra, th-êng ®¸nh c¸ manh món nhá lÎ vµ lµm muèi. Ng-îc l¹i,
B¾c bé lµ mét ch©u thæ cã nhiÒu s«ng ngßi, m-¬ng m¸ng, nªn d©n chµi träng vÒ viÖc
khai th¸c thñy s¶n n-íc ngät, tËn dông ao, hå, ®Çm. §· cã lóc viÖc khai th¸c ao hå th¶ c¸
t«m ®-îc ®-a lªn hµng ®Çu nh- mét c©u tôc ng÷: “nhÊt canh tr×, nh× canh viªn, ba canh
®iÒn” (NhÊt th¶ c¸ ao, nh× lµm v-ên, ba lµm ruéng). Dï sao, ph-¬ng thøc canh t¸c chÝnh
cña c- d©n ®ång b»ng s«ng Hång vÉn lµ trång lóa n-íc (chiÕm kho¶ng 82% diÖn tÝch
trång trät c©y l-¬ng thùc). Tuy nhiªn, cïng víi c©y lóa, diÖn m¹o c©y trång ë B¾c Bé cßn
nhiÒu lo¹i c©y kh¸c phï hîp víi chÊt ®Êt tõng vïng vµ khÝ hËu tõng mïa. Trong khi ®ã,
®Êt ®ai ë B¾c Bé kh«ng ph¶i lµ nhiÒu, mËt ®é d©n c- l¹i ®«ng. V× thÕ, ®Ó tËn dông
thêi gian nhµn rçi cña vßng quay mïa vô, ng-êi n«ng d©n ®· lµm thªm nghÒ thñ c«ng trªn
®ång b»ng s«ng Hång. Trªn thùc tÕ cã hµng tr¨m nghÒ thñ c«ng, thËm chÝ cã nhiÒu
lµng nghÒ chuyªn nghiÖp l©u ®êi víi thî gia truyÒn, tay nghÒ cao nh- nghÒ gèm, nghÒ
dÖt, luyÖn kim, ®óc ®ång v.v...
Lµng lµ ®¬n vÞ x· héi c¬ së cña n«ng th«n B¾c Bé, lµ kÕt qu¶ cña c¸c c«ng x· thÞ
téc nguyªn thñy sang c«ng x· n«ng th«n tõ xa x-a. C¸c v-¬ng triÒu phong kiÕn ®· ¸p ®Æt
xuèng c«ng x· n«ng th«n Êy h×nh thøc tæ chøc hµnh chÝnh cña nã. TiÕn tr×nh lÞch sö
®· khiÕn cho lµng ViÖt b¾c bé lµ mét tiÓu x· héi trång lóa n-íc, mét x· héi cña c¸c tiÓu
n«ng - “mét biÓn tiÓu n«ng t- h÷u” (NguyÔn Tõ Chi). VÒ mÆt së h÷u ruéng ®Êt, suèt
thêi phong kiÕn, ruéng c«ng nhiÒu lµ ®Æc ®iÓm cña lµng ViÖt B¾c Bé. Do vËy, quan
hÖ giai cÊp ë ®©y “nh¹t nhßa” (ch÷ dïng cña NguyÔn Tõ Chi) ch-a ph¸ vì tÝnh céng
®ång, t¹o ra mét lèi sèng ng-ng ®äng cña nÒn kinh tÕ tù cÊp tù tóc, mét t©m lý b×nh
qu©n, ¶o t-ëng vÒ sù “b»ng vai, b»ng vÕ” nh- kiÓu c©u tôc ng÷ “giµu th× c¬m ba b÷a,
khã th× ®á löa ba lÇn”. Sù g¾n bã gi÷a con ng-êi vµ con ng-êi trong céng ®ång lµng quª,
kh«ng chØ lµ quan hÖ së h÷u trªn ®Êt lµng, trªn nh÷ng di s¶n h÷u thÓ chung nh- ®×nh
lµng, chïa lµng v.v, mµ cßn lµ sù g¾n bã c¸c quan hÖ vÒ t©m linh, vÒ chuÈn mùc x· héi,
®¹o ®øc. §¶m b¶o cho nh-ng quan hÖ nµy lµ c¸c h-¬ng -íc, kho¸n -íc cña lµng x·. C¸c
h-¬ng -íc, hay kho¸n -íc nµy lµ nh÷ng qui ®Þnh kh¸ chÆt chÏ vÒ mäi ph-¬ng diÖn cña
lµng tõ l·nh thæ lµng ®Õn sö dông ®Êt ®ai, tõ quy ®Þnh vÒ s¶n xuÊt vµ b¶o vÖ m«i
tr-êng ®Õn qui ®Þnh vÒ tæ chøc lµng x·, ý thøc céng ®ång lµng x·, v× thÕ trë thµnh mét
søc m¹nh tinh thÇn kh«ng thÓ phñ nhËn. Nh-ng còng v× thÕ mµ c¸ nh©n, vai trß c¸ nh©n
bÞ coi nhÑ. ChÝnh nh÷ng ®Æc ®iÓm Êy cña lµng ViÖt B¾c Bé sÏ gãp phÇn t¹o ra
nh÷ng nÐt riªng cña vïng v¨n hãa B¾c Bé.
* Kh«ng gian v¨n hãa ®ång b»ng B¾c Bé
Nh- ®· tr×nh bµy ë trªn, B¾c Bé lµ c¸i n«i h×nh thµnh d©n téc ViÖt, v× thÕ, còng
lµ n¬i sinh ra c¸c nÒn v¨n hãa lín, ph¸t triÓn nèi tiÕp lÉn nhau: V¨n hãa §«ng S¬n, v¨n hãa
§¹i ViÖt vµ v¨n hãa ViÖt Nam. Tõ trung t©m nµy, v¨n hãa ViÖt lan truyÒn vµo Trung Bé
råi vµo Nam Bé. Trong t- c¸ch Êy, v¨n hãa ch©u thæ vïng B¾c Bé cã nh÷ng nÐt ®Æc
tr-ng cña v¨n hãa ViÖt Nam, nh-ng l¹i cã nh÷ng nÐt riªng. Tr-íc tiªn lµ sù øng xö víi thiªn
nhiªn. Trong hµng ngµn n¨m lÞch sö, ng-êi d©n ViÖt ®· chinh phôc thiªn nhiªn, t¹o nªn
mét diÖn m¹o ®ång b»ng nh- ngµy nay b»ng viÖc ®µo m-¬ng, ®¾p bê, ®¾p ®ª. BiÕt
bao c©y sè ®ª còng ®-îc t¹o dùng däc c¸c triÒn s«ng thuéc hÖ thèng s«ng Hång vµ s«ng
Th¸i B×nh. Nãi c¸ch kh¸c, ®ång b»ng ch©u thæ s«ng Hång, s«ng Th¸i B×nh lµ kÕt qu¶
cña sù chÕ ngù thiªn nhiªn cña ng-êi ViÖt. Sù kh¸c biÖt gi÷a v¨n hãa B¾c Bé vµ c¸c vïng
kh¸c trong c¶ n-íc ®-îc t¹o ra tõ sù thÝch nghi víi thiªn nhiªn nµy.
Nhµ ë cña c- d©n ViÖt B¾c Bé th-êng lµ lo¹i nhµ kh«ng cã ch¸i, ph¸t triÓn v×
kÌo. Nhµ nghiªn cøu NguyÔn Kh¾c Tông ®· thèng kª ®-îc 10 lo¹i nhµ v× kÌo kh¸c nhau,
sö dông vËt liÖu nhÑ lµ chñ yÕu nh-ng còng tiÕp thu kü thuËt vµ sö dông c¸c vËt liÖu
bÒn nh- xi m¨ng, s¾t thÐp. Ng-êi n«ng d©n B¾c Bé th-êng muèn x©y dùng nhµ theo
kiÓu bÒn ch¾c, to ®Ñp, tuy nhiªn vÉn hßa hîp víi c¶nh quan, trång c©y cèi quanh n¬i c-
tró, t¹o ra bãng m¸t cho ng«i nhµ.
V¨n hãa Èm thùc cña c- d©n B¾c Bé gièng m« h×nh b÷a ¨n cña ng-êi ViÖt trªn c¸c
vïng ®Êt kh¸c: C¬m + rau + c¸, nh-ng thµnh phÇn c¸ ë ®©y chñ yÕu h-íng tíi c¸c lo¹i c¸
n-íc ngät (trong khi ®ã h¶i s¶n lµ thøc ¨n chñ yÕu ë vïng ven biÓn, cßn c¸c lµng ë s©u
trong ®ång b»ng, lo¹i thøc ¨n nµy ch-a ph¶i lµ thøc ¨n chiÕm -u thÕ). C- d©n ®« thÞ,
nhÊt lµ Hµ Néi, Ýt dïng ®å biÓn h¬n c- d©n c¸c ®« thÞ phÝa Nam nh- HuÕ, Nha Trang,
Sµi Gßn. ThÝch øng víi khÝ hËu n¬i ch©u thæ B¾c Bé, v¨n hãa Èm thùc n¬i ®©y gia
t¨ng thµnh phÇn thÞt vµ mì, nhÊt lµ mïa ®«ng l¹nh, ®Ó gi÷ nhiÖt n¨ng cho c¬ thÓ con
ng-êi. Tuy nhiªn c¸c gia vÞ cã tÝnh chÊt cay, chua, ®¾ng, quen thuéc víi c- d©n Trung
Bé, Nam Bé l¹i Ýt xuÊt hiÖn trong b÷a ¨n cña ng-êi ViÖt B¾c Bé.
V¨n hãa y phôc cña ng-êi d©n B¾c Bé chuéng mÇu n©u ®-îc coi lµ sù lùa chän
thÝch øng víi thiªn nhiªn. §µn «ng th-êng ®i lao ®éng víi chiÕc quÇn l¸ täa, ¸o c¸nh mÇu
n©u sång. §µn bµ th-êng vËn chiÕc v¸y th©m, chiÕc ¸o n©u trong c«ng viÖc ®ång ¸ng.
Ngµy héi hÌ, lÔ tÕt th× trang phôc nµy cã kh¸c h¬n: ®µn bµ víi ¸o dµi mí ba mí b¶y, ®µn
«ng víi chiÕc quÇn tr¾ng, ¸o dµi the, chÝt kh¨n ®en.
MÆt kh¸c, v¨n hãa ë ch©u thæ B¾c Bé ®-îc coi lµ mét vïng v¨n hãa cã bÒ dµy
lÞch sö còng nh- mËt ®é dµy ®Æc cña c¸c di tÝch v¨n hãa. C¸c di tÝch kh¶o cæ, c¸c di
s¶n v¨n hãa vËt thÓ tån t¹i ë kh¾p c¸c ®Þa ph-¬ng. §Òn, ®×nh, chïa, miÕu... cã mÆt ë
hÇu kh¾p c¸c ®Þa bµn, tËn c¸c lµng quª. NhiÒu di tÝch næi tiÕng kh«ng chØ trong n-íc
mµ c¶ n-íc ngoµi nh- Hoa L-, phè HiÕn, Chïa D©u, Chïa H-¬ng, Chïa T©y Ph-¬ng, ®×nh
T©y §»ng v.v.
Cïng c¸c DSVH vËt thÓ, c¸c DSVH phi vËt thÓ cña ®ång b»ng B¾c Bé còng kh¸
®a d¹ng vµ phong phó.
Kho tµng ng÷ v¨n truyÒn miÖng B¾c Bé v« cïng phong phó. Tõ thÇn tho¹i ®Õn
truyÒn thuyÕt, tõ ca dao ®Õn tôc ng÷, tõ truyÖn c-êi ®Õn truyÖn tr¹ng, mçi thÓ lo¹i
®Òu mang nÐt riªng cña B¾c Bé. Ch¼ng h¹n, truyÖn tr¹ng ë B¾c Bé nh- truyÖn Tr¹ng
Quúnh, Tr¹ng Lîn... sö dông c¸c h×nh thøc c©u ®è, c©u ®èi, nãi l¸i, ch¬i ch÷ nhiÒu h¬n
truyÖn tr¹ng ë c¸c vïng kh¸c. Cã nh÷ng thÓ lo¹i v¨n häc d©n gian chØ ë B¾c Bé míi tån t¹i
(nh- thÇn tho¹i, truyÒn thuyÕt vÒ céi nguån d©n téc, truyÖn cæ tÝch sinh ho¹t...). Ca dao
xø B¾c trau chuèt, tØa gät h¬n ca dao Nam Bé. C¸c thÓ lo¹i thuéc nghÖ thuËt biÓu diÔn
d©n gian còng kh¸ ®a d¹ng vµ mang s¾c th¸i vïng ®Ëm nÐt. §ã lµ h¸t quan hä, h¸t xoan,
h¸t trèng qu©n, h¸t chÇu v¨n, h¸t ca trï (h¸t ¶ ®µo), h¸t chÌo, móa rèi (rèi n-íc, rèi c¹n)...
§¸ng kÓ nhÊt lµ nh÷ng sinh ho¹t v¨n hãa tÝn ng-ìng cña c- d©n ViÖt B¾c Bé. Mäi
tÝn ng-ìng cña c- d©n trång lóa n-íc nh- thê thµnh hoµng, thê mÉu, thê c¸c «ng tæ nghÒ...
®Òu cã mÆt trªn hÇu kh¾p c¸c lµng quª B¾c Bé. C¸c tÝn ng-ìng nµy tiÒm Èn trong t©m
thøc con ng-êi vµ tån t¹i trong lÔ héi - mét lo¹i sinh ho¹t v¨n hãa tæng hîp. MËt ®é héi hÌ ë
B¾c Bé kh¸ dµy ®Æc ë c¸c lµng nghÒ theo vßng quay thiªn nhiªn vµ mïa vô. Cã thÓ kÓ
®Õn hµng tr¨m, hµng ngµn lÔ héi kh¸c nhau cña c¸c lµng nghÒ B¾c Bé, nÕu theo qui
m« cã thÓ chia thµnh héi lµng, héi vïng, héi cña c¶ n-íc, nÕu theo thêi gian cã thÓ chia ra
thµnh lÔ héi mïa xu©n, lÔ héi mïa thu. Dï thuéc lo¹i nµo, khëi nguyªn, c¸c lÔ héi Êy ®Òu
lµ c¸c héi lµng cña c- d©n n«ng nghiÖp (lÔ héi n«ng nghiÖp). TiÕn tr×nh lÞch sö ®·
l¾ng ®äng ë ®©y nh÷ng líp v¨n hãa, khiÕn cho trªn l¸t c¾t ®ång ®¹i, khã nhËn ra g-¬ng
mÆt ban ®Çu cña lÔ héi n«ng nghiÖp. Tuy nhiªn, nh÷ng trß diÔn trong c¸c lÔ héi vÉn gîi
l¹i c¸c nghi lÔ n«ng nghiÖp. Ch¼ng h¹n nh- c¸c lÔ thøc thê MÑ Lóa, cÇu m-a, thê thÇn
mÆt trêi, c¸c trß diÔn mang tÝnh chÊt phån thùc nh- móa gµ phñ, móa c¸c vËt biÓu tr-ng
©m vËt, d-¬ng vËt v.v. LÔ héi ë ®ång b»ng B¾c Bé gièng nh- mét b¶o tµng v¨n hãa
tæng hîp l-u gi÷ kh¸ nhiÒu c¸c sinh ho¹t v¨n hãa tÝn ng-ìng cña c- d©n n«ng nghiÖp. Víi
c- d©n ë lµng quª ViÖt B¾c Bé, lÔ héi lµ “m«i tr-êng céng s¶n v¨n hãa”, “céng mÖnh”
(ch÷ dïng cña Ng« §øc ThÞnh) vÒ mÆt t©m linh.
Cïng víi v¨n hãa d©n gian, vïng ch©u thæ B¾c Bé, cßn lµ “n¬i ph¸t sinh nÒn v¨n
hãa b¸c häc” (§inh Gia Kh¸nh). Sù ph¸t triÓn cña gi¸o dôc, truyÒn thèng träng ng-êi cã ch÷
trë thµnh nh©n tè t¸c ®éng t¹o ra mét mét tÇng líp trÝ thøc ë B¾c Bé. Thêi tù chñ, Th¨ng
Long víi vai trß lµ mét kinh ®« còng ®¶m nhËn vÞ trÝ mét trung t©m gi¸o dôc. N¨m
1070, V¨n MiÕu ®-îc x©y dùng. N¨m 1076 ®· cã Quèc Tö Gi¸m, tr-êng ®¹i häc ®Çu tiªn
cña n-íc nhµ víi chÕ ®é thi cö ®Ó kÐn chän ng-êi hiÒn tµi, t¹o ra cho xø B¾c mét ®éi
ngò trÝ thøc ®«ng ®¶o, trong ®ã xuÊt hiÖn nhiÒu danh nh©n v¨n hãa. GS. §inh Gia
Kh¸nh nhËn xÐt: “Trong thêi kú §¹i ViÖt, sè ng-êi ®i häc, thi ®ç ë vïng ®ång b»ng miÒn
B¾c tÝnh theo tû lÖ d©n sè th× cao h¬n rÊt nhiÒu so víi c¸c n¬i kh¸c. Trong lÞch sö 854
n¨m (1065 - 1915) khoa cö d-íi c¸c triÒu vua, c¶ n-íc cã 56 tr¹ng nguyªn th× 52 ng-êi lµ ë
vïng ®ång b»ng miÒn B¾c”.
Trong thÕ kû XX, Hµ Néi lµ trung t©m gi¸o dôc, khoa häc, thu hót c¸c trÝ thøc
mäi vïng. HiÖn nay, theo GS,TS. Ng« §øc ThÞnh th× Hµ Néi “... lµ n¬i ®Çu mèi c¸c
trung t©m ®µo t¹o vµ nghiªn cøu khoa häc (90% c¸c viÖn nghiªn cøu vµ 64% c¸c
tr-êng ®¹i häc), mµ ®éi ngò trÝ thøc còng tËp trung ®«ng ®¶o nhÊt, chiÕm 57% tæng
sè trÝ thøc c¶ n-íc”. Sù ph¸t triÓn cña gi¸o dôc ë Hµ Néi vµ ®ång b»ng B¾c Bé ®· t¹o
ra sù ph¸t triÓn cña v¨n hãa b¸c häc, bëi chñ thÓ s¸ng t¹o nÒn v¨n hãa b¸c häc nµy
chÝnh lµ ®éi ngò trÝ thøc ®-îc sinh ra tõ nÒn gi¸o dôc Êy. §éi ngò nµy ®· tiÕp nhËn
vèn v¨n hãa d©n gian, vèn v¨n hãa b¸c häc ®å sé cña Trung Quèc, Ên §é, ph-¬ng T©y,
t¹o ra dßng v¨n hãa b¸c häc cña ViÖt Nam. Trong lÞch sö, ch÷ N«m, ch÷ quèc ng÷ lµ
s¶n phÈm s¸ng t¹o cña v¨n hãa ViÖt Nam trong giao l-u vµ tiÕp biÕn tinh hoa v¨n hãa
thÕ giíi. NhiÒu tµi n¨ng nghÖ thuËt, danh nh©n v¨n hãa nh- NguyÔn Tr·i, NguyÔn
Du, Hå Xu©n H-¬ng... ®Òu tr-ëng thµnh vµ g¾n bã víi vïng v¨n hãa n¬i ®©y. H¬n
n÷a v¨n hãa ®ång b»ng B¾c Bé lµ vïng v¨n hãa ®Æc biÖt, cã qu¸ tr×nh tiÕp biÕn v¨n
hãa diÔn ra l©u dµi víi néi dung v« cïng phong phó. Thùc ra, qu¸ tr×nh tiÕp biÕn v¨n
hãa lµ ®Æc ®iÓm chung cña v¨n hãa ViÖt Nam, hay nãi nh- Fr©y lµ “sù kh«ng chèi
tõ”. Tõ thêi tiÒn sö vµ s¬ sö ®Õn thêi tù chñ, viÖc tiÕp thu v¨n hãa Trung Hoa, Ên §é
ë ®ång b»ng B¾c Bé cã nh÷ng nÐt riªng do vÞ thÕ ®Þa - v¨n hãa ®Þa chÝnh trÞ cña
nã quyÕt ®Þnh. Cã thÓ thÊy râ ®iÒu nµy trong qu¸ tr×nh tiÕp nhËn PhËt gi¸o cña c-
d©n ViÖt B¾c Bé. PhËt gi¸o khi vµo B¾c Bé ®· dung hßa víi c¸c tÝn ng-ìng d©n gian
b¶n ®Þa. PhËt gi¸o ®· ®-îc b¶n ®Þa hãa thµnh PhËt gi¸o d©n gian. Tuy nhiªn trong
lÞch sö, v¨n hãa B¾c Bé cßn ph¸t triÓn ë nhiÒu vïng v¨n hãa kh¸c víi vai trß “h-íng
®¹o” t¹o ra bøc tranh tæng thÓ phong phó cña v¨n hãa ViÖt Nam.
* Ph¸c th¶o vÒ hÖ thèng di s¶n v¨n hãa vïng ®ång b»ng B¾c Bé
Tr-íc hÕt cÇn nhËn thÊy r»ng, b¶n ®å v¨n hãa vïng ®ång b»ng B¾c Bé rÊt phøc
t¹p bëi tÝnh ®a d¹ng cña c¸c DSVH, sù ®an xen gi÷a c¸c di s¶n vµ sù lan táa cña c¸c di
s¶n trong toµn c¶nh kh«ng gian v¨n hãa.
Cã thÓ chia v¨n hãa ®ång b»ng B¾c Bé thµnh c¸c tiÓu vïng v¨n hãa víi c¸c ®Æc
®iÓm Ýt nhiÒu mang s¾c th¸i riªng:
+ TiÓu vïng Kinh B¾c (B¾c Ninh - B¾c Giang), vïng v¨n hãa quan hä, chÞu ¶nh
h-ëng v¨n hãa Trung Hoa rÊt sím.
+ TiÓu vïng H¶i §«ng (H¶i D-¬ng - H¶i Phßng - Qu¶ng Ninh), vïng v¨n hãa t©m
linh, t«n gi¸o KiÕp B¹c - Yªn Tö - Cöa ¤ng.
+ TiÓu vïng S¬n Nam Th-îng (H-ng yªn - Th¸i B×nh) ®Êt chÌo vµ lÔ héi Chö §ång
Tö.
+ TiÓu vïng S¬n Nam h¹ (Hµ - Nam - Ninh) ®Êt ChÇu v¨n, Cè ®« Hoa L-, §Òn
TrÇn.
+ TiÓu vïng xø §oµi (S¬n T©y - VÜnh Phó) ®Êt hai vua vµ quª h-¬ng hai Bµ
Tr-ng víi c¸c lÔ héi cæ truyÒn.
+ TiÓu vïng Th¨ng Long - Hµ Néi (Th¨ng Long - Hµ T©y cò) ®Êt kinh kú lÔ héi
Chïa H-¬ng, chïa ThÇy, lÔ héi Phï §æng.
VÒ ph©n lo¹i DSVH cña vïng ®ång b»ng B¾c Bé, cã thÓ c¨n cø tiªu chÝ ph©n
lo¹i DSVH cña ngµnh Ph«nclo häc hiÖn ®¹i ®Ó chia DSVH thµnh hai lo¹i h×nh c¬ b¶n:
DSVH vËt thÓ vµ DSVH phi vËt thÓ. DSVH phi vËt thÓ cña vïng ®ång b»ng B¾c Bé
bao gåm mét kho tµng hÕt søc phong phó vµ ®a d¹ng: Quan hä (B¾c Ninh); ChÌo cæ
(Th¸i B×nh); H¸t v¨n (Nam §Þnh), ChÌo Tµu (Hµ §«ng); Rèi n-íc (§«ng Anh, Hµ Néi). VÒ
lÔ héi, cã c¸c lÔ héi cña vïng vµ tiÓu vïng: Héi chïa H-¬ng, Héi §Òn KiÕp B¹c, Héi Phñ
GiÇy, Héi ®Òn §ång B»ng, Héi Giãng, Héi Hµ T©y (Hµ Néi), H¶i D-¬ng, Nam §Þnh,
Th¸i B×nh, Hµ Néi, B¾c Ninh. DSVH t©m linh víi sù hiÖn diÖn cña c¸c vÞ thÇn mang ý
nghÜa t©m linh cña c¶ vïng hoÆc tiÓu vïng: S¬n Tinh - Thñy tinh ë vïng v¨n hãa xø
§oµi, Th¸nh Giãng ë vïng v¨n hãa Kinh B¾c, Th¸nh Chö §ång Tö ë Th¨ng Long - Hµ Néi
vµ TrÊn S¬n Nam Th-îng, MÉu LiÔu H¹nh ë TrÊn S¬n Nam. Tuy nhiªn, DSVH phi vËt
thÓ th-êng g¾n víi c¸c DSVH vËt thÓ nh- ®×nh, chïa, ®Õn, miÕu t¹i c¸c ®Þa ph-¬ng vµ
®-îc l-u truyÒn trong hµng ngµn n¨m lÞch sö. Cho nªn viÖc ph©n lo¹i lµ cÇn thiÕt, nh-ng
khi m« t¶ ph¶i thÊy mèi liªn hÖ nµy lµ kh«ng thÓ t¸ch rêi. D-íi ®©y lµ mét sè thèng kª
tiªu biÓu vÒ DSVH ®ång b»ng B¾c Bé:
+ Di tÝch danh th¾ng næi tiÕng: Di tÝch danh th¾ng tù nhiªn tiªu biÓu lµ VÞnh
H¹ Long (®-îc tæ chøc UNESCO c«ng nhËn lµ di s¶n thiªn nhiªn thÕ giíi); §¶o C¸t Bµ -
khu thiªn nhiªn næi tiÕng; Chïa H-¬ng TÝch - “Nam Thiªn Nam ®Ö nhÊt §éng”; Nói Yªn
Tö (kinh ®« PhËt Gi¸o Tróc L©m ViÖt Nam). Danh th¾ng lÞch sö cã thÓ kÓ ®Õn lµ Cè
§« Hoa L- - Tam Cèc - BÝch §éng (Ninh B×nh) nh- mét vÞnh H¹ Long trªn c¹n; S«ng B¹ch
§»ng - b·i cäc ch«n vïi qu©n x©m l-îc Nguyªn M«ng; nói NghÜa LÜnh - §Òn Hïng cËn
kÒ vïng ®ång b»ng B¾c Bé lµ n¬i ph¸t tÝch cña d©n téc; Hå T©y - th¾ng c¶nh th¬
méng g¾n víi sù tÝch Tr©u Vµng; Hå G-¬m víi sù tÝch Vua Lª hoµn kiÕm.
+ §×nh, chïa, ®Òn, miÕu: C¸c di s¶n v¨n hãa vËt thÓ ®-îc x©y dùng theo kiÕn tróc
“CÇu Nam, chïa B¾c, ®×nh §oµi”. T¹i ®©y cã tíi hµng ngh×n di tÝch lÞch sö, xin chØ
nãi ®Õn nh÷ng di tÝch næi tiÕng:
 Chïa næi tiÕng: Chïa Mét Cét, Chïa L¸ng, Chïa D©u, Chïa Tr¨m Gian, Chïa T©y
Ph-¬ng, Chïa ThÇy, Chïa Keo, Chïa PhËt TÝch, Chïa T©y Thiªn, Chïa Bót Th¸p, Chïa
Kim Liªn v.v (ngoµi nh÷ng chïa g¾n víi danh th¾ng)
 §×nh næi tiÕng: §×nh §æn L-¬ng, §×nh Ngäc Th¶n, ®×nh Thæ Hµ, §×nh yªn L·ng,
§×nh §ång Kþ, §×nh §×nh B¶ng, §×nh T©y §»ng, §×nh Th¹ch Cçi, §×nh Trung Th-îng.
 §Òn næi tiÕng: §Òn KiÕp B¹c, §Òn Cöa ¤ng, §Òn Hai Bµ Tr-¬ng, §Òn Qu¸n
Th¸nh, §Òn Chö §ång Tö, §Òn thê An D-¬ng V-¬ng, §Òn Giãng, §Òn Ngäc S¬n.
 Phñ næi tiÕng: Phñ GiÇy, Phñ T©y Hå, Phñ T©y Thiªn.
 L¨ng mé næi tiÕng: L¨ng TrÇn Thñ §é, L¨ng TrÇn Nh©n T«ng, Khu l¨ng mé nhµ
TrÇn (Yªn Tö); L¨ng khanh t-íng, quËn c«ng: L¨ng Quang §¨ng, Vò HiÒn L-¬ng, QuËn
Th¹c, L¹i Yªn, Diªn H-¬ng, Hå Dª.
 C¸c th¸p næi tiÕng: Th¸p B×nh S¬n, Th¸p B¸o Nghiªn, Th¸p Bót.
 V¨n MiÕu næi tiÕng: V¨n MiÕu (Hµ Néi), V¨n MiÕu XÝch §»ng, V¨n MiÕu Mao
§iÒn, V¨n MiÕu S¬n T©y.
 Nhµ thê næi tiÕng: Nhµ thê Ph¸t DiÖm, Nhµ thê Bïi Chu, Nhµ thê Cöa B¾c, Nhµ
thê Lín (Hµ Néi)
 Lµng cæ, nhµ cæ næi tiÕng: Lµng §-êng L©m (®Êt Hai Vua) vµ nhiÒu lµng cæ,
nhµ cæ hµng tr¨m n¨m.
+ Di tÝch kh¶o cæ næi tiÕng: Gß Mun, §ång §Ëu, Cæ Loa, H¹ Long vµ khu Hoµng
Thµnh - Th¨ng Long - Hµ Néi cïng hµng tr¨m di tÝch däc hai bê s«ng Hång.
+ V¨n hãa Èm thùc: tiªu biÓu lµ giß ch¶ ¦íc LÔ, b¸nh cuèn Thanh Tr×, nem Phïng,
r-¬i Tr-ng X¸, cèm lµng Vßng, chÌ sen Hµ Néi, ch¶ c¸ L· Väng, c¸ r« ®µm SÐt, hóng
L¸ng, b¸nh dµy qu¸n G¸nh.
+ Ng÷ v¨n truyÒn miÖng
DSVH phi vËt thÓ cña vïng ®ång b»ng B¾c Bé d-êng nh- ®a d¹ng vµ phong phó
h¬n c¶ DSVH vËt thÓ. Cô thÓ lµ:
- Ca dao, hß, vÌ cã hµng ngh×n bµi víi hµng v¹n c©u ph¶n ¸nh mäi mÆt cña ®êi
sèng c- d©n.
- ThÇn tho¹i, huyÒn tÝch, huyÒn tho¹i, truyÖn cæ tÝch phong phó (TruyÖn hä
Hång Bµng, Sù tÝch L¹c Long Qu©n vµ ¢ u C¬; TruyÖn S¬n Tinh Thñy Tinh; TruyÖn An
D-¬ng V-¬ng vµ Mþ Ch©u- Träng Thñy ; Th¸nh Giãng; TÊm C¸m; Hån Tr-¬ng Ba, da
hµng thÞt...)
- TruyÖn th¬ N«m khuyÕt danh (Tèng Tr©n Cóc Hoa, Ph¹m T¶i Ngäc Hoa...)
- TruyÖn N«m b¸c häc (S¬ KÝnh T©n Trang)
- TruyÖn c-êi, truyÖn ngô ng«n cña ng-êi ViÖt cæ...
+ NghÖ thuËt biÓu diÔn:
- S©n khÊu (chÌo s©n ®×nh - chÌo c¶i biªn), tuång vµ h¸t ®èi ®¸p phæ biÕn trong
vïng (Quan ¢ m ThÞ KÝnh, Tr-¬ng Viªn, L-u B×nh D-¬ng LÔ...)
- Rèi n-íc, rèi c¹n, rèi que, rèi d©y, rèi bãng cã ë nhiÒu lµng.
- Trß ch¬i, trß diÔn kÕt hîp lÔ héi kh¸ phong phó
- Móa còng cã nhiÒu ®iÖu næi tiÕng: Móa Lý Len, móa Bµi b«ng, móa Cê, móa
HÇu §ång vµ móa trong chÌo, trong tuång.
- H¸t d©n ca: nhiÒu lµn ®iÖu næi tiÕng nh- h¸t Quan hä, h¸t ChÇu v¨n, h¸t ¶ ®µo,
h¸t ChÌo tÇu. Cã mét sè lµn ®iÖu ®ang ®Ò nghÞ UNESCO c«ng nhËn di s¶n phi vËt thÓ
cña nh©n lo¹i
+ LÔ héi tiªu biÓu: Theo thèng kª cña Côc V¨n hãa c¬ së - Bé V¨n hãa - ThÓ thao
vµ Du lÞch, vïng ®ång b»ng B¾c Bé cã 3.720 lÔ héi, tiªu biÓu lµ lÔ héi Chïa H-¬ng,
Chïa ThÇy, Chïa Bèi Khª, LÔ héi B×nh §µ, LÔ héi Yªn Tö, Héi Giãng, Héi Lim, Héi §Òn
Hïng vïng gi¸p ranh.
TÝn ng-ìng g¾n liÒn víi lÔ héi: Thê vua Hïng, Th¸nh Giãng, Thê S¬n Tinh, Thñy
Tinh, Chö §ång Tö, Thê MÉu, thê c¸c vÞ anh hïng d©n téc.
+ Phong tôc tËp qu¸n phong phó vµ ®a d¹ng: T¹i ®ång b»ng B¾c Bé cã kh¸ nhiÒu
phong tôc, tËp qu¸n lÔ héi, lÔ tÕt, c-íi xin, hiÕu, hû, tÕ lÔ rÊt ®a d¹ng. HÇu nh- lµng
nµo, ®Þa ph-¬ng nµo còng cã phong tôc tËp qu¸n ®éc ®¸o.
* Tri thøc b¶n ®Þa
N¬i ®©y cã nhiÒu tri thøc b¶n ®Þa g¾n víi ®êi sèng x· héi vµ c¸ nh©n nh-: tri
thøc s¶n xuÊt n«ng nghiÖp cña tõng lµng x·, cña tõng tiÓu vïng vµ c¶ vïng ®-îc tÝch lòy
hµng ngµn n¨m; tri thøc s¶n xuÊt hµng thñ c«ng, thñ c«ng mü nghÖ dåi dµo vµ tinh tÕ
(c¶ vïng cã 914 lµng nghÒ vµ hµng ngµn lµng cã nghÒ vµ nh©n cÊy nghÒ míi); tri thøc
vÒ ch÷a bÖnh cho ng-êi vµ gia sóc phong phó vµ cã bÒ dµy lÞch sö (hai nhµ y häc d©n
téc næi tiÕng n-íc ta ®Òu xuÊt th©n ë vïng ®ång b»ng B¾c Bé lµ TuÖ TÜnh ThiÒn s-
vµ H¶i Th-îng L·n «ng Lª H÷u Tr¸c); tri thøc vÒ ®Þa lý, n«ng lÞch, phong thñy trong ®êi
sèng v¨n minh n«ng nghiÖp, v¨n hãa lóa n-íc hµng ngµn n¨m nay.
+ C¸c gi¸ trÞ tinh thÇn tiªu biÓu: §ã lµ tinh thÇn yªu n-íc, cè kÕt céng ®ång, lao ®éng
cÇn cï, hiÕu häc, yªu con ng-êi, quª h-¬ng, yªu thiªn nhiªn vµ cuéc sèng, lu«n l¹c quan, vui
vÎ.
Tãm l¹i, vïng ®ång b»ng B¾c Bé lµ vïng ®Êt lÞch sö - v¨n hãa l©u ®êi cña ng-êi
ViÖt, lµ c¸i n«i h×nh thµnh v¨n hãa, v¨n minh cña ng-êi ViÖt vµ cña c¶ d©n téc bªn c¹nh
nÒn v¨n hãa Ch¨m Pa vµ Phï Nam. Nh×n theo chiÒu dµi lÞch sö, ®ång b»ng B¾c Bé lµ
n¬i cÊt gi÷ nhiÒu truyÒn thèng v¨n hãa quÝ b¸u cïng kho tµng di s¶n v¨n hãa vËt thÓ vµ
phi vËt thÓ hÕt søc phong phó, ®a d¹ng cña d©n téc. §Ó tiÕn tíi x©y dùng mét nÒn v¨n
hãa ViÖt Nam hiÖn ®¹i, chóng ta cÇn ph¶i t¨ng c-êng ho¹t ®éng b¶o tån vµ ph¸t huy c¸c
gi¸ trÞ DSVH quý b¸u cña vïng ®Êt ®Þa linh nh©n kiÖt nµy.
1.4. Mối quan hệ giữa quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hoạt động bảo tồn và phát
huy DSVH ở vùng đồng bằng Bắc Bộ
1.4.1. CNH, H§H ë vïng ®ång b»ng B¾c Bé
Qu¸ tr×nh CNH, H§H ë ViÖt Nam ®-îc tiÕn hµnh trong ®iÒu kiÖn n-íc ta lµ n-íc
n«ng nghiÖp l¹c hËu, phÇn lín d©n c- sèng ë vïng n«ng th«n (h¬n 70%), b×nh qu©n
ruéng ®Êt thÊp vµ thu nhËp tõ n«ng nghiÖp rÊt thÊp. NghÞ quyÕt Héi nghÞ Trung -¬ng
lÇn thø 7 kho¸ VII ®· chØ ra: "§èi víi n-íc ta, ®ã lµ qu¸ tr×nh thùc hiÖn chiÕn l-îc ph¸t
triÓn kinh tÕ - nh»m c¶i biÕn mét x· héi n«ng nghiÖp l¹c hËu thµnh mét x· héi c«ng
nghiÖp, g¾n víi viÖc h×nh thµnh tõng b-íc quan hÖ s¶n xuÊt tiÕn bé, ngµy cµng thÓ
hiÖn ®Çy ®ñ h¬n b¶n chÊt -u viÖt cña chÕ ®é míi". Do ®ã, §¶ng ta coi träng cnh, h®h
n«ng nghiÖp n«ng th«n nh- mét nhiÖm vô träng t©m tr-íc hÕt: “Trong nh÷ng n¨m tr-íc
m¾t, kh¶ n¨ng vèn cßn cã h¹n, nhu cÇu c«ng ¨n viÖc lµm rÊt bøc b¸ch, ®êi sèng nh©n
d©n cßn nhiÒu khã kh¨n, t×nh h×nh kinh tÕ ch-a thËt æn ®Þnh v÷ng ch¾c, cÇn tËp
trung nç lùc ®Èy m¹nh c«ng nghiÖp ho¸ n«ng nghiÖp n«ng th«n, ra søc ph¸t triÓn ngµnh
chÕ biÕn n«ng - l©m - thuû s¶n, c«ng nghiÖp tiªu dïng vµ xuÊt nhËp khÈu, c¸c ngµnh du
lÞch, dÞch vô ... c¶ thµnh thÞ vµ n«ng th«n. Kh«i phôc, ph¸t triÓn, tõng b-íc hiÖn ®¹i ho¸
c¸c ngµnh nghÒ thñ c«ng truyÒn thèng cã thÞ tr-êng tiªu thô lín trong vµ ngoµi n-íc”.
Nh- vËy, CNH, H§H n«ng nghiÖp, n«ng th«n võa lµ môc tiªu, võa lµ nhiÖm vô
tr-íc m¾t cña qu¸ tr×nh CNH, H§H ®Êt n-íc. Môc tiªu nhiÖm vô ®ã xuÊt ph¸t tõ ®Æc
®iÓm kh¸ch quan cña ®Êt n-íc vµ tõ vai trß cña n«ng th«n, n«ng nghiÖp n-íc ta trong qu¸
tr×nh lÞch sö dùng n-íc vµ gi÷ n-íc cña d©n téc vµ sù nghiÖp x©y dùng ®Êt n-íc hiÖn
nay.
CNH, H§H n«ng nghiÖp, n«ng th«n lµ vÊn ®Ò cã ý nghÜa chiÕn l-îc trong sù
nghiÖp ®æi míi ®Êt n-íc theo ®Þnh h-íng XHCN. N«ng nghiÖp, n«ng th«n vµ n«ng d©n
cã vai trß to lín trong sù nghiÖp c¸ch m¹ng n-íc ta. Kinh nghiÖm c¸c n-íc ®ang ph¸t triÓn
cho thÊy nÕu kh«ng gi¶i quyÕt tèt vÊn ®Ò n«ng th«n, n«ng nghiÖp th× kh«ng thÓ cã sù
t¨ng tr-ëng vµ ph¸t triÓn bÒn v÷ng kinh tÕ - x· héi. Thùc tiÔn nh÷ng n¨m gÇn ®©y ë mét
sè tØnh ®ång b»ng B¾c Bé (nh- Th¸i B×nh, Nam §Þnh) cµng chØ râ vÊn ®Ò n«ng th«n,
n«ng nghiÖp cã ý nghÜa to lín ®èi víi qu¸ tr×nh CNH, H§H v× môc tiªu "d©n giµu, n-íc
m¹nh, x· héi c«ng b»ng, d©n chñ vµ v¨n minh".
CNH, H§H n«ng nghiÖp, n«ng th«n lµ qu¸ tr×nh t¹o lËp c¬ së vËt chÊt - kü thuËt
vµ c¬ cÊu kinh tÕ ®Ó ph¸t triÓn s¶n xuÊt n«ng nghiÖp, chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ - x·
héi n«ng th«n theo h-íng c«ng nghiÖp ho¸, g¾n n«ng nghiÖp víi c«ng nghiÖp, dÞch vô,
cho phÐp ph¸t huy cã hiÖu qu¶ mäi lîi thÕ cña nÒn n«ng nghiÖp nhiÖt ®íi trong sù më
réng giao l-u, héi nhËp quèc tÕ. CNH, H§H n«ng nghiÖp, n«ng th«n bao gåm c¸c néi dung
sau:
- §Èy m¹nh x©y dùng c¬ së vËt chÊt - kü thuËt, dùa trªn nh÷ng thµnh tùu cña cuéc
c¸ch m¹ng khoa häc c«ng nghÖ, nhÊt lµ c«ng nghÖ sinh häc, c«ng nghÖ chÕ biÕn b¶o
qu¶n n«ng s¶n ®Ó chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp, n«ng th«n theo ®Þnh h-íng
CNH, H§H, t¹o ra khèi l-îng n«ng s¶n hµng ho¸ lín cã gi¸ trÞ xuÊt khÈu cao.
- §Èy m¹nh x©y dùng kÕt cÊu h¹ tÇng kinh tÕ - kü thuËt vµ kinh tÕ x· héi cho
viÖc ph¸t triÓn n«ng nghiÖp, n«ng th«n theo h-íng CNH, H§H vÒ ®iÖn, ®-êng, tr-êng,
tr¹m vµ c¸c ho¹t ®éng dÞch vô cung øng c¸c yÕu tè ®Çu ra cho s¶n xuÊt n«ng nghiÖp.
- Thùc hiÖn ph©n c«ng lao ®éng x· héi trong n«ng nghiÖp, n«ng th«n trªn c¬ së
ph¸t triÓn c¸c ngµnh nghÒ thñ c«ng nghiÖp, c¸c lµng nghÒ truyÒn thèng vµ dÞch vô theo
ph-¬ng ch©m "rêi ®ång kh«ng rêi lµng", "tiÓu c«ng nghiÖp hiÖn ®¹i, thñ c«ng nghiÖp
tinh x¶o".
- Tõng b-íc x¸c lËp c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp - c«ng nghiÖp - dÞch vô trªn ®Þa
bµn n«ng th«n, thóc ®Èy ph¸t triÓn nÒn n«ng nghiÖp sinh th¸i vµ t¹o nªn bé mÆt n«ng
th«n míi, "®« thÞ ho¸" ngay ë vïng n«ng th«n.
- C¸c gi¶i ph¸p CNH, H§H vïng n«ng th«n, n«ng nghiÖp ë n-íc ta ®-îc §¶ng ta x¸c
®Þnh râ: "T¨ng c-êng sù chØ ®¹o vµ ph¸t huy c¸c nguån lùc cÊu thµnh ®Ó ®Èy nhanh
c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ n«ng nghiÖp vµ n«ng th«n. TiÕp tôc ph¸t triÓn ®-a n«ng
nghiÖp, l©m nghiÖp, ng- nghiÖp lªn mét tr×nh ®é míi b»ng øng dông tiÕn bé khoa häc
vµ c«ng nghÖ, nhÊt lµ c«ng nghÖ sinh häc; ®Èy m¹nh thuû lîi ho¸, c¬ giíi ho¸, hiÖn ®¹i
ho¸, qui ho¹ch sö dông ®Êt hîp lý; ®æi míi c¬ cÊu c©y trång, vËt nu«i, t¨ng gi¸ trÞ thu
®-îc trªn ®¬n vÞ diÖn tÝch; gi¶i quyÕt tèt vÊn ®Ò tiªu thô n«ng s¶n hµng ho¸. §Çu t-
nhiÒu h¬n cho kÕt cÊu h¹ tÇng kinh tÕ vµ x· héi ë n«ng th«n. Ph¸t triÓn c«ng nghiÖp,
dÞch vô, c¸c ngµnh nghÒ ®a d¹ng, chó träng c«ng nghiÖp chÕ biÕn, c¬ khÝ phôc vô
n«ng nghiÖp, c¸c lµng nghÒ, chuyÓn ®æi bé phËn quan träng lao ®éng n«ng nghiÖp
sang khu vùc c«ng nghiÖp vµ dÞch vô, t¹o nhiÒu viÖc lµm míi; n©ng cao chÊt l-îng
nguån nh©n lùc; c¶i thiÖn ®êi sèng n«ng d©n vµ d©n c- ë n«ng th«n". Thùc hiÖn NghÞ
quyÕt §¹i héi IX, Héi nghÞ lÇn thø 5 Ban ChÊp hµnh Trung -¬ng khãa IX ®· ra NghÞ
quyÕt vÒ: “§Èy nhanh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n thêi kú
2000 - 2010”, cô thÓ nh- sau :
* Néi dung tæng qu¸t cña CNH, H§H n«ng nghiÖp n«ng th«n.
Thø nhÊt, “ CNH, H§H n«ng nghiÖp lµ qu¸ tr×nh chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ
n«ng nghiÖp theo h-íng s¶n xuÊt hµng hãa lín, g¾n víi c«ng nghiÖp chÕ biÕn vµ thÞ
tr-êng, thùc hiÖn c¬ khÝ hãa, thuû lîi hãa, øng dông c¸c thµnh tùu khoa häc, c«ng nghÖ,
tr-íc hÕt lµ c«ng nghÖ sinh häc, ®-a thiÕt bÞ, kü thuËt vµ c«ng nghÖ hiÖn ®¹i vµo c¸c
kh©u s¶n xuÊt n«ng nghiÖp nh»m n©ng cao n¨ng suÊt, chÊt l-îng, hiÖu qña, søc c¹nh
tranh cña n«ng s¶n hµng hãa trªn thÞ tr-êng”.
Thø hai, “CNH, H§H n«ng th«n lµ qu¸ tr×nh chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ n«ng
th«n theo h-íng t¨ng nhanh tû träng gi¸ trÞ s¶n phÈm vµ lao ®éng c¸c ngµnh c«ng nghiÖp,
dÞch vô, gi¶m dÇn tû träng s¶n phÈm vµ lao ®éng n«ng nghiÖp, x©y dùng kÕt cÊu h¹
tÇng kinh tÕ - x· héi, quy ho¹ch ph¸t triÓn n«ng th«n, b¶o vÖ m«i tr-êng sinh th¸i, tæ chøc
l¹i s¶n xuÊt vµ x©y dùng quan hÖ s¶n xuÊt phï hîp, x©y dùng n«ng th«n d©n chñ, c«ng
b»ng, v¨n minh, kh«ng ngõng n©ng cao ®êi sèng vËt chÊt vµ v¨n hãa cña nh©n d©n ë
n«ng th«n”.
* Nh÷ng quan ®iÓm chÝnh vÒ vÊn ®Ò ®Èy nhanh CNH, H§H n«ng nghiÖp, n«ng
th«n trong giai ®o¹n tíi
Mét lµ, “CNH, H§H n«ng nghiÖp n«ng th«n lµ mét trong nh÷ng nhiÖm vô quan
träng hµng ®Çu cña CNH, H§H ®Êt n-íc. Ph¸t triÓn c«ng nghiÖp, dÞch vô ph¶i g¾n bã
chÆt chÏ, hç trî ®¾c lùc vµ phôc vô cã hiÖu qu¶ cho c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng
nghiÖp, n«ng th«n”.
Hai lµ, “¦u tiªn ph¸t triÓn lùc l-îng s¶n xuÊt, chó träng ph¸t huy nguån lùc con ng-êi,
øng dông réng r·i thµnh tùu khoa häc c«ng nghÖ, thóc ®Èy chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ
theo h-íng ph¸t huy lîi thÕ cña tõng vïng, g¾n víi thÞ tr-êng ®Ó s¶n xuÊt hµng hãa quy m«
lín víi chÊt l-îng vµ hiÖu qu¶ cao...”.
Ba lµ, “Dùa vµo néi lùc lµ chÝnh, ®ång thêi tranh thñ tèi ®a c¸c nguån lùc tõ bªn
ngoµi, ph¸t huy tiÒm n¨ng cña c¸c thµnh phÇn kinh tÕ, trong ®ã kinh tÕ nhµ n-íc gi÷ vai
trß chñ ®¹o, cïng víi kinh tÕ tËp thÓ ngµy cµng trë thµnh nÒn t¶ng v÷ng ch¾c; ph¸t triÓn
m¹nh mÏ kinh tÕ hé s¶n xuÊt hµng hãa, c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp, nhÊt lµ doanh
nghiÖp nhá vµ võa ë n«ng th«n”.
Bèn lµ, “KÕt hîp chÆt chÏ c¸c vÊn ®Ò kinh tÕ vµ x· héi trong qu¸ tr×nh c«ng
nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n nh»m gi¶i quyÕt viÖc lµm, xãa ®ãi,
gi¶m nghÌo, æn ®Þnh x· héi vµ ph¸t triÓn kinh tÕ, n©ng cao ®êi sèng vËt chÊt vµ v¨n
hãa cña ng-êi d©n n«ng th«n, nhÊt lµ vïng ®ång bµo c¸c d©n téc thiÓu sè, vïng s©u, vïng
xa...”.
Trong hai thËp kû cuèi cña thÕ kû XX, §¶ng vµ Nhµ n-íc ®· tiÕn hµnh x©y dùng
mét lo¹t c¸c chÝnh s¸ch n«ng nghiÖp. Víi môc tiªu lµ thùc hiÖn kho¸n s¶n phÈm cuèi cïng
®Õn nhãm vµ ng-êi lao ®éng, ChØ thÞ 100 ®· t¹o nªn mét ®éng lùc m¹nh mÏ thóc ®Èy
s¶n xuÊt n«ng nghiÖp ph¸t triÓn, s¶n l-îng l-¬ng thùc t¨ng ®¸ng kÓ, gãp phÇn c¶i thiÖn
møc sèng cña ®¹i bé phËn ng-êi n«ng d©n ®ang ë trong t×nh tr¹ng thiÕu l-¬ng thùc.
NghÞ quyÕt 10 (1988) vµ LuËt ®Êt ®ai (ban hµnh n¨m 1993) lµ hai thÓ chÕ quan träng
tiÕp theo ®· t¹o nªn ®éng lùc míi cho viÖc h×nh thµnh mét nÒn n«ng nghiÖp lÊy hé d©n
lµm ®¬n vÞ s¶n xuÊt c¬ b¶n, h-íng tíi môc tiªu s¶n xuÊt hµng ho¸. Còng cÇn nãi thªm
r»ng, ®èi víi ng-êi n«ng d©n ®ång b»ng B¾c Bé, viÖc s¶n xuÊt n«ng nghiÖp h-íng tíi môc
tiªu s¶n xuÊt hµng ho¸ lµ hoµn toµn míi mÎ. NÒn s¶n xuÊt nhá mang tÝnh tiÓu n«ng, tù cung
tù cÊp khÐp kÝn trong kh«ng gian lµng x· ®· ¨n s©u vµo cuéc sèng c- d©n n¬i ®©y. Bëi
vËy, mäi c¶i c¸ch thÓ chÕ trong n«ng nghiÖp nãi trªn ®· mang ®Õn cho n«ng d©n mét sinh
khÝ míi, t¹o nh÷ng ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó ph¸t triÓn s¶n xuÊt n«ng nghiÖp. KÕt qu¶ lµ
s¶n l-îng l-¬ng thùc kh«ng ngõng t¨ng lªn. Tõ mét n-íc thiÕu l-¬ng thùc, ViÖt Nam trë thµnh
mét n-íc xuÊt khÈu g¹o lín trªn thÕ giíi. Tèc ®é t¨ng tr-ëng GDP liªn tôc t¨ng trong nhiÒu n¨m.
Trong ®ã n«ng nghiÖp ®ãng gãp 1/4 tæng GDP cña c¶ n-íc. Riªng ®ãng gãp cña khu vùc
n«ng th«n ®ång b»ng B¾c Bé ®-îc tÝnh nh- sau: n¨m 1995: 61,92% GDP; n¨m 1996:
62,065; n¨m 1997: 60, 96%; n¨m 1998: 60,72%. §êi sèng cña nh©n d©n trong vïng ®· ®-îc
c¶i thiÖn ®¸ng kÓ. Sù t¨ng tr-ëng kinh tÕ kh«ng nh÷ng lµm cho quü tiªu dïng b×nh qu©n
®Çu ng-êi t¨ng lªn mµ cßn t¹o nguån vËt chÊt ®Ó thùc hiÖn c¸c môc tiªu vÒ x· héi.
ChiÕn l-îc ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi 2001- 2010 cña n-íc ta ®-îc §¹i héi §¶ng lÇn
thø IX th«ng qua. §¹i héi ®· x¸c ®Þnh vÞ thÕ “vïng §ång b»ng s«ng Hång lµ vïng kinh tÕ
träng ®iÓm B¾c Bé: ChuyÓn dÞch m¹nh c¬ cÊu kinh tÕ vµ c¬ cÊu lao ®éng, ®-a nhiÒu lao
®éng n«ng nghiÖp sang c¸c ngµnh c«ng nghiÖp, dÞch vô vµ ®i lËp nghiÖp n¬i kh¸c. Ph¸t triÓn
n«ng nghiÖp hµng ho¸ ®a d¹ng. Cïng víi l-¬ng thùc, ®-a vô ®«ng thµnh mét thÕ m¹nh,
h×nh thµnh c¸c vïng chuyªn canh rau, c©y ¨n qu¶, thÞt, hoa; më réng nu«i, trång thuû s¶n.
Ph¸t triÓn m¹nh c«ng nghiÖp chÕ biÕn vµ c¬ khÝ phôc vô n«ng nghiÖp, c¸c côm, ®iÓm
c«ng nghiÖp, dÞch vô vµ lµng nghÒ ë n«ng th«n. Trong vïng kinh tÕ träng ®iÓm, ph¸t
triÓn c¸c khu c«ng nghiÖp, khu c«ng nghÖ cao, c«ng nghiÖp xuÊt khÈu, c«ng nghiÖp
®iÖn tö, th«ng tin vµ mét sè c¬ së c¬ khÝ ®ãng tµu, luyÖn kim, ph©n bãn; c¸c dÞch vô
cã hµm l-îng tri thøc cao; c¸c trung t©m m¹nh cña vïng vµ c¶ n-íc vÒ ®µo t¹o, khoa häc
vµ c«ng nghÖ, th-¬ng m¹i, y tÕ, v¨n ho¸, du lÞch. Hoµn thµnh vµ n©ng cÊp kÕt cÊu h¹
tÇng, tr-íc hÕt lµ c¸c tuyÕn quèc lé, c¸c c¶ng khu vùc H¶i Phßng, C¸i L©n, c¸c s©n bay”.

1.4.2. Nh÷ng ¶nh h­ëng cña CNH, H§H ®Õn qu¸ tr×nh b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH vïng
®ång b»ng B¾c Bé
CNH, H§H trong bèi c¶nh toµn cÇu hãa vµ giao l-u v¨n hãa quèc tÕ hiÖn nay ®·
t¸c ®éng m¹nh mÏ ®Õn vÊn ®Ò b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH vïng ®ång b»ng B¾c Bé.
Cïng víi viÖc ®Èy m¹nh CNH, H§H lµ qu¸ tr×nh ®æi míi nhËn thøc cña §¶ng, Nhµ n-íc
vµ nh©n d©n ®èi víi DSVH, tr©n träng DSVH lµ “tµi s¶n v« gi¸” cña d©n téc. Qu¸ tr×nh
®æi míi toµn diÖn ®Êt n-íc, ph¸t triÓn nÒn kinh tÕ thÞ tr-êng, ®Èy m¹nh CNH, H§H ®·
t¸c ®éng nhiÒu chiÒu ®Õn vÊn ®Ò b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH c¶ n-íc nãi chung vµ
®ång b»ng B¾c Bé, nãi riªng.
* T¸c ®éng tÝch cùc
Trªn thùc tÕ, CNH, H§H ®· t¸c ®éng vµ lµm biÕn ®æi ®êi sèng vËt chÊt vµ tinh
thÇn cña x· héi, ®-¬ng nhiªn còng sÏ ¶nh h-ëng ®Õn v¨n hãa. Tr-íc hÕt, CNH, H§H ®·
s¶n sinh ra nguån vèn to lín vµ khoa häc c«ng nghÖ hiÖn ®¹i gãp phÇn b¶o tån, t«n t¹o
c¸c DSVH. Quan hÖ hîp t¸c kinh tÕ quèc tÕ, giao l-u v¨n hãa víi c¸c n-íc ®· biÕn DSVH
thµnh yÕu tè quan träng nhÊt cña nÒn kinh tÕ du lÞch, dÞch vô, tõ ®ã ®· t¸c ®éng m¹nh
mÏ vµ tÝch cùc ®Õn viÖc b¶o tån, ph¸t huy c¸c DSVH ë nh÷ng ho¹t ®éng cô thÓ sau :
- Trïng tu l¹i c¸c DSVH vËt thÓ : Hµng ngµn di tÝch v¨n hãa nh- chïa, ®×nh, ®Òn,
miÕu trong vïng ®· ®-îc kh«i phôc, b¶o vÖ, g×n gi÷. Cã thÓ kÓ ®Õn nh÷ng di tÝch næi
tiÕng ®· ®-îc trïng tu nh-: V¨n MiÕu (Hµ Néi) x©y dùng l¹i nhµ Th¸i häc; V¨n MiÕu
Mao §iÒn (H¶i D-¬ng) trïng tu tæng thÓ; Khu di tÝch Chïa H-¬ng x©y dùng l¹i chïa
Thiªn Trï; Chïa PhËt TÝch (b¾c Ninh), Chïa T©y Thiªn x©y dùng l¹i tõ phÕ tÝch; Chïa
§äi S¬n (Hµ Nam) ®-îc trïng tu tam quan, ®¹i b¸i; §Òn KiÕp B¹c (H¶i D-¬ng) ®· trïng tu
®iÖn chÝnh.
- X©y dùng míi t¹i c¸c danh lam th¾ng c¶nh cña vïng lµm t«n thªm gi¸ trÞ cña
DSVH: §Òn thê NguyÔn Tr·i ë khu th¾ng c¶nh ChÝ Linh (H¶i D-¬ng); Chïa B¸i §Ýnh
khu di tÝch Hoa L- Hoa L- (Ninh B×nh); Tæ hîp gi¶i trÝ §¶o TuÇn Ch©u; Lµng v¨n hãa
c¸c d©n téc t¹i §ång M« S¬n T©y (Hµ Néi); dùng t-îng ®µi H-ng §¹o V-¬ng TrÇn Quèc
TuÊn ë Khu di tÝch Kinh M«n (H¶i D-¬ng) vµ khu di tÝch §Òn TrÇn (Nam §Þnh); nhãm
t-îng c¸c chiÕn sÜ c¶m tö ë V-ên hoa Hµng §Ëu (Hµ Néi).
- X©y dùng c¬ së vËt chÊt, h¹ tÇng c¬ së ®Ó t«n thªm vÎ ®Ñp vµ t¹o ®iÒu kiÖn
cho du kh¸ch ®Õn c¸c khu di tÝch: Lµm ®-êng, lµm cÇu, dùng c¸p treo ë khu di tÝch
Chïa H-¬ng (Hµ Néi), Yªn Tö (Qu¶ng Ninh), lµm cÇu phµ ra khu b¶o tån sinh häc C¸t Bµ
(H¶i Phßng).
- Phôc nguyªn nhiÒu lÔ héi cña c¸c lµng x· vµ c¶ vïng. Qu¸ tr×nh CNH - H§H lµ
ho¹t ®éng xóc t¸c cho viÖc phôc håi lÔ héi truyÒn thèng cña vïng ®ång b»ng B¾c Bé.
LÔ héi n¬i ®©y phôc håi nhanh chãng vÒ sè l-îng vµ qui m« (theo thèng kª trung b×nh
mçi n¨m phôc håi kho¶ng 100 lÔ héi cña c¸c lµng x·). Nh÷ng lÔ héi lín ®-îc lµm sèng l¹i
nh-: Chäi Tr©u §å S¬n (H¶i Phßng); Héi Giãng ë Gia L©m, Sãc S¬n (Hµ Néi); Héi b¬i
D¨m ë Tõ Liªm (Hµ Néi); Héi Phñ GiÇy (Nam §Þnh).
Bªn c¹nh c¸c lÔ héi, ng-êi ta cßn kh«i phôc c¸c trß ch¬i, trß diÔn, c¸c lo¹i h×nh diÔn
x-íng g¾n víi c¸c lÔ héi, c¸c ho¹t ®éng v¨n hãa d©n gian ch¼ng h¹n, h¸t Quan hä (B¾c
Ninh); ChÌo Tµu (Hµ Néi); h¸t ¶ §µo (Hµ Néi), c¸c trß diÔn móa rèi, móa B·i B«ng, móa
HÇu ®ång.
- Qu¸ tr×nh CNH, H§H n«ng th«n ®ång b»ng B¾c Bé ®· gãp phÇn phôc håi c¸c
lµng nghÒ, ph¸t huy ®-îc tri thøc vµ c«ng nghÖ truyÒn thèng cña ng-êi d©n trong ph¸t
triÓn kinh tÕ, t¹o c«ng ¨n viÖc lµm, xãa ®ãi gi¶m nghÌo, t¹o nguån hµng cho xuÊt khÈu.
Võa qua, ngoµi viÖc ph¸t triÓn c¸c lµng nghÒ cò næi tiÕng nh- Gèm B¸t Trµng, Chu §Ëu;
g¹ch ngãi H-¬ng Canh, GiÕng §¸y; dÖt V¹n Phóc, T©n Héi; Kh¶m Chuyªn Mü; Gç §ång
Kþ; Tranh thªu QuÊt §éng Th-êng TÝn, c¸c ®Þa ph-¬ng ë ®ång b»ng B¾c Bé ®· nh©n
cÊy hµng tr¨m nghÒ truyÒn thèng cho hµng ngh×n lµng trong vïng.
Võa qua, viÖc c¸c c¬ quan chøc n¨ng cña n-íc ta ®· vµ ®ang lËp hå s¬ ®Ò nghÞ
UNESCO c«ng nhËn c¸c DSVH vËt thÓ, phi vËt thÓ cña vïng nh- VÞnh H¹ Long, Hoµng
Thµnh Th¨ng Long, H¸t Quan hä, H¸t ¶ §µo vµ LÔ héi Giãng lµ di s¶n v¨n hãa thÕ giíi ®·
thóc ®Èy qu¸ tr×nh CNH, H§H ph¸t triÓn, thu hót ®Çu t- vµ t¨ng thu nhËp cho ng-êi
d©n.
* T¸c ®éng tiªu cùc
Qu¸ tr×nh CNH, H§H ®ång b»ng B¾c Bé kh«ng chØ t¸c ®éng tÝch cùc mµ cßn cã
¶nh h-ëng tiªu cùc ®Õn DSVH (chñ yÕu lµ DSVH cña nÒn s¶n xuÊt n«ng nghiÖp lóa
n-íc cæ truyÒn). CNH, H§H cã thÓ Ýt nhiÒu lµm mÊt ®i c¬ së tån t¹i cña nh÷ng DSVH,
®ã lµ th¸ch thøc kh«ng nhá cho viÖc b¶o tån, ph¸t huy DSVH.
T¹i mét sè n¬i, thùc hiÖn CNH, H§H còng ®ång nghÜa víi viÖc t¸c ®éng vµo c¶nh
quan thiªn nhiªn, m«i tr-êng, ph¸ vì kh«ng gian v¨n hãa truyÒn thèng. Sù xuÊt hiÖn c¸c
khu c«ng nghiÖp ®· lµm « nhiÔm m«i tr-êng ®Êt, n-íc ngÇm, ao hå, ®Çm vµ c¸c dßng
s«ng; khai th¸c than, ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i ven bê biÓn ®· lµm thu hÑp vµ « nhiÔm
thiªn nhiªn vµ sù trong s¹ch cña biÓn; viÖc x©y dùng nh÷ng con ®-êng cao tèc lµm biÕn
d¹ng di tÝch, c¶nh quan cña lµng x· n¬i con ®-êng ch¹y qua. CNH, H§H cßn t¸c ®éng vµ
lµm biÕn ®æi t©m lý x· héi cña c- d©n, lµm biÕn ®æi t©m thøc ng-êi d©n, chi phèi
®Õn nhËn thøc vµ quan ®iÓm b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH. §Ó tiÕn hµnh CNH, H§H ë
mét sè ®Þa ph-¬ng, ng-êi ta ®· buéc ph¶i lµm biÕn d¹ng, thËm chÝ ph¸ bá, thay ®æi
®Õn c¸c di tÝch v¨n hãa nh-: hiÖn t-îng khai th¸c ®¸ bõa b·i khu §éng KÝnh Chñ (H¶i
D-¬ng) ®Ó lµm xi m¨ng hay khai th¸c than ¸p s¸t khu di tÝch yªn Tö (Qu¶ng Ninh); nu«i
trång thñy s¶n lµm « nhiÔm VÞnh H¹ Long vµ biÓn ®¶o C¸t Bµ (H¶i Phßng). T¹i Hµ Néi,
kh«ng gian phè cæ bÞ x©m ph¹m bëi qu¸ tr×nh x©y dùng c¸c nhµ cao tÇng hiÖn ®¹i. Mét
sè di tÝch v¨n hãa bÞ vi ph¹m ®Êt ®ai, thËm chÝ bÞ sö dông lµm nhµ ë.
§Ó ph¸t triÓn du lÞch vµ ch¹y theo kinh tÕ thÞ tr-êng, ng-êi ta thay ®æi c¶nh quan
v¨n hãa (trïng tu, t«n t¹o mét c¸ch tù ph¸t, thiÕu khoa häc), th-¬ng m¹i hãa, thÞ tr-êng hãa
lÔ héi vµ phôc håi c¸c hñ tôc, mª tÝn dÞ ®oan ë c¸c di tÝch v¨n hãa lÞch sö.
Cã ý kiÕn cßn cho r»ng viÖc “c«ng ®øc” trïng tu x©y dùng c¸c di tÝch lÞch sö
v¨n hãa chñ yÕu thiªn lÖch vÒ lµm cç to, lÔ lín, ®«i khi l¹i lµ c¸ch lîi dông thÇn th¸nh
®Ó “röa téi”, “röa tiÒn” cña nh÷ng kÎ tham nhòng, bu«n lËu, gian lËn, mong t×m l¹i sù
thanh th¶n.
Qu¸ tr×nh CNH, H§H g¾n víi mÆt tr¸i cña kinh tÕ thÞ tr-êng ®ang lµm mai mét
nh÷ng gi¸ trÞ v¨n hãa truyÒn thèng, ®¹o ®øc trong x· héi vµ gia ®×nh, lµm thay ®æi mèi
quan hÖ gi÷a con ng-êi víi thiªn nhiªn vµ c¸c c¶nh quan v¨n hãa vïng ®ång b»ng B¾c Bé.
1.4.3. Nh÷ng t¸c ®éng cña ho¹t ®éng b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH ®èi víi qu¸ tr×nh CNH,
H§H
B¶o tån vµ ph¸t huy DSVH lµ ho¹t ®éng quan träng nh»m g×n gi÷ vµ ph¸t triÓn
c¸c gi¸ trÞ v¨n hãa d©n téc trong qu¸ tr×nh héi nhËp giao l-u v¨n hãa quèc tÕ. V¨n hãa d©n
téc lµ tiÒm n¨ng, lµ søc m¹nh trÝ tuÖ vµ t©m hån cña con ng-êi ViÖt Nam, lµ b¶n lÜnh
ViÖt Nam trong c¸c cuéc ®èi tho¹i v¨n hãa víi bªn ngoµi. §Ó chèng l¹i sù “®øt gÉy” v¨n
hãa truyÒn thèng, rÊt cÇn thiÕt ph¶i b¶o tån c¸c gi¸ trÞ v¨n hãa ®· ®-îc hun ®óc trong
hµng ngµn n¨m lÞch sö.
V¨n hãa truyÒn thèng d©n téc lµ c¬ së ®Ó giao l-u vµ tiÕp biÕn trong qu¸ tr×nh
ph¸t triÓn v¨n hãa hiÖn d¹i. V¨n hãa truyÒn thèng cã t¸c dông sµng läc c¸c tinh hoa v¨n
hãa bªn ngoµi, biÕn c¸c gi¸ trÞ ngo¹i sinh thµnh c¸c gi¸ trÞ néi sinh, chuyÓn hãa thµnh
yÕu tè bªn trong cña v¨n hãa d©n téc.
V¨n hãa d©n téc hiÓn thÞ trong hÖ thèng DSVH, tiÒm Èn nh÷ng gi¸ trÞ tinh thÇn
to lín cña d©n téc, cã t¸c dông h×nh thµnh phÈm chÊt, t- t-ëng vµ tÝnh c¸ch cña con
ng-êi, ®iÒu chØnh hµnh vi x· héi cña con ng-êi. B¶o tån vµ ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ v¨n hãa
d©n téc sÏ gãp phÇn quan träng trong qu¸ tr×nh x©y dùng cñng cè nh÷ng gi¸ trÞ tinh thÇn
ViÖt Nam thêi kú ®Èy m¹nh CNH, H§H. B¶o tån vµ ph¸t huy DSVH cã t¸c dông gi÷ g×n
vµ ph¸t huy b¶n s¾c v¨n hãa d©n téc vµ vÎ ®Ñp t©m hån trÝ tuÖ cña con ng-êi ViÖt
Nam trong thêi ®¹i ngµy nay. VÒ ph-¬ng diÖn nµo ®ã, thùc chÊt cña CNH, H§H lµ qu¸
tr×nh ®« thÞ hãa, x©y dùng mét x· héi hiÖn ®¹i víi nh÷ng thµnh phè lín. B¶o tån vµ ph¸t
huy DSVH lµ ph-¬ng thøc cã hiÖu qu¶ nhÊt ®Ó gi÷ g×n nh÷ng gi¸ trÞ v¨n hãa cæ truyÒn
trong sù nghiÖp x©y dùng kiÕn thiÕn ®Êt n-íc, v÷ng vµng trong giao l-u héi nhËp quèc
tÕ. B¶o tån vµ ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ DSVH truyÒn thèng sÏ t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi, cã t¸c
dông tÝch cùc trong viÖc thùc hiÖn CNH, H§H ph¸t triÓn kinh tÕ, x· héi. Tinh thÇn cÇn
cï, s¸ng t¹o trong lao ®éng lµ ®iÒu kiÖn cÇn thiÕt ®Ó tiÕp thu khoa häc c«ng nghÖ, ph¸t
triÓn ngµnh nghÒ. Tinh thÇn cè kÕt céng ®ång ®· t¹o ®iÒu kiÖn cho sù hîp t¸c, liªn kÕt
trong c¸c c«ng ty gia ®×nh, tæ hîp s¶n xuÊt t¹i c¸c lµng x·. Tinh thÇn hiÕu häc cña c¸c em
n«ng d©n ®-îc ®éng viªn khÝch lÖ thÝch ®¸ng nh»m t¹o ra nguån nh©n lùc chÊt l-îng
cao phôc vô cho sù ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña vïng.
B¶o tån vµ ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ DSVH truyÒn thèng mét c¸ch ®óng ®¾n vµ khoa
häc sÏ cã t¸c dông x©y dùng tinh thÇn ®oµn kÕt t-¬ng th©n t-¬ng ¸i trong céng ®ång,
chèng xu h-íng lai c¨ng sïng ngo¹i, chèng l¹i sù biÕn ®æi v¨n hãa d©n téc, xa rêi c¸c gi¸ trÞ
gèc.
Tuy nhiªn nÕu b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH kh«ng hîp lý, thiÕu khoa häc sÏ lµm c¶n
trë qu¸ tr×nh CNH, H§H. T©m lý lµng x· cæ truyÒn, b¶o thñ l¹c hËu sÏ lµm chËm l¹i sù
nghiÖp CNH, H§H. Ch¼ng h¹n, vÊn ®Ò di d©n, thùc hiÖn ®Òn bï gi¶i táa ®Ó lÊy ®Êt
x©y dùng nh÷ng c«ng tr×nh c«ng nghiÖp hiÖn ®¹i ë mét sè ®Þa ph-¬ng rÊt khã kh¨n, do
t©m lý ®Þnh canh ®Þnh c- ngµn ®êi cña ng-êi d©n. Mét tßa nhµ hiÖn ®¹i ®-îc thiÕt kÕ
nh-ng kh«ng thÓ thi c«ng v× ch-a gi¶i quyÕt tháa ®¸ng víi c¶nh quan di tÝch, mét lµn
®-êng ®ang ®-îc më th¼ng ph¶i quay ngoÆt ®i nÕu gÆp ph¶i mét di s¶n v¨n hãa vËt
thÓ ngÇm d-íi lßng ®Êt chît hiÖn ra, hoÆc gÆp mét c©y ®a, mét c¸i cæng lµng ®-îc coi
lµ rÊt “thiªng” cÇn ®-îc b¶o vÖ. Nh÷ng ®iÒu ®ã khiÕn con ®-êng ph¶i ®æi h-íng, tßa
nhµ buéc ph¶i thiÕt kÕ l¹i. Võa qua lÔ héi ë ®ång b»ng B¾c Bé më ra trµn lan, khiÕn
cho hiÖn t-îng mª tÝn dÞ ®oan (“hiÖu øng” kh«ng mong muèn tõ viÖc b¶o tån lÔ héi) ®·
bao phñ lªn x· héi bÇu kh«ng khÝ “cÇu may”, “xin léc”, mª muéi, thô ®éng, kh«ng tÝch
cùc lao ®éng s¶n xuÊt, con ng-êi thiÕu tù tin, thiÕu quyÕt ®o¸n s¸ng t¹o trong c«ng
viÖc...

tiÓu kÕt ch­¬ng 1

DSVH lµ tµi s¶n v« gi¸ trong ®êi sèng cña mét céng ®ång x· héi cÇn ®-îc b¶o tån,
kÕ thõa vµ ph¸t huy mét c¸ch ®óng ®¾n, khoa häc, hîp lý. B-íc sang thÕ kû XXI, nh©n
lo¹i ngµy cµng coi träng c¸c gi¸ trÞ v¨n hãa d©n téc trong xu thÕ toµn cÇu hãa ngµy cµng
®a d¹ng gi÷a c¸c quèc gia, d©n téc. §ång b»ng B¾c Bé lµ mét kh«ng gian v¨n hãa ®Æc
s¾c cã sù kÕt tinh cña DSVH d©n téc trong hµng ngµn n¨m lÞch sö. N¬i ®©y lµ ®Þa
chØ cÊt gi÷ nh÷ng tµi s¶n v¨n hãa cña ng-êi ViÖt cæ tõ xa x-a gãp phÇn lµm nªn b¶n s¾c
v¨n hãa ViÖt Nam truyÒn thèng. Tõ sau n¨m 1986, sù nghiÖp §æi míi, CNH, H§H ®·
diÔn ra v« cïng s«i ®éng trªn ph¹m vi c¶ n-íc vµ ®· ®Æt vÊn ®Ò b¶o tån vµ ph¸t huy
DSVH tr-íc nhiÒu c¬ héi vµ th¸ch thøc, ®ßi hái chóng ta nhËn thøc râ h¬n vÒ lÜnh vùc
nµy ®Ó cã thÓ ®-a ra nh÷ng chÝnh s¸ch v¨n hãa phï hîp, nh»m thóc ®Èy sù nghiÖp x©y
dùng nÒn v¨n hãa ViÖt Nam tiÕn tiÕn ®Ëm ®µ b¶n s¾c d©n téc cïng víi qu¸ tr×nh x©y
dùng nÒn kinh tÕ thÞ tr-êng ®Þnh h-íng XHCN, c¶i c¸ch nÒn hµnh chÝnh, cñng cè hÖ
thèng chÝnh trÞ, x©y dùng an ninh quèc phßng. Qu¸ tr×nh ®Èy m¹nh CNH, H§H vµ b¶o
tån ph¸t huy DSVH ë ®ång b»ng B¾c Bé cã t¸c ®éng qua l¹i ¶nh h-ëng lÉn nhau. §©y lµ
mèi quan hÖ biÖn chøng gi÷a kinh tÕ vµ v¨n hãa trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn mµ bÊt cø
quèc gia nµo còng ph¶i nhËn biÕt s©u s¾c ®Ó ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch x©y dùng ®Êt
n-íc trong hiÖn t¹i vµ t-¬ng lai.

Chương 2
THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH ­ HĐH Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
(Qua thực tế tại Hà Nội, Hà Tây cũ, Bắc Ninh và Hải Dương)

2.1. Thực trạng bảo tồn và phát huy phong tục, tập quán, nếp sống, lối sống dân gian
ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ
Lµng ViÖt lµ n¬i céng ®ång d©n c- sinh sèng, g¾n bã chÆt chÏ víi nhau trong c¸c
quan hÖ kinh tÕ, dßng téc vµ v¨n ho¸. Lµng còng lµ n¬i l-u gi÷ kho tµng DSVH vËt thÓ
vµ phi vËt thÓ phong phó, biÓu hiÖn cô thÓ, sinh ®éng b¶n s¾c v¨n ho¸ ViÖt Nam. V¨n
ho¸ lµng vÉn tån t¹i ®Õn ngµy nay víi sù ng-ng kÕt ®Ëm ®Æc lèi sèng, phong tôc tËp
qu¸n, kho tµng v¨n ho¸ d©n gian, tÝn ng-ìng - t«n gi¸o, ®-îc gi÷ g×n, trao truyÒn tõ thÕ
hÖ nµy sang thÕ hÖ kh¸c. Do ®ã v¨n ho¸ lµng lµ mét bé phËn h÷u c¬ cña v¨n ho¸ truyÒn
thèng d©n téc ViÖt Nam. V¨n ho¸ B¾c Bé lÊy vïng ®ång b»ng s«ng Hång lµm c¬ së, n¬i
tô c- l©u ®êi cña ng-êi ViÖt cæ, còng lµ ®Þa bµn diÔn ra cuéc tiÕp xóc v¨n ho¸ H¸n l©u
dµi, toµn diÖn vµ s©u s¾c nhÊt, ®-îc xem lµ chiÕc n«i v¨n ho¸ cæ truyÒn ViÖt Nam.
Lµng vµ v¨n ho¸ lµng vïng ®ång b»ng B¾c Bé phong phó vµ cã tÝnh chÊt tiªu biÓu cho
v¨n ho¸ lµng ViÖt truyÒn thèng vµ hiÖn ®¹i. HiÖn nay, v¨n ho¸ lµng ®ang ®øng tr-íc
nh÷ng thö th¸ch do t¸c ®éng cña qu¸ tr×nh CNH, H§H, ®« thÞ ho¸ cïng nh÷ng t¸c ®éng,
tÝch cùc vµ tiªu cùc cña kinh tÕ thÞ tr-êng. V× vËy, viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy phong tôc
tËp qu¸n, lèi sèng, nÕp sèng d©n gian (v¨n ho¸ lµng) vïng ®ång b»ng B¾c Bé trong thêi
®¹i hiÖn nay trë thµnh mét trong nh÷ng nhiÖm vô quan träng trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn
nhiÖm vô b¶o vÖ vµ ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ v¨n ho¸.
Lµng lµ mét ®¬n vÞ céng c- cã mét vïng ®Êt chung cña c- d©n n«ng nghiÖp, mét
h×nh thøc tæ chøc x· héi n«ng nghiÖp tiÓu n«ng tù cÊp tù tóc, mÆt kh¸c lµ mÉu h×nh x·
héi phï hîp, lµ c¬ chÕ thÝch øng víi s¶n xuÊt tiÓu n«ng, víi gia ®×nh t«ng téc gia tr-ëng,
®¶m b¶o sù c©n b»ng vµ bÒn v÷ng cña x· héi n«ng nghiÖp Êy. Lµng ViÖt ®-îc h×nh
thµnh, ®-îc tæ chøc chñ yÕu dùa trªn hai nguyªn lý: cïng céi nguån vµ cïng n¬i c- tró. Cßn
x· lµ mét ®¬n vÞ hµnh chÝnh cÊp c¬ së. §«i khi, mét x· lµ mét lµng nh-ng còng cã thÓ
mét x· bao gåm nhiÒu lµng.
Lµng còng lµ mét ®¬n vÞ hµnh chÝnh tù trÞ ®-îc qu¶n lý chÆt chÏ trong mét kÕt
cÊu x· héi ph©n tÇng theo chøc t-íc, theo khoa môc, theo tuæi t¸c, theo trËt tù th©n téc.
Sù ch»ng chÐo c¸c mèi quan hÖ nµy g¾n kÕt mäi thµnh trong céng ®ång lµng. XÐt vÒ
cÊu tróc, lµng lµ mét cÊu tróc ®éng, kh«ng cã lµng bÊt biÕn. Sù biÕn ®æi cña lµng lµ
do sù biÕn ®æi chung cña ®Êt n-íc, qua t¸c ®éng cña c¸c mèi liªn hÖ lµng vµ siªu lµng.
Do nh÷ng ®Æc thï cña tù nhiªn vµ x· héi mµ ë miÒn Trung, miÒn Nam tuy gèc g¸c còng
lµ ng-êi ViÖt tõ miÒn B¾c di c- vµo, nh-ng víi m«i tr-êng sèng míi, h×nh thøc c¬ cÊu
lµng x· vµ quan hÖ x· héi ®· thay ®æi nhiÒu kh«ng cßn nh÷ng ®Æc ®iÓm nh- lµng
B¾c Bé. Lµng ViÖt ë ch©u thæ B¾c Bé lµ h×nh thøc c«ng x· n«ng th«n víi nh÷ng ®Æc
thï riªng cña m×nh, h×nh thøc c«ng x· n«ng th«n “nöa kÝn, nöa hë” (ch÷ dïng cña TrÇn
Quèc V-îng). Nh÷ng ®Æc thï riªng cña lµng thÓ hiÖn ë chÕ ®é ruéng ®Êt, chÕ ®é c«ng
®iÒn, c¸c lo¹i h×nh vµ nguyªn t¾c tæ chøc x· héi, lÖ, luËt tôc, tÝn ng-ìng, lÔ héi cña
lµng.
Nh- vËy, lµng ViÖt kh«ng nh÷ng lµ mét n¬i sinh tô cña nh÷ng c- d©n trång lóa
n-íc mµ cßn lµ mét ®¬n vÞ x· héi cña v¨n hãa ViÖt Nam. Lµng cña ng-êi ViÖt lµ mét m«i
tr-êng v¨n hãa. ë ®ã, mäi thµnh tè, mäi hiÖn t-îng v¨n hãa ®-îc sinh thµnh ph¸t triÓn, l-u
gi÷ vµ trao truyÒn tíi mäi c¸ thÓ. Do cïng sèng trong mét l·nh thæ tõ ngµy khai më - h×nh
thµnh lµng x·, ®Æc biÖt lµ do sù g¾n bã víi nhau - võa tù nguyÖn võa b¾t buéc - trong
qu¸ tr×nh tæ chøc s¶n xuÊt, c- d©n c¸c lµng x· ®· cïng nhau s¸ng t¹o vµ vun ®¾p nªn mét
kh«ng gian v¨n ho¸, mét truyÒn thèng v¨n hãa, mét céng ®ång v¨n hãa. Céng ®ång v¨n ho¸
Êy biÓu hiÖn hÕt søc sinh ®éng: ®ã lµ mét nÕp lµm, nÕp ¨n ë chung; mét m¸i ®×nh,
chïa chung; mét vÞ thÇn b¶o hé chung (cho toµn thÓ d©n lµng) - Thµnh hoµng lµng; mét
phong tôc tËp qu¸n chung; mét kho tµng v¨n nghÖ d©n gian lµ s¶n phÈm chung cña
nhiÒu thÕ hÖ d©n lµng. §· cã nhiÒu c«ng tr×nh nghiªn cøu vÒ lµng ViÖt vµ v¨n hãa
lµng. S¸ch C¬ së v¨n hãa ViÖt Nam nªu ra 3 ®Æc tr-ng cña v¨n hãa lµng, ®ã lµ: ý thøc
céng ®ång lµng, ý thøc tù qu¶n vµ tÝnh ®Æc thï ®éc rÊt riªng cña mçi lµng (thÓ hiÖn
trong tËp qu¸n, nÕp sèng, tÝn ng-ìng, t«n gi¸o, thËm chÝ trong giäng nãi vµ c¶ c¸ch øng
xö). Theo Hµ V¨n TÊn th× ®ã võa lµ v¨n ho¸ n«ng d©n võa lµ v¨n ho¸ n«ng th«n, lµ v¨n
ho¸ ®-îc biÓu hiÖn ra trong xãm lµng, còng ®ång thêi lµ v¨n ho¸ ®-îc ®Æc tr-ng b»ng
kÕt cÊu xãm lµng.
GS. Phan §¹i Do·n quan niÖm nh÷ng yÕu tè nh- gia ®×nh - dßng hä, h-¬ng -íc tù
trÞ, tÝn ng-ìng ®a thÇn vµ mèi quan hÖ nhµ- lµng- n-íc chÝnh lµ nh÷ng yÕu tè t¹o nªn
v¨n hãa lµng. Hoµng Anh Nh©n cho r»ng: v¨n hãa lµng cã thÓ hiÓu mét c¸ch kh¸i qu¸t
nhÊt lµ b¶n s¾c riªng cña lµng, lµ toµn bé cuéc sèng cña lµng víi nh÷ng ®Æc ®iÓm
mang tÝnh truyÒn thèng tõ ¨n, ë, ®i l¹i, mäi ho¹t ®éng, c¸ch tæ chøc, nh÷ng quy -íc, lèi
øng xö, nh÷ng phong tôc, tËp qu¸n, t«n gi¸o, tÝn ng-ìng cho ®Õn c¶ t©m lý cña mäi
thµnh viªn trong lµng víi nh÷ng ®Æc tr-ng riªng cña nã. V¨n ho¸ lµng ViÖt Nam rÊt
phong phó vµ ®a d¹ng. Nh÷ng s¾c th¸i vïng miÒn céng víi tiÕn tr×nh lÞch sö ®· t¹o nªn
bøc tranh ®a s¾c vÒ diÖn m¹o v¨n hãa lµng ViÖt. Mçi lµng cã mét ng«i ®×nh, cã mét vÞ
thÇn ®Ó thê cóng, cã mét b¶n h-¬ng -íc ®Ó tu©n thñ, cã nh÷ng tôc hÌm, kiªng kÞ… Ngay
c¶ khi c¸c lµng cïng thê cóng mét vÞ thÇn th× nh÷ng phong tôc, tËp qu¸n cña mçi lµng
còng mçi kh¸c.
Nãi ®Õn v¨n hãa lµng lµ nãi ®Õn kh«ng gian v¨n hãa n«ng th«n, víi chñ thÓ s¸ng
t¹o v¨n hãa lµ ng-êi n«ng d©n vµ nh÷ng biÓu hiÖn cña v¨n hãa lµng lµ ë lèi sèng, nÕp
sèng, phong tôc, tËp qu¸n, tÝn ng-ìng, t«n gi¸o. V¨n hãa lµng lµ nh©n tè cèt lâi cña v¨n
hãa ViÖt Nam, b¶n s¾c v¨n hãa lµng lµ h¹t nh©n chñ ®¹o cña b¶n s¾c v¨n hãa ViÖt Nam.
N«ng d©n, n«ng nghiÖp, n«ng th«n ®-îc xem lµ nh÷ng h»ng sè kh«ng chØ cña v¨n hãa
lµng mµ cßn lµ nh÷ng h»ng sè cña v¨n hãa ViÖt Nam.
Nh÷ng ®Æc tr-ng v¨n hãa lµng vïng ®ång b»ng B¾c Bé hiÖn nay
Trong b¶n b¸o c¸o “C¸c khÝa c¹nh v¨n hãa trong ph¸t triÓn - mét c¸ch tiÕp cËn thùc
tiÔn”, xuÊt b¶n t¹i Paris n¨m 1995, nh©n dÞp ñy ban UNESCO khai m¹c khãa häp lÇn thø
XXVIII, c¸c chuyªn gia cña UNESCO vµ YNDP ®· cho r»ng: trong qu¸ tr×nh x©y dùng
vµ triÓn khai c¸c chiÕn l-íc, dù ¸n ph¸t triÓn n«ng th«n, c¸c nhµ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch
®· chó ý tíi hai nhãm nh©n tè mang tÝnh v¨n hãa, mét nhãm c¸c lo¹i nh©n tè tÜnh, mang
tÝnh truyÒn thèng, th-êng chËm thay ®æi; mét nhãm c¸c lo¹i nh©n tè ®éng dÔ thay ®æi
vµ cã thÓ thay ®æi nhanh. §èi chiÕu víi quan niÖm cña UNESCO, th× v¨n hãa lµng
thuéc vÒ c¸c lo¹i nh©n tè tÜnh(*), ®ång nghÜa víi viÖc nã chËm thay ®æi. H¬n n÷a,
v¨n hãa lµng bao gåm nh÷ng gi¸ trÞ, nh÷ng chuÈn mùc ®· ®-îc céng ®ång lùa chän,
®-îc thö th¸ch qua thêi gian, ®-îc b¶o tån mét c¸ch cã ý thøc hoÆc thËm chÝ trong mét
vµi tr-êng hîp lµ v« thøc. Do vËy, nh÷ng ®Æc tr-ng cña v¨n hãa lµng ViÖt B¾c bé cho
®Õn nay tuy cã nh÷ng biÕn ®æi nh-ng kh«ng hÒ ®øt ®o¹n víi qu¸ khø, tr¸i l¹i, nã lµ
sù tiÕp nèi mét c¸ch bÒn bØ vµ sèng ®éng c¸ch sèng, c¸ch nghÜ, nh÷ng héi hÌ, ®×nh
®¸m, nh÷ng tËp tôc, tÝn ng-ìng cña c¸c thÕ hÖ ®i tr-íc. Trong phÇn nµy, do nh÷ng
®iÒu kiÖn h¹n hÑp vÒ thêi gian vµ t- liÖu, chóng t«i chØ lùa chän tr×nh bµy kh¸i qu¸t
(*)
C¸c lo¹i nh©n tè tÝnh mang tÝnh truyÒn thèng, chËm thay ®æi theo quan niÖm
cña UNESCO bao gåm:
- TruyÒn thèng, ®øc tin, c¸c hÖ thèng gi¸ trÞ, c¸c chuÈn mùc, th­íc ®o vÒ
mÆt ®¹o ®øc, tinh thÇn, gia ®×nh vµ x· héi; c¸c c¬ cÊu vÒ mÆt tæ chøc
quyÒn lùc h×nh thµnh mang tÝnh tù gi¸c cña céng ®ång ®Þa ph­¬ng, tõ nhiÒu
®êi ®Ó l¹i;
- Phong c¸ch lèi sèng, lèi t­ duy, ph­¬ng thøc s¶n xuÊt truyÒn thèng cña
®Þa ph­¬ng, phong tôc tËp qu¸n, ph©n c«ng lao ®éng theo giíi vµ tuæi t¸c,
thãi quen ¨n uèng vµ dinh d­ìng.
- C¸c sinh ho¹t v¨n hãa thiªng liªng mang tÝnh céng ®ång nh­: lÔ héi, c¸c
nghi thøc, tÝn ng­ìng.
- Nh÷ng vÊn ®Ò vÒ ng«n ng÷ (quèc ng÷, thæ ng÷).
mét sè ®Æc tr-ng cña v¨n hãa lµng ViÖt truyÒn thèng vïng ®ång b»ng B¾c Bé, cã
tÝnh ®Õn nh÷ng yÕu tè biÕn ®æi, ®ã lµ gia ®×nh, dßng hä, tÝn ng-ìng, lÔ héi vµ
h-¬ng -íc.
* Gia ®×nh lµ mét ®¬n vÞ sinh ho¹t, ®¬n vÞ kinh tÕ, ®¬n vÞ gi¸o dôc, lµ tÕ bµo
x· héi. Gia ®×nh lµ céng ®ång ®Çu tiªn t¹o lËp con ng-êi tõ nh©n c¸ch, lèi sèng ®Õn
nghÒ nghiÖp. Ng-êi ViÖt ë ®ång b»ng B¾c Bé rÊt coi träng gia ®×nh. Gia ®×nh chÝnh
lµ c¬ së ®Ó thiÕt lËp kû c-¬ng x· héi. Quan niÖm “tÒ gia” råi míi “trÞ quèc” hiÖn vÉn
cßn kh¸ phæ biÕn. RÊt nhiÒu gia ®×nh ViÖt ®ång b»ng B¾c bé ®· x©y dùng gia phong,
nh»m gi¸o dôc con ch¸u “gi÷ lÊy nÕp nhµ”.
Cho ®Õn nay, gia ®×nh h¹t nh©n vÉn lµ m« h×nh phæ biÕn nhÊt. Gia ®×nh chñ
yÕu sèng hai thÕ hÖ, cha mÑ vµ con c¸i, chiÕm 70% ®Õn 75% tæng sè gia ®×nh, tïy
theo ®Þa ph-¬ng. C¸c cô giµ Ýt ë chung víi con c¸i, do ®iÒu kiÖn nhµ ë ®-îc c¶i thiÖn.
Cïng víi cuéc vËn ®éng sinh ®Î cã kÕ ho¹ch, tèc ®é t¨ng d©n sè chËm ®i, mçi gia ®×nh
chØ sinh 2, 3 con nªn quy m« hé gia ®×nh nhá ®i, phæ biÕn gia ®×nh cã tõ 3 ®Õn 5
ng-êi.
N¨m 2006 UNICEF phèi hîp víi Bé VH, TT &DL, Tæng côc thèng kª vµ ViÖn Gia
®×nh vµ giíi tiÕn hµnh ®iÒu tra vÒ thùc tr¹ng gia ®×nh ViÖt Nam. B¸o c¸o kÕt qu¶
®iÒu tra nµy ®· ®¸nh gi¸ vÒ quy m«, c¬ cÊu hé gia ®×nh ë ViÖt Nam hiÖn nay nh- sau:
“Ch-a cã sù thay ®æi ®¸ng kÓ vÒ qui m« hé gia ®×nh ViÖt Nam trong vßng 5 n¨m qua,
b×nh qu©n mét hé gia ®×nh cã 4,4 nh©n khÈu. M« h×nh gia ®×nh qui m« nhá cã xu
h-íng phæ biÕn ë thµnh thÞ h¬n n«ng th«n vµ ë nhãm hé giµu h¬n nhãm hé nghÌo. M«
h×nh hé gia ®×nh hai thÕ hÖ (gåm cha mÑ vµ con c¸i) kh¸ phæ biÕn víi 63,4%. Hé gia
®×nh ba thÕ hÖ trë lªn cã xu h-íng gi¶m.”(*) §©y lµ thùc tr¹ng gia ®×nh ë vïng ®ång
b»ng B¾c bé hiÖn nay. XÐt vÒ mÆt h«n nh©n, xu h-íng kh«ng kÕt h«n hay kÕt h«n
chËm ®ang ph¸t triÓn, n÷ tõ 20 - 23 tuæi míi lÊy chång, nam tõ 23 ®Õn 27 tuæi míi lÊy
vî, tû lÖ kÕt h«n hµng n¨m gi¶m ®i. Nam n÷ lËp gia ®×nh l¹i cã xu h-íng sinh con ®Çu
lßng chËm vµ sinh Ýt con ®Ó cã ®iÒu kiÖn lµm viÖc, hä chän chÊt l-îng con c¸i thay
cho sè l-îng. Tû lÖ tö vong trÎ em còng gi¶m ®i nhê c«ng t¸c ch¨m sãc bµ mÑ trÎ em tèt

(*)
UNICEF, Bé V¨n hãa, ThÓ thao vµ Du lÞch, Tæng côc thèng kª vµ ViÖn Gia ®×nh
vµ giíi: B¸o c¸o tãm t¾t kÕt qu¶ ®iÒu tra gia ®×nh ViÖt Nam n¨m 2006, Hµ Néi
th¸ng 6/2008, trang 18.
h¬n tr-íc nhiÒu. Do ®ã quy m« gia ®×nh cã xu h-íng ngµy cµng gi¶m ®i vµ sè con æn
®Þnh. CÊu tróc gia ®×nh biÕn ®éng, ®a d¹ng, phøc t¹p h¬n. §· xuÊt hiÖn nhiÒu lo¹i
h×nh gia ®×nh, d-íi t¸c ®éng cña nh÷ng biÕn ®æi kinh tÕ, x· héi míi, kh«ng ph¶i gia
®×nh nµo còng tËp hîp ®ñ cha mÑ, con c¸i, «ng bµ. Bªn c¹nh c¸c gia ®×nh 2 thÕ hÖ
chiÕm sè ®«ng vµ gia ®×nh 3 thÕ hÖ chiÕm tû lÖ nhá h¬n, l¹i cã nhiÒu gia ®×nh ®¬n
th©n, chØ cã bè hay cã mÑ sèng víi c¸c con. Ly h«n t¨ng th× viÖc t¸i kÕt h«n l¹i diÔn ra
nhiÒu h¬n, nhanh h¬n, h×nh thµnh nh÷ng gia ®×nh t¸i kÕt h«n, vî vµ chång míi ë víi con
c¸i do cuéc h«n nh©n tr-íc ®Ó l¹i vµ con c¸i sinh ra tõ cuéc h«n nh©n sau. §©y lµ gia
®×nh “kiÓu më réng ®Æc biÖt” víi nh÷ng quan hÖ phøc t¹p gi÷a bè d-îng víi con riªng
cña vî, d× ghÎ víi con riªng cña chång. Sù ph¸t triÓn nhiÒu ngµnh nghÒ phi n«ng nghiÖp ë
cïng ®ång b»ng B¾c bé nh- hiÖn nay khiÕn c¸c gia ®×nh 2 thÕ hÖ còng cã nh÷ng h×nh
thøc kh¸c nhau. Kh«ng ph¶i chØ cã gia ®×nh c¶ hai vî chång lµm n«ng nghiÖp mµ nay
chØ cã vî hay chång ë n«ng th«n lµm n«ng nghiÖp, cßn ng-êi kia lµm nghÒ kh¸c. V× vËy
còng kh«ng ph¶i gia ®×nh nµo vµ lóc nµo vî chång còng sèng cïng nhau. NhiÒu tr-êng
hîp chång ë mét n¬i, vî ë mét n¬i, do mét ng-êi ph¶i ®i lµm ¨n xa, thØnh tho¶ng míi ghÐ
vÒ th¨m gia ®×nh. Ng-êi ë nhµ ph¶i lo toan mäi viÖc, lµm c¶ tr¸ch nhiÖm ng-êi bè vµ
ng-êi mÑ ®èi víi con c¸i. Ngay tr-êng hîp gia ®×nh c¶ hai vî chång cïng sèng mét n¬i,
nh-ng do tÝnh chÊt c«ng t¸c kh¸c nhau, nghÒ nghiÖp kh¸c nhau, nÒn t×nh h×nh còng
kh¸c tr-íc. LÞch lµm viÖc, hµnh nghÒ cña vî vµ chång kh¸c nhau.
Gia ®×nh 3 hÕ hÖ chung sèng tam ®¹i ®ång ®-êng diÔn ra kh¸c tr-íc. Kh«ng ph¶i
«ng bµ giµ lµm chñ gia ®×nh (g¾n víi viÖc n¾m nguån thu, chi, tæ chøc ®êi sèng gia
®×nh) mµ chÝnh vî chång ng-êi con lµ chñ, quyÕt ®Þnh c«ng viÖc lµm ¨n sinh sèng cña
gia ®×nh. Ng-êi giµ chñ yÕu sèng phô thuéc, nghØ ng¬i vµ lµm mét sè viÖc nhÑ gióp
con c¸i.
Gia ®×nh 1 thÕ hÖ gåm cÆp c¸c cô «ng cô bµ còng t¨ng lªn do tuæi thä cña d©n
ViÖt Nam cã nhiÒu tiÕn bé. §iÒu kiÖn nhµ ë chËt chéi hä kh«ng thÓ sèng chung mét
nhµ víi con ch¸u, nªn t¸ch ra sèng thµnh mét hé riªng ®Ó sinh ho¹t thuËn lîi h¬n. Th-êng ë
n«ng th«n con c¸i lµm nhµ gÇn cha mÑ giµ ®Ó ®i l¹i gióp ®ì hä. Theo kÕt qu¶ ®iÒu tra kh¶o
s¸t gÇn ®©y cña ViÖn T©m lý häc th× trong t©m thøc cña ng-êi d©n vïng ®ång b»ng
s«ng Hång, gia ®×nh vÉn hÕt søc gÇn gòi, th©n th-¬ng. 57, 5% ng-êi d©n ë n«ng th«n
®ång b»ng s«ng Hång tháa m·n víi gia ®×nh cña m×nh, coi gia ®×nh m×nh gièng nh-
(*)
nh÷ng g× m×nh mong muèn . Tãm l¹i, tÝnh ®a khu«n mÉu cña lo¹i h×nh gia ®×nh ë
ViÖt Nam lµ ®Æc ®iÓm cña x· héi v¨n minh c«ng nghiÖp hiÖn ®¹i, ®· thay thÕ cho
tÝnh ®ång nhÊt vÒ khu«n mÉu gia ®×nh truyÒn thèng cña x· héi v¨n minh n«ng nghiÖp
tr-íc ®©y. Nh-ng chøc n¨ng cña gia ®×nh, vai trß, vÞ trÝ cña gia ®×nh trong x· héi vÉn
cßn nguyªn ý nghÜa.
* Dßng hä ë n«ng th«n lµ mét tæ chøc cã tÝnh huyÕt thèng vµ x· héi. Nã lµ tæ
chøc b¶o hiÓm cho c¸c thµnh viªn khi gÆp khã kh¨n vÒ kinh tÕ, trë ng¹i vÒ x· héi. KÕt
cÊu dßng hä ng-êi ViÖt ë lµng x· truyÒn thèng th-êng cã ba thµnh tè c¬ b¶n hîp thµnh:
gia ph¶, tõ ®-êng vµ ruéng hä hay quü hä.
ë vïng ®ång b»ng B¾c bé, dßng hä cã mét kÕt cÊu nghiªm ngÆt víi nh÷ng øng xö
trong dßng hä ®-îc quy ®Þnh chÆt chÏ theo kiÓu “®Çu xanh con nhµ b¸c, ®Çu b¹c con
nhµ chó” hay “bÐ b»ng cñ khoai cø vai mµ gäi”… NhiÒu dßng hä cßn l-u gi÷ ®-îc gia
ph¶ hoÆc tiÕp tôc viÕt gia ph¶. Mét sè dßng hä cßn biªn so¹n “téc lÖ” cña dßng hä m×nh.
Néi dung c¬ b¶n cña “téc lÖ” lµ khuyªn r¨n con ch¸u trong hä gi÷ g×n nÕp sèng cã v¨n
hãa, t-¬ng trî, ®ïm bäc lÉn nhau, khuyÕn khÝch viÖc häc hµnh, thi cö.
Quan niÖm “mét ng-êi lµm quan, c¶ hä ®-îc nhê” vÉn cßn tån t¹i cho ®Õn tËn
ngµy nay. Thùc tÕ ë n«ng th«n ®ång b»ng B¾c bé cã t×nh tr¹ng “chi bé hä ta”, “chÝnh
quyÒn hä ta”. GS. Phan §¹i Do·n nhËn xÐt rÊt x¸c ®¸ng r»ng: “®©y lµ mÆt ©m tÝnh
cña liªn kÕt nµy (dßng hä), lµm mÒm yÕu c¸c quan hÖ nhµ n-íc, quan hÖ ph¸p quyÒn”(*).
TÝn ng-ìng cña gia ®×nh vµ dßng hä lµ thê cóng tæ tiªn. HÇu nh- hä nµo ë lµng quª ®ång
b»ng B¾c Bé ®Òu cã nhµ thê hä. ViÖc quyªn gãp x©y dùng tõ ®-êng trë nªn phæ biÕn.
ViÖc c¾t ®Æt ng-êi tr«ng nom, tu bæ nhµ thê hä kh¸ quy cñ. Nhµ thê hä g¾n kÕt nh÷ng
ng-êi cã cïng dßng m¸u vÒ mÆt t©m linh. Con ch¸u ®i xa vÒ kh«ng quªn ghÐ qua nhµ
thê hä th¾p mét nÐn nhang. Ngµy giç hä, c¶ dßng téc qu©y quÇn thùc hiÖn c¸c nghi lÔ
thê cóng, bµy tá lßng biÕt ¬n tæ tiªn vµ bµn b¹c c¸c c«ng viÖc tiÕp theo trong hä. GÇn
®©y, viÖc quy tËp vµ x©y cÊt nghÜa trang dßng hä còng kh¸ phæ biÕn. Tôc thê cóng tæ
tiªn ®· gãp phÇn tÝch cùc cñng cè mèi quan hÖ dßng hä, cñng cè quan niÖm uèng n-íc
nhí nguån cña ng-êi ViÖt. Nh÷ng quy ®Þnh vÒ gia lÔ, gia huÊn vµ øng xö trong dßng hä

(*)
Lª ThÞ Thanh H­¬ng (Cb): øng xö cña ng­êi d©n vïng ®ång b»ng s«ng Hång trong
gia ®×nh, Nxb Tõ ®iÓn B¸ch khoa, Hµ néi, 2009, trang 156.
(*)
Phan §¹i Do·n: MÊy vÊn ®Ò vÒ v¨n hãa lµng x· ViÖt Nam trong lÞch sö, Nxb
CTQG, Hµ Néi, 2004, trang 47.
gãp phÇn ®iÒu chØnh con ng-êi, t¹o ra mét kiÓu qu¶n lý x· héi, Ýt nhiÒu lµm nªn sù æn
®Þnh cña céng ®ång.
 TÝn ng-ìng ®a thÇn.
TÝn ng-ìng phæ biÕn nhÊt trong v¨n ho¸ lµng lµ thê ®Êt vµ thê n-íc. Bªn c¹nh
thÇn ®Êt, thÇn n-íc lµ thÇn c¸c hiÖn t-îng tù nhiªn liªn quan ®Õn n«ng nghiÖp (nh-
m©y, m-a, sÊm, c©y cèi...) vµ c¸c vÞ nh©n thÇn. Vµ tÝn ng-ìng cao nhÊt trong mét lµng
lµ tôc thê thµnh hoµng lµng trong ®×nh lµng. HiÖn t-îng tÝn ng-ìng dung hîp nµy còng
ph¶n ¸nh t- duy bao dung cëi më cña ng-êi ViÖt. C¸c vÞ thÇn trªn, trong t- t-ëng vµ t×nh
c¶m cña d©n lµng lµ nh÷ng vÞ cã tr¸ch nhiÖm lu«n lu«n gióp ®ì cho d©n lµng v× cuéc
sèng hiÖn t¹i.
V¨n ho¸ tÝn ng-ìng ®¸p øng nhu cÇu t©m linh cña con ng-êi, biÓu hiÖn t×nh c¶m
tri ©n tæ tiªn, uèng n-íc nhí nguån, mét lèi sèng h-íng thiÖn, ®Ëm chÊt nh©n v¨n, ®ång
thêi còng lµ ph-¬ng thøc gi¶i trÝ, båi d-ìng c¶ thÓ chÊt vµ tinh thÇn th«ng qua viÖc giao
c¶m víi lùc l-îng siªu nhiªn vµ c¶ giao l-u tiÕp xóc víi thÕ giíi tù nhiªn, danh lam th¾ng
c¶nh trong mèi quan hÖ céng c¶m víi ®ång lo¹i. Vèn lµ mét x· héi n«ng nghiÖp cæ
truyÒn, n»m trong vïng v¨n hãa ¸ §«ng ®Ëm tÝnh chÊt siªu linh, x· héi n«ng th«n vïng
®ång b»ng B¾c Bé s¶n sinh ra mét lo¹t c¸c h×nh thøc t«n gi¸o - tÝn ng-ìng thÓ hiÖn
quan niÖm cña ng-êi d©n vÒ vò trô quan, nh©n sinh quan biÓu hiÖn qua c¸c sinh ho¹t
cóng lÔ t¹i ®×nh, chïa, ®Òn. Tuy nhiªn, hiÖn nay vÉn tån t¹i kh«ng Ýt nh÷ng hiÖn t-îng
mua thÇn b¸n th¸nh, mª tÝn dÞ ®oan, xem sao, sãc thÎ... cÇn ®-îc ng¨n chÆn mét c¸ch
thuyÕt phôc.
* Lµng cßn cã H-¬ng -íc - mét bé luËt cña lµng. H-¬ng -íc thµnh v¨n quy ®Þnh
chuÈn mùc øng xö cña mäi thµnh viªn trong lµng, nh÷ng nghÜa vô ®èi víi lµng vµ ®èi víi
nhau, ®-îc tu©n thñ mét c¸ch nghiªm ngÆt vµ tù nguyÖn. H-¬ng -íc cã vai trß quan träng
trong ®êi sèng x· héi lµng ViÖt. C¸c nhµ nghiªn cøu cho r»ng, b»ng c¸ch trùc tiÕp t¸c
®éng ®Õn tõng thµnh viªn cña céng ®ång qua viÖc kiÓm so¸t hµnh vi øng xö cña mçi c¸
nh©n, h-¬ng -íc t¹o ra sù rµng buéc, sù ¸p ®Æt vµ c¶ sù c-ìng chÕ cña céng ®ång ®èi víi
mçi con ng-êi trong lµng.
C¸c nhµ nghiªn cøu v¨n ho¸ ViÖt Nam ®· ph©n tÝch s©u s¾c nh÷ng h¹n chÕ, tiªu
cùc, ph¶n d©n chñ cña lèi vËn hµnh h-¬ng -íc d-íi chÕ ®é cò. ThÓ chÕ ho¸ nghÜa vô vµ
quyÒn lîi c¶ phÇn x¸c lÉn tinh thÇn cña mçi ng-êi d©n trong céng ®ång, h-¬ng -íc
khuyÕn khÝch t- t-ëng bÌ ph¸i, côc bé ®Þa ph-¬ng, t- t-ëng ®Þa vÞ, ng«i thø chi phèi ®êi
sèng lµng x· vµ ®Ó l¹i nh÷ng hËu qu¶ nÆng nÒ. H-¬ng -íc lµm t¨ng thªm t- t-ëng ganh
®ua, bon chen, lµm trÇm träng nh÷ng hñ tôc g©y tæn phÝ vÒ søc lùc, tiÒn cña, thêi gian,
khoÐt s©u thªm ph©n ho¸ giµu nghÌo, ng«i thø vµ nh÷ng m©u thuÉn trong néi bé lµng
x·, truyÒn b¸ mª tÝn dÞ ®oan, t«n thê vµ lÖ thuéc vµo nh÷ng lùc l-îng siªu nhiªn, kh«ng
tån t¹i trong thùc tÕ.
PGS,TS. Bïi Xu©n §Ýnh nhËn xÐt r»ng: “H-¬ng -íc lµm cho lÖ lµng t¨ng thªm
tÝnh chÊt nghiÖt ng·, v« nh©n ®¹o mµ nh÷ng ng-êi chÞu hËu qu¶ kh«ng cßn biÕt kªu
vµo ®©u ®-îc. H-¬ng -íc gãp phÇn hîp thøc ho¸ quyÒn lùc cña tÇng líp c-êng hµo, nh÷ng
kÎ ®¹i diÖn cho céng ®ång råi ®øng trªn céng ®ång, cÊp cho chóng quyÒn uy tuyÖt ®èi
bãc lét, ®Ó khèng chÕ, øc hiÕp n«ng d©n b»ng mäi thñ ®o¹n, lµm cho hä vµ c¸c thÕ hÖ
con ch¸u bao ®êi nay trë thµnh nh÷ng c«ng d©n b¾t buéc trong tõng ®¬n vÞ tô c- “[24,
270]. Bëi vËy khi t¸i lËp h-¬ng -íc trong n«ng th«n hiÖn nay ph¶i lo¹i bá nh÷ng mÆt tiªu
cùc nªu trªn. Kh«ng nªn chÊp nhËn quan niÖm xem h-¬ng -íc míi nh- mét c«ng cô qu¶n lý
lµng x·, mét v¨n b¶n ph¸p lý "cïng víi luËt ph¸p ®Ó qu¶n lý toµn diÖn ®êi sèng céng
®ång", xem h-¬ng -íc nh- mét kiÓu lµng x· ho¸ ph¸p luËt Nhµ n-íc, "cô thÓ ho¸ luËt vµ
chuyÓn t¶i luËt vµo hoµn c¶nh thùc tÕ cña tõng lµng”.
C«ng cuéc ®æi míi toµn diÖn ®Êt n-íc tõ n¨m 1986 ®Õn nay ®· t¹o ra nh÷ng
nh©n tè chÝnh trÞ, kinh tÕ, x· héi lµm thay ®æi b¶n th©n ng-êi n«ng d©n, thay ®æi
kh«ng gian sèng cña hä, c¶ kh«ng gian vËt lý vµ kh«ng gian x· héi. Kh«ng chØ cã kinh
nghiÖm mµ häc vÊn, tri thøc lý luËn vµ thµnh tùu c«ng nghÖ ngµy cµng cã vai trß then chèt
trong viÖc ph¸t triÓn s¶n xuÊt vµ n©ng cao chÊt l-îng ®êi sèng. Kh«ng chØ thÇn linh mµ
¸nh s¸ng khoa häc, m«i tr-êng ph¸p lý minh b¹ch vµ søc m¹nh cña c¸c ®Þnh chÕ x· héi d©n
chñ lµ nh÷ng c«ng cô cã thËt vµ h÷u hiÖu gióp ng-êi n«ng d©n thùc thi quyÒn lµm chñ
thiªng liªng cña chÝnh m×nh, lµm chñ b¶n th©n, lµm chñ x· héi, lµm chñ tù nhiªn.
TiÕn tr×nh CNH, H§H tÊt yÕu dÉn ®Õn nh÷ng biÕn ®æi trong lèi sèng cña ng-êi
d©n tõ c¸ch nghÜ, nÕp lµm, hµnh vi ®¹o ®øc, phong tôc, tËp qu¸n, nh÷ng “chuÈn t-
c¸ch” vµ quy t¾c sinh ho¹t cña céng ®ång trong x· héi. Thùc tÕ cßn cho thÊy, cã nh÷ng
quan niÖm gi¸ trÞ tr-íc ®©y lu«n ®-îc ®Æt ë vÞ trÝ hµng ®Çu th× nay ®· kh¸c. Kinh tÕ
hµng hãa ë chõng mùc nµo ®ã, ®· lµm biÕn ®æi thø h¹ng c¸c gi¸ trÞ truyÒn thèng vµ c¸c
phÈm chÊt, ®¹o ®øc vµ n¨ng lùc, lßng vÞ tha vµ tÝnh Ých kû… cña mçi c¸ nh©n.
Lµng x· lµ n¬i c- tró cña mét céng ®ång æn ®Þnh. N¬i diÔn ra c¸c quan hÖ vµ
øng xö gi÷a con ng-êi víi nhau trong cuéc sèng ®êi th-êng, nªn sù liªn kÕt céng ®ång sinh
®éng h¬n tÝnh hµnh chÝnh. Trong thùc tÕ nhiÒu ®Þa ph-¬ng ®· ph¸t huy ®-îc søc m¹nh
cña céng ®ång b»ng nh÷ng biÖn ph¸p “tù qu¶n” (tù thu - chi, tù kiÓm tra, ®¸nh gi¸ chÊt
l-îng tæ chøc ho¹t ®éng cña m×nh), thËm chÝ x©y dùng thµnh quy -íc ®-îc nh©n d©n
thùc hiÖn tù nguyÖn. Quy -íc nµy cã thÓ xem lµ mét nguyªn t¾c “®ång thuËn”, ph¸t huy
tèt nhÊt tÝnh tÝch c-c/ x· héi hãa cña céng ®ång vµ c¸c tæ chøc x· héi trong viÖc b¶o tån
- ph¸t huy lÔ héi truyÒn thèng hiÖn nay.
GS. TrÇn Quèc V-îng nhËn xÐt: V¨n ho¸ ViÖt Nam cæ truyÒn, vÒ b¶n chÊt lµ
mét nÒn v¨n ho¸ xãm lµng. Võa lµ søc m¹nh, võa lµ ®iÓm yÕu cña truyÒn thèng ViÖt
Nam. VÊn ®Ò ®Æt ra hiÖn nay lµ lµm thÕ nµo ®Ó b¶o tån vµ ph¸t huy ®-îc søc m¹nh
cña v¨n hãa lµng, ®ång thêi h¹n chÕ ®-îc ®iÓm yÕu cña nã, cã nh- vËy, n«ng th«n ViÖt
Nam nãi chung vµ vïng ®ång b»ng B¾c bé nãi riªng míi thùc sù khëi s¾c, ph¸t triÓn bÒn
v÷ng mµ vÉn gi÷ ®-îc b¶n s¾c cña m×nh.
Thùc tr¹ng b¶o tån vµ ph¸t huy v¨n hãa lµng vïng ®ång b»ng B¾c Bé
Khi nãi b¶o tån vµ ph¸t huy v¨n hãa lµng vïng ®ång b»ng B¾c bé cÇn ph¶i chó ý
c¶ hai ph-¬ng diÖn. Thø nhÊt lµ b¶o tån vµ ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ cña v¨n hãa lµng ngµy mét
®a d¹ng vµ tèt ®Ñp h¬n lªn. Hai lµ khai th¸c vai trß, søc m¹nh cña v¨n hãa hãa lµng, biÕn
nã thµnh mét nguån lùc ®Ó ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña lµng, cña c¶ khu vùc ®ång
b»ng s«ng Hång vµ réng h¬n lµ cña ®Êt n-íc. §©y còng chÝnh lµ tinh thÇn cña NghÞ
quyÕt Trung -¬ng 5 khãa VIII: “Ph¸t huy truyÒn thèng v¨n hãa d©n téc d-íi sù l·nh ®¹o
cña §¶ng lµ nh©n lªn søc m¹nh cña nh©n d©n ta ®Ó v-ît qua khã kh¨n, thö th¸ch, x©y
dùng vµ ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi, gi÷ v÷ng quèc phßng, an ninh, më réng quan hÖ ®èi
ngo¹i, t¹o ra thÕ vµ lùc míi cho ®Êt n-íc ®i vµo thÕ kû 21”. (*)
* Nh÷ng thµnh tùu trong b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n hãa lµng vïng ®ång b»ng
B¾c bé
+ C¸c thµnh qu¶ nghiªn cøu khoa häc ®-îc øng dông tÝch cùc vµo b¶o tån vµ ph¸t
huy DSVH lµng vïng ®ång b»ng B¾c Bé.

(*)
§¶ng Céng s¶n ViÖt Nam: V¨n kiÖn NghÞ quyÕt Trung ­¬ng 5 khãa VIII, Nxb CTQG,
Hµ Néi, 1998, trang 8.
Cïng víi nh÷ng chñ tr-¬ng, ®-êng lèi cña §¶ng, chÝnh s¸ch ph¸p luËt Nhµ n-íc vÒ
b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH, nhiÒu lÜnh vùc ho¹t ®éng khoa häc vµ thùc tiÔn kh¸c nhau
vÒ b¶o tån vµ ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ v¨n ho¸ ®· ®-îc øng dông cã hiÖu qu¶ ë ®ång b»ng
B¾c Bé. C¸c nhµ sö häc, v¨n ho¸ häc, d©n téc häc, nghÖ thuËt häc ®· tËp trung ®iÒu
tra, kh¶o s¸t, nghiªn cøu nh»m th«ng qua c¸c ng¶ ®-êng tiÕp cËn v¨n ho¸ lµng mµ dß
t×m, nhËn diÖn diÔn tr×nh lÞch sö v¨n ho¸ cña lµng ViÖt, h¬n thÕ n÷a, cßn nhËn
diÖn ra nh÷ng h»ng sè v¨n ho¸ lµng ViÖt ë ®ång b»ng B¾c Bé nãi riªng vµ b¶n s¾c
v¨n ho¸ ViÖt Nam nãi chung.
Bé VH,TT & DL ®· triÓn khai nhiÒu lÜnh vùc ho¹t ®éng nh»m ph¸t hiÖn gi÷ g×n
vµ ph¸t huy gi¸ trÞ DSVH lµng: Nh÷ng di tÝch lÞch sö v¨n ho¸ cña lµng ViÖt truyÒn
thèng (c¸c ®×nh, chïa, ®Òn, chïa, miÕu, cÇu, qu¸n, l¨ng tÈm...) ®-îc ®Çu t- kinh phÝ (tõ
nguån ng©n s¸ch Nhµ n-íc vµ tõ ®ãng gãp cña c¸c tæ chøc, c¸ nh©n trong x· héi) ®Ó b¶o
tån t«n t¹o. NhiÒu DSVH vËt thÓ ®-îc s-u tÇm, nghiªn cøu, b¶o qu¶n vµ tæ chøc tr-ng
bµy, ph¸t huy t¸c dông t¹i c¸c b¶o tµng quèc gia, b¶o tµng chuyªn ngµnh, nhÊt lµ c¸c b¶o
tµng tØnh, thµnh phè... Theo ®ã, DSVH phi vËt thÓ cña c¸c lµng ViÖt (nh÷ng lÔ héi cæ
truyÒn, nghÒ thñ c«ng truyÒn thèng, nh÷ng sinh ho¹t v¨n ho¸ d©n gian...) ®· ®-îc t- liÖu
ho¸ d-íi nhiÒu h×nh thøc (quay phim, chôp ¶nh, ghi ©m, ghi chÐp), ®-îc kh«i phôc vµ tæ
chøc tr×nh diÔn phôc vô mäi ®èi t-îng...
Trong nhiÒu n¨m qua, ngµnh v¨n ho¸, thÓ thao vµ du lÞch, tõ Trung -¬ng tíi c¸c
®Þa ph-¬ng, ®· kiªn tr× triÓn khai c¸c ho¹t ®éng phèi hîp liªn ngµnh nh»m ®Èy m¹nh
cuéc vËn ®éng x©y dùng lµng v¨n ho¸ trªn c¬ së gi÷ g×n vµ ph¸t huy gi¸ trÞ tinh thÇn cña
v¨n ho¸ lµng ViÖt cæ truyÒn. Nh÷ng kÕt qu¶ tÝch cùc do c¸c lÜnh vùc ho¹t ®éng ®ã ®-a
l¹i lµ kh«ng thÓ phñ nhËn. B»ng chøng lµ, tr-íc nh÷ng t¸c ®éng vµ nh÷ng biÕn ®æi lín
lao trong ®êi sèng x· héi diÔn ra suèt mÊy chôc n¨m qua (chiÕn tranh, nh÷ng b-íc chuyÓn
m×nh cña ®Êt n-íc trong qu¸ tr×nh x©y dùng chñ nghÜa x· héi; c«ng cuéc ®æi míi, CNH,
H§H ®Êt n-íc diÔn ra trong hai m-¬i n¨m qua...), nh-ng DSVH lµng ViÖt kh«ng nh÷ng
vÉn ®-îc b¶o tån, mµ cßn trë thµnh nh÷ng thµnh tè quan träng trong ®êi sèng vËt chÊt,
tinh thÇn cña céng ®ång c- d©n c¸c lµng x·. N«ng th«n ViÖt Nam ngµy mét ®æi míi
nh-ng vÉn lµ nh÷ng thùc thÓ v¨n ho¸ ®Æc biÖt gãp phÇn lµm nªn diÖn m¹o vµ b¶n s¾c
v¨n ho¸ ViÖt Nam.
Trong xu h-íng héi nhËp quèc tÕ nh- hiÖn nay, ho¹t ®éng b¶o tån vµ ph¸t huy c¸c
gi¸ trÞ v¨n ho¸, vµ ®Æc biÖt lµ viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy phong tôc tËp qu¸n, lèi sèng,
nÕp sèng ®-îc coi träng, cã mÊy xu h-íng næi bËt nh- sau:
Xu h-íng t«n träng vµ th©n thiÖn víi m«i tr-êng sèng - m«i tr-êng tù nhiªn, m«i
tr-êng x· héi vµ bao trïm tÊt c¶ lµ m«i tr-êng sinh th¸i - nh©n v¨n.
Xu h-íng t«n vinh v¨n ho¸ víi t- c¸ch lµ ®éng lùc, ®ång thêi lµ môc tiªu cña ph¸t
triÓn. B¶n s¾c v¨n ho¸ lµ c¨n c-íc cña d©n téc, lµ c¬ së ®¶m b¶o cho céng ®ång quèc tÕ
cïng ph¸t triÓn trong ®a d¹ng, cã thÓ toµn cÇu ho¸ vÒ kinh tÕ, nh-ng kh«ng thÓ nhÊt thÓ
hãa vÒ v¨n hãa.
Xu h-íng t«n träng c¸c chñ thÓ s¸ng t¹o v¨n ho¸: c¸c chñ thÓ (c¸ nh©n, gia ®×nh,
dßng hä, d©n téc quèc gia) s¸ng t¹o v¨n ho¸ cho phï hîp víi tr×nh ®é, kü n¨ng, thÈm mü, t-
t-ëng, t×nh c¶m cña m×nh. Theo ®ã, kh«ng cã mét thø v¨n ho¸ chung chung, ®¹i diÖn, mµ
chØ cã nh÷ng gi¸ trÞ v¨n ho¸ g¾n víi c¸c chñ thÓ cô thÓ. Còng kh«ng cã sù cao thÊp, mµ
chØ cã sù t-¬ng ®ång hoÆc kh¸c biÖt gi÷a c¸c v¨n ho¸, bëi lÏ v¨n ho¸ lu«n lµ sù ®a d¹ng
gi÷a c¸c chñ thÓ s¸ng t¹o. Nh÷ng xu h-íng trªn cÇn ®-îc vËn dông, qu¸n triÖt s©u s¾c
trong qu¸ tr×nh nhËn thøc vµ ho¹t ®éng thùc tiÔn ®Ó lùa chän th¸i ®é øng xö ®óng ®¾n
®èi víi v¨n ho¸ lµng ViÖt.
+ Sù nç lùc cña c¸c ®Þa ph-¬ng trong viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n hãa
lµng vïng ®ång b»ng B¾c Bé
Thùc tÕ cho thÊy, ®Ó b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n hãa lµng vïng ®ång b»ng
B¾c Bé, cÇn ph¶i kh¼ng ®Þnh vai trß cña chÝnh quyÒn ®Þa ph-¬ng. Trong nh÷ng n¨m
võa qua, nhËn thøc vÒ vai trß vµ ý nghÜa cña viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n hãa
lµng, chÝnh quyÒn c¸c ®Þa ph-¬ng ®· cã nh÷ng ®éng th¸i tÝch cùc, ®· triÓn khai
nh÷ng ch-¬ng tr×nh, kÕ ho¹ch, ho¹t ®éng cô thÓ nh»m ph¸t huy nh÷ng mÆt tÝch cùc, h¹n
chÕ nh÷ng mÆt tiªu cùc cña phong tôc, tËp qu¸n, lèi sèng, nÕp sèng truyÒn thèng. Do
vËy, viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH ë vïng ®ång b»ng B¾c Bé ®-îc chó ý vµ thu ®-îc
nh÷ng kÕt qu¶ kh¶ quan. NhiÒu di tÝch lÞch sö v¨n hãa ®-îc tu bæ, t«n t¹o (nh- V¨n
MiÕu XÝch §»ng (H-ng Yªn), V¨n miÕu Mao §iÒn (H¶i D-¬ng) lµng cæ §-êng L©m (Hµ
Néi). NhiÒu lÔ héi ®-îc kh«i phôc vµ tæ chøc. Ca trï vµ d©n ca quan hä B¾c Ninh ®-îc
UNESCO c«ng nhËn lµ DSVH thÕ giíi. H¸t Xoan Phó Thä còng ®ang ®-îc ®Ò nghÞ
c«ng nhËn DSVH phi vËt thÓ cña thÕ giíi. Theo ®ã, ®éi ngò c¸n bé lµm c«ng t¸c qu¶n lý
v¨n hãa t¹i c¸c ®Þa ph-¬ng nhanh ®-îc chãng æn ®Þnh. Bé m¸y tæ chøc cña c¬ quan qu¶n
lý nhµ n-íc vÒ v¨n hãa t¹i ®Þa ph-¬ng ®-îc kiÖn toµn ngay sau khi cã sù chia t¸ch Bé V¨n
hãa th«ng tin thµnh Bé V¨n hãa, ThÓ thao vµ Du lÞch vµ Bé Th«ng tin, TruyÒn th«ng.
Phong trµo x©y dùng lµng v¨n hãa ®-îc triÓn khai réng kh¾p. C¸c ®Þa ph-¬ng ®· chñ
®éng trong viÖc x©y dùng c¸c tiªu chÝ lµng v¨n hãa trªn c¬ së c¸c tiªu chÝ cña Bé V¨n
hãa, ThÓ thao vµ Du lÞch. Nhê ®ã, nhiÒu gi¸ trÞ v¨n hãa n«ng th«n ®-îc gi÷ g×n vµ ph¸t
huy.
Bªn c¹nh sù nç lùc cña c¸c cÊp chÝnh quyÒn, sù chñ ®éng tham gia gi÷ g×n vµ
ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n hãa lµng cña c¸c tÇng líp d©n c- vïng ®ång b»ng B¾c bé lµ thµnh tùu
®¸ng ghi nhËn. Qu¸ tr×nh tu bæ, t«n t¹o c¸c di tÝch lÞch sö v¨n hãa nh- ®×nh, ®Òn, chïa,
miÕu... lu«n nhËn ®-îc sù ñng hé ®ãng gãp cña nh©n d©n. NhiÒu gi¸ trÞ truyÒn thèng
cña v¨n hãa lµng ®-îc chÝnh ng-êi d©n kh«i phôc. ViÖc viÕt gia ph¶, x©y nhµ thê hä,
x©y dùng quü khuyÕn häc cña dßng hä trë thµnh xu h-íng phæ biÕn cña c¸c lµng quª
®ång b»ng B¾c Bé.
+ Ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n hãa lµng trong viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ë ®Þa ph-¬ng
Trong qu¸ tr×nh CNH, H§H n«ng nghiÖp, n«ng th«n, viÖc khai th¸c c¸c gi¸ trÞ v¨n
hãa lµng nh»m ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi n«ng th«n lµ mét h-íng ®i ®óng ®¾n ®-îc thùc
tiÔn kiÓm nghiÖm sinh ®éng.
HiÖn nay, t¹i lµng quª, hé gia ®×nh vÉn lµ ®¬n vÞ kinh tÕ c¬ së. V¨n hãa gia
®×nh víi tÊt c¶ c¸c quan hÖ c¬ b¶n, víi kinh nghiÖm tæ chøc s¶n xuÊt, truyÒn thèng
nghÒ nghiÖp ®ãng vai trß quan träng trong sù ph¸t triÓn kinh tÕ vµ v¨n hãa cña chÝnh
nã. ë ®©u, tÝnh chñ ®éng cña hé gia ®×nh ®-îc ph¸t huy, cïng víi sù hç trî cña céng
®ång vµ Nhµ n-íc th× ë ®ã, sè hé giµu cã chiÕm tû lÖ cao h¬n hoÆc gi¶m nghÌo nhanh
h¬n. Quan hÖ dßng hä lµ sù më réng quan hÖ gia ®×nh ë n«ng th«n. NÕu nh- v¨n hãa gia
®×nh cã vai trß nh- thÕ nµo th× v¨n hãa gia téc cã t¸c dông nh- vËy ë mét quy m« réng
h¬n. M« h×nh c«ng ty cæ phÇn (gåm cæ phÇn cña cha, con, anh em…) t¹i §ång Kþ (B¾c
Ninh) lµ mét vÝ dô ®iÓn h×nh. Nh÷ng tËp qu¸n, tri thøc, kinh nghiÖm trong s¶n xuÊt,
kinh doanh còng lµ mét phÇn cña v¨n hãa lµng. Khi kinh tÕ ph¸t triÓn, ng-êi d©n cã nhu
cÇu vµ s½n sµng tham gia vµo c¸c ho¹t ®éng v¨n hãa, x· héi. Nh÷ng quü khuyÕn häc cña
dßng hä ®-îc thµnh lËp, hç trî cho kh«ng Ýt häc sinh, sinh viªn. Nh÷ng c«ng tr×nh c«ng
céng, c¬ së h¹ tÇng (®iÖn, ®-êng, tr-êng, tr¹m, nhµ v¨n hãa, c©u l¹c bé, s©n thÓ thao…)
cña nhiÒu lµng ®-îc ng-êi d©n tÝch cùc ®ãng gãp x©y dùng víi ph-¬ng ch©m nhµ n-íc
vµ nh©n d©n cïng lµm. Thùc tÕ th× nh÷ng c«ng tr×nh ®×nh, chïa, ®Òn, miÕu cña c¸c
lµng quª phÇn lín do nh©n d©n tù nguyÖn c«ng ®øc tu bæ, t«n t¹o. ë ®©y, cã thÓ thÊy
râ mèi quan hÖ chÆt chÏ gi÷a ph¸t triÓn kinh tÕ vµ ph¸t triÓn v¨n hãa. V¨n hãa (cô thÓ lµ
v¨n hãa lµng) t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó ph¸t triÓn kinh tÕ, ®Õn l-ît nã, kinh tÕ l¹i gãp
phÇn ph¸t triÓn v¨n hãa. Râ rµng, dùa vµo v¨n hãa lµng x· ®Ó ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi lµ
mét h-íng ®i ®óng ®¾n, võa khai th¸c ®-îc thÕ m¹nh cña ®Þa ph-¬ng, võa n©ng cao ®êi
sèng vËt chÊt vµ tinh thÇn cña nh©n d©n. V¨n hãa nãi chung vµ v¨n hãa lµng nãi riªng cã t¸c
dông tÝch cùc trong viÖc chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ ë n«ng th«n ®ång b»ng B¾c Bé, t¹o
ra nh÷ng tiÒn ®Ò ®Ó ph¸t triÓn nguån nh©n lùc, ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña ®Þa
ph-¬ng.
* Nh÷ng h¹n chÕ trong b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n hãa lµng
Bµn vÒ v¨n hãa lµng, vÒ nh÷ng gi¸ trÞ cña nã hiÖn cã nh÷ng luång ý kiÕn kh¸c
nhau. Ngay b¶n th©n nh÷ng ng-êi trong cuéc, nh÷ng ng-êi ®-îc sinh ra vµ tr-ëng thµnh
trong kh«ng gian lµng x·, thÊm ®Ém v¨n hãa lµng còng cßn cã nh÷ng nhËn thøc tr¸i
chiÒu vÒ v¨n hãa lµng.
Kh«ng Ýt ng-êi cho r»ng v¨n hãa lµng ®ång nghÜa víi nh÷ng yÕu tè b¶o thñ, l¹c hËu.
Quan niÖm nµy phæ biÕn trong nh÷ng thËp kû 50 - 60 cña thÕ kû XX. HËu qu¶ lµ kh«ng Ýt
nh÷ng c«ng tr×nh v¨n hãa bÞ ph¸ hñy. NhiÒu ng«i ®×nh bÞ biÕn thµnh nhµ kho, nhiÒu ng«i
chïa, ng«i miÕu bÞ th¸o dì, nh÷ng v¨n miÕu, v¨n chØ… bÞ xem lµ tµn d- cña chÕ ®é phong
kiÕn cÇn ph¶i lo¹i bá khái ®êi sèng. Khi ph¸t hiÖn ra nh÷ng sai lÇm, Êu trÜ ®ã th× kh«ng
gian v¨n hãa lµng x· vïng ®ång b»ng B¾c Bé ®· bÞ biÕn d¹ng vµ mai mét kh¸ nhiÒu gi¸ trÞ
nguyªn gèc.
Ngµy nay, vÉn cßn tån t¹i quan niÖm v¨n hãa lµng lµ mét c¸i g× ®ã rÊt “quª mïa”,
lçi thêi, kh«ng phï hîp víi x· héi hiÖn ®¹i. BiÓu hiÖn râ rÖt nhÊt lµ nhiÒu b¹n trÎ xuÊt
th©n tõ n«ng th«n kh«ng hµo høng víi c¸c gi¸ trÞ v¨n hãa lµng. Hä quay l-ng l¹i víi nh÷ng
phong tôc, tËp qu¸n, nÕp sèng cña lµng quª, t×m mäi c¸ch ®Ó tho¸t khái lòy tre lµng, cè
g¾ng chen ch©n n¬i phè ph-êng. NhiÒu lo¹i h×nh sinh ho¹t v¨n hãa d©n gian cã nguy c¬
bÞ mai mét v× kh«ng cßn ng-êi tiÕp nèi.
L¹i cã quan niÖm cho r»ng v¨n hãa lµng lµ nh÷ng gi¸ trÞ, chuÈn mùc, cÇn phôc håi
nguyªn xi, m¸y mãc. KÕt qu¶ lµ c¸c lÔ héi ®-îc tæ chøc trµn lan, c¸c hñ tôc l¹c hËu trçi
dËy nh- hiÖn t-îng lªn ®ång, xãc thÎ, cóng b¸i, lÔ l¹t, hiÕu, hû… tæ chøc r×nh rang, g©y
tèn kÐm, l·ng phÝ. TÖ n¹n mª tÝn dÞ ®oan ë c¸c lµng quª ®ang rÊt phæ biÕn lµm mª
muéi con ng-êi (lµng quª nµo còng cã hiÖn t-îng ®ång, cèt, thÇy bãi, thÇy cóng).
Thªm n÷a, ®èi víi c¸n bé chuyªn tr¸ch, do kiÕn thøc n«ng c¹n vµ sù hiÓu biÕt
kh«ng ®Çy ®ñ vÒ gi¸ trÞ cña c¸c c«ng tr×nh v¨n hãa, lÞch sö, nªn viÖc tu bæ, t«n t¹o
ch¼ng nh÷ng kh«ng b¶o tån ph¸t huy ®-îc gi¸ trÞ cña di tÝch mµ cßn lµm biÕn d¹ng di
tÝch, mai mét ®i gi¸ trÞ v¨n hãa lµng.

2.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội cổ truyền vùng đồng bằng
Bắc Bộ
LÔ héi cæ truyÒn lµ h×nh thøc sinh ho¹t v¨n ho¸ céng ®ång cña c- d©n lµng x· ViÖt
Nam lu«n tån t¹i trong t- c¸ch DSVH phi vËt thÓ. Ra ®êi vµ g¾n bã víi cuéc sèng con ng-êi,
lÔ héi cæ truyÒn ®· trë thµnh mét m«i tr-êng v¨n ho¸ võa gÇn gòi, võa thiªng liªng, n¬i b¶o
l-u, nu«i d-ìng vµ ph¸t huy nh÷ng gi¸ trÞ v¨n ho¸ truyÒn thèng cña lµng x·. Th«ng qua lÔ héi,
ng-êi d©n thÓ hiÖn v¨n hãa øng xö víi thiªn nhiªn, x· héi, thÓ hiÖn quan niÖm vµ kh¸t väng
v-¬n tíi nh÷ng gi¸ trÞ Ch©n - ThiÖn - Mü trªn tinh thÇn céng ®ång, céng c¶m, céng mÖnh.
Hµ Néi, H¶i D-¬ng, B¾c Ninh lµ vïng ®Êt tiªu biÓu cña ®ång b»ng B¾c Bé, n¬i
in dÊu quèc gia V¨n Lang - nhµ n-íc s¬ khai buæi b×nh minh cña lÞch sö d©n téc. Qua
hµng ngh×n n¨m lÞch sö, Hµ Néi, H¶i D-¬ng, B¾c Ninh trë thµnh mét vïng kh«ng gian
v¨n ho¸ lÔ héi ®Æc biÖt. PhÇn lín lÔ héi ë ®©y cã tÝnh chÊt héi lµng, héi vïng, héi
quèc gia nh-: Héi Chïa H-¬ng, Héi Giãng, Héi Chïa ThÇy, Héi Chïa T©y Ph-¬ng, Héi
Cæ Loa, Héi Hai Bµ Tr-ng, Héi Sãc, Héi §èng §a, Héi Thæi c¬m thi ThÞ CÊm, Héi
TriÒu Khóc, Héi L¸ng, Héi §¨m, Héi §ång Nh©n, Héi Gi· La, Héi ChÌm (Hµ Néi); Héi
Lim, Héi D©u, Héi Chïa PhËt TÝch, Héi §Òn §«, Héi §Òn Bµ Chóa Kho, Héi Bå §Ò,
Héi §èng Cao (B¾c Ninh); Héi C«n S¬n - KiÕp B¹c, Héi §Òn Cuèi, Héi lµng Mé Tr¹ch
(H¶i D-¬ng). Dï ë tÇm cì nµo, th× lÔ héi cæ truyÒn vïng ®ång b»ng B¾c Bé còng
®em ®Õn cho ng-êi d©n niÒm tin vµ niÒm vui trong cuéc sèng. N¬i ®©y chñ yÕu lµ
lÔ héi Chïa, lÔ héi §Òn vµ lÔ héi §×nh g¾n víi vïng ®« thÞ cæ cña §¹i ViÖt cã kh«ng
gian v¨n hãa ®an xen, hçn dung, tiÕp xóc, biÕn ®æi, héi tô vµ kÕt tinh v¨n hãa ViÖt
cæ víi v¨n hãa PhËt - Ên, Nam ¸ vµ Trung ¸, v¨n hãa Nho - L·o ®Ó råi sinh thµnh b¶n
s¾c v¨n hãa Kinh - ViÖt.
Võa qua, c«ng t¸c chØ ®¹o, qu¶n lý, tæ chøc lÔ héi cña c¸c tØnh ®ång b»ng B¾c Bé
®· cã nhiÒu chuyÓn biÕn, tõng b-íc x©y dùng, bæ sung hoµn chØnh nh÷ng quy ®Þnh
ph¸p lý, h-íng dÉn tæ chøc nh÷ng sinh ho¹t v¨n ho¸ lµnh m¹nh, thùc hiÖn tèt c«ng t¸c thanh
tra, kiÓm tra, xö lý c¸c vi ph¹m, lµm cho lÔ héi ngµy cµng trë thµnh nh÷ng ho¹t ®éng v¨n
ho¸ d©n gian ®Æc s¾c, ®¸p øng nhu cÇu h-ëng thô v¨n ho¸ ngµy cµng cao cña nh©n
d©n. Tuy nhiªn, ho¹t ®éng lÔ héi vµ c«ng t¸c qu¶n lý Nhµ n-íc vÒ tæ chøc lÔ héi cßn
nhiÒu bÊt cËp, khuynh h-íng th-¬ng m¹i ho¸ ®ang tiÕp tôc t¸c ®éng xÊu ®Õn ho¹t ®éng
lÔ héi, t×nh tr¹ng lîi dông ho¹t ®éng lÔ héi ®Ó ®Çu c¬, trôc lîi, tuyªn truyÒn mª tÝn dÞ
®oan, lµm l·ng phÝ thêi gian, tiÒn b¹c cña nh©n d©n vÉn cßn diÔn ra ë kh«ng Ýt lÔ héi
vµ ch-a ®-îc ng¨n chÆn cã hiÖu qu¶. Nh÷ng t¸c ®éng cña kinh tÕ thÞ tr-êng còng lµm
cho lÔ héi ë mét sè ®Þa ph-¬ng bÞ biÕn d¹ng, ®ang dÇn mÊt ®i vÎ ®Ñp v¨n ho¸ vèn cã.
Tr-íc t×nh h×nh ®ã viÖc nghiªn cøu hoµn thiÖn qu¶n lý Nhµ n-íc vÒ tæ chøc lÔ héi ë
vïng ®ång b»ng B¾c Bé lµ rÊt cÇn thiÕt, gãp phÇn lµm s¸ng tá nh÷ng c¬ së lý luËn vµ
thùc tiÔn qu¶n lý Nhµ n-íc vÒ lÔ héi, thùc hiÖn “g¹n ®ôc kh¬i trong”, kÕ thõa vµ ph¸t
huy nh÷ng yÕu tè tÝch cùc, g¹t bá nh÷ng yÕu tè tiªu cùc, ®¸p øng nhu cÇu v¨n ho¸ tinh
thÇn ngµy mét ®a d¹ng cña nh©n d©n, còng lµ c¸ch “«n cè tri t©n”, b¶o tån vµ ph¸t huy
lÔ héi cæ truyÒn.
ThuËt ng÷ “lÔ héi” míi chØ ®-îc dïng phæ biÕn gÇn ®©y. Tr-íc kia chØ cã héi, héi
hÌ: Héi Giãng, Héi Lim, (th¸ng hai cê b¹c, th¸ng ba héi hÌ...). Kho¶ng vµi chôc n¨m qua,
ch÷ “lÔ” míi ®-îc sö dông nhiÒu h¬n, ®Ó khi th× gäi lµ “héi lÔ”, lóc ng-îc l¹i th× nãi lµ
“lÔ héi”.
Trong thùc tÕ, hai ch÷ “LÔ héi” tõng ®-îc ®Ò cËp ®Õn trong c«ng tr×nh nghiªn
cøu vÒ Héi Giãng cña G. Dumoutier ng-êi Ph¸p viÕt n¨m 1883. VÒ sau, NguyÔn V¨n Tè
viÕt vÒ TÕt vµ c¸c lÔ héi ®×nh lµng thÕ kû 17 in n¨m 1935. NguyÔn V¨n Huyªn viÕt vÒ
Héi Giãng, h¸t vµ móa ¶i Lao ë Héi Phï §æng (viÕt n¨m 1938 vµ 1941). LÔ héi hay héi lÔ -
thuËt ng÷ nµy ®Òu biÓu hiÖn hai yÕu tè lÔ vµ héi, g¾n bã chÆt chÏ víi nhau, hoµ quyÖn
vµo nhau. Cô thÓ nh- sau:
- LÔ: LÔ lµ mét hÖ thèng c¸c hµnh vi, ®éng t¸c biÓu hiÖn lßng t«n kÝnh cña d©n
lµng ®èi víi thÇn linh, lùc l-îng siªu nhiªn, ph¶n ¸nh nguyÖn väng, -íc m¬ cña con ng-êi.
LÔ trong lÔ héi lµ hÖ thèng hµnh vi liªn kÕt, cã trËt tù cïng hç trî nhau, gåm (cóng b¸i, lÔ
r-íc, tÕ, cÇu khÊn) nh-: LÔ r-íc n-íc - LÔ Méc Dôc - TÕ gia quan - R-íc, ®¸m r-íc - TÕ,
®¹i tÕ - LÔ tóc trùc - LÔ hµn. LÔ kh«ng chØ mang tÝnh Thiªng mµ cßn biÓu thÞ sù t«n
kÝnh cña con ng-êi ®èi víi nh÷ng søc m¹nh v« h×nh ch-a lý gi¶i ®-îc nh-ng l¹i muèn chÕ
ngù.
- Héi: Lµ ho¹t ®éng vui ch¬i gi¶i trÝ, ®em l¹i mét c¶m gi¸c tho¶i m¸i nhÑ nhâm, rò
bá tÊt c¶ nh÷ng lo toan, phiÒn muén. Con ng-êi ®-îc hoµ nhËp vµo cuéc vui. Toµn bé
diÔn tr-êng cña lÔ héi t¹o thµnh mét s©n khÊu lín chøng kiÕn vµ tæ chøc mäi trß vui, høa
hÑn mäi ®iÒu may m¾n, con ng-êi vui hÕt m×nh trong tinh thÇn s¶ng kho¸i cña t×nh
c¶m céng ®ång.
NÕu nh- lÔ lµ mét hÖ thèng tÜnh cã tÝnh quy ph¹m, nghiªm ngÆt ®-îc cö hµnh t¹i
®×nh, ®Òn, chïa, miÕu, nhµ thê th× ng-îc l¹i, héi lµ sinh ho¹t d©n d· phãng kho¸ng diÔn
ra trªn b·i, s©n ®Ó d©n lµng cïng b×nh ®¼ng vui ch¬i víi hµng lo¹t trß ch¬i hÊp dÉn do
m×nh chñ ®éng tham gia.
Héi ®-îc tæ chøc ®Ó ®¹t ®-îc lîi Ých tinh thÇn cña mäi thµnh viªn céng ®ång.
TÝnh céng ®ång cßn khiÕn héi kh«ng ng¨n cÊm hay cù tuyÖt c«ng chóng tõ c¸c céng
®ång kh¸c tõ n¬i kh¸c tíi dù. Héi më cöa ®ãn kh¸ch thËp ph-¬ng. Héi bao giê còng cã
nhiÒu trß vui. Ng-êi ta nãi: “Vui xem h¸t, nh¹t xem b¬i, t¶ t¬i xem héi” lµ xuÊt ph¸t tõ
tÝnh v« sè trß vui cña héi. V« sè trß vui cña héi cã t¸c dông gi¶i trÝ cho con ng-êi. Héi cã
hÖ thèng trß ch¬i, trß diÔn phong phó vµ ®a d¹ng. VÝ dô:
- Trß ch¬i th-îng vâ bao gåm: ®Êu vËt, ®ua thuyÒn, ®¸nh ®u, tung cÇu, kÐo co...
- Trß ch¬i thi tµi gåm: thæi c¬m, ®å x«i, lµm b¸nh, dÖt v¶i bÖn thõng...
- Trß ch¬i nghÒ nghiÖp: tr×nh nghÒ, c-íp kÐn, s¨n cuèc, ®¸nh c¸, ®èn cñi ®èt
ph¸o...
- Trß ch¬i luyÕn ¸i gåm: b¾t ch¹ch, móa mo, chen nhau...
- Trß ch¬i gi¶i trÝ: cê ng-êi, tæ t«m, ®¸o cäc, ®¸o ®Üa, thi th¬ ca, ca h¸t...
- Trß ch¬i phong tôc nh- «m cét, ch¹y håi loan kÕt ch÷...
Héi lµ vui ch¬i, giao tiÕp gi÷a con ng-êi víi con ng-êi, kh«ng bÞ rµng buéc bëi lÔ nghi,
t«n gi¸o, ®¼ng cÊp, tuæi t¸c. HÇu hÕt c¸c lÔ héi ®Òu cã trß diÔn, ®¸m r-íc, nh»m diÔn
l¹i sù tÝch cña nh©n thÇn, trë thµnh h×nh t-îng nghÖ thuËt ¨n s©u vµo t©m trÝ mäi
ng-êi. LÔ héi lÞch sö cã vai trß tuyªn truyÒn vµ gi¸o dôc to lín. Khi ®-îc tham gia tÕ lÔ,
ng-êi ®ãng vai nh©n vËt trong héi lµ niÒm tù hµo trong sù t-ëng niÖm cña céng ®ång.
Trong kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p, chèng Mü, do ph¶i tËp trung ®¸nh giÆc vµ do quan
®iÓm duy vËt gi¶n ®¬n, th« thiÓn, m¸y mãc nªn hÇu nh- ng-êi ta kh«ng quan t©m ®Õn
lÔ héi. §×nh, chïa, ®Òn, miÕu trë thµnh nhµ trÎ, líp häc, nhµ kho. B-íc vµo thêi kú §æi
míi, lÔ héi míi ®-îc kh«i phôc ho¹t ®éng phong phó vµ cã nhiÒu c«ng tr×nh nghiªn cøu,
m« t¶ vÒ lÔ héi. Ngµy 4/10/1989 Bé VHTT ra QuyÕt ®Þnh 54 ban hµnh Quy chÕ më Héi
truyÒn thèng. Riªng ë Hµ Néi, n¨m 1990 UBND vµ Së VHTT tæ chøc nghiªn cøu, héi th¶o
vÒ lÔ héi vµ in mét sè kû yÕu; n¨m1992 H§ND tØnh Hµ T©y (cò) ra NghÞ quyÕt 55 ban
hµnh Quy chÕ tæ chøc lÔ héi truyÒn thèng ph©n lo¹i nh- sau:
- LÔ héi cæ truyÒn: Lµ lÔ héi d©n gian truyÒn thèng ®-îc truyÒn ®êi nµy sang ®êi
kh¸c, cã néi dung ®Ò cao tinh thÇn yªu n-íc, yªu thiªn nhiªn, lßng tù hµo d©n téc, chèng
ngo¹i x©m, t«n vinh c¸c vÞ anh hïng d©n téc, danh nh©n v¨n ho¸, ca ngîi tinh thÇn cÇn cï
lao ®éng s¸ng t¹o cña nh©n d©n, ®Ò cao lßng nh©n ¸i, kh¸t väng tù do, h¹nh phóc, tinh
thÇn ®oµn kÕt céng ®ång.
LÔ héi cæ truyÒn thÓ hiÖn tÝnh tæ chøc cao cña céng ®ång vµ theo ®Þnh kú
nh¾c l¹i theo nh÷ng quy c¸ch vÒ nghi thøc cã tÝnh chÊt g©y Ên t-îng m¹nh mÏ mèi quan
hÖ cña mçi thµnh viªn céng ®ång, th-êng gåm hai phÇn: lÔ (cóng b¸i, tÕ, cÇu, khÊn) vµ
héi víi nh÷ng trß diÔn phong phó, ®a d¹ng.
LÔ héi cæ truyÒn th-êng bao gåm: LÔ héi ®Òn (§Òn Vµ - S¬n T©y, §Òn Chö §ång
Tö - Th-êng TÝn, §Òn Hai Bµ Tr-ng - Mª Linh..) thuéc Hµ Néi; LÔ héi chïa (Chïa H-¬ng
- Mü §øc, Chïa ThÇy - Quèc Oai, Chïa T©y Ph-¬ng - Th¸ch ThÊt...) thuéc Hµ Néi; LÔ héi
®×nh (§×nh T©y §»ng - Ba V×...)...vv.
- LÔ héi d©n gian: LÔ héi n«ng nghiÖp, lÔ héi lÞch sö, lÔ héi truyÒn thèng, lÔ héi
®×nh, lÔ héi miÕu, lÔ héi chïa, lÔ héi ®Òn, lÔ héi tÝn ng-ìng, lÔ héi cæ truyÒn, lÔ héi
ngµnh nghÒ, lÔ thê Tæ, lÔ héi lÞch sö - v¨n ho¸, lÔ héi phong tôc.
- LÔ héi T«n gi¸o: LÔ héi nhµ thê §¹o Thiªn Chóa, lÔ héi §¹o PhËt ''TiÓu thõa, §¹i
thõa'', lÔ héi §¹o Cao §µi hoÆc lÔ héi chïa nh-ng nghi lÔ chñ yÕu lµ nghi thøc t«n gi¸o;
- LÔ héi lÞch sö c¸ch m¹ng: Ghi dÊu nh÷ng sù kiÖn lÞch sö ®Êu tranh c¸ch m¹ng
cña nh©n d©n ta, LÔ héi kû niÖm c¸c chiÕn sÜ c¸ch m¹ng, c¸c Anh hïng liÖt sÜ, c¸c
L·nh tô c¸ch m¹ng thêi kú cËn - hiÖn ®¹i ë n-íc ta.
- LÔ héi du nhËp ë n-íc ngoµi: Do nh÷ng ng-êi n-íc ngoµi ®ang c«ng t¸c, sinh sèng,
lµm viÖc t¹i ViÖt Nam tæ chøc ®Ó mõng Quèc kh¸nh n-íc hä nh-: §ªm héi t×nh yªu; §ªm
héi ho¸ trang, lÔ héi Hoa Anh ®µo NhËt B¶n, lÔ N«-En, Héi Valentin...vv.
- LÔ héi míi: LÔ héi ra ®êi sau 1945. Cã n¬i, cã lóc ng-êi ta gäi lµ lÔ héi quÇn
chóng: Quèc Kh¸nh 2/9, §¹i lÔ kû niÖm 1000 n¨m Th¨ng Long - Hµ Néi, §ªm héi Giao
thõa bªn hå Hoµn KiÕm, lÔ héi Phè Hoa, lÔ héi Ký øc cÇu Long Biªn ...vv.
- LÔ héi ®¹i chóng: ®-îc thÓ hiÖn d-íi d¹ng ho¹t ®éng tËp thÓ (ng-êi tham gia béc lé
hµnh ®éng tÝch cùc cña m×nh), ho¹t ®éng s©n khÊu ho¸ d-íi d¹ng biÓu diÔn (s©n khÊu,
chiÕu phim, b¨ng h×nh), hoÆc d-íi d¹ng th«ng tin tranh, ¶nh, triÓn l·m ho¹t ®éng gi¶i trÝ
víi nhiÒu trß ch¬i, cuéc ®Êu (c¶ trß ch¬i truyÒn thèng vµ trß ch¬i hiÖn ®¹i).
B¶o tån lÔ héi lµ duy tr× sù tån t¹i l©u dµi, æn ®Þnh cña lÔ héi truyÒn thèng. Ph¸t
huy gi¸ trÞ v¨n ho¸ cña lÔ héi lµ t¹o ®iÒu kiÖn lµm cho lÔ héi táa s¸ng vÎ ®Ñp truyÒn
thèng b»ng c¸ch phôc dùng mét c¸ch c«ng phu, trung thùc cã chän läc nghi thøc lÔ héi (tÕ,
lÔ, ®ãn, r-íc); khuyÕn khÝch viÖc h-íng dÉn, phæ biÕn réng r·i vÒ nguån gèc, néi dung
c¸c gi¸ trÞ truyÒn thèng tiªu biÓu, ®éc ®¸o cña lÔ héi, nghiªm cÊm c¸c hµnh vi ph¹m ph¸p
trong tæ chøc vµ ho¹t ®éng lÔ héi.
C¸ch thøc tæ chøc lÔ héi còng hÕt søc phong phó, ®a d¹ng, ®éc ®¸o. Cã lÔ héi xuÊt
ph¸t tõ tÝn ng-ìng nguyªn thuû vµ tÝn ng-ìng cña c- d©n n«ng nghiÖp nh- thê thÇn s«ng,
thÇn nói, thÇn ®Êt, thÇn rõng, thÇn löa, thÇn n-íc, thÇn lóa. L¹i cã lÔ héi t«n vinh c¸c vÞ
tæ nghÒ trång cÊy, lµm nghÒ thñ c«ng mü nghÖ hoÆc c¸c vÞ tæ nghÒ nghÖ thuËt.
Nh-ng phæ biÕn h¬n c¶ cã t¸c ®éng réng lín vµ s©u s¾c h¬n, ph¶i kÓ ®Õn nh÷ng lÔ héi
cã liªn quan ®Õn viÖc t-ëng nhí nguån gèc cña d©n téc, t-ëng niÖm tæ tiªn ghi nhí c«ng
®øc cña c¸c vÞ anh hïng cã c«ng víi d©n, víi n-íc. C¸c lÔ héi bao giê còng g¾n bã chÆt
chÏ víi nh÷ng ®Þa danh diÔn ra huyÒn tho¹i hoÆc c¸c di tÝch sö v¨n ho¸ vµ danh lam
th¾ng c¶nh.
* VÒ s¾c phong vµ tôc hÌm ®Æc tr-ng cña lÔ héi
- S¾c phong
C¸c vÞ thÇn ®-îc t«n vinh trong lÔ héi th-êng nhËn ®-îc s¾c phong cña c¸c triÒu
®¹i kh¸c nhau. §ã lµ h×nh thøc c«ng nhËn chÝnh thøc cña triÒu ®×nh ®èi víi vÞ thÇn
®-îc t«n thê. C¸c vÞ thÇn ®-îc phong theo ba cÊp bËc lµ th-îng ®¼ng thÇn, trung ®¼ng
thÇn, h¹ ®¼ng thÇn. Thêi phong kiÕn, tr-íc khi më xuÊt qu©n, nhµ Vua th-êng lµm lÔ
xin thÇn phï hé cho c«ng viÖc chinh ph¹t ®-îc th¾ng lîi, sau ®ã kh«ng quªn t¹ ¬n thÇn
b»ng c¸ch tÆng nh÷ng vËt phÈm vµ s¾c phong nãi trªn. Cø nh- vËy cïng víi thêi gian, sè
s¾c phong t¹i c¸c ®Òn ®×nh t¨ng lªn. HiÖn nay phæ biÕn t¹i c¸c ®Òn ®×nh ®ang l-u gi÷
c¸c s¾c phong thêi HËu Lª vµ thêi NguyÔn.
Tôc hÌm
Héi lÔ d©n gian truyÒn thèng cßn cã mét tiÕt môc ®éc ®¸o n÷a lµ viÖc diÔn l¹i c¸c
tôc hÌm g¾n víi vÞ thÇn ®-îc thê. Thêi x-a diÔn l¹i tôc hÌm lµ viÖc lµm b¾t buéc vµo
nh÷ng dÞp lÔ thÇn (tr¶i qua nh÷ng biÕn thiªn cña lÞch sö nhiÒu tôc hÌm ®· mÊt). C¸c
hÌm nµy th-êng liªn quan ®Õn mét sù kiÖn quan träng trong tiÒn sö cña vÞ thÇn linh lóc
sinh thêi. Ch¼ng h¹n nh- ë Héi Giãng trªn m©m cç thê kh«ng thÓ thiÕu mét b¸t c¬m víi
mét qu¶ cµ. Héi Gi¸ (Hoµi §øc, Hµ Néi) cã tôc hÌm ë n¬i thê «ng §oµn Th-îng, khi mæ gµ
lµm cç cóng kh«ng ®-îc c¾t tiÕt, v× x-a kia «ng bÞ chÐm ®øt cæ, cßn «m ®Çu ch¹y vÒ
gÇn lµng míi chÕt; ë héi nµy cßn kiªng tiÕng ®éng nh»m nh¾c l¹i viÖc gi÷ bÝ mËt tr-íc
khi ra qu©n cña chµng trai hä §oµn. Tôc hÌm cßn liªn quan ®Õn nh÷ng hµnh vi thiªng
liªng kÝn ®¸o cña Thµnh Hoµng lµng. Tôc hÌm ph¶i ®-îc tu©n thñ mét c¸ch nghiªm
ngÆt. ViÖc thùc hiÖn tôc hÌm do mét sè Ýt ng-êi ®-îc ph©n c«ng vµ ph¶i gi÷ ®-îc bÝ
mËt. TÊt nhiªn, trong tôc hÌm cßn cã thÓ cã nh÷ng ý nghÜa kh¸c n÷a. LÔ vËt d©ng cóng
tr-íc hÕt tá lßng biÕt ¬n cña d©n lµng ®èi víi Thµnh Hoµng. §ång thêi th«ng qua ®ã
ng-êi ta còng phÇn nµo biÕt ®-îc Thµnh Hoµng Êy lµ ai? VÝ dô: nÕu còng cç chay th×
tøc lµ Thµnh Hoµng theo ®¹o PhËt, nÕu cóng thÞt sèng th× thÇn linh cã thÓ lµ Ngò Hæ,
vÞ thÇn cã kh¶ n¨ng trõ ®-îc tµ ma, quû qu¸i. Cã nhiÒu tôc hÌm nh- tôc hÌm vÒ c«ng
tr¹ng; phån thùc; ®i ¨n mµy; thi cç lîn (nh- mæ lîn thËt nhanh - thÇn tèc - chíp thêi c¬ -
Khao th-ëng qu©n sÜ ®Ó th¾ng giÆc diÔn ra LÔ héi “Ch¹y Lîn” ë Duyªn YÕt, Hång
Th¸i, Phó Xuyªn, Hµ Néi); ®uæi lîn (Héi §×nh Ng« X¸, Gia L©m, Hµ Néi)...vv.
C¸c yÕu tè kh¸c cña lÔ héi
VÒ ©m nh¹c: ¢m nh¹c rÊt cÇn thiÕt lµm cho ngµy héi vui thªm. Sau luü tre xanh,
sau nh÷ng v¹t ngãi ®á trong nh÷ng ngµy lµng vµo ®¸m lµ tiÕng trèng, tiÕng chiªng,
thanh la, hå, s¸o... t-ng bõng n¸o nhiÖt c¶ mét vïng ®ång quª thanh b×nh vµ gäi b¹n bÌ vÒ
víi héi lµng. §¸m r-íc kiÖu ph¶i cã ph-êng b¸t ©m gåm nh÷ng nh¹c cô nh- trèng, chiªng,
kÌn nhÞ, s¸o, hå, ®µn, ph¸ch ®i cïng th× míi long träng, míi vui, l«i cuèn nhiÒu ng-êi ®i
theo. Ph-êng b¸t ©m ®i s¸t bªn kiÖu. KiÖu ®i nhanh hay chËm còng phô thuéc vµo nhÞp
mau, th-a cña ph-êng nh¹c. Trong lÔ ®¹i tÕ th× trèng c¸i, trèng con, thanh la, sªnh tiÒn...
®-îc ph¸t huy hÕt t¸c dông cña m×nh sau mçi chÇu tÕ. Nh¹c tÕ kh«ng chØ mua vui mµ
cßn phô ho¹ cho vÞ chñ tÕ khi cÇn thiÕt trong lóc «ng hµnh lÔ theo quy -íc thèng nhÊt.
VÝ dô: mét tiÕng trèng chñ tÕ tiÕn lªn mét b-íc. Hai tiÕng trèng th× tiÕn lªn hai b-íc. Mét
håi lµ m·n tÕ ...vv.
- Móa: Trong lÔ héi, móa kÕt hîp víi h¸t, x-íng t¹o thµnh tiÕt môc biÓu diÔn
kh«ng thÓ thiÕu trong ngµy héi lµng. Ch¼ng h¹n nh-: móa S- Tö (Héi Gi¸, Hoµi §øc, Hµ
Néi ); móa Cê, móa Hæ ë héi Giãng; móa h¸t, kú l©n (Héi §×nh Than, Cao §øc, Gia
B×nh, B¾c Ninh); Móa Bµi B«ng (Phó Nhiªu, Quang Trung, Phó Xuyªn, Hµ Néi)..v.v lµ
nh÷ng tiÕt môc mang tÝnh nghÖ thuËt ®Æc s¾c, ph¶ng phÊt bãng h×nh cuéc sèng «ng
cha ta thuë x-a.
- VÒ nghÖ thuËt t¹o h×nh: ®ã lµ c¸c thµnh tè kiÕn tróc, ®iªu kh¾c, héi häa, trang
phôc, ho¸ trang nh- rång, hæ, ngùa, voi b»ng ®¸, gç ë c¸c ®×nh, chïa, ®Òn, miÕu n¬i
diÔn ra lÔ héi; ®å thê tù trong lÔ héi nh- h-¬ng ¸n, m©m bång, hoµnh phi, c©u ®èi, b¸t
böu, ®å khÝ tù, tø linh, kiÖu, ngai... ®-îc s¬n son thÕp vµng uy nghi, linh thiªng.
- VÒ nghÖ thuËt ho¸ trang : ¸p dông trong trang phôc nh- móa Hæ (trong Héi
Giãng); móa Bång (Héi TriÒu Khóc, Thanh Tr×, Hµ Néi), ch¹y cê móa NghiÒm Qu©n
(Héi Gi¸, Yªn Së, Hoµi §øc, Hµ Néi) võa ®Ñp, võa trang nghiªm. T¹i tØnh H¶i D-¬ng,
B¾c Ninh vµ Thµnh phè Hµ Néi cã trªn 2260 lÔ héi (trong ®ã cã 2206 lÔ héi d©n gian,
51 lÔ héi t«n gi¸o, 03 lÔ héi lÞch sö c¸ch m¹ng, 05 lÔ héi cÊp Bé qu¶n lý, 08 lÔ héi cÊp
Thµnh phè vµ tØnh qu¶n lý) diÔn ra ë tÊt c¶ c¸c th¸ng trong n¨m.
* Hµ Néi (vµ Hµ T©y cò)
LÔ héi Hµ Néi mang ®Æc tr-ng tiªu biÓu cña lÔ héi vïng ®ång b»ng B¾c Bé. MÆc
dï qu¸ tr×nh ®« thÞ ho¸ n¬i ®©y ®· diÔn ra trªn 100 n¨m nay, lÔ héi Hµ Néi vÉn nh- c¸c
lÔ héi n«ng th«n. Ngay ë néi thµnh, kh¸ nhiÒu khu phè vÉn cßn gi÷ c¸i cèt lµng x-a,
kh«ng chØ víi c¸c thiÕt chÕ v¨n ho¸ cæ: ®×nh, ®Òn, ®µn, chïa, miÕu, nhµ thê hä, mµ c¶
nhõng ho¹t ®éng hä hµng, phe, gi¸p nh-: ng«i lµng cæ ThÞnh Yªn (Chî Trêi) víi miÕu thê
thÇn, chïa Vua, ®Òn hä Lª, hä NguyÔn. LÔ héi Hµ Néi lµ lÔ héi cña v¨n minh vµ tÝn
ng-ìng n«ng nghiÖp.Vïng néi thµnh lµ ®Êt kinh ®« cò c¸c lÔ héi cæ truyÒn vÉn mang
s¾c th¸i n«ng th«n. Héi Hå KhÈu ven Hå T©y diÔn trß “B¾t ch¹ch trong chum” m«
pháng cuéc sèng c- d©n n«ng nghiÖp. Héi L¸ng cã môc ®èt ph¸o “§Êu thÇn” tÝch hîp 2
lÔ tiÕt cæ (dïng tiÕng ®éng ®Ó nhËn sù c¶m øng cña tù nhiªn nh»m t¸c ®éng ®Õn mïa
mµng vµ sù l-ìng hîp gi÷a lµng ch¹ cÇn liªn minh); LÔ r-íc n-íc t¹i ®Òn §ång Nh©n t¹i
quËn Hai Bµ Tr-ng cã gèc rÔ lµ tôc thê n-íc cña c- d©n trång lóa n-íc. Ngay gi÷a quËn
Hoµn KiÕm, Héi TÕ Tr©u mïa xu©n ë cöa §«ng Hµ (Hµng ChiÕu) vµ r-íc m« h×nh tr©u
®i tõ Hµng Buåm sang Hµng Gai cña chÝnh quyÒn vÉn lµ lÔ thøc n«ng nghiÖp.
LÔ héi cæ truyÒn Hµ Néi kh«ng chØ mang s¾c th¸i v¨n ho¸ n«ng nghiÖp mµ cßn
tÝch hîp nhiÒu líp tÝn ng-ìng: tõ tÝn ng-ìng t«n gi¸o nguyªn thuû ®Õn nh÷ng tÝn ng-ìng
t«n thê danh nh©n, tÝn ng-ìng t«n gi¸o ngo¹i lai du nhËp ®-îc phong kiÕn ho¸, lÞch sö
hãa ®· qu¸ xa ý nghÜa khëi nguyªn. Thµnh phè cã 1095 lÔ héi (trong ®ã cã 1070 lÔ héi
d©n gian, 7 lÔ héi t«n gi¸o, 2 lÔ héi lÞch sö c¸ch m¹ng, 2 lÔ héi cÊp Bé qu¶n lý vµ 6 lÔ
héi cÊp Thµnh phè qu¶n lý). Héi Chïa H-¬ng kÐo dµi tõ LÔ Khai héi Mång 6/th¸ng giªng
(lÔ khai s¬n lÔ më cöa rõng t¹i ®Òn Ngò Nh¹c thê S¬n thÇn - phèi thê Hïng Lang con
Hïng An mét vÞ t-íng thêi Hïng V-¬ng cã c«ng dÑp giÆc ¢n trõ b¹o cho ®Êt n-íc) ®Õn
hÕt th¸ng ba ©m lÞch vµ më cöa quanh n¨m. §©y lµ héi vui bËc nhÊt ë câi trêi Nam “Mét
vïng non n-íc bao la - R»ng ®©y l¹c quèc hay lµ §µo nguyªn - H-¬ng S¬n lµ chèn non tiªn
- Bång lai mµ thÊy ë miÒn nh©n gian”. ë ®ã võa thê S¬n thÇn, bµ chóa Th-îng Ngµn,
võa thê PhËt, thê th¸nh, tÊt c¶ t¹o nªn mét quÇn thÓ c¶nh quan mü lÖ vµ hoµnh tr¸ng. Cao
®iÓm nhÊt lµ ngµy 18 th¸ng hai ©m lÞch - ngµy Kh¸nh ®¶n §øc Quan ThÕ ¢m, ngµy
sinh cña bµ Chóa Ba, kh¸ch hµnh h-¬ng ®Õn ®Êt H-¬ng S¬n - quÇn thÓ danh th¾ng -
mét kú quan cña ®Êt n-íc ngµy mét ®«ng (n¨m 2009 sau 3 th¸ng héi cã trªn 1,3 triÖu l-ît
kh¸ch ®Õn th¨m quan v·n c¶nh chïa).
Trong t©m thøc cña ng-êi ViÖt, H-¬ng S¬n lµ câi PhËt dung n¹p nhiÒu yÕu tè tÝn
ng-ìng ®¸p øng lßng mong mái cña c- d©n ViÖt, héi tô nhiÒu sinh ho¹t v¨n ho¸ d©n téc
®éc ®¸o: héi b¬i thuyÒn (cã hµng ngµn thuyÒn), dßng suèi YÕn lóc nµo còng nhén nhÞp
tiÕng chÌo kho¶ n-íc, th¾m thiÕt tiÕng chµo “A Di §µ PhËt”, ngµy héi Leo nói, ngµy héi
cña c¸c chiÕu h¸t ChÌo, h¸t V¨n vµ ®i Héi Chïa H-¬ng lµ ®Ó chiªm ng-ìng vÎ ®Ñp vµ
nh÷ng gi¸ trÞ cña nh÷ng di s¶n v¨n ho¸ ®Æc s¾c do thiªn nhiªn ban tÆng vµ cæ nh©n ®Ó
l¹i.
Héi Giãng lµ lÔ héi t¸i hiÖn sù kiÖn lÞch sö, suy t«n ng-êi anh hïng chèng giÆc
ngo¹i x©m Th¸nh Giãng - Phï §æng Thiªn V-¬ng (mét trong Tø BÊt Tö cña ng-êi L¹c
ViÖt). Chñ ®Ò chÝnh lµ nghi thøc lÊy n-íc, r-íc n-íc ®-îc cö hµnh trang träng (khëi
nguyªn tôc thê n-íc) ®-îc diÔn ra tõ ngµy mång 6/4 ®Õn 12/4 ©m lÞch (chÝnh héi Mång
9/4). Tõ x-a, trong ®ªm héi chÝnh: trai g¸i tù do h¸t ®èi ®¸p vµ ®ïa cît trªn b·i s«ng §uèng
mªnh mang (cha mÑ kh«ng hÒ quë m¾ng) - ®ã lµ lÔ héi Phån thùc. Trong ngµy héi
chÝnh, lµng Phï §æng vµ Phï Dùc lu©n phiªn lµm gi¸p tr-ëng cö (hiÖu cê, hiÖu trèng,
hiÖu chiªng, hiÖu trung qu©n vµ hai hiÖu tiÓu c«). Nh÷ng «ng hiÖu ®ãng vai t-íng cña
Th¸nh ®-îc che läng (hiÖu cê che 4 läng) t-îng tr-ng cho uy lùc, cã qu©n th¸m s¸t vËn
l-¬ng ®é 30 ng-êi, 120 qu©n phï gi¸. Tham gia héi cã ph-êng h¸t móa ¶i Lao (ph-êng Tïng
Cho¹c) gåm 20 ng-êi («ng trïm, ng-êi ®¸nh trèng khÈu, cÇm cung ná, cÇm cÇn c©u, 2
cÇm cê lau, ng-êi ho¸ trang thµnh hæ, 12 ng-êi cÇm sªnh vµ h¸t). Héi Giãng lµ mét t-ëng
niÖm lÞch sö v¨n ho¸ huyÒn tho¹i ®an xen mang tÝnh t-îng tr-ng vµ c¸ch ®iÖu cao, ®-îc
nhiÒu thÕ hÖ th-ëng thøc.
Héi L¸ng lµ lÔ héi cã ý nghÜa PhËt gi¸o vµ §¹o gi¸o ®-îc lång quyÖn vµo nhau
ph¶n ¸nh tôc cÇu m-a. Ng-êi ta ®èt ph¸o ®Ó gäi sÊm sÐt, cÇu cã sÊm sÐt dÉn tíi m-a rµo
(héi chÝnh ngµy Mång 7/3 ©m t-¬ng truyÒn lµ ngµy mÊt cña Th¸nh Tõ §¹o H¹nh)
Héi §ång Nh©n thê Hai Bµ Tr-ng cã tõ thêi Lý Anh T«ng (thÕ kû XII). Anh linh cña
hai Bµ kÕt thµnh t-îng ®¸ cã c¸i thÕ hai tay gi¬ cao nh- ®ang rÏ n-íc tiÕn lªn, ®Çu ®éi
mò trô, th©n mÆc ¸o gi¸p; héi Thæi c¬m thi ThÞ CÊm, héi §ua thuyÒn Yªn Së; T©y Tùu
cã “c¨n cèt” nghi thøc thê n-íc - thê lóa; lÔ héi La Khª (Hµ §«ng) cã tôc “t¾t ®Ìn” trai g¸i
mÆc søc ®ïa bìn nhau, mang s¾c nÐt lÔ héi phån thùc; lÔ héi lµng Nhéi (§«ng Anh)
diÔn c¶nh ®èi ®¸p gi÷a Vua (An D-¬ng V-¬ng) vµ «ng X· (®©y lµ diÔn líp chÌo, ho¹t
c¶nh chÌo); héi §«ng §å cã trß ch¬i hÊt phÕt; héi ch¹y ngùa ë Cù Linh; lµng S¬n §ång
(Hoµi §øc) c¸ch ®iÖu ho¸ thµnh tôc “móa mo” ( chÝnh héi lµ mång 6/2 ©m lÞch), lÔ vËt
cã b¸nh dÇy vµ b¸nh cuèn. LÔ xong th× “móa mo”. Th«ng th-êng, buæi chiÒu trai ch-a vî,
g¸i ch-a chång tô tËp ë ®×nh. Trªn s©n ®×nh mét c« ¶ ®µo móa vµ h¸t: tay ph¶i cÇm mét
khóc tre, tay tr¸i c« cÇm mét c¸i mo cau; võa h¸t, võa móa c« lÊy khóc tre xuyªn vµo mo
cau vµ h¸t hai c©u “C¸i sù lµm sao, c¸i sù lµm vÇy - C¸i sù thÕ nµy, c¸i sù lµm sao”; sau
mét lóc móa h¸t c« tung khóc tre vµ mo cau cho trai g¸i tranh c-íp (trai c-íp ®-îc mo, g¸i
c-íp ®-îc tre sÏ gÆp may trong ®-êng nh©n duyªn).
Lµng An C- (Mª Linh) cã tôc “c-íp b«ng cÇu ®inh” lµ mét khóc gç ®Ïo h×nh d-¬ng
vËt nèi víi mét khóc th©n chuèi cã c¾m que b«ng b»ng tre vãt t-íc x¬ vµ chñ tÕ tung
“c©y b«ng” ®ã ra s©n ®×nh cho mäi ng-êi c-íp.
Héi chïa Bèi Khª (Thanh Oai) võa thê PhËt võa thê t-îng ®-îc t¸c theo thÕ “KiÕt giµ
phô to¹” cña ®øc Th¸nh Bèi NguyÔn B×nh An (®-îc thê ë chïa Tr¨m Gian Ch-¬ng Mü) cã
tôc cÇu m-a “trãc rång”; «ng thèng ho¸ th©n cña th¸nh chñ lÔ cÇu cho ®Õn khi cã nh÷ng
h¹t m-a ®Çu tiªn r¬i xuèng. H×nh thøc lÔ cÇu m-a héi tô thµnh hiÖn t-îng v¨n ho¸ d©n
gian ®Æc s¾c trong chØnh thÓ: h×nh Rång t-îng tr-ng cho bÇu trêi m©y víi c¸c tia chíp
(®ao), tiÕng trèng ®ång nhÊt víi tiÕng sÊm, tiÕng rung vang cña trèng (sÊm) nh- t¹o cho
“©m - d-¬ng” giao hoµ, sinh s«i, v¹n vËt n¶y sinh vµ ph¸t triÓn.
Héi chïa ThÇy (chïa PhËt TÝch - chïa Thiªn Phóc Tù) cã huyÒn tÝch vÒ vÞ cao
t¨ng Tõ §¹o H¹nh tu luyÖn ë ®©y. Ngoµi viÖc tu hµnh, Tõ §¹o H¹nh cßn lµm thuèc trÞ
bªnh cøu ng-êi, truyÒn nghÒ móa h¸t, móa rèi ®-îc nh©n d©n t«n vinh lµ ThÇy ®Ó g¾n
víi nói ThÇy, chïa ThÇy (chÝnh héi lµ mång 5 ®Õn mång 7/3 ©m lÞch). C- d©n tham gia
héi chøng kiÕn LÔ méc dôc (t¾m t-îng), lÔ cóng PhËt vµ ch¹y ®µn, xem móa Rèi n-íc
®-îc xem héi du xu©n, nghÜ vÒ t×nh yªu ®«i løa :
“G¸i ch-a chång nhí hang C¾c Cí
Trai ch-a vî nhí héi chïa ThÇy”
T¹i ®©y cã sù tån t¹i hµi hoµ gi÷a tÝn ng-ìng d©n gian, PhËt gi¸o vµ §¹o gi¸o. Tõ
§¹o H¹nh võa lµ T¨ng, lµ PhËt, lµ Vua vµ lµ Tæ s- cña nghÒ Rèi cæ truyÒn.
Chïa T©y Ph-¬ng (t-îng tr-ng cho thÕ giíi cña PhËt) cã ba toµ chïa lµ t-îng tr-ng cho
ba lùc l-îng chi phèi thÕ giíi (Thiªn - §Þa - Nh©n). C¶ toµ nhµ t-îng tr-ng cho Th¸i cùc, hai
líp m¸i t-îng tr-ng cho l-ìng nghi, bèn phÝa m¸i mang ý nghÜa Tø t-îng, t¸m l¸ m¸i t-îng
tr-ng cho B¸t qu¸i.
Héi chïa T©y Ph-¬ng cã lÔ s¸m hèi, sau lµ héi chÝnh (mång 6/3 ©m lÞch).
Héi ®Òn M¨ng S¬n (S¬n T©y) tæ chøc r-íc bµi vÞ cña Tam vÞ Th¸nh T¶n (T¶n Viªn
S¬n Th¸nh, Cao S¬n vµ Quý Minh §¹i V-¬ng) thu hót kho¶ng d©n 5 x· thuéc Tæng T-êng
Phiªu dù; héi ®Òn Vµ (S¬n T©y) lµ héi lín xø §oµi (tõ 13 ®Õn 15 th¸ng Giªng ©m),
nh©n d©n tæ chøc r-íc bµi vÞ ®øc Thµnh T¶n Viªn rÊt quy m« vµ tæ chøc nhiÒu trß ch¬i
d©n gian hÊp dÉn. Héi Lé (Th-êng TÝn) thê Th¸i HËu cïng 3 c«ng chóa triÒu Tèng gäi lµ Tø
vÞ Th¸nh N-¬ng hoÆc Tø Th¸nh MÉu, diÔn ra hµng n¨m ®Ó t-ëng nhí c¸c vÞ Th¸nh MÉu
(MÉu Tho¶i) gióp cho mïa mµng sinh s«i. Héi ®Òn H¸t M«n (Phóc Thä) t-ëng nhí Hai Bµ
Tr-ng, tæ chøc 3 lÇn trong n¨m (Mång 3/3, Mång 4/9 vµ 24/Ch¹p), Mång 6/3 c¶ lµng lµm
b¸nh tr«i ®Ó d©ng cóng (d©ng Th¸nh 100 viªn nhá, sau tÕ ThÇn ®em 49 viªn ®Æt vµo lßng
mét b«ng hoa sen th¶ ra s«ng H¸t ®Ó tr«i ra biÓn, Mång 4/9 ngµy Hai Bµ khao qu©n khi võa
rót ë T©y Hå vÒ (giÕt tr©u tÕ), ngµy 24/ Ch¹p ngµy héi lín nhÊt trong n¨m. Héi Gi¸ (Hoµi
§øc) thê Lý Phôc Man vÞ t-íng cã c«ng víi d©n víi n-íc thêi Lý Nam §Õ, tõ Mång 10 ®Õn
26/3 ©m, næi tréi lµ r-íc Gi¸ lµ nghi thøc ®Æc s¾c nhÊt vµ riªng biÖt nhÊt cña héi lµng KÎ
Gi¸ (tÕ cê) hïng tr¸ng, trang nghiªm, linh thiªng, sè l-îng ®«ng ®¶o tíi hµng tr¨m ng-êi víi trß
r-íc Gi¸ nh- mét b¶n s¾c v¨n ho¸ cña lµng Yªn Së. TÊt c¶ ®éi h×nh ®-îc s¾p xÕp móa theo
h×nh xo¸y tr«n èc, ng-êi t-íng cÇm cê ®¹i ph¸ vßng v©y rÊt tµi t×nh.
LÔ héi Hµ Néi cã mét ®iÓm chung lµ cÇu -íc, mõng m-a, cÇu vµ mõng ®-îc mïa,
d©ng lÔ vËt t¹ ¬n trêi ®Êt tæ tiªn. C¸c yÕu tè cã tÝnh toµn d©n Êy tån t¹i nh- mét thÓ
hoµn chØnh nh-ng kh«ng bÊt biÕn.
Tr-íc sau Hµ Néi vÉn lµ ®« thÞ hµng ®Çu cña c¶ n-íc (Thø nhÊt kinh kú), v× héi tô
tµi hoa cña bèn ph-¬ng, cã ®ñ ®iÒu kiÖn ®Ó v-ît c¸c trÊn ngo¹i vi, ch¾t läc ra tinh tuý
cña bèn ph-¬ng mµ t¹o ra b¶n s¾c cho riªng m×nh. LÔ héi cæ truyÒn Hµ Néi lµ cã tÝnh
®å sé, quy m« lín, ban ®Çu do mét lµng tæ chøc, sau thu hót nhiÒu lµng l©n cËn, trë
thµnh héi cña mét vïng.
LÔ héi ë H¶i D-¬ng
Víi 12 huyÖn, thµnh phè, H¶i D-¬ng cã 723 lÔ héi (trong ®ã cã 715 lÔ héi d©n
gian, 7 lÔ héi t«n gi¸o, 1 lÔ héi lÞch sö c¸ch m¹ng, 3 lÔ héi cÊp Bé qu¶n lý, 1 lÔ héi cÊp
tØnh qu¶n lý). TØnh H¶i D-¬ng ®· x¸c ®Þnh danh mục các lễ hội tiêu biểu gắn với các di
tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh trong diện quy hoạch cụ thể
như sau:
+ Thành phố Hải Dương: Đền Sượt, Đình Đinh Văn Tả, Chùa Bảo Sài, đình Đồng
Niên
+ Huyện Chí Linh: Đền Kiếp Bạc, Chùa Côn Sơn, Đền Cao An Lạc, Đền thờ Chu
Văn An, Chùa Thanh Mai.
+ Huyện Cẩm Giàng: Văn Miếu Mao Điền, Chùa Giám, Đền Bia, Đình Thạch Lỗi
+ Huyện Bình Giang: Đình Mộ Trạch; Đình, chùa Cậy, đình Châu Khê.
+ Huyện Thanh Miện: Đình Phạm Kha, Đình Đào Lâm, Đình Kim Trang Đông,
Đình Kim Trang Tây.
+ Huyện Tứ Kỳ: Miếu Ngọc Sơn, Chùa Nghi Khê, Chùa Đông Dương, chùa Phúc
Lâm, Đình Ngọc Lâm
+ Huyện Ninh Giang: Đền Tranh, Đình Bồ Dương, Đình Cúc Bồ, chùa Trông, đình
Trịnh Xuyên.
+ Huyện Gia Lộc: Đền Cuối, Đền Quát, Miếu Cốc, Đền Vàng, đình Phương Điếm
+ Huyện Thanh Hà: Đền Bạch Hào, Chùa Minh Khánh (thị trấn Thanh Hà), Chùa
Động Ngọ, Đình Lôi Động
+ Huyện Kim Thành: chùa Muống.
+ Huyện Kinh Môn: Đền Cao An Phụ, Động Kính Chủ, đình Nội Hợp, đình Ngư
Uyên
+ Huyện Nam Sách: Đền Long Động , Đình Nhân Lý, Đình Đầu , chùa An Bình
LÔ héi ë B¾c Ninh
Víi 8 huyÖn, thÞ x·, tØnh B¾c Ninh cã 442 lÔ héi (trong ®ã cã 421 lÔ héi d©n
gian, 21 lÔ héi lÞch sö c¸ch m¹ng, 1 lÔ héi cÊp tØnh qu¶n lý). N¬i ®©y cã c©u ca:
“Mång 4 ®i héi KÐo co / Mång 5 héi ã ch¼ng cho nhau vÒ / Mång 6 ®i héi Bå §Ò /
Mång 7 trë vÒ ®i héi §èng Cao / Héi vui l¾m l¾m / Chöa kÞp ®i t¾m / Chöa kÞp géi
®Çu / TrÇu chöa kÞp tªm / Cau chöa kÞp bæ / MiÕng lµnh miÕng sæ / MiÕng chöa tªn
v«i / Ng-êi cã th-¬ng t«i/ Mong ng-êi cÇm lÊy.”
Tr-íc nh÷ng n¨m ®æi míi, v× nhiÒu lý do vÒ kinh tÕ, chÝnh trÞ, v¨n ho¸ - x· héi, lÔ
héi vµ c¸c h×nh thøc sinh ho¹t v¨n ho¸ tinh thÇn cña nh©n d©n ch-a ®-îc quan t©m thÝch
®¸ng. N¨m 1975, ®Êt n-íc thèng nhÊt, b-íc vµo kh«i phôc vµ ph¸t triÓn kinh tÕ sau chiÕn
tranh, nh-ng l¹i l©m vµo thêi kú khñng ho¶ng kinh tÕ x· héi. Thêi kú nµy, lÔ héi hÇu nh-
Ýt ®-îc tæ chøc. Tõ sau n¨m 1986, thùc hiÖn chñ tr-¬ng ®æi míi cña §¶ng, cïng víi sù
ph¸t triÓn kinh tÕ, ho¹t ®éng v¨n ho¸ tinh thÇn cña nh©n d©n ®-îc n©ng lªn, lÔ héi vµ
c¸c ho¹t ®éng v¨n ho¸ trong lÔ héi dÇn dÇn ®-îc kh«i phôc. Tuy nhiªn, ë nh÷ng n¨m ®Çu
®æi míi, lÔ héi bung ra trµn lan, tù ph¸t, bÞ biÕn d¹ng hoÆc “th-¬ng m¹i ho¸”. NhiÒu
®Þa ph-¬ng coi tæ chøc lÔ héi nh- lµ dÞp kinh doanh ®Ó kiÕm tiÒn. MÆt kh¸c, Nhµ
n-íc vµ c¸c c¬ quan chøc n¨ng cña tØnh, Thµnh phè ch-a cã sù quan t©m chØ ®¹o chÆt
chÏ. Tõ n¨m 1989, Bé V¨n ho¸ - Th«ng tin ®· ban hµnh Quy chÕ ho¹t ®éng lÔ héi vµ
nhiÒu v¨n b¶n kh¸c cña Nhµ n-íc cã liªn quan, b-íc ®Çu ®· ®-a ho¹t ®éng lÔ héi vµo tæ
chøc, kh¾c phôc dÇn nh÷ng mÆt tr¸i trong ho¹t ®éng lÔ héi.
Tuú theo quy m«, tÝnh chÊt cña lÔ héi, c¸c cÊp chÝnh quyÒn ®· giµnh sù quan
t©m chØ ®¹o chÆt chÏ. C¸c lÔ héi lín nh- Héi Giãng, LÔ héi Chïa H-¬ng, Chïa ThÇy, Cæ
Loa, ChiÕn th¾ng Ngäc Håi - §èng §a, Hai Bµ Tr-ng (Hµ Néi), Héi Lim, Héi Bµ Chóa Kho
(B¾c Ninh), LÔ héi C«n S¬n - KiÕp B¹c (H¶i D-¬ng) ®· cã nhiÒu chuyÓn biÕn tèt, thu hót
®«ng ®¶o quÇn chóng nh©n d©n vÒ dù.
C¸c di tÝch lÞch sö v¨n ho¸ danh th¾ng ®-îc quan t©m gi÷ g×n vµ t«n t¹o, nhiÒu lÔ héi
g¾n víi di tÝch thÓ hiÖn ®-îc phÇn lÔ träng thÓ vµ phÇn héi vui t-¬i kh¬i dËy vµ ph¸t huy
c¸c ho¹t ®éng v¨n ho¸ thÓ thao d©n gian truyÒn thèng. Bé V¨n ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch ®·
chØ ®¹o tæ chøc mét sè m« h×nh mÉu vÒ lÔ héi, tõ ®ã nh©n réng ra, ®-îc chÝnh quyÒn ®Þa
ph-¬ng vµ ngµnh VHTT&DL quan t©m, chØ ®¹o, h-íng dÉn tæ chøc trang träng, vui t-¬i,
lµnh m¹nh.
C¸c lÔ héi míi, hiÖn ®¹i g¾n víi c¸ch m¹ng - kh¸ng chiÕn vµ v¨n ho¸ - du lÞch hai
tØnh, Thµnh phè Hµ Néi thùc sù ®-a ho¹t ®éng lÔ héi trë thµnh mét h×nh thøc sinh ho¹t
v¨n ho¸ céng ®ång lµnh m¹nh, tiÕn bé cã t¸c ®éng tÝch cùc ®Õn ®êi sèng chÝnh trÞ -
kinh tÕ - x· héi trong ®iÒu kiÖn giao l-u héi nhËp quèc tÕ. §iÓn h×nh lµ LÔ héi 990
n¨m, 999 n¨m Th¨ng Long ­ Hµ Néi; lÔ héi C«n S¬n - KiÕp B¹c, lÔ héi Giãng, lÔ héi Kû
niÖm 220 n¨m ChiÕn th¾ng Ngäc Håi - §èng §a, Héi Lim...vv. N¨m 2009, t¹i Hµ Néi sè
l-îng ng-êi tham dù lÔ héi lín h¬n so víi nh÷ng n¨m tr-íc do sù tËp trung chØ ®¹o cña
Thµnh phè ®Ó chuÈn bÞ tËp d-ît c¸c ch-¬ng tr×nh phôc vô §¹i lÔ 1000 n¨m Th¨ng Long ­
Hµ Néi vµo n¨m 2010.
NhiÒu lÔ héi ®-îc kh«i phôc sau mét thêi gian dµi gi¸n ®o¹n, trong ®ã cã lÔ héi
cña ®ång bµo c¸c d©n téc thiÓu sè nh- lÔ héi LÔ héi KÐn rÓ (Hµ Néi) ®-îc kh«i phôc
sau gÇn 60 n¨m gi¸n ®o¹n. LÔ héi “Ch¹y lîn” (Duyªn YÕt, Hång Th¸i, Phó Xuyªn, Hµ
Néi) tõ ®Çu C¸ch m¹ng Th¸ng T¸m 1945 ®Õn 1999 kh«ng tæ chøc. §-îc sù quan t©m cña
cÊp ñy §¶ng, chÝnh quyÒn, ngµnh VHTT&DL ®Þa ph-¬ng phôc håi, Xu©n Kû Söu n¨m
2009 ®-îc Bé VHTT&Dl quan t©m ®Çu t- kinh phÝ 100 triÖu tõ ch-¬ng tr×nh môc tiªu
vÒ B¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n hãa phi vËt thÓ, lÔ héi “Ch¹y lîn” ®-îc kh«i phôc.
Thùc hiÖn KÕ ho¹ch cña UBND c¸c tØnh, Thµnh phè, ngµnh VHTT&DL c¸c quËn,
huyÖn, thÞ x· ®· chñ ®éng tham m-u tr×nh UBND cïng cÊp triÓn khai c«ng t¸c qu¶n lý,
tæ chøc lÔ héi tËp trung chñ yÕu vµo c¸c lÔ héi Xu©n: Phó Xuyªn cã 34 lÔ héi; Thanh
Oai cã 09 héi lµng vµ 01 héi vïng lµ Chïa Bèi Khª; Mª Linh cã 04 héi lµng vµ 01 héi cÊp
Thµnh phè lµ héi §Òn Hai Bµ Tr-ng; §an Ph-îng cã 06 héi lµng; øng Hoµ cã 64 lÔ héi.
Mü §øc cã LÔ héi chïa H-¬ng kÐo dµi 3 th¸ng Xu©n. N¨m 2009 c«ng t¸c chuÈn bÞ vµ
triÓn khai viÖc tæ chøc vµ qu¶n lý lÔ héi ®-îc huyÖn Mü §øc chñ ®éng phèi hîp víi c¸c
Së, ban, ngµnh, c¸c ®¬n vÞ cã liªn quan x©y dùng vµ triÓn khai tÝch cùc nh-: c«ng t¸c an
ninh ®-îc C«ng an Thµnh phè tËp trung cïng phèi hîp chØ ®¹o; c«ng t¸c hËu cÇn ®-îc Së Tµi
chÝnh, Së X©y dùng, Së Giao th«ng VËn t¶i triÓn khai kÞp thêi; c«ng t¸c khai m¹c lÔ héi ®-
-îc tæ chøc trang träng, Ên t-îng, tiÕt kiÖm.
N¨m 2009, §oµn kiÓm tra cña Së VHTT&DL Hµ Néi tiÕn hµnh kiÓm tra c«ng t¸c
qu¶n lý, tæ chøc lÔ héi Xu©n Kû Söu t¹i 15 ®iÓm nh»m ®¸nh gi¸ viÖc thùc hiÖn Quy
chÕ tæ chøc LÔ héi vµ cã ý kiÕn trùc tiÕp chØ ®¹o kh¾c phôc nh÷ng khiÕm khuyÕt, tån
t¹i. LÔ héi Hµ Néi ®· cã nhiÒu chuyÓn biÕn tÝch cùc so víi n¨m 2008, t¹o kh«ng khÝ
phÊn khëi trong nh©n d©n. UBND c¸c quËn, huyÖn, thÞ x· chñ ®éng x©y dùng ch-¬ng
tr×nh, ph©n c«ng nhiÖm vô cô thÓ tíi tõng thµnh viªn; kÕt qu¶ vÒ c«ng t¸c an ninh trËt
tù ®Òu ®-îc b¶o ®¶m, c¶nh quan m«i tr-êng vµ c«ng t¸c vÖ sinh an toµn thùc phÈm ®-îc
quan t©m; phÇn lÔ ®· ®-îc rót gän; v¨n tÕ hoµn toµn ®-îc sö dông b»ng tiÕng quèc ng÷;
®Æc biÖt lÔ héi xu©n n¨m 2009 kh«ng cßn hiÖn t-îng cã c¸c trß ch¬i nóp d-íi d¹ng cê b¹c
nh- t«m - cua - c¸, c¸c trß vui ch¬i cã th-ëng v.v..
C¸c ho¹t ®éng phÇn héi ®-îc tæ chøc ®Æc biÖt s«i ®éng, ®ã lµ nh÷ng ho¹t ®éng
v¨n ho¸ v¨n nghÖ, thÓ dôc thÓ thao mang ®Ëm b¶n s¾c v¨n ho¸ truyÒn thèng nh-: thi
®Êu cê t-íng, ®Ëp niªu, ®¸nh ®u, b¾n ná, thæi c¬m thi, vËt, chäi gµ, kÐo co, biÓu diÔn
kÞch, diÔn tuång, h¸t quan hä trªn thuyÒn, h¸t chÌo, thi ®Êu bãng ®¸, cÇu l«ng, bãng bµn,
thÓ dôc d-ìng sinh. Nh÷ng ho¹t ®éng nµy ®· thu hót hµng ngh×n l-ît ng-êi ë mäi løa tuæi
tham gia, t¹o khÝ thÕ vui t-¬i, lµnh m¹nh trong lÔ héi.
* B¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n hãa lÔ héi ®ång b»ng B¾c Bé - nh÷ng thµnh tùu
vµ h¹n chÕ
Thµnh tùu:
Mét sè lÔ héi ®· ®-îc tæ chøc tèt, ®¹t hiÖu qu¶ gi¸o dôc vµ thÈm mü nh-: LÔ héi Kû
niÖm 220 n¨m ChiÕn th¾ng Ngäc Håi - §èng §a víi h×nh thøc s©n khÊu ho¸ lÔ héi, kh«i
phôc nh÷ng gi¸ trÞ v¨n ho¸ ®éc ®¸o, ®Æc s¾c vµ cã nhiÒu cè g¾ng trong viÖc tæ chøc
dÞch vô. Nh÷ng néi dung v¨n ho¸ míi ®· ®-îc ®-a vµo lÔ héi nh- tæ chøc TÕt trång c©y
(hoÆc lÔ trång c©y), giíi thiÖu ng-êi ®Ñp ®Þa ph-¬ng, Héi tr¹i thanh niªn, LÔ d©ng
h-¬ng vµ b¸o c«ng t¹i c¸c di tÝch thê c¸c l·nh tô c¸ch m¹ng vµ anh hïng d©n téc, giao l-u
v¨n nghÖ vµ tiÕng h¸t c¸c lµng v¨n ho¸, tæ chøc lµng vui ch¬i lµng ca h¸t.
T¹i Hµ Néi, H¶i D-¬ng vµ B¾c Ninh, c¸c lÔ héi t«n gi¸o ®-îc tæ chøc ®¶m b¶o
®óng chÝnh s¸ch , cã sù phèi hîp gi÷a MÆt trËn Tæ quèc vµ c¸c chøc s¾c T«n gi¸o ®Ó
qu¶n lý. Võa qua, ë Thµnh phè Hµ Néi, mét sè lÔ héi du nhËp tõ n-íc ngoµi vµo ViÖt
Nam do ng-êi n-íc ngoµi ®ang häc tËp, c«ng t¸c, sinh sèng t¹i ViÖt Nam tæ chøc ®· xin
cÊp phÐp b»ng v¨n b¶n nh- LÔ héi Hoa Anh §µo NhËt B¶n vµ thùc hiÖn tæ chøc tèt.
C¸c Së VHTT& DL cña Hµ Néi, H¶i D-¬ng, B¾c Ninh ®· h-íng dÉn thùc hiÖn Quy chÕ
tæ chøc lÔ héi cña Bé VHTT&DL cho nh÷ng ®¬n vÞ tæ chøc, trùc tiÕp theo dâi, kiÓm
tra chÆt chÏ nh÷ng néi dung ho¹t ®éng trong thêi gian diÔn ra lÔ héi. Nh÷ng lÔ héi diÔn
ra gÇn thêi ®iÓm bÇu cö Quèc héi ®· tæ chøc triÓn l·m s¸ch b¸o, dùng Pan«, ¸p phÝch,
treo khÈu hiÖu chÝnh trÞ, tr-ng bµy tranh cæ ®éng ®Ó tuyªn truyÒn.
An ninh chÝnh trÞ, trËt tù an toµn x· héi ®-îc ®¶m b¶o trong c¸c lÔ héi. C«ng t¸c
thanh tra, kiÓm tra ho¹t ®éng lÔ héi ®-îc chó träng, gãp phÇn lËp l¹i trËt tù kû c-¬ng
trong ho¹t ®éng v¨n ho¸, ®iÒu chØnh ngay thiÕu sãt ngay khi lÔ héi ®ang diÔn ra nh-
LÔ héi chïa H-¬ng (Hµ Néi). Víi quyÕt t©m cao vµ sù phèi hîp ®ång bé, tØnh Hµ T©y
(cò) ®· thu håi 42 ®iÓm x©y dùng tr¸i phÐp lµm biÕn d¹ng khu di tÝch H-¬ng S¬n, lîi
dông t«n gi¸o, tÝn ng-ìng kiÕm lêi. C¸c ®Þa ph-¬ng cã quy ®Þnh vÒ sinh ho¹t tÝn
ng-ìng, t«n gi¸o, vÒ viÖc th¾p h-¬ng, ®èt vµng m·, gãp phÇn b¶o vÖ tèt c¶nh quan di
tÝch vµ n¬i thê tù.
HiÖn t-îng n©ng gi¸ tïy tiÖn ë lÔ héi ®· ®-îc kh¾c phôc b»ng biÖn ph¸p quy ho¹ch
dÞch vô, cÊp phÐp hµnh nghÒ, quy ®Þnh niªm yÕt gi¸, chÊn chØnh t×nh tr¹ng hµng qu¸n
lÊn chiÕm di tÝch. LÔ héi ®· thùc sù trë thµnh n¬i h-ëng thô vµ s¸ng t¹o v¨n ho¸ cña nh©n
d©n ë nhiÒu n¬i, n©ng cao ®êi sèng v¨n ho¸ ë c¬ së, t¹o Ên t-îng tèt ®Ñp ®èi víi du kh¸ch vµ
ViÖt kiÒu (®Æc biÖt lµ trong dÞp Festival). NhiÒu lÔ héi ®· trë thµnh s¶n phÈm du lÞch
®éc ®¸o, lµ ®iÓm ®Õn cña c¸c Tour du lÞch uy tÝn nh- Chïa H-¬ng, C«n S¬n - KiÕp
B¹c, Bµ Chóa Kho...
Ngµnh VH,TT&DL c¸c ®Þa ph-¬ng ®· tËp trung chØ ®¹o, h-íng dÉn nghiÖp vô,
phèi kÕt hîp ®Çu t- mét phÇn cho c¸c lÔ héi d©n gian truyÒn thèng cã quy m« lín vµ néi
dung ®Æc s¾c vµ c¸c lÔ héi lÞch sö c¸ch m¹ng. Nh÷ng hiÖn t-îng mª tÝn dÞ ®oan, l¹m
dông viÖc ®èt vµng m·, ¨n mµy ¨n xin, ®¸nh b¹c, l-u hµnh v¨n ho¸ phÈm xÊu ®éc h¹i…
®· gi¶m nhiÒu so víi nh÷ng n¨m tr-íc ®©y.
C«ng t¸c qu¶n lý vµ tæ chøc lÔ héi ®· ®i vµo nÒn nÕp, cã nhiÒu chuyÓn biÕn
tÝch cùc. Ho¹t ®éng lÔ héi ®· thiÕt thùc g¾n víi c«ng t¸c x©y dùng lµng, khu phè v¨n
ho¸, gãp phÇn ®éng viªn vµ tËp hîp nh©n d©n trong phong trµo ''Toµn d©n ®oµn kÕt
x©y dùng ®êi sèng v¨n ho¸''.
Tõ n¨m 1989 ®Õn nay, qu¶n lý Nhµ n-íc vÒ lÔ héi ®-îc hÕt søc coi träng. Nhµ n-íc
®· ban hµnh nhiÒu v¨n b¶n t¹o c¬ së ph¸p lý cho tæ chøc, qu¶n lý lÔ héi. Tæng côc Du
lÞch tiÕp tôc Ch-¬ng tr×nh hµnh ®éng quèc gia vÒ du lÞch, ®Çu t- tu söa ®-êng ®Õn di
tÝch, mua s¾m trang phôc, tuyªn truyÒn vµ kh«i phôc nh÷ng trß ch¬i, trß diÔn ®éc ®¸o,
®Æc s¾c trong mét sè lÔ héi. Tæng côc C¶nh s¸t ®· cã C«ng v¨n ®Ò nghÞ C«ng an c¸c
tØnh, thµnh phè t¨ng c-êng lùc l-îng c¶nh s¸t hç trî cho viÖc ®¶m b¶o trËt tù an ninh, tËp
trung chèng trém c¾p vµ ®¶m b¶o trËt tù giao th«ng trong c¸c lÔ héi.
Thùc hiÖn Quy chÕ tæ chøc lÔ héi cña Bé VH, TT &DL, ë c¸c lÔ héi vïng, quèc gia
®Òu thµnh lËp Ban chØ ®¹o cã ®¹i diÖn l·nh ®¹o tØnh, thµnh phè lµm Tr-ëng ban. C¸c thµnh
viªn trong Ban chØ ®¹o, Ban tæ chøc lÔ héi ®Òu lµ ®¹i diÖn cña c¸c ban, ngµnh nh-
VH,TT&DL, Y tÕ, Së Tµi chÝnh, Së C«ng Th-¬ng, Së TruyÒn th«ng, C«ng an... LÔ héi ë cÊp
nµo còng do chÝnh quyÒn ®Þa ph-¬ng trùc tiÕp qu¶n lý cã sù tham m-u, phèi hîp víi ngµnh
V¨n ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch.
ViÖc tæ chøc héi nghÞ khoa häc thùc tiÔn vÒ lÔ héi ë nhiÒu ®Þa ph-¬ng ®· ®-îc
chó träng, chuÈn bÞ chu ®¸o nh- tæ chøc c¸c Héi th¶o chuyªn ®Ò, x©y dùng ®Ò ¸n tæ
chøc, x©y dùng kÞch b¶n lÔ héi, chuÈn bÞ c¬ së vËt chÊt vµ néi dung c«ng phu; ®Çu t-
n©ng cÊp c¬ së h¹ tÇng, phôc vô c¸c ho¹t ®éng lÔ héi ®-îc chó ý; c«ng t¸c thanh tra, kiÓm tra,
®«n ®èc, tæ chøc tËp huÊn nghiÖp vô vÒ thùc hiÖn nÕp sèng v¨n minh trong ho¹t ®éng lÔ
héi, qu¶n lý di s¶n v¨n hãa theo LuËt Di s¶n v¨n ho¸ vµ Quy chÕ tæ chøc lÔ héi ®-îc t¨ng c-êng.
Tõ khi ®Êt n-íc ta b-íc vµo thêi kú ®Èy m¹nh CNH, H§H, sù t¨ng nhanh vÒ nhu cÇu
vÒ h-ëng thô vµ s¸ng t¹o v¨n ho¸ cña c¸c tÇng líp nh©n d©n lµ ®iÒu kiÖn lµm thay ®æi
nhiÒu mÆt ®êi sèng v¨n ho¸ d©n téc, ®ång thêi ®ã còng lµ th¸ch thøc ®èi víi ngµnh v¨n
ho¸, ®ßi hái ph¶i ph¸t huy néi lùc cña toµn ngµnh, ®æi míi t- duy, n©ng cao n¨ng lùc qu¶n
lý nhµ n-íc, c¶i c¸ch hµnh chÝnh æn ®Þnh vµ n©ng cao hiÖu qu¶ tæ chøc lÔ héi. ViÖc
xö lý c¸c vi ph¹m trong tæ chøc lÔ héi ®· kiªn quyÕt, triÖt ®Ó h¬n trªn c¬ së phèi hîp
thèng nhÊt gi÷a trung -¬ng vµ ®Þa ph-¬ng, gi÷a c¸c c¬ quan th«ng tin ®¹i chóng víi sù
®ång t×nh cña nh©n d©n.
H¹n chÕ:
Tr-íc n¨m 1989, qu¶n lý nhµ n-íc vÒ ho¹t ®éng lÔ héi ch-a ®-îc coi träng. T×nh
tr¹ng ho¹t ®éng lÔ héi tù ph¸t, thiÕu sù qu¶n lý, chØ ®¹o cña chÝnh quyÒn vµ c¸c c¬
quan chøc n¨ng ®· diÔn ra kh¸ phæ biÕn. Mét sè lÔ héi bÞ biÕn t-íng, tuyªn truyÒn mª
tÝn dÞ ®oan, c¸c hñ tôc l¹c hËu t¸i diÔn. Tr-íc sù gia t¨ng å ¹t cña ho¹t ®éng lÔ héi, c«ng
t¸c qu¶n lý Nhµ n-íc vÉn cßn nh÷ng bÊt cËp. ChÝnh quyÒn mét sè ®Þa ph-¬ng ch-a thùc
sù thÓ hiÖn vai trß qu¶n lý, tæ chøc vµ ®iÒu hµnh lÔ héi. Sù phèi hîp cña mét sè ngµnh
liªn quan nh- C«ng an, Th-¬ng m¹i, VÖ sinh m«i tr-êng, Qu¶n lý thÞ tr-êng víi ngµnh V¨n
ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch trong viÖc qu¶n lý vµ tæ chøc lÔ héi ë nhiÒu n¬i ch-a ®ång
bé, ch-a chÆt chÏ. ChÊt th-¬ng m¹i vÉn tån t¹i vµ nÆng nÒ ë nhiÒu lÔ héi. Mét sè lÔ héi
cã xu h-íng biÕn thµnh héi chî, l¹m dông lÔ héi ®Ó tæ chøc dÞch vô, thu nh÷ng kho¶n
phÝ kh«ng hîp lý, thu dÞch vô qu¸ cao so víi quy ®Þnh, nhÊt lµ gi¸ göi c¸c lo¹i xe. ViÖc
®Êu thÇu, kho¸n thu di tÝch vµ lÔ héi ë nhiÒu n¬i ®· gãp phÇn lµm cho lÔ héi bÞ
th-¬ng m¹i ho¸. NhiÒu n¬i ch-a chó ý kh«i phôc c¸c trß ch¬i, trß diÔn d©n gian mµ chØ
chó träng tæ chøc dÞch vô v× sî tèn kÐm. Mét sè n¬i vËn ®éng quyªn gãp qu¸ søc d©n,
sinh ho¹t tÝn ng-ìng th¸i qu¸, may s¾m trang phôc tÕ lÔ cÇu kú tèn kÐm, ®èt vµng m·,
th¾p h-¬ng ë n¬i thê tù v-ît qu¸ giíi h¹n, l·ng phÝ tiÒn cña, thêi gian, « nhiÔm m«i
tr-êng...
HiÖn t-îng quan chøc, c¬ quan dïng xe c«ng, tiÒn c«ng mua s¾m lÔ vËt, xin Ên,
gi¶i h¹n, ®Õn lÔ héi trong giê hµnh chÝnh ®· g©y nªn nh÷ng ph¶n øng trong d- luËn.
ViÖc cung tiÕn c«ng ®øc cña c¸c tæ chøc, c¸ nh©n ngµy cµng nhiÒu, nh-ng vÉn bÞ sö
dông sai môc ®Ých, c«ng t¸c qu¶n lý tiÒn c«ng ®øc, cung tiÕn ch-a tèt, g©y t©m lý
thiÕu tin t-ëng trong d©n, cã n¬i ®Ó x¶y ra khiÕu kiÖn kÐo dµi (nh- ë §Òn Vµ - Hµ
T©y)
HiÖn nay, vÉn tån t¹i hiÖn t-îng lîi dông t«n gi¸o, tÝn ng-ìng ®Ó trôc lîi nh- x©y
dùng chïa gi¶, ®Òn gi¶, ®Æt hßm c«ng ®øc ngang nhiªn, ho¹t ®éng tÝn ng-ìng tr¸i phÐp.
HiÖn t-îng mª tÝn dÞ ®oan, truyÒn ®¹o tr¸i phÐp, xãc thÎ, xin x¨m, cóng b¸i, xem t-íng,
xem bãi, ®¸nh b¹c, trém c¾p, l-u hµnh v¨n ho¸ phÈm ngoµi luång ch-a ®-îc ng¨n chÆn vµ
xö lý kÞp thêi. DÞch vô lÔ héi cßn lén xén, ch-a cã quy ho¹ch vµ ch-a ®¶m b¶o vÖ sinh
m«i tr-êng vµ an toµn thùc phÈm. HiÖn t-îng ®Ó lÔ héi diÔn ra nhÕch nh¸c, néi dung
nghÌo nµn, hoÆc kÐo dµi ngµy qu¸ quy ®Þnh ch-a ®-îc kh¾c phôc. NhiÒu lÔ héi cßn
thiÕu søc sèng, ch-a hÊp dÉn, “b¾t ch-íc” nhau, gièng nhau vÒ h×nh thøc tæ chøc. C¸c
®Þa ph-¬ng ch-a chó ý kh«i phôc c¸c s¾c th¸i v¨n ho¸ riªng cña tõng lÔ héi, thËm chÝ cßn
tæ chøc lÔ héi lai c¨ng, xa l¹ víi truyÒn thèng.
V¨n ho¸ giao tiÕp trong lÔ héi ch-a tèt. VÉn x¶y ra hiÖn t-îng ®èi xö th« b¹o víi
kh¸ch, b¾t chÑt, xin tiÒn th« thiÓn. L-îng ng-êi ®Õn lÔ héi ngµy cµng lín nh-ng c¬ së
vËt chÊt vµ dÞch vô ch-a ®¸p øng ®-îc. ý thøc cña ng-êi ®Õn lÔ héi cßn h¹n chÕ trong
viÖc g×n gi÷ vÖ sinh m«i tr-êng. LÔ héi cña ®ång bµo c¸c d©n téc thiÓu sè ë nhiÒu n¬i
bÞ mai mét, ch-a cã ®iÒu kiÖn kh«i phôc hoÆc tæ chøc tù ph¸t. NhiÒu phong tôc truyÒn
thèng tèt ®Ñp trong lÔ héi bÞ quªn l·ng. Mét sè n¬i t- nh©n hoÆc ban Qu¶n trÞ chïa,
miÕu ®øng ra tæ chøc lÔ héi, thiÕu sù theo dâi vµ gi¸m s¸t cña c¬ quan qu¶n lý. Ng-êi
®Õn lÔ héi ®«ng, nh-ng chñ yÕu lµ ®i lÔ cÇu may, Ýt tham gia vµo c¸c ho¹t ®éng cña
héi. C«ng t¸c thanh tra, kiÓm tra vµ xö ph¹t hµnh chÝnh trong lÜnh vùc VHTT&DL cßn
h×nh thøc, ch-a kÞp thêi, ch-a kiªn quyÕt.
Nguyªn nh©n cña nh÷ng h¹n chÕ trong b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH lÔ héi
- ChÝnh quyÒn ë mét sè ®Þa ph-¬ng cßn bu«ng láng c«ng t¸c qu¶n lý, ch-a thùc
hiÖn nghiªm tóc Quy chÕ tæ chøc lÔ héi cña Bé V¨n ho¸ Th«ng tin.
- Sù t¸c ®éng cña kinh tÕ thÞ tr-êng lµm ph¸t sinh t- t-ëng th-¬ng m¹i ho¸ lÔ héi, coi
lÔ héi chñ yÕu lµ dÞp lµm ¨n, kiÕm tiÒn trong mét bé phËn c¸n bé vµ nh©n d©n.
- ViÖc tuyªn truyÒn thùc hiÖn nÕp sèng v¨n minh trong tæ chøc vµ sinh ho¹t lÔ héi
cßn ch-a ®-îc th-êng xuyªn, chËm tæng kÕt, rót kinh nghiÖm sau c¸c lÔ héi.
- “KÞch b¶n” vµ nghi lÔ cña mét sè lÔ héi cæ truyÒn bÞ l·ng quªn, ch-a ®Þnh h×nh
®-îc nh÷ng nghi thøc lÔ héi vÒ lÞch sö c¸ch m¹ng.
- Mét sè v¨n b¶n qu¶n lý Nhµ n-íc cã liªn quan ®Õn qu¶n lý lÔ héi, trong ®ã cã vÊn
®Ò bµi trõ mª tÝn ®Þ ®oan, xö lý vµng m· ch-a cã chÕ tµi xö lý tháa ®¸ng, khã vËn
dông trong thùc tÕ, thiÕu nh÷ng quy ®Þnh cô thÓ, g©y lóng tóng cho viÖc thùc thi c«ng
t¸c qu¶n lý ë c¸c ®Þa ph-¬ng.
- Lùc l-îng c¸n bé chuyªn tr¸ch c«ng t¸c nÕp sèng v¨n ho¸ ë c¸c ®Þa ph-¬ng cßn
thiÕu, Ýt ®-îc tËp huÊn, trang bÞ kiÕn thøc, trao ®æi kinh nghiÖm ®Ó ®¸p øng yªu cÇu
cña c«ng t¸c qu¶n lý. Tµi liÖu nghiÖp vô vµ th«ng tin vÒ lÔ héi cho c¸n bé ë c¬ së cßn
h¹n chÕ.
- Kinh phÝ tµi trî cho viÖc nghiªn cøu, s-u tÇm vµ kh¶o s¸t, x©y dùng ®Ò ¸n b¶o
tån, ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ v¨n hãa lÔ héi ch-a ®¸p øng ®-îc yªu cÇu thùc tiÔn, ®Æc biÖt lµ
®èi víi lÔ héi cña ®ång bµo c¸c d©n téc thiÓu sè.
2.3. Thực trạng bảo tồn và phát huy làng nghề cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ
Lµng nghÒ cæ truyÒn vïng ®ång b»ng B¾c Bé lµ DSVH ®éc ®¸o cña n«ng th«n
ViÖt Nam ®-îc t¹o dùng vµ l-u truyÒn qua hµng ngµn n¨m lÞch sö. S¶n phÈm cña c¸c
lµng nghÒ chøa ®ùng nhiÒu phong tôc, tËp qu¸n, tÝn ng-ìng - t«n gi¸o, mang s¾c th¸i
riªng, nÐt v¨n hãa ®éc ®¸o riªng cña mçi lµng quª vµ lµ nh©n tè t¹o nªn b¶n s¾c d©n téc.
Nghiªn cøu ho¹t ®éng b¶o tån vµ ph¸t huy mét sè nghÒ thñ c«ng chÝnh t¹i c¸c lµng
nghÒ cæ truyÒn vïng ®ång b»ng B¾c Bé thùc tiÔn ë Hµ Néi vµ H¶i D-¬ng, B¾c Ninh cã
ý nghÜa ®Æc biÖt quan träng ®èi víi sù ph¸t triÓn kinh tÕ, chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ
theo h-íng CNH, H§H x©y dùng vµ ph¸t triÓn nÒn v¨n hãa ViÖt Nam tiªn tiÕn ®Ëm ®µ
b¶n s¾c d©n téc.
Hµ Néi vµ H¶i D-¬ng, B¾c Ninh thuéc “Tæ chøc l·nh thæ ®ång b»ng B¾c Bé”,
tr-íc kia ®· næi tiÕng nh÷ng lµng nghÒ phong phó, thÓ hiÖn qua c©u thµnh ng÷ quen
thuéc: Hµ Néi 36 phè ph-êng; Bèn bÒ nh- gÊm nh- hoa / nh×n vµo quª lôa, nh×n ra kinh
k×. §Êt Trµng An l©u nay lµ trung t©m kinh tÕ - chÝnh trÞ - v¨n ho¸ - x· héi cña d©n téc
trong lÞch sö. Giê ®©y, g-¬ng mÆt ®« thÞ cña c¸c khu phè cæ cã nhiÒu thay ®æi nh-ng
vÉn lµ n¬i bu«n b¸n, kinh doanh nh÷ng mÆt hµng s¶n phÈm lµng nghÒ cæ truyÒn cò
sÇm uÊt cã nguån gèc tõ ®Êt tr¨m nghÒ xung quanh Thñ ®«, cung cÊp nhiÒu mÆt hµng
thiÕt yÕu cho Hµ Néi. Th«ng qua ho¹t ®éng giao th-¬ng gi÷a c¸c lµng nghÒ trong thÞ
tr-êng ®ång b»ng B¾c Bé, qu¸ tr×nh giao l-u v¨n ho¸ ®· diÔn ra phong phó. Trong giai
®o¹n ®Çu thêi kú ®æi míi, mét sè lµng nghÒ cæ truyÒn bÞ mai mét, nh-ng sau gÇn 20
n¨m ph¸t triÓn kinh tÕ thÞ tr-êng ®Þnh h-íng XHCN, nhiÒu lµng nghÒ cæ truyÒn ®-îc
phôc håi, b¶o tån vµ ph¸t triÓn m¹nh mÏ. Kinh tÕ c«ng nghiÖp - tiÓu c«ng nghiÖp vµ
dÞch vô lµng nghÒ ®ang chiÕm tû träng ngµy cµng t¨ng trong kinh tÕ n«ng nghiÖp, t¹o
ra mét sù chuyÓn biÕn ®¸ng kÓ trong ®êi sèng kinh tÕ ë n«ng th«n, gãp phÇn b¶o tån
nh÷ng gi¸ trÞ v¨n hãa lµng nghÒ ®ång b»ng B¾c Bé.
* Hµ Néi (vµ Hµ T©y cò)
Vèn lµ vïng ®Êt cæ, Hµ T©y gåm nhiÒu lµng, x· cã phong tôc, tËp qu¸n vµ lÒ
thãi riªng, ®-îc h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn tõ hµng tr¨m n¨m nay. Vµo thÕ kû XVIII, Hµ
T©y cã tíi 923 lµng, trong ®ã cã 702 lµng ®-îc ghi lµ x·, cßn l¹i ®-îc ghi lµ th«n (179
®¬n vÞ), ph-êng (15 ®¬n vÞ), s¸ch lµ c¸c lµng ë miÒn nói (9 ®¬n vÞ), ch©u lµ c¸c lµng
vïng b·i s«ng (7 ®¬n vÞ), tr¹i lµ c¸c lµng míi thµnh lËp (4 ®¬n vÞ), trang còng lµ c¸c
lµng míi thµnh lËp gÇn gièng nh- tr¹i - khai khÈn nh÷ng vïng ®Êt míi ven s«ng (3 ®¬n
vÞ), së lµ c¸c lµng ë ven s«ng - th-êng lµ c¸c tô ®iÓm d©n c- ë bÕn ®ß (2 ®¬n vÞ), phè
lµ lµng lµm nghÒ (1 ®¬n vÞ) vµ gi¸p - vèn lµ ®¬n vÞ c- d©n thuéc x·, song do sè d©n
®«ng dÇn lªn vµ trë thµnh ®¬n vÞ ®éc lËp trùc thuéc tæng (1 ®¬n vÞ). Còng nh- ë
nhiÒu n¬i kh¸c, lµng x· ë Hµ T©y còng lu«n ë trong qu¸ tr×nh vËn ®éng vµ ph¸t triÓn.
N¨m 2004, Hµ T©y cã 323 x·, ph-êng vµ thÞ trÊn, trong ®ã cã 1939 lµng, th«n (®Çu thÕ
kû XIX cã 923 lµng, th«n). Tr¶i qua thêi gian, mçi lµng quª trªn ®Þa bµn tØnh Hµ T©y
®· t¹o dùng cho m×nh nh÷ng phong tôc, tËp qu¸n riªng biÖt. Nh÷ng gi¸ trÞ v¨n ho¸ ®Æc
s¾c Êy chÝnh lµ sù tµi hoa cña ng-êi d©n ë Hµ T©y trªn hai ph-¬ng diÖn: lµng nghÒ vµ
lµng v¨n.
Hµ T©y lµ vïng ®Êt tr¨m nghÒ, trong ®ã næi tiÕng nhÊt lµ nghÒ trång d©u nu«i
t»m, kÐo t¬, dÖt lôa, nh÷ng nghÒ nµy cã ë nhiÒu n¬i trong tØnh. Tõ nói Ba V× (x· Cæ
§«) ®Õn nh÷ng lµng ë ven s«ng §¸y, s«ng NhuÖ thuéc c¸c huyÖn §an Ph-îng, Quèc Oai,
Hoµi §øc, Mü §øc, Th-êng TÝn, Phó Xuyªn, øng Hoµ, §an Ph-îng, Ch-¬ng Mü, Thanh
Oai, Hoµi §øc... cã v« vµn nghÒ cæ truyÒn ®éc ®¸o. Trong lÞch sö khoa b¶ng, tõ khi nhµ
Lý më khoa thi ®Çu tiªn n¨m 1076 cho ®Õn kho¸ thi cuèi cïng ë TriÒu NguyÔn, c¶ n-íc
cã 2898 vÞ tiÕn sÜ, th× riªng Hµ T©y cã tíi 338 vÞ. C¸c vÞ tiÕn sÜ nµy lµ c«ng d©n cña
116 lµng trong tØnh. NhiÒu vÞ ch¼ng nh÷ng ®-îc kh¾c tªn vµo bia ®¸, l-u danh sö s¸ch
mµ cßn ®-îc nh©n d©n truyÒn tông t«n vinh lµ c¸c bËc danh nh©n nh- NguyÔn Phi
Khanh, NguyÔn Tr·i, Ng« SÜ Liªn, Ng« Th× NhËm, Phïng Kh¾c Khoan, NguyÔn S-
M¹nh, NguyÔn B¸ L©n, NguyÔn Trùc, §Æng HuÊn, §Æng §×nh T-ëng, §Æng TiÕn §«ng,
Phan Huy Ých, Phan Huy Chó, NguyÔn Th-îng HiÒn, NguyÔn Th-îng Phiªn, Vò Ph¹m
Hµm, T¶n §µ - NguyÔn Kh¾c HiÕu... Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña lµng, x·
gi÷ mét vai trß quan träng trong viÖc t¹o dùng, båi ®¾p nªn truyÒn thèng v¨n hiÕn n¬i
®©y. Nh÷ng lµng nghÒ, lµng v¨n cña Hµ T©y kh«ng chØ t¹o nªn mét truyÒn thèng ngµn
n¨m v¨n hiÕn cña riªng m×nh, mµ cßn t¹o ®-îc vai trß quan träng trong sù h×nh thµnh vµ
ph¸t triÓn cña v¨n ho¸ Th¨ng Long vµ v¨n hãa ®ång b»ng B¾c Bé.
Sù ph¸t triÓn lµng nghÒ ®· gãp phÇn lµm nªn mét phÇn quan träng cña truyÒn
thèng ngµn n¨m v¨n hiÕn. Do biÕt tËn dông vµ khai th¸c lîi thÕ cña vïng ®Êt ®-îc båi
®¾p phï sa mµu mì cña nh÷ng con s«ng lín nªn ng-êi d©n Hµ T©y kh«ng chØ giái nghÒ
n«ng mµ cßn rÊt tinh th«ng trong viÖc chÕ t¸c ra nh÷ng s¶n phÈm thñ c«ng mü nghÖ,
võa ®Ó ®¸p øng nhu cÇu ®êi sèng quª h-¬ng, võa t¹o ra nh÷ng s¶n phÈm hµng ho¸ ®Ó
cung cÊp cho nhu cÇu tiªu dïng cña ®«ng ®¶o c- d©n thµnh thÞ.
NghÒ trång d©u nu«i t»m, kÐo t¬, dÖt lôa ë Hµ T©y ra ®êi rÊt sím. Theo truyÒn
thuyÕt, nghÒ nµy xuÊt hiÖn tõ thêi Hïng V-¬ng ë mét sè lµng ven s«ng Hång, s«ng §¸y,
s«ng NhuÖ, s«ng T« LÞch (Tôc truyÒn lµ do Ngäc Hoa c«ng chóa - con g¸i vua Hïng
V-¬ng thø 18 truyÒn d¹y). Lµng Cæ §« - La PhÈm ë Ba V× lµ n¬i cã nghÒ trång d©u
ch¨n t»m kÐo t¬ dÖt lôa sím nhÊt. NhiÒu lµng ven s«ng §¸y thuéc c¸c huyÖn øng Hoµ,
Mü §øc, §an Ph-îng, quËn Hµ §«ng còng rÊt næi tiÕng vÒ nghÒ nµy nh- c¸c lµng Hoµ X¸
(øng Hoµ), §èc TÝn, Trinh TiÕt, Hµ X¸, Phï L-u TÕ, Phïng X¸ (Mü §øc), V¹n Phóc, La
Khª (Hµ §«ng) vµ c¸c lµng La ë Hoµi §øc. C¸c lµng La Khª, La C¶, V¹n Phóc cßn dÖt
®-îc the, gÊm, ®o¹n. Nh÷ng s¶n phÈm nµy ngµy cµng tinh x¶o vµ cã mÆt ë nhiÒu thÞ
tr-êng trong vµ ngoµi n-íc. NhiÒu cöa hµng trªn c¸c phè Hµng Ngang, Hµng §µo x-a nay
®Òu b¸n rÊt nhiÒu s¶n phÈm thñ c«ng, mü nghÖ cña c¸c lµng nghÒ ë Hµ T©y, ®Æc
biÖt lµ s¶n phÈm lôa, the, gÊm c¸c lo¹i.
Cïng víi nghÒ trång d©u, ch¨n t»m -¬m t¬ dÖt lôa, Hµ T©y cßn cã nhiÒu lµng
nghÒ víi nh÷ng s¶n phÈm næi tiÕng, nh- huyÖn Th-êng TÝn - vïng quª ®-îc mÖnh danh
lµ ®Êt tr¨m nghÒ tõ rÊt sím. Th-êng TÝn cßn nhiÒu lµng nghÒ næi tiÕng kh¸c, nh- lµng
nghÒ kh¶m trai - s¬n mµi B×nh Väng, lµng thªu QuÊt §éng, lµng nghÒ m©y tre ®an Phó
Vinh, lµng lµm nghÒ b¸nh dµy Qu¸n G¸nh (x· Duyªn Th¸i) lµng nghÒ ch¹m kh¶m - nh©n
hiÒn, lµng nghÒ méc V¹n §iÓm. Phó Xuyªn lµ ®Þa ph-¬ng cã nhiÒu lµng nghÒ næi
tiÕng nh- nghÒ S¬n Mµi - ch¹m - kh¶m ë lµng Chu«n Ngä, lµng nghÒ lµm cá tÕ ë Phó
Tóc... T¹i c¸c huyÖn Thanh Oai, Quèc Oai, Mü §øc, Hoµi §øc ®Òu cã nh÷ng lµng nghÒ
®éc ®¸o nh- lµm Bón ë lµng BÆt (x· Liªn B¹t - øng Hoµ), nghÒ lµm nãn ë lµng Chu«ng ,
nghÒ lµm qu¹t giÊy ë D©n Hoµ, nghÒ lµm giß ch¶ ¦íc LÔ, nghÒ lµm t-¬ng ë lµng Cù §µ
(Thanh Oai), nghÒ rÌn §a SÜ (KiÕn H-ng - Hµ §«ng)...
HÇu nh- s¶n phÈm cña c¸c lµng nghÒ truyÒn thèng ë Hµ T©y ®Òu cã mÆt ë 36
phè ph-êng Hµ Néi. Tuy nhiªn, trong nh÷ng n¨m chiÕn tranh vµ thêi kú bao cÊp, c¸c lµng
nghÒ vµ nghÒ thñ c«ng còng gÆp kh«ng Ýt khã kh¨n vµ còng cã mét sè nghÒ chuyªn
lµm ra nh÷ng s¶n phÈm mµ ®Õn nay kh«ng ®¸p øng ®-îc nhu cÇu cña thÞ tr-êng vµ khã
kh¨n vÒ khai th¸c nguyªn liÖu ®· kh«ng cßn tån t¹i nh-: NghÒ lµm ¸o t¬i l¸ ë V¨n Trai
(V¨n Phó, Th-êng TÝn), ë Tri ChØ vµ Trung LËp (Tri Trung, Phó Xuyªn); lµm thïng g¸nh
n-íc ghÐp b»ng tre nøa quÐt phñ s¬n ta ë V¨n Gi¸p; lµm bót l«ng ë B¹ch Liªn (Liªn
Ph-¬ng, Th-êng TÝn); dÖt ë §èc TÝn (Mü §øc); lµm giÊy ë An Cèc (Hång Minh, Phó
Xuyªn)...
Tõ khi Nhµ n-íc ta thùc hiÖn chÝnh s¸ch ®æi míi, më cöa, nh÷ng nguån lîi thñ
c«ng vµ c¸c lµng nghÒ Hµ T©y l¹i nhanh chãng kh«i phôc vµ ph¸t triÓn. C¸c ngµnh nghÒ
thñ c«ng truyÒn thèng ®· ®-îc ®Çu t- ph¸t triÓn m¹nh mÏ. S¶n phÈm thñ c«ng, mü nghÖ
vµ kÓ c¶ hµng n«ng s¶n thùc phÈm cña c¸c lµng nghÒ Hµ T©y ®· nhanh chãng t×m l¹i
vµ kh¼ng ®Þnh chç døng cña m×nh trªn th-¬ng tr-êng. Chñ tr-¬ng kh«i phôc vµ ph¸t
triÓn - nhÊt lµ c¸c nghÒ dÖt, thªu ren, s¬n mµi, ch¹m kh¶m, ®iªu kh¾c, ®å méc, m©y- tre
- giang ®an, lµm cá tÕ, lµm h-¬ng ... cña TØnh uû vµ UBND tØnh Hµ T©y ®· lµm sè
l-îng lµng nghÒ vµ viÖc nh©n lµng nghÒ ë c¸c ®Þa ph-¬ng trong tØnh t¨ng lªn nhanh
chãng. Hµng chôc v¹n lao ®éng n«ng nghiÖp ®· cã viÖc lµm æn ®Þnh vµ t¨ng thu nhËp.
Trong tæng sè 1460 th«n (lµng) cña tØnh th× cã tíi 900 lµng cã nghÒ vµ lµng nghÒ ®-îc
kh«i phôc, ph¸t triÓn. N¨m 1996 cã 88 lµng ®-îc c«ng nhËn lµ lµng nghÒ, ®Õn n¨m 1998
sè lµng ®-îc c«ng nhËn lµ lµng nghÒ ®· lµ 106 lµng, víi tæng sè hé lµm nghÒ lµ 66.834
hé, t¨ng 29,6% so víi n¨m 1996. Gi¸ trÞ tæng s¶n l-îng s¶n xuÊt cña lµng nghÒ ®· t¨ng tõ
716.284 triÖu ®ång (1996) lªn 978.958 triÖu ®ång n¨m 1998. B×nh qu©n 1 lµng nghÒ
lµm ra mét gi¸ trÞ s¶n l-îng ®¹t 9.207,150 triÖu ®ång/n¨m, t-¬ng øng víi mçi hé lµ 14,602
triÖu ®ång. §Õn n¨m 2000 sè l-îng lµng cã nghÒ trong toµn tØnh ®· lµ 972 lµng, con sè
nµy ®Õn n¨m 2005 lµ 1168 lµng (chiÕm 80% tæng sè lµng trong toµn tØnh). Hµ T©y lµ
tØnh ®øng ®Çu vÒ sè l-îng lµng nghÒ. Trong ®ã bao gåm 49 lµng nghÒ m©y tre giang
®an 33 lµng nghÒ chÕ biÕn n«ng s¶n thùc phÈm, 25 lµng nghÒ thªu rÌn, 21 lµng nghÒ
®an nãn mò l¸, 18 lµng nghÒ dÖt, 17 lµng nghÒ s¬n mµi, kh¶m trai, ®iªu kh¾c, 12 lµng
nghÒ ®å gç, 12 lµng nghÒ c¬ khÝ rÌn, 12 lµng nghÒ t¨m mµnh, 10 lµng nghÒ ®an cá
tÕ, 7 lµng nghÒ may mÆc, 4 lµng nghÒ ®an cãt, 4 lµng nghÒ da giÇy, kh©u bãng vµ 1
lµng nghÒ nghiÕp ¶nh. Nh÷ng huyÖn ph¸t triÓn nhiÒu lµng nghÒ nhÊt lµ Thanh Oai,
Th-êng TÝn, Phó Xuyªn, Ch-¬ng Mü, øng Hoµ, Hoµi §øc, chØ riªng thÞ x· S¬n T©y lµ
kh«ng cã lµng nghÒ ®-îc c«ng nhËn (do kh«ng ®ñ tiªu chuÈn). Sè hé tham gia s¶n xuÊt
ngµnh nghÒ tõ 97.000 hé n¨m 2000 ®· t¨ng lªn 154.000 hé vµo n¨m 2005, møc t¨ng b×nh
qu©n 5 n¨m qua lµ 9,1% /n¨m vµ chiÕm 26% tæng sè hé toµn tØnh. Mét sè huyÖn, thÞ x·
cã tû lÖ hé tham gia s¶n xuÊt ngµnh nghÒ cao lµ : Th-êng TÝn 29%, Hµ §«ng 32%, Quèc
Oai 30%, §an Ph-îng 27%, Ch-¬ng Mü 29%, Thanh Oai 31%, Th¹ch ThÊt 30%, Hoµi §øc
31%. Møc ®é thu hót lao ®éng toµn tØnh trong c¸c ngµnh nghÒ c«ng nghiÖp vµ thñ
c«ng nghiÖp lµ h¬n 400.000 ng-êi, tû lÖ t¨ng b×nh qu©n cña 5 n¨m lµ 12,7%/n¨m vµ
chiÕm 27,3% tæng sè lao ®éng toµn tØnh. B×nh qu©n trªn ®Þa bµn toµn tØnh cã tõ 1
®Õn 1,5 v¹n ng-êi chuyÓn tõ s¶n xuÊt n«ng nghiÖp sang lµm nghÒ hoÆc cã nghÒ thñ
c«ng trong thêi kú gèi vô, chÝnh nh÷ng yÕu tè nµy ®· gãp phÇn lµm t¨ng lªn kh«ng
ngõng gi¸ trÞ s¶n xuÊt ngµnh nghÒ. N¨m 2000 ®¹t 1.682,5 tû ®ång, n¨m 2001 ®¹t
2.102,3 tû ®ång, n¨m 2002 t¨ng 29%, n¨m 2003 t¨ng 8,7%, n¨m 2004 t¨ng 20% vµ 2005
®¹t gÇn 4500 tû ®ång t¨ng gÇn 27% so víi n¨m 2004, ®¹t møc t¨ng b×nh qu©n 5 n¨m
(2000-2005) lµ 21,7% chiÕn 50,5 so víi gi¸ trÞ s¶n xuÊt c«ng nghiÖp toµn tØnh, trong ®ã
mét sè huyÖn, thÞ x· cã ngµnh nghÒ vµ lµng nghÒ ph¸t triÓn víi nhÞp ®é t¨ng tr-ëng
b×nh qu©n cao vÒ gi¸ trÞ s¶n xuÊt nh- Th¹ch ThÊt 33,2%, Hµ §«ng 30,3%, §an Ph-îng
25,1%, Quèc Oai 23,1%, Phó Xuyªn 23,3%, Th-êng TÝn 19,9%, Ch-¬ng Mü 16,1%, Hoµi
§øc 18,8%. Gi¸ trÞ hµng xuÊt khÈu ë khu vùc lµng nghÒ n¨m 2000 ®¹t 213,6 tû ®ång,
n¨m 2001 ®¹t 259,1 tû ®ång, t¨ng 21,3%, n¨m 2002 t¨ng 29,3%, n¨m 2003 t¨ng 22,1%,
n¨m 2004 t¨ng 18,1% vµ ®Õn n¨m 2005 ®¹t xÊp xØ 600 tû ®ång t¨ng h¬n 24% so víi n¨m
2004, møc t¨ng b×nh qu©n cña 5 n¨m lµ 23%, chiÕm 13,3% tæng gi¸ trÞ ngµnh nghÒ.
Cïng víi c«ng nghiÖp quèc doanh, c«ng nghiÖp ®Çu t- n-íc ngoµi vµ doanh nghiÖp
ngoµi Nhµ n-íc vµ ngµnh nghÒ gãp phÇn chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ cña tØnh trong
GDP - c«ng nghiÖp - x©y dùng n¨m 2000 chiÕm 32,4% n¨m 2001 lµ 33,9%, n¨m 2002
®¹t 34,6%, n¨m 2003 ®¹t 36,6%, n¨m 2004 lµ 37,1% vµ n¨m 2005 ®¹t 37%. MÆt kh¸c
chÝnh viÖc ph¸t triÓn ngµnh nghÒ thñ c«ng vµ lµng nghÒ ®· gãp phÇn quan träng
trong viÖc gi¶i quyÕt viÖc lµm, n©ng cao møc thu nhËp, chuyÓn ®æi c¬ cÊu lao
®éng ë khu vùc n«ng th«n, xo¸ ®ãi, gi¶m nghÌo. Tû lÖ lao ®éng c«ng nghiÖp - Thñ
c«ng nghiÖp tõ 20% (n¨m 2001) ®· t¨ng lªn møc 27,3% (n¨m 2005), møc thu nhËp
chung t¨ng 47,2% so víi n¨m 2001. Trong ®ã n«ng nghiÖp t¨ng 35%, ngµnh nghÒ t¨ng
65%, dÞch vô t¨ng 47%, ®ång thêi gi¶m ®-îc sè hé nghÌo trong tØnh tõ 8,9% n¨m 2001
xuèng cßn 4,17% n¨m 2001.
* Sè liÖu thèng kª vÒ lµng nghÒ cô thÓ ë c¸c huyÖn, thÞ x·:
- QuËn Hµ §«ng (5 lµng): DÖt lôa t¬ t»m (V¹n Phóc), rÌn §a Sü (KiÕn H-ng), dÖt v¶i
th«n La D-¬ng (D-¬ng Néi), dÖt in hoa La Néi, û La (D-¬ng Néi).
- HuyÖn Ba V× (16 lµng) : ChÕ biÕn t¬ t»m L-¬ng Phó (ThuÇn Mü); chÕ biÕn
tinh bét s¾n Minh Hång (Minh Quang); chÕ biÕn chÌ bóp kh« Bïi Th«ng, §« Trµm, Tr¹i
Khoai, Cao L·m, §ång Ch»m, §ång Dµi, Trung S¬n, th«n §åi, Trung H¹, Chu Minh, Bïi
Th«ng (Ba Tr¹i); lµm nãn LiÔu Ch©u, Phong Ch©u, Phó Xuyªn (Phó Ch©u); dÖt lôa Cæ
§«, An Bang (T©n LËp) “Lôa nµy lµ lôa Cæ §« - ChÝnh t«ng lôa cèng c¸c c« -a dïng”.
- HuyÖn Ch-¬ng Mü (24 lµng): nghÒ m©y tre giang ®an §åi Ba, §«ng Cùu, Yªn
KiÖn, §an Th«n, §an Th«n §åi 1, Lòng VÞ, §åi 2 (§«ng Ph-¬ng Yªn), Khª Than, Phó Vinh,
Quan Ch©m, NghÜa H¶o, §ång Tr÷, Phó H÷u I (Phó NghÜa), Lam §iÒn (Lam §iÒn),
Phï Yªn (Tr-êng Yªn), §«ng Cùu (§«ng S¬n), Yªn Tr-êng (Tr-êng Yªn), Trung Cao (Trung
Hoµ), Th¸i Hoµ (Hîp ®ång), H¹ Dôc (§«ng Phó), Tiªn L÷ (Tiªn Ph-¬ng); nãn mò l¸ th«ng
V¨n La (V¨n Vâ); thªu th«n Yªn Cèc (Hång Phong); méc - ®iªu kh¾c Phô ChÝnh (Hoµ
ChÝnh).
- HuyÖn §an Ph-îng (5 lµng): chÕ biÕn l©m s¶n th«n H¹, th«n Trung (Liªn Trung);
®å méc Th-îng Th«n (Liªn Hµ); chÕ biÕn l-¬ng thùc - thùc phÈm Th¸p Th-îng (Song
Ph-îng), Trung §Ých (H¹ Mç).
- HuyÖn Hoµi §øc (11 lµng): NghÒ ¶nh Lai X¸ (Kim Chung, Hoµi §øc); dÖt kim-
b¸nh kÑo La Phï (La Phï); bón b¸nh Cao X¸ H¹ (§øc Giang); chÕ biÕn n«ng s¶n C¸t QuÕ,
D-¬ng LiÔu (D-¬ng LiÔu), Minh Khai (Minh Khai); xay s¸t l-¬ng thùc L-u X¸ (§øc
Giang); ®iªu kh¾c s¬n mü nghÖ S¬n §ång (S¬n §ång); the dÖt v¶i lµng La, Mç, Canh
“B¶y lµng La, ba lµng Mç”, “The La, lôa V¹n, v¶i Canh - Nhanh tay ®i b¸n, ai sµnh th×
mua”, “Mç, La, Canh, Cãt - Tø ®¹i danh h-¬ng”.
- HuyÖn Mü §øc (8 lµng): dÖt Phïng X¸ (Phïng X¸); thªu Th«n Néi, Th«n Tr×
(Th-îng L©m); m©y tre ®an, thªu ren th«n Trª (Tuy Lai); m©y tre giang ®an xuÊt khÈu
§«ng Mü (An TiÕn); t»m tang Bèi Lang, Trinh TiÕt, Sªu (§¹i H-ng).
- HuyÖn Phó Xuyªn (33 lµng): may mÆc Tõ ThuËn, th«n Chung (V©n Tõ), Th-îng
Yªn (Phó Yªn), Mü V¨n (Chuyªn Mü); cµo b«ng- dÖt mµn V¨n Héi, Phó §«i (§¹i Th¾ng);
cµo b«ng- b«ng len- Tß he Xu©n La (Ph-îng Dùc); giÇy da GiÏ H¹, GiÏ Th-îng (Phó Yªn);
®an vâng-t¬ l-íi Thao Néi, Thao Ngo¹i (S¬n Hµ); t¬ l-íi - dÖt ch· Ngäc L©u, Tri LÔ
(Quang Trung); bón b¸nh ®a Hoµ Khª H¹ (B¹ch H¹); chÕ biÕn l-¬ng thùc thùc phÈm T©n
§é (Hång Minh); giÊy An Cèc, Phï BËt (Hång Minh); s¬n mµi Bèi Khª (Chuyªn Mü);
kh¶m Trai Chu«n Ngä, Chu«n H¹, Chu«n Trung, Chu«n Th-îng, §ång Vinh (Chuyªn Mü);
méc d©n dông §¹i NghiÖp (T©n D©n), Chanh Th«n, V¨n Minh (V¨n Nh©n); cá tÕ L-u
Th-îng, §-êng La, L-u §«ng, Hoµng X¸, L-u X¸, Phó Tóc, T- S¶n, Tr×nh Viªn (Phó Tóc);
guét tÕ-¸o t¬i l¸ Trung LËp, Tri ChØ (Tri Trung); thªu §¹i §ång (thÞ trÊn Phó Xuyªn); c¬
khÝ - dÞch vô Phó Gia, Phó ThÞnh (thÞ trÊn Phó Minh); kh¶m trai øng Cö (V©n Tõ); dÖt
l-íi ch· An Mü (§¹i Th¾ng); nhuém v¶i Néi Hîp (Nam Phong).
- HuyÖn Phóc Thä (5 lµng): dÖt th¶m th«n §«ng (Phông Th-îng); may Th-îng
HiÖp (Tam HiÖp); chÕ biÕn n«ng s¶n thùc phÈm H¹ HiÖp, HiÕu HiÖp (Liªn HiÖp),
Linh ChiÓu (Sen ChiÓu).
- HuyÖn Quèc Oai (6 lµng): chÕ biÕn n«ng s¶n thùc phÈm T©n Hoµ (T©n Hoµ);
cãt nan ThÕ Trô (NghÜa H-¬ng), Tr¹i Ro (TuyÕt NghÜa), V¨n Quang (NghÜa H-¬ng);
m©y tre giang ®an Th«ng §¹t, §¹i Phó (LiÖp TuyÕt).
- HuyÖn Th¹ch ThÊt (9 lµng): b¸nh chÌ lam Th«n Th¹ch (Th¹ch X¸); méc Chµng
S¬n (Chµng S¬n); ®å méc- may H÷u B»ng (H÷u B»ng); m©y tre giang ®an B×nh X¸,
Phó Hoµ, Th¸i Hoµ (B×nh Phó); c¬ kim khÝ n«ng cô Phïng X¸ (Phïng X¸); méc x©y
dùng DÞ NËu, Canh NËu (DÞ NËu); rèi n-íc, rèi c¹n
- HuyÖn Thanh Oai (44 lµng): bón kü thuËt, bón kh« x· BÝch Hoµ; ®iªu kh¾c D-
Dô (Thanh Thuú); s¬n t¹c t-îng Vò L¨ng (D©n Hoµ); chÕ biÕn l©m s¶n - lµm qu¹t Canh
Ho¹ch (D©n Hoµ); nãn l¸ lµng Chu«ng, Liªn T©n, M· KiÒu, Quang Trung, T©n D©n,
T©y S¬n, T©n TiÕn (Ph-¬ng Trung), ThÞ Nguyªn, Mäc X¸, Cao X¸ (Cao D-¬ng), §«n
Th- (Kim Th-), §éng Gi¶ (§ç §éng); mò - nãn l¸ Tri LÔ (T©n -íc); chÎ t¨m h-¬ng Ba D-,
Ph-¬ng NhÞ (Hång D-¬ng), Ng« §ång, T¶o D-¬ng, M¹nh Kú, Ngäc §×nh (Hång D-¬ng);
kim khÝ Dô TiÒn, Gia VÜnh, Rïa H¹, Rïa Th-îng, Tõ Am (Thanh Thuú); kh©u bãng da Lª
D-¬ng, V¨n Khª (Tam H-ng); giß ch¶ -íc LÔ (T©n -íc), Hoµng Trung (Hång D-¬ng); mò,
nãn l¸ QuÕ S¬n (T©n -íc); may c«ng nghiÖp- may d©n dông Th-îng (BÝch Hoµ); ren
xuÊt khÈu th«n Trªn, th«n Gi÷a (BÝch Hoµ); m©y tre ®an xuÊt khÈu th«n Mïi (BÝch
Hoµ); lµm T-¬ng-miÕn Cù §µ (Cù Khª); dÖt v¶i- dÖt kh¨n- dÖt len Thanh Thµn (Thanh
Cao); thªu MËt Th-îng (Thanh Cao); méc truyÒn thèng ¸ng Phao (Cao D-¬ng); nãn-vâng
truyÒn thèng Tr-êng Xu©n (Xu©n D-¬ng).
- HuyÖn Th-êng TÝn (38 lµng): dÖt ®òi t¬ t»m Cèng Xuyªn (Nghiªm Xuyªn); thªu
QuÊt §éng (QuÊt §éng), B×nh L¨ng, §µo X¸, H-íng D-¬ng, Kho¸ Néi, Ph-¬ng Cï (Th¾ng
Lîi), Cæ ChÊt (Dòng TiÕn), Tõ V¨n (Lª Lîi), §×nh Tæ (NguyÔn Tr·i), §«ng Cøu (Dòng
TiÕn); b«ng len Tr¸t CÇu (TiÒn Phong); s¬n mµi H¹ Th¸i (Duyªn Th¸i); ®iªu kh¾c Nh©n
HiÒn (HiÒn Giang), Th-îng Cung (Tiªn Phong); tiÖn gç NhÞ Khª (NhÞ Khª); méc d©n
dông §Þnh Qu¸n (Tiªn Phong); ®å gç mü nghÖ cao cÊp V¹n §iÓm, §Æng X¸ (V¹n §iÓm);
tre ®an B»ng Së, §¹i Lé, X©m D-¬ng I+II+III (Ninh Së); kim khÝ LiÔu Néi (Kh¸nh H¹);
thªu- may Xãm BÕn (NguyÔn Tr·i); s¬n mµi Duyªn Tr-êng (Duyªn Th¸i); thªn-ren B×
H-íng, §« Quan, Nguyªn B×, §øc Tr¹ch, QuÊt L©m, QuÊt TØnh, L-u X¸ (QuÊt §éng);
d¸nh dÇy Th-îng §×nh (NhÞ Khª); tiÖn Trung Th«n (NhÞ Khª); lµm l-îc sõng Thuþ øng
(Hoµ B×nh).
- HuyÖn øng Hoµ (17 lµng): dÖt Hoµ X¸ (Hoµ X¸); tre giang ®an §«ng Vò, Hoa
§-êng (Tr-êng ThÞnh); tren ®an th«n Hoµng D-¬ng (S¬n C«ng); t¨m h-¬ng Phó L-¬ng
Th-îng (Qu¶ng Phó CÇu); h-¬ng ®en th«n X¸ CÇu (Qu¶ng Phó CÇu); chÎ t¨m h-¬ng th«n
Phó L-¬ng H¹, Qu¶ng Nguyªn, CÇu BÇu, §¹o Tó (Qu¶ng Phó CÇu); b«ng v¶i sîi th«n
Trung Th-îng (§¹i Hïng); ®an guét tÕ th«n PhÝ Tr¹ch (Ph-¬ng Tó); lµm bón BÆt Chïa,
BÆt Trung, BÆt Ngâ (Liªn B¹t); may ¸o dµi truyÒn thèng Tr¹ch X¸ (Hoµ L©m); rÌn
truyÒn thèng th«n Vò Ngo¹n (Liªn B¹t).
- Sè l-îng nghÒ vµ lµng nghÒ ®-îc më réng vµ t¨ng lªn theo tõng giai ®o¹n. Nªn
vµo thêi ®iÓm n¨m 1996, trong tæng sè1460 lµng (th«n) cña tØnh cã tíi 900 lµng cã nghÒ
vµ 88 lµng trong sè ®ã ®-îc c«ng nhËn lµ lµng nghÒ . §Õn n¨m 2000 sè lµng cã nghÒ
trong tØnh ®· t¨ng lªn con sè 972 lµng (t¨ng 72 lµng sau 4 n¨m) vµ sè lµng ®-îc c«ng
nhËn lµ lµng nghÒ ®· 120 lµng vµ ®Õn n¨m 2008 toµn tØnh cã 1170 lµng cã nghÒ vµ sè
lµng ®ñ tiªu chuÈn ®-îc c«ng nhËn lµ lµng nghÒ gåm 240 lµng. §Ó ®¶m b¶o cho sù ph¸t
triÓn m¹nh mÏ cña lµng nghÒ ®-îc ®óng h-íng, ®¸p øng ®-îc nh÷ng nhu cÇu ngµy cµng
cao cña ng-êi tiªu dïng ë c¶ thÞ tr-êng trong vµ ngoµi n-íc.
- Nh÷ng lµng nghÒ cæ truyÒn l©u ®êi ë Hµ T©y ®-îc b¶o tån vµ ph¸t triÓn
Lµng nghÒ dÖt lôa t¬ t»m V¹n Phóc (Hµ §«ng) lµ lµng nghÒ cã lÞch sö ph¸t triÓn
tõ mÊy tr¨m n¨m nay. Do cã bÝ quyÕt riªng, lôa V¹n Phóc kh«ng gièng bÊt kú mét lo¹i s¶n
phÈm cïng lo¹i nµo. §iÓm ®Æc biÖt nhÊt cña lôa V¹n Phóc lµ ë kh©u hÊp, tÈy, se t¬
nhuém mµu vµ ho¹ tiÕt hoa v¨n. Lôa V¹n Phóc võa m-ît mµ, võa mÒm m¹i, ãng ¶, t-¬i
t¾n vµ phong phó vÒ mµ s¾c, còng nh- sù tinh x¶o trong c¸c ho¹ tiÕt trang trÝ. Do ®ã,
lôa V¹n Phóc ®· ®¸p øng ®-îc nhu cÇu tiªu dïng cña thÞ tr-êng trong vµ ngoµi n-íc. Lµng
nghÒ chÕ biÕn t¬ t»m L-¬ng Phó (ThuÇn Mü, Ba V×) lµ lµng nghÒ cæ truyÒn, bëi lÏ
nh÷ng ng-êi d©n ë ®©y ®· biÕt ®Õn viÖc trång d©u nu«i t»m -¬m t¬ kÐo kÐn tõ mÊy
tr¨m n¨m nay. S¶n phÈm t¬ t»m cña lµng ®¸p øng ®-îc yªu cÇu vÒ cung øng nguyªn liÖu
cho c¸c lµng nghÒ dÖt lôa trong vïng.
Lµng nghÒ dÖt ®òi t¬ t»m Cèng Xuyªn (Nghiªm Xuyªn, Th-êng TÝn) xuÊt hiÖn
l©u ®êi, ®¸ng l-u ý lµ n¬i ®©y tuy kh«ng cã nghÒ trång d©u nu«i t»m nh-ng l¹i rÊt giái
nghÒ dÖt ®òi. Nguyªn liÖu ®¶m b¶o cho lµng nghÒ ph¸t triÓn chÝnh lµ nguån kÐn t»m
®-îc ®-a vÒ tõ c¸c tØnh Th¸i B×nh, Hoµ B×nh, S¬n La, B¾c Ninh. C¸c hé gia ®×nh tù
®¾p lß -¬m, kÐo kÐn thµnh sîi, råi chuéi, lµ, ®ãng tÊm. §©y lµ nguyªn liÖu ®Ó dÖt
thµnh v¶i thæ cÈm t¬ t»m, ®Æc biÖt ®-îc thÞ tr-êng ch©u ©u -a dïng. C¶ lµng cã 353
hé/580 hé lµm nghÒ, gi¸ trÞ s¶n xuÊt lµm ra hµng n¨m ®¹t gÇn 4 tû ®ång (b×nh qu©n
®¹t 4,3 triÖu/ng-êi/n¨m)
Lµng nghÒ thªu QuÊt §éng, Th-êng TÝn cã tõ thÕ kû XV vµo thêi vua Lª Th¸i
T«ng, c¸ch ngµy nay gÇn 500 n¨m, «ng tæ nghÒ lµ Lª C«ng Hµnh. C¶ lµng cã 407/412 hé
gia ®×nh lµm nghÒ thªu, s¶n phÈm cña lµng thªu QuÊt §éng cùc kú tinh x¶o, ®a d¹ng
mÆc dï ®-îc s¶n xuÊt hoµn toµn b»ng ph-¬ng ph¸p thªu tay (thñ c«ng). Gi¸ trÞ s¶n xuÊt tõ
nghÒ hµng n¨m ®¹t trªn 4 tû ®ång.
Lµng nghÒ Kho¸i Néi (Th¾ng Lîi, Th-êng TÝn) cã tõ vµi tr¨m n¨m, 100% c¸c hé
gia ®×nh trong lµng ®Òu lµm nghÒ vµ sinh sèng chÝnh b»ng nguån thu nhËp tõ s¶n
phÈm thªu, do nhu cÇu cña thÞ tr-êng nghÒ thªu ë lµng ®Õn nay rÊt ph¸t triÓn, tõng n-íc
®-îc chuyªn m«n ho¸ tõng c«ng ®o¹n. Tõ s¶n xuÊt chØ mµy, tù s¸ng t¸c mÉu m·, c¸c tay
kim chuyªn nghiÖp s¶n xuÊt theo ®¬n ®Æt hµng. S¶n phÈm cã c¶ nh÷ng tÊm thªu phong
c¶nh, ch©n dung cì lín. Trong lµng cã mét bé phËn chuyªn m«n lµm c«ng viÖc ®Æt hµng
vµ thu mua s¶n phÈm, cung cÊp cho c¸c c«ng ty xuÊt khÈu ë Hµ Néi chuyÓn hµng ra thÞ
tr-êng ngoµi n-íc.
Lµng nghÒ s¬n kh¶m Chu«n Ngä (Chuyªn Mü, Phó Xuyªn) lµ lµng nghÒ næi
tiÕng tõ l©u ®êi, ®©y lµ 1 trong 5 th«n cña x· Chuyªn Mü, lµm nghÒ s¬n kh¶m. C¶ lµng
cã 180/300 hé lµm nghÒ vµ chiÕm tíi 60% tæng sè lao ®éng trong ®é tuæi. S¶n phÈm
s¬n kh¶m cña lµng ®¹t tíi ®é tinh x¶o ®-îc kh¸ch hµng Hång K«ng, §µi Loan, Lµo, Th¸i
Lan ®Æc biÖt -a chuéng. Gi¸ trÞ s¶n xuÊt tõ nghÒ chiÕm 60% tæng gi¸ trÞ s¶n xuÊt cña
lµng (kho¶ng 3,5 tû ®ång/n¨m).
Lµng nghÒ ®iªu kh¾c D- Dô (Th¹ch Hïng, Thanh Oai) hiÖn nay c¶ lµng vÉn cã
trªn 70% sè hé lµm nghÒ, hµng n¨m s¶n xuÊt ra gi¸ trÞ hµng ho¸ ®¹t trªn 6 tû ®ång, thu
nhËp h×nh qu©n tõ nghÒ ®¹t gÇn 4 triÖu ®ång/ngµy/n¨m.
Lµng nghÒ ®iªu kh¾c s¬n mü nghÖ S¬n §ång (Hoµi §øc) cã nghÒ t¹c t-îng, ®iªu kh¾c,
s¬n mµi vµ lµm ®å thê tõ hµng tr¨m n¨m nay. Ngay tõ thêi Ph¸p thuéc ®· cã nhiÒu ng-êi
thî giái trong lµng ®-îc chÝnh quyÒn b¶o hé phong danh hiÖu nghÖ nh©n. S¶n phÈm
cña lµng nghÒ S¬n §ång hiÖn cã mÆt ë kh¾p n¬i. C¶ lµng cã trªn 55% sè hé lµm nghÒ,
hµng n¨m lµm ra gi¸ trÞ s¶n xuÊt (tõ nghÒ) ®¹t trªn 12 tû ®ång.
Lµng nghÒ nãn Chu«ng (Ph-¬ng Trung, Thanh Oai) cã tíi gÇn 90% sè hé lµm
nghÒ nãn, nghÒ nãn ®· cã ë ®©y tõ hµng tr¨m n¨m nay. Ng-êi d©n ë ®©y lµm nãn
quanh n¨m. §¸ng chó ý lµ hÇu nh- 100% ng-êi d©n trong lµng ®Òu biÕt lµm nãn. Nhê cã
nghÒ lµm nãn mµ lµng Chu«ng ®-îc c¶ n-íc biÕt tiÕng. Gi¸ trÞ s¶n xuÊt hµng n¨m tõ
nghÒ lµm nãn cña lµng ®¹t gÇn 2 tû ®ång.
Hµ T©y cßn rÊt nhiÒu lµng nghÒ cæ truyÒn næi tiÕng nh- ¶nh Lai X¸ (Kim
Chung; Hoµi §øc); RÌn §a Sü (KiÕn H-ng, Hµ §«ng); giÇy da (Phó Yªn, Phó Xuyªn); t»m
tang Trinh tiÕt (§¹i H-ng, Mü §øc); kh¾c trªn kim lo¹i Chu«n Trung (Chuyªn Mü, Phó
Xuyªn); ren, ®¨ng ten CÇu §¬ (Hµ §«ng) - H¹ Mç (§an Ph-îng); in vÏ tranh d©n gian Kim
Hoµng (Hoµi §øc); l-îc sõng Thôy øng (Hßa B×nh, Th-êng TÝn)... vv.
T¹i tØnh Hµ T©y, lµng nµo ®¹t ®-îc c¸c ®iÓm sau ®©y th× ®-îc c«ng nhËn danh
hiÖu lµng nghÒ:
1. Sè hé vµ lao ®éng qui lµm nghÒ c«ng nghiÖp - tiÓu thñ c«ng nghiÖp ë lµng Ýt
nhÊt ®¹t tõ 50% trë lªn so víi tæng sè hé vµ lao ®éng cña lµng.
2. Gi¸ trÞ s¶n xuÊt vµ thu nhËp tõ c«ng nghiÖp - tiÓu thñ c«ng nghiÖp ë lµng ®¹t
trªn 50% so víi tæng gi¸ trÞ s¶n xuÊt vµ thu nhËp cña lµng trong n¨m.
3. Cã tæ chøc phï hîp víi tØnh h×nh thùc tÕ cña ®Þa ph-¬ng (héi, c©u l¹c bé, Ban
Qu¶n trÞ HTX ...) mang tÝnh tù qu¶n ®-îc ph¸p luËt thõa nhËn. Dï tæ chøc d-íi h×nh thøc
nµo còng cÇn cã ®Þa ®iÓm nhÊt ®Þnh phôc vô sinh ho¹t kinh tÕ, v¨n ho¸ x· héi liªn quan
®Õn ho¹t ®éng cña lµng nghÒ.
4. VÒ tªn lµng nghÒ: nÕu lµ lµng nghÒ cæ truyÒn cßn tån t¹i vµ ph¸t triÓn th× lÊy
nghÒ ®ã ®Æt tªn cho lµng nghÒ. NÕu lµng nghÒ cã nhiÒu nghÒ ph¸t triÓn, s¶n phÈm
nghÒ nµo næi tiÕng nhÊt th× lÊy nghÒ ®ã ®Æt tªn cho lµng nghÒ. HoÆc trong lµng cã
nhiÒu nghÒ kh«ng ph¶i lµ nghÒ truyÒn thèng hay ch-a cã s¶n phÈm nghÒ nµo næi tiÕng
th× tªn lµng sÏ c¨n cø vµo nghÒ nµo cã gi¸ trÞ s¶n xuÊt vµ thu nhËp cao nhÊt ®Ó ®Æt tªn
lµng nghÒ. Nh÷ng tiªu chÝ nµy chØ lµ nh÷ng qui ®Þnh chung nhÊt, c¬ b¶n nhÊt, khi
xÐt c«ng nhËn danh hiÖu lµng nghÒ, còng cÇn ph¶i xÐt ®Õn viÖc chÊp hµnh c¸c chñ
tr-¬ng chÝnh s¸ch cña §¶ng vµ Nhµ n-íc, còng nh- mäi qui ®Þnh hîp ph¸p cña chÝnh
quyÒn ®Þa ph-¬ng, ngoµi ra cßn ph¶i xem xÐt ®Õn møc ®é ®¶m b¶o vÖ sinh m«i
tr-êng cña ph¸t triÓn ngµnh nghÒ vµ g¾n ph¸t triÓn lµng nghÒ víi nh÷ng môc tiªu vÒ
kinh tÕ x· héi, nhÊt lµ gãp phÇn tÝch cùc vµo viÖc kh«i phôc, b¶o tån vµ ph¸t huy c¸c gi¸
trÞ v¨n ho¸ cña quª h-¬ng, thóc ®Èy phong trµo x©y dùng gia ®×nh v¨n ho¸, lµng v¨n ho¸
trong mâi lµng nghÒ.
ViÖc c«ng nhËn lµng nghÒ chØ ®-îc xÐt ba n¨m mét lÇn. Nh÷ng lµng nµo kh«ng
cßn gi÷ ®-îc nh÷ng tiªu chÝ ®· quy ®Þnh sÏ kh«ng ®-îc t¸i c«ng nhËn ë nh÷ng n¨m sau.
Nh÷ng lµng nµo dï kh«ng cã nghÒ truyÒn thèng, nh-ng gi÷ v÷ng ®-îc sù ph¸t triÓn cña
lµng theo nh÷ng tiªu chÝ ®-îc qui ®Þnh tõ ba n¨m liªn tôc trë lªn th× cã thÓ ®-îc xÐt c«ng
nhËn lµ lµng nghÒ.
* Mét sè ®Æc ®iÓm riªng vÒ v¨n ho¸ lµng nghÒ ë Hµ T©y:
Theo thèng kª cña Bé N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n, trong sè 10 tØnh (chñ
yÕu lµ c¸c tØnh thuéc khu vùc ®ång b»ng B¾c Bé), Hµ T©y lµ tØnh dÉn ®Çu víi h¬n
200 lµng nghÒ (chiÕm gÇn 50% sè lµng nghÒ ®-îc c«ng nhËn). Lµng nghÒ Hµ T©y cã
®Æc ®iÓm ®¸ng kh¸ ®éc ®¸o:
Thø nhÊt: Trong c¸c lµng nghÒ, cã thÓ tån t¹i mét nghÒ hoÆc nhiÒu nghÒ thñ
c«ng hoÆc dÞch vô nµo ®ã ®Ó s¶n xuÊt ra nhiÒu s¶n phÈm c«ng nghiÖp - tiÓu thñ
c«ng chñ yÕu nh»m môc ®Ých b¸n ra thÞ tr-êng. Lao ®éng thñ c«ng ®· thu hót Ýt nhÊt
50% sè hé gia ®×nh trong lµng tham gia lµm nghÒ vµ gi¸ trÞ s¶n xuÊt cña nghÒ chiÕm
tû träng Ýt nhÊt b»ng 50% so víi gi¸ trÞ s¶n xuÊt c¸c ngµnh t¹i ®Þa ph-¬ng.
Thø hai, c¸c lµng nghÒ cæ truyÒn ®-îc h×nh thµnh tõ xa x-a nay vÉn tån t¹i vµ
ph¸t triÓn m¹nh nh- lµng thªu QuÊt §éng, lµng tiÖn NhÞ Khª, lµng s¬n mµi Duyªn Th¸i,
s¬n kh¶m mü nghÖ Chuyªn Mü, lµng lôa V¹n Phóc, lµng méc Chµng S¬n, lµng nghÒ
m©y tre Phó Vinh, lµng giß ch¶ -íc LÔ, lµng nãn Chu«ng, lµng b¸nh dµy Qu¸n G¸nh...
Thø ba, ngµnh nghÒ ®a d¹ng, phong phó, phÇn lín lµ nh÷ng nghÒ cæ truyÒn ®-îc
kh«i phôc. Lµng nghÒ míi ®-îc h×nh thµnh ph¸t triÓn lµ do t×m ®-îc nghÒ phï hîp víi
®Þa ph-¬ng, s¶n phÈm lµm ra phï hîp víi nhu cÇu thÞ tr-êng. Ho¹t ®éng trong lµng nghÒ
chñ yÕu lµ c¸c hé gia ®×nh, lµ thµnh viªn cña c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp s¶n xuÊt trªn
diÖn réng kh¾p c¶ lµng, cã n¬i c¶ x· hoÆc c¶ vïng. Trong lµng cã nhiÒu thî lµnh nghÒ
vµ hÇu nh- d©n lµng ai còng biÕt nghÒ, cã thÓ thao t¸c thµnh th¹o ®Ó lµm ra mét s¶n
phÈm hoµn chØnh, hoÆc biÕt râ thao t¸c cña mét c«ng ®o¹n, mét viÖc gãp phÇn lµm ra
s¶n phÈm thÓ hiÖn kh¶ n¨ng lao ®éng cã kü thuËt vµ kü n¨ng tinh x¶o.
Thø t-, c«ng nghÖ s¶n xuÊt trong c¸c lµng nghÒ chñ yÕu lµ thñ c«ng, tuy nhiªn
®Õn nay ë mét sè lµng vµ trong mét sè ngµnh nghÒ, tõng c«ng ®o¹n ®· ®-îc c¬ khÝ ho¸,
nöa c¬ khÝ. ThËm chÝ mét sè n¬i cßn ®Çu t- nh÷ng m¸y mãc chuyªn dïng mang tÝnh
chuyªn nghiÖp cao.
Thø n¨m, s¶n phÈm lµng nghÒ Hµ T©y ®-îc h×nh thµnh theo c¸c ngµnh hµng, chñ
yÕu lµ ngµnh thñ c«ng mü nghÖ truyÒn thèng. C¸c s¶n phÈm dÖt may, hµng gi¶ da, s¬n
mµi, m©y - tre - giang ®an.
Thø s¸u, sù ho¹t ®éng cña c¸c lµng nghÒ cã søc thu hót lao ®éng lín, tuú thuéc vµo
løa tuæi, søc khoÎ, mäi ®èi t-îng lao ®éng ®Òu cã thÓ tham gia vµo mét viÖc hoÆc mét
c«ng ®o¹n nµo ®ã vµ ®Òu cã kh¶ n¨ng t¹o ra thu nhËp cho b¶n th©n vµ gia ®×nh. Lao
®éng thñ c«ng trong c¸c lµng nghÒ lu«n t¹o ra mét gi¸ trÞ s¶n xuÊt lín.
- Thùc tr¹ng b¶o tån vµ ph¸t triÓn lµng nghÒ Hµ T©y - nh÷ng vÊn ®Ò bøc xóc
+ M«i tr-êng bÞ « nhiÔm, tÖ n¹n x· héi gia t¨ng trong c¸c lµng nghÒ
Theo kÕt qu¶ kh¶o s¸t ®iÒu tra cña Së Tµi nguyªn - M«i tr-êng cã tíi gÇn 50%
lµng nghÒ n»m trong t×nh tr¹ng « nhiÔm m«i tr-êng ë møc ®é b¸o ®éng. Cïng víi sù ph¸t
triÓn vÒ kinh tÕ, lµ sù xuÊt hiÖn nh÷ng vÊn ®Ò hÕt søc cÊp b¸ch vÒ sù tµn ph¸ m«i
tr-êng sinh th¸i. C¸c hé lµm nghÒ chØ ch¨m lo më réng s¶n xuÊt ®Ó t¨ng doanh sè vµ
mÆc cho c¸c chÊt th¶i tÝch tô, huû ho¹i nghiªm träng m«i tr-êng sèng, kÓ c¶ m«i tr-êng
kh«ng khÝ, m«i tr-êng ©m thanh, m«i tr-êng n-íc (n-íc bÒ mÆt vµ n-íc ngÇm), cô thÓ lµ
c¸c lµng nghÒ dÖt, nhuém ë Mü §øc, øng Hoµ, Hoµi §øc vµ kÓ c¶ lµng lôa V¹n Phóc
(Hµ §«ng)... Do sö dông c«ng cô s¶n xuÊt l¹c hËu, c¸c lµng nghÒ nµy nªn ®· ¶nh h-ëng
nghiªm träng ®Õn m«i tr-êng sinh th¸i. Dung dÞch n-íc vµ ho¸ chÊt tÈy, nhuém sîi kh«ng
®-îc xö lý ®· ®æ th¼ng xuèng ®Êt xung quanh khu vùc s¶n xuÊt, hoÆc ®æ trùc tiÕp
vµo c¸c dßng s«ng nh- s«ng NhuÖ, s«ng §¸y ...
T¹i c¸c lµng nghÒ kim khÝ nh- Thanh Thuú (Thanh Oai), lµng VÜnh Léc (Phïng
X¸, Th¹ch ThÊt) l-îng n-íc cã chøa nång ®é cån c«ng nghiÖp, axÝt vµ c¸c ho¸ chÊt cã
chøa kim lo¹i nÆng kh¸c cã trong c¸c bÓ dung dÞch m¹ kim kh«ng qua xö lý, còng ®-îc
®æ th¼ng ra ao hå, lµm « nhiÔm nguån n-íc vµ kh«ng khÝ. HiÖn nay cã Ýt nhÊt 5%
d©n sè m¾c c¸c bÖnh ®Æc tr-ng cña lµng nghÒ, nh- bÖnh vÒ ®-êng h« hÊp, bÖnh
ngoµi da, ®-êng ruét ... vµ cã mÇm mèng cña nhiÒu c¨n bÖnh nguy hiÓm kh¸c. Do tr×nh
®é lao ®éng thñ c«ng hoÆc nöa c¬ khÝ, nhiÒu hé s¶n xuÊt ®· kh«ng mÊy quan t©m
®Õn viÖc thùc hiÖn c¸c quy ®Þnh vÒ an toµn vÖ sinh lao ®éng. V× thÕ ng-êi lao ®éng
(kh«ng chØ lµ nh÷ng ng-êi lµm c«ng) võa ph¶i chÞu « nhiÔm do bôi, tiÕng ån, võa ®øng
tr-íc nguy c¬ bÞ tai n¹n lao ®éng rÊt cao. §· kh«ng hiÕm nh÷ng tr-êng hîp ng-êi lao ®éng
do bÞ tai n¹n mµ ph¶i chÞu c¶nh tµn tËt suèt ®êi, thËm chÝ chÕt ng-êi. Tuy nhiªn do m¶i
ch¹y theo doanh thu vµ do sù thóc b¸ch tù th©n vÒ t¨ng thu nhËp, nªn c¶ chñ vµ ng-êi lµm
thuª ®Òu chÊp nhËn ®iÒu nµy. §©y lµ vÊn ®Ò rÊt ®¸ng quan ng¹i.
C¸c tÖ n¹n x· héi nh- cê b¹c, sè ®Ò, nghiÖn hót, chÝch c¸c lo¹i ma tuý lµ nguy c¬
lín nhÊt dÉn ®Õn sù mÊt æn ®Þnh trong c¸c lµng nghÒ. NhiÒu hé s¶n xuÊt, nhiÒu gia
®×nh do qu¸ m¶i mª lµm giµu ®· kh«ng quan t©m ®óng møc ®Õn viÖc qu¶n lý vµ gi¸o
dôc con c¸i. HiÖn nay Lµng lôa V¹n Phóc cã kh¸ nhiÒu ng-êi nghiÖn hót ma tuý (chñ
yÕu lµ thanh niªn). Lµng §ôc Khª - lµng YÕn Vü cña x· H-¬ng S¬n (Mü §øc) kinh doanh
dÞch vô, phôc vô du kh¸ch thËp ph-¬ng vÒ trÈy héi chïa H-¬ng hµng n¨m cã møc thu
nhËp b×nh qu©n cao vµo lo¹i nhÊt so víi huyÖn Mü §øc nh-ng l¹i lµ n¬i cã nhiÒu ®æ vì
vÒ v¨n hãa truyÒn thèng. Toµn x· cã tíi h¬n 100 ®èi t-îng nghiÖn hót vµ xuÊt hiÖn
nhiÒu hµnh vi kinh doanh dÞch vô thiÕu lµnh m¹nh, bu«n, b¸n theo tËn thu, chép giËt
tr¾ng trîn. Cung c¸ch lµm ¨n nµy ®· vµ ®ang lµm biÕn d¹ng h×nh ¶nh vÒ mét miÒn quª,
vÒ nh÷ng lµng nghÒ x-a nay vèn ®-îc biÕt ®Õn bëi nhiÒu phong tôc tËp qu¸n tèt ®Ñp.
+ Nguy c¬ mai mét nghÒ cæ truyÒn
Mét sè nghÒ vµ lµng nghÒ truyÒn thèng v× nhiÒu nguyªn nh©n ®Õn nay ®·
kh«ng cßn n÷a : lµng nghÒ dÖt ë x· §èc TÝn (Mü §øc); nghÒ lµm ph¸o ë B×nh §µ, nghÒ
lµm qu¹t giÊy ë D©n Hoµ (Thanh Oai); nghÒ dÖt the ë La Khª (Hµ §«ng); nghÒ lµm
giÊy dã An Cèc (Hång Minh, Phó Xuyªn), nghÒ trång d©u nu«i t»m ë lµng Trinh TiÕt -
§¹i H-ng, lµng Th-îng - Phï L-u TÕ (Mü §øc); nghÒ ®an thóng ®ùng n-íc b»ng tre ë
Qu¶ng Phó CÇu, øng Hoµ; nghÒ lµm ¸o t¬i l¸ ë Thanh Oai, Phó Xuyªn...
Sù biÕn ®æi cña c¸c lµng nghÒ truyÒn thèng ®ang diÔn ra theo hai xu h-íng. Thø
nhÊt lµ sù v-¬n lªn, tiÕp tôc kh¼ng ®Þnh ®-îc vÞ trÝ vµ uy tÝn cña s¶n phÈm lµng
nghÒ trªn th-¬ng tr-êng (lµng lôa V¹n Phóc, c¸c lµng nghÒ ch¹m kh¶m ë Phó Xuyªn, thªu
ren ë Th-êng TÝn ...). Thø hai, ®ã lµ duy tr× nghÒ nh- mét thø nghÒ phô cña lµng, víi
môc ®Ých gi¶i quyÕt c«ng ¨n viÖc lµm vµ c¶i thiÖn mét phÇn thu nhËp cho ng-êi d©n ë
n«ng th«n, chØ ho¹t ®éng theo mïa vô. Mét sè kh¸c buéc ph¶i thay ®æi nghÒ cæ truyÒn
b»ng nh÷ng nghÒ míi... Qu¸ tr×nh biÕn ®æi nµy, nÕu nh×n d-íi gãc ®é kinh tÕ häc, th×
®©y lµ sù vËn ®éng mang tÝnh kh¸ch quan, nhÊt lµ trong c¬ chÕ kinh tÕ thÞ tr-êng
hiÖn nay. Tuy nhiªn cã nh÷ng n¬i mÆc dï s¶n phÈm lµng nghÒ lµm ra hoµn toµn vÉn
®¸p øng ®-îc nhu cÇu, thÞ hiÕu cña ng-êi tiªu dïng, nh-ng do ë ®Þa ph-¬ng c¬ së h¹ tÇng
qu¸ l¹c hËu, ®-êng giao th«ng kh«ng thuËn lîi lµm t¨ng chi phÝ s¶n xuÊt gi¸n tiÕp, ®éi
gi¸ thµnh s¶n phÈm lªn cao, n¨ng lùc c¹nh tranh gi¶m. §iÒu nµy ®ang c¶n trë sù ph¸t triÓn
cña mét sè lµng nghÒ truyÒn thèng. HiÖn nay vÉn x¶y ra hiÖn t-îng thî lµnh nghÒ bá
lµng ®i lËp nghiÖp n¬i kh¸c dÉn ®Õn nguy c¬ tan r· lµng nghÒ cæ truyÒn, ch¼ng h¹n
nh- lµng nghÒ may ¸o dµi truyÒn thèng th«n Tr¹ch X¸ (Hoµ L©m, øng Hoµ) ®ang mai
mét dÇn. Cuèi n¨m 2004, c¶ lµng chØ cßn ch-a ®Çy 10 hé chñ c¬ së s¶n xuÊt gia ®×nh.
Lùc l-îng lµm nghÒ chñ yÕu ë lµng giê ®©y lµ ng-êi giµ vµ trÎ em cßn ®ang ®i häc.
Lµng nghÒ b«ng v¶i sîi th«n Trung Th-îng x· §¹i Hïng ®ang mÊt dÇn. Sè thî lµnh
nghÒ cßn rÊt Ýt. §Çu n¨m 2003 c¶ lµng cã 14 hé s¶n xuÊt t¹i nhµ, víi c¸c nhµ x-ëng tù
më, sè lao ®éng trong nghÒ ®¹t 65% toµn th«n. Cuèi n¨m 2004, chØ cßn 7 hé lµm nghÒ
(gi¶m 50% so víi n¨m 2003). HiÖn chØ cßn nh÷ng hé cã vèn ®Çu t- mÆt b»ng s¶n xuÊt
t¹i nhµ, n©ng cÊp m¸y mãc hiÖn ®¹i míi trô l¹i lµng ®Ó võa lµm nghÒ, võa ®em hµng
®i rao b¸n. S¶n phÈm cña lµng lµm ra hÇu nh- ng-êi s¶n xuÊt ph¶i tù t×m c¸ch tiªu thô
qua h×nh thøc b¸n lÎ, b¸n rong, kh«ng cã hîp ®ång hoÆc ®¹i lý bao tiªu s¶n phÈm. V×
vËy ®iÒu kiÖn ®Ó më mang ph¸t triÓn s¶n xuÊt lµ rÊt khã kh¨n.
Lµng An Cèc (Hång Minh, Phó Xuyªn), ®Õn nay ®· mÊt h¼n nghÒ lµm giÊy dã,
ng-êi d©n ë ®©y ®· ph¶i quay sang lµm nghÒ thu mua ®ång n¸t, lµm thuª. Lµng An Cèc
mÊt nghÒ truyÒn thèng bëi mét phÇn lµ do lµng B×nh §µ (Thanh Oai) kh«ng cßn ®-îc
s¶n xuÊt ph¸o n÷a, nªn mÊt thÞ tr-êng tiªu thô. Tr¨n trë víi nghÒ, nhiÒu ng-êi thî t©m
huyÕt ®· t×m mäi c¸ch gi÷ l¹i nghÒ, nh-ng phÇn v× s¶n phÈm cïng lo¹i trªn thÞ tr-êng cã
chÊt l-îng tèt h¬n, gi¸ rÎ h¬n ®· hoµn toµn "®Ì bÑp" s¶n phÈm giÊy dã cña lµng nghÒ
An Cèc, tíi nay ë ®©y kh«ng ai cßn lµm nghÒ nµy n÷a.
Hµ Néi sau khi hîp nhÊt víi Hµ T©y
Thµnh phè sau khi më réng cã 29 quËn, huyÖn, thÞ x·, trong 20 huyÖn víi 447 x·
cã 2.296 lµng vµ sè lµng cã nghÒ ph©n bè kh«ng ®Òu: Phó Xuyªn 125 lµng, Th-êng TÝn
120 lµng, Ch-¬ng Mü 174 lµng, øng Hßa 113 lµng, Thanh Oai 111 lµng, Ba V× 91 lµng,
Mª Linh 10 lµng, Tõ Liªm 8 lµng, Sãc S¬n 2 lµng. §Õn nay cã 47/52 nghÒ trªn toµn quèc
víi hµng chôc nhãm nghÒ ®ang cã chiÒu h-íng ph¸t triÓn: Gèm sø, dÖt may, ®iªu kh¾c,
kh¶m trai, thªu ren, s¬n mµi, m©y tre ®an, gi¸t vµng b¹c quú, ®óc ®ång, kim hoµn, chÕ
biÕn n«ng s¶n thùc phÈm, kim khÝ. Toµn Thµnh phè cã 1.270 lµng nghÒ (trong ®ã cã
244 lµng nghÒ cæ truyÒn) tËp chung chñ yÕu ë c¸c huyÖn (Phó Xuyªn, Th-êng TÝn,
Ch-¬ng Mü, Hoµi §øc, Thanh Oai, øng Hßa, Ba V×), ®· cã 256 lµng nghÒ ®-îc cÊp B»ng
c«ng nhËn danh hiÖu Lµng nghÒ (trong ®ã 182 lµng nghÒ cæ truyÒn næi tiÕng ®-îc
c«ng nhËn nh-: kh¶i trai Chuyªn Mü, cá tÕ Phó Tóc, da giµy Phó Yªn, thªu ren QuÊt §éng,
méc may ®an Chµng S¬n, méc cao cÊp V¹n §iÓm, dÖt nhuém La D-¬ng, dÖt lôa V¹n
Phóc, rÌn §a Sü, gèm sø B¸t Trµng, dÖt kim b¸nh kÑo La Phï, may V©n Tõ, t¨m h-¬ng
Qu¶ng Phó CÇu, kim khÝ Phïng X¸).
Tõ ngµn x-a, Hµ Néi ®· ®-îc coi lµ vïng ®Êt tr¨m nghÒ. Trong tæng sè 577 x·,
ph-êng, thÞ trÊn cã ®Õn gÇn 380 x·, ph-êng, thÞ trÊn gåm 1270 lµng cã nghÒ thñ c«ng
truyÒn thèng. Trong ®ã cã 152 x· nghÒ tiªu biÓu, 560 lµng nghÒ tiªu biÓu, cã 244 lµng
nghÒ cæ truyÒn. Sù tån t¹i vµ ph¸t triÓn lµng nghÒ ®· t¹o nªn mét nÐt v¨n ho¸ truyÒn
thèng riªng cña ®Êt kinh kú so víi c¸c tØnh, thµnh phè thuéc khu vùc ®ång b»ng B¾c Bé.
Khu vùc ngo¹i thµnh Hµ Néi theo ®Þa giíi hµnh chÝnh míi, c- d©n chñ yÕu sèng
ë n«ng th«n vµ lµm nghÒ n«ng, nghÒ thñ c«ng, ph¸t triÓn c¸c lµng nghÒ thñ c«ng truyÒn
thèng ®Æc s¾c, t¹o nªn nÐt riªng vÒ v¨n hãa vµ kinh tÕ cña Thñ ®«. NhiÒu lµng nghÒ
®ang trë thµnh trung t©m thu hót lao ®éng c¶ trong vïng lµm t¨ng thu nhËp b×nh qu©n
®¹t ®Õn 9-13 triÖu ®ång/ng-êi/n¨m; hiÖn chiÕm 64,93% tæng sè lao ®éng trong lµng vµ
41,32% tæng sè lao ®éng s¶n xuÊt CN - TTCN trªn toµn Thµnh phè. Gi¸ trÞ s¶n xuÊt cña
1.270 lµng cã nghÒ ®¹t 6.244,12 tû ®ång, trong ®ã 256 lµng ®¹t danh hiÖu lµng nghÒ cã
møc thu 4.791,06 tû ®ång.
Nh÷ng lµng nghÒ tiªu biÓu cã thÓ kÓ ®Õn nh-: DÖt kim-b¸nh kÑo La Phï (Hoµi
§øc) ®¹t 587 tû ®ång/n¨m; gèm sø B¸t Trµng (Gia L©m) ®¹t 283 tû ®ång/n¨m; nhuém û
La (Hoµi §øc) ®¹t 153 tû ®ång/n¨m; nhuém La D-¬ng (Hoµi §øc) ®¹t 116 tû ®ång/n¨m;
chÕ biÕn n«ng s¶n thùc phÈm Minh Khai (Hoµi §øc), m©y tre ®an Yªn Tr-êng (Ch-¬ng
Mü) ®¹t 70 tû ®ång/n¨m; chÕ biÕn n«ng s¶n thùc phÈm D-¬ng LiÔu (Hoµi §øc), méc
Chµng S¬n (Th¹ch ThÊt) ®¹t 50 tû/n¨m. Lµng nghÒ ®· gãp phÇn chuyÓn dÞch c¬ cÊu
kinh tÕ ë Thñ ®«: c«ng nghiÖp, th-¬ng m¹i chiÕm 70-80%, n«ng nghiÖp chØ cßn 20-
30%. Lµng nghÒ chñ yÕu ph¸t triÓn theo xu h-íng nhãm nghÒ: S¬n mµi, kh¶m trai -
M©y tre, giang ®an, t¨m tre, qu¹t, lång chim - Lµm nãn l¸, mò - ChÕ biÕn l©m s¶n, méc
d©n dông, gç cao cÊp - Thªu ren - DÖt, may (lôa, v¶i, mµn, kh¨n) - Da giÇy, kh©u bang -
C¬ kim khÝ, ®iÖn vµ dao kÐo - Tr¹m kh¾c ®¸, kim lo¹i, gç, x-¬ng, sõng - ChÕ biÕn
n«ng s¼n, thùc phÈm (b¸nh, bón, kÑo, r-îu, bia, n-íc gi¶i kh¸t..) - §an t¬ l-íi, dÖt l-íi ch· -
Sinh vËt c¶nh - NghÒ kh¸c (chôp ¶nh, nÆn tß he, hoa giÊy, hoa gç, tranh ®¸, tranh gç,
tranh hoa l¸ kh«, vÏ tranh trªn kÝnh)
* Lµng nghÒ ë B¾c Ninh
B¾c Ninh lµ vïng ®Êt v¨n hiÕn, n¬i cã Thµnh Luy L©u cæ næi tiÕng víi 62 lµng
nghÒ truyÒn thèng, tiªu biÓu nh-: Lµng tranh d©n gian §«ng Hå; gß ®óc ®ång §¹i B¸i;
dÖt Håi Quan; gèm Phó L·ng; giÊy §èng Cao; gç mü nghÖ §ång Kþ, Mai §éng, Phï Khª;
t¬ t»m Väng NguyÖt; ®óc PhÕ LiÖu; nghÒ h-¬ng lµng Chãa; lµm ®Ëu phô Trµ L©m;
m©y tre giang ®an Du Trµng. B¾c Ninh lµ m¶nh ®Êt giái giang vÒ kinh doanh th-¬ng
m¹i trªn ph¹m vi c¶ n-íc. Ng-êi B¾c Ninh hÇu nh- ®i lµm nghÒ sinh sèng kh¾p n¬i, hµng
n¨m ®Õn dÞp lÔ tÕt, héi hÌ th× l¹i trë vÒ. C¸c lµng nghÒ ë B¾c Ninh vèn rÊt trï phó
nh-ng còng cã nh÷ng nguy c¬ thÊt truyÒn gièng nh- ë Hµ T©y (cò). Riªng lµng Tranh
§«ng Hå chØ cßn l¹i hai gia ®×nh nghÖ nh©n ®ang cè nÝu gi÷ nghÒ cho con ch¸u vµ
®Þa ph-¬ng, phôc vô nhu cÇu du lÞch.
* Lµng nghÒ ë H¶i D-¬ng
Hiện nay ở Hải Dương có 367 nghề trên địa bàn tỉnh(*). D-íi ®©y lµ b¶ng thèng kª:
Số gia đình Số nghệ
Số nghề Số nơi thờ
TT Tên huyện, TP hiện còn nhân 70
nay còn tổ nghề
làm nghề tuổi trở lên
1 Hải Dương 16 03 709 0
2 Bình Giang 41 04 968 209
3 Cẩm Giàng 22 01 687 70
4 Chí Linh 14 01 498 38
5 Gia Lộc 40 09 2039 06
6 Kim Thành 12 0 1854 10
7 Kinh Môn 41 0 3999 01
8 Nam Sách 35 02 1668 34
9 Ninh Giang 20 01 733 54
10 Thanh Hà 62 05 2862 0
11 Thanh Miện 34 02 1398 01
12 Tứ Kỳ 39 01 3117 27
Cộng: 376 29 20.532 450

Nghề cổ truyền cần tổ chức truyền nghề hàng năm:


Lµng
T NghÒ thñ C¸c lµng cã s¶n phÈm
KDC Thùc tr¹ng
T c«ng chÊt l­îng cao

Méc Cóc Bå - KiÕn quèc (Ninh Cßn nhiÒu
1 63
Giang) ng-êi lµm
Thªu ren Xu©n NÎo (H-ng §¹o-Tø Kú NhiÒu ng-êi
vµ 11 lµng ë c¸c x· Kú S¬n, lµm
2 13 T¸i S¬n, Quang Kh¶i,
Qu¶ng NghiÖp, D©n Chñ,
H-ng §¹o cña Tø Kú);

(*)
Nguån: Së V¨n hãa ThÕ thao vµ Du lÞch H¶i D­¬ng, n¨m 2009
§«n Th- (§ång Quang- Gia Léc).
§ãng giÇy 4 lµng Tróc L©m, V¨n L©m, NhiÒu ng-êi
da thñ c«ng Phong L©m, NghÜa Hy lµm
(Hoµng DiÖu- Gia Léc);
3 6
Khu 11, P.TrÇn H-ng §¹o;
khu 6, P.TrÇn Phó (TP.H¶i
D-¬ng)
KÐo t¬ Ng« §ång, TrÇn X¸ 09 gia ®×nh
4 3
(Nam H-ng- Nam S¸ch)
Kim hoµn Ch©u Khª (Thóc Kh¸ng-B×nh NhiÒu ng-êi
5 2
Giang) lµm
Gèm Chu §Ëu (Th¸i T©n-Nam S¸ch); Lµng Chu §Ëu
CËy-Long Xuyªn-B×nh Giang bÞ
thÊt truyÒn
nghÒ
6 2
Gèm, lµng CËy
cßn
06 gia ®×nh
lµm
Ch¹m kh¾c gç §«ng Giao (L-¬ng §iÒn-CÈm 520 gia ®×nh
7 1
Giµng)
Lµm ph¸o An LiÖt (Thanh H¶i-Thanh Hµ) 1 gia ®×nh
8 1
b«ng
Ch¹m træ Hµo Nam (Thanh X¸- Thanh 1 gia ®×nh
9 1
Hµ)
Lµm con Hoµng Gi¸p (An L©m-Nam NhiÒu gia
10 gièng 1 S¸ch) ®×nh
(tß he)
Ch¹m kh¾c D-¬ng Nham (Ph¹m MÖnh-Kinh 30 gia ®×nh
11 1
®¸ M«n)
GhÐp tróc N¹i Tr× (Ngò Hïng-Thanh 7 gia ®×nh
12 1
MiÖn)
Y d-îc cæ Ph¹m L©m (§oµn Tïng- Thanh 10 gia ®×nh
13 1
truyÒn MiÖn)

Nh×n chung, lµng nghÒ ë H¶i D-¬ng còng gièng nh- nhiÒu tØnh ë ®ång b»ng
B¾c Bé vÒ ho¹t ®éng b¶o tån vµ xu thÕ tiÕn triÓn. Lµng nghÒ th× phong phó nh-ng
nhiÒu mÆt hµng kh«ng cßn phï hîp víi nhu cÇu tiªu dïng. HiÖn nay, vÊn ®Ò b¶o tån vµ
ph¸t huy v¨n hãa lµng nghÒ ®ang ®Æt ra hÕt søc cÇn thiÕt nh-ng còng ph¶i xem xÐt
tÝnh phï hîp cña lµng nghÒ ®èi víi nhu cÇu cña x· héi hiÖn ®¹i. S¶n phÈm lµng nghÒ
giê ®©y phÇn lín chØ cã ý nghÜa trong lÜnh vùc du lÞch (l-u niÖm cho du kh¸ch)
2.4. Thùc tr¹ng b¶o tån vµ ph¸t huy nghÖ thuËt d©n gian vïng ®ång b»ng B¾c Bé
Vïng ®ång b»ng B¾c Bé lµ chiÕc n«i cña v¨n hãa ViÖt Nam, cã ®iÒu kiÖn tù
nhiªn v« cïng ®a d¹ng, phong phó, c- d©n ®«ng ®óc, kinh tÕ kh¸ ph¸t triÓn vµ cã truyÒn
thèng v¨n hãa víi mét khèi l-îng di s¶n khæng lå. NghÖ thuËt d©n gian n¬i ®©y (bao gåm
ChÌo, Móa rèi, Quan hä, h¸t XÈm, Trèng qu©n, h¸t DËm, nh¹c khÝ d©n gian, trß ch¬i
d©n gian...) ph¸t triÓn réng kh¾p víi sè l-îng nghÖ nh©n d©n gian hÕt søc ®a d¹ng
phong phó. Thµnh tùu b¶o tån, ph¸t huy gi¸ trÞ nghÖ thuËt d©n gian vïng ®ång b»ng B¾c
Bé cã thÓ ph¸c häa theo tõng ®Þa ph-¬ng (tØnh, thµnh phè), còng cã thÓ ph¸c häa theo
tõng ngµnh, tõng lo¹i h×nh riªng biÖt.
* §ång b»ng B¾c Bé - ®Êt chÌo
ChÌo lµ mét trong nh÷ng bé m«n nghÖ thuËt s©n khÊu d©n gian ®Ëm ®µ b¶n
s¾c d©n téc ra ®êi sím nhÊt ë vïng ®ång b»ng B¾c Bé. Cïng víi qu¸ tr×nh khai ph¸, më
mang bê câi, ph¸t triÓn nghÒ trång lóa n-íc, mét sè lµn ®iÖu d©n ca ®-îc h×nh thµnh,
trong ®ã cã ChÌo. Còng cã ý kiÕn cho r»ng vïng Hoa L- (Ninh B×nh) lµ ®Êt tæ cña s©n
khÊu ChÌo. ChÌo mang tÝnh nh©n d©n s©u s¾c vµ ®-îc coi lµ mét lo¹i h×nh nghÖ thuËt
d©n gian g¾n víi héi hÌ, ®×nh ®¸m. Tõ xa x-a, ng-êi n«ng d©n B¾c Bé ®· coi ChÌo lµ
mét phÇn m¸u thÞt trong ®êi sèng tinh thÇn cña m×nh. NÒn s©n khÊu truyÒn thèng
Trung Quèc cã Kinh KÞch, s©n khÊu truyÒn thèng NhËt B¶n cã KÞch n«, th× ®¹i diÖn
tiªu biÓu cña nghÖ thuËt d©n gian ViÖt Nam chÝnh lµ ChÌo. Hµng tr¨m lµng x· cã
chiÕu chÌo, huyÖn nµo, tØnh thµnh phè nµo còng cã ChÌo. Tuy nhiªn, c¸c ®Þa ph-¬ng
næi tiÕng nhÊt vÒ h¸t ChÌo chÝnh lµ Th¸i B×nh, Nam §Þnh, Ninh B×nh, Hµ Nam. Cã
thÓ kÓ ra ®©y hµng chôc lµng h¸t ChÌo næi tiÕng x-a nay. TØnh Th¸i B×nh cã lµng
Khuèc, lµng S¸o DiÒn (huyÖn Vò Th-), lµng Hå X¸ (huyÖn H-ng Hµ). Nh÷ng n¨m ®Çu
thÕ kû XIX, cã lóc cã lµng Khuèc cã ®Õn h¬n mét chôc g¸nh h¸t chÌo. Trong sè trªn 150
lµn ®iÖu vµ ca khóc ChÌo, c¸c ph-êng chÌo ë Th¸i B×nh ®· chiÕm kho¶ng 30 ca khóc vµ
4 kiÓu h¸t nãi. Trong sè gÇn 200 nghÖ sÜ chÌo lµ ng-êi Th¸i B×nh trong c¸c ®oµn chÌo
c¶ n-íc th× lµng Khuèc cã ®Õn 50 ng-êi. ë H-ng Yªn, mét trong nh÷ng lµng chÌo næi
tiÕng nhÊt lµ lµng chÌo ThiÕt Trô (cßn gäi lµ chiÕu chÌo lµng ThiÕt Trô). §éi chÌo lµng
ThiÕt Trô ®-îc thµnh lËp tõ nh÷ng n¨m s¸u m-¬i cña thÕ kû XX. TØnh Nam §Þnh cã
nh÷ng lµng chÌo næi tiÕng nh- lµng §Æng X¸, Mü Hµ (huyÖn Mü Léc), c¸c lµng Bång
Xuyªn, Trung Khu, An L¹i H¹, Thô Ých (huyÖn ý Yªn), Phó V©n Nam (huyÖn H¶i HËu),
Hoµnh NhÞ, KiÓn Hµnh, Duyªn Thô (huyÖn Giao Thñy). §Çu thÕ kû XX, huyÖn Mü
Léc ®· cã ba lµng chÌo næi tiÕng: lµng §Æng, lµng Quang S¸n, lµng Nh©n NhuÕ. Trong
bµi th¬ "M-a Xu©n" (1936), nhµ th¬ NguyÔn BÝnh ®· nh¾c ®Õn lµng §Æng nµy:
B÷a Êy m-a xu©n ph¬i phíi bay
Hoa xoan líp líp rông v¬i ®Çy
Héi chÌo lµng §Æng ®i ngang ngâ
MÑ b¶o - "Th«n §oµi h¸t tèi nay”
NghÖ thuËt ChÌo bao giê còng g¾n víi tªn tuæi cña nh÷ng nghÖ sÜ, nghÖ
nh©n hoÆc c¸c nhµ so¹n kÞch næi tiÕng nh- C¶ Tam, Trïm ThÞnh, NguyÔn ThÞ
Minh Lý, Hoa T©m, N¨m Ngò, T- Liªn, M¹nh TuÊn, DÞu H-¬ng, Xu©n Hinh...
Trªn nÒn t¶ng phong phó vµ v÷ng ch¾c cña nghÖ thuËt ChÌo d©n gian, nghÖ
thuËt ChÌo chuyªn nghiÖp ®-¬ng ®¹i ®-îc h×nh thµnh. TÊt c¶ c¸c tØnh, thµnh phè vïng
®ång b»ng B¾c Bé ®Òu cã c¸c ®oµn ChÌo, duy tr× suèt tõ nh÷ng n¨m kh¸ng chiÕn chèng
Mü cøu n-íc ®Õn nay, víi trªn 400 diÔn viªn, nh¹c c«ng chuyªn nghiÖp. Riªng Hµ Néi cßn
cã c¶ Nhµ h¸t chÌo thuéc Së V¨n hãa - ThÓ thao vµ Du lÞch (ch-a kÓ trªn ®Þa bµn Hµ Néi
cßn cã Nhµ h¸t chÌo Trung -¬ng thuéc Bé V¨n hãa - ThÓ thao vµ Du lÞch vµ §oµn chÌo
Tæng Côc HËu cÇn cña Qu©n ®éi nh©n d©n ViÖt Nam). Cã thÓ coi ®©y lµ ho¹t ®éng
quan träng ®Ó b¶o tån nghÖ thuËt ChÌo truyÒn thèng.
§Ó b¶o tån vµ ph¸t huy nghÖ thuËt ChÌo, nh÷ng n¨m qua, c¸c tØnh, thµnh phè vïng
®ång b»ng B¾c Bé ®Òu cã nh÷ng viÖc lµm cô thÓ, thiÕt thùc. NhiÒu ®Þa ph-¬ng lËp
ra c¸c chiÕu ChÌo, c¸c c©u l¹c bé h¸t ChÌo. ThËm chÝ ë huyÖn Kim B¶ng (tØnh Hµ
Nam) cßn cã c¶ mét c©u l¹c bé h¸t ChÌo (cÊp huyÖn) do Phßng V¨n hãa - ThÓ thao
huyÖn trùc tiÕp qu¶n lý víi gÇn 80 ng-êi tham gia. Còng t¹i huyÖn Kim B¶ng, cßn cã gÇn
10 x·, thÞ trÊn cã c¸c C©u l¹c bé h¸t ChÌo, tiªu biÓu lµ C©u l¹c bé h¸t ChÌo x· §ång Hãa,
x· Ngäc S¬n, x· Lª Hå, ThÞ trÊn QuÕ. C©u l¹c bé h¸t ChÌo x· Lª Hå cã tíi ba thÕ hÖ tham
gia, hÇu hÕt c¸c tiÕt môc tù biªn, tù diÔn.
T¹i H¶i D-¬ng, c«ng t¸c s-u tÇm c¸c bé m«n nghÖ thuËt nh- chÌo ®-îc quan t©m
®Èy m¹nh vµ thu ®-îc nhiÒu thµnh tùu. Ngoµi ®oµn nghÖ thuËt chÌo cña tØnh ®-îc
®Çu t- lín, ë c¸c ®Þa ph-¬ng ®· kh«i phôc vµ x©y dùng 191 ®éi chÌo kh«ng chuyªn.
HÇu hÕt c¸c lÔ héi d©n gian vïng ®ång b»ng B¾c Bé, trong phÇn "héi" ®Òu
cã h¸t ChÌo. Trong c¸c héi diÔn v¨n nghÖ quÇn chóng ë c¸c vïng n«ng th«n, h¸t ChÌo
chiÕm mét vÞ trÝ ®¸ng kÓ, thËm chÝ cã n¬i h¸t chÌo chiÕm sè l-îng tiÕt môc nhiÒu
nhÊt. Mét phong tôc míi ®· ®-îc h×nh thµnh ë rÊt nhiÒu ®Þa ph-¬ng: giao l-u v¨n
nghÖ tiÔn t©n binh lªn ®-êng nhËp ngò th-êng cã h¸t ChÌo. §Ó b¶o tån vµ ph¸t huy
nghÖ thuËt ChÌo, cïng víi viÖc phæ biÕn c¸c ®iÖu ChÌo cæ, ng-êi ta cßn ®Æt rÊt nhiÒu
lêi míi cho ChÌo vµ s¸ng t¸c c¸c ho¹t c¶nh ChÌo, c¸c vë ChÌo vÒ c¶ ®Ò tµi lÞch sö, truyÒn
thèng vµ ®Ò tµi hiÖn ®¹i. HÇu hÕt c¸c chiÕu chÌo, c¸c C©u l¹c bé h¸t ChÌo ®Òu cã vµi,
ba ho¹t c¶nh ChÌo (t¹m gäi lµ tiÕt môc "tñ"), cßn c¸c ®oµn nghÖ thuËt ChÌo cña c¸c tØnh,
thµnh phè th-êng th× mét ®Õn hai n¨m l¹i dùng ®-îc vë míi. DÜ nhiªn, cã ®oµn mét, hai
n¨m kh«ng dùng ®-îc në míi, ngoµi viÖc kh«ng t×m ®-îc kÞch b¶n hay, cßn cã viÖc khã
kh¨n vÒ kinh phÝ (bëi ®Ó dùng mét vë míi cã thÓ ph¶i ®Çu t- tõ 150 ®Õn 200 triÖu
®ång).
Mét viÖc lµm kh¸c ®¸ng chó ý lµ 5 n¨m trë l¹i ®©y, ®· cã mét sè ®Ò ¸n ®-a nghÖ
thuËt ChÌo vµo gi¶ng d¹y cho häc sinh c¸c tr-êng tiÓu häc. Thñ ®« Hµ Néi lµ ®Þa ph-¬ng ®i
®Çu kh«ng chØ trong khu vùc ®ång b»ng B¾c Bé, mµ cßn ®i ®Çu c¶ n-íc ®èi víi viÖc lµm
nµy. §Õn nay ®· cã gÇn 50 tr-êng tiÓu häc cña thµnh phè thùc hiÖn viÖc d¹y ChÌo cho häc
sinh. Lùc l-îng tham gia chñ yÕu vµo c«ng t¸c gi¶ng d¹y lµ c¸c nghÖ sÜ chÌo chuyªn nghiÖp
vµ mét sè nghÖ nh©n.
* D©n ca Quan hä - di s¶n v¨n hãa phi vËt thÓ cña nh©n lo¹i
Sau Nh· nh¹c cung ®×nh HuÕ, Kh«ng gian v¨n hãa cång chiªng T©y Nguyªn, ngµy
30/9/2009, t¹i kú häp thø t- ñy ban Liªn ChÝnh phñ C«ng -íc UNESCO B¶o vÖ DSVH phi
vËt thÓ, Quan hä cña ViÖt Nam ®· ®-îc c«ng nhËn lµ DSVH phi vËt thÓ cña nh©n lo¹i.
V× thÕ, nh÷ng lµn ®iÖu d©n ca Quan hä kh«ng chØ lµ niÒm tù hµo, lµ vèn riªng cña
ng-êi Kinh B¾c, mµ cßn lµ niÒm kiªu h·nh, lµ nÐt ®Ñp v¨n hãa cña d©n téc ViÖt Nam
vµ cña nh©n lo¹i.
Quan hä lµ mét lo¹i h×nh nghÖ thuËt d©n gian ®· cã tõ l©u ®êi (thêi Lý). C¸c nhµ
nghiªn cøu v¨n hãa ®¸nh gi¸ Quan hä lµ ®Ønh cao sù ph¸t triÓn cña d©n ca tr÷ t×nh. §©y lµ
h×nh thøc sinh ho¹t v¨n nghÖ cña quÇn chóng rÊt ®-îc yªu thÝch, nghe mét lÇn lµ cã thÓ nhí
m·i. ë hai tØnh B¾c Ninh vµ B¾c Giang hiÖn nay ®©u ®©u còng cã thÓ gÆp Quan hä
trong c¸c héi hÌ, ®×nh ®¸m, c¸c sinh ho¹t tËp thÓ cña ®ñ mäi tÇng líp, løa tuæi. Tuy nhiªn,
theo nhiÒu nhµ nghiªn cøu, Quan hä truyÒn thèng chñ yÕu tËp trung ë 49 lµng - lµng Quan
hä.
TØnh B¾c Giang cã 5 lµng: H÷u Nghi, Gi¸ S¬n, Mai Vò, Néi Ninh, Sen Hå.
ThÞ x· Tõ S¬n vµ huyÖn Tiªn Du (tØnh B¾c Ninh) cã 14 lµng: DuÖ §«ng, Lòng
Giang, Lòng S¬n, Ngang Néi, Hoµi ThÞ, Hoµng Trung, V©n Kh¸m, B¸c Uyªn, NÐm
§oµi, NÐm S¬n, NÐm Tiªu, Tiªu, Tam S¬n, H¹ Giang.
HuyÖn Yªn Phong (tØnh B¾c Ninh) cã 16 lµng: H÷u ChÊp, Viªm X¸, §Èu Hµn,
Xu©n ¸i, Xu©n §ång, Xu©n Viªn, Th-îng §ång, Thô Ninh, §Æng X¸, Khóc To¹i, Trµ Xuyªn,
Ch©m Khª, §µo X¸, D-¬ng ¤, ¤ng M¬i, §«ng Yªn.
Thµnh phè B¾c Ninh (tØnh B¾c Ninh) cã 14 lµng: Cç MÔ, Phóc S¬n, Y Na, ThÞ
CÇu, Thanh S¬n, NiÒm X¸, Yªn MÉn, Yªn ThÞ Trung, VÖ An, ¤ X¸, Xu©n ¤, Kh¶ LÔ,
Bå S¬n.
C¸c nhµ nghiªn cøu cho r»ng Quan hä lµ thÓ lo¹i d©n ca phong phó nhÊt trong kho
tµng d©n ca ViÖt Nam. ViÖc b¶o tån DSVH nµy ®· ®-îc b¾t ®Çu tõ kh¸ sím. N¨m
1928, Chu Ngäc Chi ®· xuÊt b¶n c«ng tr×nh s-u tÇm cã nhan ®Ò lµ "H¸t Quan hä". N¨m
1962, NguyÔn Viªm ®· ký ©m vµ cho xuÊt b¶n 60 bµi h¸t Quan hä . Còng n¨m 1962,
NguyÔn V¨n Phó, L-u H÷u Ph-íc, NguyÔn Viªm, Tó Ngäc ®· xuÊt b¶n c«ng tr×nh "D©n
ca Quan hä B¾c Ninh". PhÇn phô lôc cña c«ng tr×nh nµy bao gåm h¬n 300 bµi Quan hä
®· ®-îc s-u tÇm vµ chØnh lý. N¨m 1969, §oµn D©n ca Quan hä B¾c Ninh chÝnh thøc
®-îc thµnh lËp. Sau nµy cã thªm Trung T©m v¨n hãa Quan hä.
Theo con sè thèng kª míi nhÊt, hiÖn nay chóng ta ®· s-u tÇm ®-îc kho¶ng 400 lµn
®iÖu, gÇn 1000 lêi ca Quan hä. C¸i hay, c¸i ®Ñp cña Quan hä thÓ hiÖn trªn rÊt nhiÒu
ph-¬ng diÖn. VÒ giäng ®iÖu, trong chïm bµi "H¸t quan hä" ®¨ng trªn b¸o "Trung B¾c
t©n v¨n" (3/1937), Minh Tróc cho r»ng giäng ®iÖu quan hä rÊt phong phó víi giäng sæng,
giäng vÆt, giäng bØ, giäng trªn - mét lo¹i giäng rÊt nÆng, c©u h¸t ng¾n. Ph¹m Duy trong
c«ng tr×nh "§Æc kh¶o vÒ d©n nh¹c ë ViÖt Nam" xuÊt b¶n ë Sµi Gßn n¨m 1972 còng cho
r»ng Quan hä cã bèn giäng: giäng sæng, giäng vÆt, giäng b·m vµ giäng bØ.
Quan hä chñ yÕu víi h×nh thøc giao duyªn nªn cã g¾n víi trang phôc cña liÒn anh,
liÒn chÞ kh«ng lÉn vµo ®©u ®-îc. LiÒn anh th× ¸o dµi 5 th©n, cæ ®øng, cã l¸ sen, viÒn
tµ, gÊu to, dµi qu¸ ®Çu gèi. ¸o chÊt liÖu the, mµn ®en; quÇn dµi mµu tr¾ng, èng réng;
®Çu ®éi kh¨n xÕp. LiÒn chÞ th× ¸o c¸nh (mµu tr¾ng hoÆc vµng, ngµ), ngoµi cïng lµ
nh÷ng l-ît ¸o dµi 5 th©n, chÊt liÖu the, lôa. Bao th-êng lµm b»ng chÊt liÖu såi se. LiÒn
chÞ mÆt v¸y såi, v¸y lôa, mang dÐp cong; ®Çu chÝt kh¨n má qu¹. ®éi nãn quai thao;
th¾t l-ng ®eo d©y xµ tÝch.
Quan hä th-êng chia ra thµnh quan hä truyÒn thèng (cã ng-êi gäi lµ quan hä cæ) vµ
quan hä míi tøc lµ h¸t quan hä. Quan hä truyÒn thèng hiÖn cßn l-u gi÷ ®-îc kh¸ nhiÒu lµn
®iÖu d©n ca cæ: La r»ng, §-êng b¹n Kim Loan, C©y g¹o, Gi· b¹n, La hêi, T×nh tang, C¸i
¶, Lªn nói, C¸i hên, Giã m¸t tr¨ng thanh.... Quan hä truyÒn thèng cã nh÷ng quy ®Þnh kh¾t
khe, ®ßi hái liÒn anh, liÒn chÞ ph¶i am t-êng tiªu chuÈn, tu©n theo luËt lÖ. Quan hä
truyÒn thèng kh«ng cã nh¹c ®Öm vµ chñ yÕu lµ h¸t ®èi gi÷a liÒn anh, liÒn chÞ vµo c¸c
dÞp lÔ héi, ®Çu xu©n. Trong quan hä truyÒn thèng, ®«i liÒn anh ®èi ®¸p víi ®«i liÒn
chÞ gäi lµ h¸t héi; h¸t c¶ nhãm, c¶ bän liÒn anh ®èi ®¸p cïng c¶ nhãm, c¶ bän liÒn chÞ gäi
lµ h¸t chóc, h¸t mõng. X-a kia, ng-êi Kinh B¾c rÊt thÝch thó "ch¬i Quan hä" - tøc lµ
Quan hä truyÒn thèng, chø kh«ng ph¶i "h¸t Quan hä" nh- b©y giê. "Ch¬i Quan hä"
truyÒn thèng kh«ng cã kh¸n gi¶. Ng-êi tr×nh diÔn ®ång thêi còng lµ ng-êi th-ëng thøc.
Bªn c¹nh Quan hä truyÒn thèng lµ Quan hä míi: h¸t Quan hä. H¸t Quan hä hiÖn
nay cã kh¸n gi¶, bao gåm c¶ h¸t ®¬n, h¸t ®éi, h¸t ®èi ®¸p, h¸t cã móa phô häa... Quan
hä ®-îc b¶o tån, ph¸t huy kh«ng chØ th«ng qua viÖc s-u tÇm, xuÊt b¶n, nghiªn cøu cña c¸c
nhµ khoa häc, c¸c nghÖ sÜ d©n gian vµ nghÖ sÜ chuyªn nghiÖp. Nã ®· vµ ®ang ®-îc b¶o
tån, nu«i d-ìng vµ ph¸t huy b»ng chÝnh nh÷ng sinh ho¹t v¨n hãa kh«ng thÓ thiÕu cña ng-êi
d©n. Cã thÓ thÊy viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ cña Quan hä võa ®Æc s¾c, võa hiÖu
qu¶ lµ qua c¸c lÔ héi d©n gian. Lµng DiÒm lµ n¬i thê thñy tæ Quan hä. N¬i ®©y phong
c¶nh h÷u t×nh vµ ®Ëm ®Æc c¸c di tÝch lÞch sö - v¨n hãa g¾n víi lÔ héi. LÔ héi lµng
DiÒm kh¸ bÒ thÕ, thu hót ®«ng ®¶o liÒn anh, liÒn chÞ vµ du kh¸ch thËp ph-¬ng. Vµ
®-¬ng nhiªn, Quan hä vÉn lµ néi dung hÊp dÉn nhÊt, cuèn hót nhÊt, ®Æc biÖt thó vÞ lµ
c¶ch h¸t Quan hä trªn hå tr-íc cöa ®×nh. Cïng víi héi DiÒm, lµ c¸c héi ã, héi Nhåi... lµng
nµo còng Quan hä trÇm bæng, thiÕt tha.
Tuy nhiªn, næi tiÕng nhÊt, bÒ thÕ nhÊt trong c¸c lÔ héi d©n gian g¾n víi Quan hä
ë B¾c Ninh lµ héi Lim (thuéc huyÖn Tiªn Du), ®-îc tæ chøc tõ ngµy 12 ®Õn ngµy 14
th¸ng Giªng ©m lÞch, ngµy 13 lµ ngµy chÝnh héi. VÒ víi héi Lim lµ vÒ víi mét trêi ©m
thanh n¸o nøc lßng ng-êi, lµ vÒ gi÷a mét rõng mµu s¾c víi nh÷ng ¸o míi b¶y mí ba, nãn
ba t»m, nãn quai thao, d¶i yÕm lôa såi, « lôc so¹n, ¸o the, kh¨n xÕp... §Æc s¾c nhÊt trong
héi Lim lµ phÇn h¸t héi (tr-íc ®ã, trong khi tÕ lÔ cã nghi thøc h¸t Quan hä thê thÇn). V×
thÕ cã thÓ nãi h¸t héi lµ phÇn c¨n b¶n vµ ®Æc tr-ng nhÊt cña héi Lim. §©u ®©u còng
thÊy tõ h¸t mêi trÇu, hÊt gäi ®ß, ®Õn con s¸o sang s«ng, con nhÖn gi¨ng mïng say ®¾m
lßng ng-êi. Quan hä ®-îc h¸t trªn ®åi Lim, trªn hå... T¹i mét hå n-íc ven c¸nh ®ång lµng
Lim, trªn thuyÒn rång, liÒn anh, liÒn chÞ ®èi ®¸p giao duyªn t×nh tø. Tèi 12 lµ ®ªm héi
thi h¸t Quan hä gi÷a c¸c lµng quan hä quanh vïng. Mçi lµng quan hä dùng mét tr¹i trªn ®åi
Lim, trang trÝ rÊt ®Ñp, mçi lµng cã mét vÎ riªng. LiÒn anh, liÒn chÞ cña c¸c lµng th¶ søc
ph« diÔn nh÷ng nÐt tinh tÕ nhÊt cña c¸c lµn ®iÖu, víi ®ñ c¸c giäng ®iÖu cña Quan hä
quª m×nh.
§Ó b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ cña Quan hä, kh«ng thÓ kh«ng nãi ®Õn viÖc
truyÒn d¹y Quan hä ë c¶ hai tØnh B¾c Ninh vµ B¾c Giang. ë hÇu hÕt c¸c lµng quan hä
®Òu diÔn ra c«ng viÖc nµy, gÇn ®©y cµng ®-îc ®Èy m¹nh h¬n, cã sù tham gia tÝch
cùc cña c¸c nghÖ nh©n vµ c¸c nghÖ sÜ chuyªn nghiÖp.
T¹i huyÖn Tiªn Du hiÖn nay, cã nghÖ nh©n gÇn tr¨m tuæi vÉn tham gia truyÒn
d¹y Quan hä cho con ch¸u. Cã thÓ nãi ®ang xuÊt hiÖn mét lµn giã míi thæi tíi, t¹o ra søc
lan táa réng r·i cña Quan hä ®Õn víi nhiÒu ®èi t-îng kh«ng chØ trªn quª h-¬ng Kinh B¾c,
mµ cßn ®èi víi nhiÒu ®Þa ph-¬ng kh¸c trong vµ ngoµi n-íc. Bëi vËy, tõ khi t¸i lËp tØnh
(1997) ®Õn nay, hÇu nh- n¨m nµo Trung t©m V¨n hãa - Th«ng tin tØnh B¾c Ninh còng
tæ chøc ®-îc Héi thi h¸t Quan hä truyÒn thèng, thu hót ®«ng ®¶o liÒn anh, liÒn chÞ tham
gia. Th-êng th× c¸c cÆp ë løa tuæi trÎ (16 - 28 tuæi) th× 50 bµi, cßn c¸c cÆp ë tuæi trung
niªn thi tíi 150 bµi. §ã lµ mét viÖc kh«ng dÔ dµng, ®ßi hái ng-êi h¸t ph¶i say mª, luyÖn
tËp kiªn tr×, bÒn bØ.
§Ó b¶o tån vµ ph¸t huy tinh hoa cña Quan hä, nh÷ng n¨m qua chóng ta còng rÊt chó
träng giíi thiÖu quan hä ra thÕ giíi. Cïng víi viÖc ®-a Quan hä ®i dù liªn hoan ca móa nh¹c
quèc tÕ, chóng ca cßn ®-a Quan hä ®i giao l-u cïng víi rÊt nhiÒu ®oµn ra n-íc ngoµi. Trong
sè c¸c lo¹i h×nh nghÖ thuËt d©n gian cña vïng ®ång b»ng B¾c Bé, Quan hä ®-îc "®i" n-íc
ngoµi nhiÒu nhÊt, gióp cho b¹n bÌ quèc tÕ hiÓu ®Çy ®ñ h¬n b¶n s¾c vµ tinh hoa v¨n hãa
ViÖt Nam.
* Ca trï - DSVH phi vËt thÓ cÇn ®-îc b¶o vÖ khÈn cÊp
Ngµy 01/10/2009, t¹i kú häp thø t- ñy ban liªn ChÝnh phñ C«ng -íc UNESCO B¶o
vÖ DSVH phi vËt thÓ, Ca trï cña ViÖt Nam ®-îc c«ng nhËn lµ DSVH phi vËt thÓ cÇn
b¶o vÖ khÈn cÊp.
Ca trï hay cßn gäi lµ "h¸t ¶ ®µo", "h¸t cöa ®×nh", "h¸t nhµ trß"... Theo mét sè nhµ
nghiªn cøu, Ca trï thÞnh hµnh ë n-íc ta ë Hµ Néi vµ c¸c tØnh ®ång b»ng B¾c Bé tõ thÕ
kû thø XV, ®-îc giíi quý téc vµ c¸c häc gi¶ yªu thÝch. §©y lµ mét lo¹i ca nh¹c thÝnh
phßng kh¸ phæ biÕn trong v¨n hãa cña ng-êi ViÖt. DÇn dÇn theo thêi gian, ngµy nay
kh«ng chØ giíi trÝ thøc, thÞ d©n thÝch Ca trï, mµ rÊt nhiÒu ng-êi d©n b×nh th-êng còng
yªu thÝch Ca trï .
Ca trï lµ mét thÓ lo¹i ca nh¹c ®ßi hái nh÷ng chuÈn mùc nghÖ thuËt cao vÒ giäng
h¸t, tay ph¸ch, ngãn ®µn... Mét sè nhµ nghiªn cøu cho r»ng gäi lµ "Ca trï: v× khi ca, ng-êi
nghe dïng c¸i thÎ tre (gäi lµ "trï") ®Ó th-ëng cho nh÷ng chç h¸t hay. Cuèi buæi, ng-êi ta
®Õm thÎ ®Ó b×nh gi¸ vµ th-ëng tiÒn. Ca trï do "®µo" (ca n-¬ng) võa h¸t võa gâ ph¸ch,
"kÐp" tÊu ®µn §¸y vµ "quan viªn" - ng-êi th-ëng ngo¹i ®¸nh trèng chÇu chÊm c©u vµ
biÓu lé chç ®¾c ý b»ng tiÕng trèng. Nh÷ng bµi Ca trï næi tiÕng cã thÓ kÓ ta ®©y lµ:
Hång hång tuyÕt tuyÕt (D-¬ng Khuª), H-¬ng S¬n phong c¶nh (Chu M¹nh Trinh), Hái
phçng ®¸, Duyªn nî (NguyÔn KhuyÕn), GÆp xu©n (T¶n §µ). Xa h¬n mét chót, ph¶i kÓ
tíi c¸c bµi: Ngµy th¸ng thanh nhµn, KiÕp nh©n sinh, Ch¬i xu©n kÎo hÕt xu©n ®i, TrÇn
ai ai dÔ biÕt ai (NguyÔn C«ng Trø), H¬n nhau mét ch÷ th×, PhËn hång nhan cã mong
manh, Tù t×nh (Cao B¸ Qu¸t)...
N¨m 1976, GS. TrÇn V¨n Khª tõ Ph¸p vÒ n-íc, t×m ®Õn cô Qu¸ch ThÞ Hå - mét
nghÖ nh©n næi tiÕng lóc bÊy giê. GS. TrÇn V¨n Khª ®· kú c«ng thu thanh l¹i giäng h¸t
®Æc biÖt cña cô Qu¸ch ThÞ Hå. §©y lµ mét trong nh÷ng sù kiÖn ®¸nh dÊu sù phôc h-ng
Ca trï ë n-íc ta.
N¨m 1988, b¨ng ©m thanh Ca trï cña cô Qu¸ch ThÞ Hå mét lÇn n÷a ®-îc vinh danh
ë vÞ trÝ cao nhÊt khi tham dù Liªn hoan quèc tÕ ©m nh¹c truyÒn thèng ë Céng hßa d©n
chñ nh©n d©n TriÒu Tiªn. Cã c«ng lín trong viÖc b¶o tån, ph¸t huy di s¶n Ca trï lµ c¸c
nghÖ nh©n. Ng-êi sè mét ph¶i kÓ tíi nghÖ nh©n Qu¸ch ThÞ Hå (1909 - 2001). N¨m 1978,
cô ®-îc Héi ®ång ©m nh¹c quèc tÕ cña UNESCO vµ ViÖn nghiªn cøu quèc tÕ vÒ ©m
nh¹c trao tÆng B»ng danh dù do c«ng lao "g×n gi÷ mét di s¶n nghÖ thô©t truyÒn thèng
quý b¸u cña ViÖt Nam, mét vèn quý cña nh©n lo¹i". Bªn c¹nh nghÖ nh©n Qu¸ch ThÞ Hå,
trªn ®Þa bµn Hµ Néi vµ c¸c tØnh l©n cËn thuéc ®ång b»ng B¾c Bé nh- H¶i D-¬ng, B¾c
Ninh, Nam §Þnh... còng cã kh¸ nhiÒu ng-êi h¸t vÒ truyÒn d¹y Ca trï. Cô NguyÔn V¨n Mïi
(C©u l¹c bé Ca trï Th¸i Hµ - Hµ Néi) n¨m nay 80 tuæi vÉn cè g¾ng truyÒn nghÒ cho con
ch¸u. Dßng hä nhµ cô Mïi ®· bao ®êi h¸t Ca trï. §Õn nay, gia ®×nh cô ®· ®i biÓu diÔn
Ca trï t¹i 16 n-íc ch©u ¢u. C¸c con ch¸u cña cô nh- chÞ Thóy Hßa, c¸c ch¸u Thu Th¶o,
DiÖu Anh... tiÕp tôc nèi gãt «ng cha. NghÖ nh©n NguyÔn ThÞ Cóc (sinh n¨m 1930 t¹i
th«n Ng·i CÇu, Hoµi §øc, Hµ Néi) ®-îc phong tÆng danh hiÖu "NghÖ nh©n biÓu diÔn
vµ truyÒn d¹y Ca trï" n¨m 2006. B¾t ®Çu h¸t Ca trï tõ n¨m 12 tuæi, ®Õn nay nghÖ nh©n
®· h¸t ®-îc hÇu hÕt c¸c lµn ®iÖu ca trï Ca trï (t-¬ng truyÒn cã tíi h¬n 30 giäng). NghÖ
nh©n NguyÔn ThÞ Cóc lµ mét ca n-¬ng l·o luyÖn, kh«ng chØ lµ thÇy d¹y Ca trï t¹i c©u
l¹c bé Ca trï quª h-¬ng, mµ cßn ®-îc mêi tham gia biÓu diÔn, truyÒn nghÒ ë nhiÒu n¬i
trªn ®Þa bµn Thñ ®« vµ c¸c tØnh kh¸c. NghÖ nh©n NguyÔn ThÞ Cung (sinh n¨m 1972
t¹i huyÖn Tø Kú, tØnh H¶i D-¬ng) häc ®µn §¸y vµ häc h¸t Ca trï tõ håi cßn rÊt trÎ. NghÖ
nh©n NguyÔn ThÞ Cung næi tiÕng h¸t hay tõ thuë cßn h¸t c« ®Çu ë khu vùc Ng· T- Së
(Hµ Néi). §Õn nay, cô Cung h¸t ®-îc kho¶ng 50 bµi Ca trï næi tiÕng vµ tham gia biÓu
diÔn Ca trï cïng "kÐp" NguyÔn Phó §Ñ, "quan viªn" Tr-¬ng Quang HiÕn ë nhiÒu n¬i.
N¨m 2005, cô ®-îc phong danh hiÖu NghÖ nh©n NguyÔn Phó §Ñ (sinh n¨m 1923 t¹i Tø
Kú, H¶i D-¬ng) häc ®µn §¸y tõ n¨m 13 tuæi ®· ®i h¸t ë nhiÒu n¬i. N¨m 1995, khi C©u
l¹c bé Ca trï Hµ Néi ®-îc thµnh lËp, cô §Ñ rÊt tÝch cùc tham gia. Cïng víi c¸c nghÖ sÜ
kh¸c trong c©u l¹c bé Ca trï Hµ Néi, nghÖ nh©n NguyÔn Phó §Ñ rÊt chó ý giíi thiÖu Ca
trï cña ViÖt Nam víi b¹n bÌ quèc tÕ, ®ång thêi truyÒn nghÒ cho nhiÒu b¹n trÎ yªu thÝch
Ca trï . N¨m 2005, Cô NguyÔn Phó §Ñ ®-îc phong tÆng danh hiÖu "BiÓu diÔn vµ
truyÒn d¹y ®µn §¸y vµ Ca trï ". NghÖ nh©n Tr-¬ng Quang HiÕn (sinh n¨m 1935 t¹i Tø
Kú, H¶i D-¬ng) ®· thµnh lËp C©u l¹c bé Ca trï ë quª h-¬ng, ®µo t¹o ®-îc hµng chôc ca
n-¬ng vµ kÐp ®µn §¸y. N¨m 2005, NghÖ nh©n Tr-¬ng Quang HiÕn ®-îc phong tÆng
danh hiÖu nghÖ nh©n "BiÓu diÔn vµ truyÒn d¹y Ca trï ". NghÖ nh©n NguyÔn V¨n
Kh«i (sinh n¨m 1916 t¹i thÞ x· Hµ §«ng, Thµnh phè Hµ Néi) ®Õn nay ®· s-u tÇm ®-îc
kho¶ng 50 lµn ®iÖu Ca trï vµ phÇn lín c¸c lµn ®iÖu Êy nghÖ nh©n ®· truyÒn d¹y cho
häc trß. N¨m 2003, cô NguyÔn V¨n Kh«i ®· ®-îc phong tÆng danh hiÖu nghÖ nh©n
"BiÓu diÔn vµ truyÒn d¹y Ca trï".
Ca trï ®· vµ ®ang ®-îc phôc h-ng. §Ó b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ cña Ca trï, nh÷ng
n¨m gÇn ®©y trªn ®Þa bµn vïng ®ång b»ng B¾c Bé, hµng chôc C©u l¹c bé Ca trï ®· ra
®êi - mét kÕt qu¶ tÊt yÕu cña sù ®Çu t- cña Nhµ n-íc, cña c«ng t¸c x· héi hãa v¨n hãa. Cã
thÓ kÓ tíi C©u l¹c bé Ca trï Hµ Néi do nghÖ sÜ B¹ch V©n lµm chñ nhiÖm. NghÖ sÜ
B¹ch V©n ®· miÖt mµi g©y dùng phong trµo ë ®Òn BÝch C©u gÇn 20 n¨m nay.
C©u l¹c bé Ca trï Th¨ng Long do ®µo n-¬ng Ph¹m ThÞ HuÖ lµm chñ nhiÖm,
kh«ng chØ biÓu diÔn vµ truyÒn d¹y Ca trï, mµ míi ®©y cßn lµm mét viÖc rÊt cã ý
nghÜa: t-ëng niÖm nghÖ nh©n Qu¸ch ThÞ Hå ®Ó lµm g-¬ng cho líp trÎ. §Æc biÖt, liªn
hoan c¸c C©u l¹c bé Ca trï toµn quèc ®· ®-îc tæ chøc tíi ba lÇn ®Ó t«n vinh c¸c hay, c¸i
®Ñp cña Ca trï, t«n vinh c¸c thÕ hÖ ®µo n-¬ng, kÐp ®µn, khuyÕn khÝch ng-êi d©n
tham gia vµo lo¹i h×nh sinh häat v¨n nghÖ truyÒn thèng ®éc nhÊt v« nhÞ cña ViÖt Nam
vµ thÕ giíi. T¹i Liªn hoan c¸c C©u l¹c bé Ca trï toµn quèc lÇn thø ba (3/2009) cã tíi 21
C©u l¹c bé Ca trï cña 13 tØnh, thµnh phè tham gia (nh-ng chñ yÕu lµ cña Hµ Néi vµ cña
c¸c tØnh ®ång b»ng B¾c Bé). Cã nh÷ng C©u l¹c bé cã tíi ba, bèn thÕ hÖ ®µo n-¬ng,
kÐp, quan viªn tham gia. NhiÒu ng-êi cßn rÊt trÎ (h¬n 10 tuæi), song còng cã ng-êi ®· xÊp
xØ 90 tuæi. V× thÕ chóng ta hoµn toµn cã c¬ së ®Ó kh¼ng ®Þnh r»ng trong t-¬ng lai
kh«ng xa, Ca trï sÏ tiÕp tôc cã “®Êt” ®Ó sinh s«i, n¶y në.
* H¸t XÈm
H¸t XÈm ®-îc xem lµ thÓ lo¹i ca nh¹c cña nh÷ng ng-êi h¸t rong, rÊt phæ biÕn ë
vïng ®ång b»ng B¾c Bé. NhiÒu ng-êi h¸t XÈm bÞ háng m¾t, nh-ng còng cã ng-êi hoµn
toµn b×nh th-êng. Nh¹c cô cña h¸t XÈm chñ yÕu gåm ®µn nhÞ vµ sªnh. H¸t XÈm th-êng
gåm XÈm chî vµ XÈm c« ®µo. Theo c¸c nhµ nghiªn cøu, hiÖn míi s-u tÇm ®-îc trªn 10
lµn ®iÖu XÈm, tiªu biÓu lµ: Huª t×nh, Ba bËc, Hµ liÔu.... nh-ng næi tiÕng nhÊt vÉn lµ
c¸c bµi: XÈm thËp ©n (ca ngîi c«ng ®øc cña cha mÑ), XÈm anh kho¸ (theo bµi TiÔn
ch©n anh Kho¸ xuèng tµu cña nhµ th¬ TrÇn TuÊn Kh¶i). Ngoµi ra, h¸t XÈm cßn sö dông
nhiÒu lµn ®iÖu d©n ca kh¸c cña vïng ®ång b»ng B¾c Bé nh-: Trèng qu©n, cß l¶, h¸t vÝ,
quan hä, chÌo, ru em...
Ca tõ cña h¸t XÈm th-êng lµ th¬ lôc b¸t, lôc b¸t biÕn thÓ, cã thªm c¸c tiÕng l¸y,
tiÕng ®Öm. Néi dung chñ yÕu cña h¸t xÈm th-êng lµ than th©n tr¸ch phËn, kÓ vÒ nçi
khæ cña nh÷ng c¶nh ®êi nghÌo khã, c¶nh ®êi ngang tr¸i, nªu g-¬ng nh÷ng anh hïng liÖt
n÷, ch©m biÕn nh÷ng thãi h- tËt xÊu, hñ tôc trong x· héi. NhiÒu khi ng-êi h¸t xÈm cßn
dïng c¶ th¬ cña c¸c nhµ th¬ NguyÔn KhuyÕn, T¶n §µ, NguyÔn BÝnh... ®Ó h¸t XÈm.
Nh÷ng nghÖ nh©n, nh÷ng nhµ nghiªn cøu næi tiÕng vÒ h¸t XÈm cã thÓ kÓ tíi ®ã
lµ: Vò §øc S¾c, NguyÔn V¨n Kh«i (Hµ Néi), Hµ ThÞ CÇu (Ninh B×nh)... ë c¸c tØnh Hµ
Nam, Nam §Þnh, H¶i D-¬ng.... còng cã kh¸ nhiÒu ng-êi h¸t XÈm. NghÖ nh©n Hµ ThÞ
CÇu (sinh n¨m 1928 ë Yªn M«, tØnh Ninh B×nh, nh-ng vèn quª ë Nam §Þnh) lªn 10 tuæi
®· biÕt nhiÒu bµi XÈm, ®i h¸t ë nhiÒu n¬i. NghÖ nh©n Hµ ThÞ CÇu cã chÊt giäng
hoang d·, phãng kho¸ng, kh«ng ph¶i nghÖ sÜ chuyªn nghiÖp nµo còng cã ®-îc. H¸t XÈm
ph¶i kÌm víi ®µn nhÞ, trèng, ph¸ch míi ra chÊt. NghÖ nh©n Hµ ThÞ CÇu cã tµi cïng lóc
miÖng h¸t, ch©n ph¸ch, tay sªnh, tay kia gâ trèng. Kh«ng dÔ g× cã ®-îc niÒm say mª vµ
t©m huyÕt víi h¸t XÈm nh- nghÖ nh©n Hµ ThÞ CÇu. Cô ®· ®-îc nhµ n-íc phong tÆng
danh hiÖu NghÖ sÜ -u tó vµo n¨m 1992. NghÖ nh©n kh«ng chØ l-u gi÷, biÓu diÔn, mµ
cßn truyÒn d¹y h¸t XÈm cho nhiÒu ng-êi. V× vËy n¨m 2004, cô ®· ®-îc phong tÆng danh
nghÖ nh©n “L-u gi÷, biªn diÔn vµ truyÒn d¹y h¸t XÈm. §Ó b¶o tån vèn quý h¸t XÈm,
hiÖn nay kh«ng Ýt ng-êi ®· vµ ®ang lÆng lÏ cã nh÷ng viÖc lµm cô thÓ, thiÕt thùc vµ
hiÖu qu¶. N¨m 1994, ®¹o diÔn Bïi Th¹c Chuyªn vµ c¸c céng sù ®· lµm mét bé phim t-
liÖu vÒ h¸t XÈm. §µi TiÕng nãi ViÖt Nam, §µi TruyÒn h×nh ViÖt Nam nhiÒu lÇn giíi
thiÖu h¸t XÈm. Héi V¨n nghÖ d©n gian ViÖt Nam ®· trao tÆng danh hiÖu NghÖ nh©n
d©n gian cho c¸c ca n-¬ng. Nhµ n-íc ®· phong tÆng danh hiÖu nghÖ sÜ -u tó cho nh÷ng
ng-êi cã cèng hiÕn ®¸ng kÓ vÒ nghÖ thuËt h¸t XÈm truyÒn thèng. §¸ng quý lµ xuÊt hiÖn
nh÷ng ca n-¬ng d¸m dÊn th©n víi bé m«n nghÖ thuËt nµy. Hä d¸m hy sinh c¶ tuæi trÎ,
t×nh yªu c¸ nh©n cho h¸t XÈm. Mét trong nh÷ng con ng-êi nh- thÕ lµ ca n-¬ng NguyÔn
ThÞ Ph-¬ng. GÇn ®©y ®· xuÊt hiÖn nh÷ng ca n-¬ng cßn rÊt trÎ, nh-ng ®· ®Ó l¹i Ên
t-îng tèt ®Ñp vÒ nghÖ thuËt h¸t XÈm (ch¼ng h¹n ca n-¬ng NguyÔn Ph-¬ng Anh)
Sau nhiÒu n¨m gi¸n ®o¹n, ngµy 29 th¸ng 3 n¨m 2008, tøc ngµy 22 th¸ng 2 ©m
lÞch, lÔ giç Tæ nghÒ h¸t XÈm ®-îc phôc håi vµ tæ chøc träng thÓ t¹i Quèc Tö Gi¸m, trë
thµnh b-íc ngoÆt quan träng trong qu¸ tr×nh b¶o tån, ph¸t huy DSVH phi vËt thÓ nµy.
GÇn ®©y, ®-îc sù nhÊt trÝ cña Së VH,TT& DL Hµ Néi, cïng víi sù tµi trî cña mét
sè doanh nghiÖp, c¸c nghÖ sÜ Xu©n Ho¹ch, V¨n Ty, Thanh Ngoan, §oµn Thanh B×nh
th-êng tæ chøc c¸c buæi biÔu diÔn h¸t XÈm vµo tèi thø 7 hµng tuÇn tr-íc cæng chî §ång
Xu©n. H¸t XÈm ®· vµ ®ang cã vÞ trÝ trong t©m thøc s©u th¼m cña ng-êi ViÖt Nam.
Mét sè ®Üa CD h¸t xÈm cña NSND Xu©n Ho¹ch, NS¦T Thanh Ngoan ®· ®-îc ph¸t hµnh
vµ g©y Ên t-îng s©u s¾c trong c«ng chóng. Víi sù tham gia cña c¸c nghÖ sÜ chuyªn
nghiÖp vµ giíi truyÒn th«ng, trong nh÷ng n¨m tíi DSVH ®éc ®¸o nµy sÏ ®-îc b¶o tån vµ
ph¸t huy trong céng ®ång v¨n hãa ViÖt Nam hiÖn ®¹i.
* H¸t D«
H¸t D« mét trong nh÷ng lo¹i h×nh nghÖ thuËt d©n gian truyÒn thèng ®Æc s¾c,
hiÖn chØ ë Hµ Néi lµ cã h¸t D«. H¸t D« ®-îc chia thµnh hai thÓ lo¹i chÝnh lµ h¸t Chóc
vµ h¸t Bá bé. H¸t D« hiÖn chØ cã ë x· LiÖp TuyÕt, huyÖn Quèc Oai. H¸t D« g¾n víi lÔ
héi h¸t D«, theo tôc lÖ x-a, ph¶i 36 n¨m míi tæ chøc 1 lÇn. Còng theo tôc lÖ x-a, lÔ héi h¸t
D« kÕt thóc th× tÊt c¶ c¸c ®å vËt dïng ®Ó h¸t D« nh- kh¨n, v¸y, tói ®eo tay ®ùng trÇu,
s¸ch ghi chÐp c¸c lµn ®iÖu h¸t ®Òu ph¶i cÊt vµo ®Òn. TuyÖt ®èi kh«ng ai ®-îc nh¾c
®Õn, ®-îc h¸t vµ cµng kh«ng ®-îc phÐp më tr¸p ra xem cho ®Õn 36 n¨m sau, mét lÔ héi
míi ®-îc më ra. NÕu ai vi ph¹m vµo ®iÒu cÊm kÞ nµy sÏ bÞ lêi nguyÒn quë vµo th©n, sÏ
bÞ cßm câi, bÖnh tËt mµ chÕt.
Do ®iÒu kiÖn chiÕn tranh vµ nhiÒu lý do kh¸c, nhiÒu n¨m råi lÔ héi h¸t D«
kh«ng tæ chøc ®-îc. Tuy vËy, nghÖ nh©n KiÒu ThÞ NhËn (1918 - 1999) vÉn th-êng
xuyªn luyÖn tËp vµ truyÒn d¹y h¸t D« cho líp trÎ quª nhµ, ®Æc biÖt lµ cho chÞ NguyÔn
ThÞ Lan. NghÖ nh©n KiÒu ThÞ NhËn ®· ®-îc truy tÆng danh hiÖu nghÖ nh©n “Tr×nh
diÔn vµ truyÒn d¹y h¸t D«” n¨m 2003. Nhê vËy mµ nghÖ thuËt h¸t D« kh«ng bÞ mÊt.
N¨m 2003, chÝnh quyÒn x· LiÖp TuyÕt ®· trïng tu l¹i ®Òn, ®×nh, ra quyÕt ®Þnh thµnh
lËp C©u l¹c bé h¸t D« x· nhµ. C©u l¹c bé h¸t D« x· LiÖp TuyÕt ®· tËp hîp ®-îc h¬n 20
thµnh viªn, ®ñ mäi løa tuæi. V-ît qua lêi nguyÒn x-a, nghÖ nh©n NguyÔn ThÞ Lan ®·
tÝch cùc vËn ®éng mäi ng-êi, nhÊt lµ chÞ em phô n÷ tÝch cùc tham gia häc c¸c lµn ®iÖu
h¸t D«. Nãi mét c¸ch kh«ng qu¸ phãng ®¹i r»ng hiÖn nay ë LiÖp TuyÕt, h¸t D« ®ang trë
thµnh mét phong trµo quÇn chóng. Bëi v× h¸t D« ®· trë thµnh nh÷ng tiÕt môc kh«ng thÓ
thiÕu trong nh÷ng ngµy héi xu©n, nh÷ng sinh ho¹t v¨n ho¸ ë c¬ së vµ mét sè tiÕt môc ®·
®-îc ®em ®i tham dù liªn hoan nghÖ thuËt cña huyÖn, cña thµnh phè vµ toµn quèc. Râ rµng,
h¸t D« kh«ng chØ håi sinh, mµ cßn thùc sù ®· cã b-íc ph¸t triÓn míi.
* H¸t Trèng qu©n
§©y lµ mét h×nh thøc ca h¸t giao duyªn rÊt phæ biÕn ë c¸c tØnh ®ång b»ng
B¾c Bé, mang ®Ëm tÝnh céng ®ång lµng x·. Mét sè ng-êi cho r»ng h¸t Trèng qu©n cã
tõ ®êi nhµ TrÇn, vµo thêi d©n téc ta 3 lÇn ph¶i chèng qu©n x©m l-îng Nguyªn -
M«ng. Trong nh÷ng lóc nghØ ng¬i, qu©n sÜ ®· nghÜ ra c¸ch gi¶i trÝ lµ ngåi thµnh 2
hµng ®èi nhau, bªn nµy h¸t x-íng, bªn kia h¸t ®¸p, gâ vµo tang trèng ®Ó lµm nhÞp.
Trong ViÖt Nam phong tôc, Phan KÕ BÝnh cho r»ng h¸t Trèng qu©n xuÊt hiÖn ë
thêi vua Quang Trung. Khi ®em qu©n ra B¾c ®¸nh ®uæi qu©n Thanh, NguyÔn HuÖ ®·
bµy c¶nh ®«i bªn gi¶ lµm nam, n÷ h¸t ®èi ®¸p víi nhau ®Ó qu©n sÜ ®ì nhí nhµ. PGS,
TS. Tó Ngäc miªu t¶: “Lèi h¸t Trèng qu©n th-êng ®-îc tæ chøc vµo nh÷ng tuÇn tr¨ng
th¸ng BÈy, th¸ng t¸m ©m lÞch, ngoµi ra hä cßn tæ chøc h¸t thi vµo nh÷ng ngµy héi. Trong
nh÷ng ngµy mïa, nh÷ng ng-êi thî gÆt ë n¬i kh¸c ®Õn th-êng tæ chøc víi trai hoÆc g¸i
trong lµng, hoÆc gi÷a hä víi nhau vµo buæi tèi, lóc nghØ viÖc. H¸t Trèng qu©n th-êng
®-îc tæ chøc ë s©n nhµ, gÇn ®×nh lµng, gi÷a mét bªn lµ nam, mét bªn lµ n÷”. Khi h¸t
Trèng qu©n cã trèng dÉn nhÞp, gäi lµ “trèng thïng”. Trèng thïng ®-îc cÊu t¹o nh- sau:
Ng-êi ta c¾m hai c¸i cäc ë hai ®Çu, mét ®Çu ë bªn trai, mét ®Çu ë bªn g¸i. Mét sîi d©y
buéc c¨ng ë gi÷a hai ®Çu cäc, ë chÝnh gi÷a sîi d©y lµ mét c¸i thïng, mÆt rçng óp xuèng
mét hè ®Êt nhá, mÆt trªn ®Êt s¸t víi sîi d©y. Ng-êi h¸t gâ vµo ®Çu d©y ë phÝa ®Çu cäc,
d©y bËt vµo mÆt thïng vµ kªu thµnh tiÕng. Khi ®èi ®¸p, bªn nµo h¸t døt c©u th× ®¸nh
vµo trèng thïng võa ®Ó lµm nhÞp l-u kh«ng, võa ®Ó lµm hiÖu cho bªn kia ®¸p l¹i(1).
ë LiÔu §«i (nay lµ Liªm Tóc), Liªm ThuËn (huyÖn Thanh Liªm, tØnh Hµ Nam), l¹i
cã h¸t Trèng qu©n trªn thuyÒn, rÊt ®Æc tr-ng cña mét vïng ®ång chiªm tròng x-a kia n-íc
ngËp quanh n¨m. Cuéc h¸t ®-îc tæ chøc vµo dÞp R»m th¸ng T¸m, trªn c¸nh ®ång phÝa
nam lµng S«ng. ¤ng bÇu cÇn ®Çu ®éi nam, bµ bÇu cÇm ®Çu ®éi n÷ ®Òu th¾t kh¨n
vµng. Hai d·y thuyÒn nam vµ n÷ ®Ëu ®èi diÖn nhau. Nh¹c cô ë ®©y rÊt ®Æc biÖt, gäi
lµ thuyÒn trèng. ThuyÒn trèng võa lµ ®µn, võa lµ c¸i trèng. Ng-êi ta c¨ng sîi d©y gai tõ

(1)
Tú Ngọc: Dân ca người Việt, Nxb Âm nhạc, H. 1994, tr.128.
mui thuyÒn tíi ®u«i thuyÒn. Sîi d©y gai ®ã luån qua mét qu¶ bÇu kh« ®Ó t¹o ©m thanh
céng h-ëng. Khi g¶y chØ cÇn mét ng-êi. Tïy theo vÞ trÝ gÇn hay xa mui thuyÒn mµ ng-êi
ta t¹o ra ©m thanh cao, thÊp, ®ôc, trong phô häa cho tiÕng h¸t. Muèn t¹o ra ©m thanh bËp
bïng cña tiÕng trèng, ng-êi ta "®¸nh" ë ®o¹n gi÷a sîi d©y.
HiÖn nay, ë nhiÒu n¬i vÉn cßn b¶o l-u ®-îc nghÖ thuËt h¸t Trèng qu©n nh- D¹
Tr¹ch (H-ng Yªn), LiÔu §«i, Liªm ThuËn (Hµ Nam) vµ nhÊt lµ trªn ®Þa bµn Thµnh phè
Hµ Néi: Song Ph-îng (huyÖn §an Ph-îng), H¸t M«n (huyÖn Phóc Thä), Kh¸nh Hµ (Th-êng
TÝn), Quang Minh (Thanh Oai), Hoµng DiÖu (Ch-¬ng Mü) ... Hµng chôc nghÖ nh©n ®·
vµ ®ang tham gia tr×nh diÔn hoÆc truyÒn d¹y Trèng qu©n cho líp trÎ nh- c¸c cô Phïng
Kú, NguyÔn §øc Toµn (§an Ph-îng), NguyÔn ThÞ ChÕ, NguyÔn ThÞ My, NguyÔn V¨n
§Ö (Thanh Oai), NguyÔn ThÞ V©y, Lª V¨n Tr-êng (Th-êng TÝn)...
* Hß Cöa ®×nh vµ Móa h¸t Bµi b«ng
T-¬ng truyÒn Hß Cöa ®×nh vµ Móa h¸t Bµi b«ng cã tõ kho¶ng thÕ kû XIII, vèn
cã nguån gèc cung ®×nh, dÇn dÇn ®-îc d©n gian hãa. Hß Cöa ®×nh vµ Móa h¸t Bµi
b«ng hiÖn cßn l-u gi÷ ®-îc t¹i lµng Phó Nhiªu (x· Quang Trung, huyÖn Phó Xuyªn, Thµnh
phè Hµ Néi), diÔn ra t¹i ®×nh, g¾n víi héi lµng. Héi lµng Phó Nhiªu më ra vµo dÞp R»m
th¸ng T¸m. Hß Cöa ®×nh vµ Móa h¸t Bµi b«ng lµ phÇn chñ ®¹o trong lÔ héi cña lµng
nµy. Ng-êi tham gia hß ph¶i ¨n mÆc chØnh tÒ theo lÖ lµng: Kh¨n xÕp, ¸o the, quÇn tróc
b©n tr¾ng, chia lµm ba nhãm: nhãm c¸i, nhãm lÜnh x-íng, nhãm cßn l¹i chia lµm hai
hµng ®øng hai bªn t¶ h÷u phô häa. Néi dung chñ yÕu cña Hß Cöa ®×nh lµ ca ngîi, chóc
tông vua chóa, Thµnh hoµng lµng, c¸c tÇng líp nh©n d©n, biÓu hiÖn t×nh yªu quª h-¬ng
®Êt n-íc, cÇu mong mäi ng-êi ®-îc an c- l¹c nghiÖp. Kh¸c víi Hß Cöa ®×nh, Móa h¸t Bµi
b«ng chØ dµnh riªng cho phô n÷.
§Ó b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH truyÒn thèng, th¸ng 7/2003, c©u l¹c bé Hß Cöa
®×nh vµ Móa h¸t Bµi b«ng ®-îc thµnh lËp do «ng L-¬ng §øc Nghi lµm chñ nhiÖm, tËp
hîp ®-îc h¬n 40 thµnh viªn. NghÖ nh©n NguyÔn V¨n Lo·n (sinh n¨m 1933 t¹i Phó Nhiªu)
rÊt tÝch cùc tham gia kh«i phôc vèn v¨n nghÖ giµu b¶n s¾c d©n téc nµy. NghÖ nh©n
NguyÔn V¨n Lo·n ®· tham gia ®µo t¹o ®-îc nhiÒu häc trß lµ thanh niªn trong lµng vµ
h¬n 30 ch¸u nhá. N¨m 2006, cô NguyÔn V¨n Lo·n ®· ®-îc phong tÆng danh hiÖu nghÖ
nh©n "BiÓu diÔn vµ truyÒn d¹y Hß Cöa ®×nh". Cã c«ng lín trong viÖc b¶o tån Móa h¸t
Bµi b«ng lµ nghÖ nh©n NguyÔn ThÞ Ga (sinh n¨m 1917 t¹i Phó Nhiªu). NghÖ nh©n
NguyÔn ThÞ Ga häc Móa h¸t Bµi b«ng tõ n¨m 10 tuæi. Vµo cuèi thËp kû chÝn m-¬i cña
thÕ kû XX, mÆt dï tuæi ®· cao, cô Ga vÉn cè g¾ng truyÒn d¹y Móa h¸t Bµi b«ng cho
con ch¸u trong lµng. Nhê vËy mµ nh÷ng lÇn héi lµng Phó Nhiªu sau nµy, Móa h¸t Bµi
b«ng ®· cuèn hót ®-îc nhiÒu ng-êi tham gia mét c¸ch hµo høng. N¨m 2003, cô NguyÔn
ThÞ Ga ®· ®-îc phong tÆng danh hiÖu nghÖ nh©n "BiÓu diÔn vµ truyÒn d¹y Móa h¸t
Bµi b«ng” .
* H¸t ChÌo tÇu
H¸t ChÌo tÇu lµ mét lo¹i h×nh diÔn x-íng d©n gian cã tÝnh chÊt nghi lÔ. Còng nh-
h¸t Xoan (Phó Thä), h¸t ChÌo tÇu lµ c¶ mét chuçi nh÷ng bµi h¸t t-¬ng ®èi ®éc lËp liªn kÕt
l¹i. Cã thÓ kÓ ra ®©y mét sè ®iÖu h¸t: TrÌo lªn trªn nói h¸t chÌ, Cæ kiªu ba ngÊn, Trång
c©y chuèi hét bê ao, Xe chØ... Quª h-¬ng cña h¸t ChÌo tÇu lµ x· T©n Héi (huyÖn §an
Ph-îng, Hµ Néi). Héi h¸t ChÌo tÇu x-a ®-îc tæ chøc trong 7 ngµy, tõ ngµy 15 ®Õn ngµy
21 th¸ng Giªng ©m lÞch. Héi h¸t ChÌo tÇu ë T©n Héi gåm hai phÇn: PhÇn nghi lÔ h¸t
trong cung Th¸nh; phÇn Bá bé vµ ®èi ®¸p gi÷a tÇu vµ t-îng (n÷ hoÆc n÷ gi¶ trai ®ãng
vai). Nh- vËy, ®èi víi h¸t ChÌo tÇu, ngoµi nh÷ng bµi cã tÝnh chÊt nghi thøc mang néi
dung cÇu khÊn th¸nh thÇn, cßn cã nh÷ng bµi h¸t giao duyªn tr÷ t×nh gi÷a nam víi n÷.
Theo PGS, TS. Tó Ngäc, "C¶ h¸t D« lÉn h¸t ChÌo tÇu kh«ng thuéc vÒ lo¹i héi nhËp
tiÖn tÞch mçi n¨m më mét lÇn, thuéc lo¹i héi ®Æc biÖt, chØ më vµo n¨m "hßa cèc phßng
®¨ng". Cã mét hoµn c¶nh nµo ®ã, nh÷ng con sè 36 vµ 20 trë thµnh mét tËp qu¸n"(*). Nh-
thÕ, ph¶i nhiÒu n¨m héi h¸t ChÌo tÇu míi ®-îc më mét lÇn trªn quª h-¬ng T©n Héi. V×
vËy, viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy nghÖ thuËt h¸t ChÌo tÇu gÆp kh«ng Ýt khã kh¨n. May
thay, trªn quª h-¬ng T©n Héi cßn cã nghÖ nh©n TiÕn ThÞ Lôc (sinh n¨m 1910). TiÕp nèi
truyÒn thèng gia ®×nh, n¨m 11 tuæi nghÖ nh©n TiÕn ThÞ Lôc ®· trë thµnh ca nhi cña
héi h¸t ChÌo tÇu. Sau h¬n nöa thÕ kû gi¸n ®o¹n, n¨m 1988, Së V¨n hãa - Th«ng tin Hµ
T©y ®· cho phÐp thµnh lËp C©u l¹c bé h¸t ChÌo tÇu x· T©n Héi, trong ®ã nghÖ nh©n
TiÕn ThÞ Lôc lµ thµnh viªn rÊt tÝch cùc. MÆc dï tuæi cao søc yÕu, nghÖ nh©n vÉn say
s-a truyÒn d¹y c¸c lµn ®iÖu ChÌo tÇu cho nhiÒu líp ca nhi trong x·. Nhê vËy, ChÌo tÇu
T©n Héi l¹i ®-îc kh«i phôc vµ ph¸t triÓn. N¨m 2003, nghÖ nh©n TiÕn ThÞ Lôc ®· ®-îc
phong tÆng danh hiÖu nghÖ nh©n "BiÓu diÔn vµ truyÒn d¹y h¸t héi ChÌo tÇu". HiÖn

(*)
Tó Ngäc: D©n ca ng­êi ViÖt, S®d, tr. 79
nay, trªn quª h-¬ng T©n Héi, l¹i cã nhiÒu ng-êi ®ang kÕ tôc nghÖ nh©n TiÕn ThÞ Lôc
®Ó b¶o tån vµ ph¸t huy nghÖ thuËt h¸t ChÌo tÇu.
* Móa rèi
Móa Rèi cã c¶ móa Rèi c¹n vµ móa Rèi n-íc. Tuy nhiªn, do khu«n khæ cña c«ng
tr×nh nghiªn cøu, chóng t«i chØ xin tËp trung ®Ò cËp ®Õn viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy
nghÖ thuËt móa Rèi n-íc - mét lo¹i h×nh nghÖ thuËt d©n gian truyÒn thèng rÊt ®Æc
tr-ng vµ ®éc ®¸o cña vïng ®ång b»ng B¾c Bé nãi riªng vµ cña ViÖt Nam nãi chung. Cã
thÓ nãi móa Rèi n-íc lµ linh hån cña ®ång ruéng ViÖt Nam, lµ h×nh thøc quan träng nhÊt
cña Móa rèi. Theo nhiÒu nhµ nghiªn cøu, móa rèi n-íc ta cã thõ thêi nhµ Lý. Trªn tÊm bia
Sïng ThiÖn Diªn Linh (chïa §äi S¬n, huyÖn Duy Tiªn, tØnh Hµ Nam) cßn ghi l¹i c¶nh nh©n
d©n móa rèi n-íc ®Ó mõng thä Vua. Móa Rèi n-íc cßn gäi lµ trß rèi. Ng-êi ta dïng mÆt n-íc
®Ó lµm s©n khÊu. Thñy ®×nh chÝnh lµ t-îng tr-ng cho m¸i ®×nh ë n«ng th«n ViÖt
Nam. Nh÷ng thñy ®×nh cæ cßn l¹i hiÖn nay lµ thñy ®×nh Chïa ThÇy (huyÖn Th¹ch
ThÊt), thuû ®×nh ®Òn Giãng (Sãc S¬n), ®Òu cña Hµ Néi. Xung quanh thñy ®×nh ®-îc
trang trÝ cê qu¹t léng lÉy. S©n khÊu ngoµi trêi nhu thÕ, lu«n hßa quyÖn víi thiªn nhiªn,
bëi v× móa Rèi n-íc tr-íc kia chØ diÔn ra ban ngµy, ngoµi trêi (giê th× móa Rèi n-íc ®-îc
diÔn ra c¶ ban ®ªm, trong r¹p). Con rèi lµm b»ng gç ®-îc ®ôc cèt, ®Ïo víi ®-êng nÐt c¸ch
®iÖu riªng, ®¸nh bãng vµ s¬n víi nhiÒu mµu s¾c kh¸c nhau cho phï hîp víi tÝnh c¸ch
tõng nh©n vËt. Khi biÓu diÔn, ng-êi nghÖ sÜ ®øng trong buång trß ®Ó ®iÒu khiÓn c¸c
con rèi.
VÒ Rèi n-íc cæ truyÒn (cßn gäi lµ Rèi n-íc trß cæ ), cã kho¶ng 30 tiÕt môc, ch¼ng
h¹n: Chó TÔu, Móa rång, Móa ph-îng, L©n tranh cÇu, Móa b¸t tiªn, §¸nh c¸, C¸o b¾t vÞt,
C©u Õch... Bªn c¹nh c¸c tiÕt môc móa Rèi n-íc cæ truyÒn, hiÖn nay c¸c ph-êng rèi vµ c¸c
nhµ h¸t móa rèi cña Trung -¬ng vµ Hµ Néi ®· s¸ng t¹o ra hµng tr¨m tiÕt môc móa rèi
hiÖn ®¹i, ch¼ng h¹n nh-: §øc Th¸nh TrÇn, TruyÖn cæ An®ersen, Hå Thiªn Nga... §Ò tµi
hiÖn ®¹i cña móa rèi cã thÓ khai th¸c tõ lÞch sö d©n téc ViÖt Nam, cã thÓ khai th¸c trong
v¨n hãa thÕ giíi. NhiÒu ph-êng rèi cã bÒ dµy lÞch sö hµng tr¨m n¨m nh-: Chµng S¬n,
Th¹ch X¸, TÕ Tiªu (Th¹ch ThÊt, Hµ Néi), Hång Phong (H¶i D-¬ng), NguyÔn X¸ (Th¸i
B×nh)... NhiÒu ph-êng rèi lµm míi nghÖ thuËt móa Rèi n-íc truyÒn thèng b»ng c¸c ®Ò
tµi ®-¬ng ®¹i. Ph-êng rèi Chµng S¬n (Hµ Néi) cã tiÕt môc "Th©m canh n«ng nghiÖp",
ph-êng rèi Thanh H¶i (H¶i D-¬ng) cã tiÕt môc "LÔ héi lµng t«i", ph-êng rèi Hång Phong
(H¶i D-¬ng) cã tiÕt môc "ChiÕn th¾ng §iÖn Biªn Phñ, ph-êng rèi NghÜa Trung (Nam
§Þnh) cã tiÕt môc "Lêi ru cña mÑ"...
Nh×n chung, mçi ph-êng rèi ®Òu cã mét nÐt ®Æc s¾c riªng vÒ nghÖ thuËt biÓu
diÔn vµ ®Òu cã nh÷ng c¸ch b¶o tån, ph¸t huy di s¶n v¨n hãa mét c¸ch thiÕt thùc. T¹i
ph-êng rèi §µo Thôc (§«ng Anh, Hµ Néi), vÉn lµ nh÷ng tiÕt môc rèi cæ truyÒn, nh-ng
nghÖ thuËt móa ®· khÐo lÐo ®iÒu khiÓn con rèi nh¶y khái mÆt n-íc nh- ®¸nh ®u,
hoÆc con rèi nh¶y tõ mÆt n-íc lªn l-ng tr©u rÊt ngo¹i môc. Ph-êng rèi Chµng S¬n (Th¹ch
ThÊt, Hµ Néi) víi tiÕt môc "Tø m· chÐm ®Çu" ®iªu luyÖn, thuyÕt phôc ®-îc c¶ ng-êi
khã tÝnh nhÊt. Ph-êng rèi Th¹ch X¸ (Th¹ch ThÊt, Hµ Néi)" víi c¸c tiÕt môc: "Nhi ®ång
leo thang", "Tr©u chui èng" còng nh- vËy. Ph-êng rèi lµng NguyÔn (§«ng H-ng, Th¸i
B×nh) cã bÝ quyÕt cho ph¸o næ d-íi n-íc, rång phun löa...
§Ó b¶o tån vµ ph¸t huy nghÖ thuËt móa rèi n-íc ®éc ®¸o, c¸c ®Þa ph-êng, c¸c
ph-¬ng rèi, nhµ h¸t móa rèi ®Òu quan t©m tíi viÖc ®µo t¹o diÔn viªn, nghÖ nh©n. T¹i
H¶i D-¬ng hiÖn nay cã 3 ®oµn nghÖ thuËt rèi n-íc. Tõ n¨m 1992, UBND huyÖn Ninh
Giang (H¶i D-¬ng) ®· ra quyÕt ®Þnh thµnh lËp ph-êng rèi Hång Phong, tËp hîp ®-îc 40
thµnh viªn. Ph-êng rèi rÊt chó ý ®µo t¹o, båi d-ìng chuyªn m«n cho anh chÞ em tõ thùc tÕ
khæ luyÖn hµng ngµy. V× vËy, chØ hai n¨m sau khi thµnh lËp, tham gia liªn hoan móa
Rèi n-íc toµn quèc t¹i Hµ Néi, ph-êng rèi ®· giµnh ®-îc 1 huy ch-¬ng vµng, 2 huy ch-¬ng
b¹c. Ph-êng rèi Hång Quang (Nam Trùc, Nam §Þnh) còng cã gÇn 40 ng-êi. Ph-êng rèi
còng tæ chøc nhiÒu líp häc ®Ó ®µo t¹o diÔn viªn trÎ sau nµy kÕ thõa c¸c líp ®µn anh.
ChÝnh quyÒn ë ®©y cïng víi mét tæ chøc phi chÝnh phñ cña Thôy §iÓn ®· tµi trî x©y
dùng bÓ n-íc di ®éng ®Ó ®i diÔn ë c¸c n-íc vµ x©y dùng l¹i thñy ®×nh. T¹i Hång
Quang, gia ®×nh «ng §Æng V¨n §oµn chuyªn chÕ t¸c c¸c con rèi cung cÊp cho ph-êng rèi
quª m×nh vµ nhiÒu ph-êng rèi cña vïng ®ång b»ng B¾c Bé. ¤ng §oµn còng rÊt quan t©m
tíi viÖc truyÒn nghÒ cho con ch¸u ®Ó gi÷ ®-îc nghÒ truyÒn thèng cña gia ®×nh, ®ång
thêi gióp cho c¸c ph-êng rèi lu«n cã ®-îc nh÷ng "nh©n vËt" s¸ng t¹o nh- ý muèn. §Ó b¶o
tån, ph¸t huy nghÖ thuËt móa rèi n-íc, Nhµ n-íc còng ®· cã nhiÒu biÖn ph¸p tÝch cùc, hiÖu
qu¶. Cïng víi viÖc khuyÕt khÝch ph¸t triÓn c¸c ph-êng rèi, nhµ n-íc ®· ®Çu t- c¶ nh©n lùc
vµ vËt lùc cho c¸c nhµ h¸t móa rèi (Nhµ h¸t Móa rèi Trung -¬ng thuéc Bé V¨n hãa, ThÓ thao
vµ Du lÞch, Nhµ h¸t Móa rèi Th¨ng Long thuéc Së V¨n hãa, ThÓ thao vµ Du lÞch Hµ Néi),
x©y dùng c¬ cë vËt chÊt - kü thuËt hiÖn ®¹i, h×nh thµnh mét ®éi ngò nghÖ sÜ chuyªn
nghiÖp võa n¾m b¾t ®-îc tinh hoa cña nghÖ thuËt móa rèi truyÒn thèng, võa cã kh¶ n¨ng
s¸ng t¹o vµ biÓu diÔn c¸c tiÕt môc míi, hiÖn ®¹i, kÕt hîp ®-îc c¶ móa rèi n-íc vµ móa rèi c¹n.
ViÖt Nam ®· nhiÒu lÇn ®-a c¸c tiÕt môc móa rèi ®i biÓu diÔn ë n-íc ngoµi, mét
mÆt ®Ó qu¶ng b¸ bé m«n nghÖ thuËt rÊt ®Æc tr-ng cña d©n téc, mÆt kh¸c ®Ó c¸c
nghÖ sÜ, nghÖ nh©n häc tËp kinh nghiÖm cña thÕ giíi. Liªn hoan nghÖ thuËt móa rèi
toµn quèc ®· nhiÒu lÇn ®-îc tæ chøc ®Ó t«n vinh c¸c nghÖ nh©n, nghÖ sÜ c¸c ph-êng
rèi trong n-íc. Theo dù kiÕn n¨m 2010, Liªn hoan móa rèi quèc tÕ lÇn thø hai sÏ ®-îc tæ
chøc t¹i ViÖt Nam. Míi ®©y nhÊt, ngµy 15/10/2009, ®ªm héi t«n vinh nghÖ thuËt móa
rèi truyÒn thèng nh»m gi÷ löa cho móa rèi Th¨ng Long ®· diÔn ra lÇn ®Çu tiªn t¹i Cung
thiÕu nhi Hµ Néi. Ba thñy ®×nh móa rèi n-íc ®· ®-îc dùng lªn mang biÓu t-îng cña Khuª
V¨n C¸c, chïa Kim Liªn vµ thñy ®×nh cæ chïa ThÇy. Mçi ph-êng rèi ®Òu ®em ®Õn ®©y
mét nÐt ®Æc s¾c riªng. NhiÒu nghÖ nh©n cao tuæi vÉn tÝch cùc tham gia nh- cô
NguyÔn V¨n BÔ (h¬n 80 tuæi) ë ph-êng rèi TÕ Tiªu (Th¹ch ThÊt). Tuy nhiªn, vÒ nghÖ
thuËt d©n gian ë vïng ®ång b»ng B¾c Bé, cßn ph¶i kÓ ®Õn h¸t DËm (h¸t DÆm) næi
tiÕng ë QuyÓn S¬n (Kim B¶ng, Hµ Nam), h¸t ChÇu v¨n (næi tiÕng ë Nam §Þnh vµ mét
vµi tØnh kh¸c)... Râ rµng, nghÖ thuËt d©n gian vïng ®ång b»ng B¾c Bé ®· vµ ®ang
®-îc kh«i phôc, nh-ng trong viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy di s¶n nµy còng ®· vµ ®ang béc lé
nh÷ng h¹n chÕ cÇn ph¶i kh¾c phôc kÞp thêi.
Nguy c¬ mai mét nghÖ thuËt d©n gian truyÒn thèng ®ang tiÒm Èn ch-a ®-îc
kh¾c phôc mét c¸ch hiÖu qu¶. ViÖc s-u tÇm ®· ®-îc tiÕn hµnh kh¸ tèt, nh-ng vÊn ®Ò
phôc dùng, nghiªn cøu vµ phæ biÕn nghÖ thuËt d©n gian cßn nhiÒu h¹n chÕ. Hå s¬ vÒ
Quan hä, Ca trï nh- vËy lµ ®· hoµn chØnh, nh-ng hå s¬ vÒ c¸c m«n nghÖ thuËt kh¸c vÉn
cßn bá ngá hoÆc ch-a hoµn thiÖn. Nh÷ng nhµ nghiªn cøu chuyªn s©u vÒ tõng bé m«n nghÖ
thuËt ch-a nhiÒu. ViÖc xuÊt b¶n c¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu th-êng in Ên víi sè l-îng h¹n chÕ,
nh©n b¶n c¸c ®Üa CD, VCD, DVD, giíi thiÖu c¸c thÓ lo¹i, c¸c tiÕt môc ®Æc s¾c míi chØ
tËp trung ë Quan hä, h¸t ChÌo... cßn víi c¸c m«n nghÖ thuËt d©n gian kh¸c ch-a ®-îc chó
träng ®óng møc, ch-a ®¸p øng ®-îc nhu cÇu c«ng chóng hiÖn ®¹i vÒ nghÖ thô©t biÓu
diÔn, kü thuËt dµn dùng, thu thanh, ghi h×nh...
Mét sè m«n nghÖ thô©t d©n gian ®· ®-îc kh«i phôc, nh-ng chØ nh÷ng n¨m ®Çu
th× trµn ®Çy khÝ thÕ, cµng vÒ sau cµng cã hiÖn t-îng "nh¹t" dÇn. L¹i còng cã hiÖn t-îng
kh«i phôc mét c¸ch tïy tiÖn, khiÕn cho di s¶n bÞ biÕn d¹ng, mÊt ®i phÇn nµo yÕu tè
d©n gian nguyªn gèc. Sinh häat v¨n hãa, v¨n nghÖ d©n gian bao giê còng ph¶i g¾n víi céng
®ång. ThiÕu ®i yÕu tè sinh häat céng ®ång, v¨n nghÖ d©n gian kh«ng cßn lµ v¨n nghÖ
d©n gian n÷a. V× vËy, nÕu chuyªn nghiÖp hãa v¨n nghÖ d©n gian nh- ë mét vµi ®Þa
ph-¬ng hiÖn nay th× ch¼ng kh¸c nµo chóng ta ®ang v« t×nh t¸ch c¸ ra khái n-íc.
ViÖc ®µo t¹o vµ båi d-ìng c¸c diÔn viªn, nghÖ nh©n v¨n nghÖ d©n gian cßn t¶n
m¹n tïy tiÖn. §¹i ®a sè c¸c nghÖ nh©n ®· v-ît qua c¸i tuæi "thÊt thËp cæ lai hy", sè b¹n trÎ
theo häc th× ®«ng, nh-ng nh÷ng ng-êi g¾n bã víi nghÒ, s½n sµng "tö v× nghÒ" th×
chiÕm tû lÖ kh«ng qu¸ mét nöa.
VÊn ®Ò ®Æt lêi míi cho c¸c lµn ®iÖu d©n ca truyÒn thèng lµ cã thÓ lµm. Tuy
nhiªn, néi dung vµ h×nh thøc nghÖ thô©t cña c¸c lµn ®iÖu d©n ca truyÒn thèng khã cã
thÓ t¸ch rêi vµ nã g¾n bã víi c¸c ng÷ c¶nh cô thÓ nµo ®ã. V× vËy, nÕu tïy tiÖn ®Æt lêi
míi sÏ g©y ra sù ph¶n c¶m trong c«ng chóng th-ëng thøc.
Ph¸t huy thµnh tùu ®· ®¹t ®-îc, kh¾c phôc nh÷ng h¹n chÕ, trong nh÷ng n¨m tíi,
®Ó b¶o tån vµ ph¸t huy nghÖ thô©t d©n gian vïng ®ång b»ng B¾c Bé, cÇn thùc hiÖn
mét c¸ch cã hiÖu qu¶ c¸c biÖn ph¸p chñ yÕu sau ®©y:
- Mét lµ: §Èy m¹nh viÖc tuyªn truyÒn, n©ng cao nhËn thøc cña nh©n d©n vÒ vÞ
trÝ, vai trß, ®éng lùc cña v¨n hãa nãi chung, gi¸ trÞ cña v¨n nghÖ d©n gian nãi riªng ®èi
víi ®êi sèng x· héi.
- Hai lµ: LËp hå s¬ tæng thÓ c¸c bé m«n nghÖ thuËt d©n gian kh¸c (c¸ch lµm t-¬ng
tù nh- víi Quan hä vµ Ca trï), tõ ®ã cã c¸c dù ¸n b¶o tån, ph¸t huy mét c¸ch cô thÓ. DÜ nhiªn,
®Ó lËp ®-îc hå s¬ tæng thÓ, cÇn ph¶i tiÕp tôc c«ng viÖc s-u tÇm, chØnh lý, nghiªn cøu c¸c
bé m«n trªn mét sè ®Þa bµn réng vµ kÞp thêi xuÊt b¶n chóng b»ng nhiÒu h×nh thøc nh- in
s¸ch, in trªn b¨ng, ®Üa.... Bªn c¹nh lùc l-îng chuyªn gia, c¸c nhµ khoa häc tham gia s-u tÇm,
nghiªn cøu, cÇn tËp huÊn, båi d-ìng c«ng viÖc nµy cho c¸n bé v¨n hãa, nghÖ nh©n ë c¸c ®Þa
ph-¬ng, nghÜa lµ cÇn huy ®éng lùc l-îng t¹i chç ®Ó s-u tÇm, nghiªn cøu.
- Ba lµ: G¾n viÖc s-u tÇm, nghiªn cøu, chØnh lý víi viÖc phôc dùng l¹i c¸c lÔ héi
v¨n nghÖ d©n gian truyÒn thèng nh- nã ®· tõng tån t¹i trong ph-¬ng thøc diÔn x-íng,
trong ®êi sèng céng ®ång tr-íc ®©y. Bé V¨n hãa, ThÓ thao vµ Du lÞch, Héi V¨n nghÖ
d©n gian ViÖt Nam phèi hîp víi UBND c¸c tØnh, thµnh phè trong khu vùc ®Þnh kú tæ
chøc ®ît liªn hoan nghÖ thuËt d©n gian (t¹i Hµ Néi vµ lu©n phiªn c¸c tØnh, thµnh phè
trong khu vùc) ®Ó t«n vinh c¸c tËp thÓ, c¸ nh©n cã thµnh tÝch. §ång thêi cã nh÷ng b-íc
®i cô thÓ, thÝch hîp trong viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy di s¶n v¨n nghÖ d©n gian. G¾n viÖc
t«n vinh ë trong n-íc víi viÖc giíi thiÖu gi¸ trÞ cña v¨n nghÖ d©n gian ra thÕ giíi, võa ®Ó
qu¶ng b¸ h×nh ¶nh cña ViÖt Nam, võa thu hót sù tµi trî cña c¸c tæ chøc quèc tÕ, c¸c tæ
chøc phi ChÝnh phñ (nh- mét vµi ®Þa ph-¬ng trong khu vùc ®ång b»ng B¾c Bé ®· tõng
lµm).
- Bèn lµ: §Èy m¹nh viÖc x· héi hãa c«ng t¸c b¶o tån, ph¸t huy di s¶n v¨n nghÖ
d©n gian trong khu vùc. C¸ch lµm cña c¸c nghÖ sÜ Xu©n Ho¹ch, Thanh Ngoan... ®èi
víi h¸t XÈm lµ mét gîi ý hay vµ hoµn toµn cã c¬ së ®Ó nhËn ra diÖn réng.
- N¨m lµ: Nhµ n-íc cÇn ®Çu t- kinh phÝ tháa ®¸ng cho viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy v¨n
nghÖ d©n gian trong khu vùc. Trong ®ã, tËp trung -u tiªn cho c¸c bé m«n nh- h¸t ChÌo, h¸t
XÈm, Móa rèi vµ ®µo t¹o, båi d-ìng diÔn viªn, nghÖ nh©n.
2.5. Thực trạng bảo tồn và phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hoá: đình, chùa, đền,
miếu, lăng tẩm, văn bia vùng đồng bằng Bắc Bộ
§ång b»ng B¾c Bé lµ n¬i sinh ra nÒn v¨n ho¸ §«ng S¬n, v¨n ho¸ §¹i ViÖt, v¨n ho¸
ViÖt Nam, lµ vïng v¨n ho¸ cã bÒ dµy lÞch sö vµ cã mËt ®é dµy ®Æc c¸c di tÝch lÞch sö
v¨n ho¸, nh÷ng chøng cí vËt chÊt kÕt tinh nh÷ng truyÒn thèng vµ tinh hoa cña d©n téc.
So víi c¸c vïng v¨n ho¸ kh¸c, B¾c Bé lµ mét trong nh÷ng khu vùc cã sè l-îng di tÝch lÞch
sö v¨n ho¸ lín nhÊt ë ViÖt Nam. Hµ Néi cã nhiÒu di s¶n kiÕn tróc ®« thÞ mµ tiªu biÓu lµ
khu thµnh cæ, khu phè cæ (khu 36 phè ph-êng cã tõ thÕ kû XIX), khu phè cò (x©y dùng
tõ thêi Ph¸p thuéc 1888 - 1954) vµ c¸c di s¶n kiÕn tróc cæ (®×nh, ®Òn, chïa, miÕu) víi
phong c¸ch kiÕn tróc ®a d¹ng, ph©n bè xen kÏ trong c¸c khu vùc néi vµ ngo¹i vi cña thµnh
phè. Tr-íc khi hîp nhÊt víi tØnh Hµ T©y, trªn ®Þa bµn Hµ Néi cã 1952 di tÝch lÞch sö,
v¨n hãa vµ th¾ng c¶nh (trong ®ã cã ng«i ®×nh, ng«i ®Òn, chïa, di tÝch vÒ thêi kú lÞch
sö cËn, hiÖn ®¹i vµ c¸c di tÝch vµ ®Þa ®iÓm di tÝch kh¸c). Sau khi më réng ®Þa giíi
hµnh chÝnh, Hµ Néi hiÖn lµ ®Þa ph-¬ng cã sè l-îng di tÝch lín nhÊt c¶ n-íc, víi 5.175 di
tÝch (khu vùc Hµ Néi cò 1952 di tÝch, Hµ T©y cò 3.053 di tÝch, huyÖn Mª Linh vµ 4 x·
thuéc huyÖn L-¬ng S¬n Hoµ B×nh 170 di tÝch).6 Trong ®ã, cã 59 di tÝch xÕp h¹ng
Quèc gia vµ 658 di tÝch xÕp h¹ng cÊp Thµnh phè. Trong sè 1371 ng«i ®×nh ë Hµ Néi,
cã kh«ng Ýt di tÝch tiªu biÓu nh- ®×nh lµng NhËt T¶o, ®×nh ChÌm (Tõ Liªm), ®×nh Yªn

http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30296&cn_id=34
2231
Th-êng (Gia L©m), ®×nh VÜnh Ngäc (§«ng Anh), ®×nh V¹n Phóc (Ba §×nh), ®×nh
Nam §ång (§èng §a), ®×nh Kim Ng©n (Hoµn KiÕm), ®×nh Kh-¬ng Th-îng (§èng §a),
®×nh T©y §»ng, ®×nh T-êng Phiªu, ®×nh Chu QuyÕn, ®×nh Hoµng X¸. Trong sè 258
ng«i ®Òn trªn ®Þa bµn Hµ Néi, cã kh«ng Ýt c«ng tr×nh cã gi¸ trÞ vÒ kiÕn tróc, nghÖ
thuËt vµ l-u niÖm danh nh©n nh-: ®Òn An D-¬ng V-¬ng, ®Òn S¸i (§«ng Anh), ®Òn Phï
§æng (Gia L©m), ®Òn Sãc (Sãc S¬n), ®Òn Qu¸n Th¸nh, ®Òn Voi Phôc (Ba §×nh), ®Òn
§ång Nh©n (Hai Bµ Tr-ng), ®Òn Ngäc S¬n (Hoµn KiÕm)... Víi t- c¸ch lµ Thñ ®« cña
mét quèc gia mµ PhËt gi¸o ®· tõng ®-îc coi lµ quèc gi¸o tõ nhiÒu thÕ kû tr-íc, Hµ Néi
cßn cã nhiÒu ng«i chïa ®-îc t¹o dùng kh¸ sím nh- chïa TrÊn Quèc, chïa Mét Cét, chïa Lý
Quèc S-, chïa KiÕn S¬ (Gia L©m), chïa L¸ng (§èng §a) chïa DuÖ (CÇu GiÊy) vµ nhiÒu
ng«i chïa cæ næi tiÕng kh¸c vÒ quy m« vµ gi¸ trÞ kiÕn tróc nghÖ thuËt nh- Hße Nhai,
Kim Liªn, Bµ §¸, CÇu §«ng, Ph¸p V©n, Liªn Ph¸i… NhiÒu ng«i chïa ®· ®-îc Bé V¨n ho¸,
ThÓ thao vµ du lÞch xÕp vµo lo¹i ®Æc biÖt quan träng nh- chïa H-¬ng, chïa ThÇy, chïa
T©y Ph-¬ng, chïa Tr¨m Gian, chïa §Ëu. C¸c di tÝch vÒ lÞch sö v¨n hãa gi¸o dôc ë Hµ
Néi, ®Æc biÖt lµ khu V¨n MiÕu - Quèc Tö Gi¸m cïng hÖ thèng c¸c v¨n chØ nh- Thä
X-¬ng (Hai Bµ Tr-ng), B¸t Trµng (Gia L©m), NguyÖt ¸ng (Thanh Tr×), NhËt T¶o (Tõ
Liªm)... lµ nh÷ng b»ng chøng cô thÓ, sinh ®éng chøng minh cho sù h×nh thµnh vµ ph¸t
triÓn cña mét trung t©m v¨n hãa - gi¸o dôc l©u ®êi cña c¶ n-íc. §ång thêi, theo sè liÖu
kiÓm kª b-íc ®Çu cña Ban Qu¶n lý Di tÝch vµ Danh th¾ng Hµ Néi, t¹i c¸c di tÝch lÞch
sö v¨n hãa lµ bÊt ®éng s¶n cña Hµ Néi cßn cã mét kho tµng di vËt, cæ vËt v« cïng phong
phó vµ ®a d¹ng, bao gåm: 3609 hoµnh phi, 5016 c©u ®èi, 216 thÇn ph¶, 3041 s¾c
phong, 7731 tÊm bia, 1154 qu¶ chu«ng ®ång, 124 chiÕc kh¸nh...(*)
Bªn c¹nh nh÷ng di s¶n kiÕn tróc cã gi¸ trÞ, Hµ Néi cßn cã mét hÖ thèng c¸c di tÝch
kh¶o cæ häc chøng minh cho qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña thñ ®« trong lÞch sö
chung cña c¶ d©n téc cïng nhiÒu th¾ng c¶nh thiªn nhiªn næi tiÕng nh- Hå T©y, v-ên B¸ch
Th¶o, hå Hoµn KiÕm, côm di tÝch Ba §×nh, c¸c c«ng viªn, v-ên hoa vµ ®-êng phè rîp
bãng c©y xanh ®· t¹o cho Hµ Néi cã mét s¾c th¸i riªng.Trong tæng sè 1915 di tÝch lÞch
sö v¨n hãa vµ danh lam th¾ng c¶nh ®· ®-îc kiÓm kª khoa häc trªn ®Þa bµn Hµ Néi, cã
518 di tÝch ®· ®-îc xÕp h¹ng lµ di tÝch quèc gia (bao gåm 194 ng«i chïa, 188 ng«i

(*)
http://www.hanoi.gov.vn/staticwebs/fullmode/huongtoi1000nam/group2/page2_14.h
tm
®×nh, 61 ng«i ®Òn, 15 c¸c di tÝch vÒ lÞch sö hiÖn ®¹i cïng 60 di tÝch thuéc c¸c lo¹i
kh¸c) Trong sè nµy, cã kh«ng Ýt di tÝch ®-îc xÕp vµo lo¹i ®Æc biÖt quan träng cña c¶
n-íc. ®¸ng chó ý lµ: khu di tÝch Cæ Loa, mét trong nh÷ng kinh ®« ®Çu tiªn cña ViÖt
Nam tõ hai ngh×n n¨m tr-íc, khu V¨n MiÕu - Quèc Tö Gi¸m tr-êng ®¹i häc ®Çu tiªn cña
ViÖt Nam tõ thÕ kû thø X, nhµ sè 5D Hµm Long, n¬i thµnh lËp §¶ng Céng s¶n §«ng
D-¬ng - tiÒn th©n cña §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam ngµy nay. Víi t- c¸ch lµ thñ ®«, Hµ Néi
cßn nhiÒu di tÝch tiªu biÓu thÓ hiÖn sinh ®éng vµ kh¸ch quan nh÷ng sù kiÖn lÞch sö
®iÓn h×nh cña thêi kú lÞch sö hiÖn ®¹i, g¾n liÒn víi sù nghiÖp c¸ch m¹ng cña Chñ tÞch
Hå ChÝ Minh, vÞ l·nh tô ®· ®-îc UNESCO t«n vinh lµ anh hïng gi¶i phãng d©n téc, nhµ
v¨n hãa kiÖt xuÊt. VÒ c¬ b¶n, cã thÓ kh¼ng ®Þnh r»ng, c¸c di s¶n kiÕn tróc, c¸c di tÝch
lÞch sö v¨n hãa vµ c¸c di s¶n thiªn nhiªn cña Hµ Néi lµ niÒm tù hµo cña nh©n d©n c¶ n-íc
võa lµ sù hÊp dÉn mÕn mé cña c¸c du kh¸ch n-íc ngoµi. ViÖc b¶o tån c¸c di tÝch lÞch
sö, v¨n hãa vµ nhÊt lµ b¶o tån c¸c phæ cæ vµ phè cò chÝnh lµ sù b¶o gi÷ vµ ph¸t huy m«i
tr-êng sèng lÞch sö vµ truyÒn thèng cña ng-êi Hµ Néi.
Bªn c¹nh Hµ Néi, H¶i D-¬ng lµ tØnh cã truyÒn thèng v¨n ho¸ l©u ®êi, m¶nh ®Êt
in ®Ëm dÊu Ên lÞch sö dùng n-íc vµ gi÷ n-íc cña d©n téc, n¬i sinh ra vµ nu«i d-ìng g¾n
bã nhiÒu bËc hiÒn tµi cña ®Êt n-íc, lµ n¬i h×nh thµnh, kÕt tô nhiÒu truyÒn thèng quý
b¸u. §ã lµ c¸c truyÒn thèng yªu n-íc, ®oµn kÕt chèng ngo¹i x©m vµ thiªn tai, truyÒn
thèng hiÕu häc, lµ m¶nh ®Êt cßn l-u gi÷ nhiÒu DSVH.
DSVH vËt thÓ cña H¶i D-¬ng víi nhiÒu lo¹i h×nh phong phó, cã nhiÒu di tÝch tiªu
biÓu, ®Æc tr-ng vÒ v¨n ho¸ t©m linh, kiÕn tróc nghÖ thuËt, c¶nh quan, hÊp dÉn du lÞch
sinh th¸i, nghØ d-ìng, tham quan nghiªn cøu khoa häc, gi¸o dôc truyÒn thèng. HÖ thèng di
tÝch trªn ®Þa bµn tØnh ®-îc thèng kª khoa häc tõ n¨m 2009 víi gÇn 3000 di tÝch, trong
®ã cã 143 di tÝch xÕp h¹ng quèc gia, 82 di tÝch ®· vµ ®ang x©y dùng hå s¬ xÕp h¹ng
cÊp tØnh.(*)
C¸c di tÝch th-êng g¾n liÒn víi c¸c danh nh©n tiªu biÓu cña ®Êt n-íc: Di tÝch
KiÕp B¹c (ChÝ Linh), An Phô (Kinh M«n) - n¬i thê anh hïng d©n téc TrÇn H-ng §¹o;
C«n S¬n víi anh hïng d©n téc danh nh©n v¨n hãa NguyÔn Tr·i, lµ mét trong chèn tæ cña
dßng thiÒn Tróc L©m; §Òn Bia, §Òn X-a, Chïa Gi¸m - n¬i l-u gi÷ nh÷ng kû niÖm vÒ

(*)
B¸o c¸o cña Phßng Di s¶n v¨n ho¸, Së V¨n ho¸ ThÓ thao vµ Du lÞch H¶i D­¬ng
®¹i danh y thiÒn s- TuÖ TÜnh; V¨n miÕu Mao §iÒn CÈm Giµng - n¬i thê Khæng Tö vµ
ghi danh c¸c nhµ khoa b¶ng cña tØnh; §Òn Cóc Bå (Ninh Giang) - n¬i thê danh nh©n
Khóc Thõa Dô; §Òn Qu¸t - n¬i thê Danh t-íng YÕt Kiªu (thêi TrÇn) vµ nhiÒu di tÝch
C¸ch m¹ng kh¸c nh- : §×nh §Çu (Hîp TiÕn - Nam S¸ch), §×nh §ä Xá (ChÝ Linh), §Òn Tõ
H¹ (Thanh Thuû - Thanh Hµ), §×nh Phï T¶i (Thanh Giang -Thanh MiÖn).
B¾c Ninh lµ ®Þa ph-¬ng cßn l-u gi÷ ®-îc nhiÒu DSVH. HiÖn B¾c Ninh cã
15.128 hiÖn vËt, h¬n 1000 di tÝch lÞch sö víi c¸c lo¹i h×nh phong phó ®a d¹ng nh- di
tÝch kh¶o cæ, di tÝch kiÕn tróc nghÖ thuËt, di tÝch danh nh©n v¨n ho¸, di tÝch lÞch sö c¸ch
m¹ng, l·nh tô c¸ch m¹ng tiÒn bèi.(**) §×nh DiÒm vµ ®Òn thê Vua Bµ (thuû tæ quan hä) lµ di
tÝch cã gi¸ trÞ lÞch sö - nghÖ thuËt tiªu biÓu ph¶n ¸nh truyÒn thèng cña quª h-¬ng, trung t©m
sinh ho¹t v¨n ho¸ Quan hä tiªu biÓu nh- vïng Néi DuÖ - CÇu Lim. §Æc biÖt B¾c Ninh cã côm di
tÝch lÞch sö v¨n ho¸ §×nh B¶ng víi nh÷ng di tÝch ®êi Lý kh¸ phong phó, ®a d¹ng, t¹o thµnh mét
khu l-u niÖm ®éc ®¸o, giµu tÝnh lÞch sö. Côm di tÝch nµy bao gåm hµng chôc c«ng tr×nh nh-:
§Òn §« (tøc ®Òn Cæ Ph¸p) thê 8 vÞ vua nhµ Lý
§Òn Rång (®Òn Bµ Chiªu) thê vua Lý Chiªu Hoµng
Chïa øng T©m - mét trung t©m PhËt gi¸o tõ thÕ kû thø VIII, n¬i Lý C«ng UÈn ra
®êi
Chïa Kim §µi (chïa Quúnh L©m) - mét trung t©m PhËt gi¸o
§×nh §×nh B¶ng x©y dùng ®Çu thÕ kû XVIII, ®-îc chän lµm ®Þa ®iÓm dù bÞ
häp Quèc héi lÇn thø nhÊt
Di tÝch lÞch sö v¨n ho¸ ®ång b»ng B¾c Bé cã bÒ dµy thêi gian, lµ nh÷ng thiÕt
chÕ v¨n ho¸ v÷ng ch¾c. Nh÷ng di tÝch lÞch sö v¨n ho¸ nµy ®-îc x©y dùng rÊt sím, ®éc
®¸o vµ mang yÕu tè v¨n ho¸ b¶n ®Þa s©u s¾c. NhiÒu ng«i chïa cã tõ thêi nhµ Lý, ®-îc
trïng tu söa ch÷a vµo nh÷ng thêi kú sau nh- chïa ThÇy, chïa Bèi Khª, chïa §Ëu, chïa
MÝa... VÒ kiÕn tróc ®×nh lµng, cã nh÷ng ng«i ®×nh ®-îc x©y dùng vµo lo¹i sím ë ViÖt
Nam nh- ®×nh Thuþ Phiªu, ®×nh T©y §»ng... x©y dùng vµo thÕ kû XVI. Nh÷ng c©y cét
b»ng gç ngäc am gÇn 1000 n¨m tuæi cïng víi hÖ thèng v× gäng vã, bÖ ®¸ b¸ch hoa ®µi
vµ c¶nh quan thiªn nhiªn ®éc ®¸o ë chïa ThÇy, c¸c bé v× kÌo chËm rång, hoa v¨n, bÖ ®¸
ch¹m nh÷ng con gièng niªn ®¹i Lý- TrÇn ë chïa Bèi Khª, g¹ch ®Êt nung, c¸c con rång ®¸
thêi M¹c, hai pho t-îng -íp x¸c ë chïa §Ëu cña hai bËc ThiÒn s- Vò Kh¾c Tr-êng vµ Vò

(**)
T¹p chÝ V¨n ho¸ NghÖ thuËt sè 10(2005), tr 57
Kh¾c Minh; hÖ thèng t-îng La H¸n chïa T©y Ph-¬ng; nghÖ thuËt ch¹m kh¾c tinh x¶o
trong kiÕn tróc ®×nh lµng ®-îc xem nh- b¶o tµng t¹i chç ë c¸c ng«i ®×nh T©y §»ng, Chu
QuyÕn, Liªn HiÖp, §¹i Phïng... C¸c DSVH vËt thÓ ë khu vùc nµy thÓ hiÖn cô thÓ nh÷ng
dÊu Ên, nh÷ng chøng tÝch cña v¨n hãa lµng x· - s¶n phÈm tù nhiªn cña nÒn v¨n minh
n«ng nghiÖp truyÒn thèng. Di tÝch lÞch sö v¨n ho¸ vïng B¾c Bé lµ nh÷ng thiÕt chÕ v¨n
ho¸ bÒn v÷ng, n¬i diÔn ra c¸c sinh ho¹t v¨n ho¸ truyÒn thèng cña céng ®ång. C¸c di s¶n
v¨n hãa vËt thÓ ë ®©y cã quan hÖ h÷u c¬ vµ lµ sù vËt thÓ hãa nh÷ng gi¸ trÞ v¨n hãa phi
vËt thÓ, ®iÓn h×nh lµ nh÷ng lµng nghÒ tiªu biÓu nh- lµng hoa Ngäc Hµ, lµng hoa Nghi
Tµm, c¸c lµng nghÒ vµ phè nghÒ næi tiÕng nh- ®óc ®ång Ngò X·, §¹i B¸i, §ång Kþ vµ
c¸c nghÒ thñ c«ng truyÒn thèng kh¸c.
C¸c DSVH vËt thÓ còng ®ång thêi lµ n¬i diÔn ra nh÷ng lÔ héi d©n gian hÕt søc
®a d¹ng vµ phong phó. Trong sè nµy, ®¸ng chó ý lµ "héi Giãng, ®Òn Sãc", héi ®Òn Cæ
Loa víi tôc r-íc vua sèng ngo¹n môc vµ ®éc ®¸o, héi §èng §a, héi ®Òn §ång Nh©n vµ c¸c
lÔ héi ë c¸c lµng nghÒ nh- LÖ MËt, TriÒu Khóc, L-¬ng Quý (thæi c¬m thi), Sµi §ång, vµ
nh÷ng héi lÔ ë c¸c c«ng tr×nh tÝn ng-ìng t«n gi¸o nh-: phñ T©y Hå, §Òn GhÒnh, chïa
Hµ, chïa L¸ng...
Thùc tr¹ng b¶o tån vµ ph¸t huy hÖ thèng di tÝch lÞch sö v¨n ho¸ ë ®ång b»ng B¾c

+ VÒ thµnh tùu
Thø nhÊt, ®èi víi c«ng t¸c qu¶n lý nhµ n-íc: c¸c ®Þa ph-¬ng trong khu vùc ®ång
b»ng B¾c Bé ®· qu¸n triÖt s©u s¾c nghÞ quyÕt TW 5 kho¸ VIII cña §¶ng coi nhiÖm vô
b¶o tån vµ ph¸t huy c¸c DSVH trong bèi míi ë n-íc ta: “Di s¶n v¨n hãa lµ tµi s¶n v« gi¸,
g¾n kÕt céng ®ång d©n téc, lµ cèt lâi cña b¶n s¾c d©n téc, c¬ së ®Ó s¸ng t¹o nh÷ng gi¸
trÞ míi vµ giao l-u v¨n hãa. HÕt søc coi träng b¶o tån, kÕ thõa, ph¸t huy nh÷ng gi¸ trÞ v¨n
hãa truyÒn thèng (b¸c häc vµ d©n gian), v¨n hãa c¸ch m¹ng, bao gåm c¶ v¨n hãa vËt thÓ
vµ phi vËt thÓ”[17, tr.63], ®ång thêi triÓn khai thùc hiÖn LuËt Di s¶n v¨n ho¸ n¨m 2001
vµ c¸c v¨n b¶n cña Nhµ n-íc vÒ c«ng t¸c nµy. Qua ®ã, quan niÖm, ph-¬ng thøc thùc
hµnh, nh÷ng ho¹t ®éng cô thÓ trong viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy di s¶n v¨n ho¸ ®-îc thèng
nhÊt trong c¸c c¬ quan qu¶n lý vµ sù ®ång thuËn cña nh©n d©n.
ChÝnh quyÒn vµ nh©n d©n t¹i Hµ Néi, Hµ T©y (cò), B¾c Ninh vµ H¶i D-¬ng ®·
quan t©m tíi vÊn ®Ò gi÷ g×n DSVH d©n téc, t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó lµm sèng dËy mäi tiÒm
n¨ng v¨n hãa nh- lµ mét nguån lùc néi sinh m¹nh mÏ thóc ®Èy t¨ng tr-ëng kinh tÕ vµ tiÕn
bé x· héi.
§Ó ph¸t huy hiÖu qu¶ c¸c gi¸ trÞ di s¶n v¨n ho¸, ngµy 30 th¸ng 1 n¨m 2008, UBND
tØnh H¶i D-¬ng ®· ®· phª duyÖt Quy ho¹ch b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH trªn ®Þa bµn
tØnh tíi n¨m 2015 vµ ®Þnh h-íng tíi n¨m 2020 lµ : T¨ng c-êng qu¶n lý nhµ n-íc vÒ b¶o
tån DSVH trªn ®Þa bµn tØnh, b»ng viÖc cô thÓ ho¸ c¸c chñ tr-¬ng cña §¶ng vµ ph¸p luËt
cña nhµ n-íc, tiÕp tôc qu¸n triÖt vµ ®-a LuËt Di s¶n v¨n ho¸ ®i vµo cuéc sèng. KiÖn toµn
bé phËn qu¶n lý nhµ n-íc vÒ di s¶n. TiÕp tôc b¶o tån vµ ph¸t huy tèt c¸c di tÝch lÞch
sö v¨n ho¸, di tÝch c¸ch m¹ng. mét nhiÖm vô c¬ b¶n vµ rÊt quan träng ®ã lµ tiÕp
tôc n©ng cao nhËn thøc n©ng cao tr×nh ®é nghiÖp vô cho nh÷ng ng-êi trùc tiÕp
lµm c«ng t¸c di s¶n, du lÞch trªn ®Þa bµn tØnh. TØnh còng x©y dùng c¬ chÕ,
chÝnh s¸ch phï hîp ®èi víi c¸c nghÖ nh©n, nh÷ng ng-êi cã tri thøc, kinh nghiÖm
®ang n¾m gi÷ c¸c gi¸ trÞ di s¶n v¨n ho¸ vµ ®iÒu rÊt cÇn thiÕt lµ chó träng viÖc
tuyªn truyÒn, qu¶ng b¸, nh»m thu hót c«ng chóng ®Õn víi B¶o tµng, di tÝch vµ tham gia
b¶o tån vµ ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ DSVH.
UBND tØnh B¾c Ninh còng ®· ra quyÕt ®Þnh vÒ “Quy chÕ qu¶n lý vµ sö dông
di tÝch lÞch sö v¨n ho¸ tØnh B¾c Ninh”; H-íng dÉn vÒ tiªu chÝ, ph©n lo¹i, xÕp h¹ng di
tÝch; thÈm quyÒn cña c¸c c¬ quan chøc n¨ng trong viÖc cÊp phÐp b¶o qu¶n, tu bæ vµ
phôc håi di tÝch; Quy ®Þnh vÒ qu¶n lý sö dông di tÝch; Tr¸ch nhiÖm cña ban qu¶n lý di
tÝch lÞch sö v¨n ho¸ ®Þa ph-¬ng trong viÖc b¶o vÖ, g×n gi÷ c¶nh quan m«i tr-êng, ®Êt
®ai, kiÕn tróc, ®iªu kh¾c, cæ vËt, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho mäi tæ chøc, c¸ nh©n
trong vµ ngoµi n-íc ®Õn tham quan, nghiªn cøu, du lÞch, tham gia c¸c ho¹t ®éng tÝn
ng-ìng, t«n gi¸o, lÔ héi hîp ph¸p t¹i di tÝch. Qua ®ã, nh»m n©ng cao ý thøc tr¸ch nhiÖm
cña tæ chøc c¸ nh©n trong viÖc b¶o vÖ vµ ph¸t huy gi¸ trÞ cña c¸c di tÝch lÞch sö v¨n
ho¸.
Së VH, TT &DL B¾c Ninh phèi hîp víi Ban qu¶n lý di tÝch tØnh tæ chøc tËp
huÊn c«ng t¸c qu¶n lý Nhµ n-íc vÒ quy chÕ qu¶n lý vµ sö dông di tÝch lÞch sö v¨n ho¸
cho tr-ëng ban qu¶n lý di tÝch, tr-ëng c¸c th«n cã di tÝch ®· ®-îc Nhµ n-íc xÕp h¹ng trªn
®Þa bµn tØnh. Ho¹t ®éng b¶o tån, trïng tu di tÝch diÔn ra kh¸ s«i ®éng. RÊt nhiÒu di
tÝch ®· ®-îc b¶o tån, trïng tu, ®-îc cøu v·n khái nguy c¬ ®æ vì, ®-îc t¨ng tuæi thä, chÊm
døt qu¸ tr×nh xuèng cÊp, ®¶m b¶o ®é bÒn v÷ng l©u dµi, ®-îc t¹o ®iÒu kiÖn sö dông vµ
ph¸t huy tèt.
Nh÷ng n¨m gÇn ®©y, thµnh phè Hµ Néi ®· huy ®éng nhiÒu nguån kinh phÝ cho
c«ng t¸c b¶o tån, ph¸t huy gi¸ trÞ DSVH. ChØ tÝnh riªng tõ n¨m 2002-2008, ng©n s¸ch
nhµ n-íc (bao gåm Trung -¬ng, thµnh phè, quËn, huyÖn, x·, ph-êng) ®· ®Çu t- tu bæ t«n
t¹o vµ tu bæ cÊp thiÕt cho gÇn 600 di tÝch víi tæng kinh phÝ h¬n 335 tû ®ång (trong ®ã
Hµ Néi cò kho¶ng 256 tû ®ång cho gÇn 300 di tÝch, Hµ T©y cò trong c¸c n¨m 2005-
2008 ®· dµnh gÇn 80 tû ®ång cho gÇn 300 di tÝch).
Cïng víi vèn tõ ng©n s¸ch, Hµ Néi cßn huy ®éng gÇn 450 tû ®ång tõ x· héi ho¸ tu bæ
cho trªn 900 di tÝch kh¸c. C¸c di tÝch lín ®Òu ®-îc ®Çu t- ®Ó tu bæ, t«n t¹o nh- V¨n MiÕu -
Quèc Tö gi¸m, chïa T©y Ph-¬ng, chïa ThÇy, ®×nh T-êng Phiªu, chïa Tr¨m Gian, chïa §Ëu,
®×nh T©y §»ng; c¸c di tÝch ë lµng cæ §-êng L©m... Trong nh÷ng n¨m qua, c«ng t¸c nghiªn
cøu, ®¸ng gi¸ xÕp h¹ng vµ tu bæ t«n t¹o ®èi víi c¸c di tÝch c¸ch m¹ng kh¸ng chiÕn cã nhiÒu
thµnh tùu. HÇu hÕt c¸c di tÝch c¸ch m¹ng kh¸ng chiÕn ®· ®-îc kiÓm kª, hµng chôc di tÝch
®· ®-îc nghiªn cøu c«ng nhËn vµ g¾n biÓn. Thµnh phè ®· ®Çu t- hµng chôc tØ ®ång tu bæ
hµng lo¹t di tÝch nh- 90 Thî Nhuém, 48 Hµng Ngang, Ph¸o ®µi L¸ng, nhµ bµ Hai VÏ, t-îng
®µi Kh©m Thiªn, nhµ tñ Háa Lß, chïa H-¬ng TuyÕt, trËn ®Þa F111, ®Þa ®¹o Nam Hång,
khu mé ®ång bµo chÕt v× n¹n ®ãi n¨m 1945...
Bªn c¹nh nç lùc cña Thµnh phè, mét sè ®Þa ph-¬ng nh- quËn T©y Hå, quËn Long
Biªn, quËn Hoµn KiÕm ®· cã nhiÒu c¸ch lµm s¸ng t¹o, chñ ®éng tham gia b¶o tån vµ ph¸t
huy gi¸ trÞ c¸c di s¶n trªn ®Þa bµn. ¤ng Vò Hoµi Ph-¬ng, Tr-ëng phßng V¨n ho¸ th«ng tin
quËn T©y Hå cho biÕt, tõ n¨m 2001 ®Õn nay, quËn ®· mêi c¸c chuyªn gia tham gia c«ng t¸c
kiÓm kª, gi¸m ®Þnh c¸c hiÖn vËt, cæ vËt t¹i 43 di tÝch vµ thèng kª ®-îc 7108 hiÖn vËt,
trong ®ã x¸c ®Þnh ®-îc gÇn 2000 hiÖn vËt thuéc lo¹i ®Æc biÖt quý hiÕm. Sau khi tiÕn
hµnh kiÓm kª, gi¸m ®Þnh, mçi di tÝch ®Òu cã bé hå s¬ riªng kÌm theo h×nh ¶nh, s¬ ®å,
®¸nh sè cô thÓ cho tõng hiÖn vËt. Bé hå s¬ nµy ®-îc in sao thµnh 4 b¶n giao cho di tÝch,
quËn, ph-êng vµ Phßng V¨n ho¸, mçi n¬i 1 b¶n ®Ó tiÖn theo dâi, qu¶n lý vÒ l©u dµi.
Trong ®iÒu kiÖn ng©n s¸ch cßn h¹n hÑp, quËn T©y Hå cßn vËn ®éng c¸c di
tÝch “lín” hç trî cho c¸c di tÝch “bД trong c«ng t¸c söa ch÷a, t«n t¹o, gi÷ g×n c¶nh quan;
®ång thêi kªu gäi x· héi ho¸ ®Ó trïng tu c¸c di tÝch. ChØ tÝnh riªng 5 n¨m trë l¹i ®©y,
Phñ T©y Hå ®· ®-îc ®Çu t- h¬n 30 tû ®ång ®Ó trïng tu di tÝch mµ hoµn toµn kh«ng sö
dông tiÒn ng©n s¸ch; chïa T¶o S¸ch còng ®ang tiÕn hµnh t«n t¹o, víi kinh phÝ 6,8 tû
®ång (trong ®ã ng©n s¸ch chØ 800 triÖu) vµ nhiÒu n¨m nay, nhµ chïa vÉn duy tr× hç trî
cho hµng chôc ®èi t-îng khã kh¨n trªn ®Þa bµn. Vµ s¾p tíi, chïa TrÊn Quèc, ng«i chïa cæ
nhÊt Hµ Néi còng sÏ ®-îc trïng tu tõ nguån vèn x· héi ho¸.
H-íng tíi §¹i lÔ kû niÖm 1000 n¨m Th¨ng Long ­ Hµ Néi trong n¨m 2009, Thµnh
phè vµ c¸c quËn, huyÖn ®ang tiÕp tôc triÓn khai nhiÒu dù ¸n tu bæ di tÝch, b¶o tån v¨n
ho¸ phi vËt thÓ, trong ®ã cã Th¨ng Long tø trÊn, ®×nh Nam H-¬ng bªn hå Hoµn KiÕm,
chïa TrÊn Quèc.
§èi víi H¶i D-¬ng, hÖ thèng di tÝch, nhµ t-ëng niÖm danh nh©n cña ®Êt n-íc
®-îc quan t©m tu bæ, t«n t¹o lín nh- : Di tÝch danh th¾ng KiÕp B¹c thê TrÇn H-ng
§¹o C«n S¬n g¾n bã víi danh nh©n HuyÒn Quang, TrÇn Nguyªn §¸n, NguyÔn Tr·i;
§Òn thê vua Lª §¹i Hµnh; §Òn thê nhµ gi¸o Chu V¨n An, n÷ tiÕn sÜ NguyÔn ThÞ
DuÖ (ChÝ Linh); §Òn thê Khóc Thõa Dô (Ninh Giang); Côm di tÝch t-ëng niÖm §¹i
danh y TuÖ TÜnh (CÈm Giµng); Nhµ t-ëng niÖm cè phã Chñ tÞch N-íc NguyÔn
L-¬ng B»ng (Thanh MiÖn), cè Phã Chñ tÞch Héi ®ång Bé tr-ëng Lª Thanh nghÞ (Gia
Léc). C«ng t¸c quy ho¹ch phôc vô cho c«ng t¸c b¶o tån tu bæ t«n t¹o vµ khai th¸c du lÞch
®-îc chó träng. Tõ n¨m 2006, cã 11 di tÝch ®-îc quy ho¹ch. Quy ho¹ch tæng thÓ b¶o tån
vµ ph¸t huy khu Di tÝch C«n S¬n - KiÕp B¹c ®ang ®-îc c¸c cÊp tr×nh ChÝnh phñ phª
duyÖt. Tõ n¨m 2006 ®Õn nay, H¶i D-¬ng ®· cã 91 l-ît di tÝch xÕp h¹ng quèc gia ®-îc
(*)
tu bæ, t«n t¹o :
Sè vèn ®Çu t­ (tr.®)
Sè l­ît di
N¨m tÝch ®­îc tu Ghi chó
Vèn ®Þa
bæ Vèn TW Vèn XHH
ph­¬ng
2006 24 15.200 4.540 4.056

2007 28 10.500 6.490 728

2008 19 11.300 1.206 509

(*)
Nguån: B¸o c¸o cña Phßng Di s¶n V¨n ho¸, Së V¨n ho¸ ThÓ thao vµ Du lÞch H¶i
D­¬ng
2009 20 18.500 4.400 730

Tæng céng 91 55.500 16.636 6.023


§èi víi B¾c Ninh, c«ng t¸c qu¶n lý di tÝch ®-îc UBND tØnh giao trùc tiÕp cho Së
V¨n ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch cïng víi B¶o tµng tØnh. Trong thêi gian qua, B¶o tµng
tØnh ®· triÓn khai tiÕn hµnh ®ång bé c¸c kh©u c«ng t¸c b¶o tån: kiÓm kª di tÝch, tu bæ,
t«n t¹o, chèng xuèng cÊp, ph¸t huy t¸c dông vµ b¶o vÖ di tÝch. C«ng t¸c s-u tÇm, b¶o
qu¶n hiÖn vËt ë H¶i D-¬ng ®-îc tiÕn hµnh th-êng xuyªn. Hµng n¨m B¶o tµng tØnh vÉn
duy tr× c¸c mÆt ho¹t ®éng nh- s-u tÇm hiÖn vËt, khai quËt kh¶o cæ häc, kiÓm kª ®¨ng
ký di vËt, cæ vËt vµ lËp hå s¬ xÕp h¹ng di tÝch, tham gia nghiªn cøu khoa häc, duy tr×
ho¹t ®éng cña di tÝch V¨n miÕu Mao §iÒn... Riªng tõ n¨m 2006 ®Õn nay nhµ tr-ng bµy
®ang trong giai ®o¹n c¶i t¹o n©ng cÊp nªn t¹m dõng ®ãn kh¸ch vµo th¨m quan. C«ng t¸c
s-u tÇm, kiÓm kª b¶o qu¶n hiÖn vËt b¶o tµng tØnh ®-îc chó träng. Së V¨n ho¸, ThÓ thao
vµ Du lÞch ®· phª duyÖt ®Ò c-¬ng vµ n©ng cÊp tr-ng bµy; trong mÊy n¨m gÇn ®©y
B¶o tµng ®· tÝch cùc s-u tÇm tµi liÖu, hiÖn vËt cña giai ®o¹n ®æi míi tõ n¨m 1986
®Õn nay, ngoµi ra cßn s-u tÇm t- liÖu, hiÖn vËt vÒ mét sè chuyªn ®Ò nh- Bµ mÑ ViÖt
Nam anh hïng, tËp thÓ vµ c¸ nh©n ®-îc phong tÆng danh hiÖu anh hïng lùc l-îng vò
trang... Nh÷ng n¨m tr-íc ®©y hiÖn vËt s-u tÇm vÒ ®-îc nhËp kho vµ ®¨ng ký vµo sæ
kiÓm kª b-íc ®Çu. Trong mÊy n¨m gÇn ®©y B¶o tµng tØnh h¶i D-¬ng ®· tiÕn hµnh
kiÓm kª ph©n lo¹i vµ lËp hé chiÕu khoa häc hiÖn vËt b¶o tµng. TÝnh ®Õn hÕt n¨m
2008 ®· kiÓm kª, lËp hé chiÕu khoa häc ®-îc 21.706 hiÖn vËt.
+ VÒ h¹n chÕ
Mét lµ sù x©m h¹i di tÝch vµ sù xuèng cÊp cña c¸c di tÝch lÞch sö v¨n ho¸ cã
chiÒu h-íng gia t¨ng.
HiÖn nay c¸c di s¶n lÞch sö v¨n hãa vµ c¶nh quan thiªn nhiªn ë ViÖt Nam nãi chung
vµ khu vùc ®ång b»ng B¾c Bé nãi riªng ®· vµ ®ang bÞ xuèng cÊp, bÞ biÕn d¹ng nghiªm
träng do sù t¸c ®éng th-êng xuyªn cña thiªn nhiªn vµ con ng-êi, ®Æc biÖt lµ qu¸ tr×nh t¨ng
tr-ëng d©n sè thiÕu sù kiÓm so¸t. Trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y, nhiÒu khu di tÝch vÉn
ch-a kh¾c phôc ®-îc nh÷ng hËu qu¶ do chiÕn tranh ®Ó l¹i. NhiÒu c«ng tr×nh ®· vµ
®ang bÞ chiÕm dông tr¸i phÐp. §ång thêi, nh÷ng t¸c ®éng m¹nh mÏ cña qu¸ tr×nh ®« thÞ
hãa vµ kinh tÕ thÞ tr-êng víi sù ®Çu t- å ¹t cña nhiÒu tæ chøc c¸ nh©n trong n-íc vµ n-íc
ngoµi còng ®· vµ ®ang t¹o nªn nh÷ng ¶nh h-ëng kh«ng nhá ®Õn c¸c di tÝch lÞch sö vµ
v¨n hãa.
Do hoµn c¶nh lÞch sö ®Ó l¹i, vÉn cßn nhiÒu gia ®×nh, c¬ quan tõ nh÷ng n¨m
1960 ®Õn ngµy nay vÉn cßn sinh sèng trong mét sè di tÝch. T¹i Hµ Néi, trªn 90% c¸c di
tÝch ë c¸c quËn Hoµn KiÕm, §èng §a ®ang bÞ lÊn chiÕm lµm n¬i ë, trong khi c«ng t¸c
xÕp h¹ng, b¶o vÖ cho c¸c n¬i nµy cßn Ýt nhiÒu bÞ chËm trÔ. Hµ Néi míi chØ cã 551 trªn
1994 di tÝch ®-îc xÕp h¹ng, trong khi sè di tÝch ®ang ®-îc lµm hå s¬ xÕp h¹ng l¹i cßn
kh¸ nhiÒu, kh«ng Ýt di tÝch trong sè ®ã ®· trë thµnh phÕ tÝch.
NhiÒu di tÝch ®· xÕp h¹ng l¹i ch-a ®-îc c¾m mèc giíi, khoanh vïng b¶o vÖ, hîp
thøc ®Êt ®ai. Bªn c¹nh ®ã, chóng ta míi chØ chó träng b¶o tån c¸c kiÕn tróc bÊt ®éng
s¶n nh-ng l¹i ch-a chó ý ®Õn c¸c cæ vËt ngay trong c¸c di tÝch, trong c¸c tÇng líp nh©n
d©n. Trong thùc tÕ, nhiÒu ®å gèm, sø, t-îng cæ, s¾c phong trong c¸c di tÝch bÞ ®¸nh
c¾p; thÇn ph¶, s¾c phong b»ng giÊy ®ang bÞ môc n¸t; nhiÒu t-îng cæ, ®å gç bÞ söa
ch÷a tuú tiÖn lµ nh÷ng hiÖn t-îng kh«ng hiÕm gÆp.
Nh÷ng vi ph¹m t¹i c¸c di tÝch, ®Æc biÖt lµ viÖc lÊn chiÕm ®Êt ®ai, x©y dùng
tr¸i phÐp t¹i c¸c khu vùc di tÝch vÉn ch-a ®-îc gi¶i quyÕt tháa ®¸ng khiÕn cho c¶nh quan
v¨n hãa vµ m«i tr-êng cña di tÝch bÞ ¶nh h-ëng nghiªm träng. Theo thèng kª cña c¬ quan
qu¶n lý di tÝch cña Hµ Néi, sè l-îng c¸c di tÝch bÞ vi ph¹m t¹i néi thµnh Hµ Néi lµ: Hoµn
KiÕm: 36/163; Ba §×nh: 22/109; §èng §a: 43/97; Hai Bµ Tr-ng: 48/105; CÇu GiÊy:
16/61; Thanh Xu©n: 5/27; T©y Hå: 19/81 (*).
T¹i H¶i D-¬ng, do nhËn thøc vµ gi¶i quyÕt ch-a tho¶ ®¸ng gi÷a vÊn ®Ò b¶o tån di
s¶n v¨n ho¸ vµ ph¸t triÓn kinh tÕ vÊn ®Ò kinh tÕ nªn hiÖn t-îng x©m ph¹m di tÝch lÞch
sö danh lam th¾ng c¶nh ®· diÔn ra tiªu biÓu lµ viÖc khai th¸c ®¸ ë Khu vùc danh th¾ng
§éng KÝnh Chñ, Di tÝch Nh©m D-¬ng (Kinh M«n). ViÖc giao quyÒn sö dông ®Êt cho
c¸c di tÝch ch-a ®-îc thùc hiÖn ®ång bé víi c«ng t¸c lËp hå s¬ xÕp h¹ng, nªn khi tu bæ,
t«n t¹o g©y lªn sù thiÕu chñ ®éng ®èi víi c¸c ®¬n vÞ chñ qu¶n vµ chÝnh quyÒn c¬ së.
Hai lµ, nh÷ng vi ph¹m trong viÖc trïng tu DSVH
Trong thêi gian qua, c¸c ®Þa ph-¬ng trong vïng ®ång b»ng B¾c Bé ®Òu tiÕn
hµnh ph©n cÊp b¶o vÖ vµ sö dông di tÝch lÞch sö v¨n ho¸. Ngoµi mét sè di tÝch do
cÊp tØnh, thµnh phè qu¶n lý, hÇu nh- toµn bé c¸c di tÝch cßn l¹i ®Òu ®-îc ph©n cÊp

(*)
T¹p chÝ Th¨ng Long Hµ Néi ngµn n¨m ­ Sè 7/2006
tíi quËn, huyÖn, ph-êng, x· trùc tiÕp qu¶n lý. ViÖc trïng tu t«n t¹o c¸c di tÝch trong
ph¹m vi quËn, huyÖn, ph-êng x· qu¶n lý tuú thuéc rÊt nhiÒu vµo sù hiÓu biÕt vµ ý
kiÕn chñ quan cña nh÷ng ng-êi cã tr¸ch nhiÖm ë ®Þa ph-¬ng. Trong khi ®ã, lùc l-îng
c¸n bé cã chuyªn m«n vÒ khoa häc b¶o tån di tÝch míi cã ë quËn, huyÖn nh-ng võa Ýt,
võa kh«ng chuyªn s©u ®Ó ®ñ søc nghiªn cøu, cËp nhËt nh÷ng th«ng tin míi nhÊt ¸p
dông vµo c«ng t¸c b¶o tån di tÝch. V× vËy, trªn thùc tÕ ®· x¶y ra nhiÒu tr-êng hîp, c¸c
c«ng tr×nh trïng tu, t«n t¹o di tÝch do Trung -¬ng hoÆc cÊp tØnh, thµnh phè thùc
hiÖn th× hiÖu qu¶ cao, chÊt l-îng tèt, cßn l¹i c¸c c«ng tr×nh do cÊp c¬ së hoÆc do
nh©n d©n thùc hiÖn th× cã nhiÒu sai sãt, trïng tu, t«n t¹o kh«ng ®óng ph-¬ng ph¸p
khoa häc, kh«ng kÞp thêi vµ dÉn ®Õn viÖc xuèng cÊp nghiªm träng cña di tÝch. Do
thiÕu hiÓu biÕt nªn ®· x¶y ra hiÖn t-îng söa ch÷a t«n t¹o di tÝch mét c¸ch tuú tiÖn,
sai lÖch, ph¸ vì kÕt cÊu c¶nh quan cña di tÝch, lµm biÕn d¹ng di tÝch, thËm chÝ ph¸
háng c¸c yÕu tè gèc, nguyªn mÉu trong di tÝch.
VÝ dô : chïa Dôc Tó, huyÖn Tõ Liªm ®· bÞ ph¸ vì vµ x©y dùng míi hoµn toµn
hËu cung. T¹i B¾c Ninh, ng«i chïa PhËt tÝch ®-îc x©y míi hoµn toµn trªn nÒn di
tÝch th¸p PhËt Lý thêi Lý.
Trong viÖc tiÕn hµnh c¸c dù ¸n, ng-êi ta chØ quan t©m nhiÒu vÒ vÊn ®Ò kinh
phÝ vµ sö dông kinh phÝ, cßn nh÷ng vÊn ®Ò liªn quan ®Õn yªu cÇu vµ nghiÖp vô
trïng tu ®Ó b¶o vÖ di tÝch - di s¶n th× l¹i ch-a ®-îc chó träng ®óng møc.
Do hiÓu sai quyÒn tù chñ trong qu¶n lý di tÝch nªn nhiÒu vÞ trô tr×, hoÆc c¸c tæ
chøc qu¶n lý ë ®Þa ph-¬ng ®· cho r»ng: cø cã tiÒn lµ cã thÓ tu söa di tÝch theo ý kiÕn
cña c¸ nh©n.
Do hiÓu kh«ng ®Çy ®ñ vµ sai lÇm trong mét sè di tÝch, ng-êi ta ®· tù ý x©y
thªm, x©y míi c¸c bé phËn, lµm míi c¸c h¹ng môc c«ng tr×nh ch-a tõng cã kh«ng phï hîp
víi c¶nh quan cña di tÝch mµ kh«ng hÒ th«ng qua c¬ quan Nhµ n-íc cã thÈm quyÒn. KÕt
qu¶ lµ nhiÒu di tÝch cæ bÞ thay h×nh ®æi d¹ng mét c¸ch bÊt ®¾c dÜ, vËt liÖu gç ®-îc
thay b»ng bª t«ng, t-îng gç ®-îc t« loÌ loÑt, PhËt ®iÖn ®-îc l¸t b»ng g¹ch men kÝnh vµ
bæ sung thªm nhiÒu vÞ thÇn tiªn thuéc c¸c t«n ph¸i kh¸c cïng nhiÒu ®å thê tù hiÖn ®¹i.
Do t©m lý ®ua tranh nãng véi muèn tu t¹o di tÝch to ®Ñp nªn cã ®Þa ph-¬ng
®· x¶y ra viÖc bæ b¸n ®ãng gãp, thËm chÝ chuyÓn nh-îng ®Êt trong di tÝch ®Ó cã
kinh phÝ tu söa. ViÖc tu söa ch¾p v¸ theo lèi m¹nh ai ng-êi ®ã lµm vµ t¹o kÏ hë cho kÎ
xÊu lîi dông. Do t¸c ®éng cña c¬ chÕ thÞ tr-êng nªn mét sè di tÝch cã nh÷ng gi¸ trÞ vÒ
nhiÒu mÆt lÏ ra ph¶i ®-îc -u tiªn b¶o vÖ, trïng tu th× vÉn tiÕp tôc bÞ xuèng cÊp trong
khi ®ã cã nh÷ng di tÝch thËm chÝ mang nÆng yÕu tè mª tÝn l¹i ®-îc quan t©m b¶o vÖ
tu söa t«n t¹o n©ng cÊp.
Ba lµ, nh÷ng h¹n chÕ trong viÖc b¶o qu¶n hiÖn vËt, di vËt cæ.
Ngay t¹i Thñ ®« Hµ Néi, ®iÒu kiÖn phôc vô cho c«ng t¸c b¶o qu¶n hiÖn vËt t¹i
c¸c ®¬n vÞ chuyªn m«n cßn h¹n chÕ c¶ vÒ nh©n lùc vµ c¬ së vËt chÊt nh-: ch-a cã hÖ
thèng nhµ kho, phßng tr-ng bµy ®¹t tiªu chuÈn hiÖn ®¹i. C¸c ®iÒu kiÖn b¶o qu¶n hiÖn
vËt ch-a ®-îc ®¸p øng ®Çy ®ñ vÒ kh«ng gian, bè côc vµ c¸c ®iÒu kiÖn ®Þa lý cña m«i
tr-êng trong kho nh- ®é Èm, nhiÖt ®é ¸nh s¸ng, khÝ nhiÔm bÈn. Møc ®é xuèng cÊp cña
hiÖn vËt do t¸c ®éng cña c¸c t¸c nh©n m«i tr-êng thÓ hiÖn rÊt râ rÖt ë c¸c chÊt liÖu kim
lo¹i vµ gç. T¹i c¸c kho cña B¶o tµng Hµ Néi, c¸c hiÖn vËt ®-îc l-u gi÷ kh«ng ®óng c¸ch,
th-êng bÞ dån Ðp vµo c¸c hßm t«n vµ s¾p xÕp g-îng Ðp kh«ng cã kh«ng gian, kh«ng cã
ph©n lo¹i. C¸c yªu cÇu tèi thiÓu cho kü thuËt b¶o qu¶n ®· kh«ng ®-îc quan t©m ®Çu t-,
ch¼ng h¹n nh- kh«ng gian cÇn cho hiÖn vËt, ®iÒu kiÖn nhiÖt ®é, ®é Èm, th«ng tho¸ng,
¸nh s¸ng trong kho. T¹i kho ë chïa H-ng Ký, tuy cã phßng ®Ó chøa hiÖn vËt vµ cã ®Çu t-
trang thiÕt bÞ ®iÒu hßa kh«ng khÝ nh-ng do ®iÖn yÕu vµ cÊu tróc kho kh«ng phï hîp
(vèn lµ mét phÇn cña nhµ ë) nªn kh«ng b¶o ®¶m yªu cÇu kü thuËt. C¸c hiÖn vËt ®-îc
xÕp chung mét kho kh«ng ®-îc ph©n lo¹i vËt chÊt cÊu t¹o, nªn nÕu cã sö dông thiÕt bÞ
®iÒu hßa còng kh«ng ®¹t yªu cÇu b¶o qu¶n (bëi mçi lo¹i chÊt liÖu cña cæ vËt, di vËt yªu
cÇu mét kho¶ng nhiÖt ®é vµ ®é Èm kh¸c nhau). C¸c ph-¬ng ph¸p b¶o qu¶n, phôc chÕ
hÇu hÕt rÊt gi¶n ®¬n, s¬ sµi, chØ lµ viÖc tu©n thñ c¸c quy t¾c chung cña b¶o qu¶n kho,
ch-a sö dông c¸c c«ng nghÖ míi, ch-a cã phßng thÝ nghiÖm riªng mµ phÇn lín nhê vµo sù
gióp ®ì cña B¶o tµng LÞch sö ViÖt Nam. Ng-êi ta vÉn ph¶i sö dông nh- ph-¬ng ph¸p thñ
c«ng cò kü nh- dïng søc ng-êi hoÆc hãa chÊt, c¹m bÉy ®Ó diÖt chuét, mèi mät; kh¸ h¬n
cã thÓ dïng m¸y hót bôi, bµn ch¶i ®Ó chèng bôi, nÊm mèc.
Ph-¬ng ph¸p dïng hãa chÊt phßng mèi gç kh« vµ mät gç hiÖu qu¶ h¹n chÕ, nhÊt lµ
®èi víi diÖt mèi gç kh«. Thuèc diÖt mèi khã ngÊm qua vµ thÊm s©u bªn trong gç c¸c
hiÖn vËt nhÊt lµ khi chóng ®-îc s¬n phñ trang trÝ. Trong khi ®ã, tÝnh ®éc cña c¸c thuèc
phßng vµ trÞ mät gç th-êng cao vµ rÊt cao. Ch¼ng h¹n, BQG - 1 lµ mét lo¹i thuèc do n-íc
ta s¶n xuÊt theo TCVN 3721 - 82, do thµnh phÇn ho¹t chÊt chÝnh lµ DDT vµ 666 nªn rÊt
®éc. Ph-¬ng ph¸p hãa häc nµy cã nhiÒu h¹n chÕ trong sö dông, g©y « nhiÔm m«i tr-êng
vµ nguy hiÓm cho søc kháe con ng-êi.
ë H¶i D-¬ng, cæ vËt vÉn bÞ x©m ph¹m nh- t-îng t¹i chïa C«n S¬n. HiÖn nay cßn
nhiÒu cæ vËt, hiÖn vËt ®-îc nh©n d©n l-u gi÷, ch-a ®-îc tæ ®iÒu tra, thèng kª. HÖ
thèng t-îng thê trong chïa bµi trÝ ch-a chuÈn theo quan niÖm PhËt gi¸o truyÒn thèng.
HiÖn t-îng tù ý ®-a c¸c t-îng míi vµo c¸c di tÝch cßn phæ biÕn.
MÆc dï c«ng t¸c b¶o qu¶n hiÖn vËt B¶o tµng ®· ®-îc quan t©m, hiÖn vËt b¶o
tµng ®-îc b¶o qu¶n theo chÊt liÖu nh-ng ph-¬ng ph¸p b¶o qu¶n chñ yÕu vÉn lµ thñ c«ng.
HÖ thèng ®iÒu hoµ nhiÖt ®é ®-îc ®Çu t- ®· l©u ®Õn nay h- háng ch-a cã ®iÒu kiÖn
thay thÕ. HÖ thèng tñ bôc, ph-¬ng tiÖn b¶o qu¶n cßn l¹c hËu; ch-a cã ®iÒu kiÖn kinh
phÝ ®Ó n©ng cÊp. Do nhµ tr-ng bµy ph¶i ®ãng cöa ®Ó c¶i t¹o, n©ng cÊp nªn viÖc ph¸t
huy gi¸ trÞ DSVH cña b¶o tµng bÞ h¹n chÕ.
Bèn lµ, ch-a thùc sù g¾n kÕt gi÷a b¶o tån DSVH víi ph¸t triÓn bÒn v÷ng.
Thùc tiÔn cho thÊy, c¸c DSVH ®ång b»ng B¾c Bé ®· vµ ®ang trë thµnh nh÷ng
tµi nguyªn du lÞch ®Æc biÖt thu hót sù quan t©m cña nh©n d©n c¶ n-íc vµ du kh¸ch
quèc tÕ, ®em l¹i nh÷ng lîi Ých kinh tÕ kh«ng nhá cho c¸c ®Þa ph-¬ng. Bªn c¹nh nh÷ng
thµnh tùu vµ hiÖu qu¶ kh«ng thÓ phñ nhËn cña ho¹t ®éng du lÞch, t×nh tr¹ng ho¹t ®éng
du lÞch hçn t¹p víi sù tham gia cña nhiÒu thµnh phÇn kinh tÕ, cña nhiÒu ®¬n vÞ trong
vµ ngoµi ngµnh du lÞch trong vïng ch-a ®-îc qu¶n lý chÆt chÏ, ®ång thêi, sù thiÕu g¾n
kÕt gi÷a hai ngµnh v¨n hãa vµ du lÞch ®· lµm cho hiÖu qu¶ v¨n hãa cña c¸c ho¹t ®éng du
lÞch bÞ suy gi¶m, lµm cho c¶nh quan v¨n hãa cña c¸c c¬ së v¨n hãa - du lÞch ë c¸c ®Þa
ph-¬ng nµy ®· vµ ®ang bÞ ¶nh h-ëng nghiªm träng.
Trong mét thêi gian dµi, c¸c di tÝch lÞch sö v¨n ho¸ nh- lµ “cña trêi cho”, ho¹t
®éng du lÞch “cã quyÒn” khai th¸c thu lîi nhuËn. Ngµnh du lÞch ®-a c¸c ®oµn tham
quan ®Õn råi l¹i ®i.ViÖc t«n t¹o, b¶o vÖ, tu bæ c¸c di tÝch lµ nhiÖm vô cña ngµnh kh¸c,
kh«ng ph¶i cña ngµnh du lÞch, dÉn ®Õn t×nh tr¹ng ng-êi ng-êi, ngµnh ngµnh khai th¸c
nh-ng cè t×nh quªn t¸i ®Çu t-, dÉn ®Õn t×nh tr¹ng m«i tr-êng « nhiÔm, x©m h¹i di tÝch.
Tµi nguyªn du lÞch ë khu vùc nµy ®-îc khai th¸c ë møc ®é ch-a cao.
VÒ c¬ b¶n, c¸c ®Þa ph-¬ng trong vïng chØ dõng l¹i ë viÖc sö dông nh÷ng tµi
nguyªn s½n cã tõ nhiÒu n¨m vµ b-íc ®Çu t×m ®Õn khai th¸c mét sè rÊt nhá trong c¸c gi¸
trÞ, c«ng tr×nh, DSVH vèn cã cho ph¸t triÓn du lÞch. Ch¼ng h¹n, ë Hµ Néi, khu vùc tØnh
Hµ T©y cò cã rÊt nhiÒu c«ng tr×nh v¨n ho¸ l©u ®êi tiªu biÓu cho DSVH d©n téc thuÇn
ViÖt hÊp dÉn du kh¸ch. Côm DSVH ®éc ®¸o gåm lµng cæ §-êng L©m, chïa MÝa, khu
thê Phïng H-ng, Ng« QuyÒn, cïng phèi hîp víi c¸c vïng l©n cËn cã c¸c ®×nh cæ, chïa næi
tiÕng, cã thÓ t¹o nªn mét s¶n phÈm du lÞch ®éc ®¸o. Nh-ng ®Õn nay vÉn ch-a thùc sù
h×nh thµnh ®-îc c¸c tuyÕn du lÞch nµy. §-êng L©m, khu thê Phïng H-ng, Ng« QuyÒn
vÉn chØ lµ nh÷ng tiÒm n¨ng. H¬n n÷a, lµng cæ thuÇn ViÖt nµy ®ang cã bÞ xuèng cÊp,
pha t¹p, biÕn d¹ng do t¸c ®éng cña nh÷ng ®iÒu kiÖn kinh tÕ x· héi míi.
2.6. Thực trạng xã hội hoá ho¹t ®éng bảo tồn và phát huy DSVH đồng bằng Bắc Bộ
X· héi ho¸ trong c«ng t¸c b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH lµ ®a d¹ng ho¸ c¸c chñ thÓ v¨n
hãa, nh»m thu hót ®«ng ®¶o lùc l-îng x· héi, c¸c tËp thÓ vµ t- nh©n ®øng ra ch¨m lo, tæ
chøc vµ ®iÒu hµnh c¸c ho¹t ®éng b¶o tån DSVH theo ®óng ph¸p luËt cña nhµ n-íc.
X· héi ho¸ ho¹t ®éng b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH lµ qu¸ tr×nh ®éng viªn, tæ chøc vµ
t¹o ®iÒu kiÖn tèt cho mäi ng-êi víi t- c¸ch céng ®ång (c¸c c¬ quan nhµ n-íc, c¸c ®oµn thÓ
quÇn chóng, c¸c tæ chøc kinh tÕ, c¸c doanh nghiÖp...) còng nh- víi t- c¸ch c¸ nh©n, cã
thÓ chñ ®éng tham gia ®ãng gãp cho sù nghiÖp nµy.
X· héi ho¸ ho¹t ®éng b¶o vÖ DSVH kh«ng ®ång nghÜa víi viÖc tù do ho¸ vµ t-
nh©n ho¸. Trong khi thùc hiÖn viÖc x· héi ho¸ c¸c ho¹t ®éng b¶o vÖ di s¶n, c¸c c¬ quan
chñ qu¶n cña ngµnh v¨n ho¸ vÉn cã vai trß quan träng. §ã lµ vai trß qu¶n lý vµ h-íng dÉn
theo ®óng ®Þnh h-íng vµ chñ tr-¬ng cña §¶ng vµ Nhµ n-íc. C¸c c¬ quan nhµ n-íc, c¸c
ban, ngµnh, ®oµn thÓ, c¸c tæ chøc kinh tÕ vµ c¸c c¸ nh©n ®-îc phÐp chñ ®éng tham gia
vµo c¸c ho¹t ®éng b¶o tån DSVH nh-ng ph¶i tiÕn hµnh trong khu«n khæ chÝnh s¸ch vµ
luËt ph¸p cña nhµ n-íc. NÕu c¸c c¬ quan chñ qu¶n bu«ng láng viÖc qu¶n lý vµ h-íng dÉn
th× viÖc x· hội hoá c¸c ho¹t ®éng b¶o tån di s¶n v¨n ho¸ sÏ kh«ng tr¸nh khái nh÷ng mÆt
tiªu cùc, trong ®ã, ®¸ng l-u ý lµ vÊn ®Ò “th-¬ng m¹i ho¸” mét sè ho¹t ®éng b¶o tån nh-
®· x¶y ra ë mét vµi n¬i trong nh÷ng n¨m qua.
X· héi ho¸ c¸c ho¹t ®éng b¶o tån DSVH lµ nh»m më réng c¸c nguån ®Çu t-, khai
th¸c vµ sö dông cã hiÖu qu¶ c¸c tiÒm n¨ng vÒ nh©n lùc, vËt lùc, tµi lùc, trÝ lùc trong x·
héi, víi môc ®Ých ®Èy m¹nh sù nghiÖp b¶o tån vµ ph¸t huy c¸c DSVH. Tuy nhiªn, kh«ng
nªn coi viÖc x· héi ho¸ c¸c ho¹t ®éng b¶o tån DSVH lµ lý do ®Ó gi¶m nhÑ tr¸ch nhiÖm
cña nhµ n-íc, tõ ®ã rót bít phÇn kinh phÝ ®Çu t- cho lÜnh vùc nµy.
X· héi ho¸ c¸c ho¹t ®éng b¶o tån DSVH ph¶i g¾n liÒn víi viÖc nghiªn cøu vµ ban
hµnh c¸c v¨n b¶n ph¸p quy sao cho phï hîp víi LuËt Di s¶n v¨n ho¸ cña nhµ n-íc ®· ®-îc
Quèc héi th«ng qua, võa phï hîp víi t×nh h×nh ®Æc ®iÓm cô thÓ cña tõng ®Þa ph-¬ng
nh- c¶i tiÕn bé m¸y qu¶n lý (s¾p xÕp cho hîp lý, ph©n cÊp vµ ph©n nhiÖm râ rµng trong
viÖc qu¶n lý vµ hoËt ®éng b¶o tån di s¶n; båi d-ìng, ®µo t¹o ®Ó n©ng cao tr×nh ®é (vÒ
nghiÖp vô vµ c«ng t¸c qu¶n lý) cho c¸c c¸n bé, c«ng chøc lµm c«ng t¸c qu¶n lý DSVH
nh»m thùc hiÖn tèt vai trß qu¶n lý vµ h-íng dÉn cña nhµ n-íc ®èi víi viÖc x· héi ho¸ ho¹t
®éng nµy.
Trong ®iÒu kiÖn kinh tÕ thÞ tr-êng, viÖc thùc hiÖn x· héi ho¸ c¸c ho¹t ®éng b¶o
tån DSVH ph¶i gi¶i quyÕt vÊn ®Ò xö lý ®óng ®¾n mèi quan hÖ gi÷a hiÖu qu¶ x· héi
vµ hiÖu qu¶ kinh tÕ, ®¶m b¶o tiªu chuÈn cao nhÊt ®èi víi hiÖu qu¶ x· héi, cã g¾ng ®¹t
®-îc sù thèng nhÊt gi÷a hiÖu qu¶ kinh tÕ vµ hiÖu qu¶ x· héi. GS. Hoµng Vinh cho r»ng,
néi dung x· héi ho¸ c¸c ho¹t ®éng b¶o tån di tÝch lÞch sö v¨n ho¸ bao gåm: khuyÕn khÝch
viÖc ®a d¹ng ho¸ c¸c nguån kinh phÝ ®Ó b¶o vÖ, t«n t¹o vµ ph¸t huy t¸c dông c¸c di
tÝch, cho phÐp vµ t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó c¸c Ban qu¶n lý di tÝch tæ chøc vËn ®éng tuyªn
truyÒn nh©n d©n tù nguyÖn ®ãng gãp x©y dùng quü tu bæ di tÝch vµ ¸p dông c¸c h×nh
thøc ghi c«ng ®èi víi c¸c tæ chøc x· héi, c¸c tËp thÓ vµ c¸ nh©n tÝch cùc ®ãng gãp cho
quü nµy (kh¾c bia, ghi tªn ng-êi c«ng ®øc vµo c¸c bé phËn ®-îc tu bæ tõ vèn c«ng
®øc…).
Nhµ n-íc cho phÐp sö dông toµn bé nguån thu tõ c¸c ho¹t ®éng di tÝch vµo viÖc
b¶o tån, t«n t¹o di tÝch ®ång thêi cho phÐp c¸c tËp thÓ, c¸ nh©n tæ chøc c¸c ho¹t ®éng
dÞch vô phï hîp nh»m ®¸p øng nhu cÇu kh¸ch tham quan trong ph¹m vi di tÝch, C¸c tËp
thÓ, c¸ nh©n ho¹t ®éng dÞch vô cã tr¸ch nhiÖm ®ãng gãp (theo tho¶ thuËn) vµo quü tu
bæ di tÝch.(*) Thùc tr¹ng ho¹t ®éng x· héi ho¸ trong c«ng t¸c b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH
vïng B¾c Bé trong thêi gian qua ®-îc thÓ hiÖn ë mét sè ph-¬ng diÖn sau:
- X· héi ho¸ trong b¶o vÖ vµ ph¸t huy gi¸ trÞ di tÝch :
X· héi hãa b¶o vÖ di tÝch lµ nh»m môc ®Ých ®em tr¶ l¹i di tÝch cho céng ®ång
d©n c- c¸c lµng x·, phè ph-êng. G¾n di tÝch víi céng ®ång së t¹i, lµm cho di tÝch sèng

(*)
Hoµng Vinh, Nh÷ng vÊn ®Ò v¨n ho¸ trong ®êi sèng x· héi ViÖt Nam hiÖn nay, Nxb
V¨n ho¸ Th«ng tin, H.2006, tr.196
trong sù ch¨m sãc cña céng ®ång d©n c- truyÒn thèng lµ ®iÒu kiÖn duy nhÊt ®Ó gi÷
g×n di tÝch tån t¹i l©u dµi.
Ngµnh v¨n ho¸ khu vùc ®ång b»ng B¾c Bé ®· tiÕn hµnh nhiÒu h×nh thøc tuyªn
truyÒn vÒ LuËt Di s¶n v¨n ho¸ vµ c¸c v¨n b¶n ph¸p quy liªn quan b»ng pan«, khÈu hiÖu,
tµi liÖu th«ng qua c¸c cuéc häp cña nh©n d©n… nh»m n©ng cao ý thøc tr¸ch nhiÖm cña
c¸c cÊp, c¸c ngµnh, c¸c tÇng líp nh©n d©n ®èi víi di s¶n v¨n ho¸ vËt thÓ. Nh©n d©n
ngµy cµng quan t©m tr©n träng DSVH, chñ ®éng trong viÖc b¶o vÖ, gi÷ g×n khai th¸c
di tÝch, lÔ héi, v¨n ho¸ d©n gian… Sù tham gia cña nh©n d©n ë c¬ së, nhÊt lµ nh÷ng
ng-êi am hiÓu lÞch sö, v¨n ho¸ cæ truyÒn gióp cho c«ng viÖc lËp bé hå s¬ khoa häc do
c¸n bé chuyªn m«n ®¶m nhiÖm ®-îc thuËn lîi.
XÕp h¹ng di tÝch chÝnh lµ t¹o c¬ së ph¸p lý ®Ó t«n vinh, b¶o vÖ di tÝch vµ kh¬i
nguån x· héi ho¸ ngµy cµng réng h¬n. B¶o vÖ DSVH lµ mét nhiÖm vô träng t©m cÇn
®-îc x· héi ho¸, nh»m b¶o vÖ gi÷ g×n di s¶n tr¸nh nguy c¬ bÞ x©m h¹i, mÊt m¸t, mai mét.
Thùc tÕ cho thÊy chØ cã ph¸t huy ®-îc ý thøc, tr¸ch nhiÖm cña ng-êi d©n th× míi b¶o vÖ
tèt DSVH. Trong thêi gian qua, mét sè n¬i x¶y ra t×nh tr¹ng mÊt m¸t di vËt, cæ vËt, ®µo
bíi tr¸i phÐp di chØ kh¶o cæ häc lµ do chÝnh quyÒn ch-a lµm tèt c«ng t¸c tuyªn truyÒn tíi
nh©n d©n. Cho ®Õn nay, hÇu hÕt c¸c x·, ph-êng, thÞ trÊn cña Hµ Néi, B¾c Ninh, H¶i
D-¬ng ®Òu thµnh lËp ban qu¶n lý di tÝch, hÇu nh- th«n xãm nµo còng cã tæ (th-êng gäi
lµ Ban Kh¸nh tiÕt) b¶o vÖ di tÝch. §a sè di tÝch (®×nh, chïa, ®Òn, miÕu) ®Òu cã ng-êi
tr«ng coi, b¶o vÖ. ë nhiÒu ®Þa ph-¬ng, x· héi ho¸ trong viÖc b¶o tån, ph¸t huy DSVH lµ
mét néi dung trong x©y dùng lµng v¨n hoá, tæ d©n phè v¨n ho¸ vµ ®-îc c¸c tÇng líp nh©n
d©n ®ång t×nh h-ëng øng. Yªu cÇu vÒ b¶o vÖ, gi÷ g×n ph¸t huy tèt DSVH cña nh©n
d©n trë thµnh tiªu chÝ b×nh xÐt c¸c danh hiÖu ë ®Þa ph-¬ng.
Tr-íc ®©y, c«ng t¸c b¶o tån, trïng tu, t«n t¹o c¸c di tÝch chØ tr«ng chê vµo nguån
vèn hç trî cña Trung -¬ng trong Ch-¬ng tr×nh môc tiªu quèc gia vÒ ph¸t triÓn v¨n hãa vµ
nguån kinh phÝ Ýt ái cña ng©n s¸ch ®Þa ph-¬ng. Do vËy, sè di tÝch ®-îc trïng tu, t«n t¹o
còng chØ dõng l¹i ë møc ®é söa ch÷a, chèng xuèng cÊp t¹m thêi. HiÖn nay, x· héi hãa
viÖc tu bæ, t«n t¹o di tÝch ®· thu hót nguån lùc cña c¸c c¸ nh©n, tæ chøc kinh tÕ, x· héi
thÓ hiÖn ë hai ®iÓm næi bËt:
Mét lµ, nh©n d©n vµ c¸c tæ chøc kinh tÕ, x· héi tù nguyÖn ®ãng gãp toµn bé
tiÒn cña, ngµy c«ng ®Ó tu bæ t«n t¹o di tÝch, bao gåm di tÝch ch-a ®-îc Nhµ n-íc xÕp
h¹ng vµ di tÝch ®· ®-îc xÕp h¹ng.
Hai lµ, nh©n d©n ®ãng gãp nh©n lùc, vËt lùc, kinh phÝ khi ngµnh v¨n ho¸ tu bæ,
t«n t¹o di tÝch theo ch-¬ng tr×nh môc tiªu quèc gia.
Sè tiÒn nh©n d©n ñng hé tu bæ, t«n t¹o di tÝch tuú theo kh¶ n¨ng kinh tÕ cña tõng
®Þa ph-¬ng. Víi sè l-îng di tÝch nhiÒu, ng©n s¸ch Trung -¬ng vµ tØnh ®Çu t- tu bæ, t«n
t¹o di tÝch cßn h¹n chÕ th× sù vËn ®éng nh©n d©n ®ãng gãp kinh phÝ ®· gãp phÇn cã
hiÖu qu¶ ng¨n chÆn t×nh tr¹ng xuèng cÊp cña di tÝch. Së VH,TT&DL Hµ Néi cho biÕt,
tõ n¨m 2002 ®Õn 2008, h¬n 900 di tÝch ®· nhËn ®-îc 449 tû ®ång tõ sù ®ãng gãp cña
céng ®ång (ch-a kÓ c¸c ®ãng gãp b»ng hiÖn vËt).(*) Hµng tr¨m di tÝch ®-îc chèng xuèng
cÊp, tu bæ, t«n t¹o ®· trë thµnh nh÷ng s¶n phÈm du lÞch - v¨n ho¸ ®Æc thï g¾n kÕt vµo
nh÷ng tuyÕn du lÞch hÊp dÉn cã t¸c dông thóc ®Èy sù ph¸t triÓn cña mét trong nh÷ng
ngµnh kinh tÕ mòi nhän lµ du lÞch. §ång thêi, tõng b-íc lµm thay ®æi c¬ cÊu kinh tÕ cho
céng ®ång c- d©n n¬i cã di tÝch vµ lÔ héi, mang l¹i cho nh©n d©n nh÷ng lîi Ých vËt
chÊt cô thÓ. §èi víi c¸c quËn, huyÖn, c«ng t¸c x· héi ho¸ b¶o tån di tÝch ph¸t triÓn m¹nh
mÏ trong thêi gian qua. Trong ®iÒu kiÖn ng©n s¸ch cßn h¹n hÑp, quËn T©y Hå cßn vËn
®éng c¸c di tÝch “lín” hç trî cho c¸c di tÝch “bД trong c«ng t¸c söa ch÷a, t«n t¹o, gi÷
g×n c¶nh quan; ®ång thêi kªu gäi x· héi ho¸ ®Ó trïng tu c¸c di tÝch. ChØ tÝnh riªng 5 n¨m
trë l¹i ®©y, Phñ T©y Hå ®· ®Çu t- h¬n 30 tû ®ång ®Ó trïng tu di tÝch mµ hoµn toµn
kh«ng sö dông tiÒn ng©n s¸ch; chïa T¶o S¸ch còng ®ang tiÕn hµnh t«n t¹o, víi kinh phÝ
6,8 tû ®ång (trong ®ã ng©n s¸ch chØ 800 triÖu) vµ nhiÒu n¨m nay, nhµ chïa vÉn duy tr×
hç trî cho hµng chôc ®èi t-îng khã kh¨n trªn ®Þa bµn. ë huyÖn Gia L©m, nhiÒu ng«i
®×nh, ®Òn chïa ë c¸c th«n, lµng ®-îc x©y dùng tõ rÊt l©u (Chïa §¹i D-¬ng ë lµng Sñi, x·
Phó ThÞ) nªn hÇu hÕt c¸c ®×nh, ®Òn chïa ®Òu ®· xuèng cÊp. C¸c ban qu¶n lý di tÝch
®· lµm tèt c«ng t¸c qu¶n lý tæ chøc vµ vËn ®éng nh©n d©n, kh¸ch thËp ph-¬ng c«ng
®øc ®Ó tu bæ, t«n t¹o. Tõ n¨m 2004 ®Õn nay, ®· cã 52 di tÝch trong huyÖn ®-îc tu bæ
t«n t¹o víi kinh phÝ 44 tû 125 triÖu ®ång, trong ®ã, kinh phÝ tõ nguån x· héi ho¸ lµ 29 tû
923 triÖu ®ång. Riªng n¨m 2009, c¸c di tÝch nh- chïa §¹i Hïng ë x· V¨n §øc, chïa Hoµng

(*)
http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30296&cn_id=
342231
X¸, Gia Cèc, Xu©n Thuþ ë x· Kiªu Kþ; chïa §«ng Chi ë x· LÖ Chi; chïa Keo ë x· Kim
S¬n; miÕu C«ng §×nh ë x· §×nh Xuyªn; chïa Kim Tróc x· B¸t Trµng ®· ®-îc tu bæ, t«n
t¹o víi nguån kinh phÝ x· héi ho¸ lµ 18 tû 973 triÖu ®ång.(*)
§èi víi H¶i D-¬ng, c¸c di tÝch trªn ®Þa bµn tØnh khi tu bæ, t«n t¹o ®Òu cã sù tham
gia ®ãng gãp cña c¸c tËp thÓ c¸ nh©n tõ 0,5 - 50% kinh phÝ ®Çu t-/ 1 di tÝch. C¸c di
tÝch cã nguån ®Çu t- tõ x· héi ho¸ lín lµ §Òn thê nhµ gi¸o Chu V¨n An, §Òn thê n÷ TiÕn
sÜ NguyÔn ThÞ DuÖ; Chïa Thanh Mai (ChÝ Linh), §Òn thê §¹i danh Y TuÖ TÜnh (CÈm
Giµng); chïa T-êng V©n; §Òn Cao An Phô (Kinh M«n)... §Æc biÖt lµ trong nh÷ng n¨m
gÇn ®©y, khu di tÝch C«n S¬n - KiÕp B¹c ®-îc Nhµ n-íc ®Çu t- kinh phÝ vµ nh©n d©n
dïng tiÒn c«ng ®øc thËp ph-¬ng ®ãng gãp ®Ó trïng tu:
- S©n §¸, t-êng bao §Òn KiÕp B¹c, trÞ gi¸: 2.451.209.000 ®ång
- S©n TiÒn ®-êng, Am ho¸ vµng chïa C«n S¬n, trÞ gi¸: 372.570.000 ®ång
- Hai gian dÜ toµ TiÒn ®-êng chïa C«n S¬n, trÞ gi¸: 760.580.000 ®ång
- T¶, h÷u hµnh lang chïa C«n S¬n, trÞ gi¸: 4.594.338.000 ®ång
- Nhµ lµm viÖc vµ c¸c c«ng tr×nh phô trî ®Òn KiÕp B¹c: 877.773.000 ®ång.(**)
N¨m 2009, Së VH,TT&DL H¶i D-¬ng ®· thµnh lËp c©u l¹c bé cæ vËt cã 21 héi
viªn tham gia. C«ng t¸c qu¶n lý, ®Þnh h-íng viÖc sö dông ng©n s¸ch ë mét c¸c ®¬n vÞ cã
Ban Quan lý di tÝch b-íc ®Çu ®i vµo nÒn nÕp, ®-îc qu¶n lý tèt.
§Ó h¹n chÕ tèi ®a t×nh tr¹ng xuèng cÊp cña c¸c di tÝch, ch-¬ng tr×nh môc tiªu
quèc gia vÒ v¨n ho¸ ®· ®-îc B¾c Ninh thùc hiÖn cã hiÖu qu¶. Trong 10 n¨m B¾c Ninh
x©y dùng vµ ph¸t triÓn (1997 - 2007), Trung -¬ng vµ tØnh ®· hç trî gÇn 30 tû ®ång cho
viÖc chèng xuèng cÊp di tÝch. N¨m 2007, Bé V¨n ho¸ - Th«ng tin (nay lµ Bé
VH,TT&DL) vµ UBND tØnh ®· hç trî 37 di tÝch víi tæng kinh phÝ trªn 3 tû ®ång.(*)
Cïng víi ®ã, phong trµo x· héi ho¸ c«ng t¸c tu bæ, b¶o tån di tÝch ®· ®-îc triÓn khai s©u
réng, huy ®éng hµng tr¨m tû ®ång tõ nh©n d©n. Nhê vËy, hµng tr¨m di tÝch ®· ®-îc tu
bæ, chèng xuèng cÊp kÞp thêi, nhiÒu di tÝch ®-îc kh«i phôc, t«n t¹o, gãp phÇn t¹o nªn
diÖn m¹o míi, khang trang mµ vÉn kh«ng mÊt ®i nÐt cæ kÝnh, trang nghiªm vèn cã. C¸c
ho¹t ®éng tham quan, nghiªn cøu, sinh ho¹t tÝn ng-ìng, lÔ héi diÔn ra trong c¸c di tÝch…

(*)
http://www.ktdt.com.vn/print.asp?newsid =186568
(**)
http://www.consonkiepbac.org.vn/NewsDetails.aspx?NewsID =59
(*)
http://www.bacninh.gov.vn/Story/VanHoaDuLich/TinTucVanHoa/2008/1/10779.html
nh- mét phong tôc, tËp qu¸n víi ®Ëm nÐt v¨n hãa B¾c Ninh - Kinh B¾c ®-îc tæ chøc, gi÷
g×n, ph¸t huy.
Tuy nhiªn, c«ng t¸c x· héi ho¸ b¶o vÖ vµ ph¸t huy di tÝch ë c¸c ®Þa ph-¬ng trong khu vùc
®ång b»ng B¾c Bé còng cßn nhiÒu h¹n chÕ, cô thÓ nh- sau:
- Ch-a cã biÖn ph¸p qu¶n lý mét c¸ch c«ng khai vµ minh b¹ch nguån kinh phÝ do
d©n ®ãng gãp còng nh- nh÷ng nguån thu kh¸c tõ di tÝch, ®Æc biÖt lµ nguån thu tµi trî
cña c¸c nhµ h¶o t©m, tiÒn c«ng ®øc, tiÒn cung tiÕn… §©y lµ nguyªn nh©n dÉn tíi t×nh
tr¹ng nguån thu tõ di tÝch kh«ng ®-îc ®Çu t- trë l¹i cho viÖc tu bæ di tÝch mµ bÞ bæ
sung vµo ng©n s¸ch cña huyÖn, x·, thËm chÝ vµo tói cña c¸ nh©n.
HiÖn nay, mçi ®Þa ph-¬ng ¸p dông mét kiÓu qu¶n lý kh¸c nhau ®èi víi nguån thu
nµy. N¬i th× Ban qu¶n lý di tÝch phô tr¸ch, n¬i th× thuéc vÒ Së VH,TT&DL, Héi PhËt
gi¸o. NhiÒu n¬i viÖc qu¶n lý, tiÕp nhËn chi tiªu tiÒn c«ng ®øc ®-îc giao cho thñ nhang,
thñ ®Òn qu¶n lý vµ nguån tiÒn nµy gÇn nh- kh«ng thÓ kiÓm so¸t ®-îc. Nguån kinh phÝ
thu tõ di tÝch cña c¸c ®Þa ph-¬ng hiÖn cã nhiÒu chñ thÓ cïng tham gia qu¶n lý vµ sö
dông dÉn tíi viÖc sö dông nh÷ng nguån thu nµy phôc vô l¹i cho di tÝch theo quy ®Þnh
cña LuËt Di s¶n gÆp nhiÒu khã kh¨n.
NhiÒu n¬i ®· thµnh lËp Ban Qu¶n lý di tÝch lÞch sö v¨n hãa, nh-ng cã danh mµ
kh«ng cã thùc, mang tÝnh h×nh thøc. Mét sè ®Þa ph-¬ng còng ®· thùc hiÖn m« h×nh
qu¶n lý tiÒn c«ng ®øc nh- 20% nép cho tØnh, 10% dµnh cho huyÖn, nhµ chïa ®-îc 30%
vµ phÇn cßn l¹i dµnh cho di tÝch. Tuy nhiªn, trªn thùc tÕ ë c¸c ®Þa ph-¬ng cã nh÷ng di
tÝch lín nh- chïa H-¬ng, hay Yªn Tö... th× vÊn ®Ò qu¶n lý tiÒn c«ng ®øc cßn lóng tóng.
H¬n n÷a, do ch-a cã c¬ chÕ qu¶n lý nªn khi cã tiÒn ®ãng gãp, nhiÒu ban qu¶n lý
di tÝch ®· tuú tiÖn tiÕn hµnh söa ch÷a, tu bæ di tÝch mµ kh«ng tham kh¶o ý kiÕn cña
chuyªn gia. C¸c di tÝch cã liªn quan ®Õn tÝn ng-ìng cña nh©n d©n, di tÝch kiÕn tróc
nghÖ thuËt... vèn dÔ thu hót ®-îc sù ®ãng gãp cña nh©n d©n còng l¹i dÔ r¬i vµo t×nh
c¶nh “dë khãc, dë c-êi”.
X· héi hãa b¶o tån di tÝch kh«ng cã nghÜa lµ ai còng cã thÓ can thiÖp vµo di
tÝch. §iÒu quan träng h¬n c¶ lµ n©ng cao nhËn thøc céng ®ång vÒ gi¸ trÞ cña di tÝch vµ
ý thøc b¶o vÖ di tÝch. Qua kh¶o s¸t thùc tÕ cho thÊy: c¸c dù ¸n thùc hiÖn b»ng nguån vèn
tõ Ch-¬ng tr×nh môc tiªu quèc gia vÒ v¨n hãa ®Òu tu©n thñ ®óng quy ®Þnh cña LuËt
Di s¶n v¨n hãa. Ng-îc l¹i, nh÷ng sai ph¹m lín ®-îc ph¸t hiÖn lµ c¸c dù rïng tu, t«n t¹o b»ng
nguån vèn cña ®Þa ph-¬ng. Vèn x· héi hãa th-êng kh«ng thùc hiÖn ®óng quy tr×nh, kü
thuËt, ch-a cã kinh nghiÖm trong lÜnh vùc tu bæ di tÝch... ViÖc thi c«ng ph¶i b¶o tån tèi
®a c¸c yÕu tè gèc cÊu thµnh di tÝch, b¶o ®¶m sù bÒn v÷ng l©u dµi cho di tÝch sau khi
®-îc tu bæ. Ng-êi lµm b¶o tån ph¶i cã kiÕn thøc, sù hiÓu biÕt s©u réng vµ kü n¨ng lµm
nghÒ tèt. NÕu ®éi ngò thi c«ng kh«ng ®-îc trang bÞ kiÕn thøc c¬ b¶n, kh«ng hiÓu vÒ
nghiÖp vô b¶o tån th× cµng ®Çu t- sÏ cµng “giÕt” di tÝch.
Nh÷ng n¨m qua, viÖc tu bæ theo kiÓu “t©n cæ giao duyªn” ®· lµm biÕn d¹ng
nhiÒu di tÝch. Ng-êi d©n vµ lµng x· gãp c«ng søc, tiÒn cña cho duy tu di tÝch lµ ®iÒu
bøc thiÕt, song viÖc giao cho hä trïng tu th× cÇn ph¶i cã sù c©n nh¾c kü. CÇn ph¶i cã sù
ph©n cÊp vµ h-íng dÉn cña Nhµ n-íc, quy ®Þnh tr-êng hîp nµo d©n vµ lµng x· ®-îc tu
söa di tÝch, tr-êng hîp nµo th× kh«ng ®-îc; quy ®Þnh vÒ c¸c bµi b¶n tu söa di tÝch. Sè
l-îng vèn, nguån vèn kh«ng thÓ lµ yÕu tè chÝnh quyÕt ®Þnh ®èi t-îng vµ kü thuËt trïng
tu di tÝch. C¸c nhµ trïng tu, c¬ quan chuyªn m«n lu«n ph¶i can thiÖp vµo c¸c di tÝch cã
gi¸ trÞ lín vÒ lÞch sö vµ v¨n hãa. NhiÒu n¬i coi lÔ héi vµ di tÝch lµ nguån lîi riªng vµ tù
ý tu söa di tÝch nªn dÉn tíi nh÷ng vi ph¹m nh- x©y dùng tr¸i phÐp t¹i di tÝch ®Òn Bµ
Chóa Kho, chïa Tiªu - B¾c Ninh, l¨ng mÉu chóa LiÔu H¹nh, Vô B¶n, Nam §Þnh, hay nh-
ë ®Òn Tiªn La, ®Òn TrÇn, chïa Th-îng LiÖt, Th¸i B×nh.
- VÒ x· héi ho¸ ho¹t ®éng b¶o tµng
C«ng t¸c x· héi hãa ho¹t ®éng b¶o tµng ngµy cµng thu hót ®-îc sù quan t©m cña
céng ®ång trong viÖc tuyªn truyÒn, giíi thiÖu c¸c s-u tËp di s¶n v¨n hãa vµ nghÖ
thuËt cã gi¸ trÞ. §Æc biÖt, sau khi Quy chÕ tæ chøc vµ ho¹t ®éng cña b¶o tµng t-
nh©n ®-îc ban hµnh, c¬ quan qu¶n lý di s¶n v¨n hãa ë ®Þa ph-¬ng ®· tuyªn truyÒn
vËn ®éng c¸c s-u tËp t- nh©n xóc tiÕn x©y dùng b¶o tµng.
Ngµy 3/11/2008, Bé VH, TT & DL ®· ra ChØ thÞ “VÒ t¨ng c-êng c«ng t¸c qu¶n
lý, chØ ®¹o nh»m thóc ®Èy sù ra ®êi, ph¸t triÓn cña c¸c b¶o tµng vµ s-u tËp t- nh©n”.
§©y lµ nh÷ng c¬ së vÒ ph¸p lý t¹o ®iÒu kiÖn cho sù ra ®êi cña c¸c b¶o tµng t- nh©n
trong c¶ n-íc nãi chung, khu vùc ®ång b»ng B¾c Bé nãi riªng. TÝnh ®Õn n¨m 2009, trªn
®Þa bµn c¶ n-íc cã 9 b¶o tµng t- nh©n, trong ®ã, khu vùc ®ång b»ng B¾c Bé cã 4 b¶o
tµng:
* B¶o tµng ChiÕn sü c¸ch m¹ng bÞ ®Þch b¾t tï ®µy (Hµ Néi);
* B¶o tµng Mü thuËt Häa sü Phan ThÞ Ngäc Mü (Hµ Néi);
* B¶o tµng Mü thuËt Häa sü Sü Tèt vµ gia ®×nh (Hµ Néi);
* B¶o tµng Kû vËt chiÕn tranh (Nam §Þnh)
Míi ®©y, t¹i lµng tranh §«ng Hå, B¾c Ninh, Trung t©m giao l-u v¨n hãa cña gia ®×nh
nghÖ nh©n NguyÔn §¨ng ChÕ ®· ®-îc kh¸nh thµnh, trë thµnh b¶o tµng sèng ®éng vÒ
tranh d©n gian §«ng Hå. Täa l¹c trªn mét khu ®Êt réng h¬n 5.000m2, Trung t©m ®-îc
chia lµm ba khu kh¸c biÖt: khu tr×nh diÔn c¸c c«ng ®o¹n lµm tranh; khu tr-ng bµy vµ giíi
thiÖu c¸c s¶n phÈm cña dßng tranh §«ng Hå; khu b¶o tån, tr-ng bµy nh÷ng b¶n kh¾c cæ,
nh÷ng bøc tranh cæ, l-u gi÷ vµ giíi thiÖu vÒ nh÷ng gi¸ trÞ ®éc ®¸o cña tranh §«ng Hå...
Nh×n chung, c¸c b¶o tµng nµy tuy míi ra ®êi, nh-ng ®· cã t¸c dông tÝch cùc trong
viÖc h¹n chÕ t×nh tr¹ng thÊt tho¸t cæ vËt ra n-íc ngoµi vµ t¹o c¬ héi ®Ó c«ng chóng ®-îc
tiÕp cËn víi mét bé phËn di s¶n v¨n hãa quý gi¸ cña ®Êt n-íc vµ khu vùc. Bªn c¹nh ®ã,
C©u l¹c bé vµ Héi s-u tÇm cæ vËt ®ã ®-îc thµnh lËp t¹i mét sè ®Þa ph-¬ng: TP. Hµ Néi,
Nam §Þnh, Hµ T©y (cò), t¹o ®iÒu kiÖn cho c¸c nhµ s-u tÇm t- nh©n cã c¬ héi chia sÎ, trao
®æi cæ vËt vµ c¸c th«ng tin liªn quan ®Õn viÖc b¶o vÖ vµ ph¸t huy DSVH, trong nhiÒu Héi
®· h×nh thµnh c¬ cÊu tæ chøc, xuÊt b¶n c¸c Ên phÈm, phèi hîp tæ chøc c¸c ho¹t ®éng nh-
Héi nghiªn cøu s-u tÇm gèm vµ cæ vËt Th¨ng Long, Héi cæ vËt Thiªn Tr-êng, C©u l¹c bé
UNESCO nghiªn cøu b¶o tån gi¸ trÞ cæ vËt d©n téc…
Ngoµi viÖc ra ®êi c¸c b¶o tµng t- nh©n, ho¹t ®éng x· héi ho¸ b¶o tµng trong khu
vùc ®ång b»ng B¾c Bé cßn g¾n víi viÖc tæ chøc ph¸t ®éng phong trµo hiÕn tÆng hiÖn
vËt tõ c¸c tæ chøc, c¸ nh©n cho c¸c b¶o tµng, trªn 800 hiÖn vËt ®ã ®-îc tiÕp nhËn. B¶o
tµng Hå ChÝ Minh ®· s-u tËp ¶nh Chñ tÞch Hå ChÝ Minh (do «ng TriÖu Hoµng C-¬ng,
nhµ nhiÕp ¶nh Trung Quèc chôp 6 lÇn Chñ tÞch Hå ChÝ Minh th¨m tØnh Qu¶ng T©y,
Trung Quèc, tÆng th¸ng 8 n¨m 2005) vµ nhiÒu hiÖn vËt, tµi liÖu kh¸c liªn quan ®Õn sù
nghiÖp, cuéc ®êi ho¹t ®éng cña Chñ tÞch Hå ChÝ Minh. B¶o tµng LÞch sö Qu©n sù
ViÖt Nam tiÕp nhËn hiÖn vËt hiÕn tÆng lµ c¸c t¸c phÈm mü thuËt cña gia ®×nh nhµ
®iªu kh¾c Minh §Ønh, hiÖn vËt cña c¸c gia ®×nh t-íng lÜnh kh¸c nh-: Trung t-íng Vò
Nam Long, ThiÕu t-íng NguyÔn S¬n. B¶o tµng C¸ch m¹ng ViÖt Nam tiÕp nhËn hiÖn
vËt 3 chiÕc ®µn l¹c cÇm cña nh¹c sÜ M¸c Tuyªn vµ nhiÒu hiÖn vËt c¸ch m¹ng kh¸c cña
c¸c vÞ l·o thµnh c¸ch m¹ng. B¶o tµng D©n téc häc ViÖt Nam tiÕp nhËn 29 hiÖn vËt vÒ
c¸c d©n téc §«ng Nam ¸ do GS. K.Caduxighi, Chñ tÞch ViÖn D©n téc vµ V¨n ho¸ Ch©u ¸
(NhËt B¶n) göi tÆng, trèng ®ång §«ng S¬n do nhµ s-u tËp Vò Dòng (TP. Hµ Néi) hiÕn
tÆng. B¶o tµng Phô n÷ ViÖt Nam tiÕp nhËn hiÖn vËt do héi viªn C©u l¹c bé UNESCO
nghiªn cøu, b¶o tån gi¸ trÞ cæ vËt d©n téc trao tÆng. C¸c b¶o tµng kh¸c nh- b¶o tµng
Chøng tÝch chiÕn tranh (tiÕp nhËn c¸c hiÖn vËt tõ c¸c n¹n nh©n chiÕn tranh, tranh thiÕu
nhi vÏ vÒ ®Ò tµi hßa b×nh...). B¶o tµng Hµ T©y (cò) tiÕp nhËn nhËn hiÖn vËt do héi
viªn C©u l¹c bé UNESCO nghiªn cøu, b¶o tån cæ vËt ViÖt Nam trao tÆng. B¶o tµng ë
Th¸i B×nh tiÕp nhËn hiÖn vËt tõ Héi Cùu chiÕn binh.
C¸c b¶o tµng Trung -¬ng vµ ®Þa ph-¬ng phèi hîp víi c¸c s-u tËp t- nh©n tæ chøc
c¸c cuéc triÓn l·m, tr-ng bµy chuyªn ®Ò nh- Trung t©m B¶o tån di tÝch Cæ Loa - Thµnh
cæ Hµ Néi phèi hîp víi c¸c s-u tËp t- nh©n thuéc Héi nghiªn cøu s-u tÇm gèm vµ cæ vËt
Th¨ng Long tæ chøc tr-ng bµy cæ vËt nh©n dÞp xu©n §inh Hîi 2007 t¹i khu vùc Thµnh
cæ Hµ Néi.
B¶o tµng LÞch sö ViÖt Nam phèi hîp víi c¸c s-u tËp t- nh©n vµ B¶o tµng Qu¶ng
§«ng tæ chøc tr-ng bµy cæ vËt Qu¶ng §«ng (Trung Quèc) vµ tr-ng bµy vÒ nghÖ thuËt
§«ng S¬n.
B¶o tµng tØnh Hµ T©y (cò) phèi hîp víi c¸c nhµ s-u tËp cæ vËt cña tØnh Hµ T©y
(cò) vµ héi viªn C©u l¹c bé UNESCO nghiªn cøu, b¶o tån cæ vËt tæ chøc triÓn l·m cæ vËt
nh©n dÞp thµnh lËp §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam t¹i Hµ §«ng.
B¶o tµng Mü thuËt ViÖt Nam phèi hîp tr-ng bµy chuyªn ®Ò Cæ vËt PhËt gi¸o
ViÖt Nam vµ Mü thuËt ®iªu kh¾c Ch©u ¸, B¶o tµng Phô n÷ ViÖt Nam víi chuyªn ®Ò
Trang søc cæ…
Bªn c¹nh nh÷ng thµnh qu¶ ban ®Çu ®¹t ®-îc, c«ng t¸c x· héi hãa ho¹t ®éng b¶o
tµng trong ®iÒu kiÖn c¬ chÕ thÞ tr-êng cßn thiÕu n¨ng ®éng vµ s¸ng t¹o, ch-a cã sù phèi
kÕt hîp ho¹t ®éng liªn ngµnh gi÷a b¶o tµng, c¬ quan qu¶n lý di s¶n víi c¸c c¬ quan gi¸o
dôc vµ du lÞch. Ngay t¹i Hµ Néi, hµng n¨m Côc Di s¶n vµ Së VH,TT&DL vÉn gÆp gì
hµng chôc nhµ s-u tÇm t- nh©n cæ vËt. ThÕ nh-ng sè l-îng c¸c b¶o tµng t- nh©n vÉn
kh«ng hÒ t¨ng. Nh- vËy, nÕu xÐt ë gãc ®é tiÒm n¨ng th× râ rµng chóng ta vÉn ch-a tËn
dông, khai th¸c triÖt ®Ó nguån cæ vËt, di vËt, di s¶n quèc gia quý gi¸ cßn n»m trong
nh©n d©n.
Nguyªn nh©n chÝnh cña thùc tr¹ng nµy, theo Côc tr-ëng §Æng V¨n Bµi, lµ c¸c Së
VH,TT&DL ch-a thùc sù tÝch cùc trong viÖc ®¨ng ký cho nh÷ng ng-êi cã nhu cÇu gi¸m
®Þnh cæ vËt thµnh lËp b¶o tµng. H¬n thÕ, c¸c nhµ s-u tÇm t- nh©n do ch-a hiÓu râ c¬
chÕ chÝnh s¸ch (®· rÊt më) nªn nhiÒu ng-êi cßn nghi ng¹i. Thùc tÕ kh«ng chØ cã nh÷ng
khã kh¨n vÒ t©m lý, thñ tôc vµ chuyªn m«n. NhiÒu ng-êi cã ®ñ tiÒm n¨ng vÒ cæ vËt
còng nh- kiÕn thøc vÒ b¶o tµng nh-ng l¹i vÊp ph¶i khã kh¨n vÒ c¬ së h¹ tÇng, nhÊt lµ ë
c¸c thµnh phè lín. Bëi b¶o tµng lµ mét thiÕt chÕ v¨n hãa nªn ph¶i b¶o ®¶m nh÷ng yªu cÇu
tèi thiÓu nh- diÖn tÝch cho kh¸ch ®i l¹i tham quan, m«i tr-êng lµnh m¹nh, yªn tÜnh, thêi
gian më cöa ...
Häa sü Bïi Thanh Ph-¬ng, chñ nh©n cña ThÕ giíi Ph¸i (mét d¹ng cña Nhµ l-u
niÖm) chia sÎ: “C¸ nh©n t«i tõ l©u ®· m¬ -íc thµnh lËp mét B¶o tµng Bïi Xu©n Ph¸i,
song t«i ®· nhËn ra mét nghÞch lý nÕu muèn cã mét c¨n nhµ xøng ®¸ng lµm b¶o tµng th×
ph¶i b¸n tranh cña «ng cßn nÕu muèn gi÷ tranh l¹i th× kh«ng cã nhµ lµm b¶o tµng. ThËt
khæ t©m nÕu mét ngµy nµo ®ã m×nh cã c¨n nhµ xøng ®¸ng lµm B¶o tµng Bïi Xu©n Ph¸i
nh-ng l¹i kh«ng cã nh÷ng t¸c phÈm xuÊt s¾c cña «ng ®Ó tr-ng bµy”.(*)
Cßn mét khã kh¨n n÷a lµ hiÖn nay c¸c b¶o tµng t- nh©n ph¶i hoµn toµn tù lo kinh
phÝ, ®iÒu kiÖn ho¹t ®éng. Nhµ n-íc chñ yÕu chØ ®éng viªn, cæ vò vÒ mÆt tinh thÇn.
VÒ vÊn ®Ò nµy, Gi¸m ®èc B¶o tµng ChiÕn sü c¸ch m¹ng bÞ ®Þch b¾t tï ®µy L©m V¨n
B¶ng bµy tá: thµnh lËp ®-îc gÇn 2 n¨m, kh¸ch ®Õn tham quan b¶o tµng kh¸ ®«ng. Tuy
nhiªn, do ph¶i tù lo kinh phÝ nªn b¶o tµng ®· gÆp kh«ng Ýt nh÷ng khã kh¨n, trong ®ã cã
vÊn ®Ò b¶o qu¶n c¸c di vËt. MÆc dï mçi quý trong n¨m, b¶o tµng ®Òu b¸o c¸o víi Së
VH,TT&DL Hµ T©y (cò) vµ Côc Di s¶n v¨n hãa vÒ thùc tr¹ng di vËt cã dÊu hiÖu mai
mét, h- háng song ®Õn nay vÉn ch-a cã biÖn ph¸p cô thÓ. Cßn vÒ nh©n sù chñ yÕu còng
chØ cã 4 cùu chiÕn binh còng ®ång thêi lµ ban l·nh ®¹o ®¶m ®-¬ng mäi c«ng viÖc kÓ
c¶ nÊu c¬m phôc vô kh¸ch ®Õn tham quan khi cã nhu cÇu.
HiÖn nay, c¶ n-íc cã mét sè b¶o tµng cã tõ 1 triÖu ®Õn 1,5 triÖu l-ît kh¸ch tham
quan. Trong khi ®ã, t¹i mét sè b¶o tµng cÊp tØnh trong khu vùc ®ång b»ng B¾c Bé, l-îng
kh¸ch ®Õn cßn th-a thít. §iÒu ®ã còng cã nghÜa lµ ho¹t ®éng x· héi ho¸ ch-a tèt. Muèn
ho¹t ®éng x· héi ho¸ b¶o tµng tèt th× cÇn cã ®«ng kh¸ch ®Õn. Mµ muèn x· héi ho¸ ho¹t
®éng b¶o tµng tèt th× Nhµ n-íc cÇn t¨ng c-êng qu¶n lý vµ ®Çu t- cho b¶o tµng. Tuy
nhiªn, do hÖ thèng ph¸p quy vÒ ho¹t ®éng b¶o tµng cßn ch-a hoµn chØnh vµ c¬ chÕ ®-a
ra cßn ch-a phï hîp víi thùc tÕ nªn vÉn ch-a thu hót ®-îc sù ®Çu t-. So víi nh÷ng n¨m tr-íc,
nhµ n-íc ®· cã nhiÒu hç trî ®Çu t- cho c¸c b¶o tµng, nh-ng míi chØ dõng l¹i ë viÖc ®Çu

(*)
http://btphuong.multiply.com/reviews/item/20
t- x©y “c¸i vá”. Cßn viÖc ®Çu t- cho c«ng t¸c s-u tÇm hiÖn vËt, tr-ng bµy hÊp dÉn vÉn
cßn gÆp khã kh¨n. V× vËy, b¶o tµng kh«ng thu hót, hÊp dÉn ®-îc ng-êi ®Õn th¨m quan,
kh«ng thu ®-îc nhiÒu phÝ vµo cöa ®Ó bæ sung cho ho¹t ®éng cña m×nh. H¬n thÕ n÷a
lµ kh«ng thu hót ®-îc sù ®ãng gãp cña nh÷ng nhµ ®Çu t- - “nh÷ng ng-êi b¹n” cña b¶o
tµng.
2.7. Thực trạng đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá trong việc bảo tồn và phát huy
DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ
Theo Niªn gi¸m thèng kª n¨m 2008, vïng ®ång b»ng B¾c Bé cã diÖn tÝch lµ
21061,5 km2 víi d©n sè 19654,8 ng-êi vµ mËt ®é d©n sè lµ 933 ng-êi / km2. Trong ®ã,
mËt ®é d©n sè ë Hµ Néi lµ 1827 ng-êi / km2, ë H¶i D-¬ng lµ 1055 ng-êi / km2, ë B¾c
Ninh - 824 ng-êi / km2.
So víi c¸c vïng kh¸c trong c¶ n-íc th× ®ång b»ng B¾c Bé lµ n¬i tËp trung d©n c-
®«ng ®óc, lµ n¬i mËt ®é d©n sè cao nhÊt. HiÖn nay, n«ng nghiÖp, n«ng th«n ngµy
cµng ph¸t triÓn theo h-íng c«ng nghiÖp ho¸ vµ ®« thÞ ho¸, ®Êt ®ai dïng cho s¶n xuÊt
n«ng nghiÖp vµ cho sinh ho¹t ngµy cµng thu hÑp dÇn, nhu cÇu vÒ h-ëng thô nh÷ng gi¸
trÞ v¨n hãa cña ng-êi d©n ngµy cµng cao h¬n. H¬n n÷a, ®ång b»ng B¾c Bé cßn lµ n¬i
giµu truyÒn thèng v¨n ho¸ lóa n-íc, v¨n minh n«ng nghiÖp. ChÝnh v× thÕ, nhu cÇu vÒ
x©y dùng c¸c thiÕt chÕ v¨n hãa ®Ó phôc vô cho con ng-êi, ®Æc biÖt lµ phôc vô ng-êi
n«ng d©n lµ rÊt lín (bëi lÏ v¨n hãa lu«n sinh ra tõ céng ®ång vµ tån t¹i, ph¸t triÓn cïng
sinh ho¹t céng ®ång).
Thùc tiÔn cho thÊy, khi ®êi sèng vËt chÊt lªn cao th× c¸c ho¹t ®éng cña thiÕt chÕ
v¨n hãa c¬ së cµng trë nªn quan träng, ®¸p øng nhu cÇu v¨n hãa ë c¸c ®Þa ph-¬ng. ThiÕt
chÕ v¨n hãa c¬ së gãp phÇn x©y dùng mét m«i tr-êng v¨n hãa lµnh m¹nh, n©ng cao ý
thøc chÝnh trÞ vµ ®êi sèng v¨n hãa tinh thÇn; gi÷ g×n, ph¸t huy nh÷ng nÐt ®Ñp v¨n hãa
d©n téc, h¹n chÕ, xãa bá dÇn nh÷ng hñ tôc l¹c hËu. Trong Tõ ®iÓn B¸ch khoa ViÖt Nam,
thuËt ng÷ “thiÕt chÕ v¨n hãa” ®-îc c¾t nghÜa nh- sau: “ThiÕt chÕ v¨n hãa lµ chØnh thÓ
v¨n hãa héi tô ®Çy ®ñ c¸c yÕu tè c¬ së vËt chÊt, bé m¸y tæ chøc, hÖ thèng biÖn ph¸p ho¹t
®éng vµ kinh phÝ ho¹t ®éng cho thiÕt chÕ ®ã. VÝ dô, thiÕt chÕ nhµ v¨n hãa bao gåm
ng«i nhµ, bé m¸y tæ chøc, nh©n sù, quy chÕ ho¹t ®éng, nguån kinh phÝ; chØ riªng ng«i
nhµ hoÆc c«ng tr×nh v¨n hãa ch-a ®ñ ®Ó gäi lµ thiÕt chÕ v¨n hãa.”(*) Nh÷ng yÕu tè nãi

(*)
Tõ ®iÓn b¸ch khoa ViÖt Nam, t.4, H., Nxb.TDBK, 2005, tr. 230
trªn lµ ®iÒu kiÖn cña mét thiÕt chÕ v¨n hãa hoµn chØnh. Tuy nhiªn, trªn thùc tÕ, thiÕt
chÕ v¨n hãa h×nh thµnh nh- mét qu¸ tr×nh vµ ®-îc hoµn thiÖn dÇn trong ho¹t ®éng thùc
tiÔn. M¹ng l-íi thiÕt chÕ v¨n hãa ë n-íc ta ®-îc tæ chøc thµnh ba hÖ thèng:
+ HÖ thèng thiÕt chÕ v¨n hãa ®Æt d-íi sù qu¶n lý cña Bé VH, TT & DL.
+ HÖ thèng thiÕt chÕ v¨n hãa thuéc c¸c lùc l-îng vò trang.
+ HÖ thèng thiÕt chÕ v¨n hãa cña c¸c ®oµn thÓ (®oµn thanh niªn, c«ng ®oµn,
phô n÷…).
HÖ thèng thø nhÊt l¹i chia thµnh 4 cÊp: cÊp Trung -¬ng, cÊp tØnh vµ thµnh phè,
cÊp huyÖn, quËn, cÊp x·, ph-êng. M¹ng l-íi thiÕt chÕ v¨n hãa ë vïng ®ång b»ng B¾c Bé
còng bao gåm c¸c hÖ thèng thiÕt chÕ nh- vËy. Theo chñ tr-¬ng cña ngµnh v¨n ho¸, viÖc
®Çu t- x©y dùng hÖ thèng thiÕt chÕ v¨n hãa sÏ -u tiªn cho c¸c thiÕt chÕ phôc vô sinh
ho¹t v¨n hãa céng ®ång nh- b¶o tµng, th- viÖn, r¹p h¸t, r¹p chiÕu phim, c¸c t-îng ®µi nghÖ
thuËt, c«ng viªn, khu vui ch¬i gi¶i trÝ; quan t©m x©y dùng c¸c c«ng tr×nh v¨n hãa tÇm cì
t¹i mét sè ®Þa bµn träng ®iÓm. TÊt nhiªn, vÉn lµ dùa trªn c¬ së nh÷ng thiÕt chÕ hiÖn cã,
tõ ®ã ®Èy m¹nh x· héi hãa c«ng t¸c nµy nh»m n©ng cao chÊt l-îng ho¹t ®éng cña thiÕt
chÕ vµ h×nh thµnh c¸c thiÕt chÕ míi.
Mét trong nh÷ng môc tiªu quan träng cña quy ho¹ch thiÕt chÕ v¨n hãa lµ ®Èy m¹nh
c«ng t¸c x· héi hãa ®èi víi ho¹t ®éng nµy. Cô thÓ lµ thèng nhÊt chØ ®¹o viÖc triÓn khai
quy ho¹ch nµy tõ trung -¬ng tíi ®Þa ph-¬ng; phèi hîp víi nhiÒu cÊp, nhiÒu ngµnh... tæ
chøc c¸c h×nh thøc triÓn khai phï hîp, s¸ng t¹o, mang ý nghÜa x· héi s©u s¾c trªn nhiÒu
lÜnh vùc nh- thiÕt chÕ phôc vô ®iÖn ¶nh, biÓu diÔn nghÖ thuËt, b¶o tån c¸c gi¸ trÞ v¨n
hãa truyÒn thèng, s¶n xuÊt nhiÒu Ên phÈm, t¸c phÈm v¨n hãa cã chÊt l-îng cao phôc vô
nh©n d©n. §Æc biÖt lµ hÖ thèng thiÕt chÕ ë ®Þa ph-¬ng ®¶m b¶o cho nh©n d©n tham
gia c¸c ho¹t ®éng v¨n hãa, ph¸t ®éng c¸c phong trµo gãp vèn, c«ng søc, tham gia cïng nhµ
n-íc b¶o vÖ, t«n t¹o c¸c di tÝch lÞch sö v¨n hãa, b¶o tån c¸c gi¸ trÞ di s¶n v¨n hãa truyÒn
thèng.
ViÖc x©y dùng thiÕt chÕ v¨n hãa cÇn cã sù phèi hîp gi÷a c¸c c¬ quan, ®¬n vÞ v¨n
hãa cña Nhµ n-íc víi lùc l-îng quÇn chóng, c¸c ®oµn thÓ, tæ chøc x· héi; huy ®éng søc
d©n, c¸c ngµnh, ®oµn thÓ, c¸c doanh nghiÖp, c¸c tæ chøc x· héi trong n-íc, ngoµi n-íc;
huy ®éng ®-îc nguån kinh phÝ ngoµi nguån ng©n s¸ch Nhµ n-íc ®Ó x©y dùng, cñng cè
c¸c thiÕt chÕ v¨n hãa. Bªn c¹nh ®ã, lµ t¨ng c-êng ®Çu t- vµ cñng cè toµn diÖn c¸c c¬
quan, ®¬n vÞ v¨n hãa Nhµ n-íc ®Ó n©ng cao vai trß chñ ®¹o cña hÖ thèng thiÕt chÕ
trong tæ chøc c¸c ho¹t ®éng v¨n hãa; phæ biÕn réng r·i vÒ chÝnh s¸ch khuyÕn khÝch cña
Nhµ n-íc vÒ chñ tr-¬ng x©y dùng c¸c thiÕt chÕ v¨n hãa; c¬ chÕ qu¶n lý Nhµ n-íc ®èi víi
thiÕt chÕ v¨n hãa; ®¶m b¶o sù c«ng b»ng, b×nh ®¼ng vÒ sù ®ãng gãp søc s¸ng t¹o, c«ng
cña cho ph¸t triÓn sù nghiÖp v¨n hãa.
Ngoµi hÖ thèng thiÕt chÕ v¨n hãa ë Trung -¬ng, tõng ®Þa ph-¬ng, tõng khu vùc,
tõng lÜnh vùc cã c¬ chÕ, chÝnh s¸ch -u ®·i ®Ó thu hót c¸c nhµ ®Çu t- tham gia x©y
dùng thiÕt chÕ v¨n hãa. N©ng cao chÊt l-îng c¸c thiÕt chÕ v¨n hãa nh»m kÝch thÝch
ng-êi d©n tham gia c¸c ho¹t ®éng, sö dông s¶n phÈm v¨n hãa t¹i c¸c thiÕt chÕ v¨n hãa...
Nh- vËy, viÖc ®Çu t- x©y dùng c¸c thiÕt chÕ v¨n hãa ë vïng ®ång b»ng B¾c Bé
dùa trªn c¬ së nhu cÇu ph¸t triÓn cña vïng phï hîp víi môc tiªu ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi.
§Õn n¨m 2010 vµ ®Þnh h-íng ®Õn n¨m 2020 lµ tËp trung ®Çu t-, x©y dùng hÖ thèng h¹
tÇng kinh tÕ - x· héi hiÖn ®¹i, ®¸p øng yªu cÇu ph¸t triÓn; phÊn ®Êu ®¹t môc tiªu c¬ b¶n
trë thµnh vïng c«ng nghiÖp tr-íc n¨m 2020. Quan ®iÓm trong ®Çu t- cho c¸c thiÕt chÕ
v¨n hãa lµ nhµ n-íc vµ nh©n d©n cïng lµm.
* Mét sè kÕt qu¶ trong ®Çu t- x©y dùng c¸c thiÕt chÕ v¨n hãa vïng ®ång b»ng
B¾c Bé
Nh÷ng n¨m gÇn ®©y, tuy ®Êt n-íc ph¸t triÓn kh¸ nh-ng ng©n s¸ch cßn h¹n chÕ.
§Çu t- cho lÜnh vùc v¨n hãa do ®ã còng h¹n chÕ vµ cßn Ýt h¬n so víi c¸c lÜnh vùc kh¸c.
Còng chÝnh v× thÕ, trong ®Çu t- x©y dùng c¸c thiÕt chÕ v¨n hãa, c¸c ®Þa ph-¬ng ph¶i
cã ph-¬ng ¸n, kÕ ho¹ch, môc tiªu rÊt cô thÓ trong tõng n¨m. H¬n n÷a, khi triÓn khai ph¶i
cã sù thèng nhÊt gi-½ c¸c bé liªn quan (Bé KÕ ho¹ch - §Çu t-, Bé Tµi chÝnh, Bé VH, TT
& DL) vµ cÊp së ë ®Þa ph-¬ng vÒ ph-¬ng ¸n ®Çu t- nh»m biÕn môc tiªu thµnh hiÖn
thùc.
§Ó ®¸nh gi¸ t×nh h×nh ®Çu t- x©y dùng c¸c thiÕt chÕ v¨n hãa, xin nªu hiÖn tr¹ng
hÖ thèng thiÕt chÕ v¨n hãa trong c¶ n-íc nãi chung vµ mét vµi sè liÖu vÒ vïng ®ång
b»ng B¾c Bé nãi riªng. Theo thèng kª n¨m 2008 cña Côc V¨n hãa c¬ së, c¶ n-íc cã 59
Trung t©m V¨n hãa - Th«ng tin; bèn Trung t©m Th«ng tin - TriÓn l·m; n¨m Nhµ v¨n hãa
Trung t©m cÊp tØnh; 614 Phßng V¨n hãa - Th«ng tin cÊp huyÖn; 349 Trung t©m V¨n
hãa - Th«ng tin cÊp huyÖn; 214 Nhµ v¨n hãa cÊp huyÖn; 668 ®éi Th«ng tin l-u ®éng;
4.422 Nhµ v¨n hãa x·; 17.970 côm cæ ®éng; 5.688 tr¹m truyÒn thanh; gÇn 1.000 Trung
t©m gi¸o dôc céng ®ång cña x·; 38.338 Nhµ v¨n hãa ë lµng, th«n, Êp, b¶n, tæ d©n phè;
3.390 ®iÓm vui ch¬i trÎ em cÊp x·; 29.193 tæ, ®éi v¨n nghÖ quÇn chóng; 27.462 c©u l¹c
bé c¸c lo¹i...
Tuy nhiªn cã mét thùc tÕ lµ nhiÒu thiÕt chÕ v¨n hãa ®· cò vµ dét n¸t nh-ng ch-a
®-îc söa ch÷a ,tu söa vµ x©y dùng l¹i. Trõ mét sè Nhµ v¨n hãa th«n, lµng, khu phè ®-îc
x©y dùng míi, Nhµ v¨n hãa cÊp x· chñ yÕu chØ sö dông héi tr-êng UBND. Nhµ v¨n hãa
thµnh phè Hµ Néi hiÖn t¹i còng cã quy m« kh«ng t-¬ng xøng tÇm vãc vµ vÞ trÝ cña mét
trung t©m v¨n hãa cña Thñ ®«, n¬i vèn lµ mét héi qu¸n trong khu phè cæ cña quËn Hoµn
KiÕm, víi diÖn tÝch ch-a ®Çy 1.000 m2
Ngoµi thiÕt chÕ nhµ v¨n ho¸, cã thÓ xem xÐt hiÖn tr¹ng mét sè thiÕt chÕ kh¸c nh-
r¹p chiÕu phim, th- viÖn, tr-êng häc qua nh÷ng sè liÖu (*)sau ®©y:
B¶ng 1: Sè ®¬n vÞ vµ sè r¹p chiÕu phim tÝnh ®Õn thêi ®iÓm 30/9/2008
Khu vùc Sè ®¬n vÞ Sè r¹p chiÕu phim
C¶ n-íc 374 85
§ång b»ng s«ng Hång 47 20
Hµ Néi 14 6
B¾c Ninh 2 1
H¶i D-¬ng 5 3

B¶ng 2: Sè th- viÖn vµ s¸ch tÝnh ®Õn thêi ®iÓm 30/9/2008


Khu vùc Sè th- viÖn Sè s¸ch( ngh×n b¶n)
C¶ n-íc 706 20169.3
§ång b»ng s«ng Hång 137 2592.2
Hµ Néi 32 557.0
H¶i D-¬ng 14 156.0
B¾c Ninh 8 167.9

B¶ng 3: Sè tr-êng, líp mÉu gi¸o tÝnh ®Õn 30/9/2008


Khu vùc Tr-êng Líp

(*)
Niªn gi¸m thèng kª 2008,H., Nxb.TK, 2009
C¶ n-íc 12 071 103888
§ång b»ng s«ng Hång 2809 24767
Hµ Néi 767 8231
B¾c Ninh 144 1497
H¶i D-¬ng 287 2292

B¶ng 4: Sè tr-êng, líp phæ th«ng t¹i thêi ®iÓm 30/9/2008

Khu vùc Sè tr-êng Sè líp


C¶ n-íc 28114 485977
§ång b»ng s«ng Hång 5778 95181
Hµ Néi 1440 27619
B¾c Ninh 321 5789
H¶i D-¬ng 604 8564

Qua c¸c sè liÖu nãi trªn cho thÊy gÇn ®©y c¸c thiÕt chÕ tr-êng häc ®-îc chó träng
®Çu t- x©y dùng kh¸ h¬n, cßn viÖc ®Çu t- cho c¸c thiÕt chÕ kh¸c trong hÖ thèng thiÕt
chÕ v¨n hãa vÉn cßn nhiÒu vÊn ®Ò bÊt cËp, nhÊt lµ ë Hµ néi, n¬i ®Êt chËt ng-êi ®«ng.
NhiÒu ý kiÕn cho r»ng, Hµ Néi lµ trung t©m v¨n hãa cña c¶ n-íc, thÕ nh-ng vÉn thiÕu
v¾ng nh÷ng c«ng tr×nh v¨n hãa tÇm cì.
Trªn thùc tÕ, nh÷ng c«ng tr×nh v¨n hãa ®-îc x©y tõ thêi Ph¸p thuéc, ngoµi mét sè
Ýt c«ng tr×nh ®-îc b¶o tån t-¬ng ®èi tèt nh- Nhµ h¸t Lín Hµ Néi, Th- viÖn Quèc gia, mét
sè b¶o tµng v.v, cßn l¹i hÇu hÕt ®· xuèng cÊp, hoÆc bÞ chuyÓn chøc n¨ng sö dông, ®-îc
söa míi nh-ng thùc chÊt lµ bÞ biÕn d¹ng tõ ®Ñp thµnh xÊu. C¸c r¹p chiÕu phim cò nh-
§Æng Dung, §¹i §ång ®Õn nay d-êng nh- bÞ “xãa sæ”. Cßn phÇn lín nh÷ng c«ng tr×nh
míi x©y, nÕu so víi nh÷ng c¸i ®· cã th× võa kÐm vÒ chÊt l-îng, võa kÐm vÒ thÈm mü
kiÕn tróc. HiÖn nay, ®Þa ®iÓm sinh ho¹t v¨n hãa næi bËt nhÊt cña Hµ Néi lµ Cung V¨n
hãa Lao ®éng H÷u nghÞ ViÖt X«. Cßn l¹i c¸c c«ng tr×nh nh- Cung V¨n hãa ThÓ thao
Thanh Niªn, Nhµ V¨n hãa ThÓ thao Häc sinh - Sinh viªn... ®Òu sím béc lé nh÷ng h¹n chÕ
vÒ kiÕn tróc vµ mau xuèng cÊp. Mét lo¹t c¸c c«ng tr×nh v¨n hãa nh- Nh¹c viÖn, Nhµ h¸t
®Òu n»m ë nh÷ng vÞ trÝ ch-a phï hîp, ®Çu t- x©y dùng ch-a ®óng møc.
Trong ®iÒu kiÖn c¬ chÕ thÞ tr-êng, lÜnh vùc v¨n ho¸ còng bÞ chi phèi bëi “luËt
ch¬i” chung, trong ®ã mäi chñ thÓ cho dï Nhµ n-íc hay t- nh©n ®Òu c¹nh tranh b×nh
®¼ng. Khi mµ ®Êt ®« thÞ ngµy cµng ®¾t ®á th× viÖc x©y dùng nhµ h¸t ë néi thµnh lµ
hÕt søc khã kh¨n. Tuy nhiªn, trªn thùc tÕ vÉn cã nh÷ng h-íng ®i tÝch cùc tõ chÝnh c¸c
®oµn nghÖ thuËt, tõ nh÷ng nghÖ sÜ t©m huyÕt. Gi¸m ®èc Dµn nh¹c Giao h-ëng ViÖt
Nam Ng« Hoµng Qu©n vµ gi¸m ®èc Nhµ h¸t Nh¹c vò kÞch ViÖt Nam Lª Anh Ph-¬ng
®ång quan ®iÓm t×m ®èi t¸c liªn doanh ®Ó x©y dùng nhµ h¸t. Mét ®èi t¸c NhËt B¶n ®·
s½n sµng hîp t¸c x©y dùng Nhµ h¸t giao h-ëng. Du kh¸ch NhËt B¶n ®Õn ViÖt Nam du
lÞch kh«ng thÓ hoµn toµn hµi lßng víi mét chuyÕn ®i Hµ Néi mµ ch-a ®-îc nghe Dµn
nh¹c Giao h-ëng ViÖt Nam - mét trong nh÷ng dµn nh¹c hµng ®Çu ch©u ¸ - biÓu diÔn.
Kh¸n gi¶ trong n-íc còng ®ang ngµy cµng cã cuéc sèng vËt chÊt kh¸ h¬n kÐo theo nhu
cÇu tinh thÇn cao h¬n. ViÖc më cöa giao l-u còng n©ng tr×nh ®é th-ëng thøc ©m nh¹c
thÝnh phßng c«ng chóng ViÖt Nam lªn ®¸ng kÓ, v× vËy hä sÏ t×m ®Õn m« h×nh nh÷ng
nhµ h¸t giao h-ëng trong t-¬ng lai gÇn lµ tÊt yÕu.
Mét h-íng ®i kh¸c, lµ “®i t¾t, ®ãn ®Çu”. Nhanh nh¹y h¬n hÕt vÉn lµ Nhµ h¸t
Tuæi trÎ. Khi vïng ®Êt T©y B¾c Hµ Néi vÉn cßn réng, mua còng rÎ, tiÒn ®Òn bï gi¶i táa
còng kh«ng nhiÒu, nhµ h¸t ®· ©m thÇm ®Çu t- “c¬ së 2” t¹i ®©y. T-¬ng lai, cïng víi
hµng lo¹t khu c«ng nghiÖp vµ khu ®« thÞ mäc lªn ë vïng nµy, cïng víi viÖc c- d©n néi
thµnh ®· quen phãng «t« 20 - 30 phót ra... ngo¹i « ®i xem kÞch, xem ra Nhµ h¸t Tuæi trÎ 2
cã thÓ sÏ ®¾t kh¸ch kh«ng kÐm r¹p Tuæi trÎ t¹i phè Ng« Th× NhËm ë gi÷a trung t©m Hµ
Néi hiÖn t¹i.
Ngoµi c¸c ph-¬ng thøc ®Çu t- b»ng liªn doanh, liªn kÕt vµ t- nh©n, viÖc x©y dùng
c¸c thiÕt chÕ v¨n ho¸ ë Hµ Néi dÜ nhiªn còng ®-îc thùc hiÖn b»ng ®Çu t- tõ ng©n s¸ch
Nhµ n-íc, ®Æc biÖt lµ nh÷ng c«ng tr×nh h-íng tíi kû niÖm 1000 n¨m Th¨ng Long. UBND
TP. Hµ Néi cho biÕt, nhu cÇu kÕ ho¹ch vèn 2009 - 2010 cho c¸c c«ng tr×nh kû niÖm
1000 n¨m Th¨ng Long dù kiÕn kho¶ng 13.800 tØ ®ång, nh-ng n¨m nay ng©n s¸ch Thµnh
phè míi bè trÝ ®-îc h¬n 2.790 tØ ®ång (vèn trong n-íc). Cuèi th¸ng 4/ 2009, Hµ Néi ®· cã
tê tr×nh göi Thñ t-íng ChÝnh phñ vµ Bé Tµi chÝnh, Bé KH & §T ®Ò nghÞ bæ sung tr-íc
2000 tØ ®ång trong kÕ ho¹ch 2009 cho 11 c«ng tr×nh thuéc danh môc 66 c«ng tr×nh kû
niÖm 1000 n¨m Th¨ng Long- Hµ Néi. DÜ nhiªn, sè kinh phÝ ®ã kh«ng ph¶i chØ dµnh
cho c¸c thiÕt chÕ v¨n hãa. Song, trong sè nh÷ng c«ng tr×nh ®-îc ®Çu t- cã mét sè thiÕt
chÕ v¨n hãa ®· ®-îc Thñ t-íng ChÝnh phñ cho phÐp ¸p dông c¬ chÕ ®Æc thï, vÝ dô nh-
B¶o tµng Hµ Néi vµ Cung thi ®Êu ®iÒn kinh trong nhµ.(*) Theo quan ®iÓm cña Bé KÕ
ho¹ch ®Çu t- th× cÇn ®Çu t- cã träng ®iÓm cho nh÷ng c«ng tr×nh, dù ¸n cÊp b¸ch, tiªu
biÓu chø kh«ng nªn dµn tr¶i. Do ®ã, së VH,TT&DL cÇn x¸c ®Þnh thø tù ®Çu t- cho c¸c
thiÕt chÕ v¨n hãa. Nh÷ng n¨m gÇn ®©y, viÖc x©y dùng c¸c c«ng tr×nh v¨n hãa ®a n¨ng
®-îc chó träng ®Çu t- h¬n.
ë H¶i D-¬ng, viÖc x©y dùng c¸c thiÕt chÕ v¨n hãa, thÓ thao ®-îc ®Çu t- d-íi
nhiÒu h×nh thøc. C¸c doanh nghiÖp t- nh©n trªn ®Þa bµn tØnh ®· ®Çu t- x©y dùng
nh÷ng c«ng tr×nh thÓ thao nh-: C«ng ty cæ phÇn Tr-êng Linh ®Çu t- x©y dùng khu v¨n
ho¸, thÓ thao t¹i thÞ trÊn Sao §á víi hÖ thèng gåm s©n Bãng ®¸, Bãng chuyÒn, CÇu l«ng,
QuÇn vît, bÓ b¬i hiÖn ®¹i 12 ®-êng b¬i ®ñ tiªu chuÈn thi ®Êu quèc tÕ, dù kiÕn c«ng
tr×nh thi c«ng vµo giai ®o¹n 2009 - 2010; huyÖn Kinh M«n x©y dùng 2 nhµ tËp: Bãng
bµn vµ CÇu l«ng t¹i thÞ trÊn An L-u b»ng nguån vèn t- nh©n. §iÒu ®ã phÇn nµo cho
thÊy phong trµo x· héi ho¸ v¨n ho¸, thÓ thao cña tØnh ngµy cµng ®-îc nhiÒu tæ chøc,
doanh nghiÖp quan t©m.
NhiÒu huyÖn, x·, thµnh phè còng ®· tiÕn hµnh x©y dùng c¸c nhµ tËp, thi ®Êu
TDTT cã quy m« võa vµ nhá, b»ng kinh phÝ x· héi ho¸ tõ nhiÒu nguån kh¸c nhau, ®iÓn
h×nh lµ nhµ tËp CÇu l«ng (x· Kú S¬n - Tø Kú) do t- nh©n x©y dùng trÞ gi¸ 1 tû ®ång,
98 th«n ®-îc tØnh cÊp hç trî kinh phÝ x©y dùng nhµ v¨n ho¸ n¨m 2008 ®· huy ®éng ®-îc
kinh phÝ tõ nh©n d©n vµ c¸c tæ chøc x· héi ®Ó x©y dùng nhµ v¨n ho¸ kho¶ng 40 tû
®ång.
Víi nh÷ng kÕt qu¶ trªn, c«ng t¸c x· héi ho¸ c¸c lÜnh vùc v¨n hãa, thÓ thao b-íc ®Çu
®· ®¹t ®-îc nh÷ng kÕt qu¶ rÊt ®¸ng biÓu d-¬ng. B-íc sang n¨m 2009, ngµnh
VH,TT&DL H¶i D-¬ng ®Þnh h-íng tiÕp tôc n©ng cao chÊt l-îng TDTT (thÓ dôc, thÓ
thao) quÇn chóng duy tr× tæ chøc tèt c¸c líp thÓ thao nghiÖp d- ë c¸c huyÖn, thµnh phè,
nhµ thi ®Êu tØnh, trung t©m TT d-íi n-íc; Tæ chøc tËp huÊn vµ tham gia thi ®Êu c¸c gi¶i
thÓ thao toµn quèc. ë B¾c Ninh, sau 6 n¨m thùc hiÖn KÕt luËn 36-KL/T¦ cña Ban Th-êng
vô TØnh uû vÒ ch-¬ng tr×nh ®Çu t- x©y dùng c¸c c«ng tr×nh v¨n ho¸ th«ng tin, TDTT
cÊp huyÖn, thÞ x· vµ c¬ së ®Õn n¨m 2010, toµn tØnh hoµn thµnh mét sè chØ tiªu c¬ b¶n

(*)
Xem B¶n tin Héi nhËp vµ ph¸t triÓn./ UBND Thµnh phè Hµ Néi, sè 6(30)/2009,
tr.34­35
vÒ ph¸t triÓn v¨n ho¸, TDTT: HiÖn 54,3% sè th«n, lµng, khu phè trªn toµn tØnh ®-îc
c«ng nhËn lµng, khu phè v¨n ho¸ c¸c cÊp; 80% sè gia ®×nh ®¹t danh hiÖu Gia ®×nh v¨n
ho¸; sè ng-êi tËp TDTT th-êng xuyªn ®¹t 27%; cã 1129 c¬ së c©u l¹c bé, ®iÓm, nhãm tËp
luyÖn TDTT. Tæng diÖn tÝch ®Êt quy ho¹ch cho x©y dùng c¸c c«ng tr×nh v¨n ho¸ th«ng
tin, TDTT ®Õn n¨m 2010 lµ 871,4 ha (v¨n ho¸: 442,9 ha, TDTT: 428,7ha). §Õn nay cã 5/8
®Þa ph-¬ng quy ho¹ch, x©y dùng ®-îc Trung t©m v¨n ho¸ thÓ thao riªng biÖt víi tæng
diÖn tÝch 3000-5000m2/ mét Trung t©m; 122/126 x·, ph-êng, thÞ trÊn quy ho¹ch ®Êt
cho c¸c thiÕt chÕ v¨n ho¸, trong ®ã 101 x·, ph-êng, thÞ trÊn cã nhµ v¨n ho¸; 508/707 sè
th«n, lµng, phè, khu d©n c- cã nhµ v¨n ho¸, nhµ sinh ho¹t th«n; 100% x·, ph-êng, thÞ trÊn
®· quy ho¹ch ®Êt cho TDTT, tæng diÖn tÝch gÇn 60 ha. Bªn c¹nh kÕt qu¶ ®¹t ®-îc vÉn
cßn mét sè chÝnh quyÒn ®Þa ph-¬ng ch-a thùc sù quan t©m ph¸t triÓn v¨n ho¸, TDTT.
C¬ së vÊt chÊt c¸c c«ng tr×nh v¨n ho¸, TDTT cßn thiÕu, nhiÒu n¬i cò n¸t, ch-a b¶o ®¶m
quy chuÈn. Kinh phÝ ®Çu t- cho ph¸t triÓn TDTT ch-a cao. C¬ chÕ chÝnh s¸ch thu hót
x· héi ho¸ ®Çu t- ch-a cô thÓ. §¸nh gi¸ vÊn ®Ò nµy, Chñ tÞch UBND tØnh yªu cÇu Së
V¨n ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch ph¶i x©y dùng xong quy ho¹ch c¸c c«ng tr×nh v¨n ho¸,
TDTT th«n, lµng vµo n¨m 2010, tËp trung -u tiªn x©y dùng nhµ v¨n ho¸ th«n. §èi víi cÊp
huyÖn, ph¶i hoµn thµnh viÖc x©y dùng 3 c«ng tr×nh nhµ thi ®Êu, bÓ b¬i, s©n vËn
®éng chËm nhÊt vµo n¨m 2015. Tõng ®Þa ph-¬ng lùa chän, x©y dùng h¹ng môc thÓ thao
mòi nhän, nh»m ®Èy m¹nh c¸c ho¹t ®éng TDTT. Cã c¬ chÕ khai th¸c hîp lý c«ng t¸c x·
héi ho¸ TDTT. §Ò nghÞ c¸c ®Þa ph-¬ng quan t©m ®Çu t- kinh phÝ cho c¸c c«ng tr×nh
v¨n ho¸, thÓ thao.(*)
* Vai trò của các cơ quan chức năng trong bảo tồn và phát huy DSVH vùng đồng
bằng Bắc bộ
Vïng ®ång b»ng B¾c Bé cã bÒ dµy lÞch sö v¨n ho¸ l©u ®êi víi khèi l-îng DSVH
v« cïng phong phó, ®å sé. Qu¸n triÖt tinh thÇn NghÞ quyÕt TW 5 kho¸ VIII cho r»ng:
“Di s¶n v¨n ho¸ lµ tµi s¶n v« gi¸ g¾n kÕt céng ®ång d©n téc, c¬ së ®Ó s¸ng t¹o nh÷ng
gi¸ trÞ míi vµ giao l-u v¨n ho¸. HÕt søc coi träng b¶o tån, kÕ thõa, ph¸t huy nh÷ng gi¸ trÞ
v¨n ho¸ truyÒn thèng (b¸c häc vµ d©n gian), v¨n ho¸ vµ c¸ch m¹ng, bao gåm c¶ v¨n ho¸ vËt
thÓ vµ phi vËt thÓ ”.

(*)
Xem b¸o B¾c Ninh, ngµy 23/9/2009
ChÝnh v× vËy, b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH lu«n lµ sù quan t©m chung cña c¸c cÊp
chÝnh quyÒn, ®Æc biÖt lµ trong ®iÒu kiÖn ®Èy m¹nh CNH, H§H vµ héi nhËp quèc tÕ
hiÖn nay. D-íi ®©y xin ®Ò cËp ®Õn vai trß cña c¸c c¬ quan chÝnh quyÒn ®èi víi viÖc
b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH qua thùc tiÔn Hµ Néi, H¶i D-¬ng vµ B¾c Ninh.
Vai trò của các cơ quan chức năng trong bảo tồn và phát huy DSVH ở Hà Nội.
Sau khi më réng ®Þa giíi hµnh chÝnh, Hµ Néi hiÖn lµ ®Þa ph-¬ng cã sè l-îng di
tÝch lín nhÊt c¶ n-íc, víi 5.175 di tÝch (khu vùc Hµ Néi cò 1952 di tÝch, Hµ T©y cò
3.053 di tÝch, huyÖn Mª Linh vµ 4 x· thuéc huyÖn L-¬ng S¬n Hoµ B×nh 170 di
tÝch)(**). Trong ®ã, cã 59 di tÝch xÕp h¹ng Quèc gia vµ 658 di tÝch xÕp h¹ng cÊp
Thµnh phè. Nh÷ng n¨m gÇn ®©y, thµnh phè Hµ Néi ®· huy ®éng nhiÒu nguån kinh phÝ
cho c«ng t¸c b¶o tån, ph¸t huy gi¸ trÞ khèi l-îng di s¶n ®å sé nµy. ChØ tÝnh riªng tõ n¨m
2002-2008, ng©n s¸ch nhµ n-íc (bao gåm Trung -¬ng, thµnh phè, quËn, huyÖn, x·,
ph-êng) ®· ®Çu t- tu bæ t«n t¹o vµ tu bæ cÊp thiÕt cho gÇn 600 di tÝch víi tæng kinh
phÝ h¬n 335 tû ®ång, trong ®ã Hµ Néi cò kho¶ng 256 tû ®ång cho gÇn 300 di tÝch, Hµ
T©y cò trong c¸c n¨m 2005-2008 ®· dµnh gÇn 80 tû ®ång cho gÇn 300 di tÝch. Cïng víi
vèn tõ ng©n s¸ch, Hµ Néi cßn huy ®éng gÇn 450 tû ®ång tõ x· héi ho¸ tu bæ cho trªn 900
di tÝch kh¸c.
Hµ Néi còng quan t©m ®Çu t- nghiªn cøu, b¶o tån vèn v¨n ho¸ phi vËt thÓ tiªu
biÓu nh-: lÔ héi Cæ Loa (§«ng Anh), lÔ héi ®Òn Sãc (Sãc S¬n), lÔ héi Vua Lª ®¨ng
quang (Hoµn KiÕm), lÔ héi ®Òn Vµ (S¬n T©y), nghÒ thªu QuÊt §éng (Th-êng TÝn), lÔ
héi Ch¹y Lîn, móa Bµi b«ng (Phó Xuyªn), h¸t ChÌo Tµu (§an Ph-îng), h¸t D« (Quèc Oai).
§ång thêi t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó nhiÒu lo¹i h×nh nghÖ thuËt d©n gian ph¸t triÓn nh-: rèi n-íc
§µo Thôc (§«ng Anh), §ång Vµng (Phó Xuyªn), lµng Gia (Th¹ch ThÊt); tuång ®ång Êu
(§«ng Anh), tuång D-¬ng Cèc (Quèc Oai); c¸c c©u l¹c bé ca trï ë néi thµnh Hµ Néi, Lç Khª
(§«ng Anh), §«ng Duyªn (Th-êng TÝn), Th-îng Mç (§an Ph-îng), La Khª (Hµ §«ng).
UBND Thµnh phè ®· giao cho Së VH-TT-DL dù th¶o c¸c v¨n b¶n ph¸p quy nh-: Quy
®Þnh vÒ qu¶n lý, ®Çu t- tu bæ vµ ph¸t huy gi¸ trÞ c¸c di tÝch lÞch sö v¨n ho¸ trªn ®Þa
bµn Hµ Néi, Quy chÕ qu¶n lý cæ vËt vµ ®å thê tù trong di tÝch vµ Quy chÕ qu¶n lý sö
dông nguån thu c«ng ®øc, lµm c¨n cø ph¸p lý cho c«ng t¸c qu¶n lý vµ b¶o tån di s¶n trong
thêi gian tíi.

(**)
Nguån : B¸o §iÖn tö §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam, 28/5/2009
Bªn c¹nh nç lùc cña Thµnh phè, mét sè ®Þa ph-¬ng nh- quËn T©y Hå, quËn Long
Biªn, quËn Hoµn KiÕm ®· cã nhiÒu c¸ch lµm s¸ng t¹o, chñ ®éng tham gia b¶o tån vµ ph¸t
huy gi¸ trÞ c¸c di s¶n trªn ®Þa bµn. ¤ng Vò Hoµi Ph-¬ng, Tr-ëng phßng V¨n ho¸ th«ng tin
quËn T©y Hå cho biÕt, tõ n¨m 2001 ®Õn nay, quËn ®· mêi c¸c chuyªn gia tham gia c«ng
t¸c kiÓm kª, gi¸m ®Þnh c¸c hiÖn vËt, cæ vËt t¹i 43 di tÝch vµ thèng kª ®-îc 7108 hiÖn
vËt, trong ®ã x¸c ®Þnh ®-îc gÇn 2000 hiÖn vËt thuéc lo¹i ®Æc biÖt quý hiÕm. Sau khi
tiÕn hµnh kiÓm kª, gi¸m ®Þnh, mçi di tÝch ®Òu cã bé hå s¬ riªng kÌm theo h×nh ¶nh, s¬
®å, ®¸nh sè cô thÓ cho tõng hiÖn vËt. Bé hå s¬ nµy ®-îc in sao thµnh 4 b¶n giao cho di
tÝch, quËn, ph-êng vµ Phßng V¨n ho¸ quËn mçi n¬i 1 b¶n ®Ó tiÖn theo dâi, qu¶n lý vÒ
l©u dµi. Trong ®iÒu kiÖn ng©n s¸ch cßn h¹n hÑp, quËn T©y Hå cßn vËn ®éng c¸c di
tÝch “lín” hç trî cho c¸c di tÝch “bД trong c«ng t¸c söa ch÷a, t«n t¹o, gi÷ g×n c¶nh quan;
®ång thêi kªu gäi x· héi ho¸ ®Ó trïng tu c¸c di tÝch. ChØ tÝnh riªng 5 n¨m trë l¹i ®©y,
Phñ T©y Hå ®· ®Çu t- h¬n 30 tû ®ång ®Ó trïng tu di tÝch mµ hoµn toµn kh«ng sö dông
tiÒn ng©n s¸ch; chïa T¶o S¸ch còng ®ang tiÕn hµnh t«n t¹o, víi kinh phÝ 6,8 tû ®ång
(trong ®ã ng©n s¸ch chØ 800 triÖu) vµ nhiÒu n¨m nay, nhµ chïa vÉn duy tr× hç trî cho
hµng chôc ®èi t-îng khã kh¨n trªn ®Þa bµn. Vµ s¾p tíi ®©y chïa TrÊn Quèc, ng«i chïa cæ
nhÊt Hµ Néi còng sÏ ®-îc trïng tu tõ nguån vèn x· héi ho¸. T¹i quËn Hoµn KiÕm, Trung
t©m cña Thñ ®« Hµ Néi, bªn c¹nh viÖc ®Çu t- tu bæ c¸c di tÝch, QuËn ®· chØ ®¹o
nghiªn cøu x©y dùng nhiÒu dù ¸n b¶o tån di s¶n v¨n hãa phi vËt thÓ, trong ®ã cã phôc
dùng lÔ héi vua Lª ®¨ng quang, lÔ héi truyÒn thèng Liªn khu 1 Anh hïng, lÔ héi Trung
thu Phè cæ, héi chî triÓn l·m thuèc ®«ng d-îc t¹i tuyÕn phè chuyªn doanh L·n ¤ng, triÓn
khai ®Ò ¸n x©y dùng mét sè nÐt v¨n hãa øng xö cña ng-êi d©n khu Phè cæ Hµ Néi; tæ
chøc giíi thiÖu, biÓu diÔn c¸c lo¹i h×nh nghÖ thuËt truyÒn thèng trong ®ã cã ca trï,
nghÖ thuËt lµm ®å ch¬i d©n gian, nghÖ thuËt lµm b¸nh n-íng b¸nh dÎo, cèm Vßng t¹i
ng«i nhµ di s¶n 87 M· M©y...
H-íng tíi §¹i lÔ kû niÖm 1000 n¨m Th¨ng Long ­ Hµ Néi, trong n¨m 2009,
Thµnh phè vµ c¸c quËn, huyÖn ®ang tiÕp tôc triÓn khai nhiÒu dù ¸n tu bæ di tÝch,
b¶o tån v¨n ho¸ phi vËt thÓ, trong ®ã cã Th¨ng Long tø trÊn, ®×nh Nam H-¬ng bªn hå
Hoµn KiÕm, chïa TrÊn Quèc, kh«i phôc móa cæ Th¨ng Long. §Ó b¶o tån vµ ph¸t huy
vèn di s¶n v¨n ho¸ ngµn n¨m, rÊt cÇn sù nç lùc cña c¸c cÊp chÝnh quyÒn, ngµnh, sù
chung tay, ñng hé cña c¸c tæ chøc x· héi vµ mçi ng-êi d©n. Bªn c¹nh ®ã còng cÇn cã
mét c¬ chÕ linh ho¹t, hµnh lang ph¸p lý râ rµng ®Ó huy ®éng c¸c nguån lùc vµ triÓn
khai thùc hiÖn hiÖu qu¶ c¸c dù ¸n.
Vai trß cña c¸c c¬ quan chøc n¨ng trong b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH ë B¾c Ninh
B¾c Ninh lµ vïng ®Êt Kinh B¾c cßn l-u gi÷ nhiÒu DSVH cã gi¸ trÞ, tiªu biÓu cña
v¨n hãa vïng ®ång b»ng B¾c Bé. Do vËy, viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH lu«n lµ vÊn
®Ò quan t©m cña §¶ng bé vµ c¸c cÊp chÝnh quyÒn. Nh»m b¶o vÖ c¸c di tÝch, ngµnh
V¨n ho¸ - Th«ng tin ®· liªn tôc tiÕn hµnh c¸c nghiªn cøu, ®iÒu tra, thèng nhÊt vµ ph©n
lo¹i nh»m x¸c ®Þnh gi¸ trÞ cña c¸c di tÝch. §Õn nay, toµn tØnh cã 354 di tÝch ®· ®-îc
xÕp h¹ng (trong ®ã Bé V¨n ho¸ - Th«ng tin xÕp h¹ng 186 di tÝch). Riªng n¨m 2007, 20 di
tÝch ®· ®-îc xÕp h¹ng; chïa D©u vµ chïa PhËt TÝch ®-îc Bé V¨n ho¸ - Th«ng tin ®-a
vµo danh môc 38 di tÝch ®Ò nghÞ Nhµ n-íc xÕp h¹ng di tÝch Quèc gia ®Æc biÖt. Cïng
víi viÖc x¸c ®Þnh gi¸ trÞ lÞch sö v¨n ho¸ cña di tÝch, lËp b¶n ®å ®Êt ®ai vµ khoanh
vïng b¶o vÖ di tÝch, ng¨n chÆn sù x©m h¹i di tÝch, tr¸ch nhiÖm b¶o vÖ vµ gi÷ g×n di
tÝch còng ®-îc quy ®Þnh râ rµng vÒ néi dung tíi chÝnh quyÒn c¬ së vµ ng-êi chñ qu¶n
lý, sö dông di tÝch. TÊt c¶ c¸c di tÝch khi ®-îc xÕp h¹ng ®Òu thµnh lËp Ban qu¶n lý.
§Ó h¹n chÕ tèi ®a t×nh tr¹ng xuèng cÊp cña c¸c di tÝch, ch-¬ng tr×nh môc tiªu
quèc gia vÒ v¨n ho¸ ®· ®-îc tæ chøc thùc hiÖn cã hiÖu qu¶. Trong 10 n¨m B¾c Ninh x©y
dùng vµ ph¸t triÓn (1997 - 2007), Trung -¬ng vµ tØnh ®· hç trî gÇn 30 tû ®ång cho viÖc
chèng xuèng cÊp di tÝch. Riªng n¨m 2007, Bé V¨n ho¸ - Th«ng tin (nay lµ Bé V¨n ho¸ -
ThÓ thao vµ Du lÞch) vµ UBND tØnh ®· hç trî 37 di tÝch víi tæng kinh phÝ trªn 3 tû
®ång. Cïng víi ®ã, phong trµo x· héi ho¸ c«ng t¸c tu bæ, b¶o tån di tÝch ®· ®-îc triÓn
khai s©u réng, huy ®éng hµng tr¨m tû ®ång tõ nh©n d©n. Nhê vËy, hµng tr¨m di tÝch
®· ®-îc tu bæ, chèng xuèng cÊp kÞp thêi, nhiÒu di tÝch ®-îc kh«i phôc, t«n t¹o, gãp phÇn
t¹o nªn diÖn m¹o míi, khang trang mµ vÉn kh«ng mÊt ®i nÐt cæ kÝnh, trang nghiªm vèn
cã. C¸c ho¹t ®éng tham quan, nghiªn cøu, sinh ho¹t tÝn ng-ìng, lÔ héi diÔn ra trong c¸c di
tÝch nh- mét phong tôc, tËp qu¸n víi ®Ëm nÐt v¨n hãa B¾c Ninh - Kinh B¾c ®-îc tæ
chøc, gi÷ g×n, ph¸t huy.
Nh»m n©ng cao ý thøc tr¸ch nhiÖm cña tæ chøc c¸ nh©n trong viÖc b¶o vÖ vµ
ph¸t huy gi¸ trÞ cña c¸c di tÝch lÞch sö v¨n ho¸, Së VH,TT&DL B¾c Ninh ®· phèi hîp víi
Ban qu¶n lý di tÝch tØnh tæ chøc tËp huÊn c«ng t¸c qu¶n lý Nhµ n-íc vÒ quy chÕ qu¶n
lý vµ sö dông di tÝch lÞch sö v¨n ho¸ cho tr-ëng ban qu¶n lý di tÝch, tr-ëng c¸c th«n cã di
tÝch ®· ®-îc Nhµ n-íc xÕp h¹ng trªn ®Þa bµn tØnh. T¹i líp tËp huÊn, c¸c häc viªn ®-îc
truyÒn ®¹t nh÷ng néi dung nh-: QuyÕt ®Þnh cña UBND tØnh vÒ “Quy chÕ qu¶n lý vµ
sö dông di tÝch lÞch sö v¨n ho¸ tØnh B¾c Ninh”; H-íng dÉn vÒ tiªu chÝ, ph©n lo¹i, xÕp
h¹ng di tÝch; thÈm quyÒn cña c¸c c¬ quan chøc n¨ng trong viÖc cÊp phÐp b¶o qu¶n, tu
bæ vµ phôc håi di tÝch; Quy ®Þnh vÒ qu¶n lý sö dông di tÝch; Tr¸ch nhiÖm cña ban
qu¶n lý di tÝch lÞch sö v¨n ho¸ ®Þa ph-¬ng trong viÖc b¶o vÖ, g×n gi÷ c¶nh quan m«i
tr-êng, ®Êt ®ai, kiÕn tróc, ®iªu kh¾c, cæ vËt, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho mäi tæ chøc,
c¸ nh©n trong vµ ngoµi n-íc ®Õn tham quan, nghiªn cøu, du lÞch, tham gia c¸c ho¹t ®éng
tÝn ng-ìng, t«n gi¸o, lÔ héi hîp ph¸p t¹i di tÝch.
VÒ lÜnh vùc DSVH phi vËt thÓ, B¾c Ninh næi tiÕng víi d©n ca Quan hä. NhiÒu
n¨m qua, ®-îc sù quan t©m cña Nhµ n-íc, Së VH-TT&DL B¾c Ninh phèi hîp §oµn d©n
ca Quan hä B¾c Ninh ®Çu t- nhiÒu c«ng søc, kinh phÝ s-u tÇm, ghi b¨ng, truyÒn d¹y
h¬n 200 lµn ®iÖu víi h¬n 500 bµi Quan hä; phæ biÕn vµ tæ chøc thµnh c«ng nhiÒu CLB
Quan hä t¹i c¸c lµng, x·, thóc ®Èy phong trµo häc, b¶o tån Quan hä t¹i c¸c ®Þa ph-¬ng
trong tØnh ph¸t triÓn. §Çu n¨m 2009 tØnh B¾c Ninh vµ B¾c Giang còng ®· tæ chøc
nhiÒu héi th¶o nh»m ®-a Quan hä trë l¹i céng ®ång vµ c¸ch thøc b¶o tån d©n ca Quan hä
trong céng ®ång. §Ó t¹o nªn mét kh«ng gian v¨n hãa Quan hä, t¹i lµng DiÒm, lµng Lim,
lµng §Æng... ®· x©y dùng c¸c ®éi h¸t Quan hä g¾n kÕt víi lÔ nghÜa, tÝn ng-ìng, lÔ héi;
UBND tØnh B¾c Ninh cè g¾ng ®¸nh thøc tiÒm n¨ng s¸ng t¹o cña céng ®ång b»ng c¸ch
tæ chøc c¸c cuéc thi øng t¸c Quan hä trong lÔ héi nh- ngµy x-a, nh-: “H¸t ®èi quan hä”,
“§Ëm ®µ khóc h¸t d©n ca”... gióp n©ng cao hiÓu biÕt vµ kü n¨ng diÔn x-íng Quan hä,
khuyÕn khÝch nh©n d©n h-íng m¹nh vµo viÖc s¸ng t¹o, øng t¸c ®Ó Quan hä ®-îc duy
tr× vµ b¶o tån trong kh«ng gian v¨n hãa ®Æc tr-ng ë ngay chÝnh n¬i s¶n sinh ra nã.
Th¸ng 10-2008, Bé VH-TT&DL chÝnh thøc ®Ö tr×nh hå s¬ d©n ca Quan hä lªn
UNESCO xÐt c«ng nhËn lµ DSVH phi vËt thÓ cña nh©n lo¹i. §iÒu ®¸ng mõng lµ víi nç
lùc cña c¸c c¬ quan chÝnh quyÒn vµ c¸c c¬ quan chuyªn m«n cïng víi ngµnh VH-TT&DL
trong viÖc lËp hå s¬ tr×nh lªn UNESCO, ®Õn 30-9-2009, Quan họ đã được xÕp h¹ng là
DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại. Thay mÆt céng ®ång nh©n d©n hai tØnh B¾c
Ninh vµ B¾c Giang, ViÖn V¨n hãa nghÖ thuËt vµ ®¹i diÖn ChÝnh quyÒn tØnh B¾c
Ninh còng ®· cã mÆt t¹i Abu Dhabi ®Ó ®ãn nhËn danh hiÖu vinh dù ®ã.
Vai trß cña c¸c c¬ quan chøc n¨ng trong b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH ë H¶i D-¬ng
TØnh H¶i D-¬ng, ®Æc biÖt lµ vïng ChÝ Linh, næi tiÕng lµ n¬i “tô s¬n héi thñy
linh thiªng”, n¬i diÔn ra nhiÒu sù kiÖn lÞch sö träng ®¹i cña ®Êt n-íc, n¬i sinh thµnh vµ
hun ®óc nªn nhiÒu bËc hiÒn tµi, n¬i t×m vÒ vµ lËp nªn nghiÖp lín cña nhiÒu danh nh©n
n-íc. V× vËy, còng nh- vïng ®Êt Kinh B¾c vµ xø §oµi (Hµ T©y), xø §«ng x-a (H¶i
D-¬ng nay), l-u gi÷ rÊt nhiÒu DSVH. §ã lµ gia tµi h-¬ng háa cña tæ tiªn truyÒn l¹i, lµ
nguån néi lùc to lín cña tØnh trong sù nghiÖp ®Èy m¹nh CNH, H§H. Gi÷ g×n, tu bæ vµ
khai th¸c cã hiÖu qu¶ DSVH lµ sù tr©n träng truyÒn thèng trong sù nghiÖp x©y dùng
nÒn v¨n hãa ViÖt Nam tiªn tiÕn, ®Ëm ®µ b¶n s¾c d©n téc.
Nh÷ng n¨m qua, tØnh H¶i D-¬ng ®· t¨ng c-êng ®Çu t- trÝ tuÖ, t©m huyÕt, c«ng
søc tiÒn cña cho ho¹t ®éng b¶o vÖ vµ ph¸t huy DSVH. NghÞ quyÕt ®¹i héi §¶ng bé tØnh
c¸c khãa XIII, XIV; nghÞ quyÕt c¸c kú häp Héi ®ång nh©n d©n tØnh ®Òu x¸c ®Þnh
tr¸ch nhiÖm, ®Ò ra nhiÒu néi dung cô thÓ vÒ vÊn ®Ò nµy. UBND tØnh H¶i D-¬ng ®·
cã nhiÒu cuéc häp, ra nhiÒu v¨n b¶n chØ ®¹o, bè trÝ nguån kinh phÝ t-¬ng ®èi lín cho
c«ng t¸c b¶o tån vµ ph¸t huy c¸c DSVH. L·nh ®¹o tØnh ®Æc biÖt quan t©m, chØ ®¹o
s©u s¸t, th-êng xuyªn theo dâi tõng c«ng tr×nh tu bæ di tÝch lín, kiÓm tra tõng c«ng viÖc,
chØ ®¹o c¸c ngµnh phèi hîp, tham gia cã hiÖu qu¶ vµo qu¸ tr×nh gi÷ g×n, tu bæ vµ khai
th¸c c¸c di tÝch lÞch sö v¨n hãa, s-u tÇm, b¶o l-u vµ truyÒn b¸ c¸c t¸c phÈm v¨n häc, nghÖ
thuËt cña ng-êi x-a truyÒn l¹i.
B¶o tån vµ ph¸t huy DSVH ë H¶i D-¬ng kh«ng chØ lµ c«ng t¸c riªng cña ngµnh
v¨n hãa, mµ cßn ®-îc sù hç trî cña nhiÒu ngµnh, nhiÒu ®Þa ph-¬ng vµ nh©n d©n trong
tØnh. L·nh ®¹o c¸c së KÕ ho¹ch & §Çu t-, X©y dùng, Tµi chÝnh, Gi¸o dôc & §µo t¹o, Y
tÕ ®· phèi hîp cïng ngµnh VH, TT &DL ®Ó b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH. §¶ng bé, chÝnh
quyÒn, c¸c ®oµn thÓ quÇn chóng, nhiÒu c¬ quan ®¬n vÞ, nhiÒu gia ®×nh, dßng hä vµ
nhiÒu ng-êi d©n ®· nhiÖt t×nh ®ãng gãp c«ng søc tiÒn cña ®Ó b¶o tån DSVH (tiªu biÓu
lµ tËp thÓ c¸n bé nh©n viªn B¶o tµng tØnh, Ban Qu¶n lý di tÝch C«n S¬n - KiÕp B¹c;
§¶ng bé vµ nh©n d©n x· An L¹c - ChÝ Linh, ph-êng Rèi n-íc x· Thanh H¶i, Thanh Hµ).
Bé VH, TT&DL, ®Æc biÖt lµ Côc Di s¶n v¨n hãa vµ Vô KÕ ho¹ch - Tµi chÝnh ®· hç trî
H¶i D-¬ng rÊt tÝch cùc vÒ chñ tr-¬ng, nghiÖp vô, vÒ viÖc xö lý hå s¬ cÊp phÐp vµ kinh
phÝ.
§Ó b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH, H¶i D-¬ng ®· huy ®éng ®-îc mét sè l-îng lín kinh
phÝ tõ ng©n s¸ch Nhµ n-íc vµ nguån tiÒn c«ng ®øc, tµi trî cña nh÷ng nhµ h¶o t©m cung
tiÕn. Trªn thùc tÕ, khu vùc ®Òn Bia vµ c¸c c«ng tr×nh thuéc côm di tÝch §¹i Y ThiÒn s-
TuÖ TÜnh ë CÈm Giµng ®ang ®-îc tu bæ nhê sù gióp ®ì cña Bé Y tÕ cïng c¸c l-¬ng y
trong c¶ n-íc. §Òn thê V¹n thÕ s- biÓu Chu V¨n An trªn nói Ph-îng Hoµng ®ùîc t«n t¹o nhê
nguån kinh phÝ hç trî cña Uû ban nh©n d©n thµnh phè Hµ Néi vµ nhiÒu tû ®ång do gi¸o
giíi c¶ n-íc ®ãng gãp, theo s¸ng kiÕn cña l·nh ®¹o Bé Gi¸o dôc - §µo t¹o vµ C«ng ®oµn
Gi¸o dôc ViÖt Nam.
Nhê chñ tr-¬ng ®óng, nhê t¹o ®-îc søc m¹nh tæng hîp, tØnh H¶i D-¬ng ®· tiÕn
hµnh cã hiÖu qu¶, ®¹t ®-îc nhiÒu thµnh tÝch xuÊt s¾c trong c«ng t¸c tu bæ di tÝch vµ
b¶o tån DSVH. §Õn nay, tØnh ®· tiÕn hµnh xong c«ng t¸c ®iÒu tra c¬ b¶n ®èi víi c¸c di
tÝch lÞch sö v¨n hãa, thèng kª vµ b-íc ®Çu ph©n lo¹i, kiÕn nghÞ c¸c biÖn ph¸p b¶o vÖ
c¸c cæ vËt trªn ®Þa bµn toµn tØnh. TØnh ®· ®Ò nghÞ vµ ®-îc nhµ n-íc xÕp h¹ng 147 di
tÝch cÊp quèc gia, xÕp h¹ng 35 di tÝch cÊp tØnh. C«ng t¸c ®Çu t- tu bæ c¸c di tÝch,
nhÊt lµ c¸c khu di tÝch lín nh- C«n S¬n - KiÕp B¹c, An Phô, Ph-îng Hoµng, Thanh Mai,
®Òn Cao An L¹c, côm di tÝch TuÖ TÜnh... ®· thu ®-îc nhiÒu kÕt qu¶ tèt ®Ñp vµ hiÖn
vÉn ®ang ®-îc ®Èy m¹nh, trë nªn khang trang, hoµnh tr¸ng, mµ vÉn gi÷ nguyªn ®-îc b¶n
s¾c, d¸ng vÎ cæ kÝnh.
XuÊt ph¸t tõ lßng t«n kÝnh vµ biÕt ¬n c¸c anh hïng, c¸c bËc hiÒn tµi cã c«ng víi
d©n víi n-íc, H¶i D-¬ng ®· ®Çu t- x©y dùng nhiÒu c«ng tr×nh t-ëng niÖm. §ã lµ t-îng
®µi §øc Th¸nh TrÇn trªn nói An Phô, lµ §Òn thê NguyÔn Tr·i vµ §Òn thê TrÇn Nguyªn
§¸n thuéc khu vùc Thanh H- ®éng ë C«n S¬n, lµ §Òn thê Lª §¹i Hµnh ë An L¹c, §Òn thê
Khóc Thõa Dô ë Cóc Bå, Ninh Giang. C¸c c«ng tr×nh nãi trªn ®· ®-îc b¶o tån thËn träng
b»ng trÝ tuÖ, t©m huyÕt, c«ng søc vµ tµi n¨ng cña c¸c nhµ v¨n hãa, kiÕn tróc, ®iªu
kh¾c, thiÕt kÕ, nh÷ng ng-êi thî x©y dùng ViÖt Nam thêi hiÖn ®¹i, trë thµnh nh÷ng t¸c
phÈm nghÖ thuËt cã gi¸ trÞ, ®-îc d- luËn trong vµ ngoµi n-íc ®¸nh gi¸ cao.
TØnh ®· cho biªn so¹n vµ xuÊt b¶n nhiÒu tËp s¸ch quý: H¶i D-¬ng, di tÝch - danh
th¾ng, TiÕn sÜ nho häc H¶i D-¬ng, TruyÖn cæ d©n gian Nam S¸ch, Gèm Chu §Ëu...
MÊy n¨m gÇn ®©y, H¶i D-¬ng ®· kh«i phôc 600 lÔ héi vµ nhiÒu trß ch¬i d©n gian nh-
thi chäi gµ, ph¸o ®Êt, b¾t vÞt, thæi c¬m. TØnh ®· kh«i phôc h¬n 40 lµng nghÒ truyÒn
thèng: Ch¹m kh¾c gç ë Cóc Bå, Ninh Giang, §«ng Giao, CÈm Giµng; gèm sø “Chu §Ëu”,
gèm “CËy”. V¨n hãa Èm thùc ®-îc gi÷ g×n, kh«i phôc vµ ph¸t triÓn nh- b¸nh ®Ëu xanh
H¶i D-¬ng, b¸nh gai Ninh Giang, m¾m R-¬i, ch¶ R-¬i Kinh M«n, Kim Thµnh, r-îu nÕp
Phó Léc, v¶i thiÒu Thanh Hµ. §ã lµ nh÷ng thµnh tùu ®¸ng kÓ ë H¶i D-¬ng trong c«ng t¸c
b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ c¸c DSVH, ®-îc ®¸nh gi¸ cao trong ph¹m vi toµn quèc.
TiÓu kÕt ch­¬ng 2

§ång b»ng B¾c Bé lµ chiÕc n«i v¨n hãa cña ng-êi ViÖt cæ x-a. HÖ thèng DSVH
vËt thÓ vµ phi vËt thÓ tån t¹i ®an xen bªn nhau qua hµng ngµn n¨m lÞch sö. BÊt cø gi¸
trÞ v¨n hãa phi vËt thÓ nµo còng tån t¹i vµ tiÕn triÓn trong m«i tr-êng diÔn x-íng phï hîp,
liªn quan chÆt chÏ víi DSVH vËt thÓ (®×nh, chïa, ®Òn, miÕu, l¨ng tÈm, chî bóa, c©y
®a, bÕn n-íc...).
Qu¸ tr×nh b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH d©n téc lµ ho¹t ®éng tæng thÓ diÔn ra trong
mét kh«ng gian v¨n hãa vïng réng lín cña ®ång b»ng B¾c Bé. Ho¹t ®éng b¶o tån vµ ph¸t
huy DSVH cã quan hÖ biÖn chøng víi qu¸ tr×nh ®Èy m¹nh CNH, H§H. V× vËy cÇn ph¶i
nhËn thøc ®Çy ®ñ, s©u s¾c vÒ mèi quan hÖ nµy ®Ó t¹o ra sù ph¸t triÓn hµi hßa gi÷a
kinh tÕ víi v¨n hãa x· héi, thùc hiÖn thµnh c«ng sù nghiÖp §æi míi trªn ®Êt n-íc ta.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
BẢO TỒN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA THỜI KỲ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH
CNH, HĐH Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY

3.1. Những vấn đề đang đặt ra trong quá trình bảo tồn và phát huy DSVH đồng bằng
Bắc Bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
Trong qu¸ tr×nh b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH ë ®ång b»ng B¾c Bé thêi kú ®Èy
m¹nh CNH, H§H, mét sè vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn ®· ®-îc ®Æt ra, ®ßi hái cÇn ph¶i
nghiªn cøu ®Ó gi¶i quyÕt nh- sau :
3.1.1. C¸ch tiÕp cËn DSVH còn phiến diện, ch­a hoµn chØnh
Thêi gian qua, trªn ph-¬ng diÖn lý luËn vµ thùc tiÔn, vÊn ®Ò DSVH phi vËt thÓ
ch-a ®-îc nh×n nhËn mét c¸ch tháa ®¸ng, cho nªn viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy lo¹i di s¶n nµy
ch-a kÞp thêi vµ vÉn diÔn ra t×nh tr¹ng mai mét, thÊt truyÒn. Ngay c¶ DSVH vËt thÓ
còng cßn bÞ xem xÐt mét c¸ch phiÕn diÖn. §ã lµ viÖc qu¸ nhÊn m¹nh c¸c mÆt gi¸ trÞ
lÞch sö, v¨n hãa, khoa häc mµ kh«ng nhËn thøc râ DSVH vËt thÓ cßn lµ khèi l-îng tµi s¶n
vËt chÊt gi¸ trÞ to lín ch-a ®-îc l-îng hãa thËt cô thÓ (qua vËt liÖu x©y dùng, chÊt l-îng
c«ng tr×nh vµ ngµy c«ng lao ®éng mµ ng-êi x-a ®· ph¶i ®Çu t- t¹o dùng di tÝch).
Tõ c¸ch tiÕp cËn ch-a hoµn chØnh nªu trªn, qu¸ tr×nh ®Çu t- kinh phÝ cña Nhµ
n-íc ®èi víi ho¹t ®éng b¶o tån ph¸t huy DSVH ch-a t-¬ng xøng so víi nhu cÇu thùc tÕ cña
ho¹t ®éng nµy ®Æt ra vµ còng ch-a t-¬ng xøng víi gi¸ trÞ nhiÒu mÆt cña c¸c di tÝch
lÞch sö v¨n hãa.
3.1.2. M« h×nh tæ chøc qu¶n lý DSVH ch­a hîp lý
T¹i ®ång b»ng B¾c Bé hiÖn nay ch-a cã sù thèng nhÊt vÒ m« h×nh qu¶n lý
DSVH. ViÖc ph©n cÊp qu¶n lý cßn cã sù chång chÐo, û l¹i lÉn nhau. Sù bÊt cËp nµy
dÉn tíi t×nh tr¹ng nguån thu tõ phÝ tham quan di tÝch kh«ng ®-îc hoµn toµn ®Çu t- trë l¹i
cho tu bæ di tÝch (v× ®· bÞ c©n ®èi trong nguån thu cña ®Þa ph-¬ng vµ ho¹t ®éng kinh
doanh du lÞch). NhiÒu di tÝch ®· ®-îc UBND c¸c tØnh, thµnh phè ph©n cÊp qu¶n lý
toµn diÖn cho cÊp quËn, huyÖn nh-ng viÖc thùc hiÖn c¸c dù ¸n tu bæ, t«n t¹o di tÝch l¹i
kh«ng giao cho Ban Qu¶n lý di tÝch hoÆc b¶o tµng tØnh thµnh phè trùc thuéc Së
VH,TT&DL mµ l¹i ñy nhiÖm toµn quyÒn chØ ®¹o viÖc thùc hiÖn cho Ban qu¶n lý dù ¸n
cña Së VH,TT&DL, nªn x¶y ra hiÖn t-îng bÊt hîp lý lµ ng-êi cã tr×nh ®é chuyªn m«n
kh«ng ®-îc trùc tiÕp theo dâi dù ¸n tu bæ di tÝch. Còng do ®ã, hiÖu qu¶ thùc hiÖn c¸c dù
¸n ch-a cao, ®«i khi cßn lµm sai lÖch yÕu tè nguyªn gèc cña di tÝch - ®iÒu tèi kþ trong
c«ng t¸c tu bæ, t«n t¹o di tÝch.
MÆt kh¸c, do ph©n cÊp qu¶n lý ch-a râ rµng nªn nguån thu tõ phÝ tham quan di
tÝch kh«ng ®-îc qu¶n lý chÆt chÏ ®Ó t¸i ®Çu t- cho viÖc tu bæ t«n t¹o di tÝch. §Æc
biÖt, nguån thu tõ hßm c«ng ®øc cho c¸c tÝn ®å, phËt tö ®ãng gãp phÇn lín do c¸c vÞ s-
trô tr× qu¶n lý, ngµnh VH, TT & DL ch-a theo dâi qu¶n lý thËt chÆt chÏ.
NhiÒu n¬i chÝnh quyÒn ®Þa ph-¬ng kho¸n nguån thu cho c¸c vÞ thñ tõ t¹i ®×nh,
®Òn, chïa, miÕu (miÔn lµ hµng n¨m hä ®ãng gãp mét kho¶n kinh phÝ nhÊt ®Þnh vµo
ng©n s¸ch th«n hoÆc x·). ThËm chÝ, cã ®Þa ph-¬ng cßn ®Êu thÇu c¸c d¹ng ho¹t ®éng
dÞch vô, ®Êu thÇu b·i tr«ng gi÷ xe v× môc ®Ých lîi nhuËn thuÇn tóy. §iÒu ®ã tÊt yÕu
sÏ ®-a tíi hiÖn t-îng th-¬ng m¹i hãa di tÝch, hoÆc th¶ láng c¸c ho¹t ®éng mª tÝn dÞ ®oan,
bu«n thÇn b¸n th¸nh, vô lîi kinh tÕ cho mét sè c¸ nh©n.
T¹i mét sè vïng ë ®ång b»ng B¾c Bé cßn x¶y ra hiÖn t-îng tranh chÊp quyÒn qu¶n
lý ®èi víi nh÷ng di tÝch cã nguån thu lín, ng-îc l¹i ®èi víi di tÝch kh«ng cã nguån thu th×
®ïn ®Èy tr¸ch nhiÖm, kh«ng chÞu nhËn qu¶n lý.
3.1.3. HiÖn t­îng vi ph¹m, xâm hại di tÝch cßn diÔn ra kh¸ phæ biÕn
Võa qua, t¹i mét sè tØnh ®ång b»ng B¾c Bé, hiÖn t-îng vi ph¹m, xâm hại di tÝch
đang diÔn ra ngµy cµng kh¸ phøc t¹p, biÓu hiÖn d-íi c¸c h×nh thøc lÊy c¾p cæ vËt trong
di tÝch; lÊn chiÕm ®Êt ®ai; x©y dùng c«ng tr×nh tr¸i phÐp ë vµnh ®ai cña di tÝch, lµm
¶nh h-ëng ®Õn c¶nh quan sinh th¸i nh©n v¨n xung quanh di tÝch; tæ chøc c¸c dÞch vô
v¨n hãa vµ khai th¸c di tÝch tr¸i víi quy ®Þnh ph¸p luËt.
Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng một số di tích lịch sử văn
hóa ở Hà Nội chưa được bảo vệ tốt là do sức ép mạnh mẽ của quá trình tăng dân số đô thị.
Trước đây, vào năm 1954 nội thành Hà Nội chỉ có 300.000 người, đến năm 1986 số dân
nội thành đã xấp xỉ một triệu người và ngày nay theo sự thống kê chưa đầy đủ, dân số Thủ
đô đã lên đến hơn n¨m triệu người. Tốc độ tăng trưởng của quá trình đô thị hóa đã thu hút
hàng chục vạn người chủ yếu là các lực lượng lao động giản đơn, trình độ văn hóa và ý
thức luật pháp thấp - từ các tỉnh kéo về Hà Nội đã không chỉ góp phần làm tăng đáng kể
sức ép về dân số mà còn làm giảm đi đáng kể những bản sắc và truyền thống thanh lịch
vốn có của thủ đô.
Theo b¸o c¸o cña Ban Qu¶n lý di tÝch Hµ Néi (n¨m 2002), "hiÖn cã 1952 di tÝch,
trong ®ã cã 384 di tÝch bÞ lÊn chiÕm ®Êt ®ai vµ so víi con sè tæng kiÓm kª di tÝch
n¨m 1960 th× sè di tÝch bÞ hñy ho¹i hoµn toµn hoÆc biÕn d¹ng cã trªn 100 di tÝch". Cụ
thể số lượng các di tích bị xâm phạm trên toàn bộ di tích tại địa bàn như sau: quận Hoàn
Kiếm là 36/163; quận Ba Đình là 22/109; quận Đống Đa có 43/97; quận Hai Bà Trưng:
48/105; quận Cầu Giấy: 16/61; quận Thanh Xuân: 5/27; quận Tây Hồ có 19/81 di tích bị
xâm phạm. ViÖc gi¶i táa, di dêi c¸c hé d©n vµ ph¸ dì c¸c c«ng tr×nh x©y dùng tr¸i phÐp
trong khu vùc b¶o vÖ di tÝch ®ang ®Æt ra rÊt cÊp b¸ch, ®ßi hái cã nguån kinh phÝ ®Òn
bï, gi¶i táa lín vµ sù quyÕt t©m cña c¸c cÊp chÝnh quyÒn vµ sù phèi hîp liªn ngµnh thËt
®ång bé.
Những tác động của kinh tế thị trường với sự đầu tư ồ ạt của nhiều tổ chức cá nhân
trong nước và nước ngoài, đặc biệt là quá trình tăng nhanh số lượng và mật độ dân cư đô
thị, đã và đang ảnh hưởng lớn đến cảnh quan di tích lịch sử và văn hóa tại khu vực đô thị ở
Hà Nội, Bắc Ninh và Hải Dương. Không ít di tích đang bị chiếm dụng trái phép. Hiện nay,
một số di tích có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa và khoa học vẫn chưa được lập hồ sơ
xếp hạng quốc gia (chẳng hạn như khu phố cổ Hà Nội vẫn chưa được xếp hạng là di sản
văn hóa quốc gia, mặc dù nhiều cơ quan Trung ương và thành phố vẫn thường xuyên coi
nơi đây là một trong những DSVH điển hình, tiêu biểu nhất của Hà Nội). Việc quy định
các khu vực bảo vệ di tích trong quá trình xây dựng hồ sơ cũng chưa tính hết những tác
động có tính đặc thù của quá trình đô thị hóa tại Hà Nội. Do đó, khu vực bảo vệ của di tích
đã được xác định quá rộng, bao gồm cả khu vực cư dân đã tồn tại từ nhiều năm trước.
Chính vì thế, việc di dân giải phóng mặt bằng rất khó khăn. Những vi phạm như lấn chiếm
đất đai, xây dựng trái phép tại các khu vực di tích vẫn không được giải quyết thỏa đáng,
ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn di tích. Sự phối hợp giữa các cấp các ngành, các cơ quan
chức năng còn thiÕu ®ång bé. Có cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm đến việc bảo vệ
các di tích, còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong xử lý khiến cho các vụ việc
tồn đọng kéo dài.
3.1.4. C«ng t¸c thanh tra gi¸m s¸t, kiÓm tra cña c¸c c¬ quan nhµ n­íc cßn kÐm hiÖu
qu¶
ChÝnh s¸ch b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH lµ biÖn ph¸p can thiÖp (cÇn thiÕt vµ
thÝch hîp) cña Nhµ n-íc vµo mét lÜnh vùc nµy nh»m ®¹t ®-îc nh÷ng môc tiªu g×n gi÷ vµ
ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ v¨n hãa truyÒn thèng. Võa qua, t¹i ®ång b»ng B¾c Bé, c«ng t¸c qu¶n
lý Nhµ n-íc, cô thÓ lµ c«ng t¸c thanh tra, kiÓm tra vÉn cßn mang tÝnh h×nh thøc, ch-a
thËt sù ®¹t hiÖu qu¶ cao trong viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH. C«ng t¸c thanh tra, kiÓm
tra ho¹t ®éng b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH cßn chång chÐo, trïng lÆp, ch-a ®Òu ®Æn,
thiÕu sù ph©n c«ng, phèi hîp gi÷a c¸c cÊp, c¸c ngµnh nªn hiÖu qu¶ qu¶n lý nhµ n-íc cßn
thÊp, nhiÒu thñ tôc hµnh chÝnh phiÒn hµ g©y khã kh¨n trong viÖc thùc hiÖn c¸c dù ¸n
tu bæ, t«n t¹o di tÝch.
3.1.5. HiÖn t­îng b¶o tån DSVH kh«ng ®¶m b¶o yªu cÇu kü thuËt, kh«ng gi÷ ®­îc
nguyªn gèc, thËm chÝ lµm biÕn d¹ng DSVH ch­a ®­îc ng¨n chÆn mét c¸ch thuyÕt
phôc
Qu¸ tr×nh CNH, H§H n«ng th«n ®ång b»ng B¾c Bé ®· gãp phÇn phôc håi c¸c
DSVH, ®Æc biÖt lµ c¸c lµng nghÒ nh-ng còng cã thÓ lµm biÕn d¹ng v¨n hãa truyÒn
thèng. CNH, H§H ®· ph¸t huy ®-îc tri thøc vµ c«ng nghÖ truyÒn thèng cña ng-êi d©n, t¹o
c«ng ¨n viÖc lµm, t¹o nguån hµng cho xuÊt khÈu, lµm sèng l¹i c¸c lµng nghÒ cò næi
tiÕng nh- Gèm B¸t Trµng, Chu §Ëu; g¹ch ngãi H-¬ng Canh, GiÕng §¸y; dÖt V¹n Phóc,
T©n Héi; Kh¶m Chuyªn Mü; Gç §ång Kþ; Tranh thªu QuÊt §éng Th-êng TÝn theo ®ã lµ
nh©n cÊy hµng tr¨m nghÒ truyÒn thèng cho c¶ vïng. Tuy nhiªn, kiÕn thøc vµ kü nghÖ
d©n gian ®ang cã nguy c¬ biÕn d¹ng. C¸c lµng nghÒ ®ang bÞ mai mét. Thî thñ c«ng
lµnh nghÒ bá lµng ®i lËp nghiÖp níi kh¸c víi sù lai c¨ng vÒ c«ng nghÖ vµ vËt liÖu míi
cho s¶n phÈm lµng nghÒ truyÒn thèng.
Do ¶nh h-ëng bëi mÆt tr¸i cña nÒn kinh tÕ thÞ tr-êng, ë mét sè ®Þa ph-¬ng hiÖn
nay (kÓ c¶ trong c¸c lµng nghÒ cæ truyÒn), nhiÒu s¶n phÈm truyÒn thèng cã tÝnh c«ng
nghÖ cæ truyÒn ®éc ®¸o, chøa ®ùng nh÷ng nÐt ®Æc s¾c v¨n hãa d©n téc, thÓ hiÖn
®Æc tr-ng lµng nghÒ cæ truyÒn ®ang bÞ biÕn d¹ng vµ thÊt truyÒn. Theo ®ã lµ m«i
tr-êng c¶nh quan thiªn nhiªn ®ang bÞ « nhiÔm vµ x©m h¹i nghiªm träng do qu¸ tr×nh s¶n
xuÊt bõa b·i, thiÕu tr¸ch nhiÖm, thiÕu khoa häc. Ch-a kÓ ®Õn sù gia t¨ng c¸c lo¹i téi
ph¹m vµ tÖ n¹n x· héi trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn lµng nghÒ. VÊn ®Ò b¶o tån vµ ph¸t huy
v¨n hãa truyÒn thèng cña s¶n phÈm lµng nghÒ ch-a ®-îc tró träng vµ quan t©m ®óng
møc. ViÖc ph¸t triÓn nghÒ vµ lµng nghÒ cæ truyÒn cßn mang tÝnh tù ph¸t, ph©n t¸n,
thiÕu tÝnh bÒn v÷ng, quy m« s¶n xuÊt cßn nhá lÎ, chñ yÕu lµ hé gia ®×nh nªn ®Çu t-,
c¶i tiÕn vµ ¸p dông c«ng nghÖ gÆp khã kh¨n; lao ®éng, nguyªn liÖu, thÞ tr-êng, h¹ tÇng
c¬ së cßn bÊt cËp ch-a ®ång bé vµ h¹n chÕ trong c¸c lµng nghÒ.
Ngµy nay, t¹i mét sè tØnh ë ®ång b»ng B¾c Bé, hÖ thèng DSVH vËt thÓ ®ang
®øng tr-íc nguy c¬ biÕn d¹ng do c¸ch thøc b¶o tån, ph¸t huy kh«ng ®¶m b¶o yªu cÇu khoa
häc vµ kü thuËt phôc chÕ. Cã n¬i “b¶o tån” xong th× di tÝch biÕn mÊt. Cã n¬i di tÝch
bÞ x©y l¹i míi tõ ®Çu mµ kh«ng qua sù gi¸m s¸t, gi¸m ®Þnh nghiªm tóc cña chuyªn m«n.
Cã n¬i dùng bia, t« t-îng lße loÑt, tïy tiÖn, ph¶n c¶m, trang trÝ di tÝch theo ý thÝch chñ
quan cña mét sè ng-êi kh«ng cã tr×nh ®é b¶o tån DSVH.
Thực tế cho thấy, vẫn còn di tích bị dư luận lên tiếng phản đối về các sai phạm như
đền Và, đình Mông Phụ, đình Xuân Tảo (Hà Nội) đền Đô, chùa Dâu (Bắc Ninh). Theo kết
luận của thanh tra Bộ VH TT&DL, các dự án trùng tu, tôn tạo bằng nguồn vốn công đức,
thậm chí bằng nguồn vốn của địa phương, thường không thực hiện đúng quy trình tu bổ di
tích, kỹ thuật không đảm bảo, yếu tố nguyên gốc của di tích ít được coi trọng. Hầu hết các
di tích này sai phạm ở kết cấu hoặc đưa một số vật liệu mới không đúng với tính chất của
di tích.
Tại đền Đô, việc đưa hai con voi bằng đá để trước cửa đền và lắp đèn chùm trong
nội tự đền là sai quy cách và chưa xin phép, không phù hợp cảnh quan và tính chất di tích.
Việc sử dụng mạch vữa trên tường đá ong khi tu bổ đình Mông Phụ là không đúng kỹ
thuật. Tại chùa Trăm Gian, đoàn thanh tra còn phát hiện quy trình tu bổ không được thực
hiện đầy đủ, trong đó hồ sơ thiết kế chi tiết chưa hề được Bộ phê duyệt. T¹i Xuân Tảo
(Xuân Đỉnh, Hà Nội), ®×nh lµng đã được “dỡ trắng” ra làm lại với những vì kèo, cột hoàn
toàn mới, chưa xong đã nứt nẻ, dở dang, cấu trúc hoàn toàn thay đổi.
Muèn b¶o tån vµ ph¸t huy di s¶n v¨n hãa trong qu¸ tr×nh CNH, H§H ph¸t triÓn kinh
tÕ, x· héi, cÇn nªu cao ý thøc coi träng gi¸ trÞ tinh thÇn truyÒn thèng vµ n©ng cao tr×nh
®é khoa häc, tr×nh ®é qu¶n lý cña c¬ quan chøc n¨ng kÕt hîp chÆt chÏ víi tr¸ch nhiÖm
cña chÝnh quyÒn ®Þa ph-¬ng.
Tại Hải Dương, công tác bảo tồn di sản văn hóa vật thể mới tiến hành được chủ yếu
tại các di tích tôn giáo, tín ngưỡng. Các công trình kiến trúc gỗ nhà ở cổ truyền của người
Việt và của các dân tộc thiểu số ở Chí Linh, các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc thì
hầu hết được thay bằng các công trình mới, chưa có biện pháp lưu giữ. Hiện tượng xâm
phạm di tích lịch sử danh lam thắng cảnh vẫn còn, tiêu biểu là việc khai thác đá ở khu vực
hang động thuộc núi đá huyện Kinh Môn. Việc giao quyền sử dụng đất cho các di tích cấp
tỉnh chưa được thực hiện đồng bộ với công tác lập hồ sơ xếp hạng, nên khi tu bổ, tôn tạo,
gây nên sự thiếu chủ động đối với các đơn vị chủ quản và chính quyền cơ sở. Công tác xếp
hạng di tích cấp tỉnh còn chậm, hàng năm mới thực hiện được từ một đến hai di tích. Còn
nhiều cổ vật, hiện vật được nhân dân lưu giữ, chưa được tổ chức điều tra, thống kê. Hiện
tượng tự ý đưa các tượng mới vào các chùa còn diễn ra. Nhìn chung, việc phân cấp trong
công tác quản lý bảo tồn di sản văn hóa vật thể chưa tạo ra sự chủ động cho các cấp chính
quyền, ngành cơ sở.
3.1.6. HiÖn t­îng b¶o tån H­¬ng ­íc lµng quª kh«ng hîp lý
B¶o tån vµ ph¸t huy nh÷ng gi¸ trÞ DSVH ®ßi hái ph¶i cã sù chän läc vµ kÕ thõa
®óng møc, h¹n chÕ nh÷ng hñ tôc l¹c hËu ®ang chi phèi lµng x·. ë ®ång b»ng B¾c Bé
hiÖn nay ®ang næi cém lªn vÊn ®Ò thùc hiÖn H-¬ng -íc. Trong thùc tÕ, H-¬ng -íc ë mét
sè lµng quª ®ång b»ng B¾c Bé ®· g©y ra t- t-ëng bÌ ph¸i, côc bé ®Þa ph-¬ng, t- t-ëng
®Þa vÞ, ng«i thø chi phèi ®êi sèng n«ng th«n vµ ®Ó l¹i nh÷ng hËu qu¶ nÆng nÒ. H-¬ng
-íc lµm t¨ng thªm t- t-ëng ganh ®ua, bon chen, lµm trÇm träng nh÷ng hñ tôc g©y tæn phÝ
vÒ søc lùc, tiÒn cña, thêi gian, khoÐt s©u thªm ph©n ho¸ giµu nghÌo, ng«i thø vµ nh÷ng
m©u thuÉn trong néi bé lµng x·, truyÒn b¸ mª tÝn dÞ ®oan, t«n thê vµ lÖ thuéc vµo
nh÷ng lùc l-îng siªu nhiªn, kh«ng tån t¹i trong thùc tÕ.
H-¬ng -íc lµm cho lÖ lµng t¨ng thªm tÝnh chÊt nghiÖt ng·. H-¬ng -íc gãp phÇn
hîp thøc ho¸ quyÒn lùc cña mét bé phËn nhãm ng-êi ë lµng quª. Bëi vËy khi t¸i lËp H-¬ng
-íc trong n«ng th«n hiÖn nay ph¶i lo¹i bá nh÷ng mÆt tiªu cùc nªu trªn. Kh«ng nªn chÊp
nhËn quan niÖm xem H-¬ng -íc míi nh- mét c«ng cô qu¶n lý lµng x·, cô thÓ ho¸ luËt vµ
chuyÓn t¶i luËt vµo hoµn c¶nh thùc tÕ cña tõng lµng.
3.1.7. Qu¸ tr×nh CNH, H§H, ®« thÞ hãa ®ang t¹o ra xu hướng xa rêi truyÒn thèng,
chi phèi ®Õn ho¹t ®éng b¶o tån ph¸t huy DSVH ë ®ång b»ng B¾c Bé
CNH, H§H tÊt yÕu dÉn ®Õn nh÷ng biÕn ®æi trong ®¹o ®øc lèi sèng cña ng-êi
d©n tõ c¸ch nghÜ, nÕp lµm, hµnh vi ®¹o ®øc, phong tôc, tËp qu¸n, nh÷ng chuÈn t- c¸ch
vµ quy t¾c sinh ho¹t cña céng ®ång trong x· héi. Thùc tÕ cßn cho thÊy, cã nh÷ng quan
niÖm gi¸ trÞ tr-íc ®©y lu«n ®-îc ®Æt ë vÞ trÝ hµng ®Çu th× nay ®· kh¸c. Kinh tÕ hµng
hãa ë chõng mùc nµo ®ã, ®· lµm biÕn ®æi thø h¹ng c¸c gi¸ trÞ truyÒn thèng nh- phÈm
chÊt ®¹o ®øc vµ n¨ng lùc, lßng vÞ tha, träng nghÜa t×nh ®¹o lý cña con ng-êi n«ng th«n.
Qu¸ tr×nh ®« thÞ hãa ®· t¸c ®éng nhiÒu tíi kh«ng gian v¨n hãa lµng x·. §ång b»ng
B¾c Bé lµ n¬i diÔn ra qu¸ tr×nh ®« thÞ hãa qu¸ nhanh. Cïng víi sù mäc lªn cña c¸c khu
c«ng nghiÖp lµ sù co hÑp cña ®ång ruéng. Trong truyÒn thèng, lèi sèng, nÕp sèng,
phong tôc, tËp qu¸n cña ng-êi n«ng d©n g¾n bã chÆt víi ruéng ®ång, víi nhÞp sèng mïa
vô. Ngµy nay, khi ®Êt canh t¸c kh«ng cßn th× còng cã nghÜa lµ n«ng d©n ph¶i ®èi mÆt
víi sù tæn thÊt cña mét trong nh÷ng nh©n tè c¬ b¶n tõng t¹o nªn v¨n hãa n«ng nghiÖp
n«ng th«n. NhÞp sèng c«ng nghiÖp ®« thÞ ®· lÊy ®i kh¸ nhiÒu thêi gian cña con ng-êi.
Lèi sèng ®« thÞ len lái vµo c¸c lµng quª. Ho¹t ®éng sinh ho¹t v¨n hãa lµng x· nh- héi hÌ,
®×nh ®¸m ngµy cµng thu hÑp l¹i. Thªm n÷a, hiÖn nay líp trÎ kh«ng mÆn mµ víi nghÖ
thuËt truyÒn thèng nh- quan hä, chÌo, tuång, ca trï mµ l¹i thÝch ¨n mÆc, th-ëng thøc v¨n
hãa hiÖn ®¹i theo lèi thÞ d©n. NhiÒu nÕp sèng, thuÇn phong mü tôc lµng quª ®ang cã
nguy c¬ biÕn mÊt trong qu¸ tr×nh CNH, H§H ®« thÞ hãa n«ng th«n. Ng-êi ta ®ang thê ¬
víi c¸c gi¸ trÞ v¨n hãa tinh thÇn quª h-¬ng vµ dÇn dÇn thay ®æi thÞ hiÕu thÈm mü, nhu
cÇu tinh thÇn: ¨n uèng nhµ hµng, kh¸ch s¹n, sö dông « t«, xe m¸y, ®i mua s¾m t¹i siªu
thÞ, häc khiªu vò, thøc khuya, dËy muén, ch×m ngËp trong thÕ giíi ¶o cña interrnet,
truyÒn h×nh, thÝch sèng ë phè x¸, x©y nhµ lÇu, biÖt thù, ch¬i ten nit, bi-a, thÓ h×nh, quª
nhµ v-ên t-îc chØ lµ n¬i nghØ cuèi tuÇn. §iÒu ®¸ng b¸o ®éng lµ ho¹t ®éng b¶o tån vµ
ph¸t huy DSVH ë n«ng th«n phÇn lín trë thµnh viÖc lµm cña c¸c c¬ quan chøc n¨ng vµ bé
phËn d©n c- cao tuæi vÒ h-u, an trÝ tuæi giµ, ch-a thu hót ®-îc giíi trÎ.
3.1.8. V¨n hãa lÔ héi ®ang bÞ biÕn d¹ng, lai căng, “thương mại hóa”
HiÖn nay, ng-êi ta ®ang lîi dông lÔ héi ®Ó kinh doanh, x©y chïa gi¶, thu c«ng ®øc
tr¸i phÐp, ho¹t ®éng mª tÝn dÞ ®oan, lîi dông t«n gi¸o, tÝn ng-ìng ®Ó trôc lîi; l¹m dông
viÖc ®èt vµng m·, ¨n mµy ¨n xin, ®¸nh b¹c, l-u hµnh v¨n ho¸ phÈm xÊu ®éc h¹i, thËm
chÝ ®µo c¶ ®-êng giao th«ng rồi bắc cầu ®Ó thu tiÒn tr¸i phÐp khi xe cña du kh¸ch ®i
qua. Trong thùc tÕ, các cơ quan chức năng ®· cè g¾ng ®iÒu chØnh các hiện tượng nãi
trªn.
Tuy nhiªn ®iÒu ®¸ng chó ý lµ lÔ héi ®ang cã nguy c¬ bÞ biÕn d¹ng c¶ vÒ h×nh
thøc vµ néi dung. PhÇn lín lÔ héi ë c¸c ®Þa ph-¬ng ®ång b»ng B¾c Bé ®ang diÔn ra
trµn lan, g©y l·ng phÝ thêi gian vµ tiÒn b¹c, thËm chÝ cßn b¾t ch-íc gièng nhau vÒ
“kÞch b¶n”, c¸ch tæ chøc ®¬n ®iÖu, nhµm ch¸n. C¸c lÔ héi cæ truyÒn th× tæ chøc gi¶n
tiÖn, “®Ïo gät” nhiÒu c¸c nghi thøc ngµy x-a riªng biÖt ë ®Þa ph-¬ng, hoÆc “bæ sung”
nh÷ng “nghi thøc míi” mét c¸ch tïy tiÖn. C¸c c¬ quan qu¶n lý ch-a cã c¸ch thøc l-u gi÷
“kÞch b¶n” nghi thøc lÔ héi cæ truyÒn mét c¸ch hiÖu qu¶. ThËm chÝ chÝ cã ®Þa
ph-¬ng cßn û l¹i viÖc nµy vµo mét sè nghÖ nh©n, c¸c “b¸u vËt nh©n v¨n” hiÕm hoi
®ang mai mét dÇn (Ch¼ng h¹n ë lÔ héi B×nh §µ, Thanh Oai, Hµ T©y c¸ch lµm “b¸nh
vÝa” ®Ó tÕ lÔ §øc Quèc Tæ L¹c Long Qu©n chØ cßn l-u gi÷ ë mét gia ®×nh nghÖ
nh©n, lµng tranh §«ng Hå, B¾c Ninh chØ cßn hai gia ®×nh nghÖ nh©n vÏ tranh vµ gi÷
bÝ quyÕt kh¾c gç in tranh).
Hiện nay, người ta đến lễ hội chủ yếu là đi lễ xin léc cÇu may, thậm chí sa đà vào mê
tín dị đoan, còn phần hội thì hầu như không tham gia. Tại một số địa phương vẫn tồn tại
quan niệm coi lễ hội là dịp để kinh doanh kiếm lợi thuần túy. Việc ghi nhớ và bảo tồn nghi
thức lễ hội là thuộc về cơ quan chức năng chứ người dân không quan tâm đến lĩnh vực
này, hoặc ghi nhớ vụn vặt, sai lệch, mỗi người một ý, dẫn đến nguy cơ mai một thất truyền
các nghi thức, kịch bản lễ hội truyền thống có từ ngàn xưa.
Một vấn đề đáng chú ý là hiện nay các lÔ héi n-íc ngoµi (nh- §ªm héi t×nh yªu, ho¸
trang; Hoa Anh ®µo NhËt B¶n; N«en; Valentin) ®ang du nhập vµo ViÖt Nam phong phú
và phức tạp, đòi hỏi các cơ quan chức năng có kế hoạch giám sát, kiÓm tra chÆt chÏ để
®¶m b¶o an ninh chÝnh trÞ, thuần phong mỹ tục và trËt tù, an toµn x· héi (tránh những
hiện tượng vô văn hóa ph¶n c¶m như mµn múa khỏa thân ở công ty FPT năm 2007)
3.1.9. VÊn ®Ò ®Çu t­ x©y dùng c¸c thiÕt chÕ v¨n hãa cßn ch­a hîp lý
Bªn c¹nh nh÷ng kÕt qu¶ ®¹t ®-îc trong x©y dùng c¸c thiÕt chÕ v¨n hãa ë Hµ Néi,
Hµ T©y (cò), H¶i D-¬ng vµ B¾c Ninh vÉn cßn mét sè vÊn ®Ò kh¸c ®ang ®Æt ra:
Mét lµ, trong ®iÒu kiÖn CNH, H§H ngµy cµng ®-îc ®Èy m¹nh, t¹i Hµ néi, H¶i
D-¬ng vµ B¾c Ninh xuÊt hiÖn nhiÒu khu c«ng nghiÖp - chÕ xuÊt, nh-ng ë ®©y kh«ng
cã c¸c thiÕt chÕ v¨n hãa vµ ho¹t ®éng v¨n hãa, thÓ thao cho ng-êi lao ®éng. Bëi vËy, khi
cÊp giÊy phÐp ®Çu t-, c¬ quan chøc n¨ng cña ViÖt Nam ph¶i tháa thuËn víi chñ doanh
nghiÖp trong c¸c khu c«ng nghiÖp- khu chÕ xuÊt ph¶i chó träng tæ chøc ®êi sèng v¨n hãa
cho ng-êi lao ®éng.
T¹i c¸c khu c«ng nghiÖp thiÕu thiÕt chÕ v¨n hãa, c¸c c¬ quan chÝnh quyÒn cÇn
can thiÖp vµ t¸c ®éng ®Ó chñ sö dông lao ®éng thay ®æi nÕp suy nghÜ, sao cho ng-êi
lao ®éng kh«ng chØ biÕt kiÕm sèng mµ cßn cã quyÒn ®-îc h-ëng thô v¨n hãa. HiÖn nay
t×nh tr¹ng thiÕu thiÕt chÕ v¨n hãa cßn kh¸ nhiÒu, nh- ë th«n BÇu, x· Kim Chung, §«ng
Anh, Hµ Néi, h¬n 14.000 c«ng nh©n ë mét th«n gÇn 5.000 d©n mµ kh«ng hÒ cã ®Þa
®iÓm sinh ho¹t v¨n hãa.
Hai lµ, viÖc ®Çu t- x©y dùng c¸c thiÕt chÕ v¨n hãa míi dõng l¹i ë h×nh thøc bªn
ngoµi, ch-a chó ý ®Õn nh÷ng yÕu tè cÊu thµnh bªn trong. Bëi vËy, kÕ ho¹ch ®Çu t- c¸c
thiÕt chÕ v¨n hãa cÇn toµn diÖn ®Ó cã thÓ ho¹t ®éng vµ ph¸t huy t¸c dông. Trªn thùc tÕ,
nhiÒu nhµ v¨n hãa, th- viÖn ë c¸c cÊp c¬ së ph-êng, x· x©y xong råi kh«ng ho¹t ®éng
®-îc v× thiÕu c¬ së vËt chÊt, ph-¬ng tiÖn, nh©n lùc vµ quy chÕ ho¹t ®éng. Nguån kinh
phÝ bæ sung cßn h¹n chÕ, c¸n bé chuyªn ngµnh v¨n hãa thiÕu hoÆc yÕu kÐm n¨ng lùc tæ
chøc c¸c ho¹t ®éng. C¸n bé lµm c«ng t¸c v¨n ho¸ lµ bé phËn cÊu thµnh cã tÝnh quyÕt
®Þnh vÊn ®Ò thiÕt chÕ v¨n ho¸ c¬ së. Bëi vËy cÇn ph¶i t¨ng c-êng ®Çu t- c¸n bé cã
n¨ng lùc, së tr-êng v¨n ho¸ cho c¸c ®Þa ph-¬ng.
Ba lµ, bªn c¹nh viÖc khuyÕn khÝch c¸c h×nh thøc liªn doanh ®Çu t- x©y dùng
thiÕt chÕ v¨n hãa, cÇn t¨ng c-êng vai trß qu¶n lý vµ ®Çu t- cña Nhµ n-íc ®èi víi viÖc
x©y dùng c¸c thiÕt chÕ v¨n hãa ®a n¨ng, ®¸p øng nhu cÇu h-ëng thô v¨n hãa nh©n d©n,
®Æc biÖt lµ ng-êi lao ®éng.
3.1.10 . Nguy c¬ mai mét nghÖ thuËt d©n gian truyÒn thèng ®ang tiÒm Èn ch­a ®­îc
kh¾c phôc mét c¸ch hiÖu qu¶
ViÖc s-u tÇm ®· ®-îc tiÕn hµnh, nh-ng vÊn ®Ò phôc dùng, nghiªn cøu vµ phæ
biÕn nghÖ thuËt d©n gian cßn nhiÒu h¹n chÕ. Hå s¬ vÒ mét sè m«n nghÖ thuËt kh¸c
vÉn cßn dë dang. §éi ngò nghiªn cøu chuyªn s©u vÒ tõng bé m«n nghÖ thuËt ch-a nhiÒu.
Qu¸ tr×nh nh©n b¶n c¸c ®Üa CD, VCD, DVD, giíi thiÖu c¸c thÓ lo¹i, c¸c tiÕt môc d©n
gian míi chØ tËp trung ë Quan hä, h¸t ChÌo... cßn víi c¸c m«n nghÖ thuËt d©n gian kh¸c
ch-a ®-îc chó träng.
Mét sè m«n nghÖ thô©t d©n gian ®· ®-îc kh«i phôc mét c¸ch tïy tiÖn nªn bÞ biÕn
d¹ng. Sinh ho¹t v¨n hãa, v¨n nghÖ d©n gian cã xu h-íng chuyªn nghiÖp trªn s©n khÊu,
kh«ng g¾n víi céng ®ång (NÕu thiÕu yÕu tè diÔn x-íng sinh häat céng ®ång th× kh«ng
cßn lµ v¨n nghÖ d©n gian n÷a).
ViÖc ®µo t¹o vµ båi d-ìng c¸c diÔn viªn, nghÖ nh©n v¨n nghÖ d©n gian cßn
mang tÝnh mïa vô, t¶n m¹n tïy tiÖn. VÉn cßn hiÖn t-îng ®Æt lêi míi, c¶i tiÕn nh¹c ®iÖu
qu¸ hiÖn ®¹i vµ tïy tiÖn cho c¸c lµn ®iÖu d©n ca. §iÒu ®ã g©y ph¶n c¶m ®èi víi sè
®«ng c«ng chóng.
3.2. Phương hướng và giải pháp bảo tồn, phát huy di sản văn hoá vùng đồng bằng
Bắc Bộ thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay
3.2.1 Quan điểm ®­êng lèi của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy
DSVH thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiÖn nay
Nh×n l¹i qu¸ tr×nh §æi míi, tõ n¨m 1986, trong NghÞ quyÕt §¹i héi §¶ng Céng s¶n
ViÖt Nam lÇn thø VI ®· ®-a ra kh¸i niÖm B¶n s¾c v¨n ho¸ d©n téc. Sù hoµn thiÖn dÇn
vÒ luËt ph¸p ®èi víi lÜnh vùc b¶o tån vµ ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ v¨n ho¸ ®-îc b¾t ®Çu b»ng
nh÷ng quy ®Þnh trong HiÕn ph¸p n¨m 1992, trong ®ã, quy ®Þnh tr¸ch nhiÖm cña Nhµ
n-íc, c¸c tæ chøc nh©n d©n vÒ b¶o vÖ, gi÷ g×n vµ ph¸t huy DSVH d©n téc ®-îc nhÊn
m¹nh: Nhµ n-íc chñ tr-¬ng b¶o tån vµ ph¸t triÓn nÒn v¨n ho¸ ViÖt Nam, c¸c DSVH d©n
téc, nh÷ng gi¸ trÞ cña nÒn v¨n hiÕn ViÖt Nam.
Th¸ng 11/1993, Ban ChÊp hµnh Trung -¬ng §¶ng (kho¸ VII) häp Héi nghÞ lÇn thø
IV ®· dµnh riªng mét NghÞ quyÕt vÒ mét sè nhiÖm vô v¨n ho¸ v¨n nghÖ trong nh÷ng
n¨m tr-íc m¾t. Trong s¸u ®Þnh h-íng vÒ c«ng t¸c t- t-ëng, cã mét ®Þnh h-íng lín lµ ph¸t
triÓn v¨n ho¸ víi hai néi dung c¬ b¶n lµ ph¸t huy b¶n s¾c v¨n ho¸ d©n téc vµ tiÕp thu tinh
ho¸ v¨n ho¸ nh©n lo¹i.
Trong v¨n b¶n sè 4739/KG-T¦ ngµy 28/6/1994, Thñ t-íng ChÝnh phñ ®· cho phÐp
Bé VHTT triÓn khai Ch-¬ng tr×nh môc tiªu quèc gia vÒ v¨n ho¸. §©y lµ sù thÓ hiÖn mét
sù ®Çu t- ®óng h-íng, trªn c¬ së c¸c ®Þnh h-íng chÝnh s¸ch ®óng ®¾n cña §¶ng vµ Nhµ
n-íc ®èi víi sù nghiÖp b¶o vÖ vµ ph¸t huy gi¸ trÞ di s¶n v¨n ho¸. ViÖt Nam ®· ký vµo
"C«ng -íc b¶o vÖ v¨n ho¸ phi vËt thÓ" cña UNESCO víi t- c¸ch lµ mét thµnh viªn. N¨m
1997, Bé V¨n ho¸ - Th«ng tin (nay lµ Bé V¨n ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch) ®· bæ sung môc
tiªu s-u tÇm, b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ di s¶n v¨n ho¸ phi vËt thÓ trong Ch-¬ng tr×nh
môc tiªu quèc gia vÒ v¨n ho¸ tõ n¨m 1997 ®Õn n¨m 2005. Môc tiªu ®Æt ra trong ch-¬ng
tr×nh nµy ®· ®-îc thùc hiÖn t-¬ng ®èi trän vÑn. ChØ riªng n¨m 2001 ®Õn n¨m 2005, ®·
cã 405 dù ¸n s-u tÇm, b¶o tån vµ ph¸t huy di s¶n v¨n ho¸ phi vËt thÓ ®-îc thùc hiÖn.
Trong ®ã cã 287 dù ¸n do ®Þa ph-¬ng, 102 dù ¸n do ViÖn V¨n ho¸ NghÖ thuËt ViÖt
Nam, 18 dù ¸n do Häc viÖn ¢m nh¹c quèc gia ViÖt Nam thùc hiÖn (nguån: Bé V¨n ho¸,
ThÓ thao vµ Du lÞch).
NghÞ quyÕt TW V khãa VIII ®· ®-a ra quan ®iÓm chiÕn l-îc vÒ "X©y dùng nÒn
v¨n ho¸ ViÖt Nam tiªn tiÕn, ®Ëm ®µ b¶n s¾c d©n téc", t¹o nªn mét søc ®Èy m¹nh mÏ
®èi víi v¨n hãa ViÖt Nam.
N¨m 2001 "LuËt di s¶n v¨n ho¸" lÇn ®Çu tiªn ®-îc Quèc héi th«ng qua, t¹o khung
ph¸p lý cho sù nghiÖp b¶o tån vµ ph¸t huy di s¶n v¨n ho¸ d©n téc. Trong v¨n b¶n luËt nµy
cã c¸c ch-¬ng ®Ò cËp quyÒn vµ nghÜa vô cña tæ chøc, c¸ nh©n ®èi DSVH; viÖc b¶o
vÖ vµ ph¸t huy gi¸ trÞ DSVH phi vËt thÓ, viÖc b¶o vÖ vµ ph¸t huy gi¸ trÞ DSVH vËt
thÓ.
Víi c¸c ®iÒu kho¶n cô thÓ, bé luËt trªn ®· quy ®Þnh cô thÓ viÖc kiÓm kª, s-u
tÇm vèn v¨n ho¸ truyÒn thèng (bao gåm v¨n ho¸ b¸c häc vµ v¨n ho¸ d©n gian) cña ng-êi
ViÖt; b¶o tån c¸c lµng nghÒ truyÒn thèng, c¸c tri thøc vÒ y, d-îc cæ truyÒn, v¨n ho¸ Èm
thùc; t«n vinh vµ träng ®·i nh÷ng nghÖ nh©n, nghÖ sÜ bËc thÇy trong c¸c ngµnh nghÒ
truyÒn thèng.
Nh÷ng S¾c lÖnh, NghÞ quyÕt, LuËt, Ph¸p lÖnh, NghÞ ®Þnh... cña §¶ng vµ Nhµ
n-íc mét mÆt thÓ hiÖn râ quan ®iÓm, chÝnh s¸ch cña §¶ng vµ Nhµ n-íc ta ®èi víi c«ng
t¸c gi÷ g×n b¶n s¾c v¨n ho¸ d©n téc, mÆt kh¸c, ®©y lµ nh÷ng c¨n cø ph¸p lý quan träng
®Ó tiÕn hµnh b¶o tån vµ ph¸t huy v¨n hãa d©n téc nãi chung, v¨n hãa lµng vïng ®ång
b»ng B¾c Bé nãi riªng.
Nh×n chung, trong nh÷ng n¨m qua, c¸c c¬ chÕ, chÝnh s¸ch b¶o vÖ vµ ph¸t huy gi¸
trÞ di s¶n v¨n hãa vµ danh lam th¾ng c¶nh cña Nhµ n-íc ®· gãp phÇn quan träng lµm thay
®æi nhËn thøc cña toµn x· héi vÒ vai trß, gi¸ trÞ di s¶n v¨n hãa, ®ång thêi c¶i thiÖn mét
b-íc t×nh tr¹ng kü thuËt, gãp phÇn b¶o vÖ vµ chuyÓn giao di s¶n v¨n hãa d-íi d¹ng nguyªn
gèc cho c¸c thÕ hÖ t-¬ng lai, ®Æc biÖt lµ b-íc ®Çu t¹o ®-îc c¬ së ph¸p lý ®Ó tõng b-íc
thùc hiÖn chñ tr-¬ng lín "x· héi hãa c¸c ho¹t ®éng v¨n hãa". Trong b¶o tån vµ ph¸t huy
DSVH, §¶ng vµ Nhµ n-íc cã mét sè quan ®iÓm c¬ b¶n vÒ tæ chøc lÔ héi cæ truyÒn. §ã
lµ qu¶n lý Nhµ n-íc vÒ lÔ héi cæ truyÒn ®Ó nh»m gãp phÇn gi¸o dôc truyÒn thèng tèt
®Ñp cña d©n téc vÒ lÞch sö, v¨n ho¸ trong sù nghiÖp dùng n-íc vµ gi÷ n-íc; t-ëng nhí
c«ng ®øc c¸c danh nh©n lÞch sö, v¨n ho¸, nh÷ng ng-êi cã c«ng víi d©n víi n-íc; t×m hiÓu,
th-ëng ngo¹n c¸c gi¸ trÞ v¨n ho¸ th«ng qua c¸c di tÝch lÞch sö, danh lam th¾ng c¶nh, c¸c
c«ng tr×nh kiÕn tróc nghÖ thuËt; vui ch¬i gi¶i trÝ lµnh m¹nh; ®¸p øng nhu cÇu t©m linh
cña bé phËn nh©n d©n.
Qu¶n lý Nhµ n-íc ®èi víi tæ chøc lÔ héi cæ truyÒn ph¶i gãp phÇn x©y dùng vµ
ph¸t triÓn nÒn v¨n ho¸ ViÖt Nam tiªn tiÕn ®©m ®µ b¶n s¾c d©n téc. Nh÷ng ho¹t ®éng
v¨n ho¸ t¹i lÔ héi lµ nh÷ng biÓu hiÖn sinh ®éng cña v¨n ho¸ ViÖt Nam ®-îc l-u truyÒn tõ
thÕ hÖ nµy qua thÕ hÖ kh¸c. CÇn cã c¸c biÖn ph¸p b¶o tån ®Ó c¸c nÐt v¨n ho¸ ®Æc s¾c
nµy kh«ng bÞ mai mét, thÊt truyÒn hoÆc bÞ biÕn d¹ng kh«ng phï hîp víi thuÇn phong
mü tôc cña d©n téc.
Qu¶n lý ho¹t ®éng lÔ héi cæ truyÒn võa gãp phÇn g×n gi÷ truyÒn thèng v¨n ho¸ võa
gãp phÇn x©y dùng con ng-êi míi. Qua ho¹t ®éng trong lÔ héi gãp phÇn ph¸t huy nh÷ng
mÆt tÝch cùc cña lÔ héi trong cuéc sèng, lao ®éng, x©y dùng quª h-¬ng, ®Êt n-íc.
Qu¶n lý Nhµ n-íc vÒ lÔ héi cæ truyÒn ph¶i t«n träng tù do tÝn ng-ìng, nh÷ng sinh
ho¹t v¨n ho¸ truyÒn thèng cña nh©n d©n. Nghiªm cÊm viÖc lîi dông lÔ héi ®Ó tæ chøc
c¸c ho¹t ®éng cã néi dung ph¶n ®éng ®åi truþ, mª tÝn dÞ ®oan hoÆc tr¸i víi thuÇn phong
mü tôc cña nh©n d©n.
B¶o tån vµ ph¸t huy mét sè nghÒ thñ c«ng chÝnh t¹i c¸c lµng nghÒ cæ truyÒn trong
nh÷ng n¨m tíi cÇn tËp trung vµo c¸c nghÒ vµ lµng nghÒ truyÒn thèng mµ s¶n phÈm ®ßi
hái chuyªn m«n vµ thî cã tay nghÒ cao, cã gi¸ trÞ kinh tÕ, gi¸ trÞ v¨n hãa, cã thÞ tr-êng tèt
c¶ trong vµ ngoµi n-íc nh- c¸c mÆt hµng thñ c«ng mü nghÖ: gèm sø, s¬n mµi, kh¶m trai,
thªu ren, ®iªu kh¾c, kim hoµn. Ph¸t triÓn lµng nghÒ kÕt hîp víi du lÞch th«ng qua viÖc
c¶i thiÖn kh¶ n¨ng tiÕp cËn c¸c khu du lÞch, du lÞch sinh th¸i vµ khuyÕn khÝch ®Çu t-
vµo c¬ së h¹ tÇng lµng nghÒ. CÇn nh©n réng m« h×nh du lÞch céng ®ång, du lÞch t¹i
chç, toµn d©n lµm du lÞch và hç trî ph¸t triÓn s¶n phÈm míi sö dông tay nghÒ truyÒn
thèng, nguyªn vËt liÖu, lao ®éng t¹i chç, kÕt hîp víi tæ chøc khai th¸c nguån nguyªn liÖu
sẵn cã trong n-íc. §Çu t- ®ång bé tõ viÖc ®µo t¹o båi d-ìng n©ng cao tr×nh ®é cho c¸n bé
qu¶n lý, c¸n bé kü thuËt, n©ng cao tr×nh ®é tay nghÒ cho líp trÎ, g¾n víi ®Çu t- x©y
dung c¬ së h¹ tÇng kü thuËt ë n«ng th«n vµ ®Çu t- xö lý m«i tr-êng lµng nghÒ ®¶m b¶o
ph¸t triÓn bÒn v÷ng.
Trong qu¸ tr×nh b¶o tån c¸c DSVH vËt thÓ, phi vËt thÓ cÇn cè g¾ng ®¶m b¶o
nguyªn d¹ng nh÷ng gi¸ trÞ gèc cña di s¶n, kh«ng ®-îc lµm biÕn d¹ng DSVH, t×m mäi c¸ch
®Ó “phôc nguyªn” di s¶n, thùc hiÖn nghiªm tóc nh÷ng quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ b¶o
tån vµ ph¸t huy DSVH.
Khi ph¸t huy gi¸ trÞ DSVH, phải x¸c ®Þnh quan ®iÓm kÕ thõa cã chän läc nh÷ng
tinh hoa v¨n hãa cña ®êi tr-íc ®Ó l¹i, lµm cho c¸c gi¸ trÞ cña di s¶n thÊm s©u, lan táa vµo
®êi sèng cña céng ®ång x· héi, duy tr× vµ ph¸t triÓn nh÷ng gi¸ trÞ tinh thÇn cao quý cña
d©n téc trong thêi kú ®Èy m¹nh CNH, H§H ®Êt n-íc.
3.2.2 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo tồn và phát huy di sản văn hoá đồng
bằng Bắc Bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
3.2.2.1. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy
DSVH
Muốn bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH, trước hết cần nâng cao nhận thức hiểu
biết của con người về lĩnh vực này, từ đó có cơ sở để điều chỉnh hành vi xã hội của mỗi cá
nhân con người và toàn thể cộng đồng. Cần nâng cao nhận thức cho người dân vÒ mèi
quan hÖ biÖn chøng gi÷a b¶o tån, ph¸t huy DSVH víi quá trình đẩy mạnh CNH, H§H ë
®ång b»ng B¾c Bé, nh»m ph¸t huy nh÷ng mÆt tÝch cùc, h¹n chÕ nh÷ng mÆt tiªu cùc
cña mèi quan hÖ hai chiÒu nãi trªn, thùc hiÖn t¨ng tr-ëng, ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi mµ
vÉn b¶o tån, x©y dùng vµ ph¸t triÓn nÒn v¨n hãa ViÖt Nam tiªn tiÕn ®Ëm ®µ b¶n s¾c
d©n téc.
Thường xuyên đào tạo nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ c¸c cÊp lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên trách trong công tác bảo
tồn và phát huy DSVH. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện và vận dụng hệ thống chính sách bảo
tồn và phát huy DSVH. Phát triển truyền thông, giáo dục nâng cao trình độ dân trí vùng
đồng bằng Bắc bộ về bảo tồn và phát huy DSVH. Tiếp cận và làm chủ trình độ khoa học
công nghệ trong công tác bảo tồn và phát huy DSVH.
Th«ng qua c¸c ph-¬ng tiÖn th«ng tin ®¹i chóng, th-êng xuyªn tuyªn truyÒn gi¸o
dôc, n©ng cao nhËn thøc cho nh©n d©n (®Æc biÖt lµ n«ng d©n) vÒ nh÷ng gi¸ trÞ vµ c¶
nh÷ng mÆt h¹n chÕ cña v¨n hãa lµng x· (v¨n hãa lµng x· cßn hay mÊt tr-íc hÕt lµ do
nhËn thøc vµ hµnh ®éng cña chÝnh nh÷ng ng-êi n«ng d©n). Trªn c¬ së cã nh÷ng nhËn
thøc ®óng ®¾n, nh÷ng ng-êi cã tr¸ch nhiÖm, quyÒn h¹n sÏ cã nh÷ng kÕ ho¹ch cô thÓ
nh»m b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n hãa lµng x·, cßn ng-êi d©n sÏ cã nh÷ng hµnh ®éng
thiÕt thùc ®Ó b¶o tån nh÷ng gi¸ trÞ v¨n hãa do chÝnh hä vµ tæ tiªn cña hä s¸ng t¹o nªn.
CÇn ®Èy m¹nh ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc vÒ nh÷ng gi¸ trÞ v¨n hãa lµng x·.
Qu¸ tr×nh ®« thÞ hãa, CNH, H§H n«ng nghiÖp, n«ng th«n lµ mét xu thÕ tÊt yÕu. §Ó
tiÕn hµnh ®« thÞ hãa, nhiÒu gi¸ trÞ v¨n hãa lµng x· sÏ bÞ xãi mßn, thất truyền, mai một.
ChÝnh v× vËy, cÇn ph¶i khÈn tr-¬ng tiÕn hµnh c¸c nghiªn cøu khoa häc nh»m x©y dùng
®-îc nh÷ng hå s¬ vÒ c¸c gi¸ trÞ v¨n hãa lµng x· cña mçi vïng quª. Trªn c¬ së ®ã, kiÕn
nghÞ víi c¸c c¬ quan h÷u quan vÒ nh÷ng biÖn ph¸p b¶o tån phï hîp.
§èi víi viÖc tu bæ c¸c DSVH lµng x·, còng cÇn sù t- vÊn sâu sắc cña c¸c héi ®ång
khoa häc ®Ó tr¸nh t×nh tr¹ng lµm biÕn d¹ng (dÉn ®Õn biÕn mÊt) di tÝch lịch sử văn
hóa, tiÕn tíi có thể phục nguyên, bảo tồn những di vật, cổ vật bằng công nghệ hiện đại.
CÇn nghiªn cøu tiÕn tíi thiết lập “bản đồ di sản” trong không gian văn hoá đồng
bằng Bắc Bộ nh»m x©y dùng chiÕn l-îc có tính khoa học trong hoạt động b¶o tån vµ ph¸t
huy c¸c DSVH n¬i ®©y; tr¸nh những việc làm tùy tiện, manh mún, nhá lÎ, thiÕu cân đối,
thiếu quy m«, tæ chøc, thiếu luận chứng khoa học dẫn đến những sai lầm không đáng có.
3.2.2.2. Th-êng xuyªn nâng cao chất lượng hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy di sản
văn hoá
§Ó nâng cao chất lượng hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy DSVH, cÇn tăng
cường bộ máy lãnh đạo quản lý giữ gìn bảo tồn DSVH ë vùng đồng bằng Bắc Bộ, kiÖn
toµn bé m¸y lµm c«ng t¸c qu¶n lý v¨n hãa ë c¸c ®Þa ph-¬ng, n©ng cao tr×nh ®é chuyªn
m«n cho c¸n bé v¨n hãa. C¸n bé v¨n hãa chuyên trách ®Þa ph-¬ng ph¶i lµ ng-êi am hiÓu
s©u s¾c v¨n hãa lµng x·, lµ ng-êi tiªn phong trong c«ng t¸c tuyªn truyÒn vÒ gi¸ trÞ v¨n
hãa lµng x·, ®ång thêi còng lµ ng-êi cã kh¶ n¨ng tham gia vµo c¸c kÕ ho¹ch b¶o tån, ph¸t
huy gi¸ trÞ v¨n hãa lµng x·.
Liªn quan trùc tiÕp ®Õn c«ng t¸c b¶o tån, ph¸t huy gi¸ trÞ DSVH cßn cã nh÷ng
ng-êi trùc tiÕp tham gia vµo viÖc tu bæ, t«n t¹o c¸c di tÝch lÞch sö v¨n hãa (tõ ng-êi lËp
kÕ ho¹ch, dù ¸n ®Õn nh÷ng ng-êi thî trực tiếp thi công). CÇn cã sù phèi hîp chặt chẽ gi÷a
nhµ khoa häc, nhµ nghiªn cøu víi nhµ qu¶n lý vµ nh÷ng ng-êi lµm c«ng t¸c v¨n hãa. Cã
nh- vËy, viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ di s¶n v¨n hãa lµng x· míi cã ®-îc nh÷ng kÕt
qu¶ tèt ®Ñp. Nghiªn cøu vµ xây dựng hÖ thèng thiết chế văn hoá phù hợp theo yêu cầu
từng vùng, từng địa phương.
3.2.2.3. Tăng cường đầu tư ng©n s¸ch để bảo tồn và phát huy DSVH
CÇn bæ sung th-êng xuyªn, tăng cường ngân sách cho các địa phương có di sản văn
hoá quan trọng, t×m mäi biÖn ph¸p thu hút đầu tư xây dựng cơ bản về cơ sở vật chất, thiết
bị cho công tác bảo tàng, cho hoạt động văn hoá du lịch để bảo tồn và phát huy DSVH.
ChÝnh phñ, c¸c bé, ngµnh vµ c¸c c¬ quan chøc n¨ng cÇn chó träng ®Çu t- cho khu
vùc n«ng th«n. §Ó b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n hãa lµng x· cã hiÖu qu¶ kh«ng chØ lµ
tr¸ch nhiÖm cña Bé VH,TT&DL mµ cßn ®ßi hái sù tËp trung chØ ®¹o cña ChÝnh phñ,
sù phèi hîp cña c¸c bé ngµnh h÷u quan nh- Bé KÕ ho¹ch §Çu t-, Bé Tµi chÝnh, Bé N«ng
nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n cïng víi ho¹t ®éng tÝch cùc cña chính quyền địa phương
các cấp ë nh÷ng níi tËp trung nhiÒu DSVH.
3.2.2.4. Đảm bảo kết hợp gắn bó mối quan hệ biÖn chøng giữa bảo tồn, phát huy DSVH
và đẩy mạnh CNH, HĐH ở đồng bằng Bắc Bộ
Trªn thùc tÕ, tr-íc hÕt cÇn ®ảm bảo mối quan hệ biÖn chøng giữa bảo tồn và phát
huy DSVH. Bëi lÏ, bảo tồn được DSVH míi có điều kiện để phát huy DSVH. Như vậy,
trong b¶o tån ®· hµm chøa yếu tố ph¸t huy, trong ho¹t ®éng ph¸t huy DSVH ®· hµm Èn
yÕu tè b¶o tån. Nếu không bảo tồn di sản tốt thì chẳng có gì để phát huy. Ph¸t huy DSVH
lµ c¸ch b¶o tån v¨n hãa cã hiÖu qu¶ nhÊt. Tuy nhiên, bảo tồn DSVH không chỉ đơn thuần
là giữ gìn, duy trì về mặt hình thức bề ngoài của di tích, di vật, cổ vật hay phong tục tập
quán, mà bảo tồn chính là mét cách phát huy sức mạnh của DSVH, làm cho vÎ ®Ñp gi¸ trÞ
di sản ấy tỏa sáng trong đời sống cộng đồng, làm cho hình ảnh của DSVH sống mãi trong
tâm hồn và trí tuệ của con người, sống mãi trong ký ức cộng đồng xã hội, tån t¹i mãi với
thời gian.
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần nhận thức đầy đủ mối quan hệ biện chứng
giữa CNH, HĐH với bảo tồn và phát huy DSVH, từ đó thực hiện hai lĩnh vực này một
cách đồng bộ.
3.2.2.5. Tăng cường hoạt động xã hội hoá trong b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH
§Ó b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH, nhÊt thiÕt ph¶i t¨ng c-êng ho¹t ®éng x· héi hãa
trong bảo tồn và phát huy DSVH, thu hót sù quan t©m cña toµn x· héi, kích thích quần
chúng sáng tạo những giá trị văn hoá mới trên cơ sở kế thừa phát huy DSVH dân tộc. X·
héi hãa ho¹t ®éng v¨n hãa lµ mét chñ tr-¬ng ®óng ®¾n cña §¶ng vµ Nhµ n-íc nh»m huy
®éng mäi nguån lùc cña x· héi nh»m ph¸t triÓn v¨n hãa. ViÖc ®Èy m¹nh x· héi hãa c«ng
t¸c b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n hãa lµng x· sÏ gãp phÇn khai th¸c ®-îc søc ng-êi, søc
cña trong nh©n d©n nh»m b¶o tån, ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ, h¹n chÕ c¸c mÆt tiªu cùc cña v¨n
hãa lµng x·.
ViÖc ®Èy m¹nh x· héi hãa cã thÓ ®-îc tiÕn hµnh trªn nhiÒu ph-¬ng diÖn, tõ viÖc
huy ®éng søc m¹nh cña c¸c c¬ quan, ®¬n vÞ, c¸c dßng hä ®Õn søc m¹nh cña c¸ nh©n, tõ
viÖc ®ãng gãp vÒ trÝ tuÖ ®Õn viÖc ®ãng gãp vÒ tµi chÝnh…V¨n hãa lµng x· nãi
chung vµ v¨n hãa lµng vïng ®ång b»ng B¾c Bé nãi riªng lµ c¬ së ®Ó h×nh thµnh nªn b¶n
s¾c v¨n hãa ViÖt Nam. §Ó x©y dùng vµ ph¸t triÓn v¨n hãa ViÖt Nam tiªn tiÕn, ®Ëm ®µ
b¶n s¾c d©n téc, ph¶i b¾t ®Çu tõ v¨n hãa lµng. Mµ viÖc ®¸nh gi¸ thùc tr¹ng cña v¨n hãa
lµng x· ®ång b»ng B¾c Bé lµ nh÷ng b-íc ®i ®Çu tiªn vµ cÇn thiÕt, nhËn diÖn nh÷ng
thµnh tùu vµ nh÷ng h¹n chÕ cña nã nh»m t×m ra nh÷ng gi¶i ph¸p nh»m b¶o tån vµ ph¸t
huy gi¸ trÞ v¨n hãa lµng x·. §Èy m¹nh x· héi ho¸ c¸c ho¹t ®éng v¨n ho¸ quÇn chóng, ph¸t
huy vai trß lµm chñ cña nh©n d©n trong tæ chøc x©y dùng ®êi sèng v¨n ho¸ ë c¬ së.
3.2.2.6. Liên doanh liên kết với nước ngoài, thu hút nguồn vốn ®Çu t- để bảo tồn và phát
huy DSVH
§©y lµ ho¹t ®éng giao l-u héi nhËp vÒ v¨n hãa víi quèc tÕ vµ khu vùc. Qua ®ã, cã
thÓ thu hót nguån vèn vµ khoa häc c«ng nghÖ trong b¶o tồn vµ ph¸t huy DSVH b»ng
nh÷ng ph-¬ng ¸n hiÖn ®¹i nhÊt, tèi -u nhÊt. Qua ®ã, võa qu¶ng bá h×nh ¶nh văn hoá
ViÖt Nam ra thế giới, võa mở rộng hoạt động bảo tồn và phát huy DSVH, đẩy mạnh hoạt
động giao lưu văn hoá giữa các vùng miền trong nước và quốc tế .
3.2.2.7. T¨ng c-êng c«ng t¸c kiÓm tra xö lý vi ph¹m ®èi víi c¸c di s¶n v¨n hãa
KiÓm tra, gi¸m s¸t lµ ho¹t ®éng rÊt quan träng trong viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy c¸c
DSVH. Qu¸ tr×nh b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH diÔn ra theo thêi gian, cÇn ®-îc c¬ quan
chøc n¨ng quan t©m, cËp nhËt th«ng tin. T×nh h×nh thùc tÕ cã thÓ thay ®æi nhanh
chãng, ®«i khi chØ sau mét thêi gian ng¾n, l¬ lµ, thiÕu tr¸ch nhiÖm th× di tÝch cã thÓ
thµnh phÕ tÝch.
ChÝnh v× thÕ, c«ng t¸c thanh tra, kiÓm tra viÖc thi hµnh ph¸p luËt vÒ b¶o tån
DSVH cÇn ®-îc tiÕn hµnh th-êng xuyªn ®Ó xö lý kÞp thêi nh÷ng hµnh vi x©m h¹i hoÆc
ng¨n c¶n viÖc b¶o vÖ vµ ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ DSVH, ®ång thêi gi¸m s¸t quá trình sö dông
nguån ng©n s¸ch nhµ n-íc vµ kinh phÝ cña nh©n d©n ®ãng gãp c«ng ®øc vµo viÖc tu
bæ, ph¸t huy DSVH.
3.2.2.8. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu nhân cấy phục hồi tri thức, ngành nghề truyền
thống, có chính sách hợp lý để bảo tồn và phát huy các báu vật nhân văn sống (nghệ nhân
dân gian)
T¹i NhËt B¶n vµo nh÷ng n¨m 60 cña thÕ kû XX, ng-êi ta ®· ph¸t ®éng phong trµo
x©y dùng lµng nghÒ truyÒn thèng trong x· héi hiÖn ®¹i. Chñ tr-¬ng cña chÝnh phñ lµ:
Mçi lµng mét s¶n phÈm cã nÐt riªng biÖt, cã kh¶ n¨ng c¹nh tranh trong ph¹m vi céng
®ång. KÕt qu¶ lµ c¸c HiÖp héi Hîp t¸c x· n«ng nghiÖp ®-îc h×nh thµnh vµ ho¹t ®éng rÊt
hiÖu qu¶ theo nhu cÇu kh¸ch quan cña x· héi. Kinh tÕ n«ng th«n ®-îc ph¸t triÓn, dÇn
dÇn xãa bá ng¨n c¸ch víi thµnh thÞ. V¨n hãa lµng nghÒ ®-îc b¶o tån mét c¸ch s¸ng t¹o. ý
thøc d©n téc ®-îc cñng cè, ph¸t huy. Lµng nghÒ cæ truyÒn víi tri thức kü thuËt ®éc ®¸o
ë Hµ Néi, Hµ T©y (cò), B¾c Ninh, H¶i D-¬ng nói riêng và ở đồng bằng Bắc Bộ nói
chung ®· cã qu¸ tr×nh h×nh thµnh, ph¸t triÓn hµng tr¨m n¨m. C¸c s¶n phÈm thñ c«ng n¬i
®©y ®-îc ®¸nh gi¸ cao c¶ vÒ chÊt l-îng, mü thuËt vµ kü x¶o. HÇu hÕt tÇng líp nghÖ
nh©n, thî thñ c«ng ®· ®-îc rÌn luyÖn tay nghÒ gia truyÒn nhiÒu ®êi.
Trªn thùc tÕ, c«ng nghÖ truyÒn thèng kết hợp với việc c¶i tiÕn mÉu m· vµ c«ng
nghÖ hiÖn ®¹i kh«ng lµm mÊt ®i phong c¸ch cæ truyÒn, vẫn ®¶m b¶o chÊt l-îng v¨n hãa
kü thuËt cña s¶n phÈm. Do vËy, yÕu tè cæ truyÒn lµ tiÒm n¨ng to lín ph¶i ®-îc khai th¸c
vµ truyÒn b¸ mét c¸ch nghiªm tóc. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, cần phải xây
dựng hệ thống chương trình đào tạo nhân cấy những nghề thủ công đặc sắc đang có nguy
cơ thất truyền. Muốn vậy cần chú ý khai thác và bảo tồn các báu vật nhân văn sống (các
nghệ nhân dân gian trội nổi, nơi lưu giữ các giá trị tinh thần, ký ức xã hội). Cần có chính
sách phù hợp để gìn giữ, phát huy vai trò của các nghệ nhân cao tuổi kết hợp với đào tạo
các nghệ nhân trẻ tuổi. Đây là trách nhiệm lín lao của Nhà nước, các cấp chính quyền,
đoàn thể, các cơ quan chức năng ë ®Þa ph-¬ng và toàn xã hội để thực hiện thành công qu¸
tr×nh bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Thực tiễn bảo tồn và phát huy DSVH thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở đồng bằng
Bắc Bộ đang đặt ra những vấn đề bức xúc về nhận thức và về hành vi của con người. Quan
điểm đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước là kết hợp vừa bảo tồn và phát huy
DSVH, vừa tiến hành đẩy mạnh sự nghiêp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Để giải
quyết các vấn đề đang đặt ra từ thực tiễn nêu trên cần tăng cường tuyên truyền nâng cao
nhận thức của cộng đồng xã hội, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan
chức năng và cán bộ chuyên trách, tích cực thực hiện xã hội hóa, thu hút nhiều nguồn lực
đầu tư để phát huy tác dụng của phát triển kinh tế đối với phát triển văn hóa xã hội, tăng
cường hoạt động kiểm tra giám sát, xây dựng kế hoạch nhân cấy làng nghề cổ truyền, bảo
lưu những văn hóa vật thể bằng công nghệ hiện đại tiên tiến, có chính sách thỏa đáng để
bảo vệ và gìn giữ các Báu vật nhân văn sống (các nghệ nhân dân gian), lập hồ sơ cho các
di tích, các DSVH phi vật thể cần bảo tồn khẩn cấp, kịp thời điểu chỉnh những hoạt động
bảo tồn DSVH không hợp lý.
kÕt luËn

B¶o tån vµ ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ DSVH ë ®ång b»ng B¾c Bé nãi riªng, trong ph¹m vi
c¶ n-íc nãi chung trong thêi kú ®Èy m¹nh CNH, H§H nh»m h-íng tíi x©y dùng nÒn v¨n
hãa ViÖt Nam tiªn tiÕn ®Ëm ®µ b¶n s¾c d©n téc lµ mét nhiÖm vô to lín, ®ßi hái sù cè
g¾ng nç lùc cña §¶ng, Nhµ n-íc, cña nh©n d©n vµ toµn x· héi. Víi ý nghÜa lµ mét kh«ng
gian v¨n hãa vïng ®Æc thï cña d©n téc trong lÞch sö, ngµy nay ®ång b»ng B¾c Bé l¹i
cµng chøng tá vÞ trÝ quan träng, then chèt trong bøc tranh chung cña nÒn v¨n hãa ViÖt
Nam hiÖn ®¹i.
H¬n hai m-¬i n¨m qua, víi nh÷ng thµnh tùu cña thêi kú §æi míi, ho¹t ®éng b¶o tån
vµ ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ DSVH t¹i ®ång b»ng B¾c Bé ngµy cµng gÆt h¸i nh÷ng kÕt qu¶
®¸ng ghi nhËn. §ång b»ng B¾c Bé lµ n¬i quÇn tô cña nhiÒu di tÝch lÞch sö v¨n hãa tiªu
biÓu cho truyÒn thèng v¨n hãa ViÖt Nam qua c¸c thêi kú lÞch sö. NhiÒu ®×nh, chïa,
®Òn, miÕu, còng nh- c¸c di tÝch lÞch sö v¨n hãa ®· ®-îc b¶o vÖ, trïng tu, nhiÒu lÔ héi
v¨n hãa ®· ®-îc b¶o tån vµ phôc nguyªn; nhiÒu gi¸ trÞ v¨n hãa phi vËt thÓ nh- ca dao d©n
ca, ng÷ v¨n truyÒn miÖng, nghÖ thuËt d©n gian ®· ®-îc s-u tÇm, g×n gi÷, nh©n b¶n;
nh÷ng kinh nghiÖm lµng nghÒ cæ truyÒn ®-îc l-u gi÷ vµ khai th¸c ®Ó qu¶ng b¸ h×nh
¶nh ViÖt Nam trªn tr-êng quèc tÕ.
Ho¹t ®éng b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH ®· ®-îc x· héi hãa mét c¸ch thµnh c«ng t¹i
nhiÒu ®Þa ph-¬ng, tiªu biÓu lµ Hµ Néi (Hµ T©y cò), H¶i D-¬ng vµ B¾c Ninh. T¹i c¸c
tØnh ®ång b»ng B¾c Bé, vÎ ®Ñp tiÒm Èn cña v¨n minh n«ng nghiÖp, v¨n hãa lóa n-íc
truyÒn thèng §«ng Nam ¸, v¨n hãa lµng x· n«ng th«n nh- nÕp sèng lµng quª, thuÇn phong
mü tôc, nÒ nÕp lµng quª cæ truyÒn ®· ®-îc nghiªn cøu, b¶o vÖ, khai th¸c, ph¸t huy trong
x· héi hiÖn ®¹i, t¸c ®éng tÝch cùc ®Õn qu¸ tr×nh CNH, H§H.
Tuy nhiªn, ho¹t ®éng b¶o tån vµ ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ DSVH ®ång b»ng B¾c Bé
cung ®ang ®Æt ra nh÷ng vÊn ®Ò bøc xóc, ®ßi hái c¸c cÊp chÝnh quyÒn, c¸c c¬ quan
chøc n¨ng vµ x· héi cÇn quan t©m t×m c¸ch gi¶i quyÕt nh- : c¸ch nhËn thøc vµ tiÕp cËn
DSVH ch-a toµn diÖn, ch-a ®Çy ®ñ; m« h×nh tæ chøc qu¶n lý DSVH ch-a hîp lý; hiÖn
t-îng vi ph¹m, x©m hại di tÝch cßn diÔn ra kh¸ phæ biÕn; c«ng t¸c thanh tra gi¸m s¸t,
kiÓm tra cña c¸c c¬ quan nhµ n-íc cßn kÐm hiÖu qu¶; hiÖn t-îng b¶o tån kh«ng nguyªn
d¹ng, ph¸ vì gi¸ trÞ DSVH cã chiÒu h-íng gia t¨ng; b¶o tån vµ vËn dông h-¬ng -íc lµng quª
ch-a hîp lý (kh«i phôc hñ tôc ë mét sè ®Þa ph-¬ng); qu¸ tr×nh ®Èy m¹nh CNH, H§H vµ
®« thÞ hãa ®ang cã xu hướng lµm biÕn d¹ng v¨n hãa n«ng th«n; v¨n hãa lÔ héi bÞ biÕn
d¹ng mÊt gèc, lai căng, “thương mại hãa”; ®Çu t- x©y dùng c¸c thiÕt chÕ v¨n hãa cßn kÐm
hiÖu qu¶; vai trß cña c¸c c¬ quan chøc n¨ng trong vÊn ®Ò x· héi hãa ho¹t ®éng b¶o tån vµ
ph¸t huy gi¸ trÞ DSVH ch-a thËt sù næi bËt, cã n¬i cã chç cßn bu«ng láng qu¶n lý, c¸c gi¸ trÞ
v¨n hãa phi vËt thÓ ®ang bÞ mai mét vµ biÕn d¹ng, ch-a cã chÝnh s¸ch thËt sù cã hiÖu qu¶
trong viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy c¸c B¸u vËt nh©n v¨n sèng (nghÖ nh©n d©n gian)...
§Ó gi¶i quyÕt thùc tr¹ng nµy, ®ßi hái mçi cÊp uû §¶ng, chÝnh quyÒn c¸c cÊp, c¸c
c¬ quan chøc n¨ng vµ toµn d©n ph¶i n©ng cao nhËn thøc vÒ ý nghÜa vµ tÇm quan träng
cña ho¹t ®éng b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ DSVH, thËt sù cã nh÷ng chuyÓn biÕn tõ nhËn
thøc ®Õn hµnh vi x· héi, nh»m tham gia b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH b»ng c¸c quan ®iÓm
biÖn chøng, khoa häc, kÕ thõa cã phª ph¸n, bµi trõ nh÷ng hñ tôc mª tÝn dÞ ®oan, nh-ng
tÖ n¹n x· héi, ®ång thêi ph¸t huy nh÷ng yÕu tè tÝch cùc cña v¨n hãa cæ x-a, ®¶m b¶o
t¨ng tr-ëng kinh tÕ mµ vÉn gi÷ ®-îc b¶n s¾c v¨n hãa, tr¸nh ®-îc sù “®øt gÉy” vÒ mÆt
v¨n hãa truyÒn thèng.
Th«ng qua c¸c ho¹t ®éng tuyªn truyÒn vµ ph¸t huy vai trß cña tæ chøc MÆt trËn
vµ c¸c ®oµn thÓ, ph¶i lµm cho nh©n d©n hiÓu ®-îc t¸c dông, ý nghÜa thiÕt thùc cña
viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH truyÒn thèng, ph¶i x¸c ®Þnh ®óng ®¾n, hµi hoµ mèi
quan hÖ gi÷a ph¸t triÓn kinh tÕ víi ®Çu t- ph¸t triÓn v¨n ho¸. Cô thÓ lµ khi x©y dùng
chiÕn l-îc ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi, nhÊt thiÕt ph¶i x¸c ®Þnh quy ho¹ch chiÕn l-îc vÒ
b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH, coi träng viÖc ®Çu t- x©y dùng c¸c thiÕt chÕ v¨n ho¸ ®ång
bé hµi hoµ víi ®Çu t- ph¸t triÓn h¹ tÇng c¬ së. Trong tiÕn tr×nh ®Èy m¹nh CNH, H§H
cÇn ph¶i võa kÕ thõa, b¶o tån vµ ph¸t huy DSVH truyÒn thèng, ®ång thêi l¹i võa tiÕp tôc
s¸ng t¹o nh÷ng gi¸ trÞ v¨n hãa míi, hiÖn ®¹i, nh»m tiÕn tíi mét n-íc ViÖt Nam d©n giµu,
n-íc m¹nh, x· héi c«ng b»ng d©n chñ v¨n minh, ph¸t triÓn toµn diÖn vµ bÒn v÷ng vÒ mäi
mÆt kinh tÕ, chÝnh trÞ, v¨n hãa, x· héi, tÝch cùc chñ ®éng héi nhËp víi thÕ giíi mµ vÉn
gi÷ ®-îc b¶n s¾c d©n téc.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ác-nôn-đôp (1981), Cơ sở lý luận văn hoá Mác – Lê nin, NXB Văn hoá, Hà Nội.
2. Bộ văn hoá Thông tin, Tài liệu sơ kết 10 năm công tác xây dựng làng (thôn, bản…)
văn hoá giai đoạn 1991 – 2001(Khu vực các tỉnh phía Bắc)
3. Bộ Văn hoá - Thông tin (2003), Quy định của Nhà nước về hoạt động và quản lý văn
hoá thông tin, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
4. Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (2007), Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể.
5. Trần Văn Bính (chủ biên)(2000), Văn hoá Thăng Long – Hà Nội hội tụ và toả sáng,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Phan Kế Bính (1992), Việt Nam Phong tục, NXB TP Hồ Chí Minh.
7. Trường Chinh (1974), Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam, NXB Sự thật. Hà Nội.
8. Nguyễn Sinh Cúc (1999), Tổng quan nông nghiệp Việt Nam 1998, Tạp chí Kinh tế
nông nghiệp số 2.
9. Cục Di sản văn hoá, Bộ Văn hoá Thông tin (2006), Một con đường tiếp cận di sản
văn hoá, Tập 3, Hà Nội.
10. Cục Di sản văn hoá, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (2007), Bảo vệ di sản văn hoá
phi vật thể, Hà Nội.
11. CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học cấp Nhà
nước KHXH 02, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 12/1999.
12. Nguyễn Văn Can ( 1996), Gốm Bát Tràng, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 1, Hà Nội,
tr.38 – 39.
13. Bùi Hạnh Cẩn – Tô Hoài (1982), Kẻ Dộc Đông Ngàn làng Dục Tú, Hội Văn nghệ Hà
Nội.
14. Tống Văn Chung (2000), Xã hội học nông thôn, NXB Đại học Quốc gia , Hà Nội.
15. Nguyễn Sinh Cúc - Lê Mạnh Hùng (1998), Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
16. Trương Kim Chi (2000), Di tích và lễ hội đình làng Vẽ, Luận văn Thạc sĩ Văn hoá
dân gian, Viện nghiên cứu dân gian, Hà Nội.
17. UNESCO (2004), “Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”, Thông báo khoa
học Viện văn hóa - Thông tin, số 9, 6/2004.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Lê Quý Đức (2005), Vai trò của văn hoá trong Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông
thôn vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Văn hoá Thông tin - Viện Văn hoá, Hà Nội.
22. Diêm Thị Đường (1998), Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hoá truyền thống
Việt Nam, Viện văn hoá, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
23. Bùi Xuân Đính (2003), Tục rước bánh dày ở Nguyệt Áng, Văn hoá nghệ thuật ăn uống
(Hội Văn nghệ dân gian Việt nam), số 97, Hà Nội, tr. 14 – 22.
24. Bùi Xuân Đính (1993), Hương ước và quản lý làng xã, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội.
25. Bùi Xuân Đính (2002), Các làng khoa bảng của Thăng Long Hà Nội, mấy ghi nhận bước
đầu, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 2, Hà Nội, tr. 22 – 32.
26. Bùi Xuân Đính - Lê Thị Hương Nga (2002), Đông Ngạc - Làng khoa bảng, Tạp chí
Dân tộc học, số 2, Hà Nội.
27. Phan Đại Doãn (chủ biên) (1996), Quản lý xã hội nông thôn ở nước ta hiện nay - Một
số vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn các
nước và Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Bùi Huy Đáp - Nguyễn Điền (1996), Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi
mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Cao Huy Đỉnh (1969), Nghệ thuật diễn xướng anh hùng ca ở hội Dóng, Tạp chí Tác
phẩm mới, Hà Nội.
31. Địa lý các tỉnh, thành phố Việt nam, Phần I: Các tỉnh, thành phố đồng bằng sông
Hồng (2001), NXB Giáo dục Hà Nội.
32. Diệp Đình Hoa (1994), Làng Nguyễn - Tìm hiểu làng Việt II, NXB Khoa học xã hội.
33. Tô Duy Hợp (chủ biên) (2000), Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng
bằng sông Hồng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
34. Tô Duy Hợp (chủ biên) (1997), Ninh Hiệp - truyền thống và phát triển, NXB Chính
trị Quốc gia , Hà Nội.
35. Tô Duy Hợp (chủ biên) (1993), Tam Sơn - truyền thống và hiện đại, NXB Chính trị
Quốc gia.
36. Mai Thế Hởn (chủ biên) Hoàng Ngọc Hoà - Vũ văn Phúc (2002), Phát triển làng
nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đề tài khoa học.
37. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Trần Thị Lan Hương (1998), Tác động của phân tầng mức sống vào quá trình phát
triển văn hoá nông thôn, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
39. Nguyễn Hải Kế (1996), Một làng Việt cổ của đồng bằng Bắc bộ (Tìm hiểu cấu trúc
kinh tế - xã hội), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
40. Đinh Gia Khánh - Trần Tiến (chủ biên) (1991), Địa chí văn hoá dân gian Thăng
Long - Đông Đô - Hà Nội, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
41. Đỗ Thiên Kính (chủ Đề án) (1997), Đề án : Tác động của sự chuyển đổi cơ cấu lao
động - nghề nghiệp xã hội đến phân tầng mức sống qua khảo sát mẫu ba xã ở vùng
nông thôn đồng bằng sông Hồng, Viện Xã hội học.
42. Niên giám thống kê 1999, NXB Thống Kê, Hà Nội.
43. Nhiều tác giả (2001), Giữ gìn, phát huy di sản văn hoá các dân tộc Tây Bắc, NXB
Văn hoá Dân tộc- Tạp chí Văn hoá nghệ thuật.
44. Trung tâm tư vấn hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn VACVINA (CECARDE)
(1997), Nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
45. Hoàng Nam (1998), Bước đầu tìm hiểu văn hoá tộc người văn hoá Việt Nam, NXB
Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
46. Nguyễn Quang Lê (2001), Khảo sát thực trạng văn hoá lễ hội truyền thống của người Việt
ở Đồng bằng Bắc bộ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
47. Tương Lai (1999), Một số vấn đề xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
48. Ngành nghề nông thôn Việt Nam (1998), NXB Nông nghiệp Hà Nội.
49. Chu Hữu Quý (1996), Phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
50. Chu Hữu Quý, Bùi Ngọc Thanh, Kết quả nghiên cứu của đề tài KX. 08.04 thuộc
chương trình khoa học cấp Nhà nước KX.08 (1991 – 1995) : Các chính sách xã hội
nông thôn.
51. Lương Hồng Quang (1999), Dân trí và sự hình thành văn hoá cá nhân, NXB Văn hoá
Thông tin, Hà Nội.
52. Lương Hồng Quang (chủ biên) (2001), Văn hoá nhóm nghèo ở Việt Nam - Thực trạng và
giải pháp, Viện văn hoá và NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
53. Nguyễn Trung Quế (1995), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nông nghiệp vùng
đồng bằng sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
54. Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (4/1996), Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1996 –
2000.
55. Nguyễn Văn Sáu - Hồ Văn Thông (chủ biên) (2001), Cộng đồng làng xã Việt Nam
hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
56. Bùi Hoài Sơn ( 2007), Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ
từ 1945 đến nay, Luận án TS.
57. Ngô Đức Thịnh (1994), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hoá
dân tộc, Hà Nội.
58. Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
59. Nguyễn Đức Truyền (1990), Hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Tạp
chí Xã hội học số 4.
60. Đào Thế Tuấn và Pascal Bergeret (chủ biên) (1998), Hệ thống nông nghiệp vùng
đồng bằng sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
61. Tổng cục Thống kê (2005), Số liệu thống kê về cơ sở hạ tầng của nông thôn Việt
Nam, NXB Thống kê. Hà Nội.
62. Nguyễn Tiến Thuận (2000), Luận án TS: Đặc điểm và giải pháp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh.
63. Hà Văn Tăng (2001), Nhà văn hoá với việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, Kỷ
yếu Hội nghị Giám đốc các Nhà văn hoá trung tâm tỉnh, thành phố toàn quốc tại Thái
Bình.
64. Ngô Phương Thảo (2008), Bảo vệ di sản, cuộc chiến từ những góc nhìn, Tạp chí Văn
hoá nghệ thuật, số289, tháng 07/2008, tr.7 - 11
65. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
66. Trần Ngọc Thêm (1998), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Trẻ Thành phố Hồ
Chí Minh.
67. Đàm Hoàng Thụ (2006), Nghiên cứu vấn đề bảo tồn di sản văn hoá nghệ thuật trong
giai đoạn hiện nay (Luận án TS)
68. Trần Quốc Trị (1993), Các văn hoá trước hoà bình và hoà bình ở Bắc Đông Dương,
NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
69. Chu Quang Trứ (1996), Di sản văn hoá dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo Việt
Nam, NXB Thuận Hoá, Huế.
70. Lưu Trần Tiêu (2002), Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Viêt Nam, Tạp chí Văn
hoá nghệ thuật, Hà Nội. tr. 25 - 30
71. Võ Quang Trọng (2004), Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của
Thăng Long Hà Nội, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Viện nghiên cứu Văn hoá- Viện
Khoa học xã hội Việt Nam
72. Hồng Vinh (1998), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn - Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nôị.
73. Trần Quốc Vượng - Đỗ Thị Hảo (2000), Làng nghề phố nghề Thăng Long – Hà Nội,
Trung tâm triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam xuất bản, Hà Nội.
74. Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hoá dân tộc,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
75. Viện Văn hoá và phát triển, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
(2000), Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng cộng sản Việt Nam, NXB
Chính trị Quốc gia.
76. Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam (1997), Văn hoá nông thôn trong phát triển, Đề
tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
77. Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian (1999), Nghề thủ công mỹ nghệ đồng bằng sông
Hồng - tiềm năng, thực trạng và một số kiến nghị, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
78. UNDP (1999), Báo cáo phát triển con người 1999, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
79. Lê Hữu Xanh (chủ biên) (2001), Tác động của tâm lý làng xã trong việc xây dựng đời
sống kinh tế xã hội ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ nước ta hiện nay, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
80. Hồ Chí Minh toàn tập (1995 – 2000), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
81. Luật di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi hành (2002), NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
82. Phương Lựu (1984), Từ trong di sản, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.
83. Hiếu Giang (2003), Về giá trị văn hoá phi vật thể Thăng Long – Hà Nội, Tạp chí Di sản
văn hoá (Bộ Văn hoá Thông tin), số 3, Hà Nội, tr. 90 – 92.
84. Hoàng Phê (2005), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học.
85. Louise Merzeau, “Những chiếc máy để du hành trong thời gian”, Tạp chí Người đưa
tin UNESCO, số 6-1997.

You might also like